Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế những vấn đề pháp lý và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.06 KB, 73 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH



SVTH: PHAN THỊ THÙY
MSSV: 3050118

CÔNG CHỨNG VĂN BẢN KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2005- 2009

GVHD: THS.LÊ THỊ HẢI CHÂU

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2009


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS: Bộ luật Dân sự năm 2005 được Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005
BLTTDS: Bộ luật Tố tụng Dân sự được Quốc hội Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ban hành ngày 15 tháng 6 năm 2004
CCV: Cơng chứng viên
CHXHCNVN: Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam
HĐBT: Hội đồng bộ trưởng
LCC: Luật Cơng chứng 2000 được Quốc hội Nước cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2006
NĐ: Nghị định
NĐ 75: Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 về công chứng chứng


chứng thực
NĐ 76: Nghị định 76/2006/NĐ-CP ngày 2 tháng 8 năm 2006 quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực tư pháp
NĐ 60: Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2009 quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp
TTLT số 04: Thơng tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13 tháng 06 năm
2006
TTLT số 91: Thông tư liên tịch số 91/2008/TTLT-BTC-BTP ngày 17 tháng 10 năm 2008
huớng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cơng chứng
TTLT số 93: Thông tư liên tịch số 93 /2001/TTLT/-BTC-BTP ngày 21 tháng 11 năm 2001
hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cơng chứng
TT 03: Thông tư số 03/2001/TT-BTP ngày 04 tháng 3 năm 2001 của Bộ Tư pháp huớng
dẫn thi hành Nghị định 75/2000/NĐ-CP của chính phủ về cơng chứng chứng thực.
TA: Tồ án
UBND: Uỷ ban nhân dân
VNDCCH: Việt Nam dân chủ cộng hoà


MỤC LỤC
---------Trang
Lời nói đầu ............................................................................................................... 1
Chƣơng 1: Những vấn đề chung về công chứng văn bản khai nhận di sản thừa
kế
1.1 Khái niệm công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế .............................4
1.1.1 Khái niệm di sản thừa kế và văn bản khai nhận di sản thừa kế ...................... ..4
1.1.1.1Khái niệm di sản thừa kế ................................................................................. 5
1.1.1.2Khái niệm văn bản khai nhận di sản thừa kế ..................................................14
1.1.2 Khái niệm công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế ................................15
1.1.2.1Khái niệm công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế ..............................15
1.1.2.2Mục đích, ý nghĩa, vai trị của cơng chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế ......22

1.2 Trình tự thủ tục cơng chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế ..................25
1.2.1 Phạm vi và thẩm quyền công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế ......... 31
1.2.2 Trình tự thủ tục cơng chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế ......................33
1.2.3 Thời gian, địa điểm, lệ phí cơng chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế ......39

Chƣơng 2: Thực trạng công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế và một số
kiến nghị
2.1 Thực trạng công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế ...........................42
2.1.1 Thực trạng về pháp luật ....................................................................................42
2.1.2 Thực trạng về phạm vi, thẩm quyền .................................................................45
2.1.3 Thực trạng về trình tự thủ tục ...........................................................................46
2.2 Nguyên nhân của thực trạng ...........................................................................62
2.3 Một số kiến nghị ...............................................................................................65
Kết luận ....................................................................................................................70
Phụ lục
Danh mục tài liệu tham khảo


LỜI NĨI ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT
Hoạt động cơng chứng từ khi ra đời đến nay đã thể hiện được vai trò rất lớn trong việc
phòng ngừa tranh chấp, đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên khi tham gia giao dịch, đồng
thời góp phần quản lý xã hội. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các giao lưu dân sự
không ngừng phát triển cả chất và lượng trên nhiều lĩnh vực dân sự, kinh tế, thương
mại…Bên cạnh đó, khi Việt Nam trở thành viên của tổ chức WTO, yêu cầu tất yếu của
hợp tác đa phương và song phương càng địi hỏi phải hồn thiện pháp luật có liên quan
trong các lĩnh vực, đặc biệt là các hoạt động bổ trợ tư pháp để tạo hành lang pháp lý bảo
đảm quyền của đương sự. Trong đó, hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật cơng
chứng nói riêng phải hoàn thiện, phát triển tương xứng. Tuy nhiên, hiện nay, pháp luật về
hoạt động công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế cũng như thực tiễn thực hiện còn

nhiều bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn.
Bên cạnh đó, hoạt động cơng chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế có ý nghĩa
rất lớn đối với người thụ hưởng di sản, hạn chế tình trạng gian dối, bỏ sót đồng thừa kế
(đặc biệt là đồng thừa kế định cư ở nước ngồi), góp phần bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
những người có quyền thừa hưởng di sản cũng như bên thứ ba có liên quan. Đồng thời,
hoạt động này cịn giúp Nhà nước trong việc quản lý, cân bằng lợi ích xã hội, hạn chế
tranh chấp, tạo môi trường pháp lý bình đẳng cho các bên khi tham gia giao dịch.
Trên cơ sở nghiên cứu các quy định pháp luật về hoạt động cơng chứng nói chung và
cơng chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế nói riêng, từ đó phác họa tổng thể những
vấn đề chung cũng như đưa ra các kiến nghị hoàn thiện hoạt động này, tác giả đã lựa chọn
đề tài: “Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế – Những vấn đề pháp lý và thực
tiễn” làm khoá luận tốt nghiệp cử nhân luật của mình. Khóa luận này như là lời bình luận
thêm cho lĩnh vực mang tính chất đặc thù này trong hoạt động công chứng chung ở nước
ta.

1


2. PHẠM VI, ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của khóa luận chủ yếu tập trung làm sáng tỏ những vấn
đề công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế, đánh giá thực trạng hoạt động công
chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế thuộc thẩm quyền cơng chứng của Phịng cơng
chứng và Văn phịng cơng chứng ở một số địa phương hiện nay, chủ yếu là tại TP. Hồ
Chí Minh. Đồng thời phân tích những thiếu sót, hạn chế trong thực trạng hoạt động công
chứng văn bản khai nhận thừa kế hiện nay, từ đó tác giả kiến nghị một số biện pháp nhằm
bảo đảm việc thực hiện tốt hoạt động công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế trong
thời gian sắp tới.
3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ Ý NGHĨA CỦA KHOÁ LUẬN
Để nghiên cứu đề tài này, tác giả đã vận dụng những kiến thức lý luận pháp lý từ các môn
học chuyên ngành, khảo sát thực tiễn về hoạt động cơng chứng, từ đó vận dụng phương

pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh…để giải quyết các
vấn đề đặt ra trong đề tài này.
Một vài kiến nghị của tác giả tổng kết trong khóa luận mang ý nghĩa hoàn thiện các quy
định của pháp luật, mặt khác có ý nghĩa quan trọng, góp phần bảo đảm việc thực hiện tốt
hoạt động cơng chứng nói chung và công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế nói
riêng trong thời gian sắp tới.
4. BỐ CỤC CỦA KHĨA LUẬN
Với mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu như trên, ngoài Lời mở đầu, kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục, bố cục của khóa luận được tác giả trình bày gồm hai
chương. Cụ thể như sau:
 Chương 1: Những vấn đề chung về công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế
 Chương 2: Thực trạng công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế và một số
kiến nghị
Đây là một đề tài tuy không mới trong lĩnh vực công chứng nhưng khơng kém phần lý thú
vì tính chất phức tạp và đặc biệt của nó. Góp phần tìm hiểu kỹ hơn về loại việc này trong
thực tiễn nhằm từng bước hoàn thiện một phần các quy định pháp luật về công chứng văn
2


bản khai nhận di sản thừa kế ở nước ta hiện nay là mong muốn của tác giả khi triển khai
thực hiện đề tài này. Vì vậy, để đề tài này thực sự có những kiến nghị khả thi, đi vào cuộc
sống, khái quát các vấn đề toàn diện hơn, tác giả mong muốn được chia sẻ với những
người quan tâm để các vấn đề nêu lên trong khóa luận có những đánh giá thật sự khách
quan và khóa luận trở thành tài liệu tham khảo có giá trị.
Để hồn thành khóa luận, tác giả xin chân thành cảm ơn sự đóng góp thơng tin và chia sẻ
kinh nghiệm thực tiễn của Cơng chứng viên các Văn phịng cơng chứng, Phịng cơng
chứng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

