Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Xác định thị trường liên quan và ý nghĩa của nó đối với việc thực thi luật cạnh tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.27 KB, 64 trang )

Khóa luận tốt nghiệp 2008

Xác định thị trường liên quan và…

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

XÁC ĐỊNH THỊ TRƯỜNG LIÊN QUAN VÀ Ý
NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC THỰC THI
LUẬT CẠNH TRANH

SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐẶNG THỊ NGỌC HƯỞNG
KHÓA : 29
MSSV : 2920084
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : TS. PHẠM TRÍ HÙNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2008

Sv. Đặng Thị Ngọc Hưởng

Trang 1


Khóa luận tốt nghiệp 2008

Xác định thị trường liên quan và…

LỜI CAM ĐOAN




Tơi xin cam đoan tồn bộ nội dung đề tài là cơng trình nghiên cứu của chính
bản thân tơi. Kết quả của đề là q trình nghiên cứu các tài liệu có liên quan cùng
với sự hướng dẫn của TS. PHẠM TRÍ HÙNG- Giảng viên Trường Đại học Luật TP
HCM- Khoa luật Thương mại.
Toàn bộ những tài liệu trích dẫn đã được chú thích đầy đủ tên tác giả.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm với những lời cam đoan trên theo qui định
của trường.

Tp.HCM, ngày 31 tháng 07 năm 2008.
Tác giả

ĐẶNG THỊ NGỌC HƯỞNG

Sv. Đặng Thị Ngọc Hưởng

Trang 2


Khóa luận tốt nghiệp 2008

Xác định thị trường liên quan và…

MỤC LỤC


Tên mục

Trang


Lời cam đoan
Phần mở đầu. ............................................................................................................... 1
Chương 1: Những vấn đề chung về thị trường liên quan và Xác thị trường
Liên quan theo Luật Cạnh tranh năm 2004 ............................................................... 5
1.1 Những vấn đề chung về thị trường liên quan .................................................. 5
1.1.1 Khái quát về thị trường .......................................................................... 5
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của thị trường liên quan ..................................... 7
1.2 Xác định thị trường liên quan theo Luật cạnh tranh năm 2004.................... 13
1.2.1 Xác định thị trường sản phẩm liên quan ............................................... 13
1.2.1.1 Khái niệm thị trường sản phẩm liên quan .................................. 13
1.2.1.2 Các căn cứ xácđịnh thị trường sản phẩm liên quan .................... 14
1.2.1.3 Các căn cứ xác định thị trường sản phẩm liên quan ................... 18
1.2.2 Xác định thị trường địa lý liên quan ..................................................... 25
1.2.2.1 Khái niệm và cách xác định thị trường địa lý liên quan ............. 25
1.2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định thị trường địa lý liên
quan ............. .................................................................................................... 26
1.3 Xác định các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan .......................... 28
Chương 2: Ý nghĩa của việc xác định thị trường liên quan đối với việc thực thi
Luật Cạnh tranh năm 2004 ....................................................................................... 32
2.1 Ý nghĩa trong việc xác định các hành vi hạn chế cạnh tranh ........................ 32
2.1.1 Ý nghĩa của việc xác định thị trường liên quan trong việc xác định
hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh .............................................................. 34
2.1.2 Ý nghĩa của việc xác định thị trường liên quan trong việc xác định
hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền ........................................... 39
2.1.3 Ý nghĩa của việc xác định thị trường liên quan trong việc xác định
hành vi tập trung kinh tế ................................................................................... 44

Sv. Đặng Thị Ngọc Hưởng


Trang 3


Khóa luận tốt nghiệp 2008

Xác định thị trường liên quan và…

2.2 Những đề xuất nhằm hoàn thiện chế định xác định thị trường liên quan
trong Luật Cạnh tranh năm 2004 .................................................................... 49
Phần kết luận........................................................................................................ 56

Danh mục tài liệu tham khảo

Sv. Đặng Thị Ngọc Hưởng

Trang 4


Khóa luận tốt nghiệp 2008

Xác định thị trường liên quan và…

Phần mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, Nhà
nước tạo điều kiện cho mọi thành phần tham gia hoạt động kinh doanh. Theo Hiến
Pháp năm 1992 thì Cơng dân có quyền tự do kinh doanh theo pháp luật 1 đã tạo
kiện cho nền kinh tế phát triển gồm nhiều thành phần kinh tế. Mục đích cuối cùng
của các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động kinh doanh là các lợi ích về kinh tế.

Họ cạnh tranh với nhau để tranh giành những lợi ích đó. Để tạo được chỗ đứng cho
mình và dành được lợi thế, các doanh nghiệp không ngừng cải tiến kĩ thuật, tăng
hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiết kiệm chi phí sản xuất,…. Các doanh
nghiệp khơng ngừng tìm kiếm những phương thức nhằm thoả mãn những nhu cầu
của khách hàng. Đặc biệt trong xu hướng “quốc tế hoá” nền kinh tế hiện nay, sự
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước càng trở nên khốc liệt hơn,
“thương trường là chiến trường”. Cạnh tranh là động lực cho sự phát triển của nền
kinh tế, thúc đẩy tiến bộ khoa học kĩ thuật. Tuy nhiên, một hậu quả trái ngược một
khi sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có sự vi phạm, không đảm bảo được yếu tố
cạnh tranh bình đẳng, cơng bằng. Khi đó, chính lợi ích của khách hàng cũng bị xâm
phạm. Xác định những tiêu cực đó, Luật của Quốc hội nước cộng hồ xã hội chủ
nghĩa Việt Nam số 27/2004/QH11 ngày tháng 12 năm 2004 về cạnh tranh (Luật
Cạnh tranh năm 2004) đã được ban hành nhằm đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng
giữa các doanh nghiệp, tạo cơ sở pháp lý cạnh tranh diễn ra trong môi trường lành
mạnh, bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp, cho người tiêu dùng và cho chính
nền kinh tế nước ta. Căn cứ và hậu quả tác động của hành vi đối với thị trường,
Luật Cạnh tranh năm 2004 chia làm hai hành vi: hành vi cạnh tranh không lành
mạnh và hành vi hạn chế cạnh tranh. Trong đó, hành vi hạn chế cạnh tranh gây hậu
quả rất nặng nề cho nền kinh tế là làm giảm, làm sai lệch, làm cản trở cạnh tranh
trên thị trường 2. Luật Cạnh tranh đã đưa ra các biện pháp xử lý rất nghiêm khắc và
gây ra hậu quả nặng nề cho các doanh nghiệp có hành vi hạn chế cạnh tranh. Chính
vì vậy, việc xác định hành vi của một doanh nghiệp có phải là hành vi hạn chế cạnh
tranh theo qui định của luật cạnh tranh hay không là một việc khơng dễ dàng và địi
1
2

Hiến Pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sữa đổi, bổ sung năm 2001).
Điều 3 Luật cạnh tranh năm 2004.

Sv. Đặng Thị Ngọc Hưởng


Trang 5


Khóa luận tốt nghiệp 2008

Xác định thị trường liên quan và…

hỏi phải rất thận trọng. Luật Cạnh tranh năm 2004 đã đưa ra các căn cứ để xác định
những hành vi cạnh tranh nào bị cấm theo qui định của pháp luật cạnh tranh. Một
trong những căn cứ đó là xác định thị trường liên quan và thị phần, thị phần kết hợp
của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp. Xác định được tầm quan trọng đó, Cục
thương mại cơng bằng Anh đã nhận định:
Định nghĩa thị trường là một giai đoạn rất quan trọng trong bất cứ
cuộc điều tra về hành vi nào là hành vi lạm dụng. Bởi lẽ, thị phần chỉ
được tính tốn sau khi những ranh giới của thị trường đã được xác định.
Do đó, nếu thị trường được xác định sai thì tất cả những phân tích tiếp
theo dựa trên thị phần hoặc cấu trúc thị trường điều khơng hồn thiện 3.
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc xác định thị trường liên quan nên đòi
hỏi phải có sự thận trọng khi xác định để đi đến những kết luận đúng đắn. Minh hoạ
bằng một vụ kiện ở Mỹ, Toà án Liên bang vùng đã bác đơn vụ kiện của công ty
Adidas America Ine kiện Hiệp hội tập đồn thể hình quốc gia với lý do là hãng
Adidas đã không đưa ra được bằng chứng về thị trường liên quan 4. Lý do Adidas bị
bác đơn là vì đã khơng đưa ra được bằng chứng về thị trường liên quan, đã khơng
chứng minh được mình và Hiệp hội tập đồn thể hình có chung thị trường liên quan
để chứng minh những hành vi của Hiệp hội thể hình đã gây ra thiệt hại cho mình và
mơi trường cạnh tranh. Bởi chỉ khi xác định được thị trường liên quan mới xác định
được cấu trúc của thị trường kể cả thị trường tiềm năng, xác định được vị thế của
các doanh nghiệp, số lượng các doanh nghiệp trong mối quan hệ cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp đó trên thị trường liên quan. Chỉ khi xác định được cấu trúc của

thị trường mới xác định được những thiệt hại của hành vi gây ra cho thị trường.
Thực tế những năm qua cho thấy Việt Nam còn nhiều yếu kém từ kinh nghiệm cho
đến đội ngũ cán bộ có chun mơn nên đã chưa phát huy hết vai trị cũng như đưa
được Luật Cạnh tranh đi vào cuộc sống. Đối với những nước Luật Cạnh tranh ra
đời, phát triển sớm, họ có khá nhiều kinh nghiệm và rất linh hoạt trong việc thực thi
Luật Cạnh tranh. Do vậy, Việt Nam còn phải học hỏi nhiều hơn nữa những kinh
nghiệm từ các nước. Tháng 07 năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO đánh dấu một
bước ngoặc trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Vì vậy, ta cần phải hoàn
thiện hơn nữa pháp luật cạnh tranh để tự bảo vệ mình trước những đối thủ dày dặn
kinh nghiệm cũng như tạo một môi trường cạnh tranh công bằng thu hút đầu tư từ
3

Trích theo David Harbord và Georgvon Gravenitz(2004), Định nghĩa thị trường trong các vụ điều tra cạnh
tranh trong thương mại, tài liệu hội thảo, Hà Nội.
4
Trích theo David Harbord và Georvon gravenitz(2004), tlđd, tr.1.

