Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Các phương thức diễn đạt nhã ngữ trong tiếng anh của người mỹ (có so sánh với tiếng việt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 183 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



TRẦN THỊ KIM ANH

CÁC PHƯƠNG THỨC DIỄN ĐẠT NHÃ NGỮ
TRONG TIẾNG ANH CỦA NGƯỜI MỸ
(CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 60 22 02 40

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- NĂM 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



TRẦN THỊ KIM ANH

CÁC PHƯƠNG THỨC DIỄN ĐẠT NHÃ NGỮ
TRONG TIẾNG ANH CỦA NGƯỜI MỸ
(CÓ SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC


MÃ SỐ: 60 22 02 40

Người hướng dẫn khoa học: TS. Huỳnh Thị Hồng Hạnh

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cơ Trường Đại học KHXH&NV,
ĐHQG TP. Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy kiến thức, phương pháp
tiếp cận với khoa học, định hướng và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học
tập và nghiên cứu.
Tơi xin được cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã ủng hộ.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân chân thành, sâu sắc đến Tiến sĩ Huỳnh Thị
Hồng Hạnh, người đã có nhiều ý kiến quý báu, những đóng góp xác đáng, đã trực
tiếp hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 01 năm 2016
Tác giả


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Tác giả luận văn

Trần Thị Kim Anh


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...........................................................................................1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ................................................................................................2
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................6
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................7
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................7
6. BỐ CỤC LUẬN VĂN ............................................................................................8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ...............................................................................9
1.1 Khái niệm nhã ngữ ................................................................................................9
1.2 Mục đích và chức năng của nhã ngữ ...................................................................12
1.3 Phân loại nhã ngữ theo hình thức diễn đạt ..........................................................15
1.4 Khái niệm biệt ngữ và tiếng lóng………………………………………………20
1.5 Các phƣơng thức diễn đạt nhã ngữ trong tiếng Anh của ngƣời Mỹ ...................20
TIỂU KẾT................................................................................................................42
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG THỨC DIỄN ĐẠT NHÃ NGỮ BẰNG CÁC
PHƢƠNG TIỆN TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA ...... Error! Bookmark not defined.
2. 1 Dùng từ ngữ đồng nghĩa để diễn đạt nhã ngữ ....................................................43
2.2 Dùng cách chuyển nghĩa của từ ..........................................................................60
2.3 Dùng các yếu tố mang tính biểu tƣợng ...............................................................74
2.4 So sánh phƣơng thức diễn đạt nhã ngữ bằng các phƣơng tiện từ vựng- ngữ nghĩa
trong tiếng Anh-Mỹ với tiếng Việt ...........................................................................78
TIỂU KẾT................................................................................................................87
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG THỨC DIỄN ĐẠT NHÃ NGỮ BẰNG CÁC
PHƢƠNG TIỆN NGỮ PHÁP…………………………………………………...87


3.1 Dùng đại từ thay thế ............................................................................................88
3.2 Dùng cấu trúc động ngữ (Phrasal verbs) .............................................................95
3.3 Dùng câu hỏi đuôi (Tag question) .......................................................................99
3.4 Dùng câu vô nhân xƣng (Impersonal sentences) ..............................................100

3.5 Dùng hình thức phủ định (Negative sentences) ................................................104
3.6 Dùng câu bị động (Passive voice) .....................................................................110
3.7 Dùng biểu thức so sánh .....................................................................................112
3.8. Dùng các phép tu từ cú pháp ............................................................................114
3.9 So sánh phƣơng thức diễn đạt nhã ngữ bằng các phƣơng tiện ngữ pháp trong
tiếng Anh-Mỹ với tiếng Việt ...................................................................................117
TIỂU KẾT..............................................................................................................123
KẾT LUẬN ............................................................................................................125
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................127
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

1

Bảng 1.1: Nhã ngữ chỉ trạng thái chết trong tiếng Anh

27

2

Bảng 1.2: Nhã ngữ chỉ nghề nghiệp trong tiếng Anh

32


3

Bảng 1.3: Một số từ mang tính cơng kích ở Mỹ

35

4

Bảng 1.4: Một số nhã ngữ thơng dụng trong văn bản hành chính 36
ở Mỹ

5

Bảng 2.1: Từ đồng nghĩa về vấn đề vệ sinh ở Mỹ

44

6

Bảng 2.2: Từ đồng nghĩa về trang phục lót ở Mỹ

46

7

Bảng 2.3: Nhã ngữ về vấn đề kinh nguyệt

47


8

Bảng 2.4: Bảng tiền tố dẫn xuất (Derivational prefixes)

49

9

Bảng 2.5: Từ viết tắt thể hiện nhã ngữ trong tiếng Anh-Mỹ

52

10

Bảng 2.6: Một số cách thức khi đề cập đến vấn đề bài tiết

68

11

Bảng 2.7: So sánh các thành tố chỉ động vật trong tiếng Anh- 79
Mỹ và tiếng Việt

12

Bảng 2.8: So sánh màu sắc và hiện tượng tâm lý của người Mỹ 81
với người Việt

13


Bảng 3.1: Một số nhóm từ kết hợp tạo thành đại từ bất định

90

14

Bảng 3.2: Đại từ sở hữu tiếng Anh

93

15

Bảng 3.3: Phạm vi quy chiếu đối tượng trong một số câu vô 122
nhân xưng của tiếng Anh-Mỹ


