BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
TRƢƠNG NGỌC LIÊU
ĐỀ TÀI:
TRÁCH NHIỆM LIÊN ĐỚI BỒI THƢỜNG THIỆT
HẠI TRONG TAI NẠN GIAO THÔNG
LUẬN VĂN CỬ NHÂN LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài .......................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................ 2
3. Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu ...... 3
3.1. Mục đích nghiên cứu đề tài ............................................................ 3
3.2. Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 3
3.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ......................................................... 3
4. Các phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................. 3
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài .............................. 4
5.1. Ý nghĩa khoa học của việc nghiên cứu đề tài .............................. 4
5.2. Giá trị ứng dụng của đề tài ......................................................... 4
6. Bố cục của khóa luận tốt nghiệp ........................................................ 4
NỘI DUNG ..................................................................................................... 6
TRÁCH NHIỆM LIÊN ĐỚI BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI TRONG TAI
NẠN GIAO THÔNG
CHƢƠNG 1 .................................................................................................... 6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH
NHIỆM LIÊN ĐỚI BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI TRONG TAI NẠN GIAO
THÔNG
Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm liên đới bồi thƣờng thiệt hại
trong tai nạn giao thông ................................................................ 6
1.1.1. Khái niệm ................................................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm .................................................................................... 9
1.2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thƣờng thiệt hại
trong tai nạn giao thông ................................................................ 10
1.2.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại
trong tai nạn giao thông do hành vi trái pháp luật của con người
gây ra ......................................................................................... 10
1.2.2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại
trong tai nạn giao thông do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ... 15
1.3. Các trƣờng hợp liên đới chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại
trong tai nạn giao thông ................................................................ 18
1.1.
1.3.1. Trường hợp có sự liên đới thỏa thuận trách nhiệm liên đới bồi
thường thiệt hại trong tai nạn giao thông ................................. 18
1.3.2. Trường hợp chủ sở hữu, người được chủ sở hữu cũng có lỗi để
phương tiện giao thơng hoặc nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm
hữu, sử dụng trái pháp luật ....................................................... 20
CHƢƠNG 2 .................................................................................................... 24
THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GĨP PHẦN HỒN
THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM LIÊN
ĐỚI BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI TRONG TAI NẠN GIAO THÔNG
2.1. Thực tiễn áp dụng trách nhiệm trách nhiệm liên đới bồi thƣờng
thiệt hại trong tai nạn giao thông ................................................................. 24
2.2. Một số kiến nghị góp phần hồn thiện quy định của pháp luật về
trách nhiệm liên đới bồi thƣờng thiệt hại trong tai nạn giao thông .......... 39
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 41
MỞ ĐẦU
1.
Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Như chúng ta đã biết tai nạn giao thông ngày nay xảy ra phổ biến và dẫn
đến những mất mát đau thương to lớn khơng những cho chính bản thân người bị
tai nạn và còn cho cả người thân của họ. “Theo báo cáo của Ủy ban An tồn
giao thơng Quốc gia, năm 2012, tình hình trật tự an tồn giao thông bước đầu
được thiết lập lại, ùn tắc giao thông, giảm đạt 3 tiêu chí số vụ, số người chết, bị
thương, vượt chỉ tiêu giảm tai nạn giao thông. Cụ thể, cả nước xảy ra 36.376 vụ
tai nạn giao thông, làm chết 9.838 người, bị thương 38.060 người. So với cùng
kỳ năm 2011, giảm 7.446 vụ (16,99%), giảm 1.614 người chết (14,09%), giảm
9.529 người bị thương (20,02%). Có 40 tỉnh, thành phố giảm trên 10% số người
chết và tai nạn giao thơng; 10 tỉnh, thành phố có số người chết vì tai nạn giao
thơng giảm từ 5-dưới 10%; có 11 tỉnh, thành phố có số người chết vì tai nạn
giao thơng giảm từ 1 đến dưới 5%”. Mặc dù tình hình giao thơng bước đầu
được thiết lập lại tuy nhiên những con số thương vong nêu trên (9.838 người
chết, 38.060 người bị thương) vẫn là những con số biết nói, thể hiện những tổn
thất to lớn của cả toàn xã hội. Tuy nhiên vấn đề giải quyết hậu quả của những
vụ tai nạn trên, đặc biệt là vấn đề trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại vẫn
còn nhiều vướng mắc, nguyên tắc thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp
thời dường như khơng được đảm bảo. Chính vì tính đặc thù của loại trách
nhiệm này nên về mặt lý luận cần phải làm rõ một số vấn đề trọng tâm như cơ
sở, căn cứ nào để buộc các chủ thể phải có trách nhiệm liên đới thường thiệt
hại, nội dung của trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại, từ đó làm cơ sở để
giải quyết các vụ án trên thực tiễn. Mặt khác, một số quy định của pháp luật về
trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thơng vẫn cịn tồn
tại những điểm bất cập, hạn chế. Đồng thời thực tiễn xét xử vẫn cịn có sự
khơng thống nhất trong cách hiểu và áp dụng các quy định của pháp luật trong
việc xác định trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại thuộc về ai? Như vậy có
thể nói đây là vấn đề khá phức tạp cả góc độ lý luận lẫn thực tiễn, tuy nhiên
việc nghiên cứu về vấn đề này trong thực tiễn cịn hạn chế.
Vì vậy qua q trình nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn, tác giả chọn
đề tài “Trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thơng” làm
khóa luận tốt nghiệp của mình. Một mặt, nhằm củng cố những kiến thức đã tích
lũy về trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại nói chung và trách nhiệm liên
đới bồi thường trong tai nạn giao thơng nói riêng, mặt khác qua q trình
nghiên cứu và thực hiện đề tài cũng góp phần bổ sung những kiến thức mới.
Tổng kết lại thành quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số kiến nghị với mong
muốn góp một phần rất nhỏ nhằm phục vụ cho công tác xây dựng pháp luật và
1
nghiên cứu về vấn đề này.
2.
Tình hình nghiên cứu đề tài
Phần lớn các cơng trình nghiên cứu hiện nay chỉ tập trung nghiên cứu vấn
đề trách nhiệm liên đới bồi thường ở góc độ chung nhất, chẳng hạn như Luận án
Tiến sĩ luật học của tác giả Phạm Kim Anh về “Trách nhiệm dân sự liên đới bồi
thường thiệt hại trong pháp luật dân sự Việt Nam” hay ở các cơng trình nghiên
cứu khác, các tác giả cũng chỉ nghiên cứu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại
ở cấp độ khái quát nhất như bài viết của tác giả Phùng Trung Tập “Yếu tố lỗi trong
trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” đăng trên Tạp chí luật
học số 5/1997 hoặc trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại trong những trường
hợp cụ thể như bài viết của tác giả Nguyễn Minh Tuấn: “Trách nhiệm liên đới bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười
tám tuổi gây ra”; các bài viết đề cập đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra nói chung, chẳng hạn như bài viết của tác giả Mai Bộ
“Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” đăng trên Tạp chí
Tịa án nhân dân số 2/2003, bài viết của tác giả Nguyễn Văn Dũng “Về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” đăng trên Tạp
chí Tịa án nhân dân kỳ II tháng 9-2008 (số 18) hay bài viết của tác giả Nguyễn
Xuân Quang “Một số vấn đề pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý số
03/2011. Mặc dù vậy, một số tác giả và nhà nghiên cứu cũng đã đề cập đến trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông như luận án Tiến sỹ luật học
của tác giả Nguyễn Thanh Hồng về “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các
vụ tai nạn giao thông” hay các bài viết của tác giả Đỗ Văn Đại về vấn đề này trong
cuốn sách chuyên khảo “Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam-Bản
án và bình luận bản án” Nxb. Chính trị Quốc gia.
Tóm lại, các cơng trình nghiên cứu trên đây chủ yếu chỉ dừng lại ở bình diện
chung nhất những vấn đề lý luận và thực tiễn, chưa có cơng trình nào thật sự
nghiên cứu chun sâu và có tính hệ thống về vấn đề trách nhiệm liên đới bồi
thường thiệt hại trong tai nạn giao thơng. Do đó, vấn đề “Trách nhiệm liên đới bồi
thường thiệt hại trong tai nạn giao thông” là một đề tài đang cần làm rõ về mặt lý
luận và rất cấp bách về mặt thực tiễn.
