Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Pháp luật việt nam về bảo tồn đa dạng nguồn gen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG TRANG

PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG NGUỒN GEN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

TP HỒ CHÍ MINH-11-2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG NGUỒN GEN
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60380107

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Huy Hồng
Học viên: Nguyễn Thị Phƣơng Trang
Lớp: Cao học luật kinh tế
Khóa: 22

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, được


thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phan Huy Hồng. Những thông tin, số
liệu tôi đưa ra trong luận văn là trung thực, có trích dẫn nguồn tham khảo đầy đủ.
Những phân tích, kiến nghị được đề xuất dựa trên q trình tìm hiểu, nghiên cứu
của cá nhân và các cơng trình đã trích dẫn nguồn ở danh mục tài liệu tham khảo.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Phƣơng Trang


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Nội dung
Access to Genetic Resources and

1

ABS

Sharing of Benefits Arising from
their Utilization (Tiếp cận nguồn gen
và chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử
dụng nguồn gen)

2

ATSH


An toàn sinh học

3

BNNPTNT

4

BTNMT

5

CBD

6

LĐDSH

Luật Đa dạng sinh học năm 2008

7

SVBĐG

Sinh vật biến đổi gen

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Công ước quốc tế về Đa dạng sinh

học năm 1992

Traditional
8

TK

9

UBND

knowledge

associated

with genetic resources (Tri thức
truyền thống về nguồn gen)
Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
Phần mở đầu ..............................................................................................................1
Chƣơng 1. Lý luận về pháp luật bảo tồn đa dạng nguồn gen ...............................6
1.1. Khái niệm nguồn gen và đa dạng nguồn gen .......................................................6
1.1.1. Khái niệm nguồn gen ....................................................................................6
1.1.2. Khái niệm đa dạng nguồn gen ......................................................................8
1.2. Khái niệm và đặc điểm bảo tồn đa dạng nguồn gen ..........................................10
1.3. Cơ sở khoa học và thực tiễn của pháp luật bảo tồn đa dạng nguồn gen ............12
1.3.1. Cơ sở khoa học ...........................................................................................12
1.3.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................15

1.4. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật bảo tồn đa dạng nguồn gen .....................19
1.4.1. Nguyên tắc đồng thuận thông báo trước khi tiếp cận nguồn gen ...............19
1.4.2. Nguyên tắc chia sẻ hợp lý và cơng bằng lợi ích phát sinh từ việc sử dụng
nguồn gen ..................................................................................................................22
1.4.3. Nguyên tắc công nhận các quyền của cộng đồng địa phương và bản địa đối
với tri thức truyền thống về nguồn gen .....................................................................23
1.4.4. Nguyên tắc bảo tồn đa dạng nguồn gen gắn liền với bảo tồn đa dạng sinh
học .............................................................................................................................25
1.4.5. Bảo đảm quản lý rủi ro sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh
vật biến đổi gen .........................................................................................................25
1.5. Các nội dung điều chỉnh của pháp luật bảo tồn đa dạng nguồn gen ..................26
1.6. Khái quát quá trình phát triển của pháp luật bảo tồn đa dạng nguồn gen ở Việt
Nam ...........................................................................................................................28
Chƣơng 2. Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo tồn đa dạng
nguồn gen .................................................................................................................32
2.1. Thực trạng pháp luật bảo tồn đa dạng nguồn gen ..............................................32
2.1.1. Về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn
gen .............................................................................................................................32
2.1.1.1. Trình tự, thủ tục tiếp cận nguồn gen ...................................................32
2.1.1.2. Thỏa thuận về tiếp cận và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen ...39
2.1.1.3. Chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen ..........................................41
2.1.2. Bảo hộ tri thức truyền thống về nguồn gen ................................................44
2.1.3. Về bảo tồn, lưu giữ nguồn gen ...................................................................47
2.1.3.1. Bảo tồn tại chỗ .....................................................................................47


2.1.3.2. Bảo tồn chuyển chỗ .............................................................................49
2.1.4. Quản lý rủi ro sinh vật biến đổi gen gây ra.................................................52
2.1.4.1. Khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen .....................................................52
2.1.4.2. Cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học và Giấy xác nhận sinh vật biến

đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi .............................56
2.1.4.3. Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, lưu giữ sinh
vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen ...............................................60
2.1.4.4. Vấn đề công khai thông tin về mức độ rủi ro ......................................62
2.2. Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo tồn đa dạng nguồn gen........................64
2.2.1. Sửa đổi, bổ sung các quy định về tiếp cận và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng
nguồn gen trong Luật Đa dạng sinh học ...................................................................64
2.2.2. Ban hành một văn bản pháp luật chuyên ngành về tiếp cận nguồn gen và
chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen .................................................................65
2.2.3. Xây dựng cơ chế bảo hộ tri thức truyền thống về nguồn gen .....................68
2.2.4. Các kiến nghị liên quan đến quản lý rủi ro sinh vật biến đổi gen ..............68
2.2.5. Sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về bảo tồn tại chỗ và bảo tồn
chuyển chỗ.................................................................................................................71
2.2.6. Các giải pháp nhằm tăng cường tuân thủ pháp luật ....................................72
Kết luận ....................................................................................................................74
Danh mục tài liệu tham khảo


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên của Công ước quốc tế về Đa dạng
sinh học vào năm 1994, Nhà nước ta đã rất nỗ lực ban hành nhiều văn bản pháp luật
để điều chỉnh hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, đa dạng nguồn gen, nổi bật nhất
là sự ra đời của Luật Đa dạng sinh học năm 2008. Bên cạnh những điểm tích cực,
thành tựu đã đạt được trong công tác quản lý, bảo tồn các nguồn gen, thì thực trạng
nguồn gen ở nước ta đang bị suy thối nghiêm trọng, tình trạng chia sẻ lợi ích từ
việc sử dụng nguồn gen chưa đảm bảo nguyên tắc hợp lý và cơng bằng, gây ra sự
bất bình đẳng cho những chủ thể đã có cơng sức phát triển các nguồn gen. Ngoài ra,

các quy chế pháp lý về quản lý rủi ro sinh vật biến đổi gen cũng đã tỏ ra lỗi thời,
khơng cịn phù hợp. Hiện trạng này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, trong đó vai
trò của pháp luật đa dạng sinh học, mà cụ thể hơn là các quy phạm bảo tồn đa dạng
nguồn gen đã chưa hồn thành sứ mệnh của mình.
Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 31 của Nghị định thư Nagoya
vào ngày 17/3/2014, đây là cơ sở quan trọng để đảm bảo sự chia sẻ công bằng và
hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen, nhưng hiện nay các văn bản
pháp luật Việt Nam cịn nhiều điểm chưa tương thích với Nghị định thư Nagoya.
Như vậy, trước thực trạng nguồn gen ở nước ta đang suy thoái, pháp luật bảo
tồn đa dạng nguồn gen còn nhiều bất cập và đặc biệt là chúng ta vừa gia nhập Nghị
định thư Nagoya, pháp luật về bảo tồn đa dạng nguồn gen của Việt Nam cần được
rà soát, đánh giá lại và sửa đổi cho phù hợp với bối cảnh mới. Vì những lý do trên,
tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam về bảo tồn đa dạng nguồn gen” làm đề
tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên của Công ước quốc tế về Đa dạng
sinh học vào năm 1994, nhiều nhà khoa học pháp lý trong nước đã đầu tư nghiên
cứu nhiều cơng trình liên quan đến pháp luật về đa dạng nguồn gen. Một số cơng
trình tiêu biểu như:
- Cục Môi trường (1999), Hội thảo quốc gia các vấn đề luật pháp và chính
sách về đa dạng sinh học, Hà Nội. Đây là cơng trình được Cục Mơi trường tổ chức
với sự tham gia của nhiều nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài. Các tham luận
trong hội thảo đã giới thiệu một số nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về Đa
dạng sinh học, hệ thống hóa các văn bản pháp luật Việt Nam về đa dạng sinh học và


