Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu trong pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.89 MB, 154 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

HUỲNH XN TÌNH

BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƢỜI THỨ BA
NGAY TÌNH KHI GIAO DỊCH DÂN SỰ VƠ
HIỆU TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

HUỲNH XN TÌNH

BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƢỜI THỨ BA
NGAY TÌNH KHI GIAO DỊCH DÂN SỰ VƠ
HIỆU TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐỖ VĂN ĐẠI

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013



LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan rằng các nội dung được trình bày trong luận văn “Bảo
vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu trong
pháp luật Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của chính tác
giả dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đỗ Văn Đại. Mọi kết quả nghiên
cứu của các cơng trình khoa học khác đều được giữ nguyên ý tưởng và được
trích dẫn phù hợp theo quy định.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 6 năm 2013
Tác giả luận văn

Huỳnh Xuân Tình


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI
CỦA NGƢỜI THỨ BA NGAY TÌNH KHI GIAO DỊCH DÂN SỰ VƠ
HIỆU .................................................................................................................. 8
1.1. Khái niệm, mục đích và giới hạn của bảo vệ quyền lợi của ngƣời thứ
ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu ..................................................... 8
1.1.1. Khái niệm bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao
dịch dân sự vơ hiệu ............................................................................................ 8
1.1.2. Mục đích của việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình .. 16
1.1.3. Giới hạn của việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình ... 18
1.2. Bảo vệ quyền lợi của ngƣời thứ ba ngay tình trong trƣờng hợp cơng
nhận giao dịch của ngƣời thứ ba có hiệu lực ............................................... 20
1.2.1. Điều kiện để quyền lợi của người thứ ba ngay tình được bảo vệ
trong trường hợp cơng nhận giao dịch của người thứ ba có hiệu lực ............ 20
1.2.2. Hậu quả pháp lý của việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay

tình trong trường hợp cơng nhận giao dịch của người thứ ba có hiệu lực. .... 34
1.3. Bảo vệ quyền lợi của ngƣời thứ ba ngay tình trong trƣờng hợp khơng
cơng nhận giao dịch của ngƣời thứ ba có hiệu lực ...................................... 40
1.3.1. Điều kiện để quyền lợi của người thứ ba ngay tình được bảo vệ
trong trường hợp không công nhận giao dịch của người thứ ba có hiệu lực .. 40
1.3.2. Hậu quả pháp lý của việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay
tình trong trường hợp khơng cơng nhận giao dịch của người thứ ba có hiệu
lực ..................................................................................................................... 41
Kết luận chƣơng 1 .......................................................................................... 45
CHƢƠNG 2. NHỮNG VƢỚNG MẮC, BẤT CẬP KHI ÁP DỤNG PHÁP
LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƢỜI THỨ BA NGAY TÌNH
VÀ KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN .................................................................. 46
2.1. Về khái niệm ngƣời thứ ba ngay tình.................................................... 46
2.2. Về điều kiện để ngƣời thứ ba ngay tình đƣợc bảo vệ .......................... 53
2.2.1. Về bán đấu giá ............................................................................... 54


2.2.2. Về Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ................... 59
2.2.3. Về điều kiện “nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu
do Bản án, Quyết định bị hủy, sửa” ................................................................. 65
2.3. Về hậu quả pháp lý của việc bảo vệ quyền lợi của ngƣời thứ ba ngay
tình ................................................................................................................... 67
2.3.1. Việc xác định trường hợp giao dịch của người thứ ba ngay tình có
hiệu lực hay khơng có hiệu lực ........................................................................ 67
2.3.2. Quyền lợi của người thứ ba ngay tình trong trường hợp khơng
cơng nhận giao dịch của người thứ ba có hiệu lực.......................................... 72
Kết luận chƣơng 2 .......................................................................................... 77
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi xã hội ngày càng phát triển, vai trò của giao dịch dân sự ngày càng
được khẳng định. Sự tự do thỏa thuận cũng không ngừng được pháp luật tôn
trọng và bảo đảm. Tuy nhiên, sự tự do nào cũng phải trong một giới hạn nhất
định. Chính vì thế, pháp luật đã đưa ra các điều kiện có hiệu lực của giao dịch
dân sự. Nếu khơng tn thủ các điều kiện đó thì giao dịch sẽ bị vơ hiệu hoặc
có thể vơ hiệu. Khi giao dịch bị tuyên vô hiệu, “Các bên khôi phục lại tình
trạng ban đầu, hồn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu khơng hồn trả
được bằng hiện vật thì phải hồn trả bằng tiền”1. Có thể nói, đây là hệ quả tất
yếu của một giao dịch bị vô hiệu. Bởi lẽ, khi giao dịch đã khơng có giá trị
ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên ngay từ thời điểm giao kết thì cần
phải khơi phục lại tình trạng ban đầu. Trong đó hồn trả cho nhau những gì đã
nhận là một trong những biện pháp nhằm khơi phục lại tình trạng ban đầu.
Thế nhưng, tình huống ở đây đặt ra thì tài sản đó khơng cịn nằm trong sự
chiếm hữu của một trong hai bên chủ thể nữa mà đã thuộc về chủ thể thứ ba.
Vậy, khi giao dịch đầu tiên vơ hiệu thì giao dịch tiếp theo có vơ hiệu theo
khơng? Người thứ ba ngay tình có quyền sở hữu đối với tài sản đó hay phải
trả lại cho chủ sở hữu ban đầu? Quyền lợi của người thứ ba ngay tình được
bảo vệ như thế nào và trong những trường hợp nào? Đây chính là những vấn
đề đặt ra khi chúng ta nghiên cứu đề tài bảo vệ quyền lợi của người thứ ba
ngay tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu.
Qua đó, chúng ta thấy một trong những hậu quả pháp lý cần giải quyết
khi giao dịch dân sự vô hiệu là phải bảo vệ quyền lợi người thứ ba ngay tình.
Bởi lẽ, chủ thể này đã hồn tồn thiện chí, ngay thẳng khi xác lập giao dịch,
mong muốn thực hiện giao dịch đó để đạt được một lợi ích nhất định, nhưng

quyền lợi của họ lại đối kháng với lợi ích của chủ sở hữu đích thực. Chính vì
vậy, cần có những quy định cụ thể để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người thứ ba ngay tình trong sự dung hịa với lợi ích của chủ sở hữu đích

1

Điều 137 BLDS năm 2005.


