Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng quần áo sang thị trường EU của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ HBS Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.68 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG
QUẦN ÁO SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
HBS VIỆT NAM.

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

THS.NGUYỄN THÙY DƯƠNG

VŨ BẢO YẾN
Lớp: K52E5
Mã sinh viên :
16D130385

1


HÀ NỘI - 2020

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:


Số liệu và kết quả nghiên cứu trong bài khóa luận này là hồn tồn trung thực và
chưa từng được sử dụng hoặc cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và thơng tin
trích dẫn trong khóa luận đều được ghi rõ nguồn gốc.
Sinh viên thực hiện

Vũ Bảo Yến
LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình hoạt động và nghiên cứu tại khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
của trường đại học Thương mại, dưới sự chỉ bảo tận tình của các thầy cố, em đã hồn
thành xong khóa luận tốt nghiệp vớ đề tài: “ Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt
hàng quần áo sang thị trường EU của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ
HBS Việt Nam.”
Để hồn thành khóa luận này em xin chân thành cảm ơn đến tất cả các thầy cô
thuộc khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - Trường đại học Thương Mại, đặc biệt em
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo- Th.S Nguyễn Thùy Dương – đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt q trình hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Qua đây, em cũng gửi lời cảm ơn đến Ban giám đóc, các anh chị trong phòng
Xuất khẩu của CTCP TM&DV HBS Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lời và chỉ bảo
cho em trong suốt q trình hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Do quá trình thực tập và kiến thức thực tế cịn hạn chế, bài khóa luận tốt nghiệp
của em sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được sự chỉ bảo,
hướng dẫn của thầy cô để em hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

3


Hà Nội, ngày 8 tháng 3 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Vũ Bảo Yến

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

4

Tên bảng biểu, biểu đồ
Trang
Bảng 2.1. Các quốc gia có số người mắc Covid-19 từ 100.000 người
21
trở lên
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần
27
HBS Việt Nam giai đoạn 2017-2019
Biểu đồ 3.1: Doanh thu và lợi nhuận sau thuế tại công ty HBS Việt
28

Nam từ 2017-2019
Biểu đồ 3.2: Kim ngạch xuất khẩu của công ty HBS Việt Nam từ
29
2017-2019
Biểu đồ 3.3: Kim ngạch XK một số mặt hàng chính của Việt Nam sang
31
EU giai đoạn 2017-2019 ( triệu USD )
Biểu đồ 3.4: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt mau sang mọt số nước EU
31
trong 8 tháng đầu năm 2019
Bảng 3.3. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng quần áo qua các năm
34
Biểu đồ 3.5. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng quần áo giai đoạn 201735
2019.
Bảng 3.4. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng quần áo sang thị trường
36
EU giai đoạn 2016-2019.
Biểu đồ 3.6: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng quần áo sang thị trường
36
EU giai đoạn 2016-2019.
Biểu đồ 3.7: Cơ cấu thị trường xuất khẩu quần áo năm 2019
38


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
STT
1
2
3
4


Từ viết tắt
CTCP TM & DV
VNĐ
HĐXK
TPHCM

Nghĩa
Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ
Việt Nam đồng
Hoạt động xuất khẩu
Thành phố Hồ Chí Minh

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ NƯỚC NGOÀI
STT
1
2
3
4

Từ viết tắt
EU
USD
EC
ISO

5
6
7


PPF
COVID-19
DIN

8

EVFTA

5

Tên đầy đủ
European Union
United States Dollar
European Community
International Organization for
Standardization
Paint Protect Film
Corona virus disease
Deutsches Institut fur
Normung e.V
European-Vietnam Free Trade
Agreement

Nghĩa Tiếng Việt
Europe u
Đồng đô la Mỹ
Cộng đồng châu Âu
Tổ chức tiêu chuẩn hóa
quốc tế
Vật liệu Film bảo vệ sơn

Dịch bệnh viêm phổi cấp
Viện tiêu chuẩn Đức
Hiệp định thương mại tự do
Liên minh châu Âu- Việt
Nam


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Tính tất yếu của đề tài
Hiện nay, Việt Nam đang từng bước phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập
kinh tế thế giới vì vậy hoạt động xuất khẩu là khơng thể thiếu trong q trình này. Xuất
khẩu là hoạt động mang lại nhiều ngoại tệ, giúp các doanh nghiệp trong nước tiêu thụ
sản phẩm, mở rộng thị trường, tăng quy mơ sản xuất, góp phần quan trọng vào việc
phát triển nền kinh tế đất nước.
Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu cịn giúp nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì tính
chất cạnh tranh thị trường giữa các quốc gia trên thế giới nên hàng hóa các nước phải
chịu sự cạnh tranh khốc liệt với các nước khác, sự cản trở của hàng rào thuế quan, phi
thuế quan cũng như những tiêu chuẩn về chất lượng, do vậy sản phẩm trong nước phải
không ngừng được nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh
với sản phẩm của các nước khác. Hoạt động xuất khẩu cũng giúp cho nguồn lao động
trong nước có thêm cơ hội việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, là cơ hội để mở rộng
và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại.
Ở Việt Nam, dệt may là một trong những ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực
phát triển khá mạnh, có vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, với hệ thống
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất và xuất khẩu. Theo
thống kê, năm 2019, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành hàng dệt may ở Việt Nam ước
tính lên đến 39 tỷ đơ la Mỹ. Do đó, đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng may mặc nói chung
và mặt hàng quần áo nói riêng là một trong những chiến lược quan trọng phát triển

ngành may mặc và phát triển nền kinh tế ở Việt Nam.
Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ HBS Việt Nam đã nhiều năm hoạt động
trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu mặt hàng quần áo luôn
là một trong những hoạt động được công ty chú trọng đầu tư và phát triển. Tuy nhiên,
thị trường EU là một trong những thị trường khó tính với nhiều rào cản về kĩ thuật mơi
trường phức tạp, vì vậy muốn chinh phục thị trường này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt
Nam cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn để có thể phát triển tại thị trường này.
Vì vậy, em đã chọn đề tài: “ Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng
quần áo sang thị trường EU của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ HBS Việt

6


Nam” nhằm đưa ra những nhận định và đóng góp chủ quan của em về thực trạng cũng
như giải pháp cho CTCP TM&DV HBS Việt Nam và các doanh nghiệp đang xuất
khẩu mặt hàng quần áo nói chung có một cái nhìn tổng quan về thị trường EU để có
thể xuất khẩu mặt hàng này một cách thuận lợi.
1.2.

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu đã đề cập xung quanh vấn đề xuất khẩu, có
những cơng trình chỉ xem xét riêng lẻ từng khía cạnh của hoạt động xuất khẩu, cũng
có những cơng trình xem xét ở góc độ tổng qt. Mỗi cơng trình đều có những bước
đột phá mới trong việc đề ra các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nhưng vẫn còn nhiều
điểm hạn chế và thiếu sót riêng. Thơng qua tìm hiểu tại trường Đại học Thương Mại,
có thể kể đến một số đề tài có liên quan đến vấn đề này những năm trước đây như :
Luận văn 1: “Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê tại công ty xuất nhập
khẩu INTIMEX” Phạm Thị Huyền- Đại học Thương Mại.
Luận văn 2: “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường
Hàn Quốc của công ty TNHH cơ khí dệt may xuất khẩu Thanh Chất” Phạm Thị AnhĐại học Thương Mại.