2

đề xuất một số vấn đề cần được nội luật hóa các cam kết quốc tế. Nhìn chung, hội
thảo tập trung chủ yếu ở cấp độ đa dạng sinh học và gợi mở những khía cạnh pháp

lý cần được Nhà nước ban hành, cịn đa dạng nguồn gen thì chưa được hội thảo đề
cập nhiều. Tuy nhiên, các phân tích những nội dung cơ bản của Công ước quốc tế
về Đa dạng sinh học là nguồn tri thức quý báu cung cấp nhiều kiến thức quan trọng
để tác giả tiếp cận về đa dạng nguồn gen.
- Các khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ:
+ Nguyễn Thị Dương (2009), Pháp luật về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi
ích từ tiếp cận nguồn gen, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Khóa luận này đã khái quát một số vấn đề lý luận về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ
lợi ích, từ đó trình bày và phân tích một số nội dung cơ bản các quy định pháp luật
kèm theo đó là một số kiến nghị. Tuy nhiên, với cấp độ khóa luận tốt nghiệp, nhiều
nội dung của pháp luật tiếp cận nguồn gen chưa được tác giả phân tích sâu, chẳng
hạn như: thủ tục tiếp cận nguồn gen, cơ chế chia sẻ lợi ích từ nguồn gen, thẩm
quyền quản lý q trình này…
+ Các khóa luận tại Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh như: Khía
cạnh pháp lý của việc bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Kim
Thanh Xuân (2011), Pháp luật Việt Nam về đa dạng sinh học - Thực trạng và
hướng giải quyết của tác giả Trần Thị Vui (2013). Các đề tài này đã nghiên cứu có
hệ thống các quy định pháp luật hiện hành về bảo tồn đa dạng sinh học ở cấp độ hệ
sinh thái, loài và gen, nêu ra nhiều bất cập của pháp luật và thực tiễn bảo tồn, đề
xuất những kiến nghị thiết thực nhằm hoàn thiện pháp luật đa dạng sinh học. Các
cơng trình này được thực hiện ở giai đoạn Luật Đa dạng sinh học năm 2008 và các
văn bản hướng dẫn thi hành đã có hiệu lực, nên những phân tích và đánh giá của các
tác giả dựa trên các văn bản pháp luật này là nguồn tài liệu tham khảo để tác giả học
hỏi kinh nghiệm, cũng như hạn chế trùng lặp nội dung. Tuy nhiên, vì lĩnh vực pháp
luật đa dạng sinh học rất rộng, liên quan đến nhiều chế định pháp luật và ở quy mơ
của khóa luận tốt nghiệp, nên các vấn đề chuyên sâu về nguồn gen như chia sẻ lợi
ích từ nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen hay quản lý rủi ro sinh vật
biến đổi gen chưa được phân tích kĩ.
+ Trần Thị Hương Trang (2009), Pháp luật về bảo tồn nguồn gen ở Việt
Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận văn này trình bày nhiều

vấn đề pháp lý liên quan trực tiếp đến việc bảo tồn nguồn gen ở Việt Nam. Tuy
nhiên, vì được thực hiện ở thời điểm Luật Đa dạng sinh học năm 2008 và các văn


3

bản hướng dẫn thi hành vẫn đang được xây dựng, chưa được ban hành, cho nên
nhiều khía cạnh pháp lý được phân tích khơng cịn tính thời sự. Cũng vì vậy mà các
kiến nghị trong luận văn này cũng mang tính định hướng xây dựng pháp luật là chủ
yếu, chưa có các kiến nghị cụ thể. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu trong đề tài
của tác giả Trần Thị Hương Trang là những tri thức quý báu để tác giả tiếp tục phát
triển luận văn của mình.
- Viện Chiến lược, Chính sách Tài ngun và Mơi trường (2010), Nghiên
cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất cơ chế quản lý hoạt động tiếp cận nguồn gen
và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen ở Việt Nam, Hà Nội. Có thể nói, đây là cơng trình
được các tác giả thuộc Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Mơi trường
nghiên cứu khá cơng phu ở nhiều góc độ khác nhau về vấn đề tiếp cận nguồn gen và
chia sẻ lợi ích. Cơng trình này đã khái qt nhiều vấn đề lý luận cũng như thực tiễn
khai thác các nguồn gen tại Việt Nam và đề xuất nhiều kiến nghị sửa đổi pháp luật,
nâng cao nhận thức pháp luật. Tuy nhiên, cơng trình chỉ tập trung chủ yếu ở khía
cạnh tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, hơn nữa chưa có sự đánh giá và phân
tích sâu các quy định pháp luật ở lĩnh vực này nhưng các kết quả nghiên cứu trong
cơng trình này là nguồn tài liệu vô cùng cần thiết để tác giả tham khảo thực hiện
luận văn của mình.
- Các bài viết trong các tạp chí khoa học, như: Lê Hồng Hạnh (2005), “Những
khía cạnh pháp lý quốc tế của đa dạng sinh học và sự thể hiện của chúng trong pháp
luật Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2; Bùi Cách Tuyến (2013),
“Vấn đề trọng tâm trong quản lý đa dạng sinh học”, Tạp chí Tài ngun và Mơi
trường, số 24; Vũ Thu Hạnh (2010), “Về trách nhiệm quản lí nhà nước của các bộ,
ngành đối với đa dạng sinh học”, Tạp chí Luật học, số 11; Trương Hồng Quang

(2011), “Phương hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học”,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 19;…Các cơng trình nêu trên đã đầu tư nghiên cứu
pháp luật về đa dạng sinh học nói chung, có liên hệ với thực tiễn để nêu lên những
hạn chế cần được khắc phục. Trong các cơng trình này, đều có nhắc đến việc bảo
tồn đa dạng nguồn gen và xem nó như một bộ phận của đa dạng sinh học. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu pháp luật đa dạng nguồn gen chỉ mới dừng lại ở góc độ hẹp,
tổng quát, chưa có sự đào sâu nghiên cứu cụ thể.
Nhìn chung, các cơng trình nêu trên đều có những đóng góp nhất định cho các
vấn đề pháp lý về bảo tồn đa dạng nguồn gen, tuy nhiên, phần lớn vì được nghiên
cứu ở cấp độ bao quát hoặc vì được thực hiện cách đây khá lâu nên nhiều vấn đề


4

mới ở thời điểm hiện tại chưa được đề cập đến. Vì vậy, cơng trình mà tác giả đang
thực hiện đảm bảo tính mới, tính thời sự và ý nghĩa khoa học.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Tác giả thực hiện đề tài này với mục đích nghiên cứu các vấn đề về lý luận và
thực trạng pháp luật về bảo tồn đa dạng nguồn gen của Việt Nam, từ đó đề xuất các
kiến nghị hồn thiện pháp luật. Để đạt được mục đích này, tác giả thực hiện các
nhiệm vụ cụ thể sau đây:
(i) Nghiên cứu các vấn đề lý luận về bảo tồn đa dạng nguồn gen theo pháp luật
Việt Nam và nội dung cơ bản của các điều ước quốc tế;
(ii) Tìm hiểu thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo tồn đa dạng nguồn gen, từ
đó tìm ra các hạn chế và đề xuất các kiến nghị trên cơ sở rà soát các điều ước quốc
tế mà Việt Nam là thành viên.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đề tài của tác giả tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật Việt Nam về đa
dạng sinh học, đa dạng nguồn gen và các nội dung cơ bản có liên quan trong các
điều ước quốc tế (như Công ước quốc tế về Đa dạng sinh học, Nghị định thư

Nagoya…). Cũng cần nhấn mạnh rằng, pháp luật về bảo tồn đa dạng nguồn gen có
phạm vi rất rộng và phức tạp, vì vậy tác giả chỉ tập trung phân tích, nghiên cứu các
quy định pháp luật nổi bật nhất như: các quy định về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ
lợi ích, bảo tồn chuyển chỗ, bảo tồn tại chỗ và một số vấn đề về quản lý rủi ro sinh
vật biến đổi gen. Các vấn đề pháp lý này được quy định trong Luật Đa dạng sinh
học năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ
yếu sau đây:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: được sử dụng nhằm nghiên cứu khái niệm
về nguồn gen, bảo tồn đa dạng nguồn gen, các quy định pháp luật Việt Nam và các
quy định có liên quan trong một số điều ước quốc tế có liên quan.
- Phương pháp lịch sử: được sử dụng nhằm trình bày khái quát quá trình phát
triển của pháp luật bảo tồn đa dạng nguồn gen qua các mốc thời gian, đó là cơ sở để
nhận diện những điểm mới, tiến bộ của các văn bản pháp luật hiện hành.
- Phương pháp so sánh: được sử dụng nhằm chỉ ra những tương đồng và khác
biệt giữa pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về bảo tồn đa dạng nguồn gen,
làm cơ sở để đề xuất các kiến nghị sửa đổi.