3



CHƢƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG CHỨNG
VĂN BẢN KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ
1.1 KHÁI NIỆM CÔNG CHỨNG VĂN BẢN KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ
1.1.1 Khái niệm di sản thừa kế và văn bản khai nhận di sản thừa kế
Các quan hệ xã hội luôn luôn là những quan hệ vô cùng đa dạng và phức tạp. Trong xã
hội loài người, sự tồn tại các quan hệ xã hội giữa nhiều loại chủ thể khác nhau là một tất
yếu khách quan. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, các
quan hệ xã hội vốn đã đa dạng và phức tạp nay càng đa dạng và phức tạp hơn. Nó khơng
chỉ dừng lại ở các quan hệ về nhân thân - mối quan hệ giữa người với người trong xã hội
mà ngoài ra đó cịn là các mối quan hệ nhân thân có gắn với tài sản. Để đấu tranh sinh tồn,
ngay từ khi xuất hiện, con người đã biết tạo ra của cải vật chất và tham gia vào các quan
hệ trao đổi các sản phẩm do mình làm ra. Tuy nhiên, các giao dịch cịn mang tính chất nhỏ
lẻ, tạm thời. Cùng với sự phát triển của xã hội, ngày nay các giao dịch về tài sản ngày
càng gia tăng với quy mơ và tính chất phức tạp hơn nhiều. Các giao dịch này không chỉ
đáp ứng cho nhu cầu tối thiểu của con người mà còn chứa đựng nhiều mục đích khác
nhau. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, cá nhân đó phải có tài sản và quyền về tài
sản. Quyền về tài sản có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Vì về nguyên tắc, ai là chủ sở hữu
hợp pháp của tài sản thì có tồn quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản thuộc sở
hữu của mình nhưng khơng được ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của chủ thể khác, lợi ích
chung, trong đó có quyền dùng tài sản thuộc sở hữu của mình (và được phép giao dịch) để
lại thừa kế cho người khác (khi cá nhân đó qua đời).
Để đảm bảo cho các giao dịch về dân sự, kinh tế, thương mại trong xã hội diễn ra thuận
lợi, tránh tình trạng tranh chấp xảy ra, ngay từ thời xa xưa con người đã biết nhờ người
khác làm chứng, chứng kiến khi giao dịch diễn ra (thường là những người có uy tín trong
cộng đồng xã hội). Khi xã hội càng phát triển, các giao dịch diễn ra ngày càng nhiều với
quy mô rộng lớn thì sự làm chứng này dần mất đi tính hiệu lực của nó do khơng thể định
ra các chế tài hoặc các biện pháp cưỡng chế nếu một trong các bên khơng thực hiện cam

kết của mình. Do đó, họ đã nhờ “cơng quyền” đứng ra thay thế “tư quyền” để bảo vệ
4


quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Sự làm chứng do nhà nước thực hiện trở nên có ý nghĩa
thiết thực trong đời sống xã hội.
Với ý nghĩa trên, hoạt động cơng chứng có vai trị rất quan trọng trong việc bảo đảm cho
việc thực thi các giao dịch về dân sự, thương mại và đối với các giao dịch liên quan đến
tài sản – là đối tượng của quan hệ thừa kế thì hoạt động cơng chứng cịn có ý nghĩa hơn
nữa. Những văn bản xác lập, thực hiện các quyền về tài sản này khi được công chứng, nó
có giá trị pháp lý cao hơn, ràng buộc hiệu lực đối với các bên từ đó góp phần đảm bảo an
toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự, hạn chế tranh chấp, vi phạm pháp luật đồng thời
cung cấp tài liệu có giá trị chứng cứ phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp.
1.1.1.1 Khái niệm di sản thừa kế
Ở nước ta, chế định thừa kế là một trong những chế định pháp luật cơ bản nhằm bảo đảm
quyền của công dân đối với quyền tài sản được ghi nhận trong BLDS nước ta. Theo đó,
quyền thừa kế được quy định thành một phần riêng biệt – Phần thứ tư với 4 chương quy
định cụ thể quyền, nghĩa vụ và các hình thức thừa kế (từ Điều 631 đến Điều 687). Tuy
nhiên, để hiểu một cách đầy đủ khái niệm về thừa kế là một việc làm hết sức khó khăn.
Theo Từ điển Tiếng Việt thì: “Thừa kế là hưởng của cải của người đã chết để lại (thừa
kế gia sản ông cha - quyền thừa kế )”1.
Dưới góc độ pháp lý, thừa kế được hiểu là sự chuyển dịch quyền sở hữu tài sản có hoặc
khơng có gắn liền với các nghĩa vụ của người chết là cá nhân (gọi tắt là người để lại di
sản) cho người khác là cá nhân hoặc tổ chức theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định.
Việc chuyển dịch tài sản nói trên được thực hiện theo hai hình thức, đó là: thơng qua việc
định đoạt tài sản bằng cách lập di chúc chỉ định người thừa hưởng di sản hoặc là tài sản
được chuyển dịch cho những người thừa kế theo pháp luật 2.
BLDS tuy khơng có điều khoản định nghĩa trực tiếp về thừa kế mà chỉ gián tiếp đề cập
quyền thừa kế của cá nhân tại Điều 631: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài
sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo

di chúc hoặc theo pháp luật”.

1
2

Từ điển Tiếng Việt, Tái bản lần thứ V (2008), NXB Thanh Niên, tr. 715;
Nguyễn Ngọc Điệp, “Một số điều cần biết về Quyền thừa kế”, NXB Phụ nữ, năm 2001, tr. 7,8.

5


Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của con người. Cá nhân có quyền sở hữu
tài sản, quyền định đoạt tài sản của mình khi cịn sống và sau khi qua đời.
Theo nghĩa rộng, thì quyền thừa kế là một hình thức của quan hệ pháp luật dân sự bao
gồm tổng hợp các quyền và nghĩa vụ về tài sản được chuyển giao từ người chết sang cho
người sống (tức các chủ thể của quyền thừa kế).
Theo nghĩa hẹp, quyền thừa kế là quyền của cá nhân lập di chúc để định đoạt tài sản của
mình cho người thừa kế theo pháp luật, có quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo
pháp luật.
Từ những phân tích ở trên, có thể thấy rằng khách thể của quyền thừa kế là sự chuyển
dịch toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người chết và quyền tài sản mà
người chết để lại. Tài sản này được gọi là di sản thừa kế. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng,
một số quyền tài sản gắn liền với nhân thân người chết như quyền trợ cấp hưu trí, mất
việc, cấp dưỡng… không được coi là di sản thừa kế.
Có thể thấy rằng, ngay từ khi xã hội lồi người xuất hiện, con người biết tạo ra nhiều thứ
vật dụng để phục vụ cho sản xuất và đời sống của mình. Ban đầu, người ta tạo ra nhiều
thứ vật dụng thơ sơ như rìu bằng đá, quần áo bằng vỏ cây, vải sợi, tiếp theo là các vật
dụng phát triển hơn như dao, cuốc bằng đồng rồi bằng sắt… Ngoài những tài sản do con
người tạo ra, xã hội lồi người cịn được thụ hưởng các sản vật có sẵn từ thế giới tự nhiên
như trái cây rừng, thịt thú rừng, vàng trong hầm mỏ… những thứ đó được gọi là tài sản.

