Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh phát sóng trên truyền hình lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
BAN ĐIỀU HÀNH CÁC CHƢƠNG TRÌNH ĐẶC BIỆT


NGUYỄN MAI ANH

ĐỀ TÀI: CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG QUYỀN TÁC GIẢ
ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH PHÁT SĨNG TRÊN TRUYỀN HÌNH
– LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
BAN ĐIỀU HÀNH CÁC CHƢƠNG TRÌNH ĐẶC BIỆT


ĐỀ TÀI: CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG QUYỀN TÁC GIẢ
ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH PHÁT SĨNG TRÊN TRUYỀN HÌNH
– LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN MAI ANH
Lớp: CLC
Khóa: 35
MSSV: 1055010007


Giáo viên hƣớng dẫn:
Cô NGUYỄN PHƢƠNG THẢO – Giảng viên Khoa Luật Dân sự

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014


Lời cảm ơn
Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Phương Thảo – giảng viên khoa Luật Dân
sự Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Ban Tổ chức – Đào tạo Đài truyền hình
thành phố Hồ Chí Minh, Ban Khai thác phim truyền hình Đài truyền hình thành phố
Hồ Chí Minh, Ban Chương trình Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, Ban Biên
tập các chương trình số và cáp Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, Cơng ty Kỹ
thuật truyền hình (TMS) đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hồn thành khóa luận
này.


Lời cam đoan
Tác giả xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Chuyển quyền sử dụng
quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh phát sóng trên truyền hình – Lý luận và
thực tiễn” này là cơng trình nghiên cứu của riêng tác giả. Nếu có bất kỳ vi phạm
nào về vấn đề quyền tác giả, tác giả xin chịu toàn bộ trách nhiệm theo quy định của
nhà trường và pháp luật.


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Sở hữu trí tuệ

SHTT

Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11

ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc
hội.
Luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6
năm 2009 của Quốc hội sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Sở hữu trí
tuệ
Luật điện ảnh số 62/2006/QH11 ngày
29 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội
Luật Báo chí số 29-LCT/HĐNN8 ngày
28 tháng 12 năm 1989
Luật số 12/1999/QH10 ngày 12 tháng 6
năm 1999 của Quốc hội sửa đổi bổ
sung một số điều của Luật Báo chí
Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày
21 tháng 6 năm 2012
Văn bản hợp nhất số 3198/VBHNBVHTTDL ngày 03 tháng 09 năm 2013
của Bộ văn hóa thể thao và du lịch hợp
nhất Nghị định Quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của
BLDS, luật SHTT về quyền tác giả và
quyền liên quan
Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26
tháng 4 năm 2002 của Chính phủ Quy
định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật
Báo chí và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Báo chí
Nghị định 61/2002/NĐ-CP ngày 11
tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về
chế độ nhuận bút


Luật SHTT 2005

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật SHTT

Luật Điện ảnh 2006
Luật Báo chí 1989
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của
Luật Báo chí
Luật Quảng cáo
Văn bản hợp nhất số 3198/VBHNBVHTTDL

Nghị định 51/2002/NĐ-CP

Nghị định 61/2002/NĐ-CP


Nghị định 131/2013/NĐ-CP , ngày 16
tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về
xử phạt vi phạm hành chính về quyền
tác giả, quyền liên quan
BLDS số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng
06 năm 2005
BLDS số 44-L/CTN ngày 28 tháng 10
năm 1995

Nghị định 131/2013/NĐ-CP

BLDS 2005
BLDS 1995



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG QUYỀN TÁC GIẢ
ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH PHÁT SĨNG TRÊN TRUYỀN HÌNH ....... 4
1.1. Khái quát về quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh phát sóng trên
truyền hình ............................................................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm tác phẩm điện ảnh phát sóng trên truyền hình .......................... 4
1.1.2. Khái niệm quyền tác giả ............................................................................. 7
1.1.3. Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh ................................................. 13
1.2. Khái quát về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả đối với tác phẩm điện
ảnh phát sóng trên truyền hình .......................................................................... 17
1.2.3. Sơ lược quá trình phát triển của chế định chuyển quyền sử dụng quyền
tác giả đối với tác phẩm điện ảnh ....................................................................... 17
1.2.2. Khái niệm chuyển quyền sử dụng quyền tác giả ...................................... 22
1.2.3. Các đặc điểm của việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả đối với tác
phẩm điện ảnh phát sóng trên truyền hình ......................................................... 23
1.2.4. Pháp luật về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả đối với tác phẩm điện
ảnh phát sóng trên truyền hình ........................................................................... 24
CHƢƠNG 2: THỰC TIỄN CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG QUYỀN TÁC GIẢ
ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH PHÁT SĨNG TRÊN TRUYỀN HÌNH –
HẠN CHẾ VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 33
2.1. Thực tiễn chuyển quyền sử dụng quyền tác giả đối với tác phẩm điện
ảnh phát sóng trên truyền hình .......................................................................... 33
2.1.1. Khái qt tình hình chuyển quyền sử dụng quyền tác giả đối với tác phẩm
điện ảnh phát sóng trên truyền hình hiện nay..................................................... 33
2.1.2. Thực tiễn chuyển quyền sử dụng quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh
Việt Nam phát sóng trên truyền hình ................................................................. 37



2.1.3. Thực tiễn chuyển quyền sử dụng quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh
nước ngồi phát sóng trên truyền hình ............................................................... 41
2.2. Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi chuyển quyền sử dụng quyền tác
giả với tác phẩm điện ảnh phát sóng trên truyền hình .................................... 43
2.2.1. Vấn đề bảo hộ quyền nhân thân của tác giả trong quá trình chuyển quyền
sử dụng quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh phát sóng trên truyền hình ... 43
2.2.2. Vấn đề bảo hộ quyền tài sản của tác giả/ chủ sở hữu quyền tác giả trong
quá trình chuyển quyền sử dụng quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh phát
sóng trên truyền hình .......................................................................................... 47
2.3. Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chuyển quyền sử dụng
quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh phát sóng trên truyền hình ............ 53
2.3.1. Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả
đối với tác phẩm điện ảnh phát sóng trên truyền hình ....................................... 53
2.3.2. Kiến nghị hồn thiện ................................................................................ 54
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 57


PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu thưởng thức các tác phẩm văn
học nghệ thuật của con người cũng ngày một cao và tác phẩm điện ảnh là một trong
những loại hình tác phẩm thu hút được nhiều người xem. Chuyển quyền sử dụng
một hoặc toàn bộ nội dung của quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh cho các chủ
thể khác để nhận lại các lợi ích vật chất tương xứng là một cách thức hữu hiệu để
vừa khai thác giá trị của các tác phẩm vừa khơng làm tổn hại đến quyền tác giả.
Có thể nói việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh
đã tạo ra những tác động tích cực không chỉ đối với bản thân chủ sở hữu quyền tác
giả mà còn đối với bên nhận chuyển quyền sử dụng – các đài truyền hình.
Với chủ sở hữu quyền tác giả, chuyển quyền sử dụng quyền tác giả cho các đài

truyền hình để đưa tác phẩm của mình đến với khán giả là một giải pháp hữu hiệu
về mặt kinh tế để khai thác tác phẩm điện ảnh. Bên cạnh đó, việc chuyển quyền sử
dụng quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh còn đem lại nhiều lợi ích cho bên
nhận chuyển quyền (đài truyền hình) khi khơng phải bỏ ra một chi phí q lớn để
sản xuất phim mà vẫn có được nguồn phim dồi dào, đa dạng về thể loại để phát
sóng phục vụ nhu cầu của đơng đảo khán giả xem đài. Chính vì những ưu điểm này
mà trong những năm qua, hoạt động chuyển quyền sử dụng quyền tác giả đã diễn ra
rất sơi nổi.
Nhận thức được vai trị quan trọng cả về mặt kinh tế lẫn xã hội cũng như tiềm
năng phát triển mạnh mẽ của hoạt động này trong tương lai, tác giả đã quyết định
chọn đề tài “Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh phát
sóng trên truyền hình – Lý luận và thực tiễn” để làm khóa luận tốt nghiệp với mục
đích nghiên cứu, phân tích những vấn đề mang tính chất lý luận cũng như thực tiễn
liên quan đến hoạt động trên.
Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian vừa qua đã có nhiều khóa luận, luận văn cũng như các cơng trình
nghiên cứu khoa học, các bài viết mang tính học thuật trên các tạp chí chuyên ngành
luật như tạp chí Luật học, tạp chí Khoa học pháp lý tập trung nghiên cứu, phân tích
đề tài về bảo hộ quyền tác giả. Một số nghiên cứu về đề tài này có thể kể đến như
khóa luận “Bảo hộ quyền tác giả và quyền kế cận tác phẩm âm nhạc” (2002) của
tác giả Nguyễn Thị Phương Hảo, luận văn cử nhân “Bảo hộ quyền tác giả trong
lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng” (2002) của tác giả Nguyễn Trung Trực, luận văn thạc

1


sỹ Luật học “Bảo hộ quyền tác giả trong hợp đồng sử dụng tác phẩm theo dân luật
Việt Nam” (2004) của tác giả Nguyễn Hoàng Giao, luận văn cử nhân “ Quyền tác
giả về phần mềm máy tính – những vấn đề lý luận và thực tiễn” (2005) của tác giả
Huỳnh Thành Nhân, luận văn cử nhân “Bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình

máy tính” (2007) của tác giả Võ Thị Hoàng Anh, luận văn thạc sỹ Luật học “Quyền
tác giả đối với tác phẩm kiến trúc – những vấn đề lý luận và thực tiễn” (2008) của
tác giả Đoàn Trần Diễm My, luận văn thạc sỹ Luật học “Khía cạnh thương mại liên
quan đến bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí ở Việt Nam” (2009) của
tác giả Võ Thu Trang, khóa luận tốt nghiệp “Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm
âm nhạc trong môi trường kỹ thuật số tại Việt Nam” (2013) của tác giả Trương
Trần Anh Thư, bài viết “Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật
dân gian theo pháp luật Việt Nam, một số bất cập về lý luận và giải pháp” của tác
giả Vũ Thị Phương Lan đăng trên tạp chí Luật học số11 năm 2006…
Tuy số lượng các bài viết khoa học về đề tài bảo hộ quyền tác giả là không nhỏ
nhưng các bài viết này chỉ mới tập trung nghiên cứu về các loại hình tác phẩm nhất
định như tác phẩm âm nhạc, tác phẩm báo chí, tác phẩm kiến trúc, chương trình
máy tính, tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian… mà chưa đề cập đến tác phẩm
điện ảnh và đặc biệt là tác phẩm điện ảnh phát sóng trên truyền hình. Trong bối
cảnh tác phẩm điện ảnh đang ngày càng trở nên gần gũi với khán giả và xem phim
truyền hình trở thành một hình thức giải trí phổ biến thì việc nghiên cứu vấn đề bảo
hộ quyền tác giả đối với loại hình tác phẩm này là vơ cùng cần thiết. Bên cạnh đó,
các bài viết này cũng chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với
các tác phẩm này một cách tổng quát chứ chưa đi sâu vào hoạt động chuyển quyền
sử dụng quyền tác giả - một hình thức khai thác tác phẩm rất phổ biến hiện nay.
Chính vì vậy, hướng nghiên cứu về “Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả đối với
tác phẩm điện ảnh phát sóng trên truyền hình” trên cả hai phương diện lý luận và
thực tiễn là một hướng nghiên cứu mới và có nhiều tiềm năng phát triển.
Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu hoạt động chuyển quyền sử dụng quyền tác giả
đối với tác phẩm điện ảnh phát sóng trên truyền hình trên hai phương diện lý luận
và thực tiễn, nêu ra những tồn tại liên quan đến việc bảo hộ quyền nhân thân và
quyền tài sản của tác giả/ chủ sở hữu quyền tác giả trong quá trình chuyển quyền sử
dụng. Đồng thời tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hồn thiện các
quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động này.

Trong phạm vi của một khóa luận cử nhân, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu
là hoạt động chuyển quyền sử dụng quyền tác giả đối với một dạng tác phẩm điện
2


ảnh phát sóng trên truyền hình là phim truyện phát sóng trên truyền hình diễn ra ở
Việt Nam mà chủ yếu là ở Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh.
Các phương pháp tiến hành nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện khóa luận tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích
so sánh đối chiếu để trình bày các nội dung mang tính chất lý luận ở Chương 1 và
phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp số liệu thực tế về tình hình hoạt động
chuyển quyền sử dụng quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh để phát sóng ở Đài
truyền hình thành phố Hồ Chí Minh để trình bày thực tiễn của hoạt động này ở
Chương 2.
Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Ý nghĩa khoa học: khóa luận mở ra hướng nghiên cứu về một đề tài tương đối
mới: hoạt động chuyển quyền sử dụng quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh phát
sóng trên truyền hình, đóng góp thêm vào kho tàng kiến thức về hoạt động chuyển
quyền sử dụng quyền tác giả nói chung và hoạt động chuyển quyền sử dụng quyền
tác giả đối với một loại hình tác phẩm đặc biệt – tác phẩm điện ảnh phát sóng trên
truyền hình.
Khơng những mang ý nghĩa về khoa học, khóa luận về đề tài này cịn có giá trị
ứng dụng rất cao trong thực tế. Những nội dung được trình bày trong khóa luận có
thể được ứng dụng trong các quan hệ chuyển quyền sử dụng quyền tác giả đối với
tác phẩm điện ảnh phát sóng trên truyền hình, đem đến cho các chủ thể tham gia
vào quan hệ những kiến thức pháp lý về quyền tác giả trong lĩnh vực này.
Bố cục của khóa luận
Khóa luận gồm có hai chương:
Chương 1: Lý luận về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả đối với tác phẩm điện
ảnh phát sóng trên truyền hình.

Chương 2: Thực tiễn chuyển quyền sử dụng quyền tác giả đối với tác phẩm điện
ảnh phát sóng trên truyền hình – Những hạn chế và hướng hồn thiện.

