Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

(Thảo luận Cơ sở văn hóa Việt Nam) CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ THỜI NHÀ LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.81 MB, 78 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ THỜI NHÀ LÝ........................................4
1.1

Giá trị văn hóa đặc trưng:................................................................................4

1.1.1. Bối cảnh lịch sử thời Lý....................................................................................4
1.1.2. Tình hình chính trị............................................................................................4
1.2

VĂN HĨA THỜI LÝ:.......................................................................................5

1.2.1Yếu tố ảnh hưởng tới văn hóa thời lý:................................................................5
1.2.1 Văn hóa thời Lý.................................................................................................7
CHƯƠNG 2: KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA THỜI NHÀ LÝ ĐỂ PHỤC
VỤ KINH DOANH....................................................................................................15
2.1 ĐỀN BẠCH MÃ...................................................................................................15
2.1.1 LỊCH SỬ- CÂU CHUYỆN XÂY THÀNH THĂNG LONG..............................16
2.1.2 KIẾN TRÚC.......................................................................................................16
2.1.3 HIỆN VẬT.........................................................................................................17
2.1.4 LỄ HỘI............................................................................................................... 18
2.2 HOÀNG THÀNH THĂNG LONG.....................................................................19
2.2.1 LỊCH SỬ............................................................................................................19
2.2.2 KIẾN TRÚC.......................................................................................................20
2.3 ĐỀN QUÁN THÁNH...........................................................................................21
2.3.2 KIẾN TRÚC.......................................................................................................22
2.3.3 PHO TƯỢNG THẦN HUYỀN THIÊN TRẤN VŨ...........................................23
2.3.4 LỄ HỘI............................................................................................................... 25
2.4 ĐỀN VOI PHỤC..................................................................................................25
2.4.1 LỊCH SỬ............................................................................................................26
2.4.2 KIẾN TRÚC.......................................................................................................27


2.4.3 VĂN HÓA..........................................................................................................28
2.4.4 LỄ HỘI............................................................................................................... 29
2.5 CHÙA MỘT CỘT................................................................................................29
2.5.1 THỜI LÝ............................................................................................................30
2.5.2 KIẾN TRÚC.......................................................................................................31

1


2.5.3 BIỂU TƯỢNG CHÙA MỘT CỘT.....................................................................32
2.6 VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM.............................................................................33
2.6.1 LỊCH SỬ............................................................................................................33
2.6.2 KIẾN TRÚC.......................................................................................................33
2.6.3 CÁC KHU THAM QUAN Ở VĂN MIẾU-QUỐC TỬ GIÁM...........................36
2.6.4 Ý NGHĨA CỦA VĂN MIẾU-QUỐC TỬ GIÁM................................................40
CHƯƠNG 2: KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA THỜI NHÀ LÝ ĐỂ PHỤC
VỤ KINH DOANH....................................................................................................43
2.1 ĐỀN BẠCH MÃ...................................................................................................43
2.1.1 LỊCH SỬ- CÂU CHUYỆN XÂY THÀNH THĂNG LONG..............................44
2.1.2 KIẾN TRÚC.......................................................................................................44
2.1.3 HIỆN VẬT.........................................................................................................45
2.1.4 LỄ HỘI............................................................................................................... 46
2.2 HOÀNG THÀNH THĂNG LONG.....................................................................47
2.2.1 LỊCH SỬ............................................................................................................47
2.2.2 KIẾN TRÚC.......................................................................................................48
2.3 ĐỀN QUÁN THÁNH...........................................................................................49
2.3.1 LỊCH SỬ............................................................................................................50
2.3.3 PHO TƯỢNG THẦN HUYỀN THIÊN TRẤN VŨ...........................................51
2.3.4 LỄ HỘI............................................................................................................... 53
2.4 ĐỀN VOI PHỤC..................................................................................................53

2.4.1 LỊCH SỬ............................................................................................................54
2.4.2 KIẾN TRÚC.......................................................................................................54
2.4.3 VĂN HÓA..........................................................................................................55
2.4.4 LỄ HỘI............................................................................................................... 56
2.5 CHÙA MỘT CỘT................................................................................................56
2.5.1 THỜI LÝ............................................................................................................57
2.5.2 KIẾN TRÚC.......................................................................................................58
2.6 VĂN MIẾU QUỐC TỬ GIÁM.............................................................................60
2.6.1 LỊCH SỬ............................................................................................................61
2.6.2 KIẾN TRÚC.......................................................................................................61

2


2.6.3 CÁC KHU THAM QUAN Ở VĂN MIẾU-QUỐC TỬ GIÁM...........................63
Khu thứ nhất..............................................................................................................63
2.6.4 Ý NGHĨA CỦA VĂN MIẾU-QUỐC TỬ GIÁM................................................67
1. Nâng cấp đường giao thơng đến khu di tích........................................................70
2. Nâng cao nhận thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị di tích các đền thờ....70
3. Cần tuyên truyền, nâng cao ý thức thực hiện du lịch.........................................70
5.Tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích các cơng ty du lịch, lữ hành khai thác.......71
6.Tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết về các giá trị lịch sử,
văn hóa tâm linh.........................................................................................................71
1. Nâng cấp đường giao thông đến khu di tích........................................................73
2. Nâng cao nhận thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị di tích các đền thờ....73
3. Cần tuyên truyền, nâng cao ý thức thực hiện du lịch.........................................73
4. Tăng cường quảng bá, giới thiệu di tích..............................................................73
5.Tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích các cơng ty du lịch, lữ hành khai thác.......74
6.Tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết về các giá trị lịch sử,
văn hóa tâm linh.........................................................................................................74

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁT, PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH. 76
1. Nâng cấp đường giao thông đến khu di tích........................................................76
2. Nâng cao nhận thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị di tích các đền thờ....76
3. Cần tuyên truyền, nâng cao ý thức thực hiện du lịch.........................................76
4. Tăng cường quảng bá, giới thiệu di tích..............................................................76
5.Tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích các cơng ty du lịch, lữ hành khai thác.......77
6.Tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết về các giá trị lịch sử,
văn hóa tâm linh.........................................................................................................77
8. Đề nghị ủy ban nhân dân huyện, thành phố trùng tu nhưng vẫn bảo tổn giá trị
đặc trưng của các di tích...........................................................................................78

