Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Hoạt động sản xuất và cung cấp tài liệu cho người khiếm thị tại thư viện khoa học tổng hợp thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.42 MB, 155 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI&NHÂN VĂN

LÊ MINH NGHIÊM

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ CUNG CẤP TÀI LIỆU
CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ TẠI THƯ VIỆN KHOA
HỌC TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN

TP HỒ CHÍ MINH, 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI&NHÂN VĂN

LÊ MINH NGHIÊM

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ CUNG CẤP TÀI LIỆU
CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ TẠI THƯ VIỆN KHOA
HỌC TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Khoa học Thông tin-thư viện
Mã số

: 60320203

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. LÊ VĂN VIẾT

TP HỒ CHÍ MINH, 2017


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu đến nay, cuối cùng bài Luận văn đã hoàn thành.
Để hoàn thành bài Luận văn này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tác giả
còn nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các Thầy, Ban lãnh đạo, cán
bộ nhân viên Thư viện, các bạn khiếm thị. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến:
- Tiến sĩ Lê Văn Viết, người hướng dẫn trực tiếp, đã tận tình giúp đỡ, đóng
góp nhiều ý kiến quan trọng giúp tơi hồn thành bài Luận Văn này
- Thầy Vĩnh Quốc Bảo, Phó giám đốc Thư viện Khoa học Tổng hợp
TPHCM, đã cung cấp số liệu, thông tin hoạt động về công tác Khiếm thị của Thư
viện Khoa học Tổng hợp TPHCM
- Các anh, chị cán bộ thư viện của Thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM
đã nhiệt tình giúp đỡ khi tác giả đi khảo sát tại Thư viện
- Ban giám đốc, hiệu trưởng cùng các bạn khiếm thị tại các mái ấm, trường
học, trung tâm đã vui vẻ trả lời bảng khảo sát và câu hỏi mà tác giả đặt ra
- Gia đình và bạn bè những người đã động viên, ủng hộ tinh thần cho tác
giả để tác giả hoàn thành tốt bài Luận văn này
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm

LÊ MINH NGHIÊM


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong
Luận văn là trung thực. Các số liệu, tài liệu tham khảo, các đoạn trích dẫn được chỉ

rõ nguồn gốc một cách đầy đủ.
Bản Luận văn này là kết quả công trình nghiên cứu của cá nhân. Đề tài nghiên cứu
này chưa có ai cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác.

Tác giả Luận văn

LÊ MINH NGHIÊM


MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................................................... 1
DANH MỤC HÌNH TRONG LUẬN VĂN....................................................................................... 5
DANH MỤC PHỤ LỤC TRONG LUẬN VĂN ................................................................................ 6
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 7
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................................ 7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................................... 8
3. Mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 10
4. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................................. 10
5. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................................. 10
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 11
7. Hướng tiếp cận tư liệu để thực hiện đề tài ............................................................................... 11
8. Đóng góp mới của đề tài .......................................................................................................... 12
9. Cấu trúc của Luận văn.............................................................................................................. 12
CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................................... 13
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ CUNG CẤP TÀI LIỆU CHO
NGƯỜI KHIẾM THỊ ....................................................................................................................... 13
1.1 Một số khái niệm.................................................................................................................... 13
1.1.1. Người khiếm thị ............................................................................................................. 13
1.1.2. Cấu trúc của mắt............................................................................................................. 14
1.1.3. Các loại khiếm khuyết thị giác ảnh hưởng đến việc đọc ................................................ 15

1.1.4. Người khiếm thị trên thế giới và Việt Nam. Những khó khăn mà người khiếm thị gặp
phải:.......................................................................................................................................... 18
1.1.5. Công tác giúp đỡ người khiếm thị trong nước và trên thế giới ...................................... 21
1.2. Tài liệu cho người khiếm thị ................................................................................................. 22
1.2.1. Khái niệm ....................................................................................................................... 22

1


1.2.2. Các dạng tài liệu cho người khiếm thị ........................................................................... 23
1.3. Sản xuất và cung cấp tài liệu cho người khiếm thị được thực hiện bởi các Thư viện.......... 30
1.3.1. Sản xuất tài liệu cho người khiếm thị............................................................................. 30
1.3.2. Cung cấp tài liệu cho người khiếm thị ........................................................................... 31
1.4. Sản xuất và cung cấp tài liệu cho người khiếm thị tại Việt Nam và trên thế giới. Các Thư
viện sản xuất và cung cấp tài liệu cho người khiếm thị ............................................................... 33
1.4.1. Vai trò sản xuất và cung cấp tài liệu cho người khiếm thị của Thư viện ....................... 33
1.4.2. Hoạt động sản xuất và cung cấp tài liệu cho người khiếm thị tại Việt Nam .................. 35
1.4.3. Hoạt động sản xuất và cung cấp tài liệu cho người khiếm thị trên thế giới ................... 40
1.4.4. Các Thư viện sản xuất và cung cấp tài liệu dạng thay thế cho người khiếm thị ............ 42
1.5. Các yếu tố tác động đến việc sản xuất và cung cấp tài liệu cho người khiếm thị ................. 48
1.5.1. Cơ sở pháp lí .................................................................................................................. 48
1.5.2. Kinh phí: ........................................................................................................................ 51
1.5.3. Sự hợp tác giữa các cơ quan, tổ chức ............................................................................. 51
1.6. Yêu cầu của UNESCO/IFLA đối với thư viện trong việc phục vụ người khiếm thị ........... 52
1.7. Tiêu chí đánh giá chất lượng trong sản xuất và cung cấp tài liệu dành cho người khiếm thị 55
1.7.1. Sản phẩm thông tin......................................................................................................... 56
1.7.2. Về dịch vụ ...................................................................................................................... 57
CHƯƠNG 2 ..................................................................................................................................... 59
HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, CUNG CẤP TÀI LIỆU CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ
TẠI THƯ VIỆN KHOA HỌC TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................. 59