Sv. Đặng Thị Ngọc Hưởng

Trang 6


Khóa luận tốt nghiệp 2008

Xác định thị trường liên quan và…

các nước bạn. Thị trường liên quan có vai trị rất lớn trong việc xác định những
hành vi hạn chế cạnh tranh nào bị cấm theo qui định của pháp luật Cạnh tranh đảm
bảo cho việc thực thi Luật Cạnh tranh có hiệu quả, tạo khung pháp lý cho mơi
trường cạnh tranh. Đây là lý do khiến tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Xác định thị

trường liên quan và ý nghĩa của nó trong việc thực thi Luật Cạnh tranh”.

2. Phạm vi nghiên cứu- Nội dung của đề tài:
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những qui định của pháp luật trong phạm vi
Luật Cạnh tranh năm 2004 và Nghị định 116/2005/NĐ-CP 5 cùng với các Nghị định
có liên quan như: NĐ 120/2005/NĐ-CP 6, NĐ 05/2006/NĐ-CP 7, NĐ 06/2006/NĐCP 8.
 Trong đề tài này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những qui định của pháp
luật Cạnh tranh Việt Nam về khái niệm thị trường liên quan cũng như cách xác định
thị trường liên quan theo Luật Cạnh tranh năm 2004.
 Nghiên cứu làm sáng tỏ vai trò của thị trường liên quan đối với việc thực
thi Luật Cạnh tranh Việt Nam thơng qua vai trị của nó đối với việc xác định các
hành vi hạn chế cạnh tranh bao gồm hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm
dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền và hành vi tập trung kinh tế. Đề tài sẽ không
nghiên cứu những qui định của pháp luật cạnh tranh về biểu hiện, đặc diểm, bản
chất hay các cách xác định 3 hành vi trên mà chỉ nghiên cứu chúng dưới góc độ làm
nổi bậc vai trị của thị trường liên quan.Theo đó, đề tài bao gồm những nội dung
chính sau đây:
Chương 1: Những vấn đề chung về thị trường liên quan và Xác định thị
trường liên quan theo Luật Cạnh tranh năm 2004.
Chương 2: Ý nghĩa của việc xác định thị trường liên quan đối với việc thực
thi Luật Cạnh tranh năm 2004.

5

Nghị định của Chính Phủ số 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 qui định chi tiết thi hành

một số điều của Luật Cạnh tranh.
6

Nghị định của Chính Phủ số 120/2005/NĐ-CP CP ngày 30 tháng 9 năm 2005qui định về xử lý vi

phạm trong lĩnh vực cạnh tranh.
7
Nghị định số 05/2006/NĐ-CP ngày 09 thang 01 năm 2006 của Chính phủ về việc thành lập và qui
định chức năng, nghiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đổng cạnh tranh.
8

Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về việc thành lập và qui
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh.

Sv. Đặng Thị Ngọc Hưởng

Trang 7


Khóa luận tốt nghiệp 2008

Xác định thị trường liên quan và…

3. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Pháp luật cạnh tranh còn là một lĩnh vực mới mẽ đối với Việt Nam, thể hiện
qua việc Luật Cạnh tranh chỉ mới được ban hành năm 2004 và trước đó chưa có
một văn bản pháp luật nào điều chỉnh về vấn đề này. Trong những năm qua, Luật
Cạnh tranh chưa đi sâu vào nền kinh tế cụ thể là từ khi Luật Cạnh tranh ra đời và có
hiệu lực cho đến nay ta chưa xử lý bất cứ vụ việc cạnh tranh nào. Ta hồn tồn
chưa có kinh nghiệm thực thi Luật Cạnh tranh nên việc nghiên cứu đề tài gặp rất
nhiều khó khăn Các nghiên cứu, phân tích của tác giả cũng chỉ dựa trên cơ sở lý
luận, những dẫn chứng cũng chỉ là kinh nghiệm của các nước trong khi điều kiện
thực tế mỗi nước lại khơng giống nhau. Trước đó, có rất nhiều tác giả chọn và
nghiên cứu đề tài này, nhưng vấn đề về thị trường liên quan vẫn cịn nhiều tranh
cãi, những thiếu sót, hạn chế đã được các tác giả phân tích cùng với việc đưa ra

những đề xuất nhằm hoàn thiện hơn chế định thị trường liên quan, nhưng đây vẫn là
vấn đề cịn nhiều khó khăn. Với đề tài của mình, tác giả hi vọng sẽ làm sáng tỏ các
vấn đề xoay quanh thị trường liên quan góp phần đưa Luật Cạnh tranh đi vào cuộc
sống.

4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được tác giả viết bằng các phương pháp sau: phương pháp liệt kê,
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp lơgíc, phương pháp đánh giá,
phương pháp so sánh.

Sv. Đặng Thị Ngọc Hưởng

Trang 8


Khóa luận tốt nghiệp 2008

Xác định thị trường liên quan và…

Chương 1

Những vấn đề chung về thị trường liên quan và
xác định thị trường liên quan theo Luật Cạnh
tranh năm 2004
1.1. Những vấn đề chung về thị trường liên quan:
1.1.1 Khái quát về thị trường:
 Dưới góc độ kinh tế chính trị: “Thị trường là tổng hồ các quan hệ mua
bán, do những điều kiện kinh tế, lịch sử, xã hội qui định. Thị trường còn hiểu là lĩnh
vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế thường xuyên cạnh tranh với
nhau để xác định giá cả hàng hóa, dịch vụ và sản lượng” 9. Thị trường ra đời từ rất

sớm, tư liệu sản xuất xuất hiện và được sở hữu tư nhân, cùng với sự phân công lao
động đã tạo ra sản phẩm dư thừa trong xã hội. Người có nhu cầu sử dụng lại khơng
có hàng hố trong tay, người có hàng hố lại khơng có nhu cầu sử dụng hoặc sử
dụng khơng hết. Lúc này có sự trao đổi hàng hố nhằm thoả mãn nhu cầu, thị
trường được hình thành. Từ đây đã hình thành nên nhiều loại thị trường, chúng
được phân loại trên những căn cứ khác nhau, như: dựa vào đối tượng mua bán (thị
trường lúa gạo, thị trường dầu mỏ,…), dựa vào vai trò, ý nghĩa của đối tượng của
thị trường ( thị trường tư liệu sản xuất, thị trường lao động,…). Theo nghĩa rộng, thị
trường là tổng thể các mối quan hệ cạnh tranh, cung-cầu, giá cả, giá trị mà trong đó
giá cả và sản lượng hàng hố được xác định.
Trong mối quan hệ về cung- cầu thì “Cung về một loại hàng hoá hay
dịch vụ là tổng số hàng hố hay dịch vụ đó mà chủ thể kinh tế đưa ra bán trên thị
trường ở các mức giá trong một thời gian nhất định, bao gồm cả hàng hoá bán
được và chưa bán được. Cầu là nhu cầu có khả năng thanh tốn của xã hội về một
loại hàng hố hay dịch vụ nào đó trên thị trường ở các mức giá trong một khoảng
thời gian nhất định” 10. Giữa cung và cầu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mục
đích của kinh doanh là đáp ứng được nhu cầu của khách hàng để tìm kiếm lợi
nhuận. Để đạt được Cầu đó họ phải sản xuất ra những gì mà khách hàng cần. Lúc
9

Phạm Văn Dũng(2002), Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội, tr.61.
Phạn Văn Dũng(2002), tlđd, tr.86.

