Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Hoạt động của các công ty xuyên quốc gia hoa kỳ tại việt nam từ năm 1995 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (903.95 KB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---

---

--

--

---

--

--

---

--

---

---

--

--

---

--



--

Diệp Hoàng Ngọc Trân

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN
QUỐC GIA HOA KỲ TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM
1995 ĐẾN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Lịch sử Thế giới

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

Diệp Hoàng Ngọc Trân

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY
XUYÊN QUỐC GIA HOA KỲ TẠI VIỆT NAM
TỪ NĂM 1995 ĐẾN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Thế giới
Mã số: 0305061301

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Dung


Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Ngọc Dung. Các nội dung nghiên cứu
và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào
trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét,
đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần
tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn cũng sử dụng một số nhận xét, đánh giá
và số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác, tất cả đều có trích dẫn và chú
thích nguồn gốc cụ thể. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn
chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 09 năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo
khoa Lịch sử, các thầy cô giáo và cán bộ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong
suốt q trình học tập tại đây.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đến cán bộ thư viện khoa Quan hệ Quốc tế,
Trung tâm thông tin thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố
Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tơi hồn thành công tác tư liệu khi thực hiện đề
tài luận văn.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS.Nguyễn
Ngọc Dung vì những hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý tận tình trong suốt q trình
hồn thiện luận văn.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người bạn, người

thân đã tạo mọi điều kiện giúp tơi hồn thành luận văn này.


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Diễn giải

1

AFTA

ASEAN Free Trade Association
Hiệp hội mậu dịch tự do ASEAN

2

AIDS

Acquired Immune Deficiency Syndrome
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

3

APEC

Asia-Pacific Economic Cooperation

Diễn đàn Hợp tác châu Á – Thái Bình Dương

4

ARF

ASEAN Regional Forum
Diễn đàn khu vực ASEAN

5

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

6

BCC

Business Cooperation Contract
Hợp đồng hợp tác kinh doanh

7

BEA

Bureau of Economic Analysis
Cục phân tích kinh tế Hoa Kỳ


8

BIT

Bilateral Investment Treaty
Hiệp định đầu tư song phương

9

BOT

Buid – Operate – Transfer
Xây dựng – hoạt động – chuyển giao

10

BT

Build Transfer
Xây dựng – chuyển giao

11

BTA

Bilateral Trade Agreement
Hiệp định Thương mại song phương

12


BTO

Buid – Transfer – Operate
Xây dựng – chuyển giao – hoạt động

13

CEPT

Common Effective Preferential Tariff


Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
14

EXIMBANK

Export Import Bank
Ngân hàng Xuất Nhập khẩu

15

FED

Federal Reserve
Cục dự trữ Liên bang

16

FTC


Federal Trade Commission
Ủy ban Thương mại Liên bang

17

FDI

Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài

18

GDP

Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội

19

IC

International Corporation
Công ty quốc tế

20

JETRO

Japan External Trade Organization

Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản

21

MFN

Most Favoured Nation
Quy chế Tối huệ quốc

22

MNC

Multinational Corporation
Công ty đa quốc gia

23

OPIC

Overseas Private Investment Corporation
Công ty Đầu tư Tư nhân Hải ngoại

24

SCO

Shanghai Cooperation Organization
Tổ chức Hợp tác Thương Hải


25

TIFA

Trade and Investment Framework Agreement
Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư Việt Nam –
Hoa Kỳ

26

TNC

Transnational Corporation
Công ty xuyên quốc gia


27

TPP

Tran-Pacific Partnership
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương

28

TUIV

The Trust for University Innovation in Vietnam
Quỹ tín thác Sáng kiến Đại học Việt Nam


29

UNCTAD

United Nations Conference on Trade and Development
Hội nghị Thương mại và Phát triển của Liên Hiệp Quốc

30

USAID

United States Agency for International Development
Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ

31

WTO

World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

TT

Bảng

Danh mục


Trang

01

1.1

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam theo từng giai

33

đoạn
02

2.1

FDI Hoa Kỳ vào Việt Nam từ năm 1995 đến 2000

40

03

2.2

10 địa phương thu hút nhiều vốn nhất của Hoa Kỳ

41

04

2.3


Đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam phân theo ngành

42

05

2.4

Cơ cấu đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam theo hình thức đầu tư

43

06

2.5

FDI Hoa Kỳ vào Việt Nam từ năm 2001 đến 2005

45

07

2.6

FDI Hoa Kỳ phân theo ngành từ năm 2001 2005

47

08


2.7

FDI Hoa Kỳ phân theo hình thức đầu tư

49

09

2.8

Vốn đầu tư của các TNC Hoa Kỳ từ năm 2006 đến 2010

50

10

2.9

FDI của Hoa Kỳ phân theo ngành

51

11

2.10

FDI Hoa Kỳ phân theo địa phương từ 2006 đến 2008

52


12

2.11

Danh sách các công ty nhượng quyền thương mại của Hoa Kỳ tại

55



Việt Nam


1

MỤC LỤC
DẪN LUẬN ................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu……………………………………….3
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................5
3. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu............................................................5
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề…………………………………………………..……7
5. Bố cục và những đóng góp của luận văn……………………….…………….....11
CHƯƠNG I - SỰ HIỆN DIỆN CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA
HOA KỲ TẠI VIỆT NAM .....................................................................................13
1.1 Khái quát về các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ………….............……..13
1.1.1 Một số khái niệm về các công ty xuyên quốc gia ............................................13
1.1.2 Sự hình thành và phát triển các TNC Hoa Kỳ .................................................15
1.1.3 Đặc điểm của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ .........................................17
1.1.4 Sự chuyển hướng trong hoạt động đầu tư hiện nay của các TNC Hoa