Tài sản là một khái niệm rộng, có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Khái niệm
tài sản theo nghĩa thông thường là một từ Hán – Việt, ghép bởi hai từ là chữ “tài” và chữ
“sản”. Theo cách tách từ, chia nghĩa để hiểu thì “tài” có nghĩa là tiền bạc, của cải vật chất
có giá trị kinh tế, cịn“sản” có nghĩa là sự sinh sôi, sản sinh. Như vậy, trong bối cảnh diễn
đạt vấn đề cụ thể có gắn với quyền sở hữu, sử dụng của con người đối với những thứ mà
mình tạo lập ra thì tài sản có nghĩa là sự sinh ra các lợi ích. Theo nghĩa thơng thường, tài
sản là tiền bạc, của cải, lợi ích vật chất có giá trị kinh tế và khả năng sinh lợi, là tất cả
những dạng vật chất tồn tại ở thể hữu hình hoặc vơ hình được tích cóp trong q trình lao
động sinh sống của con người.

6


Từ điển Tiếng Việt đã giải thích về tài sản như sau: “Tài sản là của cải vật chất hoặc tinh
thần có giá trị đối với chủ sở hữu”3. Việc giải thích như thế này xét về phạm vi là tương
đối rộng, bởi lẽ giá trị tinh thần là thứ khó có thể xác định, cân, đo, đong, đếm được.
Theo định nghĩa của Từ điển Triết học, tài sản là một bộ phận của thế giới vật chất, là một
dạng vật chất tồn tại trong tự nhiên và xã hội, có giá trị kinh tế, phục vụ cho các nhu cầu
của con người và do con người kiểm soát, khai thác.
Theo Từ điển Luật học, khái niệm tài sản được hiểu như sau: “Tài sản là các vật có giá trị
bằng tiền và là đối tượng của quyền tài sản và các lợi ích vật chất khác. Tài sản bao gồm:
vật có thực, vật đang tồn tại và sẽ có như hoa lợi, lợi tức, vật sẽ được chế tạo theo mẫu đã
được thỏa thuận giữa các bên, tiền và các giấy tờ trị giá được bằng tiền và quyền tài sản”
4

.

Dưới góc độ kinh tế – pháp lý, khái niệm tài sản cịn có nhiều cách hiểu. Theo nghĩa hẹp,
tài sản là các vật, tiền, các lợi ích vật chất có giá trị và giá trị sử dụng mà con người có
thể cầm nắm, quản lý, khai thác và có thể chuyển dịch được từ chủ thể này đến chủ thể

khác. Do đó, Điều 163 BLDS khi đề cập đến tài sản đã khẳng định: “Tài sản bao gồm vật,
tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Như vậy, tài sản với nghĩa là di sản thừa kế khi
người sở hữu nó chết đi và để lại sẽ bao gồm những dạng theo quy định tại Điều 163 nói
trên. Hiểu cụ thể hơn, đó là:


Thứ nhất: “Vật có thực”. Vật có thực chính là những vật tồn tại hiện

hữu trong thế giới tự nhiên (đất đai, rừng núi, hải sản, lâm sản…) và những sản
phẩm do lao động con người tạo ra (nhà cửa, máy móc, thiết bị, nhà xưởng…)
tồn tại trong thực tế ở các thể trạng vật lý cụ thể (rắn, lỏng, khí) mà con người có
thể sờ mó, cầm nắm được, đo lường được bằng việc cân, đo, đong, đếm. Tài sản
có thể là đồ vật (nhà xe, ti vi…), con vật (gia súc, gia cầm…), cây trái (vườn hoa,
cây cảnh…). Như vậy, vật ở đây phải là những thứ mà con người nhìn thấy, cầm
và nắm giữ được.


Thứ hai: “Vật hình thành trong tương lai”. Vật hình thành trong

tương lai có thể được hiểu là tài sản đó chưa thuộc quyền sở hữu, sử dụng của cá
3
4

Từ điển Tiếng Việt Phổ thông (2002), Viện ngơn ngữ học, NXB TP. Hồ Chí Minh, tr. 811;
Từ điển Luật học (1999), NXB Từ điển Bách Khoa, tr. 443.

7


nhân; vật đó cũng chưa có tại thời điểm xác lập những giao dịch dân sự



Thứ ba: “Vật chắc chắn sẽ có”. Điều 175 BLDS đã xác định loại tài

sản (hay vật) chắc chắn sẽ có này là: hoa lợi, lợi tức 5. Ở góc độ xác lập thời điểm
hình thành thì vật chắc chắn sẽ có cũng có thể được xếp chung vào dạng vật hình
thành trong tương lai.
Về quyền tài sản, Điều 181 BLDS khi quy định về quyền tài sản đã quy định: “Quyền tài
sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả
quyền sở hữu trí tuệ”. Qua định nghĩa trên cho thấy, quyền tài sản là một loại quyền về tài
sản. Quyền này không phải là một vật có thực mà là những quyền yêu cầu, cách ứng xử
của con người với nhau liên quan đến tài sản, có giá trị và có thể chuyển dịch được. Trong
quyền tài sản bao giờ cũng hàm ý tập trung quyền kiểm soát cho người này hay giới hạn
hoặc loại trừ quyền kiểm soát của người kia đối với một tài sản hay quyền lợi vật chất.
Ngoài ra, trong định nghĩa tại Điều 163 ở đây còn bao hàm cả loại “Tài sản vơ hình” là
quyền sở hữu trí tuệ 6.
Tài sản – dưới góc độ nghiên cứu của quan hệ sở hữu cũng như trong quan hệ thừa kế - là
đối tượng của quan hệ thừa kế có những đặc trưng làm cho nó khác với khái niệm vật chất
trong triết học hay khái niệm hàng hoá trong kinh tế – chính trị học hoặc khái niệm đồ vật
trong đời sống xã hội. Những đặc trưng đó là:
Thứ nhất, phải có giá trị kinh tế. Đã là một tài sản thì phải có giá trị kinh tế nhất định, vì
khi ta cầm trên tay một tài sản, ta có thể lượng hố nó được về mặt kinh tế hay tiền tệ, tức
xác định được nó giá trị bao nhiêu tiền hay tương đương với một giá trị nào khác.
Thứ hai, tài sản phải có giá trị sử dụng. Suy cho cùng xét về mặt xã hội, tài sản phải phục
vụ cho một nhu cầu nào đó của con người, tức là phải có cơng dụng nhất định nào đó.
Cơng dụng của tài sản thể hiện ở sự cần thiết của tài sản đối với việc thoả mãn các nhu
cầu khác của con người. ví dụ: nhà để ở, xe cộ để đi lại…
Thứ ba, phải có thể chiếm giữ, kiểm soát bởi con người. Trước hết, tài sản phải là những

5


Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà sản phẩm mang lại;
Lợi tức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản;
6
Phần thứ 6 BLDS.