2.1. Giới thiệu Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh: ...................................... 59
2.1.1. Lịch sử hình thành:......................................................................................................... 59
2.1.2. Vai trò, nhiệm vụ: .......................................................................................................... 60
2.1.3. Studio sản xuất tài liệu cho người khiếm thị: ................................................................. 62
2.2. Người dùng tin và nhu cầu tin của họ ở một số trung tâm, trường học tại Thành phố Hồ Chí
Minh ............................................................................................................................................. 63

2


2.3. Hiện trạng sản xuất và cung cấp tài liệu cho người khiếm thị tại Thư viện Khoa học Tổng
hợp TPHCM ................................................................................................................................. 69
2.3.1. Các trang thiết bị, máy móc, phần mềm phục vụ hoạt động sản xuất tài liệu cho người
dùng tin khiếm thị .................................................................................................................... 69
2.3.2. Nhân sự thực hiện sản xuất tài liệu cho người dùng tin khiếm thị ................................. 70
2.3.3. Quy trình và Phương pháp để sản xuất các tài liệu cho người khiếm thị ....................... 70
2.3.4. Số lượng tài liệu cho người khiếm thị được sản xuất tại thư viện khoa học tổng hợp
TPHCM .................................................................................................................................... 77
2.3.5. Hiện trạng cung cấp tài liệu cho người khiếm thị tại thư viện Khoa học Tổng hợp
TPHCM .................................................................................................................................... 78
2.4. Nhận xét ................................................................................................................................ 84
2.4.1. Nhận xét của người dùng về chất lượng sản xuất và cung cấp tài liệu dành cho người
khiếm thị .................................................................................................................................. 84
2.4.2. Nhận xét của tác giả Luận văn ....................................................................................... 85
CHƯƠNG 3: .................................................................................................................................... 89
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ CUNG CẤP TÀI LIỆU CHO NGƯỜI
DÙNG TIN KHIẾM THỊ TẠI THƯ VIỆN KHOA HỌC TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH ............................................................................................................................................... 89
3.1. Mục tiêu của việc phát triển hoạt động sản xuất và cung cấp tài liệu cho người dùng tin
khiếm thị tại thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM:................................................................... 89

3.1.1. Nắm bắt nhu cầu của người dùng tin khiếm thị ............................................................. 89
3.1.2. Tăng cường số lượng tài liệu và đa dạng hóa tài liệu cho người khiếm thị ................... 90
3.1.3. Tuyên truyền, quảng bá tầm quan trọng và giá trị của sách cho người dùng tin khiếm thị
.................................................................................................................................................. 91
3.1.4. Thỏa mãn tối đa nhu cầu tin của người dùng tin khiếm thị ............................................ 92
3.2. Nhóm giải pháp tăng cường chất lượng hoạt động sản xuất ................................................. 92
3.2.1. Nâng cấp trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất tài liệu ............................................. 92
3.2.2. Tăng cường nhân viên trong hoạt động sản xuất tài liệu ............................................... 94
3.2.3. Tăng cường số lượng và sự đa dạng của tài liệu cho người dùng tin khiếm thị. Tiếp tục
phát triển sách nói theo chuẩn DAISY ..................................................................................... 95
3.2.4. Phát triển, nâng cao trình độ chun mơn và nhận thức của nhân viên thư viện ........... 96
3


3.3. Nhóm giải pháp tăng cường chất lượng cho hoạt động cung cấp tài liệu ........................... 100
3.3.1. Phối hợp hoạt động giữa Thư viện và cơ quan quản lí nhà nước ................................. 100
3.3.2. Tăng cường trách nhiệm của lãnh đạo và cơ quan quản lí nhà nước ........................... 100
3.3.3. Thực hiện khảo sát sự hiệu quả của hoạt động cung cấp tài liệu ................................. 101
3.3.4. Tổ chức tốt công tác lưu trữ, bảo quản tài liệu thay thế ............................................... 102
3.3.5. Thực hiện công tác marketing sản phẩm và dịch vụ Thư viện Khoa học Tổng hợp
TPHCM cung cấp cho người khiếm thị ................................................................................. 105
3.3.6. Tạo mục lục riêng cho người khiếm thị ....................................................................... 106
3.4 Các giải pháp khác ............................................................................................................... 107
3.4.1. Xã hội hóa hoạt động sản xuất, cung cấp tài liệu cho người dùng tin khiếm thị.......... 107
3.4.2. Phát triển hoạt động phục vụ người dùng tin khiếm thị ngay tại Thư viện .................. 109
3.4.3. Huấn luyện cho người dùng tin khiếm thị về công nghệ ............................................. 110
3.4.4. Thay đổi việc cung cấp sách nói cho người dùng tin khiếm thị ................................... 111
3.4.5. Tăng cường dịch vụ cho người dùng tin khiếm thị ..................................................... 112
3.4.6. Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất, lưu trữ và cung cấp
dịch vụ cho người dùng tin khiếm thị .................................................................................... 113