Luận văn 3: “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng bít tất sang thị trường
Nhật Bản của công ty cổ phần dệt kim Hà Nội” Nguyễn Thị Ngọc- Đại học Thương
Mại
Luận văn 4: “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng hoa hồi sang thị trường Ấn
Độ của công ty TNHH Huy Chúc M&M” Huyền Trang- Đại học Thương Mại
Luận văn 5: “ Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu linh kiện điện tử sang thị trường
Trung Quốc của công ty TNHH BSE Việt Nam”- Đại học Thương Mại
Nhận xét tổng quan về các luận văn:
Những vấn đề đã giải quyết: Các cơng trình nghiên cứu trên đã đi sát vào mục
đích nghiên cứu, giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu.
Đồng thời các cơng trình nghiên cứu cũng đã chỉ ra được thực trạng, điểm mạnh, điểm
yếu của các cơng ty có hoạt động xuất khẩu nhằm đưa ra được hướng giải quyết và
phát triển cho doanh nghiệp, phương hướng cơ bản, đề xuất về phía Nhà nước để có
thể giúp doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

7


Những vấn đề cịn tồn tại: Có luận án chưa tập trung phân tích vào một thị trường
cụ thể bởi mỗi một thị trường lại có những đặc điểm về mặt hàng đó là khác nhau. Vì
thế các giải pháp còn chưa thực sự hiệu quả để thúc đẩy xuất khẩu khi áp dụng vào
những thị trường cụ thể.
Rút kinh nghiệm từ các nghiên cứu đi trước, em đã chọn đề tài: “ Giải pháp thúc
đẩy xuất khẩu mặt hàng quần áo sang thị trường EU của công ty cổ phần thương mại
và dịch vụ HBS Việt Nam” .
-

Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu quy định, hệ thống rào cản của thị trường EU đối với hàng dệt may Việt Nam
Đánh giá tình hình xuất khẩu mặt hàng quần áo của CTCP TM&DV HBS Việt Nam.

Tìm hiểu, phân tích ngun nhan gây ra những hạn chế trong việc xuất khẩu mặt hàng

-

quần áo của CTCP TM&DV HBS Việt Nam.
Đưa ra các đề xuất, giải pháp nhằm thúc đảy hoạt động xuất khẩu mặt hàng quần áo củ

1.3.

1.4.
1.4.1.
1.4.2.
1.5.
1.5.1.

CTCP TM&DV HBS Việt Nam.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Những quy định, rào cản của thị trường EU đối với mặt hàng dệt may của Việt Nam.
Hoạt động xuất khẩu mặt hàng quần áo của CTCP TM&DV HBS Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Sản phẩm nghiên cứu: mặt hàng quần áo của CTCP TM&DV HBS Việt Nam.
Các quy định rào cản liên quan đến mặt hàng quần áo.
Không gian nghiên cứu: thị trường EU.
Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2016-2019.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu.
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tài liệu được thu thập chủ yếu từ dữ liệu thứ
cấp. Đó là những dữ liệu đã được tổng hợp, phân tích trên cơ sở những dữ liệu sơ cấp.
Dữ liệu thứ cấp đó đến từ nhiều nguồn khác nhau như:


-

Giáo trình liên quan đến hoạt động thương mại: Dựa vào cơ sở lý thuyết trong các giáo

-

trình này, từ đó xây dựng cơ sở lý thuyết cho luận văn.
Luận văn cùng nhóm đề tài của khóa trước.
Các trang web về luận văn, chuyên đề; sách, báo, các website uy tín thống kê về tình

-

hình xuất khẩu quần áo của Việt Nam sang thị trường EU.
Thông tin từ các báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, kế hoạch,
mục tiêu phát triển của công ty trong giai đoạn 2016-2019: Sử dụng những dữ liệu này
để làm rõ hơn tình hình kinh doanh, xuất khẩu của cơng ty từ đó thấy được thành quả

8


kinh doanh mà công ty đã đạt được, đồng thời tìm ra những tồn tại cần khắc phục để
cơng ty đạt được mục tiêu kinh doanh.
1.5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Đây là phương pháp xử lý các thông tin định lượng. Tùy thuộc vào tính hệ thống
và khả năng thu thập thơng tin, số liệu có thể được trình bày dưới dạng biểu đồ, bảng

1.6.

-


số liệu, hình vẽ,... Các phương pháp mà em sử dụng trong luận văn này như sau:
Phân tích tổng hợp: các số liệu, thơng tin được phân tích tổng hợp từ các báo cáo kết

-

quả hoạt động kinh doanh, báo cáo xuất khẩu, qua đó rút ra nhận xét.
Phân tích thống kê: thống kê kết quả từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo

-

cáo xuất khẩu qua các năm.
Phân tích so sánh: lấy số liệu cụ thể của một năm làm mốc để so sánh, đánh giá sự

-

tăng giảm về kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng,...của các năm tiếp theo.
Phương pháp khác: dùng biểu đồ, hình vẽ để so sánh kim ngạch, tỷ trọng, tốc độ tăng
trưởng qua các năm.
Kết cấu của khóa luận.
Ngồi lời cảm ơn, danh mục bảng biểu, từ viết tắt và các tài liệu tham khảo, căn
cứ vào yêu cầu thực hiện đề tài, nội dung và mục tiêu mà đề tài hướng đến, kết cấu của
khóa luận gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận về xuất khẩu và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đối
với doanh nghiệp.
Chương 3: Thực trạng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng quần áo sang thị
trường EU của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ HBS Việt Nam.
Chương 4: Giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng quần áo sang thị trường
EU của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ HBS Việt Nam.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC
ĐẨY XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP.

2.1. Lý luận về xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.
2.1.1. Khái niệm về xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.

Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hóa dịch vụ từ quốc gia này cho quốc gia khác
trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán với mục tiêu là lợi nhuận. Tiền tệ ở
đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt
động này là thu được một khoản ngoại tệ dựa trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh của
từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế.
9


Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lại hiệu quả đột biến. Khi việc trao
đổi hàng hóa giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia tích cực mở rộng xuất khẩu
để giải quyết cơng ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ.
2.1.2. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu

Thứ nhất, nguồn lực áp dụng: HĐXK là hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ của
các thương nhân trong và ngoài nước. Do vậy, hai bên phải tuân thủ các hiệp định
thương mại, điều ước quốc tế và luật pháp của hai nước cũng như của nước thứ ba.
Thứ hai, chủ thể của hợp đồng xuất khẩu: Là những tổ chức, cá nhân có trụ sở
kinh doanh đặt tại hai quốc gia khác nhau.
Thứ ba, sự di chuyển hàng hóa: Hàng hóa được dịch chuyển qua biên giới từ
nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu hay được di chuyển ra vào trong các khu vực hải
quan đặc biệt thông qua thủ tục hải quan, … Phương tiện vận chuyển có thể là tàu
thủy, tàu hỏa, máy bay, xe vận tải tùy theo thỏa thuận của hai bên để phù hợp với hàng
hóa và điều kiện của từng cơng ty.
Thứ tư, hình thức mua bán: Thường là mua bán qua hợp đồng xuất nhập khẩu với

khối lượng mua lớn sẽ mang lại hiệu quả hơn.
Thứ năm, phương thức thanh toán: Đồng tiền thanh toán trong hoạt động xuất
khẩu là ngoại tệ hay có nguồn gốc ngoại tệ đối với một hay cả hai bên ký kết hợp
đồng. Thông thường tiền tệ gửi đi từ nước nhập khẩu qua nước xuất khẩu thông qua hệ
thống ngân hàng quốc tế. Khi có tranh chấp thì hai bên tự giải quyết hoặc đưa ra trọng
tài quốc tế của một trong hai quốc gia đã được quy định cụ thể tại hợp đồng mua bán
hàng hóa.
Nói chung, hoạt động xuất khẩu là sự mở rộng quan hệ mua bán trong nước ra
nước ngoài điều này thể hiện sự phức tạp của nó. Hoạt động xuất khẩu có thể đem lại
kết quả cao hơn hoạt động kinh doanh trong nước nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro
hơn.
2.1.3. Các hình thức xuất khẩu của doanh nghiệp.
Trong hoạt động kinh doanh quốc tế có rất nhiều phương thức xuất khẩu khác
nhau, mối phương thức có đặc điểm riêng và kỹ thuật tiến hành riêng. Tuy nhiên trong
thực tế, xuất khẩu thường sử dụng một trong những phương thức chủ yếu sau:


Xuất khẩu trực tiếp:

10


Đây là hình thức mà việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ do chính doanh nghiệp
sản xuất hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới khách hàng nước ngồi
thơng qua các tổ chức của mình.
Trong trường hợp doanh nghiệp tham gia xuất khẩu là doanh nghiệp thương mại
khơng tự sản xuất ra sản phẩm thì việc xuất khẩu bao gồm hai công đoạn:
-

Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu với các đơn vị, địa phương trong nước.

Đàm phán ký kết với doanh nghiệp nước ngoài, giao hàng và thanh toán tiền hàng với
đối tác.
Đây là hình thức xuất khẩu chủ yếu trong thương mại quốc tế. Với hình thức này,
người xuất khẩu sẽ giảm được chi phí trung gian do đó tăng thêm lợi nhuận cho doanh
nghiệp, có nhiều điều kiện phát huy tính độc lập của doanh nghiệp và chủ động trong
việc tiêu thụ hàng hóa của mình.



Xuất khẩu ủy thác.
Xuất khẩu ủy thác là hình thức kinh doanh trong đó đơn vị xuất nhập khẩu đóng
vai trị là người trung gian hay cho đơn vị sản xuất, tiến hành ký kết hợp đồng xuất
khẩu, tiến hành làm thủ tục cần thiết để xuất khẩu cho nhà sản xuất và qua đó nhận
được một số tiền nhất định gọi là phí ủy thác.
Hình thức này bao gồm các bước sau:



Ký kết hợp đồng xuất khẩu ủy thác với đơn vị trong nước.
Ký hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán tiền hàng với đơn vị bên nước ngồi.
Nhận phí ủy thác xuất khẩu và thanh toán tiền hàng với đơn vị trong nước .
Tái xuất khẩu:
Đây là hình thức xuất khẩu trở lại ra nước ngồi những hàng hóa trước đây đã
nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất. Qua hợp đồng tái xuất bao gồm nhập
khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về số ngoại tệ lớn hơn số ngoại tệ đã bỏ ra ban
đầu. Hợp đồng này luôn bao gồm ba nước là nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước
nhập khẩu. Vì vậy, người ta gọi giao dịch tái xuất là giao dịch ba bên hay giao dịch
tam giác.
Với hình thức xuất khẩu này, doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao mà
không phải tổ chức sản xuất, đầu tư vào nhà xưởng máy móc, thiết bị, khả năng thu

hồi vốn nhanh hơn.



Gia cơng quốc tế:

11


Gia cơng quốc tế là hình thức kinh doanh mang trong đó một bên gọi là nhận gia
cơng ngun vật liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác gọi là bên đặt gia công.
Bên nhận gia công sẽ chế biến ra thành phẩm giao cho bên đặt gia công và nhận thù
lao gọi là phí gia cơng.
Đối với bên đặt gia cơng. Hình thức này giúp họ lợi dụng về giá rẻ của nguyên
phụ liệu và nhân công của nước nhận gia cơng.
Đối với bên nhận gia cơng. Hình thức này giúp họ giải quyết công ăn việc làm
cho nhân công lao động trong nước hoăc nhập được thiết bị hay cơng nghệ mới về
nước mình, nhằm xây dựng một nền cơng nghiệp dân tộc văn minh hơn.


Bn bán đối lưu.
Buôn bán đối lưu là một trong những phương thức giao dịch xuất khẩu trong đó
xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán hàng đồng thời là người mua
hàng, lượng trao đổi với nhau có giá trị tương đương.
Các bên tham gia luôn phải quan tâm đến sự cân bằng trong trao đổi hàng hóa.
Sự cân bằng này được thể hiện ở những khía cạnh sau:

-

Cân bằng về mặt hàng

Cân bằng về tổng giá trị hàng hóa giao nhau.
Cân bằng về điều kiện giao hàng.
Hình thức bn bán đối lưu này có các loại hình như nghiệp vụ hàng đối hàng,
nghiệp vụ bù trừ và nghiệp vụ mua đối lưu.
Ngồi các hình thức trên cịn có các hình thức khác như đấu giá quốc tế, đấu
thầu, hội chợ, triển lãm.

2.1.4. Vai trò của hoạt động xuất khẩu.

Xuất khẩu là nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầu tiên
trong hoạt động thương mại quốc tế, xuất khẩu ngày càng đóng vai trị quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như trên tồn thế giới.


Đối với nền kinh tế quốc dân.
Xuất khẩu là nhiệm vụ kinh doanh trên phạm vi quốc tế. Nó là một bộ phận cơ
bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Với một nền kinh
tế đang phát triển như nước ta, cơ sở vật chất còn yếu kém, thiếu đồng bộ, hơn nữa dân
số phát triển nhanh thì vấn đề thúc đẩy xuất khẩu là một chiến lực lâu dài.
12


Thứ nhất, xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ cơng nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước. Ở các nước đang phát triển và kém phát triển, một trong
những vật cản chính đối với sự tăng trưởng kinh tế là thiếu tiềm lực về vốn. Vì vậy
nguồn vốn huy động từ nước ngoài được coi là nguồn chủ yếu của các quốc gia này
cho quá trình phát triển. Nhưng mọi cơ hội đầu tư hoặc vay nợ nước ngoài và quốc tế
chỉ tăng lên khi chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu của nước
đó, vì đây là nguồn chính để đảm bảo nước này có thể trả được nợ.