8


thứ có thật, tồn tại thực trong đời sống của xã hội chứ không phải là những vật chỉ do trí
tưởng tượng hay tồn tại trong truyền thuyết. Mặt khác, các đồ vật hay tài sản đó có thể tồn
tại ở dạng này hay dạng khác (lỏng, khí hay rắn), nhưng chúng phải là những thứ con
người có thể chiếm giữ, quản lý, kiểm soát được. Cầm nắm, kiểm soát được có thể bằng
nhiều cách khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp bởi con người, bằng công cụ thô sơ hay bằng
các thiết bị hiện đại… Tài sản được tạo ra hay kiếm được là để phục vụ cho nhu cầu của
con người, phải thuộc về ai đó nên khả năng có thể cầm nắm, quản lý, kiểm sốt, chiếm
hữu được bởi con người là thuộc tính quan trọng của tài sản.
Thứ tư, tài sản phải là những thứ có thể được chuyển dịch từ chủ thể này sang chủ thể
khác. Cũng bởi tính giá trị và giá trị sử dụng cũng như nhu cầu muốn làm chủ, khai thác,
hưởng dụng đồ vật mà tài sản phải là những thứ mà con người có thể dịch chuyển được
cho nhau để duy trì quyền sở hữu trên tài sản đó. Bởi lẽ, tài sản vốn là những lợi ích kinh
tế, có khả năng sinh lợi thông qua sự trao đổi, chuyển dịch của con người. Người chủ tài
sản có thể chuyển dịch tài sản của mình cho người khác có nhu cầu sử dụng tài sản đó, để
lại thừa kế hay dùng làm vật trao đổi để nhận lại các lợi ích khác theo nhu cầu của mình.
Vì thế, khả năng có thể chuyển dịch được cũng là một thuộc tính bắt buộc của tài sản.
Hiện nay, trong hệ thống pháp luật thành văn nói chung thì tài sản khi được xem là di sản
thừa kế thường được chia thành hai loại: Động sản và bất động sản. Hệ thống pháp luật
nước ta hiện nay là hệ thống pháp luật thành văn nên trong các quy định pháp luật liên
quan về tài sản cũng thể hiện quan điểm chung về việc phân chia tài sản thành hai loại
như trên. Cụ thể Điều 174 BLDS quy định: Tài sản được chia thành hai loại động sản và

bất động sản.
Trong đó, bất động sản bao gồm các tài sản: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền
với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, cơng trình xây dựng đó; Các tài sản khác
gắn liền với đất đai; Các tài sản khác do pháp luật quy định;
Còn động sản là những tài sản khơng phải là bất động sản.
Ngồi ra, trong từng quan hệ pháp luật chuyên ngành có thể thấy cịn có sự phân chia tài
sản căn cứ vào tính xác định của nó (nắm giữ được của chủ sở hữu, sử dụng) đó là tài sản
vơ hình và tài sản hữu hình.
9


Tóm lại, qua các phân tích trên cho thấy tài sản - với những đặc trưng cơ bản, cá biệt, là
đối tượng của quan hệ thừa kế. Một quan hệ về thừa kế chỉ phát sinh khi cá nhân nắm giữ
tài sản đó chết. “Chết” được xác định theo hai cách: đó là “chết về mặt thực tế” và “chết
về mặt pháp lý”.
Thứ nhất: Chết về mặt thực tế. Được xác định khi cá nhân đó tim ngừng đập, não ngừng
hoạt động. Người có quyền lợi liên quan phải làm giấy chứng tử cho người chết.
Thứ hai: Về mặt pháp lý, một cá nhân được xem là đã chết khi có quyết định tuyên bố
chết của TA. Điều 81 BLDS quy định: “Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu
tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong các trường hợp sau đây:
(a)

Sau ba năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của tịa án có hiệu lực pháp

luật mà vẫn khơng có tin tức xác thực là cịn sống.
(b)

Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn

khơng có tin tức xác thực là còn sống.

(c)

Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm kể từ ngày tai nạn hoặc thảm

họa đó chấm dứt mà vẫn khơng có tin tức xác thực là cịn sống, trừ trường hợp pháp luật
có quy định khác.
(d)

Biệt tích năm năm liền trở lên và khơng có tin tức xác thực là cịn sống”.

Như vậy, kể từ ngày quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực
pháp luật thì quan hệ về hơn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó
được giải quyết như đối với người chết. Mặc dù, trên thực tế họ vẫn cịn sống ở đâu đó.
Quan hệ về tài sản của người bị tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với
người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa
kế (Điều 82 BLDS).
Việc xác định chính xác thời điểm “chết” của cá nhân có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đối tượng có liên quan đến quan hệ thừa kế này.
Một điều rất thực tế rằng, bất kì một cá nhân dù sống trong xã hội nào thì trong suốt cuộc
đời lao động của mình đều muốn tích lũy tài sản và khi chết đi tài sản của họ được để lại
cho thân nhân hoặc tổ chức, cá nhân khác một cách hợp pháp. Quyền định đoạt này của cá

10


nhân được nhà nước tôn trọng và bảo hộ cụ thể là được ghi nhận tại Điều 197 BLDS 7.
Quyền chuyển dịch tài sản thuộc sở hữu hợp pháp sang người khác sau khi chết chính là
quyền để lại thừa kế. Cơng dân có quyền để lại thừa kế mọi tài sản thuộc quyền sở hữu
hợp pháp của mình, Nhà nước không hạn chế quyền để lại thừa kế của công dân trong
phạm vi tài sản thuộc sở hữu của họ và được phép chuyển dịch. Song có loại trừ một số

tài sản (quyền về tài sản hay nghĩa vụ về tài sản) gắn liền với nhân thân người chết (tức là
quyền dân sự không thể di chuyển cho người khác được- Điều 24 BLDS)8, thì khơng phải
là di sản thừa kế của người đó.
Do đó, để đưa ra một khái niệm cụ thể chính xác về di sản thừa kế là một việc làm rất khó
khăn. Theo cách giải thích của Từ điển Tiếng Việt về di sản thừa kế thì: “Di sản là tài sản
của người chết để lại” 9. Từ việc tiếp cận về khái niệm tài sản ở trên tác giả thấy rằng, đây
là một định nghĩa tương đối rộng. Quy định như vậy mặc dù người tiếp cận dễ dàng hiểu
được di sản là gì, song nếu đi sâu vào thế giới vật chất và quy định của pháp luật hiện
hành sẽ vấp phải nhiều vướng mắc bởi từ điển chỉ là những giải thích theo những quan
điểm thơng thường, nó khơng có những tính chất pháp lý, khơng có tính bắt buộc, ràng
buộc đối với các đối tượng có liên quan, trong khi đó pháp luật địi hỏi phải có tính chất
này trong định nghĩa, quan điểm được nêu.
Dưới khía cạnh pháp lý, việc quy định về khái niệm di sản thừa kế trong nội dung của
BLDS của nước ta trải qua nhiều lần sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.
Tuy nhiên, hiện nay, chưa có quy định về khái niệm di sản thừa kế. Tại Điều 634 BLDS
chỉ quy định di sản bao gồm: Tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết
trong tài sản chung với người khác.
Quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế và đương nhiên nó cũng được để lại thừa kế
theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vì đây là đối tượng đặc biệt nên nó được quy định
hẳn tại một phần riêng biệt đó là phần thứ 5 của BLDS (từ Điều 733 cho đến Điều 735).
Có thể thấy rằng, các loại tài sản mà người chết để lại (là di sản thừa kế) gồm nhiều loại
và xuất phát từ nhiều nguồn gốc khác nhau do đó, việc xác định, thống kê đầy đủ phần tài
7

Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác
phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản;
8
Quyền nhân thân được quy định trong Bộ Luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển
giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
9

Từ điển Tiếng Việt phổ thông (2002), Viện ngôn ngữ học, NXB TP. Hồ Chí Minh, tr. 229.

