Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật dân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ

NGUYỄN THỊ MINH THƠM
MSSV: 0955020010

THỪA KẾ THẾ VỊ THEO QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Chuyên ngành Luật Dân sự

GVHD: Th.S HOÀNG THẾ CƯỜNG
KHOA: LUẬT DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bộ luật dân sự
Tòa án
Tòa án nhân dân
Tòa án nhân dân tối cao
Thành phố Hà Nội
Thành phố Hồ Chí Minh

BLDS
TA
TAND
TANDTC
Tp.HN
Tp.HCM




MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 –LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỪA KẾ VÀ THỪA KẾ THẾ VỊ.. 5
1.1. Lý luận chung về thừa kế. ................................................................................... 5
1.1.1 Khái niệm thừa kế............................................................................................. 5
1.1.2 Thừa kế theo hàng thừa kế và mối quan hệ giữa thừa kế theo hàng thừa kế
với thừa kế thế vị. ...................................................................................................... 8
1.2. Lý luận chung về thừa kế thế vị. ...................................................................... 13
1.2.1 Thừa kế thế vị theo quy định pháp luật Việt Nam. ......................................... 13
1.2.2 Thừa kế thế vị theo quy định pháp luật của một số nước trên thế giới. ......... 31

CHƢƠNG II – THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ. ............... 39
2.1 Thực trạng khi áp dụng các quy định pháp luật về thừa kế thế vị. ............... 39
2.1.1 Trường hợp thừa kế thế vị thông thường........................................................ 39
2.1.2 Trường hợp thừa kế thế vị có yếu tố con ni. ............................................... 48
2.1.3 Trường hợp thừa kế thế vị giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế. .................. 53
2.1.4 Trường hợp thừa kế thế vị khi người được thế vị bị tước quyền thừa kế. ...... 57
2.2 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng áp dụng quy định pháp luật về thừa kế thế
vị. ................................................................................................................................ 63
2.3 Giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về thừa kế thế vị. ................... 65
2.3.1 Trường hợp thừa kế thế vị có yếu tố con ni. ............................................... 66
2.3.2 Trường hợp thừa kế thế vị giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế. .................. 67
2.3.3 Trường hợp thừa kế thế vị khi người được thế vị bị tước quyền thừa kế. ...... 68

KẾT LUẬN ......................................................................................................... 70



1

LỜI NÓI ĐẦU
Nguyên tắc chung đối với chế định thừa kế là “Người thừa kế là cá nhân phải là
người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở
thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết… ”1. Điều đó có nghĩa
quyền hưởng di sản chỉ phát sinh khi và chỉ khi người được thừa kế còn sống tại thời
điểm mở thừa kế hoặc; sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế - đối với người đã
thành thai trước thời điểm mở thừa kế (sau đây gọi chung là người còn sống). Nguyên
tắc này càng được thể hiện cụ thể khi pháp luật quy định tại Điều 641 BLDS 2005 về
“Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời
điểm”. Theo đó, những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời
điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm thì họ không được thừa kế di sản của nhau.
Di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng. Pháp luật đã loại trừ việc
thừa kế tài sản của người chết này với người chết khác, khi họ có quyền thừa kế lẫn
nhau. Vì vậy, việc hưởng quyền thừa kế di sản chỉ đặt ra với những cá nhân còn sống.
Pháp luật quy định nguyên tắc cá nhân người thừa kế phải còn sống vào thời
điểm mở thừa kế là hoàn toàn hợp lý. Bởi tài sản thừa kế chỉ thực sự có giá trị khi là
một khối “tài sản sống”2, nghĩa là được những người thừa kế sử dụng, duy trì và phát
triển trên thực tế. Việc chuyển dịch tài sản từ người chết này sang người chết khác là
khơng có ý nghĩa. Tuy nhiên, ngun tắc này có một ngoại lệ, đó là trường hợp thừa kế
thế vị quy định tại Điều 677 BLDS. Theo đó, mặc dù người được hưởng di sản thừa kế
đã chết trước hoặc cùng thời điểm mở thừa kế nhưng chủ thể vẫn được phân chia di
sản thừa kế. Tất nhiên, không phải bản thân họ - người đã chết trực tiếp được hưởng.
Phần di sản mà đáng lẽ họ “…được hưởng, nếu còn sống”3 sẽ được dịch chuyển cho

1

Điều 635 BLDS 2005.
Thuật ngữ của tác giả.

3
Điều 677 BLDS 2005.
2


2

người khác, những người có mối quan hệ thân thiết nhất với họ. Theo quy định của
pháp luật là con và cháu của người được hưởng di sản.
BLDS 2005 thừa nhận hai hình thức của thừa kế là thừa kế theo pháp luật và
thừa kế theo di chúc. Nhưng có thể thấy, hình thức thừa kế chủ yếu hiện nay là hình
thức thừa kế theo pháp luật. Điều này thể hiện đặc biệt rõ ở vùng nông thôn và vùng
sâu vùng xa, khi các quy tắc xử sự vẫn mang nặng tính phong tục và tập qn. Chính vì
vậy, vai trò của các quy định phân chia di sản theo pháp luật nói chung và thừa kế thế
vị nói riêng, càng có ý nghĩa lớn khi có tranh chấp xảy ra. Việc chia di sản theo pháp
luật sẽ trở nên dễ dàng hơn khi xác định được chính xác diện và hàng thừa kế. Mặc dù,
thừa kế thế vị không phải là hàng thừa kế nhưng có thể thấy thừa kế thế vị và hàng
thừa kế có mối quan hệ mật thiết với nhau. Hàng thừa kế là căn cứ để xác định đối
tượng được hưởng thừa kế thế vị và qua đó sẽ góp phần vào việc làm giảm thiểu sai sót
khi phân chia di sản, tránh tình trạng xác định không đúng hoặc xác định thiếu người
được hưởng di sản. Điều này có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ thừa kế.
Thừa kế thế vị được quy định tại Điều 677 BLDS. Nhìn chung, điều luật quy
định rõ ràng và dễ hiểu. Tuy nhiên cũng như các luật thành văn khác, quy định ban
hành khi chưa có sự kiểm chứng từ thực tiễn nên dễ dẫn các vấn đề pháp lý phát sinh
sau khi áp dụng. Thừa kế thế vị cũng gặp vấn đề tương tự. Mặc dù thừa kế thế vị đã
được sửa đổi bổ sung qua các thời kì nhưng vẫn chưa giải quyết được các vấn đề thực
tiễn đặt ra như: “cháu ni” hoặc “chắt ni” có được hưởng thừa kế thế vị hay
không? Hoặc trong trường hợp người được thế vị rơi vào trường hợp khơng có quyền
hưởng di sản thì vấn đề thế vị cịn được đặt ra với con hoặc cháu họ khơng?... Điều này

gây khó khăn lúng túng cho thẩm phán khi giải quyết vụ việc. Và hệ quả là cùng một
vụ việc, cùng chịu sự điều chỉnh của một điều luật mà các Tòa án khác nhau lại có cách
giải quyết khác nhau; gây nên sự thiếu thống nhất trong việc áp dụng pháp luật. Xuất


