Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Những vấn đề pháp lý về vận tải hàng hóa quốc tế trong chuỗi dịch vụ logistics của doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

LÂM THỊ THÚY VÂN

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ VẬN TẢI HÀNG HÓA
QUỐC TẾ TRONG CHUỖI DỊCH VỤ LOGISTICS
CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

LUẬN VĂN CỬ NHÂN LUẬT
Chuyên ngành: Luật Quốc tế

Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Phan Ngọc Tâm

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này hồn tồn do tơi thực hiện dƣới sự hƣớng
dẫn của TS. Phan Ngọc Tâm. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đã
đƣợc dẫn nguồn. Các kết luận nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này chƣa từng
đƣợc cơng bố dƣới bất kỳ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về luận văn của mình.
Sinh viên thực hiện

Lâm Thị Thúy Vân


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
2. AEC: Cộng đồng kinh tế ASEAN


3. BLDS 2005: Bộ luật Dân sự 2005
4. BLHH 2005: Bộ luật Hàng Hải 2005
5.
6.
7.
8.

DNVN: Doanh nghiệp Việt Nam
DWT: Đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu thủy tính bằng tấn
ĐƢQT: Điều ƣớc quốc tế
EDI: Hệ thống trao đổi dữ liệu trực tuyến

9. FTA: Hiệp định Thƣơng mại tự do
10. ICAO: Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế
11. ICD: Cảng cạn
12. LHKDD 2006: Luật Hàng không dân dụng 2006
13. LĐT 2014: Luật Đầu tƣ 2014
14. LDN 2014: Luật Doanh nghiệp 2014
15. LTM 2005: Luật Thƣơng mại 2005
16. MTO: Ngƣời kinh doanh vận tải đa phƣơng thức
17. PLVN: Pháp luật Việt Nam
18. SDR: Quyền rút vốn đặc biệt của Quỹ tiền tệ Quốc tế
19. TPP: Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng
20. WTO: Tổ chức Thƣơng mại Thế giới


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ TRONG CHUỖI DỊCH VỤ
CỦA CÁC DNVN ................................................................................................... 9

1.1.
1.1.1.
1.1.1.1.
1.1.1.2.

1.1.1.3.
1.1.2.
1.1.2.1.
1.1.2.2.
1.1.2.3.

1.2.
1.2.1.
1.2.1.1.
1.2.1.2.
1.2.1.3.

1.2.2.
1.2.2.1.
1.2.2.2.
1.2.2.3.

................................................................................ 9
Khái niệm, đặc điểm và vai trò dịch vụ logistics ............................................................... 9
Khái niệm, đặc điểm hoạt động logistics ............................................................................ 10
Khái niệm, đặc điểm dịch vụ logistics............................................................................... 11
Vai trò của dịch vụ logistics ...................................................................................... 14
Hoạt động logistics tại Việt Nam ................................................................................ 15
Hành lang pháp lý .................................................................................................... 15
Cơ sở hạ tầng logistics ............................................................................................... 16

Hoạt động cung ứng dịch vụ logistics của doanh nghiệp Việt Nam ............................................... 19
Vận tải hàng hóa quốc tế trong chuỗi dịch vụ logistics ...................................................... 21
Khái quát về vận tải hàng hóa quốc tế .......................................................................... 21
Khái niệm, đặc điểm của vận tải quốc tế ............................................................................ 21
Vai trò của vận tải hàng hóa quốc tế: ................................................................................ 22
Mối liên hệ giữa vận tải quốc tế và dịch vụ logistics: .............................................................. 24
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vận tải hàng hóa quốc tế ............................... 26
Hợp đồng vận tải hàng hóa quốc tế .................................................................................. 26
Chứng từ vận tải trong vận tải hàng hóa quốc tế: ................................................................... 29
Mối quan hệ giữa hợp đồng vận tải và chứng từ vận tải ........................................................... 30
KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LÝ VỀ VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ TRONG CHUỖI DỊCH VỤ
LOGISTICS CỦA CÁC DNVN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ........... 32
2.1.

Những vấn đề pháp lý của doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh vận tải quốc tế trong chuỗi dịch vụ
logistics .............................................................................................................. 33


2.1.1.
2.1.2.

Điều kiện kinh doanh dịch vận tải quốc tế trong chuỗi dịch vụ logistics của DNVN .................. 33
Trách nhiệm của ngƣời chuyên chở trong vận tải hàng hóa quốc tế theo quy định của PLVN và các
ĐƢQT có liên quan ................................................................................................ 36

2.1.2.1.

Trách nhiệm của ngƣời chuyên chở trong vận tải biển quốc tế .................................................... 36


2.1.2.2.

Trách nhiệm của ngƣời chuyên chở trong vận tải quốc tế bằng đƣờng hàng không .............................. 43

2.1.3.

Thông báo tổn thất và khiếu nại ................................................................................. 48

2.1.3.1.

Đối với vận tải biển quốc tế.......................................................................................... 48

2.1.3.2.

Đối với vận tải quốc tế bằng đƣờng hàng không

2.2.
2.2.1.
2.2.2.
2.2.2.1.
2.2.2.2.

................................................................... 49
Hội nhập quốc tế và vấn đề phát triển vận tải quốc tế trong chuỗi dịch vụ logistics.................... 50
Hội nhập quốc tế ................................................................................................... 50
Thực trạng pháp lý về vận tải quốc tế tại Việt Nam và giải pháp phát triển ............................. 52
Thực trạng hoạt động vận tải hàng hóa quốc tế và giải pháp phát triển ........................................... 52
Thực trạng pháp lý về vận tải hàng hóa quốc tế và kiến nghị hồn thiện pháp luật...................................
55


KẾT LUẬN......................................................................................................................... 58


LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
“Trong giai đoạn hiện nay, cơ chế cũ hiện khơng cịn phù hợp nữa, Việt Nam cần
nâng cao năng lực cạnh tranh, mức độ sáng tạo của nền kinh tế, cũng như cần nhận
thức được rằng trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng mở cửa và hội
nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế toàn cầu, những thành quả dễ dàng gặt hái hầu như
đã gần được khai thác hết.”
Ông Bùi Quang Vinh,
Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, CHXHCNVN, ngày 15/7/2013
Chính vì vậy, khi bƣớc vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam sẽ phải đối
mặt với những thách thức, khó khăn khi mà cả hai động lực chính của tăng trƣởng
trong giai đoạn trƣớc đó là lực lƣợng lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang
giảm sút và cần đƣợc thay đối bằng cách thay đổi nâng cao năng suất từng ngành.
Do vậy, một hệ thống dịch vụ logistics có hiệu quả đặc biệt là vận tải hàng hóa quốc
tế hiệu quả sẽ đóng vai trị đáng kể trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển trong thời
gian tới. Qua việc nâng cao tính tin cậy của chuỗi cung ứng và tăng cƣờng hệ thống
vận tải và kho vận sẽ giúp các nhà sản xuất, các nhà cung cấp dịch vụ vận tải, cơ quan
quản lý thƣơng mại giảm thiểu những trở ngại, giảm chi phí kinh doanh từ đó nâng cao
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh quốc
gia, tạo điều kiện cho Việt Nam thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và đáp ứng đƣợc nhu
cầu thị trƣờng thế giới.
Để thực hiện đƣợc điều này, nhất thiết cần phải có sự hoạt động của các nhà kinh
doanh vận tải quốc tế trong chuỗi dịch vụ logistics. Với tính chất của các phƣơng thức
vận tải là khác nhau nên trong quá trình xác lập hợp đồng vận tải cũng nhƣ các mối
quan hệ pháp lý có liên quan đến q trình vận chuyển là khác nhau. Do vậy, bên cạnh
việc phát triển các yếu tố có liên quan đến cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, năng lực

chuyên chở, mở rộng thị trƣờng, đẩy mạnh buôn bán xuất nhập khẩu bằng các cơng cụ
tài chính thì việc cấp bách là cần phải xây dựng một hệ thống các quy định, quy tắc
pháp luật quốc gia trong lĩnh vực này tƣơng thích với các quy định, tập quán pháp luật
quốc tế nhằm tạo cơ sở pháp lý phù hợp cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng là
một cơng việc hết sức quan trọng và có tính chất sống cịn.
Chính vì vậy, địi hỏi phải nhận thức rõ hoạt động này cả về lý luận lẫn thực tiễn
nên tác giả đã chọn đề tài: “Những vấn đề pháp lý về vận tải hàng hóa quốc tế trong


chuỗi dịch vụ logistics của DNVN theo quy định của pháp luật VN và ĐƯQT có liên
quan” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu:
Qua tìm hiểu, tác giả đƣợc biết một số cơng trình nghiên cứu về dịch vụ logistics
nhƣ sau:
-

Đặng Đình Đào(2011), Dịch vụ Logistics ở Việt Nam trong tiến trình hội

nhập quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cơng trình này nghiên cứu một
cách hệ thống về phát triển các dịch vụ logistics trong bối cảnh mở cửa thị
trƣờng dịch vụ phần lớn là dƣới góc độ kinh tế và quản trị logistics.
- Nguyễn Thị Hạ Vy(2007), Pháp luật về kinh doanh dịch vụ logistics tại
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trƣờng ĐH Luật TP.HCM. Cơng trình này nghiên
cứu trong phạm vi các điều kiện đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics, phân tích
thực trạng và đề xuất các biện pháp hoàn thiện.
- Đặng Kim Oanh(2009), Hoạt động logistics ở Việt Nam thực trạng và
hướng phát triển, Luận văn cử nhân, Trƣờng ĐH Luật TP.HCM. Luận văn này
đƣa ra khái quát chung về logistics, đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp theo
quy định của pháp luật Việt Nam và cam kết WTO trên cơ sở so sánh với một
số nƣớc trong khu vực và thế giới.