3.4.7. Nghiên cứu người dùng tin khiếm thị và Phân tích nhu cầu tin của người dùng tin khiếm
thị ........................................................................................................................................... 114
KẾT LUẬN .................................................................................................................................... 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................. 119
PHẦN PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 124

4


DANH MỤC HÌNH TRONG LUẬN VĂN

Ảnh 1: Cấu trúc của mắt
Ảnh 2: Thối hóa hồng điểm
Ảnh 3: Tầm nhìn của người trước và sau mắt bệnh đục thủy tinh thể
Ảnh 4: Tầm nhìn bình thường và tầm nhìn của người bị thị giác đường ống
Ảnh 5: Bệnh lý võng mạc tiểu đường

5


DANH MỤC PHỤ LỤC TRONG LUẬN VĂN
Phụ lục 1:
Một số trang thiết bị sản xuất tài liệu người dùng tin khiếm thị ở Thư viện Khoa học
Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
Một số phần mềm giúp đỡ cho việc học và tìm kiếm thơng tin cho người khiếm thị
Một số sản phẩm do Thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM sản xuất để phục vụ
người dùng tin khiếm thị
Phụ lục 2:
Nội dung và Phiếu khảo sát mẫu về sự đánh giá của người dùng tin khiếm thị đối
với việc cung cấp, sản xuất tài liệu tại Thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM

Nội dung và Phiếu khảo sát mẫu về nhu cầu tin của người dùng tin khiếm thị tại
TPHCM
Phụ lục 3:
Bảng báo cáo công tác phục vụ lưu động của Thư viện Khoa học Tổng hợp thành
phố Hồ Chí Minh

6


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Truy cập thông tin là quyền cơ bản của mỗi con người được UNESCO công
nhận. Thế nhưng với những người khiếm thị, việc tiếp cận với thơng tin – tri thức
lại rất khó khăn bởi họ không thể đọc được những bản in như người bình thường.
Người khiếm thị muốn tiếp cận thơng tin, họ phải sử dụng những tài liệu ở dạng đặc
biệt thay thế cho tài liệu in bình thường mà người khiếm thị đọc bằng cách sờ mó,
hoặc bằng thính giác.
Hiện nay, tại Việt Nam, việc sản xuất và phục vụ tài liệu cho người khiếm thị
chỉ do 1 số cơ quan tư nhân, tổ chức phi lợi nhuận, thư viện công cộng lớn thực hiện
và công việc này vẫn còn rất chậm so với thế giới. Cho đến cuối năm 1998, các thư
viện công công mới bắt đầu thay đổi trong việc phục vụ cho người khiếm thị. Cho
đến nay, công việc này vẫn đang được tiếp tục duy trì và thu được nhiều kết quả
Thư viện Khoa học tổng hợp TPHCM là một trong những thư viện công cộng
lớn nhất cả nước. Thực hiện nhiệm vụ của mình, Thư viện Khoa học tổng hợp
TPHCM đã xây dựng 2 studio sản xuất tài liệu cho người khiếm thị góp phần đưa
thông tin tri thức đến với người dùng tin là người khiếm thị. Tuy nhiên, dù nỗ lực
rất nhiều, nhưng tài liệu sản xuất dành cho người khiếm thị vẫn cịn rất ít và chưa
phong phú về mặt thể loại, ngồi ra cịn tồn tại rất nhiều khó khăn như kinh phí cho
hoạt động ít, nguồn nhân lực thực hiện cơng tác cịn thiếu, trang thiết bị cịn thiếu

thốn, vì vậy tơi đã chọn vấn đề “Hoạt động sản xuất, cung cấp tài liệu cho người
khiếm thị tại thư viện khoa học tổng hợp TPHCM” làm đề tài nghiên cứu cho
luận văn thạc sĩ của mình

7


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trên thế giới, việc nghiên cứu lý luận về người khiếm thị cũng như công tác
phục vụ người khiếm thị trong thư viện đã phát triển từ rất lâu. Ngay từ đầu thế kỉ
20, các nhà nghiên cứu, các Thư viện, các tổ chức trên thế giới đã phối hợp để đưa
ra những điều kiện tốt nhất giúp người dùng tin khiếm thị có thể tiếp cận thông tin
một cách tối đa như “Sharing a Vision to Improve Library Services for Visually
Impaired People in the United Kingdom” của David Owen(2007)[39], “High-tech
equipment expands library services for the visually impaired, Quill & Quire” của
Mary Land(1996)[35], “The role and activities of the IFLA Libraries for the Blind
section” của Helen Brazier(2007)[29]. Một số cơng trình nghiên cứu khác thì tập
trung vào các sản phẩm thay thế dành cho người khiếm thị như “Accessibility of
audio and tactile interfaces for young blind people performing everyday tasks” của
Yayoi