10

Sv. Đặng Thị Ngọc Hưởng

Trang 9



Khóa luận tốt nghiệp 2008

Xác định thị trường liên quan và…

này cầu chi phối cung về số lượng, cơ cấu hàng hố. Ngược lại, cung cũng có sự tác
động tới cầu, cung làm kích thích cầu.
Giá cả của hàng hố, dịch vụ là sự thể hiện bằng tiền của giá trị hàng hố dịch
vụ đó. Giá cả có sự tác động đến quan hệ cung- cầu và chịu sự chi phối của chính
quan hệ đó. Khách hàng khi mua một loại hàng hố hay sử dụng một dịch vụ, họ
ln mong muốn sẽ được một hàng hoá, dịch vụ tốt nhất nhưng chi phí phải bỏ ra là
nhỏ nhất. Trong các loại hàng hố có sự khác nhau về giá cả nhưng điều có khả
năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, họ sẽ chọn hàng hoá nào giá rẽ hơn
những hàng hố khác, thậm chí họ sẽ chuyển sang sử dụng một hàng hoá rẽ hơn
thay thế cho hàng hố mà họ đang sử dụng. Chính vì lẽ đó, các nhà kinh doanh họ
khơng ngừng cạnh tranh nhau để giành được sự ưu ái từ phái khách hàng. Các
doanh nghiệp tìm cách cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Ta
cũng thấy nếu nhu cầu đối với một loại hàng hoá, dịch vụ nào đó lớn, các doanh
nghiệp thường nâng giá hàng hố, dịch vụ của mình lên. Nếu có hàng hố, dịch vụ
khác có thể thay thế và chi phí phải bỏ ra thấp hơn thì người tiêu dùng sẵn sàng bỏ
ra. Lúc này cầu về hàng hố, dịch vụ đó giảm, cung của hàng hoá, dịch vụ thay thế
tăng lên. Để bán được hàng các doanh nghiệp này hạ giá sản phẩm của mình xuống
thấp, khi này cầu lại tăng lên. Như vậy vơ hình cung và cầu trên thị trường có sư
cân bằng nhau và đạt ở một mức giá xác định.
 Dưới góc độ cạnh tranh: Thị trường là nơi các doanh nghiệp cạnh tranh
nhau, là nơi diễn ra các hành vi cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất hoặc
cung ứng cùng một loại hàng hoá, dịch vụ hay các loại hàng hố, dịch vụ có thể
thay thế cho nhau. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng bị chi phối bởi quan
hệ cung-cầu và yếu tố giá cả. Nhìn nhận thị trường liên cũng giống như nhìn nhận
thị trường dưới góc độ cạnh tranh. Đây là nơi mà các doanh nghiệp cạnh tranh với
nhau cùng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Nếu các hàng hoá, dịch vụ giống

nhau thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra rất mạnh mẽ, mỗi một doanh
nghiệp phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ phía đối thủ của mình. Ở một mức độ
nào đó, hàng hố, dịch vụ của các doanh nghiệp có thể thay thế cho nhau, họ trở
thành đối thủ cạnh tranh của nhau. Để các doanh nghiệp là đối thủ của nhau thì
hàng hố, dịch vụ giữa các doanh nghiệp phải thay thế được cho nhau dưới sự nhìn
nhận của người tiêu dùng.
Nghiên cứu thị trường là khởi điểm tổng quan đầu tiên để nghiên cứu các
quan hệ cung- cầu, giá cả, giá trị và quan hệ cạnh tranh. Đây là nền tảng đầu tiên để
ta nghiên cứu khái quát về thị trường liên quan và những đặc điểm của nó.
Sv. Đặng Thị Ngọc Hưởng

Trang 10


Khóa luận tốt nghiệp 2008

Xác định thị trường liên quan và…

1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của thị trường liên quan:
 Khái quát về thị trường liên quan:
Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2004 đã đưa ra khái niệm:
Thị trường liên quan bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị
trường địa lý liên quan. Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường
của những hàng hoá, dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục
đích sử dụng và giá cả. Thị trường sản phẩm liên quan là một khu vực
địa lý cụ thể trong đó có những hàng hố, dịch vụ có thể thay thế cho
nhau với các điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt với các
khu vực lân cận.
Hầu hết các nước điều cố gắng đưa ra khái niệm về thị trường liên quan.Tuy
nhiên cho đến nay vẫn chưa có khái niệm nào về thị trường liên quan là hoàn hảo

nhất. Pháp luật cạnh tranh Việt Nam cũng chỉ đưa ra khái niệm mang tính chất
chung chung là thị trường liên quan bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị
trường địa lý liên quan. Đây là hai bộ phận cấu thành nên thị trường liên quan. Như
vậy, để xác định chúng ta phải xác định được thị trường của những hàng hố, dịch
vụ có thể thay thế cho nhau và khu vực mà ở đó các hàng hố dịch vụ này có thể
thay thế cho nhau với những điều kiện cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt với
các khu vực lân cận. Theo nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ, Edward
H.Chamberlin, “Trong kinh doanh mỗi sản phẩm mang lại tính độc đáo bằng đặc
điểm riêng có của nó trong việc hình thành như thương hiệu, khác biệt về chất
lượng, cung cách phục vụ,…điều này thể hiện khía cạnh độc quyền của nó. Mỗi sản
phẩm là đối tượng cạnh tranh của sản phẩm khác, khi đó việc dị biệt hoá đã làm
cho cả độc quyền và cạnh tranh cùng có mặt” 11.
Xã hội càng phát triển, con người càng ý thức rõ hơn những nhu cầu của
mình, nghĩa là nhu cầu càng được nâng cao. Thêm vào đó, sự cạnh tranh của các
doanh nghiệp càng trở nên mạnh mẽ cùng với sự phát triển và ứng dụng khoa học kĩ
thuật vào sản xuất, các hàng hoá, dịch vụ ngày càng có sự độc đáo riêng, có điểm
đặc biệt riêng. Chẳng hạn, cùng là thị trường bột giặt nhưng bột giặt Omo lại có
những điểm khác biệt gíúp người sử dụng nhận biết và phân biệt được với bột giặt
Viso và Tile. Nếu các hàng hoá, dịch vụ hồn tồn giống nhau thì đây là thị trường
đồng nhất và việc xác định thị trường của các sản phẩm này rất dễ dàng. Tuy nhiên,
11

Edward H.Chamberlin, The Theory of Monopolistic Competition: Are-orientation of theory of value,
th

8 ed. Cambridge, Mass, Harward University, 1962, 63p.

Sv. Đặng Thị Ngọc Hưởng

Trang 11



Khóa luận tốt nghiệp 2008

Xác định thị trường liên quan và…

xác định thị trường liên quan theo Luật Cạnh tranh là thị trường của những sản
phẩm không đồng nhất nhau mà có thể thay thế cho nhau. Để chiếm được ưu thế là
sự ưu ái chọn lựa hàng hoá, dịch vụ của mình từ phía khách hàng, các doanh nghiệp
đã tìm cách làm cho sản phẩm của mình có tính độc đáo hơn so với các sản phẩm
khác. Bởi nếu các sản phẩm giống nhau sẽ tạo cho các doanh nghiệp một sức ép
cạnh tranh rất lớn. Trong điều kiên hiện nay, các sản phẩm đồng nhất với nhau tồn
tại ngay càng ít, thị trường đồng nhất gần như khơng còn tồn tại. Lúc này các sản
phẩm chỉ còn liên quan đến nhau ở đặc điểm là sự thay thế cho nhau theo sự lựa
chọn của khách hàng. Khi đó, các sản phẩm có thuộc tính “có thể thay thế cho
nhau” này cạnh tranh với nhau và thị trường diễn ra sự cạnh tranh đó được gọi là thị
trường liên quan.
Do đó, việc xác định thị trường liên quan là xác định số lượng các doanh
nghiệp là đối thủ cạnh tranh của nhau cũng như vị trí của chúng trong một khu vực
thị trường nhất định. Như vậy, xác định thị trường liên quan là xác định xem doanh
nghiệp đó đang cạnh tranh với những doanh nghiệp nào. Để xác định các doanh
nghiệp có cùng thị trường liên quan với nhau hay khơng chỉ cần xác định các doanh
nghiệp đó có cạnh tranh với nhau hay khơng, nếu có thì chúng cùng thị trường liên
quan và ngược lại. Chẳng hạn, muốn biết thị trường quần tây và áo sơ mi có phải có
cùng thị trường liên quan hay khơng chỉ cần xem xét giữa quần tây và áo sơmi có sự
cạnh tranh nhau không. Ở đây ta thấy quần tây và áo sơ mi không thể thay thế cho
nhau nên chúng khơng có cùng thị trường liên quan.
Theo đó, thị trường liên quan là khu vực địa lý được giới hạn bởi khoảng
khơng gian mà các hàng hố, dịch vụ có thể thay thế cho nhau. “Thuộc tính thay thế
cho nhau” của hàng hoá, dịch vụ ở hầu hết các nước và cả Việt Nam được xác định

thông qua ba yếu tố là đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả của hàng hoá, dịch vụ.
Hai sản phẩm được xem là có thể thay thế cho nhau nếu đáp ứng đủ khả năng thay
thế về cả ba yếu tố trên. Trong đó, yếu tố thay thế về mục đích sử dụng, giá cả hàng
hóa là hai yếu tố quan trọng, có sự ảnh hưởng lớn đến việc xác định về thuộc tính
liên quan giữa các hàng hố, dịch vụ. Cả hai yếu tố này phụ thuộc rất lớn vào chính
sự lựa chọn của người tiêu dùng-chủ thể mà các doanh nghiệp ln hướng đến. Mục
đích cuối cùng của các doanh nghiệp là hướng đến nhu cầu của người tiêu dùng,
cho nên hai sản phẩm dù có sự khác biệt nhau nhưng cùng đáp ứng cho nhu cầu của
người tiêu dùng thì trong một chừng mực nào đó chúng có thể thay thế cho nhau.
Chẳng hạn, ô và áo mưa là hai sản phẩm khác nhau, vào mùa nắng chúng hồn tồn
khơng thể thay thế cho nhau nhưng trong mùa mưa chúng lại có thể thay thế cho