5

6. Các điểm mới, đóng góp mới về mặt lý luận
- Phân tích và trình bày có hệ thống một số vấn đề lý luận về pháp luật bảo tồn
đa dạng nguồn gen, từ đó đề xuất xây dựng khái niệm “nguồn gen” mới phù hợp
hơn với các điều ước quốc tế.
- Nêu được thực trạng, bao gồm các ưu điểm và hạn chế của pháp luật Việt
Nam về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, kết quả của công tác bảo tồn các
nguồn gen và một số bất cập của pháp luật về quản lý rủi ro sinh vật biến đổi gen.
- Trên cơ sở các lý luận và thực trạng, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn

thiện pháp luật về bảo tồn đa dạng nguồn gen.
Luận văn phục vụ việc học tập các môn học liên quan đến Luật Đa dạng sinh
học, cung cấp nguồn lý luận về pháp luật bảo tồn đa dạng nguồn gen và là cơ sở để
các cơng trình khác có thể tiếp tục đào sâu nghiên cứu pháp luật trong lĩnh vực này.


6

CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO TỒN ĐA DẠNG NGUỒN GEN
1.1. Khái niệm nguồn gen và đa dạng nguồn gen
Đa dạng nguồn gen hay còn được biết đến với thuật ngữ “đa dạng di truyền” là
một trong ba thành phần của đa dạng sinh học, vốn là các thuật ngữ tương đối mới
tuy rằng nguồn gốc của các khái niệm này đã có từ lâu. Nếu như mãi đến năm 1988,
“đa dạng sinh học” với tư cách là khái niệm mới xuất hiện trong tác phẩm
“Biodiversity” của nhà sinh học E.O Wilson1, thì vào năm 1980, hai nhà sinh học
Norse và McManus đã đưa ra và sử dụng khái niệm về “đa dạng di truyền”.2 Nghiên
cứu về bảo tồn đa dạng nguồn gen, tất yếu cần hiểu và sử dụng chính xác các thuật
ngữ “nguồn gen” và “đa dạng nguồn gen”.
1.1.1. Khái niệm nguồn gen
Trong tác phẩm “Biodiversity”, các tác giả Jean-Claude Mounolou và
Chiristian Lévêque quan niệm “nguồn gen” (genetic resources) là “vật liệu di
truyền” (genetic material) có giá trị kinh tế trên thực tế hoặc ở dạng tiềm năng và là
một yếu tố cơ bản của đa dạng sinh học.3 Việc khẳng định giá trị kinh tế và vị trí
của nguồn gen đối với đa dạng sinh học là hai điểm cơ bản trong định nghĩa này.
Trong cuốn sách “Từ điển đa dạng sinh học và phát triển bền vững” thì “gen”
(gene) là “đơn vị di truyền, một đoạn của vật chất di truyền quy định sự di truyền
của tính trạng”4, “vật chất di truyền” là “chất mang thơng tin quyết định các tính
chất của cơ thể sinh vật”,5 còn “tài nguyên di truyền” là “vật chất di truyền của thực
vật, động vật hoặc vi sinh vật, bao gồm các giống vật nuôi và cây trồng hiện đại, các

giống vật nuôi và cây trồng nguyên thủy, các họ hàng hoang dã của chúng, có giá trị
như nguồn tài nguyên cho các thế hệ tương lai của loài người”.6 Với việc sử dụng
phương pháp liệt kê các thành phần của nguồn gen đã góp phần mơ tả rõ ràng hơn
về khái niệm nguồn gen, đồng thời giúp xác định phạm vi nguồn gen được chính
xác hơn.

1

Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật Mơi trường, (Lê Hồng Hạnh và Vũ Thu Hạnh chủ
biên), Nxb. Công an nhân dân, tr. 103.
2
Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2000), Chuyên đề một số vấn đề về giá trị kinh tế và chiến lược
bảo tồn đa dạng sinh học, Hà Nội, tr. 8.
3
Chiristian Lévêque và Jean-Claude Mounolou (2003), Biodiversity, John Wiley & Sons, Ltd, tr. 185.
4
Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (2001), Từ điển đa dạng sinh học và phát triển bền vững, Nxb.
Khoa học và Kỹ thuật, tr. 164.
5
Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, tlđd (4), tr. 168.
6
Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, tlđd (4), tr. 168.


7

Nghiên cứu về nguồn gen không chỉ là mối quan tâm của khoa học sinh vật
mà còn là đối tượng nghiên cứu của các nhà hoạch định chính sách và làm luật.
Theo Điều 2 Công ước quốc tế về Đa dạng sinh học năm 1992 (Convention on
Biological Diversity 1992 - CBD) thì “nguồn gen là các vật chất di truyền có giá trị

thực tế hoặc tiềm năng” và “vật chất di truyền là dạng vật chất bất kỳ của thực vật,
động vật, vi sinh vật hoặc nguồn gốc khác có chứa các đơn vị chức năng di truyền”.
Định nghĩa về “nguồn gen” của CBD giống với quan niệm của Tổ chức Sở hữu trí
tuệ thế giới (World Intellectual Property Organization - WIPO).7 Theo Hướng dẫn
thực hiện CBD của Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên
nhiên (International Union for Conservation of Nature and Natural Resources –
IUCN) thì “đơn vị có chức năng di truyền” bao hàm tất cả các yếu tố có liên quan
đến gen có chứa DNA (axit dioxit bonucleic) và trong một số trường hợp là ARN
(axit ribonucleic), chẳng hạn như các hạt, cành chiết hay các cá thể sinh vật…Nó
cũng bao gồm DNA chiết ra từ động vật, thực vật hay vi sinh vật, ví dụ một nhiễm
sắc thể, một gen, một thể plasmid vi khuẩn hay bất cứ một phần nào của các yếu tố
kể trên. Tuy nhiên, vật liệu di truyền khơng bao gồm các chất chiết sinh hóa học nếu
như các chất đó khơng chứa đơn vị có chức năng di truyền.8
Nguồn gen phải thỏa mãn cả hai điều kiện là: (i) đó là vật liệu di truyền, tức là
mọi chất liệu của thực vật, động vật, vi sinh vật và các nguồn khác có chứa các đơn
vị chức năng di truyền; (ii) vật liệu di truyền này phải có giá trị (kinh tế hoặc xã hội)
thực tế hoặc tiềm năng. Nói cách khác, nguồn gen là một nhánh của vật liệu di
truyền và vật liệu di truyền chỉ trở thành nguồn gen khi mà có giá trị (thực tế hoặc
tiềm năng). Với định nghĩa về nguồn gen như vậy thì mọi vật chất có chức năng di
truyền đều có thể là nguồn gen vì giá trị thực tế và giá trị tiềm năng đều có thể
chứng minh trong hiện tại hoặc tương lai. Do đó, hiện nay, khái niệm về nguồn gen
của CBD là khái niệm chính thức được hiểu và áp dụng rộng rãi nhất.
Ở Việt Nam, khái niệm nguồn gen được các nhà sinh vật học đưa ra từ lâu
song với tư cách là đối tượng được pháp luật bảo hộ thì chỉ mới xuất hiện gần đây,9
đặc biệt từ sau khi trở thành thành viên của CBD. Khái niệm nguồn gen lần đầu tiên
được luật hóa trong Nghị định 07-CP ngày 05/02/1996 của Chính phủ về quản lý
7

WIPO, truy cập ngày 24/7/2016.
IUCN (1994), A Guide to the Convention on Biological Diversity, Environmental Policy and Law Paper No.

