Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty niêm yết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

DANH PHẠM MỸ DUYÊN

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ
TRONG CÔNG TY NIÊM YẾT

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, 09-2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CỔ ĐƠNG THIỂU SỐ
TRONG CÔNG TY NIÊM YẾT
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Xuân Hải
Học viên: Danh Phạm Mỹ Duyên
Lớp: Cao học Luật Kinh tế
Khóa: 23

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng tất cả nội dung trong Luận văn này hồn tồn được hình


thành và phát triển từ những quan điểm cá nhân của tôi, dưới sự hướng dẫn khoa
học của PGS.TS Bùi Xuân Hải – Giảng viên Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí
Minh.
Trong Luận văn có trích dẫn, sử dụng một số ý kiến, quan điểm khoa học của
một số tác giả. Sự trích dẫn này được thể hiện cụ thể trong Danh mục tài liệu tham
khảo và tuân thủ các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Tơi xin chịu trách
nhiệm về tính trung thực, khách quan của các dữ liệu, số liệu và các thơng tin được
trình bày trong Luận văn.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn

Danh Phạm Mỹ Duyên


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1

BKS

Ban kiểm sốt

2

CĐTS

Cổ đơng thiểu số

3


CTCP

Công ty cổ phần

4

CTNY

Công ty niêm yết

5

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông

6

HĐQT

Hội đồng quản trị

7

LDN

Luật Doanh nghiệp

8


OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

9

TGĐ/ GĐ

Tổng Giám đốc/ Giám đốc

10

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

11

TTCK

Thị trường chứng khoán


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG CỦA PHÁP LUẬT VỀ
BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY NIÊM YẾT .....................7
1.1. Khái niệm và đặc điểm của “cổ đông thiểu số” trong công ty niêm yết........7
1.1.1. Khái niệm “cổ đông thiểu số” trong công ty niêm yết ......................................7

1.1.2. Đặc điểm của “cổ đông thiểu số” trong công ty niêm yết ..............................11
1.2. Sự cần thiết bảo vệ “cổ đông thiểu số” trong công ty niêm yết ...................18
1.2.1. Cổ đơng thiểu số thường có vị thế bất lợi trong mối quan hệ với các cổ đông
lớn và người quản lý công ty.....................................................................................18
1.2.2. Bảo vệ cổ đông thiểu số là một yếu tố quan trọng để các công ty niêm yết tại
Việt Nam phát triển mạnh mẽ ...................................................................................22
1.2.3. Bảo vệ cổ đông thiểu số là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển của thị
trường chứng khốn ..................................................................................................23
1.3. Ngun tắc bảo vệ cổ đơng thiểu số trong công ty niêm yết .........................25
1.3.1. Bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty niêm yết phải tuân thủ quy tắc đa số .25
1.3.2. Bảo vệ cổ đông thiểu số phải đặt trong mối tương quan với lợi ích của công ty
...................................................................................................................................26
1.4. Cách thức bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty niêm yết ..........................27
1.4.1. Bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty niêm yết bằng công cụ pháp luật ...........27
1.4.2. Bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty niêm yết bằng việc tổ chức thực thi
pháp luật nghiêm minh ..............................................................................................28
1.4.3. Bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty niêm yết thông qua cơ chế tự điều
chỉnh: Điều lệ công ty ...............................................................................................29
1.4.4. Bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty niêm yết thông qua các cách thức khác
...................................................................................................................................30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................32
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ CỔ
ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CƠNG TY NIÊM YẾT VÀ KIẾN NGHỊ HỒN
THIỆN ......................................................................................................................33


2.1. Thực trạng quy định pháp luật về quyền của cổ đông thiểu số trong công
ty niêm yết và kiến nghị hoàn thiện .......................................................................33
2.1.1. Quy định pháp luật về quyền chung của cổ đông ...........................................33
2.1.2. Quy định pháp luật về quyền của cổ đơng, nhóm cổ đơng sở hữu từ 1% và từ

10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn ít nhất 6 tháng .....................40
2.1.3. Quy định pháp luật về quyền riêng của cổ đông trong công ty niêm yết .......45
2.2. Thực trạng quy định pháp luật về quản trị nội bộ công ty của công ty niêm
yết có liên quan đến bảo vệ cổ đơng thiểu số và kiến nghị hoàn thiện ...............48
2.2.1. Quy định về Đại hội đồng cổ đơng có liên quan đến vấn đề bảo vệ cổ đông
thiểu số ......................................................................................................................49
2.2.2. Quy định về Ban kiểm sốt của cơng ty niêm yết có liên quan đến vấn đề bảo
vệ cổ đông thiểu số ....................................................................................................51
2.2.3. Quy định về Hội đồng quản trị của công ty niêm yết có liên quan đến vấn đề
bảo vệ cổ đông thiểu số .............................................................................................55
2.2.4. Quy định về Người quản lý của cơng ty niêm yết có liên quan đến vấn đề bảo
vệ cổ đông thiểu số ....................................................................................................60
2.2.5. Quy định về kiểm sốt các giao dịch có nguy cơ dẫn đến xung đột về lợi ích
trong cơng ty niêm yết có liên quan đến vấn đề bảo vệ cổ đơng thiểu số.................63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................73
KẾT LUẬN ..............................................................................................................74


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cơng ty niêm yết đang trở thành một xu thế phát triển tất yếu của các công ty cổ
phần tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập với nhiều ưu điểm như huy động vốn
nhanh, thanh khoản cao, khả năng khuếch trương công ty lớn. Từ năm 2015 đến năm
2017, số lượng cổ phiếu niêm yết tăng từ 53,08 triệu cổ phiếu lên 67,99 triệu cổ phiếu,
doanh thu của các công ty niêm yết tăng từ 470.645,8 tỷ đồng lên 873.398,8 tỷ đồng1.
Vì vậy, việc đảm bảo cho các công ty niêm yết phát triển trong bối cảnh hiện nay cần
được quan tâm đúng mức. Để đạt được sự phát triển đó, kết quả quản trị công ty, đặc
biệt là vấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số là vấn đề được đặc biệt coi trọng. Chính vì thế,

việc xây dựng một khung pháp lý hồn thiện về quản trị cơng ty niêm yết, trong đó có
vấn đề bảo vệ cổ đơng thiểu số - bảo vệ chủ sở hữu – bảo vệ nhà đầu tư chứng khốn
trong các cơng ty niêm yết càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Về mặt lý luận, cổ đơng trong cơng ty bình đẳng về quyền và lợi ích. Tuy nhiên,
do tính chất đối vốn của các công ty niêm yết nên quyền của các cổ đông phụ thuộc
vào lá phiếu tương ứng với số cổ phần có quyền biểu quyết mà họ sở hữu. Điều này
dẫn đến hệ quả là các cổ đông trong cơng ty niêm yết sẽ hình thành các lợi ích khác
nhau. Trong mối tương quan về lợi ích đó, “một sự thật hiển nhiên là không phải tất cả
các cổ đơng cơng ty đều có các quyền lợi ngang nhau, đều có khả năng chi phối,
tham gia các hoạt động kiểm sốt, quản lý cơng ty” 2. Những cổ đơng sở hữu nhiều
cổ phiếu hơn sẽ có nhiều quyền chi phối, tham gia các hoạt động nhằm kiểm sốt
cơng ty và có thể gây ra các bất lợi cho các cổ đơng nhỏ nhằm mang lại lợi ích cao
nhất cho mình. Tuy nhiên, dù là cổ đơng sở hữu ít cổ phiếu nhưng khi các cổ đông
thiểu số tập hợp lại thì họ lại là lực lượng đầu tư chính, là những người chủ thực sự
của các công ty niêm yết. Do đó, nếu quyền lợi chính đáng của họ bị xâm hại sẽ ảnh
hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của cơng ty và cả thị trường chứng khốn.

