Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Thẩm quyền của tòa án việt nam với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, thực trạng và kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.75 KB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

THẨM QUYỀN CỦA TỊA ÁN VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC VỤ
VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI

SINH VIÊN THỰC HIỆN

: PHAN THỊ HÀ VÂN

KHĨA

: 34

MSSV

: 0955050235

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : THS PHAN HỒI NAM

TP Hồ Chí Minh- Năm 2013


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM QUYỀN CỦA
TÒA ÁN VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CĨ YẾU TỐ NƢỚC
NGỒI
1.1. Khái qt chung về thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngồi


1.1.1. Khái niệm thẩm quyền của Tòa án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngồi................................................................................................................. 5
1.1.2. Khái niệm vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi .................................... 6
1.2. Thẩm quyền Tòa án Việt Nam theo các Hiệp định Tương trợ Tư pháp mà Việt
Nam là thành viên
1.2.1. Nguyên tắc xác định thẩm quyền ........................................................... 11
1.2.2.Thẩm quyền Tòa án Việt Nam theo các Hiệp định tương trợ tư pháp mà
Việt Nam là thành viên ........................................................................... 11
1.3. Thẩm quyền Tòa án Việt Nam theo pháp luật Việt Nam
1.3.1. Nguyên tắc xác định thẩm quyền .......................................................... 17
1.3.2. Thẩm quyền chung ................................................................................. 17
1.3.3. Thẩm quyền riêng biệt ........................................................................... 27
1.4. Thẩm quyền Tòa án Việt Nam theo sự lựa chọn ............................................... 28
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN CỦA TÒA
ÁN VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CĨ YẾU TỐ NƢỚC
NGỒI VÀ KIẾN NGHỊ
2.1. Thực trạng việc xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngồi
2.1.1. Thực trạng trong Hiệp định Tương trợ Tư pháp mà Việt Nam là thành
viên ....................................................................................................... 34
2.1.2. Thực trạng trong pháp luật Việt Nam .................................................... 36
2.2. Kiến nghị:
2.2.1. Trong Hiệp định Tương trợ Tư pháp mà Việt Nam là thành viên ......... 53


2.2.2. Trong pháp luật Việt Nam .................................................................... 54
KẾT LUẬN. ............................................................................................................ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bộ luật dân sự: BLDS
Bộ luật tố tụng dân sự: BLTTDS
Tòa án nhân dân: TAND
Tòa án nhân dân tối cao: TANDTC
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: CHXHCN Việt Nam
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào: CHDCND Lào
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa: CHND Trung Hoa


MỞ ĐẦU
Đề tài “Thẩm quyền của tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài, thực trạng và kiến nghị” là một đề tài mang tính lý luận và có giá trị
thực tiễn cao vì đề tài sẽ làm sáng tỏ các tiêu chí cơ bản trong việc xác định thẩm
quyền của Toà án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, nghiên
cứu thực trạng pháp luật quy định về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các
vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi, từ đó phân tích những bất cập của quy định của
pháp luật và khó khăn trong thực tiễn áp dụng và đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong việc xác định thẩm quyền của Tòa án Việt
Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, giao lưu quốc tế được đẩy mạnh thì việc các
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi phát sinh là điều khó tránh khỏi. Thực tiễn
trong thời gian qua cho thấy Tòa án Việt Nam đã thụ lý khá nhiều vụ án dân sự có
yếu tố nước ngồi tập trung chủ yều là các vụ án về hôn nhân và giải quyết lĩnh vực
quan hệ thương mại có yếu tố nước ngồi được thụ lý, tranh chấp về hợp đồng kinh
doanh, thương mại khác chiếm hơn 58%1 .
Trong các vụ việc dân sự khi vượt qua biên giới của quốc gia có thể sẽ chịu
sự tài phán của nhiều quốc gia. Xuất phát từ ngun tắc tơn trọng chủ quyền quốc
gia thì hai hay nhiều quốc gia đó đều có thẩm quyền giải quyết. Đó là nguyên nhân

sâu xa dẫn đến hiện tượng đa phán quyết trong thực tiễn. Để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của cơng dân, cơ quan, tổ chức, các quốc gia thường ban hành luật quốc
nội và ký kết hoặc tham gia vào các Điều ước quốc tế để xác định thẩm quyền của
quốc gia mình.
Về các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam đã ký kết nhằm xác định thẩm quyền
của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi chủ yếu chỉ
có các Hiệp định Tương trợ Tư pháp. Hiện nay xu hướng ký kết các Hiệp định

1

Báo cáo tham luận của Tòa án dân sự tại hội nghị tổng kết ngành Tòa án năm 2006

1


Tương trợ Tư pháp của Việt Nam ngày càng mở rộng chứ khơng gói gọn với các
quốc gia xã hội chủ nghĩa và số lượng ngày một nhiều.
Trước khi Bộ luật tố tụng dân sự được ban hành, thẩm quyền của Tòa án Việt
Nam được quy định rải rác trong nhiều văn bản như Luật tổ chức Toà án nhân dân,
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự,
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh
chấp lao động, Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân
sự của Toà án nước ngoài, Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định
của trọng tài nước ngoài... Đến khi Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam 2004 được ban
hành thì thẩm quyền của Tòa án Việt Nam được quy định một cách tập trung, thống
nhất.
Việc xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với các vụ việc dân sự có
ý nghĩa rất quan trọng, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ
quan, tổ chức có quốc tịch của quốc gia đó cũng như khẳng định chủ quyền quốc gia
và bảo vệ lợi ích cơng cộng, đồng thời bảo vệ tốt quyền lợi những đối tác cư trú, làm

ăn sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, phù hợp với chính sách phát triển chung. Do
đó trong pháp luật của mỗi quốc gia cần có một khung pháp lý rõ ràng, xác định
những nguyên tắc cơ bản, cụ thể cũng như các quốc gia cần phải đẩy mạnh việc ký
kết các điều ước quốc tế trong việc xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối
với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Thẩm
quyền của Toà án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi, thực
trạng và kiến nghị” hiện nay mang tính cấp thiết, khơng những có ý nghĩa về mặt lý
luận mà cịn có ý nghĩa thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu thẩm quyền của Toà án Việt Nam trong Tư pháp quốc tế đã
được một số nhà nghiên cứu như trong “Tư pháp quốc tế” của ThS Lê Thị Nam
Giang, “Tư pháp quốc tế Việt Nam” của PGS.TS Đỗ Văn Đại và PGS.TS Mai Hồng
Qùy. Luận văn thạc sĩ “Thẩm quyền của tòa án trong tư pháp quốc tế” của Nguyễn
Quốc Tuấn, năm 2008.
Thực tế, hiện nay chưa có cơng trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và một
cách hệ thống về vấn đề này. Vì vậy, đề tài này vẫn cịn nhiều vấn đề để nghiên cứu.