Shimomura(2010)[40],

“The

Role

of

Audiobooks


in

Academic

Libraries,College & Undergraduate Libraries” của Catherine Stern(2011)[41]. Một
số ít nghiên cứu thì tập trung vào các yếu tố về Pháp luật như “Copyright and
visually impaired people” của Peter Grove(2004)[31].
Tại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu về người khiếm thị trong thư viện là tương
đối ít, chủ yếu tập trung ở các bài báo khoa học in trong các tap chí chuyên ngành
và một số tài liệu hướng dẫn, luận văn, có thể liệt kê một số tài liệu như sau:
- “Thư viện dành cho người khiếm thị” của tác giả Nguyễn Trọng
Phượng(2009). Bài báo giới thiệu chung các thư viện trên thế giới và hoạt động của
nó trong việc phục vụ người khiếm thị, giới thiệu hoạt động của bộ phận khiếm thị
của tổ chức IFLA
- “Mở rộng dịch vụ thư viện cho người khiếm thị trong hệ thống thư viện
công cộng ở Việt Nam” của Hoàng Tố Uyên(2006)[11]. Luận văn nêu lên một số
vấn đề chung về người khiếm thị, dịch vụ người khiếm thị trong và ngoài nước, nêu
8


lên một số biện pháp để tăng cường và mở rông dịch vụ thư viện tại Việt Nam. Tuy
nhiên luận văn không đi sâu vào hoạt động sản xuất, cung cấp tài liệu cho người
khiếm thị
- “Dịch vụ thư viện cho người khiếm thị: Cẩm nang thực hành tốt nhất” của
Hội đồng Thư viện Lưu trữ&Bảo tàng Anh Quốc được Nguyễn Thị Bắc
dịch(2005)[5],[6],[7]. Đây là cẩm nang hướng dẫn cho hoạt động thư viện phục vụ
người khiếm thị tại Anh Quốc, bao quát nhiều vấn đề như Luật, thiết kế web, trang
thiết bị, tòa nhà,… dành cho người khiếm thị
Như vậy, để các Thư viện công cộng tại Việt Nam thấy được tầm quan trọng

cũng như những việc cần thiết phải làm trong công tác phục vụ người khiếm thị thì
cần phải có một nghiên cứu cụ thể và tồn diện hơn về hoạt động sản xuất và cung
cấp tài liệu cho người khiếm thị
Thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM là thư viện đi đầu trong công tác sản
xuất và cung cấp tài liệu cho người khiếm thị tại miền Nam. Tuy nhiên, cho đến nay
vẫn chưa có tài liệu nào đi sâu nghiên cứu “Hoạt động sản xuất, cung cấp tài liệu
cho người khiếm thị tại thư viện khoa học tổng hợp TPHCM”, nên đây là 1 vấn
đề mới cần được nghiên cứu, tìm hiểu

9


3. Mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu:
- Đánh giá đúng thực trạng việc sản xuất, cung cấp tài liệu cho người khiếm
thị tại Thư viện khoa học tổng hợp TPHCM
- Đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, cung cấp tài liệu cho
người khiếm thị tại thư viện khoa học tổng hợp TPHCM
Mục đích:
- Giúp cho người khiếm thị tiếp cận với thơng tin, tri thức
- Giúp hoạt động sản xuất tài liệu cho người khiếm thị tại thư viện khoa học
tổng hợp TPHCM đạt hiệu quả cao hơn
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu một số khái niệm về người khiếm thị và tài liệu cho người khiếm
thị và hoạt động cung cấp, phổ biến tài liệu cho người khiếm thị
- Khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất, cung cấp tài liệu tại thư
viện khoa học tổng hợp TPHCM
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất, cung cấp
tài liệu cho người khiếm thị tại thư viện khoa học tổng hợp TPHCM
4. Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động sản xuất, cung cấp tài liệu cho người khiếm thị
5. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Thư viện khoa học tổng hợp TPHCM
Thời gian: Từ năm 2003 đến nay
10


Năm 2003 là năm Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, xây dựng
studio sách nói đầu tiên, chính thức đi vào hoạt động phục vụ cho bạn đọc người
khiếm thị
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
- Phép biện chứng Mác – Lênin
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để nghiên cứu các tài liệu
liên quan từ đó xây dựng cơ sở lý luận về người khiếm thị và sản phẩm cho người
khiếm thị
- Phương pháp phỏng vấn, quan sát, khảo sát bằng bảng hỏi để tìm hiểu thói
quen sử dụng tài liệu của người dùng tin khiếm thị, thu thập thông tin về thực trạng
hoạt động sản xuất và cung cấp tài liệu cho người khiếm thị, đánh giá và mong
muốn của người dùng tin khiếm thị đối với hoạt động sản xuất và cung cấp tài liệu
cho họ
- Phương pháp so sánh để rút ra số liệu từ đó đề ra giải pháp
7. Hướng tiếp cận tư liệu để thực hiện đề tài
- Các tài liệu chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về người khiếm thị và hoạt động
sản xuất tài liệu cho người khiếm thị
- Các sách, báo, tạp chí chuyên ngành Thư viện – Thơng tin trong và ngồi
nước
- Các nguồn tin trên mạng, CSDL online,… có nội dung liên quan đến người
khiếm thị và hoạt động sản xuất tài liệu cho người khiếm thị


