Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố hồ chí minh hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.11 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ

NGUYỄN THỊ THANH TRÚC

PHỊNG NGỪA TỘI PHẠM
DO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHĨA 2008 – 2012

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ

NGUYỄN THỊ THANH TRÚC

PHỊNG NGỪA TỘI PHẠM
DO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Chun ngành Luật hình sự

Người hướng dẫn khoa học:
Ths. Nguyễn Thị Bích Mai



TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2012


MỤC LỤC
-

PHẦN MỞ ĐẦU

-

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHƢƠNG I

TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về tình hình tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện .......................................................................................................................... 01
1.1.1. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội và tội phạm do người chưa
thành niên thực hiện .................................................................................................... 01
1.1.2. Một số đặc điểm nghiên cứu tình hình tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện ..................................................................................................................... 04
1.2. Tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phơ
Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 – 2011............................................................................... 06
1.2.1. Thực trạng tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa
bàn thành phơ Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 – 2011 .................................................. 06
1.2.2. Cơ cấu tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn
thành phơ Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 – 2011 ......................................................... 08
1.2.3. Động thái tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa
bàn thành phơ Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 – 2011 .................................................. 13

1.2.4. Tính chất tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa
bàn thành phơ Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 – 2011 .................................................. 15
1.3. Đặc điểm nhân thân người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh ......................................................................................................................... 19
1.3.1. Đặc điểm về giới tính........................................................................................ 19
1.3.2. Đặc điểm về độ tuổi .......................................................................................... 20
1.3.3. Đặc điểm về trình độ học vấn ........................................................................... 22


CHƢƠNG II
NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NGƢỜI
CHƢA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
2.1. Nguyên nhân và điều kiện xuất phát từ mơi trường bên ngồi ................................ 25
2.1.1. Ngun nhân và điều kiện về gia đình ............................................................. 25
2.1.2. Nguyên nhân và điều kiện về giáo dục ở nhà trường ....................................... 27
2.1.3. Nguyên nhân và điều kiện về kinh tế - xã hội .................................................. 30
2.1.4. Nguyên nhân và điều kiện về sự quản lý của nhà nước ................................... 33
2.2. Nguyên nhân và điều kiện xuất phát từ các đặc điểm tâm lý, nhận thức của
người chưa thành niên ..................................................................................................... 38
CHƢƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHỊNG NGỪA
TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Dự báo tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015 ........................................................................... 42
3.1.1. Các yếu tố tác động đến tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực
hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh .................................................................. 43
3.1.2. Dự báo tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2015 ...................................................................... 45

3.2. Các giải pháp nâng cao hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm do người
chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh .................................... 47
3.2.1. Nhóm giải pháp phịng ngừa mang tính xã hội ................................................ 48
3.2.1.1. Giải pháp giáo dục và xây dựng môi trường xã hội mang tính giáo dục .. 48
3.2.1.2. Giải pháp kinh tế - văn hóa - xã hội .......................................................... 52
3.2.2. Nhóm giải pháp phịng ngừa thơng qua hoạt động phát hiện, xử lý tội
phạm, xử lý vi phạm ................................................................................................... 53
3.2.2.1. Phịng ngừa thơng qua hoạt động phát hiện, xử lý tội phạm (chống tội
phạm) ...................................................................................................................... 54


3.2.2.2. Phịng ngừa thơng qua hoạt động phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật
(chống vi phạm pháp luật) ...................................................................................... 57
-

KẾT LUẬN

-

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung
và tội phạm vị thành niên nói riêng ở thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những
thành cơng nhất định. Tuy nhiên hiện nay, do nhiều nguyên nhân, tình hình tội
phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố vẫn đang có
chiều hướng gia tăng, tính chất, mức độ nguy hiểm ngày càng cao. Thực trạng
trên đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự thành phố, đe dọa

đến sự phát triển lành mạnh của thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của đất nước. Vì vậy
nhiệm vụ khẩn thiết được đặt ra là phải đẩy mạnh cơng tác phịng ngừa, đấu
tranh phòng chống tội phạm người chưa thành niên, trong đó lấy phịng ngừa là
chính nhằm hạn chế và đi đến loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.
Phịng và chống tội phạm khơng chỉ là trách nhiệm riêng của các cấp, các
ngành, các cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực pháp lý mà còn là trách nhiệm
chung của toàn dân, toàn xã hội. Là sinh viên chuyên ngành luật hình sự, học tập
và sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh, tác giả chọn đề tài “Phịng ngừa tội
phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”
làm khóa luận tốt nghiệp với mong muốn góp phần tìm ra các giải pháp nâng
cao hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực
hiện ở thành phố Hồ Chí Minh.
2. Tình hình nghiên cứu
Những năm gần đây, trước diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm do
người chưa thành niên thực hiện, vấn đề đấu tranh phòng chống tội phạm vị
thành niên đặc biệt được quan tâm và trở thành đề tài “nóng” của nhiều cơng
trình nghiên cứu khoa học, bài viết, tạp chí. Trong đó phải kể đến Luận văn thạc
sĩ luật học như: “Đấu tranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện” của Nguyễn Văn Hạo (năm 1996); “Thực trạng và giải pháp phòng
ngừa tội phạm vị thành niên tại thành phố Hồ Chí Minh” của Lê Hồi Trung
(năm 2001); “Đấu tranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực


hiện trên địa bàn thành phố Hải Phòng” của Nguyễn Đồng Luyện (năm 2006);
“Phòng ngừa tội phạm đối với người chưa thành niên tại thành phố Hồ Chí
Minh trong giai đoạn hiện nay” của Lê Thị Minh Ngọc (năm 2007); “Đấu tranh
phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Bến
Tre” của Nguyễn Thị Yến Nhi (năm 2008); “Đấu tranh phòng chống tội phạm
do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên”
của Lê Thị Hạng (năm 2010) hay sách chuyên khảo: “Người chưa thành niên

phạm tội - đặc điểm tâm lý và chính sách xử lý” và “Một số đặc điểm tâm lý của
người chưa thành niên phạm tội” của Đặng Thanh Nga.
Như vậy “Phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh” hiện nay khơng là đề tài mới. Song ở mỗi giai
đoạn khác nhau, tình hình tội phạm sẽ có sự chuyển biến khơng giống nhau về
thực trạng, về nguyên nhân, điều kiện phạm tội và việc tìm ra những giải pháp
phù hợp để nâng cao hiệu quả cơng tác phịng ngừa vẫn cần tiếp tục nghiên cứu.
3. Mục đích, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu


Mục đích nghiên cứu:
Mục đích của khóa luận là thơng qua việc nghiên cứu thực trạng tình hình tội

phạm do người chưa thành niên thực hiện ở thành phố Hồ Chí Minh trong giai
đoạn 2007 - 2011; phân tích nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm; đánh
giá hệ thống các biện pháp phòng ngừa đã và đang được triển khai thực hiện tại
thành phố Hồ Chí Minh để đề xuất các giải pháp có hiệu quả cho việc đổi mới
các hoạt động phòng ngừa tội phạm người chưa thành niên sát với thực tế hiện
nay.


Phạm vi nghiên cứu:
Thứ nhất, về địa bàn nghiên cứu: tác giả chọn thành phố Hồ Chí Minh nơi

tác giả có điều kiện thu thập số liệu, am hiểu về tình hình kinh tế, xã hội và nắm
bắt được cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm người chưa thành niên hiện
hành.
Thứ hai, về số liệu thống kê: tác giả thống kê số liệu trong 05 năm (2007 2011). Giai đoạn này số liệu được cập nhật tương đối hồn chỉnh; tình hình kinh



tế, xã hội khơng có chuyển biến lớn so với thời điểm hiện tại giúp việc dự báo
tình hình tội phạm trong giai đoạn kế tiếp chính xác hơn từ đó rút ra được các
giải pháp phịng ngừa phù hợp.

-

Nhiệm vụ nghiên cứu:
Một là, làm rõ thực trạng, cơ cấu và động thái tình hình tội phạm do người
chưa thành niên thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2007 2011;

-

Hai là, lý giải nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh, phát triển tình hình
tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trong giai đoạn nói trên;

-

Ba là, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng ngừa tội phạm do người chưa
thành niên thực hiện mà thành phố đã và đang thực hiện. Trên cơ sở đó tác
giả đưa ra những dự báo về xu hướng tình hình tội phạm trong thời gian tới
và đưa ra các giải pháp nâng cao hoạt động phòng ngừa.

4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu:


Phƣơng pháp luận:
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả cố gắng dựa trên nền tảng phương

pháp luận của chủ nghĩa Mac - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về phịng ngừa tội phạm.

 Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để đạt hiệu quả nghiên cứu, tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu
chủ yếu: phương pháp thống kê, phương pháp chuyên gia, phương pháp nghiên
cứu pháp lý, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp.
5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu:
Đề tài đã thống kê một cách cụ thể thực trạng, cơ cấu và đặc điểm tình hình
tội phạm do người chưa thành niên thực hiện ở thành phố Hồ Chí Minh trong
giai đoạn 05 năm từ năm 2007 đến 2011. Đây là nguồn tư liệu chưa được đưa ra
trong các sách báo, cơng trình nghiên cứu khoa học chuyên ngành trong thời
gian qua. Ngoài ra các giải pháp phòng ngừa tội phạm người chưa thành niên
được đưa ra dựa trên điều kiện kinh tế, xã hội hiện tại và những thành công cũng
như hạn chế của các biện pháp phòng ngừa đã và đang được áp dụng tại thành


phố Hồ Chí Minh. Với kết quả nghiên cứu đạt được, đề tài “Phòng ngừa tội
phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”
ít nhiều có những đóng góp thiết thực vào cơng cuộc đấu tranh phòng chống tội
phạm vị thành niên trên địa bàn thành phố.
6. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu:
Bám sát mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, ngồi Phần mở đầu, Danh mục từ
viết tắt, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được bố cục thành ba
chương:
-

Chương 1: Tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

-

Chương 2: Nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm do người chưa

thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

-

Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội
phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh.


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

-

CTKGG

Cải tạo không giam giữ

-

NCTN

Người chưa thành niên

-

TAND

Tịa án nhân dân

-


THTP

Tình hình tội phạm

-

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


CHƢƠNG 1
TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.1.

Một số vấn đề lý luận chung về tình hình tội phạm do ngƣời chƣa thành

niên thực hiện
1.1.1. Khái niệm ngƣời chƣa thành niên và tội phạm do ngƣời chƣa thành niên
thực hiện


Khái niệm ngƣời chƣa thành niên
Khái niệm người chưa thành niên (NCTN) được xây dựng dựa trên sự phát

triển về thể chất và tinh thần của con người, được cụ thể hóa bằng giới hạn độ tuổi.1
NCTN là người chưa phát triển tồn diện về thể lực, trí tuệ, tinh thần cũng như

chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của công dân.2
Dựa trên đặc điểm tâm sinh lý NCTN, pháp luật quốc tế và pháp luật mỗi quốc
gia đã đưa ra giới hạn về độ tuổi làm cơ sở xác định một đối tượng là NCTN.
Điều 1 - Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em (United Nations
Convention on the Rights of the Child) được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua
ngày 20/11/1989 quy định: “Trong phạm vi cơng ước này, Trẻ em có nghĩa là người
dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành
niên sớm hơn”.
Quy tắc 2.2 - Quy tắc tối thiểu của Liên Hợp Quốc về việc áp dụng chính sách
pháp luật đối với người chưa thành niên còn gọi là Quy tắc Bắc Kinh (United Nations
Standard Minium Rules for the Administration of Juvenile Justice/Beijing Rules)
được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 29/11/1985 đưa ra định nghĩa:
“Người chưa thành niên là trẻ em hoặc người ít tuổi tùy theo từng hệ thống pháp
luật”.

