Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Đấu tranh phòng chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thị xã dĩ an, tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT T.P HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ

TRẦN VĂN LN
MSSV: 3240096
LỚP: HÌNH SỰ 32A
ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN
ĐỊA BÀN THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƢƠNG

Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Luật
Niên khóa: 2007- 2011

GVHD: Th.s PHẠM THÁI
GIẢNG VIÊN KHOA LUẬT HÌNH SỰ

TP.HCM – Năm 2011


2

Lời cám ơn!
Để hồn thành chương trình Cử nhân Luật và viết luận văn
này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tơi cịn nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến nhiệt tình của các q thầy
cơ trường Đại học Luật TP.HCM
Trước hết, tơi xin chân thành cám ơn các q thầy cơ trường
Đại học Luật TP.HCM đã truyền đạt kiến thức, dạy bảo tôi trong
suốt q trình học tập tại trường.
Tơi xin bày tỏ và gửi lời biết ơn sâu sắc đến Th.s Phạm Thái,
Thầy đã dành nhiều thời gian nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn tơi


nghiên cứu để hồn thành luận văn.
Nhân đây, tôi xin gửi lời cám ơn tới Ban giám hiệu trường Đại
học Luật TP.HCM, cùng các q thầy cơ khoa Luật Hình sự đã
tạo mơi trường thuận lợi cho tôi học tập và truyền đạt những kiến
thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến Bác Lưu Xuân Hoa
Chánh án Tòa án nhân dân thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, Chú
Lê Xn Quỳnh, Cơ Lãnh phó Chủ tịch HĐND phường An Bình,
cùng các bạn sinh viên thực tập tại Viện kiểm sát và Tòa án nhân
dân thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Và tơi cũng xin được cám ơn, chia sẻ niềm vui này với gia
đình, bạn bè, cùng các bạn sinh viên lớp Hình sự 32A trường Đại
học Luật TP.HCM – Những người luôn ở bên , ủng hộ, giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi nhất để tơi có thể học tập, nghiên cứu và
hồn thành luận văn này!


3

Chữ viết tắt

BLDS:

Bộ luật Dân sự

BLHS:

Bộ luật Hình sự

ĐKHKTT:


Đăng ký hộ khẩu thƣờng trú

HĐND:

Hội đồng nhân dân

KCN:

Khu cơng nghiệp

TAND:

Tịa án nhân dân

T.P HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND:

Ủy ban nhân dân

VKSND:

Viện kiểm sát nhân dân


4


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Kể từ năm 1986 đến nay, trong quá trình xây dựng Xã hội chủ nghĩa, Đảng và
Nhà nƣớc ta đã đạt đƣợc nhiều thành tựu trong nhiều lĩnh vực nhƣ kinh tế, văn hóaxã hội. Hơn thế nữa, tình hình kinh tế, văn hóa- xã hội cịn có những bƣớc tiến dài
trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Trong tình hình chung đó, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình
Dƣơng cũng có những bƣớc chuyển mình mạnh mẽ về nhiều lĩnh vực, đặc biệt về
kinh tế. Thị xã Dĩ An đang từng ngày “thay da đổi thịt”, đời sống ngƣời dân đƣợc
cải thiện và nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, quá trình phát triển
mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa–xã hội của thị xã đã bộc lộ nhiều thiếu xót, bất cập, để
lại những mặt trái của nó. Một trong số đó là tình hình tội phạm, đặc biệt tội trộm
cắp tài sản trên địa bàn có những diễn biến phức tạp trong những vừa năm qua.
Trƣớc tình hình đó, cơng tác đấu tranh phịng chống tội trộm cắp tài sản đƣợc đặt ra
cắp bách , đòi hỏi các ngành, các cấp và toàn thể ngƣời dân cùng chung tay góp sức
đẩy lùi hiện tƣợng tiêu cực này ra khỏi đời sống xã hội.
Qua thực tiễn cho thấy, tuy đã có nhiều cố gắng từ phía chính quyền địa phƣơng
và ngƣời dân thị xã Dĩ An trong công tác đấu tranh phòng chống tội trộm cắp tài
sản nhƣng hiệu quả đạt đƣợc cịn hạn chế. Hơn nữa, tình hình tội trộm cắp tài sản
ngày càng có xu hƣớng gia tăng. Nhận thức đƣợc điều này, tác giả đã mạnh dạn
chọn đề tài “Đấu tranh phòng chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thị xã Dĩ An,
tỉnh Bình Dƣơng” làm luận văn tốt nghiệp, với hy vọng sẽ có cái nhìn tồn diện hơn
về tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn để từ đó làm cơ sở giúp chính quyền
địa phƣơng và ngƣời dân xây dựng những biện pháp đấu tranh phòng chống tội
trộm cắp tài sản đạt hiệu quả cao.
2. Tình hình nghiên cứu:
Tội trộm cắp tài sản là một tội phạm có thể nói là mang tính truyền thống, xảy ra
ở nhiều thời kỳ lịch sử. Do dó, đã có khơng ít những cơng trình khoa học nghiên
cứu về đề tài này. Một số cơng trình nghiên cứu đề tài này trong thời gian gần đây


5


nhƣ các giáo trình của Đại học Luật Hà Nội, tập bài giảng của các quý thầy, cô
trƣờng Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, cùng một số cơng trình cá nhân khác
nhƣ “ đấu tranh phịng, chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế”của tác giả Hồng Ngọc Thanh, “Đấu tranh phịng chống tội trộm cắp tài sản
trên địa bàn tỉnh bình phƣớc” của tác giả Trần Văn Nhum và nhiều cơng trình khác.
Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu trên hoặc là nghiên cứu ở góc chung về tội
phạm xâm phạm sở hữu hoặc chỉ nghiên cứu tại một tỉnh, thành phố cụ thể chứ
chƣa có cơng trình nghiên cứu nào trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng về
tội trộm cắp tài sản. Ngoài ra, việc thống kê, báo cáo của các cơ quan nhƣ Viện
kiểm sát, Tòa án nhân dân thị xã Dĩ An chỉ mang nặng tính thơng kê về các thông
số chứ chƣa thực sự đi sâu vào nghiên cứu để đƣa ra giải pháp đấu tranh phòng
chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn. Bên cạnh đó, những cơng trình có liên quan
đến tội trộm cắp tài sản nhƣ “Bàn về định lƣợng tài sản trong BLHS” của tác giả
Đặng Anh (tạp chí Tịa án số 07/2002) chỉ mang tính tổng quát chứ chƣa chi tiết, cụ
thể và chuyên sâu về tình hình tội trộm cắp tài sản. Vì vậy, để có cái nhìn từ cụ thể
đến tồn diện tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình
Dƣơng, Khóa luận đã đi sâu vào nghiên cứu, phân tích những nguyên nhân và điều
kiện phạm tội mang tính phổ biến, đặc trƣng trên địa bàn, đồng thời đƣa ra những
kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong cơng tác phịng chống tội trộm
cắp tài sản, cùng với đó là đƣa ra dự báo tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn
trong một vài năm tới làm cơ sơ cho việc xây dựng những biện pháp phòng chống
tội phạm trong tƣơng lai đạt hiệu quả.
3. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu đề tài:
Qua q trình nghiên cứu cả trên phƣơng diện lý luận và thực tiễn về nguyên
nhân và điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn sẽ làm cơ sở cho
việc xây dựng những biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm này đạt hiệu quả.
Tuy nhiên, để đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra thì trong quá trình nghiên cứu cần phải
giải quyết những vấn đề nhƣ:
- Những dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản dƣới góc độ pháp lý hình sự