11


8. Đóng góp mới của đề tài
Ý nghĩa khoa học:
- Bổ sung, hoàn thiện lý thuyết về người khiếm thị, tài liệu cho người khiếm
thị, hoạt động sản xuất, cung cấp tài liệu cho người khiếm thị
Ý nghĩa thực tiễn:
- Là tài liệu tham khảo về lĩnh vực thông tin – thư viện
- Có thể giúp lãnh đạo Thư viện Khoa học Tổng hợp TPHCM cải thiện hoạt
động sản xuất, cung cấp tài liệu cho người khiếm thị tại thư viện Khoa học tổng hợp
TPHCM
9. Cấu trúc của Luận văn
Luận văn ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Phụ lục, tài liệu tham khảo, cịn có 3
chương sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn sản xuất và cung cấp tài liệu dành cho
người khiếm thị
- Chương 2: Thực trạng hoạt động sản xuất, cung cấp tài liệu cho người khiếm
thị tại Thư viện khoa học tổng hợp TPHCM
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất, cung
cấp tài liệu cho người khiếm thị tại Thư viện khoa học tổng hợp TPHCM

12


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ CUNG CẤP
TÀI LIỆU CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ


1.1 Một số khái niệm
1.1.1. Người khiếm thị
Thuật ngữ “khiếm thị” dùng để mơ tả tình trạng thị lực khơng thể điều chỉnh
bằng kính thuốc hay phẫu thuật. Nó bao gồm những người mắc bệnh thị lực chỉ còn
1 phần và những người bị mù hồn tồn.
“Khiếm khuyết ám chỉ sự khơng bình thường của cơ thể liên quan đến tâm lý
hoặc sinh lý. Khuyết tật là hậu quả của sự khiếm khuyết, ám chỉ sự giả thiểu chức
năng hoạt động”[23]
“Người khiếm thị, người nhược thị hay người mù, là cách gọi khác nhau về
những người khơng có khả năng nhìn thấy mọi sự vật, hiện tượng đang xảy ra xung
quanh mình”[21]
“Theo Tổ chức Y tế Thế giới(WHO) năm 1994: Khiếm thị hay khiếm khuyết
về chức năng thị giác là 1 phần giới hạn trầm trọng của chức năng thị giác gây ra do
các bệnh mắc phải, di truyền, bẩm sinh hay do chấn thương mà không thể điều trị
khỏi bằng các phương pháp điều chỉnh khúc xạ, nội khoa hoặc ngoại khoa. Khiếm
thị được xác định khi thị lực ở mắt tốt giảm dưới 6/18 (20/60 hoặc 3/10) cho đến
3/60 (20/400 hoặc 2,5/50) hoặc thị lực trên 6/18 nhưng thị trường( khoảng không
gian mắt bao quát được – người viết) thu hẹp dưới 10 độ”.[11, tr7]
“Hiện nay có 3 mơ hình về người khiếm thị. Thứ nhất, mơ hình cá nhân
(individual model) nhìn nhận người khiếm thị dưới góc độ bị thiệt hại về mặt thân
13


thể. Thứ 2 là mơ hình xã hội (social model) nhìn nhận người khiếm thị như là 1 mơi
trường giới hạn, không phải bị hủy hoại về mặt thân thể. Thứ 3, mơ hình hành chính
(administrative model) nhìn nhận người khiếm thị dưới góc độ 1 người có đủ tiêu
chuẩn để hưởng phúc lợi xã hội hay không” [33]
Ở đây, Luận văn sử dụng khái niệm “người khiếm thị” để mơ tả người mà tình
trạng thị lực khơng thể điều chỉnh được bằng kính thuốc hay phẩu thuật, bao gồm
những người mắc bệnh thị lực chỉ còn 1 phần và những người bị mù hồn tồn

1.1.2. Cấu trúc của mắt
Có thể chia mắt thành 2 phần là phần trước và phần sau:
- “Phần trước của mắt ( gồm giác mạc, đồng tử và mống mắt) có chức năng
để truyền ánh sáng vào phần sau của mắt. Tổn thương bất kì bộ phận nào của phần
này đều có thể dẫn đến các mức độ khiếm thị khác nhau. Thủy tinh thể có chức
năng tập trung các tia sáng vào võng mạc”[5]
- “Phần sau của mắt ( gồm võng mạc, hoàng điểm và thần kinh thị giác) có
chức năng xử lí hình ảnh, ánh sáng và truyền đến não. Hoàng điểm (điểm đen) đặc
biệt quan trọng cho việc đọc, do đây là vùng cho phép chúng ta thấy được những
chi tiết tinh vi. Tổn thương bất kì phần nào ở vùng này cũng dẫn đến các mức độ
khiếm thị khác nhau. Thủy dịch là chất trong suốt dạng thạch chứa đầy trong phần
giữa của mắt. Áp lực trong thủy dịch quá cao cũng có thể ảnh hưởng đến thị lực”[5]