11


sản của người chết để lại là hết sức khó khăn phức tạp. Với một ý nghĩa như vậy, theo tác
giả, xác định đúng và chính xác di sản thừa kế là vô cùng quan trọng, là một trong những
yếu tố pháp lý cần thiết, là bước khởi đầu quan trọng cho các bước giải quyết tranh chấp
sau này, bởi chỉ có như vậy thì TA mới có thể đảm bảo được quyền và nghĩa vụ hợp pháp
của những đối tượng có liên quan. Vì vậy, việc nghiên cứu để xác định di sản thừa kế về
mặt lý luận cũng như thực tiễn là việc làm rất cần thiết.
Đối với việc phân loại di sản thừa kế, theo Từ điển Luật học có những cách phân loại sau:
Một là: Tài sản mà người đã chết chủ sở hữu, gồm có tài sản riêng, tài sản của người đã
chết trong khối tài sản chung và những quyền về tài sản do người chết để lại.
Hai là: Quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật (thừa kế quyền sử dụng đất) 10.
Theo quy định của BLDS, di sản bao gồm: Tài sản riêng của người chết, phần tài sản của
người chết trong tài sản chung với người khác (Điều 634).
Như vậy, tài sản riêng của người chết là tài sản do người đó tạo ra bằng thu nhập hợp
pháp, tài sản được tặng cho, được thừa kế, tư liệu sinh hoạt riêng, nhà ở, tư liệu sản xuất
các loại, vốn dùng làm sản xuất kinh doanh, các dụng cụ máy móc của người làm cơng tác
nghiên cứu, cây cối mà người được giao sử dụng đất trồng và hưởng lợi trên đó…
Ngồi ra, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác còn là phần
tài sản được xác định trong khối tài sản chung (phần vốn đóng góp trong việc tạo dựng sở
hữu chung theo phần, phần được tặng cho, được thừa kế chung với người khác…). Khi
một trong các đồng sở hữu chủ của khối tài sản chung chết, thì di sản của người chết là
phần tài sản thuộc sở hữu của người đó đã đóng góp trong khối tài sản chung.
Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung hợp pháp không phân chia thì khi có người
chết, phần của họ tương ứng với phần của những người khác, nếu là vợ chồng thì tài sản
chung được chia đơi. Vì vậy, khi vợ hoặc chồng chết trước thì một nửa khối tài sản chung
đó là tài sản của người chết và được chuyển cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo

pháp luật.

10

Từ điển Luật học (1999), NXB Từ điển Bách Khoa, tr. 131;

12


Đối với quyền về tài sản do người chết để lại bao gồm các quyền dân sự phát sinh từ các
quan hệ hợp đồng hoặc do việc bồi thường thiệt hại mà trước khi chết người để lại di sản
đã tham gia vào quan hệ này ví như quyền địi nợ, địi lại tài sản cho th, cho mượn…
Ngồi ra luật cũng quy định quyền tài sản của những văn bằng bảo hộ các đối tượng thuộc
sở hữu công nghiệp; quyền tác giả trong thời hạn văn bằng có hiệu lực.
Trong trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất phải tuân thủ những quy định riêng về người
để lại di sản, người hưởng di sản thừa kế được quy định tại các Điều 733, 734, 735 của
BLDS.
Tóm lại, có thể hiểu được các loại tài sản mà người chết để lại gồm: hiện vật, tiền, giấy tờ
có giá và các quyền tài sản thuộc sở hữu riêng của người chết có trong phần chung với
người khác, tất cả là những lợi ích mà người chết dành cho người thừa kế (Điều 163
BLDS). Tuy nhiên khi nghiên cứu về di sản thừa kế, tác giả ủng hộ quan điểm cho rằng di
sản thừa kế nên bao gồm cả nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại theo cách giải thích
của Từ điển Bách Khoa Việt Nam: “…Người chết khơng những để lại các quyền về tài
sản (như quyền đòi nợ, quyền đòi bồi thường thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khỏe…)
mà cịn có thể để lại cả những nghĩa vụ về tài sản như phải trả nợ, phải trả công lao động
hoặc bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, người thừa kế chỉ phải thực hiện nghĩa vụ trong
phạm vi di sản mà mình đã nhận được”11. Bởi lẽ, việc xác định khối di sản của người chết
thực tế là nhằm hướng đến tài sản hiện còn của người chết để phân chia cho những người
thừa kế (theo di chúc hay theo pháp luật), để xác định hiệu lực của di sản dùng vào việc
thờ cúng, di tặng…Ngoài ra, quy định như trên nhằm đảm bảo tối ưu nhất về quyền lợi

cho người có quyền trong quan hệ dân sự trước đó đã tham gia với người chết. Thêm vào
đó, hiểu di sản khơng bao gồm nghĩa vụ dẫn đến vịng vo khơng xác định được di sản một
cách chính xác dẫn đến mất thời gian tốn kém trong việc giải quyết quan hệ thừa kế. Một
số trường hợp hiểu không đúng của những người thừa kế, không biết di sản được chia hay
không. Hơn nữa, nếu di sản khơng bao gồm nghĩa vụ thì việc thanh tốn nghĩa vụ của
người chết để lại là khơng có cơ sở. Xuất phát từ những nguyên nhân nêu trên, tác giả xin
đưa ra một khái niệm về di sản thừa kế như sau: “Di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc

11

Từ điển Bách Khoa Việt Nam (1995), Quyển 1, Trung tâm biên soạn Từ điển Bách Khoa Việt Nam, Hà Nội, tr.
667;

13


sở hữu hợp pháp của người chết để lại bao gồm cả các quyền về tài sản và nghĩa vụ về tài
sản của người đó ”.
1.1.1.2 Khái niệm văn bản khai nhận di sản thừa kế
Văn bản có thể được hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, văn bản được hiểu là một phương tiện để ghi nhận và truyền đạt các
thông tin, quyết định từ chủ thể này sang chủ thể khác bằng một ký hiệu hay ngơn ngữ
nhất định nào đó. Ví dụ: Các văn bản pháp luật, các công văn, tài liệu, giấy tờ.
Theo nghĩa hẹp thì văn bản được hiểu là các tài liệu, giấy tờ có giá trị pháp lý nhất định,
được sử dụng trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, các tổ chức kinh tế...
Theo Từ điển Tiếng Việt giải thích: “Văn bản là bản viết hoặc in, mang nội dung là
những gì cần được ghi để lưu lại làm bằng chứng” 12.
Từ các khái niệm trên, có thể diễn đạt về khái niệm di sản thừa kế như sau: “Văn bản khai
nhận di sản thừa kế là một bản viết hoặc in mà trong đó chứa đựng nội dung thông tin về
người để lại di sản, phần di sản và những người có quyền thụ hưởng di sản, thể hiện ý chí

chuyển dịch tài sản của người có tài sản, có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
đối với phần di sản họ được hưởng hợp pháp theo quy định pháp luật, là cơ sở để xác lập
quyền sở hữu đối với tài sản được hưởng thừa kế”.
Như vậy, việc xác lập văn bản để thể hiện ý chí là rất cần thiết và quan trọng khi người để
lại di sản qua đời. Việc tiến hành kê khai di sản thừa kế một cách đầy đủ, chính xác và
nhanh chóng khơng những bảo vệ quyền sở hữu của người để lại tài sản mà còn bảo vệ tốt
nhất quyền lợi hợp pháp cho những người được thụ hưởng di sản của người chết để lại.
1.1.2 Khái niệm công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế
1.1.2.1 Khái niệm công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế
Hoạt động công chứng ở Việt Nam xuất hiện từ khi người Pháp xâm lược vào nước ta
(khoảng nửa cuối thế kỷ XIX). Nhưng mãi đến năm 1937, mới có văn bản chính thức quy

12

Từ điển Tiếng Việt phổ thông (2002), Viện ngôn ngữ học, NXB TP. Hồ Chí Minh, tr. 1013.