3

phát từ những lí do trên mà tác giả quyết định chọn đề tài “Thừa kế thế vị theo quy
định của pháp luật dân sự Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Thừa kế theo pháp luật là một trong những chế định quan trọng, có ý nghĩa
khơng chỉ về mặt lí luận mà cịn về thực tiễn. Chính vì vậy, đề tài này đã thu hút sự
quan tâm nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học pháp lý. Tuy nhiên đối với riêng
vấn đề thừa kế thế vị thì hiện nay (theo sự hiểu biết của tác giả) có rất ít cơng trình
nghiên cứu chun sâu. Trong số ít các tài liệu chuyên về thừa kế thế vị có thể kể đến
“Thừa kế thế vị” của tác giả Nguyễn Thị Như Hương, “Bàn thêm về thừa kế thế vị” tác
giả Chế Mỹ Phương Đài, “Luật thừa kế Việt Nam – Bản án và bình luận án” tác giả Đỗ
Văn Đại… Tác giả nhận thấy, đa phần các nghiên cứu trên đều đã được thực hiện trước
khi BLDS 2005 ra đời, cũng như một số luật liên quan: Luật hơn nhân và gia đình năm
2000, Luật ni con ni 2010… chưa có hiệu lực pháp lý. Vì vậy, chắc chắn rằng từ
thời điểm các tác giả nghiên cứu đến thời điểm hiện tại đã có rất nhiều thay đổi cả về lí
luận và thực tiễn. Với khóa luận “Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật dân sự
Việt Nam”, tác giả xin khẳng định sẽ đưa ra các quan điểm mới nhất, phù hợp với tư
duy luật pháp trong giai đoạn hiện tại. Quy định về thừa kế vị khi nghiên cứu sẽ được
đặt trong mối tương quan với các quy định về thừa kế theo pháp luật nói chung, cùng
các quy định pháp luật hiện hành khác có liên quan. Qua đó, tác giả đánh giá sự tương
thích giữa lí luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện tại, để có thể đưa ra một số kiến
nghị hoàn thiện quy định về thừa kế thế vị. Hi vọng rằng trong tương lai, khóa luận sẽ
góp một phần nhỏ vào việc đẩy nhanh tiến trình áp dụng thống nhất pháp luật, đặc biệt
là trong các vụ việc có liên quan đến vấn đề thừa kế thế vị.
Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam gồm tổng thể các

quy phạm pháp luật về thừa kế thế vị qua các thời kỳ lịch sử như Pháp lệnh thừa kế
1990, BLDS 1995 và BLDS 2005. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu đề tài, tác giả
chỉ tập trung nghiên cứu quy định về thừa kế thế vị trong BLDS 2005. Bởi mục đích
mà khóa luận hướng tới là đề ra được những giải pháp phù hợp, góp phần hồn thiện


4

pháp luật trong giai đoạn hiện tại. Do đó chỉ khi nghiên cứu chế định thừa kế thế vị
trong BLDS 2005 – bộ luật đang còn hiệu lực thi hành, tác giả mới có thể đạt được
mục tiêu nghiên cứu. Tuy nhiên, do pháp luật có tính kế thừa nên việc nghiên cứu chế
định thừa kế thế vị trong BLDS 2005 tất yếu phải đặt trong mối tương quan với quy
định pháp luật của nước ta trong các giai đoạn trước, cũng như pháp luật thế giới.
Đặt việc nghiên cứu chế định thừa kế theo pháp luật nói chung, thừa kế thế vị
nói riêng trong bối cảnh mở cửa, hội nhập thì việc nghiên cứu nhất thiết phải dựa trên
cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đặc biệt là quan
điểm đường lối của Đảng và Nhà nước về pháp luật trong giai đoạn hiện tại. Khóa luận
sử dụng chủ yếu phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác – Lênin. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu để khóa luận được hồn thiện,
tác giả còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp so sánh, phương pháp
phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp…
Ngoài phẩn mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo; khóa luận gồm
hai nội dung chính sau:
Chƣơng I: Lý luận chung về thừa kế và thừa kế thế vị.
Chƣơng II: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện các quy định pháp
luật về thừa kế thế vị.


5


CHƢƠNG 1 –LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỪA KẾ VÀ THỪA KẾ THẾ VỊ.
1.1. Lý luận chung về thừa kế.
1.1.1 Khái niệm thừa kế.
Lao động tạo ra mọi của cải trong xã hội. Muốn thúc đẩy cá nhân hăng say lao
động, phát huy đến mức cao nhất khả năng sáng tạo thì điều kiện cần thiết là xã hội
phải bảo hộ những của cải do họ tạo lập được. Sự bảo hộ của cải, tài sản của cá nhân
không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo cho họ quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài khi
họ còn sống. Bởi con người tồn tại trên đời, tất yếu sẽ chết đi theo quy luật tự nhiên.
Lúc này, vấn đề quan trọng đặt ra là tài sản do họ vất vả, cố gắng tạo lập trong suốt
cuộc đời sẽ được định đoạt như thế nào? Chính vì vậy, tài sản của cá nhân còn được
tiếp tục bảo hộ ngay cả khi họ chết đi.
Nhu cầu chuyển dịch tài sản từ thế hệ này sang thế hệ khác là một quy luật tất
yếu khách quan tồn tại gắn liền với lịch sử loài người; tồn tại trong mọi xã hội, kể cả
khi nhà nước và pháp luật chưa ra đời. Quá trình dịch chuyển tài sản giữa các thế hệ sẽ
khiến tài sản được tiếp tục được duy trì, phát triển bởi những người còn sống. Nghĩa là,
tài sản được tiếp tục chiếm hữu, sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu
dùng. Điều này sẽ tạo động lực to lớn thúc đẩy xã hội phát triển.
Trong xã hội hiện tại, khi quyền tư hữu của cá nhân ngày càng được đề cao thì
sự bảo hộ của nhà nước về sở hữu và thừa kế được coi là một trong những tiêu chí
quan trọng để đánh giá mức độ vững mạnh của một quốc gia. Bởi một nhà nước muốn
tồn tại và phát triển thì khơng thể khơng dung hịa lợi ích giữa cá nhân và lợi ích của
cộng đồng, hạn chế đến mức thấp nhất mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị
trị. Để hiểu và nhận thức đầy đủ về chế định thừa kế, trước hết cần phải tìm hiểu khái
niệm về thừa kế. Theo Bình luận khoa học BLDS năm 2001 của Bộ tư pháp thì từ
“thừa” và từ “kế” đều có nghĩa là sự nối tiếp, kế tục, tiếp theo. Cịn theo từ điển giải
thích thuật ngữ luật học thì “Thừa kế là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho
những người còn sống. Thừa kế luôn gắn liền với chủ sở hữu, sở hữu là yếu tố quyết