DANH MỤC SƠ ĐỒ
TT

Tên sơ đồ

Trang

1

Sơ đồ 1.1: Các phương thức diễn đạt nhã ngữ trong tiếng Anh

31

của người Mỹ



1

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong vai trị của một ngƣời học, ngƣời dạy và ngƣời yêu thích tiếng Anh Mỹ, chúng tôi thƣờng quan tâm đến các giá trị biểu cảm- cảm xúc mà ngơn ngữ
tồn cầu này mang lại. Một số ngƣời cho rằng tiếng Anh là một trong những ngôn
ngữ dễ học nhất trên thế giới, nhƣng vấn đề không thật sự đơn giản nhƣ vậy. Việc
hiểu và sử dụng đúng những cách diễn đạt tinh tế của nhã ngữ trong tiếng Anh cũng
nhƣ tiếng Việt sẽ giúp ngƣời nói tự tin hơn trong giao tiếp, thể hiện đƣợc trình độ
học thức của bản thân.
Việc sử dụng nhã ngữ (hay còn gọi là uyển ngữ, khinh từ, nhã dụ) trong giao
tiếp hàng ngày là việc làm thƣờng xuyên của nhiều ngƣời thuộc các tầng lớp khác
nhau trong xã hội. Nhã ngữ là một hiện tƣợng có liên quan mật thiết với văn hóa xã
hội. Trong giao tiếp, nhã ngữ có thể đƣợc coi nhƣ là một tiêu chuẩn quan trọng
trong việc đánh giá năng lực ngôn ngữ của ngƣời sử dụng. Việc sử dụng nhã ngữ
của từng con ngƣời trong mỗi dân tộc, mỗi quốc gia rất khác nhau, phụ thuộc rất
nhiều vào bối cảnh lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán của nơi mà ngƣời đó sinh ra
và trƣởng thành. Phƣơng thức diễn đạt nhã ngữ trong các ngôn ngữ rất tinh tế và đa
dạng. Khi tìm hiểu và nghiên cứu, chúng tơi nhận thấy trong tiếng Anh có những ý
nghĩa nguy hiểm tiềm ẩn dƣới những từ thông dụng trong giao tiếp hàng ngày, nếu
sử dụng khơng phù hợp có thể gây hiểu lầm cho ngƣời nghe. Đặc biệt, những khó
khăn đó ln xảy ra (ít hay nhiều) cho những ngƣời sử dụng tiếng Anh không phải
là tiếng mẹ đẻ, nhất là trong nhiều trƣờng hợp giao tiếp tế nhị đòi hỏi sự tinh tế. Với
những suy nghĩ đó, chúng tơi cho rằng việc sử dụng tiếng Anh “khéo léo, lịch sự, tế
nhị, và có văn hóa” là điều quan trọng và cần thiết trong quá trình hội nhập với thế
giới. Bởi việc học một ngoại ngữ không đơn thuần chỉ là học qui tắc ngữ pháp, cách
phát âm, vốn từ vựng của ngôn ngữ ấy, mà suy cho cùng là học một nền văn hóa
của thứ tiếng ấy. Thế nhƣng các giáo trình dạy tiếng Anh hiện nay ít thấy đề cập



2

đến vấn đề này. Vì thế trong luận văn này, chúng tơi muốn thử tìm hiểu và nghiên
cứu
, với hy vọng sẽ đóng góp, bổ sung cho những khiếm khuyết nói trên.
Ở mỗi nền văn hóa, mỗi quốc gia ln có những chủ đề, những từ ngữ bị
xem là cấm kỵ, có thể gây đau buồn và hiểu lầm cho ngƣời nghe trong quá trình
giao tiếp. Trong giao tiếp hàng ngày, để giảm nhẹ những thuộc tính tiêu cực của đối
tƣợng hoặc hiện tƣợng đƣợc miêu tả, chúng ta cần đến những phƣơng thức diễn đạt
uyển chuyển hơn nhằm mục đích bày tỏ tình cảm, thái độ một cách tinh tế, kín đáo,
nó thuộc về phạm trù văn hóa thẩm mĩ trong lịch sử tinh thần của nhân loại. Thế
nhƣng khi học tiếng Anh (nhất là tiếng Anh đƣợc sử dụng ở Mỹ-một quốc gia đa
văn hóa, đa chủng tộc), ngƣời học thƣờng k m tự tin khi sử dụng từ ngữ ở từng bối
cảnh giao tiếp khác nhau vì lo ngại vơ tình gây ra những hiểu lầm khơng đáng có.
Việc nắm vững một số nh ngữ để sử dụng trong những tình huống phù hợp là rất
cần thiết. Hơn nữa, những hiểu biết về phƣơng thức diễn đạt nhã ngữ trong tiếng
Anh - Mỹ còn giúp ngƣời học tiếng thấy đƣợc những điều thú vị trong nếp sống,
văn hóa, tín ngƣỡng, và phong tục tập qn của ngƣời Mỹ.
Luận văn Các phương thức diễn đạt nhã ngữ trong tiếng Anh của người Mỹ (có
so sánh tiếng Việt) đƣợc thực hiện với mục đích: nghiên cứu về các phƣơng thức
diễn đạt nhã ngữ trong tiếng Anh- Mỹ tr n cứ liệu ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày
cũng nhƣ trong một số tác phẩm văn chƣơng, sách báo để có sự đánh giá toàn diện
về vấn đề sử dụng nhã ngữ trong tiếng Anh-Mỹ. Bên cạnh đó, qua khảo sát đối
chiếu việc sử dụng nhã ngữ trong tiếng Anh-Mỹ, luận văn này còn chỉ ra những
điểm tƣơng đồng, dị biệt trong ngơn ngữ, văn hóa, x hội của ngƣời Mỹ và ngƣời
Việt, góp phần tìm ra một số biện pháp nâng cao chất lƣợng dịch thuật các diễn
ngơn có chứa nhã ngữ, nâng cao chất lƣợng cho việc dạy tiếng Anh cho ngƣời Việt.