2


3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài góp phần bổ sung các vấn đề lý luận về quy định thẩm quyền của Toà
án quốc gia đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi;
Đánh giá thực trạng pháp luật quy định về thẩm quyền của Toà án Việt Nam
đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài;
Đưa ra định hướng khắc phục về việc xác định thẩm quyền của Toà án Việt
Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện nhiệm vụ sau đây:

Làm sáng tỏ các tiêu chí cơ bản trong việc xác định thẩm quyền của Toà án
Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi;
Làm rõ những bất cập và khó khăn nảy sinh khi xác định thẩm quyền của Tòa
án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi;
Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong việc xác định
thẩm quyền của Toà án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi .
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về việc quy định thẩm quyền của Toà án
Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi; nghiên cứu thực trạng
pháp luật Việt Nam và Điều ước Quốc tế nhằm đưa ra định hướng hoàn thiện pháp
luật về vấn đề này.
5. Phƣớng pháp nghiên cứu đề tài
Tại chương 1, tác giả sử dụng phương pháp trình bày lý luận; Chương 2 sử
dụng phương pháp phân tích, đánh giá, so sánh để giải quyết các vấn đề đề tài đặt ra.
6. Những điểm mới và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài đã nghiên cứu một cách toàn diện cả về lý luận và thực tiễn pháp luật
quy định thẩm quyền của Tồ án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
theo Hiệp định Tương trợ Tư pháp Việt Nam là thành viên và trong pháp luật Việt
Nam;

3


Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng thẩm quyền của Tồ án đối với các vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngồi, đề tài đã tìm ra những tồn tại trong quy định của pháp
luật điều chỉnh về vấn đề này, cũng như bất cập trong thực tiễn áp dụng và đưa ra
những dẫn chứng sát thực để làm rõ vấn đề;
Từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục khi xác định thẩm quyền của Toà
án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài cả trong lý luận và
thực tiễn.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm
2 chương:
Chương 1. Những vấn đề lí luận chung về thẩm quyền của Tịa án đối với các
vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Chương 2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về thẩm quyền của Tòa án Việt
Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi và kiến nghị.
Vì đây là đề tài nghiên cứu đầu tay, chưa có kinh nghiệm nghiên cứu và
những hạn chế nhất định về thông tin cũng như điều kiện tiếp cận thực tiễn nên khóa
luận khơng tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cơ và các bạn thơng cảm,
đóng góp ý kiến để tác giả hồn thiện kiến thức của mình sau này.
Chân thành cảm ơn.
Tác giả

4


5

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ THẨM QUYỀN CỦA TỊA ÁN ĐỐI VỚI CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CĨ
YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI
1.1. Khái quát chung về thẩm quyền của Tịa án đối với các vụ việc dân sự có
yếu tố nƣớc ngồi
1.1.1. Khái niệm thẩm quyền Tịa án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố
nƣớc ngồi
Thẩm quyền của Tịa án là tồn bộ những quyền do pháp luật quy định, theo
đó Tịa án được tiến hành xem xét, giải quyết những vụ việc cụ thể theo quy định
của pháp luật.

Thẩm quyền của Toà án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi là
quyền năng pháp lý của Toà án quốc gia (quyền lực tư pháp, quyền tài phán của
quốc gia) được xác định theo quy định của pháp luật trong nước, trong các Điều ước
quốc tế mà quốc gia đó là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại; có quyền
xem xét thụ lý, giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi bằng một quyết
định hoặc bản án của Tịa án theo trình tự, thủ tục của pháp luật tố tụng dân sự quốc
gia 2.
Trong điều kiện giao lưu quốc tế các vụ việc tranh chấp có yếu tố nước ngồi
ngày càng phổ biến. Khi nhận được một đơn khởi kiện hay yêu cầu giải quyết một
vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi thì vấn đề đặt ra là tòa án phải xem xét mình có
thẩm quyền giải quyết hay khơng. Bởi lẽ một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi
phát sinh thì tịa án của hai hay nhiều nước sẽ có thẩm quyền giải quyết. Điều này
xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia và nguyên tắc tôn
trọng chủ quyền của quốc gia.
Trong khoa học pháp lý thì hiện tượng hai hay nhiều quốc gia cùng có thẩm
quyền đối với một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi cụ thể gọi là hiện tượng
xung đột thẩm quyền.
2

Xem Luận văn Nguyễn Quốc Tuấn, “Thẩm quyền của Tòa án trong Tư pháp quốc tế”, năm bảo vệ: 2008


Tịa án quốc gia này có quyền xét xử theo thẩm quyền của mình và khơng
loại trừ thẩm quyền xét xử của Tịa án của quốc gia khác. Đây chính là nguyên nhân
dẫn đến hiện tượng một vụ việc lại có nhiều bản án, quyết định của các tịa án của
các quốc gia khác nhau. Nếu đương sự nộp đơn khởi kiện ở nhiều nước thì kết cục
với một vụ việc sẽ tồn tại nhiều phán quyết được tuyên bởi tịa án các nước khác
nhau và điều đó gây ra những khó khăn cho việc thi hành bản án, quyết định dân sự
cũng như không bảo đảm các quyền và lợi ích chính đáng của các đương sự.
Bởi lẽ, về nguyên tắc, bản án, quyết định dân sự của tòa án nước nào thì chỉ