3.
Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu
3.1.
Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích của khóa luận là làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng quy định
của pháp luật và thực tiễn xét xử về trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại
trong tai nạn giao thơng. Từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện các
2
quy định của pháp luật hiện hành nhằm tạo ra sự thống nhất của pháp luật, góp
phần tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xét xử.
3.2.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận chung về trách
nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói chung và trách nhiệm
liên đới bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thơng nói riêng; thực trạng quy
định của pháp luật và thực tiễn giải quyết vấn đề liên đới bồi thường thiệt hại
trong tai nạn giao thông.
3.3.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài, tác giả chỉ tập trung vào việc giải quyết các vấn đề
về mặt lý luận, thực tiễn áp dụng trong tai nạn giao thông đường bộ, từ đó chỉ ra
những thiếu sót, vướng mắc và kiến nghị một số giải pháp nhằm góp phần hồn
thiện hơn các quy định của pháp luật, tạo thuận lợi cho công tác giải quyết vấn
đề liên đới bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông đường bộ trong thực
tiễn.
4.
Các phƣơng pháp nghiên cứu
Trên nền tảng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, kết hợp với
các phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp so sánh, phân tích
tổng hợp, diễn giải, phương pháp logic, phương pháp hệ thống hóa vấn đề. Ở
phần lý luận phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp dẫn chiếu, suy
diễn logic, so sánh kết hợp với phương pháp phân tích để đưa một cái nhìn tổng
quan về trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông. Ở
phần thực tiễn xét xử tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp liệt kê kết hợp với
phân tích để đi sâu vào các khía cạnh của pháp luật, những mặt được và những
mặt cịn hạn chế. Đi sâu phân tích các bản án kết hợp so sánh, đối chiếu để có
cái nhìn đa chiều về thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết vấn đề
trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông..
5.
Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
5.1.
Ý nghĩa khoa học của việc nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở làm rõ các đặc điểm, các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm
liên đới bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thơng, khóa luận sẽ làm rõ các
đặc điểm cơ bản của trách nhiệm liên đới bồi thường trong tai nạn giao thông,
làm rõ những đặc điểm đặc thù của loại trách nhiệm này so với các loại trách
nhiệm dân sự khác. Đồng thời qua quá trình nhận thức về thực tiễn xét xử, khóa
3
luận cũng chỉ ra những mặt tích cực góp phần bảo vệ tốt lợi ích của người bị
thiệt hại bên cạnh những vướng mắc còn tồn đọng.
5.2.
Giá trị ứng dụng của đề tài
Khóa luận cũng kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện những quy
định của pháp luật hiện hành, góp phần hồn thiện những quy định liên quan
đến việc giải quyết vấn đề trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại trong tai
nạn giao thơng nói riêng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói
chung.
6.
Bố cục của khóa luận tốt nghiệp
Khóa luận gồm phần Mở đầu, Nội dung, Kết luận, Danh mục tài liệu
tham khảo và Phụ lục, trong đó phần nội dung khóa luận được kết cấu gồm hai
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và quy định của pháp luật về trách nhiệm liên
đới bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông. Trong chương này tác giả
trình bày những nội dung sau:
Một là, khái niệm, đặc điểm và điều kiện phát sinh trách nhiệm liên đới
bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thơng, trong phần điều kiện phát sinh tác
giả trình bày hai trường hợp: trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại trong tai
nạn giao thông do hành vi trái pháp luật của con người gây ra và điều kiện phát
sinh trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra.
Hai là, các trường hợp liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong tai nạn giao thông bao gồm: Trường hợp có sự thỏa thuận trách nhiệm
liên đới bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông và trường hợp chủ sở hữu,
người được giao chiếm hữu, sử dụng có lỗi để phương tiện giao thông hoặc
nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị góp phần hoàn thiện
các quy định của pháp luật về trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại trong tai
nạn giao thông.
4
NỘI DUNG
TRÁCH NHIỆM LIÊN ĐỚI BỒI THƢỜNG
THIỆT HẠI DO TAI NẠN GIAO THÔNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ
TRÁCH NHIỆM LIÊN ĐỚI BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO
TAI NẠN GIAO THÔNG
1.1. Khái niệm, đặc điểm trách nhiệm liên đới bồi thƣờng thiệt hại
trong tai nạn giao thông
1.1.1. Khái niệm
Thời phong kiến đã tồn tại các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại nhưng nhìn chung khơng có sự tách bạch giữa trách nhiệm hình sự và trách
nhiệm dân sự và trách nhiệm bồi thường được xem là vấn đề thuộc trật tự công
cộng, “chẳng hạn Điều 553 Bộ luật Hồng Đức: Người vô cớ mà phóng ngựa
chạy trong phố phường, đường ngõ trong kinh thành hay là trong đám đông
người …làm bị thương hay làm chết các súc vật, thì phải đền số tiền theo sự
mất giá (ví dụ như con vật đáng 10 phần, nay làm chết giá chỉ cịn 2 phần, thì
phải đền giá 8 phần; làm bị thương mất giá một phần thì phải đền giá một
phần)”1. Tuy nhiên đến khi thơng tư 173/UBTP được ban hành thì trách nhiệm
bồi thường thiệt hại mới được khẳng định là trách nhiệm dân sự, theo hướng
dẫn của thơng tư thì “giải quyết việc bồi thường mức thiệt hại ngoài hợp đồng
là áp dụng một biện pháp thuộc về chế độ trách nhiệm dân sự ...”.
Trong giai đoạn hiện nay, chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại được
xem là một chế định quan trọng trong việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân, điều này được ghi nhận trong Hiến Pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung
năm 2001): “Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người
bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự”2. Là đạo
luật gốc những nguyên tắc mang tính chất nền tảng về vấn đề bồi thường của
Hiến pháp được cụ thể hóa bằng các quy định của pháp luật mà đầu tiên phải kể
đến là Bộ luật Dân sự 1995, Bộ luật không chỉ ghi nhận quyền được bồi thường
1
Đỗ Văn Đại (2010), Luật bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án, Nxb.
Chính trị Quốc gia, tr.571
2
Điều 74 Hiến pháp 1992 (Đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị Quyết 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001)
5
thiệt hại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà còn quy định về điều kiện phát
sinh trách nhiệm bồi thường, cũng như phương thức bồi thường và cách thức
xác định thiệt hại… Thay thế Bộ luật Dân sự 1995 là Bộ luật Dân sự 2005 (sau
đây viết tắt là BLDS 2005) đã kế thừa những quy định của Bộ luật Dân sự 1995
đồng thời có những sửa đổi, bổ sung phù hợp với sự chuyển biến của các quan
hệ xã hội. Ngoài ra quy định về trách nhiệm bồi thường còn được quy định
trong các văn bản luật chuyên ngành như: Luật trách nhiệm bồi thường nhà
nước, Bộ luật lao động…và hàng loạt các văn bản dưới luật khác.
Dù là chế định có lịch sử phát triển từ rất sớm nhưng cho đến nay, chưa
có một định nghĩa pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Theo từ điển
Tiếng Việt3, trách nhiệm nghĩa là “phụ trách, gánh vác công việc và nhận mọi
hậu quả của công việc ấy” như vậy giữa nghĩa vụ và trách nhiệm có nhiều điểm
tương đồng, tuy nhiên chúng khác nhau ở một điểm quan trọng là yếu tố “hậu
quả”. Nghĩa vụ là cái có trước và trách nhiệm là cái phát sinh sau khi nghĩa vụ
bị vi phạm. Trong trách nhiệm pháp lý hậu quả này sẽ là “hậu quả bất lợi” áp
dụng đối với những người phải chịu trách nhiệm. Trách nhiệm bồi thường thiệt
hại có thể phát sinh do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc cũng có thể do
thực hiện hành vi trái pháp luật và hành vi này không liên quan đến việc thực
hiện nghĩa vụ trong hợp đồng. Như vậy trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao
gồm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (được quy định tại
Chương 21 Bộ luật Dân sự) và trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng.