Sv. Đặng Thị Ngọc Hưởng

Trang 12


Khóa luận tốt nghiệp 2008

Xác định thị trường liên quan và…

nhau. Giá cả cũng là một yếu tố quan trọng, cho dù hai sản phẩm điều giống nhau,
cùng đáp ứng cho một nhu cầu củ người sử dụng nhưng sự khác biệt quá lớn về giá
cả cũng làm phân nhóm khách hàng, từ đó hình thành nên các vùng tiêu thụ riêng
biệt. Theo thông báo của Uỷ ban Châu Âu về định nghĩa về thị trường liên quan
trong luật cạnh tranh của Cộng đồng ngày 9/9/1997 thì:
Thị trường liên quan bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị
trường địa lý liên quan. Trong đó, thị trường sản phẩm liên quan bao
gồm tất cả những sản phẩm và (hoặc) dịch vụ được xem là có thể thay
đổi hoặc thay thế bởi người tiêu dùng do đặc tính, giá cả và mục đích sử

dụng. Thị trường địa lý liên quan bao gồm khu vực mà trong đó diễn ra
các giao dịch về cung và cầu các sản phẩm hoặc những dịch vụ, trong đó
những điều kiện cạnh tranh là đủ đồng nhất và có thể phân biệt được từ
những khu vực lân cận vì những điều kiện cạnh tranh này được đánh giá
khác nhau tại các khu vực đó 12.
Như vậy, cách tiếp cận về thị trường liên quan của Việt Nam giống với cách
tiếp cận của Liên minh Châu Âu. Theo cách tiếp cận này thì thị trường liên quan
bao gồm hai bộ phận cấu thành là thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý
liên quan. Đối với Việt Nam, cạnh tranh còn là một lĩnh vực mới mẽ, chưa hề có
kinh nghiệm, cụ thể là trước Luật Cạnh tranh năm 2004 chưa hề có một văn bản
pháp luật nào điều chỉnh lĩnh vực này. Với cách tiếp cận như trên là phù hợp thực tế
của Việt Nam, bởi theo cách tiếp cận đó thị trường liên quan được thể hiện một
cách rõ ràng, chi tiết và cụ thể góp phần rất lớn cho việc hiểu và thực thi Luật Cạnh
tranh. Trong khi đó, một số nước lại có cách tiếp cận khác với cách tiếp cận trên và
thể hiện được vai trò của thị trường liên quan là đánh giá được bản chất của hành vi
hạn chế cạnh tranh. Chẳng hạn, Luật cạnh tranh của Canada trong hướng dẫn thực
hành sáp nhập tháng 3/1991 đưa ra định nghĩa: “Thị trường liên quan được xác định
là nhóm nhỏ nhất các sản phẩm nhỏ nhất và khu vực địa lý nhỏ nhất liên quan đến
những người bán có thể ấn định hoặc duy trì sự tăng giá đáng kể và khơng nhất
thời trên mức độ mà nó có thể có trong trường hợp có sáp nhập”. Và theo cuốn
sách “Mergers Guidelines” do Bộ tư pháp Mỹ xuất bản: “Một sản phẩm hoặc một
nhóm sản phẩm và khu vực địa lý nơi sản phẩm đó được bán ra, nếu giá cả của sản
phẩm không bị điều tiết mà doanh nghiệp, vốn ln muốn tìm cách thu lợi nhuận
tối đa và hiện và tương lai là nhà cung cấp duy nhất sản phẩm có trên địa bàn đó,
có thể tăng giá nhẹ, nhưng đáng kể và khơng có tính quá độ”. Tuy nhiên, theo cách
12

Tài liệu hội thảo (2004), Hà Nội.

Sv. Đặng Thị Ngọc Hưởng


Trang 13


Khóa luận tốt nghiệp 2008

Xác định thị trường liên quan và…

tiếp cận này khơng mang tính rõ ràng, cụ thể và với Việt Nam chưa hề có kinh
nghiệm, đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn thấp nên việc thực thi sẽ rất khó
khăn.
Luật Cạnh tranh Việt Nam đã chọn cách tiếp cận đơn giản hơn và điều này
đã góp phần làm cho luật cạnh tranh được thực thi dễ dàng hơn. Mặc dù vậy, ta
cũng nên thận trọng bởi việc xác định thị trường liên quan suy cho cùng là để đánh
giá sức mạnh của doanh nghiệp và xác định hành vi hạn chế cạnh tranh chứ không
phải cố gắng đưa ra khái niệm và chỉ dừng lại ở việc xác định thị trường liên quan.
Như vậy, thị trường liên quan là khu vực địa lý mà các hàng hố, dịch vụ có
thể thay thế cho nhau theo sự lựa chọn của người tiêu dùng. Các hàng hoá, dịch vụ
có thể thay thế cho nhau này có thể đang trực tiếp cạnh tranh nhau hoặc là có khả
năng cạnh tranh nhau. Xác định thị trường liên quan là bước quan trọng đầu tiên
trong các cuộc điều tra hành vi hạn chế cạnh tranh. Nếu xác định thị trường liên
quan sai thì các bước tiếp theo khơng thể thực hiện hoàn chỉnh được. Ts.Phạm Duy
Nghĩa đã nhận định “ Trong chính sách pháp luật cạnh tranh xác định thị trường
liên quan là điểm chính yếu nhất vì từ đó mới có thể tính tốn được thị phần, tồn
bộ chính sách chống hạn chế cạnh tranh và tập trung quyền lực kinh tế điều được
xác định để bảo vệ thị trường liên quan”. Và TS.Chakravarthy trong bài viết về thị
trường liên quan trong các phân tích về vụ việc cạnh tranh đã khẳng định: “Định
nghĩa về thị trường liên quan là trung tâm của việc thực thi một cách có hiệu quả
luật cạnh tranh. Đối với cơ quan cạnh tranh, định nghĩa như vậy làm rõ được
khoảng trống cần được xét xử trong các vụ việc cạnh tranh. Đây thực sự là bước

đầu tiên trong các phân tích hành vi của những người tham gia thị trường có liên
quan” 13.
 Đặc điểm của thị trường liên quan:
 Thị trường liên quan mang tính khơng gian: Thị trường liên quan có thể là
một khu vực địa lý hẹp cũng có thể là một khu vực địa lý được mở rộng. Sự bó hẹp
hay mở rộng này tuỳ thuộc vào đối tượng điều tra trong một vụ việc cạnh tranh
được điều tra. Đó là khu vực mà các sản cạnh tranh nhau, liên quan đến nhau theo
sự chọn lựa của người tiêu dùng. Nó có thể bị giới hạn trong một huyện, một tỉnh,
cũng có thể là cả một quốc gia hay là toàn thế giới, điều này phụ thuộc vào phạm vi
13

Tiến sĩ S. Chakravarthy(2005), Thị trường liên quan trong các phân tích vụ việc cạnh tranh, Bộ Thương

Mại- Cục quản lý cạnh tranh, HCN, 25-16/04/2005, tr.1.

Sv. Đặng Thị Ngọc Hưởng

Trang 14


Khóa luận tốt nghiệp 2008

Xác định thị trường liên quan và…

mà ở đó các sản phẩm có thể thay thế cho nhau. Chẳng hạn thị trường vàng là thị
trường thế giới, trong khi đó thị trường xăng dầu là thị trường khu vực. Thị trường
liên quan hoàn toàn khác với thị trường trong quản lí kinh tế, khác với khu vực địa
lý trong quản lý nhà nước. Nó được xác định dựa trên cơ sở xác định khu vực địa lý
mà ở đó hàng hố, dịch vụ có thể thay thế cho nhau chứ không phải theo ngành
nghề hay địa giới hành chính.



Đối với mỗi vụ việc hạn chế cạnh tranh thị trường liên quan là khác nhau.