có hiệu lực trên lãnh thổ nước đó và hiệu lực của các bản án, quyết định dân sự của
tòa án các nước là ngang nhau, không thể loại trừ nhau. Vụ việc tranh chấp quyền
nuôi con (Princess Lam) giữa ca sĩ Lý Hương và Tony Lam là một ví dụ của hiện
tượng này, đã có hai phán quyết với nội dung trái ngược nhau - một của tòa án Việt
Nam và một của tòa án Mỹ liên quan đến tranh chấp quyền nuôi con của cặp vợ
chồng này.
Khi một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi phát sinh thì bên cạnh hiện
tượng xung đột pháp luật cịn có thể xuất hiện hiện tượng xung đột thẩm quyền. Đây
là hai hiện tượng độc lập với nhau. Nếu trong cùng một vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngồi mà hiện tượng xung đột thẩm quyền và xung đột pháp luật cùng đồng
thời xuất hiện thì về nguyên tắc hiện tượng xung đột thẩm quyền phải được giải
quyết trước vì như vậy mới có cơ sở để xác định pháp luật giải quyết.
1.1.2. Khái niệm vụ việc dân sự có yếu tố nƣớc ngồi
Muốn xác định đúng thẩm quyền của Tòa án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngồi thì phải xác định thế nào là vụ việc dân sự và thế nào là vụ việc dân sự
có yếu tố nước ngoài?
Thứ nhất là vụ việc dân sự
Khái niệm vụ việc dân sự bao gồm vụ án dân sự và việc dân sự3
 Khái niệm vụ án dân sự: là những tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp
luật dân sự, hơn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (gọi chung là

3

/>
6


tranh chấp dân sự) do cá nhân cơ quan, tổ chức yêu cầu Tòa án giải quyết và đã
được Tòa án thụ lý.
 Khái niệm việc dân sự: là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức khơng có tranh

chấp, nhưng có u cầu Tịa án cơng nhận hoặc khơng cơng nhận một sự kiện pháp
lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; yêu cầu
Tòa án cơng nhận cho mình quyền về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động.
Tại quy định tại Điều 1 BLDS 2005 đã khẳng định BLDS chính là luật chung
điều chỉnh các quan hệ xã hội được xác lập trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện,
tự thỏa thuận, tự chịu trách nhiệm giữa các chủ thể.
Theo Điều 1 BLTTDS 2004 và Điều 1 BLDS 2005 thì quan hệ dân sự được
hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả các quan hệ hơn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động.
Điều 3 Nghị định 138/CP 15/11/2006 quy định chi tiết thi hành các quy định
của BLDS 2005 về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi được hiểu là “các quan hệ
dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động…”. Như vậy
khái niệm quan hệ dân sự đã được mở rộng so với cách hiểu quy định tại Điều 1 Bộ
luật dân sự 1995.
Tóm lại quan hệ dân sự được hiểu theo nghĩa rộng không chỉ bao gồm các
quyền, nghĩa vụ các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự mà cịn
trong các quan hệ hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
Thứ hai là vụ việc dân sự có yếu tố nƣớc ngồi.
Trước đây, khái niệm quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định tại
Điều 826: “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi được hiểu là các quan hệ dân sự
có người nước ngồi, pháp nhân nước ngoài tham gia hoặc căn cứ để xác lập, thay
đổi chấm dứt quan hệ đó phát sinh ở nước ngồi hoặc tài sản liên quan đến quan hệ
đó ở nước ngoài”. Qua 10 năm áp dụng trong thực tiễn, khái niệm quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngồi của Bộ luật dân sự 1995 đã bộc lộ nhiều thiếu sót và bất cập nên
nước ta đã cố gắng khắc phục những bất cập đó trong Bộ luật dân sự 2005.
7



Khái niệm quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài hiện nay được quy định tại
Điều 758 BLDS 2005 và tương tự, theo Điều 405 BLTTDS “vụ việc dân sự có yếu
tố nước ngồi là vụ việc có ít nhất một trong các đương sự là người người nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc các quan hệ dân sự giữa đương
sự là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm
dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản
liên quan đến quan hệ đó ở nước ngồi”.
Theo quy định tại Điều 758 BLDS 2005 “yếu tố nước ngoài” được xác định
dựa vào các căn cứ sau đây:
Thứ nhất về chủ thể, ít nhất một trong các bên tham gia quan hệ là cơ quan,
tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Ngƣời nƣớc ngoài: Theo khoản 2, Điều 3 Nghị định 138/CP 15/11/2006 thì
người nước ngồi là người khơng có quốc tịch Việt Nam bao gồm người có quốc
tịch nước ngồi hoặc người khơng quốc tịch.
Cơ quan, tổ chức nƣớc ngồi: Theo quy định của Điều 758 BLDS thì yếu tố
nước ngồi được xác định theo chủ thể trong đó có cơ quan, tổ chức nước ngồi mà
khơng phân biệt tổ chức đó có là pháp nhân hay khơng.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 138/CP 15/11/2006 thì: “Cơ
quan, tổ chức nước ngồi là các cơ quan, tổ chức khơng phải là cơ quan, tổ chức
Việt Nam được thành lập theo pháp luật nước ngoài, bao gồm cả cơ quan, tổ chức
quốc tế được thành lập theo pháp luật quốc tế”.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 138/CP 15/11/2006 thì: “Pháp
nhân nước ngồi là pháp nhân được thành lập theo pháp luật nước ngoài”.
Ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài
Theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 138/CP 15/11/2006 thì người Việt Nam định
cư ở nước ngồi là người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam sang cư
trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