Thứ hai, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
triển. Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã, đang
và sẽ có thay đổi mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
quốc gia từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
Thứ ba, xuất khẩu có tác động tích cực đối với việc giải quyết công ăn việc làm,
cải thiện đời sống cho người dân.
Thứ tư, xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối
ngoại. Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại có sự tác động qua lại, phụ
thuộc lẫn nhau. Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động cơ bản, là hình thức ban đầu
của kinh tế đối ngoại, từ đó thúc đẩy các mối quan hệ khác như du lịch quốc tế, bảo
hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế….cùng phát triển theo. Ngược lại sự phát triển của các
ngành này lại tạo điều kiện thuận lại cho hoạt động xuất khẩu phát triển.


Đối với doanh nghiệp.
Cùng với sự bùng nổ của nền kinh tế toàn cầu, xu hướng vươn ra thị trường thế
giới là một xu hướng tất yếu cho tất cả các quốc gia và doanh nghiệp. Hoạt động xuất
khẩu của doanh nghiệp có vai trò to lớn đối với bản thân doanh nghiệp khi tham gia
vào thương mại quốc tế.
Thứ nhất, thông qua cửa khẩu các doanh nghiệp trong nước có điều kiện tham gia
vào các cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Những yếu tố
này đòi hỏi các doanh nghiệp phải hình thành cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường
Thứ hai, sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao
động, tạo nguồn thu ổn định cho họ, tạo nguồn ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dung.
Nó vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội, vừa thu được lợi nhuận. Sản
xuất hàng xuất khẩu còn đặt ra cho các doanh nghiệp phải ln đổi mới và hồn thiện

13



cơng tác quản lí kinh doanh, đồng thời tạo nguồn vốn để tiếp tục đầu tư vào sản xuất
không chỉ về chiều rộng mà cả về chiều sâu.
Thứ ba, xuất khẩu tạo điểu kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, mở
rộng quan hệ kinh doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước, trên cơ sở hai bên
cùng có lợi. Vì vậy, xuất khẩu giúp các doanh nghiệp tăng được doanh thu và lợi
nhuận, đồng thời chia sẻ được rủi ro mất mát trong hoạt động kinh doanh, tăng cường
uy tín kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ tư, xuất khẩu khuyến khích phát triển các mạng lưới kinh doanh của doanh
nghiệp, chẳng hạn như hoạt động đầu tư, nghiên cứu và phát triển, các hoạt động sản
xuất, marketing cũng như phân phối và mở rộng kinh doanh,
Như vậy, hoạt động xuất khẩu có vai trị quan trọng và có tác động tích cực tới sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như sự phát triển kinh tế của quốc gia.
2.2.
Nội dung thúc đẩy xuất khẩu.
2.2.1. Khái niệm thúc đẩy xuất khẩu.

Thúc đẩy xuất khẩu là cách thức mà doanh nghiệp xuất khẩu áp dụng để tăng
cường hoạt động xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và mang lại những lợi ích cho
doanh nghiệp hơn nữa trong tương lai.

2.2.2. Nội dung thúc đẩy xuất khẩu.

Thúc đẩy xuất khẩu thực chất là hoạt động làm cho xuất khẩu đẩy mạnh hơn so
với tình trạng trước đó. Tùy thuộc vào mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ cũng như khả
năng tài chính của mình mà mỗi doanh nghiệp có những mục tiêu riêng cho hoạt động
thúc đẩy xuất khẩu. Thúc đẩy xuất khẩu sẽ bao gồm những nội dung chính như sau:


Tăng nhanh sản lượng với kim ngạch xuất khẩu.
Các doanh nghiệp thực hiện thúc đẩy xuất khẩu nhằm tăng sản lượng xuất khẩu

hàng hóa của doanh nghiệp sang thị trường nước ngồi, tích cực khai thác thị trường
xuất khẩu thơng qua các hình thức xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu ủy thác,… Bên cạnh
việc tăng nhanh sản lượng xuất khẩu phải đi kèm với tăng kim ngạch xuất khẩu. Muốn
vậy doanh nghiệp phải xác định được mặt hàng có lợi thế cũng như dự đốn được tình
hình biến của những mặt hàng đó ở thị trường thế giới để có những đối phó kịp thời.

14




Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu.
Để tăng nhanh sản lượng hàng hóa và kim ngạch xuất khẩu, doanh nghiệp cần đa
dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, mẫu mã phù hợp với sở thích và tập quán của từng thị
trường. Doanh nghiệp có thể đa dạng hóa theo ba cách là: đa dạng hóa hàng dọc, đa
dạng hóa hàng ngang và đa dạng hóa đồng tâm.

-

Đa dạng hóa hàng dọc:
Bổ sung thêm hoạt động kinh doanh mới không liên quan đến các hoạt động kinh
doanh hiện tại của doanh nghiệp
+ Xây dựng lợi thế cạnh tranh
+ Khác biệt hóa so với đối thủ cạnh tranh.
+ Kiểm sốt các cơng nghệ bổ sing ( trong cùng một lĩnh vực sản xuất nhưng liên

-

quan đến các giai đoạn khác nhau của quy trình sản xuất )
+ Cắt giảm chi phí sản xuất.

Đa dạng hóa hàng ngàng.
Là bổ sung các sản phẩm dịch vụ mới cho đối tượng khách hàng hiện tại của
doanh nghiệp.
Các trường hợp sử dụng:
+ Doanh thu từ các sản phẩm dịch vụ hiện tại sẽ bị ảnh hưởng nếu bổ sung các
sản phẩm dịch vụ không liên quan.
+ Kinh doanh trong ngành có tính cạnh tranh cao hoặc không tăng trưởng.
+ Các kênh phân phối hiện tại được sử dụng để tung sản phẩm mới cho các
khách hàng hiện tại.
+ Khi sản phẩm dịch vụ mới có mơ hình kinh doanh khơng theo chu kỳ so với
sản phẩm hiện tại.
+ Khi sản phẩm dịch vụ mới có mơ hình kinh doanh khơng theo chu kỳ so với

-

sản phẩm hiện tại.
Đa dạng hóa đồng tâm:
Là bổ sung các sản phẩm dịch mới có liên quan. Các trường hợp sử dụng :
+ Cạnh tranh trong ngành không phát triển hay phát triển chậm.
+ Khi bổ sung sản phẩm dịch vụ mới có liên quan đến các sản phẩm đang kinh
doanh sẽ nâng cao được doanh số bán của sản phẩm hiện tại.
+ Khi sản phẩm dịch vụ mới được bán với giá cạnh tranh hơn.
+ Khi sản phẩm mới có thể cân bằng sự lên xuống trong doanh thu của doanh
nghiệp.
+ Khi sản phẩm dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp đang trong giai đoạn suy

thối.
+ Khi doanh nghiệp có đội ngũ quản trị mạnh.
• Mở rộng thị trường xuất khẩu.