3


CHƯƠNG 1: CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ THỜI NHÀ LÝ.
1.1 Giá trị văn hóa đặc trưng:
1.1.1. Bối cảnh lịch sử thời Lý
Cuối năm 100, Lê Long Đĩnh qua đời, các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư
Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi. Nhà Lý thành lập.
Nhà Lý (1010-1225), quốc hiệu Đại Cồ Việt, kinh đô Hoa Lư. Năm 1010 dời
đô về Thăng Long. Từ năm 1054 đổi quốc hiệu là Đại Việt.
Trong thời đại này, lần đầu tiên nhà Lý giữ vững được chính quyền một cách
lâu dài đến hơn 200 năm, khác với các vương triều cũ trước đó chỉ tồn tại được vài
chục năm. Vào năm 1054, Lý Thánh Tông đã đổi quốc hiệu từ Đại Cồ Việt thành Đại
Việt, mở ra một kỷ nguyên Đại Việt rực rỡ trong lịch sử Việt Nam.
1.1.2. Tình hình chính trị
Nhà Lý tồn tại 216 năm và trải qua 9 đời vua:
Lý thái Tổ (Lý Công Uẩn, 1010-1028) niên hiệu Thuận Thiên, tại vị 18 năm, thọ
55 tuổi. Tháng 7/1010 dời đô về Thăng Long.
Lý Thái Tông (Lý Phật Mã, 1028-1054) là con trưởng của Lý Công Uẩn.Từng

thân chinh đem quân đi dẹp loạn của Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao, năm 1049 cho
xây chùa Một Cột, năm 1042 ban hành Bộ Luật Hình Thư- bộ luật thành văn đầu tiên
của nước ta. Tại vị 26 năm, niên hiệu đổi 6 lần.
Lý Thánh Tông (Lý Nhật Tôn,1054-1072), là con trường của vua Lý Thái Tơng.
Tại vị 18 năm và có 5 lần đặt niên hiệu. Năm 1070 vua cho mở trường lập Văn Miếu ở
kinh đô Thăng Long.
Lý Nhân Tông ( Lý Càn Đức, 1072-1127), là con trưởng của vua Lý Thánh Tông.
Tại vị 55 năm, thọ 61 tuổi, niên hiệu đặt 8 lần. Chiến thắng quân Tống trên sông Như
Nguyệt, năm 1076 mở trường Quốc Tử Giám.
Lý Thần Tơng (Lý Dương Hốn, 1127-1138), là cháu ruột của vua Nhân Tơng
(cịn ruột của Sùng Hiền Hầu- em ruột vua Nhân Tông). Tại vị 10 năm, thọ 22 tuổi, đặt
2 niên hiệu. Chú trọng nơng nghiệp, thực hiện chính sách “ngụ binh ư nơng”.
Lý Anh Tông (Lý Thiên Tộ, 1138-1175), con trưởng của vua Lý Thần Tông, tại
vị 37 năm, thọ 39 tuổi, đặt niên hiệu 4 lần.

4


Lý Cao Tông ( Lý Long Trát, 1175-1210),là con thứ 6 của vua Anh Tông. Tại vị
35 năm, thọ 37 tuổi. Cơ nghiệp nhà Lý suy đồi từ đây.
Lý Huệ Tông (Lý Hạo Sảm, 1210-1224), con trưởng vua Cao Tông, tại vị 14
năm, thọ 32 tuổi. Năm 1224 nhường ngôi cho con gái thứ là Lý Chiêu Hoàng rồi đi tu
ở chùa Chân Giáo.
Lý Chiêu Hoàng (Lý Hinh Nữ, 1224-1225), là con thứ 2 của vưa Huệ Tông, tại vị
1 năm, thọ 60 tuổi. Năm 1225 nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (Trần Thánh
Tông). Triều Lý chấm dứt từ đó.
1.2 VĂN HĨA THỜI LÝ:
1.2.1Yếu tố ảnh hưởng tới văn hóa thời lý:
1.2.1.1 Hồn cảnh xã hội đã ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của nền văn
hóa và văn minh thời Lý:

Sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, với sự đấu tranh kiên trì và anh dũng, nhân dân ta
đã giành lại được độc lập. Từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIX, nhân dân ta đã xây dựng
được một đất nước vững mạnh, có một nền văn hóa riêng, phát triển. Nền văn hố rực
rỡ đó nảy sinh và tồn tại chủ yếu trong thời đại nước ta mang tên Đại Việt có kinh đơ
là Thăng Long, do đó được mệnh danh là văn hố Đại Việt hay văn hoá Thăng Long
và gần đây là văn minh Đại Việt.
Đất nước bước vào kỉ nguyên độc lập tự chủ – Đây chính là điều kiện thuận lợi
để nhân dân ta bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước sau những tháng
năm dài dưới ách đô hộ ngoại bang. Đặc biệt là từ sau cuộc dẹp loạn 12 sứ quân của
Đinh Tiên Hoàng, nên thống nhất đất nước được khôi phục và cũng cố thêm một bước
dưới thời Tiền Lê Năm 1010 Lý Công Uẩn lên ngôi, trong “Chiếu dời đô” đã viết: “Đô
cũ của Cao Vương (tức Cao Biền ) ở thành Đại La, giữa khu vực trời đất, có thể rồng
cuộn, hổ ngồi, ở giữa Nam – Bắc – Đông – Tây, tiện hình thế núi non sau trước, đất
rộng mà bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, muôn vật rất thịnh mà phồn vinh. Xem
khắp nước Việt, chỗ ấy là hơn cả; thực là chỗ hội họp của bốn phương, là nơi thương
đô của kinh sư muôn đời “. Việc đời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long là một bước tiến
mới, thể hiện sự trưởng thành của ý thức dân tộc và của giai cấp thống trị dân tộc.
Cũng từ đây Thăng Long đã trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của nước
Đại Việt và Việt Nam sau này.

5


Thời độc lập tự do của Việt Nam kéo dài gần 1000 năm (từ thế kỉ X X đến thế kỉ
XIX) đây là thời kì độc lập lâu dài nhưng khơng phải độc lập trong thanh bình mà ln
ln phải đối phó với giặc ngoại xâm. Chính cuộc sống trong độc lập , trong đấu tranh
đó đã có tác động đến tâm tư tình cảm của con người Việt Nam. Lịng u nước đã trở
thành tình cảm và tư tưởng cao qúy nhất và sâu sắc nhất của họ. Điều này không chỉ
ảnh hưởng đến sự phát triển của nền văn hố văn minh mà cịn ảnh hưởng đến cả tư
tưởng chủ đạo của nền văn hố, văn minh đó.