2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc


3

Trên thế giới đ có nhiều cơng trình nghiên cứu về nhã ngữ, đặc biệt có hẳn một
trang web mang tên: www.euphemism.com.au, nơi mà các nhà ngôn ngữ học, cũng
nhƣ những cộng đồng u thích ngơn ngữ có thể trao đổi, nghiên cứu và bàn luận về
nhã ngữ. Tùy theo mục đích, đối tƣợng mà các nhà ngơn ngữ có thể áp dụng các
phƣơng pháp và cách thức tiếp cận khác nhau, điều này cho thấy đƣợc tính hấp dẫn
của vấn đề, đồng thời cũng cho thấy tính phức tạp của nó. Điểm qua các cơng trình
nghiên cứu ngồi nƣớc về nhã ngữ, có thể kể đến một vài cơng trình tiêu biểu nhƣ:
“A Dictionary of Euphemism & Other Doublespeak” của Hugh Rawson [82] – nhà
ngôn ngữ học ngƣời Anh biên soạn vào năm 1981. Trong cơng trình này, tác giả
đƣa ra nhiều nhận định, hƣớng dẫn cách sử dụng nhã ngữ, cách diễn đạt một khái
niệm mang tính tiêu cực theo nhiều cách nói “bóng gió” (double talk) với hàng ngàn
từ và cụm từ ngụy trang để che giấu đi những nội dung thông tin không đƣợc tốt
đẹp. Cuốn sách không chỉ dành riêng cho những ngƣời nghiên cứu ngơn ngữ, mà
cịn phù hợp cho những ngƣời u thích cơng việc giải mã những “bí ẩn, sự thật”
đằng sau những câu quảng cáo hoặc những giai thoại trong thời trang, âm nhạc…
Hay John Ayto [83] với “Wobbly Bits and Other Euphemisms” xuất bản năm
2007, tác giả đ nghi n cứu và đƣa ra tr n 3000 cách nói, viết hoặc trình bày nhã
ngữ khác nhau nhằm tránh bộc lộ những quan điểm, suy nghĩ mang tính ti u cực khi
giao tiếp với ngƣời khác. Cuốn sách nhƣ là vũ khí bí mật trong giao tiếp, giúp nhận
biết những từ, ngữ đƣợc xem là cấm kỵ và nhạy cảm trong tiếng Anh, bao gồm các
chủ đề về giới tính, bộ phận cơ thể, bệnh tật, tội lỗi, công việc, tuổi tác, nghề
nghiệp, cái chết, và cả chính trị…, đƣợc đơng đảo độc giả quan tâm.
Richard A.Spears [93] với “Slang and Euphemism” xuất bản năm 2001, tác giả
đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực từ vựng tiếng Anh, nhất là từ vựng tiếng Anh khơng

lịch sự (improper English) trong nhiều tình huống giao tiếp. Tác giả đ mi u tả về
các chức năng cũng nhƣ cấu trúc khác nhau của từ vựng tiếng Anh từ thời xa xƣa
cho đến thời hiện đại, đƣa ra tr n 32,000 định nghĩa từ và cách trình bày nhằm thể
hiện tính lịch sự trong giao tiếp.


4

Hay cuốn“Speak softly- Euphemism and Such” của Vernon Noble [95], do The
University of Sheffield xuất bản năm 1982, tác giả đ bàn về các khía cạnh của nhã
ngữ nhƣ: lịch sử ra đời, lý do sử dụng, cấu tạo, và cách sử dụng nhã ngữ trong các
lĩnh vực xã hội nhƣ: chính quyền, chiến tranh, y học, giới tính…
Gần đây nhất là nghiên cứu của tác giả trẻ Lauren Rosewarne [86] trong cuốn
“American taboo, the forbidden words, unspoken rules, and secret morality of
popular culture” xuất bản năm 2013, cuốn sách đ trình bày khá nhiều quan niệm, ý
kiến li n quan đến nhã ngữ cũng nhƣ những từ ngữ cấm kỵ, nên và khơng nên nói
trong văn hóa Mỹ.
Và nghiên cứu của Behnaz Sanaty Pour [73] trong một cơng trình có tên: “A
Study of Euphemisms from the Perspectives of Cultural Translation and
Linguistics” đăng tr n Tạp chí Dịch thuật (Translation Journal Online) năm 2012,
cơng trình xoay quanh vấn đề chuyển dịch nhã ngữ từ góc độ văn hóa.
Nhìn chung, các học giả nƣớc ngoài đ đề cập đến khá nhiều vấn đề trọng yếu,
cũng nhƣ chức năng quan trọng của nhã ngữ. Hầu hết các tác giả đều đặt nhã ngữ
trong mối quan hệ với văn hóa, x hội để nghiên cứu. Đặc biệt, dù có xuất phát từ
góc độ nào, thì các tác giả cũng đều thống nhất trong việc nhìn nhận nhã ngữ nhƣ là
một phƣơng thức thể hiện tính lịch sự trong giao tiếp.
Tuy nhiên, khảo sát các cơng trình nghiên cứu nhã ngữ của các học giả nƣớc
ngồi, chúng tơi nhận thấy chƣa có học giả nào tập trung nghiên cứu về các phƣơng
thức diễn đạt nhã ngữ trong tiếng Anh của ngƣời Mỹ và các vấn đề li n quan đến
đối chiếu nh ngữ trong tiếng Anh- Mỹ và tiếng Việt. Điều đó cho thấy vấn đề mà

luận văn hƣớng tới là mới mẻ và thiết thực.
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Ở Việt Nam vấn đề nghiên cứu về nhã ngữ cũng đƣợc quan tâm từ khá sớm,
có thể điểm qua một số cơng trình li n quan đến đề tài nhƣ:


5

Trƣớc hết là Nguyễn Văn Tu [58] trong quyển “Từ điển từ đồng nghĩa tiếng
Việt” biên soạn năm 1985, tái bản năm 1999, cơng trình chứa số lƣợng từ đồng
nghĩa khá lớn. Tác giả giải thích từ đồng nghĩa trong các tình huống khác nhau,
giúp ngƣời học sử dụng tiếng Việt một cách trong sáng và tế nhị.
Học giả Hồ Đắc Quang [47] có cuốn “Từ điển Từ và Ý tiếng Việt”, cuốn sách
ra mắt độc giả năm 2005. Cuốn từ điển này đƣợc biên soạn với mục đích giúp ngƣời
học khắc phục một số những sai lầm trong diễn đạt bằng tiếng Việt, làm giàu vốn từ
vựng, diễn đạt ngơn từ, tƣ tƣởng, tìm ý, từ để diễn đạt ý nghĩa một cách phong phú
chính xác và lịch sự.
Bằng Giang [17] viết cuốn “Tiếng Việt phong phú” xuất bản năm 1997,
quyển từ điển thu thập hơn 1000 từ giải thích xung quanh một số khái niệm về “cái
chết”, giúp ngƣời đọc có cái nhìn phong phú, diễn đạt ngơn từ uyển chuyển hơn khi
đề cập đến đề tài nhạy cảm này.
Bên cạnh các cơng trình kể trên, việc nghiên cứu về ngơn ngữ văn hóa dân
tộc cịn phải kể đến “Tiếng Việt, văn Việt, người Việt” của Cao Xuân Hạo [27].
Cuốn sách ra mắt độc giả năm 2003, tập hợp những bài viết đƣợc đăng rải rác trên
báo chí từ năm 1982-2001. Cuốn sách này phản ánh những ý kiến của Cao Xuân
Hạo về một số vấn đề li n quan đến ngôn ngữ, văn học, và đƣơng nhi n là cả những
vấn đề liên quan xa gần về vai trị của văn hóa dân tộc với ngơn ngữ .
Ngồi ra, cịn phải kể đến một số luận văn cao học liên quan đến vấn đề nhã ngữ
đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học KHXH & NV TP. HCM (từ năm 2004 đến
nay):

1) Tạ Thị Thanh Tâm với “Lịch sự trong một số nghi thức giao tiếp tiếng
Việt (có so sánh tiếng Anh)” năm 2004;
2) Dƣơng Thị Thu Nhung với “ Lịch sự ngôn từ trong nghi thức mời tiếng
Việt (có so sánh tiếng Anh)” năm 2007;


6

3) Đặng Trang Viễn Ngọc với “Uyển ngữ tiếng Việt- trường hợp uyển ngữ
chỉ trạng thái chết (có so sánh với tiếng Anh)” năm 2008;
4) Nguyễn Thị Công Dung với “Biểu thức tình thái diễn đạt tính lịch sự
trong giao tiếp tiếng Việt (có so sánh tiếng Anh)” năm 2009;
5) Nguyễn Tuyết Hạnh với “Uyển ngữ trong tiếng Hán (có đối chiếu với
tiếng Việt)” năm 2011;
Nhìn chung, các từ điển, các sách và các cơng trình nghiên cứu này đều có trình
bày mục từ liên quan đến nhã ngữ, tuy nhiên việc nghiên cứu các phƣơng thức diễn
đạt nhã ngữ trong lĩnh vực giao tiếp của tiếng Anh- Mỹ vẫn cịn ít thơng tin. Chính
vì thế, trong luận văn này, chúng tôi mạnh dạn đặt vấn đề nghiên cứu về “các
phƣơng thức diễn đạt nhã ngữ trong tiếng Anh-Mỹ”, để bổ sung th m những tƣ liệu
cần thiết về vấn đề này.
Chúng tơi xem các cơng trình của những tác giả đi trƣớc nhƣ một nguồn tƣ liệu
tham khảo quý giá và cần thiết, đồng thời kế thừa các thành tựu mà các nhà nghiên
cứu đi trƣớc đ đóng góp để có những định hƣớng đúng đắn cho việc tiếp cận đề tài
nghiên cứu của mình.

3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
-

Tìm hiểu các yếu tố văn hóa để rút ra kết luận về các phƣơng thức diễn đạt
nhã ngữ trong giao tiếp của ngƣời Mỹ;


-

Nghiên cứu các đặc điểm ảnh hƣởng đến việc sử dụng nhã ngữ của ngƣời
Mỹ;

-

Khảo sát và nghiên cứu những n t tƣơng đồng và dị biệt về các yếu tố ngồi
ngơn ngữ ảnh hƣởng đến việc sử dụng nhã ngữ trong giao tiếp hàng ngày của
tiếng Anh-Mỹ;


7

-

Bổ sung phần nào cứ liệu hỗ trợ cho việc giảng dạy, dịch thuật tiếng AnhMỹ;

-

Đóng góp cứ liệu cũng nhƣ lý thuyết cho việc nghiên cứu, giảng dạy, dịch
thuật và tiếp xúc ngơn ngữ Anh –Mỹ về văn hóa, x hội, tƣ duy.

4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu: Các phƣơng thức diễn đạt nhã ngữ trong giao tiếp
hàng ngày của tiếng Anh- Mỹ (có so sánh với tiếng Việt).
4.2 Phạm vi nghiên cứu: Có rất nhiều vấn đề li n quan đến nhã ngữ, nhƣng
trong luận văn này chúng tôi chỉ đi sâu nghi n cứu các phƣơng thức diễn đạt nhã
ngữ trong tiếng Anh- Mỹ (có so sánh tiếng Việt) qua ngơn ngữ đối thoại dùng

trong phim ảnh và tác phẩm văn chƣơng. Từ đó bƣớc đầu tìm hiểu các đặc điểm
tƣ duy, văn hóa dân tộc ảnh hƣởng đến việc sử dụng nhã ngữ của ngƣời Mỹ.