8



Trên thực tế có nhiều vụ việc có sự tham gia của người Việt Nam định cư ở
nước ngồi. Ví dụ4, căn nhà 280/133 Bùi Hữu Nghĩa, phường 2, quận Bình Thạnh,
thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam do vợ chồng cụ Ngô Văn Nhỡ và cụ Nguyễn Thị
Cảnh xây năm 1954 (ông Ngô Văn Chiến là con duy nhất của hai cụ). Năm 1983 cụ
Nhỡ chết không để lại di chúc. Năm 2001 cụ Cảnh ký giấy sang nhượng nhà đất cho
ông cho ông Văn và bà Loan. Tháng 6/2002 cụ Cảnh được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Tháng 9/2002 cụ Cảnh ký hợp đồng
tặng cho nhà đất nói trên cho ông Văn, bà Loan. Tháng 6/2003 ông Chiến đang định
cư ở Mỹ ủy quyền cho bà Trần Thị Hồng khởi kiện yêu cầu TAND TP.Hồ Chí Minh
hủy hợp đồng tặng cho nhà và giấy sang nhượng nhà đất giữa cụ Cảnh với ông Văn,
bà Loan. Tháng 7/2003 TAND TP. Hồ Chí Minh thụ lý đơn khởi kiện và ra quyết
định áp dụng biên pháp khẩn cấp tạm thời. Tháng 2/2004 TAND TP.Hồ Chí Minh
ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án với lý do: vụ việc giải quyết tranh chấp
có liên quan đến quyền thừa kế của ông Chiến là người định cư ở nước ngoài mà
thời điểm mở thừa kế trước 1/7/1991.
Một vụ án5 phát sinh giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Xuân Dĩnh thường trú
tại 635, Nguyễn Kiệm, phường 9, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh và bị đơn là
bà Nguyễn Thị Ba về tranh chấp tài sản chung. Cụ bà Nguyễn Xuân Trứ và cụ bà
Đặng Thị Truyện có ba người con là Nguyễn Xuân Sanh, Nguyễn Xuân Dĩnh và bà
Nguyễn Thị Ba. Trong thời kỳ hôn nhân hai cụ tạo lập được một khối tài sản là ngơi
nhà trên lơ đất có diện tích 2.030 m2 tại 891 Thanh Minh 1, xã Diên Lạc, huyện
Diên Khánh, tỉnh Khánh Hịa và ngơi nhà tại số 10 Nguyễn Gia Thiều, phường Vạn
Hạnh, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hịa. Sau đó hai cụ mất mà không để lại di
chúc. Nay ông Nguyễn Xuân Dĩnh khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung trên nguồn
gốc đất do cha mẹ để lại. Sau đó bà Nguyễn Thị Ba chết và người thừa kế quyền
tham gia tố tụng là bà Nguyễn Thị Minh Phước sống tại 3202 Hari Cres
Mississauges Canada.
4


Xem Thanh Tú-TADS TANDTC “về một vụ kiện tranh chấp nhà mà một bên là người Việt Nam định cư ở
nước ngồi”-Tạp chí TAND tháng 9/2006, tr. 7-9
5

Xem bản án số 24/2011/DS-ST ngày 19/9/2011 TDND tỉnh Khánh Hòa

9


Do có sự tham gia là bà Nguyễn Thị Minh Phước nên Tòa án đã xác định đây
là một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi. Ban đầu “TAND thành phố Nha Trang
xét xử vụ án số 94/2009/TLST-DS ngày 18/3/2009 về việc “Tranh chấp tài sản
chung” giữa nguyên đơn là ông Nguyễn Xuân Dĩnh và bị đơn là bà Nguyễn Thị Ba
bản án số 38/2010/DS-ST ngày 04/5/2010. Bản án số 01/2010, ngày 21/10/2010
TAND tỉnh Khánh Hòa xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm số 38/2010/DS-ST
ngày 04/5/2010 của Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang. Ngày 23/12/2010
TAND thành phố Nha Trang ra quyết định số 16/2010/QĐST-DS chuyển vụ án
892/TLST-DS ngày 24/11/2010 cho TAND tỉnh Khánh Hòa giải quyết cho đúng
thẩm quyền. Lý do:bà Nguyễn Thị Ba là bị đơn trong vụ án chết và người thừa kế
quyền và nghĩa vụ tố tụng của bà Ba là bà Nguyễn Thị Minh Phước ở Canada”.
Chú ý là trong quan hệ đại diện, người Việt Nam định cư ở nước ngồi là
người được đại diện thì quan hệ đó cũng có yếu tố nước ngồi. Ví dụ: tranh chấp về
đòi ngoại tệ giữa bà Lee “định cư tại Hoa Kỳ và vợ chồng ông Phương thường trú
tại Việt Nam là tranh chấp có yếu tố nước ngồi mặc dù bà Lee “ủy quyền cho ông
Văn trú tại Kiên Giang”.6
Đối với quan hệ lao động
Quan hệ lao động giữa công ty Việt Nam và một công dân Việt Nam mà
theo đó cơng dân Việt Nam sang làm việc cho cơng ty ở nước ngoài một thời gian là
quan hệ lao động có yếu tố nước ngồi hay khơng. Một số tác giả cho rằng đây nên
được coi là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi7.

Theo Thơng tư 07/2002/TT-BTP về việc hướng dẫn thi hành một số điều của
Nghị định 68/2002/NĐ ngày 10/7/2002 thì “cơng dân Việt Nam đang tạm trú có thời
hạn ở nước ngồi (nhằm mục đích công tác, học tập, lao động…) hoặc đã hết hạn
tạm trú ở nước ngồi mà khơng được nước ngồi cho phép cư trú thì khơng thuộc
6

Xem Quyết định số 25/2003/HĐTP-DS ngày 25/08/2003:Tòa án nhân dân tối cao, Quyết định giám đốc
thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao năm 2003-2004, Quyển 1, tr. 144 và tiếp theo.
7
Xem Đỗ Văn Đại, Mai Hồng Qùy, sđs trang 19 “Tuy nhiên, chúng ta nên coi quan hệ này là quan hệ có yếu
tố nước ngồi”. Theo Phan Cơng Bảy, “cịn đối với quan hệ lao động, trong đó một số trường hợp hợp đồng
lao động được thực hiện ở nước ngoài (như quan hệ lao động giữa người lao động Việt Nam với tổ chức kinh
tế đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài) những trường hợp này phải được coi
là quan hệ lao động có yếu tố nước ngồi”.

10


diện “định cư” ở nước ngoài ( sau đây gọi là cơng dân Việt Nam tạm trú ở nước
ngịai)…”. Như vậy mối quan hệ của công dân Việt Nam đang tạm trú có thời hạn ở
nước ngồi (nhằm mục đích công tác, học tập, lao động…) hoặc đã hết hạn tạm trú
ở nước ngồi mà khơng được nước ngồi cho phép cư trú thì khơng được xem là
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi.
Thứ hai: tài sản liên quan đến quan hệ nằm ở nước ngoài. Tài sản ở đây
không phân biệt là động sản hay bất động sản nằm ở nước ngồi và có liên quan đến
quan hệ phát sinh hay không.
Thứ ba: căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ theo pháp luật nước
ngoài hoặc phát sinh tại nước ngồi.
1.2. Thẩm quyền của Tịa án Việt Nam xác định theo Hiệp định Tƣơng trợ Tƣ
pháp mà Việt Nam là thành viên