3


CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG QUYỀN
TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH PHÁT SÓNG TRÊN
TRUYỀN HÌNH
1.1. Khái quát về quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh phát sóng trên
truyền hình
1.1.1. Khái niệm tác phẩm điện ảnh phát sóng trên truyền hình
Trong suốt q trình tồn tại và phát triển, bên cạnh hoạt động sản xuất những giá
trị vật chất để đáp ứng các nhu cầu sinh học, hoạt động sáng tạo ra những giá trị văn
hóa, nghệ thuật để phục vụ cho đời sống tinh thần cũng đóng một vai trị vơ cùng
quan trọng đối với xã hội loài người. Kết quả của q trình sáng tạo ấy chính là tác
phẩm.
Trong lĩnh vực pháp lý, khái niệm tác phẩm với tính chất là một đối tượng
quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng đã được ghi nhận trong
pháp luật nhiều quốc gia.
Trong Luật SHTT của Việt Nam, tác phẩm được ghi nhận là “sản phẩm sáng tạo
trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện
hay hình thức nào”1.
Tương tự, Luật Bản quyền của Liên bang Thụy Sỹ ghi nhận tác phẩm là “các
sáng tạo trí tuệ trong lĩnh vực văn học nghệ thuật mang tính cách cá nhân, bất kể giá
trị hoặc mục đích”2.
Khơng chỉ trong pháp luật sở hữu trí tuệ của từng quốc gia, khái niệm tác phẩm
cịn được quy định trong điều ước quốc tế, theo đó tác phẩm văn học nghệ thuật là
“các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật bất kỳ được biểu
hiện theo phương thức hay dưới hình thức nào”3.

Như vậy, tuy được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng tựu chung lại thì
“tác phẩm” là sản phẩm sáng tạo của con người trong lĩnh vực văn học, khoa học,
nghệ thuật được thể hiện dưới một hình thức nhất định và mang dấu ấn cá nhân của
người sáng tạo ra nó.
Một tác phẩm ln có các đặc điểm sau đây:

1

Khoản 2 Điều 1 của Luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật sở hữu trí tuệ.
2

Khoản 1 Điều 2 Luật Bản quyền Liên bang Thụy Sỹ.

3

Khoản 1 Điều 2 Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật.

4


Thứ nhất, tác phẩm mang tính sáng tạo của người sáng tác ra nó hay nói cách
khác tác phẩm ln có tính ngun gốc. Điều này có nghĩa là “tác phẩm phải bắt
nguồn từ sự lao động của tác giả”4, “quyền tác giả không bảo hộ ý tưởng hay những
sự kiện thực tế mà bảo hộ cách thức độc đáo diễn đạt chúng”5. Tuy nhiên tác phẩm
không bắt buộc phải mang tính mới bởi lẽ khi sáng tác, tác giả hồn tồn có thể kế
thừa, tiếp thu có chọn lọc từ các tác phẩm có trước để sáng tạo ra tác phẩm của
mình. Điều kiện để một sản phẩm tinh thần được công nhận là “tác phẩm là mang
dấu ấn cá nhân của người tạo ra nó. Nói cách khác đó là một sản phẩm mà tính độc
đáo của nó làm nên giá trị”6.

Thứ hai, tác phẩm là những sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa
học. “Khác với những sáng tạo trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được tạo ra nhằm
mục đích giải quyết các nhiệm vụ kỹ thuật, mỹ thuật với tính thương mại rất cao
được đặt ra trong quá trình sản xuất sản phẩm cơng nghiệp bằng tiến trình máy móc
thay cho phương pháp thủ công truyền thống, sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ
thuật nói chung là nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần về văn hóa, tình cảm, nhận thức,
hiểu biết”7.
Thứ ba, tác phẩm là sự sáng tạo được thể hiện bởi một hình thức nhất định.
“Hình thức thể hiện của tác phẩm” được quy định khác nhau ở các văn bản pháp
luật. “Theo quy định của cơng ước Berne thì hình thức thể hiện của tác phẩm khơng
chỉ giới hạn trong các hình thức vật chất mà cả các hình thức khác miễn là cơng
chúng có thể biết được sự tồn tại của tác phẩm đó”8. Tuy nhiên trong pháp luật sở
hữu trí tuệ của một số quốc gia có thể có những quy định riêng, theo đó tác phẩm
phải được thể hiện ra dưới một hình thức vật chất nhất định9.

4

Cục sở hữu trí tuệ (2005), Cẩm nang sở hữu trí tuệ, Nxb. Hà Nội, tr.42.

5

Richard Stim (2007), Patent, copyright & trademark, Consolidated printers, United States, pp 186.

6

Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình luật sở hữu trí tuệ, Nxb. Hồng Đức, TP. Hồ Chí
Minh, tr.100.
7

Kiều Thanh (2001),“Những khác biệt cơ bản giữa 2 lĩnh vực của sở hữu trí tuệ”, Luật học, (02) ,tr. 48-54.


8

Vũ Thị Phương Lan (2005), “Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật”, Luật học
(06), tr.34.
9

Khoản 1 Điều 739 BLDS số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 và Khoản 5 Điều 4 Văn bản hợp
nhất số 3198/VBHN-BVHTTDL ngày 03 tháng 09 năm 2013 của Bộ văn hóa thể thao và du lịch hợp nhất
Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLDS, luật SHTT về quyền tác giả và
quyền liên quan.

5


Tác phẩm điện ảnh là một dạng tác phẩm. Trong pháp luật Việt Nam, “tác phẩm
điện ảnh” được ghi nhận là “sản phẩm nghệ thuật được biểu hiện bằng hình ảnh
động kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ
điện ảnh”10. Khái niệm này tương đồng với khái niệm trong pháp luật Hoa Kỳ là
“các tác phẩm nghe nhìn bao gồm một loạt các hình ảnh liên quan, khi được chiếu
một cách liên tục, chúng gây ấn tượng về sự chuyển động, cùng với các âm thanh,
nếu có”11. Như vậy, về cơ bản một tác phẩm được thể hiện dưới hình thức “một
chuỗi các ảnh chụp liên hệ với nhau và tạo ra cảm giác chuyển động khi chiếu, có
hoặc khơng có âm thanh kèm theo”12 được xem là tác phẩm điện ảnh. Tác phẩm
điện ảnh là một dạng của tác phẩm văn học nghệ thuật với một hình thức biểu hiện
nhất định – tác động đến giác quan của con người bằng hình ảnh động và âm thanh,
và do vậy đây cũng là một đối tượng cuả sở hữu trí tuệ được thừa nhận trong pháp
luật nhiều quốc gia và điều ước quốc tế13.
Tác phẩm điện ảnh với tính chất là một loại hình tác phẩm cũng mang đầy đủ
các đặc trưng của tác phẩm đã trình bày ở phần trên. Tuy nhiên bản thân loại hình

tác phẩm này cũng có những đặc trưng nhất định.
Đặc trưng quan trọng nhất của tác phẩm điện ảnh là một tác phẩm điện ảnh hoàn
chỉnh đòi hỏi sự tham gia của nhiều chủ thể qua nhiều giai đoạn khác nhau mà trong
mỗi giai đoạn thì từng chủ thể có một vai trị riêng khơng thể thay thế. Phần đóng
góp của các chủ thể là khơng thể tách biệt và có mức độ quan trọng như nhau trong
việc cho ra đời một tác phẩm điện ảnh hoàn chỉnh. Các chủ thể này bao gồm đạo
diễn phim, biên kịch phim, quay phim, dựng phim, nhạc nền, thiết kế mỹ thuật, thiết
kế âm thanh, thiết kế ánh sáng mỹ thuật trường quay, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo…Một
đặc trưng khác của tác phẩm điện ảnh đó là tác phẩm điện ảnh trong một số trường
hợp có thể ra đời trên cơ sở một tác phẩm khác (phim được chuyển thể từ tác phẩm
văn học). Do vậy, quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh có mối quan hệ nhất định
đối với quyền tác giả của tác phẩm dùng để chuyển thể. Dù vậy Công ước Berne
vẫn xem tác phẩm điện ảnh là một tác phẩm gốc với điều kiện nó khơng vi phạm
quyền tác giả của các tác phẩm đã dùng để phóng tác hay sao chép và công ước

10

Khoản 2 Điều 4 Luật điện ảnh số 62/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Quốc hội.

