Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Pháp luật về kiểm soát khả năng thanh toán đối với doanh nghiệp bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ

NGUYỄN THỊ TIỂU MY

PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT KHẢ NĂNG THANH TOÁN
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ - LUẬT

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ
--------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT KHẢ NĂNG THANH TOÁN
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ TIỂU MY
Khóa: 39
MSSV: 1451101030199
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Ths. TRẦN MINH HIỆP

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,


được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Ths. Trần Minh Hiệp, đảm bảo tính
trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tơi
xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 5 năm 2019
Sinh viên thực hiện

NGUYỄN THỊ TIỂU MY


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

DNBH

Doanh nghiệp bảo hiểm

KDBH

Kinh doanh bảo hiểm

KNTT

Khả năng thanh toán

TCTD

Tổ chức tín dụng



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT KHẢ
NĂNG THANH TOÁN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM .....................5
1.1. Khái quát chung về kiểm soát khả năng thanh toán đối với doanh nghiệp
bảo hiểm..................................................................................................................5
1.1.1. Một số khái niệm liên quan về kiểm soát khả năng thanh toán đối với
doanh nghiệp bảo hiểm .......................................................................................5
1.1.2. Đặc điểm của kiểm soát khả năng thanh toán đối với doanh nghiệp bảo
hiểm ...................................................................................................................11
1.1.3. Sự cần thiết phải quy định về kiểm soát khả năng thanh toán đối với
doanh nghiệp bảo hiểm .....................................................................................14
1.2. Khơi phục khả năng thanh tốn của doanh nghiệp bảo hiểm ...................18
1.2.1. Khái quát về khôi phục khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm
...........................................................................................................................18
1.2.2. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm ...............................................19
1.2.3. Các biện pháp khơi phục khả năng thanh tốn của doanh nghiệp bảo
hiểm ...................................................................................................................24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................30
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT
KHẢ NĂNG THANH TOÁN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM VÀ
KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ..................................................................................31
2.1. Điều kiện đặt doanh nghiệp bảo hiểm vào tình trạng kiểm soát khả năng
thanh toán .............................................................................................................31
2.2. Chủ thể tham gia kiểm soát khả năng thanh toán đối với doanh nghiệp bảo
hiểm.......................................................................................................................35
2.2.1. Bộ Tài chính ............................................................................................35
2.2.2. Ban kiểm sốt khả năng thanh toán ........................................................38
2.2.3. Doanh nghiệp bảo hiểm bị kiểm soát khả năng thanh toán và một số chủ

thể liên quan khác..............................................................................................40
2.3. Quy trình kiểm sốt khả năng thanh tốn đối với doanh nghiệp bảo hiểm
...............................................................................................................................42
2.3.1. Quyết định thành lập Ban kiểm soát khả năng thanh toán ......................42
2.3.2. Xây dựng phương án khơi phục khả năng thanh tốn ............................44
2.3.3. Tổ chức thực hiện phương án khơi phục khả năng thanh tốn ...............46


2.3.4. Chấm dứt kiểm soát khả năng thanh toán ...............................................48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................53
KẾT LUẬN ..............................................................................................................54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Q trình tồn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng cùng với sự phát triển của
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho
nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới nói chung và nền kinh tế của Việt Nam
nói riêng. Trong quá trình Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế
thế giới và khu vực đã tác động lên mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực. Trong đó, khơng
thể không nhắc đến những tác động đáng kể đến thị trường bảo hiểm - nơi đóng vai
trị quan trọng trong việc bổ sung nguồn vốn đầu tư dài hạn, ổn định cho nền kinh
tế, đồng thời góp phần củng cố sự cân đối giữa đầu tư và tiết kiệm của nền kinh tế
Việt Nam. Thông qua các cam kết mở cửa thị trường bảo hiểm của Việt Nam trong
các hiệp định thương mại đã đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH)
trong nước phải có năng lực tài chính vững mạnh để cạnh tranh với các DNBH
“khổng lồ” đến từ các quốc gia khác. Theo đó, để đạt được mục tiêu tài chính thì
việc đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng là một trong những mục tiêu
quan trọng của DNBH song hành với mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, trên thực tế, có

khơng ít các DNBH vì chạy theo mục tiêu lợi nhuận mà rơi vào tình trạng mất khả
năng thanh tốn dẫn đến nguy cơ giải thể hay phá sản. Do đó, việc kiểm sốt khả
năng thanh toán của DNBH là vấn đề quan trọng nhằm đảm bảo khả năng thanh
toán của DNBH đối với khách hàng và sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt
Nam trong thời kỳ hội nhập. Mặt khác, nhận thấy sự cần thiết phải có hành lang
pháp lý cụ thể để điều chỉnh về vấn đề kiểm soát khả năng thanh tốn của DNBH
nhằm mục đích bảo vệ khách hàng, DNBH và thị trường bảo hiểm Việt Nam, nhà
nước ta đã ban hành Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, được sửa đổi, bổ sung
năm 2010 và các nghị định, thông tư kèm theo để quy định về vấn đề này. Tuy
nhiên, nội dung một số quy định về vấn đề này cịn mang tính chất chung chung,
chưa cụ thể, chi tiết dẫn đến sự khó khăn và lúng túng cho cơ quan quản lý nhà
nước cũng như DNBH trong việc áp dụng các quy định này vào thực tiễn.
Từ những lý do trên, tác giả nhận thấy rằng việc hồn thiện pháp luật về
kiểm sốt khả năng thanh toán của DNBH trong bối cảnh hội nhập hiện nay tại Việt
Nam là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo khả năng tài chính
của DNBH trong nước có thể đủ tiềm lực để cạnh tranh với các DNBH nước ngoài
và thúc đẩy thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển bền vững trong tương lai.
Đồng thời, qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến kiểm soát
khả năng thanh toán của DNBH, tác giả nhận thấy chưa có nhiều cơng trình nghiên

1


cứu chuyên sâu về pháp luật Việt Nam trong vấn đề kiểm soát khả năng thanh toán
đối với DNBH. Bên cạnh đó, các quy định về kiểm sốt đặc biệt của pháp luật Ngân
hàng Việt Nam và các quy định của một số quốc gia nổi bật trong việc điều chỉnh
về kiểm soát khả năng thanh toán của DNBH sẽ là nguồn tham khảo có giá trị cho
việc hồn thiện pháp luật Việt Nam đối với vấn đề này. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn
đề tài “Pháp luật về kiểm soát khả năng thanh toán đối với doanh nghiệp bảo hiểm”
để thực hiện khóa luận của mình với mong muốn nghiên cứu kỹ hơn về vấn đề này.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu nào trọng tâm về vấn đề “Pháp
luật về kiểm soát khả năng thanh toán đối với doanh nghiệp bảo hiểm”. Do đó, đây
được xem là một đề tài mới và không trùng lặp với các đề tài đã cơng bố trước đó.
Tuy nhiên, tác giả vẫn tìm thấy một số cơng trình nghiên cứu về khả năng thanh
toán và các vấn đề liên quan, cụ thể như sau:
Trong sách tham khảo “Pháp luật kinh doanh bảo hiểm” (2015) của Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tác giả Bùi Thị Hằng Nga đã nêu ra
được vấn đề khơi phục khả năng thanh tốn cũng như quyền và nghĩa vụ của Ban
kiểm soát khả năng thanh tốn. Tuy nhiên, vì chỉ là một mục của sách tham khảo
nên tác giả chưa thể hiện đầy đủ các khía cạnh về lý luận và pháp lý của kiểm soát
khả năng thanh toán của DNBH. Đồng thời, tác giả chưa nêu ra được các điểm bất
cập và kiến nghị hồn thiện pháp luật về vấn đề này.
Trong khóa luận tốt nghiệp “Pháp luật về chế độ tài chính của doanh nghiệp
bảo hiểm” (2012) được thực hiện tại trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh,
tác giả Nguyễn Thị Như Mai đã đề cập tới một số vấn đề lý luận liên quan đến khả
năng thanh toán như khái niệm về khả năng thanh tốn, dự phịng nghiệp vụ, vấn đề
khơi phục khả năng thanh tốn,… Đồng thời, tác giả nêu ra được những bất cập của
quy định pháp luật hiện tại và các kiến nghị hoàn thiện về vấn đề đảm bảo khả năng
thanh toán của DNBH. Tuy nhiên, trong cơng trình này, vấn đề liên quan đến khả
năng thanh toán của DNBH chỉ là một nội dung trong chế độ tài chính của DNBH
nên tác giả chưa đi sâu vào phân tích về chủ thể, quy trình kiểm sốt khả năng thanh
tốn của DNBH.
Trong nội dung bài viết “Giám sát an tồn tài chính đối với các doanh
nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam” (2013) của hai tác giả Hoàng Trần Hậu và Nguyễn
Tiến Hùng được đăng trên Tạp chí Phát triển và Hội nhập số 11 (21), tr. 42-50, tập
trung nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành và thực tế hoạt động giám sát
khả năng thanh toán đối với các DNBH tại Việt Nam. Từ đó, hai tác giả đã đánh giá
một cách khái quát hoạt động giám sát này và đề xuất những định hướng nhằm tăng