5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong luận văn này, để tìm hiểu các phƣơng thức diễn đạt nhã ngữ trong tiếng
Anh-Mỹ, chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều phƣơng pháp, chủ yếu là phƣơng pháp
miêu tả, phân tích và so sánh (trên bình diện từ vựng- ngữ nghĩa, ngữ pháp). Cụ thể
nhƣ sau:
- Phƣơng pháp miêu tả và phân tích: Miêu tả và phân tích các phƣơng thức
diễn đạt nhã ngữ trong tiếng Anh- Mỹ tr n 2 phƣơng diện từ vựng và ngữ pháp.
-

Phƣơng pháp so sánh: So sánh các phƣơng thức diễn đạt nhã ngữ tiếng

Anh-Mỹ với tiếng Việt: lấy tiếng Anh làm cơ sở để so sánh những điểm tƣơng
đồng và dị biệt về văn hóa, x hội ảnh hƣởng đến cách thức sử dụng nhã ngữ
trong các tình huống giao tiếp.


8

6. BỐ CỤC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục (bảng
biểu và nguồn ngữ liệu nhã ngữ tiếng Anh- Mỹ) luận văn gồm ba chƣơng sau đây:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận
Chƣơng này trình bày một số khái niệm, thuật ngữ có li n quan đến đề tài
làm cơ sở cho các chƣơng còn lại.
Chƣơng 2: Phƣơng thức diễn đạt nhã ngữ bằng các phƣơng tiện từ vựng-ngữ
nghĩa
Đây là một trong hai chƣơng chủ đạo của luận văn, nội dung chính của

chƣơng hai là trình bày đặc điểm của các phƣơng thức diễn đạt nhã ngữ bằng các
phƣơng tiện từ vựng-ngữ nghĩa trong tiếng Anh-Mỹ, qua các cứ liệu lấy từ nhiều
nguồn phim ảnh, sách báo và tác phẩm văn chƣơng khác nhau. Từ đó làm cơ sở so
sánh với tiếng Việt.
Chƣơng 3: Phƣơng thức diễn đạt nhã ngữ bằng các phƣơng tiện ngữ pháp
Chƣơng ba trình bày các phƣơng thức diễn đạt nhã ngữ bằng các phƣơng tiện
ngữ pháp trong tiếng Anh-Mỹ, và quan điểm của ngƣời viết về cách thức vận dụng
phƣơng tiện ngữ pháp để thể hiện nhã ngữ. Đồng thời, thông qua thủ pháp so sánh,
luận văn ghi nhận những tƣơng đồng và khác biệt giữa nhã ngữ tiếng Anh và tiếng
Việt để có thể đƣa ra một số đề xuất trong dịch thuật và giảng dạy.


9

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Khái niệm nhã ngữ
1.1.1 Các tài liệu trong nƣớc
Nhã ngữ còn đƣợc gọi là uyển ngữ, khinh từ, nhã dụ, nói giảm. Nhã ngữ là
cách nói trang nhã, uyển chuyển nhằm tránh đề cập đến những vấn đề khơng thể nói
ra một cách r ràng. Đã có rất nhiều định nghĩa về nhã ngữ:
Trong 777 Khái niệm ngôn ngữ học, tác giả Nguyễn Thiện Giáp viết: “Uyển
ngữ là những từ ngữ biểu thị một số sự vật hoặc hiện tượng nào đó một cách gián
tiếp, ngụy trang, lịch sự hoặc giảm nhẹ. Uyển ngữ có thể do nhiều ngun nhân,
chẳng hạn, tránh thơ tục, tránh những từ ngữ gây sự đau đớn, xót xa, kiêng tên
húy…., ví dụ như từ thơi trong“ Bác Dương thơi đã thơi rồi”. Uyển ngữ cịn được
gọi là nhã ngữ” [20; 473-474].
Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Uyển ngữ là phương thức nói nhẹ đi, thay
cho lối nói có thể bị coi là sỗ sàng, làm xúc phạm, làm khó chịu” [44; 1051].
Từ điển giải thích thuật ngữ Ngơn ngữ học do Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên giải
thích: “Uyển ngữ là phép chuyển nghĩa được thể hiện bằng việc biểu thị một sự vật

hoặc hiện tượng nào đó qua cách thể hiện kín đáo, gián tiếp, lịch sự mềm mỏng”
[63; 412].
Định nghĩa của Thanh Nghị trong Việt Nam tân tự điển nhƣ sau: “Uyển từ
(nhã ngữ) - euphemism là tiếng dùng để bớt ý nghĩa sống sượng, ví dụ nhƣ “anh ta
đã lớn tuổi” thay cho “anh ta đã già” [40; 52].
Theo Phong cách học tiếng Việt, hai tác giả Đinh Trọng Lạc – Nguyễn Thái
Hòa cho rằng: “Uyển ngữ là phương thức diễn đạt tế nhị trong hoàn cảnh giao tiếp
mà người nói khơng tiện nói ra vì sợ quá phũ phàng hoặc sợ xúc phạm đến người
nghe” [34; 216].


10

Theo quan niệm của Nguyễn Đức Dân trong bài viết Từ cấm kị và uyển ngữ
trong cuốn Một số vấn đề về phương ngữ xã hội (2005): “Uyển ngữ là cách dùng
một từ, một nhóm từ theo cách nói gián tiếp, ít mang ý nghĩa trực tiếp và khơng diễn
đạt một cách cụ thể điều được nói tới. Đó là cách diễn đạt một sự vật, một sự việc
nghe chói tai hoặc điều cấm kị bằng những lời ít trần trụi hơn, “mềm” hơn, tạo
cảm giác dễ nghe, dễ chịu hơn” [11; 51-52].
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, quan điểm của các nhà Việt ngữ học về uyển ngữ
khá đa dạng và phong phú. Nhƣng nhìn chung, các ý kiến đều thống nhất ở một vài
đặc điểm sau:
- Uyển ngữ là một cách thể hiện gián tiếp, tế nhị, tránh thơ tục, tạo cảm giác
dễ nghe;
- Có chức năng biểu thị một sự vật hoặc hiện tƣợng nào đó qua cách thể hiện
kín đáo, gián tiếp, lịch sự mềm mỏng.
1.1.2 Các tài liệu nƣớc ngoài
Trong giới Anh ngữ học cũng tồn tại rất nhiều định nghĩa về nhã ngữ, dƣới
đây là một vài định nghĩa phổ biến:
Theo từ điển Routledge Dictionary of Language and Linguistics:

“Euphemism (uyển ngữ) là phép tu từ chuyển nghĩa, là cách thay thế một biểu hiện
có nghĩa không tốt, dễ bị phản đối bằng một biểu hiện hài hòa, nhẹ nhàng, dễ chịu”
[81; 388].
Trong cuốn The Encyclopedia of Language and Linguitics, Oxford-New
York-Seoul-Tokyo (1994) tác giả đ giải thích: “Uyển ngữ có nghĩa là nói năng tốt
đẹp, là việc dùng từ ngữ ôn tồn hoa mỹ thay cho những từ lỗ mãng, thô tục” [94;
184].
Theo từ điển trực tuyến Oxford Advanced Learner’s Encyclopedic Online
định nghĩa nhƣ sau: “A euphemism; an indirect word or phrase that people often


11

use to refer to something embarrassing or unpleasant sometime to make it seems
more acceptable than it really is” (Uyển ngữ; cách dùng những từ hoặc cụm từ
gián tiếp, ơn hịa, dễ nghe để thay thế cho những từ và cụm từ trực tiếp hoặc chính
xác hơn) [83].
Từ điển trực tuyến Merriam-Webster Dictionary đ định nghĩa nh ngữ: “A
euphemism is the substitution of an agreeable or inoffensive expression for one that
may offend or suggest something unpleasant” (Nhã ngữ là thay thế cho sự đồng
tình, hoặc cách diễn đạt khơng làm mếch lịng người trong những chuyện khơng
vui) [99].
Gần đây nhất là quan niệm của Lauren Rosewarne trong cuốn American
Taboo (Điều kiêng kỵ của người Mỹ): The Forbidden Words, Unspoken Rules, and
Secret Morality of Popular Culture [86] đƣợc đông đảo các nhà nghiên cứu Anh
ngữ ủng hộ, Lauren Rosewarne đ ví nh ngữ nhƣ là một lối nói vịng (Euphemism
as spin), nhằm che đậy, tránh đi những ý kiến không hay, đặc biệt là trong chính trị,
tơn giáo…
Theo sách An Introduction to Language (Dẫn luận ngôn ngữ học), Victoria
Fromkin đ định nghĩa: “A euphemism is a word or phrase that replaces a taboo

word or serves to avoid frightening or unpleasant subjects” (Nhã ngữ là một từ hay
ngữ dùng để thay thế cho từ cấm kỵ hoặc để tránh đi những chuyện gây sợ hãi hoặc
khơng vui) [96; 473]. Bên cạnh đó Victoria Fromkin cịn cho rằng nhã ngữ khơng
phải là biện pháp tu từ mới, thực ra nó đ đƣợc các sử gia Hy Lạp đề cập đến từ thế
kỷ thứ nhất. Trong thời kỳ này nhã ngữ đƣợc sử dụng để che đậy những lời nói
khơng đƣợc tốt đẹp trong chính trị bằng những cụm từ tinh tế và hứa hẹn hơn. Ngày
nay, nhã ngữ khơng chỉ đƣợc hiểu gói gọn trong khuôn khổ là mang nghĩa bao hàm
trong ngôn ngữ học (linguistic denotative meaning) mà còn đƣợc hiểu với tƣ cách
mang nghĩa mở rộng (connotative meaning), phản ánh thái độ, tình cảm tiêu cực…
một cách lịch sự, duy trì đƣợc tình cảm, sự quý mến giữa con ngƣời với nhau.


12

Từ những định nghĩa trên có thể nhận thấy những điểm chung nhƣ sau:
-

Nhã ngữ là cách diễn đạt nhẹ nhàng, lịch sự nhằm thay thế cách diễn đạt
kém trang nhã, thô kệch hoặc quá thô thiển;

-

Nhã ngữ thƣờng gắn với những đặc trƣng văn hóa dân tộc.

Nhìn chung, dù đƣợc gọi bằng nhiều tên gọi khác nhau nhƣng các nhà Việt
ngữ học và Anh ngữ học đều thống nhất ý kiến cho rằng nhã ngữ là những hình
thức diễn đạt nhằm giảm nhẹ những thuộc tính của đối tƣợng hoặc hiện tƣợng đƣợc
miêu tả, nhằm mục đích diễn đạt tình cảm, thái độ một cách tinh tế, kín đáo.
1.2 Mục đích và chức năng của nhã ngữ
1.2.1 Mục đích

Nhã ngữ hiện diện trong hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới bởi tầm quan
trọng của nó trong giao tiếp. Theo Pavlenko, một trong những chức năng quan trọng
cũa nh ngữ là “để bảo vệ ngƣời nói khỏi những cảm xúc gây tức giận mà họ không
ngờ tới” (One of the most significant functions of euphemisms is to protect the
speakers from undesired emotional arousal) [92; 206]. Nhà ngôn ngữ học Miller
(1999) đ chỉ ra rằng: trong mỗi ngôn ngữ trên thế giới ln tồn tại những ngữ cảnh
có vẻ nhƣ là vô hại đối với ngƣời bản ngữ, nhƣng lại là việc khó khăn và cần thiết
cho ngƣời khơng phải là bản ngữ để nhận biết những trƣờng hợp nguy hiểm đó,
nhằm sử dụng ngoại ngữ một cách hợp lý, văn minh và không đi ngƣợc với đạo lý
xã hội [89].
Ví dụ nhƣ trong tiếng Anh từ “ball” có rất nhiều nghĩa mà cả ngƣời Anh và Mỹ
đều biết những nghĩa khơng hay của nó, nhƣng đối với ngƣời khơng phải là bản
ngữ, thì để nhận biết hết nghĩa của từ “ball” là việc khó khăn, nhiều khi họ khơng
biết là mình đang sử dụng từ có nghĩa tục.
- Ball (danh từ) có nghĩa thơng thƣờng là quả bóng, hình cầu, dạ vũ …