Nền văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ những truyền thống sản xuất
chiến đấu của tổ tiên, được kế thừa những di sản văn hoá, văn minh hoá của thời kì
Văn Lang – Âu Lạc và của hàng nghìn năm đấu tranh chống Bắc thuộc. Vì vậy nó
càng có điều kiện phát huy và phát triển trong hồn cảnh đất nước hồ bình.
Từ thời Lý, nhà nước đã áp dụng những biện pháp tạo điều kiện cho các nghề thủ
công trong nước phát triển. Giao thông giữa các vùng thuận lợi do sự phát triển của hệ
thống đường thủy, ngồi ra nhà Lý khơng hạn chế ngoại thương mà chỉ có các biện
pháp quản lý rất chặt chẽ để đề phòng âm mưu do thám của người nước ngoài, nhằm
bào vệ an ninh trong nước. Giúp cho đất nước có sự giao thoa, tiếp cận với văn hóa
nước ngồi.
Cùng với sự phục hưng, văn hóa Đại Việt thời Lý đã trở nên phong phú và phát
triển ở một tầm cao mới qua một quá trình tiếp biến và tích hợp văn hóa. Trên cơ sở
cốt lõi của nền văn hóa Việt cổ, với tư cách là những vương triều phong kiến độc lập,
triều đình nhà Lý đã tự nguyện, chủ động tiếp thu và cải biến những yếu tố của văn
hóa Đơng Á Trung Hoa, cũng như của nền văn hóa Champa phương Nam chịu ảnh
hưởng Ấn Độ, tích hợp vào nền văn hóa dân tộc. Tuy nhiên lúc này, những ảnh hưởng
văn hóa ngoại sinh du nhập còn ở mức độ hạn chế, được gạn lọc luyện hợp thành
những yếu tố nội sinh.
Những thành tựu trên lĩnh vực kinh tế đã tạo ra những cơ sở vật chất vững vàng
cho sự tồn tại quốc gia độc lập tự chủ và mở ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển nền văn hóa dân tộc.
Sự phát triển của giáo dục đã có tác dụng lớn. Sự phát triển của giáo dục đã có
tác dụng lớn. Khi Nho giáo suy đổi, đấu tranh giai cấp tăng lên thì giáo dục trở thành
điều quan trọng để nhân dân nói lên những nguyện vọng, tâm tư và tình cảm của mình.

6


1.2.1 Văn hóa thời Lý
Cùng với sự lớn mạnh về chính trị và kinh tế, các vương triều Lý, Trần, Hồ đã

chứng kiến một sự phát triển rực rỡ về văn hóa. Đây là giai đoạn thịnh đạt của nền văn
hóa Đại Việt. Như Lê Q Đơn đã nhận định “Nước Nam Ở hai triều Lý, Trần nổi
tiếng là văn minh”.
Đây là những thế kỷ phục hưng của nền văn hóa Việt cổ bản địa (văn minh Văn
Lang – Âu Lạc) trên nền tảng của sự khôi phục độc lập dân tộc và sự giữ vững chủ
quyền quốc gia qua những cuộc kháng chiến của nhà Lý chống Tống. Vị thế độc lập về
chính trị – dẫn đến ý thức độc lập về văn hóa.
Cùng với sự phục hưng, văn hóa Đại Việt thời Lý đã trở nên phong phú và phát
triển ở một tầm cao mới qua một quá trình tiếp biến và tích hợp văn hóa. Trên cơ sở
cốt lõi của nền văn hóa Việt cổ, với tư cách là những vương triều phong kiến độc lập,
triều đình nhà Lý đã tự nguyện, chủ động tiếp thu và cải biến những yếu tố của văn
hóa Đơng Á Trung Hoa, cũng như của nền văn hóa Champa phương Nam chịu ảnh
hưởng Ấn Độ, tích hợp vào nền văn hóa dân tộc. Tuy nhiên lúc này, những ảnh hưởng
văn hóa ngoại sinh du nhập còn ở mức độ hạn chế, được gạn lọc luyện hợp thành
những yếu tố nội sinh.
1.2.1.1 Tơn giáo tín ngưỡng
Phật giáo
Các nhà nước Lý – Trần đã chủ trương một chính sách khoan dung hịa hợp và
chung sống hịa bình giữa các tín ngưỡng tơn giáo như tín ngưỡng dân gian, Phật, Đạo,
Nho. Đó chính là hiện tượng “Tam giáo đồng nguyên”, Tam giáo tịnh tồn ở thời kỳ
này.
Đạo Phật là tôn giáo thịnh đạt nhất trong xã hội thời Lý, được coi như một Quốc
giáo. Phật giáo được truyền vào từ thời Bắc thuộc, ngay từ thời kì đó đạo Phật đã có tư
cách là một tác nhân của khối đoàn kết; là chỗ dựa tinh thần của dân tộc. Đặc biệt vai
trò quan trọng của các trí thức Phật giáo lúc bấy giờ. Tinh thần đó vẫn được duy trì
dưới thời Lý nhằm tạo ra một phần sức mạnh của sự kiến thiết.
Hầu hết các vua Lý (Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Thần Tông,
Anh Tông) và nhiều vua Trần (Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông) đều sùng Phật, sai
dựng chùa tháp, tô tượng đúc chuông, dịch kinh Phật, soạn sách Phật….


7

Như năm


1031, vua Lý xuống chiếu phát tiền, thuê thợ làm chùa quán ở các hương ấp, tất cả 150
chỗ. Các quý tộc và nhân dân cũng đóng góp xây dựng nhiều chùa ở các địa phương.
Nhiều quý tộc tôn thất đã quy Phật như Hoàng hậu Ỷ Lan, Tuệ Trung thượng sĩ Trần
Tung. Khắp nơi, nhiều chùa chiền đã được xây dựng như các chùa Diên Hựu (Một
Cột), Phật Tích, Long Đội, Báo Thiên, Bối Khê, Thái Lạc, Phổ Minh, cụm quần thể
chùa tháp ở Yên Tử. Phần lớn các cơng trình này đã được nhà nước tài trợ. Việc chú
trọng xây dựng chùa thời Lý được sử gia Lê Văn Hưu thời Trần ghi nhận là "xây
tường cao ngất, tạc cột chùa bằng đá, làm chùa thờ Phật lộng lẫy hơn cả cung điện của
vua".

