BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“TÌNH HÌNH TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH
BÌNH DƯƠNG TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY”
SVTH
MSSV
LỚP
KHĨA
NGÀNH
:
:
:
:
:
GIAO KHẢ THÙY
07124118
DH07QL
2007 – 2011
QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
- TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011-
Lời cảm ơn!
Chân thành gửi lòng biết ơn đến:
Ba Mẹ lòng biết ơn sâu sắc nhất, Người đã sinh thành, nuôi
dưỡng, dạy dỗ con nên người, đã thương yêu và tạo mọi điều kiện
cho con học tập trong suốt thời gian qua.
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm đã tạo điều kiện cho
Em trong thời gian học tập.
Quý Thầy, cô Khoa QLĐĐ và BĐS nói riêng và trường Đại học
Nông Lâm nói chung đã truyền đạt cho Em những kiến thức cần
thiết về chuyên ngành và một số vấn đề có liên quan trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Đào Thị
Gọn đã tận tình hướng dẫn Em trong suốt quá trình hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Các Cô, Chú, Anh, Chị phòng Tài nguyên – Môi trường Thị xã
Dĩ An đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong thời gian thực tập
tại cơ quan.
Tập thể các bạn lớp Quản lý đất đai khóa 33 đã giúp đỡ, động
viên Tôi trong những năm học vừa qua.
Tuy nhiên, do thời gian thực tập có hạn những kiến thức còn
hạn chế của bản thân, nên sẽ không tránh khỏi những thiếu xót. Vì
vậy, rất mong sự đóng góp ý kiến của quý Thầy cô và các bạn.
Cuối cùng, xin chúc tất cả Thầy cô, các bạn nhiều sức khỏe,
hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
GIAO KHẢ THÙY
TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Giao Khả Thùy, Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản, Trường Đại
Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Tình hình tranh chấp và giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn Thị Xã Dĩ
An, tỉnh Bình Dương từ năm 2005 đến nay”.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Đào Thị Gọn, Bộ môn Quy hoạch, Khoa Quản Lý Đất Đai và
Bất Động Sản Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Tranh chấp đất đai là một trong những nội dung quản lý nhà nước về đất đai, có vai trò vô
cùng quan trọng, công tác này được làm tốt sẽ đảm bảo quyền sử dụng đất hợp pháp của người dân
giúp người dân an tâm lao động, sản xuất. Tranh chấp đất đai là một vấn đề phức tạp, nhạy cảm,
xảy ra ở khắp các tỉnh thành trên cả nước và đặc biệt trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay nó
càng trở nên nóng bỏng hơn, trở thành vấn đề được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm.
Thị xã Dĩ An có tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích xây dựng
khu công nghiệp, khu dân cư, khu trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí ngày càng tăng nên
đất đai ngày càng có giá trị hơn dẫn đến tình trạng tranh chấp của Thị xã ngày càng đa dạng và
phức tạp. Do đó vấn đề tranh chấp đất đai cần phải được giải quyết triệt để, chính xác, hiệu quả để
ổn định xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội của Thị xã.
Đề tài có mục đích đánh giá tổng quan tình hình tranh chấp và giải quyết tranh chấp trên địa
bàn Thị xã Dĩ An từ năm 2005 đến nay và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải
quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn Thị xã. Để đạt được mục đích nói trên, các phương pháp điều
tra thu thập số liệu, phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp
đánh giá đã được sử dụng làm công cụ nghiên cứu đề tài.
Ngoài ra, đề tài cũng nghiên cứu về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của Thị xã, tình hình
quản lý Nhà nước về đất đai có ảnh hưởng đến tình hình tranh chấp đất đai và hiệu quả giải quyết
tranh chấp đất đai. Đồng thời đề tài cũng nêu lên các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, các dạng
tranh chấp điển hình, hướng giải quyết và rút ra những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải
quyết tranh chấp đất đai. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh
chấp đất đai trên địa bàn Thị xã Dĩ An.
Thực tế cho thấy tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn Thị xã Dĩ An không diễn ra gay
gắt như một số địa phương khác. Do những quyết định của cơ quan Trung ương và của địa phương
nhằm thực hiện nhanh việc cấp giấy nên đến nay trên địa bàn Thị xã đã có khoảng 97% hộ gia đình
cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, dẫn đến hầu hết các vụ việc tranh chấp
thường được giải quyết ở Tòa Án Nhân Dân của Thị xã hơn là ở UBND Thị xã.
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tranh chấp đất đai
Tòa án nhân dân
Uỷ ban nhân dân
Tài nguyên và môi trường
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Quyền sử dụng đất
Tài nguyên và môi trường
Tòa án nhân dân tối cao
Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Diện tích tự nhiên
Đại học quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh
Tổng sản phẩm quốc nội
Công nghiệp
Giáo dục, đào tạo
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Bản đồ địa chính
Ký hiệu
TCĐĐ
TAND
UBND
TN-MT
GCNQSDĐ
QSDĐ
TN & MT
TANDTC
VKSNDTC
DTTN
ĐHQG
TPHCM
GDP
CN
GD - ĐT
THCS
THPT
QH-KHSDĐ
BĐĐC
DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1: Diện tích tự nhiên của Thị xã theo đơn vị hành chính năm 2010................................. 10
Bảng 2: Cơ cấu các loại đất Thị xã Dĩ An ................................................................................. 13
Bảng 3: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế Thị xã Dĩ An ........................................................... 15
Bảng 4: Hiện trạng các khu, cụm công nghiệp trên Thị xã Dĩ An ............................................. 17
Bảng 5: Dân số, lao động Thị xã Dĩ An ..................................................................................... 18
Bảng 6: Hiện trạng giáo dục của Thị xã Dĩ An.......................................................................... 21
Bảng 7: Tổng diện tích tự nhiên năm 2010 của Thị xã Dĩ An ................................................... 24
Bảng 8: Diện tích được đo đạc lập bản đồ địa chính ................................................................. 26
Bảng 9: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2010 .................................... 27