15


Thị trường xuất khẩu là nơi diễn ra các hoạt độg mua bán, trao đổi hàng hóa dịch
vụ quốc tế trong đó doanh nghiệp đóng vai trị là bên bán sản phẩm của mình. Vì vậy,
mở rộng thị trường chính là việc mở rộng khơng gian bn bán hàng hóa, tăng quy mô
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên trường quốc tế.
Các biện pháp để mở rộng thị trường xuất khẩu như:
-

Giải pháp về công nghệ:
Các thị trường xuất khẩu mà doanh nghiệp hướng tới ln địi hỏi cao về chất
lượng hàng hóa, bên cạnh đó là những quy định đã được tiêu chuẩ hóa về các mặt như:
an tồn, thân thiện với mơi trường… Do đó để đáp ứng ngày càng tốt hơn những yêu
cầu từ phía thị trường và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, doanh nghiệp phải đặc
biệt chú ý đến yếu tố công nghệ và khơng ngừng hồn thiện quy trình sản xuất, liên tục
đổi mới, hiện đại hóa cơng nghệ sử dụng. Sự lạc hậu về công nghệ luôn khiến doanh
nghiệp gặp nhiều bất lợi khi xuất khẩu.

-

Chiến lược sản phẩm:
Trong chiến lược sản phẩm có 2 chiến lược được sử dụng nhiều nhất là chiến
lược về giá và chiến lược về chất lượng:
+ Chiến lược hạ giá thành sản phẩm:
Đối với bất kỳ sản phẩm nào, giá thành luôn là một công cụ cạnh tranh mạnh và
thường được ưu tiên hàng đầu. Do đó trong chiến lược về giá, để tăng sức cạnh tranh
của sản phẩm, điều đầu tiền người ta nghĩ đến là hạ giá. Hạ giá thành sản phẩm là
những nỗ lực của doanh nghiệp nhằm đưa giá sản phẩm xuống mức thấp nhất có thể
thơng qua giảm các loại chi phí. Có nhiều phương pháp hạ giá thành sản phẩm như:

giảm thiểu chi phí nguyên vật liệu đầu vào, đổi mới công nghệ tăng năng suất, mở
rộng quy mô sản xuất để khai thác lợi thế về quy mô, khai thác đường cong kinh
nghiệm, nâng cao hiệu quả công tác quản trị chi phí, áp dụng các phương pháp nhằm
giảm thiểu chị phí…
+ Chiến lược về chất lượng:
Trên thực tế chất lượng mới là vũ khí cạnh tranh số một vì chất lượng có ảnh
hưởng quyết định tới thái độ và niềm tin của người tiêu dùng đến sản phẩm. Tuy
nhiên, việc nâng cao chất lượng cũng phải quan tâm đến việc giảm chi phí, đặc biệt là

16


tránh lãng phí, phải xét đén tính hiệu quả kinh tế về lâu dài. Vì vậy muốn đạt được
thànhc ơng doanh nghiệp phải khéo láo sử dụng kết hợp cả 2 chiến lược này.
+ Chính sách phân phối:
Chính sách phân phối sản phẩm bao gồm toàn bộ cac hoạt động, giải pháp, cách
thức thực hiện cũng như chiến lược, chiến thuật phân phối nhằm đảm bảo q trình
đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng đạt hiệu quả cao.


Nâng cao hiệu quả xuất khẩu
Nâng cao hiệu quả xuất khẩu là việc doanh nghiệp áp dụng các biện pháp, cách
thức, phương pháp mà doanh nghiệp sử dụng nhằm làm gia tăng hoạt động xuất khẩu
cả về kim ngạch, giá trị, thị trường xuất khẩu dựa trên khả năng của doanh nghiệp .
Tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh, khả năng của doanh nghiệp mà mỗi doanh
nghiệp có cách thức thực hiện nhất định. Hiệu quả xuất khẩu có thể được thực hiện
thông qua việc tác động lên cung- cầu trong thị trường hàng hóa.
Khi doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, mở rộng
thị trường cho những chủng loại hàng hóa nhất định, tức là doanh nghiệp tăng cung
cho thị trường hàng hóa. Việc tác động tới cung nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của

người tiêu dùng qua đó tác động tới cầu. Nếu như doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu
tăng thị phần tại những thị trường nhất định, doanh nghiệp sẽ hướng vào các chính
sách giá mềm dẻo, bằng cách tìm kiếm những nguồn cung ổn định, có chi phí nhỏ, với
việc sử dụng giá mềm dẻo doanh nghiệp đã tác động tới cầu hàng hóa, do nhu cầu của
người tiêu dùng được đáp ứng tốt hơn.
Bằng cách tăng cung cho thị trường hàng hóa thơng qua việc đẩy mạnh nghiên
cứu thị trường, tăng cường xúc tiến thương mại, đưa ra những mặt hàng có chất lượng
tốt, giá cả phù hợp với người tiêu dùng. Cùng với việc tác động đến cầu hàng hóa
thơng qua các chương trình khuyến mại, chăm sóc khách hàng, thực hiện tốt các dịch
vụ sau bán để khuyến khích khách hàng tiêu thụ sản phẩm. Từ đó doanh nghiệp có thể
thực hiện được mục tiêu tăng tốc độ kim ngạch xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xuất
khẩu của mình.

-

Một số biện pháp để nâng cao hiệu quả xuất khẩu:
+ Tăng cường thu thập thông tin, nghiên cứu và dự báo thị trường.
+ Tìm kiếm và tạo nguồn đầu vào ổn định.
+ Tăng nguồn vốn cho phục vụ thúc đẩy xuất khẩu.
+ Thực hiện công tác quảng bá và xúc tiến thương mại.
17


+ Nâng cao chất lượng đầu ra của hàng hóa.
• Hoàn thiện và phát triển kênh phân phối
Kênh phân phối là cách thức doanh nghiệp tiến hành đưa hàng hóa từ nơi sản
xuất tới nơi tiêu thụ hoặc người tiêu dùng cuối cùng. Do đó, nó cần được thiết kế một
cách cân đối, phối hợp hài hòa để thực hiện nhiệm vụ đưa hàng hoá từ sau khi sản xuất
tới nơi tiêu thụ hoặc người tiêu dùng cuối cùng, muốn làm được điều đó, nhà phân
phối phải xử lý tốt vấn đề chọn nguồn hàng mua và kí hợp đồng mua sản phẩm, chọn

phương tiện vận chuyển và hợp đồng vận chuyển, bố trí hệ thống kho bãi phục vụ dự
trữ bảo quản hàng hoá và chuyển tải trong vận chuyển, đặc biệt phải xử lý hệ thống
thông tin hậu cần quốc tế (Logistics Information System).
Để hoàn thiện và phát triền kênh phân phối, doanh nghiệp cần quản trị kênh phân
phối sao cho hiệu quả nhất. Các hoạt động trong quản trị kênh phân phối bao gồm:
-

Lựa chọn các thành viên trong kênh phân phối.
+ Tìm kiếm các ứng viên có khả năng
+ Đặt ra những tiêu chuẩn lưa chọn ứng viên: các thành viên cần phải được đánh
giá theo những tiêu chuẩn nhất định như điều kiện về tài chính, năng lực bán hàng, uy
tín trên thị trường, năng lực quản lý, quy mô hoạt động,….
+ Thuyết phục được các thành viên tiềm năng thành các thành viên chính thức
của kênh.