Hình1.1 Chùa Một Cột thời Lý tại Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội ngày nay.
Đơng đảo quần chúng bình dân trong làng xã nơ nức theo đạo Phật. Lê Quát sống
vào cuối đời Trần, nhận xét : “Từ trong kinh thành cho đến ngoài châu phủ, kể cả
những nơi thôn cùng ngõ hẻm, không bảo mà người ta cứ theo, không hẹn mà người ta
cứ tin, hễ nơi nào có nhà ở là ắt có chùa chiền… Dân chúng quá nửa.”
Do du nhập vào Đại Việt qua những con đường khác nhau và do sự tiếp nhận của
nhân dân đương thời, Phật giáo khơng có một dịng duy nhất. Có 3 tơng phái chủ yếu:
Tịnh Độ tông thờ đức Phật Adiđà, chú trọng đến lễ thức lên chùa lễ Phật, phổ biến
8


trong quần chúng bình dân làng xã; Mật tơng là tơng phái Phật giáo có sử dụng nhiều
phép lạ, phần nào có ảnh hưởng của Đạo giáo (như các nhà sư Từ Đạo Hạnh, Nguyễn
Minh Không) ; Thiền tông vốn có truyền thống từ lâu, là tơng phái có thế lực lớn nhất,
chú trọng đến thiền định về tư tưởng, chủ trương Phật tại Tâm, được các giới quý tộc,

trí thức hâm mộ. Có 2 phái Thiền tơng chính: Phái Thảo Đường do Lý Thánh Tơng
sáng lập, có nơi trụ trì chính là chùa Khai Quốc (Trấn Quốc, Hà Nội); phổ biến hơn cả
là phái Trúc Lâm, do 3 vị tổ sáng lập:Trần Nhân Tơng (tức Điều Ngự Giác Hồng),
Pháp Loa và Huyền Quang, nơi trụ trì chính là cụm chùa ở núi n Tử (Đơng Triều,
Quảng Ninh).
Thời Lý có rất nhiều vị sư tăng nổi tiếng trong cả nước, có uy tín và địa vị chính
trị- xã hội như Vạn Hạnh, Mãn Giác,....được trọng đãi, tham gia vào các hoạt động
chính trị và giữ nhiều trọng trách trong triều đình.
Đạo Phật thời Lý đã ảnh hưởng đến đường lối cai trị của Nhà nước (chính sách
thân dân, khoan dung), điều đó thể hiện ở phong tục, luật pháp thuần hậu hơn so với
trước:Lý Thái Tông tha những người em từng có ý định tranh ngơi và thủ lĩnh người
Tày Nùng Trí Cao, Lý Thánh Tơng tha vua Chiêm Thành là Chế Củ và quan tâm cả tới
tù nhân bị đói rét… Những việc làm đó khơng bị xem là sự giả dối về chính trị mà
được coi là biểu hiện của lòng từ bi do ảnh hưởng từ đạo Phật.
Từ thời Lý Thần Tông, các vua thường qua đời sớm, vua lên thay cịn nhỏ, thái
hậu bng rèm chấp chính. Sự sùng đạo Phật từ lúc này bị xem là trở thành mối dị
đoan, bắt nhịp với đạo Giáo và tín ngưỡng cổ truyền.Tuy những mối dị đoan khơng
làm ảnh hưởng tới chính trị, nhưng đủ làm bằng chứng về nhân tâm rối loạn, nhà chức
trách bỏ phí thời gian vào việc hão huyền, việc thưởng phạt trong triều đình căn cứ vào
những điều khơng chính đáng.
Nho giao
Nho giáo cũng được truyền vào từ thời Bắc thuộc dưới một phương thức giao lưu
văn hóa cưỡng chế, vì vậy, trong hơn 10 thế kỷ, nó vẫn chỉ là một lớp váng mỏng đọng
lại trong tầng lớp ưu tú, ảnh hưởng xã hội rất nhỏ bé. Nho giáo hình thành ảnh hưởng
trong xã hội qua hệ thống giáo dục và khoa cử theo mơ hình Trung Quốc.

9


Hình1.2. Khổng Tử-người sáng lập ra Nho giáo

Khi việc học hành được mở mang thì nên lực lượng Nho sĩ ngày càng đông trong
xã hội. Tuy nhiên, Nho giáo thời Lý được nhà nước chấp nhận, nhưng vẫn giữ một vị
trí khá khiêm tốn nhìn chung chưa có điều kiện phát triển mạnh mẽ như các triều đại
sau. Tuy nhiên ở thời Lý , nó trở thành một nhu cầu tư tưởng thiết yếu cho việc xây
dụng một thiết chế qn chủ tập quyền theo mơ hình Đơng Á Trung Hoa, cũng như
những nguyên lý cơ bản của phép trị nước, trong đó một biện pháp chiến lược là chế
độ khoa cử. Do vậy, các nhà vua sùng Phật thời Lý vẫn cần đến một sự bổ trợ của Nho
giáo. Trần Thái Tơng nói: “Bậc đại thánh và đại sư đời trước khơng khác gì nhau. Như
thế đủ biết đạo giáo của Đức Phật phải nhờ đến tiên thánh (chỉ Khổng Mạnh) mà
truyền lại cho đời…”.
Ở các làng xã, quá trình Nho giáo hóa lại càng mờ nhạt hơn. Dân chúng vẫn sống
theo những phong tục cổ truyền, chưa bị ràng buộc bởi những quy phạm Nho giáo.