14


định về tổ chức công chứng. Ngày 28/4/1937, Tổng thống pháp ra Sắc lệnh quy định về tổ
chức công chứng (được áp dụng ở Đơng Dương ngày 7/10/1931 của Tồn quyền Đơng
Dương P.Pasquies). Có thể nói mơ hình tổ chức cơng chứng ở Việt Nam thời bấy giờ
được phỏng hồn tồn theo mơ hình cơng chứng của Pháp. Mục đích chủ yếu của thể chế
công chứng thời kỳ này là phục vụ cho người Âu và những người Việt Nam được hưởng
quy chế người Âu để họ có thể biện hộ trước Tòa án Pháp, còn đối với người bản xứ thì
họ có thể theo thể thức cơng chứng hoặc theo tập quán bản xứ.
Tuy nhiên, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, do hoàn cảnh lịch sử và với cơ chế quản
lý hành chính bao cấp tập trung, tổ chức và hoạt động cơng chứng khơng cịn, một số vụ
việc cụ thể cần công chứng, chứng thực như: chứng thực hợp đồng kinh tế, chứng thực
một số giao dịch dân sự, chứng thực chữ ký…do các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện

theo hình thức “thị thực hành chính”.
Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường hàng hóa
nhiều thành phần. Các quan hệ kinh tế giao lưu dân sự không ngừng phát triển cả về số
lượng lẫn chất lượng, khơng bó hẹp trong phạm vi một địa phương, một quốc gia nữa mà
ngày càng mở rộng đòi hỏi thể chế công chứng phải được thiết lập và phát triển tương
xứng. Trước địi hỏi khách quan đó cộng với nhu cầu về sự tăng cường quản lý Nhà nước,
thiết lập trật tự cho các bên tham gia giao dịch, đảm bảo ổn định xã hội, hạn chế tranh
chấp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích cơng cộng và của
Nhà nước Luật công chứng năm 2006 đã ra đời.
Trong xã hội hiện nay, công chứng là một hoạt động không thể thiếu, do đó việc xác định
khái niệm cơng chứng một cách rõ ràng, cụ thể, chính xác là vấn đề cần thiết, quan trọng,
là vấn đề mấu chốt của hoạt động công chứng bởi lẽ khi xác định được khái niệm cơng
chứng là gì thì vấn đề về bản chất, mục đích cũng như nội dung của hoạt động cơng chứng
sẽ được làm sáng tỏ.
Thuật ngữ “cơng chứng” có nguồn gốc từ tiếng Latinh (Notarius), phiên âm tiếng Pháp là
Notariat, tiếng Anh là Notary và dịch ra có nghĩa chung là chép, lập văn bản.
Trong ngơn ngữ Việt Nam, “cơng” có nghĩa là chung (public), trái nghĩa với “tư” (có
nghĩa là riêng), cịn “chứng” hay “làm chứng” có nghĩa là xác nhận sự thực, cho nên công
15


chứng được hiểu là sử dụng quyền chung của xã hội mà chứng nhận tính xác thực một
việc gì đó13.
Điều 6 LCC quy định rõ: “Văn bản cơng chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên
quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có
quyền u cầu Tồ án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên
tham gia hợp đồng giao dịch có thỏa thuận khác. Văn bản cơng chứng có giá trị là chứng
cứ; những tình tiết sự kiện trong văn bản cơng chứng khơng phải chứng minh, trừ trường
hợp bị tịa án tuyên bố vô hiệu”.
Xuất phát từ khái niệm công chứng nói chung đã được LCC quy định, có thể rút ra một

khái niệm cụ thể hơn về công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế. Đó là: “Công
chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế là việc Cơng chứng viên chứng nhận tính xác
thực, tính hợp pháp của văn bản khai nhận di sản thừa kế mà theo quy định của pháp luật
phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng ”.
Trong bối cảnh xã hội hóa hoạt động cơng chứng đang bước đầu được hình thành và tạo
điều kiện phát triển ở nước ta, thì ngồi tính pháp lý của khái niệm này, ở góc độ xã hội,
cơng chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế còn được hiểu đó là sự chứng nhận một cách
minh bạch và cơng khai việc hưởng di sản thừa kế theo yêu cầu của đương sự. Tính minh
bạch ở đây đã bao hàm cả tính pháp lý và hợp lý của hoạt động công chứng trên cơ sở
tuân thủ các quy định của pháp luật.
Thêm vào đó, hiện nay, pháp luật cơng chứng thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng
đều được xây dựng và vận hành theo những nguyên tắc mang tính đặc trưng của nó.
Những ngun tắc này cũng là những nguyên tắc chung cho việc công chứng. Bao gồm :


Nguyên tắc tôn trọng tối đa sự tự thoả thuận của các bên trong

khuôn khổ pháp luật và đạo đức xã hội;


Nguyên tắc trung thực, khách quan và giữ bí mật trong hoạt động

công chứng;

13

Pháp luật TP. HCM, số 08 tháng 8 năm 2001.

16





Nguyên tắc độc lập, chỉ tuân theo pháp luật và chịu trách nhiệm cá

nhân (bao gồm cả trách nhiệm vật chất) khi thực hiện công chứng.
Các nguyên tắc kể trên xuất phát từ quy định của Điều 3 LCC.
Ngoài việc tuân thủ theo những nguyên tắc trên thì trong hoạt động công chứng văn bản
khai nhận di sản thừa kế phải bảo đảm tính xác thực. Vì tính xác thực là tiêu chuẩn quan
trọng đem lại những giá trị pháp lý, độ tin cậy cao cho văn bản công chứng, làm cho nó có
giá trị thực hiện và giá trị chứng cứ (Điều 6 LCC). Yêu cầu về tính xác thực của một văn
bản công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế đó là:
 Thứ nhất: Đó là việc ghi nhận thông tin kê khai, sự thoả thuận của các bên tham
gia giao dịch là một sự kiện có thực, xảy ra trên thực tế;
 Thứ hai: Người yêu cầu công chứng phải là người đáp ứng đúng, đầy đủ các quy
định của pháp luật về điều kiện, tiêu chuẩn để thực hiện công việc công chứng;
 Thứ ba: Đó là tính xác thực về thời điểm (thời gian và địa điểm) thực hiện việc
công chứng nhằm xác định hiệu lực của văn bản công chứng.
Như vây, theo pháp luật Việt Nam, văn bản khai nhận di sản thừa kế khi đã cơng chứng
có hai giá trị pháp lý cơ bản sau:
Một là: Giá trị chứng cứ không phải chứng minh trước Tòa án.
Chứng cứ là vấn đề mấu chốt, là cái không thể thiếu trong việc xác định quyền, lợi ích
hợp pháp hoặc là để xác định một sự kiện pháp lý. Trong hoạt động tố tụng, chứng cứ
đóng vai trị quyết định trong việc làm sáng tỏ các yêu cầu của nguyên đơn, cũng như
nhận định của TA trong việc giải quyết các vấn đề đó. BLTTDS có định nghĩa về chứng
cứ như sau: “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá
nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hoặc do tòa án thu thập được theo trình
tự thủ tục do Bộ luật này quy định mà tòa án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự
phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay khơng cũng như những tình tiết
khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự”14.

