Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Về hạn mức đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân theo dự thảo luật đất đai (sửa đổi)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.61 KB, 8 trang )

VỀ HẠN MỨC ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN THEO
DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)
ThS. Nguyễn Thị Kiều Oanh
Khoa Luật Thương mại – Trường ĐH Luật Tp. HCM
Xung quanh vấn đề hạn mức đất nông nghiệp đốivới hộ gia đình, cá nhân (hạn mức
giao đất và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp) được quy định tại Điều
126, 127 của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) hiện nay cũng đã có nhiều ý kiến khác nhau.
Chủ yếu là xoay quanh nên quy định hay nên bỏ quy định hạn mức đất nơng nghiệp đối với
hộ gia đình, cá nhân, nếu quy định thì quy định như thế nào cho hợp lý? Bàn về hạn mức giao
đất nông nghiệp, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình,
cá nhân tơi xin có ý kiến như sau:
Trong lịch sử chế độ sở hữu ruộng đất nước ta và tham khảo pháp luật các nước thì
ngay cả các nước thừa nhận nhiều hình thức sở hữu về đất đai, trong đó có hình thức sở hữu
tư nhân về đất đai thì vẫn ban hành quy định về hạn điền. Ở Việt Nam, Luật Đất đai 1993 quy
định
uật Đất đai 2003, nhà nước không hạn
hạn
(hạn mức giao đấ
, tặng cho… (hạn mức nhận chuyển
quyền). Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) tiếp tục quy định hạn mức giao đất nông nghiệp và hạn
mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nơng nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân. Theo tôi, quy
định về hạn mức giao đất và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ
gia đình, cá nhân trong giai đoạn hiện nay vẫn rất cần thiết với các lý do sau đây:
- Đất nông nghiệp là tài sản lớn của người nông dân đặc biệt là nơng dân nghèo. Vì lý
do khó khăn về kinh tế, vì lý do về lịch sử, nếu khơng có sự hỗ trợ từ nhà nước, người nơng
dân dễ rơi vào tình trạng khơng có đất. Việc Nhà nước giao đất cho họ kèm theo ưu đãi về
nghĩa vụ tài chính (khơng phải trả tiền sử dụng đất)
sở hữu tồn dân. Đ
sử dụng đất nhưng hộ gia đình, cá nhân
v
đặc biệt quyền giao dịch quyền sử dụng đất (thực hiện


tất cả quyền giao dịch quyền sử dụng đất)
việc làm cho người
nơng dân và
gia đình
, khu vực.
- Trong nền nơng nghiệp hàng hóa, tích tụ đất đai để hình thành những trang trại có
quy mơ sản xuất lớn là xu hướng có tính quy luật. Quy định hạn mức giao đất đối với hộ gia
đình, cá nhân khơng chỉ dừng lại ở việc giải quyết việc làm cho nông dân và đảm bảo công
1


bằng xã hội, mà còn đảm bảo hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Thực tế chỉ ra rằng, hiệu
quả trong sản xuất nông nghiệp không chỉ do quan hệ sở hữu quyết định mà cịn do cách hình
thức tổ chức sản xuất nông nghiệp quy định. Hiệu quả của các hình thức tổ chức sản xuất
nơng nghiệp lại phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật, cơng cụ và năng lực sản xuất của nơng dân.
Vì vậy, Nhà nước phải tham gia điều tiết các mơ hình tổ chức sản xuất nông nghiệp phù hợp
nhất để phục vụ tốt nhất cho mục tiêu của từng giai đoạn phát triển. Trong Chiến lược phát
triển kinh tế-xã hội 2011-2020, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI cũng đã xác định rõ định
hướng cụ thể: “Khuyến khích tập trung ruộng đất; phát triển trang trại, doanh nghiệp nông
nghiệp phù hợp về quy mô và điều kiện của từng vùng. Gắn kết chặt chẽ, hài hịa lợi ích giữa
người sản xuất, người chế biến và người tiêu thụ, giữa việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ
với tổ chức sản xuất, giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới.”1 Và Nghị
quyết số 19-NQ/TW ngày 3/10/2012 của BCH TW khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách
pháp luật về đất đai tiếp tục xác định “ tiếp tục giao đất, cho th đất nơng nghiệp cho hộ gia
đình, cá nhân sử dụng có thời hạn theo hướng kéo dài hơn quy định hiện hành …Đồng thời
mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể
từng vùng, từng giai đoạn để tạo điều kiện thuận lợi cho q trình tích tụ, tập trung đất đai,
từng bước hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn trong nơng nghiệp …” .
Việc cho phép chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu tích tụ đất
đai là điều tất yếu. Tuy nhiên, bất kỳ quy mô sản xuất nông nghiệp nào được áp dụng đều có