Ủy ban Chứng khốn Nhà nước, “Báo cáo về Tình hình hoạt động của các cơng ty niêm yết và Khối lượng
chứng
khốn
đăng

niêm
yết,
đăng

giao
dịch
đến
tháng

9/2017”,
/>trường
chứng
khốn;jsessionid=ChvlZ5vL1pqMJpx2ntgRG2xPPLVvzJLLz5Tzp3Lj1L7MK1DTGtGW!2044097873!205653828?_afrLoop=8073070191450794&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=null#%40%3F_afrWindo
wId%3Dnull%26_afrLoop%3D8073070191450794%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrlstate%3Dqn5b61lpp_4, truy cập ngày 01/11/2017.
2
Bùi Xuân Hải, (2010), “Bảo vệ cổ đông: Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn trong Luật Doanh nghiệp năm
2005”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (01), tr. 27.
1


2

Trên thực tế, quyền lợi chính đáng của các cổ đơng nhỏ bị các cổ đơng lớn xâm
phạm khơng cịn là vấn đề quá xa lạ trong các công ty niêm yết. Trước thực trạng đó,
Việt Nam cũng đang tích cực nỗ lực hoàn thiện khung pháp lý về quản trị cơng ty
niêm yết nói chung và bảo vệ cổ đơng thiểu số nói riêng. Tuy nhiên, pháp luật về bảo
vệ quyền lợi của cổ đông, đặc biệt là các cổ đông thiểu số ở các công ty niêm yết – nơi
có hàng nghìn, hàng vạn cổ đơng vẫn chưa có sự đột phá đáng kể. Các cơng ty niêm
yết vẫn chưa nhận thức đúng mực và thực sự quyết liệt trong vấn đề bảo vệ cổ đông
thiểu số. Báo cáo thẻ điểm quản trị công ty năm 2012 do Tổ chức Tài chính quốc tế và
Diễn đàn Quản trị cơng ty tồn cầu phối hợp cùng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Việt Nam đã ghi nhận rằng, những điểm yếu kém về quản trị công ty ở Việt Nam cụ
thể có liên quan đến hiệu lực thực sự của quyền cổ đông. Thực trạng cho thấy các
công ty mới chỉ tuân thủ nguyên tắc về quyền cổ đông trên hình thức nhiều hơn là nội
dung.3
Với mong muốn nghiên cứu chuyên sâu về bảo vệ cổ đông thiểu số trong các
công ty niêm yết, tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong
công ty niêm yết” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề bảo vệ cổ đông và cổ đông thiểu số trong các cơng ty cổ phần hiện nay
đã có khơng ít các học giả quan tâm nghiên cứu, phân tích và bình luận. Trong đó,
có thể kể đến các cơng trình nghiên cứu sau: Bùi Xuân Hải (2011), Luật Doanh
nghiệp: Bảo vệ cổ đơng – Pháp luật và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia. Đây là
một trong những tài liệu quý giá phân tích chuyên sâu về vấn đề bảo vệ cổ đông
trong công ty cổ phần và thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên, dưới
góc độ là sách chuyên khảo, các nội dung nghiên cứu được trình bày trong sách của
PGS.TS Bùi Xuân Hải thể hiện ở góc độ bảo vệ cổ đơng trong cơng ty cổ phần nói
chung và thành viên cơng ty trách nhiệm hữu hạn mà chưa nghiên cứu chuyên sâu
về vấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty niêm yết.
Lê Vũ Nam (chủ biên) (2017), Pháp luật về quản trị cơng ty niêm yết trên thị
trường chứng khốn Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh là sách
chun khảo có giá trị về quản trị cơng ty niêm yết. Vấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số
Tổ chức Tài chính quốc tế, Diễn đàn quản trị cơng ty tồn cầu, Ủy ban Chứng khốn Nhà nước Việt Nam,
(2012), “Báo cáo thẻ điểm quản trị công ty năm 2012”, tr. 51.
3


3

trong quản trị công ty niêm yết cũng được các tác giả đề cập trong sách chuyên
khảo này. Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số cũng chỉ được trình bày một
cách khái qt thơng qua việc phân tích sự cần thiết phải bảo vệ cổ đơng thiểu số
trong quản trị công ty niêm yết và một số quy định pháp luật về bảo vệ quyền của
cổ đông thiểu số trong quản trị công ty niêm yết.
Tác giả Nguyễn Hoàng Thùy Trang với đề tài “Bảo vệ cổ đông thiểu số trong
công ty cổ phần – So sánh giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật Vương quốc Anh”,
Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã thực sự thành
cơng khi phân tích và so sánh pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số giữa pháp luật
Việt Nam và pháp luật của Anh. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu của đề tài cũng

lại là các quy định pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần nói
chung, trong đó trọng tâm là so sánh các quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 về
bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần ở Vương quốc Anh và Việt Nam mà
không phải là nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số trong các
cơng ty niêm yết.
Bên cạnh đó, một số bài báo, tạp chí chun ngành cũng có bàn luận về vấn đề
này, cụ thể: Bùi Xuân Hải (2010), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ cổ
đơng thiểu số”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 3 (58); Lê Minh Thắng (2014), “Một
số ý kiến liên quan đến các quy định về bảo vệ cố đông thiểu số trong Dự thảo Luật
Doanh nghiệp sửa đổi”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện Hàn lâm khoa học xã
hội Việt Nam, Số 9 (317); Nguyễn Thị Thu Hương (2014), “Nhu cầu bảo vệ cổ
đông thiểu số trong công ty cổ phần ở Việt Nam”, Dân chủ & Pháp luật, số 271;
Huỳnh Thị Trúc Linh (2016), “Bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần theo
Luật Doanh nghiệp 2014”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 06(310); Bùi Xuân Hải
(2010), “Bảo vệ cổ đông thiểu số - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Kỷ yếu hội
thảo, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh; Nguyễn Quốc Vinh (2010), “Bảo vệ
cổ đông thiểu số qua cơ chế thỏa thuận cổ đơng nhìn về pháp luật thực định hiện tại
của Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. Các bài
viết trên đều có cách tiếp cận khác nhau về vấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số. Tuy
nhiên, chưa có nghiên cứu chun sâu về bảo vệ cổ đơng thiểu số của các công ty
niêm yết, đặc biệt là các quy định cụ thể để bảo vệ quyền lợi của họ khi Luật Doanh
nghiệp năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực. Trong số các bài
nghiên cứu, chỉ có bài viết của tác giả Huỳnh Thị Trúc Linh (2016), “Bảo vệ cổ


4

đông thiểu số trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014”, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp, số 06 (310) là nghiên cứu về vấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số theo quy
định của Luật Doanh nghiệp 2014. Tuy nhiên, bài viết trên lại được nghiên cứu khi

Luật Doanh nghiệp mới ban hành, chưa có văn bản hướng dẫn và chưa có q trình
thực thi trên thực tế. Đồng thời, bài viết phân tích về vấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số
trong công ty cổ phần chứ không nghiên cứu chuyên sâu đối với các công ty niêm
yết.
Thực tế hiện nay thiếu vắng các nghiên cứu về các quy định liên quan đến bảo
vệ cổ đông thiểu số trong các công ty niêm yết và thực tiễn thi hành. Vì vậy, tác giả
cho rằng, nghiên cứu các quy định pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong các
công ty niêm yết là yêu cầu cần thiết nhằm thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong
dân chúng thông qua việc chuyển nhượng cổ phần trên thị trường chứng khốn, bảo
vệ được quyền lợi của cổ đơng thiểu số sẽ đảm bảo cho sự phát triển của các cơng
ty niêm yết nói riêng và thị trường chứng khốn nói chung.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích chính của đề tài là nghiên cứu chuyên sâu các quy định về bảo vệ cổ
đông thiểu số trong công ty niêm yết. Luận văn nghiên cứu các cơ sở lý luận của
việc bảo vệ cổ đông thiểu số trong cơng ty niêm yết; phân tích thực trạng các quy
định pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty niêm yết và thực tiễn thi
hành cũng như kinh nghiệm nước ngoài để phát hiện các hạn chế, bất cập, từ đó đề
xuất các kiến nghị hồn thiện pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong các công ty
niêm yết.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Thứ nhất, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về bảo vệ cổ
đông thiểu số trong các công ty niêm yết là công ty cổ phần.
Thứ hai, các quy định pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty niêm
yết được thể hiện trong nhiều các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Trong đó,
việc bảo vệ nhà đầu tư nói chung và cổ đơng thiểu số nói riêng trong các công ty
niêm yết không chỉ được quy định trong pháp luật doanh nghiệp mà cịn có mối liên
hệ mật thiết với các quy định của pháp luật chứng khốn. Vì vậy, trong đề tài này,
tác giả sẽ tập trung nghiên cứu các quy định về bảo vệ cổ đông thiểu số theo các
quy định của pháp luật doanh nghiệp, pháp luật chứng khoán mà trọng tâm là Luật