Hai hình thức trách nhiệm dân sự này có những điểm chung của một loại trách
nhiệm dân sự nói riêng và trách nhiệm pháp lý nói chung ở hậu quả pháp lý bất
lợi mang tính tài sản áp dụng đối với chủ thể vi phạm và được đảm bảo bằng
sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước nhưng giữa chúng cũng có những điểm khác
biệt. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là một phần của chế định
hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng phát sinh giữa các
chủ thể mà giữa những chủ thể này đã tồn tại quan hệ hợp đồng và thiệt hại xảy
ra là do hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng. Đây là trách nhiệm bồi
thường do các chủ thể thỏa thuận với nhau và điều này được thể hiện trong
quan hệ hợp đồng giữa các bên. Như vậy điều kiện bắt buộc để phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là giữa các bên phải tồn tại quan hệ
hợp đồng và thiệt hại xảy ra là do việc vi phạm nghĩa vụ trong chính hợp đồng
đó. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng phát sinh do có hành vi
trái pháp luật xâm phạm đến các lợi ích được pháp luật bảo vệ gây thiệt hại và
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm luật định, tức
không phải là trách nhiệm mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Vì thế cho dù
các bên có tồn tại một quan hệ hợp đồng nhưng thiệt hại xảy ra là do hành vi
trái pháp luật và hành vi này không liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ trong
3
Viện ngôn ngữ Khoa học Xã hội Nhân văn, Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Từ điển Bách khoa, tr.1068
6
hợp đồng thì các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng
sẽ được áp dụng. Ví dụ: A bán cho B một ngôi nhà và B có nghĩa vụ giao tiền
đầy đủ cho A khi A làm xong thủ tục chuyển nhượng. Trong quá trình thực hiện
hợp đồng thì một hơm A và B xảy ra mâu thuẩn và B đã đánh A gây thương
tích. Hành vi đánh A gây thương tích này làm phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của B, nhưng đây là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng
mà khơng phải là trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng cho dù giữa
A và B có tồn tại quan hệ hợp đồng mua bán nhà. Do vậy có thể định nghĩa
trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự thuộc về
chủ thể có hành vi gây thiệt hại về vật chất, thể chất, tinh thần, có trách nhiệm
bồi thường toàn bộ hoặc bù đắp một phần những tổn thất đã gây ra cho chủ thể
bị thiệt hại.
Trong từ điển Tiếng Việt4 “liên đới” là: “Dính chùm với nhau, cùng chịu,
chung nhau gánh chịu” như vậy liên đới nhấn mạnh yếu tố ràng buộc lẫn nhau,
cùng chung chịu trách nhiệm mà khơng có sự phân biệt giữa các chủ thể, tuy
nhiên trong lĩnh vực pháp luật chưa có một định nghĩa pháp lý về trách nhiệm
liên đới mặc dù thuật ngữ liên đới được sử dụng khá phổ biến. Từ khái niệm
liên đới trong Từ điển Tiếng Việt kết hợp với nội dung về trách nhiệm liên đới
bồi thường thiệt hại được quy định trong pháp luật chúng ta có thể xây dựng
khái niệm pháp lý về trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại như sau: Trách
nhiệm liên đới bồi thường là một loại trách nhiệm dân sự, cho phép bên có
quyền yêu cầu bất cứ ai trong số những người có trách nhiệm bồi thường thực
hiện một phần hay toàn bộ trách nhiệm và những người này có trách nhiệm đáp
ứng yêu cầu đó.
Theo Từ điển Tiếng Việt5 thì “tai nạn” là: “Sự rủi ro có hại”, trong lĩnh
vực pháp luật chưa có một định nghĩa về tai nạn nói chung, tuy nhiên trong một
số quy phạm pháp luật của một số ngành luật một số khái niệm về tai nạn trong
từng lĩnh vực cụ thể, như khái niệm tai nạn lao động6 trong Bộ luật Lao động.
Trong nghiên cứu khoa học thì khái niệm “tai nạn giao thông” cũng đã được
một số tác giả đề cập đến chẳng hạn theo tác giả Nguyễn Thanh Hồng thì: “Tai
nạn giao thông đường bộ là một sự kiện do hành vi của con người vi phạm các
quy định về an tồn giao thơng đường bộ do sự cố đột xuất hoặc do các sự kiện
bất khả kháng trong quá trình tham gia giao thơng của con người gây thiệt hại
về tính mạng, về sức khỏe, về tinh thần của con người hoặc thiệt hại về tài
4
Viện ngôn ngữ Khoa học Xã hội Nhân văn, Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Từ điển Bách khoa, tr.540
5
Viện ngôn ngữ Khoa học Xã hội Nhân văn, Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Từ điển Bách khoa, tr.875
Khoản 1 Điều 142 Bộ luật Lao động 2012
6
7
sản”7, như vậy tựu chung lại thì tai nạn giao thơng là tai nạn xảy ra trong q
trình tham gia giao thông và gây ra các thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng.
Từ những khái niệm đã nêu có thể hiểu một cách khái quát “trách nhiệm
liên đới bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông là một loại trách nhiệm
dân sự, phát sinh giữa các chủ thể khi có thiệt hại xảy ra trong q trình tham
gia giao thông, xuất phát từ những vi phạm quy định về an tồn giao thơng và
người chịu trách nhiệm bồi thường là một tập hợp gồm nhiều chủ thể, giữa họ
có sự ràng buộc trách nhiệm với nhau đối với thiệt hại đã xảy ra, người bị thiệt
hại có quyền yêu cầu bất kỳ ai trong số họ thực hiện một phần hoặc toàn bộ
trách nhiệm và người được yêu cầu không được từ chối thực hiện”.
1.1.2. Đặc điểm
Liên đới bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông là một trường hợp
cụ thể của trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại nói chung (trách nhiệm liên
đới bồi thường thiệt hại quy định tại chương 21 BLDS 2005 bao gồm các
trường hợp: Một là trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại phát sinh do nhiều
người cùng gây thiệt hại8, hai là trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại phát
sinh do pháp luật quy định9) do vậy bên cạnh những đặc điểm chung của trách
nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại nói chung như có nhiều chủ thể cùng chịu
trách nhiệm bồi thường, chủ thể có quyền có thể yêu cầu bất kỳ chủ thể nào
thực hiện một phần hoặc toàn bộ thiệt hại…, trách nhiệm liên đới bồi thường
thiệt hại trong tai nạn giao thông cũng có đặc điểm riêng về căn cứ làm phát
sinh trách nhiệm bồi thường, cụ thể: Trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại
trong tai nạn giao thông là trường hợp trách nhiệm liên đới phát sinh do pháp
luật quy định (Điều 623 BLDS 2005). Tại Điều 623 BLDS 2005 quy định các
trường hợp làm phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại đó là trường
hợp chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng cũng có lỗi
trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái phép thì phải
liên đới bồi thường thiệt hại (khoản 4) và “trừ trường hợp các bên có thỏa thuận
khác” (khoản 2), thỏa thuận khác mà BLDS 2005 quy định được hướng dẫn chi
tiết tại điểm b, mục 2, phần III NQ 03/2006 cụ thể bao gồm các thỏa thuận sau:
Thoả thuận cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; Thoả
thuận chủ sở hữu bồi thường thiệt hại trước, sau đó người được giao chiếm hữu,
sử dụng sẽ hoàn trả cho chủ sở hữu khoản tiền đã bồi thường; Ai có điều kiện
về kinh tế hơn thì người đó thực hiện việc bồi thường thiệt hại trước. Như vậy
có thể nhận thấy có hai căn cứ làm phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường
7
Nguyễn Thanh Hồng, Luận án tiến sỹ luật học: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao
thông”, tr.16
8
Điều 616 Bộ luật Dân sự 2005
9
Điều 623, Điều 625 Bộ luật Dân sự 2005
8
thiệt hại trong tai nạn giao thông, một là các bên có sự thỏa thuận cùng nhau
liên đới chịu trách nhiệm, hai là trường hợp chủ sở hữu, người được chủ sở hữu
giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để
nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới
bồi thường thiệt hại. Ví dụ: A là chủ sở hữu xe mô tô, A cho B mượn và trong
quá trình sử dụng B gây tai nạn, trong trường hợp này A hồn tồn khơng có sự
tham gia gây ra thiệt hại mà thiệt hại chỉ do một mình B gây ra, nhưng nếu A và
B có thỏa thuận cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì
thỏa thuận này làm phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại của A.