14


Ảnh 1: Cấu trúc của mắt
1.1.3. Các loại khiếm khuyết thị giác ảnh hưởng đến việc đọc
Một số dạng khiếm khuyết thị giác bệnh nhân thường mắc phải[5]:
- Thối hóa hoàng điểm thường được quy cho là bệnh mù do tuổi già. Vùng
thị lực trung tâm được sử dụng để nhìn chi tiết trong khi việc tập trung vào thị
trường ngoại vi thì kém rõ ràng hơn. Kính đeo mắt khơng thể bù trừ cho thối hóa
hồng điểm, mặc dù kính lúp có thể giúp một số người trong giai đoạn sớm của
thối hóa và sách báo chữ to sẽ giúp kéo dài được khả năng đọc. Như vậy người bị
thối hóa hồng điểm có thể nhìn thấy những vật dưới sàn nhà nhưng khơng thể
nhìn thấy những vật trước mắt. Dưới đây là hình ảnh minh họa

Ảnh 2: Thối hóa hồng điểm

15



- Đục thủy tinh thể là nguyên nhân thường gặp khác của bệnh khiếm thị ở
tuổi già và là kết quả khi thủy tinh thể của một hoặc cả 2 mắt trở nên đục hay mờ đi.
Người bị đục thủy tinh thể nặng có thể thấy ánh sáng và nhận ra được các tương
phản mạnh về màu sắc, nhưng không thể đọc sách báo. Khi tình trạng tang đến mức
độ nặng, điều trị laser và đặt thủy tinh thể nhân tạo có thể giúp ích cho đa số bệnh
nhân, những người sau đó có thể đọc sách , báo chữ to.

Ảnh 3: Tầm nhìn của người trước và sau khi mắt bệnh đục thủy tinh thể
- Thị giác đường ống là một thuật ngữ tổng quát mô tả một số tình trạng
bệnh lý võng mạc trong đó thị lực ngoại vi bị mất đi. Chính vùng thị trường ngoại
vi cho phép người ta nhìn được dưới ánh sáng yếu, do đó nhiều người bị ống thị
giác hay tự gọi mình là “quáng gà”. Hai nguyên nhân thường gặp nhất của ống thị
giác là viêm võng mạc sắc tố, là nguyên nhân thường gặp của các vấn đề trầm trọng
về thị lực ở người trẻ tuổi và Glaucoma( bệnh tăng nhãn áp), có khuynh hướng xuất
hiện vào tuổi 40 và bệnh này có thể được kiểm sốt. Do vùng trung tâm thị trường
không bị ảnh hưởng. Người bị bệnh ống thị giác thường có thể tiếp tục đọc ấn phẩm
in ấn thông thường cho đến độ tuổi trung niên – cũng có thể kéo dài lâu hơn khi tình
trạng của họ có thể kiểm sốt được – sau đó dần dần họ phải đọc sách báo chữ to và
rồi phải cần đến biện pháp thay thế khác. Những người bị ống thị giác hầu như dễ té
xấp lên các vật như ghế hay đá vào ghế đẩu là những vật nằm ngoài thị trường của
họ, đặc biệt là trong điều kiện ánh sáng yếu

16


Ảnh 4: Tầm nhìn bình thường và tầm nhìn của người bị thị giác đường ống
- Bệnh lý võng mạc do tiểu đường là một nguyên nhân chủ yếu khác của
các vấn đề về mắt ở người trong độ tuổi lao động. Nó dẫn đến thị trường bị lốm

đốm và gây tình trạng khó định hướng. Điều này là do những phần mà người nhìn
bị mất đi và não lắp ráp thu thập lại những phần dường như là 1 bức tranh tổng thể chẳng hạn như 1 bức tường trơn thay vì 1 bức tường có cửa. Một số người bị thị lực
loang lỗ bị mất thị trường khá bằng nhau qua tồn bộ thị trường và do đó có thể cần
màu tương phản rõ rang và sách báo chữ to, trong khi những người khác đầu tiên
chỉ mất đi thị trường ngoại vi , do đó có thể đọc chữ in ấn thông thường trong 1
khoảng thời gian dài hơn

Ảnh 5: Bệnh lý võng mạc tiểu đường
- Mù hồn tồn có thể là hệ quả của tất cả các loại khiếm thị được ghi nhận
trên đây, cũng như từ các nguyên nhân khác như tai nạn, võng mạc bị tách ra ở cả 2

