Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Huong dan day bai thuc hanh dia li 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.22 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Phần thứ hai</b>



<b>HƯỚNG DẪN CỤ THỂ DẠY HỌC CÁC BÀI THỰC HÀNH</b>


<b>ĐỊA LÍ TRUNG HỌC CƠ SỞ</b>



<b>ĐỊA LÍ LỚP 6</b>



<b>Bài 6</b>



<b>TẬP SỬ DỤNG ĐỊA BÀN VÀ THƯỚC ĐO</b>
<b>ĐỂ VẼ SƠ ĐỒ LỚP HỌC</b>




<b>GỢI Ý DẠY HỌC</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài thực hành, HS cần:


<b>1. Kiến thức</b>


- Hiểu rõ cách thể hiện một đối tượng địa lí ở thực địa lên giấy


<b>2. Kĩ năng</b>


- Sử dụng địa bàn để xác định phương hướng của một số đối tượng địa lí trên thực
địa.


- Biết đo các khoảng cách trên thực tế và tính tỉ lệ khi đưa lên lược đồ.


- Biết vẽ sơ đồ đơn giản của một lớp học hoặc một khu vực của trường trên giấy.



<b>II. CHUẨN BỊ</b>


- Địa bàn
- Thước dây.


- Thước kẻ, com pa, giấy, bút chì, bút mực, tẩy....


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>* Hoạt động 1 : Học cách sử dụng địa bàn</b>


- HS được chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm có 1 địa bàn, quan sát và tìm hiểu cấu tạo,
cách sử dụng địa bàn.


- GV sử dụng địa bàn để giảng giải cho HS về tác dụng, cấu tạo và hướng dẫn các
em cách sử dụng địa bàn.


a) Tác dụng của địa bàn : dùng để xác định phương hướng nhanh và chính xác.
b) Cấu tạo của địa bàn :


+ Hộp nhựa đựng kim nam châm và vòng chia độ.


+ Kim nam châm đặt trên một trục trong hộp, đầu kim chỉ hướng bắc thường có màu
xanh, đầu kim chỉ hướng nam thường có màu đỏ.


+ Trên vịng chia độ có ghi 4 hướng chính : B (bắc), N (nam), Đ (đơng), T (tây). Số
độ ghi trong địa bàn từ 00<sub> đến 360</sub>0<sub> (B ứng với 0</sub>0<sub> và 360</sub>0<sub>, N ứng với 180</sub>0<sub>, Đ ứng với 90</sub>0<sub>,</sub>


T ứng với 2700<sub>. Nếu địa bàn sử dụng tiếng Anh thì hướng bắc có chữ N (North), nam có</sub>


chữ S (South), đơng có chữ E (East), tây có chữ W (West).


c) Cách sử dụng địa bàn :


+ Đặt địa bàn thật thăng bằng trên mặt phẳng, tránh xa các vật bằng sắt như xe đạp,
khung cửa bằng sắt.... Mở cần hãm địa bàn (nếu có) cho kim chuyển động. Sau một thời
gian dao động, kim địa bàn sẽ đứng im, chỉ đầu xanh về hướng bắc. Lúc đó, xoay hộp cho
vạch số 0 hoặc chữ B (N) nằm trùng với đầu kim màu xanh. Khi đó, địa bàn đã được đặt
đúng hướng, đường 0 - 1800<sub> chính là đường bắc - nam.</sub>


+ Muốn biết hướng của các đối tượng trên thực địa (so với điểm quan sát), vạch từ
tâm địa bàn một vạch thẳng kéo dài đến vị trí của đối tượng, rồi đọc trên vịng chia độ trị
số đo góc của đường thẳng với hướng bắc của địa bàn (ví dụ : 300<sub>, như vậy đối tượng nằm</sub>


ở cách hướng bắc 300<sub> về phía đơng, nếu là 330</sub>0<sub>, đối tượng nằm ở cách hướng bắc 30</sub>0<sub> về</sub>


phía tây.


- HS thực hành, sử dụng địa bàn để xác định hướng của bức tường lớp học.


- GV quan sát, hướng dẫn một số em sử dụng địa bàn, xác nhận cách làm đúng của
một số em, sửa chữa cho những lỗi sử dụng của một số em khác, khẳng định hướng của
bức tường lớp học.