Hình1.3. Nho giáo Việt Nam thời Lý.
10


Đạo giáo
Đạo giáo cũng được truyền vào từ thời Bắc thuộc như Phật giáo và Nho giáo, tuy
có vai trị ít hơn nhưng vẫn có ảnh hưởng nhất định. Điều đó được thể hiện trong chế
độ thi cử, yêu cầu các thí sinh hiểu biết cả ba tơn giáo này mới có thể đỗ. Đến thời Lý
Cao Tơng, nhà Lý chính thức tổ chức các kỳ thi Tam giáo. Việc thi cử bằng tam giáo
phản ánh tam giáo đồng nguyên vào thời Lý; trong đó Nho giáo là hệ tư tưởng dùng để
quản lý xã hội, Phật giáo là quốc giáo, cịn Đạo giáo có ảnh hưởng nhất định trong các
tầng lớp dân cư.
Nhà nghiên cứu Hoàng Quốc Hải phân tích sâu hơn về mối quan hệ tam giáo
đồng nguyên thời Lý như sau:


Sở dĩ nói "đồng nguyên" là bởi mục tiêu tối thượng của cả ba tôn giáo này

đều hướng tới tính thiện, tính nhân văn. Và nhà Lý chiết xuất ra ở mỗi dòng đạo
những điều ưu việt nhất làm định hướng căn bản cho việc xây dựng xã hội. Đó là:
Xã hội Nho - tâm linh Phật - Thiên nhiên Đạo. Muốn tổ chức một xã hội có kỷ
cương trật tự, có lề luật chặt chẽ thì không thể không dựa vào sự ràng buộc của
tam cương, ngũ thường của Nho giáo. Nhưng điểm yếu nhất của Nho giáo là vị kỷ,
là phân chia đẳng cấp, là trọng giàu khinh nghèo, trọng nam khinh nữ… sẽ tạo ra
nhiều nhân tố bất ổn cho xã hội. Vậy muốn điều chỉnh nó thì con người phải biết
tơn trọng lẫn nhau, sống trong hiếu hòa, hiếu thiện và từ bỏ lịng tham lam ích kỷ,
sân hận cố chấp, để tiến tới giác ngộ mà giải thoát ra khỏi cám dỗ vật chất của
đời thường, và để đạt tới sự tiến hóa ấy thời phải lấy tâm linh Phật làm cứu cánh.
Lại nữa con người cùng với mn lồi được sinh ra dưới ánh mặt trời kể cả các
loài thấp sinh, nỗn sinh và thảo mộc đều bình đẳng. Vì vậy Lão Tử chủ trương
mn lồi phải nương tựa vào nhau, cùng tồn tại chứ khơng lồi nào được chèn
ép lồi nào. Con người cũng như các lồi khác phải tơn trọng thiên nhiên, như
Thượng đế đã an bài. Do đó, cái thiên nhiên sinh tồn phải là thiên nhiên Đạo
(giáo)
1.2.1.2.Giáo dục, khoa cử
Giáo dục
Nhà Lý là triều đại phong kiến đầu tiên ở Việt Nam xác lập hệ thống giáo dục

khoa cử có hệ thống
11


Thời đầu Lý, nền giáo dục Đại Việt có thể chủ yếu là Phật học. Lý Công Uẩn đã
học ở chùa Lục Tổ. Các sư tăng đồng thời cũng là những trí thức. Dần dần, cũng như
Nho giáo, giáo dục khoa cử Nho học ngày càng phát triển.
Năm 1070, Văn Miếu được thành lập, cũng là nơi dành riêng để dạy học cho
Hoàng Thái tử. Lúc đầu, khi mới mở trường Quốc Tử Giám (1076), chỉ có các quý tộc
quan liêu và con em được theo học. Nhìn chung, việc giáo dục Nho học ở thời Lý còn

khá hạn chế.
Sách vở chủ yếu trong hệ thống đào tạo là Tứ thư, Ngũ kinh, Bắc sử, Nam sử và
sách của bách gia chư tử. Tuy nhiên, do ảnh hưởng đậm nét của Phật giáo và một phần
của Đạo giáo, Nho giáo chưa có vị trí độc tơn như sau này. Các trường lớp còn dạy
nhiều kiến thức về Phật giáo và Đạo giáo [7]. Chữ viết chính thức trong giáo dục vẫn kế
tục các đời trước là chữ Hán
Khoa cử
Cùng việc mở Quốc Tử Giám, nhà Lý quan tâm tới việc tổ chức thi cử để lựa
chọn nhân tài mà các triều đại trước đó chưa thực hiện.
Khoa thi đầu tiên được nhà Lý tổ chức vào tháng 2 năm 1075, niên hiệu Thái
Ninh thời vua Lý Nhân Tông, gọi là thi Minh kinh bác học. Lê Văn Thịnh người làng
Báo Tháp xã Đơng Cứu (nay thuộc huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh) đỗ đầu cùng hơn
10 người trúng tuyển. Ông trở thành thủ khoa đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.
Việc mở khoa thi Nho giáo đầu tiên đánh dấu mốc về việc nhà Lý chính thức
tuyển người theo Nho giáo làm quan bên cạnh tầng lớp quan lại thiên về kiến thức
Phật giáo trước đó.
Các khoa thi khơng hỏi riêng về kiến thức một lĩnh vực Nho giáo đơn thuần mà
hỏi cả về Phật giáo và Đạo giáo, vì vậy địi hỏi người ứng thí các khoa thi phải thơng
hiểu kiến thức cả ba đạo này mới có thể đỗ đạt. Việc tổ chức thi Tam giáo (Phật, Nho,
Đạo) chính thức được thực hiện năm 1195 dưới triều vua Lý Cao Tông. Thi cử bằng cả
Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo phản ánh tam giáo đồng nguyên khá phổ biến vào
thời Lý. Nhà Lý tổ chức khoa cử không đều đặn theo định kỳ và các kỳ thi cũng chưa
có cách thức nhất định. Các kỳ thi cách nhau khá xa. Cả triều Lý có 3 khoa thi.
Văn học nghệ thuật
Văn học