11

Điều 101 Luật Quyền tác giả Hoa Kỳ.

12

Vụ pháp luật quốc tế, tlđd, tr.98.

13

Xem khoản 5 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ; Điều 2 Cơng ước

Berne; Điều 102 Luật Quyền tác giả Hoa Kỳ; Điều 10 Luật Quyền tác giả Nhật Bản.

6


cũng thừa nhận người sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh được hưởng
những quyền giống như tác giả của tác phẩm gốc.
Tác phẩm điện ảnh bao gồm phim và các loại hình tương tự khác. Phim được
phân thành nhiều loại khác nhau dựa trên các tiêu chí như nội dung (phân chia thành
phim tài liệu, phim truyện, phim khoa học, phim hoạt hình); cách thức sản xuất, lưu
trữ và truyền đạt đến người xem (gồm phim nhựa, phim video, phim truyền hình)…
Phim truyền hình là phim được sản xuất bằng phương tiện, kỹ thuật video được
ghi trên băng từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình khác để phát trên sóng truyền hình14.
Khác với phim chiếu rạp hay phim video, phim truyền hình tiếp cận người xem qua
sóng truyền hình và do vậy có mức độ phổ biến cao hơn.
Trong nội dung khoá luận này, thuật ngữ “tác phẩm điện ảnh” được sử dụng với
ý nghĩa hẹp hơn – đồng nhất với khái niệm “phim” mà cụ thể là phim truyện.
Như vậy, thuật ngữ “tác phẩm điện ảnh được phát sóng trên truyền hình” ở đây
được hiểu theo nghĩa là phim truyện phát trên sóng truyền hình (phim truyện truyền
hình).
1.1.2. Khái niệm quyền tác giả
Thuật ngữ “quyền tác giả” hiểu một cách khái quát nhất là quyền của tác giả đối
với tác phẩm của mình15. Đây là “các quyền mà luật pháp dành cho chủ sở hữu tác
phẩm đã được bảo hộ - thường được mô tả là các “độc quyền” cho phép người khác
sử dụng tác phẩm của mình”16. Quyền tác giả phát sinh từ thời điểm tác phẩm “ra
đời”- nghĩa là từ khi tác phẩm được biểu hiện ra bên ngoài bằng một hình thức nhất
định, dù rằng tác phẩm đó đã cơng bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng
ký bảo hộ17. Đây cũng là đặc điểm phân biệt việc bảo hộ quyền tác giả với lĩnh vực
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp – lĩnh vực anh em của bảo hộ quyền tác giả. “Đặc
điểm này của quyền tác giả xuất phát từ tính duy nhất hay tính nguyên gốc của tác

phẩm văn học và nghệ thuật bởi lẽ các tác phẩm này chỉ có thể được cảm thụ qua sự

14

Khoản 3 Điều 4 Luật Điện ảnh 2006.

15

Khoản 2 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT: Quyền tác giả là quyền của tổ
chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
16

Cục sở hữu trí tuệ, tlđd, tr.43.

17

Xem Khoản 1 Điều 3, Khoản 2 Điều 5 Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật;
Khoản 2 Điều 17 Luật Quyền tác giả Nhật Bản; Khoản 1 Điều 6 luật SHTT 2005.

7


thể hiện tác phẩm và chúng thường gắn với cảm xúc của tác giả nên không thể lặp
lại một cách y hệt ở người khác” 18.
Nội dung quyền tác giả bao gồm quyền tài sản và quyền nhân thân. Trong khoa
học pháp lý, quyền tác giả thường được biết đến qua hai thuật ngữ “copyright” – sử
dụng phổ biến trong hệ thống pháp luật Anh – Mỹ và “droit de’auteur” – sử dụng
chủ yếu trong hệ thống pháp luật các nước Pháp, Đức.
Từ “copyright” trong tiếng Anh có nghĩa chính xác là quyền sao chép. Như vậy,
khi nhắc đến quyền tác giả, các nước trong hệ thống Anh – Mỹ chú trọng vào quyền

mang giá trị vật chất của tác giả đối với tác phẩm của mình (quyền cho phép sao
chép tác phẩm để hưởng nhuận bút). Điều này có nghĩa trong pháp luật các nước
naỳ, quyền tác giả được đặc trưng bởi yếu tố quyền tài sản.
Trong khi đó, hệ thống pháp luật của các nước Pháp, Đức khi đề cập đến quyền
tác giả thường dùng từ “droit de’auteur” – quyền của tác giả với hàm ý nhấn mạnh
đến yếu tố quyền nhân thân của tác giả , một khái niệm chịu ảnh hưởng bởi sự phát
triển của tư tưởng xã hội châu Âu. Như vậy, “các nước này chú trọng bảo vệ thế
giới trí tuệ của tác giả, hay nói cách khác là chú trọng vào những quan điểm và triết
lý của tác giả hơn là việc làm tăng giá trị vật chất của tác phẩm bằng việc xuất bản
và bán nhiều bản sao” 19.
Có thể thấy quan niệm quyền tác giả với hai thành tố riêng biệt là quyền tài sản
và quyền nhân thân được hình thành đầu tiên trong hệ thống pháp luật châu Âu lục
địa và hiện nay đã trở nên thông dụng trong lĩnh vực khoa học pháp lý. Tuy nhiên
việc sử dụng thuật ngữ “quyền tác giả”trong một số ngữ cảnh nhất định có sự trùng
lắp với “quyền tài sản” – một nội dung của quyền tác giả20. Trong phạm vi nghiên
cứu của khoá luận này, thuật ngữ “quyền tác giả” được sử dụng theo nghĩa rộng hơn
– tức bao gồm cả quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm của
mình, đây cũng là cách hiểu được ghi nhận trong pháp luật SHTT của Việt Nam21.

18

Vũ Thị Phương Lan, tlđd, tr.35.

19

Tamotsu Hazumi (2004), Cẩm nang quyền tác giả châu Á, Nxb. Kim Đồng, TP. Hồ Chí Minh, tr.21.