30, tr. 21.
9
Lê Hồng Hạnh (2005), “Những khía cạnh pháp lý quốc tế của đa dạng sinh học và sự thể hiện của chúng
trong pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 02, tr. 69.
8


8

giống cây trồng (Nghị định 07-CP), theo Khoản 7 Điều 1 thì “nguồn gen là nguồn
thực liệu của các loại giống cây trồng và cây hoang dại được bảo quản để sử dụng
trong công tác chọn tạo giống”. Tuy Nghị định 07-CP ban hành sau khi Việt Nam
đã gia nhập CBD, song định nghĩa về nguồn gen vẫn chưa tương thích với CBD vì
nó chỉ chú ý đến yếu tố sử dụng để tạo giống. Tiếp đến, Pháp lệnh giống cây trồng
2004 đưa ra định nghĩa về “nguồn gen cây trồng” là “những thực vật sống hoàn
chỉnh hay bộ phận sống của chúng mang thơng tin di truyền có khả năng tạo ra hoặc
tham gia tạo ra giống cây trồng mới”, khái niệm này đã tương thích hơn với CBD
tuy rằng chỉ áp dụng cho nhóm nguồn gen thực vật.
Với sự ra đời của Luật Đa dạng sinh học 2008 (LĐDSH) thuật ngữ này đã
được định nghĩa. Cụ thể, theo quy định tại Điều 3 Luật này thì “gen” là một đơn vị
di truyền, một đoạn của vật chất di truyền quy định các đặc tính cụ thể của sinh vật;
“mẫu vật di truyền” (genetic specimen) là mẫu vật thực vật, động vật, vi sinh vật và
nấm mang các đơn vị chức năng di truyền còn khả năng tái sinh; “nguồn gen” bao
gồm các loài sinh vật, các mẫu vật di truyền trong khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa
dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và trong tự nhiên.
Khác với quan niệm của khoa học sinh vật và CBD, định nghĩa về nguồn gen trong
LĐDSH thiên về việc mô tả các thành phần và nơi hiện hữu của nguồn gen, cũng
như chưa nhấn mạnh được yếu tố cơ bản của nguồn gen là yếu tố di truyền.
Việc xác định một khái niệm chuẩn, được chấp nhận phổ biến về nguồn gen là
khía cạnh quan trọng để tạo ra sự tương đồng về phạm vi điều chỉnh trong các văn

bản quy phạm pháp luật. Từ những gì đã phân tích ở trên, tác giả ủng hộ quan niệm
về nguồn gen của CBD, theo đó nguồn gen là mọi dạng vật chất bất kỳ của sinh vật
có chứa đơn vị di truyền và có giá trị thực tế hoặc tiềm năng. Phân loại nguồn gen
được chia thành ba nhóm lớn bao gồm nguồn gen thực vật, động vật và vi sinh
vật.10
Ngoài ra, cũng nhấn mạnh rằng, các nhóm thuật ngữ như: “nguồn gen” và “tài
nguyên di truyền”, “vật chất di truyền” hay “vật liệu di truyền” hay “nguyên liệu
gen” được tác giả hiểu và sử dụng như nhau.
1.1.2. Khái niệm đa dạng nguồn gen
Theo nghiên cứu của trường đại học Oxford thì các nhà sinh học Norse và
McManus vào năm 1980 đã đưa ra định nghĩa về “đa dạng di truyền”, theo đó, họ
10

Viện Chiến lược, Chính sách Tài ngun và Mơi trường (2010), Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề
xuất cơ chế quản lý hoạt động tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen ở Việt Nam, Hà Nội, tr. 98.


9

cho rằng đa dạng di truyền là “số lượng các biến thể di truyền trong lồi”11. Cịn
theo quan niệm của Hội sinh thái Mỹ (Ecological Society of America) thì “đa dạng
nguồn gen là toàn bộ các gen chứa trong tất cả cá thể thực vật, động vật, nấm, vi
sinh vật”.12
“Từ điển đa dạng sinh học và phát triển bền vững” thì cho rằng thuật ngữ “tính
đa dạng” (diversity)13 được dùng như “đa dạng sinh học” (biodiversity) “dùng để
mô tả sự phong phú và đa dạng của giới tự nhiên”14, còn “đa dạng nguồn gen
(genetic diversity) là biến dị trong cấu trúc di truyền của các cá thể bên trong hoặc
giữa các loài, những biến dị di truyền bên trong hoặc giữa các quần thể”.15 Ở khía
cạnh khác, tác giả Bùi Huy Dưỡng cho rằng “đa dạng di truyền là một khái niệm nói
lên tính chất biển đổi bên trong một loài, và được đo bằng sự thay đổi về gen trong

riêng một loài, một thứ, một loài phụ hay một giống”.16
Như vậy, trong khoa học sinh vật thì thuật ngữ “đa dạng nguồn gen” chưa thật
sự đồng nhất, điểm chung khi đề cập đến thuật ngữ “genetic diversity” là tính phong
phú giữa các gen trong một loài.
Đa dạng nguồn gen liên quan mật thiết đến khoa học sinh vật, một lĩnh vực
khá phức tạp và tương đối mới mẻ đối với Việt Nam. Đa dạng nguồn gen càng phức
tạp hơn khi được nghiên cứu dưới góc độ pháp lý, làm sao để khái niệm đa dạng
nguồn gen được giải thích chính xác, đơn giản, dễ hiểu, dễ tiếp cận, phù hợp và
thống nhất với ngành khoa học sinh học, từ đó thống nhất về cách hiểu để có biện
pháp quản lý phù hợp.
Theo CBD thì “đa dạng sinh học” có nghĩa là “tính đa dạng biến thiên giữa
các sinh vật sống của tất cả các nguồn bao gồm các hệ sinh thái tiếp giáp, trên cạn,
biển, các hệ sinh thái thủy vực khác và các tập hợp sinh thái mà chúng là một phần.
Tính đa dạng này thể hiện ở trong mỗi bộ loài, giữa các loài và các hệ sinh học”.
Đây là một định nghĩa mang tính chất chính trị, là một bản tuyên bố về việc bảo tồn,
về tài nguyên thiên nhiên, chuẩn xác về mặt chính trị và được chấp nhận vì thế rất

11

Navjot S. Sodhi và Paul R. Ehrlich (2010), Conservation Biology for All, Oxford Biology, tr. 181.
Ecological Society of America, “What is Biodiversity?”, truy cập tại địa chỉ: />ntent/uploads/2012/12/biodiversity.pdf, truy cập ngày 24/7/2016.
13
Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, tlđd (4), tr. 113.
14
Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, tlđd (4), tr. 43.
15
Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, tlđd (4), tr. 167.
16
Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, tlđd (2), tr. 8.
12



10

có ích cho việc làm chính sách.17 Trong khn khổ của CBD mức độ lớn các hệ
sinh thái và mức nhỏ nhất: gen là tiêu điểm chính.18 Do đó, sự đa dạng trong mỗi bộ
loài, tức là sự đa dạng nguồn gen trong mỗi bộ loài, là một thành phần của đa dạng
sinh học.
Tuy nhiên, hiện nay CBD và pháp luật Việt Nam khơng có định nghĩa về “đa
dạng nguồn gen”. Nếu khơng có một khái niệm phổ qt thì việc phối hợp hành
động để bảo tồn đa dạng sinh học sẽ vấp phải sự bất tương thích về khái niệm và từ
đó dẫn đến sự bất tương thích trong phạm vi điều chỉnh. 19 Cho nên, từ khái niệm đa
dạng sinh học và khái niệm nguồn gen của CBD, cũng như tham khảo các quan
điểm của các nhà sinh vật học, tác giả cho rằng đa dạng nguồn gen là tính đa dạng
biến thiên giữa các chất liệu có chứa các đơn vị chức năng di truyền có giá trị thực
tế hoặc tiềm năng trong mỗi loài, là một trong ba cấp bậc tạo thành đa dạng sinh
học.
1.2. Khái niệm và đặc điểm bảo tồn đa dạng nguồn gen
Theo “Từ điển tiếng Việt” thì “bảo tồn là giữ lại không để cho mất đi”20, đây
là khái niệm mang ý nghĩa thụ động và có nội hàm hẹp. Cịn theo “Từ điển đa dạng
sinh học và phát triển bền vững” thì “bảo tồn (conservation) là sự quy hoạch việc sử
dụng sinh quyển sao cho có hiệu quả lớn nhất để phục vụ lợi ích của các thế hệ hiện
tại và tương lai, là các hoạt động tích cực nhằm bảo vệ và duy trì, sử dụng, phục hồi
và cải thiện môi trường thiên nhiên, bảo tồn các tài nguyên sinh học, động vật, thực
vật và vi sinh vật và bảo tồn các yếu tố phi sinh học có liên quan đến sinh vật”.21
Những thuật ngữ liên quan khác như, “bảo tồn đa dạng sinh học”
(conservation of biodiversity) là “việc quản lý mối tác động qua lại giữa con người
với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ
hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của
các thế hệ tương lai”22, hay “bảo tồn tài nguyên di truyền vật nuôi” (conservation of

farm animal genetic resources) là “tất cả các hoạt động của con người, bao gồm
chiến lược, kế hoạch, chính sách và hành động, được sử dụng để đảm bảo rằng sự
đa dạng của tài nguyên di truyền vật nuôi được gìn giữ nhằm đóng góp cho sản xuất
17