Hiện nay, các cơng trình, tài liệu nghiên cứu về vận tải quốc tế. Có thể kể đến một
sốnghiên cứu nhƣ:
- Huỳnh Thị Tố Quyên(2006), Bồi thường thiệt hại trong vận chuyển hàng
không dân dụng, Luận văn cử nhân, Trƣờng ĐH Luật TP.HCM. Luận văn
nghiên cứu chủ yếu về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong vận chuyển hàng
không dân dụng bao gồm cả hành khách, hành lý và hàng không trên cơ sở Luật
hàng không dân dụng 1991.
- Nguyễn Thị Vân Huyền(2007), Những thuận lợi và khó khăn của ngành
hàng khơng Việt Nam khi gia nhập WTO, Luận văn cử nhân, Trƣờng ĐH Luật
TP.HCM. Luận văn này nghiên cứu khái quát chung nhất về ngành hàng khơng
nên khơng có điều kiện đi sâu vào phân tích những quy định cụ thể của Luật
HKDD và các ĐƢQT có liên quan đến các quy định về vận tải hàng không, đặc
biệt là quy định về trách nhiệm của ngƣời chuyên chở.
- Nguyễn Thị Liệu(2011), Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trong
chuỗi dịch vụ logistics – thực trạng và hướng hoàn thiện, Luận văn cử nhân,
Trƣờng ĐH Luật TP.HCM. Với cơng trình này, tác giả đã có sự phân tích mối
liên hệ giữa vận tải và dịch vụ logistics nhƣng mới chỉ phân tích một phƣơng


thức chủ yếu của vận tải quốc tế mà chƣa có sự mở rộng các phƣơng thức vận
tải quốc tế khác.
Nhìn chung, các đề tài về vận tải quốc tế hay dịch vụ logistics tuy không phải là vấn
đề mới mẻ. Nhƣng số lƣợng nghiên cứu còn hạn chế. Đối với đề tài logistics chủ yếu
đƣợc tiếp cận dƣới góc độ kinh tế, quản trị, một số ít tiếp cận dƣới khía cạnh pháp lý
nhƣng cũng nghiên cứu tổng quát, chƣa có điều kiện nghiên cứu cụ thể từng hoạt động
trong chuỗi dịch vụ. Cơng trình nghiên cứu vận tải quốc tế cũng chỉ dừng lại ở những
phƣơng thức vận tải cụ thể, chƣa có sự mở rộng các phƣơng thức vận tải khác và chƣa
đặt vận tải quốc tế trong mối quan hệ của chuỗi dịch vụ logistics một cách hệ thống và
đầy đủ dƣới góc độ pháp lý.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về dịch vụ logistics và vận tải quốc tế để
thấy đƣợc mối liên hệ và vai trò của vận tải quốc tế trong chuỗi dịch vụ
logistics.Thơng qua đó tạo cơ sở lý luận nền tảng cho nghiên cứu về các doanh nghiệp
kinh doanh vận tải quốc tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế để đánh giá những ƣu và
hạn chế trong những quy định của pháp luật Việt Nam, có so sánh, đối chiếu với các
ĐƢQT có liên quan nhằm đƣa ra một số kiến nghị hồn thiện vấn đề này.
Với mục đích đó, luận văn đƣa ra các nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vận tải quốc tế trong chuỗi dịch vụ
logistics của các doanh nghiệp Việt Nam.
- Nghiên cứu, so sánh các quy định pháp luật Việt Nam và các ĐƢQT có
liên quan về vận tải quốc tế trong chuỗi dịch vụ logistics.
- Trên cơ sở phân tích những thực trạng của các doanh nghiệp kinh doanh
vận tải quốc tế, đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
Với tính chất là một đề tài thuộc khoa học xã hội, luận văn dựa trên nền tảng của
phƣơng pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác – Lê nin và tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh. Ngồi ra, trong q trình giải quyết những vấn đề cụ thể đặt ra đối với đề tài,
luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, đánh giá, tổng
hợp để giải quyết vấn đề.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp vận tải
quốc tế trong chuỗi dịch vụ logistics, bao gồm: điều kiện kinh doanh, trách nhiệm của
ngƣời chuyên chở và các quy định về vấn đề thông báo tổn thất và khiếu nại.


Phạm vi nghiên cứu của đề tài: chuỗi dịch vụ logistics là một chuỗi cung ứng có
phạm vi hoạt động rất rộng, bao gồm nhiều mắt xích có liên quan mật thiết với nhau.
Tuy nhiên, trong đề tài này tác giả chỉ chọn lọc nghiên cứu một trong những khâu
quan trọng nhất của dịch vụ logistics là vận tải. Và hoạt động vận tải cũng là một lĩnh
vực rất đa dạng và phong phú nên luận văn sẽ giới hạn trong phạm vi vận tải quốc tế

với đối tƣợng vận chuyển là hàng hóa, hoạt động trong hai mơi trƣờng: vận tải đƣờng
biển và vận tải đƣờng hàng khơng.
6. Đóng góp của đề tài:
Luận văn mang lại cách tiếp cận vận tải quốc tế một cách đầy đủ và thống nhất dƣới
góc độ pháp lý, đồng thời giải thích đƣợc mối liên hệ của vận tải quốc tế chuỗi dịch vụ
logistics. Rút ra những ƣu và hạn chế của pháp luật và thực trạng hoạt động của doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải quốc tế so với thông lệ quốc và đề xuất những kiến
nghị nhằm hoàn thiện hoạt động vận tải quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam cho phù
hợp và tƣơng thích với thơng lệ quốc tế.
7. Bố cục của luận văn:
Luận văn có bố cục gồm 3 phần: lời mở đầu, nội dung chính và kết luận.
Nội dung chính có 2 chƣơng:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về vận tải hàng hóa quốc tế trong chuỗi dịch
vụ logistics của các DNVN
Chương 2: Thực trạng pháp lý về vận tải hàng hóa quốc tế trong chuỗi dịch vụ
logistics của các DNVN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế


: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VẬN TẢI HÀNG HÓA QUỐC TẾ TRONG
CHUỖI DỊCH VỤ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Khái quát về dịch vụ logistics
Khái niệm, đặc điểm và vai trò của dịch vụ logistics
Ở Việt Nam, dịch vụ logistics cùng với công nghệ thông tin và truyền thơng, dịch
vụ tài chính, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và dịch vụ giáo dục đƣợc coi là các ngành dịch
vụ “cơ sở hạ tầng”, “dịch vụ có giá trị gia tăng cao” trong nền kinh tế quốc dân và
ngày càng đóng vai trị quan trọng trong đổi mới mơ hình tăng trƣởng và cơ cấu lại
nền kinh tế, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, phát triển kinh tế nhanh và bền vững1.
Tuy nhiên, thuật ngữ “Logistics” xuất hiện lần đầu tiên không phải trong lĩnh vực
ngoại thƣơng mà trong hoạt động quân sự2. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các
chuyên gia logistics trong quân đội đã tiến hành áp dụng các kỹ năng logistics trong

công cuộc tái thiết nền kinh tế thế giới hậu chiến. Đây cũng là lúc hoạt động logistics
trong thƣơng mại lần đầu tiên đƣợc ứng dụng và triển khai.
Trải qua ba giai đoạn phát triển: phân phối vật chất (Physical distribution), hệ
thống logistics (logistics system), quản trị dây chuyền cung ứng (Supply Chain
1

Đặng Đình Đào (2011), Dịch vụ logistics ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội, tr.5
2
Trong các cuộc chiến tranh cổ đại của đế chế Hy Lạp và La Mã, những chiến binh có chức danh “Logistikas”
đƣợc giao nhiệm vụ chu cấp và phân phối vũ khí và thực phẩm. Theo định nghĩa của Oxford thì logistics trong
tiếng Anh đƣợc hiểu là một nhánh của khoa học quân sự liên quan đến việc tiến hành, duy trì và vận chuyển
phƣơng tiện thiết bị và nhân sự.