2

thực. Có như thế, chúng ta mới có thể đảm bảo được quyền và lợi ích hợp
pháp của các bên cũng như thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Trong thực tiễn lập pháp, so với Bộ luật Dân sự năm 1995, vấn đề bảo vệ
quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu đã được Bộ
luật Dân sự năm 2005 quy định khá cụ thể và đầy đủ. Thế nhưng, khi áp dụng
trên thực tế thì một số quy định đã bộc lộ những hạn chế gây khó khăn trong
q trình giải quyết tranh chấp. Chẳng hạn như việc xác định người thứ ba
ngay tình; Quyết định của cơ quan nhà nước là Quyết định nào; việc phân
định ra hai trường hợp như Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định dựa trên tiêu
chí tài sản là động sản khơng phải đăng ký với tài sản là bất động sản và động
sản phải đăng ký còn nhiều cách hiểu khác nhau; cần xác định rõ trường hợp
nào người thứ ba ngay tình được giữ lại tài sản đó, trường hợp nào phải hồn
trả lại tài sản cho chủ sở hữu ban đầu... Chính vì những bất cập trên nên khi
giải quyết đã tồn tại nhiều quan điểm khác nhau dẫn đến việc Tòa án giải
quyết khơng thống nhất, khó khăn trong vận dụng pháp luật cũng như không
đảm bảo được công bằng và lợi ích chính đáng của các bên.
Tranh chấp giữa các bên khi hợp đồng vô hiệu luôn là một vấn đề nóng
bỏng và phức tạp, nhất là khi có sự tham gia của người thứ ba ngay tình. Vấn
đề nghiên cứu các quy định cụ thể của Bộ luật Dân sự về bảo vệ quyền lợi của

người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu là việc làm cần thiết và
quan trọng, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang chuẩn bị sửa đổi, bổ sung
Bộ luật Dân sự như hiện nay. Việc nghiên cứu được thực hiện sẽ giúp chúng
ta nắm vững các quy định pháp luật, từ đó hiểu rõ hơn điểm tiến bộ để phát
huy và những điểm yếu, bất cập để khắc phục, làm cho pháp luật luôn là một
công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ trật tự xã hội nói chung cũng như quyền và
lợi ích hợp pháp của các chủ thể.
Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Bảo vệ quyền lợi của người thứ
ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu trong pháp luật Việt Nam” để
làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài


3

Có thể nói, vấn đề bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao
dịch dân sự vơ hiệu rất ít được mọi người quan tâm nghiên cứu. Đầu tiên, vấn
đề này được đề cập đến trong một cơng trình nghiên cứu chun sâu của tác
giả Nguyễn Văn Cường: “Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của
giao dịch dân sự vô hiệu”, Luận án tiến sĩ, năm 2005. Có thể nói, đây là cơng
trình đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về cả hợp đồng dân sự vơ hiệu và hậu
quả pháp lý của nó nên phạm vi rất rộng, phần bảo vệ quyền lợi của người thứ
ba ngay tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu được đề cập rất ít (cụ thể chỉ có 8
trang trên tổng số 195 trang của luận án). Mặt khác, đề tài này nghiên cứu dựa
trên quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995. Trong khi đó, Bộ luật dân sự
năm 2005 có sự thay đổi rõ rệt điều luật quy định về vấn đề này.
Bên cạnh đó, ở cấp độ thạc sĩ, có luận văn năm 2004 của tác giả Trần
Niên Hưng về vấn đề “Định hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về
hợp đồng dân sự vô hiệu trong Luật dân sự Việt Nam”. Tuy nhiên, đề tài này
được nghiên cứu vào năm 2004 nên cũng dựa trên quy định của Bộ luật Dân

sự năm 1995 và phạm vi nghiên cứu rộng hơn nên phần bảo vệ quyền lợi của
người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu cũng được đề cập rất ít
(cụ thể chỉ có 2 trang trên tổng số 82 trang của luận văn).
Ngoài ra, ở cấp độ cử nhân có khóa luận năm 2010 của tác giả Nguyễn
Thị Làn về vấn đề: “Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu”. Tuy
nhiên, đề tài này phạm vi nghiên cứu khá rộng, bao gồm cả hậu quả pháp lý
của giao dịch dân sự vô hiệu và vấn đề bảo vệ quyền lợi của người thứ ba
ngay tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu nên vấn đề bảo vệ quyền lợi của người
thứ ba ngay tình khơng được đề cập nhiều (cụ thể chỉ có 9 trang trên tổng số
71 trang của luận văn). Đề tài chưa đưa ra kiến nghị hoàn thiện liên quan đến
vấn đề này, cũng như, chưa làm rõ một số vấn đề quan trọng như: như thế nào
là ngay tình, Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và những cách
hiểu còn khác nhau liên quan đến quy định này.
Một số sách nghiên cứu có đề cập đến vấn đề bảo vệ quyền lợi của người
thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu như: Đỗ Văn Đại (2011), Luật
hợp đồng Việt Nam, Bản án và bình luận Bản án, NXB Chính trị Quốc gia,


4

Hà Nội; Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Minh Hằng (2011), Giao dịch về quyền
sử dụng đất vô hiệu, pháp luật và thực tiễn xét xử, NXB Thông tin và truyền
thông, Hà Nội; Hoàng Thế Liên (Chủ biên) (2008) Bộ Tư pháp, Viện khoa
học pháp lý, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005, tập I, NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội;
Ngồi ra, có một số bài viết trên tạp chí đề cập đến những khó khăn,
vướng mắc, những bất cập trong việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay
tình. Ví dụ: Đỗ Thành Cơng (2010), “Quyền địi lại tài sản từ người chiếm
hữu khơng có căn cứ pháp luật”, Tạp chí Tịa án nhân dân, (15), tr. 24-30; Vũ
Thị Hồng Yến (2007), “Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi chủ

sở hữu kiện địi lại tài sản”, Chuyên đề cho hội thảo khoa học cấp trường do
Bộ môn luật dân sự - Khoa luật dân sự - Trường đại học Luật Hà Nội tổ chức
ngày 11/12/2007.
Không thể phủ nhận rằng, những cuốn sách và bài viết này có nhiều ưu
điểm, đã có sự nghiên cứu sâu hơn những quy định của pháp luật về vấn đề
bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình. Đồng thời, dựa trên thực tiễn áp
dụng thơng qua một số Bản án, Quyết định Giám đốc thẩm để chỉ ra những
bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành và đề xuất các kiến nghị để
hoàn thiện pháp luật, nhất là cuốn sách Luật hợp đồng Việt Nam, Bản án và
bình luận Bản án của tác giả Đỗ Văn Đại, NXB Chính trị Quốc gia, năm
2011. Vì thế, đây chính là những nguồn tài liệu quý giá giúp tác giả hồn
thành luận văn thạc sĩ của mình. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu trên
chưa nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu về vấn đề bảo vệ quyền lợi
của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu mà chỉ đề cập đến
một khía cạnh trong đề tài.
Do vậy, có thể nói, cho đến nay chưa có một cơng trình nào nghiên cứu
một cách chuyên sâu về vấn đề bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình
khi giao dịch dân sự vơ hiệu. Chính vì vậy, tác giả thiết nghĩ nghiên cứu đề tài
“Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu
trong pháp luật Việt Nam” một cách toàn diện là cần thiết, có ý nghĩa thiết
thực trong bối cảnh sửa đổi bổ sung Bộ luật Dân sự như hiện nay và hoàn


5

tồn khơng trùng lắp với các đề tài nghiên cứu trước đó. Việc nghiên cứu sẽ
giúp chúng ta làm rõ những vấn đề mà chưa có đề tài nào tập trung nghiên
cứu chuyên sâu, nhất là việc xác định như thế nào là người thứ ba ngay tình,
làm rõ điều kiện để người thứ ba ngay tình được bảo vệ, hậu quả pháp lý của
việc bảo vệ người thứ ba ngay tình.

