Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Chuyển giá lý luận, thực tiễn và pháp luật về kiểm soát chuyển giá ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (980.58 KB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH



PHAN THỊ LIỄU

CHUYỂN GIÁ – LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ
PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT CHUYỂN GIÁ Ở
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 603850
Giáo viên hướng dẫn:

PSG-TS. TRẦN ĐÌNH HẢO

TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 9 NĂM 2006


MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU .................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 2
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 2
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 6
3. Mục đích và nhgiêm vụ nghiên cứu của đề tài ................................................ 6
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 7
5. Kết cấu luận văn ............................................................................................. 8

CHƯƠNG I: NHẬN DIỆN VỀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA


CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
1.1

Một số nét chính về tổ chức và hoạt động của các công ty đa quốc
gia khi tiến hành đầu tư vào các nước khác và vấn đề chuyển giá

1.1.1 Về khái niệm công ty đa quốc gia (MNCs) .............................................. 9
1.1.2 Hình thức tổ chức, chiến lược kinh doanh của MNCs để tối đa hoá lợi
nhuận ..................................................................................................... 12
1.2

Quan điểm, nhận định của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế và
các nước về chuyển giá

1.2.1 Một số nét chính về Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)........ 15
1.2.2 Nội hàm khái niệm về chuyển giá .......................................................... 17
1.2.3 Vì sao các MNCs có thể tránh thuế bằng chính sách chuyển giá ............ 25
1.3

Nhận thức và vấn đề đặt ra về chuyển giá ở Việt Nam hiện nay ....... 34

CHƯƠNG II: CÁC DẤU HIỆU CỦA CHUYỂN GIÁ VÀ BIỆN PHÁP
CHỐNG CHUYỂN GIÁ
2.1

Nguyên tắc giá thị trường trong giao dịch giữa các bên liên kết
(Arm’s length price)............................................................................. 39

2.2


Dấu hiệu của chuyển giá – thủ thuật chuyển giá

2.2.1 Dấu hiệu của chuyển giá – thủ thuật chuyển giá ..................................... 44
2.2.2 Các phương pháp định giá chuyển giao giao dịch nội bộ - biện pháp kiểm
soát chuyển giá của OECD và các nước ................................................. 59


i. Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập (CUP)......................................... 64
ii. Phương pháp giá bán lại (resale price method) ............................................. 66
iii. Phương pháp giá vốn cộng lãi ..................................................................... 67
iv. Phương pháp so sánh lợi nhuận (Transactional net margin method)............. 69
v. Phương pháp tách lợi nhuận (Profit-split method) ......................................... 70
CHƯƠNG III: PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT CHUYỂN GIÁ Ở VIỆT
NAM – VIỆC ÁP DỤNG TRÊN THỰC TẾ - MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
3.1

Hoạt động chuyển giá của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngồi tại Việt nam

3.1.1 Kê khai tăng giá đầu vào đối với tài sản góp vốn trong liên doanh hay tài
sản là vốn đầu tư khi thành lập doanh nghiệp ......................................... 73
3.1.2 Chi phí quảng cáo, tiếp thị cao ............................................................... 76
3.1.3 Khai tăng giá nguyên vật liệu nhập khẩu................................................ 76
3.1.4 Chi phí quản ly, chi phí cho nhân viên người nước ngoài quá cao .......... 78
3.1.5 Chi phí dịch vụ trả cho cơng ty mẹ cao .................................................. 79
3.1.6 Gia cơng, mua bán lịng vịng giữa các chi nhánh và công ty mẹ ............ 79
3.1.7 Công ty mẹ ở nước ngoài cho chi nhánh ở Việt Nam vay khơng tính lãi
suất (Intererst free loans) ....................................................................... 79
3.2


Pháp luật về kiểm soát chuyển giá của Việt Nam

3.2.1 Phạm vi áp dụng .................................................................................... 80
3.2.2 Phương pháp định giá chuyển giao ........................................................ 94
3.2.3 Các qui định khác ................................................................................ 100
3.3

Áp dụng pháp luật về kiểm soát chuyển giá – một số đề xuất ......... 102

3.3.1
3.3.2
3.3.3
3.3.4
3.3.5
3.3.6

Xác định các doanh nghiệp cần kiểm tra .............................................. 104
Cơ sở dữ liệu sử dụng để so sánh ......................................................... 106
Qui trình điều tra chuyển giá ................................................................ 107
Xử lý vi phạm ...................................................................................... 111
Nội dung của báo cáo giao dịch liên kết ............................................... 114
Thỏa thuận trước về giá chuyển giao, phương pháp định giá chuyển giao
trong giao dịch với các bên liên kết với cơ quan thuế (APAs) .............. 115
3.3.7 Qui định về tỷ lệ vốn tự có của chủ sở hữu doanh nghiệp và vốn vay... 116
3.3.8 Tăng cường hợp tác, trao đổi thông tin với cơ quan thuế các nước ....... 116
3.3.9 Hoàn thiện qui định của pháp luật về kiểm soát chuyển giá phù hợp với
qui định của các nước .......................................................................... 117
Kết luận ......................................................................................................... 118
Tài liệu tham khảo



LỜI NÓI ĐẦU
Chuyển giá là một vấn đề khá mới đối với Việt Nam, vì vậy trong quá trình
nghiên cứu, tác giả gặp một số khó khăn nhất định về tài liệu tham khảo
trong nước. Ngoài ra do hạn chế về thời gian và một số nguyên nhân khác,
luận văn chưa đạt được sự hoàn chỉnh như mong muốn. Tác giả rất mong
nhận được những đóng góp quý báu của thầy cô và các chuyên gia trong lĩnh
vực chuyển giá để góp phần hồn thiện hơn pháp luật về kiểm soát chuyển
giá ở Việt Nam và việc áp dụng trong thực tế.

Tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn Phó giáo sư,
Tiến sĩ Trần Đình Hảo vì những chỉ dẫn, những ý kiến đóng góp q báu của
thầy để giúp tác giả hồn thành bản Luận văn. Nhân đây tác giả cũng xin gửi
lời cảm ơn đến q thầy cơ của trường đại học Luật Tp.HCM đã giúp đỡ tác
giả rất nhiều trong quá trình tác giả học tập và nghiên cứu tại trường, cũng
như các chuyên gia về chuyển giá của công ty PricewaterhouseCoopers đã
hướng dẫn và trao đổi kinh nghiệm thực tế với tác giả về những vấn đề liên
quan để giúp cho luận văn có giá trị thực tiễn.