Bảng 10: Kết quả thực hiện giao đất, cho thuê đất .................................................................... 28
Bảng 11: Tổng số dự án thu hồi đất ........................................................................................... 29
Bảng 12: Biến động các loại đất ................................................................................................ 29
Bảng 13: Kết quả công tác lập sổ bộ địa chính .......................................................................... 31
Bảng 14: Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .................................................... 31
Bảng 15: Cơ cấu sử dụng đất năm 2010 của Thị xã Dĩ An ....................................................... 34
Bảng 16: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2010 .......................................................... 36
Bảng 17: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010.................................................... 37
Bảng 18: Cơ cấu diện tích đất theo đối tượng sử dụng và quản lý trên địa bàn Dĩ An năm 2010 38
Bảng 19: Tổng hợp lượng đơn TCĐĐ của các phường từ năm 2005 đến nay .......................... 42
Bảng 20: Các dạng tranh chấp đất đai trên địa bàn Thị xã ........................................................ 47
Bảng 21: Tổng hợp kết quả giải quyết TCĐĐ của các phường trên địa bàn Thị xã Dĩ An từ năm
2005 đến nay .............................................................................................................................. 47
Bảng 22: Tổng hợp kết quả giải quyết TCĐĐ của các phường từ năm 2005 đến nay .............. 49
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Cơ cấu các loại đất trên địa bàn Thị xã Dĩ An ..........................................................14
Biểu đồ 2: Cơ cấu sử dụng đất Thị xã Dĩ An ............................................................................ 34
Biểu đồ 3: Cơ cấu đất nông nghiệp Thị xã Dĩ An...................................................................... 35
Biểu đồ 4: Cơ cấu đất phi nông nghiệp Thị xã Dĩ An ............................................................... 36
Biểu đồ 5: Lượng đơn tranh chấp của các phường từ năm 2005 đến 6/2011 ............................ 43
Biểu đồ 6: Các dạng tranh chấp chủ yếu trên địa bàn thị xã từ năm 2005 đến nay ................... 46
Biểu đồ 7: Kết quả giải quyết TCĐĐ trên địa bàn thị xã Dĩ An từ năm 2005 đến nay ............. 48
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Bản đồ hành chính thị xã Dĩ An .................................................................................. 11
Sơ đồ 2: Quy trình giải quyết TCĐĐ trên địa bàn thị xã Dĩ An ................................................ 41
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của con người và hiện nay nó
càng quan trọng hơn vì nó là nhân tố để phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Chính vì
vậy việc quản lý tốt quỹ đất của quốc gia để sử dụng tiết kiệm, hợp lý và đạt hiệu quả cao
nhất là vấn đề đang được Nhà nước quan tâm hàng đầu.
Đối với Việt Nam, trong suốt thời gian từ khi chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai
được thiết lập từ năm 1980 cho đến nay, tranh chấp đất đai luôn là vấn đề thời sự, có những
diễn biến rất phức tạp, ảnh hưởng xấu đến việc quản lý, sử dụng đất nói riêng và gây những
bất ổn nhất định đối với đời sống kinh tế - xã hội nói chung. Cụ thể, tranh chấp đất đai xảy
ra không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các bên trong tranh chấp mà còn ảnh hưởng
đến lợi ích Nhà nước. Khi xảy ra tranh chấp sẽ tác động không tốt đến tâm lý, tinh thần của
các bên, gây nên tình trạng mất ổn định, bất đồng trong nội bộ nhân dân, làm cho những quy
định của Luật đất đai cũng như những chính sách của Nhà nước không được thực hiện. Sự
kiện Bộ Tài nguyên – môi trường từng đề xuất thành lập một cơ quan tài phán chuyên trách
để giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện về đất đai đã phần nào cho thấy tính chất nghiêm
trọng của vấn đề.
Đặc biệt, ngày nay khi nước ta bước vào nền kinh tế thị trường thì nhu cầu sử dụng
đất ngày càng gia tăng, do đó các vấn đề liên quan đến đất đai cũng nảy sinh đó là sự tăng
đột biến giá đất. Do đó, tình trạng tranh chấp đất đai để giành quyền quản lý, sử dụng có xu
hướng ngày càng tăng. Khi tranh chấp đất đai xảy ra, các bên tranh chấp khó có thể thỏa
thuận với nhau để đưa ra giải pháp hữu hiệu trong việc thực hiện quyền sử dụng đất. Để
tránh những xung đột có thể xảy ra, giữ vững an ninh trật tự đòi hỏi sự tăng cường quản lý
Nhà nước về đất đai, đặc biệt là công tác giải quyết tranh chấp đất đai.
Giải quyết tranh chấp đất đai là nội dung hết sức quan trọng của công tác quản lý nhà
nước về đất đai. Giải quyết tranh chấp đất đai tuy chỉ là một trong những công tác quản lý
do cơ quan Nhà nước thực hiện nhằm giải quyết ổn thoả với các bên khi có xảy ra mâu
thuẫn trong sử dụng đất đai, nhưng nó liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp thuộc về pháp
luật và những quan hệ xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích thiết thực của các tổ chức, cá
nhân, vì vậy được mọi người rất quan tâm.
Làm tốt công tác giải quyết tranh chấp đất đai sẽ giúp cho Nhà nước củng cố quản lý
chặt chẽ toàn bộ đất đai theo pháp luật, xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước với
người sử dụng đất và giữa những người sử dụng đất với nhau. Tạo điều kiện cho việc sử
dụng đất đai một cách ổn định, đầy đủ, hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất.
Thị xã Dĩ An nằm cạnh TP. Hồ Chí Minh, tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao (tăng
16% năm trong giai đoạn 2005-2010), quá trình đô thị hóa diễn ra rất nhanh, cơ cấu kinh tế
chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ (tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm dưới 0,2%). Đất phi
nông nghiệp chiếm đến 78,19%; đất nông nghiệp chỉ chiếm 21,81%. Do đó nhu cầu sử dụng
đất tăng cao đã làm cho giá đất tăng lên. Điều này đã làm cho tình trạng tranh chấp đất đai
(TCĐĐ) ngày càng đa dạng và phức tạp. Vì vậy, việc tìm hiểu thực trạng tranh chấp, tìm ra
các giải pháp hữu hiệu để giải quyết TCĐĐ là cần thiết và cấp bách nhằm ổn định an ninh
trật tự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất để họ an tâm sản xuất kinh
doanh. Từ đó, tạo đà cho Thị xã phát triển nhanh chóng và bền vững.