Management – SCM) theo ESCAP (Economic and Social Commission for Asia and
the Parcific - Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu Á – Thái Bình Dƣơng). Logistics đã dần
hồn thiện và đáp ứng các nhu cầu tất yếu của hoạt động ngoại thƣơng hiện nay.
Khái niệm, đặc điểm hoạt động logistics
Khái niệm logistics:
Hiện nay, vẫn chƣa có một khái niệm thống nhất về logistics bởi xuất phát từ những
cách tiếp cận khác nhau sẽ đƣa ra những khái niệm mà khó có thể khẳng định đƣợc
khái niệm nào là đúng nhất. Ngay từ giai đoạn đầu mới xuất hiện, ngƣời ta đã đƣa ra
khái niệm nhƣ sau: “Logistics là hoạt động quản lý q trình vận chuyển hàng hóa và
lưu kho của: Nguyên vật liệu đi vào xí nghiệp; Hàng hóa, bán thành phẩm trong q
trình sản xuất; Sản phẩm cuối cùng đi ra khỏi xí nghiệp”.
Khái niệm này đã nêu ra đúng quy trình của logistics nhƣng theo quan điểm hiện
đại về cách tiếp cận logistics hợp nhất thì vẫn có hạn chế. Lấy ví dụ: khi một doanh
nghiệp giới thiệu một sản phẩm mới hay thay đổi quan trọng trong sản phẩm hiện tại.
Để hỗ trợ việc này nhất thiết phải có đào tạo, phát triển các tài liệu kỹ thuật, phải có

các bộ phận thay thế dự phòng và các phƣơng tiện kiểm tra sửa chữa. Tất cả các yếu tổ
này đặc biệt cả yếu tố thông tin, theo quan điểm hiện đại đều thuộc logistics, trong khi
theo khái niệm trên thì logistics chỉ bao gồm quản lý, vận chuyển và lƣu kho. Do vậy,
đây vẫn chƣa là một khái niệm đầy đủ3.
Sau này, khi hoạt động logistics ngày càng phát triển, có nhiều khái niệm đƣợc đƣa
ra:
-

Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua

các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu
cầu của khách hàng4.
- Logistics là nghệ thuật và khoa học giúp quản trị và kiểm sốt dịng chảy
của hàng hóa, năng lượng, thơng tin và những nguồn lực khác5.
- Logistics là q trình tối ưu hóa các hoạt động vận chuyển và dự trữ
hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng thông qua hàng loạt các
hoạt động kinh tế6.
Tuy nhiên, định nghĩa đƣợc coi là đầy đủ nhất và đƣợc sử dụng rộng rãi nhất là định
nghĩa của Hội đồng quản trị logistics (Council of Logistics Management – CLM),
3

Hoàng Văn châu(2011), Logistics và vận tải quốc tế, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, tr.7
Theo quan niệm của Liên hợp quốc.
5
Theo Gattorna, J. (1983), “Handbook of Physical Distribution Management”3 th edition, Gower Publishing
Company, England.
6
Đoàn Thị Hồng Vân(2003), Logistic – Những vấn đề cơ bản, NXB Thống kê, Hà Nội.
4



1991: “logistisc là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm sốt hiệu quả về mặt chi
phí dịng lưu chuyển và phần dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm,
cũng những thông tin liên quan từ điểm khởi đầu của quá trình sản xuất cho đến nơi
tiêu thụ cuối cùng sao cho hiệu quả và phù hợp với các yêu cầu của khách hàng”
Theo các quan niệm này, logistics gắn liền với cả quá trình nhập nguyên nhiên
vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các
kênh lưu thông, phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Đặc điểm hoạt động logistics:
Thứ nhất, logistics là một quá trình. Có nghĩa hoạt động logistics là tích hợp nhiều
các yếu tố có mối quan hệ hỗ trợ và phụ thuộc lẫn nhau. Đây là một chuỗi các hoạt
động liên tục đƣợc thực hiện một cách có hệ thống. Do đó, logistics xuyên suốt mọi
giai đoạn, tức là từ giai đoạn đầu vào đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng.
Thứ hai, logistics liên quan đến tất cả các nguồn tài nguyên/ các yếu tố đầu vào cần
thiết để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với yêu cầu của ngƣời tiêu dùng.
Thứ ba, logistics tồn tại ở cả hai cấp độ là hoạch định và tổ chức. Ở cấp độ thứ
nhất, vấn đề đặt ra là phải lấy nguồn nguyên vật liệu ở đâu? Khi nào? Và vận chuyển
chúng đi đâu? Vì vậy xuất hiện vấn đề vị trí; ở cấp độ thứ hai, quan tâm tới việc làm
thế nào để đƣa các yếu tố đầu vào từ điểm đầu tiên đến điểm cuối cùng trong dây
chuyền cung ứng. Xuất hiện vấn đề vận chuyển và lƣu trữ.
Khái niệm, đặc điểm dịch vụ logistics
Khái niệm dịch vụ logistics:
Song song với quá trình phát triển của logistics là quá trình phát triển của những
nhà cung cấp dịch vụ logistics. Xuất phát ban đầu từ những ngƣời giao nhận
(Forwarder/ Freight Forwarder/ Forwarding Agent), chính là ngƣời kinh doanh dịch vụ
giao nhận vận tải. Khi các quan hệ trong thƣơng mại quốc tế thay đổi, vai trò của nhà
vận tải giao nhận cũng bắt đầu thay đổi, từ chỗ thay mặt khách hàng thực hiện từng
công việc đơn lẻ, tách biệt nhƣ: vận chuyển, gom hàng, lƣu kho, bốc xếp, đóng gói hay
phân phối hàng hóa cũng nhƣ các dịch vụ tƣ vấn có liên quan và các vấn đề hải quan,
tài chính, mua bảo hiểm... các nhà giao nhận đã cung cấp một dịch vụ trọn gói từ cửa

đến cửa “Door to door”. Rõ ràng dịch vụ giao nhận khơng cịn đơn thuần nhƣ trƣớc
nữa mà đã phát triển ở mức độ cao hơn và phức tạp hơn. Ngƣời giao nhận đã trở thành
nhà cung cấp dịch vụ logistics.
Nhƣ vậy, với sự ra đời của vận tải đa phƣơng thức, chủ hàng chỉ phải ký hợp đồng
duy nhất với ngƣời kinh doanh vận tải đa phƣơng thức (MTO – Multimodal Transport


Operator). MTO sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện tồn bộ việc vận chuyển hàng
hóa từ khi nhận hàng cho đến khi giao hàng bằng một chứng từ duy nhất và MTO
chính là ngƣời cung cấp dịch vụ logistics. Do đó, có thể nhận định rằng: “dịch vụ
logistics được xem là sự phát triển cao và hoàn thiện của dịch vụ giao nhận vận tải,
đặc biệt là vận tải đa phương thức”7.
Theo định nghĩa của GATS trong WTO: “logistic là chuỗi cung ứng dịch vụ, gồm
lập ra kế hoạch, thực hiện và kiểm soát sự dịch chuyển và lưu kho hàng hóa, dịch vụ
và thơng tin liên quan từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ nhằm đáp ứng nhu cầu của
khách hàng. Dịch vụ logistic truyền thống gồm dịch vụ vận tải, kho bãi, giao nhận, các
dịch vụ giá trị gia tăng của bên thứ 3 (làm việc theo yêu cầu của khách hàng)”.
Theo quy định Luật Thƣơng mại (LTM) 20058: “Dịch vụ logistic là hoạt động
thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao
gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ
khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã ký hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ
khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”9.
Luật Thƣơng mại 2005 xác định mỗi khâu trong chuỗi cung ứng đều đƣợc xem là
một hoạt động logistics hoàn chỉnh. NĐ 140/200710 đã khẳng định một lần nữa tại
khoản 2 Điều 3: “thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics là thương nhân tổ chức
thực hiện logistics cho khách hàng bằng cách tự mình thực hiện hoặc thuê lại thương
nhân khác thực hiện một hoặc nhiều cơng đoạn của dịch vụ đó”. Trong khi, dịch vụ
logistics đƣợc hiểu ở trên là một chuỗi liên hoàn gồm nhiều dịch vụ, đây là những mắc
xích có mối quan hệ mật thiết nhau trong chuỗi logsistics, mắc xích trƣớc đóng vai trị
là nhà cung ứng cho các mắc xích sau, liên tục trong cả một q trình từ giai đoạn tiền

sản xuất cho tới khi hàng hóa đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng.
Nhƣ vậy, định nghĩa dịch vụ logistics của LTM 2005 mặc dù đã mở rộng khái niệm
dịch vụ giao nhận của LTM 1997 về nội hàm và đã sử dụng thuật ngữ “logistics” đƣợc
sử dụng rộng rãi trong thƣơng mại quốc tế nhƣng khái niệm này khơng mang tính tích
hợp cao. Đồng thời cũng chƣa thể hiện rõ dịch vụ logistics là sự phát triển cao và hoàn
thiện của dịch vụ giao nhận vận tải.