Như vậy, căn cứ làm phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại trong
tai nạn giao thông được quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 623 BLDS 2005
và được hướng dẫn chi tiết tại điểm b, mục 2, phần III NQ 03/2006, khi các chủ
thể rơi vào các trường hợp được quy định này thì trách nhiệm liên đới bồi
thường thiệt hại phát sinh.
1.2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thƣờng thiệt hại
trong tai nạn giao thông
1.2.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại trong tai
nạn giao thông do hành vi trái pháp luật của con người gây ra
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là
tập hợp những căn cứ cho phép chúng ta xác định có hay khơng có trách nhiệm
bồi thường. Thực ra BLDS 2005 không nêu rõ các điều kiện làm phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mà có thể nhận ra các điều kiện này
từ quy định tại khoản 1 Điều 604 BLDS 2005 “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi
vơ ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản,
quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản
của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”, như vậy
có thể thấy, để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì chủ thể gây thiệt
hại phải có lỗi (cố ý hoặc vơ ý). Bộ luật cũng không nêu rõ “yếu tố trái pháp”
luật mà chỉ liệt kê một số hành vi như: xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm
phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân. Từ danh sách những hành vi làm
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại Tịa án tối cao đã khái qt hóa các
hành vi này là để làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng
thì phải có “hành vi trái pháp luật”. Một điều kiện nữa để làm phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại là phải có “thiệt hại” và cuối cùng là có mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra. Cụ thể các điều kiện
này được quy định chi tiết tại mục 1 phần I NQ 03/2006 gồm: “Phải có thiệt hại
xảy ra; phải có hành vi trái pháp luật; phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt
hại xảy ra và hành vi trái pháp luật; phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vơ ý của người gây
thiệt hại”.
9
Trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thơng là một
loại trách nhiệm bồi thường ngồi hợp đồng, do vậy trách nhiệm này chỉ phát
sinh khi có đủ bốn điều kiện nêu trên. Tuy nhiên dù là một loại trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhưng loại trách nhiệm liên đới bồi thường
thiệt hại trong tai nạn giao thơng có những yếu tố đặc thù nên điều kiện phát
sinh cũng có những điểm đặc trưng.
1.2.1.1. Phải có thiệt hại xảy ra
Phải có thiệt hại xảy ra là điều kiện tiên quyết để xác định có phát sinh
trách nhiệm bồi thường hay khơng “nếu khơng có thiệt hại thì cho dù có hành vi
vi phạm cũng không phát sinh trách nhiệm bồi thường mặc dù có thể phát sinh
các trách nhiệm pháp lý khác như trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành
chính…”10 rõ ràng là như vậy, khơng có thiệt hại thì khơng thể có việc bồi
thường thiệt hại và đương nhiên cũng không làm phát sinh trách nhiệm liên đới
bồi thường thiệt hại. BLDS 2005 không nêu ra định nghĩa về thiệt hại mà chỉ
liệt kê những loại thiệt hại, cụ thể bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về
tinh thần. Cụ thể theo NQ 03/2006 thì thiệt hại bao gồm: “Thiệt hại về vật chất
(thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại Điều 608 BLDS 2005; thiệt hại
do sức khoẻ bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 609 BLDS 2005…) và
thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân (thiệt hại khi sức khoẻ, danh dự,
nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm
phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương,
buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh
do bị hiểu nhầm...), của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân
(khi danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín
nhiệm, lịng tin... vì bị hiểu nhầm)”.
Thiệt hại trong trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại trong tai nạn
giao thông cũng là thiệt hại trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng nhưng thiệt hại trong trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại trong tai
nạn giao thơng có những đặc trưng riêng nhất định.
Thứ nhất, thiệt hại là hậu quả của hành vi trái pháp luật của nhiều người,
không nhất thiết các hành vi đó phải đồng thời thực hiện. Ví dụ: A đang lưu
thơng đúng quy định thì B điều khiển xe mô tô do vượt quá tốc độ tông vào A
làm A ngã xuống đường, lúc này C cũng đang điều khiển xe quá tốc độ cho
phép và đã tông vào A, hậu quả làm A bị thương nặng. Trong trường hợp này
thiệt hại đã xảy ra đối với A là hậu quả của hành vi trái pháp luật của B và C
13
Hồng Thế Liên (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2005, Nxb Chính trị quốc gia,2009 tập II,
tr.702
10
(điều khiển xe quá tốc độ cho phép) do vậy thiệt hại đã xảy ra, cả B và C phải
liên đới bồi thường thiệt hại.
Thứ hai, thiệt hại là một thể thống nhất khơng thể phân chia. Trong ví dụ
vừa nêu trên thiệt hại đã xảy ra với A là thiệt hại chung của hành vi trái pháp
luật của A và B, hay nói cách khác hành vi trái pháp luật của A và B đã gây ra
một thiệt hại chung và thiệt hại này không thể phân chia thành các phần khác
nhau mà phải buộc cả A và B cùng nhau chịu trách nhiệm liên đới bồi thường
đối với toàn bộ thiệt hại. Tuy nhiên trong các trường hợp cụ thể Tòa sẽ xác định
mức bồi thường dựa trên mức độ gây ra thiệt hại cũng như mức độ lỗi của từng
chủ thể, nếu khơng xác định được thì các chủ thể có trách nhiệm bồi thường
thiệt hại theo những phần bằng nhau.
1.2.1.2. Phải có hành vi trái pháp luật
Theo quy định tại tiểu mục 1.2, mục 1, phần I NQ 03/2006 thì căn cứ có
hành vi trái pháp luật là điều kiện bắt buộc làm phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại, nếu khơng có hành vi trái pháp luật thì trách nhiệm bồi thường
thiệt hại khơng được đặt ra. Từ quy định này chúng ta có thể thấy “hành vi gây
thiệt hại được xác định là hành vi trái pháp luật thì người có hành vi đó phải bồi
thường, nhưng hành vi gây thiệt hại được xác định là hành vi khơng trái pháp
luật thì người có hành vi đó khơng phải bồi thường”.11 Ngồi những quy định
chung khi xác định trách nhiệm dân sự, việc xác định hành vi trái pháp luật
trong việc xác định trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao
thơng có những điểm đặc thù. Cụ thể, hành vi trái pháp luật gây thiệt hại trong
tai nạn giao thông là các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về an tồn
giao thơng bao gồm: Các hành vi liên quan đến việc điều khiển phương tiện
giao thông (đi quá tốc độ; tránh, vượt trái phép; không đi đúng tuyến đường,
phần đường...); các hành vi cản trở giao thông (đặt trái phép chướng ngại vật
gây cản trở giao thông; lấn chiếm, chiếm dụng, lòng đường, vỉa hè…); các hành
vi đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn; các
hành vi tổ chức đua xe, đua xe trái phép…
Trong trách nhiệm dân sự thông thường, hành vi trái pháp luật có thể
được thực hiện bởi một cá nhân hay một tổ chức thì trong trách nhiệm liên đới
bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thơng hành vi trái pháp luật có thể được
thực hiện bởi nhiều người, ví dụ: A lấn chiếm lịng đường phơi nông sản, B
điều khiển xe chạy quá tốc độ cho phép, do không làm chủ được tốc độ cùng
với việc xe chạy trên đoạn đường phơi nông sản trơn trượt, B mất tay lái và
đâm vào C đang lưu thông cùng chiều làm xe của C bị hỏng. Trong trường hợp
này thiệt hại xảy ra do hành vi trái pháp luật của cả A (lấn chiếm lòng đường)
11
Phùng Trung Tập, Bồi thường thiệt hại về tài sản, sức khỏe và tính mạng, Nxb Hà Nội 2009, tr.57..