6


định thừa kế và thừa kế là phương tiện để duy trì, củng cố quan hệ thừa kế”4 . Như
vậy, thừa kế được hiểu là việc truyền lại di sản từ đời này sang đời khác, khi cá nhân –
chủ sở hữu của tài sản chết đi.
Nhu cầu nối tiếp, kế tục của cá nhân không chỉ là nhu cầu về mặt vật chất, mà
còn là nhu cầu kể cả về mặt tinh thần như sự trọng thị, uy tín… Tuy nhiên, khi so sánh
sự kế thừa giữa tinh thần và vật chất thì có thể thấy, sự kế thừa về vật chất quan trọng
và phức tạp hơn rất nhiều so với kế thừa về tinh thần. Bởi theo quan điểm triết học thì
vật chất quyết định ý thức, do đó pháp luật về thừa kế chỉ thừa nhận trong luật định sự
kế thừa về mặt vật chất. Tuy nhiên, không phải bất cứ vật chất nào tồn tại trong thế giới
khách quan cũng là đối tượng thừa kế. Theo Điều 163 BLDS 2005 thì chỉ tài sản bao
gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản mới được xem là di sản để lại thừa kế
theo pháp luật. Mặc dù, việc người thừa kế được thừa hưởng các lợi ích khác gắn liền
với nhân thân người chết như uy tín, sự trọng thị, danh tiếng,… khơng được pháp luật
thừa nhận. Nhưng trong thực tế, việc kế thừa những lợi ích này lại được xã hội thừa
nhận tự nhiên như một sự tất yếu. Và đôi khi trong một số trường hợp có thể khẳng
định, những lợi ích này còn mang lại giá trị lớn hơn gấp nhiều lần so với tài sản hữu
hình.
Nếu thừa kế tồn tại khách quan, ra đời ngay từ khi xã hội chưa phân chia giai
cấp, chưa có nhà nước và pháp luật thì quyền thừa kế lại chỉ có thể phát sinh khi nhà
nước và pháp luật ra đời. Chế định quyền thừa kế chính là việc nhà nước dùng cơng cụ
pháp luật bảo hộ cho quyền sở hữu của cá nhân thông qua thừa kế. Do vậy, quyền thừa
kế được hiểu là một chế định của pháp luật dân sự, bao gồm tổng hợp các quy định
pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong
quá trình dịch chuyển tài sản từ người chết sang cho người sống theo ý chí của người
để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật. Quyền thừa kế của cá nhân được BLDS

4

Trường ĐH Luật Hà Nơi (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb Công an nhân dân, tr.123.



7

2005 quy định tại Điều 631 như sau “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài
sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản
theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Như vậy, người để lại di sản có thể duy trì quyền sở
hữu tư nhân của mình bằng cách lập di chúc thể hiện ý chí cá nhân, định đoạt tài sản
sau khi chết. Hoặc trong trường hợp khơng có di chúc, quyền sở hữu của người chết
vẫn được bảo hộ một cách hợp lý thông qua hình thức thừa kế theo pháp luật.
Thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật là hai hình thức thừa kế được
pháp luật thừa nhận và bảo vệ khi quy định rõ ràng, lần lượt tại chương XXIII và
chương XXIV của BLDS 2005. Về cơ bản thì thừa kế theo di chúc và thừa kế theo
pháp luật khác nhau ở những điểm như ý chí của người để lại di sản, đối tượng được
hưởng thừa kế, căn cứ và cách thức phân chia di sản thừa kế… Theo đó, nếu chia di
sản theo di chúc thì người được hưởng di sản thừa kế trong trường hợp này có thể là
bất cứ ai, bất cứ người nào, thuộc hoặc không thuộc với các cá nhân được quy định
trong hàng thừa kế. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp ngoại lệ, cần thiết để đảm bảo
vệ quyền lợi chính đáng của các đối tượng như: cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành
niên hoặc con đã thành niên nhưng mất khả năng lao động5 thì pháp luật cũng sẽ can
thiệp.
Thừa kế theo pháp luật căn cứ vào điều kiện và trình tự phân chia theo pháp
luật. Việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được phân định dựa trên nhiều yếu tố
khác nhau và được thay đổi tùy thuộc vào các giai đoạn khác nhau của lịch sử xã hội.
Ví dụ như việc xác định những đối tượng nào được hưởng thừa kế. Mặc dù pháp luật
có quy định cụ thể nhưng không phải bao giờ cũng xác định được một cách dễ dàng,
nhanh chóng và chính xác. Chủ thể thuộc diện thừa kế được xác định phụ thuộc vào
mối quan hệ gần gũi với người để lại di sản. Theo đó, căn cứ vào mức độ gần gũi mà
những người thừa kế được sắp xếp lần lượt vào ba hàng thừa kế . Căn cứ làm phát sinh


5

Điều 669 BLDS 2005.


8

quan hệ thừa kế theo pháp luật chỉ dựa trên ba mối quan hệ cơ bản được pháp luật thừa
nhận là quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng.
1.1.2 Thừa kế theo hàng thừa kế và mối quan hệ giữa thừa kế theo hàng thừa kế với
thừa kế thế vị.
1.1.2.1 Thừa kế theo hàng thừa kế.
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế và diện thừa kế. Diện thừa
kế là phạm vi những người có quyền được hưởng di sản theo quy định của pháp luật
được xác định dựa trên quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng
giữa những người thừa kế với người để lại di sản thừa kế. Và căn cứ vào mối quan hệ
gần gũi, thân thích với người để lại di sản thừa kế, pháp luật quy định những người
trong diện thừa kế thành các hàng thừa kế. Tuy nhiên, trong giới hạn nghiên cứu của đề
tài “Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam” tác giả chỉ tập trung
nghiên cứu thừa kế theo pháp luật dưới góc độ là thừa kế theo hàng thừa kế. Theo đó,
thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn
sống theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự do pháp luật quy định6.
Các Thông tư số 1742, Thông tư 594 và Thông tư 81 ra đời trước khi Pháp lệnh
thừa kế năm 1990 ban hành đều chỉ quy định hàng thừa kế gồm hai hàng. Do sự hạn
chế đó mà một vài cá nhân có quan hệ gần gũi về mặt huyết thống với người để lại di
sản không được xếp vào hàng thừa kế như: cụ nội, cụ ngoại, chú, bác, cơ, dì,… Cùng
với q trình xây dựng và phát triển thì đến nay, pháp luật về thừa kế đã có nhiều sửa
đổi đáng chú ý, đặc biệt là việc quy định hàng thừa kế gồm ba hàng thay vì hai hàng
như trước đây. Theo khoản 1, Điều 676 BLDS 2005 thì pháp luật đã quy định hàng
thừa kế gồm ba hàng thừa kế như sau:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con
đẻ, con nuôi của người chết.

6

Trường ĐH Luật Hà Nội (2009), Giáo trình luật dân sự Việt Nam (tập 1), Nxb Công an nhân dân, tr.340.


