Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

Quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong kiến trúc ở thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 199 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----o0o-----

NGÔ QUANG HUY

QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN THỐNG
VÀ HIỆN ĐẠI TRONG KIẾN TRÚC
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----o0o----NGÔ QUANG HUY

QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN THỐNG
VÀ HIỆN ĐẠI TRONG KIẾN TRÚC
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 62.22.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:


PGS.TS. ĐẶNG HỮU TOÀN
TS. LÊ QUANG QUÝ
Phản biện độc lập:
1. PGS.TS. Lƣơng Minh Cừ
2. PGS.TS. Nguyễn Xuân Tế
Phản biện:
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thế Nghĩa
Phản biện 2: PGS.TS. Đinh Ngọc Thạch
Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Thanh

TP. HỒ CHÍ MINH – 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là kết quả cơng trình nghiên cứu của tơi dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Đặng Hữu Toàn và TS. Lê Quang Quý. Những kết
luận khoa học trong luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào.
Tác giả

NGƠ QUANG HUY


MỤC LỤC

Trang
Phần Mở Đầu ............................................................................................... 01
Chƣơng 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI
TRONG KIẾN TRÚC ................................................................................ 20

1.1. TRUYỀN THỐNG TRONG KIẾN TRÚC VÀ CÁC ĐẶC TRƢNG CỦA NÓ.... 20

1.1.1. Quan niệm về truyền thống trong kiến trúc ........................................ 20
1.1.2. Các đặc trưng của truyền thống trong kiến trúc.................................. 29
1.2. HIỆN ĐẠI TRONG KIẾN TRÚC VÀ CÁC ĐẶC TRƢNG CỦA NÓ............. 39

1.2.1. Quan niệm về hiện đại trong kiến trúc................................................ 39
1.2.2. Các đặc trưng của hiện đại trong kiến trúc ......................................... 46
1.3. QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG KIẾN TRÚC . 56

1.3.1. Truyền thống là cơ sở, nền tảng cho hiện đại trong kiến trúc ............ 56
1.3.2. Hiện đại kế thừa, phát triển và tác động trở lại truyền thống kiến trúc ..... 60
1.3.3. Sự thống nhất và mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại trong
kiến trúc ........................................................................................................ 65
Kết luận chƣơng 1 ....................................................................................... 73
Chƣơng 2: KHÁI QUÁT VỀ KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VÀ THỰC TRẠNG KẾT HỢP TRUYỀN THỐNG VỚI HIỆN ĐẠI
TRONG KIẾN TRÚC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY .... 76
2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC VÀ ĐẶC ĐIỂM KIẾN
TRÚC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY........................................... 76

2.1.1. Quá trình phát triển kiến trúc ở thành phố Hồ Chí Minh ................... 76
2.1.2. Một số đặc điểm cơ bản của kiến trúc ở thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay ......................................................................................................... 85
2.2. THỰC TRẠNG SỰ KẾT HỢP TRUYỀN THỐNG VỚI HIỆN ĐẠI TRONG
KIẾN TRÚC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY ................................ 93

2.2.1. Những thành tựu của quá trình kết hợp truyền thống với hiện đại trong
kiến trúc ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay .................................................. 93



2.2.2. Những hạn chế của quá trình kết hợp truyền thống với hiện đại trong kiến
trúc ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ....................................................... 103
Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................... 124
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM KẾT HỢP
TRUYỀN THỐNG VỚI HIỆN ĐẠI TRONG PHÁT TRIỂN KIẾN
TRÚC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY........................... 127
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH HIỆN NAY, NHẰM ĐẢM BẢO KẾT HỢP HÀI HOÀ TRUYỀN THỐNG
VỚI HIỆN ĐẠI ............................................................................................. 127

3.1.1. Phát triển kiến trúc phải phù hợp với những đặc điểm riêng có của
thành phố Hồ Chí Minh .............................................................................. 127
3.1.2. Phát triển kiến trúc ở thành phố Hồ Chí Minh hướng đến một nền kiến
trúc bền vững, tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc .................................... 135
3.1.3. Phát triển kiến trúc ở thành phố Hồ Chí Minh phải kết hợp hài hoà
những yếu tố nội sinh và ngoại sinh ........................................................... 141
3.2. GIẢI PHÁP KẾT HỢP HÀI HOÀ TRUYỀN THỐNG VỚI HIỆN ĐẠI TRONG
PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY ................. 146

3.2.1. Nhận thức đúng tầm quan trọng của quan hệ giữa truyền thống và hiện
đại trong kiến trúc ....................................................................................... 146
3.2.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho kiến trúc ở
thành phố Hồ Chí Minh đạt được những mục tiêu đã đề ra ....................... 153
3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên trách ngành kiến trúc ............ 162
3.2.4. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với sự phát triển
kiến trúc ở thành phố Hồ Chí Minh ............................................................ 171
Kết luận chương 3 ....................................................................................... 174
KẾT LUẬN ................................................................................................ 178
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 182

CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................... 194
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Do tính khách quan của xu thế tồn cầu hố, khơng một quốc gia nào
có thể phát triển trong sự biệt lập với thế giới bên ngồi. Thậm chí, sự tùy
thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng giữa các nước còn tác động trực tiếp đến
từng quốc gia, từng khu vực và tồn thế giới. Chính lúc này, vấn đề giữ gìn
và bảo vệ bản sắc văn hóa trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu trong chiến
lược phát triển của các quốc gia. Đứng trước bối cảnh như vậy, làm thế nào
để phát triển mà vẫn giữ được những giá trị tinh hoa vốn có của dân tộc là
câu hỏi vơ cùng quan trọng, cần được giải quyết
Với Việt Nam chúng ta, văn hoá được xác định là nền tảng tinh thần
của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội.
Vì vậy, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội năm 1991 (được bổ sung và phát triển năm 2011), Đảng ta đã khẳng định
chủ trương xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Cho đến nay, Đảng ta vẫn chủ trương “tiếp tục cụ thể hóa chiến lược phát
triển văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu những thành tựu và
tinh hoa văn hóa nhân loại, hồn thiện hệ thống giá trị của con người Việt
Nam trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế” [33,
tr.284 – 285]. Nhiệm vụ hàng đầu của việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc chính là kế thừa và phát huy những truyền
thống văn hoá tốt đẹp của tất cả các dân tộc cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Bên cạnh đó, chúng ta cịn phải phát huy tính năng động, sáng tạo trong việc
tiếp thu có chọn lọc những thành tựu, tinh hoa văn hoá của nhân loại nhằm

đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước.
Kiến trúc là một lĩnh vực văn hố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
kinh tế – xã hội, nên mọi sự vận động và phát triển của nó phải gắn với chủ


2
trương xây dựng nền văn hoá mới mà Đảng đã đề ra. Tuy nhiên, sự phát triển
của kiến trúc nước ta vẫn chưa thực hiện được phương châm “hiện đại và
dân tộc”. Mặc dù sự phát triển của kiến trúc trong những năm gần đây đã ghi
nhận nhiều thành tựu to lớn. Chúng ta tự hào đã có những cơng trình, đại lộ,
cao ốc hiện đại. Tuy nhiên, về số lượng còn hạn chế, về chất lượng thật sự
vẫn chưa bắt kịp tốc độ phát triển kinh tế và nhu cầu thực tiễn xã hội. Về nội
dung, tuy chúng ta đã có trong tay rất nhiều chủng loại vật liệu bền chắc, dẻo
dai cùng với khoa học và công nghệ hiện đại, nhưng lại đang loay hoay tìm
kiếm một hệ thống ngơn ngữ nghệ thuật kiến trúc có khả năng phản ánh
những nét đặc sắc riêng có của dân tộc mình. Hiện tượng kiến trúc lai căng,
q đề cao tính hiện đại mà bỏ quên những giá trị truyền thống kiến trúc
đang dần trở nên phổ biến.
Đặc biệt, ở những đô thị sầm uất, trung tâm kinh tế lớn như thành phố
Hồ Chí Minh, chúng ta rất dễ bắt gặp những thành tựu trong phát triển kiến
trúc đô thị. Đã có rất nhiều cơng trình cao ốc liên tục mọc lên, phản ánh sự
năng động trong phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, xét về tổng thể bộ
mặt kiến trúc, chúng ta thấy ở đây đang có những biểu hiện của sự xáo trộn,
hỗn tạp và đương nhiên là thiếu hẳn không chỉ yếu tố thẩm mỹ, mà còn hơn
nữa, cả yếu tố bản sắc. Lẽ dĩ nhiên, kiến trúc phải đáp ứng nhu cầu phát
triển, nhưng không thể khơng phù hợp với con người và hồn cảnh đặc thù
riêng có của nơi đây. Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh khơng thể chỉ quan
tâm đến việc phát huy tính hiện đại mà bỏ qua vai trị quan trọng của những
giá trị truyền thống. Thực tế, người ta cũng đã cố gắng đưa các yếu tố dân
tộc vào những cơng trình kiến trúc như mái ngói, ốp gốm, sử dụng vật liệu

truyền thống trong trang trí nội, ngoại thất... kết hợp với vật liệu hiện đại.
Nhưng sự kết hợp đó chỉ dừng lại ở mức độ chấp vá, bắt chước các phong
cách khác nhau, làm cho kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh càng trở nên hỗn


3
tạp. Phát huy tính truyền thống như vậy chỉ là cái vỏ hình thức bên ngồi.
Thực trạng kiến trúc thành phố như vậy cho thấy có sự sai lệch trong việc
nắm bắt vai trò của những giá trị truyền thống và hiện đại trong kiến trúc
thành phố Hồ Chí Minh. Một khi có cái hiểu khơng đúng về vai trị của
truyền thống trong kiến trúc, người ta dễ dẫn đến lối tư duy nhại cổ, hoặc
thích thú với lối kiến trúc lai căng. Điều này càng làm tăng nguy cơ khiến
kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh truyền thống khơng ra truyền thống, mà
hiện đại cũng chưa hẳn hiện đại.
Như vậy, để kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh đạt được mục tiêu “hiện
đại – dân tộc”, việc nghiên cứu lý luận về quan hệ giữa truyền thống và hiện
đại trong kiến trúc là một nhu cầu rất cần thiết. Truyền thống trong kiến trúc
phải được hiểu là tinh thần của dân tộc trong cấu trúc khơng gian, cái đó
khơng chỉ nằm trong các chi tiết trang trí, mà chủ yếu nằm trong sự thích
nghi của con người với mơi trường sống, trong thói quen và phong tục tập
quán lâu đời của dân tộc… Những giá trị truyền thống đó ln có vai trị rất
quan trọng và do vậy, nó cần phải được bảo tồn và phát huy. Đồng thời, nó
cịn là cơ sở để kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh có thể tiếp nhận những giá
trị mới mà vẫn giữ được nét bản sắc. Nói cách khác, chỉ có sự kết hợp hài
hồ giữa truyền thống với hiện đại thì kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh mới
có thể tạo lập những không gian hiện đại để đáp ứng nhu cầu phát triển, song
vẫn phản ánh được nét đặc sắc trong văn hoá truyền thống của nơi đây, bảo
đảm sự phát triển bền vững cho con người hôm nay và các thế hệ trong
tương lai.
Trước những trăn trở trên, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu đề tài

Quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong kiến trúc ở thành phố Hồ
Chí Minh là rất cần thiết. Bản thân tác giả là cán bộ giảng dạy tại trường đại
học Kiến Trúc thành phố Hồ Chí Minh nên việc dễ dàng tiếp cận lĩnh vực