1

Bùi Thành Chung, Khái niệm người chưa thành niên và Khái niệm tội phạm do người chưa thành niên gây ra Cơ sở có tính pháp lý quan trọng để phòng ngừa, điều tra và xử lý người chưa thành niên phạm tội, chuyên mục
Diễn đàn pháp luật, website Đại học cảnh sát nhân dân.
2
Từ điển tiếng việt, Trung tâm ngôn ngữ học Việt Nam, Nxb.Hà Nội, năm 2002.


Như vậy theo pháp luật quốc tế, “Người chưa thành niên” đồng nhất với “Trẻ
em” và được xác định là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật quốc gia quy
định khác.
Ở Việt Nam, độ tuổi NCTN được xác định thống nhất trong Hiến pháp năm
1992; Bộ luật hình sự năm 1999 (Điều 12); Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (Điều
303); Bộ luật lao động năm 1994 (Điều 119); Bộ luật dân sự năm 2005 (Điều 18);
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (Điều 7) và các văn bản quy phạm

pháp luật khác. Theo đó NCTN là người dưới 18 tuổi.
Khác với quan niệm quốc tế, pháp luật Việt Nam có sự phân định hai khái
niệm “Người chưa thành niên” và “Trẻ em”. Điều 1 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em năm 2004 quy định: “Trẻ em là công dân Việt nam dưới 16 tuổi”. Như vậy
trẻ em là NCTN nhưng NCTN khơng hẳn là trẻ em vì một bộ phận NCTN từ đủ 16
tuổi đến dưới 18 tuổi không phải là trẻ em.
Tóm lại, có thể khái niệm: Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi,
chưa phát triển tồn diện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ
pháp lý như người đã thành niên.


Khái niệm tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện
Khái niệm tội phạm do NCTN thực hiện có thể được hiểu theo nhiều nghĩa.

Theo nghĩa hẹp, thuật ngữ tội phạm do NCTN thực hiện biểu thị một NCTN đã thực
hiện hành vi phạm tội và đã bị Tòa án chính thức xét xử và tun án là có tội. Theo
nghĩa rộng, thuật ngữ tội phạm do NCTN thực hiện là để chỉ tình hình NCTN phạm
tội được thể hiện ở toàn bộ những hành vi nguy hiểm cho xã hội do NCTN thực hiện
trong một địa bàn và trong một khoảng thời gian nhất định. Những hành vi nguy hiểm
cho xã hội do NCTN thực hiện hoặc bị pháp luật hình sự quy định rõ ràng hoặc có thể
giải thích theo luật định là đã cấu thành tội phạm.3 Với tên đề tài “Phòng ngừa tội
phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, khái
niệm “Tội phạm do người chưa thành niên thực hiện” được hiểu theo nghĩa rộng.
THTP do NCTN thực hiện là tổng hợp toàn bộ tội phạm do NCTN thực hiện
trong phạm vi không gian và thời gian nhất định. Vậy tội phạm do NCTN thực hiện
3

Giáo trình Tội phạm học, Trường Đại học luật Hà Nội, Nxb.Công an nhân dân, năm 2007, tr.243.



phát sinh khi nào? Theo quan điểm của Thạc sĩ Bùi Thành Chung, giảng viên trường
Đại học cảnh sát nhân dân, tội phạm do NCTN thực hiện phát sinh khi hội đủ ba điều
kiện:
-

Một là, có hành vi phạm tội do NCTN thực hiện;

-

Hai là, người thực hiện hành vi phạm tội đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự
tương ứng với loại tội phạm và lỗi gây ra tội phạm;

-

Ba là, người đó thực tế phải chịu trách nhiệm hình sự sau khi cơ quan có thẩm
quyền cân nhắc tính cần thiết phải xử lý bằng hình sự mà không thể áp dụng
các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp khác để quản lý, giáo dục và phòng
ngừa tội phạm.

Tác giả đồng ý với quan điểm trên bởi:
Điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng.”
Như vậy, NCTN phạm tội và phải chịu trách nhiệm hình sự có thể là:
-

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý, phạm
tội đặc biệt nghiêm trọng


-

Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm một tội quy định trong Bộ luật hình
sự.
Xuất phát từ sự hạn chế về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của

NCTN, việc xác định một NCTN có phạm tội hay khơng cịn căn cứ vào ngun tắc
quy định tại Điều 69 Bộ luật hình sự năm 1999:
“1. Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ
sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành cơng dân có ích cho xã hội.
Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành
niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ
về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện
gây ra tội phạm.


2. Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người
đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình
tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.
3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình
phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính
chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc
phịng ngừa tội phạm.
4. Khi xét xử, nếu thấy khơng cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa
thành niên phạm tội, thì Tịa án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy
định tại Điều 70 của Bộ luật này.”
Từ những phân tích trên, rõ ràng nhận định tội phạm do NCTN thực hiện nảy
sinh khi đáp ứng đủ ba điều kiện đã nêu là có căn cứ. Như vậy, tội phạm do NCTN
thực hiện (tội phạm cụ thể) là hành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện bởi người
dưới 18 tuổi và người đó phải chịu trách nhiệm hình sự tương ứng với hành vi và lỗi

của mình theo phán quyết của Tòa án.
Cũng cần lưu ý, khái niệm “Tội phạm do người chưa thành niên thực hiện”
không đồng nhất với khái niệm “Người chưa thành niên phạm tội”. “Người chưa
thành niên phạm tội” chỉ một dạng chủ thể đặc biệt (NCTN) thực hiện hành vi phạm
tội còn “Tội phạm do người chưa thành niên thực hiện” biểu thị tội phạm được thực
hiện bởi một chủ thể đặc biệt (NCTN). Tuy nhiên hai thuật ngữ này có mối liên hệ
chặt chẽ với nhau.
1.1.2. Một số đặc điểm nghiên cứu tình hình tội phạm do ngƣời chƣa thành niên
thực hiện
THTP do NCTN thực hiện là một hiện tượng xã hội trái pháp luật hình sự,
được thể hiện bằng tổng thể thống nhất các tội phạm do NCTN gây ra trong một
không gian, thời gian xác định. THTP do NCTN thực hiện cũng bao gồm các thông
số (Thực trạng, cơ cấu, động thái và thiệt hại) như THTP chung. Vì vậy, nghiên cứu
THTP do NCTN thực hiện cũng bao gồm các nội dung nghiên cứu chung đã phân
tích.


Tuy nhiên, xuất phát từ chủ thể thực hiện tội phạm là NCTN - một chủ thể đặc
biệt nên THTP do NCTN thực hiện có những đặc trưng riêng cần được xem xét, cân
nhắc khi nghiên cứu.
Thứ nhất, do độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được hạn chế theo quy định của
Bộ luật hình sự nên khơng phải mọi trường hợp một NCTN thực hiện hành vi phạm
tội đều trở thành tội phạm. Theo Điều 12 Bộ luật hình sự 1999 thì người từ đủ 14 đến
dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Do vậy, một số lượng đáng kể hành vi nguy hiểm
cho xã hội được thực hiện bởi NCTN, cấu thành tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội
phạm nghiêm trọng do vô ý sẽ không được thống kê vào thực trạng THTP.
Thứ hai, phạm vi trách nhiệm hình sự khác nhau ở lứa tuổi từ 14 đến dưới 16
tuổi và từ đủ 16 tuổi đến tròn 18 tuổi theo quy định của Bộ luật hình sự tác động rõ
rệt lên cơ cấu THTP do NCTN thực hiện, đặc biệt là cơ cấu theo loại tội phạm, cơ cấu

theo độ tuổi người thực hiện tội phạm.
Thứ ba, tính chất nhân đạo trong đường lối xử lý đối với NCTN, lấy mục đích
giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích
cho xã hội làm chủ yếu như: Khả năng miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt đối
với NCTN phạm tội cao hơn; hình phạt được áp dụng nhẹ hơn (chỉ bằng 1/2 hoặc 2/3)
so với người đã thành niên; không áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình đối
với NCTN phạm tội; án đã tuyên đối với NCTN phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi thì
khơng tính để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm (Điều 69 Bộ luật hình sự năm
1999) tác động khơng nhỏ đến tính chất THTP do NCTN thực hiện thông qua thống
kê về hình phạt.
Thứ tư, nghiên cứu THTP do NCTN thực hiện cần lưu tâm đến vấn đề nhân
thân NCTN phạm tội. Trong đó sự tác động của các yếu tố khách quan cũng như chủ
quan nhất là yếu tố tâm lý, nhận thức xã hội có vai trị rất quan trọng trong việc lý
giải nguyên nhân, điều kiện phạm tội và việc đưa ra các giải pháp phòng ngừa.
Những đặc điểm nêu trên địi hỏi q trình nghiên cứu THTP do NCTN thực
hiện phải dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật hình sự kết hợp với việc nghiên
cứu các tệ nạn xã hội, các vi phạm hành chính cũng như các biện pháp xử lý hành


chính đối với NCTN vi phạm pháp luật. Có như vậy việc đánh giá mới tồn diện, đầy
đủ, chính xác, khách quan.
1.2.

Tình hình tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn

thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 - 2011
1.2.1. Thực trạng tình hình tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 - 2011
THTP với tư cách là một hiện tượng xã hội tiêu cực có các đặc điểm về lượng
và chất được thể hiện qua các thơng số. Trong đó thực trạng của THTP là thông số

đầu tiên và quan trọng thuộc về yếu tố định lượng, phản ánh số tội phạm đã xảy ra và
số chủ thể thực hiện hành vi phạm tội trong một khoảng thời gian nhất định và ở một
địa bàn xác định.
Thực trạng của THTP gồm hai phần: tội phạm rõ và tội phạm ẩn. Trong tội
phạm học, việc xác định con số tuyệt đối phản ánh chính xác toàn bộ các tội phạm
xảy ra trên thực tế là rất khó khăn bởi do nhiều nguyên nhân khác nhau mà một số tội
phạm đã xảy ra nhưng chưa bị phát hiện và xử lý về hình sự (Tội phạm ẩn). Vì vậy
đánh giá tổng quan về THTP do NCTN thực hiện trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn
2007 - 2011, tác giả đánh giá trên cơ sở tội phạm rõ trong đó chủ yếu dựa vào số bị
cáo đã bị Tòa án đưa ra xét xử và tuyên bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật. Kết
quả được thể hiện thông qua số liệu thống kê tổng số NCTN phạm tội do TAND
Tp.HCM và TAND 24 quận, huyện trên địa bàn thành phố xét xử:

Bảng 1.1. Tổng hợp số NCTN phạm tội ở Tp.HCM giai đoạn 2007 - 2011
Thành phố

Tổng số

Quận, huyện

Stt

Năm

1

2007

585


58

9.9

527

90.1

2

2008

675

99

14.7

576

85.3

3

2009

850

146


17.2

704

82.8

4

2010

773

120

15.5

653

84.5

5

2011

788

108

13.7


680

86.3

SL

%

SL

%


6

Tổng hợp

3671

531

14.5

3140

85.5

Nguồn: Tịa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
Từ số liệu thống kê ở bảng 1.1, tác giả có một số đánh giá về thực trạng NCTN
phạm tội trên địa bàn Tp.HCM trong 05 năm như sau:

-

Từ năm 2007 đến năm 2011, số lượng NCTN phạm tội trên địa bàn thành phố
có chiều hướng gia tăng: năm 2007: 585 người, năm 2008: 675 người, năm
2009: 850 người, năm 2010: 773 người, năm 2011: 788 người. Tính trung bình
hằng năm trên tồn thành phố có khoảng 734 NCTN phạm tội bị TAND các
cấp xét xử.

-

Trong 05 năm, số lượng NCTN phạm tội do TAND thành phố xét xử cũng
chiếm tỷ lệ không thấp. Trong tổng số 3671 NCTN phạm tội trên toàn thành
phố, TAND thành phố xét xử 531 người, chiếm 14.5%; TAND quận, huyện
xét xử 3140 người, chiếm 85.5%.
Ngoài ra, so sánh số lượng NCTN phạm tội trong tổng số bị cáo cho thấy một

thực tế đáng lo ngại là trong 05 năm qua, tốc độ và tỷ lệ NCTN phạm tội tăng nhanh
và cao hơn so với người đã thành niên phạm tội. Số liệu thống kê tổng số bị cáo đã bị
xét xử (trong đó có bị cáo là NCTN) của TAND Tp.HCM từ 2007 - 2011 thể hiện ở
bảng 1.2 sau đây:

Bảng 1.2. Thống kê số liệu bị cáo và NCTN phạm tội từ 2007 - 2011 do
TAND Tp.HCM xét xử
Tổng số bị cáo

Trong đó NCTNPT

Stt

Năm


1

2007

1389

58

4.2

2

2008

2027

99

4.9

3

2009

2763

146

5.3


4

2010

1848

120

6.5

5

2011

1925

108

5.6

6

Tổng hợp

9952

531

5.3


SL

%


Nguồn: Tịa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
Số liệu ở bảng 1.2 cho thấy tổng số bị cáo do TAND Tp.HCM xét xử tăng lên
hằng năm, tăng mạnh vào năm 2008 và 2009, giảm vào năm 2010 nhưng đến 2011
tăng trở lại. Trong đó số NCTN phạm tội cũng tăng mạnh năm 2008, 2009, 2010. Nếu
năm 2007 số người phạm tội là 1389 người, trong đó NCTN phạm tội là 58 người,
chiếm 4.2% thì năm 2011 số liệu tương ứng là 1925 người và 108 người, chiếm 5.6%.
Tổng số NCTN phạm tội trong 05 năm chiếm tỷ lệ 5.3% so với tổng số bị cáo bị xét
xử. Tỷ lệ này phản ánh tình trạng cùng với sự gia tăng số người đã thành niên phạm
tội, số NCTN phạm tội đang có nguy cơ phải “báo động”.
Cũng từ số liệu ở bảng 1.2, nếu tách số lượng người đã thành niên phạm tội và
NCTN phạm tội thì thấy rằng: trong khi tổng số người đã thành niên phạm tội trong
05 năm là 9952 người, tăng 7.2 lần so với năm 2001 thì số NCTN phạm tội là 531
người, tăng 9.2 lần. Điều này cho thấy tốc độ và tỷ lệ NCTN phạm tội tăng cao hơn
so với người thành niên phạm tội.
1.2.2. Cơ cấu tình hình tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 - 2011
1.2.2.1. Cơ cấu tình hình tội phạm theo loại tội
Cơ cấu THTP do NCTN thực hiện trên địa bàn Tp.HCM thể hiện ở bảng 1.3
sau đây:
Bảng 1.3. Cơ cấu theo tội danh do NCTN thực hiện trên địa bàn Tp.HCM
từ 2007 - 2011
Các loại tội danh

2007


2008

2009

(n=585)

(n=675)

(n=850)

2010

2011

(n=773) (n=788)