11
và B (điều khiển xe quá tốc độ cho quy định) chứ không phải của riêng B, do
vậy A và B phải có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại đã xảy ra. Như vậy
chúng ta thấy trong trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao
thơng hành vi trái pháp luật gây thiệt hại có thể do nhiều chủ thể thực hiện.
1.2.1.3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái
pháp luật
Theo hướng dẫn tại tiểu mục 1.3, mục 1, phần I NQ 03/2006 thì mối quan
hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra là điều kiện bắt
buộc làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và trách nhiệm
liên đới bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thơng nói riêng . Mối quan hệ
nhân quả giữ một vai trị đặc biệt quan trọng để xác định có việc liên đới chịu
trách nhiệm bồi thường hay không và phạm vi chủ thể có trách nhiệm liên đới
bồi thường. Trong thực tế có tồn tại hành vi trái pháp luật, có thiệt hại xảy ra,
tuy nhiên khơng có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại đã xảy ra và hành vi
trái pháp luật thì cũng khơng phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Ví dụ:
A là người điều khiển xe mơ tơ trên đường nhưng khơng có giấy phép lái xe,
trong q trình tham gia lưu thơng trên đường, khi A dừng tại ngã tư khi có đèn
đỏ thì B điều khiển xe vượt đèn đỏ và tông vào A, hậu quả B bị gãy chân.
Trong trường hợp này rõ ràng A là người có hành vi trái pháp luật khi điều
khiển xe mô tô mà không có giấy phép lái xe. Tuy nhiên thiệt hại xảy ra là do
chính B đã vượt đèn đỏ và tơng vào A, giữa thiệt hại đã xảy ra (B bị gãy chân)
và hành vi trái pháp luật của A (không có giấy phép lái xe) khơng hề có mối
quan hệ nhân quả, hành vi trái pháp luật của A không có mối quan hệ nội tại, tất
yếu đối với thiệt hại gãy chân của B do đó B phải tự chịu trách nhiệm đối với
thiệt hại do mình đã tự gây ra. Trong tai nạn giao thông việc xác định đúng mối
quan hệ nhân quả sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định phạm vi chủ thể phải
có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại. Ví dụ, A tổ chức đua xe trái phép,
B là một trong những người tham gia cuộc đua, trong quá trình B đang điều
khiển xe trên đường đua B bị mất tay lái và tông vào người đi đường gây thiệt
hại về tính mạng. Trong trường hợp này nếu xác định hành vi tổ chức đua xe
trái phép của A khơng có mối quan hệ nhân quả với thiệt hại đã xảy ra thì chỉ có
B là người phải bồi thường tồn bộ thiệt hại, nhưng nếu xác định hành vi của A
có mối quan hệ nhân quả với thiệt hại đã xảy ra thì cả A và B phải liên đới bồi
thường thiệt hại
1.2.1.4. Phải có lỗi cố ý hoặc vơ ý của người gây thiệt hại
Khoản 1 Điều 604 BLDS 2005 “Người nào do lỗi cố ý, vô ý (…) mà gây
thiệt hại thì phải bồi thường” do vậy lỗi là điều kiện bắt buộc để phát sinh trách
nhiệm bồi thường, điều kiện này được quy định cụ thể tại tiểu mục 1.4, mục 1,
phần I NQ 03/2006. Mặc dù lỗi được sử dụng làm căn cứ để phát sinh trách
12
nhiệm bồi thường và định nghĩa lỗi cố ý, lỗi vơ ý (tại NQ 03/2006) nhưng khái
niệm lỗi là gì trong lĩnh vực Luật dân sự chưa có.
Trong một số giáo trình luật dân sự cũng như trong một số ấn phẩm pháp
lý khác, các tác giả định nghĩa lỗi như là căn cứ để xác định trách nhiệm dân sự
dựa trên trạng thái tâm lý và mức độ nhận thức của một người đối với hành vi
của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra. Tuy nhiên cũng có một số tác giả
cho rằng khái niệm lỗi trong luật dân sự “…không thể xây dựng định nghĩa lỗi
trong trách nhiệm dân sự dựa trên định nghĩa lỗi trong trách nhiệm hình sự (…)
phải xây dựng khái niệm lỗi dựa trên sự quan tâm, chu đáo của chủ thể đối với
việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Một cá nhân hay pháp nhân được coi là
khơng có lỗi nếu khi áp dụng tất cả mọi biện pháp để thực hiện đúng nghĩa vụ
đã biểu hiện sự quan tâm chu đáo mà tính chất của nghĩa vụ và điều kiện lưu
thông dân sự yêu cầu đối với họ”.12 Trở lại việc yếu tố lỗi là căn cứ bắt buộc để
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và trách nhiệm liên đới bồi
thường thiệt hại trong tai nạn giao thơng nói riêng, theo quy định tại Điều 604
BLDS 2005 và hướng dẫn của NQ03/2006 thì lỗi là căn cứ bắt buộc phải có để
yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ một số trường hợp pháp luật quy định người
gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại khi khơng có lỗi, tiêu biểu như các trường
hợp được quy định tại Điều 623 BLDS 2005 bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra; Điều 624 BLDS 2005 bồi thường thiệt hại do làm ô
nhiễm môi trường. Ngồi những trường hợp ngoại lệ thì về ngun tắc người
gây thiệt hại khơng có lỗi thì khơng có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại đó.
Điều này cũng có tác giả khơng đồng tình vì cho rằng: “Trong chính văn
bản cũng có quy định buộc người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi
dân sự (người khơng có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình) phải
bồi thường khi gây thiệt hại. Trong thực tiễn xét xử, những người có hành vi
gây thiệt hại, nhưng khi gây thiệt hại không nhận thức, làm chủ được hành vi
của mình do bị tâm thần, bị động kinh vẫn có trách nhiệm bồi thường (cho dù
chưa bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự). Những người chưa thành
niên, người bị bệnh tâm thần, bị điên gây thiệt hại trong tình trạng khơng nhận
thức được hành vi của mình, thì những người bình thường khơng có lý do gì để
được miễn trong trường hợp tương tự…Điều này cho thấy sự vô lý của pháp
luật hiện hành khi quy định lỗi (nhận thức của chủ thể) là điều kiện phát sinh
trách nhiệm bồi thường…” và “phải chăng chúng ta nên bỏ yếu tố “lỗi” ra khỏi
danh sách những căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài
12
Phạm Kim Anh, Khái niệm lỗi trong trách nhiệm dân sự, Tạp chí Khoa học pháp lý số 03/2003, tr.32
13
hợp đồng?”13. Trên đây là một số quan điểm đề cập đến lỗi trong trách nhiệm
dân sự nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói riêng.
Ở đây tác giả khơng có tham vọng đưa ra các đề xuất về khái niệm “lỗi trong
trách nhiệm dân sự” cũng như vấn đề có nên bỏ yếu tố lỗi trong các căn cứ làm
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng hay khơng, do đó tác
giả sẽ phân tích dựa theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Liên đới bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông cũng là một loại
trách nhiệm dân sự, vì vậy lỗi cũng được coi là một trong các căn cứ để xác
định trách nhiệm liên đới. Nhưng so với lỗi là căn cứ xác định trách nhiệm dân
sự nói chung thì lỗi là căn cứ xác định trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại
trong tai nạn giao thơng có đặc điểm riêng, lỗi có thể là lỗi của người không
trực tiếp thực hiện hành vi gây thiệt hại cho người khác nhưng hành vi có lỗi
của họ là nguyên nhân dẫn đến hành vi trái pháp luật của người trực tiếp gây
thiệt hại. Ví dụ: A xuống xe mô tô nhưng không tắt máy và B khơng có giấy
phép lái xe mơ tơ đã điều khiển chiếc xe trên tham gia giao thông gây tai nạn
làm phát sinh thiệt hại. Trong trường hợp này A cũng có lỗi mặc dù A khơng
phải là người trực tiếp gây ra thiệt hại nhưng hành vi xuống xe không tắt máy
đã tạo điều kiện thuận lợi cho B điều khiển gây tai nạn. Do đó cả A và B phải
cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã gây ra
1.2.2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại trong tai
nạn giao thông do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Trong nhiều trường hợp, thiệt hại do tài sản gây ra, do vậy những quy
định chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khơng thể được áp dụng vì
thiếu điều kiện “hành vi trái pháp luật” vì hành vi trái pháp luật là cách xử sự
của con người trái với các quy định của pháp luật. Do đó quy định bồi thường
thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ ra đời để bảo vệ quyền lợi của người bị
thiệt hại.