4
kiến trúc sẽ là một thuận lợi cho quá trình nghiên cứu. Từ đó, tác giả đã
mạnh dạn lựa chọn đề tài trên làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Chủ đề về truyền thống và hiện đại, cũng như truyền thống và hiện đại
trong kiến trúc đã có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu. Đây là nguồn tư liệu
vô cùng quý giá để tác giả nghiên cứu đề tài Quan hệ giữa truyền thống và
hiện đại trong kiến trúc ở thành phố Hồ Chí Minh. Các tài liệu nghiên cứu
phân thành các nhóm nội dung:
Nhóm các cơng trình nghiên cứu về chủ đề truyền thống và hiện đại,
truyền thống và hiện đại trong kiến trúc
Thứ nhất, các công trình liên quan đến chủ đề truyền thống và hiện
đại nói chung, phải kể đến những đầu sách có giá trị tham khảo của một số
tác giả uy tín như:
Tác giả Trần Đình Hượu (1994) giới thiệu tác phẩm Đến hiện đại từ
truyền thống, được Nhà xuất bản Văn hoá và Thông tin, Hà Nội xuất bản.
Một số bài viết như: Nho giáo và Nho học ở Việt Nam, vài vấn đề về đặc
điểm và vai trị của nó trước thực tế phát triển thời cận – hiện đại; Con
người Việt Nam với truyền thống văn hoá Nho giáo hoá; Vấn đề tìm đặc
sắc văn hố dân tộc; Làng – họ những vấn đề của quá khứ và hiện tại;
Gia đình truyền thống Việt Nam với ảnh hưởng Nho giáo… Đây là một
cơng trình có giá trị nghiên cứu cao, là tập hợp những bài viết về đề tài
Tam giáo (Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo) và những truyền thống văn hoá
bản địa cũng như những tác động của chúng đến quá trình phát triển của
xã hội Việt Nam. Mặc dù trong tác phẩm khơng có nội dung đề cập đến

quá trình hình thành những giá trị truyền thống trong kiến trúc, những
cũng đã khẳng định quy luật giao thoa trong phát triển văn hố nói chung.
Trên cơ sở đó, tác giả sẽ đi sâu tìm hiều quá trình giao thoa trong văn hóa


5
kiến trúc nói riêng, đặc biệt là những biểu hiện giao thoa trong văn hóa kiến
trúc ở thành phố Hồ Chí Minh.
Lại Văn Tồn (1999) giới thiệu cơng trình Truyền thống và hiện đại
trong văn hố, được Viện thơng tin khoa học xã hội – Trung tâm khoa học
xã hội và nhân văn quốc gia, Hà Nội xuất bản. Đây là tập thông tin chuyên
đề liên quan đến vấn đề truyền thống và hiện đại trong văn hoá. Nội dung
vấn đề được đề cập khá phong phú trong mối quan hệ giữa truyền thống và
hiện đại, bao gồm thực trạng và kinh nghiệm của các nước trong quá trình
xử lý vấn đề này. Ở phần tổng thuật (truyền thống và hiện đại trong văn
hoá) đã đề cập đến các khái niệm truyền thống và hiện đại và các đặc điểm
vốn có của chúng, cũng như nêu lên những vấn đề đặt ra và những biểu
hiện bất cập trong việc giải quyết vấn đề quan hệ giữa truyền thống và hiện
đại. Ở trang 61 với chuyên đề Đối thoại giữa các nền văn hoá, đối thoại
giữa các nền văn minh đã nêu lên thực trạng trong đời sống văn hoá hiện
đại khi mà các yếu tố dân tộc và quốc tế, văn hố phương Đơng và phương
Tây có sự đan xen, thâm nhập lẫn nhau, cũng là quy luật giao thoa trong sự
vận động của văn hố. Ngồi ra Đi tìm một con đường châu Á trang 139;
Văn hoá truyền thống Trung Quốc và kinh tế thị trường theo mơ hình ln
lý phương Đơng trang 150; Hiện đại hố và việc giáo dục văn hoá ở Trung
Quốc trang 187… là những chuyên đề nêu lên được thực trạng và vấn đề
giải quyết mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong văn hố ở Trung
Quốc nói riêng và các quốc gia đang dấn thân vào q trình tồn cầu hố
nói chung, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cơng trình vẫn chưa có nội
dung về những vấn đề trong văn hóa kiến trúc. Dù vậy, những nội dung

được trình bày trong cơng trình, có thể được xem là cơ sở để tác giả nhận
thức các vấn đề trong sự phát triển của văn hóa kiến trúc, đặc biệt là ở
thành phố Hồ Chí Minh.


6
Lê Huy Hồ và Hồng Đức Nhuận (2000) có tuyển chọn và giới thiệu
đầu sách Văn hoá Việt Nam truyền thống và hiện đại, được Nhà xuất bản
Văn Hoá, thành phố Hồ Chí Minh xuất bản. Đây là tập hợp những bài viết
cơng phu, độc đáo, giàu tính khoa học của các chuyên gia, các giáo sư, học
giả… Cụ thể có các bài viết về mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại
như: Truyền thống và bản sắc dân tộc trong văn hoá hiện đại của PGS
Trường Lưu nhấn mạnh vai trò của truyền thống và bản sắc dân tộc trong
việc xây dựng nền văn hoá hiện đại ở nước ta; Nghĩ về văn hoá, văn hoá dân
tộc và thời đại của GS Đặng Nghiêm Vạn nêu lên những vấn đề về vai trị cả
văn hố dân tộc và bảo tồn văn hoá dân tộc trong xã hội hiện đại; Văn hoá
Việt Nam – từ truyền thống đến hiện đại của PGS. PTS Trần Ngọc Thêm với
việc khái quát nên những giá trị văn hoá truyền thống của người Việt Nam
gắn với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; Một nền văn hoá phong phú và
giàu bản sắc dân tộc của GS Hà Minh Đức nêu lên được mối quan hệ biện
chứng giữa các giá trị truyền thống với những yếu tố mới phát sinh trong quá
trình phát triển văn hoá; Bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình giao lưu
thế giới của GS Phạm Xuân Nam nêu lên mối quan hệ biện chứng giữa các
yếu tố nội sinh và ngoại sinh trong quá trình phát triển của văn hoá. Những
bài viết trên đã khái quát tầm quan trọng của việc bảo vệ những giá trị truyền
thống dân tộc và sự tương tác với những yếu tố hiện đại trong thời đại mới.
Đây đều là những bài viết, cơng trình nghiên cứu của các giáo sư có uy tín
khoa học nghiên cứu về văn hố. Cơng trình đã nêu lên một số ngun tắc có
thể khai thác đối với vấn đề bảo vệ những giá trị truyền thống trong kiến
trúc. Mặc dù chỉ đề cập mối quan hệ giữa yếu tố nội sinh và ngoại sinh trong

phát triển văn hố, nhưng cơng trình cũng đã giúp gợi mở cho tác giả tìm
hiểu về vấn đề này trong lĩnh vực kiến trúc, nhất là ở thành phố Hồ Chí
Minh, nơi đi đầu trong giao thoa văn hố thời kỳ hội nhập.