Cướp, cướp giật tài SL

265

310

395

364

380

sản


%

45.3

45.9

46.5

47.1

48.2

Trộm cắp tài sản

SL

122

144

215

208

201

%

20.9


21.3

25.3

26.9

25.5

Các tội phạm về ma SL

104

96

92

73

60

túy

%

17.8

14.2

10.8


9.4

7.6

Cố ý gây thương tích

SL

39

51

78

85

92


Giết người
Hiếp dâm

%

6.7

7.6

9.2


11.0

11.7

SL

21

26

35

16

25

%

3.6

3.9

4.1

2.1

3.2

5


15

9

7

10

0.9

3.4

1.1

0.9

1.3

12

13

10

7

9

2.1


1.9

1.2

0.9

1.1

SL

17

20

16

13

11

%

2.9

3.0

1.9

1.7


1.4

SL
%

Tội đua xe trái phép, SL
tổ chức đua xe trái %
phép
Các tội khác

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
Từ bảng 1.3 chúng ta nhận thấy: xét về cơ cấu tội phạm thì NCTN phạm hầu
hết các tội danh được quy định trong BLHS:
* Năm 2007 có 585 trường hợp NCTN phạm tội bị xét xử. Trong đó 45.3%
phạm tội cướp, cướp giật tài sản; 20.9% phạm tội trộm cắp tài sản; 17.8% phạm các
tội phạm về ma túy (tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, tổ chức sử
dụng trái phép chất ma túy); 6.7% phạm tội cố ý gây thương tích; 3.6% phạm tội giết
người; 0.9% phạm tội hiếp dâm; 2.1% phạm tội đua xe trái phép, tổ chức đua xe trái
phép; 2.9% phạm các tội khác. Những tội khác do NCTN phạm phải bao gồm: gây rối
trật tự công cộng, hủy hoại tài sản của người khác, bắt người trái pháp luật, truyền bá
văn hóa phẩm đồi trụy,… Điều này cho thấy hầu như tất cả các tội danh do người lớn
thực hiện đều có NCTN tham gia với những mức độ khác nhau.
* Năm 2008 có 765 trường hợp NCTN phạm tội bị đưa ra xét xử. Trong đó có
45.9% phạm tội cướp, cướp giật tài sản; 21.3% phạm tội trộm cắp tài sản; 14.2%
phạm các tội phạm về ma túy; 7.6% phạm tội cố ý gây thương tích; 3.9% phạm tội
giết người; 3.4% phạm tội hiếp dâm; 1.9% phạm tội đua xe trái phép, tổ chức đua xe
trái phép; 3.0% phạm các tội khác.
* Năm 2009 có 850 trường hợp NCTN phạm tội. Trong đó có 46.5% phạm tội
cướp, cướp giật tài sản; 25.3% phạm tội trộm cắp tài sản; 10.8% phạm các tội phạm

về ma túy; 9.2% phạm tội cố ý gây thương tích; 4.1% phạm tội giết người; 1.1%


phạm tội hiếp dâm; 1.2% phạm tội đua xe trái phép, tổ chức đua xe trái phép; 1.9%
phạm các tội khác.
* Năm 2010 có 773 trường hợp NCTN phạm tội. Trong đó có 47.1% phạm tội
cướp, cướp giật tài sản; 26.9% phạm tội trộm cắp tài sản; 9.4% phạm các tội phạm về
ma túy; 11% phạm tội cố ý gây thương tích; 2.1% phạm tội giết người; 0.9% phạm tội
hiếp dâm; 0.9% phạm tội đua xe trái phép, tổ chức đua xe trái phép; 1.7% phạm các
tội khác.
* Năm 2011 có 788 trường hợp NCTN phạm tội. Trong đó có 48.2% phạm tội
cướp, cướp giật tài sản; 25.5% phạm tội trộm cắp tài sản; 7.6% phạm các tội phạm về
ma túy; 11.7% phạm tội cố ý gây thương tích; 3.2% phạm tội giết người; 1.3% phạm
tội hiếp dâm; 1.1% phạm tội đua xe trái phép, tổ chức đua xe trái phép; 1.4% phạm
các tội khác.
* Tổng hợp trong 05 năm có 3671 trường hợp NCTN phạm tội bị xét xử. Để
đánh giá mức độ các loại tội danh, tác giả xếp thứ bậc giảm dần những tội danh
NCTN thực hiện:

Bảng 1.4. Tổng hợp THTP theo tội danh NCTN thực hiện bị xét xử trong 05
năm (2007 - 2011)
Tội danh

Stt
1

Cướp, cướp giật tài sản

2


Tổng số

Tỷ lệ %

1714

46.7

Trộm cắp tài sản

890

24.2

3

Các tội phạm về ma túy

425

11.6

4

Cố ý gây thương tích

345

9.4


5

Giết người

123

3.4

6

Các tội khác

77

2.1

51

1.4

46

1.3

7
8

Tội đua xe trái phép, tổ chức đua xe trái
phép
Hiếp dâm


Nguồn: Tịa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh


Từ bảng tổng hợp về các tội danh NCTN bị xét xử từ 2007 - 2011 ở trên,
chúng ta thấy rằng: Các loại tội danh có số NCTN phạm tội cao là tội cướp, cướp giật
tài sản; trộm cắp tài sản; các tội về ma túy; cố ý gây thương tích; giết người. Việc
NCTN phạm phải những tội trên là một điều đáng lo ngại cho xã hội. Số liệu thống kê
cũng cho thấy những năm qua tình trạng NCTN phạm tội có sử dụng bạo lực phát
triển mạnh. Những hành vi cướp, cướp giật, cố ý gây thương tích, giết người, hiếp
dâm,… ngày càng phổ biến, tăng cao theo thời gian và tính chất ngày càng nghiêm
trọng.
1.2.2.2. Cơ cấu theo hình phạt áp dụng đối với NCTN phạm tội:
Thống kê về hình phạt áp dụng đối với NCTN phạm tội thể hiện trên bảng
thống kê tổng hợp 1.5 sau đây:
Bảng 1.5. Tổng hợp hình phạt đối với NCTN phạm tội từ 2007 - 2011
Kết quả xét xử
Stt