thể gây ra những tác động tích cực lẫn tiêu cực2. Việc cho phép tích tụ đất đai thông qua hoạt
động chuyển quyền sử dụng đất trong khi tổng quỹ đất nông nghiệp không thay đổi có thể
dẫn đến tình trạng độc quyền sử dụng đất đai, có thể dẫn đến tình trạng bóc lột q đáng;
cũng có thể làm giảm hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, do chế độ thuê mướn nhân công lao
động trong điều kiện sản xuất nơng nghiệp mang tính chất thủ cơng có thể làm tăng chi phí
sản xuất, một bộ phận nông dân bị thất nghiệp, bị bần cùng hóa …Với tình trạng này, cũng
có ý kiến cho rằng vấn đề này đều có thể quản lý được, bằng việc nhà nước ban hành pháp
luật, chính sách thuế. Nhưng, vấn đề đặt ra, liệu pháp luật có được thực thi đầy đủ? Chính vì
vậy, quy định hạn mức giao đất và hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất là giải pháp an
toàn.
Ngoài ra, nhà nước quy định hạn mức giao đất, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng
đất nơng nghiệp đối với hộ gia đình cá nhân cũng khơng làm hạn chế khả năng tích tụ đất đai
1

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, trang 114, Nhà xuất bản Chín trị quốc gia. 2011
Ví dụ ; Trước năm 1989, tất cả các nước CEE và CIS đều có đặc điểm chung là có một khu vực nông trang tập
thể quy mô lớn. tập thể hóa được đặt dựa trên một niềm tin về sự vượt trội của các nơng trang cơng nghiệp lớn
và tính hiệu quà theo quy mô hiển nhiên của chúng.Thực tế đã không ủng hộ cho niềm tin và sự tồn tại của hiệu
quả kinh tế theo quy mô trong sản xuất nông nghiệp. Trong hầu hết các trường hợp của mơ hình của nền nơng
nghiệp tập thể, kết quả sản xuất thật ảm đạm. Các hợp tácxã ở Trung Quốc, Cuba, Êtôpia, Nicaragoa, Pêru đều
gặp phải vấn đề động cơ làm việc, tình trạng trốn việc, thiếu đầu tư…Ngược lại, các hạn chế về quy mô trang
trại tối thiểu hoặc các hạn chế đồivới việc chia nhỏ khơng có tác dụng ngăn ngừa tình trạng manh mún đất đai
như ở Mêhicơ, Marốc, raxin . Xem Báo cáo nghiên cứu chính sách của ngân hàng thế giới: Chính sách đất đai
cho tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo, Nhà xuất bản văn hóa thơng tin - 2004, trang 169- 181
2

2


của các chủ thể, ngoài việc được nhà nước giao đất, cho phép nhận chuyển quyền sử dụng