6

- Những thơng số về tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thị xã Dĩ An từ
năm 2006-2010
- Nguyên nhân và điều kiện tội trộm cắp tài sản trên địa bàn từ đó đƣa ra những
dự báo cụ thể về tình hình tội trộm cắp tài sản trong một vài năm tới
- Chỉ ra những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế của công tác đấu tranh phòng
chống tội trộm cắp tài sản của các cơ quan chức năng, ngƣời dân trên địa bàn trong
giai đọan từ năm 2006-2010. Từ đó đề xuất, đƣa ra những giải pháp nâng cao hiệu
quả trong hoạt động này.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phƣơng pháp chung: Dựa trên cơ sở của phƣơng pháp luận, phép biện chứng
duy vật Mác-Lê nin, các phƣơng pháp xã hội học và sự kết hợp một số phƣơng pháp
khác.
- Phƣơng pháp cụ thể:
Phƣơng pháp thống kê: thống kê các thông số liên quan đến tội trộm cắp tài sản
nhƣ thông số về thực trạng, cơ cấu, động thái, các thông số khác về tội phạm hình
sự trên địa bàn. Các thơng số về tình hình phòng chống tội trộm cắp tài sản trên địa
bàn trong thời gian năm 2006-2010
Phƣơng pháp phân tích, đánh giá: các quy định của pháp luật, các văn bản, tài
liệu, số liệu có liên quan tới tội trộm cắp tài sản, phân tích, đánh giá những nguyên
nhân và điều kiện cũng nhƣ những đặc điểm về kinh tế văn hóa xã hội có ảnh hƣởng
tới tội phạm.
Phƣơng pháp điều tra điển hình: từ việc nghiên cứu một số vụ án điển hình về
phƣơng thức, thủ đoạn, nguyên nhân và điều kiện, đặc điểm nạn nhân, đối tƣợng
phạm tội … sẽ có những kết luận mang tính tổng quát chung
Phƣơng pháp quy nạp, tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn : Từ hoạt động phòng
chống tội phạm của các cơ quan chức năng, ngƣời dân trên địa bàn, đặc biệt là Tòa

án và Viện kiểm sát. Chỉ ra những thiếu xót, bất cập để rút ra những bài học kinh
nghiệm cho hoạt động phòng chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn. Làm cơ sở xây
dựng những biện pháp phòng chống tội trộm căp trong thời gian tới đạt hịêu quả.


7

5. Cơ sở lý luận và thực tiễn:
Cơ sở lý luận: Dựa trên những quy định của Hiến pháp, của Bộ luật hình sự
1999 và các bộ luật, văn bản pháp lý có liên quan khác, các quan điểm, đƣờng lối
của Đảng và Nhà nƣớc về tình hình tội phạm ở quá khứ cũng nhƣ ở hiện tại.
Cơ sở thực tiễn: Dựa trên việc điều tra, khảo sát tình hình tội trộm cắp tài sản
trên địa bàn nhƣ các thông số về thực trạng, cơ cấu, động thái, báo cáo tổng kết của
Tòa án, Viện kiểm sát, báo cáo của các cơ quan, ban, nghàn về tình hình kinh tế,
văn hóa-xã hội trên địa bàn cũng nhƣ thống kê về cơng tác đấu tranh phịng chống
tội trộm cắp tài sản.
6. Ý nghĩa của đề tài:
Thơng qua việc phân tích những dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản làm cơ
sở cho việc nhận biết một hành vi cụ thể nào là hành vi phạm tội trộm cắp tài sản.
Ngồi ra, việc phân tích đánh giá những ngun nhân và điều kiện phạm tội trộm
cắp tài sản trên địa bàn đã đƣa ra những kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả phòng chống tội trộm cắp tài sản. Cùng với đó là những dự báo cụ thể về tình
hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn trong những năm tới. Do đó, về mặt thực tiễn
đề tài có thể đƣợc tham khảo, làm cơ sở cho việc xây dựng những biện pháp phòng
chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn trong những năm tới.
7. Bố cục khóa luận:
CHƢƠNG 1: Những vấn đề chung về tội trộm cắp tài sản. Tình hình tội trộm
cắp tài sản trên địa bàn thị xã Dĩ An,tỉnh Bình Dƣơng trong những năm gần đây.
CHƢƠNG 2: Nguyên nhân và điều kiện tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thị xã
Dĩ An,tỉnh Bình Dƣơng.

CHƢƠNG 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong cơng tác đấu
tranh phịng, chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thị xã Dĩ An,tỉnh Bình Dƣơng.


8

CHƢƠNG 1: Những vấn đề chung về tội trộm cắp tài sản. Tình hình tội trộm
cắp tài sản trên địa bàn thị xã Dĩ An,tỉnh Bình Dƣơng trong những năm gần
đây.

1.1 Một số quy định của pháp luật Hình sự Việt Nam về tội trộm cắp tài sản
qua các thời kỳ lịch sử:
Ở mỗi giai đoạn lịch sử, tình hình tội phạm đều mang những đặc điểm riêng biệt
điển hình. Những đặc điểm này do các đặc điểm xã hội tồn tại trong giai đoạn lịch
sử chi phối, ảnh hƣởng nhƣ: đặc điểm về kinh tế, chính trị, tƣ tƣởng, văn hóa, giáo
dục, đạo đức, pháp luật…Và trong các giai đoạn lịch sử, tình hình tội phạm ln là
một hiện tƣợng tiêu cực, gây ra những thiệt hại cho các quan hệ xã hội. Thiệt hại mà
tội phạm gây ra có thể là vật chất, tinh thần, những ảnh hƣởng xấu đến việc phát
triển kinh tế, trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia. Vì vậy, dù ở bất kì giai đoạn
lịch sử nào khi đã có sự tồn tại của tội phạm thì ở đó ln có những biện pháp
hƣớng tới việc ngăn ngừa và đấu tranh nhằm loại bỏ loại hiện tƣợng tiêu cực này ra
khỏi đời sống xã hội. Một trong số các bỉện pháp có tính hữu hiệu chính là pháp
luật. Pháp luật là công cụ hữu hiệu không thể thiếu trong mọi giai đoạn lịch sử đấu
tranh phịng chống tội phạm, vì nó thể hiện ƣu thế vƣợt trội so với các biện pháp xã
hội khác trong lịch sử. Do đó việc nghiên cƣú những quy định của pháp luật về tội
phạm trong từng thời kỳ là một đòi hỏi bức thiết nhằm nâng cao và hoàn thiện pháp
luật hiện hành.
1.1.1 Giai đoạn trƣớc năm 1985:
Trong lịch sử phát triển về pháp luật Việt Nam đã có nhiều văn bản pháp luật
quy định về tội phạm nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng. Một trong số

những văn bản đó phải kể đến Quốc Triều Hình Luật ra đời vào năm 1483. Với quy
mô đồ sộ vào thời bấy giờ, Quốc Triều Hình Luật gồm 6 quyển, 13 chƣơng và 722
điều có quy định tội trộm cắp tài sản và hình phạt cho loại tội phạm này từ điều 19điều 32 trong chƣơng đạo tặc. Tuy nhiên, việc quy định tội trộm cắp trong thời kỳ
này còn rất hạn chế, trộm cắp tài sản chỉ đƣợc hiểu là hành vi lấy tài sản của ngƣời
khác mà không sử dụng vũ lực. Cùng với việc quy định hạn chế về dấu hiệu nhận