7
PGS. Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (2010) với tác phẩm Bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập, do
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội phát hành. Nội dung tác phẩm gồm
hai phần. Phần thứ nhất: Lý thuyết nghiên cứu các giá trị và hệ giá trị tổng
quát văn hóa truyền thống Việt Nam; Phần thứ hai: Giá trị văn hóa truyền
thống trong một số lĩnh vực đời sống. Tác phẩm đã chỉ rõ và phân tích những
giá trị truyền thống văn hóa dân tộc được thể hiện trong đời sống xã hội Việt
Nam hiện nay. Mặc dù không bàn đến lĩnh vực kiến trúc, nhưng tác phẩm
cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nội dung bảo tồn các giá trị văn hoá
truyền thống đối với nhu phát triển kinh tế – xã hội. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ
đi sâu phân tích vai trị của các giá trị truyền thống trong sự phát triển kiến
trúc ở thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, nhấn mạnh tầm quan trọng của
việc bảo tồn các giá trị truyền thống kiến trúc đối với mục tiêu phát triển
kiến trúc bền vững của thành phố.
PGS. TS. Dỗn Chính (chủ biên) (2012) với tác phẩm Lối sống và tư
duy của cộng đồng người Việt vùng Đông Nam Bộ trong quá trình đổi mới
và hội nhập quốc tế, do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội xuất bản.
Đây là một cơng trình rất có giá trị nghiên cứu, gồm bốn phần: Phần thứ
nhất: Lý luận chung về tư duy và lối sống; Phần thứ hai: Khái quát những
điều kiện và nhân tố tác động đến quá trình hình thành, phát triển tư duy và
lối sống của cộng đồng người Việt vùng Đông Nam Bộ; Phần thứ ba: Thực
trạng, đặc điểm tư duy và lối sống của cộng đồng người Việt vùng Đơng
Nam Bộ trong q trình đổi mới và hội nhập quốc tế; Phần thứ tư: Quan
điểm, phương hướng, giải pháp phát triển tư duy, hoàn thiện lối sống của

cộng đồng người Việt vùng Đông Nam Bộ trong quá trình đổi mới và hội
nhập quốc tế hiện nay. Cơng trình giúp hiểu rõ hơn đặc điểm tư duy của
cộng đồng người Việt vùng Đông Nam Bộ và đề ra các giải pháp để bảo


8
tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam mang đặc trưng
Đông Nam Bộ. Đây là tài liệu quý giá, làm cơ sở giúp tác giả có thể khái
quát được những nét đặc trưng trong văn hố kiến trúc ở thành phố Hồ Chí
Minh, đặc biệt là đặc trưng của một đô thị sông nước.
Trần Ngọc Thêm (2014) ra mắt cuốn sách Văn hoá người Việt vùng
Tây Nam bộ, được Nhà xuất bản Văn hoá – Văn nghệ, thành phố Hồ Chí
Minh xuất bản. Sách gồm 5 chương, là một trong những tư liệu quan trọng
giúp khái quát được những giá trị truyền thống làm cơ sở để phát huy tính
dân tộc trong kiến trúc ở thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể ở chương 2, tiết 3
có nội dung Văn hố tổ chức đời sống cá nhân của người việt vùng Tây Nam
Bộ; Chương 3, tiết 1 – Văn hoá ứng xử với đất, nước của người Việt vùng
Tây Nam Bộ; Chương 3, tiết 2 - Văn hố ứng xử với khí hậu, thời tiết của
người Việt vùng Tây Nam Bộ; Chương 4, tiết 1 – Hồ nhập văn hố Việt –
Khmer – Hoa – Chăm; Chương 4, tiết 2 – Giao lưu tiếp biến với văn hoá
Phật giáo; Chương 4, tiết 3 - Giao lưu tiếp biến với văn hoá Nho giáo;
Chương 4, tiết 4 - Ứng xử với văn hoá phương Tây; Chương 5 – Các đặc
trưng tính cách văn hố của người Việt vùng Tây Nam Bộ. Cơng trình cung
cấp những nội dung nghiên cứu sâu sắc về sự tác động của điều kiện địa lý,
khí hậu đối với sự phát triển văn hoá của người Việt vùng Tây Nam bộ. Trên
cơ sở đó tác giả sẽ đi sâu vào nghiên cứu về tính quy định của điều kiện tự
nhiên đối với kiến trúc, biểu hiện ở thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ hai, nhóm các cơng trình liên quan đến chủ đề truyền thống và
hiện đại trong kiến trúc, phải kể đến những đầu sách có giá trị tham khảo của
một số tác giả uy tín như:

Trung tâm nghiên cứu kiến trúc thuộc Trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội (nay là Viện nghiên cứu kiến trúc) có giới thiệu hai tập sách Bàn về vấn
đề dân tộc và hiện đại trong kiến trúc Việt Nam (1994, 1999), do Nhà xuất


9

bản Xây dựng, Hà Nội xuất bản. Hai tập sách này tập hợp những bài viết,
những suy ngẫm của các kiến trúc sư, các chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc
về vấn đề dân tộc và hiện đại trong kiến trúc. Các bài được in trong hai tập
sách này được xắp xếp theo thứ tự A, B, C… theo tên tác giả rất thuận tiện
cho việc tra cứu. Trong số đó, một số bài viết rất có giá trị tham khảo về vấn
đề truyền thống và hiện đại trong kiến trúc, như PTS. KTS Hoàng Đạo Cung
với bài viết Sẽ có khơng một nền kiến trúc hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc?;
PGS. TS Hồng Đạo Kính với bài Bàn về một nền kiến trúc Việt Nam tiên
tiến và đậm đà bản sắc dân tộc; KTS Huỳnh Lâm với bài Để có một nền
kiến trúc Việt Nam hiện đại mang đầy đủ bản sắc dân tộc; KTS Nguyễn Huy
Côn với bài Mối quan hệ giữa khí hậu, kiến trúc và con người một cơ sở
quan trọng của nền kiến trúc truyền thống Việt Nam; Tạ Mỹ Duật với bài
Thử tìm một quan niềm về tính hiện đại và tính dân tộc trong kiến trúc;
PGS.TS Nguyễn Bá Đang với bài Bản sắc dân tộc trong kiến trúc, truyền
thống và đổi mới trong kiến trúc Việt Nam…
Các bài viết trong tập sách trên cung cấp những thông tin quan trọng
làm cơ sở để định hình tính chất và đặc trưng của truyền thống và hiện đại.
Tuy nhiên, sự phân tích vai trò các yếu tố truyền thống và hiện đại lại không
đặt trong mối liên hệ tác động qua lại, quy định, chuyển hố lẫn nhau. Chính
vì điều đó, vai trị của quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại
trong sự phát triển của kiến trúc chưa được nhận thức một cách đầy đủ nhất.
Đây chính là cơ hội để tác giả khai thác và đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này,
gắn với đặc thù kiến trúc ở thành phố Hồ Chí Minh.