5

Doanh nghiệp; Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành; Nghị định số
71/2017/NĐ-CP hướng đẫn chi tiết về quản trị công ty đại chúng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, trong đề tài này, tác giả đã sử dụng nhiều
phương pháp để làm rõ các vấn đề về cổ đông thiểu số và thực trạng pháp luật về
bảo vệ cổ đông thiểu số, cụ thể:
- Phương pháp phân tích, bình luận: Phương pháp này được tác giả sử dụng
trong Chương 1 và Chương 2 để phân tích các quy định về điều kiện liên quan đến
cổ đông trong các công ty niêm yết; các quy định pháp luật và một số bản án, vụ
việc liên quan đến vấn đề bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty niêm yết. Trên cơ
sở này, tác giả sử dụng phương pháp bình luận để nhận xét, đánh giá về đặc điểm
cũng như sự cần thiết phải bảo vệ cổ đông thiểu số trong các công ty niêm yết, đồng
thời nhận xét tính hợp lý, hạn chế của các quy định pháp luật hiện hành.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được tác giả sử dụng để so sánh sự
khác biệt giữa công ty niêm yết và các loại hình doanh nghiệp khác; đặc điểm của
cổ đông thiểu số trong công ty niêm yết với cổ đơng thiểu số trong các cơng ty cổ
phần bình thường khác xuyên suốt trong 2 chương của luận văn. Ngồi ra, phương
pháp này cịn được tác giả sử dụng để so sánh pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số
ở Việt Nam với pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số ở một số nước để tham khảo
một số kinh nghiệm và đề ra phương án hoàn thiện trong Chương 2.
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này được tác giả sử dụng nhằm đưa ra
các số liệu chứng minh vai trị quan trọng của các cơng ty niêm yết tại Việt Nam,
các số liệu chứng minh làm rõ một số đặc điểm của cổ đông thiểu số trong công ty
niêm yết nhằm chỉ ra sự cần thiết phải bảo vệ cổ đông thiểu số trong các công ty
niêm yết tại Việt Nam.
- Phương pháp lịch sử: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở Chương 1
khi tác giả trình bày về khái niệm cổ đơng thiểu số trong công ty niêm yết qua từng

thời kỳ, từ đó chỉ ra khái niệm cổ đơng thiểu số.
- Phương pháp quy nạp, tổng hợp: Trên cơ sở các phân tích, bình luận, đánh
giá pháp luật, tác giả sẽ đưa ra các nhận định cụ thể về sự cần thiết phải bảo vệ cổ
đông thiểu số, các nhận định về các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ cổ


6

đông thiểu số. Đồng thời, cuối mỗi chương, tác giả cũng sử dụng phương pháp tổng
hợp để tóm tắt và đưa ra kết luận nội dung của từng chương và của cả Luận văn.
6. Các điểm mới, các đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn
Về mặt lý luận, tác giả đã đưa ra các phân tích về cổ đơng thiểu số và đặc
điểm của nhóm cổ đơng này trong các công ty niêm yết. Trên cơ sở các đặc điểm
của cổ đông thiểu số, luận văn đã thể hiện sự cần thiết phải bảo vệ nhóm cổ đông
này trong các công ty niêm yết. Đồng thời, những nguyên tắc để bảo vệ cổ đông
thiểu số cũng là đóng góp mới về lý luận khi tiến hành bảo vệ cổ đông thiểu số tại
các công ty niêm yết.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn phân tích về quyền của cổ
đơng thiểu số có thể được cổ đơng tham khảo khi góp vốn vào các cơng ty niêm yết
trên thị trường chứng khốn. Quyền của cổ đơng được trình bày theo từng nhóm
riêng biệt, kết cấu theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của từng nhóm cổ đơng nên các cổ
đơng có thể dễ dàng nhận diện và sử dụng các quyền phù hợp với mình. Bên cạnh
đó, các phân tích và khuyến cáo về quy định quản trị nội bộ của doanh nghiệp có
thể được Đại hội đồng cổ đông của các doanh nghiệp xem xét để thiết lập một cơ
chế quản trị tốt nhất cho doanh nghiệp của mình. Tác giả cũng tham vọng rằng, đề
tài này có thể là tài liệu mang tính khoa học về pháp luật bảo vệ cổ đơng thiểu số
trong công ty niêm yết để giảng viên và sinh viên nghiên cứu và học tập.


7


CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG CỦA PHÁP LUẬT
VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY NIÊM YẾT
1.1. Khái niệm và đặc điểm của “cổ đông thiểu số” trong công ty niêm yết
1.1.1. Khái niệm “cổ đông thiểu số” trong công ty niêm yết
Pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có định nghĩa về “CĐTS”. Tuy nhiên, việc
nhận diện và đưa ra định nghĩa về CĐTS đã khơng cịn là vấn đề mới khi nghiên
cứu về quản trị CTCP nữa. Bằng việc nhìn nhận CĐTS như “nhân vật trung tâm”,
các nhà nghiên cứu trong thời gian qua đã nỗ lực nhận diện và đưa ra các cách thức
nhằm bảo vệ chủ thể này. Có quan điểm cho rằng, pháp luật cần phải định nghĩa rõ
ràng CĐTS là ai, đặc điểm của CĐTS là gì, để có thể nhận dạng được họ.4 Ở khía
cạnh khác, có tác giả trong nghiên cứu của mình đã cho rằng: “việc xác định CĐTS
nên theo hướng mở, theo đó khơng nên chỉ xem xét vào tỷ lệ vốn góp mà cịn phải
căn cứ vào khả năng chi phối của công ty, nói cách khác là căn cứ vào cơ cấu sở
hữu thực tế trong các CTCP, vì vậy luật nên dành quyền ghi nhận như thế nào là
CĐTS cho chính các CTCP đó.”5 Theo PGS.TS. Bùi Xn Hải thì “chẳng có định
nghĩa nào về CĐTS được phổ biến và công nhận rộng rãi trên tồn thế giới và nếu
như ai đó đưa ra định nghĩa về CĐTS thì chỉ là định nghĩa về một phạm trù mang
tính tương đối mà thơi.”6 Như vậy, vấn đề đặt ra là để nhận biết được CĐTS, chúng
ta phải dựa vào dấu hiệu cơ bản nào. CĐTS là những cổ đơng có số lượng thiểu số,
có cổ phần thiểu số, có tỷ lệ sở hữu cổ phần trong mối tương quan với các cổ đông
khác thiểu số hay khả năng kiểm sốt cơng ty thấp. Chỉ khi làm rõ vấn đề này,
chúng ta mới có thể đưa ra định nghĩa, biết được các đặc tính của họ và lí do vì sao
cần phải bảo vệ CĐTS.
Các nhà nghiên cứu cho rằng nếu chỉ nhận diện CĐTS thông qua số lượng cổ
đông và số cổ phần mà cổ đơng sở hữu thì rõ ràng là phiến diện và chưa đầy đủ. 7
Bởi lẽ, một cổ đông nắm giữ phần lớn cổ phần của công ty chưa chắc đã là một cổ
đông lớn và một cổ đông nắm giữ tỷ lệ nhỏ cổ phần trong công ty này cũng chưa
Huỳnh Thị Trúc Linh (2016), “Bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp năm
2014”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 06(310) T3/2016, tr. 49.