Không áp dụng thị trường liên quan trong cuộc điều tra này cho cuộc điều tra khác
cho dù các vụ việc cạnh tranh có cùng đối tương bị điều tra. Trong một vụ việc hạn
chế cạnh tranh không phải tất cả các thị trường liên quan điều được xem xét, điều
tra mà chỉ thị trường liên quan của của những hàng hoá, dịch vụ bị điều tra. Thị
trường liên quan chỉ tồn tại khi có vụ việc hạn chế cạnh tranh. Chỉ khi điều tra về
hành vi của một hoặc một nhóm doanh nghiệp về hành vi hạn chế cạnh tranh thì thị
trường liên quan mới được xác định. Chính vì vậy khi xác định thị trường liên quan
cần xem xét đến ba yếu tố về đối tượng, không gian và thời gian. Đối với mỗi vụ
việc thì ba yếu tố này là khác nhau nên không thể xác đinh các yếu tố này chung
cho tất cả thị trường liên quan.


Thị trường liên quan mang tính giả định: Thị trường liên quan chỉ được

xác định khi có hành vi hạn chế cạnh tranh. Và để xác đinh được thị trường liên
quan các số liệu đưa ra để diều tra, tính tốn chỉ là mang tính giả định. Khi chưa có
vụ việc hạn chế cạnh tranh thì thị trường liên quan của một loại hàng hố, dịch vụ
nào đó khơng được xác định.
 Nhận biết được những đặc điểm của thị trường liên quan, khi tiến hành điều
tra về hành vi hạn chế cạnh tranh của một hoặc một nhóm doanh nghiệp sẽ dễ dàng
hơn, nhanh chống hơn và tránh được những sai lầm có thể xảy ra.
 Các yếu tố khi xác định thị trường liên quan:
 Thứ nhất, về đối tượng điều tra của thị trường liên quan: Khi một hoặc một
số doanh nghiệp có hành vi hạn chế cạnh tranh (hành vi được qui định trong Luật
Cạnh tranh nam 2004) đều có đối tượng là hàng hố, dịch vụ nhất định. Trong đó,
đối tượng của thị trường liên quan là hàng hố, dịch vụ có thể thay thế cho nhau.

Nhưng khơng phải mọi hàng hố, dịch vụ có thể thay thế cho nhau đều là đối tượng
của thị trường liên quan bị điều tra mà chỉ là những hàng hoá, dịch vụ có thể thay
thế cho nhau là mục đích chính của các hành vi hạn chế cạnh tranh đó. Chẳng hạn,
một doanh nghiệp kinh doanh nhiều hàng hóa, dịch vụ nhưng hành vi hạn chế cạnh

Sv. Đặng Thị Ngọc Hưởng

Trang 15


Khóa luận tốt nghiệp 2008

Xác định thị trường liên quan và…

tranh của doanh nghiệp đó chỉ liên quan đến một hàng hoá, dịch vụ. Như vậy, xác
định đối tượng của thị trường trong vụ việc cạnh tranh chỉ giới hạn ở những hàng
hoá dịch vụ mà hành vi hạn chế cạnh tranh hướng đến. Đó chính là những hàng hố,
dịch vụ có thể thay thế cho nhau. Việc xác đinh khả năng thay thế cho nhau giữa
các hàng hoa, dịch vụ dựa vào ba yếu tố: đặc tính của sản phẩm, mục đích sử dụng
và giá cả.
 Thứ hai, về yếu tố không gian: Đây là yếu tố thị trường địa lý liên quan.
Yếu tố này trong mỗi vụ việc cạnh tranh là khác nhau. Các sản phẩm cạnh tranh
nhau thì mới được xem là có chung thi trường liên quan. Do đó, khi điều tra cần
phải xác định khu vực địa lý mà ở đó các sản phẩm có thể thay thế cho nhau. Xác
định chính xác đươc yếu tố này sẽ xác định được vị trí của doanh nghiệp có hành vi
hạn chế cạnh tranh và cấu trúc thị trường. Đây không phải là khoảng không gian
theo truyền thống ta vẫn hay xác định là theo ngành nghề hay khu vực địa lý cụ thể.
 Thứ ba, yếu tố thời gian: Nền kinh tế ln có sự vận động, theo đó thị
trường liên quan cũng có sự thay đổi theo thời gian. Các doanh nghiệp không ngừng
làm cho sảm phẩm của mình độc đáo hơn các sản phẩm khác, chính đối tượng thị

trường cũng có sự biến đổi. Cung- Cầu ln có sư vận động. Sự lựa chọn của khách
hàng là biểu hiện của thái độ, tâm lý bên trong, nó khơng ổn định. Vào thời điểm
này họ có thể dùng sản phẩm này nhưng vào thời điểm khác, sự lựa chọn của họ đã
có sự thay đổi. Vị trí của các doanh nghiệp trên thị trường cũng thay đổi. Chẳng
hạn, trước thời điểm thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh vị trí của doanh nghiệp
khác so với thời điểm kết thúc hành vi. Thị trường liên quan cũng có sự thay đổi
theo thời gian. Có những trường hợp hàng hố, dịch vụ có những chức năng đặc biệt
như: dịch vụ xe lửa ngày Tết, bánh mức vào ngày Tết, bánh Trung thu,…. Do đó
khi xác định thị trường liên quan ta phải xác đinh thị trường vào thời điểm xảy ra
hành vi hạn chế cạnh tranh. Trong bản án ngày 19 tháng 5 năm 1998 xử vụ France
Telecom-Transpec, Toà phúc thẩm nhắc lại rằng “Theo chỉ thị của Liên minh Châu
Âu số 97/C372/03, thị trường liên quan được xác định tại thời điểm xảy ra hành vi
bị xem xét, cạnh tranh tiềm ẩn khơng được tính đến bởi lẽ các điều kiện cạnh tranh
tiềm ẩn có thể trở thành một sự ràng buộc phụ thuộc vào việc đánh giá một số yếu
tố và hoàn cảnh liên quan đến các điều kiện tham gia thị trường” 14. Chỉ khi xác
định dúng thời điểm xảy ra hành vi mới có thể đánh giá đúng sức mạnh thị trường
14

Trích báo cáo hoạt động năm 2001 của Hội đồng cạnh tranh Pháp(2004), Thiên I-Thị trường liên

quan, tài liệu hội thảo, Hà Nội, tr.14.

Sv. Đặng Thị Ngọc Hưởng

Trang 16


Khóa luận tốt nghiệp 2008

Xác định thị trường liên quan và…


của doanh nghệp cũng như đánh giá chính xác được thiệt hại mà hành vi đã gây ra
cho thị trường. Đây cịn là một vấn đề khó khăn bởi khơng phải lúc nào hành vi vi
phạm cũng được phát hiện kịp thời và xử lý ngay. Đôi khi lúc điều tra, cấu trúc thị
trường đã có sự thay đổi. Lúc này việc xác định trở nên khó khăn.
Trong cả ba yếu tố trên, xác định thị trường liên quan theo đối tượng của
thị trường liên quan là khó khăn hơn cả. Nó địi hỏi phải có những phân tích về
“thuộc tính thay thế cho nhau” của hàng hố, dịch vụ. Để có thể phân tích được
những thuộc tính đó địi hỏi có kinh nghiệm và trình độ chun mơn kỹ thuật với
các phương pháp điều tra khoa học và khách quan.

1.2 Xác định thị trường liên quan theo luật cạnh tranh năm 2004:
Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2004 đưa ra khái niệm “thị trường liên quan bao
gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan”. Đây là hai bộ
phận cấu thành nên thị trường liên quan. Hầu hết các nước trên thế giới điều xác
định thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan là hai bộ phận cấu
thành nên thị trường liên quan. Theo đó, để xác định thị trường liên quan trước hết
phải xác định được những sản phẩm nào có khả năng thay thế cho nhau và những
khu vực địa lý mà ở đó người tiêu dùng có thể chuyển sang sử dụng hàng hố, dịch
vụ khi có sự tăng lên đáng kể về giá cả. Luật cạnh tranh năm 2004 đã đưa ra ckhái
niệm và cách xác định thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan.
Để xác định được thị trường liên quan ta phải xác định được phạm vi của hai thị
trường này.
1.2.1 Xác định thị trường sản phẩm liên quan:
1.2.1.1 Khái niệm về thị trường sản phẩm liên quan:
“Thị trường sản phẩm liên quan là thị trường của những hàng hố, dịch vụ
có thể thay thế cho nhau về đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả” 15. Luật Cạnh
tranh đưa ra một khái niệm chung chung rằng thị trường sản phẩm liên quan là thị
trường của những hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau mà khơng qui định thế
nào là “thuộc tính thay thế cho nhau”. Theo đó, để xác định thuộc tính này, Luật đã

qui định 3 yếu tố bắt buộc khi xác định là đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả của
các hàng hóa, dịch vụ. Khi phân tích cả ba yếu tố này nếu cả ba điều có thể thay thế
được cho nhau thì hàng hố, dịch vụ đó có thể thay thế được cho nhau. Trong thị
trường đồng nhất, các sản phẩm là hoàn toàn giống nhau về đặc tính, mục đích sử