đất, họ còn có thể thuê đất từ nhà nước, thuê và thuê lại quyền sử dụng đất từ người sử dụng
đất khác.
Như vậy, hiện nay cần thiết phải quy định hạn mức giao đất và hạn mức nhận chuyển
quyền sử dụng đất nơng nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân. Tuynhiên, khi quy định hạn mức
cần chú ý đến các ảnh hưởng của quy định về hạn mức có thể mang lại như: (i) khả năng sản
xuất của các hộ gia đình, cá nhân để đáp ứng nhu cầu tự cung, tự cấp của các hộ gia đình cá
nhân và có thể bán sản phẩm dư thừa; (ii) khả năng kinh tế của hộ gia đình, cá nhân; (iii)
khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất đai bền vững.
2. Về hạn mức giao đất nông nghiệp
2.1 Quy định hạn mức giao từng loại đất nông nghiệp
Quy định tại khoản 1, khoản 2 và 3 Điều 126 của Dự thảo:
“1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho
mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nơng nghiệp như sau:
a) Không quá ba (03) ha cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
b) Không quá hai (02) ha cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương khác.
2. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân khơng q mười
(10) héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá ba mươi (30) héc ta đối
với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
3. Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá ba mươi (30) héc ta đối
với mỗi loại đất:
a) Đất rừng phòng hộ;
b) Đất rừng sản xuất.”
Nhận xét:
Nhìn chung, quy định về hạn mức giao đất nơng nghiệp tại Điều 126 của Dự thảo
Luật đất đai sửa đổi không thay đổi so với quy tại Điều 70 Luật đất đai 2003. Việc quy định
hạn mức giao đất nơng nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân được xác định theo từng loại đất
trong nhóm đất nơng nghiệp, dựa trên cơ sở phân bố các loại đất và quỹ đất ở từng khu vực,
vùng như vậy là hợp lý.

Tuy nhiên, theo tác giả với cách quy định có thể dẫn đến những bất cập trong quá
trình thực hiện nếu khơng được kiểm sốt tốt. Cụ thể:

3


Quy định về hạn mức giao đất cịn mang tính cào bằng, chưa thực sự gắn với năng lực
canh tác của người nơng dân. Theo Dự thảo thì hạn mức giao đất cho hộ gia đình, cá nhân
được quy định ngang bằng nhau, luật chỉ đưa ra mức tối đa mà từng hộ gia đình, cá nhân
được giao đối với mỗi loại đất. Thực tế cho thấy quy mô sử dụng đất hộ gia đình thơng
thường lớn hơn cá nhân (về nhu cầu và về khả năng), số lượng thành viên trong hộ có thể
thay đổi (tăng hoặc giảm) trong đó có tính đến sự thay đổi do chuyển dịch cơ cấu lao động.
Với cách quy định này việc hộ gia đình thêm hoặc bớt đi các thành viên khơng làm thay đổi
hạn mức giao cho họ. Vì vậy, sẽ dẫn đến tình trạng hộ gia đình nhiều thành viên sẽ tách thành
các hộ nhỏ hoặc đối với trường hợp khơng có khả năng hoặc khơng muốn tự mình sản xuất sẽ
không đầu tư hoặc không chú trọng đầu tư vào quá trình sử dụng đất. Tất cả điều này đều góp
phần làm cho đất đai bị phân tán manh mún và sử dụng kém hiệu quả. Để khắc phục tình
trạng này, về lý thuyết, có thể thực hiện bằng các hình thức khác nhau: Nhà nước giao đất cho
những người thiếu đất sản xuất (dựa trên quỹ đất của nhà nước), hoặc cưỡng chế những
người có đất nhưng khơng có khả năng sử dụng chuyển giao cho những người có khả năng
nhưng thiếu đất, hoặc thơng qua các giao dịch chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất
nông nghiệp trên thị trường. Song, chúng ta phải nhìn nhận một thực tế, hiện nay hầu hết hộ
gia đình, cá nhân sống trực tiếp sản xuất nông nghiệp đều được nhà nước giao đất sử dụng và
quỹ đất nông nghiệp nhà nước chưa giao cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng rất hạn chế 3.
Cịn nếu thơng qua thị trường, khơng phải hộ gia đình, cá nhân nào cũng có khả năng xác lập
quyền sử dụng đất thơng qua việc nhận chuyển nhượng, cho thuê mà việc chuyển giao đất
thông qua quan hệ thị trường chỉ đặt ra đối với những người có năng lực sản xuất và có đủ
khả năng tài chính.
Với những phân tích trên tác giả kiến nghị:
Vẫn giữ nguyên hạn mức giao các loại đất nông nghiệp như trong dự thảo hiện nay.

Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả của việc áp dụng hạn mức giao đất trên thực tế, cần phải có
sự kết hợp chặt chẽ với quy trình giao đất và thu hồi đất. Pháp luật phải có các quy định cụ
thể và chặt chẽ về điều kiện giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân và đưa ra các chế
tài nghiêm khắc (áp dụng đối với cả người sử dụng đất và người có thẩm quyền quản lý đất
đai ở địa phương) nhằm đảm bảo việc thực thi các quy định. Yêu cầu hộ gia đình, cá nhân
phải chứng minh nhu cầu và khả năng sử dụng đất khi muốn nhà nước giao đất đặc biệt đối
với hạn mức đất nơng nghiệp được giao thêm cho các hộ gia đình, cá nhân (về nghề nghiệp,
số nhân khẩu, cách thức canh tác, nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất. Kiên quyết thu
hồi hồi đất đối với những trường hợp khơng có khả năng sử dụng đất hoặc sử dụng đất khơng
có hiệu quả.

3

Theo quy định 2282/QĐ –BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ tài nguyên và Mơi trường,
tính đến 01/01/2011 cả nước có 26226,4 ngàn hecta đất nơng nghiệp, trong đó đất đã giao cho các đối tượng sử
dụng là 25070,4 ngàn hecta, đất đã giao cho các đốitượng quản lý là 8025,3 ngàn hecta.

4


2.2 Về Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất
chưa sử dụng và Hạn mức giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm,
trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối thuộc vùng đệm của rừng đặc dụng
Khoản 5 , 6 Điều 126 Dự thảo quy định:
“5. Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử
dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không quá hạn mức giao đất quy định tại các khoản 1,
2 và 3 Điều này và khơng tính vào hạn mức giao đất nơng nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân
quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức giao
đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử

dụng theo quy hoạch quy định tại khoản này.
6. Hạn mức giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, trồng rừng,
nuôi trồng thủy sản, làm muối thuộc vùng đệm của rừng đặc dụng cho mỗi hộ gia đình, cá
nhân được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 của Điều này.”
Tôi ủng hộ quy định này của dự thảo, với quy định này khuyến khích việc phát triển
quỹ đất nơng nghiệp đồng thời khuyến khích hộ gia đình, cá nhân tham gia vào hoạt động
sản xuất nông nghiệp, đây cũng là quy định tạo cơ hội cho việc tích tụ đất đai nhằm đáp ứng
yêu cầu của việc mở rộng quy mô trong sản xuất nông nghiệp.
2.3 Về xác định diện tích đất nơng nghiệp trong hạn mức.
Khoản 7, 8 Điều 126 của Dự thảo quy định:
“7. Đối với diện tích đất nơng nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ở ngoài
xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử
dụng, nếu là đất được giao khơng thu tiền sử dụng đất thì được tính vào hạn mức giao đất
nông nghiệp của mỗi hộ gia đình, cá nhân.
Cơ quan quản lý đất đai nơi đã giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất cho
hộ gia đình, cá nhân gửi thơng báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi hộ gia đình, cá nhân đó
đăng ký hộ khẩu thường trú để tính hạn mức giao đất nơng nghiệp.
8. Diện tích đất nơng nghiệp của hộ gia đình, cá nhân do nhận chuyển nhượng, thuê,
thuê lại, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng
đất từ người khác, nhận khoán, được Nhà nước cho thuê đất khơng tính vào hạn mức giao
đất nơng nghiệp quy định tại Điều này.”
Nhận xét:
Dự thảo Luật hóa các quy định trong Nghị định. Đây không phải là quy định mới vì
đã được quy định tại Điều 69 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP. Vì hạn mức giao đất được quy
định nhằm mục đích đảm bảo sự cơng bằng. Vì vậy, về ngun tắc nếu hộ gia đình, cá nhân
5