Xuất phát từ thực tế trên và được sự phân công của Khoa Quản lý đất đai và Bất
động sản, chúng tôi thực hiện đề tài: “Tình hình tranh chấp và giải quyết tranh chấp đất
đai trên địa bàn Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương từ năm 2005 đến nay”.
o Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng công tác tranh chấp và giải quyết TCĐĐ trên địa bàn Thị xã từ
năm 2005 đến nay. Từ đó, rút ra những thuận lợi, khó khăn cũng như những vướng mắc
trong công tác làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết
tranh chấp đất đai trên địa bàn.
o Đối tượng nghiên cứu
Tình hình tranh chấp và giải quyết tranh chấp về đất đai trên địa bàn Thị xã Dĩ An.
o Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh chấp đất đai
trên địa bàn Thị xã Dĩ An từ năm 2005 đến nay, nhằm nắm bắt tình hình tranh chấp, một số
vụ việc tranh chấp, các dạng tranh chấp, nguyên nhân xảy ra các vụ việc tranh chấp về đất
đai và hướng giải quyết đối với một số dạng cụ thể.
o Ý nghĩa thực tiễn
Qua việc nghiên cứu thực trạng tranh chấp và giải quyết TCĐĐ đánh giá được hiệu
quả trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai cũng như việc thực hiện các nội dung quản
lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn Thị xã Dĩ An từ năm 2005 đến nay. Qua đó có những
kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hơn công tác giải quyết tranh chấp, các vấn đề quản lý
Nhà nước về đất đai và ổn định tình hình sử dụng đất trên địa bàn Thị xã.
PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.1.1. Cơ sở khoa học
1. Các khái niệm
1.1. Khái niệm đất và đất đai
- Đất là lớp mặt tơi xốp của vỏ quả đất và được giới hạn ở độ sâu 3m trở lại, trong đó
có hai thành phần là vô cơ, hữu cơ. Tập hợp hai thành phần này lại ta có một thuộc tính
quan trọng của đất là độ màu mỡ, phì nhiêu, sức sản xuất, khả năng sinh lợi của đất. Nó là
một trong những thành phần của đất đai. Đất được hình thành do kết quả tác động của các
nhân tố: đá mẹ, khí hậu, địa hình, sinh vật và tác động của con người.
- Đất đai là một vùng không gian đặc trưng được xác định gồm các yếu tố: thổ
quyển, thạch quyển, thủy quyển, sinh quyển và khí quyển. Đất đai là kết quả của mối quan
hệ tổng hòa, tác động qua lại giữa đất với các hoạt động kinh tế xã hội của con người trong
cộng đồng dân tộc trên một lãnh thổ nhất định. Đất đai là nhân tố sinh thái bao gồm các
thuộc tính sinh học và tự nhiên tác dụng đến việc sử dụng đất như khí hậu, địa hình, loại đất,
chế độ thủy văn, thảm thực vật (động vật tự nhiên) và những biến động của đất do hoạt
động của con người.
+ Theo Luật Đất đai 2003 của Việt Nam thì đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng
quý giá, là tư liệu sản xuất đặt biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống,
là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và
quốc phòng.
1.2. Khái niệm về tranh chấp
Tranh chấp đất đai (TCĐĐ): là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. ( Khoản 26, Điều 4 Luật đất đai năm
2003).
Tranh chấp đất đai là sự tranh giành về quyền quản lý, quyền sử dụng về một khu đất
cụ thể mà mỗi bên đều cho rằng mình phải được quyền đó là đúng pháp luật. Vì vậy, họ
không thể cùng nhau tự giải quyết mà phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Có
thể nói TCĐĐ là một hiện tượng bình thường trong mọi đời sống xã hội, không phụ thuộc
vào chế độ sở hữu đất đai.
Đối với Việt Nam, trong suốt thời gian từ khi chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai
được thiết lập từ năm 1980 cho đến nay, TCĐĐ luôn là vấn đề thời sự, có những diễn biến
rất phức tạp. Tranh chấp đất đai không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các bên tham
gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước. Khi xảy ra tranh chấp trước hết
mỗi bên không thực hiện được những quyền của mình do đó ảnh hưởng đến việc thực hiện
các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Giải quyết tranh chấp đất đai: là việc tìm ra giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật
nhằm giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ các tổ chức, hộ gia đình và cá
nhân về sự tranh giành về quyền lợi quản lý, quyền sử dụng trên một khu đất cụ thể mà mỗi
bên đều cho rằng mình phải được quyền đó là đúng pháp luật. Trên cơ sở đó phục hồi các
quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm, đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi
phạm pháp luật về đất đai, mang lại sự ổn định trong mối quan hệ đất đai, thúc đẩy sự phát
triển của xã hội, đồng thời góp phần hoàn thiện pháp luật đất đai.
Giải quyết tranh chấp đất đai do pháp luật đất đai điều chỉnh, giải quyết khiếu nại, tố
cáo về đất đai không chỉ do pháp luật đất đai điều chỉnh mà còn do pháp luật khiếu nại, tố
cáo và pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính điều chỉnh.
2. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai
Khái niệm nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai: là những tư tưởng chỉ đạo,
đường lối mà cơ quan có thẩm quyền dựa vào để xử lý trong từng tình huống giải quyết
tranh chấp đất đai.
2.1. Nguyên tắc 1: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”,
nguyên tắc này chi phối toàn bộ ngành luật đất đai.
- Với chế độ sỡ hữu toàn dân về đất đai nên tranh chấp đất đai chỉ có thể là tranh
chấp về quyền quản lý và sử dụng đất. Vì vậy, để giải quyết mọi quan hệ về tranh chấp đất
đai phải đảm bảo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước là đại diện chủ sở
hữu quản lý. Kiên quyết bảo vệ những thành quả cách mạng về ruộng đất, đồng thời sửa
chữa đúng pháp luật những trường hợp xử lý sai hoặc xử lý không đúng. Đề cao vai trò của
các tổ chức đoàn thể để hòa giải các vụ tranh chấp có hiệu quả.
- Khi giải quyết tranh chấp đất đai xác định chỉ giải quyết tranh chấp quyền sử dụng
đất chứ không giải quyết tranh chấp quyền sở hữu về đất đai.
- Việc giải quyết tranh chấp đất đai làm thế nào để đảm bảo lợi ích chung của toàn
dân, quan hệ pháp luật đất đai cần phải được giữ ổn định tránh xáo trộn.
( Khoản 2, Điều 10 Luật đất đai năm 2003)
2.2. Nguyên tắc 2: Nguyên tắc khuyến khích việc tự thương lượng, hòa giải các
tranh chấp đất đai.
- Nắm vững quan điểm lấy dân làm gốc, phải dựa vào dân, bàn bạc dân chủ, công
khai quỹ đất với dân để giải quyết và phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ trong nội bộ
nhân dân để tìm ra giải pháp, không gò ép mệnh lệnh.
- Đảm bảo tính khả thi của việc giải quyết tranh chấp đất đai. Đảm bảo mối quan hệ
tốt đẹp trong nôi bộ nhân dân.
- Việc hòa giải được thực hiện tại UBND cấp xã (phường), thời hạn là 30 ngày.
(Điều 135 Luật đất đai năm 2003).