1


MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Theo thống kê, khoảng hơn 60% 1 các giao dịch thương mại về hàng hoá và
dịch vụ trên thế giới được thực hiện trong nội bộ các công ty đa quốc gia
(Multi-national companies – MNCs). Chính vì vậy chính sách về chuyển giá

– giá giao dịch nội bộ của các công ty này là một vấn đề được quan tâm từ rất
lâu. Từ thập niên 1970, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (tên viết tắt
tiếng Anh là “OECD”) đã thành lập một bộ phận nghiên cứu về vấn đề này vì
tính quan trọng của vấn đề. Sự cần thiết phải nghiên cứu, thỏa thuận về thực
hiện việc kiểm soát giá giao dịch nội bộ của các công ty xuất phát từ thực tế
là có sự khơng thống nhất về quan điểm, qui định liên quan cũng như việc áp
dụng những qui định này giữa các quốc gia thành viên của OECD hoặc của
những nước có liên quan đến giao dịch giữa các bên liên kết. Việc khơng
thống nhất này có thể dẫn đến tình trạng đánh thuế trùng - một vấn đề đáng
quan tâm trong thương mại quốc tế mà có thể ảnh hưởng đến các khu vực đầu
tư khác nhau, hoặc nếu khơng kiểm sốt được vấn đề chuyển giá một cách
hợp lý thì dẫn đến việc một số nước sẽ bị thất thu thuế - vấn đề này cũng ảnh
hưởng đến mơi trường đầu tư và giảm tính cạnh tranh lành mạnh.
Một số chuyên gia của OECD kết luận rằng2, một nước dù giàu hay nghèo
cũng đều không muốn mất hay giảm doanh thu thuế vì bất cứ lý do gì. Tuy
nhiên nếu nước nào cũng bảo lưu quyền đánh thuế trên tất cả các khoản thu
nhập phát sinh trên lãnh thổ nước mình hoặc của đối tượng cư trú thuế của
nước mình khơng kể nơi phát sinh thu nhập thì sẽ dẫn đến đánh thuế trùng
gây rất nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư trong nước cũng như giảm tính hấp

1
Transfer pricing – keeping it at arm’s length price – John Neighbour- OECD Centre for Tax policy and
Administration
2
Như chú thích 1

2


dẫn trong thu hút đầu tư nước ngoài – một vấn đề mà các nước đang phát

triển rất quan tâm. Do đó việc tránh đánh thuế trùng cũng như kiểm soát giá
chuyển giao của các giao dịch nội bộ là hai vấn đề quan trọng cần giải quyết
để có thể dung hoà được mâu thuẫn trên. Từ năm 1979 OECD3 đã có một bản
báo cáo rất quan trọng về vấn đề chuyển giá và năm 1995 OECD đã soạn thảo
và đưa ra hướng dẫn cụ thể hơn về kiểm soát chuyển giá và mẫu của hiệp
định tránh đánh thuế hai lần.

Việc tồn tại, hoạt động và sự đóng góp của các công ty đa quốc gia vào sự
phát triển kinh tế thế giới là một thực tế không thể phủ nhận. Trong quá trình
hoạt động, rất nhiều giao dịch diễn ra giữa các thành viên trong cùng một tập
đồn, ví dụ như các giao dịch về mua bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ, chuyển
giao công nghệ, cung cấp khoản vay cho các công ty con, v.v…Báo cáo của
OECD 1979 lưu ý rằng giá của các giao dịch này thường không phải là giá thị
trường – các công ty trong cùng một tập đồn khi giao dịch với nhau thì
thường sẽ có những chính sách, chiến lược để mang lại lợi ích tối đa cho cả
tập đồn chứ khơng phải từng đơn vị riêng lẽ, vì vậy giá giao dịch này thường
rất khác so với giá trong giao dịch với các bên độc lập (các công ty, đối tác
không cùng một tập đồn).

Các nước quan tâm và có chính sách cụ thể liên quan đến vấn đề chuyển giá
từ rất lâu 4:


Achentina: từ những năm 1932 đã ban hành một số qui định về chuyển
giá. Qui định này được sửa đổi, bổ sung vào năm 1997 và chủ yếu tập
trung vào giá giao dịch của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các công
ty đa quốc gia;




Australia: vấn đề kiểm soát chuyển giá qui định trong luật thuế thu nhập
từ những năm 1936;

3
4

International transfer pricing – OECD 2.02
International transfer pricing – PricewaterhouseCoopers 2002 Part II country – specific issues

3




Trung quốc: qui định trong luật thuế thu nhập, luật đầu tư năm 1991;



Pháp: qui định trong Bộ luật thuế từ năm 1933 và được sửa đổi vào năm
1996;



Indonesia: qui định bởi luật thuế năm 1983. v.v..

Trong gần 30 năm mở cửa tiếp nhận đầu tư nước ngồi, tình hình đầu tư vào
Việt Nam của các công ty đa quốc gia ngày càng tăng, cơ quan thuế Việt
Nam cũng đã nhận thức được vấn đề chuyển giá của các công ty này. Tuy
nhiên qui định của pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề kiểm soát
chuyển giá cũng như việc áp dụng còn hạn chế, chưa đầy đủ và hợp lý.


Thuật ngữ chuyển giá chỉ mới xuất hiện từ những năm gần đây trong một số
thông tư (“TT”) của Bộ tài chính (“BTC”) như TT 74/TC- BTC ngày 20
tháng 10 năm 1997, TT 89/1999/TT-BTC, ngày 16 tháng 7 năm 1999, TT
13/2001/TT-BTC (“TT13”) ngày 8 tháng 3 năm 2001.