20

Trong pháp luật SHTT Nhật Bản, thuật ngữ “quyền tác giả” được sử dụng với ý nghĩa tương tự như “quyền

tài sản” (điều 17 luật Quyền tác giả Nhật Bản: Tác giả được thụ hưởng quyền quy định tại khoản 1 điều 18,
khoản 1 điều 19 và khoản 1 điều 20 (sau đây gọi là 「quyền nhân thân tác giả」.) cũng như quyền quy định
từ điều 21 đến 28 (sau đây gọi là 「quyền tác giả」).
21

Khoản 1 Điều 738 BLDS 2005 và Điều 18 Luật SHTT 2005: Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại
Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

8


Quyền nhân thân của tác giả
Như đã trình bày ở phần trên, khái niệm “quyền nhân thân của tác giả” trước đây
không tồn tại trong hệ thống pháp luật Anh – Mỹ mà chỉ mới xuất hiện trong thời
gian gần đây. Hiểu một cách chung nhất thì quyền nhân thân của tác giả với tác
phẩm là những quyền năng gắn liền với tác giả, không thể chuyển giao cho chủ thể
khác22. Tuỳ theo pháp luật sở hữu trí tuệ của từng quốc gia mà nội dung quyền nhân
thân của tác giả có thể khác nhau. Thơng thường để phục vụ cho mục đích nghiên
cứu thì quyền nhân thân của tác giả được chia thành hai nhóm chính là quyền nhân
thân gắn với tài sản và quyền nhân thân không gắn với tài sản.
Quyền nhân thân gắn với tài sản là những quyền nhân thân là cơ sở để chủ thể
quyền thực hiện các quyền về tài sản khác (quyền công bố tác phẩm).
Quyền nhân thân không gắn với quyền tài sản là những quyền gắn liền với cá
nhân tác giả và không thể chuyển cho người khác (quyền đặt tên, đứng tên tác
phẩm, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm).
Tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể mà pháp luật sở hữu trí tuệ của mỗi quốc
gia có các quy định khác nhau về nội dung quyền nhân thân của tác giả với tác
phẩm nhưng tổng quát lại thì quyền nhân thân của tác giả bao gồm các nội dung
chính sau23:
Quyền cơng bố tác phẩm (quyền bảo hộ tác phẩm không bị công bố trái phép)

“Công bố” hiểu theo nghĩa cơ bản nhất là hoạt động thông báo cho mọi người
cùng biết về một thông tin hay sự kiện nào đó. Trong pháp luật sở hữu trí tuệ, thuật
ngữ “công bố” được hiểu theo nghĩa hẹp hơn: công bố là hoạt động phân phối bản
sao của tác phẩm đến công chúng24.
Quyền công bố tác phẩm là quyền quyết định của tác giả việc công bố hay
không công bố đối với tác phẩm của mình. Quyền cơng bố tuy khơng được ghi nhận
chính thức trong cơng ước Berne nhưng được quy định khá phổ biến trong pháp luật
sở hữu trí tuệ của các quốc gia25. Đối với pháp luật SHTT Việt Nam, các nhà làm
luật xác định “quyền công bố tác phẩm là quyền lợi tinh thần vì mọi hành vi công
bố tác phẩm đều không được ảnh hưởng đến danh dự, tiếng tăm của tác giả. Quyền

22

Cách hiểu này thống nhất với quy định của pháp luật Việt Nam: xem điều 24 BLDS 2005.

23

Tamotsu Hazumi, tlđd, tr.30.

24

Xem Khoản 2 Điều 22 Văn bản hợp nhất số 3198/VBHN-BVHTTDL; Điều 101 luật Quyền tác giả Hoa
Kỳ.
25

Xem Điều 19 Luật SHTT 2005; Điều 18 Luật Quyền tác giả Nhật bản.

9



này là cơ sở pháp lý để tác giả bảo vệ danh dự của mình khi có người khác xâm hại
do cơng bố tác phẩm của mình”26. Mặt khác, xét về mặt thực tế thì “khi tác giả
quyết định bán tác phẩm của mình cũng có nghĩa tác giả đã có ý chí quyết định
cơng bố, phổ biến tác phẩm của mình. Như vậy sau khi phổ biến thì tác phẩm trở
thành một dạng tài sản, tài sản này được chuyển cho người thứ ba. Người này được
toàn quyền sử dụng và khai thác với điều kiện phải tôn trọng sự tồn vẹn của tác
phẩm. Do đó thực sự thì quyền công bố, phổ biến tác phẩm vẫn là của tác giả mà
không hề được chuyển giao cho người thứ ba”27.
Một điểm cần lưu ý là tuy quyền công bố, phổ biến tác phẩm gắn liền với tác giả
nhưng pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam cho phép tác giả hoặc chủ thể khác được
sự đồng ý của tác giả thực hiện quyền này28.
Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút
danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng
Quyền đứng tên, được nêu tên khi tác phẩm được công bố, sử dụng là một trong
những quyền nhân thân của tác giả với tác phẩm được ghi nhận trong công ước
Berne cũng như pháp luật sở hữu trí tuệ của nhiều quốc gia. Theo đó, quyền đứng
tên, được nêu tên của tác giả là quyền tùy ý lựa chọn đứng tên như thế nào với tác
phẩm: tác giả có thể đứng tên thật hoặc bút danh, bí danh hay thậm chí khơng đứng
tên đối với tác phẩm. Tuy nhiên, việc đứng tên trên tác phẩm hồn tồn khơng ảnh
hưởng đến việc hưởng các quyền lợi đối với tác phẩm của tác giả. Điều này có
nghĩa là “dù khơng nêu tên của mình hoặc chỉ đứng bút danh, bí danh trong tác
phẩm thì quyền lợi của tác giả vẫn được bảo vệ, miễn là sau khi tác phẩm được
công bố, phổ biến, sử dụng, tác giả chứng minh được tác phẩm đó là do mình sáng
tạo ra và có quyền u cầu người sử dụng phải thực hiện các nghĩa vụ đối với quyền
của mình”29. Quyền đứng tên, yêu cầu được nêu tên trong tác phẩm của tác giả là
quyền nhân thân gắn liền với tác giả và không thể chuyển dịch.
Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm
Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm là một trong những quyền nhân thân cơ
bản của tác giả bởi lẽ tác phẩm là thành quả của quá trình sáng tạo, lao động trí óc


26

Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình luật sở hữu trí tuệ, Nxb. CAND, Hà Nội, tr.62.

27

Lê Quang Vy (2010), Thường thức về quyền tác giả & quyền liên quan trong luật sở hữu trí tuệ, Nxb. Trẻ,
TP. Hồ Chí Minh, tr. 42.
28

Điều 19 Luật SHTT 2005.

29

Trường Đại học Luật Hà Nội, tlđd, tr.61.