2


cường năng lực cho hệ thống giám sát khả năng thanh tốn đối với các DNBH. Tuy
nhiên, vì mang tính chất là một bài viết đăng trên tạp chí với nội dung phân tích về
giám sát an tồn tài chính nói chung nên quy trình kiểm sốt khả năng thanh tốn
của DNBH vẫn chưa được hai tác giả phân tích cụ thể.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài “Pháp luật về kiểm soát khả năng thanh toán đối với doanh nghiệp
bảo hiểm” được thực hiện nhằm ba mục đích cơ bản như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu về mặt lý luận các vấn đề liên quan đến kiểm soát khả
năng thanh tốn của DNBH.
Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng quy định pháp luật của Việt Nam
về kiểm soát khả năng thanh toán của DNBH trong sự so sánh, đối chiếu với quy
định của pháp luật chuyên ngành khác và pháp luật nước ngoài.
Thứ ba, trên cơ sở sự phân tích, đánh giá, chỉ ra một số điểm bất cập, hạn chế
trong quy định của pháp luật hiện hành và đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện các
quy định của pháp luật Việt Nam trong việc kiểm soát khả năng thanh toán đối với
DNBH.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu về các vấn đề lý luận cơ bản, pháp luật và thực
trạng pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề kiểm soát khả năng thanh toán đối với
DNBH trong tương quan so sánh với pháp luật chuyên ngành khác và pháp luật của
một số quốc gia.
Về phạm vi nghiên cứu, trong khóa luận này, tác giả chủ yếu nghiên cứu về
kiểm sốt khả năng thanh tốn của DNBH thơng qua các quy định của pháp luật
kinh doanh bảo hiểm kết hợp với một số pháp luật chuyên ngành khác có liên quan
nhằm phân tích, làm rõ những điểm chưa hợp lý và đưa ra kiến nghị hoàn thiện.
Đồng thời, tác giả nghiên cứu pháp luật một số nước trên thế giới về vấn đề này và
kiến nghị bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Nhằm mục đích thực hiện đề tài nghiên cứu một cách có hiệu quả, mang lại ý
nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn, tác giả vận dụng một số phương pháp nghiên
cứu như sau:
Thứ nhất, phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu dùng để thu thập những
văn bản pháp luật, các bài viết, tài liệu, quan điểm về vấn đề đang nghiên cứu, từ đó
chọn lọc, tổng hợp các kiến thức và thông tin cần thiết để thực hiện đề tài.
Thứ hai, phương pháp phân tích, tổng hợp và khái quát hóa để làm rõ các cơ
sở lý luận và quy định pháp luật về kiểm soát khả năng thanh toán đối với DNBH.

3


Đồng thời, tìm ra những điểm tiến bộ và hạn chế nhằm đưa ra những kiến nghị phù
hợp nhất cho pháp luật Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Thứ ba, phương pháp so sánh, đối chiếu với pháp luật chuyên ngành khác có
liên quan và pháp luật nước ngồi về những tương đồng, khác biệt với pháp luật
kinh doanh bảo hiểm Việt Nam đối với vấn đề đang nghiên cứu và đưa ra những bài
học kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam.
6. Bố cục tổng qt của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được
chia làm 02 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận chung về kiểm soát khả năng thanh toán
đối với doanh nghiệp bảo hiểm.
Chương 2. Thực trạng quy định pháp luật về kiểm soát khả năng thanh tốn
đối với doanh nghiệp bảo hiểm và kiến nghị hồn thiện.

4



CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT KHẢ
NĂNG THANH TOÁN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
1.1. Khái quát chung về kiểm soát khả năng thanh toán đối với doanh nghiệp
bảo hiểm
1.1.1. Một số khái niệm liên quan về kiểm soát khả năng thanh toán đối với
doanh nghiệp bảo hiểm
1.1.1.1. Khả năng thanh toán
Khả năng thanh tốn (KNTT) là một chỉ tiêu tài chính quan trọng đối với tất
cả các doanh nghiệp. Theo định nghĩa chung, KNTT là khả năng doanh nghiệp đáp
ứng ngay các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong q trình hoạt động kinh doanh tại
bất kỳ thời điểm nào. Trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm (KDBH), KNTT được
hiểu là khả năng của một DNBH thanh toán các khoản nợ, bao gồm chi phí hoạt
động, chi phí bồi thường tổn thất và các lợi ích khi đến hạn thanh tốn theo hợp
đồng bảo hiểm1. Do đó, KNTT mang một ý nghĩa đặc biệt đối với DNBH. KNTT
khơng chỉ phản ánh tình hình tài chính của DNBH mà cịn là cơ sở để khách hàng
ký kết hợp đồng bảo hiểm với DNBH. Bởi vì, chu trình kinh doanh của DNBH là
chu trình ngược2. Nghĩa là DNBH thu phí bảo hiểm trước từ khách hàng và chi trả
tiền bảo hiểm hay bồi thường sau khi có tổn thất từ rủi ro được bảo hiểm phát sinh.
Vì vậy, KNTT của DNBH chính là khả năng thực hiện cam kết của mình trong hợp
đồng bảo hiểm đối với khách hàng tại bất kỳ lúc nào khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Do đó, DNBH phải ln duy trì KNTT trong suốt quá trình hoạt động KDBH. Theo
quy định của pháp luật KDBH Việt Nam hiện nay, DNBH được coi là có đủ KNTT
khi đáp ứng hai điều kiện là trích lập đầy đủ dự phịng nghiệp vụ và có biên KNTT
khơng thấp hơn biên KNTT tối thiểu3.
1.1.1.2. Biên khả năng thanh toán
Biên khả năng thanh toán là một chỉ tiêu so sánh giữa vốn chủ sở hữu thực
sự tham gia vào hoạt động KDBH của DNBH so với trách nhiệm của DNBH khi
thực hiện cam kết với khách hàng4. Khi biên KNTT của các DNBH được duy trì tốt
thì nó vừa là thước đo độ an tồn về tài chính của doanh nghiệp đó, vừa là cơ sở để
DNBH thực hiện mục tiêu lợi nhuận. Biên KNTT của DNBH theo pháp luật của

Trung Quốc sẽ là số dư của tài sản được ghi nhận trừ đi các khoản nợ được ghi
1

Renbao Chen, Kie Ann Wong (2004), “The determinants of financial health of Asian insurance companies”,
The Journal of Risk and Insurance, 71 (3)/2004, 471.
2
Nguyễn Thị Như Mai (2012), Pháp luật về chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, Khóa luận tốt
nghiệp, Trường Đại học Tp. Hồ Chí Minh, tr. 8.
3
Khoản 2 Điều 77 Luật KDBH năm 2000.
4
Nguyễn Thị Thanh Huyền (2012), Chế độ pháp lý về đầu tư tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ,
Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Tp. Hồ Chí Minh, tr. 31.