1.2.1. Nguyên tắc xác định
Theo Điều 2 khoản 3 BLDS quy định: “ Bộ luật tố tụng dân sự được áp dụng
đối với việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi; trường hợp điều ước
quốc tế mà Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định
khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”.
Điều 759 khoản 2 BLDS “Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Bộ luật
này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”.
Về nguyên tắc trong trường hợp Hiệp định Tương trợ Tư pháp mà Việt Nam là
thành viên có quy định khác pháp luật Việt Nam thì thẩm quyền của Tịa án Việt
Nam sẽ được xác định theo Hiệp định Tương trợ Tư pháp đó .
1.2.2. Thẩm quyền Tòa án Việt Nam trong Hiệp định tƣơng trợ tƣ pháp
Thẩm quyền của tòa án trong các Hiệp định Tương trợ Tư pháp có sự khác nhau
trong nguyên tắc xác định thẩm quyền của tòa án trong các bên kí kết. Một số Hiệp
định Tương trợ Tư pháp quy định các quy tắc chung trong việc xác định thẩm quyền
xét xử của tịa án trong khi đó các hiệp định tương trợ tư pháp khác như Việt NamCu ba, Việt Nam- Liên bang Nga… xác định thẩm quyền của tịa án các bên kí kết
đối với từng bên kí kết đối với từng vụ việc cụ thể.
11


Đối với các tranh chấp liên quan đến việc hạn chế và tuyên bố một người bị
mất năng lực hành vi; hủy bỏ việc tước, hạn chế năng lực hành vi; tuyên bố một
người mất năng lực hành vi và phục hồi hoặc thay đổi năng lực hành vi thì thẩm
quyền của Tòa án được xác định là Tòa án của bên ký kết mà người đó là cơng dân.
Như vậy, đối với trường hợp này, thẩm quyền của Tòa án sẽ xác định theo yếu tố
quốc tịch8.
Bên cạnh đó, theo khoản 3, Điều 21 Hiệp định Tương trợ Tư pháp giữa Việt
Nam và Liên Bang Nga thì “Nếu Tịa án của bên kí kết kia được thơng báo … mà
giao việc thực hiện những hành vi tố tụng tiếp theo cho Tịa án nơi người đó cư trú,
hoặc khơng đưa ra ý kiến gì trong thời hạn ba tháng, thì Tịa án nơi người đó cư trú

có thể xem xét ra quyết định tuyên bố người đó bị hạn chế năng lực hành vi hoặc
mất năng lực hành vi theo quy định của pháp luật nước mình, nếu pháp luật của
Bên ký kết mà người đó là cơng dân cũng quy định các căn cứ như vậy để tuyên bố
hạn chế năng lực hành vi hoặc mất năng lực hành vi…”. Như vậy, trong trường hợp
các bên ký kết có thỏa thuận thì ngun tắc nơi cư trú cũng được sử dụng để xác
định thẩm quyền của Tòa án.
Đối với tranh chấp liên quan đến việc xác định công dân mất tích hoặc đã
chết
Nhìn chung ngun tắc quốc tịch cũng được các bên ưu tiên sử dụng để xác
định thẩm quyền của Tịa án9.
Bên cạnh đó, theo Điều 23 Hiệp định Tương trợ Tư pháp Việt Nam và Liên bang
Nga thì thẩm quyền của Tịa án cũng được xác định theo một số trường hợp nhất
định như:

8

Xem Điều 20 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Cu Ba; Điều 33 Hiệp định tương trợ tư
pháp giữa Việt Nam và Ba Lan; Điều 20, 22 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam và Liên Bang Nga; Điều
18,19 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và CHDCND Lào, Điều 22 Hiệp định tương trợ tư pháp
giữa Việt Nam và Ucraina.
9

Xem Điều 22 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Ba Lan; Điều 23 Hiệp định tương trợ tư
pháp Việt Nam và Liên Bang Nga; Điều 20 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và CHDCND Lào,
Điều 23 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Ucraina.

12


 Theo yêu cầu của người muốn thực hiện các quyền thừa kế của mình hoặc các

quyền phát sinh từ quan hệ tài sản giữa vợ chồng đối với bất động sản của người
chết hoặc mất tích để lại trên lãnh thổ của Bên ký kết có Tịa án phải ra quyết định
về việc đó.
 Theo yêu cầu của chồng (hoặc vợ) của người chết hoặc mất tích mà vào thời
điểm yêu cầu cư trú trên lãnh thổ của Bên ký kết có Tịa án phải quyết định về việc
đó.
Đối với tranh chấp liên quan đến quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa
vợ và chồng
Nhìn chung thẩm quyền của Tòa án xác định theo nguyên tắc kết hợp giữa nơi hai
vợ chồng cư trú chung và ngyên tắc quốc tịch của đương sự để giải quyết10.
Như theo Điều 26 Hiệp định Tương trợ Tư pháp giữa Việt Nam và CHDCND Lào
thì:
 Cơ quan tư pháp có thẩm quyền giải quyết vấn đề pháp lý giữa vợ và chồng là
Cơ quan tư pháp của nước ký kết là nơi cư trú của hai vợ chồng có cùng quốc tịch
hoặc nơi họ là công dân nếu hai vợ chồng không cùng quốc tịch và mỗi người cư
trú ở một Nước ký kết.
 Nếu hai vợ chồng không cùng quốc tịch chưa bao giờ có nơi cư trú chung thì
Cơ quan tư pháp của các nước ký kết đều có thẩm quyền giải quyết.
Đối với các tranh chấp liên quan đến các quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con
Trong trường hợp này thẩm quyền của Tòa án xác định theo nguyên tắc kết hợp
giữa quy tắc quốc tịch của đứa trẻ kết hợp với quy tắc nơi cư trú của đương sự11.
Theo Điều 28 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Liên bang Nga:
 Nếu cha mẹ, con cùng thường trú tại một Bên ký kết thì Cơ quan tư pháp của
bên đó có thẩm quyền giải quyết.