10


của tác giả, là “đứa con tinh thần” của người đã tạo ra nó, do vậy mọi hành vi tác
động đến nội dung tác phẩm (bao gồm sửa chữa, cắt xén) nhất thiết phải được sự
đồng ý của tác giả. Mặt khác, sự thống nhất về nội dung của tác phẩm là điều kiện
tiên quyết bảo đảm ý tưởng của tác giả được thể hiện một cách chính xác và đầy đủ
nhất ra thế giới bên ngoài. Bất cứ hành vi tác động dù ít hay nhiều đến nội dung tác
phẩm đều có thể làm cho ý tưởng sáng tạo ban đầu của tác giả bị thay đổi. Vì vậy,
chỉ có tác giả mới có quyền sửa đổi, bổ sung nội dung tác phẩm và cho phép người
khác sửa đổi, bổ sung nội dung tác phẩm của mình.
Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm là quyền nhân thân gắn liền với tác giả.
Điều này có nghĩa là tác giả ln có quyền u cầu người phổ biến tác phẩm không
được sửa đổi nội dung tác phẩm kể cả khi đã chuyển nhượng quyền tác giả cho

người khác. Một điểm cần lưu ý là sự toàn vẹn của tác phẩm liệu có mang tính tuyệt
đối (cả về nội dung truyền đạt và phương thức thể hiện) hay không? Về vấn đề này
hiện nay có hai quan điểm khác nhau: Quan điểm thứ nhất cho rằng sự toàn vẹn của
tác phẩm là tuyệt đối, do vậy mọi hành vi chỉnh sửa tác phẩm dù là nhỏ nhất cũng
phải được sự đồng ý của tác giả. Kể cả khi “các chuẩn mực xã hội, thậm chí cả từ
vựng và chính tả mà chúng ta sử dụng thay đổi theo thời gian và Nhà xuất bản hay
những người biên tập muốn sửa đổi một tác phẩm cho dễ đọc hơn thì việc sửa đổi
này chỉ có thể thực hiện khi đã thơng báo cho tác giả và được tác giả đồng ý”30.
Khác với cách hiểu sự toàn vẹn của tác phẩm là một thể thống nhất về nội dung lẫn
phương thức thể hiện, quan điểm thứ hai cho rằng quyền bảo vệ sự toàn vẹn này chỉ
liên quan đến “nội dung tác phẩm” chứ không nhắc đến “phương thức thể hiện” tác
phẩm31. Điều này có nghĩa là “những tác động đến nội dung tác phẩm về phương
thức nhằm khiến cho tác phẩm trở nên phù hợp với mục đích sử dụng nhưng khơng
làm thay đổi nội dung của tác phẩm thì khơng bị xem là xâm phạm quyền tác giả”32.
Những thay đổi này có “giới hạn nhất định là danh dự, uy tín của tác giả”33– đây là
quan điểm được vận dụng rộng rãi trong thực tiễn áp dụng pháp luật sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên sửa đổi đến giới hạn nào để xem là không làm ảnh hưởng đến nội dung
30

Tamotsu Hazumi, tlđd, tr.31.

31

Lê Nết, tlđd, tr.62.

32

Ví dụ: một bộ phim chuyển đến đài truyền hình để phát sóng có thể bị ban biên tập cắt bớt một số phần để
có độ dài phù hợp với thời lượng cho phép lên sóng. Hành vi này khơng bị xem là xâm phạm quyền tác giả
miễn là phần cắt bớt này không làm thay đổi nội dung của phim.

33

Vụ pháp luật quốc tế (2005), Bình luận về quyền tác giả theo pháp luật Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội,
tr. 66.

11


tác phẩm vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Theo quan điểm của tác giả sự toàn
vẹn của tác phẩm nên được hiểu theo hướng là một thể thống nhất cả về nội dung
lẫn phương thức thể hiện vì mỗi tác phẩm hồn chỉnh là thành quả sáng tạo nghệ
thuật của tác giả, nó chứa đựng thơng điệp mà tác giả muốn truyền đạt đến người
xem. Bất cứ sự chỉnh sửa nào dù là nhỏ nhất đều có thể làm sai lệch chủ ý ban đầu
của tác giả cho dù bản thân người chỉnh sửa không thấy được sự ảnh hưởng này. Vì
thế mọi hành vi sửa chữa, làm thay đổi tác phẩm so với ban đầu mà không được sự
đồng ý của tác giả đều xem là vi phạm quyền tác giả.
Quyền tài sản của tác giả
Khác với quyền nhân thân của tác giả đối với tác phẩm là những quyền gắn liền
với tác giả và không thể chuyển giao cho chủ thể khác bất kể tác phẩm đó có được
chuyển giao hay khơng, quyền tài sản đối với tác phẩm có thể thuộc về tác giả hoặc
chủ thể khác (chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả).
Về cách tiếp cận khái niệm “quyền tài sản” hiện nay trong lĩnh vực khoa học
pháp lý có hai quan điểm chính: quyền tài sản với tính chất là một nội dung của
quyền sở hữu đối với đối tượng sở hữu trí tuệ (tác phẩm) và quyền tài sản với tính
chất là một loại tài sản.
Với cách tiếp cận quyền tài sản là một nội dung trong quyền sở hữu đối với tác
phẩm, quyền tài sản đối với tác phẩm được hiểu là quyền khai thác các lợi ích vật
chất từ tác phẩm đó (một quyền năng mà chủ sở hữu thực hiện đối với tài sản của
mình – tác phẩm)34.
Cách tiếp cận quyền tài sản đối với tác phẩm là một dạng tài sản được sử dụng

khá phổ biến.Trong pháp luật Việt Nam, quyền sở hữu trí tuệ được xem là một loại
tài sản35, do vậy “quyền tác giả - một bộ phận của quyền sở hữu trí tuệ cũng là một
dạng tài sản dưới hình thức quyền tài sản”36. Nói cách khác, quyền tài sản đối với
tác phẩm là“những lợi ích vật chất có được từ tác phẩm mà tác giả, chủ sở hữu
quyền tác giả có quyền được hưởng, bao gồm: hưởng nhuận bút, hưởng thù lao khi

34

Ví dụ: theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, chủ thể muốn khai thác, sử dụng tác phẩm phải
xin phép và trả nhuận bút, thù lao hay các lợi ích vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả (Khoản 3 Điều
19 Luật SHTT 2005).
35

Xem Điều 181, 163 BLDS 2005.

36

Trần Lê Hồng (2012), “Một số vấn đề về tài sản trí tuệ nhìn từ góc độ khoa học pháp lý và vấn đề hoàn
thiện pháp luật Việt Nam”, Khoa học pháp lý, (02), tr. 23.

12


tác phẩm được sử dụng, hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác
phẩm”37.
Nội dung quyền tài sản của tác giả được ghi nhận trong các điều ước quốc tế và
pháp luật quốc gia về sở hữu trí tuệ tuy có những điểm khác biệt nhưng thông
thường các hành vi sử dụng tác phẩm quan trọng nhất bao gồm38:
Sao chép và phân phối, bán tác phẩm: hành vi sao chép có thể là sao chép tồn
bộ hay một phần tác phẩm. Sao chép có thể tiến hành dưới dạng trực tiếp (thu băng