PGS. TS. Nguyễn Đức Thiềm (2000) giới thiệu tác phẩm Góp phần
tìm hiểu bản sắc kiến trúc truyền thống Việt Nam, do Nhà xuất bản Xây
dựng, Hà Nội xuất bản. Tác phẩm được trình bày dưới dạng các chủ điểm,
không theo chương mục, chỉ với 160 trang nhưng đã thể hiện được bề rộng


10
và cả bề sâu từ những suy ngẫm về văn hố và văn hố phương Đơng đến
vấn đề dân tộc và hiện đại trong kiến trúc. Tác phẩm đã làm bật lên những
đặc trưng vốn có trong kiến trúc dân gian của người Việt Nam về ứng xử,
phong tục tập quán, triết lý thẩm mỹ… Đó cũng là những giá trị truyền thống
cần được bảo tồn và phát huy. Bên cạnh đó cịn có một số nội dung viết về
tính hiện đại trong kiến trúc như: Một vài suy nghĩ quanh vấn đề hiện đại và
dân tộc trong kiến trúc nằm ở trang 26; Để có những thành phố mang bản
sắc và tâm hồn Việt Nam ở trang 148. Đây là những bài viết khái quát được
tính chất của nền kiến trúc Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tuy
nhiên, những nội dung thể hiện trong tác phẩm chỉ mang tính khái qt
chung chứ khơng đi sâu vào nghiên cứu vấn đề phát huy truyền thống kiến
trúc gắn với đặc thù của thành phố Hồ Chí Minh. Đây chính là cơ hội để tác
giả đi sâu nghiên cứu về sự tác động qua lại giữa truyền thống và hiện đại
trong kiến trúc ở thành phố Hồ Chí Minh. Khẳng định mục tiêu hiện đại hoá
kiến trúc đáp ứng cho nhu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố, đồng thời kiến
tạo những nét bản sắc riêng cho nó.
GS. Ngơ Huy Quỳnh (2000) có cơng bố cơng trình nghiên cứu Tìm
hiểu lịch sử kiến trúc Việt Nam, được Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội xuất
bản. Đây là một công trình nghiên cứu rất cơng phu và chi tiết các hình thái
kiến trúc qua các thời kỳ. Cơng trình được trình bày qua 2 phần với 7
chương. Đặc biệt ở phần 1, tác giả đã khái quát nên những giá trị truyền
thống trong kiến trúc qua việc phân tích các chủ đề: Đất nước và con người
Việt Nam; Ngoại xâm và nội chiến; Vật liệu và kỹ năng của con người Việt

Nam; Văn hoá làng của người Việt và kiến trúc… Phần 2 chủ yếu đề cập đến
sự phát triển của kiến trúc Việt Nam từ thời dựng nước đến các bước thịnh
suy phong kiến. Mặt hạn chế của công trình là trình bày nội dung phát triển
kiến trúc theo những giai đoạn lịch sử nhất định, chỉ có thể thấy được trong


11
một giai đoạn phát triển nhất định, kiến trúc có những thành tựu gì, mà
khơng thấy được tính chất kế thừa, quy luật phát triển biện chứng trong sự
phát triển của kiến trúc.
PGS. TS. KTS Tôn Đại (2009) với công trình Kiến trúc những vấn đề
lý luận và thực tiễn, được Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội giới thiệu. Cơng
trình có các bài viết về vấn đề hiện đại trong kiến trúc như: Suy nghĩ về kiến
trúc hiện đại ở Việt Nam trang 55; Tiếp thu có phê phán những kinh nghiệm
và lý luận của các xu hướng nghệ thuật kiến trúc hiện đại thế giới trang 69;
Dùng ngôn ngữ nào cho kiến trúc đương đại Việt Nam trang 201; Chủ nghĩa
cấu tạo, một trang rực rỡ của kiến trúc Hiện đại thế giới trang 288; Kiến
trúc Hiện đại chưa chết trang 379; Sự phát triển của hình thức kiến trúc qua
các thời đại và những biểu hiện trong kiến trúc đương đại Việt Nam trang
395. PGS. TS. KTS Tôn Đại là một trong những cây đại thụ của nền kiến
trúc Việt Nam. Trong tác phẩm này, ông không chỉ đưa ra một số quan niệm
riêng về hiện đại trong kiến trúc, mà còn đưa ra những nhận xét và dự đoán
cho sự phát triển của kiến trúc nước ta trên con đường hiện đại hố. Tác
phẩm rất có giá trị nghiên cứu đối với đề tài Mối quan hệ giữa truyền thống
và hiện đại trong kiến trúc ở thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, PGS. TS.
KTS Tơn Đại trong tác phẩm này chủ yếu tập trung bàn về tính hiện đại
trong phát triển kiến trúc chứ chưa làm bật lên nội dung, vai trị của tính
truyền thống, cũng như quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong kiến
trúc. Đây chính là điều kiện cho tác giả có thể khai thác đề tài truyền thống
và hiện đại trong kiến trúc, thể hiện cụ thể ở thành phố Hồ Chí Minh.