-

Khuyến khích các thành viên trong kênh phân phối.
Đánh giá hiệu quả hoạt động của các thành viên trong kênh phân phối.
Đánh giá thông qua các tiêu chuẩn như mức doanh số đạt được, mức dự trữ bình
quân, thời gian giao hàng cho khách, xử lý hàng hóa hư hỏng hoặc mất mát, mức độ
hợp tác trong các chương trình quảng cáo và huấn luyện của doanh nghiệp.

-

Giải quyết các xung đột xảy ra trong kênh phân phối.
Để giải quyết các xung đột xảy ra trong kênh, các thành viên của kênh phân phối
cần có những thỏa thuận với nhau về các mục tiêu họ theo đuổi, đàm phán, thương
lượng để tìm ra giải pháp trung hịa giữa mục tiêu của các bên.
Để kênh phân phối hoạt động hiệu quả cần phải xác định rõ nhiệm vụ và trách

nhiệm của từng thành viên trong kênh. Trong trường hợp xảy ra xung đột, xung đột sẽ
được giải quyết một cách nhanh trong nhất.



Định giá cho thị trường xuất khẩu
18


Giá sản phẩm quốc tế là khoản ngoại tệ mà người nhập khẩu phải trả cho người
xuất khẩu để sở hữu lượng hàng hóa tương ứng hoặc là khoản ngoại tệ mà người xuất
khẩu thu về khi xuất khẩu một lượng hàng hóa tương ứng. Giá cả là một trong bốn
biến số quan trọng mang lại thu nhập trong khi các biến số khác chỉ sinh ra đầu tư và
chi phí (giá cả, phân phối, xúc tiến, sản phẩm). Biến số giá cũng gây ra phản ứng tức
thì hơn so với các biến số còn lại đối với người tiêu dùng cũng như đối với đối thủ
cạnh tranh. Ngoài ra, giá cả còn tác động mạnh mẽ đến doanh số, do đó, nó ảnh hưởng
rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Có thể nói, giá cả là một nhận tố quyết định
đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp xuất khẩu.
Do các chi phí phát sinh trong xuất khẩu nên giá bán cuối cùng cho khách hàng ở
một thị trường nước ngoài thường tăng lên đáng kể. Ngồi các yếu tố chi phí trong
nước, xuất khẩu cịn bao gồm chi phí vận tải, bảo hiểm, chi phí trả cho các thành viên
tham gia vào kênh phân phối nước ngồi, chi phí chứng từ xuất khẩu, đóng gói hàng
hóa xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở nước ngồi.
Những cơng ty xuất khẩu cần phải định hướng thị trường trong những quyết định
giá và những điều kiện thanh toán, điều kiện giao hàng. Ta xem xét giá cả và những
điều kiện bán cho những nhà nhập khẩu là khách hàng cuối cùng của nhà xuất khẩu.
-

Đồng tiền tính giá: Vấn đề đầu tiên là xác định đồng tiền tính giá. Nên chọn những
những đồng tiền được coi là ngoài tệ mạnh, có khả năng chuyển đổi và tương đối ổn

định như USD, DF, JY,…
Có 2 khía cạnh ảnh hưởng đến việc lựa chọn đồng tiền tính giá. Trước hết các
nhà xuất khẩu thích lấy đồng tiền nước họ làm đồng tiền tính giá, mặt khác cả nhà xuất
khẩu và nhà nhập khẩu đều quan tâm đến rủi ro tỷ giá hối đối. Việc lựa chọn đồng
tiền tính giá một phần phụ thuộc vào thông lệ thương mại của các nước và các ngành
công nghiệp, một phần phụ thuộc vào vị thế của các ben. Trong thị trường của người
mua, người xuất khẩu thường có xu hướng đáp ứng những yêu cầu của nhà nhập khẩu.
Trong thị trường của người bán thì tình hình ngược lại.

-

Định giá xuất khẩu thích ứng với điều kiện cơ sở giao hàng tương ứng.
Trong việc xác định giá cả xuất khẩu, người ta luôn định rõ điều kiện cơ sở giao
hàng có liên quan đến giá đó. Bởi vì thích ứng với mỗi điều kiện giao hàng nghĩa vụ

19


của người xuất khẩu khác nhau. Và những nghĩa vụ đó phát sinh các chi phí ở mức độ
khác nhau, dẫn đến giá xuất khẩu theo các điều kiện giao hàng khác nhau.
-

Định giá xuất khẩu thích ứng với phương thức thanh toán.
Những phương thức thanh toán thường là kết quả của quá trình thương lượng bán
hàng, bao gồm các điều kiện và phương tiện thanh tốn cho hàng hóa và dịch vụ được
bán. Yếu tố quan trọng nhất trong các điều kiện thanh toán là rủi ro mà các bên dự
đốn trước khi giao dịch. Có thể kể đến những rủi ro trong thanh tốn đó là:
+ Khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu.
+ Quãng đường vận tải giữa 2 bên.
+ Sự mất ổn định về chính trị và xác hội của một trong hai nước của nhà xuất

khẩu và nhà nhập khẩu.
+ Sự thay đổi của tỷ giá hối đối.
Những rủi ro trong thanh tốn có quan hệ chặt chẽ đến việc định giá xuất khẩu.
Tuy nhiên với mỗi phương thức thanh tốn khác nhau thì mức độ rủi ro khác nhau.
Việc lựa chọn phương thức thanh tốn phụ thuộc vào bản chất hàng hóa xuất khẩu, các
tiêu chuẩn công nghiệp, mức độ cạnh tranh vị thế và mối quan hệ giữa các bên, kỹ
năng thương lượng và mức độ định hướng khách hàng của nhà xuất khẩu. Trong
thương mại quốc tế có nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Tuy nhiên, các
phương thức thanh toán hấp dẫn nhà nhập khẩu đó là: Trả bằng tiền mặt, thư tín dụng,
tài khoản mở, hối phiếu.

2.3.
2.3.1.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
Thuế quan.
Hiệp định thương mại tự do EVFTA giữa Việt Nam và EU sắp chính thức có hiệu
lực. Hiệp định sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này
hưởng được những ưu đãi về thuế quan.
Đối với hàng dệt may, theo EVFTA, EU cam kết dành ưu đãi thuế nhập khẩu cho
hàng dệt may Việt Nam như sau:

-

Loại bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực, cho các loại nguyên phụ liệu
dệt may ( thuộc các Chương 50-50 Biểu thuế) và chỉ một số ít loại trong các nhóm sản
phẩm may mặc thuộc Chương 61-62 Biểu thuế ( như bộ đồ vest hoàn chỉnh, đồ ngủ
nữ, áo len trẻ em, đồ bơi, chăn, rèm cửa, túi xách hoặc túi đựng bằng vải…..)