Kỳ..............................................................................................................................19
1.2. Bối cảnh xâm nhập của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ tại Việt
Nam…………………………………………………………………………..........21
1.2.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước .......................................................................21
1.2.2 Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ............................................................................23
1.2.3 Hành lang pháp lý ............................................................................................26
1.2.4 Môi trường đầu tư Việt Nam............................................................................27
Tiểu kết chương I ....................................................................................................35
CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA
HOA KỲ TẠI VIỆT NAM TỪ SAU KHI BÌNH THƯỜNG HĨA QUAN HỆ
ĐẾN NAY .................................................................................................................37
2.1 Giai đoạn 1995-2000…………………………………………………………..39
2.2 Giai đoạn 2001-2005…………………………………………………………..44


2

2.3 Giai đoạn 2006-2010 ..........................................................................................49
2.4 Giai đoạn 2011-2015…………………………………………………………..53
Tiểu kết chương II ……………………………………………………………….60
CHƯƠNG III. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC TNC HOA KỲ ĐỐI VỚI KINH TẾ XÃ HỘI VIỆT NAM VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TNC HOA
KỲ TẠI VIỆT NAM ...............................................................................................62
3.1 Tác động của các TNC Hoa Kỳ đối với kinh tế - xã hội của Việt Nam……62
3.1.1 Tác động tích cực………………………………………………….…………62
3.1.2 Tác động tiêu cực………………………………………………..…………...66
3.2 Triển vọng phát triển của các TNC Hoa Kỳ tại Việt Nam…………………69
3.2.1 Những cơ sở dự báo triển vọng về sự phát triển của các TNC Hoa Kỳ ở Việt
Nam………………………………………………………………….........………..70
3.2.2 Triển vọng đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam………….........……..…………79
Tiểu kết chương III……………………………………………………………….83

KẾT LUẬN ..............................................................................................................86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................91


3

DẪN LUẬN
1.

Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu:

Các công ty xuyên quốc gia ra đời trong giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư
bản, hoạt động chủ yếu vì mục đích lợi nhuận và phát triển sản xuất từ đó làm tăng
nhu cầu về thị trường nguyên liệu, lao động, hàng hóa và tài chính. Do vậy, tăng
cường khai thác và mở rộng kinh doanh sang các nước khác (chủ yếu là các nước
thuộc thế giới thứ ba) là cách để các công ty xuyên quốc gia giải quyết những nhu
cầu trên. Sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia càng vươn mạnh ra thế giới
khi có sự kết hợp chặt chẽ giữa quyền lực kinh tế của chúng với quyền lực chính trị
của nhà nước tư bản chủ nghĩa. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, bên cạnh những lợi
ích mà các cơng ty xuyên quốc gia mang lại như đóng góp to lớn vào việc tăng
trưởng các dịng đầu tư nước ngồi, thúc đẩy thương mại quốc tế và mở rộng phân
công lao động quốc tế, các cơng ty này cịn bị lên án bởi xuất khẩu công nghệ lạc
hậu, khai thác triệt để các nguồn tài ngun khơng có khả năng tái tạo, chèn ép sản
xuất nội địa, tạo khoảng cách giàu nghèo…Sau khi các nước thế giới thứ ba giành
độc lập và tiến hành quốc hữu hóa, các cơng ty này buộc phải rút khỏi một số nước.
Sự kết thúc chiến tranh lạnh đánh dấu giai đoạn trở lại và phát triển mạnh mẽ của
các công ty xuyên quốc gia do xu thế hòa dịu sau chiến tranh, xu thế hợp tác cùng
phát triển và trào lưu thúc đẩy và hội nhập kinh tế.
Việt Nam sau khi tiến hành Đổi mới đang ngày càng hồn thiện hệ thống pháp
luật, tạo mơi trường chính trị ổn định. Điều này làm giảm bớt sự nghi ngại chính trị

đối với các cơng ty xun quốc gia các nước tư bản, trong đó có Hoa Kỳ. Nguồn
vốn đầu tư từ nước ngồi lúc này đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế
Việt Nam, góp phần quan trọng trong việc bổ sung nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu đầu
tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Việt Nam đã ban hành luật đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào tháng 12 năm 1987 nhằm tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp nước ngoài tiếp cận với thị trường Việt Nam. Sự kiện 11/7/1995 khi Tổng
thống Hoa Kỳ Bill Clinton và Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt tun bố bình
thường hóa quan hệ ngoại giao đã tạo cơ hội để hai nước mở cửa thị trường, khuyến


4

khích FDI và thu hút các cơng ty xun quốc gia. Sự chuyển biến tích cực này xuất
phát từ nỗ lực của cả hai bên trong việc mở rộng những lợi ích chung và thu hẹp
những khoảng cách, bất đồng cịn tồn tại. Nhìn chung, Bill Clinton được xem là
người đã đặt nền móng ban đầu cho quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam sau khi Hoa Kỳ bỏ
lệnh cấm vận từ 1995 đến nay. Trong thời kỳ tổng thống Bush, hai bên đã nhanh
chóng xây dựng quan hệ đối tác, tiến tới hội nhập thương mại qua Hiệp định BTA
được ký vào năm 2000. Khi Tổng thống Barack Obama lên nắm quyền, kinh tế trở
thành một trong những nhân tố chính định hình chính sách hai nước, Hoa Kỳ nằm
trong danh sách những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Kinh tế Việt
Nam ngày càng gắn kết nhiều vào mối quan hệ song phương với Hoa Kỳ. Bình
thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, Việt Nam khơng chỉ có cơ hội tiếp cận với một
trong những thị trường lớn nhất thế giới mà còn tạo tiền đề để bình thường hóa quan
hệ với hầu hết các nước và tăng cơ hội tiếp cận với các thị trường toàn cầu và các
thể chế đa phương khác. Tăng cường thương mại thông qua sự phát triển của các
công ty xuyên quốc gia sẽ giúp xóa bỏ hàng rào để quan hệ hai nước phát triển hơn
nữa.
Có thể thấy Hoa Kỳ đã nhận thức rõ vai trò ngày càng tăng của Việt Nam
trong khu vực Đông Nam Á. Sự có mặt ngày càng nhiều của các cơng ty xun