Frank Vorhies (1996), Khai thác giá trị của đa dạng sinh học để bảo vệ đa dạng sinh học, Tài liệu Hội
thảo Tạo thu nhập từ đa dạng sinh học để bảo vệ đa dạng sinh học, Hà Nội, tr. 34-35.
18
Frank Vorhies, tlđd (17), tr. 35.
19
Lê Hồng Hạnh, tlđd (9), tr. 69.
20
Hoàng Phê (Chủ biên) (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, tr. 39.
21
Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, tlđd (4), tr. 83.
22
Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, tlđd (4), tr. 83.


11

thực phẩm và sản xuất nơng nghiệp, duy trì năng suất cho hiện tại và cho tương
lai”23.
Như vậy, thuật ngữ “bảo tồn” đề cập ở trên, được hiểu và sử dụng theo nghĩa
rộng, có thể được sử dụng tham khảo để xây dựng khái niệm “bảo tồn đa dạng
nguồn gen”. Trong CBD và LĐDSH khơng có quy phạm riêng định nghĩa “bảo tồn
đa dạng nguồn gen”, ở cấp độ chung nhất, Khoản 1 Điều 3 LĐDSH quy định “bảo
tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan
trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc
theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên;

nuôi, trồng, chăm sóc lồi thuộc Danh mục lồi nguy cấp, q, hiếm được ưu tiên
bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền”.
Từ việc tham khảo các định nghĩa trên, cùng với bản chất của bảo tồn và đối
tượng được bảo tồn, tác giả cho rằng bảo tồn đa dạng nguồn gen là các hoạt động
và biện pháp để bảo vệ, duy trì, phục hồi, phát triển sự phong phú giữa các chất
liệu có chứa các đơn vị chức năng di truyền và các yếu tố phi sinh học có liên quan
đến tài nguyên di truyền nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại và tiềm
năng để đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai.
Bảo tồn đa dạng nguồn gen có các đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, bản chất của bảo tồn đa dạng nguồn gen mang tính tích cực chủ
động. Bao gồm sự gìn giữ, lưu lại, sử dụng lâu bền, khôi phục và phát triển nguồn
tài nguyên di truyền.
Thứ hai, đối tượng của bảo tồn đa dạng nguồn gen là các chất liệu có chứa các
đơn vị chức năng di truyền và các yếu tố phi sinh học có liên quan đến nguồn gen.
Trong đó, các yếu tố phi sinh học có liên quan đến nguồn gen là các yếu tố dù
khơng mang tính sinh học nhưng các yếu tố này có liên quan mật thiết đến q trình
bảo tồn đa dạng nguồn gen, là một bộ phận không thể tách rời trong quá trình thực
hiện hoạt động bảo tồn đa dạng nguồn gen, cụ thể như là các tri thức truyền thống
liên quan đến bảo tồn, khai thác nguồn gen.
Thứ ba, đa dạng nguồn gen là một trong ba thành phần của đa dạng sinh học,
hệ quả là “bảo tồn đa dạng sinh học” sẽ bao hàm trong nó hoạt động “bảo tồn đa
dạng nguồn gen”. Với cách tiếp cận ấy, tác giả nghiên cứu bảo tồn đa dạng nguồn
gen trong mối liên hệ với bảo tồn đa dạng sinh học nói chung.
23

Bộ Khoa học Cơng nghệ và Môi trường, tlđd (4), tr. 83.


12


1.3. Cơ sở khoa học và thực tiễn của pháp luật bảo tồn đa dạng nguồn gen
1.3.1. Cơ sở khoa học
Gen là một đơn vị cơ bản của di truyền và được truyền từ đời này qua đời
khác, đóng vai trị điều khiển hàng loạt các q trình trong cơ thể sống. Chúng cũng
đóng góp rất nhiều cho các đặc tính của một sinh vật hay chống chọi với điều kiện
thiên nhiên khắc nghiệt, nếu sự đa dạng nguồn gen được duy trì thì có thể làm tăng
cơ hội sống của các lồi. 24 Kích thước quần thể lồi càng lớn thì cơ hội đa dạng di
truyền cao càng lớn.25 Cho nên, đa dạng nguồn gen là cấp độ quan trọng nhất trong
các thành phần của đa dạng sinh học, nó là bí quyết của sinh vật để có thể tồn tại lâu
dài trong thiên nhiên, vì nó có khả năng thích nghi với những thay đổi bất lợi của
thời tiết, khí hậu, mơi trường và các phương thức canh tác, cũng như sức đề kháng
đối với các loài sâu bệnh.26 Do đó, nếu đa dạng nguồn gen được duy trì, nó giúp
tăng cơ hội sống sót cho các lồi, đảm bảo đa dạng loài và rộng hơn là đảm bảo đa
dạng hệ sinh thái. Các bộ phận hợp thành của đa dạng sinh học có mối liên hệ tác
động qua lại trong một thể thống nhất và thông thường khơng giới hạn bởi phạm vi
hành chính, lãnh thổ. Điều này lại khác hoàn toàn với chủ quyền quốc gia, được
giới hạn bởi phạm vi lãnh thổ. Sự suy giảm, xói mịn di truyền ở khu vực địa lý này
có thể tác động tiêu cực đến các khu vực địa lý ở các quốc gia khác, thậm chí trên
bình diện tồn cầu. Nói cách khác, sự đa dạng di truyền ở mỗi nước bị phụ thuộc
vào đa dạng di truyền ở tất cả các nước và vùng lãnh thổ còn lại.27 Dưới cấp độ cao
hơn, nguồn gen được xem là di sản chung của nhân loại và ý nghĩa quan trọng đối
với cuộc sống của loài người ở hiện tại và tương lai.28 Do đó, trong việc thực hiện
chủ quyền quốc gia đối với các tài nguyên thiên nhiên của mình, các quốc gia
khơng được làm phương hại đến mơi trường của các quốc gia khác và vì lợi ích của
chính mình, các quốc gia cần có sự hợp tác để cùng bảo tồn sự đa dạng nguồn gen
trên toàn cầu. Chính điều này đã góp phần làm cho các quốc gia trên thế giới, đặc
biệt là các nước có đa dạng sinh học cao cùng nhau xây dựng một công ước quốc tế
điều chỉnh hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học trên toàn cầu và quy định trách
24


IUCN, tlđd (8), tr. 21.
Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, tlđd (2), tr. 10.
26
Phan Ba (2011), Đa dạng sinh học, (sách dịch), Nxb. Tri thức, tr. 93.
27
Exchange of genetic resources, truy cập tại địa chỉ: truy cập
ngày 01/9/2016.
28
Hoàng Thị Thanh Nhàn, Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích - từ quan điểm đến thực tiễn ở Việt Nam,
truy cập tại địa chỉ: truy cập ngày 01/9/2016.
25