Năm

TS

CTKGG
SL

%

Án treo


Dƣới 3 năm

Từ 3-7 năm

Từ 7-15

Từ 15-18





năm tù

năm tù

SL

%

SL

%

SL

%

SL


%

SL

%

1

2007

585

0

0

149

25.5

375

64.1

49

8.4

9


1.5

3

0.5

2

2008

675

2

0.3

195

28.9

420

62.2

48

7.1

8


1.2

4

0.6

3

2009

850

1

0.1

115

13.5

552

64.9

142

16.7

28


3.3

12

1.4

4

2010

773

4

0.5

126

16.3

535

69.2

95

12.3

8


1.0

5

0.6

5

2011

788

2

0.1

160

20.3

486

61.7

108

13.7

22


2.8

10

1.3

3671

9

0.2

745

20.3

2368

64.5

442

12.0

75

2.0

34


0.9

Tổng
6

hợp

Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
Kết quả thống kê trên bảng 1.5 cho thấy:
* Năm 2007 có 585 trường hợp NCTN phạm tội bị đưa ra xét xử, trong đó
khơng có trường hợp nào áp dụng hình phạt CTKGG; 149 trường hợp án treo, chiếm
25.5%; 375 trường hợp bị kết án dưới 03 năm tù giam, chiếm 64.1%; 49 trường hợp
bị kết án từ 03 đến dưới 07 năm tù giam, chiếm 8.4%; 09 trường hợp bị kết án từ 07


đến dưới 15 năm tù giam, chiếm 1.5% và 03 trường hợp bị kết án từ 15 đến 18 năm tù
giam, chiếm 0.5%.
* Năm 2008 có 675 trường hợp NCTN phạm tội bị đưa ra xét xử, trong đó có
02 trường hợp áp dụng hình phạt CTKGG, chiếm 0.3%; 195 trường hợp án treo,
chiếm 28.9%; 420 trường hợp bị kết án dưới 03 năm tù giam, chiếm 62.2%; 48
trường hợp bị kết án từ 03 đến dưới 07 năm tù giam, chiếm 7.1%; 08 trường hợp bị
kết án từ 07 đến dưới 15 năm tù, chiếm 1.2% và 04 trường hợp bị kết án từ 15 đến 18
năm tù giam, chiếm 0.6%.
* Năm 2009 có 850 trường hợp NCTN phạm tội bị đưa ra xét xử, trong đó có
01 trường hợp áp dụng hình phạt CTKGG, chiếm 0.1%; 115 trường hợp án treo,
chiếm 13.5%; 552 trường hợp bị kết án dưới 03 năm tù giam, chiếm 64.9%; 142
trường hợp bị kết án từ 03 đến dưới 07 năm tù giam, chiếm 16.7%; 28 trường hợp bị
kết án từ 07 đến dưới 15 năm tù, chiếm 3.3% và 12 trường hợp bị kết án từ 15 đến 18
năm tù giam, chiếm 1.4%.
* Năm 2010 có 773 trường hợp NCTN phạm tội bị đưa ra xét xử, trong đó có

04 trường hợp áp dụng hình phạt CTKGG, chiếm 0.5%; 126 trường hợp án treo,
chiếm 16.3%; 535 trường hợp bị kết án dưới 03 năm tù giam, chiếm 69.2%; 95
trường hợp bị kết án từ 03 đến dưới 07 năm tù giam, chiếm 12.3%; 08 trường hợp bị
kết án từ 07 đến dưới 15 năm tù, chiếm 1.0% và 05 trường hợp bị kết án từ 15 đến 18
năm tù giam, chiếm 0.6%.
* Năm 2011 có 788 trường hợp NCTN phạm tội bị đưa ra xét xử, trong đó có
02 trường hợp áp dụng hình phạt CTKGG, chiếm 0.1%; 160 trường hợp án treo,
chiếm 20.3%; 486 trường hợp bị kết án dưới 03 năm tù giam, chiếm 61.7%; 108
trường hợp bị kết án từ 03 đến dưới 07 năm tù giam, chiếm 137%; 22 trường hợp bị
kết án từ 07 đến dưới 15 năm tù, chiếm 2.2% và 10 trường hợp bị kết án từ 15 đến 18
năm tù giam, chiếm 1.3%.
Như vậy, trong 05 năm qua hình phạt ít áp dụng nhất là CTKGG (chỉ có 09
trường hợp áp dụng hình phạt CTKGG trong 3671 trường hợp NCTN phạm tội) các
trường hợp còn lại áp dụng án treo và phạt tù. Trong đó mức án phổ biến nhất là phạt
tù dưới 03 năm (64.5%). Các mức án nặng hơn từ 03 - 07 năm vẫn được áp dụng


(12%) và đặc biệt vẫn còn 2.0% và 0.9% NCTN phạm tội bị kết án ở mức từ 07 -15
năm và 15 - 18 năm. Điều này cho thấy mức độ và tính chất của những hành vi phạm
tội ở NCTN là rất phức tạp, nghiêm trọng và nguy hại cho xã hội.
1.2.3. Động thái của tình hình tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 - 2011
Động thái của THTP là thông số phản ánh sự thay đổi của THTP trong một
khoảng thời gian nhất định tại một địa bàn xác định. Nghiên cứu động thái của THTP
do NCTN thực hiện tại Tp.HCM giai đoạn 2007 - 2011 có ý nghĩa quan trọng trong
việc theo dõi sự thay đổi của THTP trong khoảng thời gian 05 năm, từ đó xác định
nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó để vạch ra giải pháp đấu tranh với tội phạm do
NCTN thực hiện trong hiện tại và phòng ngừa tội phạm do NCTN thực hiện trong
tương lai. Động thái của THTP do NCTN thực hiện tại Tp.HCM giai đoạn 2007 2011 thể hiện qua sự thay đổi về thực trạng và cơ cấu của THTP do NCTN thực hiện
trên địa bàn thành phố trong 05 năm qua.