quốc gia Hoa Kỳ tại Việt Nam cho thấy quan hệ giữa hai nước đã được cải thiện
đáng kể từ sau hơn 20 năm bình thường hóa quan hệ. Hoa Kỳ là một trong những
nhà đầu tư phát triển mạnh ở thị trường Việt Nam với dòng vốn đầu tư trực tiếp từ
Hoa Kỳ vào Việt Nam có sự tăng trưởng và triển vọng khả quan từ sau khi bình
thường hóa đến nay. Nhưng liệu hoạt động đầu tư của các cơng ty xun quốc gia
Hoa Kỳ có chịu ảnh hưởng từ mơi trường chính trị Hoa Kỳ và Việt Nam cũng như
mối quan hệ hai nước Việt Nam – Hoa Kỳ hay khơng? Tình trạng hoạt động của các
cơng ty này tại Việt Nam sau khi bình thường hóa quan hệ đến nay như thế nào?
Mục tiêu của các công ty này thay đổi ra sao ở mỗi giai đoạn, được thực hiện bằng
các phương thức nào? Tác động đến nền kinh tế - xã hội Việt Nam ra sao và liệu các
công ty này sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa ở Việt Nam hay không? Để lý giải cho


5

những điều này, tác giả quyết định chọn đề tài: “Hoạt động của các công ty xuyên
quốc gia Hoa Kỳ tại Việt Nam từ năm 1995 đến nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Thế giới của mình.
Từ việc tìm hiểu hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ tại Việt
Nam từ sau 1995 đến nay, luận văn sẽ làm rõ những mục tiêu hoạt động và cách
thức để thực hiện các mục tiêu này của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ. Trên cơ
sở đó, luận văn sẽ nghiên cứu và chỉ ra những lợi ích cũng như các tác động tiêu
cực do các TNC Hoa Kỳ mang lại đồng thời đưa ra triển vọng và xu hướng đầu tư
của các công ty xuyên quốc gia này trong tương lai.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:

2.1.

Dựa theo tên đề tài: “Hoạt động của các các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ

tại Việt Nam từ năm 1995 đến nay”, đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt
động của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ tại Việt Nam. Luận văn sẽ nghiên cứu
đối tượng này dựa trên mục tiêu, cách thức hoạt động và quá trình hoạt động của
chúng.
2.2.

Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu sẽ giới hạn từ năm 1995 đến 2015. Về không gian nghiên

cứu, luận văn sẽ giới hạn phạm vi tại Việt Nam. Các lĩnh vực nghiên cứu liên quan
đến lịch sử và kinh tế, ngồi ra cịn mở rộng sang các lĩnh vực như chính trị và xã
hội.
3. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu:
3.1 Nguồn tư liệu:
Tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn chủ yếu
được sử dụng từ ba nguồn sau:
Nguồn tài liệu thứ nhất là các văn kiện chính thống của Đảng và Nhà nước
như Thơng tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các văn bản pháp luật quan trọng như
Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam cùng với những lần sửa đổi và bổ sung. Nguồn
tài liệu này đề cập đến những chủ trương, phương hướng và chính sách của Nhà


6

nước cũng như pháp luật và những quy định pháp lý khác đối với hoạt động đầu tư
trực tiếp nước ngồi ở Việt Nam từ khi thực hiện cơng cuộc Đổi mới đến nay.
Nguồn tài liệu thứ hai bao gồm các tài liệu sách báo và tạp chí đề cập đến hoạt
động của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ nói chung và tại Việt Nam nói riêng
được xuất bản trong vài thập niên trở lại đây. Nguồn tài liệu này cung cấp những số
liệu cụ thể và tương đối đáng tin cậy về tình hình hoạt động của các công ty xuyên

quốc gia Hoa Kỳ trên thế giới và tại Việt Nam. Ngoài ra, nguồn tài liệu này cũng
cung cấp những kiến thức mang tính nền tảng cũng như chuyên sâu liên quan đến
đề tài nghiên cứu.
Nguồn tài liệu thứ ba là những báo cáo của Cục phân tích kinh tế Hoa Kỳ về
tình hình hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ tại Hoa Kỳ và trên thế
giới, đề cập đến tình hình kinh tế Hoa Kỳ, quan hệ đầu tư giữa Hoa Kỳ và Việt Nam
ở những giai đoạn khác nhau. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng báo cáo của một số
tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế và kinh tế quốc tế như Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF),
Ngân hàng Thế giới (WB), Hội nghị Thương mại và Phát triển của Liên Hiệp Quốc
(UNCTAD) làm nguồn tư liệu tham khảo cho đề tài nghiên cứu.
3.2 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Marx –
Lenin, từ đó vận dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành và đa ngành khoa
học xã hội, bao gồm phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp nghiên
cứu kinh tế, quan hệ quốc tế, phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp, quy nạp
và diễn dịch. Trong đó, phương pháp lịch sử được vận dụng với mục đích khái qt
nguồn gốc hình thành các cơng ty xun quốc gia nói chung và các cơng ty xun
quốc gia Hoa Kỳ nói riêng theo tiến trình lịch sử, phân tích q trình hoạt động của
các cơng ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ tại Việt Nam theo các giai đoạn cụ thể từ 1995
đến nay. Phương pháp logic cũng được áp dụng nhằm rút ra các bản chất, đặc trưng
cũng như những ưu thế của Việt Nam và lợi ích mà các cơng ty xun quốc gia Hoa
Kỳ đem lại từ đó lí giải vì sao lại có sự hoạt động của các cơng ty này tại Việt Nam
từ sau khi bình thường hóa quan hệ đến nay. Bên cạnh đó phương pháp này cũng