9

biết tội trộm cắp tài sản, hình phạt cho loại tội phạm này cũng khá nghiêm khắc ít
mang tính nhân đạo, khoan hồng. Ví dụ: “tại điều 20 chương đạo tặc có quy định:
lấy trộm ấn của vua và những đồ ngự dụng xe kiệu của nhà vua, thì xử chém; điền
sản tịch thu sung công” [38- tr.167]. Đến năm 1815 Bộ Luật Gia Long ra đời nhƣng
nó cũng khơng có nhiều điểm tiến bộ và mang bản sắc dân tộc. Bởi nó chịu ảnh
hƣởng khá lớn từ pháp luật nhà Thanh - Trung Quốc. Bộ luật Gia Long gồm 398
điều chia làm 22 cuốn, tội trộm cắp tài sản đƣợc quy định là một trong 166 tội phạm
hình sự các tội này quy định từ cuốn 12 đến cuốn 20. Tiếp theo giai đoạn lịch sử
này, vào năm 1858 thực dân Pháp chính thức thực hiện âm mƣu xâm lƣợc nƣớc ta
đánh dấu một thời kỳ lịch sử mới cho pháp luật Việt Nam. Pháp luật trong thời kì
này bị chi phối mạnh mẽ bởi pháp luật Pháp. Nhƣng do thực dân Pháp chỉ quan
tâm đến việc vơ vét của cải cùng các lợi ích khác cho nhà nƣớc thực dân nên việc
quy định tội phạm, tội trộm cắp t sản trong thời kỳ này cịn chƣa đƣợc quan tâm
nghiên cứu. Chính vì vậy tình hình tội phạm nhất là tội trộm cắp tài sản trong thời
kỳ này diễn ra khá phức tạp gây ra những ảnh hƣởng mạnh mẽ đến đời sống của
dân chúng. Trƣớc thực trạng của đời sống kinh tế bấy giờ, việc đấu tranh giành lại
độc lập cho đất nƣớc là một tất yếu của lịch sử. Rất nhiều cuộc đấu tranh diễn ra
liên tiếp trong thời kỳ này. Tháng 8 năm 1945 đánh dấu cột mốc lịch sử chói lọi khi
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nhà nƣớc Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hịa. Ngay sau đó, vào năm 1946 bản Hiến Pháp đầu tiên của nƣớc
ta đƣợc ra đời. Trong bản Hiến Pháp đã thể hiện sự quan tâm đến quan hệ sở hữu. ví

dụ: “tại điều 12 của Hiến Pháp có quy định: quyền tư hữu tài sản của công dân
Việt Nam đựoc đảm bảo”[32-tr.6]. Cùng với việc quy định quan hệ sở hữu là việc
bảo vệ quan hệ này bằng một số quy định tại Sắc lệnh số 03 năm 1976 và các Pháp
lệnh điều đỉnh những hành vi xâm hại đến tài sản Xã hội chủ nghĩa, tài sản của công
dân.
1.1.2 Giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1999:
Sau khi giành đƣợc độc lập thống nhất nƣớc nhà, nhà nƣớc không ngừng ra sức
phát triển kinh tế hƣớng tới một đất nƣớc phồn thịnh, tiến bộ. Tuy nhiên, trong thời


10

kỳ này tình hình tội phạm vẫn diễn ra hết sức phức tạp, các Sắc lệnh, Pháp lệnh còn
nhiều thiếu xót vì vậy cần có một BLHS hồn chỉnh hơn nữa để điều chỉnh về vấn
đề tội phạm. Trƣớc những địi hỏi đó, đến năm 1985 khi các điều kiện xã hội tƣơng
đối ổn định các điều kiện khách quan cũng nhƣ chủ quan đã chín muồi, Quốc hội cơ
quan lập pháp của nƣớc ta đã cho ra đời BLHS dƣới sự kế thừa có chọn lọc các văn
bản pháp luật trƣớc đó. BLHS 1985 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/1986 trong đó có
quy định tội phạm xâm phạm sở hữu. Trong nhóm tội xâm phạm sở hữu có quy
định cụ thể về tội trộm cắp tài sản qua 2 điều: chƣơng 4 điều 132 trộm cắp tài sản
XHCN, chƣơng 6 điều 155 trộm cắp tài sản công dân. Qua việc quy định của BLHS
1985 cho thấy tuy tội trộm cắp tài sản chia ra làm 2 tội nhƣng xét về dấu hiệu bản
chất của hành vi là giống nhau. Hành vi ở hai tội đều là hành vi lén lút, bí mật
chiếm đoạt tài sản. Việc ban hành BLHS 1985 có ý nghĩa to lớn nhƣng trải qua thời
gian nó khơng cịn phù hợp với các quan hệ xã hội. Việc ban hành một BLHS mới
nhằm điều chỉnh cho phù các quan hệ xã hội mới là điều tất yếu của lịch sử. Bởi các
yếu tố cấu thành nên quan hệ xã hội không phải bất biến mà ln có sự vận động
biến đổi theo từng thời kỳ lịch sử, pháp luật lại là công cụ điều chỉnh những quan hệ
này nên tính tồn tại tƣơng đối của pháp luật là quy luật tất yếu. Để điều chỉnh cho
phù hợp với quan hệ xã hội mới năm 1999 BLHS đƣợc ra đời góp phần vào việc

hồn thiện cơ chế pháp lý ở nƣớc ta. Trong thời gian này, nền kinh tế của nƣớc ta có
nhiều thay đổi mạnh mẽ, các quan hệ xã hội cũng có sự thay đổi. Do đó để điều
chỉnh phù hợp BLHS đã có nhiều quy định mới về tội phạm, quy định các tội mới,
xóa bỏ các tội cũ khơng cịn phù hợp trong nền kinh tế hiện tại. ví dụ: tội hủy hoại
tiền khơng cịn đƣợc quy định trong BLHS 1999. Quy định của BLHS 1999 về tội
trộm cắp tài sản có phần khác so với BLHS 1985, BLHS 1999 khơng cịn phân chia
tội trộm cắp taì sản thành 2 tội mà chỉ quy định trong 1 điều, điều 138 BLHS. Vì
vậy từ “tài sản của người khác” trong khoản 1 điều 138 BLHS 1999 đƣợc hiểu là
tài sản của nhà nƣớc và tài sản của cơng dân khơng có sự phân biệt hình thức sở
hữu trong quy định này.


11

Tình hình kinh tế ở nƣớc ta ln có sự thay đổi nhất là trong những năm gần đây
sự thay đổi về cơ cấu kinh tế ngày càng mạnh mẽ hơn. Do đó một số yếu tố về kinh
tế có ảnh hƣởng đến tội phạm bị thay đổi, một trong các yếu tố đó chính là định
mức tài sản làm căn cứ phân định tội phạm với 1 số hành vi vi phạm pháp luật khác.
Sự thay đổi này có rất nhiều nguyên nhân nhƣ:chỉ số lạm phát tăng cao do khủng
hoảng kinh tế 2009, đời sống kinh tế đƣợc nâng cao … Nhận thức rõ điều này, năm
2009 Quốc hội đã ban hành luật số 37/2009/QH12 sửa đổi bổ sung một số điều của
BLHS 1999 cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện tại. Tại điểm a khoản 2
điều 1 luật số 37/2009/QH12 có quy định việc sửa đổi mức định lƣợng tối thiểu về
giá trị tài sản bị chiếm đoạt làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự “sửa đổi cụm
từ năm trăm nghìn đồng thành cụm từ hai triệu đồng tại khoản 1 điều 137,138…”
[34-tr.1] .Vì vậy, định mức tối thiểu về giá trị tài sản trong tội trộm cắp tài sản
khơng cịn 500.000 đồng nhƣ trƣớc kia nữa mà đƣợc nâng lên thành 2.000.000
đồng.
Tóm lại, qua các thơi kỳ lịch sử nhà nƣớc đã ban hành hàng loạt các văn bản
pháp luật nhƣ: Sắc lệnh, pháp lệnh, Bộ luật… nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội

liên quan đến tình hình tội phạm. Bởi tình hình tội phạm là một hiện tƣợng tiêu cực
ảnh hƣởng đến nhiều mặt trong đời sống, kinh tế, chính trị xã hội. Trong các thời kỳ
lịch sử này khơng thiếu những văn bản pháp luật có giá trị cao cả về nội dung lẫn
hình thức cịn đƣợc nghiên cứu áp dụng cho tới ngày nay. Vì vậy, việc nghiên cứu
pháp luật qua các thời kỳ lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khơng những góp
phần vào việc hoàn thiện cơ chế pháp lý hiện hành mà thông qua việc nghiên cứu
pháp luật qua các thời kỳ trong đó có việc nghiên cứu tội phạm cịn giúp chúng ta
hiểu về hoàn cảnh lịch sử, kinh tế, xã hội, quan điểm tội phạm, quy luật hình thành,
phát triển của tội phạm… để từ đó tạo cơ sở cho việc xây dựng những biện pháp
phòng chống tội phạm ở hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai cho phù hợp và hiệu quả.