10

Xem Điều 27 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Ba Lan; Điều 25 Hiệp định tương trợ tư
pháp Việt Nam và Liên Bang Nga; Điều 26 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và CHDCND Lào
11


Xem Điều 28, 29 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Ba Lan; Điều 28 Hiệp định tương trợ
tư pháp Việt Nam và Liên Bang Nga; Điều 29 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và CHDCND Lào

13


 Nếu một người trong cha mẹ và con không thường trú trên lãnh thổ của Bên
ký kết thì Cơ quan có thẩm quyền là Cơ quan của Bên ký kết mà người con là công
dân.
Về việc ly hôn và tuyên bố hôn nhân vô hiệu
Thẩm quyền giải quyết ly hơn thì thẩm quyền của Tịa án được xác định là cơ
quan tư pháp của nước kí kết mà vợ chồng là công dân. Nếu hai vợ chồng không
cùng quốc tịch thì cơ quan tư pháp có thẩm quyền là cơ quan tư pháp của nước hai
vợ chồng đang cư trú. Nếu hai vợ chồng khơng có nơi cư trú chung thì cơ quan tư
pháp của cả hai nước ký kết đều có thẩm quyền12.
Theo khoản 4, Điều 27 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam và CHDCND Lào thì:
 Đối với trường hợp ly hơn mà vợ chồng có cùng quốc tịch thì Cơ quan tư pháp
có thẩm quyền giải quyết là Cơ quan tư pháp của Nước ký kết mà vợ chồng là công
dân.
 Đối với trường hợp ly hơn mà vợ chồng có quốc tịch khác nhau nhưng cùng
cư trú ở một Nước ký kết thì Cơ quan tư pháp có thẩm quyền giải quyết là Cơ
quan tư pháp của Nước ký kết nơi vợ chồng cùng cư trú. Nếu vợ chồng cư trú ở
các Nước ký kết khác nhau, thì Cơ quan tư pháp của các Nước ký kết đều có
thẩm quyền giải quyết.
Theo Điều 25, Điều 27 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Ba Lan
quy định: đối với việc xác định có hơn nhân hay khơng có hơn nhân và cơng nhân
hơn nhân vơ hiệu thì:
 Trong trường hợp vợ chồng đều là công dân của một nước ký kết, Tịa án của
nước ký kết đó có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, nếu hai vợ chồng cùng thường

trú ở nước ký kết kia thì Tịa án của nước ký kết kia cũng có thẩm quyền đó.
 Trong trường hợp vợ chồng không cùng quốc tịch của một nước ký kết, Tòa
án của nước ký kết nơi vợ chồng đang cùng cư trú hoặc đã cùng thường trú lần

12

Xem Điều 33 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Hungary; Điều 22 Hiệp định tương trợ tư
pháp giữa Việt Nam và Bungary; Điều 27 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Ba Lan, Điều 26
Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Liên bang Nga; khoản 3, khoản 4 Điều 27 Hiệp định tương trợ
tư pháp giữa Việt Nam và Lào.

14


cuối cùng có thẩm quyền giải quyết. Nếu hai vợ chồng khơng hề có nơi thường
trú chung trên lãnh thổ của nước ký kết này, thì Tịa án của hai nước đều có thẩm
quyền giải quyết.
Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Thẩm quyền của Tòa án được xác định theo nơi xảy ra hoàn cảnh làm căn cứ để
yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc nơi thường trú hoặc có trụ sở13.
Theo Điều 37 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Liên bang Nga thì
thẩm quyền của Tòa án đối với trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (do
hành vi vi phạm pháp luật) được xác định như sau:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tòa án của Bên ký kết nơi xảy ra hoàn cảnh làm căn cứ để yêu cầu bồi thường
thiệt hại, hoặc nơi bị đơn thường trú hoặc có trụ sở. Tịa án của Bên ký kết nơi
nguyên đơn thường trú hoặc có trụ sở cũng có thẩm quyền giải quyết , nếu trên lãnh
thổ của nước này có tài sản của bị đơn.
Đối với vấn đề thừa kế
Thẩm quyền của Tòa án được xác định theo dấu hiệu quốc tịch và nơi có tài

sản14.
Theo Điều 43 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Ba Lan thì đối với lĩnh
vực thừa kế thẩm quyền của Tòa án được xác định như sau:
 Đối với việc thừa kế là động sản cơ quan có thẩm quyền giải quyết là cơ quan
của nước ký kết mà người để lại động sản là công dân khi chết. Trừ trường hợp công
dân nước ký kết này sau khi chết để lại toàn bộ động sản trên lãnh thổ nước ký kết
kia, thì thể theo yêu cầu của một người thừa kế, theo di chúc hoặc theo pháp luật, cơ
quan của nước ký kết kia sẽ tiến hành thủ tục về thừa kế, nếu được sự đồng ý của tất
cả những người thừa kế theo di chúc mà người ta biết nơi thường trú hoặc tạm trú
của họ.
13

Xem Điều 37 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Liên bang Nga; Điều 23 Hiệp định tương
trợ tư pháp giữa Việt Nam và CHDCND Lào.
14

Xem Điều 42 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Liên bang Nga; Điều 40 Hiệp định tương
trợ tư pháp giữa Việt Nam và CHDCND Lào.

15


 Đối với thừa kế bất động sản, cơ quan có thẩm quyền giải quyết là cơ quan của
nước ký kết nơi có bất động sản.
Bên cạnh việc xác định thẩm quyền theo từng vụ việc cụ thể thì một số Hiệp
định Tương trợ Tư pháp của Việt Nam xác định thẩm quyền theo những nguyên tắc
chung, như Hiệp định Tương trợ Tư pháp giữa Việt Nam và CHND Trung Hoa,
Hiệp định Tương trợ Tư pháp giữa Việt Nam và Ucraina.
Theo Điều 18 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa CHXHCN Việt Nam và CHND
Trung Hoa thì thẩm quyền của Tòa án hai bên sẽ xác định trong các trường hợp sau:

 Bị đơn có nơi thường trú hoặc tạm trú trên lãnh thổ của bên ký kết đó tại
thời điểm bắt đấu tiến hành tố tụng;
 Bị đơn có cơ quan đại diện trên lãnh thổ của bên ký kết đó tại thời điểm
bắt đầu tiến hành tố tụng;
 Bị đơn đã chấp nhận một cách rõ ràng bằng văn bản về thẩm quyền của
tòa án của bên ký kết đó;
 Bị đơn tham gia tranh tụng mà khơng có ý kiến về thẩm quyền của tịa án;
 Trong trường hợp tranh chấp về lao động, mà hợp đồng đã được ký kết
trên lãnh thổ của bên ký kết đó hoặc đã hay sẽ được thực hiện ở đó hoặc
đối tượng của tranh chấp hiện có trên lãnh thổ của bên ký kết đó;
 Trong trường hợp phát sinh trách nhiệm ngoài hợp đồng, hành vi gây thiệt
hại hoặc hậu quả của hành vi này xảy ra trên lãnh thổ của bên ký kết đó;
 Trong trường hợp liên quan đến quy chế nhân thân, đương sự có nơi
thường trú hoặc tạm trú trên lãnh thổ của bên ký kết đó;
 Trong trường hợp liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng, người có nghĩa vụ
có nơi thường trú hoặc tạm trú trên lãnh thổ của bên ký kết đó;
 Trong trường hợp thừa kế, người chết có nơi thường trú hoặc có phần lớn
di sản trên lãnh thổ của bên ký kết đó tại thời điểm người này chết;
 Bất động sản là đối tượng của vụ tranh chấp nằm trên lãnh thổ của bên ký
kết đó.