7

được vận dụng để phân tích, đánh giá vai trị của các công ty xuyên quốc gia Hoa
Kỳ đối với quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam và đối với quan hệ kinh tế Việt
Nam – Hoa Kỳ. Phương pháp nghiên cứu kinh tế để tìm hiểu, phân tích các sự kiện,

tiến trình quan hệ kinh tế và hoạt động kinh tế giữa hai nước. Ngoài ra các phương
pháp phân tích tổng hợp, thống kê, dự báo cũng được áp dụng nhằm rút ra những
vấn đề có tính xu hướng trong hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ
cũng như phân tích những tác động của chúng trong quá trình nghiên cứu.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ tại Việt Nam từ 1995 đến
nay là một vấn đề mới, nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu thuộc
các lĩnh vực như lịch sử, kinh tế, chính trị và ngoại giao. Thơng qua thực tế sưu
tầm, tổng hợp các nguồn tư liệu để triển khai luận án đến nay, những tài liệu hiện có
đề cập đến một hay nhiều phần liên quan đến đề tài luận văn hoặc thời gian không
trùng với thời gian khảo sát của đề tài. Để thuận tiện trong việc nghiên cứu, các tài
liệu sẽ được chia thành 3 nhóm cơ bản sau.
4.1. Nhóm các cơng trình nghiên cứu chung về các công ty xuyên quốc gia Hoa
Kỳ:
Tài liệu nước ngoài tiêu biểu liên quan đến nghiên cứu các cơng ty xun
quốc gia Hoa Kỳ có thể kể đến như các bài viết thuộc Survey of Current Business:
“Gross Product of U.S. Multinational Companies” của Raymond J. Mataloni, Jr. và
Lee Goldberg (1994) đề cập đến đầu tư trực tiếp nước ngồi của các cơng ty Hoa
Kỳ giai đoạn 1977-1991; “Operations of U.S. Multinational Companies:
Preliminary Results From the 1994 Benchmark Survey” (12/1996) của Raymond J.
Mataloni, Jr., and Mahnaz Fahim-Nader nghiên cứu đặc điểm của các cơng ty Hoa
Kỳ về hình thức đầu tư, lĩnh vực, khu vực đầu tư và R&D “U.S. Multinational
Companies: Operations in 1995” (10/1997) của Raymond J. Mataloni, Jr. đã đề cập
đến mục tiêu hoạt động,vai trò và nhiệm vụ của các công ty mẹ và công ty con của
Hoa Kỳ ở những năm 90. Ngoài ra, luận văn cũng tham khảo các bài viết khác như
“U.S. Multinational Companies Operations of U.S. Parents and Foreign Affiliates


8


in 2010” (2012) “U.S. Multinational Companies Operations of U.S. Parents and
Foreign Affiliates in 2011” (2013) của Kevin B. Barefoot, “U.S. Affiliates of
Foreign Companies Operations in 2010” (2012) của Thomas Anderson.
Các cơng trình nghiên cứu quan trọng về vấn đề này ở Việt Nam gồm:
Cơng trình “ Các cơng ty xun quốc gia hiện đại” của PTS. Nguyễn Khắc
Thân do NXB Chính trị Quốc gia xuất bản năm 1995 đã trình bày những vấn đề cơ
bản về các công ty xuyên quốc gia hiện đại. Nội dung chủ yếu đưa ra những khái
niệm, nguồn gốc hình thành, các loại hình và đặc trưng, vai trị và tác động của các
cơng ty xuyên quốc gia nói chung đối với nền kinh tế thế giới nhưng vẫn chưa
nghiên cứu sâu về các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ, chiến lược hoạt động và quá
trình hoạt động theo từng giai đoạn cụ thể ở Việt Nam.
Năm 2003, cơng trình “Các cơng ty xun quốc gia – Khái niệm, đặc trưng và
những biểu hiện mới” do Nguyễn Thiết Sơn chủ biên đã đưa ra những cơ sở lý luận
và thực tiễn quan trọng về các công ty xuyên quốc gia như nêu được khái niệm, bản
chất, nguồn gốc, đặc điểm cũng như vai trò của cơng ty xun quốc gia. Ngồi ra
cuốn sách cịn trình bày một số hoạt động của các cơng ty xuyên quốc gia trên thế
giới trong đó có Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cơng trình chỉ trình bày một số đặc điểm của
các cơng ty xun quốc gia nói chung, chưa nghiên cứu sâu về đặc điểm của các
công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ. Về tác động của các công ty xuyên quốc gia, cuốn
sách cũng chỉ tập trung vào tác động về kinh tế, chưa nói lên được các tác động về
chính trị và xã hội do các cơng ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ mang lại.
Ngoài ra, các bài viết đăng trên tạp chí cũng đề cập đến các công ty xuyên
quốc gia Hoa Kỳ. Một số bài tiêu biểu như: “Một vài nét về chi nhánh của các công
ty xuyên quốc gia trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thế giới” của Nguyễn Khắc
Thân (1993); “Công ty xuyên quốc gia và quốc tế hóa sản xuất” (1995) của Lê Văn
Sang và Trần Quang Lâm ; “Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ và vấn
đề ra với Việt Nam” của Nguyễn Xuân Trung (2006); “Điều chỉnh chiến lược đầu
tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ sau khủng hoảng tài chính tồn
cầu” (2012) của Nguyễn Việt Khơi,…