Tuy nhiên từ ngày 1 tháng 1 năm 2004 khi TT13 bị thay thế bởi TT
128/2003/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2003 của BTC, vấn đề này lại
không được qui định. Năm 2005, với việc BTC ban hành TT 117/2005/TTBTC qui định “hướng dẫn xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh
giữa các bên có quan hệ liên kết”, lần đầu tiên vấn đề kiểm soát giá giao dịch
nội bộ được chính thức qui định trong một văn bản pháp luật riêng khá đầy
đủ về mặt chuyên môn. Tuy nhiên cũng trong năm 2005, BTC xác nhận rằng
hiện nay, trình độ của cơ quan, cán bộ thuế Việt Nam chưa đủ để kiểm soát
vấn đề này.

Hơn nữa TT 117 chỉ tập trung qui định các phương pháp định giá chuyển
giao mà chưa qui định qui trình điều tra chuyển giá như thế nào. Điều này có
thể dẫn đến việc áp dụng khó thống nhất, tuỳ tiện, gây phiền hà, khó khăn
cho doanh nghiệp.
4


Thật ra, theo một số chuyên gia của OECD5, vấn đề chuyển giá khơng chỉ
liên quan đến thuế, mà cịn liên quan đến chính sách kinh doanh của cơng ty,
chiến lược kinh doanh của công ty chẳng hạn vấn đề xâm nhập thị trường
mới, v.v… Ngoài ra nhiều MNCs tổ chức theo mơ hình hạch tốn độc lập
trong từng khu vực, vì vậy giá cả giao dịch có thể hồn toàn mặc cả, thỏa
thuận như với các giao dịch độc lập. Một số chuyên gia còn cho rằng chuyển
giá còn có ích trong một số khía cạnh nào đó, chẳng hạn như giúp các MNCs
xác định hiệu quả đầu tư ở từng khu vực hoặc tránh bị đánh thuế hai lần,

v.v… Tất cả những vấn đề này chưa được nhìn nhận một cách toàn diện và
khách quan ở Việt Nam hiện nay.

Đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO, sẽ càng có nhiều cơng ty con của
các tập đồn đa quốc gia được thành lập tại Việt Nam các giao dịch giữa các
công ty này sẽ rất nhiều, vấn đề kiểm soát chuyển giá phải được thực hiện
trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc đối xử quốc gia (National treatments -NTs)
của WTO.

Chính vì vậy việc nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề chuyển giá – lý
luận, thực tiễn, kinh nghiệm một số nước và đề xuất một số giải pháp pháp lý
liên quan đến kiểm soát chuyển giá là cần thiết.

Xuất phát từ yêu cầu khách quan đó, tác giả đã chọn nghiên cứu vấn đề trên
làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học với mong muốn sẽ khái quát được vấn đề
chuyển giá về mặt lý luận, thực tiễn kinh nghiệm các nước từ đó đưa ra được
một số đề xuất có thể áp dụng trên thực tiễn ở Việt Nam. Đề tài được thực
hiện nhằm góp phần hồn thiện hơn nữa pháp luật về kiểm soát chuyển giá ở
Việt Nam và việc áp dụng trên thực tế.
5
Transfer pricing – keeping it at arm’s length price – John Neighbour- OECD Centre for Tax policy and
Administration

5


2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Vấn đề nghiên cứu được đặt ra vì cho đến nay, trường ta cũng như các trường
luật khác chưa có một đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này.


Chỉ có một đề tài của Viện Khoa Học, Công nghệ và Môi Trường Tp.HCM
về chuyển giá của các doanh nghiệp ở TP HCM6 nhưng lại đứng trên điểm
của cơ quan thuế, khẳng định hơn 70% doanh nghiệp nước ngồi tại Tp. Hồ
Chí Minh kê khai lỗ giả. Có thể nói do được tiến hành với mục đích là chống
thất thu thuế trên địa bàn Tp. HCM nên đề tài có phạm vi hẹp chưa dựa trên
lý luận về chuyển giá một cách toàn diện. Hơn nữa đề tài này được thực hiện
từ năm 1999, trong khi đó pháp luật Việt nam đã có nhiều thay đổi từ đó đến
nay.

Một số đề tài, bài báo ở nước ngoài hoặc của các chuyên viên tư vấn chủ yếu
là nghiêng về thực tiễn ở các nước khác hoặc nhằm bảo vể quyền lợi của các
khách hàng cho nên nói chung khơng khách quan hoặc khơng có giá trị tham
khảo nhiều cho Việt Nam.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Mục đích nghiên cứu của đề tài được xác định là nhận diện, phân tích, trình
bày, góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn chính yếu về chuyển
giá và pháp luật về kiểm soát chuyển giá và bước đầu đề xuất một số giải
pháp cho việc tiếp tục xây dựng và hồn thiện các quy định pháp luật có liên
quan của Việt Nam.

6

Đề tài vấn đề chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi ở Tp.HCM năm 1999- Chương
trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế- chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Ngọc Thanh

6


Nhằm đạt được mục đích nói trên, những nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra của đề

tài được xác định là:

-

Nhận diện xác định và làm rõ bản chất của việc chuyển giá; các dấu hiệu
của chuyển giá, các biện pháp chống chuyển giá;

-

Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới trong việc điều chỉnh pháp luật
về chuyển giá và các biện pháp kiểm sốt chuyển giá;

-

Phân tích, đánh giá thực trạng các qui định pháp luật của Việt Nam có
liên quan đến việc kiểm sốt chuyển giá, trong đó có xem xét tính hợp lý,
tính khả thi và thực tế của các qui định pháp luật này;

-

Đề xuất một số giải pháp cần thiết cho việc tiếp tục xây dựng và hồn
thiện các quy định pháp luật có liên quan của Việt Nam, trong đó đề xuất
một số giải pháp liên quan đến qui trình điều tra việc chuyển giá, việc áp
dụng các qui định của pháp luật một cách khách quan, hiệu quả cũng như
giới thiệu một quan điểm khác về vấn đề chuyển giá: liệu có phải tất cả
các giao dịch của các công ty liên kết đều nhằm mục đích trốn thuế ở Việt
Nam hay khơng? hay đó chỉ là một trong những chiến lược kinh doanh
nhằm phân chia lợi nhuận và xác định được hiệu quả kinh doanh của các
công ty con ở các khu vực đầu tư khác nhau.