5
Nguyễn Quý Trọng (2013), “Lý thuyết về cổ đông thiểu số và quyền khởi kiện của cổ đơng thiểu số trong
cơng ty cổ phần”, Tạp chí Luật học, số 11/2013, tr. 38.
6
Bùi Xuân Hải (2011), Luật Doanh nghiệp - bảo vệ cổ đông – Pháp luật và thực tiễn, Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, tr. 130.
7
Nguyễn Hồng Thùy Trang (2009), Bảo vệ cổ đơng thiểu số trong công ty cổ phần – So sánh giữa pháp luật
Việt Nam và pháp luật Vương quốc Anh, Luận văn Thạc sĩ, tr. 7.
4


8

hẳn đã là cổ đông nhỏ. Với các lập luận tương tự như thế, CĐTS trong các CTCP
nói chung được giới học thuật nhận diện thơng qua 2 tiêu chí: Thứ nhất, nói đến
CĐTS phải nói đến vốn góp của họ thơng qua tổng số cổ phần có quyền biểu quyết
mà họ sở hữu (tỷ lệ phần trăm) trong vốn điều lệ của cơng ty; Thứ hai, nói đến
CĐTS là nói đến khả năng của họ trong việc trong việc tác động tới chính sách kế
hoạch kinh doanh, chiến lược phát triển, lựa chọn người quản lý công ty hay nói
cách khác là nói tới vai trị của họ khi biểu quyết thông qua các vấn đề tại cơ quan
quyền lực cao nhất trong cơng ty8. Khi tìm hiểu về CĐTS, tác giả cũng cho rằng các
tiêu chí để xác định CĐTS trong CTCP như trên là hoàn toàn hợp lý. Bởi lẽ, CTCP
sẽ có sự khác biệt nhất định về quy mô, số lượng cổ đông và sự phân tán cổ phần
nên việc đưa ra định nghĩa dành cho tất cả các CTCP là điều bất khả thi.
CTNY cũng là CTCP thuộc nhóm CTCP đại chúng. Tuy nhiên, đây là loại
công ty khá đặc biệt so với các CTCP thông thường bởi CTCP niêm yết phải là
những công ty có quy mơ lớn, số lượng cổ đơng đơng đảo và tỷ lệ cổ phần phân tán
lớn. Như vậy, liệu rằng định nghĩa về CĐTS có thể được đặt ra trong CTNY – một
chủ thể hẹp trong nhóm CTCP hay không. Định nghĩa về CĐTS trong các CTNY

lần đầu tiên được đưa ra tại Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm
1998 quy định về chứng khoán và TTCK. Theo đó, CĐTS được hiểu là người nắm
giữ dưới 1% cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành.9 Với khái niệm
này, Nghị định số 48/1998/NĐ-CP đã nhận diện CĐTS thơng qua tỷ lệ sở hữu cổ
phần có quyền biểu quyết của cổ đơng mà hồn tồn khơng xem xét đến khả năng
tác động của họ đến các quyết định của công ty. Đây được xem là điều không hợp
lý trong CTNY và rõ ràng không thể hiện được bản chất “thiểu số” của họ. Hơn
nữa, CTNY là doanh nghiệp có số lượng cổ đơng rất lớn nên có những cổ đơng mặc
dù sở hữu dưới 1% cổ phần có quyền biểu quyết nhưng rất có thể trong mối tương
quan với các cổ đơng khác thì tỷ lệ đó lại là tỷ lệ sở hữu cổ phần lớn và có khả năng
tác động đến hoạt động của cơng ty. Cách tiếp cận này của Nghị định số
48/2008/NĐ-CP về CĐTS tuy chưa thực sự hợp lý nhưng xét trong bối cảnh TTCK
trong giai đoạn đó thì điều này cũng khơng có sự ảnh hưởng hay tác động lớn đến
sự phát triển của CTNY và TTCK. Bởi lẽ, trong giai đoạn sơ khai này, việc niêm
yết chứng khoán tỏ ra cịn khá xa lạ với hầu hết các cơng ty ở Việt Nam. Để tạo
Bùi Xuân Hải (2011), tldđ (6), tr. 129; Nguyễn Hoàng Thùy Trang (2009), tlđd (7), tr. 10;
Khoản 25, Điều 2, Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định về
chứng khoán và thị trường chứng khoán.
8
9


9

nguồn hàng và vận động các CTNY chứng khoán, các Trung tâm giao dịch chứng
khốn cịn phải bỏ ra các chi phí “ngồi luồng”, Bộ Tài chính thậm chí cịn tổ chức
các chiến dịch có quy mơ lớn hơn với mục tiêu thu hút doanh nghiệp niêm yết trên
sàn chứng khốn.10 Tính đến thời điểm 31/12/2000, tồn thị trường chỉ có 5 cơng ty
niêm yết với 32,1 triệu cổ phiếu.11 Sau nhiều lần sửa đổi thì định nghĩa về CĐTS
này đã khơng cịn tồn tại trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam.

Hiện nay, Luật Chứng khoán 2006 là luật chuyên ngành quy định về hoạt động
chứng khốn, trong đó có quy định về các CTNY. Tuy nhiên, văn bản này cũng
không đưa ra định nghĩa về CĐTS hay nhắc đến CĐTS trong các quy định mà chỉ
định nghĩa về cổ đơng lớn. Theo đó,“cổ đơng lớn là cổ đông sở hữu trực tiếp hoặc
gián tiếp từ năm phần trăm (5%) trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ
chức phát hành”. Từ định nghĩa này, nhiều chuyên gia cũng từng đặt vấn đề nhằm
tìm ra định nghĩa về CĐTS trong CTNY. Cụ thể, nếu xem một chủ thể sở hữu trực
tiếp hoặc gián tiếp từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát
hành là cổ đơng lớn thì liệu rằng có thể xem các chủ thể sở hữu ít hơn 5% là CĐTS
hay không. Lý giải vấn đề này cũng vấp nhiều tranh luận, có quan điểm cho rằng,
chúng ta nên chấp nhận cổ đông nhỏ là cổ đơng sở hữu tỷ lệ vốn góp dưới 5% tổng
số cổ phần của CTCP mà cổ đông là thành viên.12 Tuy nhiên, tác giả khác lại cho
rằng, nhận định CĐTS là những cổ đông nắm giữ dưới 5% tổng số cổ phần có
quyền biểu quyết là sai, bởi lẽ, những quy định về cổ đơng nắm trên 5% nói trên
liên quan đến vấn đề quản trị công ty (công bố thông tin) và những cổ đông thuộc tỷ
lệ này (và những người liên quan của họ) chịu sự điều chỉnh chặt hơn bởi pháp luật
chứng khoán, do các giao dịch của họ có thể gây nên những biến động đối với công
ty và thị trường13. Tác giả cũng cho rằng, nếu chỉ dựa vào con số 5% tỷ lệ cổ phần
có quyền biểu quyết mà khơng cân nhắc đến các yếu tố khác để nhận diện CĐTS là
điều không hợp lý bởi nếu xét về mặt quy mơ vốn thì CTNY cũng có sự phân hóa
Vào thời điểm năm 2000, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đã được duyệt cấp 100 triệu đồng để
vận động doanh nghiệp niêm yết. Hoàng Ly, “HNX từng tạo hàng bằng ngân sách ngoài luồng”
truy cập ngày 12/7/2017.
11
“Những con số đáng chú ý của thị trường chứng khoán Việt Nam sau 15 năm”,
truy cập ngày 12/7/2017.
12
“Quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông của cổ đông nhỏ công ty cổ phần”, truy cập 19/10/2017.
13
Theo ĐTCK, “CĐTS là ai, được ai bảo vệ?”, ngày 15/9/2017.