12


Văn học thời Lý phản ánh những tư tưởng và tình cảm của con người thời đại,

nhìn chung mang nhiều yếu lố tích cực, lạc quan của những vương triều đang ở thế đi
lên. Cơ sở tư tưởng của nó là Phật giáo và Nho giáo. Có 2 dịng văn học chính : văn
học Phật giáo và văn học yêu nước dân tộc.
Nền văn học chữ viết được hình thành với một đội ngũ tác giả hùng hậu. Đội ngũ
này được tạo ra từ hai nguồn: một là các trí thức Phật giáo; hai là các trí thức Nho
giáo. Căn cứ vào tài liệu hiện có; từ thế kỉ X đến thế kỉ XII có trên 50 tác giả; trong số
đó; đa số là các nhà sư; từ thế kỉ XIII đến hết thế kỉ XIV có trên 60 tác giả; trong số đó
đa số là Nho sĩ. Phần chủ yếu trong văn học thời Lý là thơ; mà phần lớn lại là thơ của
các nhà sư; do đó; nội dung liên quan đến triết học và giáo lí Thiền tông
Một số nhà vua và quý tộc sùng Phật đã biên soạn những tác phẩm về giáo lý nhà
Phật như các cuốn Khóa hư lục, bài Thiền tơng chi nam của Trần Thái Tông, Thiền
lâm thiết chủy ngữ lục của Trần Nhân Tông, Tuệ trung thượng sĩ ngữ lục của Trần
Tung. Về lịch sử Phật giáo có các cuốn Thiền uyển tập anh ngữ lục, Tam tổ thực lục
nói về thiền phái Trúc tâm. Một số cuốn sách, cùng với những bản kinh Phật giáo, đã
được nhà nước cho đem khắc in và phổ biến.
Dòng thơ văn yêu nước, dân tộc cũng đã giữ một vị trí rất quan trọng trong thơ
văn Lý – Trần. Nó phản ánh tinh thần bất khuất, anh dũng chống giặc, lòng trung quân
ái quốc cũng như lòng tự hào dân tộc qua những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm:
Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Chiếu dời đô
(Lý Công Uẩn),....
Một thành tựu quan trọng của văn học Lý là việc phổ biến chữ Nơm, vừa mang
tính dân tộc (Nam Nơm), vừa mang tính dân gian (nơm na), cải biến và Việt hóa chữ
Hán. Chữ Nơm lúc bấy giờ được gọi là “Quốc ngữ”, “ Quốc âm”. Chữ Nôm có thể đã
xuất hiện từ lâu (thời Bắc thuộc) nhưng chưa phổ biến. Thời Lý, người ta có thể tìm
thấy một số dấu vết chữ Nôm trên một số chuông đồng (chùa Vân Bản, Đồ Sơn) và
văn bia (bia chùa Báo Ân, Vĩnh Phúc).
Đặt trong diễn trình lịch sử văn hoá dân tộc; sự xuất hiện một nền văn học viết
(cả hai hình thức: cả chữ Nơm và chữ Hán) đều là bước phát triển và về số lượng và
chất lượng của nền văn hoá.
Nghệ thuật


13


Cùng với văn học; các ngành nghệ thuật như ca múa; nhạc; chèo; tuồng cũng ra
đời và phát triển. Trên cơ sở khai thác những giá trị của kho tàng văn hoá dân gian;
thâu hoá những thành tựu văn hoá bác học Trung Hoa; Ấn Độ; các ngành nghệ thuật
này rất nhanh chóng định hình bản sắc dân tộc.
Sự củng cố quyền lực của các hoàng đế nhà Lý trong chế độ phong kiến tập
quyền đã phân chia âm nhạc trong xã hội thành hai dòng: dòng âm nhạc cung đình
hướng tới tính chun nghiệp phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí trong triều đình, Âm
nhạc cung đình cũng cùng với các nghi lễ trong cung chịu ảnh hưởng từ phương Bắc,
cụ thể là nhà Tống. Nhạc cụ các nhạc cơng sử dụng thời Lý gồm có trống
cơm, tiêu, não bạt, sáo trúc, đàn hồ, đàn tranh, đàn tỳ bà, thất huyền cầm, đàn bầu…;
dòng âm nhạc dân gian vẫn phục vụ nhu cầu giải trí của đơng đảo nhân dân.
Ngoài ra nghệ thuật chèo cũng phổ biến, được giới q tộc ham thích.

Hình 1.4. Nhã Nhạc Cung Đình Huế.
CHƯƠNG 2: KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA THỜI NHÀ LÝ ĐỂ PHỤC
VỤ KINH DOANH

Đối tượng: Người trung niên trong khu dân cư X4
14


Số lượng: 25 người
Địa điểm xuất phát: Sân chơi X4
Tập trung từ 6h, ăn sáng: ăn phở 50,000 đ/ người
Thời gian xuất phát: 7h30p
2.1 ĐỀN BẠCH MÃ

(thời gian di chuyển 30p. Đến đền lúc 8h)
Đền Bạch Mã là Trấn Đông thành Thăng Long, một trong bốn trấn cổ nhất Hà
Nội.
Địa chỉ tại 76 phố Hàng Buồm, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Ảnh 2.1 : Kiến trúc trong đền

15


Ảnh 2.2: Sơ đồ đền Bạch Mã
2.1.1 LỊCH SỬ- CÂU CHUYỆN XÂY THÀNH THĂNG LONG
Đền được xây dựng từ thế kỷ IX để thờ thần Long Đỗ ( Rốn Rồng ) – vị thần gốc
của Hà Nội cổ. Năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, định
đắp thành nhưng nhiều lần đắp lên lại bị sụp đổ, Vua cho người cầu khấn ở đền thần
Long Đỗ thì thấy một con ngựa trắng từ đền đi ra. Vua cho lần theo vết chân ngựa, vẽ
lại đồ án xây thành, thành mới đứng vững. Thần được vua Lý Thái Tổ phong làm
Thành hoàng của kinh thành Thăng Long, đổi tên thành Bạch Mã linh từ.
2.1.2 KIẾN TRÚC
Trải qua nhiều thời đại, ngơi đền cịn được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn lưu giữ
những nét kiến trúc đặc sắc thời Lý, Trần, Nguyễn.

16


Ảnh 2.3: Tượng Bạch Mã
Đền được xây theo hình chữ “tam”, có quy mơ lớn, quay theo hướng Nam
gồm có Nghi Môn, Phương Đỉnh, Đại Bái, Thiên Hương, Cung cẩm và nhà hội đồng ở
phía sau. Các hạng mục được bố trí theo chiều dọc, trong một khơng gian khép kín.
Tuy nhiên đến hiện nay kiến trúc cịn lưu lại chủ yếu mang phong các nghệ thuật thời

Nguyễn. Nổi bật trong kết cấu kiến trúc là toàn bộ khung nhà gỗ lim lớn, các bộ vi đỡ
mái được làm kiểu “giá chiêng chồng rường con nhị”, đặc biệt là “hệ ba cùng phương”
tại nhà Phương Đỉnh vừa để chịu lực vừa là tác phẩm nghệ thuật và sử dụng để treo
đèn trong các ngày lễ hội và kết cấu “vòm vỏ cua” đỡ mái hiên nhà thiêu hương. Trên
các côn gỗ, xà lách, xà ngang, các vỉ chống rường đều có nhiều mảng trang trí với các
đề tài phong phú và nét chạm chắc, khỏe.
2.1.3 HIỆN VẬT
Trong nội thất của đền, phương đỉnh ở phía trong, bên trái có cây hương, bàn thờ,
phía ngồi có miếu thờ Tế Vương Phi, bên phải phương đỉnh thờ Bể Núi. Thiên hương
và cung cẩm có ban thờ và đồ tế lễ.