20



-

Loại bỏ thuế nhập khẩu dần từ mức thuế MFN trung bình là 12% hiện nay xuống 0%
trong thời hạn từ 3 đến 7 năm kểt từ ngày EVFTA có hiệu lực đối với phần lớn các sản
phẩm may mặc và sản phẩm tương tự thuộc các chương 61-62 Biểu thuế.
Tuy nhiên để được hưởng ưu đãi thuế quan, ngoài các quy tắc xuất xứ chung thì
cịn có quy tắc riêng cho nhóm sản phẩm này ( áp dụng cho trường hợp sản phẩm sử
dụng một phần nguyên liệu không xuất xứ ). Cụ thể, để sản phẩm dệt may được coi là
có xuất cứ theo EVFTA thì :
+ Vải sử dụng để tạo thành sản phẩm phải có xuất xứ Việt Nam/EU.
+ Việc cắt, may phải được thực hiện tại Việt Nam/EU.
+ Quy tắc cộng gộp, cho phép vải có xuất xứ từ Hàn Quốc được coi như có xuất
xứ theo EVFTA ( Hàn Quốc là nước duy nhất hiện có cả FTA với Việt Nam và EU)
Theo như hiệp định này, sản phẩm của công ty CP TM&DV HBS Việt Nam là đồ
ngủ nữ sẽ không mất thuế nếu đủ các quy tắc về xuất xứ và chất lượng EU yêu cầu.
Ngoài ra, các sản phẩm áo jacket, áo len, T-shirt của công ty sẽ không được hưởng ưu
đãi về thuế theo EVFTA.

2.3.2.

Hạn ngạch.
Đối với ngành dệt may, hạn ngạch luôn luôn là một vấn đề nan giải. Hạn ngạch
khống chế số lượng hàng dệt may xuất khẩu, và hạn chế chủng loại hàng dệt may sang
một thị trường.
Hiện nay, với hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU đã
không phải chịu hạn ngạch nữa, cụ thể:
+ WTO bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho các nước thành viên từ 1/1/2005.
+ EU và Canada bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Việt Nam từ ngày 01/01/2005.


2.3.3.

Trợ cấp xuất khẩu.
Để hỗ trợ xuất khẩu cho ngành dệt may Nhà nước ta đã đầu tư để phát triển các
vùng trồng bông, phát triển các trung tâm nghiên cứu khoa học, giảm thếu nhập khẩu
cho các hàng hóa phục vụ cho ngành dệt may. Sự hỗ trợ của Nhà nước dưới nhiều khía
cạnh nhưng mục đích cuối cùng là giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh
tranh của mình.

2.3.4.


Tiêu chuẩn của EU đối với mặt hàng dệt may.
Quản lý chất lượng:

21


Hiện tại hai hệ thống tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện và chung nhất là ISO
14001 và EMAS. Cả hai tiêu chu ẩn này đều dựa trên các tiêu chuẩn quản lý chất
lượng ISO 9000. EMAS chủ yếu được áp dụng cho các công ty sản xuẩt tại EU và chỉ
được áp dụng rộng tãi tại Đức. Hệ thống EMAS tương đối khó và tốn chi phí nên các
cơng ty thường sử dụng ISO 14001.


Các tiêu chuẩn về mơi trường:
Theo quy định của EU, các tiêu chuẩn được đánh giá đối với quy trình chế biến
và tinh chế sản phẩm dệt may, theo đó có những quy định về chất thải vào nước và vào
khơng khí, khơng cho phép sử dụng chloride khi tẩy sản phẩm, quy định mức tối đa

cho phép đối với các kim loại nặng còn tồn dư trong sản phẩm cuối cung, quy định
giới hạn đối với các chất tạo màu và formaldehyde.



Đóng gói, nhãn hiệu và ghi nhãn.
Đóng gói: Cần phải quan tâm đến bao bì đóng gói sản phẩm khi xuất khẩu sang
EU, phải nghiên cứu kĩ vấn đề bao bì để bảo vệ hàng hóa trong q trình vận chuyển
qua nhiều quốc gia. Các sản phẩm phải được bảo vệ chống lại thời tiết, thay đổi nhiệt
độ….
Một số nhà nhập khẩu sẽ có u cầu riêng về bao bì đóng gói. Vì những lí do về
mơi trường, bao bì đóng gói từ những vật liệu như PVC…ít thơng dụng với người tiêu
dùng, trong vài trường hợp, chính phủ cấm sử dụng loại vật liệu này.
Ghi nhãn: Thông tin cung cấp được ghi trên nhãn từ thành phần sợi vải chính tạo
nên sản phẩm cho đến thơng tin an tồn tiêu dùng. Thơng thường có hai quy định: các
yêu cầu bắt buộc như xuất xứ, thành phần sợi, khả năng cháy và các yêu cầu tự nguyện
như nhãn hiệu quan tâm, hướng dẫn giặt tẩy.
Chương trình nhãn hiệu quan tâm tự nguyện được sử dụng trên nhiều quốc gia tại
EU. Chương trình sử dụng năm loại biểu tượng là mã màu, các biểu tượng liên quan
đến tính bền vũng của màu sắc, ổn định về kích cỡ, ảnh hưởng của cloren ( trong chất
tẩy), nhiệt độ ủi an toàn nhất…
Tuy nhiên, mỗi một quốc gia tại EU cũng sẽ có những quy định riêng cho mình
đối với sản phẩm dệt may.
Ví dụ như Đức, các sản phẩm dệt may nhập khẩu vào Đức ngoài đảm bảo đầy đủ
các tiêu chuẩn và điều kiện thương mại chung của EU, các nhà xuất khẩu nước ngoài

22


cịn tìm hiểu các quy định nhập khẩu, các u cầu chứng chỉ riêng đối với hàng dệt

may, tiêu chuẩn kỹ thuật.
+ Tiêu chuẩn: Ở Đức có Ủy ban tiêu chuẩn sản phẩm và Thiết bị Dệt may
( Textilnorm_ là cơ quan lập ra các tiêu chuẩn kỹ thuật ở Đức đối vói các sản phẩm dật
may, quần áo và thiết bị dệt may. Trong đó có các bộ tiêu chuẩn khác nhau về quy
định, kích cỡ, tính năng kỹ thuật, thử nghiệm kỹ thuật mà các nhà xuất khẩu nước
ngồi cần tìm hiểu đầy đủ và đảm bảo là sản phẩm của họ phù hợp với các tiêu chuẩn
của Đức.
+ Nhãn mác: Mọi sản phẩm dệt may nhập khẩu vào Đức đều phải có nhãn mác
ghi thành phần nguyên, vật liệu sản xuất. Luật quy định mọi sản phẩm dệt may bán ở
Đức đều phải có nhãn mác ghi đầy đủ quy cách và thành phần sợi dệt vải, các hướng
dẫn giặt, và kích cỡ sản phẩm phù hợp theo quy định.
Ngoài ra, khi sử dụng nguyên phụ liệu dệt may, các doanh nghiệp nên tránh sử
dụng các chất gây cháy như PPF hoặc nguyên liệu có chat tẩy trùng bởi vì khơng đảm
bảo về tiêu chuẩn chất lượng hải quan Đức sẽ tiêu hủy và chi phí tiêu hủy sẽ do phía
Việt Nam chi trả.
2.3.5.