4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nhằm giải quyết thành công những nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra của đề tài,
các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng trong luận văn này gồm
những phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng của triết học Mác Lê
Nin, các phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp hệ thống, thống
kê, phương pháp so sánh.
Trong chừng mực nhất định, luận văn cũng đã sử dụng thông tin và dữ
liệu từ thực tiễn để minh họa cho những kết luận và kiến giải khoa học.

7


5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Kết cấu của luận văn bao gồm phần mở đầu, ba chương và tài liệu tham
khảo.
Chương I:

Nhận diện về hoạt động chuyển giá của các công ty đa quốc gia.

Chương II: Các dấu hiệu của chuyển giá và biện pháp chống chuyển giá.
Chương III: Pháp luật về kiểm soát chuyển giá của Việt Nam – việc áp dụng
trên thực tế và một số đề xuất.

8


CHƯƠNG I
NHẬN DIỆN VỀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA
CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA


1.1. Một số nét chính về tổ chức và hoạt động của các công ty đa quốc gia
khi tiến hành đầu tư vào các nước khác và vấn đề chuyển giá.

1.1.1

Về Khái niệm công ty đa quốc gia

Có thể nói chuyển giá liên quan chủ yếu đến giao dịch của các thành viên của các
công ty đa quốc gia (sau đây được gọi tắt là MNCs) ở các nước khác nhau nhằm
mục đích tối đa hố lợi nhuận của một tập đoàn qua việc giảm số thuế phải nộp ở
những nước có thuế suất cao bằng chính sách chuyển giá. Tuy nhiên vấn đề giá
giao dịch nội bộ hay chuyển giá cũng được đặt ra đối với giao dịch của các bên
liên kết có trụ sở ở một quốc gia. Để hiểu rõ hơn về chính sách chuyển giá của
các MNCs, trước hết cần đề cập đến một số nét chính về tổ chức của các MNCs
thơng qua hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngồi của các cơng ty này.

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về đầu tư và đầu tư cũng tồn tại dưới nhiều
hình thức khác nhau như:



Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
Việc phân biệt giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp căn cứ vào mối quan
hệ giữa người chủ sở hữu bỏ vốn đầu tư và người quản lý sử dụng vốn đầu
tư.



Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn trực tiếp tham gia vào

việc quản lý và sử dụng vốn. Hoạt động đầu tư trực tiếp được tiến hành dưới
hình thức như nhà đầu tư thành lập cơng ty 100% vốn của một nhà đầu tư;

9


liên doanh với nhà đầu tư khác để thành lập cơng ty liên doanh; đầu tư dưới
hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC); BOT; BTO; BT; hoặc mua
lại cổ phần, phần vốn góp từ cơng ty khác để trở thành thành viên của công
ty, v.v…



Đầu tư gián tiếp là hình tức đầu tư mà trong đó người bỏ vốn và người sử
dụng vốn là những chủ thể khác nhau. Nói cách khác, người bỏ vốn khơng
trực tiếp quản lý và sử dụng vốn. Đầu tư gián tiếp được tiến hành dưới các
hình thức như mua cổ phiếu, trái phiếu hoặc đầu tư vào các loại giấy tờ có
giá khác; đầu tư vào các quỹ đầu tư hoặc các tổ chức tài chính trung gian
khác.



Đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài (đầu tư quốc tế)

Đầu tư trong nước là những hoạt động đầu tư giới hạn trong phạm vi một
quốc gia, là hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nội địa.

Đầu tư nước ngoài là hoạt động đầu tư vượt quá giới hạn của một quốc gia
và do đó được thực hiện bởi các nhà đầu tư từ nhiều nước khác nhau.


Như vậy đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) là hình thức đầu tư quốc tế mà người
chủ sở hữu vốn sẽ trực tiếp điều hành, quản lý và sử dụng vốn bỏ ra khi đầu tư
vào các quốc gia khác. Vốn FDI bao gồm một phạm vi rộng lớn với nhiều loại
nguồn lực tài chính và phi tài chính khác nhau. Đối với các doanh nghiệp FDI số
vốn đầu tư thường rất lớn và được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Vì vậy
FDI thường được tiến hành bởi các MNCs. Vậy MNCs là gì?

Các nhà kinh tế học vẫn chưa thống nhất với nhau về định nghĩa MNCs. Có rất
nhiều đại lượng khác nhau để xác định một MNC và MNCs cũng có thể được

10


xem xét dưới nhiều gốc độ khác nhau chẳng hạn như chủ sỡ hữu; cách thức tổ
chức quản lý; chiến lược kinh doanh và mơ hình tổ chức7, v.v…


Quyền chủ sở hữu: xét về tiêu chuẩn quyền chủ sở hữu một số ý kiến cho
rằng đây là tiêu chuẩn quan trọng. Một công ty được xem là MNCs khi trụ
sở chính hoặc cơng ty mẹ thuộc sở hữu của các nhà đầu tư (công dân) của từ
hơn hai quốc gia trở lên. Chẳng hạn như tập đoàn Shell và tập đoàn
Unilever thuộc quyền sở hữu của các nhà đầu tư của hai nước Anh và Hà
Lan là những ví dụ điển hình của MNCs. Tuy nhiên nếu xét theo tiêu chuẩn
này thì có rất ít cơng ty được xem là MNCs. Có rất nhiều MNCs thuộc
quyền sở hữu của nhà đầu tư của một quốc gia. Tuỳ thuộc vào từng trường
hợp cụ thể, một MNC có thể là một tập đoàn đa quốc gia của Mỹ hoặc tập
đoàn đa quốc của một nước khác. Do vậy, yếu tố quyền sở hữu không phải
là yếu tố quyết định để xác định một MNC.




Cách thức tổ chức quản lý: Có ý kiến cho rằng, một công ty được xem là
MNC nếu các nhà quản lý cao cấp của trụ sở chính là công dân của nhiều
nước khác nhau. Thông thường, các nhà quản lý của trụ sở chính là cơng
dân của nước mà cơng ty đó mang quốc tịch (home country), và vì vậy cũng
có rất ít cơng ty đáp ứng được tiêu chuẩn này.