10


10

về quy mô vốn và tỷ lệ sở hữu cổ phần tùy thuộc việc công ty đại chúng niêm yết
chứng khoán trên Sở giao dịch cụ thể nào.
Theo nghiên cứu của tác giả, pháp luật công ty ở một số nước cũng không đưa
ra định nghĩa về CĐTS mà chỉ phân định các quyền của cổ đông tương ứng với tỷ lệ
sở hữu cổ phần như pháp luật Việt Nam hiện nay. Chẳng hạn, Luật Công ty Trung
Quốc năm 2005 ấn định tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông theo các mốc 10%, 3%,
1% để làm cơ sở phân nhóm cổ đơng. Theo đó, cổ đơng, nhóm cổ đơng sở hữu từ
3% cổ phần có quyền biểu quyết sẽ có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào Chương
trình họp ĐHĐCĐ14; cổ đơng, nhóm cổ đơng sở hữu từ 10% cổ phần có quyền biểu
quyết trở lên được đề nghị triệu tập họp ĐHĐCĐ bất thường15, đề nghị triệu tập
cuộc họp ĐHĐCĐ16,… Hay Luật Công ty Nhật Bản cũng có các quy định tương tự
khi phân 3 nhóm cổ đông với với mức độ quyền lực khác nhau, cụ thể: i) Cổ đơng
sở hữu ít nhất một cổ phần trong thời hạn ít nhất 6 tháng liên tục; ii) Cổ đơng sở
hữu ít nhất 1% cổ phần có quyền biểu quyết tại công ty liên tục trong thời hạn 6
tháng; iii) Cổ đơng sở hữu ít nhất 3% tổng số phiếu biểu quyết của công ty liên tục
trong thời hạn 6 tháng.17 Cùng với đó, khi tiếp tục nghiên cứu quy định của pháp
luật công ty ở các nước này, tác giả cũng khơng tìm thấy định nghĩa về CĐTS trong
CTNY.
Qua các phân tích trên, tác giả cho rằng khi xét đến khái niệm CĐTS trong
CTNY, chúng ta cũng rất khó để đưa ra một định nghĩa chuẩn xác áp dụng cho tất
cả các CTNY. Bởi lẽ, dù CTNY có quy mơ lớn, số lượng cổ đơng đơng đảo và cổ
phần có sự phân tán mạnh nhưng những yếu tố này ở tất cả các CTNY lại không
như nhau. Và vì thế, chúng ta cũng khơng thể đưa là một định lượng cụ thể nào để
nhận diện họ có phải là CĐTS hay không. Kể cả trong trường hợp đưa ra một định
lượng cụ thể đi chăng nữa thì bản thân số lượng cổ phần cũng không thể xác định

Article 102 The Companny Law, 3rd revision, Chinese Standing Committee of the National People’s
Congress (2005) tại website: truy
cập ngày 12/5/2018.
15
Article 100 The Companny Law, 3rd revision, Chinese Standing Committee of the National People’s
Congress (2005) tại website: truy
cập ngày 12/5/2018.
16
Article 110 The Companny Law, 3rd revision, Chinese Standing Committee of the National People’s
Congress (2005) tại website: truy
cập ngày 12/5/2018.
17
Companies
Act
No.86
of
2005
tại
website: truy cập
ngày 12/5/2018.
14


11

được vị trí của cổ đơng là CĐTS hay cổ đơng đa số nếu khơng tính đến khả năng
kiểm sốt cơng ty.18 Do đó, đối với CTNY, tác giả cho rằng CĐTS cũng chỉ có thể
nhận diện tương tự qua 2 tiêu chí dùng để nhận diện CĐTS trong CTCP như đã
phân tích ở trên. Vì vậy, trong khn khổ luận văn này, cổ đông thiểu số trong
công ty niêm yết là cổ đơng sở hữu ít cổ phần trong mối tương quan với các cổ

đông khác và họ không có khả năng chi phối đến các quyết định của công ty.
1.1.2. Đặc điểm của “cổ đông thiểu số” trong cơng ty niêm yết
Những phân tích về khái niệm CĐTS ở trên cho thấy, CĐTS dù ở CTCP hay
CTNY đều giống nhau ở sự yếu thế trước các cổ đông lớn về khả năng tác động đến
các hoạt động của cơng ty do nắm giữ q ít số lượng cổ phần có quyền biểu quyết.
Tuy nhiên, khác với CĐTS trong CTCP thông thường, CĐTS trong CTNY do chịu
sự ảnh hưởng và bị chi phối bởi tính đặc thù của CTNY nên sẽ có một số các đặc
trưng khác với CĐTS trong CTCP thông thường, cụ thể:
Một là, cổ đông thiểu số trong cơng ty niêm yết có số lượng lớn
CTNY là những cơng ty có chứng khốn được niêm yết trên các Sở giao dịch
chứng khốn. Theo đó, niêm yết chứng khốn là việc đưa chứng khốn có đủ điều
kiện vào giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng
khoán.19 Bằng việc niêm yết chứng khốn, các tổ chức phát hành có nhiều thuận lợi
hơn về khả năng huy động vốn và khả năng mở rộng thị trường.20 Do đó, để được
niêm yết chứng khốn trên các Sở giao dịch chứng khoán, tổ chức phát hành phải
đáp ứng một số điều kiện khắt khe hơn các cơng ty chưa niêm yết21, trong đó có
điều kiện về số lượng cổ đông của công ty. Quy định này là một trong những
nguyên nhân dẫn đến số lượng CĐTS trong CTNY lớn hơn rất nhiều lần so với các
cơng ty chưa niêm yết.
Theo đó, nếu CTCP thơng thường chỉ cần số lượng cổ đông tối thiểu là 3 cổ
đơng22 thì số lượng này trong CTNY sẽ lớn hơn rất nhiều lần tùy thuộc vào điều
Nguyễn Hoàng Thùy Trang (2008), Bảo vệ CĐTS trong CTCP – So sánh giữa pháp luật Việt Nam và
pháp luật Vương quốc Anh, Luận văn Thạc sĩ Luật học, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, tr12.
19
Khoản 17 Điều 4 Luật Chứng khoán (Luật số 70/2006/QH11) ngày 29/6/2006.
20
“Lên sàn lợi nhiều hơn hại”, Tạp chí Tài chính điện tử, truy cập ngày 12/5/2018.
21
Khoản 1 Điều 40 Luật Chứng khoán quy định: “Tổ chức phát hành khi niêm yết chứng khoán tại Sở giao
dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện về vốn, hoạt động kinh

doanh và khả năng tài chính, số cổ đơng hoặc số người sở hữu chứng khoán.”
22
Khoản 1 Điều 119 Luật Doanh nghiệp (Luật số 68/2014/QH13) ngày 24/11/2014.
18


12

kiện niêm yết của từng Sở giao dịch chứng khoán. Cụ thể, để được niêm yết chứng
khoán tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, các tổ chức phát hành phải có hơn 100
cổ đơng khơng phải là cổ đơng lớn nắm giữ 15% cổ phiếu có quyền biểu quyết
trong cơng ty. Cịn tại Sở giao dịch chứng khốn Tp. Hồ Chí Minh – Sở giao dịch
dành cho các doanh nghiệp có quy mơ vốn lớn23 thì các tổ chức phát hành muốn
niêm yết buộc phải có hơn 300 cổ đơng khơng phải là cổ đơng lớn nắm giữ ít nhất
20% cổ phiếu có quyền biểu quyết trong cơng ty.24 Điều này có nghĩa rằng, các
CTNY tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ
Chí Minh lần lượt có hơn 100 và hơn 300 cổ đơng nắm giữ ít hơn 5% cổ phần có
quyền biểu quyết của cơng ty. Tại một số nước trên thế giới, số lượng cổ đông của
công ty cũng là yêu cầu bắt buộc để được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán ở
các nước này. Cụ thể: Tại Sở giao dịch chứng khoán Singapore (SGX), để được
niêm yết, công ty niêm yết phải đạt 25% cổ phần do 500 người đầu tư nắm giữ25;
tại thị trường Đài Loan, cổ phần phổ thơng phải do ít nhất 15.000 cổ đơng cá nhân
sở hữu. Trong đó, ít nhất 7.000 cổ đông nắm giữ từ 1.000 đến 50.000 cổ phần phải
trên 20% cổ phần đang lưu hành26,…Như vậy, số lượng CĐTS lớn không chỉ là đặc
thù của CTNY ở Việt Nam mà các CTNY nước ngồi cũng có đặc điểm tương tự.
Việc pháp luật quy định điều kiện về số lượng cổ đông của các CTNY phần
nào buộc các doanh nghiệp này phải có chiến lược kinh doanh hiệu quả, minh bạch
thông tin để tạo được niềm tin và thu hút được cổ đông trước khi được niêm yết trên
sàn. Tại Việt Nam hiện nay, các CTNY có số lượng cổ đơng lớn thường là những
doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh hiệu quả, doanh thu lớn và quản trị cơng ty

tốt, điển hình nhất là các Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietcombank)
với hơn 1.220 cổ đông27, CTCP Đầu tư Thế giới di động là 9.248 cổ đông28,…Đây