5


nhận5. Pháp luật KDBH của Việt Nam đưa ra khái niệm cụ thể hơn khi định nghĩa
biên KNTT của DNBH là phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải
trả của DNBH tại thời điểm tính biên KNTT6. Tài sản dùng để tính biên KNTT của
DNBH phải đảm bảo tính thanh khoản, tức là những tài sản này phải có khả năng
chuyển thành tiền mặt một cách nhanh chóng nhất. Các khoản nợ của DNBH gồm
phí bảo hiểm của những hợp đồng chưa hết hiệu lực (khoản nợ lớn nhất) và các
khoản nợ khác như chi phí hoạt động kinh doanh, các khoản vay của DNBH,… Vì
vậy, để đảm bảo DNBH đủ KNTT cho khách hàng thì biên KNTT phải được duy trì
cao hơn biên KNTT tối thiểu.
Biên khả năng thanh toán tối thiểu của DNBH được hiểu là mức thấp nhất
của biên KNTT. Theo đó, DNBH đảm bảo các khoản nợ phải nhỏ hơn giá trị tài sản
ở một mức nhất định. Cách tính biên KNTT tối thiểu của DNBH phi nhân thọ và
nhân thọ là được quy định khác nhau7. Việc quy định cụ thể về biên KNTT tối thiểu

đã giúp cơ quan nhà nước giám sát được KNTT của các DNBH. Vào năm 2009,
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm8 cho biết chỉ có cơng ty bảo hiểm Liberty có biên
KNTT tối thiểu là 5,29% thấp hơn quy định9. Đến cuối năm 2018, theo báo cáo của
Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, tỷ lệ biên khả năng thanh tốn10 bình qn của
hệ thống DNBH đạt 239% (cuối 2017 là 237%), cao hơn mức 100% theo quy định.
Chỉ có 1/48 DNBH có tỷ lệ biên khả năng thanh toán dưới 100%11. Như vậy, trong
thời gian qua, hầu hết các DNBH đều đảm bảo biên KNTT, từ đó nâng cao khả
năng tài chính của DNBH cũng như thu hút ngày càng nhiều khách hàng mua bảo
hiểm tại các doanh nghiệp.
1.1.1.3. Dự phòng nghiệp vụ
Dự phòng nghiệp vụ là khoản tiền mà DNBH phải trích lập nhằm mục đích
thanh tốn cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ
5

Article 84 Regulation Administration of Insurance Companies of China Insurance Regulatory Commission:
“An insurance company’s actual solvency margin shall be the balance of recognized assets minus recognized
liabilities”.
6
Điều 65 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/7/2016 quy định chi tiết thi hành Luật kinh
doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm (Nghị định
73/2016/NĐ-CP).
7
Xem thêm tại Điều 64 Nghị định 73/2016/NĐ-CP.
8
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm là đơn vị thuộc bộ máy quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, có chức năng
giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước đối với lĩnh vực KDBH; trực tiếp quản lý, giám sát
hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực KDBH theo quy định của pháp luật.
9
Hoàng Trần Hậu, Nguyễn Tiến Hùng (2013), “Giám sát an tồn tài chính đối với các doanh nghiệp bảo
hiểm ở Việt Nam”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 11 (21)/2013, tr. 46.

10
Tỷ lệ biên khả năng thanh toán của DNBH là tỷ lệ giữa biên khả năng thanh toán chia cho biên khả năng
thanh toán tối thiểu của DNBH (Mục 1 Phần I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 195/2014/TT-BTC
của Bộ Tài chính ngày 17/12/2014 về hướng dẫn đánh giá, xếp loại doanh nghiệp bảo hiểm).
11
“Thị trường bảo hiểm năm 2018: Tiếp tục có bước tăng trưởng vững chắc”, truy cập ngày
26/3/2019.

6


các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết12. Bởi vì, hợp đồng bảo hiểm là loại hợp đồng
mang tính song vụ nên sau khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm
có nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm và DNBH phải bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi
sự kiện bảo hiểm xảy ra. Do đó, ngay sau khi hợp đồng được giao kết, DNBH đã có
trong tay một khoản tiền nhất định từ phí bảo hiểm và khoản tiền này luôn phải xác
định là khoản nợ đối với khách hàng13. Vì lẽ đó, các DNBH bắt buộc phải trích lập
dự phịng nghiệp vụ nhằm đảm bảo KNTT đối với những cam kết của DNBH với
khách hàng.
Bên cạnh đó, dự phịng nghiệp vụ bảo hiểm phải được trích lập phù hợp với
từng nghiệp vụ bảo hiểm và phần trách nhiệm giữ lại của DNBH. Bởi nếu DNBH
trích lập các quỹ dự phịng khơng phù hợp có thể làm cho KNTT của DNBH bị suy
giảm, dẫn đến nguy cơ mất KNTT và uy tín của DNBH bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Vì thế, cơ quan nhà nước đã đặt ra những quy định cụ thể về vấn đề này14. Theo đó,
mỗi loại dự phịng nghiệp vụ đều có các phương pháp trích lập khác nhau15. Tùy
thuộc vào đặc tính của loại nghiệp vụ và các điều kiện mọi mặt về trình độ cơng
nghệ bảo hiểm, các DNBH sẽ lựa chọn các phương pháp trích lập dự phịng nghiệp
vụ phù hợp. Nhìn chung, việc trích lập quỹ dự phịng nghiệp vụ khơng chỉ là một
u cầu mang tính kỹ thuật trong KDBH mà cịn là sự bắt buộc mang tính pháp lý
đối với DNBH16. Việc trích lập các quỹ này phải đúng, đầy đủ, hợp lý với mức

trách nhiệm để đảm bảo DNBH có đủ KNTT, từ đó góp phần bảo vệ tối đa quyền
lợi của người tham gia bảo hiểm và nâng cao ý thức trách nhiệm của các DNBH
trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh. Đồng thời, quy mơ của quỹ dự
phịng nghiệp vụ cịn thể hiện khả năng tài chính cũng như vị thế của DNBH trên thị
trường bảo hiểm.
1.1.1.4. Mất khả năng thanh toán
Trong hoạt động KDBH, các DNBH luôn phải đảm bảo được KNTT hay khả
năng chi trả các khoản nợ của DNBH. Do vậy, trường hợp DNBH mất KNTT được
hiểu là trường hợp DNBH khơng cịn đảm bảo được KNTT các khoản nợ của mình.
12

Khoản 1 Điều 96 Luật KDBH năm 2000.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2009), Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm, Nhà xuất bản Đại học
Kinh tế Quốc dân, tr. 276.
14
Xem thêm tại khoản 2 Điều 53 và khoản 2 Điều 54 Nghị định 73/2016/NĐ-CP.
15
Xem thêm tại Điều 17 và Điều 18 Thông tư số 50/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 15/5/2017 hướng
dẫn thi hành Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật
kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm (Thông tư
50/2017/TT-BTC) và khoản 1 Điều 1 Thơng tư số 01/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 02/01/2019 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 15/5/2017 hướng dẫn thi
hành Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh
bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.
16
Đặng Thanh Hải (2017), Quy định pháp luật về hoạt động đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm nhân
thọ, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Tp. Hồ Chí Minh, tr. 22.
13

7



Khi DNBH không thể chi trả cho các cam kết với khách hàng thì họ sẽ bị tước mất
quyền được bồi thường tổn thất bằng một khoản tiền nhất định khi có sự kiện bảo
hiểm xảy ra. Từ đó, khách hàng sẽ mất lịng tin đối với DNBH đó cũng như các
DNBH khác trên thị trường bảo hiểm. Bên cạnh đó, DNBH bị mất KNTT thì sẽ bị
giảm doanh thu, uy tín và có thể dẫn đến hậu quả xấu nhất là giải thể và phá sản
doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến sự ổn định của nền kinh tế - xã hội. Vì lẽ đó, cơ
quan nhà nước cần phải thực hiện ngay các biện pháp khắc phục KNTT khi DNBH
có nguy cơ mất KNTT để phục hồi tình trạng thanh toán hiện tại và ngăn chặn việc
mất KNTT của DNBH.
Hiểu theo nghĩa chung nhất, nguy cơ mất KNTT của DNBH là tình trạng
KNTT hiện tại DNBH có thể dẫn đến hậu quả mất KNTT của DNBH trong tương
lai. Pháp luật KDBH Việt Nam định nghĩa nguy cơ mất KNTT của DNBH là việc
DNBH có biên KNTT thấp hơn biên KNTT tối thiểu17. Khi biên KNTT của DNBH
thấp hơn so với biên KNTT tối thiểu do cơ quan nhà nước quy định cho thấy việc
duy trì mức độ an tồn tài chính tại DNBH đang trong tình trạng khơng tốt và cần
phải thực hiện ngay các biện pháp xử lý. Nếu khơng có các biện pháp xử lý kịp thời
tình trạng trên thì khả năng rất cao DNBH bị mất khả năng chi trả các khoản nợ, từ
đó sẽ đưa đến những hậu quả khó mà lường trước được đối với DNBH nói riêng và
hệ thống các DNBH nói chung.
1.1.1.5. Kiểm soát khả năng thanh toán
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, KDBH là một ngành kinh doanh
mang lại nhiều lợi nhuận và đóng vai trị quan trọng ngày càng trong sự phát triển
của nền kinh tế. Việc KDBH chẳng những có lợi cho việc đề phịng, hạn chế tai nạn
rủi ro cho khách hàng, giảm bớt tổn thất của cải của xã hội, mà còn là biện pháp huy
động vốn để phát triển kinh tế - xã hội18. Do đó, khi một DNBH lâm vào tình trạng
mất KNTT không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người tham gia bảo
hiểm mà thậm chí còn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động KDBH của các DNBH khác,
nền kinh tế và đời sống xã hội. Vì thế, pháp luật bảo hiểm ở các quốc gia cần phải