TS. Lê Thanh Sơn (2009) có giới thiệu đầu sách Một số xu hướng kiến
trúc đương đại nước ngoài, do Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội xuất bản.
Trong sách có phân tích một số chủ thuyết kiến trúc đương đại nước ngồi
đang có sức ảnh hưởng lớn trên thế giới như Xu hướng kiến trúc hậu hiện


12
đại; Xu hướng kiến trúc Deconstruction; Xu hướng kiến trúc duy lý ở Italy;
Xu hướng kiến trúc Hiện đại mới; Xu hướng kiến trúc High – Tech; Trong đó
có đề cập đến những xu hướng kiến trúc ở Nhật Bản đương đại được xem
như một tấm gương cho các quốc gia muốn xây dựng một nền kiến trúc hiện
đại – dân tộc. Tuy nhiên, cơng trình chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin về
sự phát triển kiến trúc đương đại tại một số quốc gia có nền kiến trúc phát
triển trên thế giới mà không đề cập đến việc nhận thức những xu hướng kiến
trúc ngoại sinh có ảnh hưởng đến sự phát triển kiến trúc ở nước ta hiện nay.
Đây cũng là phần gợi mở để tác giả tìm hiểu sự tác động qua lại giữa những
yếu tố nội sinh và ngoại sinh trong quá trình phát triển kiến trúc, đặc biệt ở
thành phố Hồ Chí Minh
PGS. Đặng Thái Hồng và PGS. Nguyễn Văn Đỉnh (2010) có cơng
bố tác phẩm Văn hố và kiến trúc phương Đơng, được Nhà xuất bản Xây
dựng, Hà Nội xuất bản. Cuốn sách đề cập đến những vấn đề và chương mục
sau: 1. Văn hoá và kiến trúc Ấn Độ; 2. Văn hoá và kiến trúc Trung Quốc; 3.
Văn hoá và kiến trúc Nhật Bản; 4. Văn hố và kiến trúc Đơng Nam Á; 5.
Văn hoá và kiến trúc Việt Nam. Với bố cục như trên, cuốn sách đã nêu bật
được những nội dung đặc trưng trong kiến trúc của các quốc gia phương Đơng,
trong đó có Việt Nam. Tác phẩm cung cấp những nội dung mang tính so sánh,
góp phầm tìm cách bảo tồn những đặc trưng trong kiến trúc Việt Nam nói
chung và kiến trúc ở Hồ Chí Minh nói riêng trong thời đại mới.
Bên cạnh những đầu sách vừa nêu cịn có một số đề tài luận án tiến sĩ
cũng nghiên cứu về chủ đề truyền thống và hiện đại, truyền thống và hiện đại

trong kiến trúc có thể tham khảo như: Biện chứng giữa truyền thống và hiện
đại trong q trình xây dựng nền văn hố Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc của NCS. Trần Hồng Hảo, bảo vệ thành cơng năm 2005; Sự
thống nhất giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển văn hoá


13
ở Cần Thơ của NCS. Nguyễn Văn Dựa, bảo vệ thành cơng năm 2011; Văn
hố ứng xử với thiên nhiên qua không gian ở của người Việt của NCS. Võ
Thị Thu Thuỷ, bảo vệ thành cơng năm 2015.
Ngồi ra cịn có một số bài viết được đăng trên các tạp chí chun
ngành cũng có giá trị tham khảo rất lớn đối với việc nghiên cứu về truyền
thống kiến trúc. Phải kể đến một số bài như: PTS. KTS Đỗ Hữu Phú (1997),
Triết học cổ và kiến trúc truyền thống các dân tộc phương Đơng, tạp chí
Kiến trúc, Hà Nội, số 3; PGS. PTS Nguyễn Khởi (1999), Ảnh hưởng triết
học phương Đơng trong kiến trúc truyền thống Việt Nam, tạp chí Kiến trúc
và Đời sống, Hà Nội, số 29; KTS Hoàng Huy Thắng (2003), Kiến trúc
truyền thống Việt Nam với môi trường khí hậu nóng ấm, tạp chí Kiến trúc
Việt Nam, Hà Nội, số 6; KTS Trần An Toàn (2003), Thuyết “Chính danh”
trong triết học Nho gia của Khổng Tử và nền kiến trúc cổ Việt Nam, tạp chí
Kiến trúc và Đời sống, Hà Nội, số 77; Nguyễn Bá Đang (1999), Bản sắc
kiến trúc Việt Nam, tạp chí Kiến trúc Việt Nam, Hà Nội, số 2; Trương Quang
Thao (1999), Đặc thù của kiến trúc và vấn đề phát huy bản sắc văn hóa của
nó, tạp chí Kiến Trúc và Đời sống, Hà Nội, số 34…
Nhóm các cơng trình nghiên cứu liên quan đến kiến trúc thành phố Hồ
Chí Minh
Trần Văn Giàu và Trần Bạch Đằng (1998) với cơng trình Địa chí
văn hố thành phố thành phố Hồ Chí Minh, được Nhà xuất bản Thành phố
Hồ Chí Minh giới thiệu, bao gồm 4 tập. Trong đó tập 1 nghiên cứu về lịch
sử cũng như tiểu sử, sơ sử, địa lý lịch sử, lược sử chống Pháp và chống

Mỹ ở Sài Gòn trước đây; Tập 3 bao gồm các tiểu luận về nghệ thuật trên
địa bàn thành phố như hát bội, cải lương, kịch nói, điêu khắc, hội họa,
kiến trúc, âm nhạc…; Tập 4 gồm các bài nghiên cứu về đạo lý và ứng xử
của người thành phố, về đấu tranh tư tưởng từ xưa đến nay, giao lưu văn


14
hóa ở thành phố, tín ngưỡng tơn giáo và chủ nghĩa vơ thần, lịch sử giáo
dục, văn hóa vật chất, lễ nghi phong tục… Nhìn chung cơng trình đã khái
qt được lịch sử truyền thống, đóng góp thêm những tư liệu mới, có giá
trị, góp phần khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người dân thành
phố Hồ Chí Minh qua nhiều thời kỳ lịch sử, đã làm rõ một cách có hệ
thống tinh thần sáng tạo về lĩnh vực văn hóa vật chất và tinh thần tạo nên
thang giá trị truyền thống của nơi đây.
KTS Lưu Trọng Hải (2002) với cơng trình nghiên cứu Kiến trúc với
văn hố và xã hội, được Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội xuất bản. Trong
cơng trình có một số nội dung đề cập đến vấn đề phát triển kiến trúc ở
thành phố Hồ Chí Minh như: Kiến trúc quy hoạch với nếp sống văn minh
đô thị ở trang 40; Nhận thức về một thành phố cực lớn – những nhận định
chung về thành phố Hồ Chí Minh và hướng phát triển trong tương lai ở
trang 148; Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan thành phố Hồ Chí Minh
văn minh – hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc ở trang 264; Gương mặt
thành phố Hồ Chí Minh sẽ như thế nào khi bước vào thế kỷ mới trang 382.
Đây là những nghiên cứu, nhận định về những đặc điểm của bộ mặt kiến
trúc hiện đại ở thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó có thể thấy được những
điểm tích cực cũng như tiêu cực cần phát huy và hạn chế trong sự phát triển
của thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trong KTS Lưu Trọng Hải vẫn
chưa nêu ra những nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện nêu trên ở kiến
trúc thành phố. Đây là cơ hội để tác giả nghiên cứu những nguyên nhân gây
nên bất cập trong sự phát triển kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề

ra những giải pháp hiệu quả góp phần cho sự phát triển bền vững của kiến
trúc thành phố.
Trịnh Hoài Đức (2005) với tác phẩm Gia Định thành thơng chí, được
Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Nai, Đồng Nai xuất bản. Sách gồm 1450