13

- Ball trong một số thành ngữ mang nghĩa tục: dương vật, của q của
đàn ơng, tinh hồn …
+ It takes balls (Một cơng việc khó địi hỏi phải đàn ông đích thực mới làm đƣợc)
+ To bust someone’s balls (Làm cho ai đó mất đi sự tơn trọng nhƣ một ngƣời đàn
ơng)
+ To have balls (Ám chỉ ai đó cũng có “của q” của đàn ơng, là đàn ơng đích thực)
Hơn nữa chúng ta phải thừa nhận rằng, nhã ngữ đƣợc sử dụng rất nhiều trong
ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày, khi chúng ta cần gọi tên, hoặc phải nói ra những
điều khơng đƣợc xi tai. Bởi nhã ngữ li n quan đến một số đề tài nhạy cảm nhƣ:
cái chết, chiến tranh, mất mát, điều kiện vệ sinh, bộ phận thân thể, bệnh tật, nghề
nghiệp, nói chuyện x giao…, và cả những chủ đề nghiêm trọng nhƣ chính trị, xã

hội, tôn giáo, quân sự, kinh tế …, những đề tài mà ngƣời nói cần biết cách che giấu
đi những quan điểm chƣa đồng tình hoặc phản ứng một cách quá gay gắt khi giao
tiếp với ngƣời khác, đặc biệt là ngƣời nƣớc ngồi.
Nhƣ vậy nhã ngữ có vai trị quan trọng vì nó là phƣơng tiện hữu hiệu giảm
bớt rắc rối cho ngƣời sử dụng trong quá trình giao tiếp, tránh đƣợc những tình
huống xấu hổ, gây hiểu lầm, thậm chí là nguy hiểm, gây xung đột.
Ví dụ: Ở Mỹ từ “Foreign” (nƣớc ngoài) đƣợc chấp nhận trong việc nói
“nước ngồi” (foreign country), “dịch vụ ngước ngồi”( foreign services), “tiền tệ
nước ngoài hoặc ngoại tệ” (foreign currency), nhƣng trong khn vi n đại học, từ
“sinh viên nước ngồi” (foreign student) khơng cịn đúng trong ngơn ngữ hành
chính, bởi nhiều ngƣời cho rằng nó mang tính cơng kích, làm cho những sinh viên
đến từ những đất nƣớc khác cảm thấy khó hịa nhập, vì thế, thuật ngữ này đƣợc đổi
thành “sinh viên quốc tế” (international student) để thể hiện sự đóng góp đa dạng
của các sinh viên từ nhiều nơi tr n thế giới cho các trƣờng học.
1.2.2 Chức năng của nhã ngữ


14

Khi giao tiếp con ngƣời ln có tâm lý hƣớng về điều tốt (tất nhiên là trừ
những lúc cãi vã, chửi bới cố tình gây tổn thƣơng nhau), tránh đề cập cái xấu, giảm
đi những điều nghe nặng nề và phản cảm. Con ngƣời dùng từ ngữ dễ nghe để thay
thế cho từ ngữ có thể coi là có nội dung biểu thị nhạy cảm, thơ tục với mục đích làm
cho ngƣời nghe dễ tiếp nhận hơn và tránh mất hịa khí. Trong xã hội văn minh, khi
nói và làm bất cứ điều gì cũng cần có từ “nh ”, tùy hồn cảnh, mơi trƣờng mà cƣ
xử, nói năng cho phải phép, bởi ngƣời Mỹ hay Việt Nam hay ngƣời ở quốc gia nào
khác đi nữa cũng đều trọng lễ nghĩa, đều có nhu cầu ứng xử lễ phép, lịch sự.
Trong giao tiếp, khi gặp phải những vấn đề không thể nói hoặc phải tránh đi
những chuyện làm ngƣời khác khơng vui hoặc ngại ngùng nhƣ nghèo đói, chết
chóc, bệnh tật, giới tính…, thì con ngƣời cần phải dùng phƣơng thức diễn đạt uyển

chuyển hơn để thay thế, giúp tránh đƣợc những phiền toái trong cuộc sống, hay
xung đột do “vạ miệng”. Trong nhiều hoàn cảnh nhã ngữ phát huy đƣợc vai trị,
chức năng thẩm mỹ quan trọng của mình, tức là dùng ngôn ngữ để tạo những cảm
xúc nhất định ở ngƣời nghe, tiêu biểu là:
- Giảm nhẹ sắc thái âm tính của nội dung biểu thị
Ví dụ (1): I go to post a letter =đi gửi thƣ = đi vệ sinh (Trích phim Mom)
Ví dụ (2): I can’t go swimming because I have my friend = không thể đi bơi
vì có bạn = kỳ kinh nguyệt (Trích phim 2 broke girls)
Ví dụ (3): Her mother passed away last week = qua đời = chết (Trích phim
Mom)
-

Tăng cƣờng tính lịch sự, trang nhã trong những dịp giao tiếp quan trọng
có tính nghi thức
Ví dụ (4): Trong bài phát biểu của tổng thống Mỹ Barack Obama khi ông
đến thăm trƣờng đại học MIT (Mỹ, 2009), ơng đ nói: “I‟m very honor to be
here today” (Tơi rất vinh hạnh đƣợc có mặt ở đây trong ngày hôm nay),