có cơ chế kiểm sốt KNTT của DNBH để hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng phá
sản DNBH và duy trì sự phát triển ổn định của thị trường bảo hiểm.
Bộ luật Bảo hiểm của Pháp sử dụng thuật ngữ “giám sát đặc biệt” khi đề cập
đến việc kiểm sốt KNTT của DNBH19. Theo đó, giám sát đặc biệt được thực hiện
17

Khoản 1 Điều 78 Luật KDBH năm 2000.
Trương Mộc Lâm, Lưu Nguyên Khánh (2000), Một số điều cần biết về pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm,
Nhà xuất bản Thống kê, tr. 34.
19
Article L323-1-1 French Insurance Code (FIC): “When the financial situation of an organisation inspected
by the supervisory committee pursuant to Article L310-12, or its operating conditions are such that the
interests of the insured and beneficiaries of contracts are compromised or risk being compromised, the
18

8


bởi Ủy ban giám sát bảo hiểm20 trong trường hợp tình hình tài chính hoặc điều kiện
hoạt động của DNBH đó xâm phạm hoặc có nguy cơ xâm phạm đến lợi ích của
người được bảo hiểm và người thụ hưởng. Trong khi đó, pháp luật Trung Quốc cho
rằng kiểm sốt KNTT là việc cơ quan quản lý bảo hiểm21 kiểm sốt một DNBH khi
DNBH đó bị mất KNTT nghiêm trọng hoặc đã vi phạm các quy định của Luật này,
gây tổn hại cho lợi ích cơng cộng, có thể hoặc đã gây nguy hiểm nghiêm trọng đến
KNTT của DNBH22. Ngoài ra, theo pháp luật Singapore, việc kiểm soát này được
hiểu là việc cơ quan quản lý bảo hiểm23 thực hiện các quyền hạn theo luật định khi
DNBH có nguy cơ mất KNTT hoặc tạm ngừng thanh tốn24. Có thể thấy, pháp luật
ở mỗi quốc gia khác nhau có thuật ngữ và định nghĩa tương đối khác nhau về kiểm
soát KNTT. Tuy nhiên, nhìn chung, cơ quan quản lý bảo hiểm ở mỗi quốc gia sẽ
kiểm soát KNTT của một DNBH khi DNBH đó có nguy cơ mất KNTT hoặc tạm

ngừng thanh toán.
Ở Việt Nam, trước khi Luật KDBH năm 2000 ra đời, vấn đề kiểm soát
KNTT được đề cập tại Nghị định số 100/CP của Chính phủ ngày 18/12/1993 về
kinh doanh bảo hiểm. Theo đó, khi tình hình tài chính của DNBH diễn biến theo
chiều hướng xấu, có nguy cơ khơng đủ KNTT cho người được bảo hiểm, Bộ Tài
chính sẽ yêu cầu DNBH đó phải chấn chỉnh kinh doanh và áp dụng các biện pháp
nhằm khơi phục lại tình hình bình thường25. Khi Luật KDBH năm 2000 ra đời, cùng
với việc ban hành Nghị định số 46/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/3/2007 quy

insurance supervisory committee shall take the necessary emergency measures to safeguard the interests of
the insured, members and assigns. It may place the firm under special supervision for this purpose”.
20
Tại Pháp, cơ quan giám sát và giải quyết thận trọng của Pháp (Autorité de contrôle Prudentiel et de
Résolution - ACPR) là cơ quan có chức năng cấp phép và giám sát ngân hàng, bảo hiểm và các hoạt động tái
bảo hiểm tại Pháp.
21
Tại Trung Quốc, Ủy ban Điều tiết Bảo hiểm Trung Quốc (China Insurance Regulatory Commission CIRC) được ủy quyền của Hội đồng Nhà nước để quản lý, giám sát và điều tiết thị trường bảo hiểm Trung
Quốc.
22
Article 145 Insurance Law of the People's Republic of China: “Where an insurance company falls under
either of the following circumstances, the insurance regulatory authority under the State Council may take
control:
(1) The company is insolvent to a serious degree; or
(2) The company, in violation of this Law, impairs the public interests, which may seriously jeopardize or has
already seriously jeopardized its solvency”.
23
Tại Singapore, Cơ quan tiền tệ Singapore (The Monetary Authority of Singapore - MAS) là cơ quan quản
lý nhà nước chịu trách nhiệm cấp phép, ủy quyền và giám sát các hoạt động bảo hiểm và tái bảo hiểm.
24
Section 41(1) Singapore Insurance Act: “The Authority may exercise one or more of the powers specified

in subsection (2) as appears to it to be necessary where —
(a) the Authority is satisfied that —
(ii) a relevant person is or is likely to become insolvent, or that it is or is likely to become unable to meet its
obligations, or that it is about to suspend payments;
(b) a relevant person informs the Authority that it is or is likely to become insolvent, or that it is or is likely to
become unable to meet its obligations, or that it has suspended or is about to suspend payments;
(c) a relevant person becomes unable to meet its obligations, or is insolvent, or suspends payments”.
Xem thêm tại: (truy cập ngày 26/3/2019).
25
Điều 30 Nghị định số 100/CP của Chính phủ ngày 18/12/1993 về kinh doanh bảo hiểm.

9


định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo
hiểm, vấn đề kiểm soát KNTT đã được quy định cụ thể hơn. Theo đó, trong trường
hợp DNBH khơng khơi phục được KNTT theo u cầu của Bộ Tài chính thì DNBH
bị đặt vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt26. Thuật ngữ “kiểm sốt đặc biệt” đối với
DNBH được đề cập trong quy định trên cũng chính là “kiểm sốt khả năng thanh
tốn” của DNBH. Bởi vì mục đích của kiểm sốt đặc biệt là kiểm sốt KNTT, từ đó
khơi phục KNTT của DNBH. Hiện nay, trong Luật KDBH năm 2000, được sửa đổi,
bổ sung năm 2010, Nghị định số 73/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/7/2016
quy định chi tiết thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật kinh doanh bảo hiểm (sau đây gọi tắt là Nghị định 73/2016/NĐ-CP)
và Thông tư số 50/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 15/5/2017 hướng dẫn thi
hành Nghị định số 73/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
kinh doanh bảo hiểm (sau đây gọi tắt là Thông tư 50/2017/TT-BTC) vẫn sử dụng
thuật ngữ “kiểm sốt đặc biệt” và chưa có quy định cụ thể về khái niệm “kiểm soát
khả năng thanh toán”.

Trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam, khái niệm “kiểm soát đặc biệt” được
quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 145 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, được
sửa đổi, bổ sung năm 2017 và khoản 1 Điều 3 Thông tư số 07/2013/TT-NHNN của
Ngân hàng Nhà nước ngày 14/3/2013 quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ
chức tín dụng (sau đây gọi tắt là Thơng tư 07/2013/TT-NHNN). Theo đó, kiểm sốt
đặc biệt là việc một tổ chức tín dụng (TCTD) bị đặt dưới sự kiểm sốt trực tiếp của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất KNTT
hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật dẫn đến nguy cơ mất an tồn hoạt động. Có
thể thấy rằng, khái niệm kiểm soát đặc biệt đối với các TCTD được hiểu khái quát
hơn so với kiểm soát đặc biệt đối với DNBH. Việc TCTD có nguy cơ mất KNTT
chỉ là một trong số các trường hợp TCTD bị đặt vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt.
Trong khi đó, đối với DNBH, chỉ khi nào DNBH không khôi phục được KNTT theo
yêu cầu của Bộ Tài chính thì mới bị đặt vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt. Có sự
khác nhau như trên, nguyên nhân cơ bản nhất là do sự khác nhau về chức năng của
TCTD và DNBH. Chức năng của TCTD khơng chỉ đảm bảo KNTT cho khách hàng
mà cịn phải đảm bảo khả năng chi trả và sự an toàn của cả hệ thống các TCTD.
Trong khi chức năng quan trọng của DNBH là ln ln phải duy trì được KNTT
cho khách hàng tại bất cứ thời điểm nào khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Tóm lại, để làm rõ bản chất của cơ chế kiểm soát KNTT hay kiểm soát đặc
26

Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 46/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/3/2007 quy định chế độ tài chính
đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp mơi giới bảo hiểm.

10


biệt trong KDBH thì cần thiết phải đưa ra một khái niệm cụ thể về kiểm soát KNTT
đối với DNBH. Mặc dù pháp luật KDBH của Việt Nam không quy định cụ thể khái
niệm về kiểm soát KNTT đối với DNBH, nhưng thơng qua các quy định có liên

quan, tác giả cho rằng, “Kiểm soát khả năng thanh toán là việc đặt một DNBH dưới
sự quản lý trực tiếp của Bộ Tài chính do khơng khơi phục được khả năng thanh
tốn theo u cầu của Bộ Tài chính nhằm khắc phục tình trạng yếu kém của DNBH
và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng”.
1.1.2. Đặc điểm của kiểm soát khả năng thanh toán đối với doanh nghiệp bảo
hiểm
Thứ nhất, kiểm sốt khả năng thanh tốn là cơng cụ quản lý đặc biệt của
Bộ Tài chính đối với DNBH.
Theo quy định của Luật KDBH năm 2000, Bộ Tài chính là cơ quan thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về KDBH27 nên Bộ Tài chính sẽ áp dụng các biện pháp
kiểm soát KNTT khi DNBH lâm vào trường hợp hoạt động yếu kém, khơng khơi
phục được KNTT. Qua q trình kiểm sốt KNTT, Bộ Tài chính sẽ tìm ra được
những ngun nhân dẫn đến tình trạng yếu kém của DNBH, từ đó loại bỏ những
nguyên nhân này và đề ra những cơ chế hỗ trợ hiệu quả và kịp thời nhằm giúp
DNBH thốt khỏi tình trạng mất KNTT. Ngồi ra, Bộ Tài chính có thể trực tiếp
điều phối hoạt động kinh doanh, bộ máy nhân sự, tổ chức lại hay chấm dứt hoạt
động của các DNBH bị kiểm sốt KNTT. Vì vậy, kiểm sốt KNTT thực sự là một
cơng cụ quản lý đặc biệt mà chỉ có Bộ Tài chính mới có thẩm quyền áp dụng đối
với các DNBH nhằm thực hiện chức năng quản lý KDBH của mình cũng như bảo
đảm sự an toàn của hệ thống các DNBH trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Thứ hai, kiểm soát khả năng thanh tốn chỉ được tiến hành khi DNBH
khơng khơi phục được khả năng thanh toán theo yêu cầu của Bộ Tài chính.
Khác với hoạt động kiểm sốt đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng được thực
hiện đối với các TCTD có nguy cơ mất KNTT, kiểm sốt KNTT trong lĩnh vực bảo
hiểm chỉ áp dụng đối với các DNBH đã không thể khôi phục được KNTT theo yêu
cầu của Bộ Tài chính. Theo pháp luật KDBH, khi một DNBH có nguy cơ mất
KNTT khơng ngay lập tức bị đặt vào tình trạng kiểm sốt KNTT. Trước tiên,
DNBH đó phải tự khôi phục KNTT. Tiếp theo, nếu DNBH không tự khơi phục
được thì phải thực hiện u cầu của Bộ Tài chính về việc khơi phục KNTT. Sau
cùng, quy trình kiểm soát KNTT sẽ được áp dụng chỉ khi nào DNBH đó khơng khơi

phục được KNTT cho dù đã áp dụng các biện pháp khôi phục theo yêu cầu của Bộ
Tài chính. Do đó, việc kiểm sốt KNTT của DNBH sẽ là bước cuối cùng để DNBH
27

Khoản 2 Điều 121 Luật KDBH năm 2000.

11


có thể khơi phục được KNTT nhằm tránh trường hợp bị giải thể hoặc phá sản.
Thứ ba, các chủ thể thực hiện kiểm sốt khả năng thanh tốn có quyền
can thiệp vào cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh của DNBH.
Theo quy định của pháp luật KDBH, các chủ thể có thẩm quyền thực hiện
kiểm sốt KNTT đối với DNBH bao gồm Bộ Tài chính và Ban kiểm soát KNTT.
Ban kiểm soát được thành lập dựa trên Quyết định thành lập của Bộ Tài chính với
nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo, giám sát DNBH thực hiện các biện pháp khôi phục
KNTT theo phương án đã xây dựng. Đồng thời, Ban kiểm sốt cịn phải báo cáo
tình hình hoạt động và kết quả việc áp dụng các biện pháp khơi phục KNTT cho Bộ
Tài chính.
Có thể nói, khi DNBH rơi vào tình trạng hoạt động yếu kém thì nguyên nhân
chủ yếu thuộc về chính DNBH đó, cụ thể là hoạt động kém hiệu quả của Ban lãnh
đạo và bộ máy nhân sự của DNBH. Nhằm hạn chế những sai lầm nối tiếp sai lầm
trong các quyết định kinh doanh và khắc phục hậu quả từ những yếu kém trong việc
quản lý và điều hành của Ban lãnh đạo DNBH thì Bộ Tài chính và Ban kiểm sốt
KNTT được pháp luật trao quyền can thiệp vào cơ cấu tổ chức của DNBH. Ban
kiểm sốt có quyền tạm đình chỉ và yêu cầu thay thế các chức danh chủ chốt trong
DNBH như thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc,…
Đồng thời, Ban kiểm sốt cũng có quyền yêu cầu Ban lãnh đạo DNBH miễn nhiệm,
đình chỉ cơng tác đối với người có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp hành
phương án khôi phục KNTT.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính và Ban kiểm sốt KNTT cịn có thẩm quyền can
thiệp vào hoạt động kinh doanh của DNBH bị kiểm soát KNTT. Hoạt động KDBH
của DNBH mang bản chất là hoạt động kinh doanh những “rủi ro” có thể xảy ra bất
cứ lúc nào đối với khách hàng. Do đó, một khi DNBH khơng tìm hiểu được nguyên
nhân và hạn chế từ hoạt động kinh doanh của mình dẫn đến mất KNTT thì sẽ gây
nên những thiệt hại vô cùng lớn đối với khách hàng, nền kinh tế và đời sống xã hội.
Vì vậy, DNBH cần có sự can thiệp và định hướng hoạt động một cách toàn diện bao
gồm nội dung, phạm vi, lĩnh vực hoạt động của DNBH từ Bộ Tài chính và Ban
kiểm sốt nhằm nhanh chóng phục hồi KNTT và ổn định hoạt động kinh doanh của
DNBH.
Thứ tư, mục đích của việc kiểm sốt khả năng thanh tốn là khắc phục
tình trạng yếu kém của DNBH, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, sự phát
triển ổn định của thị trường bảo hiểm và nền kinh tế.
Thực chất của hoạt động kiểm soát KNTT là Bộ Tài chính và Ban kiểm sốt
KNTT thực hiện các biện pháp hỗ trợ nhằm phục hồi năng lực tài chính và năng lực