2.3. Nguyên tắc 3: Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai nhằm ổn định đời sống
và sản xuất của người sử dụng đất, kết hợp với chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước.
- Đảm bảo người làm nông nghiệp có đất sản xuất, mọi người điều có nơi ở, gắn việc
giải quyết các vấn đề ruộng đất với tổ chức lại sản xuất, bố trí lại cơ cấu sản xuất hàng hóa
theo hướng thâm canh tăng vụ, kinh doanh tổng hợp, mở mang ngành nghề, phân bố lại lao
động, dân cư phù hợp với đặc điểm và quy hoạch từng địa phương.
- Giải quyết tranh chấp đất đai phải nhằm mục đích phát triển sản xuất, ổn định và
từng bước cải thiện đời sống cho nhân dân.
- Kết hợp hài hòa giữa căn cứ pháp luật với thực tiễn, giữa các chính sách đất đai với
các chính sách xã hội khác.
- Mọi cá nhân, tổ chức sử dụng đất đều bình đẳng trước pháp luật.
3. Những quy định hiện hành về giải quyết tranh chấp đất đai
3.1. Hòa giải tranh chấp đất đai (Điều 135 Luật đất đai năm 2003)
- Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh
chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
- Nếu không tự hòa giải được thì gửi đơn đến UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất
tranh chấp
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hòa giải
tranh chấp đất đai.
- Thời hạn hoà giải là ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày UBND xã, phường, thị
trấn nhận được đơn.
- Thành phần hòa giải gồm: Chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND, đại diện Mặt trận tổ
quốc, đại diện các đoàn thể, cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp, người am hiểu về đất đai tại
địa phương.
- Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải ghi lại thành biên bản, có đầy đủ các thành
phần tham dự hòa giải và các bên ký tên. Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn ký tên, đóng
dấu xác nhận hòa giải thành hoặc không thành. Biên bản hòa giải phải gửi cho các bên tranh
chấp và lưu tại UBND xã, phường, thị trấn.
- Trường hợp kết quả hòa giải thành mà có làm thay đổi hiện trạng, ranh giới thửa
đất, thay đổi chủ sử dụng đất thì biên bản hòa giải được gửi cho phòng Tài nguyên và môi
trường hoặc gửi đến Sở Tài nguyên và môi trường.
- Cơ quan Tài nguyên môi trường có trách nhiệm trình UBND cùng cấp quyết định
công nhận quyền sử dụng đất theo nội dung biên bản hòa giải thành và cấp mới giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
- Trường hợp hòa giải không thành, nếu đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất hoặc có một trong các loại giấy tờ hợp lệ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của
Luật đất đai thì nguyên đơn gửi biên bản hòa giải không thành kèm theo hồ sơ đến TAND;
nếu đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các
loại giấy tờ hợp lệ thì gửi biên bản hòa giải không thành kèm theo hồ sơ đến phòng TN –
MT hoặc Sở TN – MT.
3.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
o Thẩm quyền giải quyết của TAND
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận về quyền sử
dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ hợp lệ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50
của Luật đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
o Thẩm quyền giải quyết của UBND
* UBND cấp xã, phường, thị trấn:
- Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến
UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp.
- UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam
và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hòa giải tranh chấp đất
đai. UBND xã, phường, thị trấn chỉ được hòa giải, không ra quyết định giải quyết tranh
chấp đất đai.
- Thời hạn hòa giải là 30 ngày làm việc, kể từ ngày UBND xã, phường, thị trấn nhận
được đơn ( Khoản 2 Điều 135 Luật đất đai năm 2003).
* UBND cấp huyện và cấp tỉnh:
- Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn mà một bên
hoặc các bên đương sự không nhất trí.
- Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có GCNQSDĐ hoặc
không có một trong các loại giấy tờ hợp lệ quy định tại các khoản 1,2 và 5 Điều 50 của Luật
đất đai năm 2003 thì các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan hành chính để được giải quyết.
Cơ quan hành chính các cấp giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định như sau:
+ Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết đối với tranh
chấp đất đai giừa hộ gia đình cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau.
Trường hợp Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết
tranh chấp đất đai lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định
giải quyết đó thì có quyền gửi đơn xin giải quyết tranh chấp đất đai đến Chủ tịch UBND
Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương; quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Chủ
tịch UBND Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng.
+ Chủ tịch UBND Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết đối với tranh
chấp đất đai giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức
nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với hộ gia đình, cá
nhân, cộng đồng dân cư.
Trường hợp Chủ tịch UBND Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết
tranh chấp đất đai lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định
giải quyết đó thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường; quyết
định giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ tài nguyên và Môi trường là quyết định
giải quyết cuối cùng.
3.3. Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai
- Đơn đề nghị giải quyết TCĐĐ.
- Các giấy tờ, bằng chứng về quyền sử dụng đất như:
+ Giấy tay chuyển nhượng QSDĐ.
+ Biên lai nộp thuế.
+ Giấy tờ trích lục, trích sao số liệu địa chính, nguồn gốc thửa đất.
3.4. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai
* Đối với trường hợp UBND cấp huyện giải quyết lần đầu
- Đối với các vụ việc tranh chấp đất đai hòa giải không thành mà đương sự không có
giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ hợp lệ quy định tại
khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật đất đai năm 2003 thì hướng dẫn đương sự nộp đơn tại
điểm tiếp công dân của huyện trong 10 ngày kể từ ngày ký biên bản hòa giải lần cuối.
- Sau khi nhận được hồ sơ tranh chấp đất đai, Phòng TN – MT tiến hành tổ chức
thẩm tra, xác minh theo các bước sau:
+ Làm việc với các đương sự để làm rõ nội dung tranh chấp và yêu cầu bổ sung hồ
sơ, tài liệu liên quan đến nội dung tranh chấp; trường hợp cần thiết mở hội nghị tư vấn để
giải quyết.
+ Làm việc với UBND cấp xã để thống nhất kết quả thẩm tra, xác minh.
+ Viết báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh và dự kiến giải quyết vụ việc, trình UBND
quyết định giải quyết vụ việc.
- Trong quá trình thẩm tra, xác minh giải quyết vụ việc, cán bộ phòng TN – MT vẫn
tiếp tục vận động đương sự hòa giải và rút đơn tranh chấp.