7

Nguyễn Nhƣ Tiến (2006), Logistics khả năng ứng dụng và phát triển trong kinh doanh dịch vụ vận tải giao
nhận Việt Nam,NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr.45
8
Luật Thƣơng mại 2005 điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các thƣơng nhân với nhau hoặc giữa các thƣơng
nhân với chủ thể khác có liên quan đến hoạt động thƣơng mại hoặc các hành vi thƣơng mại.
9
Điều 233 – Luật Thƣơng mại 2005
10
Nghị định 140/2007 quy định chi tiết Luật Thƣơng mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn
trách nhiệm đối với thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics.


Tóm lại: Nội dung của hoạt động logistics đƣợc hiểu là logistics hợp nhất
(Integrated Logistics), tức là tổng hợp của tất cả các hoạt động logistics cần thiết để
đảm bảo hỗ trợ một cách hiệu quả nhất và kinh tế nhất cho một tổ chức11. Nội dung
của logistics hợp nhất bao gồm các yếu tố: vận tải (Transportation); lƣu kho, dự trữ
(Storage/Inventory); bộ phận sửa chữa và dự phòng (Spare and repair parts); nhân sự
và đào tạo (Personnel and training); tài liệu kỹ thuật (Technical publications); thiết bị
hỗ trợ và kiểm tra (Test and support equipment); cơ sở vật chất (Facilities)12 và không
phải lúc nào doanh nghiệp cũng sử dụng tất cả các thành phần trên của logistics nhƣng
cần quan tâm để có thể lên kế hoạch chuẩn bị cũng nhƣ thực hiện sao cho hiệu quả,

phục vụ tối đa mục tiêu của mình. Trong khi dịch vụ logistics đƣợc hiểu theo LTM
2005 là một hoạt động cung ứng dịch vụ riêng lẻ nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Đặc điểm dịch vụ logistics:
Thứ nhất, dịch vụ logistics là một hoạt động thương mại, cũng giống nhƣ hoạt động
mua bán hàng hóa, đầu tƣ, xúc tiến thƣơng mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh
lợi khác13. Khi các thƣơng nhân khi có đủ điều kiện kinh doanh theo luật định thì việc
thực hiện một hoặc một số các hoạt động nằm trong chuỗi cung ứng logistics nhƣ:
nhận hàng, vận chuyển, lƣu kho, lƣu bãi, làm thủ tục hải quan, đóng gói, bao bì...theo
u cầu của khách hàng để hƣởng thù lao thì đƣợc coi nhƣ là nhà cung cấp dịch vụ
logistics.
Thứ hai, chủ thể của quan hệ dịch vụ logistics bao gồm thương nhân cung ứng dịch
vụ logistics và khách hàng. Theo khoản 1 Điều 6 LTM 2005 định nghĩa thƣơng nhân
bao gồm tổ chức kinh tế đƣợc thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thƣơng mại một
cách độc lập, thƣờng xuyên và có đăng ký kinh doanh, nhƣng trong Điều 234 LTM
2005 thì quy định thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics là doanh nghiệp có đủ
điều kiện kinh doanh, do vậy thƣơng nhân là cá nhân không thể kinh doanh dịch vụ
này. Khách hàng: có thể là thƣơng nhân hoặc khơng, có thể là chủ sở hữu hàng hóa
hoặc khơng phải là chủ sở hữu hàng hóa. Đây là những ngƣời có nhu cầu sử dụng dịch
vụ logistics, họ có thể là ngƣời vận chuyển thậm chí có thể là ngƣời làm dịch vụ
logistics khác.
Thứ ba, nội dung của dịch vụ logistics gồm nhiều công việc khác nhau liên quan
đến sự dịch chuyển của hàng hóa. Bao gồm: nhận hàng, vận chuyển, lƣu kho, lƣu bãi,
làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tƣ vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi
mã ký hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với
11

Hồng Văn Châu (2009), Logistics và vận tải quốc tế, NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội, tr.9
Norman E. Hutchinson, Viện công nghệ Floria của Hoa Kỳ
13
khoản 1 Điều 6 – LTM 2005

12


khách hàng. Vì bản chất của logistics là một chuỗi cung ứng các dịch vụ có mối liên
hệ mật thiết nhau, trong đó mắt xích trƣớc đóng vai trị là nhà cung ứng cho mắt xích
sau nó, cung ứng từ nguyên liệu thô cho đến sản phẩm cuối cùng. Do vậy, logistics
không phải là một dịch vụ đơn lẻ, thuật ngữ này bao giờ cũng ở dạng số nhiều.
Thứ tư, dịch vụ logistics là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện: theo quy định của
pháp luật hiện hành14, nhiều hoạt động trong chuỗi logistics là những hoạt động thuộc
các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện. Thƣơng nhân muốn kinh doanh dịch vụ này phải
tiến hành đăng ký kinh doanh dịch vụ logistics cụ thể.
Vai trò của dịch vụ logistics
Dịch vụ logistics là một trong những yếu tố góp phần không nhỏ vào vấn đề phát
triển nền kinh tế của một quốc gia và cho bản thân các doanh nghiệp. Điều này đƣợc
thể hiện nhƣ sau:
Thứ nhất, Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và tăng cƣờng năng lực
cạnh tranh quốc gia cũng nhƣ năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp: theo nhiều
nghiên cứu về logistics ở các hãng sản xuất, trong cơ cấu giá bán sản phẩm, chi phí sản
xuất thƣờng chiếm 48%, chi phí marketing chiếm 27%, chi phí logisics chiếm 21%,
cịn phần lợi nhuận là 4%. Điều này cho thấy cho chi phí logistics là rất lớn. Do đó
việc hình thành và phát triển logistics sẽ giúp cho các doanh nghiệp cũng nhƣ toàn bộ
nền kinh tế quốc dân giảm đƣợc chi phí trong chuỗi logistics và làm cho quá trình sản
xuất kinh doanh tinh giản và đạt đƣợc nhiều hiệu quả hơn15.
Logistics có quy mô 20 – 22 tỷ USD/năm, ngành logistics tại Việt Nam có tốc độ
tăng trƣởng hàng năm 20 % và đƣợc kỳ vọng duy trì mức tăng nhƣ vậy trong 5 năm tới
do khả năng dồi dào16. Theo nhiều ƣớc tính, chi phí logistics chiếm khoảng 13 – 15%
GDP của VN17, do vậy nó tác động tới và chịu tác động bởi các hoạt động kinh tế
khác. Khi nền kinh tế toàn cầu đang trong xu thế hội nhập, mở rộng nhiều cơ hội hợp
tác cũng nhƣ sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong mua bán hàng hóa. Việc phát triển
dịch vụ logistics sẽ góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và quốc gia. Và

dịch vụ logistics trở thành một trong các lợi thế cạnh tranh của quốc gia. Những quốc
gia kết nối vơi mạng lƣới logistics tồn cầu thì có thể tiếp cận đƣợc nhiều thị trƣớc và
ngƣời tiêu dùng từ nhiều nƣớc trên thế giới.