Chiến lược kinh doanh: MNC là một công ty có chiến lược tồn cầu hóa lợi
nhuận.

Một số chun gia cịn cho rằng một MNC có thể có chiến lược kinh doanh
như tập trung lợi về cho công ty mẹ ở chính quốc (nước đầu tư) hoặc vì một
số lý do nào đó, lợi nhuận sẽ giữ lại ở những công ty con ở những nước tiếp
nhập đầu tư để tái đầu tư vào một quốc gia khác.
Theo Franklin Root 8, một MNC là một công ty mà:

7
Multinational Corporations- IOWA State University, Department of Economics- website –
www.econ.iastate.edu/classes/econ355/choi/mul.htm
8
Dr. Professor, Franklin R. Root, economic professor of Uni. Maryland, Wharton School, Copenhagen
School, Pennsylvania, v.v.. President of the international trade and finance association, Economic
researcher of the UNs.

11





Tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các chi nhánh
(công ty con, các bên liên kết-affiliate) đặt ở nhiều nước khác nhau;



Trực tiếp kiểm soát các hoạt động của các công ty con này;



Điều hành, chỉ đạo xuyên quốc gia các chiến lược sản xuất, kinh
doanh, tiếp thị, tài chính, nhân sự, v.v…

Như vậy có thể thấy rằng khơng có sự thống nhất về mặt lý thuyết khi định nghĩa
một MNC. Theo các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc (UNs)9, MNC là cơng ty có
sở hữu hay kiểm soát khả năng sản xuất hoặc dịch vụ ở bên ngồi biên giới của
một nước mà cơng ty đó có trụ sở chính (home country).

Từ khái niệm trên có thể rút ra đặc trưng của các MNCs là sản phẩm của sự liên
minh giữa các nhà đầu tư lớn; mơ hình tổ chức là cơng ty mẹ (parent company)
và cơng ty con (subsidiary); hình thành từ cơng ty mang quốc tịch của một quốc
gia. Như vậy FDI là hình thức hoạt động chủ yếu của các MNCs và là một bộ
phận không thể tách rời trong chiến lược kinh tế tồn cầu của các MNCs.

1.1.2.

Hình thức tổ chức, chiến lược kinh doanh của MNCs để tối đa hóa
lợi nhuận

a. Địa điểm đầu tư ra nước ngoài


Để mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài bằng cách tiến hành một loạt
các hoạt động như tổ chức sản xuất kinh doanh, tiếp thị, nghiên cứu, đầu tư tài
chính và tổ chức nhân sự , v.v…, trước hết công ty mẹ phải xác định địa điểm
(quốc gia) phù hợp cho mỗi hoạt động. Chẳng hạn có một nguyên tắc cơ bản10 để
9
Xem trang 4 đề tài vấn đề chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi ở Tp.HCM năm
1999- Chương trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế- chủ nhiệm đề tài TS. Nguyễn Ngọc Thanh
10
Multinational Corporations- IOWA State University, Department of Economics- website –
www.econ.iastate.edu/classes/econ355/choi/mul.htm

12


đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất ra nước ngoài là chi nhánh sẽ được đặt ở
những nước mà doanh số bán sản phẩm của một công ty chiếm hơn 25% tổng
doanh số của cơng ty. Đó là lý do vì sao hầu hết các hoạt động sản xuất của các
MNCs hàng đầu đều đặt ở Mỹ, một thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới. Điều này
có thể nhận thấy rỏ qua số thống kê sau11:


24 trong số năm mươi MNCs hàng đầu thế giới đặt trụ sở tại Mỹ; trong khi
đó chỉ có 9 cơng ty đặt tại Nhật và 6 đặt tại Đức;



6 trong số 10 cơng ty dầu khí hàng đầu thế giới đặt trụ sở tại Mỹ;




Tất cả 10 tập đoàn nhà hàng, thức ăn lớn đều đặt tại Mỹ.

Như vậy các MNCs không phải chọn ngẫu nhiên một quốc gia nào đó để đầu tư.
Việc chọn địa điểm để đầu tư là kết quả của kế hoạch lâu dài và cẩn trọng của
các nhà quản lý của công ty. Thông thường đầu tư sẽ chuyển từ khu vực mang lại
lợi nhuận thấp sang khu vực đầu tư mang lại lợi nhuận cao hơn. Khi thị phần
trong nước của một công ty đã bảo hịa thì chắc chắn cơng ty phải tìm kiếm thị
trường mới ở nước ngoài.

Việc nghiên cứu các MNCs như là một kênh chính cho việc chuyển đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài, đặc biệt là đầu tư ở những nước đang phát triển là một vấn đề
đáng quan tâm từ hơn hai thập kỷ qua.

b. Nghĩa vụ thuế

Tiến hành hoạt động kinh doanh ở nhiều nước, các MNCs phải chịu thuế ở nhiều
nước khác nhau với mức thuế suất khác nhau do hệ thống thuế của các nước khác
nhau rất nhiều và rất phức tạp.

11
Multinational Corporations- IOWA State University, Department of Economics- website –
www.econ.iastate.edu/classes/econ355/choi/mul.htm

13


Sự khác nhau của hệ thống thuế các nước ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược kinh
doanh, đến các quyết định của các cơng ty nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Chiến lược
kinh doanh của các MNCs được hoạch định trên cơ sở như địa điểm đặt trụ sở

của chi nhánh (subsidaries), vấn đề tài chính, và đặc biệt là chính sách chuyển giá
– giá của hàng hóa, dịch vụ trao đổi giữa các chi nhánh với nhau hoặc với công
ty mẹ.

Nhiều hệ thống thuế của các nước áp dụng đối với các MNCs gây ra hai vấn đề
chính đó là đánh thuế trùng và thất thu thuế.

Việc đánh thuế trùng xảy ra khi hai hoặc nhiều nước cùng đánh thuế trên một
khoản thu nhập của một MNC. Điều này thường xảy ra khi MNCs có chi nhánh ở
những nước chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (DTAs) với quốc gia có
trụ sở chính của cơng ty mẹ hoặc những nước đánh thuế trên khoảng thu nhập từ
nước ngồi của các MNCs và khơng cho các MNCs được khấu trừ khoản thuế đã
nộp ở nước ngoài.