đĩa, sao phần mềm trên ổ cứng) hay dưới dạng gián tiếp (dùng máy quay để ghi
hình một bộ phim, một buổi hồ nhạc).
Phổ biến, phát thanh, truyền hình: bao gồm các hành vi trình diễn, phân phối tác
phẩm đến một lượng đáng kể người sử dụng.
Dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, tuyển tập, chú giải (làm tác phẩm phái
sinh).
Như vậy, một cách tổng quát thì quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và
quyền tài sản đối với tác phẩm. Các quyền tài sản mang đến cho tác giả, chủ sở hữu
quyền tác giả các lợi ích vật chất trong khi các quyền nhân thân lại liên quan đến
các giá trị tinh thần như uy tín, danh dự của tác giả. Quyền tác giả đối với tác phẩm
điện ảnh về cơ bản cũng bao gồm hai nội dung này. Tuy nhiên, xuất phát từ những
đặc trưng của tác phẩm điện ảnh mà quyền tác giả đối với loại tác phẩm này cũng
có những đặc điểm riêng.
1.1.3. Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh
Do những đặc điểm của tác phẩm điện ảnh đã phân tích ở mục 1.1.1 mà cách
xác định chủ thể quyền cũng như nội dung quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh
có sự khác biệt so với các tác phẩm khác. Tác phẩm điện ảnh ra đời không chỉ trên
cơ sở thành quả lao động sáng tạo của đạo diễn, biên kịch, quay phim…mà còn cần
một sự đầu tư về tài chính nhất định. Do đó, pháp luật SHTT của nhiều quốc gia đã
quy định chủ thể đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật (thường gọi là nhà sản
xuất phim39) được hưởng các quyền tài sản (quyền sao chép, phân phối, trình chiếu,
tác phẩm…) và cả quyền nhân thân gắn với tài sản (quyền công bố tác phẩm)40.
37

Trường Đại học Luật Hà Nội, tlđd số 22, tr.62.

38

Li Jiahao (1998) Introduction to Intellectual Property, WIPO-UNDP-NOIP Seminar 18/5/1998.


39

Film producer.

40

Điều 21, 39, Luật Sở hữu trí tuệ 2005; Khoản 3 Điều 740 BLDS 2005; Điều 29 Luật Quyền tác giả Nhật
Bản.

13


Quy định như vậy là hợp lý bởi lẽ một khi đầu tư tài chính vào một bộ phim, các
chủ thể hẳn nhiên đều mong muốn thu được lợi nhuận từ bộ phim ấy. Mặt khác, một
tác phẩm điện ảnh dù có kịch bản hay, đạo diễn giỏi nhưng nếu khơng có đủ kinh
phí để thực hiện thì cũng khơng thể định hình và truyền đạt đến cơng chúng. Do
vậy, quy định chủ đầu tư sản xuất tác phẩm điện ảnh được sở hữu những nội dung
của quyền tác giả liên quan đến lợi ích vật chất là phù hợp với vai trò của nhà sản
xuất đối với sự ra đời của tác phẩm điện ảnh.
Như đã trình bày ở trên, bên cạnh yếu tố vật chất – kỹ thuật để định hình thì sự
ra đời của một tác phẩm điện ảnh cịn địi hỏi sự góp sức sáng tạo của nhiều chủ thể
khác. Một tác phẩm điện ảnh hoàn chỉnh là tổng hợp thành quả lao động trí tuệ của
biên kịch, đạo diễn phim, thiết kế mĩ thuật trường quay, quay phim… Mỗi chủ thể
kể trên đều đóng góp cơng sức của mình vào tác phẩm điện ảnh đó và vì thế họ
được hưởng các quyền nhân thân của tác giả (quyền đặt tên, đứng tên tác phẩm,
quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm)41. Ngoài ra các chủ thể này còn được
hưởng tiền nhuận bút, thù lao hay các lợi ích vật chất khác từ chủ sở hữu quyền tác
giả của tác phẩm điện ảnh42.
Trong pháp luật SHTT Việt Nam, một vấn đề cần lưu ý đó là việc xác định tư
cách pháp lý và phạm vi hưởng quyền của các chủ thể đóng góp cơng sức lao động

sáng tạo để tạo ra tác phẩm điện ảnh.
Trước khi Luật SHTT 2005 ra đời, các quy định về quyền sở hữu trí tuệ được
ghi nhận ở phần thứ sáu BLDS 1995. Theo đó tác giả của tác phẩm điện ảnh bao
gồm: đạo diễn, tác giả kịch bản, người quay phim, người dựng phim, nhạc sỹ, hoạ
sỹ 43. Những người này được xem là đồng tác giả của tác phẩm điện ảnh và xét từ
giác độ tính thống nhất của tác phẩm điện ảnh thì những đồng tác giả này sở hữu
các quyền của tác giả theo chế định sở hữu chung hợp nhất, nghĩa là các đồng tác
giả này được hưởng quyền và định đoạt các quyền theo chế định đồng sở hữu chung
hợp nhất đối với toàn bộ tác phẩm điện ảnh44.
Sau khi BLDS 2005 và Luật SHTT 2005 ra đời, việc xác định tư cách pháp lý
của các chủ thể trên đã có sự thay đổi. Theo Khoản 1 Điều 21 Luật SHTT 2005 thì
các chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất ra một tác phẩm điện ảnh bao gồm: đạo
41

Khoản 1 Điều 21 Luật SHTT 2005.

42

Khoản 3 Điều 21 Luật SHTT 2005.

43

Xem Điều 758 BLDS số 44-L/CTN ngày 28 tháng 10 năm 1995.

44

Vụ pháp luật quốc tế, tlđd, tr.99 - 101.

14



diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế
âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật trường quay, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các cơng việc
có tính sáng tạo khác. Vậy các chủ thể này có được xem là đồng tác giả đối với tác
phẩm điện ảnh không và phạm vi hưởng quyền của họ như thế nào? Khái niệm
“đồng tác giả” không được ghi nhận trong luật SHTT 2005 mà quy định trong
BLDS 2005, theo đó thì “đồng tác giả là hai người hoặc nhiều người cùng sáng tạo
ra tác phẩm"45. Như vậy, BLDS 2005 không quy định cụ thể sự sáng tạo của nhiều
người vào một tác phẩm điện ảnh có phải cùng thuộc một lĩnh vực hay khơng hay
chỉ cần có đóng góp vào tác phẩm đó là đủ, bất kể phần đóng góp thuộc các lĩnh
vực khác nhau thì có thể xem là đồng tác giả của tác phẩm điện ảnh. Vấn đề này đã
được làm rõ tại Văn bản hợp nhất số 3198/VBHN-BVHTTDL hợp nhất Nghị định
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLDS, luật Sở hữu trí tuệ
về quyền tác giả và quyền liên quan : các chủ thể tham gia vào quá trình sáng tạo ra
tác phẩm điện ảnh được gọi là tập thể tác giả46. Theo cách hiểu này thì tác phẩm
điện ảnh khơng phải là một tác phẩm chung bởi lẽ phần đóng góp sáng tạo của các
chủ thể thuộc các lĩnh vực khác nhau và giữa các phần đóng góp này khơng có mối
liên hệ ràng buộc chặt chẽ, do đó chúng có thể tồn tại một cách độc lập bên ngoài
tác phẩm điện ảnh47 và vì thế các chủ thể đóng góp khơng thể xem là đồng tác giả
của tác phẩm điện ảnh (cách hiểu này cũng phù hợp với khái niệm “đồng tác giả”
ghi nhận trong Luật Quyền tác giả của Hoa Kỳ48). Thay vào đó, tác phẩm điện ảnh
được xem là một tác phẩm tập thể (được hình thành từ cơng sức lao động của nhiều
chủ thể) mà trong đó mỗi chủ thể chỉ là tác giả của phần sáng tạo theo lĩnh vực sáng
tạo của riêng mình và do vậy quyền của mỗi tác giả trong tác phẩm chỉ liên quan và
giới hạn trong lĩnh vực mà họ đã sáng tạo49. Như vậy, tuy không được xem là đồng

45

Điều 736 BLDS 2005.