16


Hiệp định Tương trợ Tư pháp giữa Việt Nam và Ucraina cũng có quy định về
thẩm quyền của tịa án đối với một số lĩnh vực cụ thể như về lĩnh vực ly hôn như
Điều 26; quan hệ pháp luật cha mẹ và con như Điều 27. Điều 20 Hiệp định quy định
về nguyên tắc xác định thẩm quyền: “Tòa án của bên ký kết nơi bị đơn là cá nhân
thường trú, hoặc bị đơn là pháp nhân có trụ sở, có thẩm quyền giải quyết các vụ
kiện dân sự”.

1.3. Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam xác định theo pháp luật Việt Nam:
1.3.1. Nguyên tắc xác định:
Hiện nay nguyên tắc xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngoài tuân theo các quy định tại khoản 1, Điều 410
BLTTDS “Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu
tố nước ngồi được xác định theo quy định tại chương III của Bộ luật này, trừ
trường hợp Chương này có quy định khác”.
Tuy nhiên theo cách quy định tại khoản 1 Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự chưa
rõ ràng nên cách xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân
sự có yếu tố nước ngồi ở nước ta còn nhiều cách hiểu khác nhau.
1.3.2. Thẩm quyền chung
Thẩm quyền xét xử chung là thẩm quyền đối với một vụ việc mà tịa án nước
đó có thẩm quyền xét xử nhưng tịa án nước khác cũng có thể xét xử . Khi mà Tòa án
nhiều nước đều có thẩm quyền với cùng một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi thì
quyền xét xử thuộc về tòa án nào phụ thuộc vào việc nộp đơn của các bên chủ thể.
Thẩm quyền chung của tòa án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngoài được quy định tại khoản 2 Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam. Như vậy
thẩm quyền của tòa án Việt Nam được quy định theo cách liệt kê các trường hơp cụ
thể.
 Bị đơn là cơ quan, tổ chức nƣớc ngồi có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc bị
đơn có cơ quan quản lí, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam

17


Theo khoản 5 Điều 5 của Công ước Brussel Regulation thẩm quyền của tòa án
là nơi cư trú của bị đơn xác định là nơi đăt chi nhánh, văn phòng đại diện15.
Như vậy, quy định dựa vào yếu tố nơi cư trú, hoặc nơi có cơ quan quản lý, chi
nhánh, văn phòng đại diện của bị đơn để xác định thẩm quyền của Tịa án nhìn
chung là phù hợp với thông lệ quốc tế.

 Bị đơn là công dân nƣớc ngồi, ngƣời khơng quốc tịch cƣ trú, làm ăn,
sinh sống lâu dài tại Việt Nam hoặc có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam
Thứ nhất, Tòa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền khi bị đơn là cơng dân nước
ngồi, người không quốc tịch làm ăn sinh sống lâu dài tại Việt Nam.
Theo Công ước Brussel Regulation 2001 nguyên tắc xác định thẩm quyền xét
xử của Tòa án dựa vào dấu hiệu “nơi cư trú của bị đơn” là nguyên tắc cao nhất.16
Điều này được khẳng định ngay tại lời nói đầu và được thể hiện xun suốt nội dung
Cơng ước. Theo Điều 2 của Cơng ước, Tịa án nơi bị đơn cư trú (không phụ thuộc
vào quốc tịch của bị đơn) hồn tồn có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự
thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự thương mại thuộc phạm
vi điều chỉnh của Công ước, ngoại trừ một số trường hợp quy định tại các điều từ
mục 2 đến mục 7 của chương II.
Đây cũng là căn cứ cơ bản được áp dụng để xác định thẩm quyền xét xử của
tòa án quốc gia được hầu hết các nước thừa nhận17.
Như vậy, việc chúng ta quy định dựa vào nơi cư trú của bị đơn để xác định
thẩm quyền của Tòa án nhìn chung là phù hợp với thơng lệ quốc tế, tạo thuận lợi
cho Tòa án mà còn cho các chủ thể trong quá trình tố tụng và quan trọng là tạo khả
năng thuận lợi cho việc thi hành các phán quyết của Tịa án.
Theo quy định này thì Tịa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền khi:

15

as regards a dispute arising out of the operations of a branch, agency or other establishment, in the courts
for the place in which the branch, agency or other establishment is situated.
16

Xem Brussel Regulation No44/2001.
Xem báo cáo dẫn đề tại hội thảo “một số vấn đề thực tiễn và quan hệ nhân thân và tài sản trong tư pháp
quốc tế, tlđd, tr14 bernard audit.
17