14

Điều 234 – Luật Thƣơng mại 2005; Điều 6, Điều 7, Điều 8 – NĐ 140/2007
Đặng Đình Đào(2011), Dịch vụ Logistics ở VN trong tiến trình hội nhập quốc tế, NXB, Hà Nội, tr.30.
16
StockPlus, 2014
17
Tổng quan kinh tế VN 2013, Nguyễn Đức Thành, Ngô Quốc Thái
15


Thứ hai, việc phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo việc vận hành sản
xuất kinh doanh các dịch vụ khác đƣợc đảm bảo về mặt thời gian và chất lƣợng. Vì
logistics tạo ra các giá trị gia tăng bằng cách tạo ra “các tiện ích”18.
Theo quan điểm kinh tế, việc sử dụng thể hiện giá trị và sự hữu ích của một mặt
hàng hay một dịch vụ nào đó trong việc đáp ứng yêu cầu nào đó của ngƣời sử dụng.
Logistics mang lại 4 tiện ích về: hình dáng, mẫu mã (Form utility); sở hữu (Possession
utilyty); thời gian (Time utility); địa điểm (Place utility). Trong đó, cốt lõi là 2 loại tiện
ích do logistics mang lại là thời gian và địa điểm. Nếu khơng có 2 loại tiện ích này,
khó có thể thỏa mãn các u cầu của khách hàng khi nếu hàng hóa khơng đến kịp lúc,
hàng hóa khơng đƣợc giao theo các điều kiện đã thỏa thuận, không đến đúng nơi quy
định... làm cho mỗi hành động kinh tế trong chuỗi logistics sẽ bị thiệt hại.
Dƣới góc độ doanh nghiệp, logistics đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo yếu
tố thời gian, đúng địa điểm, nhờ đó bảo đảm cho q trình sản xuất, kinh doanh diễn ra
theo đúng kế hoạch đã đặt ra, góp phần nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành
sản phẩm, sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh của các doanh nghiệp, hạn chế hàng tồn

kho ở mức tối thiểu.
Hơn nữa, dịch vụ logistics hỗ trợ cho dòng chu chuyển của nhiều giao dịch kinh tế.
Ở góc độ xem xét tổng thể, dịch vụ logistics là mối liên hệ kinh tế xun suốt gần nhƣ
tồn bộ q trình sản xuất, lƣu thơng và phân phối hàng hóa. Trong đó, mỗi hoạt động
trong chuỗi lại chiếm một khoản chi phí nhất định, vì vậy nếu nâng cao năng lực hiệu
quả hoạt động dịch vụ logistics thì sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu
quả kinh tế - xã hội. Do vậy, nền kinh tế chỉ thực sự phát triển nhịp nhàng, đồng bộ
nếu dây chuyền cung ứng dịch vụ logistics hoạt động liên tục, nhịp nhàng.
Hoạt động dịch vụ logistics tại Việt Nam
Hành lang pháp lý
Trƣớc khi Luật Thƣơng mại 2005 có hiệu lực, các hoạt động dịch vụ logistics chƣa
đƣợc pháp luật Việt Nam (PLVN) điều chỉnh mà chỉ quy định các hoạt động giao nhận
trong Luật Thƣơng mại 1997. Tuy nhiên, khi thƣơng mại quốc tế có nhiều điều kiện để
phát triển mạnh mẽ, tất yếu đặt ra vấn đề hội nhập kinh tế của Việt Nam. Để có thể
tham gia vào Tổ chức Thƣơng mại quốc tế (WTO), Việt Nam đã phải tiến hành nhiều
cơng đoạn trong đó có việc hồn thiện cơ chế pháp luật thƣơng mại để tƣơng xứng với
các quy định chung của thƣơng mại quốc tế. Mặc dù còn hạn chế nhƣng LTM 2005 đã
có những quy định liên quan đến hoạt động dịch vụ logistics. Bao gồm: 8 điều (từ
18

Hoà ng Vă n Châu(2011), Logistics và vậ n tả i quố c tế , NXB Thông tin và Truyề n thông, Hà nộ i, tr.54


Điều 233 đến Điều 240) điều chỉnh các vấn đề: dịch vụ logistics; điều kiện kinh doanh;
quyền và nghĩa vụ của thƣơng nhân và của khách hàng; các trƣờng hợp miễn trừ trách
nhiệm; giới hạn trách nhiệm; quyền cầm giữ và định đoạt hàng hóa; nghĩa vụ của
thƣơng nhân kinh khi cầm giữ hàng hóa. Ngồi ra, Nghị định 140/2007 đƣợc ban hành
để hƣớng dẫn chi tiết Luật Thƣơng mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và
giới hạn trách nhiệm đối với thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
Nhƣ đã phân tích ở trên, các cơng việc trong chuỗi dịch vụ logistics rất đa dạng,

phong phú. Do vậy, phạm vi điều chỉnh là rất rộng, liên quan đến nhiều văn bản pháp
luật khác nhau cùng điều chỉnh. Ngoài những quy định trực tiếp tại LTM 2005 và NĐ
140/2007 thì cịn có các văn bản pháp luật khác nhƣ: Bộ luật Hàng hải (BLHH) 2005,
Luật Hàng không Dân dụng Việt Nam (LHKDD) 2006, Luật Hải quan... và một số
điều ƣớc quốc tế, tập quán thƣơng mại quốc tế cùng tham gia điều chỉnh nhƣ: Công
ƣớc Brussel 1924, Công ƣớc La Haye – Visby 1968, Công ƣớc Hamburg 1978; Công
ƣớc Rotterdam 2009; Công ƣớc Warsaw 1929...
Cơ sở hạ tầng logistics
Hiện nay, vẫn chƣa có khái niệm cụ thể nào về cơ sở hạ tầng logistics. Tuy nhiên,
một số ít các nhà nghiên cứu đã đƣa ra các quan niệm khác nhau về cơ sở hạ tầng
logistics: “Cơ sở hạ tầng logistics là yếu tố cơ bản trong hoạt động của mạng lưới
logistics thơng qua việc tích hợp các phương tiện vận tải hàng hải, hàng không và
đường bộ”19; “Cơ sở hạ tầng là tổng thể các yếu tố vật chất kỹ thuật, kiến trúc đóng
vai trị là nền tảng cho các hoạt động logistics nói chung và các các dịch vụ logsitics
nói riêng diễn ra một cách bình thường20
Theo đó, có thể phân loại cơ sở hạ tầng logistics gồm: cơ sở hạ tầng giao thông
vận tải và cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông. Trong phạm vi của đề tài này,
tác giả chỉ tập trung phân tích cơ sở hạ tầng giao thông vận tải nhằm làm cơ sở lý luận
nền tảng để nghiên cứu vận tải hàng hóa quốc tế. Cơ sở hạ tầng giao thơng vận tải của
logistics bao gồm:
Thứ nhất, cơ sở hạ tầng vận tải đường biển: với chiều dài bờ biển khoảng 3.260
km, cùng với nhiều cảng biển sâu, rộng, Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển vận
tải biển. Hiện nay, theo số liệu của Cục Hàng hải Việt Nam thì tồn quốc có 126 cảng
đƣợc phân bố theo ba cụm tƣơng ứng ba miền nhƣng chỉ có 20 cảng quốc tế21.

19

A. A. Zuraimi và cộng sự, 2013
Nguyễn Thị Hải Hà, 2012
21

Phát triển hệ thống cảng biển VN và những công nghệ mới, .
20


Trong đó có 44 cảng biển (219 bến cảng) với khoảng 45 km dài cầu cảng, tổng công
suất thiết kế đạt 470 – 500 triệu tấn/năm. Sản lƣợng hàng hóa thơng qua năm 2014 đạt
370,3 triệu tấn (trong đó hàng container đạt 10,24 triệu TEU). Đa số các cảng của Việt
Nam là cảng nhỏ, các cảng chính là cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn nhƣng đều là
các cảng ở cửa sông và cách cửa biển từ 30 đếm 90 km, điều này gây bất lợi cho các
tàu lớn cập cảng.
Hiện Việt Nam có 597 chủ tàu thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó chỉ có 33 chủ
tàu sở hữu đội tàu có tổng trọng tải lên 10.000 DWT, còn lại là đội tàu nhỏ thuộc các
thành phần kinh tế tƣ nhân, nhỏ lẻ tại các địa phƣơng Hải Phịng, Thanh Hóa, Thái
Bình, Cần Thơ22.
Thứ hai, vận tải đường hàng khơng:
Hiện nay ở Việt nam có tổng cộng 22 sân bay có hoạt động dân sự. Đến năm 2015,
Việt Nam sẽ có 24 sân bay dân dụng, trong số này đáng kể nhất là sự đầu tƣ xây dựng
sân bay quốc tế Long Thành với tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Hàng không dân dụng
Quốc tế (ICAO)23 Cat 4F, đáp ứng cho các loại máy bay lớn hiện đại cất, hạ cánh. Tuy
nhiên, chất lƣợng sân bay lớn ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, một số sân bay đã bắt
đầu quá tải trong khi vận chuyển hàng hóa quốc tế chỉ tập trung ở sân bay Tân Sơn
Nhất và sân bay Nội Bài.
Về đội máy bay, đa số máy bay hiện nay của Việt Nam là máy bay đi thuê, Việt
Nam chỉ sở hữu một số máy bay nhỏ, tầm bay hạn chế. Đội tàu bay của hãng hàng
không Việt Nam đạt 97 chiếc với độ tuổi trung bình 6 tuổi; số lƣợng tàu bay sở hữu là
43 chiếc, chiếm tỷ lệ 44,3% với độ tuổi trung bình là 5 năm. Với xu hƣớng hội nhập
sâu rộng vào hoạt động hàng không quốc tế, các hãng hàng không Việt Nam đã đƣa
vào đội tàu bay khai thác các chủng loại tàu bay mới, hiện đại và thông dụng trên thế
giới nhƣ B777, A330, A321, B737, ATR72-50024. Ngoài ra, để tạo cở sở hạ tầng cần
thiết cho việc phát triển vận chuyển từ cửa đến cửa (Door to door), các thiết bị xếp dỡ,

vận chuyển hàng hóa bao gồm xe vận chuyển container/pallet, xe nâng hàng, thiết bị
nâng container/pallet, băng chuyển hàng hóa, giá đỡ.
Thứ ba, vận tải đường sơng:
Việt Nam là một quốc gia có hệ thống giao thông đƣờng sông rất phong phú và mật
độ dày đặc cao. Khoảng 2.360 sông, kênh rạch với tổng chiều dài 220.000 km nhƣng
22