9

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị
ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà
nội, ông ngoại, bà ngoại.
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột,
cậu ruột, cơ ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác
ruột, chú ruột, cậu ruột, cơ ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ
nội, cụ ngoại.
Việc quy định ba hàng thừa kế như trên, so với pháp luật dân sự trước đây thì
BLDS 2005 đã liệt kê thêm một số cá nhân có mối quan hệ gần gũi với người để lại di
sản về trực hệ và bàng hệ đã góp phần làm cho pháp luật thừa kế phù hợp hơn so với
thực tiễn đời sống xã hội. Đồng thời, quy định trên càng góp phần củng cố quyền sở
hữu và quyền thừa kế của công dân, một trong những quyền quan trọng được Hiến
pháp 1992 thừa nhận7. Với việc mở rộng chủ thể được quyền hưởng di sản thì sẽ hạn
chế đến mức thấp nhất trường hợp tài sản của người chết bị xung cơng, thuộc sự quản
lý cùa Nhà nước thay vì thuộc về người có quan hệ gần gũi với người để lại di sản.
Khi một người còn sống, mối quan hệ giữa họ với những người khác trong xã
hội là rất đa dạng và phong phú. Đó có thể là mối quan hệ xã giao hoặc thân tình như
bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm… Khi người để lại di sản chết mà khơng để lại di chúc
thì u cầu cần thiết được đặt ra là phải giới hạn được phạm vi những người có quan hệ
thân thích với người chết. Pháp luật cần phải có sự chắt lọc, giới hạn một số quan hệ

thật sự gần gũi và thân thích nhằm tránh việc chia di sản trở nên manh mún, nhỏ lẻ đến
mức thực tế khơng mang lại lợi ích gì cho người được hưởng di sản. Xuất phát từ lí do
đó mà pháp luật chỉ dựa trên ba mối quan hệ đó là quan hệ huyết thống, quan hệ hôn
nhân và quan hệ nuôi dưỡng giữa người để lại di sản và người thừa kế để phân chia
hàng thừa kế.

7

Điều 58 Hiến pháp 1992.


10

Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận “Thừa kế thế vị theo quy định của
pháp luật dân sự hiện hành”, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu quan hệ huyết thống và
quan hệ nuôi dưỡng. Bởi đây là những quan hệ gắn bó mật thiết với chế định thừa kế
thế vị. Theo điểm C.3, Phần 1 Nghị quyết 02/2000/NĐ-HĐTP ngày 23-12-2000 của
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao "Hướng dẫn áp dụng một số quy định của
Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000" thì: “Giữa những người cùng dòng máu về trực
hệ là giữa cha, mẹ với con; giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại. Giữa những người
có họ trong phạm vi ba đời là giữa những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời
thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai;
anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba”. Như vậy, có thể
hiểu quan hệ huyết thống gồm quan hệ huyết thống trực hệ và quan hệ huyết thống
bàng hệ. Trong đó, quan hệ huyết thống trực hệ là quan hệ huyết thống được xác định
theo chiều dọc. Ví dụ: quan hệ giữa các cụ, ông bà, cha mẹ và các cháu là quan hệ
huyết thống trực hệ. Còn quan hệ huyết thống bàng hệ là quan hệ huyết thống theo
chiều ngang, là việc các thành viên khác trong gia đình có cùng chung một “gốc” sinh
ra như: anh, chị, em cùng cha mẹ sinh ra hoặc cơ, dì, chú, bác được cùng ông bà sinh
ra… Đây được xem như cơ sở nền tảng để xác định hàng thừa thừa kế theo pháp luật từ

xưa đến nay và không biến động nhiều qua các thời kì pháp luật.
Ngồi quan hệ huyết thống, thừa kế theo hàng thừa kế còn phát sinh trên cơ sở
quan hệ nuôi dưỡng. Quan hệ nuôi dưỡng được hiểu là quan hệ được xác lập trên cơ sở
nuôi dưỡng được pháp luật thừa nhận giữa con nuôi và cha mẹ ni. Đồng thời, quan
hệ ni dưỡng cịn phát sinh giữa cha kế, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc chồng nếu
giữa họ có quan hệ ni dưỡng chăm sóc nhau như cha con, mẹ con8.
1.1.2.2 Mối quan hệ giữa thừa kế theo hàng thừa kế và thừa kế thế vị.
Quan hệ thừa kế theo hàng và quan hệ thừa kế thế vị đều chỉ phát sinh trong
trường hợp khơng có di chúc, hoặc di chúc khơng phát sinh hiệu lực theo điều kiện luật
8

Trường ĐH Luật Tp.HCM Khoa Luật dân sự, Tập bài giảng tài sản và thừa kế, tr.330.


11

định. Bởi đối với hình thức thừa kế theo di chúc thì nội dung di chúc đã thể hiện rõ
ràng ý chí của người để lại di sản thừa kế. Người để lại di sản thừa kế đã định đoạt tài
sản sẽ chuyển dịch cho từng cá nhân cụ thể. Trong trường hợp, người thừa kế còn sống
vào thời điểm mở thừa kế thì họ sẽ được nhận phần di sản thừa kế theo nội dung di
chúc. Như vậy, vấn đề thừa kế thế vị hay thừa kế theo hàng sẽ không được đặt ra.
Về bản chất, quan hệ thừa kế thế vị và quan hệ thừa kế theo hàng là hai quan hệ
pháp luật thừa kế khác nhau. Thừa kế thế vị ra đời với mục đích chủ yếu là bảo vệ
quyền lợi của con, cháu người thừa kế trong trường hợp người thừa kế chết trước hoặc
chết cùng thời điểm mở thừa kế. Còn thừa kế theo hàng (bậc) là hình thức thừa kế dựa
trên cơ sở quan hệ bậc trên, bậc dưới đối với người thừa kế trong quan hệ huyết thống
được thế chân người ở bậc trước đã chết hoặc người ở bậc trước đó khơng có quyền
hưởng di sản, từ chối quyền hưởng di sản9. Tức là người thừa kế ở hàng trên sẽ loại trừ
thừa kế ở hàng dưới. Người thừa kế hàng dưới chỉ được thừa kế nếu rơi vào ba trường
hợp sau: hàng trên đã chết hết hoặc khơng có ai ở hàng trên có quyền hưởng thừa kế

hoặc tất cả người thừa kế ở hàng trên đã từ chối quyền hưởng thừa kế.
Thừa kế thế vị đã loại bỏ trường hợp người thế vị được quyền hưởng thừa kế khi
người được thế vị khơng có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền hưởng di sản. Theo
đó, chỉ khi người được thế vị chết thì quyền thừa kế thế vị của người thế vị mới phát
sinh. Và phạm vi chủ thể được hưởng quyền thừa kế thế vị cũng bị bó hẹp hơn rất
nhiều so với thừa kế theo hàng. Thừa kế thế vị chỉ xoay quanh con và cháu của người
thừa kế. Trong khi đó, chủ thể thừa kế theo hàng được mở rộng ra không chỉ trong
phạm vi trực hệ mà còn bàng hệ đối với người để lại di sản.
Thừa kế theo hàng thừa kế phát sinh dựa trên ba mối quan hệ: quan hệ huyết
thống, quan hệ hơn nhân và quan hệ ni dưỡng. Trong khi đó, cơ sở xác định thừa kế
thế vị chỉ dựa trên hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi
9

Phùng Trung Tập (2004), Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay, Nxb Tư pháp,
tr.205.