9

4.2 Nhóm các cơng trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt
Nam:
Năm 2005, NXB Chính trị Quốc gia đã xuất bản cuốn sách “ Đầu tư trực tiếp
nước ngoài ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp” của Trần Xn Tùng. Nội dung
cơng trình đã khái quát được bản chất, sự cần xu thế vận động và sự cần thiết của
đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế. Đồng thời cuốn sách cũng nêu
được thực trạng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam từ 1988 đến 2003 và đưa ra những
giải pháp nhằm thu hút đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam.
Trong cùng năm, cơng trình “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh
tế Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Tuấn đã cung cấp những cơ sở lý luận quan
trọng về đầu tư trực tiếp nước ngồi, vai trị của nó đối với phát triển kinh tế. Ngồi
ra cơng trình cũng nêu lên được sự hình thành, đầu tư và đặc điểm của đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại Việt Nam đồng thời đánh giá tác động và nêu ra giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với Việt Nam.
Năm 2008, cơng trình “ Thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc
gia vào Việt Nam” do Hồng Thị Bích Loan chủ biên đã cung cấp những phương
hướng và giải pháp cần thiết trong việc thu hút FDI vào Việt Nam. Bên cạnh đó,
cơng trình cũng đề cập đến vai trị của FDI trong lưu chuyển tồn cầu, chiến lược
của các cơng ty xun quốc gia, thực trạng đầu tư các công ty xuyên quốc gia vào
Việt Nam từ 1987 đến 2006.
Năm 2011, Đặng Hồng Thanh Nga với cơng trình “ Đầu tư trực tiếp của các
công ty xuyên quốc gia của Hoa Kỳ ở Việt Nam” đã nêu lên được cái nhìn chung về
TNC Hoa Kỳ, những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư của Hoa Kỳ tại Việt Nam, thực
trạng đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ từ 1995 đến 2011, tác động của các công ty xuyên
quốc gia Hoa Kỳ đến phát triển kinh tế Việt Nam đồng thời cũng đưa ra định hướng
và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư của các công ty xuyên quốc gia vào Việt
Nam trong tương lai. Cơng trình này có thể nói là một trong những nguồn tài liệu

quan trọng có liên quan trực tiếp đến luận văn. Tuy nhiên, cơng trình vẫn chưa đề
cập đến q trình hình thành các cơng ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ mà chỉ trình bày


10

thực trạng hoạt động của các công ty xuyên quốc gia một cách khái quát, chủ yếu
trình bày các số liệu, chưa nhấn mạnh mục tiêu đầu tư và cách thức đầu tư cụ thể ở
mỗi giai đoạn.
4.3 Nhóm các cơng trình nghiên cứu về quan hệ đầu tư của Hoa Kỳ - Việt
Nam:
Tài liệu tiêu biểu cho nhóm cơng trình này là nghiên cứu của Nguyễn Thiết
Sơn về “Việt Nam – Hoa Kỳ: Thương mại và đầu tư” (2004). Cơng trình đưa ra cái
nhìn khái qt về thương mại đầu tư Việt Nam – Hoa Kỳ và tác động của Hiệp định
thương mại lên quan hệ này. Tuy nhiên, quan hệ đầu tư ở cơng trình này chưa được
rõ nét và còn chung chung với giai đoạn nghiên cứu ngắn (1988-2001).
Cơng trình “Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ: “Thực trạng và triển vọng” của
Trần Nam Tiến (2010), được cấu trúc thành 4 chương. Cơng trình nghiên cứu về
quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ ở các lĩnh vực chính trị ngoại giao và kinh tế. Trong
đó, tác giả có trình bày về quan hệ đầu tư Việt Nam – Hoa Kỳ từ sau khi bình
thường hóa đến năm 2005. Đây là dữ liệu cần thiết cho phần trình bày về hoạt động
của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ tại Việt Nam của luận văn.
Bên cạnh đó, cơng trình: “Quan hệ kinh tế Việt Nam- Hoa Kỳ: vấn đề, chính
sách và xu hướng” xuất bản năm 2011, do Nguyễn Thiết Sơn chủ biên, nghiên cứu
chủ yếu về quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ chủ yếu đi sâu phân tích các vấn đề
và chính sách xu hướng trên cơ sở khảo sát những kết quả thương mại và đầu tư kể
từ năm 2001. Tuy nhiên, cơng trình về mặt thời gian chỉ dừng lại khảo sát trực tiếp
quan hệ giai đoạn 2001 – 2007. Về lĩnh vực đầu tư, tác giả cũng chỉ trình bày một
cách khái quát những nét chính.
Năm 2012, bài viết “Vietnam - United States Economic Cooperation: Current

Status and Future Prospect” (Hợp tác kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ: Thực trạng và
triển vọng), tài liệu song ngữ Anh - Việt của Bùi Thành Nam được đăng trên kỷ yếu
Hội thảo khoa học: Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ hướng tới tầm cao mới. Trong bài
viết, tác giả đã nêu thực tiễn quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ, từ đó rút ra những
hạn chế trong quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia, đồng thời đánh giá xu hướng hợp


11

tác kinh tế Việt Nam – Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cơng trình chỉ đề cập một cách khái qt
thành tựu thương mại và đầu tư song phương trong một giai đoạn ngắn.
Các bài viết đăng trên Tạp chí châu Mỹ ngày nay tuy chỉ trình bày khái quát
về quan hệ đầu tư nhưng cũng rất phong phú, đa dạng. Một số bài viết có thể kể đến
như: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hoa Kỳ vào Việt Nam: Thực trạng và triển
vọng” của Lại Lâm Anh và Vũ Xuân Trường (2007); “Ảnh hưởng của khủng hoảng
toàn cầu đối với đầu tư của Mỹ vào Việt Nam” của Nguyễn Xuân Trung và Lê Hải
Hà (2009); “Sự biến động dòng vốn FDI của Mỹ tại Việt Nam từ 2008 đến 2012”
của Phạm Thị Hiếu (2013); “FDI của Mỹ tại Việt Nam: Thực trạng và triển vọng”
(2015) của Nguyễn Minh Tuấn.
5. Bố cục và những đóng góp của luận văn:
5.1. Bố cục luận văn:
Ngoài phần mở đầu, dẫn luận, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được
gồm có 3 chương như sau:
Chương I. Sự hiện diện của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ tại Việt
Nam
1.1 Khái quát về các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ.
1.2 Bối cảnh xâm nhập của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Tiểu kết chương 1
Chương II. Hoạt động của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ tại Việt
Nam từ sau khi bình thường hóa quan hệ đến nay.