<b>* Hoạt động 2 : Tính tỉ lệ và vẽ sơ đồ lớp học trên giấy</b>


- GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm vẽ một sơ đồ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

ra vào, của bục, của bàn GV, của bàn HS...


- GV cung cấp cho HS cách tính tỉ lệ các khoảng cách và cách vẽ sơ đồ lớp học sao
cho vừa với khổ giấy.



- HS tiến hành đo, tính kích thước theo tỉ lệ, ghi kết quả đo và tính được theo tỉ lệ
vào bảng theo mẫu sau :


KÍCH THƯỚC LỚP HỌC


<b>Các yếu tố</b> <b>Kích</b>
<b>thước đo</b>
<b>được (m)</b>


<b>Kích</b>
<b>thước</b>
<b>theo tỉ lệ</b>


<b>(cm)</b>


<b>Các yếu tố</b> <b>Kích</b>
<b>thước</b>
<b> đo được</b>


<b>(m)</b>


<b>Kích</b>
<b>thước</b>
<b>theo tỉ lệ</b>


<b>(cm)</b>


Chiều dài lớp học 8 8 Chiều dài bục
giảng



Chiều rộng lớp học 5 5 Chiều rộng bục
giảng


Chiều rộng cửa lớn 1,2 1,
2


Chiều dài bàn học
sinh


Chiều rộng cửa sổ Chiều rộng bàn


học sinh
Chiều dài bàn giáo


viên


Chiều rộng ghế
học sinh


Chiều rộng bàn
giáo viên


Cự li giữa các bàn
học sinh


- Tiến hành vẽ sơ đồ lớp học


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Bài 11</b>




<b>SỰ PHÂN BỐ CÁC LỤC ĐỊA VÀ ĐẠI DƯƠNG</b>
<b>TRÊN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT</b>


<b>A. GỢI Ý DẠY HỌC</b>
<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài thực hành, HS cần:


<b>1. Kiến thức</b>


- Biết được sự phân bố lục địa và đại dương trên bề mặt Trái Đất, cũng như ở hai nửa cầu
Bắc và Nam.


- Biết được tên và vị trí của 6 lục địa và 4 đại dương trên quả Địa cầu hoặc trên bản đồ thế
giới.


<b>2. Kĩ năng</b>


- Xác định được 6 lục địa, 4 đại dương trên bản đồ hoặc quả Địa cầu.


<b>II. CHUẨN BỊ</b>


- SGK với các hình 28, 29, các bảng ở trang 34, 35.
- Quả Địa cầu


- Bản đồ tự nhiên thế giới


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>


<b>* Hoạt động 1 : Cho biết tỉ lệ diện tích lục địa và diện tích đại dương ở mỗi nửa</b>


<b>cầu</b>


- HS (cá nhân) quan sát hình 28, tính tốn để biết :


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

TỈ LỆ DIỆN TÍCH L C Ụ ĐỊA VÀ DI N T CH Ệ Í ĐẠI DƯƠNG Ở Ỗ M I N A C UỬ Ầ


<b>Tỉ lệ diện tích lục địa (%)</b> <b>Tỉ lệ diện tích đại dương (%)</b>


Nửa cầu Bắc
Nửa cầu Nam


- GV mời một số em đọc kết quả tính được trước lớp, hướng dẫn HS khẳng định :
phần lớn các lục địa đều tập trung ở nửa cầu Bắc, còn các đại dương phân bố chủ yếu ở
nửa cầu Nam.


<b>* Hoạt động 2 : Tìm hiểu các lục địa</b>


- HS (cá nhân) quan sát bản đồ tự nhiên thế giới hoặc quả Địa cầu và bảng ở trang 34
SGK, cho biết :


+ Trên Trái Đất có những lục địa nào ?


+ Lục địa nào có diện tích lớn nhất ? Lục địa đó nằm ở nửa cầu nào ?
+ Lục địa nào có diện tích nhỏ nhất ? Lục địa đó nằm ở nửa cầu nào ?
+ Các lục địa nào nằm hoàn toàn ở nửa cầu Nam ?


+ Các lục địa nào nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc ?