12

dưỡng. Theo đó, vợ hoặc chồng khơng thuộc trường hợp được hưởng thừa kế thế vị,
khi vợ hoặc chồng chết trước thời điểm mở thừa kế. Có thể thấy, thừa kế thế vị quan
tâm và đề cao mối quan hệ huyết thống, đặc biệt là huyết thống trực hệ. Còn thừa kế
theo hàng thì có sự bình đẳng tương đối giữa ba mối quan hệ trên.
Tuy thừa kế thế vị và thừa kế theo hàng thừa kế có sự khác biệt nhưng giữa hai
chế định này lại có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời. Hàng thừa kế, mà cụ thể
là hàng thừa kế thứ nhất, chính là căn cứ quan trọng để xác định chủ thể nào được
hưởng thừa kế thế vị. Khi một người qua đời khơng để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ
được chia theo pháp luật. Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất sẽ là những người
được ưu tiên hưởng di sản thừa kế của người chết. Chỉ khi “con của người để lại di sản
chết” – tức những người thừa kế hàng thứ nhất, chết trước hoặc chết cùng thời điểm

với người để lại di sản thì vấn đề thừa kế thế vị mới được đặt ra. Như vậy, sự kiện
“chết” của những người thừa kế ở hàng thứ nhất là căn cứ pháp lý để phát sinh thừa kế
thế vị.
Mối quan hệ giữa thừa kế thế vị và thừa kế theo hàng thừa kế còn thể hiện ở
việc xác định cá nhân hưởng thừa kế thế vị. Điều 677 BLDS 2005 quy định về cá nhân
hưởng thừa kế thế vị là “cháu được hưởng” và “chắt được hưởng”, như vậy cháu và
chắt ở đây xác định như thế nào? Trong khi cháu và chắt của người để lại di sản thừa
kế gồm cả cháu hoặc chắt có quan hệ huyết thống trực hệ và quan hệ huyết thống bàng
hệ. Nghĩa là cháu hoặc chắt này không chỉ do con ruột và cháu ruột sinh ra, mà cịn có
thể do cháu bàng hệ sinh ra. Chính vì vậy, để xác định cá nhân được hưởng thừa kế thế
vị cần thiết phải xét đến hàng thừa kế của người để lại di sản. Theo đó, chỉ con hoặc
cháu của người thừa kế thứ nhất của người để di sản, chết trước hoặc cùng thời điểm
mở thừa kế thì mới là người được xét hưởng thừa kế thế vị. Do mối quan hệ trên mà hệ
quả tất yếu kéo theo là nếu xác định sai người thừa kế thứ nhất thì chắc chắn việc xác
định người thừa kế thế vị cũng sai. Vì vậy, thừa kế thế vị gắn bó mật thiết với hàng
thừa kế thứ nhất. Và điều này đóng vai trò hết sức quan trọng khi, một mặt đảm bảo sự


13

chính xác trong q trình phân chia di sản thừa kế của cơ quan có thẩm quyền, một mặt
đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của những người thừa kế.
Tóm lại, thừa kế theo hàng thừa kế và thừa kế thế vị là hai dạng thừa kế theo
pháp luật và chúng không đồng nhất với nhau. Tuy nhiên, thừa kế theo hàng thừa kế và
thừa kế thế vị lại có mối quan hệ mật thiết, khơng thể tách rời. Thừa kế theo hàng thừa
kế là vừa là cơ sở làm phát sinh thừa kế thế vị, vừa là cơ sở xác định cá nhân được
hưởng thừa kế thế vị, đồng thời cũng là căn cứ quan trọng để phân chia di sản của
những người thừa kế thế vị.
1.2. Lý luận chung về thừa kế thế vị.
1.2.1 Thừa kế thế vị theo quy định pháp luật Việt Nam.

1.2.1.1 Khái niệm thừa kế thế vị.
Pháp luật hiện hành bảo đảm quyền thừa kế của cá nhân “hưởng di sản theo di
chúc hoặc theo pháp luật”10. Vậy cá nhân hưởng quyền thừa kế nhân danh ai? Tất
nhiên, trong các trường hợp thơng thường cá nhân nhân danh chính bản thân mình để
hưởng di sản thừa kế. Bởi quyền thừa kế là quyền gắn liền với nhân thân và không thể
chuyển giao được cho bất kì cá nhân nào khác, kể cả thừa kế theo hình thức thừa kế
theo pháp luật hoặc thừa kế theo di chúc. Người thừa kế muốn nhận được di sản bắt
buộc phải tuân thủ điều kiện luật định như phải còn sống tại thời điểm mở thừa kế hay
sinh ra và còn sống nhưng đã thành thai trước thời điểm mở thừa kế11. Tuy nhiên, trong
trường hợp đặc biệt cá nhân có thể nhân danh người khác – người đã chết, với tư cách
đại diện thay thế người đó nhận di sản. Trường hợp đó là trường hợp thừa kế thế vị.
Thừa kế thế vị là gì? Rõ ràng, đây không phải là một thuật ngữ pháp lý mới xuất
hiện, mới được thừa nhận trên thế giới và cả ở Việt Nam. Trong các giai đoạn lịch sử
khác nhau, thừa kế thế vị có thể được các nhà làm luật gọi với các tên gọi khác nhau

10

Điều 631 BLDS 2005.
Điều 635 BLDS 2005.

11


14

như: sự đại hưởng, sự đại diện… Nhưng nội hàm của các thuật ngữ khơng có sự khác
biệt, khi về bản chất đều chỉ sự thay thế của người thế vị đối với người được thế vị để
nhận di sản thừa kế. Nghĩa là chế định đều nhằm bảo vệ quyền lợi của những người
gần gũi nhất với người thừa kế, trong trường hợp người thừa kế chết trước thời điểm
mở thừa kế.

BLDS 2005 đã quy định về thừa kế thế vị tại Điều 677 như sau: “Trong trường
hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di
sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn
sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì
chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu cịn sống”. Có
thể thấy, điều luật chỉ xác định được các vấn đề về các trường hợp thừa kế thế vị và đối
tượng được hưởng thừa kế thế vị. Theo đó, thừa kế thế vị được đặt ra trong trường hợp
con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản
hoặc; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản. Và
đối tượng được hưởng thừa kế thế vị cũng được quy định rất rõ bao gồm cháu hoặc
chắt của người để lại di sản thừa kế. Tuy nhiên, cũng giống như các điều luật quy định
về thừa kế thế vị trước khi BLDS 2005 ra đời, định nghĩa về thừa kế thế vị vẫn chưa
được xác định rõ trong luật.
Theo nghĩa Hán – Việt thì từ “thế” có nghĩa là “thay vào”; từ “vị” có nghĩa là
“ngơi thứ”, “ngơi vị”, “vị trí”. Trong cuốn Từ điển giải thích thuật ngữ luật học của
Trường Đại học Luật Hà Nội xuất bản năm 1999 có định nghĩa “Thừa kế thế vị là thừa
kế bằng việc thay thế vị trí để hưởng thừa kế”. Ngoài ra, các nhà khoa học pháp lý
cũng đưa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau về thừa kế thế vị. Ví dụ như TS Phùng
Trung Tập đã định nghĩa thừa kế thế vị là việc cháu hoặc chắt thế chân người cha hoặc
người mẹ hoặc ông nội hoặc bà nội, ngoại đã chết trước hoặc chết cùng một thời điểm
với ông, bà hoặc các cụ để hưởng di sản của người là ông, bà nội, ngoại hoặc các cụ
nội, ngoại chết sau hoặc chết cùng vào một thời điểm với cha hoặc mẹ hoặc ông, bà


15

nội, ngoại của cháu12. Hay như trong cuốn Luật thừa kế Việt Nam – bản án và bình
luận án, PGS – TS Đỗ Văn Đại cũng đã định nghĩa thừa kế thế vị là trường hợp con
cháu của người thừa kế thế vào vị trí của người thừa kế để hưởng di sản do người quá
cố để lại13.