2.1 Giai đoạn 1995-2000.
2.2 Giai đoạn 2001-2005.
2.3 Giai đoạn 2006-2010.
2.4 Giai đoạn 2011 đến nay.
Tiểu kết chương 2
Chương III. Tác động của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ đối với
kinh tế - xã hội Việt Nam và triển vọng phát triển của các công ty xuyên quốc
gia Hoa Kỳ tại Việt Nam.


12

3.1 Tác động của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ đối với kinh tế - xã hội
Việt Nam.
3.2 Triển vọng phát triển của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Tiểu kết chương 3.
5.2. Đóng góp của luận văn:
Luận văn sẽ góp phần cung cấp cho những học giả và những nhà nghiên cứu
cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về đặc điểm của các công ty xuyên quốc gia Hoa
Kỳ trên thế giới và lý giải tại sao Hoa Kỳ lại chọn Việt Nam làm điểm đến cho các
hoạt động đầu tư của mình. Phân tích các hoạt động đầu tư để từ đó rút ra những tác
động của các cơng ty này đến nền kinh tế - xã hội Việt Nam. Hoạt động của các
công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ tại Việt Nam từ sau 1995 đến nay nằm trong chính
sách quyết tâm thực hiện chiến lược quay trở lại châu Á trong đó có Đơng Nam Á
của Hoa Kỳ.
Nghiên cứu hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ tại Việt Nam thơng qua các cơng
ty xun quốc gia sẽ giúp ích trong việc nghiên cứu và phát triển quan hệ Việt Nam
– Hoa Kỳ, hiểu rõ hơn về chính sách, cách thức vận hành kinh tế,…từ đó đề xuất
những định hướng giải pháp, chính sách thích ứng nhằm nâng cao chất lượng các
quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ. Hiểu được những lợi ích cũng như các tác động tiêu

cực do các công ty xuyên quốc gia mang lại, Việt Nam sẽ có những chính sách phù
hợp hơn để phát triển kinh tế, nâng cao trình độ phát triển và mức sống người dân.


13

CHƯƠNG I - SỰ HIỆN DIỆN CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC
GIA HOA KỲ TẠI VIỆT NAM
1.1.

Khái quát về các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ:

1.1.1. Một số khái niệm về các công ty xuyên quốc gia:
Các tổ chức kinh doanh quốc tế về mặt thuật ngữ được phân định thành các
công ty quốc tế (International Corporation - IC), công ty đa quốc gia (Multinational
Corporation - MNC), công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporation - TNC).
Các công ty này đều có q trình kinh doanh vượt ra khỏi biên giới quốc gia và có
quan hệ chặt chẽ với nhiều nước thông qua việc lập các chi nhánh ở nước ngồi,
thường có nhiều tên gọi khác nhau. Sự phân biệt này chủ yếu làm rõ hơn về chủ sở
hữu kinh doanh. Theo các điều tra chuẩn của Hoa Kỳ thì thuật ngữ MNC được sử
dụng nhiều hơn trong khi các tài liệu chính thức của UNCTAD đều dùng TNC.
Luận văn sẽ sử dụng thuật ngữ “công ty xuyên quốc gia” (TNC) trong q trình
phân tích hoạt động của TNC Hoa Kỳ tại Việt Nam. TNC có thể được hiểu rõ hơn
thông qua các định nghĩa sau:
Cuối năm 1998, các chuyên gia của Liên Hiệp quốc trong Báo cáo Đầu tư
thế giới (World Investment Report 1998) đã đưa ra định nghĩa về các TNC như sau:
“Các công ty xuyên quốc gia là những công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc vô hạn,
bao gồm công ty mẹ và các chi nhánh nước ngồi của chúng. Các cơng ty mẹ được
định nghĩa như là các cơng ty mà việc kiểm sốt của các thực thể kinh tế khác ở
nước ngoài thường được thực hiện thơng qua việc góp vốn tư bản cổ phần của

chúng” [54, tr.53].
Ngoài ra, UNCTAD cũng đã nêu định nghĩa như sau: “ Công ty xuyên quốc
gia (TNC) là những công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hoặc vô hạn bao gồm các
công ty mẹ và các chi nhánh nước ngồi của chúng. Các cơng ty mẹ là các cơng ty
kiểm soát tài sản của các thực thể kinh tế khác ở nước ngồi, thơng qua việc góp
vốn tư bản cổ phần của mình. Mức góp vốn cổ phần thường phải từ 10% hoặc cao
hơn, các loại cổ phiếu thường hoặc cổ phiếu có quyền biểu quyết đối với loại công
ty TNHH, hoặc tương đương với công ty trách nhiệm vô hạn, thường được xem như