17


Ảnh 2.4 : Lu hương
Ngồi ra đền cịn là nơi lưu giữ nhiều di vật có giá trị như bia đá, sắc phong, kiệu
thờ, hạc thờ, đôi phỗng, các vũ khí thời xưa...
Đền cịn giữ được 15 tấm bia đá cổ ghi lại việc sửa đền, quy định tuổi lên lão, thể
lệ đóng góp, tập tục ăn uống, việc chúa Trịnh cho phép được miễn sưu dịch, tiền thuế
để trông nom, chăm sóc đền. Ngồi ra cịn nhiều sắc phong từ thời vua Lê, Tây Sơn
đến triều Nguyễn.
2.1.4 LỄ HỘI
Lễ hội đền Bạch Mã được diễn ra tỏng hai ngày , từ ngày 12 đến 13 tháng Hai
âm lịch hàng năm để tưởng nhớ công ơn thần Long Đỗ.
Vào ngày 12 hội chính, sáng sớm đội rước kiệu đi từ đền Mã Mây đến Bạch Mã,
múa rồng, sư tử, tiếp đến là đội cờ, trống chiêng, sinh tiền, đánh bồng, bát âm,... trong
đồn rước có mục đồng và mơ hình trâu với kích thước trâu thật để làm lễ tiến Xuân
Ngưu
Sau khi khai mạc bằng lễ cáo thỉnh do các cụ Tử thực hiện, đội tế nam đền Bạch
Mã sẽ làm lễ Thánh. Tiếp theo mơ hình trâu sẽ rước đến bờ sông Hồng để tiến Xuân

Ngưu. Chiều đến đội tế nữ làm lễ Thánh.
Sáng ngày 13/2, các cụ ông trong trang phục truyền thống làm lễ Thánh. Buổi
chiều các đội tế nam và dâng hương nữ của các làng lân cận vào lễ Thánh. Kết thúc là
lễ giã hội của đội tế nam đền Bạch Mã.

18


Trong thời gian diễn ra lễ hội cịn có các trị chơi, giải trí, biểu diễn dân tộc như:
chầu văn, ca trù, chèo, quan họ...
(Kết thúc tham quan lúc 8h25p)
2.2 HOÀNG THÀNH THĂNG LONG
(Thời gian di chuyển 15p. Đến nơi lúc 8h45p. Giá vé 30,000 đ / người )
Hoàng thành Thăng Long nằm ở giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội bên phía Đơng
bờ sơng Hồng là vùng đất có vị trí và địa thế đẹp. Cụm di tích này nằm ở Quận Ba
Đình – Hà Nội và được bao bọc bởi 4 con đường: phía bắc là đường Phan Đình Phùng,
phía nam là đường Điện Biên Phủ, phía đơng là đường Nguyễn Tri Phương và phía tây
là đường Hồng Diệu. Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội có tổng diện
tích là 126.395 ha. Vùng lõi di sản có diện tích 18.395 ha bao gồm khu khảo cổ học 18
Hoàng Diệu ( 4.530 ha) và khu di tích Thành cổ Hà Nội (13.863 ha).

Ảnh 2.5: Hồng thành Thăng Long ngày nay
2.2.1 LỊCH SỬ
Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, sáng lập vương triều Lý. Tháng 7 năm
1010, nhà vua công bố thiên đô chiếu (chiếu dời đơ) để dời đơ từ Hoa Lư (Ninh Bình)

19


về thành Đại La .Tương truyền rằng khi vua Lý Cơng Uẩn rời kinh đơ thì thấy rồng

bay lên nên nhà vua đã đổi tên kinh đô mới là Thăng Long, hay "rồng bay lên" theo
nghĩa Hán Việt. Ngay sau khi dời đô, Lý Công Uẩn đã cho gấp rút xây dựng Kinh
thành Thăng Long, đến đầu năm 1011 thì hoàn thành. Khi mới xây dựng, Kinh thành
Thăng Long được xây dựng theo mơ hình tam trùng thành qch gồm: vịng ngồi
cùng gọi là La thành hay Kinh thành, bao quanh tồn bộ kinh đơ và men theo nước của
3 con sông: sông Hồng, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu. Kinh thành là nơi ở và sinh
sống của dân cư. Vịng thành thứ hai (ở giữa) là Hồng thành, là khu triều chính, nơi ở
và làm việc của các quan lại trong triều. Thành nhỏ nhất ở trong cùng là Cấm thành,
nơi chỉ dành cho vua, hoàng hậu và số ít cung tần mỹ nữ.
2.2.2 KIẾN TRÚC
Nhà Lý xây dựng Hồng thành Thăng Long theo cấu trúc ba vịng thành (tam
trùng thành qch), trong đó, vịng trong cùng – Cấm Thành – và vịng thứ hai –
Hồng thành – tạo thành một thể tương đối thống nhất là nơi ở và làm việc của vua.
Vòng thành thứ ba là thành Đại La, hay La Thành, bao bọc quanh khu ở của quan lại,
nhân dân và các phố phường – gọi là khu vực Kinh thành.
Khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu:
Khu khảo cổ gồm 2 tầng kiến trúc, một của thành Đại La từ thời vua Cao Biền
của Nhà Đường (Trung Hoa) và tầng thứ hai là một phần di tích của cung điện thời
Nhà Lý, Trần sau đó là đơng cung của Nhà Lê. Khu di tích này cũng cịn sót lại một
phần kiến trúc từ thế kỷ XIX của tòa thành Hà Nội.