13

nhiệm của các thành viên, Công ước quốc tế về Đa dạng sinh học năm 1992. Việt
Nam đã tham gia CBD từ ngày 16 tháng 11 năm 1994.
Đa dạng nguồn gen không chỉ đảm bảo đa dạng sinh học mà nếu chúng ta biết
cách khai thác, sử dụng hiệu quả thì chúng cịn đem lại giá trị kinh tế, xã hội cao
cho con người. Việc Nhà nước ta xây dựng các chính sách và pháp luật trong các
hoạt động liên quan đến bảo tồn đa dạng nguồn gen là góp phần thực hiện chủ
quyền quốc gia đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ Việt Nam,
qua đó còn nhằm định hướng việc sử dụng bền vững đa dạng sinh học, đáp ứng nhu
cầu của thế hệ hiện tại và cho mai sau. Hiến pháp 2013 ghi nhận quyền đại diện sở
hữu toàn dân của Nhà nước đối với các nguồn tài nguyên và quy định trách nhiệm
của Nhà nước trong việc bảo vệ môi trường, bao gồm bảo tồn đa dạng sinh học và
đa dạng nguồn gen. Thực hiện trách nhiệm đó, Nhà nước đã ban hành và thực thi
các quy chế pháp lý về bảo tồn đa dạng nguồn gen, đồng thời chủ động tham gia
nhiều điều ước quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học.
Một trong các vấn đề quan trọng của CBD và pháp luật bảo tồn đa dạng nguồn

gen của Việt Nam là chế định về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích (Access and
Benefit Sharing – ABS). Cơ sở lý luận của lĩnh vực này xuất phát từ quan điểm cho
rằng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích là vấn đề liên quan sâu sắc đối với phát
triển bền vững, công bằng xã hội. Nếu tiếp cận nguồn gen được tiến hành hợp lý,
gắn với bảo tồn, phát triển nguồn gen thì sẽ góp phần tích cực bảo vệ mơi trường,
phát triển kinh tế. Nếu lợi ích thu được từ nguồn gen được chia sẻ công bằng, hợp lý
thì khơng những đảm bảo cơng bằng xã hội mà cịn góp phần thiết thực vào xóa đói,
giảm nghèo. Ngược lại, nếu khai thác, sử dụng nguồn gen không gắn với bảo tồn,
phát triển thì sẽ làm nguồn gen bị cạn kiệt, biến mất và công bằng xã hội khơng
được bảo đảm, đời sống nhiều người dân có thể rơi vào khó khăn do lợi ích từ sử
dụng nguồn gen không được chia sẻ hoặc chia sẻ không công bằng, hợp lý.
Trong quá trình tiếp cận nguồn gen thì các tổ chức, cá nhân thông thường sẽ
tiếp cận cùng với các tri thức truyền thống về nguồn gen (traditional knowledge
associated with genetic resources – TK). TK là kết quả của quá trình kiểm nghiệm,
sàng lọc, sáng tạo và đúc kết kinh nghiệm bởi tập thể người dân địa phương, nhờ đó
mà các nguồn gen được người dân địa phương bảo tồn, giữ gìn và phát triển trong
quá trình sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi, chữa bệnh và phát triển những loại giống
tốt nhất phục vụ cho con người. Và cũng như bao giá trị sáng tạo khác, TK cần phải
được ghi nhận và bảo vệ. Nguyên tắc công bằng trong quyền sở hữu trí tuệ rất cần


14

được áp dụng đối với giá trị sáng tạo của cộng đồng địa phương nắm giữ TK. Nếu
nhà khoa học hay các doanh nghiệp lấy nguyên liệu cho các sản phẩm sáng tạo của
mình có nguồn gốc từ tri thức truyền thống thì ngồi việc cơng nhận quyền của
người sáng tạo này còn phải xét đến quyền của nơi đã cung cấp nguồn tri thức cho
người sáng tạo để tạo ra sự sáng tạo ấy. Chính vì thế, mà cả CBD, Nghị định
Nagoya về ABS cũng đã đặt ra trách nhiệm của các nước thành viên trong việc đảm
bảo quyền lợi, có sự chia sẻ lợi ích cho cộng đồng địa phương và bản địa nắm giữ

tri thức.
Bên cạnh những nguồn gen tự nhiên, trong thời gian gần đây, thế giới đã
chứng kiến sự thành công của công nghệ gen trong việc tạo ra sinh vật biến đổi gen
(SVBĐG), đem lại nhiều cơ hội để phát triển kinh tế-xã hội. Các nhà khoa học sinh
vật trên thế giới đều thừa nhận những lợi ích cùng với đó là các rủi ro tiềm ẩn
khơng thể kiểm sốt gây ra đối với môi trường, đa dạng sinh học, sức khỏe con
người. Phần lớn các SVBĐG đều mang theo các gen kháng thuốc kháng sinh, các
sinh vật này khi đem ra sản xuất đại trà thì DNA của chúng được nhân lên, trong đó
có cả gen kháng kháng sinh. Các gen này có thể khuếch tán vào mơi trường, rồi sau
đó có thể xâm nhập vào các vi khuẩn gây bệnh, nếu các vi khuẩn này xâm nhập và
gây bệnh cho người, gia súc thì rất khó chữa chạy vì các gen này đã có khả năng
kháng thuốc.29 Các dân tộc trên thế giới đều có quyền được hưởng sự an tồn thực
phẩm và an tồn mơi trường.30 Thực tiễn đó, đặt ra nhu cầu thiết lập các biện pháp
kiểm soát và quản lý rủi ro SVBĐG. Các yêu cầu đánh giá rủi ro bao gồm các bước:
xác định nguy cơ, đánh giá khả năng xảy ra nguy cơ, đánh giá hậu quả xảy ra, đánh
giá và kết luận về rủi ro, biện pháp quản lý rủi ro (nếu có).31 CBD địi hỏi các thành
viên tham gia xây dựng biện pháp quốc gia đảm bảo sự an toàn khi sử dụng các sản
phẩm công nghệ sinh học. Tuy nhiên, CBD chưa cụ thể được nhiều vấn đề về quản
lý rủi ro của SVBĐG, nên các nước trên thế giới đã tiếp tục cùng nhau xây dựng
Nghị định thư Cartagena về an toàn đa dạng sinh học nằm trong khuôn khổ CBD
(gọi tắt là Nghị định thư Cartagena) tập trung vào sự vận chuyển xuyên biên giới
SVBĐG tạo ra nhờ công nghệ sinh học hiện đại. Nghị định thư Cartagena quản lý
vấn đề xuất nhập khẩu SVBĐG, giải phóng SVBĐG vào mơi trường, sử dụng làm
29

Trường Đại học Luật Hà Nội, tlđd (1), tr. 313.
Bộ Tài ngun và Mơi trường (2004), An tồn sinh học: đánh giá và quản lý rủi ro các sinh vật biến đổi gen,
Hà Nội, tr. 26.
31
Cục Bảo tồn đa dạng sinh học (2012), Tăng cường năng lực quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi

gen, Hà Nội, tr. 25.
30


15

thực phẩm, thức ăn nuôi hay chế biến, SVBĐG phải được xử lý, vận chuyển, đóng
gói trong điều kiện an tồn…
Bảo tồn đa dạng nguồn gen có thể được tiến hành bằng các biện pháp như:
biện pháp chính trị, biện pháp kinh tế, biện pháp tuyên truyền, biện pháp khoa học
kĩ thuật...Trong đó pháp luật vẫn là biện pháp tốt nhất. Pháp luật do nhà nước ban
hành và được bảo đảm thực hiện bởi quyền lực nhà nước, do đó, sức mạnh của
quyền lực nhà nước có khả năng tác động đến các chủ thể mà pháp luật hướng đến.
Trong thực tế, đa dạng sinh học nói chung và đa dạng nguồn gen nói riêng mang lại
những giá trị to lớn cho con người, do đó, một bộ phận khơng nhỏ chủ thể luôn
mong muốn tác động đến nguồn gen để thu lợi cho riêng mình một cách quá mức,
làm ảnh hưởng đến nguồn gen hiện tại và tương lai. Pháp luật về bảo tồn đa dạng
nguồn gen ra đời nhằm tạo một giới hạn, khuôn khổ hành vi được thực hiện và
không được thực hiện trong các hoạt động bảo vệ, duy trì, cải thiện, phục hồi tính
đa dạng biến thiên giữa các chất liệu có chứa các đơn vị chức năng di truyền có giá
trị thực tế hoặc tiềm năng trong mỗi bộ loài và các yếu tố phi sinh học có liên quan
đến nguồn gen nhằm đạt được mục đích cuối cùng là duy trì và phát triển đa dạng
nguồn gen. Pháp luật Việt Nam về bảo tồn đa dạng nguồn gen cịn là cơng cụ hữu
hiệu để đảm bảo cho các điều ước quốc tế trong lĩnh vực mơi trường, lĩnh vực đa
dạng sinh học nói chung và đa dạng nguồn gen nói riêng được thực hiện trong quốc
gia, đây cũng là điều kiện và mục tiêu quan trọng mà tất cả điều ước quốc tế đặt ra
đối với các quốc gia thành viên.
1.3.2. Cơ sở thực tiễn
Từ hàng nghìn năm nay, đa dạng nguồn gen đã được con người tận dụng và
cùng với thời gian con người cũng đã làm tăng thêm số lượng gen, đặc biệt là trong