* Đối với trường hợp UBND cấp tỉnh giải quyết lần đầu
- Sau khi nhận được hồ sơ tranh chấp đất đai, Thanh tra Sở TN - MT tiến hành
nghiên cứu hồ sơ; đối với những vụ tranh chấp phức tạp, Sở TN - MT có thể thành lập đoàn
thanh tra TN - MT hoặc đề nghị UBND cấp tỉnh thành lập đoàn thanh tra liên ngành để tổ
chức thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ theo các bước sau:
+ Làm việc với các đương sự để làm rõ nội dung tranh chấp và yêu cầu bổ sung hồ
sơ, tài liệu liên quan đến nội dung tranh chấp. Tổ chức đối thoại khi cần thiết.
+ Làm việc với UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để tìm hiểu về nguồn gốc, quá
trình sử dụng đất, thu thập chứng cứ và hồ sơ địa chính của thửa đất.
+ Làm việc với các tổ chức, nhân chứng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến
nội dung tranh chấp.
+ Làm việc với UBND cấp Huyện để thống nhất kết quả thẩm tra, xác minh.
+ Viết báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh và dự kiến giải quyết vụ việc, trình UBND
quyết định giải quyết vụ việc.
- Trong quá trình thẩm tra, xác minh giải quyết vụ việc, Thanh tra Sở TN - MT vẫn
tiếp tục vận động đương sự hòa giải và rút đơn tranh chấp.
3.5. Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai
- Luật cải cách ruộng đất ban hành ngày 04 tháng 12 năm 1953 của nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa;
- Thông tư số 73/TTg ngày 07 tháng 7 năm 1962 của Thủ tướng Chính phủ nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa về việc quản lý đất của tư nhân cho thuê, đất vắng chủ, đất bỏ
hoang tại nội thành, nội thị;
- Điều lệ hợp tác xã nông nghiệp bậc cao ban hành ngày 01 tháng 5 năm 1969;
- Nghị quyết số 125-CP ngày 28 tháng 6 năm 1971 của Hội đồng Chính phủ nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa về việc tăng cường công tác quản lý ruộng đất;
- Nghị định số 47-CP ngày 15 tháng 3 năm 1972 của Hội đồng Chính phủ nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa ban hành Điều lệ tạm thời về việc lựa chọn địa điểm công trình và
quản lý đất xây dựng;
- Nghị quyết số 28-CP ngày 16 tháng 12 năm 1973 của Hội đồng Chính phủ nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa về việc di chuyển dân cư để giải phóng lòng sông;
- Quyết định số 129-CP ngày 25 tháng 5 năm 1974 Hội đồng Chính phủ nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa về việc ban hành chính sách đối với các hợp tác xã mở rộng diện
tích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp ở trung du và miền núi;
- Nghị định số 01/NĐ/75 ngày 05 tháng 3 năm 1975 của Chính phủ cách mạng lâm
thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam về chính sách ruộng đất;
- Chỉ thị số 235-CT/TW ngày 20 tháng 8 năm 1976 của Ban chấp hành Trung ương
Đảng Lao động Việt Nam về thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về vấn đề ruộng đất ở
miền Nam;
- Quyết định số 188/CP ngày 25 tháng 9 năm 1976 của Hội đồng Chính phủ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về chính sách xóa bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng
đất và các hình thức bóc lột thực dân, phong kiến ở miền Nam Việt Nam;
- Quyết định số 318/CP ngày 14 tháng 12 năm 1978 của Hội đồng Chính phủ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về xóa bỏ hình thức bóc lột tư bản chủ nghĩa về ruộng
đất và xúc tiến điều chỉnh ruộng đất ở nông thôn miền Nam;
- Quyết định số 201/CP ngày 01 tháng 7 năm 1980 của Hội đồng Chính phủ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường
công tác quản lý ruộng đất trong cả nước;
- Luật đất đai năm 1987 và Nghị định số 30/HĐBT ngày 23 tháng 3 năm 1989 của
Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Luật đất đai năm 1987;
- Quyết định số 13-HĐBT ngày 01 tháng 02 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc giải quyết một số vấn đề cấp bách về ruộng
đất.
- Việc giải quyết đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có công trình xây
dựng trên đất do Nhà nước quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách
quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 7 năm 1991
được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003
của Quốc hội, Nghị quyết số 755/2005/NQ-UBNVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005.
* Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không
có giấy tờ về quyền sử dụng đất
- Tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có GCNQSDĐ hoặc
không có một trong các loại giấy tờ hợp lệ quy định tại khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật đất
đai thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau:
+ Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đưa ra.
+ Ý kiến của Hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai của xã, phường, thị trấn
do UBND xã, phường, thị trấn thành lập gồm có:
Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn là chủ tịch Hội
đồng;
Đại diện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn;
Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp, bản, buôn, phum, sóc
đối với khu vực nông thôn;
Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về
nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó;
Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn.
+ Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang
có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương.
+ Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch sử
dụng đất chi tiết đã được xét duyệt.
+ Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước.
+ Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất.
I.1.2. Cơ sở pháp lý
- Thông tư 01/2002/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-TCĐC ngày 03 tháng 01 năm
2002 hướng dẫn về thẩm quyền của Tòa án Nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp
liên quan đến quyền sử dụng đất.
- Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 đã được sửa đổi bổ sung năm 2004, 2005.
- Luật đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 có
hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2004.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về hướng
dẫn thi hành Luật đất đai năm 2003.
- Thông tư 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/04/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 181/2004/NĐ-CP.
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2007 của Chính phủ quy định
bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử
dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải
quyết khiếu nại về đất đai.
- Quyết định số 05/2007/QĐ-UBND, ngày 5/01/2007 của Ủy ban nhân dân huyện Dĩ
An (nay là Thị xã Dĩ An) ban hành quy chế về trình tự tiếp công dân, tiếp nhận và giải quyết
đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân trên địa bàn huyện Dĩ An (nay là
Thị xã Dĩ An).
- Một số bộ luật khác có liên quan như Luật dân sự, Luật hôn nhân gia đình,….
I.2. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
I.2.1 Điều kiện tự nhiên của Thị xã
1. Vị trí địa lý
- Dĩ An là một thị xã nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bình Dương, nằm cách tỉnh lỵ
Bình Dương khoảng 25km. Dĩ An tiếp giáp với Thủ Đức – TP.HCM (cách trung tâm
TP.HCM 30km) và cách Thành phố Biên Hòa khoảng 20km và là cửa ngõ quan trọng để đi
các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc.
- Toạ độ địa lý :
+ Từ 10o55’00’’ đến 10o59’00’’ vĩ độ Bắc.
+ Từ 106o17’00’’ đến 106o48’45” kinh độ Đông.