12


quản lý của DNBH. Mục tiêu mà các chủ thể thực hiện kiểm sốt hướng đến khơng
phải nhằm trừng trị hay răn đe DNBH mà sử dụng thẩm quyền và chun mơn của
mình để khắc phục tình trạng yếu kém hiện tại của DNBH. Với những quyền hạn
theo Luật định, Bộ Tài chính và Ban kiểm sốt can thiệp trực tiếp vào hoạt động
kinh doanh, cơ cấu nhân sự cũng như quyết định áp dụng các biện pháp phù hợp với
tình hình hiện tại của DNBH nhằm khơi phục KNTT và tăng hiệu quả quản lý bộ
máy nhân sự của DNBH. Trong thời gian được kiểm sốt KNTT, DNBH có điều
kiện thuận lợi để được cố vấn và định hướng hoạt động từ Ban kiểm soát nhằm
tránh lặp lại những sai lầm trong hoạt động kinh doanh và quản lý của mình trong
q khứ.
Ngồi ra, hoạt động kiểm sốt KNTT còn nhằm đảm bảo quyền lợi của

khách hàng tham gia bảo hiểm. Về bản chất, khi tham gia vào quan hệ bảo hiểm,
mục đích của người mua bảo hiểm ln mong muốn được bồi thường về tài chính
khi rủi ro, tổn thất xảy ra28. Tuy nhiên, đặc trưng của hoạt động KDBH đó là việc
thu phí bảo hiểm ln diễn ra trước và hoạt động bồi thường diễn ra sau. Điều này
đã mang lại cho khách hàng một rủi ro mới là vào thời điểm xảy ra rủi ro, tổn thất,
DNBH có thể thực hiện được cam kết chi trả của mình hay khơng. Do đó, khi
DNBH lâm vào tình trạng khơng khơi phục được KNTT thì việc Bộ Tài chính và
Ban kiểm sốt ngay lập tức thực hiện việc kiểm soát đối với DNBH sẽ bảo vệ kịp
thời quyền lợi của khách hàng, đảm bảo việc chi trả cho khách hàng theo đúng cam
kết trong hợp đồng bảo hiểm.
Hơn thế nữa, kiểm soát KNTT đối với DNBH nhằm mục đích phát triển ổn
định thị trường bảo hiểm và nền kinh tế. Bảo hiểm đóng vai trị là một kênh cung
cấp vốn dài hạn cho nền kinh tế. Do đó, khi một DNBH gặp rủi ro sẽ dẫn đến rất
nhiều nguy cơ bất lợi về tài chính cho khách hàng, các đối tác, nhà đầu tư và cả nền
kinh tế. Nhận thấy những nguy cơ đó, trong q trình kiểm soát KNTT đối với
DNBH, Ban kiểm soát kết hợp với DNBH xây dựng phương án khơi phục KNTT
tùy theo tình hình thực tế của DNBH đó. Vì vậy, việc kiểm soát KNTT đối với
những DNBH yếu kém sẽ hạn chế phần nào những ảnh hưởng tiêu cực đến các
DNBH khác, từ đó đảm bảo sự phát triển ổn định của thị trường bảo hiểm nói riêng
và nền kinh tế nói chung.
Thứ năm, kiểm soát khả năng thanh toán là biện pháp mang tính pháp
lý.
Kiểm sốt KNTT được tiến hành dựa trên một quyết định hành chính của Bộ
Tài chính để thực hiện các hoạt động hỗ trợ DNBH phục hồi năng lực tài chính.
28

Nguyễn Thị Thanh Huyền (2012), tlđd (4), tr. 15.

13



Trong q trình kiểm sốt KNTT, Bộ Tài chính và Ban kiểm soát KNTT sẽ chủ
động áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục tình trạng kinh doanh yếu kém
của DNBH và bắt buộc DNBH phải thực hiện theo một số yêu cầu nhất định. Có thể
nói, một khi DNBH đang khơng thể đảm bảo KNTT thì những diễn biến tiếp theo
xảy ra đối với DNBH là điều rất khó tiên đốn được. Vì vậy, pháp luật trao cho Bộ
Tài chính và Ban kiểm sốt quyền áp đặt các quyết định của mình đối với DNBH
trong quá trình kiểm sốt là điều rất cần thiết. Vì lẽ đó, DNBH bị kiểm soát KNTT
cần tuân thủ các quy định pháp luật về kiểm sốt KNTT, tơn trọng, chủ động thực
hiện yêu cầu, quyết định của Bộ Tài chính và Ban kiểm sốt nhằm nhanh chóng
khắc phục được tình trạng mất kiểm sốt của mình và đảm bảo sự an toàn cho hệ
thống các DNBH.
1.1.3. Sự cần thiết phải quy định về kiểm soát khả năng thanh toán đối với doanh
nghiệp bảo hiểm
Thứ nhất, những tác động tiêu cực đến khách hàng, DNBH và nền kinh
tế - xã hội trong trường hợp DNBH khơng duy trì được khả năng thanh toán.
Trong nền kinh tế, bảo hiểm là một hoạt động dịch vụ tài chính và là biện
pháp huy động vốn để phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, trong quá trình hoạt động
kinh doanh của DNBH, việc đảm bảo KNTT cho khách hàng là một trong những
yêu cầu quan trọng được đặt ra đối với mỗi DNBH. Bởi lẽ khi DNBH khơng duy trì
được KNTT sẽ mang lại những tác động tiêu cực khơng chỉ đến DNBH đó mà còn
đến khách hàng, các DNBH khác và cả nền kinh tế - xã hội.
Đối với các DNBH, KNTT là khả năng DNBH thực hiện các cam kết, lời
hứa của mình đối với người mua bảo hiểm. Sự đảm bảo KNTT của DNBH đồng
nghĩa với việc doanh nghiệp đó có khả năng chi trả cho các tổn thất của khách hàng.
Do vậy, KNTT của DNBH được xem là một tiêu chí để khách hàng lựa chọn mua
bảo hiểm ở DNBH đó. Vì thế, một khi DNBH khơng thể đảm bảo KNTT thì khách
hàng sẽ mất lịng tin đối với DNBH dẫn đến uy tín của DNBH trên thị trường sẽ bị
giảm sút nghiêm trọng. Bên cạnh đó, khi KNTT của DNBH khơng thể duy trì thì
việc khách hàng hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm sẽ càng tạo nên sự khó khăn hơn cho

doanh nghiệp về mặt tài chính. Nếu DNBH khơng thể khơi phục được KNTT của
mình thì việc giải thể hay phá sản DNBH sẽ là điều tất yếu. Đồng thời, khi một
DNBH mất kiểm soát về thanh toán thì khách hàng cũng sẽ trở nên nghi ngờ vào
khả năng tài chính của các DNBH khác trên thị trường, dẫn đến mất dần sự tin
tưởng vào bảo hiểm. Điều này có thể làm cho các DNBH khác mất khách hàng,
giảm doanh thu, dẫn đến thị trường bảo hiểm không còn là nơi cung cấp nguồn vốn
cho sự phát triển kinh tế và sự ổn định của xã hội.

14


Đối với khách hàng, khi họ trả cho DNBH một khoản phí bảo hiểm thì mục
đích là nhằm đảm bảo về mặt tài chính để bù đắp những tổn thất, rủi ro trong tương
lai, từ đó giúp họ ổn định cuộc sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh không bị
ngưng trệ. Hiện nay, có khoảng 80% các cơng trình xây dựng cơ sở hạ tầng, cơng
trình kinh tế lớn của Nhà nước đã được các DNBH bảo vệ về mặt tài chính trong
trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm mà khơng cần phải sử dụng đến nguồn kinh phí
hỗ trợ thiệt hại từ ngân sách nhà nước29. Có thể nói, tác dụng của bảo hiểm chỉ được
phát huy khi DNBH có đủ khả năng tài chính để bồi thường cho các tổn thất phát
sinh từ hợp đồng đã giao kết hay nói ngắn gọn hơn là DNBH có KNTT cho khách
hàng. Vì lẽ đó, khi DNBH khơng có KNTT thì người tham gia bảo hiểm sẽ khơng
được bồi thường khi rủi ro được bảo hiểm xảy ra. Nếu không có các khoản tiết kiệm
khác, người tham gia bảo hiểm có thể lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính. Mặt
khác, nếu khách hàng hủy bỏ hợp đồng với DNBH thì họ vẫn phải chịu nhiều thiệt
thịi. Bởi vì phần phí bảo hiểm mà khách hàng được nhận lại từ DNBH thường nhỏ
hơn rất nhiều so với tổng phí đã nộp, trong một số trường hợp đặc biệt, khách hàng
cịn khơng được hồn phí. Như vậy, quyền lợi của khách hàng tham gia bảo hiểm sẽ
không được đảm bảo khi DNBH mất KNTT.
Vì thế, Nhà nước cần thiết phải ban hành các quy định pháp luật để kiểm
soát DNBH khi nó rơi vào tình trạng mất KNTT nhằm hạn chế đến mức thấp nhất

những ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra do việc DNBH không đảm bảo được khả
năng chi trả của mình.
Thứ hai, kiểm sốt khả năng thanh toán của DNBH nhằm bảo vệ quyền
lợi của DNBH, khách hàng, sự ổn định của nền kinh tế và xã hội.
Trước tiên, kiểm soát KNTT sẽ là cơ hội để DNBH khôi phục lại hoạt động
kinh doanh đang trong tình trạng yếu kém của mình. Có thể nói, một khi DNBH bị
đặt vào tình trạng kiểm sốt KNTT nghĩa là DNBH khơng thể tự mình phục hồi
được tài chính mà phải cần sự trợ giúp từ bên ngồi. Vì lẽ đó, Nhà nước với chức
năng quản lý của mình cần thiết phải tạo ra hành lang pháp lý bằng quy chế kiểm
soát KNTT nhằm giúp DNBH tránh được những thiệt hại có thể xảy ra do tình trạng
mất kiểm soát hiện tại. Hoạt động kiểm soát KNTT tạo điều kiện cho DNBH cơ cấu
lại bộ máy quản lý cũng như thay đổi các chiến lược kinh doanh để vực dậy trở lại
DNBH. Đồng thời, việc Nhà nước tham gia kiểm soát DNBH sẽ hỗ trợ DNBH triển
khai nhiều phương án hiệu quả hơn nhằm khôi phục lại KNTT, lấy lại lòng tin từ
khách hàng và tiếp tục hoạt động KDBH trên thị trường.
Khơng những thế, kiểm sốt KNTT đối với DNBH giúp củng cố niềm tin và
29

Ngô Việt Trung (2016), “Thị trường bảo hiểm: Khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã
hội”, Tạp chí Tài chính, số 1 (630)/2016, tr. 13.

15


đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Trong quan hệ KDBH, người tham gia bảo
hiểm chuyển giao rủi ro bằng cách đóng phí bảo hiểm cho DNBH và việc thu phí
bảo hiểm từ người tham gia bảo hiểm thể hiện rằng DNBH đã đứng ra chấp nhận
những rủi ro xảy ra đối với người đã tham gia bảo hiểm30. Vì thế, yếu tố tín nhiệm
được coi là điều kiện cần cho hoạt động KDBH phát sinh. Do đó, các DNBH khi rơi
vào tình trạng mất KNTT thì khả năng đánh mất lịng tin của khách hàng là rất cao.

Chính vì lẽ đó, hoạt động kiểm sốt KNTT cho khách hàng thấy rằng hoạt động
KDBH ln được đảm bảo giữ gìn một cách ổn định, thiệt hại trong ngành bảo
hiểm luôn được hạ xuống một cách thấp nhất, từ đó giúp họ n tâm góp sức vào
q trình tập trung nguồn vốn cho nền kinh tế. Ngoài ra, khi áp dụng các biện pháp
kiểm soát KNTT cũng sẽ đảm bảo khả năng chi trả của DNBH đối với khách hàng
và bảo vệ tối đa quyền lợi của khách hàng.
Cuối cùng, kiểm sốt KNTT góp phần ngăn chặn ảnh hưởng từ sự đổ vỡ của
DNBH đến các DNBH khác, gây ra những bất ổn trong thị trường bảo hiểm, nền
kinh tế và tồn xã hội. Có thể nói, hoạt động của các DNBH là những hoạt động
mang tính nhạy cảm cao, rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý xã hội và có tính
chất lây truyền. Khi lịng tin của khách hàng vào một DNBH bị mất đi thì nguy cơ
mất lòng tin đối với các DNBH khác trong thị trường bảo hiểm là hồn tồn có khả
năng xảy ra. Bên cạnh đó, trong hoạt động kinh doanh, DNBH thu hút được một
lượng vốn lớn rồi sau đó đầu tư ngược trở lại cho nền kinh tế nhằm thúc đẩy kinh tế
phát triển. Do đó, khi một DNBH đổ vỡ thì tầm ảnh hưởng của nó vơ cùng lớn. Vì
thế, việc ban hành quy chế kiểm sốt KNTT sẽ tạo cơ hội để DNBH phục hồi lại,
tránh nguy cơ đổ vỡ DNBH, ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực đến các DNBH khác, ổn
định thị trường bảo hiểm, nền kinh tế và toàn xã hội. Ngay cả trong trường hợp
buộc phải tuyên phá sản đối với DNBH bị kiểm soát KNTT thì hoạt động kiểm sốt
cũng đã thực hiện vai trò hạn chế ảnh hưởng từ việc phá sản DNBH bằng những
biện pháp đã được tiến hành trước đó.
Từ những phân tích trên, sự can thiệp của Nhà nước trong việc thiết lập hành
lang pháp lý về kiểm soát KNTT nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các chủ thể
tham gia quan hệ KDBH là cần thiết. Sự quản lý, giám sát của Nhà nước sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động của DNBH để từ đó phát huy hơn nữa vai trò của
bảo hiểm đối với đời sống kinh tế - xã hội.
Thứ ba, hoàn thiện pháp luật kinh doanh bảo hiểm theo hướng quản lý
trên cơ sở kiểm soát rủi ro là một trong những nội dung quan trọng trong đề
án cơ cấu lại thị trường bảo hiểm.
30


Phạm Văn Tuyết (2007), Bảo hiểm và kinh doanh bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam, Nhà xuất bản Tư
pháp, tr. 17.

16


Có thể nói, bản chất của hoạt động KDBH là kinh doanh “rủi ro”. Trong quá
trình DNBH bù đắp những tổn thất do rủi ro gây ra cho khách hàng thì ngay chính
bản thân DNBH cũng phải quản lý được những rủi ro có thể xảy ra đối với mình.
Trong đó, rủi ro về mất KNTT là một rủi ro rất lớn có nguy cơ xảy ra bất cứ lúc nào
và tác động sâu rộng đến DNBH. Nhận thấy được điều này, Nhà nước cần phải ban
hành các quy định pháp luật theo hướng quản lý trên cơ sở kiểm sốt các rủi ro có
thể xảy ra, mà trong đó các việc quy định về kiểm soát KNTT là điều cần thiết. Với
việc có hành lang pháp lý để giám sát và quản trị rủi ro về thanh toán tại DNBH
nhằm ngăn chặn kịp thời và có biện pháp xử lý ngay đối với những vấn đề phát
sinh31. Đồng thời, quy chế kiểm soát KNTT sẽ hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực
của tình trạng mất KNTT của DNBH tác động lên chính DNBH đó, khách hàng, hệ
thống các DNBH và nền kinh tế - xã hội.
Hiện nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng
hơn cùng quá trình hội nhập của đất nước, với những sự kiện nổi bật như tham gia
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hay đàm phán và ký kết Hiệp định đối tác tồn
diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP)32. Để thực hiện có hiệu quả các
cam kết của Việt Nam về lĩnh vực KDBH trong các hiệp định thương mại song
phương và đa phương, Nhà nước phải chú trọng việc hồn thiện pháp luật về
KDBH. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển thị
trường Bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011 - 202033, trong đó yêu cầu ban hành các
quy định về mức độ an toàn KNTT của DNBH và quản trị rủi ro là nội dung quan
trọng mà Bộ Tài chính cần thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020. Bởi vì năm 2019
là năm cuối cùng để thực hiện Chiến lược trên nên vào cuối tháng 02/2019, Thủ

tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án cơ cấu lại thị trường bảo hiểm đến năm 2020
và định hướng đến năm 202534. Trong đề án cơ cấu lại thị trường bảo hiểm, giải
pháp tiên quyết cần thực hiện là hoàn thiện cơ sở pháp lý về KDBH theo hướng
quản lý trên cơ sở kiểm soát rủi ro của DNBH nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập. Rủi
ro về KNTT của DNBH có thể xảy ra và mang lại nhiều hệ quả tiêu cực cho DNBH,
cho nên việc hoàn thiện pháp luật về kiểm soát KNTT của DNBH cũng là nội dung
quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật KDBH theo hướng quản lý trên cơ sở
kiểm sốt rủi ro. Ngồi ra, trong đề án cơ cấu lại thị trường bảo hiểm, cơ quan nhà
31

Phùng Ngọc Khánh (2015), “6 điểm sáng của thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2014”, Tạp chí tài chính,
số 1 (602)/2015, tr. 49.
32
Nguyễn Hải Yến (2018), “Hồn thiện các quy định pháp luật về dịch vụ bảo hiểm ở Việt Nam trên cơ sở
các cam kết trong CPTPP”, Tạp chí Luật học, số 01/2018, tr. 64.
33
Quyết định số 193/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng 02 năm 2012 về Chiến lược phát triển
thị trường Bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
34
Quyết định số 242/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28 tháng 02 năm 2019 phê duyệt Đề án “Cơ
cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”.