14

là mức ngưỡng đối với quyền kiểm soát tài sản của các cơng ty khác. Cịn các chi
nhánh nước ngồi (công ty con) là các công ty TNHH hoặc vô hạn, trong đó chủ
đầu tư là người sống ở nước khác, có mức góp vốn cho phép có được lợi ích lâu dài
trong việc quản lý cơng ty đó ” [112, tr.8].
Theo các báo cáo về hoạt động của các công ty xuyên quốc gia, Bộ Thương
mại Hoa Kỳ đã sử dụng định nghĩa như sau: “Công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ gồm
công ty mẹ và các chi nhánh nước ngồi của nó. Cơng ty mẹ là người cư trú ở Hoa
Kỳ, có sở hữu hoặc điều hành 10% hoặc lớn hơn số cổ phiếu có quyền biểu quyết,
hoặc tương đương của doanh nghiệp có kinh doanh ở nước ngoài”[105, tr.26].
“Người” ở đây được định nghĩa bao gồm mọi cá nhân, ngành, cơng ty, tập đồn,
hiệp hội, hoặc các tổ chức khác, hoặc các đơn vị hành chính của chính phủ. Nếu là
cơng ty sát nhập, cơng ty mẹ của Hoa Kỳ là tổng thể công ty Hoa Kỳ thống nhất
gồm:
- Cơng ty Hoa Kỳ có số cổ phiếu có quyền biểu quyết khơng bị cơng ty Hoa
Kỳ khác chiếm quyền sở hữu trên 50%.
- Nếu quyền sở hữu của các cơng ty Hoa Kỳ trong đó bị giảm đi thì cơng ty
Hoa Kỳ đó khơng bị các cơng ty Hoa Kỳ khác chiếm hơn 50% số cổ phiếu có quyền
biểu quyết của cơng ty. Các cơng ty mẹ của Hoa Kỳ cũng có các hoạt động kinh

doanh nội địa ở Hoa Kỳ. Các chi nhánh nước ngoài, là các cơng ty kinh doanh ở
nước ngồi có đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ, trong đó, người Hoa Kỳ sở hữu hoặc
kiểm soát (trực tiếp hoặc gián tiếp) 10% hoặc lớn hơn số cổ phiếu có quyền biểu
quyết hoặc tương đương. Các chi nhánh nước ngoài bao gồm cả các hoạt động kinh
doanh ở nước ngồi của các cơng ty xun quốc gia Hoa Kỳ, trong đó các cơng ty
mẹ có những tác động nhất định về mặt quản lý. Đối với những chi nhánh nước
ngồi có trên 50% vốn do cơng ty mẹ sở hữu thì gọi là các chi nhánh nước ngồi có
sở hữu đa số (MOFA).
Theo Nguyễn Thiết Sơn “…công ty xuyên quốc gia được hiểu là một cơ cấu
tổ chức kinh doanh quốc tế, dựa trên cơ sở kết hợp giữa quá trình sản xuất quy mô
lớn của nhiều thực thể kinh doanh quốc tế, với quá trình phân phối và khai thác thị


15

trường quốc tế đạt hiệu quả tối ưu nhằm thu được lợi nhuận độc quyền cao” [54,
tr.50]. Lê Văn Sang thì lại cho rằng “TNC là một tổ hợp các liên kết pháp nhân
kinh doanh thông qua nhiều phương thức hoạt động khác nhau nhằm gia tăng lợi thế
về tập trung sản xuất, khai thác chuỗi giá trị gia tăng tồn cầu, tối đa hóa lợi nhuận
trong khn khổ pháp luật. Nó có qui mơ lớn và rất lớn, hoạt động ở một hay nhiều
ngành khác nhau trong phạm vi nhiều nước (phạm vi quốc tế), trong đó có “cơng ty
mẹ” nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các “cơng ty con” về mặt tài chính
và chiến lược phát triển” [52, tr.3].
Qua những định nghĩa nêu trên, có thể đưa ra nhận định chung rằng TNC là
những công ty quốc gia thực hiện việc sản xuất kinh doanh quốc tế thông qua việc
thiết lập các hệ thống chi nhánh ở nước ngồi dưới sự kiểm sốt của các công ty mẹ
nhằm phân chia thị trường thế giới và tìm kiếm lợi nhuận.
1.1.2. Sự hình thành và phát triển các TNC Hoa Kỳ:
Hơn một trăm năm sau khi thành lập, Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới về sản xuất
nông nghiệp và năm mươi năm sau Hoa Kỳ tiếp tục dẫn đầu về công nghiệp. Sự nổi

lên của nền kinh tế Hoa Kỳ những năm nửa sau thế kỉ XIX đã đưa Hoa Kỳ trở thành
trung tâm của thế giới. Không chỉ giúp khôi phục châu Âu, phục hồi kinh tế Nhật
Bản, Hoa Kỳ còn tạo ra những tiền đề quan trọng cho các công ty xuyên quốc gia
bành trướng thế lực trên thế giới. Sự ra đời của các TNC Hoa Kỳ xuất phát từ sự
phát triển các công ty lớn của Hoa Kỳ. Các TNC này thường đầu tư sản xuất ở nước
ngoài để phục vụ cho thị trường quốc tế thay cho xuất khẩu các sản phẩm thuần túy
sản xuất tại Hoa Kỳ.
Vào khoảng nửa cuối thế kỉ XIX, đã có những dấu hiệu cho thấy hoạt động
kinh doanh của các công ty lớn của Hoa Kỳ khơng cịn bị giới hạn trong quốc gia
nữa. Trước thế chiến thứ hai, nhiều công ty lớn của Hoa Kỳ vừa tham gia vào việc
phân chia thị trường quốc tế đối với một số sản phẩm vừa xây dựng những cơng ty
chi nhánh (Affiliates) đầu tiên ở nước ngồi. Ở giai đoạn này, nhu cầu tìm kiếm tài
ngun, khống sản, thực phẩm,...đã dẫn đến sự mở rộng thị trường xuyên quốc gia
của các công ty độc quyền chủ yếu đến từ Hoa Kỳ. Tiêu biểu là công ty United Fruit


16

của Hoa Kỳ vào năm 1899 đã nắm gần 90% lượng chuối nhập khẩu vào Hoa Kỳ
hay trong thế chiến I, sản lượng dầu của Royal Dutch/ Shell chiếm 20% tổng trữ
lượng dầu của Nga [120]. Sau khi thế chiến hai kết thúc, Hoa Kỳ giành được một số
lượng lớn tư bản nhờ vào những cuộc mua bán vũ khí và cung cấp hàng hóa cho các
bên tham chiến. Nhờ đó, Hoa Kỳ thực hiện kế hoạch Marshall nhằm khơi phục nền
kinh tế các nước châu Âu, Nhật Bản. Hoa Kỳ sử dụng tư bản như một công cụ
nhằm khống chế kinh tế các nước này từ đó mở rộng quyền lực và bành trướng thế
giới. Những điều kiện thuận lợi lúc bấy giờ đã tạo cơ hội để các TNC Hoa Kỳ tăng
cường hoạt động đầu tư tư bản xuyên quốc gia, phục vụ cho công cuộc phát triển
kinh tế của mình. Từ đó xuất hiện các cơng ty xuyên quốc gia hiện đại của thế giới.
Sự xuất hiện này chính là sự lợi dụng thế mạnh tài chính khống chế tư bản các nước
khác.