- GV hướng dẫn HS vừa quan sát bảng, vừa xác đinh vị trí của các lục địa trên bản
đồ hoặc quả Địa cầu.



- HS (cá nhân) thực hiện các câu hỏi của bài thực hành.


- GV mời một số em đọc kết quả có được trước lớp, kết hợp với chỉ vị trí các lục địa
trên bản đồ hoặc quả Địa cầu. GV hướng dẫn HS toàn lớp quan sát bản đồ hoặc quả Địa
cầu và bảng để xác định các ý kiến đúng.


<b>* Hoạt động 3 : Cho biết các bộ phận của rìa lục địa</b>


- HS (cá nhân) quan sát hình 29 và cho biết :
+ Rìa lục địa gồm những bộ phận nào ?
+ Nêu độ sâu của từng bộ phận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

CÁC B PH N C A RÌA L C Ộ Ậ Ủ Ụ ĐỊA VÀ ĐỘ SÂU


<b> Các bộ phận của rìa lục địa</b> <b> Độ sâu (m)</b>


- GV mời một số em đọc kết quả được trước lớp. GV gợi ý HS tồn lớp quan sát
hình 29 để xác định các ý kiến đúng.


<b>* Hoạt động 4 : Tìm hiểu các đại dương trên Trái Đất</b>


- HS (cá nhân) quan sát bảng ở trang 35, cho biết :


+ Nếu diện tích bề mặt Trái Đất là 510 triệu km2<sub> thì diện tích bề mặt các đại dương</sub>


chiếm bao nhiêu phần trăm ?


+ Tên của bốn đại dương trên thế giới.



+ Đại dương nào có diện tích lớn nhất trong bốn đại dương ?
+ Đại dương nào có diện tích nhỏ nhất trong bốn đại dương ?


- GV mời một số em đọc kết quả có được trước lớp, kết hợp với chỉ vị trí các đại
dương trên bản đồ hoặc quả Địa cầu. GV hướng dẫn HS toàn lớp quan sát bản đồ hoặc
quả Địa cầu và bảng để xác định các ý kiến đúng.


<b>B. BÀI LÀM THỰC HÀNH</b>


<b>1. Xác định tỉ lệ diện tích lục địa và diện tích đại dương ở mỗi nửa cầu </b>


TỈ LỆ DIỆN TÍCH L C Ụ ĐỊA VÀ DI N T CH Ệ Í ĐẠI DƯƠNG Ở Ỗ M I N A C UỬ Ầ


<b>Tỉ lệ diện tích lục địa (%)</b> <b>Tỉ lệ diện tích đại dương (%)</b>


Nửa cầu Bắc 39,4 60,6


Nửa cầu Nam 19,0 81,0


<b>2. Tìm hiểu các lục địa</b>


<b>- </b>Tên các lục địa trên Trái Đất : Âu - Á, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Nam Cực,
Ô-xtrây-li-a.


- Lục địa có diện tích lớn nhất: Âu - Á, nằm ở nửa cầu Bắc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Các lục địa nằm hoàn toàn ở nửa cầu Nam : Nam Cực, Ô-xtrây-li-a
- Các lục địa nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc : Âu-Á.


<b>3. Các bộ phận của rìa lục địa</b>



CÁC B PH N C A RÌA L C Ộ Ậ Ủ Ụ ĐỊA VÀ ĐỘ SÂU


<b>Các bộ phận của rìa lục địa</b> <b>Độ sâu (m)</b>


Thềm lục địa 0 - 200


Sườn lục địa 200 - 2500


<b>4. Các đại dương trên Trái Đất</b>


- Tỉ lệ diện tích bề mặt các đại dương : 70,78% (cách tính : 361 triệu km2<sub> : 510 triệu</sub>


km2<sub> x 100).</sub>


- Tên của bốn đại dương trên thế giới : Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ
Dương, Bắc Băng Dương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>Bài 16</b>



<b>ĐỌC BẢN ĐỒ (HOẶC LƯỢC ĐỒ) ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN</b>
<b>A. GỢI Ý DẠY HỌC</b>


<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài thực hành, HS cần:


<b>1. Kiến thức</b>


- Biết được khái niệm đường đồng mức và ý nghĩa của đường đồng mức trên bản đồ (lược


đồ) địa hình.