Thiệt hại xảy ra ở đây là do hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra mà không do lỗi của ai, chẳng hạn tai nạn xảy ra khi ô tô đang lưu thơng thì
bị nổ lốp. Vấn đề bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ đã được BLDS 2005
quy định, trước đó trong Bộ luật Dân sự 1995 cũng đã có quy định và trước đó
nữa chế định bồi thường này cũng đã tồn tại, chẳng hạn năm 1983 theo Tịa án
tối cao14: “Hoạt động của ơ tơ là một nguồn nguy hiểm cao độ cho nên phía ơ tơ
13
Đỗ Văn Đại (2010), Lỗi, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng? Tạp chí Khoa
học pháp lý số 02/2010 tr.56,57.
14
Đỗ Văn Đại (2010), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam-Bản án và bình luận bản án,
Nxb.Chính trị Quốc gia, tr.554
14
có trách nhiệm bồi thường cho người thiệt hại, kể cả trường hợp tai nạn xảy ra
vì tai nạn xảy ra vì cấu tạo của máy móc, vật liệu (tai nạn rủi ro)”.
Điều kiện phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra khơng hồn tồn giống với điều kiện phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói chung và trách nhiệm liên đới
bồi thường thiệt hại nói riêng. Điều đặc biệt ở đây là không cần đến hai điều
kiện: “hành vi trái pháp luật” và “lỗi”.
1.2.2.1. Có thiệt hại xảy ra
Trong một vụ tai nạn giao thông do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, thiệt
hại có thể bao gồm thiệt hại của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ; thiệt hại
cho người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ;
thiệt hại cho người được người không phải là chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao
độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ và thiệt hại của những chủ
thể khác ngoài những chủ thể đã nêu (sau đây gọi chung là những người xung
quanh). Như đã đề cập chủ thể bị thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có
nhiều, tuy nhiên khơng phải thiệt hại nào cũng được bồi thường theo quy định
về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo quy định tại
Điều 623 BLDS 2005 và hướng dẫn tại NQ 03/2006, mà chỉ là thiệt hại xảy ra
cho những người xung quanh. Thiệt hại xảy ra có thể là thiệt về tài sản, sức
khỏe, tính mạng.
1.2.2.2. Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
Theo quy định tại khoản 1 Điều 623 BLDS 2005 thì phương tiện giao
thông vận tải cơ giới là nguồn nguy hiểm cao độ (nguồn nguy hiểm cao độ bao
gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy cơng
nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất cháy chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các
nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định) và theo quy định tại
khoản 18 Điều 3 Luật giao thông năm 2008 thì phương tiện giao thơng cơ giới
đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi
rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh;
xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Trong các vụ tai nạn
giao thơng, thiệt hại xảy ra có thể do hành vi trái pháp luật của con người và
cũng có thể do bản thân phương tiện giao thơng giao thông cơ giới gây ra như
vậy vấn đề quan trọng là chúng ta phải xác định khi nào thiệt hại xảy ra là do
hành vi trái pháp luật của con người, khi nào là thiệt hại xảy ra do phương tiện
giao thông cơ giới, bởi lẽ để áp dụng Điều 623 BLDS 2005 làm phát sinh trách
nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông của các chủ thể thì
thiệt hại phải do chính phương tiện giao thông cơ giới gây ra. Thiệt hại do bản
15
thân phương tiện giao thông cơ giới gây ra phải là thiệt hại mà trong quá trình
sử dụng, tự thân nó gây thiệt hại mà chủ thể chiếm hữu, sử dụng nó khơng có
lỗi, ví dụ thiệt hại xảy ra trong q trình sử dụng do ơ tơ bị nổ lốp, mất phanh
(mất thắng) và các trục trặc kỹ thuật khác...mà gây tai nạn.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 623 BLDS 2005: “Khi chủ sở hữu, người
được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi
trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì
phải liên đới bồi thường thiệt hại”, như vậy một điều kiện bắt buộc để các chủ
thể phải có trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại trong trường hợp này là
chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao phải có “lỗi” bên cạnh các điều kiện đã
nêu là có thiệt hại xảy ra và thiệt hại do bản thân nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra. Yếu tố “lỗi” trong trường hợp này không phải là lỗi với tư cách là căn cứ
làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói chung mà
“lỗi” ở đây là “lỗi” liên quan đến việc quản lý, bảo quản, trông nom nguồn nguy
hiểm cao độ…và yếu tố “lỗi” này giữ vai trò là căn cứ làm phát sinh trách
nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại của các chủ thể theo quy định tại khoản 4
Điều 623 BLDS 2005. Tóm lại, từ những phân tích trên cho chúng ta thấy, hành
vi trái pháp luật và lỗi khơng có ý nghĩa trong việc làm căn cứ phát sinh trách
nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra mà thay vào đó chúng ta cần phải xác định có thiệt hại xảy
ra, và thiệt hại này do chính nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cùng với việc xác
định chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy
hiểm cao độ cũng có “lỗi” trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu,
sử dụng trái pháp luật thì đủ căn cứ để buộc các chủ thể phải liên đới bồi
thường thiệt hại.
1.3. Các trƣờng hợp liên đới chịu trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại
trong tai nạn giao thơng
1.3.1. Trường hợp có sự thỏa thuận trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại
trong tai nạn giao thông
Theo quy định tại khoản 2 Điều 623 BLDS 2005 thì “Chủ sở hữu nguồn
nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra;
nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người
này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”. Như vậy, về nguyên
tắc khi nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường,
nếu nguồn nguy hiểm cao độ đã được giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng
thì người đó phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa các bên,
nếu các bên có sự thỏa thuận thì thỏa thuận này có giá trị ưu tiên áp dụng. Tuy
nhiên khơng phải cứ các bên có sự thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại thì thỏa thuận đó đương nhiên có giá trị pháp lý, mà thỏa thuận đó phải đáp
16
ứng được các điều kiện mà pháp luật quy định thì khi đó thỏa thuận này mới có
giá trị pháp lý được ưu tiên áp dụng. BLDS 2005 chỉ nêu “trừ trường hợp các
bên có thỏa thuận khác” mà khơng nêu rõ các “thỏa thuận khác” phải đáp ứng
những điều kiện nào để thỏa thuận có giá trị pháp lý, tuy nhiên điều kiện này đã
đề cập đến tại điểm b, mục 2, phần III NQ 03/2006, cụ thể NQ 03/2006 quy
định “Người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử
dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật phải bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trường hợp giữa chủ sở
hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thoả thuận khác khơng trái pháp
luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường”. Từ quy định
này chúng ta nhận thấy rằng khơng phải cứ các bên có sự thỏa thuận thì thỏa
thuận đương nhiên có giá trị pháp lý mà thỏa thuận đó phải đáp ứng các điều
kiện: khơng trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi
thường. Hướng dẫn này là rất hợp lý, một mặt tạo điều kiện thuận lợi để các bên
có thể thỏa thuận với nhau giải quyết việc bồi thường nhằm tạo thuận lợi khắc
phục những thiệt hại đối với người bị thiệt hại một cách nhanh chóng, mặt khác
hướng dẫn cũng đưa ra các điều kiện, giới hạn việc thỏa thuận của các bên
trong trường hợp các bên có sự thỏa thuận vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã
hội, trốn tránh việc bồi thường. Tại hướng dẫn trên, để tạo thuận lợi cho việc áp
dụng, NQ 03/2006 cũng đưa ra một số thỏa thuận để hướng dẫn cho quy định
“trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác” tại Điều 623 BLDS 2005, cụ thể
theo hướng dẫn của NQ 03/2006 thì những thỏa thuận sau được xem là những
thỏa thuận không trái với pháp luật, không trái với đạo đức xã hội hoặc nhằm
trốn tránh việc bồi thường: i) Thoả thuận cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại; ii) Thoả thuận chủ sở hữu bồi thường thiệt hại trước, sau
đó người được giao chiếm hữu, sử dụng sẽ hoàn trả cho chủ sở hữu khoản tiền
đã bồi thường; iii) Ai có điều kiện về kinh tế hơn thì người đó thực hiện việc
bồi thường thiệt hại trước. Đây là những thỏa thuận cần được khuyến khích, ví
dụ: A cho B mượn xe ơ tơ theo đúng quy định của pháp luật để sử dụng vào
mục đích của B (tức quyền chiếm hữu, sử dụng đã được chuyển giao hợp pháp),
trong q trình lưu thơng chiếc xe ô tô bị hỏng phanh và đã gây ra tai nạn cho
C. Trong trường hợp này thì về nguyên tắc B là người phải bồi thường thiệt hại
đã xảy ra nếu như các bên khơng có sự thỏa thuận khác (vì quyền chiếm hữu, sử
dụng đã chuyển giao hợp pháp), nhưng giả sử trong trường hợp này B là người
khơng có khả năng bồi thường thiệt hại ngay và A là người có đủ khả năng để
bồi thường thiệt hại và các bên có thỏa thuận là A sẽ bồi thường toàn bộ thiệt
hại và B sẽ hoàn lại số tiền đó cho A sau, thì thỏa thuận này sẽ có giá trị áp
dụng. Những thỏa thuận như vậy mang lại nhiều lợi ích cho người bị thiệt hại vì
thiệt hại được bồi thường kịp thời, hơn nữa do các bên tự nguyện thỏa thuận với
nhau nên việc thực hiện cũng gặp nhiều thuận lợi hay nói cách khác là thỏa
thuận như vậy sẽ đảm bảo được tính khả thi trong việc bồi thường thiệt hại đã
17
xảy ra. Thỏa thuận cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
cũng là thỏa thuận được NQ 03/2006 nêu ra hướng dẫn cho “trường hợp các
bên có thỏa thuận khác” quy định tại khoản 2 Điều 623 BLDS 2005, ví dụ: A
th xe ơ tơ của B để đi du lịch, hợp đồng thuê xe có hiệu lực pháp luật, trong
q trình sử dụng chiếc xe ơ tô bị nổ lốp và gây thiệt hại cho người đi đường.