12

1.2 Dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản theo quy định của BLHS hiện
hành:
Tội trộm cắp tài sản khơng phải là hiện tƣợng siêu nhiên huyền bí mà nó là một
hiện tƣợng tiêu cực phát sinh và tồn tại trong môi trƣờng xã hội. Qua các thời kỳ
lịch sử khác nhau tội trộm cắp tài đều có những biến đổi nhất định, nên việc xác
định một hành vi tiêu cực có phải là tội trộm cắp tài sản hay không phải dựa vào các
yếu tố cấu tạo nên nó, đƣợc quy định trong pháp luật từng thời kỳ. Tuy nhiên, dù sự
biến đổi có lớn lao đến đâu đi chăng nữa thì tội trộm cắp tài sản cũng có những yếu
tố chung nhất định. Những yếu tố thống nhất cấu tạo nên dấu hiệu nhận biết tội
phạm đƣợc gọi là cấu thành tội phạm. Vì vậy, nghiên cứu cấu thành tội phạm có ý
nghĩa quan trọng vì thông qua cấu thành tội phạm mới xác định đƣợc một hành vi
cụ thể có phải là tội phạm hay không.
* Cấu thành tội phạm:
Trong quy định của BLHS cũng nhƣ các văn bản pháp luật có liên quan khơng
có định nghĩa cụ thể nào về vấn đề thế nào là tội trộm cắp tài sản. Tuy nhiên qua
quy định tại điều 138 BLHS, qua thực tiễn xét xử có thể định nghĩa“Tội trộm cắp

tài sản là hành vi lén lút, bí mật chuyển dịch tài sản của người khác thành tài sản
của mình” [35-tr.189] và hành vi lén lút, bí mật này thuộc một trong các trƣờng hợp
quy định tại điều 138 BLHS 1999: Tài sản trộm cắp có giá trị từ 2.000.000 đồng trở
lên; gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài
sản hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản và chƣa đƣợc xóa án tích, án tích
đƣợc hiểu là “hậu quả pháp lý của việc bị kết án”[43-tr.135] Qua định nghĩa trên
cho thấy các yếu tố cấu thành tội phạm là: Khách thể, mặt khách quan, mặt chủ
quan, chủ thể tội phạm. Đây chính là các yếu tố chung nhất cấu thành nên mọi tội
phạm, kể cả tội trộm cắp. Nhƣng đặc điểm của các yếu tố này trong từng giai đoạn
lịch sử, từng loại tội phạm cụ thể là khác nhau.
- Khách thể của tội trộm cắp tài sản:
Khách thể: “Là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm
hại”[41- tr.77].Hành vi xâm hại ở đây đƣợc hiểu là gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại cho những quan hệ xã hội đƣợc luật hình sự bảo vệ. Những thiệt hại này có


13

thể là thiệt hại về tinh thần, thiệt hại về vật chất hoặc những thiệt hại khác. Qua định
nghĩa chung nhất về khách thể của tội phạm, giúp ta xác định khách thể trong từng
tội phạm cụ thể. Trong tội trộm cắp tài sản, khách thể ở đây là quan hệ sở hữu đƣợc
lật hình sự bảo vệ bị tội phạm xâm hại hoặc đe dọa xâm hại. Thiệt hại mà hành vi
trộm cắp tài sản gây ra cho quan hệ sở hữu chính là thiệt hại về tài sản, thiệt hại về
vật chất. Biểu hiện của thiệt hại về tài sản ở đây là làm cho chủ tài sản, ngƣời quản
lý không thể thực hiện ba quyền năng của mình đối với tài sản, đó là 3 quyền năng:
Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản.
- Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản:
“Mặt khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm bao gồm: hành vi
nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi và hậu quả của những biểu hiện bên ngồi khác như: cơng cụ phương tiện,

địa điểm, thời gian”.[41-tr.62]. Tội trộm cắp tài sản quy định tại điều 138 BLHS
1999 có cấu thành vật chất. Vì vậy,Trong mặt khách quan tội trộm cắp tài sản hành
vi khách quan, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả là một trong những
biểu hiện quan trọng. Hành vi khách quan của tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút,
bí mật lợi dụng sự mất cảnh giác, sơ hở của chủ tài sản, ngƣời quản lý hoặc các
hoàn cảnh khách quan khác nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài sản.Trƣờng hợp lợi
dụng sự mất cảnh giác, sơ hở của chủ tài sản, ngƣời quản lý nhƣ: lợi dụng lúc chủ
tài sản, ngƣời quản lý tài sản ngủ say lẻn vào lấy tài sản, lợi dụng lúc cửa khơng
khóa, cửa sổ khơng đóng, xe qn khơng khóa… Hành vi lén lút, bí mật chiếm đoạt
tài sản ở đây phải là hành vi chiếm đoạt tài sản đang có chủ. Đặc điểm của tài sản là
tài sản còn nằm trong sự chiếm hữu quản lý của chủ sở hữu. Tuy các dấu hiệu khác
trong mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản nhƣ: Địa điểm, thời gian, không gian,
công cụ, phƣơng tiện phạm tội… không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành
tội trộm cắp tài sản nhƣng ở góc độ tội phạm học những yếu tố này lại có vai trị
quan trọng trong việc xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội để từ đó xây
dựng những biện pháp phịng ngừa đạt hiệu quả . Trong công tác điều tra, xử lý tội
phạm các dấu hiệu này lại có vai trị quan trọng cho việc phát hiện tội phạm, đánh


14

giá tính nguy hiểm của hành vi, định khung hình phạt, làm cơ sở cho việc tăng
nặng, giảm nhẹ hình phạt…
- Mặt chủ quan của tội trộm cắp tài sản:
Một hành vi cụ thể nào khi biểu hiện ra thế giới khách quan cũng thể hiện sự
thống nhất giữa hai mặt chủ quan và khách quan. Do đó khi nghiên cứu về tội trộm
cắp tài sản phải nghiên cứu ở cả hai mặt khách quan và chủ quan. Mặt chủ quan của
tội trộm cắp tài sản là những biểu hiện bên trong tội phạm nhƣ: lỗi, động cơ, mục
đích. Trong các yếu tố này có thể thấy yếu tố lỗi là yếu tố quan trọng làm căn cứ
xác định trách nhiệm hình sự. Lỗi ở đây chính là thái độ tâm lý của cá nhân đối với