<b>2. Kĩ năng</b>


- Dựa vào đường đồng mức để tìm độ cao và tính khoảng cách và nhận biết hình
dạng của sườn núi (đồi).


<b>II. CHUẨN BỊ</b>


- Hình 44 (lược đồ địa hình tỉ lệ lớn) phóng to


- Bản đồ hoặc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn, có các đường đồng mức (nếu có).


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>


<b>* Hoạt động 1 : Tìm hiểu về đường đồng mức</b>


- HS (theo nhóm đơi) quan sát các đường đồng mức trên hình 44 SGK, trao đổi với
nhau, cho biết :


+ Đường đồng mức là những đường như thế nào ?


+ Tại sao dựa vào các đường đồng mức trên bản đồ, chúng ta có thể biết được hình
dạng của địa hình ?


- GV hướng dẫn HS chú ý đến các con số ghi độ cao trên các đường đồng mức, độ
dày và thưa của các đường đồng mức trên bản đồ.


- HS thực hiện nhiệm vụ bài thực hành.



- GV mời một số em trình bày trước lớp, hướng dẫn HS toàn lớp trao đổi và rút ra
kết luận đúng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- HS (theo nhóm đơi) quan sát hình 44 SGK, thực hiện các việc sau :
+ Xác định trên lược đồ hướng từ đỉnh núi A1 đến A2.


+ Sự chênh lệch về độ cao của hai đường đồng mức trên lược đồ là bao nhiêu ?
+ Dựa vào các đường đồng mức để tìm độ cao của các đỉnh núi A1, A2 và các điểm
B1, B2, B3.


+ Dựa vào tỉ lệ lược đồ để tính khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh A1 đến
đỉnh A2.


+ Quan sát các đường đồng mức ở hai sườn phía đơng và phía tây của núi A1, cho
biết sườn nào dốc hơn ?


- GV hướng dẫn HS cách xác định độ cao, vì đây là nội dung tương đối phức tạp
hơn.


Muốn xác định độ cao của các địa điểm trên bản đồ, phải căn cứ vào các đường đồng
mức, vào các kí hiệu thể hiện độ cao...


+ Nếu địa điểm cần xác định độ cao nằm trên đường đồng mức có ghi số thì chỉ cần
đọc số ghi ở đường đồng mức.


+ Nếu địa điểm cần xác định độ cao nằm trên đường đồng mức khơng ghi số thì cần
xác định trị số của đường đồng mức đó. Muốn làm được việc này, cần phải tìm được số
ghi của hai đường đồng mức cạnh nhau để biết được khoảng cách giữa hai đường đồng
mức là bao nhiêu. Sau đó, dựa vào đường đã có ghi số để tính, tìm trị số của đường đồng
mức có địa điểm cần xác định độ cao. Ví dụ : hai đường đồng mức nằm cạnh nhau có ghi


100m và 200m. như vậy, khoảng cách giữa hai đường đồng mức là 100m. Biết được
khoảng cách này có thể tính ra được khoảng cách của các đường đồng mức khác.


+ Nếu địa điểm cần xác định độ cao nằm ở khoảng giữa các đường đồng mức thì
phải tính cụ thể để biết khoảng cách của địa điểm đó đến các đường đồng mức gần nhất,
từ đó suy ra độ cao của địa điểm cần tìm.


- GV dành thời gian để HS thực hiên các yêu cầu của bài thực hành.


- GV mời một số em trình bày kết quả trước lớp. GV hướng dẫn HS toàn lớp quan
sát hình 44 SGK để xác định các ý kiến đúng.


<b>B. BÀI LÀM THỰC HÀNH</b>


<b>1. Tìm hiểu về đường đồng mức</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

bản đồ và cả đặc điểm hình dạng của địa hình : độ dốc (các đường đồng mức thưa hay dày
đặc)


<b>2. Mô tả các đặc điểm địa hình trên bản đồ có đường đồng mức</b>
<b>- </b>Hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2 : tây - đông


- Sự chênh lệch về độ cao giữa hai đường đồng mức : 100m.