Điều 52 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 quy định chi tiết thi hành Luật Chứng
khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.
24
Điều 52, Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 quy định chi tiết thi hành Luật
Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.
25
“Điều
kiện
niêm
yết
trên
sàn
giao
dịch
chứng
khoán
Singapore”,
truy cập ngày
15/1/2018.
26
“Thị trường chứng quyền trên thế giới – Ngược dòng lịch sử (bài 2), website Ủy ban Chứng khoán nhà
nước”,, truy cập ngày 23/1/2018.
27
Theo “Biên bản Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam”
được
công

bố
trên
website:
/>02018.pdf, truy cập ngày 25/5/2018.
23


13

đều là những doanh nghiệp trong bảng xếp hạng Top 10 Doanh nghiệp niêm yết uy
tín năm 2017 theo nghiên cứu độc lập và khách quan của CTCP Báo cáo Đánh giá
Việt Nam - Vietnam Report được công bố thường niên từ năm 2015, dựa trên
phương pháp Media Coding.29
Bên cạnh đó, sự dễ dàng, nhanh chóng trong chuyển nhượng cổ phần ở các
CTNY cũng là một trong những làm cho số lượng cổ đông trong công ty này lớn
hơn nhiều lần so với công ty TNHH hay các CTCP đại chúng chưa niêm yết. Cụ
thể, nếu như việc chuyển nhượng cổ phần trong các công ty chưa niêm yết phải
được thực hiện bằng cách giao dịch trực tiếp bằng hợp đồng, bên chuyển nhượng và
bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ phải trực tiếp ký giấy tờ
chuyển nhượng30 thì việc chuyển nhượng này tại các CTNY tỏ ra có nhiều ưu thế
vượt trội hơn hẳn. Thứ nhất, việc mua bán cổ phần của các CTNY được thực hiện
trên các Sở giao dịch chứng khốn thơng qua việc mua bán chứng khoán bằng cách
đưa ra các lệnh giao dịch. Với phương thức này, các cổ đông của cơng ty và các nhà
đầu tư có thể linh hoạt đưa ra các lệnh giao dịch tùy theo chiến lược đầu tư của
mình, đó có thể là lệnh mua hoặc lệnh bán chứng khoán tại một mức giá xác định
hoặc tốt hơn; lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán chứng
khoán tại mức giá mua cao nhất hiện có trên thị trường; lệnh đặt mua hoặc đặt bán
chứng khoán tại mức giá mở cửa hoặc tại mức giá đóng cửa.31 Thứ hai, phương
thức mua bán chứng khoán tại các Sở giao dịch chứng khoán diễn ra nhanh chóng
hơn rất nhiều so với phương thức chuyển nhượng thông thường ở các công ty chưa

niêm yết. Các Sở giao dịch chứng khoán tổ chức giao dịch tất cả các loại chứng
khốn niêm yết thơng qua hệ thống giao dịch theo 02 phương thức: khớp lệnh và
thỏa thuận. Trong đó, phương thức khớp lệnh liên tục được xem là phương thức
giao dịch nhanh nhất bởi giao dịch sẽ được hệ thống giao dịch thực hiện trên cơ sở
so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ
Theo “Biên bản Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018 của CTCP đầu tư Thế giới di động” được
công bố trên website: truy cập ngày 25/5/2018.
29
Hải Đăng, “Top 10 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất năm 2017”, truy cập ngày
10/4/2018.
30
Khoản 2, Điều 126 Luật Doanh nghiệp (Luật số 68/2014/QH13) ngày 24/11/2014.
31
Xem thêm quy định tại Điều 14 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 341/QĐ-SDGHCM ngày
22/8/2016 về việc ban hành quy chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí Minh và Điều 10
Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 529/QĐ-SDGHN ngày 25/8/2016 về việc ban hành quy chế giao
dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
28


14

thống giao dịch.32 Do sự linh hoạt và nhanh chóng như vậy nên các CTNY thường
thu hút được nhiều nhà đầu tư cổ phiếu trở thành cổ đông của công ty hơn so với
các công ty đại chúng chưa niêm yết.
Như vậy, có thể thấy, xuất phát từ bản chất đối vốn mạnh mẽ và sự thuận tiện
trong việc chuyển nhượng cổ phiếu của CTNY nên số lượng cổ đông trong các công
ty này luôn lớn hơn rất nhiều lần so với số lượng cổ đông trong CTCP thông
thường. Số lượng cổ đông lớn nên tỷ lệ cổ phần trong CTNY thường có sự phân tán
mạnh mẽ và dẫn đến hình thành nhiều CĐTS hơn những CTCP bình thường khác.

Bên cạnh đó, số lượng cổ đơng lớn cịn đồng nghĩa với việc các vấn đề liên quan
đến quản trị công ty, đặc biệt là vấn đề dung hịa lợi ích giữa các chủ thể phải được
đặc biệt xem trọng, trong đó có vấn đề về bảo vệ CĐTS.
Hai là, cổ đông thiểu số trong công ty niêm yết phần lớn là các nhà đầu tư cá
nhân
Như đã phân tích, với các lợi thế của cơng ty có cổ phiếu được niêm yết trên
Sở giao dịch chứng khoán, CTNY thường thu hút được số lượng lớn nhà đầu tư trở
thành cổ đông công ty. Nghiên cứu của Thạc sĩ Lê Thị Thảo đã đưa ra kết luận rằng,
những nhà đầu tư trên TTCK chủ yếu là các cá nhân, hộ gia đình có tiền tiết kiệm
và muốn đầu tư số tiền để dành của mình vào việc mua chứng khốn để hưởng lợi
tức. Họ cũng là người bán chứng khoán của mình trên TTCK thứ cấp để rút vốn khi
cần thiết. Mục tiêu cuối cùng của các nhà đầu tư là tối đa hoá lợi nhuận trong các
khoản đầu tư của họ.33 Do đó, việc chuyển nhượng chứng khốn một cách nhanh
chóng, dễ dàng và có nhiều lợi nhuận tại các Sở giao dịch chứng khoán đã thu hút
rất nhiều nhà đầu tư cá nhân tham gia. Điều này phần nào được thể hiện thông qua
số liệu số lượng tài khoản của các nhà đầu tư đăng ký tại các công ty chứng khoán
mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ghi nhận lại trong bảng dưới đây:
Trong nước
Thời gian
31/12/2016

Nước ngoài

Cá nhân

Tổ chức


nhân


Tổ chức

1.685.598

7.438

16.850

2.503

Tăng/giảm (%)
So với
So với
tháng
năm trước
trước
13,3%
1.712.389 1,3%
Tổng
cộng

Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 529/QĐ-SDGHN ngày 25/8/2016 của Tổng Giám đốc
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.
33
Lê Thị Thảo, “Bảo vệ nhà đầu tư trên thị trường chứng khốn”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử,
truy cập ngày
29/5/2018.
32



15

31/1/2017
28/2/2017
31/3/2017
30/4/2017
31/5/2017
30/6/2017
31/7/2017
31/8/2017
29/9/2017
31/10/2017
30/11/2017
29/12/2017
31/01/2018
28/02/2018
30/03/2018

1.696.766
1.713.590
1.733.531
1.747.110
1.764.212
1.781.880
1.799.847
1.820.712
1.837.142
1.853.379
1.871.197
1.890.521

1.918.957
1.938.329
1.978.883

7.490
7.549
7.634
7.703
7.809
7.877
7.952
8.090
8.139
8.228
8.338
8.472
8.534
8.572
8.669

16.951
17.065
17.274
17.433
17.658
17.880
18.073
18.332
18.587
18.889

19.279
19.696
20.248
20.636
21.430

2.521
2.570
2.604
2.627
2.657
2.684
2.694
2.734
2.766
2.796
2.835
2.865
2.887
2.922
2.982