15

bản thân là đƣơng kim tổng thống, khi ông đến thăm nơi nào là vinh dự cho
nơi đó, nhƣng ơng Obama đ nói nhƣ tr n để thể hiện sự trang trọng của buổi
gặp mặt và tính khiêm tốn của bản thân.
Trong bài phát biểu của bà Hillary Clinton (cựu ngoại trƣởng Mỹ) trong một
hội nghị về Quyền phụ nữ (Women‟s Rights, 2010), Bà đ nói (5): “Many
women live in reduced circumstances” (Nhiều phụ nữ đang sống trong
hoàn cảnh bị cắt giảm), thực ra điều Bà Clinton muốn nói ở đây là hoàn
cảnh thiếu thốn, nhƣng bà dùng từ reduced (cắt giảm) là nhã ngữ thay thế
cho từ thông thƣờng shortage (thiếu thốn) nhằm xoa dịu tình hình căng thẳng

và bày tỏ sự cảm thông.
-

Tạo sự phù hợp với các phong cách ngơn ngữ địi hỏi có sự trang trọng,
nghi thức
Ví dụ (6):

School teaches abstinence as the only sure way to avoid

pregnancy.
(Trƣờng học dạy rằng việc kiêng cữ (kiêng quan hệ tình dục) là cách đảm
bảo nhất để tránh thai.)
1.3 Phân loại nhã ngữ theo hình thức diễn đạt
Từ kết quả khảo sát các hình thức biểu đạt nhã ngữ trong ngôn ngữ đối thoại
dùng trong phim ảnh và tác phẩm văn chƣơng, chúng tôi phân chia nh ngữ thành
hai loại xét về cấu tạo:
1.3.1 Diễn đạt bằng cụm từ
1.3.1.1 Diễn đạt bằng cụm từ cố định
Trong quá trình sử dụng, có một số nhã ngữ quen thuộc đƣợc sử dụng phổ
biến n n đƣợc cố định hóa. Các nhã ngữ này đ trở thành quán ngữ và dùng phổ
biến trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong những văn cảnh địi hỏi cần có sự


16

trang trọng. Việc lựa chọn sử dụng các cụm từ này phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh,
đối tƣợng, nội dung giao tiếp.
Khi muốn chia buồn với ngƣời khác về chuyện tang tóc, ngƣời Mỹ ln dùng
những câu nói có tính nghi thức, khuôn sáo, lịch sự, tránh dùng những câu gợi đau
buồn.

Ví dụ (7): I was sorry to hear that your grandma passed away last week. (Tôi rất
lấy làm tiếc khi nghe tin bà của bạn đ qua đời tuần trƣớc) (Trích phim Friends)
Hoặc sử dụng thành ngữ với hai mục đích sau:
-

Dùng thành ngữ để truyền đạt thơng tin

Trong các trƣờng hợp này, thành ngữ đƣợc dùng để phản ánh sự vật, hiện tƣợng,
hoạt động, tính chất, trạng thái ….
Ví dụ (8): Standard is out of the window. (Tiêu chuẩn vất ra cửa sổ) (Trích phim
Mom)
 Thành ngữ này đƣợc dùng với ý nghĩa “không quá chú trọng tới vẻ bề ngồi”
(tốt gỗ hơn tốt nƣớc sơn).
Ví dụ (9): Get the gift from the heaven. (Nhận đƣợc món quà từ thi n đàng)
(Trích phim Mom)
 Trong văn cảnh này, thành ngữ trong ví dụ tr n đƣợc dùng với ý nghĩa “mang
thai sau một thời gian dài chạy chữa bệnh hiếm muộn”.
Ví dụ (10): Easy to talk, hard to do. (Nói dễ, làm khó) (Trích phim Mom)
 N n hành động, khơng chỉ có nói sng.
Ví dụ (11): Get what you pay. (Nhận đƣợc cái mà bạn trả) (Trích phim Mom)
 Tiền nào của nấy.
Ví dụ (12): It’s time to learn about the birds and bees. (Đến lúc để học về chuyện
chim và ong) (Trích phim Mom)


17

Ví dụ (13): Expecting a visit from the stork. (Đang mong chuyến viếng thăm của
con cị) (Trích phim Grandfather)
 Trong cả 2 ví dụ, thành ngữ đƣợc dùng đề cập đến chuyện thụ thai.

Về hình thức, các thành ngữ n u tr n đều do tổ hợp từ cấu tạo nên và có tính
cố định. Tuy nhiên, tính thành ngữ của các tổ hợp này rất khác nhau, ví dụ: learn
about the birds and bees có tính thành ngữ thấp hơn a visit from the stork.
-

Dùng thành ngữ để biểu cảm
Ngồi chức năng truyền đạt thơng tin, bên cạnh nội dung trí tuệ, thành ngữ

cịn đƣợc sử dụng để biểu lộ những sắc thái biểu cảm khác nhau.
Ví dụ (14): He can be a pain in neck. (Cậu ta có thể là nỗi đau của cái cổ) (Trích
phim Mom)
 Thành ngữ này đƣợc dùng với ý nghĩa: Cậu ta rất ƣơng bƣớng, ngỗ nghịch=>
chê bai.
Ví dụ (15): What he said. I think a pig can fly. (Những điều mà thằng đó nói, tơi
nghĩ là heo cịn biết bay) (Trích phim Mom)
 Nói khốc lốc, ba hoa=> chê bai, khơng tán thành.
Ví dụ (16): He always lives beyond his means. (Hắn ta ln sống vƣợt q khả năng
chi tiêu) (Trích phim Mom)
 Vung tay quá trán=> chê bai và khinh rẻ.
Ví dụ (17): Susan wants to be the president of the US, but don’t build castle in the
air. (Susan muốn trở thành tổng thống Mỹ, đừng xây lâu đài khơng khí) (Trích
phim Friends)
 Đừng mơ mộng hão huyền=> ái ngại.
Hoặc quán ngữ (18): Have you met you? (Anh gặp anh chƣa) (Trích phim Mom)
=> Nhìn lại bản thân mình đi rồi h y nói ngƣời khác.


×