- Độ cao của đỉnh : A1 = 900m, A2 = 700m, B1 = 500m, B2 = 650m, B3 = 550m
- Khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh A1 đến đỉnh A2 : khoảng 7500m


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>Bài 21</b>



<b>PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA</b>


<b>A. GỢI Ý DẠY HỌC</b>


<b>I. MỤC TIÊU</b>


Sau bài thực hành, HS cần:


<b>1. Kiến thức</b>


- Biết được cấu trúc và ý nghĩa của biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa


<b>2. Kĩ năng</b>


- Biết cách đọc, khai thác thông tin và rút ra nhận xét về nhiệt độ, lượng mưa của
một địa phương được thể hiện trên biểu đồ.


- Nhận dạng biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam.


<b>II. CHUẨN BỊ</b>


- Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của Hà Nội.


- Biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của hai địa điểm A và B.


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>


<b>* Hoạt động 1 : Nhận biết nội dung và hình thức thể hiện của biểu đồ nhiệt độ</b>
<b>và lượng mưa</b>


- GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở (dựa vào các câu hỏi ở mục 1 bài tập 1
SGK) với hình 55 (biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của Hà Nội) để HS nhận biết được nội


dung và hình thức thể hiện của biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.


+ Những yếu tố nào được thể hiện trên biểu đồ ? Trong thời gian bao lâu ? Yếu tố
nào được biểu hiện theo đường ? Yếu tố nào được biểu hiện bằng hình cột ?


+ Trục dọc bên phải dùng để đo tính đại lượng nào ?
+ Trục dọc bên trái dùng để đo tính đại lượng nào ?


+ Đơn vị để tính nhiệt độ là gì ? Đơn vị để tính lượng mưa là gì ?
- Sau khi HS trả lời xong các câu hỏi, GV giảng giải thêm cho HS :


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

+ Để thể hiện diễn biến của nhiệt độ và lượng mưa qua các tháng trong năm, người
ta dùng hệ tọa độ vuông góc với trục ngang (trục hồnh) biểu hiện thời gian và trục dọc
(trục tung) biểu hiện nhiệt độ (bên phải) và lượng mưa (bên trái). Trên trục ngang có chia
đều 12 phần, mỗi phần ứng với 1 tháng, từ tháng I đến tháng XII (12 tháng). Trên trục dọc
có chia đều các khoảng cách làm đơn vị đo tính các đại lượng (nhiệt độ, lượng mưa), mỗi
khoảng cách ứng với 50<sub>C, 10</sub>0<sub>C, 20</sub>0<sub>C hoặc ứng với 50mm, 100mm, 200mm. </sub>


<b>* Hoạt động 2 : Đọc biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa</b>


- HS học tập theo nhóm nhỏ. Lớp được chia thành các nhóm nhỏ (4 hoặc 6 nhóm)
- GV giao nhiệm vụ cho HS :


+ Một nửa số nhóm phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của Hà Nội, thực hiện bài
tập 2 : dựa vào các trục của hệ tọa độ vng góc để xác định các đại lượng rồi ghi kết quả
vào bảng (mẫu ở SGK).


+ Một nửa số nhóm phân tích hai biểu đồ hình 56 và 57, trả lời các câu hỏi trong
bảng ở SGK.



- Sau khi HS các nhóm hồn thành nhiệm vụ, đại diện một số nhóm trình bày kết quả
trước lớp. GV hướng dẫn HS toàn lớp quan sát các biểu đồ và trao đổi, khẳng định các ý
đúng.


- GV yêu cầu HS thảo luận lớp về bài tập 5 : từ bảng thống kê trên cho biết biểu đồ
nào là biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của địa điểm ở nửa cầu Bắc ? Biểu đồ nào là của địa
điểm ở nửa cầu Nam ? Vì sao ?


- Một số HS trả lời. GV khẳng định ý kiến đúng.


<b>B. BÀI LÀM THỰC HÀNH</b>


<b>1. Nhận biết nội dung và hình thức thể hiện của biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa</b>


- Những yếu tố được thể hiện trên biểu đồ : nhiệt độ, lượng mưa.
- Yếu tố được biểu hiện theo đường : nhiệt độ.