Đề án Tái cơ cấu vận tải biển năm 2020, Bộ GTVT, 4/2015
Tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc đƣợc thành lập năm 1944 trên cơ sở Công ƣớc Chicago 1944 về hàng
không dân dụng
24
Báo cáo tổng kết 6 năm thực hiện Luật HKDDVN 2006, Cục Hàng không Việt Nam
23


chỉ có khoảng 19% (41.900 km) có khả năng khai thác vận tải. Trong đó có hơn 7.189
cảng và bến thủy nội địa các loại, 4.809 bến bốc xếp hàng. Đặc biệt là các loại tàu
thuyền cỡ nhỏ, với các loại hàng hóa có giá trị thấp nhƣ than đá, gạo, cát, đá và các
loại vật liệu khác25.
Thứ tư, vận tải đường sắt:
Mạng đƣờng sắt Việt Nam có tổng chiều dài 3.143km trong đó 2.531 km chính
tuyến, 612 km đƣờng nhánh và đƣờng ga bao gồm 3 loại khổ đƣờng: 1000mm chiếm
85%, khổ đƣờng 1435mm chiếm 6%, khổ đƣờng lồng (1435mm & 1000mm) chiếm
9%. Hệ thống đƣờng sắt chƣa đƣợc điện khí hóa và chỉ có một chiều, điều này gây trở
ngại không nhỏ trong việc tăng khối lƣợng hàng hóa vận chuyển. Đƣờng sắt VN nối
với đƣờng sắt quốc tế qua các cửa khẩu với Trung Quốc. Bên cạnh đó tiêu chuẩn kỹ
thuật, kết cấu hạ tầng đƣờng sắt nƣớc ta còn ở mức thấp và lạc hậu26.
Thứ năm, vận tải đường bộ:
Tuyến đƣờng ơ tơ chính là tuyến đƣờng bộ, nó hình thành một mạng lƣới ơ tơ dƣới
dạng ba chiều hoặc mạng nhện. Theo đó, tổng chiều dài đƣờng bộ nƣớc ta hiện có trên

258.200 km với 104 tuyến quốc lộ, 5 đoạn tuyến cao tốc và các tuyến đƣờng do trung
ƣơng quản lý với tổng chiều dài 18.744 km.
Về tiêu chuẩn kỹ thuật: đƣờng có tiêu chuẩn kỹ thuật cao (cao tốc, cấp I, cấp II)
chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ đạt 7,51%. Tỷ lệ đƣờng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III, cấp
IV chiếm 77,73%; cịn lại đƣờng có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp (cấp V, cấp VI) chiếm tỷ
lệ là 14,77%.
Công cụ vận tải bằng ơ tơ chính là ơ tơ, có thể phân loại dựa vào trọng tải gồm: ơ tơ
loại nhỏ, có trọng tải dƣới 2,5 tấn/chiếc; ơ tơ trung bình có trọng tải đạt 2,5 – 5
tấn/chiếc; ô tô loại lớn có trọng tải từ 5 tấn/chiếc trở lên27.
Nhận xét: Nhìn chung cơ sở hạ tầng logistics ở nƣớc ta còn nghèo nàn, bố trí chƣa
hợp lý và chất lƣợng kém. Quy mô nhỏ ở cả cấp độ quốc gia, địa phƣơng và vùng lãnh
thổ lẫn các doanh nghiệp logistics. Ngoài ra, chƣa đủ khả năng đáp ứng đƣợc nhu cầu
phục vụ việc lƣu chuyển hàng hóa trong khi khối lƣợng hàng hóa tham gia vào q
trình lƣu chuyển ngày càng lớn.
25

Dựa trên điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đƣờng thủy nội địa Việt Nam đến
năm 2020
26
Báo cáo tổ ng hợp “Điề u chỉ nh Chiế n lược phát triể n GTVT Việ t Nam đ ế n nă m 2020 và tầ m nhìn
đ ế n nă m 2030”
27
Đề án Đổi mới tồn diện cơng tác quản lý Nhà nƣớc của Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông, Bộ GTVT, Hà Nội10/2014


Phát triển hạ tầng giao thông vận tải, các phƣơng thức vận tải, hệ thống phân phối,
kho vận ảnh hƣởng rất lớn đến việc phát triển dịch vụ logistics... nhƣng hiện nay cơ sở
hạ tầng của Việt Nam chƣa phát triển kịp với sự phát triển của nền kinh tế và cũng
không đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự phát triển của ngành dịch vụ logistics. Do vậy,
phát triển tốt cơ sở hạ tầng, cũng nhƣ các trung tâm logsitics là một trong các điều kiện

tiên quyết cho các dịch vụ logistics phát triển, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế hiện nay. Chính vì tầm quan trọng này nên Đảng và Nhà nƣớc đã có những
cơ chế, chính sách phát triển, nâng cao chất lƣợng cơ sở hạ tầng, nâng cao chỉ số phát
triển về hạ tầng logistics. Theo đánh theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (World
Bank report, 2014), Việt Nam đã có sự cải thiện về hệ thống hạ tầng logsitcs từ vị trí
72 và điểm trung bình là 2,68/5 trong năm 2012 thì đến năm 2014, Việt Nam đã vƣơn
lên vị trí 44 với điểm trung bình 3,11/5. Đây là một bƣớc phát triển đáng kể, mang lại
nhiều cơ hội và hy vọng phát triển trong tƣơng lai.
Hoạt động cung ứng dịch vụ logistics của doanh nghiệp Việt Nam
Thứ nhất, nhà cung ứng dịch vụ logistics:
Trên thế giới có nhiều khái niệm về nhà cung ứng dịch vụ logistics nhƣng tựu
chung lại đều coi họ (Logistics Service Provider – LSP) là “các công ty độc lập tự
thiết kế, thực hiện và quản lý những nhu cầu logistics trong chuỗi cung cấp của khách
hàng”28.
Luật Thƣơng mại 2005 đƣa ra khái niệm tại Điều 234: “Thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics là doanh nghiệp có đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics theo quy
định của pháp luật”. Theo đó, DNVN để đƣợc kinh doanh dịch vụ logistics phải đáp
ứng các điều kiện kinh doanh đƣợc quy định cụ thể tại các Điều 5, Điều 6, Điều 7 NĐ
140/2007.
Hiện nay có khoảng 1200 doanh nghiệp và 25 đại diện của trên 30 tập đoàn giao
nhận hàng đầu thế giới tham gia đầu tƣ và kinh doanh dƣới nhiều hình thức. Cả nƣớc
hiện có 7 trung tâm logistics và 19 ICD đƣợc đƣa vào hoạt động29.
Mặc dù dịch vụ logistics đã và đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới nhƣng ở Việt
Nam còn khá mới mẻ. Cùng với quá trình hội nhập, dịch vụ logistics đã theo chân các
nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam. Hàng loạt các công ty, doanh nghiệp kinh doanh
lĩnh vực này đã ra đời và phát triển. Tuy nhiên, cũng cịn những hạn chế, khó khăn cần
khắc phục.
28

Lê Thị Minh Thảo(2008), Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics của các doanh nghiệp giao nhận vận

tải VN trong thời kỳ hội nhập WTO, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế
29
Đề án Tái cơ cấ u vậ n tả i biể n đ ế n nă m 2020, Bộ GTVT, Hà Nộ i, 4/2015