15
trang ghi chép rất công phu và tỉ mỉ về núi sơng, khí hậu, hành chính, thành
trì, cũng như về phong tục tập quán, tính cách và sinh hoạt của dân cư tại
vùng đất Gia Định từ thời Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất này từ
năm 1698 cho đến những năm đầu thế kỷ 19. Bộ sách được xem là một trong
những cơng trình nghiên cứu đặc sắc nhất thời nhà Nguyễn, được người
đương thời đánh giá cao và tin cậy vào độ sử liệu của chúng, và coi như một
tác phẩm kinh điển về Nam bộ dưới góc độ địa lý và lịch sử. Đến nay những
ai nghiên cứu về lịch sử – địa lý Nam bộ đều phải tham khảo bộ sách này.
Đặc biệt đối với chủ đề liên quan đến kiến trúc ở thành phố Hồ Chí Minh,
cơng trình giúp cung cấp bức tranh tồn cảnh về quá trình hình thành và phát
triển của kiến trúc qua các giai đoạn.
Nguyễn Thị Thiềng, Phạm Thuý Hương (2006) có giới thiệu cuốn sách
Đơ thị Việt Nam trong thời kỳ quá độ, được Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội
ấn hành. Đây là cơng trình tổng hợp nhiều bài viết, ý kiến của nhiều tác giả
trong nước và ngoài nước về thực trạng đơ thị hố ở nước ta trong thời kỳ
đổi mới. Sách được trình bày dưới dạng chuyên đề, trong đó có một số
chuyên đề phản ánh thực trạng đơ thị hố ở thành phố Hồ Chí Minh như: Di
dân nội thị tại thành phố Hồ Chí Minh trang 73; Những thách thức của việc
tái định cư các khu nhà tạm ở thành phố Hồ Chí Minh trang 111; Vai trị của
xã hội cơng dân trong quản lý môi trường đô thị trang 173. Qua quyển sách,
khái quát nên thực trạng phát triển kiến trúc dân dụng tại thành phố Hồ Chí
Minh. Đồng thời làm rõ những tác động của sự thay đổi cơ cấu kinh tế cũng
như q trình đơ thị hố đến bộ mặt kiến trúc ở thành phố thể hiện qua

những cơng trình dân dụng. Mặc dù vậy, cơng trình chỉ dừng lại ở phân tích
nguyên nhân tác động đến bộ mặt kiến trúc đơ thị mà chưa hướng đến để tìm
ra những giải pháp để khắc phục những bất cập trong sự phát triển kiến trúc
đơ thị ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.


16
Lê Quang Ninh (2015) với cơng trình Sài Gịn – ba thế kỷ phát triển
và xây dựng, do Nhà xuất bản Hồng Đức, thành phố Hồ Chí Minh xuất
bản. Tập sách này gồm bốn phần chính: những thơng tin và số liệu của Sài
Gòn từ nguyên thủy đến 1859, kiến trúc và quy hoạch đơ thị Pháp tại Sài
Gịn, từ Sài Gịn đến thành phố Hồ Chí Minh từ sau 1975 và điểm lại
những thay đổi quan trọng trong kiến trúc kể từ 1945. Trong tập sách có
nhiều hình ảnh và thông tin của 63 địa điểm nổi tiếng, công trình kiến trúc
quan trọng của thành phố: Chùa Phước Hải, chùa Phước Kiến, đền Hồi
giáo, đền Chandaransay của người Khmer, nhà thờ Ðức Bà, nhà thờ
Huyện Sĩ, nhà thờ Tân Ðịnh, trụ sở Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh, Kho bạc Nhà nước, Tịa án, Bưu điện... Kiến trúc các trường học
như Trường Lê Hồng Phong (Pétrus Ký), Trường Nguyễn Thị Minh Khai
(Gia Long), Lê Quý Ðôn (Collège Chasseloup-Laubat)... Kiến trúc các
chợ truyền thống như Bến Thành, Tân Ðịnh... Phố người Hoa như Triệu
Quang Phục... Nội dung tập sách bao gồm nhiều tư liệu biên khảo lịch sử
và hình ảnh minh hoạ thực tế, sách phản ánh nét văn hoá đặc trưng vùng
miền của thị dân đa sắc tộc định cư tại đây góp phần tạo nên tính cách
riêng, hồ nhập và kết dính thành một chủ thể văn hố sài gịn – thành phố
Hồ Chí Minh thể hiện qua kiến trúc.
Ngồi ra cịn rất nhiều bài viết, nghiên cứu được đăng trên các tạp chí
chuyên ngành kiến trúc liên quan đến vấn đề truyền thống và hiện đại trong
kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả các cơng trình nghiên cứu đó đều
có những giá trị khoa học và thực tiễn to lớn. Đó là nhưng tài liệu vơ cùng

q báu và hữu ích, gợi mở nhiều ý tưởng quan trọng để tác giả tham khảo
nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài luận án của
mình: “Quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong kiến trúc ở thành
phố Hồ Chí Minh”.