- Yếu tố được biểu hiện bằng hình cột : lượng mưa.
- Trục dọc bên phải dùng để đo tính nhiệt độ.
- Trục dọc bên trái dùng để đo tính lượng mưa


- Đơn vị để tính nhiệt độ là 0<sub>C. Đơn vị để tính lượng mưa là mm.</sub>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b> Cao nhất</b> <b> Thấp nhất</b> <b>Nhiệt độ chênh lệch </b>
<b>giữa tháng cao nhất </b>
<b>và tháng thấp nhất</b>


<b>Trị số</b> <b>Tháng</b> <b>Trị số</b> <b>Tháng</b>


29 7 17 1 12



- Lượng mưa (mm)


<b> Cao nhất</b> <b> Thấp nhất</b> <b>Lượng mưa chênh lệch</b>
<b>giữa tháng cao nhất</b>


<b>và tháng thấp nhất</b>


<b>Trị số</b> <b>Tháng</b> <b>Trị số</b> <b>Tháng</b>


300 8 20 1 280


<b>3. Nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội</b>


- Nhiệt độ :


+ Cao nhất khoảng 290<sub>C (tháng VI, VII).</sub>


+ Thấp nhất khoảng 170<sub>C (tháng I).</sub>


+ Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất khoảng 120<sub>C.</sub>


- Lượng mưa :


+ Cao nhất khoảng 300mm (tháng VIII).


+ Lượng mưa thấp nhất khoảng 20mm (tháng XII, I).


+ Lượng mưa chênh lệch giữa tháng cao nhất và thấp nhất khoảng 280mm.



- Nhận xét chung : nhiệt độ và lượng mưa có sự chênh lệch giữa các tháng trong
năm, có tháng nhiệt độ cao, có tháng nhiệt độ thấp ; có tháng lượng mưa nhiều, có tháng
lượng mưa ít ; sự chênh lệch nhiệt độ và lượng mưa giữa các tháng cao nhất và thấp nhất
tương đối lớn.


<b>4. Đọc hai biểu đồ hình 56 và 57 </b>


<b>Nhiệt độ và lượng mưa</b> <b>Biểu đồ của địa điểm A</b> <b>Biểu đồ của địa điểm B</b>


Tháng có nhiệt độ cao nhất Tháng IV Tháng XII


Tháng có nhiệt độ thấp nhất Tháng I Tháng VII


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

mưa) bắt đầu từ tháng ... đến
tháng ....


tháng V - X tháng X - III


<b>5. Từ bảng thống kê trên, xác định :</b>


- Biểu đồ A (hình 56) là biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của địa điểm ở nửa cầu Bắc
(mùa nóng, mưa nhiều từ tháng IV đến tháng X).


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>Bài 25</b>



<b>SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA CÁC DÒNG BIỂN TRONG ĐẠI DƯƠNG</b>
<b>A. GỢI Ý DẠY HỌC</b>


<b>I. MỤC TIÊU</b>



Sau bài thực hành, HS cần:


<b>1. Kiến thức</b>


- Biết được một số dòng biển chính.


- Biết được mối quan hệ giữa dịng biển nóng và lạnh với khí hậu của nơi chúng đi qua.


<b>2. Kĩ năng</b>


- Sử dụng bản đồ các dòng biển trong đại dương thế giới để kể tên một số dòng biển
lớn và hướng chảy của chúng.


<b>II. CHUẨN BỊ</b>


- Bản đồ các dòng biển trong Đại dương Thế giới (hoặc bản đồ tự nhiên thế giới).
- Hình 65 trang 77 SGK phóng to


<b>III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC</b>


<b>* Hoạt động 1 : Kể tên một số dòng biển lớn và hướng chảy của chúng</b>


- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân. Nhiệm vụ giao cho HS : dựa vào bản đồ các
dòng biển trong Đại dương Thế giới, trả lới các câu hỏi trong SGK :


+ Cho biết vị trí và hướng chảy của các dịng biển nóng và lạnh ở nửa cầu Bắc, trong
Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.


+ Cho biết vị trí và hướng chảy của các dòng biển ở nửa cầu Nam.



+ So sánh vị trí và hướng chảy của các dịng biển nói trên ở nửa cầu Bắc và nửa cầu
Nam, từ đó rút ra nhận xét chung về hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh trong
Đại dương Thế giới.