được cơ quan có thẩm quyền giao đất khơng thu tiền sử dụng đất (kể cả diện tích tại nơi đăng
ký hộ khẩu thường trú hoặc ngoài nơi đăng ký hộ khẩu thường trú) vẫn phải tính vào hạn

mức giao đất. Tuy nhiên, theo tôi để rõ ràng hơn cần bổ sung thêm một ý vào sau đoạn đầu
tiên của khoản 7 Điều 126 (phần chữ in nghiêng)cụ thể:
“7. Đối với diện tích đất nơng nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ở ngoài
xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử
dụng, nếu là đất được giao khơng thu tiền sử dụng đất thì được tính vào hạn mức giao đất
nơng nghiệp của mỗi hộ gia đình, cá nhân. Hạn mức giao đất nơng nghiệp được xác định
theo hạn mức giao đất nông nghiệp tại xã, phường, thị trấn nơi hộ gia đình, cá nhân đăng ký
hộ khẩu thường trú.”
Ngồi ra, Dự thảo có thay đổi đó là: quy định thay cụm từ “Phịng tài nguyên và môi
trường”… bằng cụm từ “Cơ quan quản lý đất đai” nơi đã giao đất….Tuy nhiên, sự thay đổi
này không làm ảnh hưởng đến nội dung của Điều luật.
3. Về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp
Điều 127 Dự thảo quy định: Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nơng nghiệp
của hộ gia đình, cá nhân không quá mười (10) lần hạn mức giao đất nơng nghiệp của hộ gia
đình, cá nhân đối với mỗi loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 124 của Luật này.
Chính phủ quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia
đình, cá nhân phù hợp với điều kiện cụ thể theo từng vùng và từng thời kỳ.
Nhận xét:
Quy định này đã mở ra cơ hội tích tụ ruộng đất cho hộ gia đình, cá nhân có khả năng
và trình độ canh tác. So với quy định tại Nghị quyết 1126/2007/UBTVQH cao hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, từ quy định này thực tế có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng quy định
này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tích tụ đất đai, ý kiến khác lại cho rằng việc cho phép
tích tụ đất đai như vậy là quá nhiều và dẫn đến hiện tượng phát canh thu tơ, phân hóa giàu
nghèo, cũng có ý kiến cho rằng quy định hạn mức nhận chuyển quyền như vậy là hợp lý.
Theo tác giả, để đánh giá quy định có hợp lý hay khơng, chúng ta cần xem xét các vấn đề sau:
Thứ nhất, phải dựa trên khả năng sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân. Trên thực tế,
nếu đủ điều kiện áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp thì hạn mức nhận chuyển
quyền sử dụng đất nông nghiệp theo dự thảo không phải là quá nhiều. Thực tế đã có cá nhân
sử dụng đến cả hàng trăm hecta đất nông nghiệp. Khi nhà nước khơng cho phép tích tụ đất
đai hoặc cho phép tích tụ ở mức thấp, các chủ thể này đã lách các quy định bằng nhiều cách

khác nhau: nhờ người đứng tên, th lại diện tích đất nơng nghiệp vượt hạn mức. Điều này đã
cản trở đến việc đầu tư của các chủ thể: không dám đầu tư dài hạn và đầu tư chiều sâu để tăng
năng suất và sản lượng. Tuy nhiên, khơng phải ai cũng có khả năng tích tụ đất đai, việc tích