17


nước có thẩm quyền cần phải xây dựng hệ thống kiểm soát rủi ro tại DNBH, kịp
thời phát hiện được các rủi ro phát sinh từ hoạt động tài chính, từ đó có biện pháp
kiểm sốt, phịng ngừa, giảm thiểu rủi ro, hạn chế tổn thất nhằm ngăn chặn nguy cơ
mất KNTT và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNBH.
Như vậy, để nắm bắt được những tiềm năng của quá trình hội nhập kinh tế

quốc tế và hoàn thành được những mục tiêu về phát triển thị trường bảo hiểm đã đề
ra, cơ quan quản lý nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý đối với hoạt
động KDBH, trong đó có hoạt động kiểm soát KNTT của DNBH nhằm tạo hành
lang pháp lý minh bạch, vững chắc cho thị trường bảo hiểm phát triển bền vững.
Đồng thời, cơ quan nhà nước cần triển khai xây dựng các quy định pháp lý theo
đúng lộ trình đã cam kết nhằm vừa thực hiện cam kết quốc tế, vừa bảo đảm cho sự
an toàn của thị trường bảo hiểm và các doanh nghiệp trong nước35. Ngoài ra, Nhà
nước cần tiếp tục rà sốt, hồn thiện chính sách, khuôn khổ pháp luật trong lĩnh vực
KDBH hướng tới tuân thủ các nguyên tắc quản lý, giám sát theo khuyến nghị của
Hiệp hội quốc tế của các cơ quan quản lý bảo hiểm (IAIS)36. Theo đó, pháp luật về
KDBH cần sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan về việc tăng cường sự giám
sát, rà soát rủi ro về KNTT của DNBH nhằm nâng cao năng lực tài chính và hiệu
quả kinh doanh của DNBH. Chỉ có như vậy thì DNBH mới làm tốt vai trị là trụ cột
của thị trường bảo hiểm và là nhân tố quyết định và quan trọng trong tiến trình tái
cấu trúc thị trường bảo hiểm37.
1.2. Khơi phục khả năng thanh tốn của doanh nghiệp bảo hiểm
1.2.1. Khái quát về khôi phục khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm
Trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào trong nền kinh tế, một khi doanh
nghiệp có nguy cơ mất KNTT, khả năng chi trả thì ngay lập tức doanh nghiệp đó
phải thực hiện các biện pháp nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trở lại
bình thường. Tương tự, trong lĩnh vực KDBH, khi một DNBH có nguy cơ mất
KNTT thì u cầu đặt ra cho chính DNBH đó là phải thực hiện các giải pháp nhằm
phục hồi lại KNTT cho doanh nghiệp, đảm bảo khả năng chi trả cho người tham gia
bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Đồng thời, khi DNBH lâm vào tình trạng có
nguy cơ mất KNTT tức là năng lực tài chính của DNBH đã bị suy yếu thì việc tự
35

Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (2016), “Triển vọng thị trường bảo hiểm năm 2016”, Tạp chí Tài chính, số
04 (630)/2016, tr. 19.
36

Hiệp hội quốc tế của các cơ quan quản lý bảo hiểm (International Association of Insurance Supervisors IAIS) được thành lập vào năm 1994 với sự tham gia của các cơ quan giám sát, quản lý bảo hiểm của 140
quốc gia. IAIS hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế ban hành chuẩn mực trong lĩnh vực bảo hiểm nhằm
thúc đẩy sự ổn định tài chính, bảo vệ quyền lợi của khách hàng tham gia bảo hiểm và đóng góp vào sự phát
triển lành mạnh của thị trường bảo hiểm trong nước và quốc tế. Hiện tại, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ
Tài chính) đã là thành viên của Hiệp hội quốc tế của các cơ quan quản lý bảo hiểm.
37
Phùng Ngọc Khánh (2012), “Tái cấu trúc doanh nghiệp bảo hiểm: Trụ cột chính để tái cấu trúc thị trường
bảo hiểm”, Tạp chí Tài chính, số 04 (570)/2012, tr. 55.

18


phục hồi tài chính là tương đối khó khăn. Lúc này, DNBH cần có sự trợ giúp từ phía
bên ngồi, đặc biệt là từ phía cơ quan quản lý nhà nước về KDBH. Do đó, khơi
phục KNTT là trách nhiệm khơng chỉ của chính DNBH có nguy cơ mất KNTT mà
còn là của các cơ quan quản lý nhà nước về KDBH. Vì lẽ đó, khơi phục KNTT là
việc áp dụng các biện pháp khác nhau nhằm phục hồi lại KNTT khi DNBH có nguy
cơ mất KNTT. Các biện pháp khơi phục này có thể được DNBH tự áp dụng hoặc
theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.
Nhằm ngăn chặn và khắc phục tình trạng mất KNTT của các DNBH, pháp
luật về KDBH ở các quốc gia đều có các quy định về vấn đề khơi phục KNTT của
DNBH. Theo pháp luật của Trung Quốc, cơ quan quản lý bảo hiểm sẽ xem các
DNBH mất KNTT là đối tượng chính của việc giám sát và điều hành. Đồng thời, cơ
quan này có thể thực hiện các biện pháp khác nhau tùy theo từng trường hợp cụ thể
của mỗi DNBH nhằm phục hồi KNTT cho DNBH đó38. Tại Việt Nam, pháp luật
KDBH quy định khi DNBH có nguy cơ mất KNTT thì việc khơi phục KNTT của
DNBH đó sẽ trải qua 03 giai đoạn như sau: (1) DNBH tự thực hiện các biện pháp
khôi phục KNTT; (2) DNBH thực hiện u cầu của Bộ Tài chính về khơi phục
KNTT và (3) Bộ Tài chính thành lập Ban kiểm sốt KNTT để áp dụng các biện
pháp khôi phục KNTT của DNBH. Theo đó, 03 giai đoạn trên ln được áp dụng

một cách tuần tự, khi các biện pháp khôi phục KNTT trong giai đoạn trước đó
khơng mang lại hiệu quả thì giai đoạn sau mới được tiếp tục tiến hành. Giả sử rằng
trong trường hợp KNTT của DNBH đang ở mức khơng thể cứu vãn được nữa và
cần phải có sự can thiệp khẩn cấp từ phía Bộ Tài chính thì việc áp dụng theo thứ tự
cả 03 giai đoạn trên sẽ không mang lại nhiều hiệu quả và làm mất thời gian39. Do
đó, để DNBH phục hồi được KNTT một cách nhanh nhất thì cần có những quy định
áp dụng trong trường hợp khẩn cấp.
1.2.2. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm
Có thể nói, khi một DNBH có biên KNTT thấp hơn biên KNTT tối thiểu, tức
là giá trị tài sản hiện tại của DNBH đó thấp hơn các khoản nợ hiện có và vì thế,
DNBH đã khơng có đủ khả năng chi trả các khoản nợ này. Điều này thể hiện sự yếu
kém trong việc quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh của DNBH. Vì vậy, khi
DNBH rơi vào tình trạng có nguy cơ mất KNTT thì đương nhiên DNBH đó phải có
trách nhiệm lớn nhất trong việc thực hiện các biện pháp phục hồi KNTT. Lý do là vì
38

Article 139 Insurance Law of the People's Republic of China: “The insurance regulatory authority under
the State Council shall regard insolvent insurance companies as its key objects of supervision and
administration, and may take the following measures according to the specific circumstances”.
Xem thêm tại: (truy cập ngày
02/4/2019).
39
Nguyễn Thị Như Mai (2012), tlđd (2), tr. 48.

19


×