HS ghi kết quả làm việc vào bảng theo mẫu gợi ý sau :


V TR VÀ HỊ Í ƯỚNG CH Y C A CÁC DỊNG BI N NĨNG, L NHẢ Ủ Ể Ạ


<b>Nửa cầu</b>


<b>Đại Tây Dương</b> <b>Thái Bình Dương</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Nửa cầu
Bắc
Nửa cầu
Nam


- Để HS dễ dàng rút ra được nhận xét chung về hướng chảy của các dịng biển nóng
và lạnh, GV xác định trên bản đồ treo tường các dịng biển nóng và lạnh trong Thái Bình
Dương, Đại Tây Dương, HS theo dõi và điền bổ sung tên các dịng biển vào hình vẽ các
dòng biển trong SGK. GV giới thiệu cho HS các hải lưu ở Thái Bình Dương và Đại Tây
Dương.


<i>Các dịng biển trong Thái Bình Dương</i>


+ Phía bắc đường xích đạo có dịng biển chạy từ đơng sang tây đến gần bờ biển châu
Á quặt về phía đơng bắc và mở rộng thành dịng biển nóng Cư-rơ-si-ơ, chảy ven bờ Đơng
quần đảo Nhật Bản sang bờ biển phía Tây lục địa BẮc Mĩ, tạo tahnhf dịng biển nóng
A-la-xca. Ở bờ Tây Bắc Mĩ có dịng biển lạnh Ca-li-fooc-ni-a chảy từ các vĩ tuyến cao
(khoảng 400<sub>B) về xích đạo. Ở bờ Đơng châu Á có dịng biển lạnh Ơi-a-si-ơ từ Bắc Băng</sub>



Dương theo hướng đông bắc - tây nam xuống vùng ơn đới.


+ Phía nam đường xích đạo có một dịng biển lớn song song với dịng biển nóng Bắc
xích đạo chảy từ đơng sang tây về phía quần đảo In-đơ-nê-xi-a, một nhánh của dịng biển
này chảy về hướng đơng nam qua phía đơng châu Úc. Ven bờ phía tây Nam Mĩ có dịng
biển lạnh Pê-ru chảy từ phía nam lên xích đạo.


<i>Các dịng biển trong Đại Tây Dương</i>


+ Phía bắc xích đạo : dịng biển Bắc xích đạo tách ra một dòng nhỏ chạy dọc bờ biển
Bắc Bra-xin thành hải lưu Guy-an. Hải lưu này chảy vào vịnh Mê-hi-cô rồi nhập vào dịng
Bắc xích đạo chảy ở phía đơng quần đảo Ăng-ti, hình thành dịng biển nóng Gơn-xtrim.
Dịng này chảy theo bờ biển phía Đơng Bắc Mĩ lên hướng đơng bắc sang bờ biển Bắc Âu
thành dịng biển nóng Bắc Đại Tây Dương rồi chảy vào Bắc Băng Dương. Dọc theo bờ
phía Đơng của Bắc Mĩ có dịng biển lạnh La-bra-đo từ phía bắc xuống. Phía tây bắc châu
Phi có dòng biển lạnh Ca-na-ri từ vĩ tuyến 400<sub>B chảy về.</sub>


+ Phía nam xích đạo : dịng biển nam xích đạo chảy từ đông sang tây khi gặp bờ biển
Bra-xin ở Nam Mĩ đã chia thành hai nhánh, một nhánh chảy về phía nam thành hải lưu
nóng Bra-xin. Ở phía tây nam châu Phi có dịng biển lạnh Ben-ghê-la từ phía nam chảy về
xích đạo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

- GV hướng dẫn HS toàn lớp trao đổi rút ra nhận xét chung về hướng chảy của các
dịng biển nóng và lạnh trong Đại dương Thế giới.


<b>* Hoạt động 2 : Nêu ảnh hưởng của dịng biển đến khí hậu những vùng ven</b>
<b>biển mà chúng đi qua</b>


- HS thảo luận lớp. Trước hết mỗi HS (trao đổi với bạn trong lớp) dựa vào hình 65


(lược đồ nhiệt độ của các vùng ven biển có hải lưu chảy qua), trả lời các câu hỏi SGK :


+ So sánh nhiệt độ của các địa điểm A, B, C, D, cùng nằm trên vĩ độ 600<sub>B.</sub>


+ Từ so sánh trên, nêu ảnh hưởng của các dòng biển nóng và lạnh đến khí hậu những
vùng ven biển mà chúng đi qua.