17


mắt và các bệnh khác. Những người bị mất thị lực một cách đột ngột, đặc biệt là
nếu họ đã từng sử dụng thư viện và đọc các loại sách và ấn phẩm thơng thường thì
họ vẫn muốn được tiếp tục đọc vì mục đích cơng việc, nghiên cứu hoặc giải trí. Một
số người sẽ học ngơn ngữ Braille hay Moon; một số khác sẽ dựa vào sách nói. Đó là
1 thử thách lớn cho tất cả các loại thư viện trong việc đáp ứng đầy đủ các hình thức
tài liệu nói trên cho người khiếm thị có nhu cầu đọc ngồi mục đích giải trí
1.1.4. Người khiếm thị trên thế giới và Việt Nam. Những khó khăn mà người
khiếm thị gặp phải:
1.1.4.1. Người khiếm thị trên thế giới
Theo tổ chức y tế thế giới(WHO) hiện nay( cập nhật 8/2014) trên thế giới có
285 triệu người bị khiếm thị, trong đó có 39 triệu người mù hồn tồn và 246 triệu
người có tầm nhìn thấp. Theo đó, có 4 cấp độ thị lực dựa theo International
Classification of Diseases -10 (Update and Revision, 2006): tầm nhìn bình thường,
suy giảm thị lực vừa, suy giảm thị lực nặng, mù hoàn toàn. Trong đó suy giảm thị
lực vừa và nặng được xếp vào nhóm người có “tầm nhìn thấp”. Cũng theo một tài
liệu khơng cơng bố của WHO có khoảng 7 triệu trường hợp mù mới mỗi năm và dù

đã có nhiều chính sách đươc đưa ra, số lượng người mù vẫn tăng từ 1 đến 2 triệu
trường hợp mỗi năm[43]
Theo một khảo sát của Ophthalmology cứ mỗi phút trơi qua thì có 1 đứa trẻ bị
mù hay 500 000 trẻ em bị mù mỗi năm
Theo một khảo sát của WHO[47]
- 90% người khiếm thị có thu nhập ở mức thấp. 90% người khiếm thị sống
ở các quốc gia đang phát triển
- 82% người từ 50 tuổi trở lên sống trong cảnh mù lịa. Với sự già hóa một
số quốc gia trên thê giới, điều này cho thấy sẽ có nhiều người có nguy cơ mắc bệnh
khiếm thị có nguyên nhân từ bệnh mắt mãn tính và sự lão hóa của mắt

18


- Trên toàn cầu, tật khúc xạ chưa được sửa chữa là những nguyên nhân
chính gây suy giảm thị vừa và nặng; đục thủy tinh thể vẫn là nguyên nhân hàng đầu
của bệnh mù lịa ở các nước có thu nhập trung bình và thu nhập thấp. Trong đó,
ngun nhân khiếm thị do các tật khúc xạ( cận thị, loạn thị,… ) chiếm 43%; đục
thủy tinh thể chiếm 33%; bệnh tăng nhãn áp(Glaucoma) chiếm 3%
- Số lượng người bị khiếm thị từ các bệnh truyền nhiễm đã giảm trong 20
năm qua kể từ năm 1990
- 80% các bệnh khiếm thị có thể được ngăn ngừa hoặc chữa khỏi.
1.1.4.2. Người khiếm thị tại Việt Nam
“ Tại Việt Nam, năm 2007, 1 cuộc điều tra dịch tể học trên diện rộng ở 16
tỉnh, thành trên cả nước được tiến hành đã cho thấy tỉ lệ mù lòa hiện nay là 3.1%, ở
người từ 50 tuổi trở lên (tương đương với tỷ lệ mù lòa chung trên thế giới do WTO
báo cáo năm 2011 là 3,18%). Hiện, Việt Nam có khoảng 2 triệu người mù, có thị
lực kém, trong số đó có 600000 người mù hoàn toàn, số người mù hoàn toàn chiếm
0,6% dân số, 1/3 trong số đó là những người nghèo khơng có tiền điều trị mang lại
ánh sáng. 83% tỷ lệ người mù được cho là có thể phịng chữa được (bao gồm 69%

là có thể chữa được và 15% có thể phịng ngừa được)”.[24]
“Theo PGS. TS Nguyễn Chí Dũng, Bệnh viện Mắt Trung ương, Thư ký Ban
chỉ đạo Quốc gia phòng chống mù lòa, các nguyên nhân gây mù chính hiện nay, qua
điều tra cho thấy, đục thể thủy tinh là nguyên nhân chủ yếu, chiếm tới 66,1% tổng
số người mù, sau đó là các bệnh lý đáy mắt (chiếm 16,5%), bệnh glôcôm (6,5%), tật
khúc xạ (2,5%) và mắt hột… . Trong đó, tật khúc xạ đang ngày càng phổ biến, với
tỷ lệ mắt khoảng 10-15% ở học sinh nơng thơn, 30-35% ở thành phố. Nếu tính riêng
nhóm trẻ từ 6-15 tuổi (lứa tuổi cần được điều chỉnh kính) cả nước có khoảng gần 3
triệu em mắc tật khúc xạ, trong đó có 2/3 bị cận thị…” .[24]