Như vậy, từ q trình nghiên cứu có thể rút ra kết luận, thừa kế thế vị là việc
cháu hoặc chắt của người để lại di sản thay thế vào vị trí của người thừa kế để hưởng
thừa kế, khi người thừa kế của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm
mở thừa kế.
1.2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển thừa kế thế vị.
Pháp luật khi ra đời, muốn được áp dụng trên thực tế thì địi hỏi pháp luật phải
được xây dựng trên nền tảng kinh tế, xã hội… phù hợp. Chính vì vậy mà tùy từng giai
đoạn lịch sử, pháp luật thừa kế nói chung và thừa kế thế vị nói riêng sẽ được nhà làm
luật xây dựng khác nhau, đáp ứng được yêu cầu trong việc điều chỉnh các quan hệ xã
hội nhất định. Nghiên cứu pháp luật qua các thời kì lịch sử sẽ giúp q trình đánh giá
pháp luật tồn diện và chính xác hơn.
Pháp luật thừa kế thế vị thời phong kiến.
Pháp luật phong kiến hàng ngàn năm lịch sử đã ảnh hưởng sâu đậm đến đời
sống văn hóa của dân tộc. Nhiều quy định pháp luật đã trở thành chuẩn mực đạo đức
chung được cả xã hội tự nguyện tuân theo như quan điểm về chữ hiếu, về nếp sống vợ
chồng… Riêng chế định thừa kế nói chung và thừa kế thế vị nói riêng, phạm vi ảnh
hưởng khơng chỉ giới hạn trong thời đại phong kiến mà nó được ban hành. Chế định
thừa kế thế vị còn để lại những ảnh hưởng về sau khi xâm nhập vào phong tục tập quán
của nhân dân, là nguồn luật dẫn chiếu giải quyết các vụ việc vào giai đoạn Pháp thuộc
ở miền Nam khi pháp luật không quy định về thừa kế.

12

Phùng Trung Tập (2008), Luật thừa kế Việt Nam, Nxb Hà Nội, tr.107.
Đỗ Văn Đại (2013), Luật thừa kế Việt Nam – bản án và bình luận án, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, tr.308.

13


16


Do tình hình lịch sử đặc thù mà hầu như những bộ luật thời phong kiến của
nước ta đều không còn lưu truyền được đến ngày nay. Từ những tư liệu lịch sử ít ỏi cịn
sót lại, có thể nhận thấy hai bộ luật nổi bật, tiêu biểu cho giai đoạn phong kiến từ thế
kỷ XV là Bộ luật Hồng Đức (Quốc triều hình luật) và Bộ luật Gia Long (Hồng Việt
luật lệ). Tuy cả hai bộ luật đều khơng quy định thừa kế làm chương riêng nhưng các
vấn đề cơ bản về di sản, hương hỏa, người quản lý di sản, người thừa kế vẫn được quy
định khá rõ ràng.
Trong Bộ luật Hồng Đức, vấn đề thừa kế được quy định từ Điều 374 đến Điều
400. Theo pháp luật thời Lê, khi bố mẹ chết con cái được hưởng thừa kế toàn bộ tài sản
và được xếp vào hàng thừa kế thứ nhất. Quyền thừa kế tuyệt đối này được pháp luật
bảo vệ. Điều 377 Quốc triều hình luật có quy định “Khi chồng chết, con cịn nhỏ, mẹ đi
cải giá mà lại đem bán điền sản của con thì bị xử phạt 50 roi, trả lại tiền cho người
mua, trả ruộng cho con…” và Điều 379 cũng nghiêm cấm người trưởng họ không
được bán tài sản của con cháu nếu cha mẹ, ông bà họ đều bị chết. Như vậy, những
người quản lý tài sản thuộc quyền thừa kế của con khi con cịn nhỏ khơng được tự ý
giao dịch tài sản, họ chỉ đóng vai trị là người quản lý giúp và phải giao lại cho con cái
của người để lại di sản khi chúng trưởng thành.
Theo Quốc triều hình luật, hàng thừa kế thứ nhất được xác định gồm tất cả các
con: con gái cũng như con trai, con vợ lẽ cũng như con vợ cả, con ni cũng như con
đẻ đều có quyền thừa kế. Đây là sự tiến bộ, đặc sắc của pháp luật thời Lê khi thừa nhận
sự bình đẳng giữa các con trong gia đình. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt lịch sử mà mức
độ và phần hưởng của các con có thể khác nhau: các con trai (và nhất là con trai
trưởng), con vợ cả và con đẻ thường được nhiều di sản thừa kế hơn (Điều 380, 388
Quốc triều hình luật).
Bộ luật Hồng Đức khơng đề cập đến vấn đề thừa kế thế vị. Tuy nhiên , có thể
thấy mầm mống của chế định thừa kế thế vị đã bắt đầu xuất hiện, thông qua việc quy
định về việc phân chia ruộng đất để làm ruộng hương hỏa (thờ cúng cha mẹ, tổ tiên).



17

Theo đó, phần ruộng này về nguyên tắc sẽ giao cho con trai trưởng. Tuy nhiên, nếu con
trai trưởng chết thì sẽ giao cho cháu trai trưởng (cháu đích tơn). Như vậy, có thể nhận
thấy việc phân chia di sản này đã ít nhiều mang bản chất của thừa kế thế vị. Nghĩa là,
việc thừa kế ruộng đất hương hỏa của cháu đích tơn chỉ có thể được đặt ra khi cha cháu
chết trước ông bà, là người để lại di sản. Nếu cha cháu con sống vào thời điểm mở thừa
kế thì mặc nhiên, cháu cũng sẽ mất đi quyền thừa kế tài sản là ruộng hương hỏa của
ông bà.
Mặc dù giai đoạn này quy định về thừa kế thế vị chưa được nhà làm luật quy
định trong luật, tuy nhiên gián tiếp thông qua các quy định khác, các quy định có mối
quan hệ mật thiết với chế định thừa kế thế vị như quyền thừa kế của con gái và quyền
thừa kế của con ni, có thể nhận thấy tinh thần của pháp luật về vấn đề thừa kế của
các cá nhân này. Đây là cơ sở xây dựng pháp luật cho các giai đoạn sau, khi chế định
thừa kế thế vị ra đời, được thừa nhận rõ ràng trong luật.
Như đã trình bày, điểm tiến bộ của pháp luật thời Lê là sự bình đẳng về quyền
thừa kế giữa các con trai và con gái. Như vậy, vượt qua rào cản phong kiến về tư tưởng
“trọng nam khinh nữ” pháp luật đã bảo vệ quyền thừa kế của những người gái, những
người có quan hệ huyết thống gần gũi với người để lại di sản. Đây là cơ sở để giai đoạn
sau, khi thừa kế thế vị được thừa nhận thì cháu ngoại hoặc chắt ngoại cũng được xét
thừa kế thế vị khi mẹ cháu chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông bà ngoại.
Về vấn đề thừa kế của con nuôi: trong giai đoạn này, pháp luật đã quy định rất
rõ ràng về quyền thừa kế của con ni với gia đình cha mẹ ni và gia đình cha mẹ đẻ.
Theo đó, Điều 380 Quốc triều hình luật quy định “Con ni nào có văn tự là con nuôi
và ghi trong giấy rằng sau sẽ chia điền sản cho, khi cha mẹ nuôi chết khơng có chúc
thư, điền sản chia cho con đẻ và con ni. Nếu người trưởng họ chia khơng đúng phép
thì phạt 50 roi, biếm 1 tư. Nếu trong giấy của con nuôi không ghi là sẽ chia điền sản