18


Thứ nhất: bị đơn là cơng dân nước ngồi, người không quốc tịch cư trú, làm ăn,
sinh sống lâu dài tại Việt Nam
Thứ hai, tịa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền đối với trường hợp bị đơn là công dân
nước ngồi, khơng quốc tịch có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam.
Với quy định như vậy thì có thể hiểu nếu vụ việc có liên quan đến bị đơn là
cơng dân, người khơng quốc tịch có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam thì Tịa án Việt
Nam đã có thẩm quyền giải quyết khơng cần biết tài sản đó có liên quan đến vụ việc
phát sinh tranh chấp hay khơng và cũng khơng quan tâm tài sản đó là động sản hay
bất động sản. Ví dụ, ơng A có quốc tịch Mỹ, bà B có quốc tịch Anh, ơng A có một
ngơi nhà tại Hà Nội. Ơng A có thuê một căn nhà của bà B tại Anh sau đó hai bên
phát sinh tranh chấp đối với hơp đồng thuê nhà đó. Trong trường hợp này bà B có
quyền yêu cầu Tòa án Việt Nam giải quyết tranh chấp giữa A và B bởi ơng A có
một ngơi nhà ở Hà Nội.
Như vậy, tịa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền đối với trường hợp bị đơn là công
dân nước ngồi, người khơng quốc tịch có tài sản tại Việt Nam khơng quan tâm đến
tài sản đó có liên quan đến tranh chấp phát sinh hay không.
 Nguyên đơn là cơng dân nƣớc ngồi, ngƣời khơng quốc tịch cƣ trú, làm ăn,
sinh sống lâu dài tại Việt Nam đối với vụ việc dân sự về yêu cầu đòi tiền cấp
dƣỡng, xác định cha mẹ
Nguyên đơn là công dân nước ngồi, người khơng quốc tịch cư trú, làm ăn,
sinh sống lâu dài tại Việt Nam thì Tịa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền đối với yêu
cầu cấp dưỡng , xác định cha mẹ.
Quy định như trên là hợp lý vì nó tạo điều kiện cho người nước ngồi bảo vệ
lợi ích hợp pháp của mình cũng như tạo điều kiện cho Tòa án trong việc xác minh,
thu thập chứng cứ…vì đương sự đang có mặt tại Việt Nam.
 Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi chấm dứt

quan hệ theo pháp luật Việt Nam hoặc xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, nhƣng ít
nhất một trong các bên đƣơng sự là các cá nhân, cơ quan, tổ chức nƣớc ngoài
Như vậy thẩm quyền của Tịa án Việt Nam có thẩm quyền khi quan hệ dân sự
mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ theo pháp luật Việt Nam hoặc xảy
19


ra trên lãnh thổ Việt Nam và điều kiện kèm theo là quan hệ dân sự đó phải có ít nhất
một trong các bên đương sự là các cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài.
Như vậy, theo quy định thì điều kiện về chủ thể tham gia trong vụ việc dân
sự liên quan không phân biệt là nguyên đơn, bị đơn, hay người có quyền lợi và
nghĩa vụ liên quan đối với vụ án dân sự hay người yêu cầu, người liên quan đối với
việc dân sự.
Về nguyên tắc khi hiện tượng xung đột thẩm quyền và xung đột pháp luật
xảy ra đồng thời trong một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi thì xung đột thẩm
quyền sẽ được giải quyết trước vì như vậy mới có cơ sở để xác định pháp luật giải
quyết. Có nghĩa là khi Tịa án Việt Nam có một đơn u cầu hay khởi kiện giải
quyết một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi thì bước thứ nhất Tịa án Việt Nam
phải xem mình có thẩm quyền hay khơng? Sau khi xác định thẩm quyền giải quyết
nếu xác định tịa án Việt Nam có thẩm quyền thì lúc này Tòa án mới căn cứ vào các
quy phạm xung đột pháp luật của Việt Nam thì hệ thống pháp luật nước nào sẽ được
áp dụng để giải quyết vụ kiện.
Trong khi đó theo quy định Tịa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp quan hệ dân sự mà căn cứ để xác
lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật Việt Nam và có ít nhất một trong
các đương sự là cá nhân, cơ quan tổ chức nước ngoài. Quy phạm này nhằm xác định
thẩm quyền của Tịa án trong khi đó ở đây tịa án phải nghiên cứu pháp luật áp dụng
trước khi biết mình có thẩm quyền hay khơng. Đây là một ngoại lệ của nguyên tắc
giải quyết xung đột thẩm quyền và xung đột pháp luật. Nghĩa là chúng ta phải
nghiên cứu pháp luật áp dụng để làm cơ sở để xác định thẩm quyền. Ngoại lệ này

được thể hiện tại điểm c, điểm d, điểm e khoản 2 Điều 410 và điểm a, khoản 1 Điều
411 BLTTDS.
 Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt
quan hệ theo pháp luật nƣớc ngoài hoặc xảy ra ở nƣớc ngoài, nhƣng các đƣơng
sự đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam và nguyên đơn hoặc bị đơn cƣ
trú tại Việt Nam

20


Theo quy định này thì thẩm quyền của Tịa án Việt Nam được xác định theo
dấu hiệu quốc tịch của một hoặc các bên đương sự nhằm mục đích bảo hộ pháp lý
của nhà nước đối với công dân, cơ quan, tổ chức nước mình.
Trong trường hợp này, tịa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền giải quyết khi có đủ
ba điều kiện. Điều kiện thứ nhất là quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi,
chấm dứt quan hệ theo pháp luật nước ngoài hoặc xảy ra ở nước ngoài. Điều kiện
thứ hai là quan hệ dân sự đó các đương sự đều là cơng dân, cơ quan, tổ chức Việt
Nam. Điều kiện thứ ba là quan hệ dân sự có có nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú tại
Việt Nam.
 Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần
hợp đồng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam
Theo quy định của điểm e khoản 2 Điều 410 Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam
thì thẩm quyền xét xử của tòa án Việt Nam được xác định rất rộng chỉ cần tranh
chấp phát sinh từ hợp đồng mà việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần hợp đồng xảy
ra trên lãnh thổ Việt Nam mặc dù hợp đồng được kí kết ở nước ngồi, giữa các bên
đều là nước ngồi.
Ví dụ18, Tịa án Hà Nội nhận được đơn khởi kiện của hai công dân Philippin là
Ricafdo và Edgar kiện công ty Genisys về việc bị đơn đơn phương chấm dứt hợp
đồng. Công ty Genisys là pháp nhân Singapore hoạt động tại Việt Nam với tư cách
nhà thầu phụ của một cơng trình khách sạn năm sao ở Hà Nội. Hợp đồng lao động

trên được kí kết ở nước ngồi và các bên đã chọn pháp luật Philippin để điều chỉnh.
Như vậy, ở ví dụ này các bên đều là người nước ngoài, chịu sự điều chỉnh của pháp
luật nước ngoài cụ thể là pháp luật Philippin, hợp đồng được kí kết ở nước ngồi và
chỉ có thực hiện ở Việt Nam. Theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 410 thì tranh
chấp từ hợp đồng này Tịa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền giải quyết.

18

Phạm Cơng Bảy, Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động có yếu tố nước ngồi, Tạp chí Tịa án số

7/1998, tr. 19

21


×