20


Ảnh 2.6: khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu

Ảnh 2.7: Toàn cảnh mơ hình Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu thuộc
Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.
(Kết thúc tham quan lúc 9h50p)
2.3 ĐỀN QUÁN THÁNH

(Di chuyển hết 5p, đến nơi lúc 9h55p, tiền vé 10.000 đ/người)
Đền có từ thời Lý Thái Tổ (1010-1028). Đền Thờ Huyễn Thiên Trấn Vũ, là một
trong bốn vị thần được lập đền thờ để trấn giữ bốn của ngõ thành Thăng Long xưa.
Đền nằm bên cạnh hồ Tây, tọa lạc tại số 190 phố Quán Thánh, phường Quán
Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội.

21


Ảnh 2.8: Cổng đền
2.3.1 LỊCH SỬ
Đền được xậy dựng vào thời nhà Lý, qua nhiều đợt trùng tu được khắc trên bia
(1618,1677,1768,1843,1893,1941)
Thánh Trấn Vũ là một hình tượng kết hợp nhận vật thần thoại Việt Nam, ông
Thánh đã giúp An Dương Vương trừ ma trong khi xây thành Cổ Loa.
2.3.2 KIẾN TRÚC

Ảnh 2.9: Sân đền

22


Theo Vũ Tam Lang (trong cuốn Kiến trúc cổ Việt Nam) thì đền được xây
dựng vào năm 1012, đền được di dời về phía Nam hồ Tây trong đợt mở rộng Hoàng
thành Thăng Long năm 1474 của vua Lê Thánh Tông, diện mạo được tu sửa năm
1836-1838 đời vua Minh Mạng. Ngay từ cổng, bốn cột trụ được trang t,rí với tượng
hình phượng hồng đấu lưng nhau và hai bên là các bức bình phong cổ. Xung quanh
các cột trụ là cặp câu đối đỏ nổi bật. Không gian cổ kính của cổng tam quan, sân, ba
lớp nhà tiền tế – trung tế – hậu cung theo phong cách kiến trúc kiểu Trung Quốc. Với
những mảnh chạm khắc trên gỗ vơ cùng độc đáo, sống động. Cầu kì: dơi, cá, chim,

tùng, cúc , trúc, mai... cảnh sinh hoạt của chư tiên nơi thượng giới. Kiến trúc trong đền
có giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cực kì cao. Hồ Tây phía trước mặt tiền tạo nên bầu
khơng khí mát mẻ quanh năm. Ngơi chính diện nơi đặt tượng Trấn Vũ có 4 lớp mái .
Chính giữ là bức hồng phi đề “Trấn Vũ Quán”. Hai tường có khắc các bài thơ ca ngợi
ngôi đền và pho tượng Trấn Vũ của các nhà thơ thời Nguyễn. Nhà Tiền tế có khám thờ
và án thư cùng tượng thờ nghệ nhân đúc tượng Trấn Vũ , Luân Quận Công Vũ Công
Chấn.Lối vào với 3 cửa và hai tầng được xây dừng bằng những phiến đá lớn, 1 cái
chuông đồng cao 1.5m ỏ trên tam quan được đúc bởi vua Lê Hy Tơng
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ , canh gà Thọ Xương”
2.3.3 PHO TƯỢNG THẦN HUYỀN THIÊN TRẤN VŨ
Pho tượng thần Huyền Trấn Vũ được đúc bằng đồng đen vào năm Vĩnh TRị thứ 2
(1677) đời vua Lê Hy Tông. Tượng cao 3,96m, chu vi 8m, nặng 4 tấn tọa trên tảng đá
cẩm thạch cao 1,2m. Tượng có khn mặt vng chữ điền nghiêm nghị nhưng bình
thản, hiền hậu với đơi mắt nhìn thẳng, râu dài, tóc xỗ khơng đội mũ, mặc áo đạo sĩ
ngồi trên bục đá với hai bàn chân để trần. Bàn tay trái của tượng đưa lên ngang ngực
bắt ấn thuyết pháp, bàn tay phải úp lên đốc kiếm, kiếm chống trên lưng rùa nằm giữa
hai bàn chân, quanh lưỡi kiếm có con rắn quấn từ dưới lên trên. Rùa, rắn và kiếm là
biểu trưng của Huyền Thiên Trấn Vũ.
Theo như sự tích được ghi chép ở đền thì Huyền Thiên Trấn Vũ là thần trấn quản
phương Bắc đã nhiều lần giúp nước Việt đánh đuổi ngoại xâm. Lần thứ nhất vào
đời Hùng Vương thứ 6 đánh giặc từ vùng biển tràn vào, lần thứ hai vào đời Hùng
Vương thứ 7 đánh giặc Thạch Linh... Trong bản ghi chép cịn có chi tiết Huyền Thiên

23


Trấn Vũ giúp dân thành Thăng Long trừ tà ma và yêu quái, giúp An Dương Vương trừ
tinh gà trắng xây thành Cổ Loa, diệt Hồ ly tinh trên sông Hồng đời Lý Thánh Tông...
Pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ là một cơng trình nghệ thuật độc đáo, đánh

dấu kỹ thuật đúc đồng và tài nghệ của các nghệ nhân Việt Nam cách đây 3 thế kỷ.

Ảnh 2.10: khuôn viên xung quanh đền

24


Ảnh 2.11: khuôn viên xung quanh đền
2.3.4 LỄ HỘI
Ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm là lễ hội chính của đền. Ngồi chính hội, các
ngày lễ, rằm, mùng một hàng tháng cũng là dịp để du khách tới cửa đền chiêm bái,
dâng hương lên vị đức thánh Huyền Thiên Trấn Vũ. Tượng ngài bóng sáng ở chỗ bàn
chân bởi người ta tin rằng khi xoa tiền vào đó thì sẽ cầu được may mắn, bình an.
(Kết thúc tham quan lúc 10h25p. Đến nhà hàng nghỉ ngơi, ăn trưa lúc 11h,
120,000 đ/người. 13h30 tiếp tục chuyến đi)
2.4 ĐỀN VOI PHỤC
(Di chuyển hết 20p. Đến nơi lúc 13h50p)
Đền Voi Phục là một ngôi đền trong Thăng Long tứ trấn của thành Thăng Long,
gồm bốn ngôi thờ bảo lan.
Tọa lạc tại số 362 phố Kim Mã, phường Ngọc khánh, quận Ba Đình, Hà Nội

25


×