17
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án
Phân tích và làm sáng tỏ nội dung khoa học của quan hệ giữa truyền
thống và hiện đại trong sự phát triển của kiến trúc. Từ đó, vận dụng vào kiến
trúc thành phố Hồ Chí Minh, để phát triển một nền kiến trúc bảo đảm
nguyên tắc kết hợp hài hoà truyền thống với hiện đại.
Nhiệm vụ của luận án
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ
chính yếu sau:
Thứ nhất, làm rõ các quan niệm về truyền thống, hiện đại trong kiến
trúc và những đặc trưng của chúng. Trên cơ sở đó, phân tích vai trị của hai
yếu tố truyền thống và hiện đại cũng như quan hệ biện chứng giữa chúng
trong sự phát triển của kiến trúc.
Thứ hai, khái quát quá trình phát triển và những đặc điểm của kiến trúc
ở thành phố Hồ Chí Minh. Phân tích thực trạng quan hệ giữa truyền thống và
hiện đại trong phát triển kiến trúc ở thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm cả mặt
thành tựu và hạn chế. Làm sáng tỏ nguyên nhân gây nên những bất cập trong
phát triển kiến trúc ở thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ ba, trên cơ sở thực trạng đi đến xác định phương hướng và giải
pháp cho sự phát triển kiến trúc ở thành phố Hồ Chí Minh theo hướng bảo
đảm kết hợp hài hòa quan hệ giữa truyền thống và hiện đại.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Để thực hiện được mục đích, nhiệm vụ của luận án, tác giả dựa trên cơ

sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin,
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề truyền thống và hiện đại
trong phát triển văn hóa. Trên cơ sở đó tác giả kết hợp sử dụng các phương
pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích và xử lý văn bản, phân tích –


18
tổng hợp, diễn dịch – quy nạp, lịch sử – cụ thể, so sánh và đối chiếu, thống
nhất giữa lý luận và thực tiễn để thực hiện đề tài luận án của mình.
5. Cái mới của luận án
Một là, luận án góp phần làm sáng tỏ các quan niệm về truyền thống,
hiện đại trong kiến trúc và những đặc điểm biểu hiện của chúng. Làm sáng tỏ
quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại cũng như vai trò của chúng
trong sự phát triển của kiến trúc.
Hai là, khái quát thực trạng quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong
sự phát triển của kiến trúc ở thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, luận án
cịn tập trung phân tích những nguyên nhân dẫn đến mặt hạn chế trong phát
triển kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ ba, trên cơ sở thực trạng quan hệ giữa truyền thống và hiện đại
trong sự phát triển kiến trúc ở thành phố Hồ Chí Minh, luận án xác định
phương hướng và đề xuất một số giải pháp để kết hợp hài hoà truyền
thống với hiện đại trong phát triển kiến trúc ở thành phố Hồ Chí Minh,
phù hợp với chủ trương xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc của Đảng.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học của luận án
Luận án trình bày một cách có hệ thống cơ sở lý luận về vấn đề truyền
thống và hiện đại trong kiến trúc. Đồng thời khái quát quá trình hình thành
và phát triển kiến trúc ở thành phố Hồ Chí Minh, thể hiện sự tác động của
hai yếu tố truyền thống và hiện đại. Góp phần nhận thức sâu sắc về việc tạo

lập bản sắc cho kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh.
Ý nghĩa thực tiễn
Từ sự phân tích những yếu tố truyền thống và hiện đại trong kiến trúc ở
thành phố Hồ Chí Minh, luận án hướng đến những giải pháp để bảo tồn


19
những giá trị truyền thống nhưng kết hợp được những yếu tố hiện đại trong
thời kỳ hội nhập, xem đó là cơ sở để phát huy và mở rộng trong thời đại đa
văn hóa. Luận án có thể giúp xác định con đường cho sự phát triển kiến trúc
nước nhà, đặc biệt ở thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với mục tiêu xây dựng
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
7. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án
Về đối tượng
Luận án tập trung nghiên cứu quan hệ biện chứng giữa truyền thống và
hiện đại trong lĩnh vực kiến trúc.
Về phạm vi nghiên cứu
Luận án chỉ tập trung nghiên cứu quan hệ biện chứng giữa truyền thống
và hiện đại trong lĩnh vực kiến trúc ở thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn hiện
nay.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ
lục và những cơng trình khoa học được tác giả cơng bố, nội dung chủ yếu
của luận án được kết cấu gồm 3 chương, 7 tiết và 18 tiểu tiết.


20
Chƣơng 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRUYỀN THỐNG
VÀ HIỆN ĐẠI TRONG KIẾN TRÚC

1.1. TRUYỀN THỐNG TRONG KIẾN TRÚC VÀ CÁC ĐẶC TRƢNG CỦA NÓ

1.1.1. Quan niệm về truyền thống trong kiến trúc
Để làm rõ quan niệm truyền thống trong kiến trúc, trước tiên cần làm
rõ hai khái niệm: khái niệm truyền thống và khái niệm kiến trúc
Về khái niệm truyền thống
“Truyền thống” theo Từ điển Hán - Việt là: “đời nọ truyền xuống đời
kia” [1, tr.505]. “Truyền thống” là một danh từ mới, xuất hiện sau Cách
mạng tháng Tám được ghép hai động từ “truyền” và “thống”. Trong đó
“truyền” là trao lại; “thống” là mối, giềng. Cách ghép từ của tiếng Việt lại đã
biến động từ truyền thành động tính từ quá khứ nên “truyền thống” có nghĩa
là cái mối đường được trao lại hoặc được truyền lại.
Trong từ điển Bách khoa toàn thư Pháp định nghĩa: “Truyền thống,
theo nghĩa tổng quát là tất cả những gì người ta biết và thực hành bằng sự
chuyển giao từ thế hệ này đến thế hệ khác, thường là truyền miệng hay bằng
sự bảo tồn và noi theo những tập quán, những cách ứng xử, những mẫu hình
và tấm gương”. [38, tr.15]
Từ điển Bách khoa Xô – Viết định nghĩa: “truyền thống là những yếu
tố của di tồn văn hóa, xã hội truyền từ đời này qua đời khác và được lưu giữ
trong các xã hội, giai cấp và nhóm xã hội trong một quá trình lâu dài. Truyền
thống được thể hiện trong chế định xã hội, chuẩn mực hành vi, các giá trị, tư
tưởng, phong tục, tập quán và lối sống… Truyền thống tác động khống chế
đến mọi xã hội và tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội.” [49, tr.11]
Từ điển của Trung Quốc, xuất bản năm 1989 khái niệm truyền thống
là: “sức mạnh của tập quán xã hội được lưu truyền lại từ lịch sử. Nó tồn tại ở


×