Thứ hai, quy mô hoạt động trên thị trường:
Thị trƣờng dịch vụ logistics ở Việt Nam hiện chƣa có quy mô lớn nhƣng đƣợc đánh
giá là đầy tiềm năng. Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển, hƣớng vào xuất
khẩu và có tốc độ tăng trƣởng cao. Chi phí logistics chiếm một tỉ lệ khá cao sao với
GDP của quốc gia (25% GDP).
Hiện nay, các doanh nghiệp logistics của Việt Nam hoạt động khá chuyên nghiệp và
hiệu quả nhƣng trên thực tế chỉ mới đáp ứng đƣợc 25% nhu cầu thị trƣờng và chỉ dừng
lại ở mức độ cung cấp các dịch vụ đơn lẻ, một số công đoạn của cả chuỗi dịch vụ
logistics30.
Khoảng 80% doanh nghiệp chỉ nằm trong giai đoạn đầu của chuỗi giá trị ngành, tức
là chủ yếu hoạt động ở mơ hình 1PL31 và 2PL32. Hầu hết các DNVN mới đóng vai trị
là những nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các công ty logistics nƣớc ngoài nhƣ đảm
nhận các việc khai báo hải quan, cho thuê phƣơng tiện vận tải, kho bãi... chƣa có
doanh nghiệp nào đủ sức tổ chức, điều hành tồn bộ quy trình hoạt động logistics. Các
dịch vụ 4PL33 chƣa đƣợc phát triển34.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới: chỉ số LPI ( Logistics Performance Index)
Việt Nam ở mức trung bình, nhƣng đã có sự phát triển đáng kể khi vƣơn lên xếp vị trí
thứ 48 thế giới (năm 2014) với năng lực tổng hợp đạt 3,15 điểm theo thang điểm 5.
(năm 2007: xếp vị trí 53 với số điểm 2,89)35.
Như vậy, hoạt động logistics tại Việt Nam, mặc dù đây là lĩnh vực mới mẻ nhƣng
có tầm quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, phát triển dịch vụ logistics sẽ tạo điều
kiện cho các lĩnh vực khác phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, hoạt động
logistics cịn một số tình trạng cần phải khắc phục trong thời gian tới. Đó là, hệ thống
pháp lý điều chỉnh hoạt động logistics còn nhiều hạn chế, chƣa có một cơ chế, chính
sách đồng bộ; chƣa xây dựng đƣợc chiến lƣợc tổng thể phát triển logistics ở Việt Nam;

quy mô doanh nghiệp logistics chủ yếu là vừa và nhỏ, kinh doanh manh mún, hoạt
động cơ bản tập trung ở thị trƣờng nội địa; thị trƣờng logistics hạn chế, chƣa tƣơng
30

(truy
cập ngày 20/6/2015)
31
Logistics bên thứ nhất (1PL – First party logistics): các công ty tƣ thực hiện các hoạt động logistics của mình.
32
Logistics bên thứ 2 (2PL – Second party logistics): việc quản lý các hoạt động logistics truyền thống nhƣ vận
tải hay kho vận, công ty không sở hữu hoặc có đủ phƣơng tiện và cơ sở hạ tầng thì có thể th các dịch vụ
logistics bên ngoài.
33
Logistics bên thứ 4 (4PL – Fourth party logistics): ngƣời cung cấp dịch vụ là ngƣời tích hợp (intergrator), gắn
kết các nguồn lực, tiềm năng và cơ sở vât chất khoa học kỹ thuật với các yếu tố khác nhằm vận hành cả q trình
logistics.
34
/>35
Tạp chí Nghiên cứu tài chính kinh tế, số (11), 2014


xứng với tiềm năng; cơ sở hạ tầng cho hoạt động logistics còn yếu kém, hạn chế sự
phát triển và dẫn đến chi phí logistics ở Việt Nam.
Vận tải hàng hóa quốc tế trong chuỗi dịch vụ logistics
Khái quát về vận tải hàng hóa quốc tế
Khái niệm, đặc điểm của vận tải quốc tế
Vận tải theo nghĩa rộng đƣợc hiểu là một quy trình kỹ thuật nhằm di chuyển vị trí
của con ngƣời hay hàng hóa nhằm đáp ứng các u cầu nào đó. Cịn theo nghĩa hẹp
(dƣới góc độ kinh tế), vận tải chỉ bao gồm những sự di chuyển của vật phẩm và con
ngƣời khi đồng thời thỏa mãn hai tính chất: là một hoạt động sản xuất vật chất và là

một hoạt động kinh tế độc lập36.
Hoạt động vận tải trên thực tế là một hoạt động rất đa dạng và phong phú. Do vậy,
giới hạn trong đề tài này, tác chỉ sẽ chỉ phân tích vận tải ở phạm vi vận tải quốc tế với
đối tƣợng vận chuyển là hàng hóa và hoạt động trong hai môi trƣờng: vận tải đƣờng
biển và vận tải đƣờng hàng khơng.
Theo đó, vận tải quốc tế là cầu nối cho các mối quan hệ kinh tế thƣơng mại giữa các
nƣớc trên thế giới xích lại gần nhau hơn. Có thể đƣa ra khái niệm về vận tải quốc tế
nhƣ sau: “Vận tải quốc tế là hình thức chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều nước,
tức là điểm đầu và điểm cuối của quá trình vận tải nằm ở hai nước khác nhau” 37.
Vận tải quốc tế là một phần của vận tải - bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc
dân nên vận tải quốc tế cũng mang những đặc điểm của vận tải nhƣ sau:
Thứ nhất, vận tải là ngành sản xuất vật chất của xã hội: khi nói về vận tải, C.Mác
khẳng định: “Ngồi ngành khai khống, ngành nơng nghiệp và cơng nghiệp chế biến
ra, cịn có một ngành sản xuất vật chất thứ tư nữa, ngành đó cũng trải qua ba giai
đoạn sản xuất khác nhau là thủ công nghiệp, công trường thủ công và cơ khí. Đó là
ngành vận tải, khơng kể là ngành vận tải người hay vận tải hàng hóa”38.
Nhƣ vậy theo quan điểm này, vận tải là một ngành sản xuất vật chất của xã hội.
Trong sản xuất của ngành vận tải, con ngƣời cũng thông qua công cụ lao động, tác
động vào đối tƣợng lao động để tạo ra sản phẩm của ngành vận tải – sự di chuyển vị trí
của hành khách, hàng hóa nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con ngƣời.

36

Nguyễn Hồng Đàm(2003), Vận tải và giao nhận trong ngoại thương, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
Triệu Hồng Cẩm(2006),Vận tải quốc tế- Bảo hiểm vận tải quốc tế, Nxb Văn hóa Sài Gịn, tr.20
38
Mác – Ăng ghen – Lê nin(1963), Bàn về giao thông vận tải, NXB Sự thật, Hà Nội, tr.9
37



Thứ hai, vận tải là ngành sản xuất vật chất đặc biệt của xã hội: vận tải vừa có các
đặc điểm chung của các ngành sản xuất vật chất khác đồng thời có những đặc điểm rất
riêng biệt. Tính riêng biệt của ngành sản xuất vận tải đƣợc thể hiện:
- Q trình sản xuất vật chất khơng làm thay đổi hay mất đi các tính chất
lý, hóa của đối tượng vận chuyển. Bởi, đây là một quá trình tác động nhằm làm
thay đổi vị trí của đối tƣợng vận chuyển trong không gian chứ không tác động
về mặt kỹ thuật vào đối tƣợng lao động để tạo thành sản phẩm nhƣ các ngành
sản xuất khác. Hơn nữa, mục đích sản xuất của ngành vận tải là đảm bảo an
toàn cho đối tƣợng vận chuyển. Vì vậy, trên thực tế, nếu có sự thay đổi trong
q trình vận chuyển thì hồn tồn do các yếu tố khách quan tác động chứ
khơng phải là mục đích của q trình sản xuất của ngành vận tải.
- Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gắn liền và không tách rời
nhau: đối tƣợng sản xuất của ngành vận tải không giống nhƣ các ngành sản
xuất thơng thƣờng khác, vì sản phẩm vận tải khơng có một khoảng cách về thời
gian giữa sản xuất và tiêu dùng. Nghĩa là, khi quá trình sản xuất vận tải kết thúc
thì đồng thời sản phẩm vận tải đƣợc tạo ra. Do vậy, trong sản xuất của ngành
vận tải khơng có sản phẩm dự trữ.
- Sản phẩm vận tải khơng có hình dáng, kích thước, trọng lượng nhưng
vẫn có tính vật chất: sản xuất trong ngành vận tải không sáng tạo ra sản phẩm
mới nhƣ các ngành sản xuất vật chất khác, mà sáng tạo ra sản phẩm đặc biệt đó
là sự di chuyển vị trí của đối tƣợng vận chuyển trong không gian nhằm đáp ứng
nhu cầu của con ngƣời. Mặc dù sản phẩm vận tải tồn tại dƣới dạng vơ hình
nhƣng giống với các loại hàng hóa khác là vẫn mang hai thuộc tính của hàng
hóa: tính giá trị và tính sử dụng.
Kết luận: vận tải quốc tế là ngành sản xuất vật chất đặc biệt, là ngành kinh tế độc
lập, một bộ phận cấu thành nền kinh tế xã hội, tạo ra sản phẩm xã hội và có thu nhập
quốc dân.
Vai trị của vận tải hàng hóa quốc tế
Thứ nhất, vận tải quốc tế có mối quan hệ mật thiết với mua bán quốc tế:
Mối quan hệ này đƣợc thể hiện ở chỗ, khi mua bán hàng hóa quyền sở hữu đƣợc