1.723.728
1.740.774
1.761.043
1.774.873
1.792.336
1.810.321
1.828.566
1.849.868

1.866.634
1.883.292
1.901.649
1.921.554
1.950.626
1.970.459
2.011.964

0,7%
0,7%
1%
1,66%
1,16%
2,84%
0,79%
3,65%
0,98%
4,67%
1%
5,72%
1%
6,78%
1,16%
8,03%
0,91%
9,01%
0,89%
9,98%
0,97%
11,05%

1,05%
12,21%
1,51%
1,51%
1,02%
2,55%
2,11%
4,71%
Đơn vị tính: Tài khoản
Nguồn: Ủy ban Chứng khốn Nhà nước34

Có thể thấy, từ năm 2016 đến tháng 3/2018, số lượng các nhà đầu tư cá nhân ở
trong nước và nước ngồi tại Việt Nam ln ln cao hơn so với các nhà đầu tư là
tổ chức. Theo một số nghiên cứu thì nhóm này là phân khúc giao dịch cao nhất của
TTCK và được các công ty môi giới chứng khoán đặc biệt quan tâm. 35 Chẳng hạn
như CTCP chứng khốn Sài Gịn (SSI) đã củng cố và đào sâu đối tượng là khách
hàng cá nhân thông qua việc mở rộng mạng lưới (SSI hiện có 12 chi nhánh, phòng
giao dịch kể cả hội sở), đồng thời tăng cường đội ngũ phân tích, chuyên viên nghiên
cứu. Các bản tin dành cho khách hàng cá nhân của SSI ngày càng đa dạng, kỹ
lưỡng, trong đó có bản tin chứng khốn phái sinh hàng ngày.36 Tại Mỹ, nghiên cứu
của Bertrand et al (2008) cũng chỉ ra rằng, các nhà đầu tư cá nhân chiếm tỷ lệ lớn
trong cơ cấu cổ đông của các CTNY, trong khi sở hữu gia đình hoặc tổ chức tài
chính chỉ chiếm khoảng 18%.37

Theo thống kê số lượng tài khoản nhà đầu tư tính đến tháng 3/2018 của Ủy ban Chứng khoán nhà nước,
/>52406794&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=null#%40%3F_afrWindowId%3Dnull%26_afrLoop%3D2
6114223052406794%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state%3Dac7c460og_4, truy cập ngày
29/5/2018.
35
Thành Nam, “Nhà đầu tư cá nhân lên ngôi”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn online,

truy cập ngày 29/5/2018.
36
Thành Nam, “Nhà đầu tư cá nhân lên ngôi”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn online,
truy cập ngày 29/5/2018.
37
Dương Thanh Hải, “Bảo vệ cổ đông nhỏ đảm bảo thị thường chứng khốn hoạt động hiệu quả minh bạch”,
Tạp chí tài chính điện tử, truy cập ngày 12/12/2017.
34


16

Các số liệu trên cho thấy, các nhà đầu tư cá nhân là nhóm chủ thể đầu tư chính
vào các CTNY trên TTCK. Tuy nhiên, vì họ là những nhà đầu tư cá nhân nên
thường có năng lực tài chính nhỏ. Do đó, khi tham gia giao dịch trên TTCK thì đa
phần trong số họ chỉ có thể sở hữu một lượng ít cổ phần và trở thành CĐTS trong
các CTNY. Đây cũng là một trong những điểm đặc trưng của CĐTS trong CTNY so
với các loại hình doanh nghiệp khác.
Ba là, cổ đông thiểu số trong công ty niêm yết thường có tỷ lệ sở hữu cổ phần
nhỏ
CTNY với số lượng cổ đông lớn nên cổ phần của công ty có sự phân tán
mạnh mẽ hơn so với cơng ty TNHH và CTCP chưa niêm yết. Sự phân tán này dẫn
đến các CĐTS trong CTNY thường chỉ chiếm tỷ lệ sở hữu cổ phần rất nhỏ trong
công ty. Chẳng hạn, tỷ lệ sở hữu cổ phần của các CĐTS trong các CTNY như
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam với hơn 1.220 cổ đông38 sẽ khác với
CTCP Đầu tư Thế giới di động có tới 9.248 cổ đơng39 và chắc chắn tỷ lệ này sẽ
nhỏ hơn rất nhiều lần so với các CTCP bình thường chưa đến 100 cổ đơng. Điều
này cũng cho thấy, các CTNY có số lượng cổ đơng càng lớn thì tỷ lệ cổ phần mà
CĐTS sở hữu thông thường sẽ càng nhỏ.
Hơn nữa, như đã phân tích ở trên, việc chuyển nhượng cổ phần tại các CTNY

được thực hiện trên TTCK và đa phần các nhà đầu tư trên thị trường này là các nhà
đầu tư cá nhân nên khả năng tài chính của họ có xu hướng thấp hơn so với các nhà
đầu tư tổ chức. Nguồn vốn đầu tư của họ chủ yếu là tiền tiết kiệm và mục đích đầu
tư của họ là nhằm hưởng lợi tức. Vì vậy, khi tiến hành các giao dịch mua cổ phiếu
trên thị trường, phần lớn các nhà đầu tư cá nhân dạng này này chỉ sở hữu một số
lượng rất ít cổ phần. Đây cũng là một trong những lý do dẫn đến tỷ lệ sở hữu cổ
phần của các CĐTS trong CTNY thường nhỏ hơn so với các CTCP khác.
Bên cạnh đó, đặc điểm này cịn được hình thành từ chính quy định về điều
kiện niêm yết của các tổ chức phát hành trên các Sở giao dịch chứng khốn. Theo
đó, những CTNY trên Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội phải có tối thiểu 100 cổ
Theo “Biên bản Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam”
được
công
bố
trên
website:
/>02018.pdf, truy cập ngày 25/5/2018.
39
Theo “Biên bản Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018 của CTCP đầu tư Thế giới di động” được
công bố trên website: truy cập ngày 25/5/2018.
38


17

đông và những cổ đông này chỉ được nắm giữ ít hơn 5% cổ phần có quyền biểu
quyết của cơng ty. Sở giao dịch chứng khốn Tp. Hồ Chí Minh cũng có quy định
tương tự khi buộc CTNY phải có ít nhất 300 cổ đông nắm giữ ít nhất 20% cổ phiếu
có quyền biểu quyết của cơng ty và mỗi cổ đông cũng không được nắm giữ quá 5%

cổ phần có quyền biểu quyết. Như vậy, quy định về điều kiện niêm yết của các Sở
giao dịch chứng khoán cho thấy sự phân tán cổ phần là yếu tố bắt buộc đối với các
CTNY chứ không chỉ đơn thuần mang tính ngẫu nhiên và tùy nghi như các CTCP
đại chúng khác. Sự phân tán cổ phần mạnh mẽ này là một trong những ngun nhân
hình thành nhóm CĐTS trong cơng ty.
Bốn là, cổ đông thiểu số trong công ty niêm yết thường thiếu sự liên kết
Trong CTNY, cổ phần của các cổ đơng được chuyển nhượng dưới hình thức
chuyển nhượng chứng khốn tại các Sở giao dịch chứng khốn thơng qua việc khớp
lệnh mua - bán. Các giao dịch này được thực hiện trực tuyến thông qua tài khoản
được cổ đông, nhà đầu tư đăng ký tại công ty chứng khoán nên các chủ thể mua bán
trên các Sở giao dịch chứng khốn khơng cần gặp nhau để kí kết hợp đồng chuyển
nhượng mà chỉ cần đặt các lệnh mua bán theo quy trình mua bán chứng khốn. Kết
thúc phiên giao dịch, sự thay đổi về số lượng chứng khoán của các chủ thể sẽ được
cơng ty chứng khốn ghi nhận. Chính vì thế, các cổ đơng trong cơng ty thường
khơng biết nhau, thậm chí chủ thể thực hiện hoạt động mua bán chứng khoán của
nhau nhiều khả năng cũng khơng biết đến nhau. Vì khơng biết nhau nên các cổ đông
trong công ty thường thiếu sự liên kết. Đây chính là một trong những nét đặc thù
của CĐTS trong các CTNY.
Hơn nữa, xuất thân của các cổ đông trong CTNY cũng rất đa dạng, họ có thể
là các nhà đầu tư chun nghiệp, cơng nhân, sinh viên, trí thức hay thậm chí là các
bà nội trợ. Do có sự khác biệt này nên trình độ, nhận thức và mục đích đầu tư của
họ đối với cổ phần mà mình sở hữu sẽ không giống nhau. Khác với công ty TNHH,
nhiều cổ đông trong CTCP chủ yếu quan tâm đến cổ phần và cổ tức, giá trị gia tăng
của cổ phần nên không biết nhau và họ cũng không cần quan tâm đến nhau. 40
Thông qua diễn biến giá cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp trên thị trường, nhà
đầu tư biết được khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Giá chứng khoán tăng
biểu hiện doanh nghiệp phát hành làm ăn hiệu quả, ngược lại, giá chứng khoán

40


Bùi Xuân Hải (2010), tlđd (6), tr. 62.