15

Điều 3 Luật cạnh tranh năm 2004

Sv. Đặng Thị Ngọc Hưởng

Trang 17


Khóa luận tốt nghiệp 2008

Xác định thị trường liên quan và…

dụng và giá cả. Trong thị trường này các doanh nghiệp phải chịu sức ép cạnh tranh
rất lớn từ phía đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên trong hiện đại sự giống nhau hoàn toàn
giữa các sản phẩm là rất hiếm và dường như không tồn tại. Lúc này, các sản phẩm
chỉ cịn liên quan nhau dưới sự nhìn nhận của chính người sử dụng. Một sản phẩm
được tạo ra nó có những đặc điểm riêng về cấu tạo lý hố, đặc tính kĩ thuật, tác
dụng phụ đối với người sử dụng. Chính những yếu tố này đã làm nên sự khác biệt
giữa các sản phẩm. Bởi chính các doanh nghiệp muốn tạo cho các sản phẩm của
mình mang tính độc đáo riêng. Việc xác định thị trường liên quan chỉ đặt ra đối với
các sản phẩm không đồng nhất.
Để xác định được “thuộc tính thay thế cho nhau” của các sản phẩm hầu hết
các nước phân tích ba yếu tố về đặc tính của sản phẩm, mục đích sử dụng và giá cả.
Trong đó đặc tính của sản phẩm bao gồm cấu tạo lý hố, đặc tính kĩ thuật, tác dụng

phụ đối với người sử dụng. Mục đích sử dụng là khả năng mà sản phẩm đáp ứng
nhu cầu của người mua. Khách hàng khi sử dụng một hàng hoá, dịch vụ nào đó họ
ln mong muốn chúng mang lại hiệu quả tốt nhất. Chính vì vậy mà yếu tố giá cả
cũng có vai trị rất lớn trong việc quyết định sự lựa chọn chủa người tiêu dùng. Nếu
về cả ba yếu tố trên giữa các sản phẩm có thể thay thế cho nhau thì các sản phẩm đó
được kết luận là có chung thị trường liên quan và ngược lại. Luật Cạnh tranh năm
2004 qui định ba yếu trên là ba yếu tố bắt buộc khi xác định khả năng thay thế giữa
các sản phẩm. Việc qui định ba căn cứ này đảm bảo tính thực thi cho luật cạnh tranh
và theo kinh nghiệm các nước thì các căn cứ này đã được nhiều nước áp dụng.
1.2.1.2 Các căn cứ xác định thị trường sản phẩm liên quan:
Xác định thị trường liên là việc xác định thị trường của những hàng hóa, dịch
vụ có thể thay thế cho nhau. Luật Cạnh tranh không qui định thế nào là “thuộc tính
thay thế cho nhau” giữa các hàng hố, dịch vụ. Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2004
đưa ra ba yếu tố bắt buộc khi xác định khả năng thay thế cho nhau giữa các hàng
hố, dịch vụ là đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả của hàng hóa, dịch vụ. Chỉ khi
nào cả ba thuộc tính này của các hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế cho nhau thì
chúng mới có chung thị trường sản phẩm và ngược lại nếu một trong ba yếu tố
không thể thay thế cho nhau thì chúng khơng có cùng thị trường sản phẩm liên
quan. Tuy nhiên, khi xem xét cả ba yếu tố trên nhưng chưa đủ để kết luận thì Cơ
quan quản lý có thể xem xét thêm các yếu tố như tỷ lệ thay đổi của cầu đối với một
loại hàng hố, dịch vụ khi có sự thay đổi về giá của một loại hàng hoá, dịch vụ

Sv. Đặng Thị Ngọc Hưởng

Trang 18


Khóa luận tốt nghiệp 2008

Xác định thị trường liên quan và…


khác; Thời gian cung ứng một loại hàng hoá, dịch vụ ra thị trường khi có sự tăng
đột biến về giá; Khả năng thay thế về cung;…16.
Các cứ đó bao gồm:
 Tính chất của hàng hố, dịch vụ:
Tính chất của hàng hoá, dịch vụ bao gồm hai yếu tố là đặc tính của hàng hố,
dịch vụ và mục đích sử dụng của hàng hố, dịch vụ đó. Mỗi một sản phẩm đều có
đặc tính riêng mà dựa vào đó người tiêu dùng có thể phân biệt với các sản phẩm
khác. Đặc tính đó bao gồm các đặc điểm về cấu tạo lý hoá (nguyên liệu để tạo ra
sản phẩm), đặc tính kĩ thuật để sản xuất ra sản phẩm (cách thức tạo ra sản phẩm),
tác dụng phụ đối với người sử dụng, khả năng hấp thụ,…các sản phẩm được xem là
có khả năng thay thế cho nhau nếu về đặc tính chúng có những điểm nêu trên giống
nhau. Chẳng hạn, rượu và bia có thể thay thế cho nhau vì chúng có nhiều đặc tính
giống nhau như đều đuợc lên men, chưng cất,có tác dụng phụ giống nhau là đều gây
say. Tất cả những đặc tính trên tạo nên sự riêng biệt cho các sản phẩm mà những
sản phẩm khác khơng thay thế được cho nó. Các Tồ án của Pháp và Liên minh
Châu Âu đã thừa nhận các đặc tính riêng biệt của sản phẩm là một trong các yếu tố
có thể cho phép xác định mức độ có thể thay thế cho nhau của một số sản phẩm
nhất định, để từ đó xác định những sản phẩm có đủ khả năng thay thế cho nhau thì
mới được coi là cùng một thị trường. Ví dụ, trong bản ý kiến số 01-A-03 về vụ tập
đoàn BASF mua các sản phẩm vitamin của công ty Takeda, Hội đồng cạnh tranh
cho rằng các loại vitamin khác nhau không thể thay thế cho nhau; mỗi loại vitamin
có đặc tính, thành phần dinh dưỡng, cơng dụng trị bệnh, cơng thức hố học, tác
dụng trên cơ thể sống, đặc tính vật lý, sinh lý, chuyển hố khác nhau 17.
Tuy nhiên, nếu chỉ phân tích những đặc điểm trên thì chưa đủ để kết luận giữa
các sản phẩm có thể thay thế được mà yếu tố về mục đích sử dụng mới là yếu tố
quyết định. Bởi cho dù hai sản phẩm có giống nhau về cấu tạo lý hoá, về kĩ thuật
sản xuất,...nhưng nếu khơng cùng phục vụ cho cùng một nhu cầu thì sự lựa chọn
của khách hàng đối với hai sản phẩm đó vẫn là khác nhau. Ngược lại, các sản phẩm
cho dù khác nhau hoàn toàn nhưng nếu phục vụ cho cùng một nhu cầu của người

tiêu dùng thì chúng vẫn có thể thay thế cho nhau. Chẳng hạn như ơ che và áo mưa là
hai sản phẩm khác nhau nhưng vào mùa mưa chúng vẫn có thể thay thế cho nhau.
16
17

Nghị định của Chính Phủ số 116/2005/NĐ-CP.
Trích báo cáo hoạt động năm 2001, tlđd, tr.7.

Sv. Đặng Thị Ngọc Hưởng

Trang 19


Khóa luận tốt nghiệp 2008

Xác định thị trường liên quan và…

Mục đích sử dụng của hàng hố, dịch vụ là yếu tố được xác định hoàn toàn vào sự
lựa chọn của khách hàng. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện đại, sản phẩm rất đa dạng
và đáp ứng cho nhiều nhu cầu (khả năng tối đa hố lợi ích) thì việc xác định mục
đích sử dụng của các sản phẩm là một việc không dễ dàng. Theo Khoản 3 Điều 4
NĐ 116/2005NĐ-CP nếu các sản phẩm có nhiều mục đích sử dụng thì mục đích sử
dụng của hàng hố, dịch vụ được xác định căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu
nhất của hàng hố, dịch vụ đó. Ví dụ: Áo len và áo sơmi điều có mục đích che thân
nhưng mục đích chính của áo len là giữ ấm. Đơi khi việc qui định chỉ dựa vào chính
mục đích chính yếu nhất của sản phẩm lại khơng hồn tồn chính xác. Yếu tố sự lựa
chọn của người tiêu dùng vẫn là quan trọng nhất. Chẳng hạn, mục đích sử dụng
chính của điện thoại di động là đàm thoại nhưng người tiêu dùng vẫn có thể sử dụng
nó đề thay thế cho một chiếc Radio, máy tính bỏ túi hay một cuốn sổ ghi chép,….
Như vậy, giữa các sản phẩm có nhiều đặc tính giống nhau và cùng đáp ứng cho