hành vi nguy hiểm và hậu quả do mình gây ra và lỗi biểu hiện ở hai dạng lỗi cố ý
hoặc lỗi vô ý. Trong tội trộm cắp tài sản ngƣời phạm tội có lỗi và lỗi này thuộc
dạng lỗi cố ý. Bên cạnh đó, mục đích chiếm đoạt tài sản của ngƣời phạm tội trong
tội trộm cắp tài sàn ln có trƣớc khi thực hiện hành vi phạm tội. Vì vậy, có thể nói
dấu hiệu về mục đích, động cơ vụ lợi là dấu hiệu đặc trƣng của tội trộm cắp tài sản.
- Chủ thể của tội trộm cắp tài sản:
Theo lý luận chung về luật Hình sự thì chủ thể của tội phạm đƣợc hiểu là ngƣời
có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm
tội. Xét trong tội trộm cắp tài sản thì chủ thể thực hiện hành vi là chủ thể thƣờng.
Nghĩa là chủ thể chỉ cần đảm bảo yếu tố về mặt năng lực trách nhiệm hình sự và đạt
độ tuổi luật định chứ khơng cần phải có các đặc điểm nhân thân khác nhƣ: chức vụ,
nghề nghiệp….
Năng lực trách nhiệm hình sự của chủ thể đƣợc hiểu là việc nhận thức, đánh giá
đƣợc hành vi bản thân và điều khiển đƣợc hành vi. Trong tội trộm cắp tài sản, ngƣời
phạm tội nhận thức đƣợc hành vi của mình là nguy hiểm cho quan hệ sở hữu nhƣng
vẫn thực hiện tội phạm. Vì vậy, nếu khơng đảm bảo đƣợc 2 yếu tố về điều kiện
nhận thức và điều kiện về điều khiển hành vi thì cá nhân dù có hành vi xâm hại tài
sản của ngƣời khác cũng không đảm bảo điều kiện về năng lực trách nhiệm hình sự,
do đó sẽ khơng bị coi là tội phạm.


15

Trong việc nghiên cứu chủ thể của tội trộm cắp tài sản thì yếu tố về độ tuổi cũng
có vai trị quan trọng góp phần đảm bảo điều kiện về chủ thể tội phạm. Với một số
tội phạm thì chỉ cần ngƣời phạm tội đủ 14 tuổi là đã đảm bảo yếu tố về độ tuổi. Tuy
nhiên, trong tội trộm cắp tài sản thì tùy theo khoản tại điều 138 BLHS 1999 mà xác
định độ tuổi để làm cơ sở cho việc chịu trách nhiệm hình sự. Đối với trƣờng hợp
quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 138 BLHS 1999 thì ngƣời phạm tội phải từ đủ
16 tuổi trở lên. Vì theo khoản 1 điều 138 BLHS 1999 là tội ít nghiêm trọng, khoản 2

điều 138 BLHS 1999 là tội nghiêm trọng mà theo điều 12 BLHS 1999 có quy định
“ngƣời từ đủ 14 tuổi trở lên nhƣng chƣa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về
tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Vì vậy,
ngƣời chƣa đủ 16 tuổi nếu phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng sẽ khơng
phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 và khoản 2 điều 138 BLHS 1999.
1.3 Phân biệt tội trộm cắp tài sản với một số tội xâm phạm sở hữu:
1.3.1 Tội trộm cắp tài sản với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (điều 139 BLHS):
Hành vi khách quan ở hai tội này có sự khác nhau cơ bản. Đối với tội trộm cắp tài
sản hành vi khách quan ở đây chính là hành vi lén lút, bí mật lợi dụng sự mất cảnh
giác, sơ hở của chủ tài sản hoặc ngƣời có trách nhiệm quản lý rồi thực hiện hành vi
chiếm đoạt tài sản. Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì hành vi khách quan
khơng phải là lén lút, bí mật nhƣ tội trộm cắp tài sản mà ngƣời phạm tội sử dụng
những thủ đoạn gian dối, cố ý đƣa ra những thông tin không đúng sự thật để chủ tài
sản tin và giao tài sản. Vì vậy, việc chiếm đoạt tài sản trong tội này khơng phải lén
lút, bí mật mà thể hiện ở hai dạng: có thể là nhận tài sản từ chủ tài sản hoặc phải
giao tài sản mà không giao.
1.3.2 Tội trộm cắp tài sản với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản(Điều 137BLHS)
Tại điều 137 BLHS, cũng nhƣ một số văn bản có liên quan khơng có định nghĩa
cụ thể nào về hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, qua thực tiễn xét xử
thì có thể hiểu hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi lợi dụng điều kiện,
hoàn cảnh khách quan, vƣớng mắc khách quan của chủ tài sản công khai chiếm đoạt
tài sản. Khác với hành vi của tội trộm cắp tài sản là lén lút, bí mật; hành vi khách


16

quan của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản một cách
công khai với chủ tài sản nhƣng vì vƣớng mắc khách quan chủ tài sản khơng có
điều kiện ngăn cản hành vi chiếm đoạt . Ví dụ: Nguyễn Văn H bị tai nạn giao thơng,
trong q trình va đập cơ học đồng hồ của H đã bị gãy chốt và văng ra khỏi tay.

Trong lúc này Đặng Hòang V đi qua thấy chiếc đồng hồ gần H đã thực hiện hành vi
chiếm đoạt. Xét trong trƣờng hợp này nếu H bị va đập mạnh đang trong tình trạng
bất tỉnh thì V phạm tội trộm cắp tài sản, còn nếu H vẫn còn tỉnh vẫn biết V đang
chiếm đoạt tài sản của mình nhƣng do va đập, chân của H bị gãy thì V phạm tội
cơng nhiên chiếm đọat tài sản.
1.4 Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng
trong những năm gần đây:
1.4.1 Những vấn đề chung khi nghiên cứu tình hình tội trộm cắp tài sản:
Nhiệm vụ quan trọng của tội phạm học là đƣa ra các biện pháp phòng ngừa tội
phạm. Các biện pháp này có tác dụng loại bỏ những nguyên nhân và điều kiện
phạm tội, để từ đó tội phạm khơng còn cơ sở phát sinh và tồn tại. Tuy nhiên, để có
cơ sở đƣa ra các biện pháp phịng ngừa tội phạm điều tất yếu là phải nghiên cứu
tình hình tội phạm. Khi nghiên cứu tình hình tội phạm sẽ tạo cơ sở xây dựng các
biện pháp phòng ngừa ở góc động chung nhất cũng nhƣ ở một số loại tội phạm cụ
thể. Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Tỉnh: “tình hình tội phạm là một hiện hiện tượng xã
hội tiêu cực mang tính lịch sử cụ thể và pháp lý hình sự, có tính giai cấp và được
biểu hiện thơng qua tổng thể các tội phạm cùng các chủ thể thực hiện các tội phạm
đó trong một đơn vị hành chính lãnh thổ nhất định và trong một thời gian cụ thể
nhất định”[44-,tr.10]. Cho nên việc nghiên cứu tình hình tội phạm là điều cần thiết
để có biện pháp hợp lý xóa bỏ hiện tƣợng tiêu cực này ra khỏi đời sống xã hội.
Khi nghiên cứu tình hình tội phạm ở góc độ một tội phạm cụ thể nhƣ tội trộm
cắp tài sản thì khơng có nghĩa là chỉ đƣa ra, nêu ra một vài trƣờng hợp phạm tội cụ
thể rồi đi đến kết luận. Bởi, mỗi trƣờng hợp phạm tội cụ thể đều có những đặc riêng
khơng thể hiện tính tổng quát về việc phạm tội trên một địa bàn. Muốn có những kết
luận tƣơng đối chính xác về tình hình tội trộm cắp tài sản thì cần có cái nhìn tổng