Bảng 1: Diện tích tự nhiên của Thị xã theo đơn vị hành chính năm 2010
STT
Phường
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
1
Dĩ An
1.039,17
17,33
2
An Bình
339,85
5,67
3
Đông Hòa
1.025,74
17,11
4
Tân Đông Hiệp
1.403,08
23,40
5
Bình An
603,45
10,07
6
Bình Thắng
546,84
9,12
7
Tân Bình
1.036,84
17,30
Tổng cộng
5.994,97
100,00
(Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Thị xã Dĩ An)
- Thị xã Dĩ An là thị xã thuộc vùng Đông Nam Bộ nằm ở phía Nam tỉnh Bình
Dương. Tứ cận như sau:
+ Phía Bắc giáp: huyện Tân Uyên - tỉnh Bình Dương.
+ Phía Nam giáp: quận 9 - thành phố Hồ Chí Minh.
+ Phía Đông giáp: thành phố Biên Hoà - tỉnh Đồng Nai.
+ Phía Tây giáp: quận Thủ Đức – thành phố Hồ Chí Minh và huyện Thuận An (nay
là Thị xã Thuận An) - tỉnh Bình Dương.
- Thị xã Dĩ An được chia tách ra từ huyện Thuận An vào ngày 20/08/1999 với tổng
diện tích tự nhiên là 6010.0 ha và diện tích hiện nay là 5.994,97 ha.
- Theo quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM (QĐ phê duyệt 589/QĐ-TTg ngày
20/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ), Dĩ An là một trong những đô thị vệ tinh phụ thuộc
của TP.HCM. Mặt khác, Thị xã cũng là cửa ngõ giao lưu kinh tế của Bình Dương với quốc
tế và các Tỉnh miền Trung và miền Bắc qua cảng An Bình và ga tàu lửa Sóng Thần. Dĩ An
hội tụ khá đầy đủ các yếu tố hình thành thế và lực cho phát triển kinh tế với tốc độ cao trong
giai đoạn tới.
Sơ đồ 1: Bản đồ hành chính Thị xã Dĩ An
2. Địa hình và địa chất công trình
- Thị xã Dĩ An có độ cao trung bình so với mặt nước biển: 35-38m, biến đổi thấp dần
từ Tây sang Đông. Khu vực phía Tây (phường An Bình và Dĩ An) có độ cao khoảng 3540m, chiếm 85% diện tích tự nhiên (DTTN) của Thị xã. Khu vực phía Đông các phường
Tân Bình, Tân Đông Hiệp, Bình An, Bình Thắng có địa hình khá thấp (khoảng 2-3m), chỉ
chiếm 15% DTTN. Trong địa bàn Thị xã có Núi Châu Thới với độ cao 85m nhưng diện tích
không lớn (khoảng 23ha).
- Trên 80% DTTN có địa chất công trình tốt, cường độ chịu nén trên 2kg/cm2, phân
bố ở TT. Dĩ An và các vùng lân cận. Một số khu vực bên dưới tầng đất mặt có tầng đá dày
hiện đang khai thác đá xây dựng, phân bố ở các phường Tân Đông Hiệp, Đông Hòa, Bình
An. Khu vực phía Đông giáp sông Đồng Nai có nền địa chất yếu ít thích hợp cho xây dựng.
3. Khí hậu
- Dĩ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo - gió mùa, nhiệt độ cao đều
quanh năm, ánh sáng dồi dào, một năm có hai mùa mưa và khô rõ rệt. Các trị số khí hậu đặc
trưng như sau:
+ Nhiệt độ bình quân cao đều trong năm: 25,0oC- 27,0oC, tổng tích ôn lớn: 9.468oC9.684oC/năm. Tổng lượng bức xạ cao và ổn định 75-80 Kcal/cm2/năm.
+ Nắng nhiều: 2.401 giờ/năm, trung bình 6,7 – 7,2 giờ/ngày, có đến 11 tháng nắng
trong năm, bình quân số giờ nắng 200 giờ/tháng.
- Nhiệt độ và ánh sáng ở khu vực Dĩ An được xếp vào loại cao, so với các tỉnh đồng
bằng Bắc bộ thì tổng tích ôn lớn hơn gần +3.000oC/năm, ánh sáng hơn +800 giờ/năm. Đây
chính là ưu thế khi trồng cây nhiệt đới ưa sáng, có chỉ số quang hợp cao. Đặc trưng nổi bật
của khí hậu là tổng lượng mưa hàng năm khá lớn (1.641 – 2.147mm/năm), song lại phân bố
không đều theo mùa trong năm.
4. Thuỷ văn
- Thị xã Dĩ An có mật độ sông suối thấp và phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở
phía Đông và Đông Nam của Thị xã. Đáng kể nhất là sông Đồng Nai, đoạn chạy qua Thị xã
có chiều dài dưới 1km, trên đoạn này có cảng Bình Dương, đây là một trong những điểm
mạnh của Thị xã Dĩ An trong phát triển kinh tế.
- Ngoài ra còn có một số suối chính như sau:
+ Suối Siệp - suối Bà Lô: bắt nguồn từ khu phố Đông An – phường Tân Đông Hiệp
chảy qua phía Bắc núi Châu Thới đến phường Bình An, Bình Thắng (đây là ranh giới giữa
Thị xã Dĩ An và Tp. Biên Hòa). Đoạn thuộc phường Tân Đông Hiệp có tên là suối Siệp,
rộng 3-6m); đoạn thuộc phường Bình An và Bình Thắng có tên là suối Bà Lô, rộng 50-60m.
Suối Bà Lô có các chi lưu: suối Lồ Ồ, rạch Bà Khâm, rạch Mương Cái.
+ Suối Nhum: nằm phía Tây nam Thị xã Dĩ An, là ranh giới giữa phường Đông Hòa
và quận Thủ Đức- TP.HCM. Đoạn chảy qua phường Đông Hòa rộng 5-8m, chảy theo
hướng Bắc- Nam, đây là suối thoát nước chính của khu vực Đông Hòa và một phần phường
Dĩ An.
5. Các nguồn tài nguyên
5.1. Tài nguyên đất
- Về mặt thổ nhưỡng, đất đai của thị xã được chia làm 04 nhóm chính: loại đất nâu
vàng có diện tích lớn nhất 4587,04ha, chiếm 76,51% tổng diện tích tự nhiên (DTTN) toàn
Thị xã; kế tiếp là đất phù sa 956,00ha chiếm 15,95% DTTN; đất xám gley 314,00ha chiếm
5,24% DTTN và đất xói mòn trơ sỏi đá 77,00ha; còn lại là sông suối chiếm diện tích
60,93ha, cụ thể:
+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): 4587,04ha chiếm đến 76,51% DTTN toàn Thị xã
và 4,24 % diện tích đất đất đỏ vàng toàn Tỉnh. Đất đỏ vàng được hình thành trên mẫu chất
phù sa cổ. Loại đất này được phân bố ở hầu hết ở các xã trong thị xã. Đất Fp thích hợp với
trồng cây lâu năm như cao su, tiêu, cây ăn quả...