cùng một nhu cầu của người sử dụng thì chúng được xem là hai sản phẩm có thể
thay thế cho nhau về đặc tính và mục đích sử dụng.
Tuy nhiên, để đi đến kết luận là hai sản phẩm đó thay thế được cho nhau là
chưa đủ mà còn phải căn cứ vào chính sự lựa chọn của người tiêu dùng. Bởi không
phải trong mọi trường hợp người sử dụng đều chuyển sang sử dụng một sản phẩm
gần gũi, có thể là do thói quen,tập quán,…Do vậy nếu chỉ xác định dựa vào mục
đích chính của sản phẩm chưa hồn tồn cho kết quả chính xác trong mọi trường
hợp, nên khi áp dụng không nên cứng nhắc theo qui định của pháp luật mà cần phải
có sự linh hoạt.
Giữa các sản phẩm có khoảng cách giá cả quá xa cũng sẽ tạo nên những nhóm
khách hàng riêng biệt nhau. Phải xem xét thái độ của khách hàng rằng họ có sẵn
sàng chuyển sang sử dụng một sản phẩm khác thay thế cho sản phẩm họ đang sử
dụng hay không khi mà sản phẩm đó có giá thành cáo hơn nhiều so với sản phẩm
mà họ đang sử dụng. Do đó, ta cần phải xem xét đến yếu tố giá cả của hàng hoá,
dịch vụ.
 Sự thay thế về giá cả: Giá cả được xem là thước đo giá trị và là thước đo
sự lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm khác thay thế cho sản phẩm họ đang
sử dụng. Như ta thấy, sự khác biệt quá xa về giá cả sẽ phân nhóm khách hàng sử
dụng và sẽ tạo ra những khu vực thị trường độc lập. Lúc này, giữa các sản phẩm
khơng có sự cạnh tranh nhau bởi chúng không thể thay thế cho nhau. Chẳng hạn,
rượu đế Gị Đen khơng thể thay thế cho rượu nho của Pháp vì giữa hai loại rượu này
có sự chênh lệch lớn về giá cả mặc dù giữa chúng có đặc tính vá mục đích sử dụng
Sv. Đặng Thị Ngọc Hưởng

Trang 20


Khóa luận tốt nghiệp 2008

Xác định thị trường liên quan và…


gần giống nhau.. Khách hàng khi sử dụng một hàng hố, dịch vụ họ ln mong
muốn đạt được hiệu quả tốt nhất đồng thời chi phí bỏ ra là thấp nhất, phù hợp với
thu nhập của họ. Do đó, nếu các sản phẩm cho dù cùng đáp ứng nhu cầu của họ là
như nhau, họ sẽ chọn hàng hoá, dịch vụ có giá rẽ nhất trong các hàng hố, dịch vụ
đó. Nhưng nếu sản phẩm mà họ đang sử dụng có sự tăng giá đáng kể và có sản
phẩm khác thay thế họ sẽ chuyển sang sử dụng sản phẩm khác đó nếu chi phí họ
phải bỏ ra để thay thế là thấp hơn sự tăng giá. Khi này giữa các sản phẩm mà khách
hang lựa chọn để thay thế nhau là các sản phẩm có cùng thị trường liên quan. Để
xác định các sản phẩm có thể thay thế cho nhau về giá cả, Luật Cạnh tranh năm
2004 xác định dựa vào chính phản ứng của người tiêu dùng đối với sự tăng giá sản
phẩm mà họ đang sử dụng. Điều 4 NĐ116/2005NĐ-CP qui định:
Hàng hoá, dịch vụ được coi là có thể thay thế được cho nhau về
giá cả nếu trên 50% của một lượng ngẫu nhiên 1000 người tiêu dùng
sinh sống tại một khu vực địa lý liên quan chuyển sang mua hoặc có ý
định mua hàng hố, dịch vụ khác có đặc tính, mục đích sử dụng giống với
hàng hoá, dịch vụ mà họ đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng trong
trường hợp giá của hàng hố, dịch vụ đó tăng lên q 10% và được duy
trì trong 06 tháng liên tiếp.
Như vậy, việc điều tra sẽ được tiến hành bằng cách các cơ quan điều tra sẽ
giả định giá của hàng hoá, dịch vụ tăng lên khơng q 10%. Sau đó, sẽ tiến hành
khảo sát thái độ của người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng sẵn sang chuyển sang sử
dụng một hàng hoá, dịch khác chứng tỏ giá cả giữa hàng hoá, dịch vụ đó có thể thay
thế được cho nhau. Tuy nhiên, việc điều tra này mang lại kết quả không phải lúc
nào cũng chính xác. Sự lựa chọn của khách hàng là biể hiện của thái độ tâm lý,
không phải khách hàng nào cũng có thái độ chuyển sang sử dụng sản phẩm khác
cho dù cùng đáp ứng nhu cầu của họ và có đặc tính giống nhau. Bởi sự lựa chọn đó
cịn có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thói quen tiêu dùng, khả năng nhận
thức, sở thích, tập quán,…
Như vậy, các sẩn phẩm được xem là có thể thay thế cho nhau khi cả ba yếu tố

đặc tính, mục đích sử dụng và giá cả có thể thay thế cho nhau. Bởi nếu một trong ba
yếu tố khơng thể thay thế được cho nhau thì ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn của
khách hàng. Trong ba yếu tố trên thì yếu tố giá cả và mục đích sử dụng phụ thuộc
rất lớn vào phản ứng của khách hàng, nó dựa trên chính thái độ của người tiêu dùng.
Việc xác định thuộc tính thay thế cho nhau giưa các sản phẩm là điều hết sức khó
khăn đặc biệt là trong điều kiện các sản phẩm trên thị trường ngày càng phong phú
Sv. Đặng Thị Ngọc Hưởng

Trang 21


Khóa luận tốt nghiệp 2008

Xác định thị trường liên quan và…

và đa dạng. Trường hợp phân tích cả ba yếu tố về đặc tính sử dụng, mục đích sử
dụng và giá cả chưa đủ để kết luận thuộc tính thay thế cho nhau của các hang hố,
dịch vụ thì có thể xem xét thêm các yếu tố tại Điều 4 NĐ116/2005/NĐ-CP:
a. Tỷ lệ thay đổi của cầu đối với một hàng hố, dịch vụ khi có sự thay đổi về
giá của một hàng hoá, dịch vụ khác.
b. Thời gian cung ứng hàng hố, dịch vụ ra thị trường khi có sự gia tăng đột
biến về cầu.
c. Thời gian sử dụng của hàng hoá, dịch vụ.
d. Khả năng thay thế về cung.
Và trong trường hợp cần thiết, cơ quan cạnh tranh có thể xem xét thêm nhóm
người tiêu dùng sinh sống tại một khu vực địa lý liên quan. Tuy nhiên, Luật Cạnh
tranh năm 2004 chỉ xem đây là các yếu tố bổ trợ khi xem xét các yếu tố trên không
đủ để kết luận. Đây là một vấn đề cần phải xem xét thêm.
1.2.1.3 Các phương pháp xác định thị trường sản phẩm liên quan:
 Phương pháp khảo sát, thăm dò ý kiến của người tiêu dùng:

Thái độ, tâm lý của người tiêu dùng ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định thuộc
tính “thay thế cho nhau” của hàng hố, dịch vụ. Người tiêu dùng luôn ý thức về
những nhu cầu của mình và biểu hiện bằng sự lựa chọn. Họ luôn hướng đến những
sản phẩm đáp ứng tối đa nhu cầu của họ và chi phí phải bỏ ra thấp nhất. Do đó, họ
sẵn sàng chuyển sang sử dụng một sản phẩm khác thay thế cho sản phẩm mà họ
đang sử dụng nếu sản phẩm họ đang sử dụng có sự tăng giá đáng kể.
Theo Điểm C Khoản 5 Điều 4 NĐ116/2005/NĐ-CP để xác định các hàng hoá,
dịch vụ có thể thay thế cho nhau về giá cả hay không, các cơ quan điều tra sẽ tiến
hành khảo sát ngẫu nhiên trên 1000 người tiêu dùng sinh sống tại một khu vực nếu
hơn 50% người sẵn sàng chuyển sang sử dụng một sản phẩm khác hoặc có ý định
chuyển sang mua hàng hố, dịch vụ khác có đặc tính, mục đích sử dụng giống với
hàng hố, dịch vụ họ đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng nếu giá của hàng hố,
dịch vụ đó tăng lên 10% so với giá ban đầu và được duy trì trong 6 tháng liên tiếp.
Trường hợp số người sinh sống tại một khu vực địa lý liên quan khơng đủ 1000
người thì lượng mẫu ngẫu nhiên được xác định tối thiểu bằng 50% tổng số người
tiêu dùng đó. Như vậy, phương pháp này được xác định dựa theo chính sự lựa chọn
của người tiêu dùng. Luật cạnh tranh đã lựa chọn số người để tiến hành khảo sát là
1000 người và mức độ tăng giá là 10%.
Sv. Đặng Thị Ngọc Hưởng