18


thì khơng dùng luật này”14. Nghĩa là, nếu trong văn tự nhận con nuôi cha mẹ nuôi
không ghi nhận cho con ni quyền thừa kế kế di sản thì con ni đương nhiên khơng
có quyền thừa kế với cha mẹ ni và gia đình cha mẹ ni.
Trong trường hợp con nuôi không được ghi nhận quyền thừa kế trong văn tự
nhận con ni thì khi cha mẹ chết, con ni chỉ có thể được xác định là người thừa tự
của cha mẹ nuôi. Ngay cả khi cha mẹ nuôi không có con ruột thì con ni cũng khơng
được nhận di sản mà chỉ được phép quản lý di sản. Con ni chỉ có nghĩa vụ quản lý di
sản của cha mẹ nuôi để lấy hoa lợi, lợi tức phục vụ cho việc thờ cúng cha mẹ nuôi. Khi
con nuôi chết đi, phần di sản này sẽ được giao cho người kế tự khác tiếp tục quản lý.
Như vậy, con nuôi trong quan hệ về thừa kế với cha mẹ nuôi, cũng như người thân của
cha mẹ ni có vai trị hết sức mờ nhạt và không được xem trọng. Bởi thế có thể hiểu,
nếu giai đoạn này chế định thừa kế thế vị được đặt ra thì con ni hay cháu nuôi cũng
không được thừa hưởng thừa kế thế vị.
Trường hợp con nuôi được ghi nhận quyền thừa kế của cha mẹ ni trong văn tự
nhận ni con ni thì việc phân chia di sản cho con nuôi được tiến hành như sau
“…điền sản chia làm ba phần, con đẻ hai phần, con ni một phần; nếu khơng có con
đẻ mà con nuôi cùng ở với cha mẹ từ thủa bé thì được cả, nếu khơng ở từ bé thì con
nuôi được hai phần, con thừa tự được một phần”15. Theo đó, khi cha mẹ ni chết mà
khơng có chúc thư thì di sản của cha mẹ ni chia làm ba phần, con đẻ được hưởng hai
phần và con nuôi được hưởng một phần. Trong trường hợp, cha mẹ nuôi khơng có con
đẻ mà con ni ở với cha mẹ ni từ bé thì con ni được hưởng tồn bộ di sản của
cha mẹ nuôi để lại. Tuy nhiên, nếu con nuôi không ở với cha mẹ nuôi từ bé thì con
ni chỉ được hưởng hai phần và cịn một phần dành cho người thừa tự.
Ngồi ra, pháp luật cịn quy định về quyền thừa kế giữa con nuôi và gia đình cha
mẹ đẻ. Điều 381 Quốc triều hình luật quy định “Những người đã làm con nuôi người
14

Quốc triều hình luật (2003), Nxb Tp.HCM.
Điều 380, Quốc triều hình luật (2003), Nxb Tp.HCM, tr.49.


15


19

khác họ rồi mà lại về tranh điền sản của người tuyệt tự16 trong họ thì được chia bằng
một phần hai phần của người thừa tự. Trái luật thì xử phạt 80 trượng. Nếu không được
cha mẹ nuôi chia điền sản cho thì khơng dùng luật này”17 và tại đoạn 257 Hồng Đức
thiện chính thư pháp luật cũng quy định: “Người đã làm con nuôi người khác và đã
hưởng thừa kế của cha mẹ ni thì chỉ được hưởng một nửa số tài sản mà cha mẹ đẻ
để lại”. Như vậy, có thể hiểu trong mọi trường hợp, quan hệ thừa kế giữa người con đã
cho đi làm con nuôi và gia đình cha mẹ đẻ khơng chấm dứt hồn toàn. Ngay cả khi
người con đã cho đi làm con ni sinh sống với gia đình cha mẹ ni từ nhỏ và được
hưởng trọn vẹn di sản thừa kế của cha mẹ ni thì người con đó vẫn được hưởng một
nửa số tài sản do cha mẹ đẻ để lại. Tư tưởng “một giọt màu đào hơn ao nước lã”, đề
cao quan hệ huyết thống trong chế định thừa kế là ngun nhân chính dẫn đến hệ quả,
pháp luật khơng thừa nhận sự chấm dứt giữa người con đã cho đi làm con nuôi và cha
mẹ đẻ, dù chỉ là về mặt pháp lý.
So với pháp luật thời Lê, pháp luật thời Nguyễn có rất ít quy định về vấn đề
thừa kế. Quy định về thừa kế chỉ được quy định trong một vài điều khoản tại Quyển 6
– Hộ luật của Bộ luật Gia Long. Tuy vậy, điểm đáng chú ý là trong các quy định về
thừa kế, chế định thừa kế thế vị đã được pháp luật đề cập đến. Mặc dù các quy định về
thừa kế thế vị vẫn cịn khá đơn giản, khơng dự liệu được tất cả các trường hợp của thừa
kế thế vị nhưng về cơ bản, một số nguyên tắc của chế định đã được đặt ra và cịn duy
trì đến ngày nay. Trong trường hợp cha mẹ không để lại di chúc thì tài sản được chia
đều cho các con trai, khơng phân biệt con do thê hay thiếp sinh ra. Nếu người con nào
đã chết thì con của người đó sẽ được thay thế vào vị trí của cha mẹ để nhận tài sản của
ơng bà. Như vậy, có thể thấy ngay từ trong giai đoạn này, pháp luật đã xác định thừa kế
thế vị chỉ được đặt ra đối với thừa kế theo pháp luật và với trường hợp luật định là

người được thế vị chết trước người để lại thừa kế. Đối với trường hợp người được thế

16

Người tuyệt tự là người khơng có con nối dõi.
Quốc triều hình luật (2003), Nxb Tp.HCM,tr.49.