17

thể qua các con số ở một quy mô nhất định nhƣ: số ngƣời phạm tội, số vụ phạm tội

trong một khoảng thời gian và trên một đơn vị lãnh thổ. Do đó, khi nghiên cứu tình
hình tội trộm cắp tài sản ở góc độ tội phạm học khác với việc nghiên cứu tội trộm
cắp tài sản trong pháp luật hình sự. Trong pháp luật hình sự các yếu tố của tội trộm
cắp tài sản đƣợc nghiên cứu trọng tâm nhƣ: mặt chủ quan, mặt khách quan, chủ
thể…cịn ở góc độ tội phạm học, nghiên cứu về tình hình tội trộm cắp tài sản chính
là việc nghiên cứu, tiếp cận các thông số của tội phạm biểu hiện thông qua: thực
trạng, cơ cấu, động thái và những thông số về thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
Thông qua đó, sẽ phản ánh đƣợc mối tƣơng quan giữa tội trộm cắp tài sản với các
tội xâm phạm sở hữu, các tội phạm về hình sự. Từ đó có thể thấy đƣợc mối quan hệ
giữa tội trộm cắp tài sản với các tội phạm hình sự, đây chính là mối quan hệ mật
thiết, ảnh hƣởng tƣơng tác qua lại với nhau. Tội trộm cắp có mối quan hệ mật thiết
với một số tội phạm hình sự nhƣ ma túy, đánh bạc. Khi tội phạm về ma túy, tội
phạm về đánh bạc trong hoàn cảnh túng thiếu sẽ rất dễ dẫn đến tội phạm trộm cắp
tài sản. Bởi, hai loại tội phạm này ln gắn liền chặt chẽ với kinh tế.
Vì vậy, việc nghiên cứu tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thị xã Dĩ An
khơng chỉ có ý nghĩa trong việc phản ánh tội phạm qua các thơng số mà nó cịn lý
giải những ngun nhân của các thông số này, ảnh hƣởng đặc điểm của địa bàn thị
xã Dĩ An tới tình hình tội phạm. Chính vì vậy, để có cái nhìn tổng quan và chính
xác hơn về tình hình tội trộm cắp tài sản khơng thể không nghiên cứu một số đặc
điểm của địa bàn thị xã Dĩ An ảnh hƣởng tới tội phạm.
Thị xã Dĩ An với vị trí địa lý đặc thù là một thị xã có nền kinh tế phát triển mạnh
mẽ trong những năm gần đây. “Về cơ cấu tỉ trọng kinh tế, công nghiệp chiếm tỉ
trọng khá lớn 75,63%, thƣơng mại dịch vụ 24,26%, nơng nghiệp 0,11%, bình qn
thu nhập đầu ngƣời 35,17 triệu đồng/1ng/năm”.[45-tr.2] Cùng với vị trí địa lý thuận
lợi, phía đơng giáp quận 9 T.PHCM, phía tây giáp Thị xã Thuận An - Bình Dƣơng,
phía nam giáp quận Thủ Đức T.PHCM, phía bắc giáp TP Biên hịa - Đồng Nai và
giáp huyện Tân Uyên - Bình Dƣơng. “Diện tích tự nhiên của thị xã Dĩ An là 6.010
ha, dân số 297.435 ngƣời, mật độ dân số vào khoảng hơn 5000ngƣời/km2. Dĩ An có



18

7 đơn vị trực thuộc: phƣờng Dĩ An, phƣờng An Bình, phƣờng Tân Đơng Hiệp,
phƣờng Đơng Hịa, phƣờng Tân Bình, phƣờng Bình Thắng, phƣờng Bình An” [36tr.1]. Thị xã Dĩ An có dân số và mật độ dân số đứng thứ 2 trong số các quận, huyện,
thị xã của cả nƣớc. Tỉ lệ tăng dân số của Dĩ An liên tục tăng trong những năm gần
đây do Dĩ An có 5 khu công nghiệp mang tầm cỡ quốc gia và khu vực: khu cơng
nghiệp Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, Bình Đƣờng, Tân Đơng Hiệp A, Tân Đơng Hiệp
B. Hàng năm những khu công nghiệp này thu hút hàng vạn lao động từ các tỉnh
thành khác. Do việc dân nhập cƣ không ngừng gia tăng đã gây ra sức ép lớn cho các
cơ quan chức năng của thị xã Dĩ An về việc tổ chức quản lý các vấn đề liên quan
đến ngƣời nhập cƣ. Hàng loạt các vấn đề cần đƣợc giải quyết nhƣ: giải quyết vấn đề
về nhà ở, giáo dục, việc làm, cơ sở chữa bệnh, an sinh xã hội, ô nhiễm môi
trƣờng… Trong số dân cƣ có một bộ phận khơng chịu lao động, thích lối sống
hƣởng thụ đã làm phát sinh tội trộm cắp tài sản trên bàn trong những năm gần đây
gây ra không ít những ảnh hƣởng nghiêm trọng tới kinh tế - xã hội, trật tự, an ninh
trên địa bàn thị xã Dĩ An. Cùng với việc dân số không ngừng ra tăng, việc tiếp giáp
nhiều địa bàn nổi cộm về tội phạm cũng làm gia tăng tội trộm cắp tài sản trên địa
bàn Dĩ An.
Tóm lại, trong q trình nghiên cứu tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thị
xã Dĩ An, để có cái nhìn tổng qt, khách quan và tồn diện về tội phạm này thì
khơng chỉ nghiên cứu ở một số góc độ nhất định mà cần phải nắm rõ các thơng số
của tội phạm. Ngồi ra, cần phải xem xét đến các yếu tố, đặc điểm của địa bàn để từ
đó có cái nhìn chính xác hơn, tạo cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp phòng
chống tội phạm đạt hiệu quả, cũng nhƣ tạo cơ sở cho việc hoạch định chính sách
phát triển kinh tế, văn hóa–xã hội trên địa bàn trong tƣơng lai.
1.4.2 Các thơng số của tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn:
* Thực trạng:
Thực trạng của tình hình trộm cắp tài sản trên địa bàn thị xã Dĩ An đƣợc hiểu là
thông số phản ánh số vụ phạm tội, số ngƣời phạm tội trên địa bàn trong một khoảng
thời gian xác định. Trong giai đoạn từ 2006–2010 tình hình tội phạm diễn ra trên



19

địa bàn tỉnh Bình Dƣơng nói chung và thị xã Dĩ An nói riêng khá phức tạp. Một
trong những tội phạm diễn ra thƣờng xuyên và xu hƣớng không ngừng gia tăng đó
là tội trộm cắp tài sản xâm hại nghiêm trọng đến quan hệ sở hữu. Tội phạm này
không những xâm hại đến tài sản của ngƣời bị hại mà nó cịn gây ra những ảnh
hƣởng xấu đến nền kinh tế, mơi trƣờng đầu tƣ, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn.
Tội trộm cắp tài sản đang có những diễn biến phức tạp, điều này đƣợc thể hiện qua
những con số về số vụ phạm tội, số ngƣời phạm tội trên địa bàn. Qua công tác thống
kê của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thị xã Dĩ An trong những năm
gần đây cho thấy tội trộm cắp tài sản luôn chiếm tỉ lệ khá cao về số vụ phạm tội, số
ngƣời phạm tội so với các tội xâm phạm sở hữu và các tội phạm hình sự khác.
Thơng qua con số tƣơng quan giữa tội trộm cắp tài sản với các tội phạm hình sự
khác cho thấy mối tƣơng quan giữa các tội này, từ đó có cái nhìn khách quan, tồn
diện hơn về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn. Nghiên cứu thực trạng tội trộm cắp tài
sản trên 2 phần:
- Phần tội phạm rõ: tội phạm rõ đƣợc hiểu là tội phạm đã xảy ra, bị cơ quan
chức năng có thẩm quyền xử lý và đƣợc biểu hiện ở con số thống kê của nghành
Tòa án và Viện kiểm sát. Xét tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thị xã Dĩ An trong
những năm gần đây cho thấy bình quân hàng năm Tòa án nhân dân và Viện kiểm
sát nhân dân thị xã Dĩ An truy tố và xét xử từ 100 đến 130 vụ, từ 170 đến 280 bị
cáo. Mặc dù đƣợc sự phối hợp, chỉ đạo của các ban nghành, cùng sự cố gắng của
các cơ quan chức năng, nhƣng tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn vẫn diễn ra
hết sức phức tạp và ảnh hƣởng của tội phạm này đến kinh tế, chính trị, văn hóa-xã
hội là khơng nhỏ. “Trong năm 2006 Tịa án nhân dân nhân dân thị xã Dĩ An giải
quyết 96 vụ, 170 bị cáo. Năm 2007 là 116 vụ-218 bị cáo. Năm 2008 là 124 vụ-277
bị cáo. Năm 2009 là 110 vụ-201 bị cáo. Năm 2010 là 103 vụ-181 bị cáo”[4-tr.2,3]
Thông số này đƣợc thể hiện rõ trong bảng thống kê sau:



20

Điều 138 tội trộm cắp tài sản theo BLHS 1999

Thụ lý

Giải quyết

Năm
Vụ

Bị Can

Vụ

Bị Cáo

2006

105

207

96

170

2007


127

248

116

218

2008

133

245

124

277

2009

115

212

110

201

2010


105

196

103

181

Tổng số

585

1108

549

1047

Bảng thống kê số vụ, số bị can, bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thị xã Dĩ
An (Báo cáo tổng kết tội phạm của TAND TXDA trong 5 năm, từ 2006- 2010)

- Phần tội phạm ẩn: là phần tội phạm chƣa bị cơ quan chức năng có thẩm quyền
phát hiện và xử lý và là phần thứ hai cùng với tội phạm rõ cấu tạo nên thực trạng tội
phạm. Trong tình hình tội phạm nói chung và tội trộm cắp tài sản trên địa bàn thị xã
Dĩ An nói riêng việc thống kê, xác định tội phạm ẩn hết sức khó khăn. Do khơng có
một phƣơng pháp trực tiếp, trực diện nào để thống kê phần ẩn của tội phạm nên để
thống kê phần ẩn của tội phạm phải sử dụng một số phƣơng pháp gián tiếp mang
tính xã hội nhƣ: qua thăm dò, điều tra xã hội học. Cùng một số biện pháp khác nhƣ:
qua việc so sánh, phân tích, thống kê tình hình tội phạm trên địa bàn; qua các hội

thảo khoa học về đánh giá tình hình tội phạm ẩn…Trong tội trộm cắp tài sản, có rất
nhiều lý do dẫn đến việc tạo ra phần tội phạm ẩn trên địa bàn. Một số những nguyên
nhân đó phải kể đến nguyên nhân từ phía ngƣời phạm tội, nguyên nhân từ phía nạn
nhân, ngun nhân từ các yếu hồn cảnh khách quan hay nói cách khác chính là
những ngun nhân mang tính chủ quan và khách quan. Đối với nguyên nhân từ


21

phía ngƣời phạm tội trên địa bàn chính là do trong thời gian gần đây đƣợc sự hỗ trợ
của các thiết bị khoa học kĩ thuật tiên tiến vào việc thực hiện hành vi phạm tội. Việc
sử dụng những thiết bị tiên tiến này ít để lại dấu vết trên hiện trƣờng, việc thực hiện
nhanh chóng, do đó gây khơng ít khó khăn cho cơng tác điều tra phát hiện và xử lý
tội phạm. Cùng với việc sử dụng các thiết bị tiên tiến tội phạm trên địa bàn trong
những năm gần đây đã có xu hƣớng phạm tội có tổ chức, có sự phân cơng nhiệm vụ
cụ thể và đặc biệt hơn chính là có sự tính tốn vạch sẵn phƣơng án tẩu thoát khi bị
chủ tài sản phát hiện. Ví dụ: điều tra, thăm dị các lối ra vào trƣớc khi thực hiện tội
phạm; cho ngƣời ở ngoài canh gác; khi lẻn vào nhà để thực hiện hành vi sẽ khóa
cửa phịng của chủ tài sản làm cho họ dù có phát hiện ra cũng khơng thể truy đuổi.
Đối với nguyên nhân từ phía nạn nhân, phải kể đến một số nguyên nhân điển hình
nhƣ: sợ bị trả thù nên không tố giác tội phạm, ngƣời phạm tội là ngƣời có mối quan
hệ thân thích với nạn nhân, tài sản bị xâm hại so với kinh tế của ngƣời bị hại cịn
nhỏ khơng có ảnh hƣởng lớn nên không tố giác tội phạm. Các nguyên nhân khách
quan, chủ quan khác nhƣ: thủ tục khai báo tội phạm nhiêu khê, trụ sở làm việc của
các cơ quan chức năng xa khu dân cƣ… Trong các nguyên nhân kể trên, phần tội
phạm ẩn trên địa bàn thị xã Dĩ An xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu chính là
nguyên nhân từ phía ngƣời phạm tội và nguyên nhân từ phía nạn nhân. Cho nên
trong những năm qua thị xã Dĩ An luôn quan tâm đến các đề án khoa học phù hợp
với tình hình kinh tế của thị xã nhằm hạn chế phần tội phạm ẩn của tội trộm cắp tài
sản nói riêng và tội phạm hình sự nói chung trên địa bàn.

* Cơ cấu:
Thông qua thông số về thực trạng tội trộm cắp tài sản trên địa bàn đã phần nào
phản ánh tình hình tội trộm cắp trên địa bàn trong những năm gần đây. Tuy nhiên,
việc nghiên cứu tội trộm cắp tài sản ở góc độ tội phạm học không chỉ dừng lại ở con
số về số vụ phạm tội, số ngƣời phạm tội trên địa bàn mà phải nghiên cứu tội trộm
cắp tài sản trong một chỉnh thể các tội phạm nhất định, chỉ có nhƣ vậy mới có sự
đánh giá tổng quan và tồn diện về tình hình loại tội phạm này. Bởi tội trộm cắp tài
sản là một tội phạm hình sự, tồn tại trong mối tƣơng quan với các tội phạm hình sự


22

khác. Trong mối quan hệ này, các tội ln có sự tƣơng tác qua lại tạo thành một
chỉnh thể thống nhất tình hình tội phạm trên địa bàn. Sự tƣơng tác, ảnh hƣởng qua
lại này ở các mức độ khác nhau. Ví dụ: tội phạm về đánh bạc, tội phạm về ma túy
có sự ảnh hƣởng rất lớn đến tội trộm cắp tài sản trên địa bàn trong thời gian qua. Nó
có thể làm gia tăng hoặc giảm thiểu tội trộm cắp. Bởi hai loại tội phạm này có liên
quan mật thiết về vấn đề kinh tế. Trong tội đánh bạc khi ngƣời phạm tội đã rơi vào
cảnh túng thiếu, nợ nần lại khơng có điều kiện tạo lập kinh tế mới thì dễ sa vào hành
vi tiêu cực trộm cắp tài sản để thỏa mãn nhu cầu đánh bạc và trả nợ của mình. Cịn
trong tội phạm về ma túy, nhất là ngƣời phạm tội đang trong cơn nghiện họ sẽ tìm
mọi cách nhằm thỏa mãn nhu cầu về ma túy, một trong các cách mà ngƣời phạm tội
thực hiện chính là hành vi trộm cắp tài sản. Mối tƣơng quan và tỷ trọng tội trộm cắp
tài sản với các tội phạm hình sự khác đƣợc gọi là cơ cấu. Do đó, có thể hiểu “ Cơ
cấu là tỷ trọng và sự tương quan giữa các tội phạm, loại tội phạm trong một chỉnh
thể tình hình tội phạm” [42-tr.77] và việc nghiên cứu cơ cấu tội trộm cắp tài sản là
nghiên cứu tỷ trọng và sự tƣơng quan giữa các tội phạm, loại tội phạm trong một
chỉnh thể nhất định trên điạ bàn.
Trong giai đoạn năm 2006–2010 tỉ lệ tƣơng quan, tỷ trọng giữa tội trộm cắp tài
sản và các tội phạm hình sự khác có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, qua cơng tác thống