Đặc điểm tiêu dùng của người dân EU.
EU là một thị trường rộng lớn, đa dạng, có nhiều triển vọng cho hàng dệt may
xuất khẩu của Việt Nam nhưng đồng thời cũng là một thị trường hết sức khắt khe và
khó tính.
Thị hiếu của người tiêu dùng EU hướng nhiều về các yếu tố sức khỏe và thể chất.
Người dân EU đặc biệt quan tâm đến những sản phẩm có tính năng bảo vệ sức khỏe,
chất liệu từ thiên nhiện, hạn chế hóa chất. Do mức sống cao nên người dân các nước
EU có xu hướng dùng những loại sản phẩm từ nguồn nghiên liệu tự niên như sợi, gai,
bơng… Ngồi ra, việc thu nhập và dân trí cao khiến người dân ở đây quan tâm hơn
đến những mặt hàng chất lượng cao, đặc biệt thể hiện được tính cá thể, người tiêu
dùng muốn họ là trung tâm, sản phẩm phải phục vụ nhu cầu và đề cao tinh thần cá
nhân của họ. Do đó, người tiêu dùng EU có sở thích và thói quan dùng sản phẩm có
nhãn hiệu nổi tiếng thế giới dù vẫn biết sản phẩm đó đắt hơn rất nhiều so với những

nhãn hiệu bình thường.

23


Tuy nhiên, mỗi quốc gia thuộc EU sẽ có thị hiếu riêng do văn hóa của mỗi quốc
gia là khác nhau.
Ví dụ, tại thị trường Đức:
Đối với trang phục thể thao, chủ yếu tập trung những loại trang phục của những
mơn thể thao như bóng chuyền bãi biển, trượt pa-tinh, leo núi, trượt tuyết, dập xe và
chơi gôn.
Đối với trang phục mặc ngồi của nam giới, họ thường thích mua hàng giảm giá,
căn cứ vào sự tiện dụng và thoải mái của sản phẩm. Đáng chú ý, nhóm khách hàng
chính chủ yếu là những người từ 30 tuổi trở lên, ít sử dụng những trang phục phù hợp
lứa tuổi mà họ thường thích những loại thường phục, tiện cho sinh hoạt và giúp họ trẻ
trung hơn.
Còn đối với thị trường Mỹ:
Phong cách ăn mặc của người Mỹ thường chú trọng đến yếu tố tự nhiên, bình
thường, Với người Mỹ, sự thoải mái trong cách ăn mặc là ưu tiên hàng đầu. Bởi vậy,
khi làm việc nam giới thường mặc sơ mi và quần âu vải sợi bơng rộng thống cịn nữ
giới mặc váy với chất liệu co giãn. Còn trong cuộc sống thường ngày, quần bò áo thun
là phong cách ăn mặc đặc trung nhất ở mọi nơi trên đất Mỹ đều có thể bắt gặp phong
cách này.
Đối với người Mỹ, tiêu dùng sản phẩm rất khẩn trường. Một số sản phẩm mà họ
chỉ sử dụng trong một thời gian ngắn mặc dù chưa hỏng nhưng họ khơng thích thì họ
sẽ mua mới. Họ thích mua những quần áo độc đáo nhưng phải tiện lợi. Người Mỹ
thích vải sợi bơng, khơng nhàu, rộng và có xu hướng thích những sản phẩm dệt kim
hơn.
Khí hậu của Mỹ là khí hậu ơn đới, khơng q nóng vào mùa hè, khơng q lạnh
về mùa đơng. Mỹ có khí hậu nhiệt đới ở Hawaii và Florida, khí hậu hàn đới ở

Alaska… vì vậy các nhà sản phẩm cần hiểu được sự khác biệt về địa lý khi sản xuất
trang phục cho người dân ở đây.
2.3.6.

Tình hình dịch bệnh COVID-19.
Từ cuối năm 2019 đến nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 đã diễn ra vơ cùng
phức tạp. Không chỉ ảnh hưởng đến thị trường Trung Quốc mà hiện tại nó đã lan rộng

24


ra toàn thế giới khiến cho nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng
nghiêm trọng.
Một số các quốc gia thuộc EU như Hoa Kỳ, Tây Ban Nha,Ý, Pháp , Đức tình
hình dịch bệnh vơ cùng nghiêm trọng với con số nhiễm bệnh lên đến hàng trăm nghìn
người và tỉ lệ tử vong cũng khá cao theo số liệu đến ngày 19/4 của bảng số liệu dưới
đây.
Bảng 2.1. Số quốc gia có số người mắc Covid-10 trên 10.000 người trở lên.
Quốc gia
Hoa Kỳ
Tây Ban Nha
Ý
Pháp
Đức

Số ca nhiễm
738.923
194.416
175.925
151.793

143.724

Số ca tử vong
Tỉ lệ tử vong
39.015
5.28
20.639
10.62
23.227
13.20
19.323
12.73
4.538
3.16
Nguồn: Bộ Y Tế Việt Nam

Đây đều là các quốc gia thuộc EU nhập khẩu hàng dệt may lớn từ Việt Nam, vì
vậy có thể thấy tình hình dịch bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngành dệt may xuất khẩu
của Việt Nam.
Trong 3 ngày từ 16/3 đến 19/4 bắt đầu có trường hợp khách hàng nhập khẩu từ
thị trường EU thông báo giãn, hoãn, đẩy lùi thời gian giao hàng. Đây cũng là phản ứng
của các nhà nhập khẩu do tình hình EU hạn chế đi lại, tiếp xúc cũng như các trung tâm
thương mại đều có xu thế thu hẹp thời gian hoạt động hoặc đóng cửa do tác động của
Covid-19. Bên cạnh đó, kênh phân phối bị thắt chặt lại và khả năng nhu cầu tiêu dùng
của thị trường này đều giảm ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động nhập khẩu của các nhà
nhập khẩu tại EU.
Trong năm 2019, đối với ngành hàng dệt may, thị trường Mỹ chiếm tới 45% kim
ngạch xuất khẩu, thị trường EU chiếm 18%. Như vậy, hai thị trường này chiếm tới
64% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Do vậy ảnh hưởng do dịch Covid-19 tại hai
thị trường này chắc chắn sẽ dẫn tới việc giảm lượng cầu. Trong thời gian hạn chế đi lại

cũng như khoanh vùng các khu vực có dịch ở EU thì sức cầu sẽ rất thấp. Đây sẽ là sự
dừng đột ngột và hoãn rất dài kế hoạch sản xuất của các đơn vị sản xuất hàng dệt may
trong nước ta.
Đối với các doanh nghiệp dệt may trong nước nói chung và cơng ty HBS nói
riêng, đây là một thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp trong thời điểm nhạy cảm
25


×