Văn bản khai nhận di sản thừa kế khi đã công chứng được thừa nhận là chứng cứ xuất
14

Điều 81 BLTTDS

17


phát từ các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, về thể thức lập văn bản, văn bản khai nhận di sản thừa kế tuân theo một thể
thức nhất định do pháp luật quy định (phải hợp pháp về mặt hình thức).
Thứ hai, văn bản đó được cơng chứng viên xác nhận tính xác thực của nó.
Tính xác thực của các tình tiết sự kiện trong văn bản khai nhận di sản thừa kế là vô cùng
quan trọng nhằm bảo đảm cho chúng có giá trị chứng minh. Trong pháp luật về tố tụng,
khi nói đến chứng cứ thì bao giờ cũng đề cao tính xác thực của các tình tiết, sự kiện khách
quan được coi là chứng cứ. Sở dĩ, pháp luật coi văn bản cơng chứng có giá trị là chứng cứ
cũng là do tính xác thực của các tình tiết sự kiện về di sản thừa kế, đối tượng hưởng di sản
thừa kế, thời điểm xác lập quyền thừa kế…trong văn bản đó. CCV khi cơng chứng loại
văn bản này, ln tơn trọng tính khách quan, xác thực của các tình tiết, sự kiện và ý chí
của đương sự. Việc khai nhận di sản thừa kết đó phải hồn tồn bình đẳng, tự nguyện
khơng bên nào được cưỡng ép, đe dọa bên nào. Nói cụ thể hơn đó là tính xác thực về mặt
nội dung. Ngồi ra, văn bản cơng chứng cịn phải đảm bảo chính xác về thời gian (ngày,
tháng, năm), địa điểm lập văn bản…
Văn bản công chứng – là một loại chứng cứ không phải chứng minh trước TA nghĩa là khi
một tranh chấp xảy ra liên quan nội dung của văn bản khai nhận di sản thừa kế đã được
cơng chứng thì văn bản đó mặc nhiên trở thành chứng cứ. Bên nào muốn bác bỏ giá trị
của nó thì phải chứng minh. So với quy định của NĐ 75 về giá trị công chứng của văn bản
công chứng: “Văn bản công chứng, văn bản chứng thực có giá trị chứng cứ, trừ trường
hợp được thực hiện không đúng thẩm quyền hoặc không tuân theo qui định tại Nghị định
này hoặc bị Toà án tuyên bố là vơ hiệu”15 thì LCC đã đề cao vai trị của hoạt động cơng

chứng và văn bản cơng chứng vì ở NĐ 75 văn bản công chứng không được coi là chứng
cứ mặc nhiên trước TA, bên nào đưa ra thì bên đó phải chứng minh. Trong khi đó, LCC
khẳng định: “Văn bản cơng chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong văn
bản cơng chứng khơng phải chứng minh, trừ trường hợp bị Toà án tuyên bố là vô hiệu”16.
Điều này phù hợp quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 80 quy định của BLTTDS: “Những
tình tiết, sự kiện được ghi trong văn bản và được cơng chứng, chứng thực hợp pháp” thì
15
16

Điều 14 khoản 2 NĐ 75
Điều 6 khoản 2

18


không phải chứng minh. Cơ sở của quy định này là xuất phát từ việc thừa nhận chức năng
của CCV về chứng nhận tính xác thực của văn bản khai nhận di sản thừa kế như đã nêu ở
trên. Tính xác thực do CCV chứng nhận biến các tình tiết sự kiện có trong văn bản khai
nhận di sản thừa kế đó trở thành chứng cứ mặc nhiên trước tịa. Bởi lẽ, công chứng viên
(dù là CCV làm việc trong Phịng cơng chứng hay Văn phịng cơng chứng) là một chức
danh bổ trợ tư pháp được nhà nước giao thẩm quyền công chứng, chứng nhận các hợp
đồng, giao dịch. Do đó, khi có yêu cầu TA giải quyết, đương sự phải tự mình cung cấp
các chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nhưng thực tế hiện nay,
trình độ dân trí ở nước ta cịn ở mức thấp, nhận thức pháp luật còn hạn chế do đó họ gặp
rất nhiều khó khăn trong việc cung cấp chứng cứ cũng như chứng minh các chứng cứ đã
cung cấp là đúng pháp luật, hợp pháp. Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình
giải quyết vụ việc dân sự đối với TA, đơn giản hóa các thủ tục đối với các đương sự trong
việc chứng minh các u cầu của mình, tơn trọng tối đa các thỏa thuận hợp pháp, không
trái đạo đức xã hội của các bên trong văn bản đã được công chứng, pháp luật tố tụng dân
sự đã quy định những tình tiết, sự kiện khơng phải chứng minh trong q trình giải quyết

vụ việc.
Như vậy, có thể thấy rằng, quy định giá trị chứng cứ của văn bản công chứng không phải
chứng minh đã thể hiện rõ nét tinh thần của pháp luật tố tụng dân sự đồng thời không vi
phạm nguyên tắc về quyền đánh giá chứng cứ của TA vì trong trường hợp có chứng cứ
ngược lại thì TA có thể bác bỏ và tun bố văn bản cơng chứng vơ hiệu. Bên cạnh đó,
việc nâng giá trị pháp lý của văn bản cơng chứng từ chỉ có giá trị chứng cứ trước Tồ lên
thành có giá trị chứng cứ đương nhiên trước Tồ góp phần nâng cao ý thức của người dân
về vai trò và tác dụng của việc cơng chứng, thể hiện rõ vai trị phịng ngừa của công
chứng bởi lẽ, ngay từ khi lập văn bản khai nhận di sản thừa kế, các bên đã củng cố chứng
cứ về việc ký kết văn bản khai nhận di sản thừa kế đó, đề phịng các tranh chấp về sau,
góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với các giao dịch, hợp đồng.
Hai là: Văn bản cơng chứng có giá trị thi hành
Theo cách hiểu thơng thường thi hành có nghĩa là thực hiện. Giá trị thi hành của văn bản
công chứng nghĩa là những đã thỏa thuận trong văn bản công chứng phải được các bên
tơn trọng một cách tuyệt đối, có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên giao kết cũng
19


như đối với bên thứ ba. Trước hết, xét trong mối quan hệ giữa các bên khi tiến hành khai
nhận di sản thừa kế thì hiển nhiên là những gì họ đã cam kết trong đó thì họ có nghĩa vụ
thực hiện, khơng được bội ước. Đó là ngun tắc cơ bản của pháp luật dân sự 17. Mặt khác
xét trong mối quan hệ với người thứ ba thì văn bản cơng chứng cũng có hiệu lực bắt buộc
đối với người thứ ba phải tơn trọng và thi hành. Ví dụ: Một văn bản khai nhận di sản thừa
kế liên quan đến di sản là quyền sử dụng đất khi đã được công chứng sẽ chuyển quyền sở
hữu cho người có quyền thụ huởng di sản đó thì các cơ quan (tài nguyên – môi trường;
thuế…) và các cá nhân có liên quan cũng phải cơng nhận và làm các thủ tục liên quan (Ví
dụ: trước bạ sang tên). Điều này cũng là xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng quyền tự do sở
hữu, định đoạt của chủ thể.
Giá trị thi hành của văn bản cơng chứng cịn thể hiện ở chỗ, nếu một bên không thực hiện
hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ đã được giao kết thì bên kia có quyền u cầu