Ngược lại việc thất thu thuế xảy ra khi các MNCs áp dụng các điều khoản của
pháp luật các nước, áp dụng chính sách chuyển giá để kê khai lỗ ở những nước
có thuế suất cao và chỉ báo cáo có lợi nhuận ở những nước có thuế suất thấp hoặc
tiến hành đầu tư vào nước thứ ba từ chi nhánh đặt tại những nước có thuế suất rất
thấp hoặc thuế suất bằng 0% (Tax havens), hoặc những nước có DTAs với nước
thứ ba. Chẳng hạn, hiện nay hầu hết các MNCs của Mỹ tiến hành đầu tư vào Việt
Nam thông qua các chi nhánh đặt tại những nước có DTAs với Việt Nam như
Singapore, Malaysia, Trung Quốc, v.v… vì Mỹ và Việt Nam chưa ký DTAs và
như vậy khi đầu tư dưới hình thức này, các cơng ty Mỹ sẽ có thể áp dụng DTAs
để không bị đánh thuế trùng trên khoảng thu nhập từ chi nhánh ở Việt Nam vì
cơng ty mẹ của chi nhánh ở Việt Nam sẽ là chi nhánh ở Singapore, Malaysia,
Trung Quốc chứ không phải công ty ở Mỹ.

14



Một số nước không đánh thuế trên khoản lợi nhuận thu được từ nước ngồi của
các cơng ty đặt tại nước đó cho đến khi nào lợi nhuận đó chưa được chuyển ra
nước ngồi (ví dụ như chuyển về cho cơng ty mẹ). Điều này rất có lợi cho chính
sách tài chính, lưu chuyển tiền tệ của các MNCs khi đặt chi nhánh tại các nước
này để đầu tư vào một nước thứ ba (passive investments). OECD cũng có rất
nhiều báo cáo, nghiên cứu về vấn đề này12. Tax havens và chuyển giá là hai vấn
đề luôn tồn tại trong hoạt động của các MNCs nhằm giảm tối đa chi phí thuế phải
trả. Vấn đề sẽ được phân tích rõ hơn trong phần dưới đây.

1.2. Quan điểm, nhận định của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế và các
nước về chuyển giá

1.2.1. Một số nét chính về Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (tên viết tắt
theo tiếng Anh là OECD)13

OECD được thành lập từ 1960. Trụ sở chính đặt tại Paris. Hiện nay có 30 nước
là thành viên của OECD. OECD được thành lập nhằm nghiên cứu và tư vấn cho
công ty, nhà đầu tư của các nước thành viên trong việc mở rộng đầu tư ra nước
ngồi. OECD cịn là trung tâm phối hợp giữa các nước thành viên và các nước
không phải là thành viên của OECD.

OECD tiến hành hoạt động nghiên cứu tất cả các lĩnh vực của hoạt động kinh tế
xã hội như thuế, tài chính, thương mại, đầu tư, mơi trường, cạnh tranh, v.v…
thông qua các ủy ban tư vấn trong từng lĩnh vực, từ đó đưa ra những chính sách
hướng dẫn hợp lý nhằm giúp các nước đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao nhất
trên cơ sở hạn chế những rào cản thương mại và không phân biệt đối xử.

12
OECD guidelines1987, OECD (1998,49, s52, 59), OECD (1996, trang 10), OECD project on harmful
tax competition, OECD (2004, ¶19, 27, 26)

13
International transfer pricing – OECD guidelines ¶ 1.02

15


OECD thực chất chỉ là một tổ chức tư vấn vì vậy các hướng dẫn, quyết định của
tổ chức này khơng có giá trị pháp lý bắt buộc thi hành đối với các nước thành
viên. Tuy nhiên các hướng dẫn này có ảnh hưởng rất lớn đến các cơ quan chính
phủ liên quan của các nước

Hoạt động nghiên cứu và tư vấn về thuế của OECD do ủy ban phụ trách các vấn
đề về tài chính (Committee of Fiscal Affaires - CFA)14 đảm nhiệm. Thành viên
của ủy ban này bao gồm các quan chức, cán bộ ngành thuế của các nước thành
viên. Cơ quan này nghiên cứu rất nhiều các vấn đề về thuế quốc tế liên quan đến
thương mại quốc tế và đầu tư như trốn thuế, quản lý thuế, so sánh hệ thống thuế
các nước, và nổi bật nhất là vấn đề chuyển giá.

Trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay, cả cơ quan thuế các nước và các MNCs
phải đương đầu với rất nhiều vấn đề về thuế quốc tế, CFA đã đưa ra rất nhiều
nghiên cứu liên quan và khuyến khích áp dụng những tiêu chuẩn và nguyên tắc
cơ bản về thuế15. Điều này góp phần giảm bớt rủi ro do áp dụng chính sách thuế
khơng hợp lý cũng như giải quyết được ảnh hưởng của sự khác nhau về luật pháp
và việc áp dụng pháp luật của các nước.

Tồn cầu hóa và sự phức tạp của các hoạt động đầu tư quốc tế làm cho vấn đề
thuế liên quan đến thương mại quốc tế và đầu tư ngày càng trở thành một vấn đề
quan trọng. Khi thương mại quốc tế mở rộng, các MNCs ngày càng phát triển và
trở thành những thế lực kinh tế thật sự. Mỗi MNC có một chiến lược độc lập để
vươn tới nền kinh tế toàn cầu. Kế hoạch áp dụng chính sách liên quan đến thuế là

một trong những vấn đề quan trọng trong việc tổ chức thực hiện các giao dịch
thương mại quốc tế và đầu tư. Vấn đề thuế liên quan đến giao dịch mua bán hàng
hóa, dịch vụ xuyên biên giới ngày càng trở nên phức tạp. Trong giai đoạn đầu
14

International transfer pricing – OECD guidelines ¶ 1.02[2]