Trong trường hợp này nếu các bên khơng có thỏa thuận gì khác thì B là người
phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã xảy ra. Nhưng việc chỉ có một mình
B có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đôi khi quyền lợi của người bị thiệt hại sẽ
không được đảm bảo một cách tốt nhất, do vậy pháp luật cũng khuyến khích
các chủ thể thỏa thuận cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Khi các chủ thể có sự thuận cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại thì quyền lợi của người bị thiệt hại sẽ càng được đảm bảo, bởi lẽ trong
trách nhiệm liên đới người bị thiệt hại có quyền yêu cầu bất kỳ chủ thể nào có
trách nhiệm thực hiện toàn bộ trách nhiệm thỏa thuận cùng nhau liên đới chịu
trách nhiệm bồi thường là thỏa thuận mang lại nhiều sự thuận lợi trong việc
khắc phục thiệt hại đã xảy ra đối với người bị thiệt hại, thỏa thuận này làm xuất
hiện thêm chủ thể có trách nhiệm bồi thường, hơn nữa giữa các chủ thể này lại
ràng buộc với nhau bởi trách nhiệm liên đới, do vậy khả năng thiệt hại đã xảy ra
được bồi thường một cách kịp thời, nhanh chóng sẽ khả thi hơn rất nhiều đối
với phương thức bồi thường thiệt hại riêng rẽ.
Tóm lại, BLDS 2005 quy định “trừ trường hợp các bên có thỏa thuận
khác” và được hướng dẫn cụ thể tại điểm b, mục 2, phần III NQ 03/2006 là quy
định rất hợp lý. Bởi lẽ việc pháp luật quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
cũng khơng nằm ngồi mục đích bù đắp, khắc phục những thiệt hại cho người
bị thiệt hại, việc bù đắp này sẽ trở nên có hiệu quả và khả thi hơn nếu các bên tự
thỏa thuận được với nhau. Vì suy cho cùng pháp luật chỉ là cái khung, quy định
chung chung nên tùy từng trường hợp cụ thể mà các bên tự giải quyết được với
nhau thì sẽ hợp lý hơn vì “việc dân sự cốt ở đôi bên” chẳng hạn như các chủ thể
thỏa thuận cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã xảy ra,
những thỏa thuận như vậy luôn được ưu tiên áp dụng nhằm sớm khắc phục thiệt
hại và việc đảm bảo quyền lợi của người bị thiệt hại sẽ tốt hơn.
1.3.2. Trường hợp chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng có lỗi để
phương tiện giao thông hoặc nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái
pháp luật
Theo quy định tại khoản 4 Điều 623 BLDS 2005 thì: “Khi chủ sở hữu,
người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng
có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp
luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại”, ở đây tác giả tập trung làm rõ hai vấn
đề là: tính “trái pháp luật” và yếu tố “lỗi” trong quy định trên.
18
Thứ nhất, tính “trái pháp luật”, có quan điểm cho rằng: “Chiếm hữu, sử
dụng trái pháp luật là trường hợp chiếm giữ và sử dụng khi không được sự đồng
ý của chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy
hiểm cao độ nhưng không có mục đích chiếm đoạt”15hay theo một tác giả khác
thì: “Hành vi chiếm hữu trái pháp luật là việc chiếm hữu tài sản của người khác
không được sự đồng ý của người chủ sở hữu cũng như khơng có căn cứ do pháp
luật quy định, ví dụ: Hành vi trộm cắp, cướp, chiếm đoạt nguồn nguy hiểm cao
độ trái với ý chí của chủ sở hữu (…) ví dụ: Anh A trộm cắp xe ô tô của anh B
trong quá trình tham gia giao thơng xe bị mất phanh (thắng) đâm vào anh C gây
thiệt hại cho C về tài sản và sức khỏe thì anh A phải bồi thường thiệt hại cho
anh C vì anh A là người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật xe của anh B” 16. Tác
giả cũng đồng ý với quan điểm thứ hai, rằng không nên giới hạn chiếm hữu, sử
dụng trái pháp luật khơng bao hàm mục đích chiếm đoạt, bởi lẽ lý do xuất phát
điểm của việc chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ là nhằm mục đích
chiếm đoạt. Tuy nhiên trong quá trình chiếm đoạt, nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra thiệt hại thì trong trường này trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải do người
có hành vi chiếm đoạt gánh vác, sẽ là không công bằng và hợp lý nếu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về người chủ sở hữu, người được chủ sở hữu
giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ.
Thứ hai, yếu tố “lỗi”, đoạn 2 khoản 4 Điều 623 BLDS quy định: “Khi
chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm
cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng
trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại”, như vậy yếu tố “có lỗi” sẽ
quyết định rằng chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng
nguồn nguy hiểm cao độ có phải liên đới bồi thường hay khơng? nếu khơng có
lỗi thì họ khơng có trách nhiệm phải liên đới bồi thường thiệt hại. Lỗi trong
trường hợp này BLDS 2005 khơng định nghĩa nhưng NQ 03/2006 có nêu ra
một số trường hợp được xem là cũng có lỗi như: “Khơng tuân thủ hoặc tuân thủ
không đầy đủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn
nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật”. Lỗi ở đây không phải là lỗi
trong việc gây ra tai nạn mà lỗi thuộc về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử
dụng nguồn nguy hiểm cao độ “Tùy theo mỗi loại nguồn nguy hiểm cao độ mà
mức độ, phạm vi, biện pháp trông coi, quản lý,vận chuyển, sử dụng khác nhau.