3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của tác giả là nghiên cứu một cách có hệ thống những
quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay
tình khi giao dịch dân sự vô hiệu cũng như thực trạng áp dụng những quy
định này trong thực tiễn, trên cơ sở đó làm sáng tỏ những vướng mắc và bất
cập. Qua đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm góp phần
hồn thiện quy định của Bộ luật Dân sự về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba
ngay tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu. Để có thể áp dụng pháp luật một cách
chính xác và thống nhất thì trước tiên chúng ta có thể bổ sung những vấn đề
bất cập đang cần sự hướng dẫn vào trong Sổ tay thẩm phán. Tiếp sau đó, khi
có điều kiện sửa đổi, bổ sung luật và các văn bản dưới luật thì chúng ta sẽ bổ
sung vào. Bởi lẽ, để sửa đổi luật, hay văn bản dưới luật thì cần phải có thời
gian. Đây là phương án hợp lý để những giải pháp mà tác giả đã nêu ra nhanh
chóng đi vào thực tiễn. Những giải pháp này ở mức độ nhất định sẽ góp phần
củng cố các cơ sở pháp lý giúp Tòa án thuận lợi hơn khi giải quyết hậu quả
pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu.
* Đối tượng nghiên cứu
Theo tên đề tài luận văn, đối tượng mà tác giả muốn nghiên cứu là các
quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh vấn đề bảo vệ quyền lợi của người
thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu. Để tạo thuận lợi cho việc
nghiên cứu đối tượng này, trước hết, tác giả nghiên cứu những vấn đề cơ bản
liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch
dân sự vơ hiệu. Từ đó, dựa trên những vấn đề cơ bản này tác giả nghiên cứu,
phân tích, đánh giá những vấn đề cịn nhiều ý kiến học thuật khác nhau và
chưa được áp dụng thống nhất trong thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Tòa


6


án. Chẳng hạn như: phân tích và làm rõ khái niệm người thứ ba ngay tình, xác
định điều kiện để người thứ ba ngay tình được bảo vệ và những hệ quả pháp
lý khi bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình. Để cuối cùng, tác giả đưa
ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật.
* Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu toàn diện các quy định của Pháp luật Việt Nam,
nhất là quy định của Bộ luật Dân sự về vấn đề bảo vệ quyền lợi của người thứ
ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu, bao gồm những vấn đề cơ bản và
những vướng mắc, bất cập khi áp dụng pháp luật, từ đó đề xuất kiến nghị
hồn thiện.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng xuyên suốt
phương pháp phân tích, chứng minh, tổng hợp để giải quyết vấn đề lý luận về
bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
trong pháp luật Việt Nam.
- Phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh để làm rõ mối liên hệ và sự
tiến bộ giữa các thời kỳ lịch sử, nhất là Bộ luật Dân sự năm 2005 so với Bộ
luật Dân sự năm 1995 (Một phần mục 1.1.; mục 1.2.1.; mục 1.2.1.1.; mục
1.2.2.).
- Trong quá trình phân tích, tác giả cũng có so sánh với pháp luật các
nước như Pháp, Nhật (Một phần mục 1.1.1. (người thứ ba ngay tình); mục
1.2.1.2.; và mục 2.3.2.2.).
Cuối cùng, tác giả sử dụng phương pháp khảo sát, đánh giá thực tiễn
(chủ yếu ở Chương 2). Cụ thể, tác giả đã tổng hợp, phân tích và bình luận
những Bản án, Quyết định Giám đốc thẩm để có thể làm rõ những vướng
mắc, bất cập khi áp dụng các quy định pháp luật, từ đó đưa ra các giải pháp
hồn thiện pháp luật.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề pháp lý liên quan đến
bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu. Cụ

thể, nghiên cứu các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng từ đó đưa ra


7

những kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật. Khơng những vậy, việc nghiên
cứu được thực hiện cịn góp phần ổn định các giao dịch dân sự, đảm bảo an
toàn pháp lý và tránh được các rủi ro cho các chủ thể tham gia giao dịch, nhất
là chủ thể ngay tình.
Kết quả nghiên cứu đề tài cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo hữu ích cho việc nghiên cứu của sinh viên trong các trường đào luật
luật. Cũng như giúp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham khảo để
áp dụng hoặc để nhà làm luật sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện pháp luật hiện
hành.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ
lục, luận văn gồm 2 chương:
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba
ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
Chương 2. Những vướng mắc, bất cập khi áp dụng pháp luật về bảo vệ
quyền lợi của người thứ ba ngay tình và kiến nghị hoàn thiện


8

CHƢƠNG 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA NGƢỜI
THỨ BA NGAY TÌNH KHI GIAO DỊCH DÂN SỰ VƠ HIỆU
1.1. Khái niệm, mục đích và giới hạn của bảo vệ quyền lợi của ngƣời thứ
ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu


Giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu vốn đã phức
tạp, khi xuất hiện người thứ ba ngay tình thì việc giải quyết hậu quả càng trở
nên phức tạp hơn. Chính vì thế, khi nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền lợi của
người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu, chúng ta cần nhận thức
được như thế nào là bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch
dân sự vơ hiệu, mục đích của quy định này và những giới hạn đặt ra khi bảo
vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình.
1.1.1. Khái niệm bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch
dân sự vơ hiệu

Có thể nói, bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình là một vấn đề
phức tạp và quan trọng khi giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vơ
hiệu. Chính vì thế, để hiểu rõ vấn đề này trước tiên chúng ta cần làm rõ hai
phạm trù: giao dịch dân sự vô hiệu và người thứ ba ngay tình. Có như vậy,
chúng ta mới có cái nhìn tồn diện về việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba
ngay tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu.
* Giao dịch dân sự vô hiệu
Quả thật, việc chuyển dịch tài sản và cung ứng dịch vụ là nhu cầu cần
thiết của bất cứ xã hội nào, trong đó, giao dịch dân sự là phương tiện quan
trọng nhất. Đây cũng chính là một trong những căn cứ quan trọng và phổ biến
nhất làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự. Vậy như thế nào là giao dịch dân
sự? Theo nghĩa thơng thường, “Giao dịch là có quan hệ gặp gỡ tiếp xúc với
nhau”2. Trong lĩnh vực pháp lý, Điều 121 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005
quy định về giao dịch dân sự như sau: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc
hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự”. Như vậy, chúng ta thấy trong pháp luật Việt Nam thì giao
2

Viện Ngơn ngữ (2010), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, NXB Thanh Niên, Hà Nội, tr. 348.