15
International transfer pricing – OECD guidelines ¶ 1.02[2], transfer pricing and tax havens – Charles E.
McLure, Jr.

16


này của sự phát triển kinh tế toàn cầu, chuyển giá được xem là vấn đề chính
trong tương lai của mơi trường kinh doanh.
Chính vì vậy từ năm 1979 OECD đã có một bản báo16 về vấn đề chuyển giá và
khuyến cáo rằng do giao dịch giữa nội bộ các MNCs chiếm một tỷ lệ rất lớn
trong giao dịch thương mại quốc tế nên các MNCs phải áp dụng nguyên tắc giá
thị trường cho các giao dịch này. Năm 1995, OECD đưa ra một bản báo cáo17
khác hướng dẫn thêm về vấn đề này, chủ yếu tập trung vào hai vấn đề định
hướng giao dịch và chiến lược phân chia lợi nhuận của các MNCs. Các báo cáo
của OECD đưa ra những nguyên tắc chung trong việc xác định giá trong các giao
dịch nội bộ của các MNCs. Hướng dẫn này nhằm giúp cho việc áp dụng thống
nhất nguyên tắc định giá chuyển giao cho cả các cơ quan thuế trong việc kiểm
soát việc chuyển giá và các MNCs trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Như đã
nói ở trên, các hướng dẫn của OECD không bắt buộc thực hiện đối với các đối
tượng liên quan nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến cơ quan thuế các nước thành
viên do hầu hết các nước khơng có những qui định cụ thể liên quan đến vấn đề
chuyển giá, và vì vậy hầu hết các nước thực hiện theo hướng dẫn của OECD.


Như vậy có thể thấy OECD có một vai trị rất quan trọng trong kiểm soát chuyển
giá quốc tế.

1.2.2. Nội hàm khái niệm về Chuyển giá

Chuyển giá (transfer pricing) hay giá giao dịch nội bộ là giá giao dịch liên quan
đến việc mua bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ hoặc chuyển giao tài sản giữa các
bên liên kết. Khái niệm này cho thấy sự khác nhau cơ bản giữa những giao dịch

16

International transfer pricing – OECD guidelines ¶ 2.02[1]

17

International transfer pricing – OECD guidelines ¶ 2.04[3]

17


được thực hiên giữa các bên độc lập là các giao dịch được thực hiện giữa các bên
liên kết như sau (1):
Giá thị trường so với giá giao dịch độc lập
Nguyên tắc giá thị trường (arm’s length
price) trong giao dịch nội bộ

Bên độc lập X

Giá thị trường


MNC X
Singapore
Giá chuyển giao nội bộ - chuyển
giá – transfer pricing

Bên độc lập Y

MNC X
Việt Nam

OECD đưa ra một số điều kiện để xác định thế nào là các bên liên kết trong điều
9 của mẫu Hiệp định tránh đánh thuế hai lần18. Theo đó các bên được coi là có
quan hệ liên kết khi:



Một công ty (một bên) của một nước (nước ký kết Hiệp định) tham gia trực
tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm sốt hoặc góp vốn vào cơng ty
của nước kia (nước ký kết Hiệp định kia), hoặc;



Một hoặc nhiều công ty của nước ký kết cùng tham gia trực tiếp hoặc gián
tiếp vào việc điều hành, kiểm sốt hoặc góp vốn vào cơng ty hoặc nhiều
cơng ty của nước nước ký kết kia.

Khi một bên kiểm soát một hoặc nhiều bên hay một hoặc nhiều bên chịu sự kiểm
sốt của một hay nhiều bên thì giá cả trong giao dịch hàng hóa dịch vụ giữa các
18

OECD Model Income Tax Convention arts. 9(1)(a), 9(1) (b), International transfer pricing – OECD
guidelines, appendix II – 1997 OECD model convention

18


bên không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận của một bên mà là tất cả các bên. Do đó
nhà đầu tư hay công ty mẹ sẽ lựa chọn chiến lược giá cả có lợi nhất để mang lại
lợi nhuận cao nhất cho cả tập đoàn.

Điều kiện để xác định các bên liên kết ở các nước được qui định cụ thể hơn
hướng dẫn của OECD19. Chẳng hạn như các nước qui định cụ thể tỷ lệ vốn hoặc
cổ phần chiếm bao nhiêu phần trăm trong một công ty bởi một công ty khác hay
bên thứ ba; tỷ lệ vốn vay chiếm bao nhiêu phần trăm thì các bên đươc coi là có
quan hệ liên kết; quyền chỉ đạo, bổ nhiệm ban điều hành, lãnh đạo vào một công
ty khác; hoặc hai cơ sở kinh doanh có cùng tỷ lệ ban điều hành, lãnh đạo chiếm
trên 50% hoặc cùng được điều hành bởi một ban lãnh đạo, v.v…Theo qui định
của Trung Quốc20 các bên được coi là có quan hệ liên kết khi:


Một cơ sở kinh doanh nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp từ 25% trở lên vốn
cổ phần hoặc tài sản của cơ sở kinh doanh kia;



Một cơ sở kinh doanh cho một cơ sở kinh doanh khác vay một khoản bằng
hoặc hơn 50% vốn tự có của cơ sở kinh doanh kia, hoặc 10 trong tổng số
các khoản vay của một cơ sở kinh doanh được bảo lãnh bởi một cơ sở kinh
doanh khác;




Hơn 50% thành viên ban lãnh đạo cao cấp của một cơ sở kinh doanh như
Tổng giám đốc, giám đốc, các trưởng phòng được chỉ định hoặc bổ nhiệm
bởi một cơ sở kinh doanh khác;



Một cơ sở kinh doanh chỉ có thể tiến hoạt động sản xuất kinh doanh khi
được phép sử dụng tài sản vơ hình, hoặc quyền sở hữu trí tuệ như sở hữu
công nghiệp, giải pháp kỹ thuật, v.v… của một cơ sở kinh doanh khác;



Toàn bộ nguyên vật liệu, phụ tùng, v.v… sử dụng cho hoạt động sản xuất
của một cơ sở kinh doanh được cung cấp hoặc kiểm soát bởi một cơ sở kinh
doanh khác;

19

International transfer pricing – OECD guidelines Part II – Applications in specific countries

20

International transfer pricing – OECD guidelines ¶ 14.04[3]- China

19





Một cơ sở kinh doanh kiểm soát việc mua bán sản phẩm được sản xuất bởi
một cơ sở kinh doanh khác;