6


tụ đất đai ở một quy mô lớn phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp địi hỏi người tích tụ phải có
năng lực thực sự về tài chính và trình độ tổ chức sản xuất và khả năng canh tác.
Thứ hai, Chúng ta đang hướng đến một nền sản xuất hàng hóa lớn có năng suất, chất
lượng và hiệu quả theo mục tiêu Nghị quyết 19--NQ/TW ngày 3/10/2012 của BCH TW khóa
XI đặt ra thì cần phải có sự tích tụ đất đai.. Điều này khuyến khích được việc tham gia vào
hoạt động sản xuất có những người có khả năng. Đồng thời, Chính phủ hướng đến mục tiêu
là trong vịng thập kỷ tới, tỉ lệ dân số có thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp cơ bản sẽ
giảm xuống mức xấp xỉ từ 50% xuống còn 30% dựa trên cơ sở tái cấu trúc nền kinh tế, trong
đó có cơ cấu lại nguồn lực lao động. Điều này đồng nghĩa với việc để nâng cao hiệu quả
trong sản xuất nơng nghiệp chúng ta cần phải có sự sàng lọc, địi hỏi người sử dụng đất có
đầy đủ khả năng về tài chính và trình độ sản xuất.
Thứ ba, vấn đề chúng ta cần phải cân nhắc cẩn thận đó là: tích tụ đất đai, hướng đến
nền sản xuất hàng hóa lớn gắn liền với việc chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các thành phần
kinh tế. Lực lượng lao động nông nghiệp ngày càng giảm, lao động phi nơng nghiệp sẽ tăng
lên. Vì vậy, hồn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm đáp ứng điều kiện về việc làm phi nông
nghiệp là một vấn đề hết sức quan trọng cần phải được thực hiện. Điều này đòi hỏi tốn nhiều
thời gian và chi phí. Bên cạnh đó, chúng ta cần có một hệ thống pháp luật hồn thiện, đủ
mạnh để sẵn sàng can thiệp vào quá trình tích tụ đất đai nhằm đảm bảo việc tích tụ đất đai
diễn ra một cách minh bạch. Trong điều kiện hiện nay rõ ràng chúng ta chưa đáp ứng được
điều này. Pháp luật thiếu những chế tài nghiêm khắc, đó là chưa kể chúng ta còn e ngại vấn
đề pháp luật không được thực thi một cách đầy đủ. Do vậy, việc cho phép tích tụ đất đai
thơng qua nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp không thể thực hiện một cách ồ ạt và
dễ dãi, cần phải thực hiện từng bước và có sự cân nhắc và chuẩn bị các điều kiện cần thiết.

Trong giai đoạn hiện nay pháp luật cần phải quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng
đất nông nghiệp ở một mức độ nhất định. Chúng ta chưa thể xóa bỏ quy định này nhưng
khơng thể hạn chế một cách máy móc về hạn mức đất nơng nghiệp hộ gia đình, cá nhân được
phép nhận chuyển quyền. Vì vậy, tác giả hồn tồn đồng ý với mức hạn mức nhận chuyển
quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân được quy định trong dự thảo.
Cụ thể về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân Chính
phủ sẽ quy định phù hợp với điều kiện cụ thể theo từng vùng và từng thời kỳ. Đây là quy định
thể hiện sự linh hoạt trongvấn đề tích tụ đất đai. Việc tích tụ đất đai gắn liền mục tiêu phát
triển nông nghiệp của đất nước. Mỗi giai đoạn khác nhau, căn cứ vào chiến lược phát triển
phải đặt ra những mục tiêu khác nhau. Đồng thời, ở mỗi vùng khác nhau thì tốc độ đơ thị hóa
diễn ra khác nhau và vùng chuyên canh khác nhau vì vậy, cần có quy định hạn mức nhận
chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp cho phù hợp.
Trên cơ sở các phân tích trên, Tác giả có một số kiến nghị cho các quy định cụ
thể của Chính phủ về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp như sau:
7


- Quy định của Chính phủ cần xác định cụ thể các hình thức chuyển quyền sử dụng
đất nơng nghiệp áp dụng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp. Theo tác giả,
hạn mức nhận chuyển quyền vẫn nên chỉ áp dụng cho các hình thức được quy định tại Nghị
quyết 1126/2007/UBTVQH bao gồm: nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng
đất. Quy định như vậy, vừa phù hợp với tính chất của từng hình thức chuyển quyền sử dụng
đất nông nghiệp, hạn chế việc lạm dụng hình thức chuyển quyền để tích tụ đất đai thiếu minh
bạch vừa đáp ứng được nhu cầu tích tụ đất nơng nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân.
- Quy định về thuế sử dụng đất đối với diện tích đất do nhận chuyển quyền phải cao
hơn so với diện tích đất do được nhà nước giao đất.
- Pháp luật cần đưa ra các chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với những trường hợp
nhận chuyển quyền sử dụng đất để đầu cơ đất đai, không tiến hành tổ chức sản xuất.

8




×