9

dịch dân sự là một khái niệm rộng, không chỉ riêng hợp đồng mà còn bao hàm
cả hành vi pháp lý đơn phương. Trong đó, phần hợp đồng được các nhà làm
luật chú trọng quy định thành một phần cụ thể, cịn hành vi pháp lý đơn
phương khơng những được quy định trong phần hợp đồng3 mà còn được quy
định trong phần thừa kế4. Hợp đồng là sự thỏa thuận, thống nhất ý chí giữa
các bên trong việc xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự, còn hành vi pháp lý đơn
phương chỉ là sự thể hiện ý chí của một bên. Đối với một số nước khác như:
“BLDS của nước Cộng hịa Pháp khơng đưa ra chế định giao dịch dân sự mà
chỉ đưa ra chế định hợp đồng dân sự và chế định thừa kế, còn đối với BLDS
và thương mại Thái Lan và BLDS Nhật Bản đưa ra chế định hành vi pháp lý
bao trùm lên chế định hợp đồng và chế định thừa kế theo di chúc”5. Qua đó,
chúng ta thấy có hai chế định quan trọng nhất mà bất cứ quốc gia nào cũng
quan tâm, đó là hợp đồng và thừa kế. Như vậy, có thể nói giao dịch dân sự là
mối quan hệ rất phổ biến trong mọi thời kỳ, mọi xã hội.
Để đảm bảo hài hịa lợi ích của các chủ thể thì pháp luật cho phép các
chủ thể được tự do giao dịch, nhưng sự tự do đó phải trong một giới hạn nhất
định. Vượt quá giới hạn đó giao dịch sẽ bị coi là vô hiệu6. Điều 127 BLDS
năm 2005 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu: “Giao dịch dân sự khơng có
một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vơ
hiệu”. Như vậy, những điều kiện đó được coi là giới hạn của sự tự do. Nói
cách khác, để một giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật thì cần phải đáp ứng
các điều kiện do pháp luật quy định. Cụ thể, Điều 122 BLDS năm 2005 quy
định điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
3

4
5

Ví dụ như hứa thưởng.
Ví dụ như lập di chúc, từ chối việc hưởng di sản.
Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Minh Hằng (2011), Giao dịch về quyền sử dụng đất vô hiệu, pháp luật và

thực tiễn xét xử, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, tr. 6.
6
Điều đó khơng có nghĩa là trường hợp nào Tịa án cũng tun giao dịch dân sự vơ hiệu ngay mà tùy từng
trường hợp cụ thể. Chẳng hạn, Tịa án có thể u cầu các bên thực hiện đúng quy định của pháp luật, nếu
không thực hiện đúng mới tuyên vô hiệu hoặc tuyên vô hiệu ngay.


10

b) Mục đích và nội dung của giao dịch khơng vi phạm điều cấm của
pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch
trong trường hợp pháp luật có quy định”.
Qua đó, chúng ta thấy những quy định về giao dịch dân sự vơ hiệu có ý
nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể
tham gia giao dịch dân sự, đảm bảo ổn định các giao dịch dân sự cũng như ổn
định trật tự xã hội. Khi giao dịch dân sự vô hiệu, việc giải quyết hậu quả pháp
lý của nó sẽ phức tạp hơn nếu như nó ảnh hưởng đến quyền lợi của một chủ
thể khác, nhất là khi chủ thể đó lại ngay tình.
* Người thứ ba ngay tình
Người thứ ba ngay tình là đối tượng cần được bảo vệ khi giao dịch dân
sự vơ hiệu. Do đó, để có thể nhận thức đầy đủ hơn về người thứ ba ngay tình,

trước tiên, chúng ta cần xác định được chủ thể nào là “người thứ ba” trong
mối quan hệ này. Có quan điểm cho rằng: “Trong quan hệ dân sự, ngoài các
chủ thể hoặc người đại diện, người được ủy quyền tham gia giao dịch, một số
trường hợp có người khác có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Đó là người
thứ ba trong quan hệ dân sự”7.
Với trường hợp chúng ta đang nghiên cứu là bảo vệ quyền lợi của người
thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu, điều đó có nghĩa là đã tồn tại
một giao dịch vơ hiệu trước đó. Để hiểu rõ hơn chủ thể nào được coi là
“người thứ ba”, chúng ta cùng xem xét ví dụ sau:
Giao dịch 1 (vô hiệu)
Giao dịch 2 (hợp pháp)
A
B
C
(chủ sở hữu ban đầu)
(người thứ ba ngay tình)
Trong đó, tồn tại hai giao dịch dân sự nhưng giao dịch ban đầu bị vô
hiệu. Giả sử A bán tài sản cho B, nhưng giao dịch bị vơ hiệu. Lúc đó, B phải
hồn trả lại tài sản cho A theo Điều 137 BLDS năm 2005. Thế nhưng, tài sản
này đã khơng cịn thuộc quyền sở hữu của B, do B đã bán tài sản này cho C.
7

Nguyễn Mạnh Hùng (2011), Thuật ngữ pháp lý, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr. 313.


11

Như vậy, trong ví dụ này, C - chủ thể cuối cùng trong giao dịch thứ hai - được
coi là người thứ ba.
Ngoài ra, BLDS năm 2005 dùng thuật ngữ “người” thứ ba ngay tình, vậy