Sau vài thập kỷ, trình độ phát triển của các TNC Hoa Kỳ đã vượt mặt các
TNC châu Âu, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp nhờ các lợi thế về mặt tài chính.
Sự tiến bộ trong lĩnh vực thông tin liên lạc và vận tải làm cho hoạt động kinh doanh
của các công ty Hoa Kỳ ngày càng phát triển, tạo điều kiện để các công ty này mở
rộng khắp nơi trên thế giới, nhất là những nơi có thị trường tiêu thụ thành phẩm và
nguyên liệu. Ban đầu các TNC Hoa Kỳ thâm nhập thị trường bên ngoài là nhằm đáp
ứng nhu cầu xuất khẩu trong nước. Sau đó, họ tiến hành lập các chi nhánh để sản
xuất tại nước ngoài. Sau thế chiến thứ hai, các chi nhánh được thành lập tại nước
ngoài là nhằm phục vụ cho thị trường của nước mà chúng đặt chi nhánh. Với chiến
lược này, các TNC Hoa Kỳ muốn tăng cường khả năng cạnh tranh thị trường với
các TNC khác. Cuối những năm 1960 là thời điểm phát triển mạnh nhất của các
TNC Hoa Kỳ về số lượng. Năm 1968, Hoa Kỳ có 2.468 TNCs trên tổng số 7.276
các TNC toàn thế giới. Đầu những năm 90, số lượng các TNC vẫn tiếp tục tăng
nhưng ở mức thấp, khoảng 3.031 trên tổng số 38.747 các TNC thế giới. Hiện nay,
xu thế phát triển mới của các TNC Hoa Kỳ đó là liên minh chiến lược với mạng
lưới xuyên quốc gia ở các nước khác, chủ yếu là các nước công nghiệp cao. Các
quan hệ liên minh thể hiện dưới dạng liên doanh (Joint venture) được thành lập để


17

thực hiện chức năng đặc biệt nào đó hoặc để trao đổi License trong một lĩnh vực
đặc thù nào đó. Quan hệ đồng minh này chỉ tập trung vào các ngành cơng nghiệp có
hàng rào thuế quan cao, địi hỏi cơng nghệ hiện đại và chi phí rất tốn kém.
1.1.3. Đặc điểm của các công ty xuyên quốc gia Hoa Kỳ:
Trải qua quá trình hình thành và phát triển đến nay, các TNC Hoa Kỳ vẫn
đang tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động của mình ra khắp thế giới. Với những đặc
điểm riêng biệt vốn có, các cơng ty Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa ảnh
hưởng của mình trên tồn cầu. Một số đặc trưng của một TNC Hoa Kỳ thường có:
Các TNC Hoa Kỳ có phạm vi hoạt động rộng lớn. Chính sách đầu tư Hoa Kỳ

hiện nay chủ yếu phục vụ cho các thị trường nước ngồi chứ khơng xuất khẩu vào
Hoa Kỳ như những năm 70, 80. Cuối thập kỷ 90, có trên 63% tổng số hàng hóa và
40% số dịch vụ là do chi nhánh TNCs Hoa Kỳ bán ra ở các thị trường địa phương
nước ngoài. Hiện nay, trước sự biến động của thị trường quốc tế và cạnh tranh gay
gắt giữa các công ty với nhau buộc các TNC Hoa Kỳ không ngừng mở rộng mạng
lưới hoạt động. Lợi thế về công nghệ thông tin, kỹ thuật hiện đại…đã giúp các TNC
thành lập các chi nhánh khắp nơi trên thế giới, phối hợp tối ưu các yếu tố sản xuất
như tư bãn, kỹ thuật sức lao động, nguyên vật liệu…tạo thành một hệ thống sản quy
mơ quốc tế, có khả năng sản xuất một khối lượng hàng hóa và dịch vụ khổng lồ.
Hiện nay, hơn 74% vốn đầu tư của Hoa Kỳ tập trung ở những nước phát triển, trong
đó châu Âu chiếm hơn nửa vốn đầu tư, khoảng 2,6 nghìn tỷ USD (56%), các nước
thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương chiếm xấp xỉ 695 tỷ USD (14,9%), riêng
khu vực ASEAN chiếm gần 4,2% (khoảng 200 tỷ USD) [100].
Ngồi ra các TNC Hoa Kỳ có quy mơ lớn về nguồn vốn, nhân lực và doanh số
hoạt động. Vào những năm 50, Hoa Kỳ đã có 25.000 trong tổng số 55.000 các công
ty chi nhánh ở nhiều quốc gia trên thế giới. Những năm 80, con số này tăng lên gấp
đôi. Năm 2011, số lượng nười lao động làm việc cho các TNC Hoa Kỳ trên toàn thế
giới là khoảng 34,5 triệu người. Tại Hoa Kỳ, số lượng người lao động làm việc cho
các công ty mẹ khoảng 22,9 triệu người [119]. Trong danh sách 50 công ty lớn nhất
về lao động, Hoa Kỳ có 14 cơng ty, trong đó Walmart Stores đứng đầu với 2,1 triệu


×