TA giải quyết theo thủ tục tố tụng và quyền lợi của các bên được bảo đảm thi hành bằng
biện pháp cưỡng chế của thi hành án.
Pháp luật quy định, văn bản khai nhận di sản thừa kế khi đã cơng chứng có giá trị hành là
xuất phát từ giá trị chứng cứ. Khi tiến hành khai nhận di sản thừa kế theo quy định pháp
luật, đương sự luôn mong muốn quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan đến việc
khai nhận di sản được thực hiện trên thực tế, biến quyền và nghĩa vụ của các bên về mặt
pháp lý, trên giấy tờ trở thành hiện thực .
Nói tóm lại, giá trị thi hành và giá trị chứng cứ của văn bản cơng chứng là một
trong những nội dung có ý nghĩa rất lớn thể hiện vai trò phòng ngừa, bảo đảm an toàn
pháp lý cho các bên trong văn bản khai nhận di sản thừa kế, đồng thời hạn chế được rất
nhiều các vụ kiện tụng ra tòa án, gây tốn kém, lãng phí.
1.1.2.2 Mục đích, ý nghĩa, vai trị của cơng chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế
Hoạt động cơng chứng ra đời với mục đích cơ bản là chứng nhận, xác nhận tính hợp pháp
của các hợp đồng, giao dịch và các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật. Nhằm đảm
bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân khi yêu cầu cơng chứng (vì văn bản cơng
chứng có giá trị là chứng cứ khơng phải chứng minh tại tịa và giá trị thi hành như đã
17

Điều 4 BLDS năm 2005

20


phân tích ở trên), đảm bảo an tồn pháp lý cho các quan hệ, giao dịch, phòng ngừa các vi
phạm pháp luật, hạn chế tranh chấp vì khi có u cầu công chứng các bên ý thức được
trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các cam kết. Hoạt động cơng chứng cịn nhằm
đáp ứng nhu cầu của người dân, hỗ trợ cho họ trong việc thực hiện các giao dịch đồng
thời nó cũng góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho người dân.
Ngồi ra, hoạt động cơng chứng cịn nhằm mục đích giúp cho các cơ quan nhà nước quản
lý, nắm bắt được sự phát triển của các quan hệ xã hội, thông qua hoạt động công chứng

nhà nước tiếp cận thực tế, biết được xu hướng phát triển của xã hội, cũng như những vấn
đề mới phát sinh, từ đó có định hướng hồn thiện quy định của pháp luật cho phù hợp với
tình hình thực tế đó. Bởi lẽ, trong hoạt động quản lý xã hội, Nhà nước sử dụng nhiều công
cụ khác nhau để quản lý và một trong các cơng cụ đó là pháp luật trong đó, pháp luật cơng
chứng có ý nghĩa quan trọng. Hoạt động công chứng đã được xã hội thừa nhận như một
tất yếu của nền kinh tế thị trường ở nước ta. Công chứng đã trở thành một nhu cầu không
thể thiếu của mỗi cá nhân, doanh nghiệp khi tham gia vào các quan hệ xã hội và quan hệ
thị trường. Do đó, vai trị to lớn của hoạt động công chứng trong đời sống xã hội là không
thể phủ nhận. Nó là một biện pháp tích cực hỗ trợ cho công dân và các tổ chức, để bảo
đảm an toàn cho họ trong các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại bằng cách tạo lập văn
bản công chứng – một loại công chứng thư – một loại chứng cứ mà không thể phản bác.
Đối với hoạt động công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế cũng vậy. Xuất phát từ
bản chất của hoạt động công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế là một hoạt động Bổ
trợ tư pháp nhằm xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của những thông tin, nội dung về thừa
kế mà pháp luật bắt buộc hoặc đương sự tự nguyện yêu cầu công chứng. Cụ thể hơn, bằng
sự tinh thơng nghề nghiệp của CCV, với trình tự thủ tục chặt chẽ nghiêm ngặt trong quá
trình lập văn bản công chứng, công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế đã đảm bảo
được sự bình đẳng, tự nguyện, tự do ý chí, khách quan của các bên khi tham gia vào quan
hệ này. Đồng thời hạn chế tình trạng lừa dối, đe dọa, cưỡng ép lẫn nhau, tránh sự nhầm
lẫn về chủ thể, đối tượng trong giao kết…, tránh tình trạng bỏ sót đồng thừa kế, gian dối
trong việc hưởng thừa kế, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của những người thừa kế
cũng như những người có quyền lợi liên quan, giảm thiểu đến mức thấp nhất các tranh
chấp có thể xẩy ra đặc biệt là trong lĩnh vực thừa kế di sản là quyền sử dụng đất có hoặc
21


khơng có gắn liền với tài sản.
Bên cạnh đó, hoạt động công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế cũng giúp các cơ
quan quản lý Nhà nước dễ dàng trong việc quản lý các tài sản thừa kế (là di sản) có phải
thuộc quyền sở hữu của người để thừa kế hay không, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai vì đây

là lĩnh vực đặc biệt phức tạp, dễ dẫn đến tranh chấp nhất.
Trong những năm gần đây, sự xuất hiện và phát triển của nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị
trường đã làm cho các mối quan hệ trong xã hội rất phát triển trong đó các giao dịch về
thừa kế ngày càng gia tăng. Các giao dịch này nếu khơng có sự hướng dẫn, quản lý của
Nhà nước sẽ lộn xộn, các tranh chấp, vi phạm sẽ xảy ra nhiều, gây khó khăn thiệt hại cho
công dân, cơ quan, tổ chức hoặc Nhà nước. Thực tiễn thực hiện cho thấy, các tranh chấp
liên quan đến việc thừa kế, đến di sản thừa kế, tư cách thừa hưởng di sản thừa kế ngày
càng tăng, vụ việc càng phức tạp, trong đó có nguyên nhân là do khơng có chứng cứ xác
thực. Do vậy, hoạt động cơng chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế đã góp phần tạo sự
ổn định trong quan hệ này. Bởi lẽ, văn bản công chứng khai nhận di sản thừa kế đóng vai
trị quan trọng trong việc tạo chứng cứ. Một văn bản khi được cơng chứng sẽ có giá trị
pháp lý cao hơn khi chưa được chứng nhận. Khi có tranh chấp liên quan đến nội dung của
bản khai nhận di sản thừa kế này thì văn bản được cơng chứng sẽ là chứng cứ tại tịa một
cách đương nhiên mà không phải chứng minh (trừ trường hợp bị tịa án tun bố vơ hiệu).
Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự trong việc thực hiện quy
định của pháp luật.
Ngoài ra, văn bản khai nhận di sản thừa kế khi được cơng chứng nó sẽ có giá trị thi hành.
Đây là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện vai trò, ý nghĩa rất lớn của hoạt động
này trên thực tiễn. Bởi, khi một người dân đi yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di
sản thừa kế khơng chỉ đó là do có quy định của pháp luật mà cịn do bản thân họ có mong
muốn rằng quyền hưởng di sản thừa kế của mình sẽ được thực hiện, được pháp luật thừa
nhận và bảo vệ. Trên tinh thần đó, văn bản khai nhận di sản thừa kế khi đã được công
chứng nó sẽ có giá trị thi hành ngay đối với các bên liên quan. Đây có thể xem là vai trị
quan trọng nhất của văn bản cơng chứng khai nhận di sản thừa kế.
Trong xã hội đang ngày càng phát triển hiện nay thì tuyên truyền pháp luật là cần thiết,
song tăng cường hơn nữa các biện pháp, công cụ tổ chức thực hiện pháp luật cũng cần
22



×