“người” ở đây có bao hàm các chủ thể khác ngồi cá nhân hay khơng? Nói
cách khác, nếu pháp nhân hay tổ chức mà tham gia giao dịch một cách ngay
tình thì có được pháp luật bảo vệ khi tài sản đã giao dịch là đối tượng của một
giao dịch dân sự vô hiệu hay không? Theo quan điểm của tác giả, bản chất
của pháp luật khi ban hành ra quy định này là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của bên ngay tình khi tham gia giao dịch dân sự. Chính vì thế,
chúng ta nên hiểu thuật ngữ “người” trong khái niệm “người thứ ba ngay
tình” theo nghĩa rộng, tức là nó bao hàm cả cá nhân, pháp nhân và các chủ thể
khác. Ví dụ: pháp nhân, tổ chức… khi tham gia giao dịch một cách ngay tình
thì quyền lợi của họ cũng được bảo vệ như trong trường hợp họ là cá nhân.
Bên cạnh việc xác định chủ thể nào được coi là người thứ ba, chúng ta
cần làm rõ “ngay tình” là như thế nào. Về mặt pháp lý, việc nhận thức đúng
về tính chất ngay tình có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng các quy định
của pháp luật cũng như giải quyết tranh chấp trên thực tế. Nếu chúng ta vẫn
còn mơ hồ về vấn đề này thì chúng ta khơng thể nào xác định đúng chủ thể
nào cần được bảo vệ và được bảo vệ trong trường hợp nào. Chính vì thế, khi
nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch
dân sự vô hiệu chúng ta cần làm rõ khái niệm “ngay tình” để có thể hiểu một
cách thống nhất, từ đó vận dụng vào thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan
đến quyền lợi của người thứ ba ngay tình.
Hiện nay, BLDS năm 2005 có nhiều điều luật sử dụng thuật ngữ “ngay
tình” như: Điều 170, 189, 194, 328, 247, 256, 257, 258 BLDS năm 2005.
Nhưng trong đó chỉ có một điều luật chỉ rõ như thế nào là “ngay tình”. Đó là
trường hợp “Chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình”. Cụ thể,
Điều 189 BLDS năm 2005 quy định về chiếm hữu không có căn cứ
pháp luật nhưng ngay tình như sau: “Người chiếm hữu tài sản khơng có căn
cứ pháp luật nhưng ngay tình là người chiếm hữu mà khơng biết và khơng
thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là khơng có căn cứ pháp luật ”.



12

Vậy nội hàm của “ngay tình” trong trường hợp “người thứ ba ngay tình
khi giao dịch dân sự vơ hiệu” được quy định tại Điều 138 BLDS năm 2005 có
giống với trường hợp “chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay
tình” được quy định tại Điều 189 BLDS năm 2005 khơng? BLDS năm 2005
vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng.
Trước đây, Bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật) khơng có quy định
chung về hậu quả của hợp đồng vô hiệu mà quy định những trường hợp hợp
đồng có vi phạm đều vơ hiệu như:
Khi vi phạm về năng lực chủ thể, Điều 377 quy định: “Nếu người chồng
sau mạo tên con người chồng trước mà bán thì người chồng sau, người viết
thay văn tự và người chứng kiến đều xử phạt 60 trượng, biếm hai tư. Người
biết việc mà cứ mua thì xử phạt 80 trượng và mất số tiền mua, ruộng phải trả
lại con...”8.
Khi vi phạm về đối tượng hợp đồng, Điều 382 quy định: “Bán trộm
ruộng đất của người khác thì xử tội biếm, bán từ 10 mẫu trở lên thì xử tội đồ,
trả tiền mua cho người mua và phải trả thêm một lần tiền mua nữa, để trả cho
chủ có ruộng đất và người mua, mỗi người một phần nữa; ruộng đất thì phải
trả lại người chủ có. Nếu người mua biết mà cứ mua thì xử phạt 80 trượng
và mất số tiền mua”.
Như vậy, chúng ta thấy dù pháp luật thời kỳ này khơng sử dụng thuật
ngữ “ngay tình” hay “khơng ngay tình” mà thay vào đó là “người biết sự việc
mà cứ mua” hay “nếu người mua biết mà cứ mua”. Như vậy, việc xác định
tính chất “ngay tình” hay “khơng ngay tình” của người mua dựa trên việc
“biết” hay “khơng biết” một sự việc nào đó dẫn đến hợp đồng vơ hiệu9.

8

Tương tự, Điều 378 Quốc triều hình luật quy định: “Cha mẹ còn sống mà bán trộm điền sản, con trai phạt

60 trượng, biếm hai tư, con gái phạt roi, biếm một tư, phải trả nguyên tiền cho người mua, điền sản phải trả
lại cho cha mẹ (những kẻ hàng dưới ít tuổi hơn cùng với bậc trên mà ăn trộm điền sản của gia trưởng cũng
phải tội như thế). Người biết sự việc mà mua thì mất số tiền mua; người viết văn tự thay hay làm chứng mà
biết sự thật đều phải chịu phạt 50 roi, biếm một tư; khơng biết thì khơng xử tội”.
9

Ở đây, tác giả phân tích tính chất ngay tình hay khơng ngay tình của chủ thể khi tham gia xác lập giao dịch,
cho dù khơng có một giao dịch vơ hiệu trước đó.


13

Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về ngay tình. Theo cách hiểu
thơng thường, “Ngay tình là khơng có điều gì gian dối”10. Theo Từ điển Luật
học, “Ngay tình là lịng ngay thẳng, thực thà, tình thế rõ ràng”11. Cịn Theo
Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, “Người thứ ba ngay tình khi tham gia
giao dịch dân sự vô hiệu là người được chuyển giao tài sản thông qua giao
dịch dân sự mà họ không biết, không buộc phải biết tài sản đó do người
chuyển giao cho họ thu được từ một giao dịch vơ hiệu”12.
Bên cạnh đó, cũng có tác giả cho rằng: “Người thứ ba tham gia giao
dịch dân sự ngay tình là khi tham gia giao dịch trên cơ sở tự nguyện, bình
đẳng và tuân theo quy định của pháp luật mà không biết đối tượng giao dịch
là tài sản bất minh, do chủ sở hữu được xác lập trước đó bởi một giao dịch vô
hiệu”13. Hoặc là, “Trong trường hợp này, người thứ ba khơng biết và khơng
thể biết rằng mình tham gia giao dịch với người khơng có quyền định đoạt tài
sản, hoặc đối tượng của giao dịch liên quan đến giao dịch trước đó”14.
Nhìn từ góc độ so sánh, chúng ta thấy Luật Nhật Bản cũng có quy định
về vấn đề bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình. Cụ thể, Luật Nhật Bản
cho rằng: “Sự ngay tình hay gian dối được xác định trên cơ sở một người có
biết được một việc cụ thể nào đó hay khơng. Các thuật ngữ này không liên

quan đến ý nghĩa đạo đức tốt hay xấu, và do đó trong trường hợp này, thuật
ngữ chỉ có ý nghĩa là yếu tố lừa dối có tồn tại hay khơng”15.
Rõ ràng, khơng thể phủ nhận rằng việc xác định tính chất “ngay tình”
trong trường hợp này cũng khá phức tạp16. Nhưng nhìn chung, sự ngay tình ở
10

Viện Ngơn ngữ (2010), Tlđd 2, tr. 606.