Trang 22


Khóa luận tốt nghiệp 2008

Xác định thị trường liên quan và…

Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến để điều tra khảo sát các vấn
đề liên quan đến xã hội. Người tiêu dùng có vai tró rất lớn trong việc đánh giá mức
độ cạnh tranh giữa các sản phẩm thông qua việc đánh giá mức độ thay thế cho nhau

giữa các sản phẩm. Đây là phương pháp đánh giá đúng vai trò của người tiêu dùng.
Phương pháp này có ưu điểm là mang tính khách quan cao, khơng bị ảnh hưởng bởi
ý chí chủ quan của các cơ quan điều tra. Phương pháp này được nhìn nhận dưới góc
độ của người tiêu dùng. Trong ba yếu tố xác định khả năng thay thế cho nhau của
hàng hoá,dịch vụ, khả năng thay thế về mục đích và giá cả chịu ảnh hưởng rất lớn từ
phía người tiêu dùng. Do đó, việc xác định phải dựa vào chính quan điểm của họ.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng mang nhiều nhược điểm. Thứ nhất, do đây
là phương pháp thăm dò, lấy ý kiến của người tiêu dùng đòi hỏi phải tốn nhiều công
sức và thời gian (phải khảo sát 1000 người, lập bản câu hỏi, tiến hành lấy ý
kiến,…). Thứ hai, kết quả thu được là ý kiến của người tiêu dùng nên nhiều khi
mang lại hiệu quả không cao bởi sự phản ứng của người tiêu dùng còn chịu sự chi
phối của nhiều yếu tố khác như: sở thích, thói quen, thị hiếu, tập quán, khả năng
nhận thức, tin đồn thất thiệt…Đôi khi phản ứng của người tiêu dùng không phải do
sự tăng giá mà có thể là do những yếu tố khác chi phối. Chẳng hạn, khách hàng
chuyển sang sử dụng nước tương của các doanh nghiệp khác khi có tin đồn dùng
nước tương Chinsu sẽ bị ung thư. Đây chỉ là một cuộc khảo, thăm dò để lấy ý kiến
và các số liệu đưa ra chỉ mang tính giả định nên trách nhiệm đối với câu trả lời của
người được khảo sát là không cao. Mặc dù là ý kiến của người tiêu dùng nhưng cần
phải cân nhắc thêm bởi chỉ là phản ứng của người tiêu dùng, khơng có sự tham gia
phân tích của những người có chun mơn. Thứ ba, kết quả thu được cịn phụ thuộc
rất lớn vào cả một quá trình tiến hành điều tra từ việc xác định đối tượng cho đến
việc đặt câu hỏi,…Bởi khảo sát chỉ tiến hành đối với 1000 người tiêu dùng, đôi khi
chưa đến 1000 nên phải chọn số khách hàng có khả năng đại diện được cho đại đa
số người tiêu dùng. Câu hỏi khảo sát cần khách quan, khoa học, bao quát hết được
nội dung cần điều tra, bao hàm được vấn đề.
Luật Cạnh tranh xác định mức độ tăng giá đối với sản phẩm là 10% và được
duy trì trong 06 tháng liên tiếp. Việc xác định này đòi hỏi phải rất thận trọng. Bởi
nếu mức độ tăng giá nhẹ chưa đủ để người tiêu dùng phản ứng lại sự tăng giá đó,
khi đó ta sẽ không xác định được phản ứng của người tiêu dùng. Còn nếu mức tăng
giá quá cao, các doanh nghiệp sẽ không thể thu được lợi nhuận bởi lúc này chính sự

tăng giá của họ làm triệt tiêu sự lựa chọn của khách hàng đối với sản phẩm của họ.
 Phương pháp điều tra về chất của thị trường:
Sv. Đặng Thị Ngọc Hưởng

Trang 23


Khóa luận tốt nghiệp 2008

Xác định thị trường liên quan và…

Đây là phương pháp được tiến hành điều tra dựa trên những phân tích thị
trường dưới góc độ kĩ thuật kinh tế các thông số đã thu thập được để kết luận về
tính chất của sản phẩm, cấu trúc của thị trường 18. Điểm a, b khoản 5 Điều 4 NĐ116
/2005/ NĐ- CP qui định:
a. Hàng hoá, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về đặc tính nếu
hàng hố, dịch vụ có nhiều tính chất về vật lý, hố học, tính năng kĩ thuật, tác dụng
phụ đối với người sử dụng và khả năng hấp thụ giống nhau.
b. Hàng hố, dịch vụ được coi là có thể thay thế cho nhau về mục đích sử
dụng nếu hàng hố, dịch vụ đó có mục đích sử dụng giống nhau.
Để thực hiện được phương pháp này đòi hỏi các cơ quan cạnh tranh phải thu
thập được các số liệu, đánh giá cấu trúc của thị trường, phải có chuyên môn nghiệp
vụ, kỹ thuật. Đôi khi các số liệu có được phải chính từ doanh nghiệp đang bị điều
tra và đó là một điều khó khăn. Khơng phải như phương pháp kháo sát, lấy ý kiến từ
người tiêu dùng, phương pháp này là việc phân tích và đánh giá các số liệu. Do đó,
số liệu và kinh nghiệm của người đánh giá đóng vai trị rất quan trọng để có kết quả
tốt nhất. Tuy nhiên, phương pháp này lại mang tính chủ quan từ phía cơ quan điều
tra mà khơng đươc nhìn nhận dưới góc độ của người tiêu dùng. Do vậy, phương
pháp này đôi khi trở nên cứng nhắc. Đôi khi kết quả mà các cơ quan điều tra đưa ra
lại trái ngược với chính phản ứng của người tiêu dùng. Chẳng hạn, khi phân tích về

khả năng thay thế cho nhau giữa các sản phẩm có đặc tính, mục đích sử dụng là có
thể thay thế cho nhau nhưng dưới sự nhìn nhận của người tiêu dùng chúng lại không
được sử dụng để thay thế cho nhau. Q trình phân tích, thu thập số liệu cũng gặp
rất nhiều khó khăn, đặt biệt là trong điều kiện các sản phẩm có nhiều đặc tính và
phục vụ cho nhiều nhu cầu.
Phương pháp này có ưu điểm hơn các phương pháp khác vì nó mang tính rõ
ràng và ít bị chi phối bởi thái độ, tâm lý của người tiêu dung nhưng nó lại mang tính
chất rạp khn và cứng nhắc vì phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của cơ quan
điều tra . Mục đích cuối cùng của việc đi tìm khả năng thay thế cho nhau giữa các
hàng hố, dịch vụ là tìm ra thị trường liên quan từ đó xác định năng lực của các
doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan. Nếu chỉ dừng lại ở việc điều tra, phân
tích về chất chưa hẳn đã mang lại kết quả cuối cùng cần đạt được. Tuy nhiên, nếu
18

PGS,TS Nguyễn Như Phát, Th.S Nguyễn Ngọc Sơn(2006), Phân tích và luận giải các qui định của

Luật Cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh, tr.35.

Sv. Đặng Thị Ngọc Hưởng

Trang 24


Khóa luận tốt nghiệp 2008

Xác định thị trường liên quan và…

phương pháp này được tiến hành đúng đắn và kết hợp với các phương pháp khác sẽ
thu được kết quả chính xác.
 Phương pháp xác định độ co dãn chéo của cầu:

Đây là phương pháp được xây dựng trên cơ sở lý thuyết độ co dãn chéo của
cung cầu của nhà kinh tế học người Anh Alferd Marshall (1842-1924) . Theo ơng,
tính co dãn cuả mức cầu tăng nhiều hay ít tùy theo số được yêu cầu nhiều hay ít đối
với sự giảm giá và giảm nhiều hay ít đối với sự tăng giá. Marshall cho rằng khi giá
của một hàng hố, dịch vụ giảm thì kéo theo cầu của hàng hố, dịch vụ đó tăng và
ngược lại. Từ ngun lý đó, việc xác định các sản phẩm có khả năng thay thế cho
nhau được tính tốn và xác định. Nếu một hàng hố, dịch vụ có sự tăng giá, kéo
theo lượng cầu của hàng hố, dịch vụ đó giảm và cầu đối với một loại hàng hoá,
dịch vụ khác tăng lên thì kết luận rằng hai loại hàng hố, dịch vụ này có thể thay thế
cho nhau. Trong một thị trường liên quan khơng có loại hàng hố, dịch vụ nào thay
thế thế cho nhau thì khơng có sự co dãn của cầu theo giá. Theo đó, cơng thức tính
tốn là:

E XY 

Q X %
 PY %

19

Trong đó:
EXY: là độ co dãn chéo của cầu.
Q X % : tỉ lệ phần trăm thay đổi lượng cầu củ sản phẩm X.
PY % : tỉ lệ phần trăm thay đổi về giá của sản phẩm Y.

Nếu EXY tính được là một số dương thì hai sản phẩm có thể thay thế cho
nhau. Nếu EXY bằng khơng (EXY= 0) thì hai sản phẩm khơng thay thế được cho
nhau. Cịn nếu EXY là một số âm thì hai sản phẩm này là hai sản phẩm bổ trợ nhau.
Một khi sản phẩm người tiêu dùng đang sử dụng có sự tăng giá đáng kể và
được duy trì trong một thời gian đủ dài, người tiêu dùng sẽ phản ứng lai việc tăng

giá đó bằng cách chuyển sang sử dụng sản phẩm khác có khả năng đáp ứng nhu cầu
19

Trường Đại học kinh tế TP HCM(2007), Maketting căn bản- Khoa Thương mại Du lịch, NXB Lao

Động, Hà Nội.

Sv. Đặng Thị Ngọc Hưởng

Trang 25


×