kê của Tịa án nhân dân thị xã Dĩ An cho thấy tội trộm cắp tài sản luôn chiếm tỉ
trọng cao trong số các tội phạm xâm phạm hữu, các tội phạm hình sự trên địa bàn.
Thống kê tội trộm cắp tài sản trong tổng thể các tội phạm hình sự trên địa bàn thì:
“Năm 2008, các vụ án hình sự xảy ra trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng
diễn ra khá phức tạp. Tòa án nhân dân Thị Xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng thụ lý giải
quyết 328 vụ-671 bị cáo. Gồm các nhóm tội phạm sau đây: các tội xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con ngƣời là 31 vụ-47 bị cáo chiếm tỷ lệ
9,45%; các tội phạm về ma túy 37 vụ-63 bị cáo chiếm tỷ lệ 11,28%; các tội phạm an
tồn cơng cộng và trật tự công cộng 47 vụ-76 bị cáo, chiếm tỷ lệ 14,33%; tội xâm
phạm quyền tự do dân chủ của công dân 02 vụ-11 bị cáo chiếm tỷ lệ 0,62 %; các tội
xâm phạm trật tự quản lý hành chính 03 vụ-03 bị cáo chiếm tỷ lệ 0,91%; các tội


23

xâm phạm trật tự quản lý kính tế 05 vụ-11 bị cáo, chiếm tỉ lệ 1,52%; các tội phạm
về tham nhũng 01 vụ-02 bị cáo, chiếm tỷ lệ 0,3%; các tội xâm phạm hoạt động tƣ
pháp 01 vụ-01 bị cáo, chiếm tỷ lệ 0,3%; tội trộm cắp tài sản xảy ra 124 vụ-277 bị
cáo, chiếm tỉ lệ 37,804% trên tổng số 328 vụ hình sự, chiếm tỷ lệ 61,691% trên tổng
số 201 vụ xâm phạm sở hữu” [1-tr.1-3] .“Năm 2009, Tịa án nhân dân Thị Xã Dĩ
An, tỉnh Bình Dƣơng giải quyết 338 vụ-749 bị cáo, trong đó các tội xâm phạm sỡ
hữu là 223 vụ-459 bị cáo, chiếm tỷ lệ là 65,976%, tội trộm cắp tài sản là 110 vụ 204 bị cáo, chiếm tỷ lệ 32,544% trên tổng số 338 vụ án hình sự và chiếm tỉ lệ
49,327% trên tổng số vụ xâm phạm sở hữu”.[2-tr 1-4] “Năm 2010, tòa án nhân dân
Dĩ An đã giải quyết 379 vụ-737 bị cáo, trong đó các tội xâm phạm sở hữu là 179 vụ
- 392 bị cáo chiếm tỷ lệ 47, 22%, tội trộm cắp tài sản 103 vụ - 181 bị cáo, chiếm tỷ
lệ 27, 17% trên tổng số 379 vụ án hình sự và chiếm tỉ lệ 57,541% trên tổng số 179
vụ xâm phạm sở hữu.” [3-tr.1-3]
Tội trộm
cắp tài sản


Tội trộm cắp
tài sản
Ma túy

Ma túy
30.55%

32.24%

41.26%

Giết người

43.64%

18.08%
0.67%
1.72%
1.72%
4.31%

17.29%

0.37%

3.89%2.41% 1.85%

Biểu đồ cơ cấu tội trộm cắp tài sản (về số vụ - số bị cáo) trong tổng số các tội hình sự
trên địa bàn thị xã Dĩ An, trong 3 năm từ năm 2008-2010


Thống kê tội trộm cắp tài sản trong tổng thể các tội xâm phạm sở hữu: Trong
giai đoạn năm 2006 – 2010 tội trộm cắp tài sản luôn chiếm tỷ trọng cao trong các
tội xâm phạm sở hữu cả về số vụ lẫn số ngƣời phạm tội. Thống kê của tòa án thị xã
Dĩ An cho thấy, giai đoạn 2006 – 2010 xảy ra 916 vụ xâm phạm sở hữu trong đó:
có 107 vụ cƣớp tài sản, chiếm tỉ lệ 11,68%; 1 vụ bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản,


24

chiếm tỉ lệ 0,11%; 25 vụ cƣỡng đọat tài sản chiếm tỉ lệ 2,73%;138 vụ cƣớp giật tài
sản, chiếm tỉ lệ 15,06%; 3 vụ công nhiên chiếm đoạt tài sản, chiếm tỉ lệ 0,327%;
549 vụ trộm cắp tài sản, chiếm tỉ lệ 59,93%; 54 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản,
chiếm tỉ lệ 5,89%; 39 vụ lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm tỉ lệ
4,25%”[4-tr.1-7] :

Biểu đồ cơ cấu tội trộm cắp tài sản trong nhóm tội xâm phạm sở hữu (về số bị cáo - số
vụ, từ điều 133–điều 140) trên địa bàn thị xã Dĩ An giai đoạn năm 2006-2010

* Động thái:
Trong những năm gần đây trên địa bàn thị xã Dĩ An, tội trộm cắp tài sản có
những diễn biến phức tạp đƣợc thể hiện qua thông số thực trạng và cơ cấu tội trộm
cắp tài sản. Tuy trong các năm qua tội trộm cắp tài sản có những biến động khá lớn
có năm tăng cao nhƣ năm 2008, có năm giảm mạnh nhƣ năm 2010 nhƣng qua công
tác điều tra nghiên cứu cho thấy tội phạm này chỉ có sự thụt giảm tạm thời. Thống


25

kê của Tòa án nhân dân thị xã Dĩ An về tội trộm cắp tài sản trong giai đoạn từ năm
2006 đến năm 2010, “Tòa án nhân dân thị xã Dĩ An đã giải quyết 549 vụ-1047 bị

cáo, trong đó năm 2006: 96 vụ-170 bị cáo, chiếm tỉ lệ 34,408% trên tổng số 279 vụ
hình sự; năm 2007: 116 vụ-218 bị cáo (tăng 20 vụ–48 bị cáo so với năm 2006),
chiếm tỉ lệ 39,590% trên tổng số 293 vụ hình sự ( tăng 5,182% so với năm 2006 );
năm 2008: 124 vụ-277 bị cáo (tăng 8 vụ–59 bị cáo so với năm 2007), chiếm tỉ lệ
40,548% trên tổng số 328 vụ hình sự ( tăng 0,958% so với năm 2007 ); năm 2009:
110 vụ-201 bị cáo (giảm 14 vụ–76 bị cáo so với năm 2008), chiếm tỉ lệ 32,544%
trên tổng số 338 vụ hình sự ( giảm 8,004% so với năm 2008 ); năm 2010: 103 vụ181 bị cáo (giảm 7 vụ-20 bị cáo so với năm 2009), chiếm tỉ lệ 27,170% trên tổng số
379 vụ hình sự ( giảm 5,374% so với năm 2009 ).”[4-tr.1-2]. Thông qua các biểu đồ
về sự thay đổi thực trạng cơ cấu tội trộm cắp tài sản sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn về
động thái của tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn:


×