11

Bộ Tư pháp, Viện Khoa học Pháp lý (2006), Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách khoa - Tư pháp, Hà
Nội, tr. 550.
12

Trường Đại học luật Hà Nội (1995), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học, NXB Cơng an nhân dân, Hà
Nội, tr. 95.
13
14

Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Minh Hằng (2011), Tlđd 5, tr. 128.
Hoàng Thế Liên (Chủ biên) Bộ Tư pháp, Viện khoa học pháp lý (2008), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự

năm 2005, tập I, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 310.
15

Bộ Tư pháp, Viện nghiên cứu đào tạo (1997-1998), Luật Nhật Bản, tập II, NXB Thanh Niên, Hà Nội, tr.
221.
16

Đây là vấn đề liên quan đến nhận thức của chủ thể nên rất khó để xác định. Xem: Đỗ Văn Đại (2012), Luật

Nghĩa vụ dân sự và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự - Bản án và bình luận Bản án, tập I, NXB Chính trị


14

đây phụ thuộc vào ý chí của người thứ ba khi nhận thức về tài sản mà họ xác
lập giao dịch có phải là đối tượng của một giao dịch vơ hiệu trước đó khơng.
Theo quan điểm của tác giả, có thể hiểu một cách đơn giản ngay tình là
khơng biết và pháp luật không buộc phải biết về một vấn đề, sự việc cụ thể
nào đó. Trong trường hợp này là không biết tài sản mà họ giao dịch là đối
tượng của một giao dịch vơ hiệu trước đó.
* Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô
hiệu
“Về nguyên tắc, khi một hợp đồng bị tun bố vơ hiệu thì quyền và
nghĩa vụ của người giao kết khơng cịn. Vì vậy, quyền và nghĩa vụ của những
người liên quan cũng khơng cịn”17. Nói cách khác, hợp đồng với người thứ
ba sẽ vơ hiệu theo. Vấn đề sẽ khơng có gì phức tạp nếu như người thứ ba
khơng ngay tình. Lúc đó, quyền lợi của người thứ ba sẽ không được pháp luật
bảo vệ. Vì vậy, việc hồn trả lại tài sản cho chủ sở hữu ban đầu là điều đương
nhiên. Thế nhưng, nếu giải quyết như vậy sẽ không thỏa đáng trong trường
hợp người thứ ba ngay tình. Chính vì thế, nhà nước đã ban hành các quy định
pháp luật nhằm bảo vệ đối tượng là người thứ ba ngay tình.
Với trường hợp chúng ta đang nghiên cứu, người thứ ba phải là người
ngay tình mới được bảo vệ. Vậy như thế nào là bảo vệ quyền lợi của người
thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu? Theo cách hiểu thông thường,
“Bảo vệ là chống lại mọi sự xâm phạm để giữ cho luôn luôn được nguyên
vẹn”18. Như vậy, mục đích của bảo vệ là nhằm giữ gìn cho đối tượng được
bảo vệ được an toàn, được ổn định như ban đầu cho dù có sự tác động vào nó.
Việc bảo vệ một đối tượng nào đó bên cạnh việc ngăn chặn những hành vi
xâm phạm đến đối tượng còn nhằm phục hồi những quyền lợi của chủ thể đó

nếu họ bị xâm hại. Qua đó, chúng ta có thể hiểu bảo vệ quyền lợi của người
thứ ba ngay tình là những biện pháp tác động thơng qua các quy định pháp

Quốc gia, Hà Nội, tr. 148.
17
18

Lê Thị Bích Thọ (2004), Hợp đồng kinh tế vơ hiệu, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 107.
Viện Ngôn ngữ (2010), Tlđd 2, tr. 34.


15

luật nhằm chống lại sự xâm phạm đến lợi ích chính đáng của người thứ ba
ngay tình, hoặc khơi phục quyền lợi của họ khi giao dịch dân sự vô hiệu.
Cịn quyền lợi là “Quyền được hưởng những lợi ích về chính trị, xã hội,
vật chất hoặc tinh thần do kết quả lao động của bản thân tạo nên hoặc do
phúc lợi chung do nhà nước, xã hội hoặc tập thể cơ quan, tổ chức nơi mình
sinh sống làm việc mang lại”19. Như vậy, khách thể của việc bảo vệ rất rộng,
có thể là những lợi ích chính trị, xã hội, vật chất, tinh thần. Nhưng việc bảo vệ
quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu không phải
là bảo vệ tất cả những lợi ích đó của người thứ ba ngay tình, mà tác giả chủ
yếu tập trung quyền và lợi ích chính đáng20 của người thứ ba ngay tình trong
mối quan hệ với chủ sở hữu ban đầu và người xác lập giao dịch với họ khi có
một giao dịch dân sự vô hiệu.
Như vậy, bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân
sự vơ hiệu có nghĩa là bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ trong mối
quan hệ với chủ sở hữu ban đầu và người xác lập giao dịch với họ khi có một
giao dịch dân sự vơ hiệu trước đó làm ảnh hưởng đến quyền lợi của họ.
Rõ ràng, khi giao dịch vơ hiệu thì quyền lợi của người thứ ba ngay tình

cần được bảo vệ. BLDS năm 2005 có đưa ra những cách thức bảo vệ khác
nhau như: kiện đòi lại tài sản, kiện đòi bồi thường thiệt hại, kiện yêu cầu
chấm dứt hành vi vi phạm… Vậy mức độ bảo vệ người thứ ba ngay tình khi
giao dịch dân sự vô hiệu sẽ như thế nào? Nhất là trong tình huống chủ sở hữu
ban đầu kiện địi lại tài sản, yêu cầu tuyên bố giao dịch của người thứ ba vơ
hiệu thì họ có được quyền sở hữu tài sản đó hay phải trả lại tài sản cho chủ sở
hữu ban đầu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Xét dưới góc độ bảo vệ quyền lợi, chúng ta thấy việc trả lại tài sản và
yêu cầu bồi thường hay là được giữ lại tài sản thì quyền lợi của người thứ ba
ngay tình đều được bảo vệ. Nhưng nếu xét về mức độ bảo vệ thì nếu họ được
sở hữu tài sản đang có tranh chấp sẽ là biện pháp bảo vệ quyền lợi tối ưu nhất.
Bởi vì, “Bồi thường thiệt hại dù có được đặt ra, song nếu người phải bồi
19
20

Bộ Tư pháp, Viện Khoa học Pháp lý (2006), Tlđd 11, tr. 651.
Về mặt lợi ích vật chất.