46

Điều 19 Văn bản hợp nhất số 3198/VBHN-BVHTTDL: Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm
sân khấu: Tác phẩm điện ảnh, sân khấu được sáng tạo bởi tập thể tác giả. Những người tham gia sáng tạo tác
phẩm điện ảnh, sân khấu quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Sở hữu trí tuệ được hưởng các quyền nhân
thân đối với phần sáng tạo của mình theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ.
47

Ví dụ như bài hát “Bài ca đất phương Nam” vốn là nhạc nền cho bộ phim “Đất phương Nam” nhưng sau
này được công chúng biết đến rộng rãi như một bài hát độc lập.
48

Điều 101 Luật Quyền tác giả Hoa Kỳ: “Tác phẩm đồng tác giả” là các tác phẩm được sáng tạo bởi hai
hoặc nhiều tác giả với chủ ý là sự đóng góp của họ được kết hợp thành các phần không thể tách rời và phụ
thuộc lẫn nhau trong một tổng thể hoàn chỉnh.
49

Phạm Văn Tuyết (2009), “Về khái niệm tác giả và đồng tác giả của tác phẩm”, Luật học, (01), tr. 43-47.

15


tác giả nhưng mỗi chủ thể lại là tác giả của phần lĩnh vực do họ sáng tạo để hoàn
thành tác phẩm đó, vì thế họ có các quyền nhân thân và các quyền khác theo thoả
thuận với chủ sở hữu quyền tác giả đối với phần sáng tạo của mình50 (ví dụ như
quyền bảo vệ sự tồn vẹn của tác giả bản nhạc nền phim chỉ liên quan đến nhạc nền
của phim, theo đó họ chỉ có quyền cho phép/ không cho phép người khác cắt xén,
sửa chữa phần nhạc nền mà hồn tồn khơng có quyền đối với các phần khác của bộ
phim).
Về thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh (quyền nhân thân

gắn với tài sản và quyền tài sản, quyền nhân thân không gắn với tài sản của tác giả
với tác phẩm điện ảnh được bảo hộ vô thời hạn tương tự như với các tác phẩm
khác), pháp luật SHTT Việt Nam có sự quy định khác so với các tác phẩm văn học
nghệ thuật khác.
Quyền nhân thân gắn với tài sản và quyền tài sản của tác giả được bảo hộ trong
thời hạn nhất định: Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm
khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công
bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được
công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì
thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình. Đối với các
tác phẩm điện ảnh khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì tác phẩm
được bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết (Khoản 2
Điều 27 Luật SHTT sửa đổi, bổ sung năm 2009). Thời hạn bảo hộ tác phẩm điện
ảnh trong pháp luật SHTT Việt Nam phù hợp với thời hạn bảo hộ tác phẩm điện ảnh
quy định trong Công ước Berne51.
Trong mục 1.1, tác giả đã trình bày các nội dung về quyền tác giả nói chung và
quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh phát sóng trên truyền hình nói riêng. Từ
những thơng tin được thể hiện ở mục 1.1, có thể thấy một tác phẩm điện ảnh ra đời
đòi hỏi sự đầu tư rất lớn cả về vật chất lẫn tinh thần. Vì vậy vấn đề quan trọng hàng
đầu đối với chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm điện ảnh là khai thác hiệu quả các lợi
ích kinh tế từ tác phẩm. Một trong những cách thức khai thác hiệu quả nhất mà vẫn

50

Trường Đại học Luật Hà Nội, tlđd, tr.69.

51

Khoản 2 Điều 7 Công ước Berne: đối với những tác phẩm điện ảnh, các Quốc gia thành viên Liên hiệp có
thể quy định thời hạn bảo hộ chấm dứt sau 50 năm, tính từ khi tác phẩm được phổ cập đến công chúng, với

sự đồng ý của tác giả hoặc nếu khơng có sự phổ cập như thế trong vịng 50 năm tính từ ngày thực hiện tác
phẩm, thì thời hạn bảo hộ chấm dứt 50 năm sau khi tác phẩm được thực hiện.

16


không làm mất đi quyền của chủ sở hữu quyền tác giả với tác phẩm của mình là
chuyển quyền sử dụng quyền tác giả.
1.2. Khái quát về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả đối với tác phẩm điện
ảnh phát sóng trên truyền hình
1.2.3. Sơ lược q trình phát triển của chế định chuyển quyền sử dụng quyền tác
giả đối với tác phẩm điện ảnh
Trên thế giới, quyền tác giả ra đời cùng với sự phát triển của kỹ thuật in ấn. Phát
minh của Gutenberg (1450- 1455) đã đánh dấu sự ra đời của kỹ thuật in sử dụng
những ký tự kim loại độc lập và có thể tháo rời. Sách bắt đầu được sản xuất hàng
loạt với số lượng lớn và giá thành hạ. Do vậy, tác giả không thể kiểm soát, quản lý
các bản sao của tác phẩm của mình có đến được đúng đối tượng đã trả tiền để sử
dụng tác phẩm hay không. Tác động của máy in kèm theo sự ra đời của các học
thuyết về các quyền mang tính sở hữu đối với lao động trí óc (hiện tượng sở hữu phi
vật chất) – tài sản vơ hình (intangible assets52) địi hỏi quyền của tác giả với tác
phẩm của mình phải được ghi nhận như một quyền năng pháp lý.
Anh là nước đầu tiên ban hành luật về quyền tác giả (Luật của nữ hoàng Anne
năm 1790). Sự ra đời của luật này đã gây ra rất nhiều tranh cãi về việc thay đổi và
thống nhất khái niệm tài sản đã có trước đó với khái niệm tài sản vơ hình. Sự phản
đối đối với tài sản vơ hình xoay quanh nhiều vấn đề từ việc khơng thể gộp khái
niệm tài sản hữu hình vào giới hạn định nghĩa cho đến việc chứng minh rằng những
ý tưởng trí tuệ là có thể chiếm hữu – một yêu cầu cơ bản trong luật truyền thống về
tài sản. Hệ thống pháp luật bản quyền của Anh cuối cùng đã dựa trên quan điểm:
đối với tài sản hữu hình thì “sức lao động” tích tụ là một đại lượng đếm được và với
tài sản vơ hình thì đây là dấu hiệu nhận dạng của chúng53. Luật của nữ hoàng Anne

là luật quyền tác giả hiện đại đầu tiên, tuy nhiên phạm vi bảo hộ của luật này mới
chỉ giới hạn trong các tác phẩm viết (chủ yếu là sách) chứ chưa bao gồm các hình
thức khác của sản phẩm trí tuệ do con người sáng tạo ra.
Sau Anh, các quốc gia khác cũng ban hành luật Quyền tác giả: Mỹ (1790), Pháp
(1791) và Đức. Có thể thấy quyền tác giả phát sinh ở các nước theo hệ thống thông

52

Gordon V. Smith, Russell L. Parr (2005), Intellectual property, validation, exploitation and infringement
damages, John Wiley & Sons, United States of America, tr.3.
53

Graham Dutfield, Uma Suthersanen (2008), Global intellectual property law, Edward Elga Publishing,
UK, tr.68.

17


×