Động thái về thực trạng THTP:

*

Từ bảng thống kê tổng hợp 1.1 chúng ta có thể thấy diễn biến THTP do NCTN
thực hiện từ 2007 - 2011 thể hiện ở bảng 1.6 như sau:
Bảng 1.6. Diễn biến THTP do NCTN thực hiện trong 05 năm (2007 - 2011)
Năm

2007

2008

2009

2010

2011

Số lƣợng

585

675

850

773

788


Tăng (%)

100%

115.4%

145.3%

132.1%

134.7%

Như vậy, so với năm 2007 (tương ứng 100%) thì số NCTN phạm tội ở các
năm sau có xu hướng gia tăng: năm 2008 tăng nhẹ (115.4%), đến 2009 tăng mạnh
(145.3%), năm 2010 có giảm nhưng giảm không đáng kể so với năm 2009 (132.1%)
và đến năm 2011 tiếp tục tăng trở lại (134.7%). Trong vòng 05 năm qua, số lượng
NCTN phạm tội tăng lên gấp 1.3 lần. Chúng ta có thể biểu diễn diễn biến THTP do
NCTN thực hiện từ 2007 - 2011 bằng biểu đồ 1.1 sau:


Biểu đồ 1.1. Diễn biến THTP do NCTN thực hiện trong 5 năm (từ 2007 - 2011)

850
1000 675
800 600 -

585



788


773






400 200 
2007


2008


2009


2010


2011

Động thái về cơ cấu tội danh do NCTN thực hiện:

*

Từ bảng 1.4. Tổng hợp THTP theo tội danh do NCTN thực hiện bị xét xử

trong 05 năm ta suy ra diễn biến THTP theo tội danh do NCTN thực hiện bị xét xử
trong 05 năm ở bảng 1.7 như sau:
Bảng 1.7. Diễn biến THTP theo tội danh do NCTN thực hiện bị xét xử
trong 05 năm (2007 - 2011)
Tội danh

Stt

Tỷ lệ tăng/giảm năm 2011 so với năm
2007 (%)

1

Cướp, cướp giật tài sản

143.3%

2

Trộm cắp tài sản

164.8%

3

Cố ý gây thương tích

235.9%

4


Giết người

119.0%

5

Hiếp dâm

6

Đua xe trái phép, tổ chức đua
xe trái phép

200%
75.0%

7

Các tội khác

63.6%

8

Tội phạm về ma túy

57.7%



Như vậy, so với năm 2007, năm 2011 số NCTN phạm tội cướp, cướp giật tài
sản tăng 143.3%; trộm cắp tài sản tăng 164.8%; cố ý gây thương tích tăng 235.9%;
giết người tăng 119.0%; hiếp dâm tăng 200%. Tốc độ tăng của những tội danh này là
rất cao. Và đây là những tội mang tính bạo lực, tính chất, mức độ rất nguy hiểm.
1.2.4. Tính chất tình hình tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 - 2011
Tính chất của THTP do NCTN thực hiện trên địa bàn Tp.HCM là rất nghiêm
trọng. Tính chất nghiêm trọng đó thể hiện ở một số đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, NCTN phạm hầu hết các tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm
trọng mà Bộ luật hình sự quy định. Chiếm tỷ lệ cao là các tội: Cướp tài sản; Cướp
giật tài sản; Trộm cắp tài sản và đáng lưu ý các tội sử dụng bạo lực xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, nhân phẩm người khác như: Giết người, Cố ý gây thương tích, Hiếp
dâm ngày càng có xu hướng gia tăng. Khơng ít trường hợp trong cùng một vụ án,
NCTN thực hiện nhiều hành vi phạm tội mà mức độ nguy hiểm của mỗi hành vi là rất
cao. Điển hình là vụ án với ba tội danh Hiếp dâm, Giết người và Cướp tài sản xảy ra
ngày 19/10/2010 tại Tp.HCM: Theo cáo trạng, Nguyễn Văn Dương (sinh năm 1993,
cư ngụ ở Vũng Tàu) học đến lớp 2 rồi nghỉ học ở nhà phụ giúp mẹ. Năm 2010,
Dương lấy vợ rồi hai vợ chồng lên thành phố làm công nhân. Hai vợ chồng thuê nhà
trọ ở cùng với dì vợ (27 tuổi) và em vợ tại quận Bình Tân. Sáng ngày 19/10/2010, vợ
gọi dậy đi làm nhưng Dương bảo mệt không đi được. Dì vợ thấy thế cằn nhằn: “Mày
làm mà nghỉ hoài sao khá nổi” khiến Dương tức giận. Khi chỉ cịn dì vợ ở nhà, Dương
nằm trên gác nghe tiếng nước chảy. Biết dì đang tắm, Dương xé lớp keo dán sàn gỗ
rồi nhìn qua khe hở. Nảy sinh ý định tà dâm, Dương lấy con dao nhọn đứng chờ ngồi
cửa nhà tắm. Khi dì vợ bước ra, Dương kề dao vào cổ dì và hỏi: “Hồi nảy bà chửi tơi
cái gì?”. Q sợ hải, dì vợ của Dương la lên rồi chạy ra phía cửa phịng nhưng bị
Dương kéo lại bóp cổ cho bất tỉnh rồi thực hiện hành vi giao cấu. Khi dì vợ tỉnh dậy
chửi mắng, Dương siết cổ nạn nhân cho đến chết. Sau đó Dương đi mua thùng xốp
đựng nước đá về bỏ xác dì vợ vào. Sau khi lột hết nữ trang của nạn nhân đem bán,
Dương gọi xe ba gác chở thùng xốp đón xe về miền Tây phi tang. Với ý định vứt xác
nạn nhân sang cồn bên kia tỉnh Vĩnh Long, Dương th hai xe ơm chở mình và thùng



×