Những quan hệ khác liên quan đến việc can thiệp trực tiếp vào quá trình sản
xuất, hoạt động, giao dịch của một cơ sở kinh doanh khác; hoặc các quan hệ
liên kết liên quan đến lợi ích bao gồm quan hệ giữa các thành viên gia đình,
v.v…

Các qui định về xác định các bên liên kết được đưa ra dựa trên thực tế hoạt động
của các MNCs. Trong quá trình hoạt động có rất nhiều các giao dịch được thực
hiện giữa các bên liên kết, hoặc giao dịch trong nội bộ của các MNCs (intercompany transactions) như mua bán tài sản cố định hữu hình, máy móc thiết bị,
mua bán tài sản vơ hình, giao dịch tài chính- vay, mượn, phân chia chi phí và lợi
nhuận, các giao dịch khác. Các giao dịch này có thể được thực hiện dưới nhiều
hình thức khác nhau. Vì vậy điều quan trọng để xác định là có hay khơng giao
dịch giữa các bên liên kết phải dựa vào bản chất của giao dịch chứ không phải
dựa vào việc bên nào trả tiền hay xuất hóa đơn hay phải có ký kết hợp đồng theo
cách thơng thường.

Vì sao người ta lại đưa ra khái niệm “chuyển giá” để đề cập đến giá giao dịch
hàng hóa dịch vụ của các bên liên kết mà khơng gọi là giá mua bán (theo giá thị
trường) như các giao dịch hàng hóa, dịch vụ giữa các bên độc lập như minh họa
(1)? Nếu giá giao dịch giữa các bên liên kết hay trong nội bộ các MNCs là giá thị
trường – tức là giá sản phẩm hàng hóa dịch vụ theo thỏa thuận khách quan giữa
các bên độc lập và trong quan hệ mua bán này không bên nào chịu ảnh hưởng
hay bị chi phối, kiểm soát của bên kia hoặc bên thứ ba thì vấn đề chuyển giá
không được đặt ra.


Chuyển giá là một trong những vấn đề gây tranh cãi và phức tạp nhất trong hoạt
động của các MNCs. Khi các MNCs sử dụng giá chuyển giao nội bộ như là một
thủ thuật để tối đa hóa lợi nhuận và giảm chi phí thuế thì vấn đề chuyển giá được
20


đặt ra. Các MNCs thực hiện thủ thuật này như thế nào? Khi một bên của một
MNC ở một nước chuyển giao hàng hóa, dịch vụ, bản quyền, v.v… cho một bên
trong cùng một MNC, bất cứ giá nào cũng có thể được đưa ra cho cùng một giao
dịch, có thể gọi đó là “giá ảo”. Tức là giá được định theo ý chủ quan của các bên
(Arbitrary figures)21 chứ không phải là giá thị trường. Giá này không phản ánh
đúng tỷ lệ chi phí và lợi nhuận của các bên. Mục đích của việc định giá chuyển
giao này là nhằm giảm tối đa hoặc thậm chí khơng nộp một đồng thuế nào ở
những nước có mức thuế suất cao. Các minh họa dưới đây sẽ giúp làm rõ mối
liên hệ giữa chuyển giá nhằm mục đích lẩn tránh nghĩa vụ thuế của các MNCs:
(2)

Thị trường của nước nơi công mẹ đặt trụ sở
chính – Market’s home country

Cơng ty mẹ - parent company
(Home country)
Bán hh giá US$
US$100/hh

Biên giới quốc gia

Chi nhánh ở nước ngoài
Subsidiary – Host country


Bán lại hh đã đóng
gói giá X /hh

Giá bán lại hàng hóa (hh)
US$300/hh

Đóng gói hh

Sau đây chúng ta sẽ xem xét việc định giá hàng hóa trong giao dịch (2) qua một
số trường hợp cụ thể sau:

a) Trường hợp 1

21

Transfer pricing and taxation – by Manfred Davidmann

21


Chi nhánh ở nước ngoài
(S)– host country

Lợi nhuận trước
thuế
Thuế suất
Số thuế phải nộp
Lợi nhuận sau thuế

Công ty mẹ (P) home

country

Tổng cộng

Mua hh từ
Bán lại hh
Bán lại hh mua
P giá 100
cho P giá X từ S giá 300 (3)
(1)
= 200 (2)
(3) - (2) = 100 (5) 200
(2) - (1) = 100 (4)
20%
(4) x 20% = 20

80

60%
(5) x 60% = 60 80
40
120

Giải thích: Trong trường hợp này chi nhánh (S) mua hàng hóa từ cơng ty mẹ (P)
ở nước ngồi với giá 100/hh sau đó đóng gói, chế biến lại hàng hóa này và xuất
khẩu lại cho P với giá 200/hh. S kiếm được một khoản lợi nhuận trước thuế là
100. P nhập khẩu hàng hóa từ S với giá 200/hh sau đó bán lại với giá 300/hh vì
vậy lợi nhuận trước thuế của P cũng là 100. Tổng lợi nhuận trước thuế của P và S
là 200.


Tuy nhiên do mức thuế suất ở hai nước khác nhau nên lợi nhuận sau thuế của P
và S không giống nhau. Thuế suất mà S phải nộp là 20% do đó chi phí thuế của S
là 20 và lợi nhuận sau thuế của S là 80; P phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
với mức thuế suất là 60%, vì vậy chi phí thuế của P là 60, lợi nhuận sau thuế của
P là 40. Tổng số thuế mà P và S phải nộp là 80 và tổng lợi nhuận sau thuế của P
và S là 120. Như vậy trong giao dịch này, S đóng góp vào lợi nhuận của MNC là
80, cơng ty mẹ P đóng góp vào lợi nhuận của MNC 40. Mặc dù tổng lợi nhuận
sau thuế của MNC chiếm tới 40% giá bán hàng hóa (120 so với 300) – một con
số tài chính đáng hài long. Tuy nhiên P có thể tăng lợi nhuận hơn nữa bằng cách
quyết định định ra giá chuyển giao khác với S với bất cứ giá nào mà P muốn.

b) Trường hợp 2

22


×