+ Đất phù sa (P, Pf): 956,00ha chiếm 15,95% DTTN của toàn Thị xã và 3,87 % diện
tích đất phù sa toàn Tỉnh. Đất phù sa phân bố tập trung ở các phường Tân Bình, Bình An,
Bình Thắng, hầu hết đã được khai thác sử dụng cho mục đích nông nghiệp (trồng lúa, hoa
màu và cây ăn trái...). Đất phù sa được chia làm 2 loại: Đất phù sa không được bồi (P), đất
phù sa có tầng loang lổ (Pf).
+ Đất xám gley: Chỉ có 314,00ha chiếm 5,24% DTTN toàn Thị xã và 0,08 % diện
tích đất xám toàn Tỉnh. Đất xám phân bố tập trung ở phường Bình An, Đông Hoà và Dĩ An.
Loại đất này được hình thành trên bậc thềm phù sa cổ, đất xám có thành phần cơ giới nhẹ,
nghèo dưỡng chất, ít thích hợp cho sản xuất nông nghiệp.
+ Đất xói mòn trơ sỏi đá (E): 77,00ha chiếm 1,28% DTTN toàn Thị xã, được phân bố
chủ yếu ở phường Bình An trên núi Châu Thới, đất bị bào mòn và rửa trôi các chất dinh
dưỡng, không thích hợp cho sản xuất nông nghiệp.
Bảng 2: Cơ cấu các loại đất Thị xã Dĩ An
STT
Nhóm đất
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
1
Đất phù sa
956,00
15,95
2
Đất xám
314,00
5,24
3
Đất nâu vàng
4587,04
76,51
4
Đất xói mòn trơ sỏi đá
77,00
1,28
5
Đất sông suối
60,93
1,02
Tổng Cộng
5.994,97
100,00
(Nguồn: Phân viện quy hoạch và kinh tế nông nghiệp)
1%
1%
16 %
5%
Đất phù sa
Đất xám
Đất nâu vàng
77%
Đất xói mòn trơ sỏi đá
Đất sông suối
Biểu đồ 1: Cơ cấu các loại đất trên địa bàn Thị xã Dĩ An
5.2. Tài nguyên nước
- Nước mặt: Nguồn cung cấp nước mặt chính là sông Đồng Nai và một số sông rạch
như: suối Bà Lô, ... Tổng lưu lượng dòng chảy của hệ thống này đảm bảo cung cấp đủ nước
cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
- Nước ngầm: Độ sâu chứa nước từ 30 - 39m, chiều dày tầng chứa nước từ 20 - 30m,
chất lượng nước tốt, không bị nhiễm mặn, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và sản xuất
công nghiệp.
5.3. Tài nguyên khoáng sản
- Nguồn khoáng sản phi kim loại khá phong phú nằm rải rác trên toàn thị xã như đá
xây dựng, đá vôi, cát xây dựng, đất sét sản xuất gạch ngói, đất pha sỏi đỏ. Nhưng chủ yếu là
đá xây dựng với chất lượng rất tốt, đã được khai thác phục vụ cho các công trình xây dựng
trong vài chục năm nay. Đến nay, đã có các mỏ đá ngừng khai thác và được chuyển mục
đích sử dụng như: Mỏ đá Đông Hòa được chuyển thành hồ nước - khu bảo tồn ĐHQG
TPHCM; mỏ đá Bình An được cải tạo thành hồ nước phục vụ cho khu du lịch hồ Bình An.
5.4. Tài nguyên nhân văn
- Dĩ An nằm gần Cù Lao Phố. Cách đây 300 năm, Cù Lao Phố là thương cảng chính
của xứ Đồng Nai-Nam Bộ, đây là nơi giao lưu nhiều nền văn hóa của nhiều vùng miền trên
cả nước. Ngoài ra, còn có người Hoa đến đây để buôn bán, một số ít làm nghề gốm xứ (chủ
yếu có nguồn gốc từ Hà tiên –tỉnh Kiên Giang). Sự giao lưu của nhiều nguồn văn hóa khác
nhau đã hình thành bản sắc văn hóa đặc trưng của người dân Dĩ An. Nét đẹp văn hóa, nghệ
thuật đã được thể hiện rõ nét trên các họa tiết điêu khắc gỗ, gốm sứ, các kiến trúc cổ đền
chùa...
6. Hiện trạng môi trường
- Thị xã Dĩ An là nơi tập trung đông dân cư với rất nhiều nhà máy xí nghiệp, vấn đề
bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn cho sức khỏe con người và môi trường sinh thái.
- Đối với các sơ sở sản xuất và các xí nghiệp hiện có, còn phân tán nhiều trong địa
bàn dân cư, đã gây ô nhiễm cho môi trường như khói bụi, gây tiếng ồn, nước bẩn, mùi
hoi,… Các cơ sở này từng bước thay đổi công nghệ tiên tiến và ứng dụng khoa học kỹ thuật
về xử lý chất thải. Đối với các cơ sở mới, các nhà máy xí nghiệp phải được xây dựng tập
trung trong các khu công nghiệp và phải có hệ thống xử lý nước thải, quan tâm đến mảng
cây xanh trong khu công nghiệp.
- Việc phát triển mạnh công nghiệp trên địa bàn Thị xã dẫn đến vấn đề chất, khí thải
công nghiệp càng phải được quan tâm, cần phải có những biện pháp thiết thực và hiệu quả
để bảo vệ môi trường chung.
I.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Giai đoạn 2005-2010, GDP tăng bình quân 16,2%/năm, trong đó ngành công
nghiệp-xây dựng tăng khá 14,1%(tỉnh Bình Dương: 13,6%), thương mại dịch vụ tăng nhanh
và đạt 26,5%/năm, nông nghiệp giảm 7,8%/năm.
- Cơ cấu kinh tế năm 2010: Công nghiệp, xây dựng (75,6%)- Dịch vụ, thương mại
(24,3%) – Nông nghiệp (0,1%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng
ngành nông nghiệp (giảm từ 0,4% năm 2005 xuống còn 0,1% năm 2010), tăng tỷ trọng
ngành thương mại -dịch vụ (tăng từ 17,3% năm 2005 lên 24,3% năm 2010), tỷ trọng ngành
công nghiệp giảm (82,3% năm 2005 xuống còn 75,6% năm 2010) nhưng giá trị GDP tăng
14,1%/năm.