lĩnh vực nông nghiệp. Con người đã dựa vào đa dạng gen để tạo ra hàng loạt các
giống cây, con, vi sinh vật có gen khác nhau, làm tăng khả năng tồn tại của chính
họ. Nơng dân đã thuần hóa các lồi hoang dại và lai tạo chúng để có những đặc tính
mong muốn như màu sắc, mùi vị của hạt, kích cỡ hay khả năng đề kháng bệnh tật.
Nhà lai tạo ngày nay cũng dựa trên sự đa dạng gen. Vì vậy, việc bảo tồn đa dạng
nguồn gen quan trọng hơn nhiều so với việc bảo vệ các giống loài đơn thuần. Nếu
chỉ bảo tồn một số ít lồi có thể sống được thì chưa đủ, bởi vì các lồi có thể khơng


16

có sự đa dạng về gen cần thiết đối với sự sống của chính chúng cũng như của con
người.32
Đa dạng nguồn gen có nhiều ý nghĩa thiết thực đối với cuộc sống của con
người. Chẳng hạn như: sự đa dạng về giống là nguồn vật liệu quý giá trong lai tạo
các giống mới cho phù hợp với những đòi hỏi ln thay đổi của thị trường; các
giống vật ni góp phần làm phong phú các vùng du lịch, làm mô hình dạy học và
huấn luyện; giảm sự may rủi, tăng cường độ bền vững trong các hệ thống sản xuất,
đặc biệt khi môi trường thay đổi, xuống cấp; bảo tồn nguồn gen chính là biện pháp
tốt nhất bảo tồn nguyên vật liệu sản xuất cho tương lai. Ngoài ra, sự đa dạng di
truyền vật nuôi là vật liệu quý trong công tác nghiên cứu và giáo dục, nhất là đối
với các môn khoa học miễn dịch, di truyền, dinh dưỡng, sinh sản…Cho nên, đa
dạng nguồn gen khơng chỉ có vai trò quan trọng đối với đa dạng sinh học mà cịn có
ý nghĩa rất lớn với cuộc sống của con người.
Khái quát về thực tiễn bảo tồn và phát triển các nguồn gen ở Việt Nam.
Nằm ở vùng Đông Nam Á với diện tích khoảng 330.541 km2, Việt Nam là
một trong 16 nước có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới. Theo đánh giá của
Jucovski (1970) Việt Nam là một trong 12 trung tâm nguồn gốc giống cây trồng33
và cũng là trung tâm thuần hóa vật ni nổi tiếng thế giới.34
Đối với nguồn gen thực vật, Ngân hàng gen cây trồng quốc gia tính đến tháng

10 năm 2009 đang lưu giữ 18.135 nguồn gen của gần 140 loài. Nguồn gen kháng
bệnh Đạo ơn lúa của nhóm giống lúa chiêm Tẻ tép của ta là một trong những nguồn
gen kháng Đạo ơn chủ lực trên thế giới, có mặt trong các giống lúa kháng sâu bệnh
tổng hợp nổi tiếng như IR36, IR64. Cả hành tinh có ba nhóm giống lúa thơm là
Basmati ở Ấn Độ, Pakistan; Khaodak Mali ở vùng trung và hạ lưu sông Mê Kông
và Tám thơm (Japonica) ở Đồng bằng sơng Hồng.35 Điều đó đã góp phần giúp Việt
Nam đứng hàng thứ hai về xuất khẩu gạo trên thế giới, sản lượng lúa cả năm 2015
ước tính đạt 45,2 triệu tấn, tăng 240,9 nghìn tấn so với năm 2014.36

32

IUCN, tlđd (8), tr. 21.
Bộ Tài nguyên và Môi Trường (2011), Báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học năm 2011, Hà Nội, tr. 8.
34
Phạm Anh Cường (2015), Hiện trạng đa dạng sinh học và các vấn đề ưu tiên trong quản lý đa dạng sinh
học tại Việt Nam, Tài liệu Hội thảo quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, Hà Nội.
35
Vũ Xuân Trường (2012), Báo cáo chuyên đề: Rà soát, đánh giá hiện trạng bảo tồn nguồn gen di truyền
ngoại vi tại Việt Nam: tại các ngân hàng gen, ngân hàng hạt, Hà Nội.
36
Tổng Cục thống kê (2015), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2015, truy cập tại địa chỉ
/default.aspx?tabid=621&ItemID=15507, truy cập ngày 29/7/2016.
33


17

Đối với nguồn gen cây điều, để nâng cao tiềm năng năng suất và hiệu quả kinh
tế của cây điều nước ta đang thực hiện mơ hình nghiên cứu với trên 20 dòng điều
chất lượng cao trong số gần 800 dịng điều đang lưu trữ. Năng suất của mơ hình

cũng đạt 1.330 kg/ha, tiềm năng năng suất của các dòng điều có triển vọng là rất
cao, vượt trội hơn 1,5 - 2 lần so với năng suất điều trong sản xuất đại trà hiện nay.37
Sau nhiều nỗ lực, đến nay nước ta đã trở thành nước đứng thứ 2 trên thế giới về
xuất khẩu hạt điều và là nước có sản lượng điều đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau Ấn
Độ và Braxin.38
Ngoài lúa và cây điều, cây ăn quả cũng là nguồn tài nguyên di truyền phong
phú và độc đáo ở Việt Nam. Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả
về nguồn tài nguyên cây ăn quả ở Việt Nam cho thấy hiện có hơn 130 loài nằm
trong 39 họ thực vật, với hàng trăm giống cây ăn quả khác nhau. Do được phân bố ở
phạm vi khá rộng nên các nguồn tài nguyên này có ý nghĩa về nhiều mặt, đặc biệt là
mặt dinh dưỡng, môi trường và phát triển kinh tế của cư dân sở tại.39
Theo thống kê, hệ thực vật bậc cao ở Việt Nam ước tính có trong đó 3830 loài
cây dùng làm thuốc, chiếm khoảng 30% trong số 11.373 lồi thực vật bậc cao có
mặt đã biết. So với 35.000 loài cây làm thuốc trên thế giới, số loài cây thuốc ở Việt
Nam chiếm 11%. Phần lớn cây thuốc Việt Nam đã biết là cây hoang dại có phân bố
rải rác và trữ lượng ít. Hiện chỉ có 120 lồi cịn có khả năng khai thác tự nhiên.
Trong khi đó hằng năm nhu cầu sử dụng cây cỏ để làm thuốc hoặc để chiết xuất ra
nguyên liệu làm thuốc rất lớn mà chủ yếu được khai thác từ cây hoang dại nên
nhiều loài đang bị cạn kiệt và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.40
Đối với nguồn gen vật nuôi, nước ta có nhiều nguồn gen vật ni truyền thống
q có giá trị kinh tế cao. Việt Nam được đánh giá là một trong những cái nơi thuần
hóa gia súc, gia cầm của lồi người.41 Như các giống gà Đơng Tảo, gà Móng, vịt
bầu Quỳ, vịt Kỳ Lừa, lợn Mường Khương, lợn Mẹo, lợn Sóc, lợn Vân Pa, lợn Ba
37

Nguyễn Văn Sao (2012), Báo cáo chuyên đề: Đánh giá, phân tích thực trạng khai thác nguồn gen di
truyền tại Việt Nam, thực trạng suy thối, xói mịn di truyền tại Việt Nam trong lĩnh vực trồng trọt, chăn
nuôi, Hà Nội.
38
Trần Công Khanh (2013), Cây Điều Việt Nam hiện trạng và giải pháp phát triển, truy cập tại địa chỉ:

/>, truy cập ngày 14/6/2016.
39
Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (2004), Việt Nam – Môi trường và cuộc sống, Nxb. Chính trị
quốc gia, tr. 176.
40
Nguyễn Văn Sao (2012), Đánh giá, phân tích thực trạng khai thác nguồn gen di truyền tại Việt Nam, thực
trạng suy thối, xói mịn di truyền tại Việt Nam trong lĩnh vực khai thác cây thuốc, Hà Nội.
41
J. Boyazoglu và D. Chupin (1993), Animal genetic resources information, UNEP – FAO, tr. 22.