18

giảm chứng tỏ việc kinh doanh của doanh nghiệp không tốt.41 Một số CĐTS theo
kiểu như vậy, họ không quá quan tâm đến những người cùng góp vốn với họ, thậm
chí là người quản lý hay chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Họ quan tâm
nhiều hơn đến giá trị cổ phiếu hằng ngày có tăng hay khơng để họ kiếm lời mà
không hiểu rằng, việc tăng giảm giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp phụ thuộc khá
nhiều vào năng lực điều hành cũng như sự cẩn trọng, mẫn cán của những người
quản lý công ty. Đây là đặc điểm rất đặc trưng của các CĐTS trong các công ty
mang tính chất đối vốn và có sự phân tán nguồn vốn mạnh mẽ như CTNY.
Sự thiếu liên kết của các CĐTS trong CTNY được xem là một trong những
đặc điểm mang đến bất lợi của họ. Bởi lẽ, bản chất của CTNY là công ty đối vốn
nên quyền quyết định các vấn đề đều được thể hiện trên lá phiếu đại diện cho tỷ lệ
sở hữu cổ phần có quyền biểu quyết, trong đó có một số quyền khơng dành cho
những cổ đông quá nhỏ, chẳng hạn như: Quyền khởi kiện42, quyền được tiếp cận
một số thông tin quan trọng43, quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của ĐHĐCĐ44, đề
cử người vào HĐQT hay BKS… Phân tích trên cho thấy, bên cạnh việc được pháp
luật bảo vệ một cách bị động thì CĐTS cần phải khắc phục được nhược điểm này
và có sự liên kết với nhau để có thể chủ động tự bảo vệ quyền lợi cho chính mình.
Như vậy, các phân tích trên cho thấy CĐTS có số lượng rất đơng và cũng là
các nhà đầu tư chính vào CTNY. Tuy nhiên, chủ thể này lại chủ yếu là các nhà đầu
tư cá nhân, chỉ sở hữu một tỷ lệ cổ phần rất nhỏ và thiếu sự liên kết nên thường là
chủ thể có phần yếu thế hơn so với các cổ đơng khác. Do đó, các vấn đề liên quan
đến quản trị công ty hay cơ chế bảo vệ CĐTS trong các CTNY cũng có sự khác
biệt nhất định so với các CTCP khác.
1.2. Sự cần thiết bảo vệ “cổ đông thiểu số” trong công ty niêm yết
1.2.1. Cổ đơng thiểu số thường có vị thế bất lợi trong mối quan hệ với các

cổ đông lớn và người quản lý công ty
Về nguyên tắc, cổ đông của cơng ty bình đẳng về quyền và lợi ích với tư cách
là chủ sở hữu công ty. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ

Lê Thị Thu Thủy (2008), “Q trình xây dựng và hồn thiện khn khổ pháp lý về chứng khốn và thị
trường chứng khốn ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế -Luật, tr. 20.
42
Điều 161 Luật Doanh nghiệp (Luật số 68/2014/QH13) ngày 24/11/2014.
43
Điều 141 Luật Doanh nghiệp (Luật số 68/2014/QH13) ngày 24/11/2014.
44
Điều 147 Luật Doanh nghiệp (Luật số 68/2014/QH13) ngày 24/11/2014.
41


19

ln là vấn đề gai góc với luật cơng ty45. Bởi lẽ, trong mối quan hệ với cổ đông lớn,
CĐTS thường là chủ thể yếu thế hơn do quy tắc đa số46 cho phép cổ đơng lớn trong
CTNY có nhiều khả năng chèn ép CĐTS thông qua việc bỏ phiếu quyết định các
vấn đề liên quan đến hoạt động của cơng ty có lợi hơn cho mình. Vụ việc tại CTCP
Cơng nghệ phẩm Hải Phịng mà Báo Đầu tư chứng khốn từng phản ánh là một ví
dụ điển hình, cụ thể: một nhóm cổ đơng lớn tại cơng ty này sau khi tập hợp được số
cổ đông chiếm 66% sở hữu, đã tiến hành họp ĐHĐCĐ bất thường để thông qua các
nghị quyết có lợi cho mình. Trong khi đó, nhiều cổ đông nhỏ cho biết, họ không
nhận được giấy mời, thậm chí bị ngăn cản tham gia đại hội.47 Ở một khía cạnh khác,
các cổ đơng lớn trong CTNY có nhiều khả năng chèn ép CĐTS thơng qua việc bỏ
phiếu thơng qua người của mình vào trong HĐQT - là cơ quan quản lý cơng ty, có
tồn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
công ty không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Trong tình thế đó, các CĐTS thường

bị rơi vào tình trạng buộc phải chấp nhận mọi quyết định của những người điều
hành cơng ty mà khơng được nói tiếng nói của mình.48 Cổ đơng tại CTCP C cũng có
số phận tương tự nhưng được “diễn bởi một kịch bản khác”. Theo trình bày của
nguyên đơn và Luật sư của nguyên đơn được ghi nhận tại Bản án số phúc thẩm số
21/2018/QĐKDTM-PT ngày 26/4/2018 về việc yêu cầu hủy bỏ Nghị quyết của Đại
hội đồng cổ đơng49 gần đây thì CTCP C đã xâm phạm quyền lợi của cổ đông công
ty. Cụ thể, tại Điều lệ Công ty, Quy chế tổ chức của Đại hội đồng cổ đông thường
niên năm 2017 ngày 10/6/2017 của HĐQT quy định “cổ đông hoặc đại diện của cổ
đơng có số cổ phiếu có giá trị từ 1% vốn điều lệ trở lên là đại biểu dự ĐHĐCĐ”.
Quy định này đã tước quyền tham dự và phát biểu của 43 cổ đơng cịn lại có tổng số
cổ phần là 2.251 cổ phần. Quy định vô lý này đã xâm phạm đến quyền cơ bản nhất
dành cho các CĐTS trong công ty.
Hàng loạt các vụ việc tương tự cũng diễn ra, chẳng hạn: Phương án phát hành
của CTCP Vận tải xăng dầu (Vipco) cũng có vấn đề khi cho Tổng Công ty Xăng
45

Weiguo He (2004), Improving the Protection of Minority Shareholeders in Chinese Company Law, Luận
văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Tsinghua, tr. 43. Trích dẫn từ Nguyễn Hoàng Thùy Trang (2009), tlđd (8).
46
Nguyễn Hoàng Thùy Trang, tlđd (8) , tr. 11.
47
Lê Minh Toàn, “Rủi ro với Đại hội cổ đông bất thường”, truy cập ngày 15/8/2017.
48
“Bảo vệ CĐTS theo quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng”, truy cập ngày 15/9/2017.
49
Bản án số phúc thẩm số 21/2018/QĐKDTM-PT ngày 26/4/2018 về việc yêu cầu hủy bỏ Nghị quyết của
Đại hội đồng cổ đơng được cơng bố trên trang />của Tịa án nhân dân tối cao.



×