- GV gợi ý HS để giải thích được vì sao các địa điểm ở trên cùng một vĩ độ lại có nơi
nhiệt độ cao, có nơi nhiệt độ thấp hơn, cần xem xét vị trí của từng địa điểm gần hay xa
các dòng biển. ; nơi gần dịng biển nóng có nhiệt độ cao hợn hay thấp hơn những nơi gần
dịng biển lạnh. Từ đó, nêu ảnh hưởng của các dịng biển nóng và lạnh đến khí hậu những
vùng ven biển mà chúng đi qua.


- Sau khi HS hoàn thành nhiệm vụ, GV mời một số trình bày ý kiến, HS tồn lớp
quan sát sơ đồ và trao đổi, khẳng định các ý đúng.


<b>B. BÀI LÀM THỰC HÀNH</b>


<b>1. Xác định vị trí và hướng chảy của các dịng biển nóng và lạnh trên Thái Bình</b>
<b>Dương và Đại Tây Dương</b>


V TR VÀ HỊ Í ƯỚNG CH Y C A CÁC DỊNG BI N NĨNG, L NHẢ Ủ Ể Ạ


<b>Nửa cầu</b>


<b>Đại Tây Dương</b> <b>Thái Bình Dương</b>


<b>Dịng biển nóng</b> <b>Dịng biển lạnh</b> <b>Dịng biển nóng</b> <b>Dịng biển lạnh</b>


Nửa cầu


Bắc


- Xuất phát từ bắc
xích đạo, chảy
dần lên phía Bắc;
từ bờ tây nam lên
bờ đông bắc của
Đại Tây Dương


- Xuất phát từ
bờ tây bắc đại
dương; chảy từ
Bắc cực về Xích
đạo


- Xuất phát từ bắc
xích đạo, chảy
dần lên phía Bắc;
từ bờ tây nam lên
bờ đơng bắc của
Thái Bình Dương


- Xuất phát từ
bờ tây bắc đại
dương; chảy từ
Bắc cực về
Xích đạo


Nửa cầu
Nam



- Xuất phát từ
nam xích đạo,
chảy dần xuống


- Xuất phát từ
bờ đông nam đại
dương; chảy từ


- Xuất phát từ
nam xích đạo,
chảy dần xuống


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

phía Nam, từ bờ
tây bắc xuống bờ
đông nam của Đại
Tây Dương


Nam cực về
Xích đạo


phía Nam, từ bờ
tây bắc xuống bờ
đông nam của
Thái Bình Dương


chảy từ Nam
cực về Xích
đạo



- Nhận xét chung về hướng chảy của các dịng biển nóng và lạnh trong Đại dương
Thế giới :


+ Hầu hết các dòng biển nóng đều là những dịng biển xuất phát từ các vùng vĩ độ
thấp (vùng nhiệt đới) chảy lên các vùng vĩ độ cao (vùng ôn đới và hàn đới).


+ Hầu hết các dòng biển lạnh đều là những dòng biển xuất phát từ các vùng vĩ độ
cao (vùng cực) chảy về các vùng vĩ độ thấp (vùng ôn đới và nhiệt đới).


<b>2. Nêu ảnh hưởng của dòng biển đến khí hậu những vùng ven biển mà chúng đi</b>
<b>qua</b>


- So sánh nhiệt độ các điểm A, B, C, D, cùng nằm trên vĩ độ 600<sub>B : Tuy cùng nằm</sub>


trên vĩ độ 600<sub>B, nhưng nhiệt độ tại các địa điểm khác nhau :</sub>


+ Nhiệt độ tại A, B thấp : A (-190<sub>C), B (-8</sub>0<sub>C).</sub>


+ Nhiệt độ tại C, D cao hơn : C (+20<sub>C), D (+3</sub>0<sub>C).</sub>


- Nguyên nhân của sự khác biệt về nhiệt độ trên chính là do ảnh hưởng của các dòng
biển.


</div>

<!--links-->

×