18

Xun, lợn Móng Cái, lợn Ỉ, bị H’mơng, bị Hà Giang, cừu Phan Rang, thỏ Việt
Nam đen và xám,…Ví dụ, những lợi ích mà giống gà Móng mang lại cho người dân
làng Móng có ý nghĩa lớn, trong năm 2004 làng bán được 3 tỷ đồng tiền gà Móng,
trung bình mỗi hộ 4 triệu đồng42, đến năm 2010 thì con số này là từ 20 đến 30 triệu
đồng.43
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (BNNPTNT) năm
2009, Việt Nam có 14 lồi gia súc và gia cầm chính.44 Đồng thời, Việt Nam cũng có
nhiều nguồn gen động vật quý phục vụ việc áp dụng công nghệ lai xạ trong chăn
ni để tránh tình trạng bị cận huyết, sản sinh ra các thế hệ sau kém phát triển, thối
hóa dần, sức chịu đựng kém. Theo đánh giá của các chuyên gia sinh vật học, bộ
Linh trưởng ở Việt Nam có khoảng 25 lồi và phân lồi thuộc 3 họ trong đó có
nhiều loại đặc hữu, quý hiếm, có giá trị kinh tế cao như: Voọc mũi hếch, có khả
năng bị tuyệt chủng, sách đỏ Việt Nam xếp vào loại rất nguy cấp; Voọc đầu trắng ở
tình trạng rất nguy cấp; Voọc đen tuyền, Voọc gáy trắng, Voọc mơng trắng ở tình
trạng nguy cấp.45 Cùng với chúng, nguồn gen quý giá sẽ mất vĩnh viễn.
Các vật nuôi đang bị mất đi với tốc độ 10%/năm.46
Đối với nguồn gen vi sinh vật, các nhà khoa học đã biết 7.500 lồi, trong đó có

hơn 2.800 lồi gây bệnh cho thực vật, 1.500 loài gây bệnh cho người, gia súc và
hơn 700 lồi vi sinh vật có lợi.47 Nhiều nguồn gen vi sinh vật có khả năng hấp phụ,
hấp thụ và phân hủy các chất ô nhiễm như kim loại nặng, thuốc trừ sâu, và các chất
thải nguy hại. Một số lồi rau, cỏ, thủy sinh có khả năng làm sạch các nguồn nước
để tạo cho con người và các loài khác môi trường nước trong lành. Đặc biệt, với sự
tiến bộ của khoa học và cơng nghệ, trong đó có cơng nghệ gen, các nhà khoa học đã
có thể tạo ra cây trồng chuyển gen làm sạch mơi trường.48 Ngồi ra, quỹ gen vi sinh

42

Cục Bảo tồn đa dạng sinh học (2011), Báo cáo chuyên đề: Phân tích bối cảnh trong nước và quốc tế về
vấn đề tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích làm cơ sở xây dựng Tờ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Nghị định thư Nagoya của Việt Nam, Hà Nội, tr. 4.
43
Tiên phong ni gà móng tập trung, truy cập tại địa chỉ: truy
cập ngày 30/7/2016.
44
Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2005 – Đa dạng sinh
học, Hà Nội, tr. 10.
45
Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, tlđd (45), tr. 181-182.
46
Bộ Tài nguyên và Môi trường, tlđd (51), tr. 10.
47
Nguyễn Văn Sao, tlđd (46).
48
Nguyễn Thị Dương (2009), Pháp luật về tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ tiếp cận nguồn gen, Khóa
luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 11.



19

vật đã sử dụng khoảng 25% nguồn gen vi sinh vật phục vụ sản xuất rượu bia và
nước giải khát cùng với các ngành công nghiệp khác.49
Hiện ở Việt Nam có ba cây trồng biến đổi gen đã hiện diện là lúa, ngô và
bông. Một tỷ lệ nhất định các sản phẩm biến đổi gen đã có mặt trong thức ăn chăn
nuôi. Song, các nhà quản lý, nhà khoa học hiện vẫn chưa nắm được có bao nhiêu
diện tích, chủng loại cây biến đổi gen. Người dân tại Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
cũng đã trồng bông biến đổi gen một cách tự phát. Thậm chí, có tình trạng nhập
giống lúa biến đổi gen từ biên giới về bán lại cho các hộ nông dân gieo trồng mà
chưa được quản lý chặt chẽ, đây là rủi ro tiềm ẩn đối với gia súc và con người khi
sử dụng thực phẩm biến đổi gen.50
Với những thông tin và số liệu trên thì chưa đủ để phản ánh tồn vẹn sự đa
dạng sinh học nói chung và đa dạng nguồn gen nói riêng ở Việt Nam, nhưng cũng
đã phần nào thể hiện được giá trị to lớn mà nguồn gen đã và đang đem lại cho sự
phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay đang có sự biến mất và suy
thoái của nhiều nguồn gen. Theo đánh giá của Bộ Tài ngun và Mơi trường
(BTNMT) thì sự đa dạng trên đang bị đe dọa nghiêm trọng do việc khai thác bừa
bãi thiếu ý thức, thiên tai, thói quen canh tác lạc hậu, gia tăng dân số và đô thị hóa.51
Ví dụ như hoạt động du canh, du cư của các nhóm dân tộc thiểu số với tập quán đốt
rừng làm nương rẫy, tình trạng săn thú rừng quý hiếm để tiêu thụ trong nước hoặc
xuất khẩu bất hợp pháp sang các nước láng giềng... 52 Thực tiễn này địi hỏi chúng ta
phải có biện pháp hữu hiệu để bảo tồn, phát triển sự đa dạng nguồn gen.
1.4. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật bảo tồn đa dạng nguồn gen
1.4.1. Nguyên tắc đồng thuận thông báo trƣớc khi tiếp cận nguồn gen
Xuất phát từ chủ quyền quốc gia đối với các nguồn tài nguyên nhiên nhiên,
Việt Nam có quyền hồn tồn và riêng biệt khai thác tài nguyên theo các chính sách
mà Nhà nước đề ra trong phạm vi thẩm quyền của mình. Đồng thời, trên cơ sở chủ
quyền quốc gia, Việt Nam có quyền đặt ra các điều kiện để tổ chức, cá nhân được
tiếp cận các nguồn gen trên lãnh thổ, giám sát quá trình tiếp cận đó, cũng như yêu

cầu tổ chức, cá nhân phải báo cáo kết quả tiếp cận nguồn gen.
49

Bộ Tài nguyên và Môi trường, tlđd (37), tr. 10.
Mai Hồng Quân (2010), Phân tích cơ sở pháp lý cho việc áp dụng tiêu chí phân loại rủi ro ở Việt Nam, Hà Nội.
51
Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Báo cáo quốc gia lần thứ 5 thực hiện công ước đa dạng sinh học
giai đoạn 2009 – 2013, Hà Nội.
52
Trần Thị Hương Trang (2009), Pháp luật về bảo tồn nguồn gen ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại
học Luật Hà Nội, tr. 18.
50


×