19


“Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, theo thống kê của Hội người mù
TPHCM, có khoảng 3700 người khiếm thị trong khoảng 8 triệu người dân sinh
sống”[25]
“Theo báo cáo của Hội người mù Việt Nam(năm 2013), 50/63 tỉnh thành trong
cả nước có Hội người mù. Hiện nay, Hội quản lí 66.443 Hội viên”[8]
1.1.4.3. Những khó khăn chung của người khiếm thị
Người khiếm thị cũng như những người bình thường khác, họ mong muốn
sống, vui chơi, học tập, đóng góp cho xã hội. Tuy nhiên, trong tình trạng bản thân
có khiếm khuyết, người khiếm thị gặp rất nhiều khó khăn
- Đầu tiên, người khiếm thị chịu thành kiến từ cả gia đình và xã hội. Nhiều
trẻ em khiếm thị khơng được đi học vì ba mẹ các em cho rằng các em không đủ
năng lực để học tập. Một bộ phận trẻ khiếm thị khác thì mang cảm giác tự ti, sợ hãi
khơng dám hịa nhập với cộng đồng. Các doanh nghiệp khơng dám nhận người
khiếm thị vì khơng tin ở năng lực của họ. “Theo ước lượng của Cục thống kê lao
động tại Mỹ thì có dưới một triệu người khiếm thị được nhận vào làm việc so với
hơn 120 triệu người khỏe mạnh trong năm 2012”[37]. “Có rất nhiều lý do mà nhà
tuyển dụng đưa ra cho tình hình này. Nhiều cuộc khảo sát đối với các nhà tuyền

dụng về việc thuê người lao động khiếm thị được thực hiện tại Mỹ. Kết quả cho
thấy việc thiếu kiến thức và thiếu thông tin là lý do thứ nhất không thuê lao động
khiếm thị của 39.7% nhà tuyển dụng, và cảm thấy khơng thoải mái hay khơng hồn
tồn hiểu người khiếm thị là lý do thứ 2 của 32.2% nhà tuyển dụng.”[37]
- Một khó khăn thứ hai là sự tiếp cận của người khiếm thị với mọi thứ trong
xã hội. “Đôi mắt giúp cho con người khám phá thế giới và có sự tương tác với mọi
vật, mọi người xung quanh”[34]. “Như vậy, một người khiếm thị sẽ gặp phải 3 rào
cản lớn: sự khiếm thị, sự kém phát triển từ bệnh khiếm thị và khó kết nối với mơi
trường xung quanh”[34]. Thực tế hơn, họ không thể thực hiện tốt những cơng việc
mà người bình thường có thể dễ dàng thực hiện.
20


- Cuối cùng là ở chính bản thân người khiếm thị. Người khiếm thị thường
dễ tự ti về bệnh tật của mình, đặc biêt là về mặt thể chất. Trẻ em gặp khó khăn trong
vấn đề di chuyển thường trở nên tự ti. “Và sự tự ti về bản thân lại dẫn tới sự thiếu tự
tin trong di chuyển cái mà tác động lớn đến khả năng vận động, điều này gây hậu
quả không tốt về mặt tâm lý xã hội.”[30]
1.1.5. Công tác giúp đỡ người khiếm thị trong nước và trên thế giới
1.1.5.1. Tại Việt Nam
Đảng và Nhà nước luôn luôn chú tâm đến việc chăm lo giúp đỡ người khiếm
thị. Cụ thể, Nhà nước lập ra Hội người mù Việt Nam với các cơ sở trên khắp cả
nước nhằm giúp đỡ người khiếm thị hòa nhập tốt với cộng đồng. Các công tác phục
hồi chức năng, dạy chữ, dạy nghề và tổ chức sản xuất là nhiệm vụ trọng tâm trong
việc hỗ trợ người khiếm thị. Theo một báo cáo của Hội người mù Việt Nam thì hiên
nay, các cấp Hội đang quản lý 334 cơ sở sản xuất, giải quyết việc làm cho hàng
chục nghìn lao động là người mù. Bên cạnh đó, Hội đã xóa mù chữ cho 25.000 hội
viên, tuyên truyền vận động trên 7.000 trẻ em mù học hòa nhập tại các cơ sở giáo
dục của Nhà nước. Trong lĩnh vực nghệ thuật, đã có một số nghệ sĩ được Nhà nước
phong tặng danh hiệu Nghệ si ưu tú và hàng trăm người qua đào tạo các học viên

âm nhạc, trường nghệ thuật, trở thành các nghệ sĩ đang phục vụ nhân dân. Trong
lĩnh vực thể dục, thể thao, các vận động viên khiếm thị tham gia thi đấu tại
Paralympic, Games, Asean Para Games đã đem về cho đất nước hàng trăm huy
chương các loại, được Nhà nước tặng thưởng huân chương[28].
Nhà nước cũng xác định rằng để việc nâng cao nhận thức, xã hội hóa cơng tác
chăm lo đời sống, việc làm cho những người khiếm thị cần tập trung vào 3 lĩnh vực:
Một là, nâng cao nhận thức cho chính bản thân đối tượng người mù. Hai là, nâng
cao nhận thức thông qua truyền thông thông tin đại chúng. Ba là, nâng cao nhận
thức của các cấp, các ngành và địa phương

21


×