Do vậy để nhận biết thế nào là có lỗi (…) phải căn cứ vào các quy định liên
quan đến việc trông coi, bảo quản, vận chuyển, sử dụng một đối tượng nguồn
15
Mai Bộ, Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, Tạp chí Tịa án nhân dân số 2/2003, tr.12
16
Nguyễn Xuân Quang (2011), Một số vấn đề pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra, Tạp chí khoa học pháp lý số 3/2011, tr.37
19
nguy hiểm cao độ cụ thể”.17 Như vậy đây là trách nhiệm liên đới do luật định
mà không phải do các bên tự thỏa thuận với nhau, chỉ cần chủ sở hữu, người
được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có
“lỗi” để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì họ
phải liên đới với người chiếm hữu sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao
độ bồi thường thiệt hại. Đây là quy định hợp lý, bởi lẽ việc không tuân thủ đầy
đủ các biện pháp bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm
cao độ đã tạo điều kiện thuận lợi cho hành vi chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật
nguồn nguy hiểm cao độ, do vậy buộc chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng
nguồn nguy hiểm cao độ phải có trách nhiệm liên đới cùng với người gây ra
thiệt hại vừa đảm bảo được lợi ích của người bị thiệt hại khi có nhiều chủ thể có
trách nhiệm liên đới bồi thường vừa nhằm nâng cao tính cảnh giác bảo vệ tài
sản là nguồn nguy hiểm cao độ, phòng ngừa những rủi ro mà nguồn nguy hiểm
cao độ có thể gây ra cho những người xung quanh. Tuy nhiên dù là trách nhiệm
liên đới nhưng phải xác định rõ mức độ lỗi của từng chủ thể đối với việc gánh
vác trách nhiệm bồi thường, và người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thơng
thường phải bồi thường thiệt hại nhiều hơn vì theo tác giả, mức độ lỗi của chủ
thể này rõ ràng là nhiều hơn và giữ vai trò trực tiếp quyết định đối với thiệt hại
xảy ra.
Cũng tại điểm b, mục 2, phần III NQ 03/2006 có hướng dẫn: “Trong
trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người khác chiếm
hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không theo đúng quy định của pháp luật
mà gây thiệt hại, thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại, ví dụ: Chủ sở hữu
biết người đó khơng có bằng lái xe ô tô, nhưng vẫn giao quyền chiếm hữu, sử
dụng cho họ mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại”. Theo tác
giả trong trường hợp này quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu
mà bỏ qua chủ thể trực tiếp gây ra thiệt hại là chưa hợp lý. Trong trường hợp
chủ sở hữu biết người khơng có bằng lái xe ô tô nhưng vẫn giao quyền chiếm
hữu, sử dụng cho họ thì theo quan điểm của tác giả chủ sở hữu đã có “lỗi” trong
việc quản lý xe ơ tơ (nguồn nguy hiểm cao độ), bởi lẽ mặc dù biết rõ người mà
mình sắp chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng khơng có bằng lái xe ơ tơ, tức
giao quyền chiếm hữu, sử dụng cho người khơng có đủ khả năng đảm bảo an
tồn trong q trình sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ nhưng vẫn thực hiện
hành vi giao thì đây chính là hành vi cũng có “lỗi” của chủ sở hữu. Tuy nhiên
chúng ta không thể áp dụng khoản 4 Điều 623 BLDS 2005 để buộc các chủ thể
liên đới bồi thường thiệt hại vì người khơng có giấy phép được giao chiếm hữu,
sử dụng một cách hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ, trong khi đó hành vi được
35
Nguyễn Văn Dũng, Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, Tạp chí Tịa án
nhân dân kỳ II tháng 9-2008 (số 18), tr.26
20
quy định tại đoạn hai khoản 4 Điều 623 BLDS 2005 phải là hành vi chiếm hữu,
sử dụng trái pháp luật. Mặc dù không áp dụng được đoạn hai khoản 4 Điều 623
BLDS 2005 vì lý do đã nêu nhưng việc NQ 03/2006 chỉ buộc chủ sở hữu bồi
thường toàn bộ thiệt hại không thật sự thuyết phục. Trong trường hợp trên, việc
chủ thể là người trực tiếp gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại là thiếu công bằng và không bảo vệ tốt quyền lợi của người bị thiệt hại.
Như tác giả đã phân tích, chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ mặc dù có “lỗi”
khi giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khơng đủ điều kiện điều khiển
(khơng có giấy phép lái xe) nhưng đó chỉ là nguyên nhân gián tiếp gây ra thiệt
hại. Trong trường hợp này, việc quy định cả chủ sở hữu và người gây thiệt hại
phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại sẽ là hợp lý hơn.
Tóm lại, khoản 4 Điều 623 BLDS 2005 quy định trong trường hợp chủ sở
hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ
cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái
pháp luật phải liên đới bồi thường thiệt hại là quy định hợp lý, quy định như
vậy góp phần đảm bảo nguyên tắc “thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và
kịp thời”18 mang lại lợi ích cho người bị thiệt hại, do vậy tinh thần điều luật này
cần được kế thừa trong hướng dẫn tại điểm b, mục 2, phần III NQ 03/2006.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương này tác giả tập trung tìm hiểu và phân tích một số vấn đề lý luận
về trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông cũng như
một số quy định của pháp luật về vấn đề này. Khóa luận đề cập đến các điều
kiện phát sinh loại trách nhiệm này cũng có sự liên hệ với trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và tác giả cũng đề cập đến sự khác
nhau giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng. Qua đó giúp chúng ta có một cái nhìn tổng thể về trách
nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thơng nói riêng cũng như
trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói chung-mối quan hệ giữa
cái chung và cái riêng.
18
Khoản 1 Điều 605 Bộ luật dân sự 2005
21
CHƢƠNG 2
THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GĨP PHẦN
HỒN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM
LIÊN ĐỚI BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO TAI NẠN GIAO THÔNG
2.1. Thực tiễn áp dụng trách nhiệm liên đới bồi thƣờng thiệt hại
trong tai nạn giao thông
Về lý luận, pháp luật là công cụ được nhà nước ban hành để quản lý xã
hội, các quan hệ xã hội đang tồn tại sẽ được Nhà nước điều chỉnh bởi các quy
phạm pháp luật. Căn cứ vào đối tượng, mục đích và phương pháp điều chỉnh
Nhà nước đã cho ra đời các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội
nhằm mục đích cuối cùng là thúc đẩy các mối quan hệ xã hội phát triển và ổn
định trong khuôn khổ, do vậy về nguyên tắc các quy phạm được ban hành phải
đảm bảo phù hợp với các quan hệ xã hội đang tồn tại thì mới phát huy được tác
dụng. Bên cạnh đó cùng với “tinh thần thượng tơn pháp luật”, về nguyên tắc
mọi quy phạm pháp luật phải được áp dụng một cách chính xác và đúng đắn
như những gì mà nó quy định. Lý luận là vậy nhưng những quy định của pháp
luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông (bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra) đã thật sự hợp lý và “tinh
thần thượng tôn pháp luật” đã thật sự được tuân thủ.
Sau đây là một số vấn đề về thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật
về việc giải quyết vấn đề trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại trong tai nạn
giao thơng mà thơng qua q trình nghiên cứu tác giả thấy cần thiết phải đưa ra:
Một là: Các quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra được áp dụng mặc dù thiệt hại xảy ra là do hành vi trái pháp luật
của con người.
Vụ việc một 19: “Chiều này 5-2-2007, Vũ Đình Tiến (khơng có giấy phép
lái xe) thấy xe mơ tơ biển số 34L2-5523 của bố mẹ để ở sân nhà, chìa khóa vẫn
cắm tại ổ điện của xe, nên Tiến đã lấy xe đi đến khu công nghiệp Nam Sách để
làm. Sáng ngày 6-2-2007 trên đường Tiến đi làm về đến Km4+200 thuộc quốc
lộ 183, thì gặp xe mơ tơ đi cùng chiều. Vì Tiến vượt ẩu, nên xe mơ tơ do Tiến
điều khiển đã lao sang trái đường và đâm vào bà Phạm Thị Hiền đang dắt xe
đạp đi ngược chiều ở phần đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ, làm bà
Hiền bị chết (…)” và tại phần xác định trách nhiệm dân sự Tòa đã áp dụng mục
19
Đỗ Văn Đại (2010), Luật bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng Việt Nam-bản án và bình luận bản án, Nxb.
Chính trị quốc gia, tr.564-566.
22