17


20

vị chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì pháp luật giai đoạn này khơng quy
định.
Ngồi ra, đặc trưng pháp luật của giai đoạn này là chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ
của Nho giáo, của pháp luật triều nhà Thanh (Trung Quốc). Chính vì vậy nên tư tưởng
phân biệt nam nữ thể hiện rõ qua quy định của pháp luật. Theo đó, tài sản thừa kế chỉ
dành cho các con trai. Con gái không được hưởng thừa kế theo pháp luật khi cha mẹ
không để lại di chúc. Việc người con gái không đươc hưởng thừa kế đã dẫn đến hệ quả
là, quyền thừa kế thế vị trong giai đoạn này chỉ được đặt ra với các cháu dịng nội mà
khơng được đặt ra với các cháu dịng ngoại.
Tuy dịng cháu ngoại khơng được hưởng thừa kế thế vị nhưng điều này không
ảnh hưởng đến số lượng cá nhân được xét hưởng thừa kế thế vị. Có thể nói trong giai
đoạn này, phạm vi cá nhân được xét hưởng thừa kế thế vị là rộng nhất so với các giai
đoạn khác trong lịch sử. Nếu pháp luật hiện tại chỉ giới hạn người thừa kế thế vị là
cháu hoặc chắt, những người những người thuộc mối quan hệ thứ hai hoặc thứ ba trong
hàng thừa kế thứ nhất, có quan hệ trực hệ với người để lại di sản thì trong giai đoạn
này, pháp luật quy định ở phạm vi rộng hơn. Theo đó, thừa kế thế vị khơng chỉ được
đặt ra với con đẻ mà cịn được đặt ra với cả các cháu trai thúc bá, cháu gọi người chết
là bác hoặc chú ruột.

Khi người để lại thừa kế khơng có con hoặc chỉ có con gái mà khơng có con trai
thì người được thừa kế sẽ là các cháu trai thúc bá. Nếu các cháu trai thúc bá chết trước
thời điểm mở thừa kế thì các con của cháu sẽ được thừa kế phần mà cháu được hưởng
nếu còn sống. Như vậy, giữa người thừa kế thế vị và người để lại di sản không có mối
quan hệ trực hệ với nhau mà chỉ có mối quan hệ bàng hệ. Vì các cháu trai thúc bá
không thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản, nên người thừa kế thế vị
trong trường hợp này thuộc mối quan hệ thứ hai hoặc thứ ba trong hàng thừa kế thứ hai
của người thừa kế, mà không phải là hàng thừa kế thứ nhất như pháp luật hiện hành.


21

Quan điểm lập pháp này cũng đã được pháp luật ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ kế thừa và
phát huy trong giai đoạn sau, giai đoạn pháp luật thời kì Pháp thuộc.
Pháp luật thừa kế thế vị thời Pháp thuộc.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, ở nước ta tồn tại ba bộ luật gồm: Bộ luật Nam Kỳ
giản yếu (năm 1883), Dân luật Bắc Kỳ (năm 1931) và Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật
(năm 1936). Hai bộ luật Dân luật Bắc Kỳ và Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật được xây
dựng dựa trên cơ sở của bộ luật dân sự Pháp năm 1804. Tuy nhiên, đây không phải là
sự học tập một cách rập khn, máy móc. Bên cạnh việc tiếp thu điểm tiến bộ của pháp
luật Pháp, nhà làm luật đã kế thừa các quan điểm pháp luật đặc sắc trong cổ luật, trong
đó có các quy định về thừa kế nói chung và thừa kế thế vị nói riêng. Trong khi đó, bộ
luật giản yếu Nam Kỳ lại khơng đề cập đến vấn đề di sản. Khi giải quyết tranh chấp,
Tòa án Nam Kỳ đã phải viện dẫn đến luật Hồng Đức và luật Gia Long. Chính vì vậy,
án lệ đã sớm xuất hiện và chiếm một vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp
về thừa kế.
Trong hai bộ luật Bắc Trung, thừa kế thế vị còn gọi là sự đại hưởng. Trong giai
đoạn này, pháp luật Bắc Kỳ và Trung Kỳ đã quy định khá đầy đủ về chế định thừa kế
thế vị. Qua các quy định tại các điều từ Điều 337 đến Điều 343 Dân luật Bắc Kỳ và từ
Điều 332 đến Điều 338 Dân luật Trung Kỳ, chế định thừa kế thế vị được thể hiện như

sau18:
Thứ nhất, các con của người để lại di sản, con trai và con gái được chia đều
nhau. Nếu có người nào chết thì con cháu của người ấy thế vị.
Thứ hai, nếu khơng có con cháu, cha mẹ hoặc người tơn thuộc thì di sản được
chia cho anh em, chị em ruột của người để lại di sản. Nếu có người nào chết thì con
cháu của họ được thế vị.

18

Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (Bộ tư pháp) (1998), Một số vấn đề pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV
đến thời Pháp thuộc, Nxb chính trị quốc gia, tr.138.


22

Cũng giống như cổ luật đã trình bày ở trên, phạm vi và đối tượng được hưởng
thừa kế thế vị được pháp luật dự liệu mở rộng hơn rất nhiều so với pháp luật hiện hành.
Điều 337 Dân luật Bắc và Điều 332 Dân luật Trung quy định khi di sản được truyền
cho trực hệ ty thuộc – huyết thống trực hệ, thì con cháu thay cho cha hay mẹ chết trước
để chia nhau phần mà cha mẹ được hưởng nếu còn sống. Quy định này về cơ bản cũng
giống với quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, Điều 340 Dân luật Bắc, Điều
335 Dân luật Trung còn quy định: khi di sản do anh chị em ruột để lại, con cháu của
anh chị em có quyền hưởng thay cho cha mẹ đã chết trước. Án lệ tại miền Nam cũng
công nhận quyền đại hưởng cho con cháu do anh chị em ruột sinh ra19. Và tại Điều 341
Dân luật Bắc, Điều 336 Dân luật Trung còn quy định rằng đối với di sản do bàng hệ
bên nội để lại con cháu bàng hệ cũng có quyền hưởng thay cho cha mẹ. Có thể thấy,
pháp luật giai đoạn này đã có sự mở rộng rất lớn về phạm vi và đối tượng được thừa kế
thế vị. Theo đó, không chỉ áp dụng thừa kế thế vị căn cứ vào người được thế vị ở hàng
thừa kế thứ nhất và mối quan hệ trực hệ mà còn mở rộng đến các hàng thừa kế khác.
Ngoài ra, hai bộ luật ở Bắc và Trung Kỳ cũng đề cập đến vấn đề thừa kế thế vị

khi một người thừa kế bị tun cáo bất xứng, hay cịn gọi là người khơng có quyền
hưởng di sản. Theo đó pháp luật phản ánh sự tiến bộ khi quy định tại Điều 315 Dân
luật Bắc và Điều 307 Dân luật Trung về hướng giải quyết như sau: khi cha mẹ cịn
sống nhưng vì bất xứng và bị gạt ra ngồi vịng thừa kế, con cháu vẫn được quyền
hưởng di sản theo sự đại hưởng – thế vị. Đây rõ ràng là một quy định tiến bộ, bởi pháp
luật hiện hành vẫn chưa quy định về vấn đề này, gây nhiều khó khăn khi giải quyết vụ
việc.
Pháp luật thừa kế thế vị từ năm 1945 đến nay.
Sau cách mạng tháng tám mà cụ thể là từ năm 1945 đến năm 1959, do hoàn
cảnh lịch sử chưa cho phép mà Nhà nước không thể xây dựng và ban hành kịp thời các
văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội. Hệ thống pháp luật nói chung và hệ
19

Nguyễn Mạnh Bách (1992), Chế độ hơn sản và thừa kế trong luật Việt Nam, Nxb Tp.HCM, tr 172.


×