16

thường khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ thì người được bồi thường
cũng phải chịu thiệt thòi”21. Đây là trường hợp đã tìm được người đã giao
dịch, nhưng họ khơng cịn khả năng bồi thường cho người thứ ba ngay tình.
Khơng những thế, có trường hợp người thứ ba ngay tình khơng tìm được
người đã giao dịch với họ để yêu cầu bồi thường thì quyền lợi của người thứ
ba lại càng khó được đảm bảo hơn. Vì thế, nếu được sở hữu tài sản thì quyền
lợi của họ sẽ được bảo đảm cao nhất.
“Với BLDS năm 2005, chúng ta thấy người thứ ba ngay tình khơng ln
ln được bảo vệ bằng cách công nhận hợp đồng của họ vẫn có hiệu lực. Với

quy định mới, về nguyên tắc giao dịch với người thứ ba vô hiệu, họ chỉ được
bảo vệ trong những trường hợp được quy định”22. Điều đó có nghĩa là cách
thức để bảo vệ họ là cơng nhận hợp đồng với người thứ ba có hiệu lực. Khi
đó, người thứ ba khơng phải hồn trả lại tài sản, nhưng việc bảo vệ này không
phải đối với mọi trường hợp người thứ ba ngay tình mà chỉ giới hạn trong
những trường hợp luật định.
1.1.2. Mục đích của việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình

Thứ nhất, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các chủ thể tham gia giao
dịch. BLDS năm 2005 đã quy định rõ không phải mọi trường hợp giao dịch
dân sự vơ hiệu thì giao dịch với người thứ ba ngay tình cũng vơ hiệu. “Quy
định này rất quan trọng góp phần bảo vệ các giao dịch dân sự “ngay tình”,
quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia giao dịch đó, giữ ổn định
quan hệ xã hội”23. Như vậy, pháp luật quy định bảo vệ quyền lợi của người
thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu trước hết là nhằm bảo vệ lợi ích
cho chính các chủ thể tham gia giao dịch một cách ngay tình. Họ khơng thể
biết rằng giao dịch mình tham gia có thể bị vơ hiệu. Vì vậy, chúng ta “Cần
phải hiểu chế độ bảo vệ người thứ ba ngay tình khơng nhằm mục đích khuyến
21

Phạm Kim Anh (2010), “Bảo vệ quyền sở hữu trong Bộ luật Dân sự”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, (số

chuyên đề sửa đổi bổ sung BLDS phần liên quan đến sở hữu tài sản và hợp đồng), tr. 49.
22

Đỗ Văn Đại (2011), Luật hợp đồng Việt Nam, Bản án và bình luận Bản án, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, tr. 777.
23

Tịa án nhân dân tối cao, Viện Khoa học xét xử (2006), Tài liệu tập huấn BLDS năm 2005, Hà Nội, tháng

4/2006, tr. 17.


17

khích người khơng có quyền lợi được phép định đoạt về quyền lợi ấy mà là
chế độ bảo vệ người đã thực hiện giao dịch vì tin tưởng rằng đối tác là chủ
sở hữu quyền lợi”24. Trong mối quan hệ này, người thứ ba được coi là ngay
tình khi tham gia giao dịch vì họ tin tưởng người xác lập giao dịch với mình
là chủ sở hữu. Vì vậy, họ hồn tồn ngay thẳng, trung thực. Do đó, pháp luật
cần phải đặt ra những quy định để bảo vệ họ là điều tất yếu.
Thứ hai, bảo vệ ổn định trật tự xã hội nói chung và ổn định giao dịch
dân sự nói riêng, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Trên thực tế, chúng ta thấy
giao dịch vô hiệu xảy ra rất nhiều. Trường hợp tài sản là đối tượng của hợp
đồng vô hiệu đã chuyển giao cho một người thứ ba ngay tình cũng khơng phải
ít. Đây là trường hợp đặc biệt bởi lẽ tài sản là đối tượng của hợp đồng khơng
cịn nằm trong sự quản lý của một bên chủ thể. Chính vì thế, việc giải quyết
hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu mà cụ thể là hồn trả tài sản khơng
phải là điều đơn giản. Khi đó, việc bảo vệ người thứ ba ngay tình được đặt ra.
Người thứ ba ngay tình có thể yêu cầu được sở hữu tài sản đó, hoặc yêu cầu
bồi thường thiệt hại. Vậy trường hợp nào thì người thứ ba ngay tình sẽ được
sở hữu mà khơng phải hoàn trả tài sản, yêu cầu bồi thường. Vấn đề này có ý
nghĩa lớn đối với người thứ ba ngay tình. Bởi lẽ, khơng phải đơn giản mà tìm
được người đã giao kết với họ để yêu cầu bồi thường. Giả sử nếu tìm được mà
họ khơng có khả năng trả hoặc cố tình khơng bồi thường thì quyền lợi của
người thứ ba ngay tình cũng khơng được bảo đảm. Trước những rủi ro đặt ra,
nếu pháp luật không có quy định cụ thể để bảo vệ quyền lợi của họ thì họ sẽ
ngại tham gia giao dịch dân sự.
Chính vì vậy, quy định này khơng chỉ bảo vệ lợi ích của người thứ ba
ngay tình mà cịn bảo vệ lợi ích chung của nhà nước, đảm bảo ổn định trật tự

xã hội, từ đó thúc đẩy xã hội phát triển. Bởi lẽ, bảo vệ ổn định trật tự xã hội
luôn là nhiệm vụ hàng đầu của mọi nhà nước. Khi quyền lợi của người thứ ba
ngay tình khơng được bảo vệ khi giao dịch dân sự vô hiệu thì chắc chắn sẽ
xâm phạm trật tự nói trên. Trong khi đó, các giao dịch dân sự ngày càng phức
24

Bộ Tư pháp, Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý (2001), Thông tin khoa học pháp lý, Chuyên đề một số
vấn đề về sửa đổi bổ sung Bộ luật Dân sự Việt Nam, tr. 37.


18

tạp, nhất là những giao dịch liên quan đến bất động sản. Nếu chúng ta khơng
có cơ chế bảo vệ quyền lợi chính đáng của người thứ ba ngay tình thì chắc
chắn các chủ thể sẽ mang tâm lý hoang mang, lo sợ và hạn chế tham gia các
giao dịch dân sự. Vơ hình chung sẽ tạo ra một rào cản cho sự thúc đẩy các
giao lưu dân sự và kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, nhất là
trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển mình hội nhập. Do đó, để thúc đẩy giao
lưu dân sự, thúc đẩy sự phát triển của xã hội, nhà nước đã ban hành các quy
định nhằm đảm bảo sự ổn định của các giao dịch dân sự đã được xác lập, cân
bằng những xung đột về lợi ích của chủ sở hữu ban đầu và người thứ ba ngay
tình. Có như vậy, người dân mới tích cực tham gia các giao dịch dân sự và
thúc đẩy xã hội phát triển.
Thứ ba, hạn chế tranh chấp phát sinh và kéo dài giữa chủ sở hữu ban đầu
và người thứ ba ngay tình. Có thể nói, tranh chấp giữa chủ sở hữu ban đầu và
người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vơ hiệu là điều khó tránh khỏi. Vì
vậy, việc ban hành quy định điều chỉnh vấn đề này là cần thiết để hạn chế
thấp nhất tranh chấp có thể xảy ra. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho Tịa
án có cơ sở pháp lý rõ ràng khi giải quyết tranh chấp. Từ đó, tranh chấp được
giải quyết một cách nhanh chóng mà vẫn đảm bảo được cơng bằng cho các

chủ thể.
Tóm lại, mục đích chính của việc bảo vệ quyền lợi người thứ ba ngay
tình là bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên tham gia giao dịch dân sự,
nhất là khi họ ngay tình, đảm bảo ổn định trật tự xã hội, từ đó thúc đẩy xã hội
phát triển. Đồng thời hạn chế tranh chấp xảy ra và kéo dài giữa chủ sở hữu
ban đầu và người thứ ba ngay tình.
1.1.3. Giới hạn của việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình

Như đã phân tích, mục đích của bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay
tình là nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các chủ thể tham gia giao dịch một
cách ngay tình và bảo đảm ổn định trật tự xã hội. Trong khi đó, việc bảo vệ
quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức luôn là nhiệm vụ hàng đầu của hệ thống
pháp luật nói chung và luật dân sự nói riêng. Vậy một câu hỏi được đặt ra là
việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình liệu có xâm phạm quyền lợi


19

của chủ sở hữu ban đầu hay khơng? Có lẽ xuất phát từ mục đích bảo vệ quyền
lợi của người thứ ba ngay tình đồng thời bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu ban
đầu mà khi ban hành pháp luật thì nhà làm luật Việt Nam đã xuất phát từ hai
tư duy: hoặc là “bảo vệ tính an tồn, ổn định của giao dịch” hoặc là “bảo vệ
một cách tuyệt đối quyền của chủ sở hữu”25. Những quy định của pháp luật đã
cho chúng ta thấy nhà làm luật đã không lựa chọn tuyệt đối một tư duy nào,
mà biện pháp đưa ra là dung hòa hai tư duy nói trên. Với giải pháp này, lợi
ích của các chủ thể được hài hịa, vừa bảo vệ tính an tồn ổn định của giao
dịch vừa đảm bảo quyền của chủ sở hữu một cách tương đối. Điều này được
hiểu là tuy việc bảo vệ người có quyền lợi chân chính cũng quan trọng nhưng
tơn trọng an tồn giao dịch, bảo vệ người xác lập đã hết mình trong nghĩa vụ
lưu ý là cần thiết26.

Chính vì mục đích chính của quy định bảo vệ người thứ ba ngay tình như
đã nêu ở trên mà tác giả thiết nghĩ, khi giải quyết trường hợp tranh chấp liên
quan đến giao dịch dân sự vơ hiệu có người thứ ba ngay tình thì chúng ta nên
xét đến tương quan về lợi ích chính đáng của các bên cần được bảo vệ để đảm
bảo tốt nhất quyền lợi chính đáng của các bên, chứ khơng hoàn toàn bảo vệ
quyền lợi của một bên để làm ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của bên cịn
lại. Do đó, khơng thể vì bảo vệ quyền lợi chính đáng của người thứ ba ngay
tình mà xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu. Ngược lại, không thể
bảo vệ quyền sở hữu của chủ sở hữu một cách tuyệt đối để làm ảnh hưởng
đến quyền lợi chính đáng của người thứ ba ngay tình, đến sự ổn định của giao
dịch dân sự.
Tóm lại, việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch
dân sự vơ hiệu là điều cần thiết, nhưng nó phải nằm trong một giới hạn nhất
định để đảm bảo hài hịa lợi ích của người thứ ba ngay tình và chủ sở hữu ban
đầu.
25

Xem thêm: Vụ công tác lập pháp (2006), Những nội dung mới của Bộ luật Dân sự năm 2005, NXB Tư

pháp, tr. 150.
26
Uchida (2013), “Tài liệu về vật quyền trong luận điểm về sửa đổi Bộ luật Dân sự Việt Nam”, Tài liệu
Chương trình tọa đàm góp ý dự thảo BLDS sửa đổi (phần vật quyền), Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1112/3/2013.


20

Nhƣ vậy, trong mục này, tác giả đã trình bày khái niệm, mục đích và
giới hạn của việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch
dân sự vô hiệu và nhấn mạnh các vấn đề sau đây: (i) Thứ nhất, đối tượng

được bảo vệ là người thứ ba ngay tình - người khơng biết hoặc không buộc
phải biết tài sản giao dịch là đối tượng của một giao dịch dân sự vơ hiệu trước
đó; (ii) Thứ hai, mục đích chính của việc bảo vệ là nhằm bảo vệ quyền lợi của
chủ thể ngay tình và đảm bảo ổn định trật tự xã hội; (iii) Thứ ba, việc bảo vệ
phải nằm trong một giới hạn nhất định.
1.2. Bảo vệ quyền lợi của ngƣời thứ ba ngay tình trong trƣờng hợp cơng
nhận giao dịch của ngƣời thứ ba có hiệu lực
1.2.1. Điều kiện để quyền lợi của người thứ ba ngay tình được bảo vệ trong
trường hợp cơng nhận giao dịch của người thứ ba có hiệu lực

Để có thể áp dụng quy định bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình
khi giao dịch dân sự vơ hiệu thì điều kiện trước tiên đó là: trước khi người thứ
ba tham gia giao dịch dân sự thì đã có một giao dịch dân sự được xác lập và
thực hiện, thế nhưng giao dịch này lại vô hiệu. Vấn đề đặt ra là đối tượng của
giao dịch dân sự vơ hiệu đó khơng cịn thuộc quyền sở hữu của các chủ thể
xác lập giao dịch mà đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thơng
qua một giao dịch khác.
Trước đây, chúng ta khơng có quy định về bảo vệ quyền lợi của người
thứ ba ngay tình27. Chỉ đến khi BLDS năm 1995 ra đời, pháp luật mới có quy
định cụ thể về vấn đề bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao
27

Điều 16 Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991 quy định:
“1- Hợp đồng vơ hiệu khơng có giá trị từ thời điểm giao kết.
2- Nếu hợp đồng chưa được thực hiện hoặc đã được thực hiện một phần, thì các bên không được tiếp

tục thực hiện.
3- Trong trường hợp hợp đồng đã được thực hiện một phần hoặc toàn bộ, thì các bên có nghĩa vụ
hồn trả cho nhau tài sản đã nhận, nếu tài sản đó khơng bị tịch thu theo quy định của pháp luật; nếu khơng
hồn trả được bằng hiện vật, thì phải hồn trả bằng tiền.

4- Bên có lỗi trong việc giao kết hợp đồng vô hiệu mà gây ra thiệt hại cho bên kia, thì phải bồi
thường, trừ trường hợp bên bị thiệt hại biết rõ lý do làm cho hợp đồng vô hiệu mà vẫn giao kết.
5- Khoản thu nhập không hợp pháp từ việc thực hiện hợp đồng vô hiệu phải bị tịch thu”.
Như vậy, Pháp lệnh chỉ quy định phần giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vơ hiệu, cịn
vấn đề bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình thì luật vẫn cịn bỏ ngõ.


×