thay đổi từ ngƣời bán sang ngƣời mua, còn di chuyển quyền sở hữu đó phải nhờ vào
vận tải. Vận tải là khâu khơng thể thiếu trong mua bán hàng hóa quốc tế. Chính vì vậy,
tập quán thƣơng mại quốc tế (Incoterms) quy định rất cụ thể về trách nhiệm vận
chuyển hàng hóa tùy thuộc vào điều kiện cơ sở giao hàng theo thỏa thuận trong hợp
đồng mà sẽ thuộc về ngƣời mua hoặc ngƣời bán.


Vận tải và ngoại thƣơng có mối quan hệ hữu cơ với nhau có tác dụng thúc đẩy nhau
cùng phát triển. Trƣớc đây, vận tải quốc tế là tiền đề, điều kiện tiên quyết để mua bán
hàng hóa quốc tế ra đời và phát triển. V.Lê nin đã nhận định rằng: “Vận tải là phương
tiện vận tải vật chất của mối liên hệ kinh tế với nước ngoài”39. Khi mua bán hàng hóa
quốc tế đƣợc mở rộng và phát triển lại tạo ra những yêu cầu tất yếu để thúc đẩy vận tải
quốc tế ngày càng phát triển và hoàn thiện. Hiện nay, tất cả các phƣơng thức vận tải
hiện đại đều tham gia phục vụ chuyên chở hàng hóa quốc tế, trong đó vận tải đƣờng
biển giữ vai trị chủ đạo.
Thứ hai, vận tải phát triển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị
trường trong mua bán quốc tế:
Trƣớc đây, khi vận tải chƣa có điều kiện để phát triển thì việc mua bán hàng hóa
giữa các quốc gia với nhau về loại hàng hóa, số lƣợng, giá trị hàng hóa... cịn hạn chế,
cơ cấu hàng hóa trên thị trƣờng thế giới đơn giản, nghèo nàn. Hơn nữa, không cho
phép mở rộng quan hệ mua bán tới những thị trƣờng xa xôi. Khi vận tải đã phát triển
và hoàn thiện về hệ thống kỹ thuật lẫn giá thành vận tải, cơ cấu hàng hóa trên thị
trƣờng đã bắt đầu có sự thay đổi theo chiều hƣớng mở rộng ra, đa dạng, phong phú.
Ngƣời ta có thể bán tất cả những gì mình có và ngƣợc lại có thể mua tất cả những gì
mình cần, từ những hàng hóa đơn giản nhƣ các nguyên, nhiên, vật liệu cho đến những
hàng hóa cao cấp mang tính kỹ thuật nhƣ máy móc, thiết bị, hay từ lƣơng thực, thực
phẩm thiết yếu đến những đồ xa xỉ.
Vận tải quốc tế mở rộng, giá thành vận tải giảm, cự ly vận chuyển trung bình tăng,
điều kiện vận chuyển dễ dàng... tạo ra những thuận lợi cần thiết cho việc mở rộng thị
trƣờng mua bán quốc tế. Ngƣời mua có thể mua hàng ở nhiều thị trƣờng khác nhau và

ngƣời bán cũng có thể bán hàng ở nhiều thị trƣờng khác nhau mà không bị ràng buộc
nhiều về khoảng cách vận chuyển nhƣ trƣớc.
Thứ ba, vận tải quốc tế ảnh hưởng tới cán cân thanh toán quốc tế và hiệu quả
kinh doanh xuất nhập khẩu của nền kinh tế quốc dân:
Vận tải quốc tế có hai chức năng là phục vụ và kinh doanh. Chức năng phục vụ
đƣợc thể hiện ở chỗ vận tải quốc tế có thể đảm bảo phục vụ nhu cầu chuyên chở hàng
hóa xuất nhập khẩu của mỗi nƣớc; chức năng kinh doanh thể hiện trong việc xuất khẩu
sản phẩm vận tải, nhất là vận tải đƣờng biển. Nếu có thể xuất khẩu nhiều sản phẩm
vận tải cũng nhƣ các dịch vụ có liên quan đến vận tải sẽ thu đƣợc nhiều ngoại tệ, xuất
siêu sản phẩm vận tải quốc tế sẽ có tác dụng tốt đối với cán cân thanh toán quốc tế,
39

C.Mác, F.Ăng ghen, V.Lê nin,Bàn về giao thông vận tải, Nxb Sự thật, Hà Nội 1963, tr. 26


ngƣợc lại, thiếu hụt trong các cán cân xuất nhập khẩu sản phẩm vận tải quốc tế sẽ làm
xấu đi cán cân thanh tốn quốc tế.
Chi phí vận tải trong mua bán quốc tế, bao gồm tồn bộ chi phí có liên quan đến
q trình tổ chức chun chở và chuyên chở hàng hóa từ nơi gửi hàng tới nơi nhận
hàng. Chi phí vận tải nói chung và cƣớc phí nói riêng là một trong những yếu tố ảnh
hƣởng đến việc cấu thành giá bán của sản phẩm trên thị trƣờng cho nên khi mua bán
hàng hóa quốc tế cả ngƣời xuất khẩu cũng nhƣ ngƣời nhập khẩu đều phải quan tâm
đến phí vận tải mà cơ bản là cƣớc phí khi tính tốn giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu.
Nhƣ vậy, vận tải hàng hóa quốc tế có vai trị quan trọng trong hoạt động ngoại
thƣơng thơng qua việc thúc đẩy hoạt động mua bán quốc tế phát triển, mở rộng cơ cấu
hàng hóa và thị trƣờng trong mua bán quốc tế. Ngồi ra cịn có ý nghĩa đối với cán cân
thanh toán quốc tế và hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế quốc dân.
Mối liên hệ giữa vận tải quốc tế và dịch vụ logistics
Từ những phân tích trên có thể thấy rằng, bản chất của logistics đó là một q trình
bao gồm nhiều hoạt động có tính tƣơng hỗ lẫn nhau, nó khơng phải là một hoạt động

đơn lẻ, do đó nếu muốn tồn bộ quá trình đƣợc diễn ra một cách thuận lợi cần nhịp
nhàng phối hợp các hoạt động này với nhau. Và vận tải (Transportation) là một trong
những mắt xích quan trọng nhất của chuỗi cung ứng dịch vụ logistics, là phƣơng thức
chun chở, mạch máu lƣu thơng tồn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Mối liên hệ của
vận tải và dịch vụ logistics đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Thứ nhất, vận tải là một mắt xích trong chuỗi dịch vụ logistics, giúp hoạt động
logistics diễn ra một cách bình thường. Và ngược lại, logistics thúc đẩy sự phát triển
của vận tải.
Vận tải tham gia vào chuỗi dịch vụ logistics từ giai đoạn sản xuất cho đến khi phân
phối sản phẩm đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Bởi lẽ, các nhà sản xuất khơng phải
lúc nào cũng có sẵn các nguồn ngun nhiên vật liệu để đáp ứng nhu cầu sản xuất ra
sản phẩm, hơn nữa nếu có thì việc sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ này không mang
lại nhiều lợi nhuận cho các nhà sản xuất, vì họ phải mất thêm khoản chi phí để lƣu
kho, bảo quản. Đồng thời sẽ khơng tạo đƣợc tính linh hoạt trong vấn đề nắm bắt các
nhu cầu của thị trƣờng để tiến hành sản xuất. Do vậy, các nhà sản xuất sẽ chủ động tổ
chức việc thu mua, lựa chọn các phƣơng tiện vận tải phù hợp nhằm giảm đƣợc tối đa
các chi phí kể trên. Và vận tải đã phải tham gia vào việc vận chuyển các nguồn nguyên
liệu này đến các nhà xƣởng, thậm chí ngay cùng cùng một phân xƣởng. Khi sản phẩm
đã đƣợc hồn thiện, vận tải chính là yếu tố giúp các nhà sản xuất đƣa các thành phẩm


×