- GDP/người liên tục tăng, từ 16,9 triệu đồng (năm 2005) lên 35,2 triệu đồng (năm
2010). Hiệu quả sản xuất ngành dịch vụ cao hơn ngành công nghiệp và thấp nhất là ngành
nông nghiệp. Năm 2010, bình quân GDP ngành dịch vụ 60 triệu đồng/lao động cao hơn
ngành công nghiệp (44 triệu đồng/lao động), ngành nông nghiệp chỉ đạt khoảng 1 triệu
đồng/lao động.
Bảng 3: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế thị xã Dĩ An
S
ố
Chỉ tiêu
T
T
Đ.vị
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
Tăng
BQ
tính
2005
2006
2007
2008
2009
2010
(%/năm
)
1000
Dân số trung bình Ng
I
GDP
1
GDP (giá 1994)
207,8 227,0 253,2 277,4 299,2 311,2 8,4
2.142 2.516 2.969 3.520 3.963 4.538 16,2
Công nghiệp-XD
Tỷ
đồng
1.821 2.123 2.495 2.898 3.137 3.521 14,1
Thương mại-DV-
Tỷ
312
384
465
614
819
1.011 26,5
DL
đồng
Nông-Lâm-Thủy
sản
Tỷ
đồng
9
GDP (giá thực tế)
Tỷ
đồng
10.94
3.520 4.447 5.608 7.291 8.916 6
Công nghiệp-XD
Tỷ
đồng
2.898 3.628 4.568 5.752 6.796 8.279
Thương mại-DVDL
Tỷ
đồng
609
805
1.026 1.526 2.108 2.656
Nông-Lâm-Thủy
sản
Tỷ
đồng
13
14
14
13
12
11
Cơ cấu GDP
%
100
100
100
100
100
100
Công nghiệp-XD
%
82,3
81,6
81,5
78,9
76,2
75,6
Thương mại-DVDL
%
17,3
18,1
18,3
20,9
23,6
24,3
Nông-Lâm-Thủy
sản
%
0,4
0,3
0,2
0,2
0,1
0,1
4
GDP/người
Tr. Đ
16,9
19,6
22,1
26,3
29,8
35,2
II
Giá trị sản xuất
(GO)
1
GO (gía 1994)
Tỷ
đồng
16.89 19.87 24.87 30.49 34.02 46.38
6
2
7
9
2
3
22,4
Công nghiệp-XD
Tỷ
đồng
14.85 17.40 21.81 25.67 27.40 36.99
8
5
1
0
0
2
20,0
Thương mại-DVDL
Tỷ
đồng
2.002 2.432 3.032 4.799 6.596 9.367 36,2
Nông-Lâm-Thủy
sản
Tỷ
đồng
36
2
3
9
35
9
34
8
30
7
26
6
24
-7,8
-7,8
(Nguồn: Phòng Thống kê Thị xã Dĩ An 2010).
2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
2.1. Nông nghiệp
Theo nhận định chung, đất nông nghiệp trong toàn Thị xã đang có chiều hướng giảm
theo từng năm, nguyên nhân là do tốc độ đô thị hóa nhanh, người dân đã chuyển đất mục
đích sử dụng đất nông nghiệp sang làm dịch vụ, kinh doanh, mặt khác do việc triển khai
thực hiện các dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã cũng làm diện tích đất
nông nghiệp tại một số phường như Tân Bình, Bình Thắng, Bình An giảm so với trước.
Tiến trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, đất sản xuất nông nghiệp
ngày càng bị thu hẹp, do đó giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ngày càng giảm (từ 36 tỷ
đồng năm 2005 xuống còn 24 tỷ đồng năm 2010 – tính theo giá cố định).
2.2. Công nghiệp, xây dựng
Trên địa bàn có 6 khu và 1 cụm công nghiệp với diện tích được quy hoạch, đến nay
có 5/6 khu công nghiệp lấp kín 100%, riêng khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B (Phú Mỹ)
đạt 80%.
+ Đến nay, các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Thị xã thu hút được 315 dự án,
trong đó: 163 dự án nước ngoài với tổng vốn là 1.115 triệu USD và 152 dự án trong nước
với tổng vốn là 4.612 tỷ đồng.
+ Lao động làm việc trong các khu công nghiệp trên địa bàn Thị xã khoảng 113 ngàn
người, chủ yếu đến từ ngoài tỉnh, lao động trong tỉnh chỉ chiếm khoảng 10-15%.
Bảng 4: Hiện trạng các khu, cụm công nghiệp trên Thị xã Dĩ An
Số
TT
Tên khu/cụm công nghiệp
Địa điểm
Tổng cộng
Diện
tích (ha)
Dự án
nước
ngoài
Dự án
trong
nước
Lao động
(người)
808,7
163
152
113.221
1
Khu CN Sóng Thần 1
Dĩ An
178.0
64
85
47.459
2
Khu CN Sóng Thần 2
Dĩ An, T.Đ. Hiệp
284.9
76
22
49.256
3
Khu CN Bình Đường
An Bình
16,5
10
2
7.247
4
Khu CN T.Đ. Hiệp A
(Dapark)
T. Đ. Hiệp
52,8
6
8
5.212
5
Khu CN T. Đ. Hiệp B (Phú
Mỹ)
T. Đ. Hiệp
161,9
3
22
2.366
6
Khu CN dệt may Bình An
Bình An
25,9
7
1.681
7
Cụm CN Vũng Thiện
T. Đ. Hiệp
58,0
4
2
n/a
8
Dịch vụ hỗ trợ CN
Các phường
30.7
n/a
n/a
n/a
(Nguồn: Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương và Phòng Kinh tế Thị xã Dĩ An,
2010)
2.3. Thương mại – Dịch vụ
- Sau 10 năm được tái lập, Thị xã Dĩ An đã nhanh chóng vươn lên là 1 địa phương
năng động nhất của tỉnh Bình Dương, và là 1 trong số ít địa phương có tốc độ phát triển
thương mại dịch vụ mạnh mẽ nhất.
- Thương mại dịch vụ phát triển nhanh và đa dạng, năm 2010 trên địa bàn thị xã có
03 trung tâm thương mại, 03 siêu thị, 02 hợp tác xã tín dụng, 25 ngân hàng/chi nhánh ngân
hàng, 17 chợ, khoảng 12 – 13 ngàn cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ thương mại(tăng
khoảng 6 ngàn cơ sở so với năm 2005). Giai đoạn 2005 – 2010, tổng mức buôn bán lẻ và
daonh thu dịch vụ tăng bình quân 36,1%/năm và đạt khoảng 9.367 tỷ đồng vào năm 2010
(giá cố điịnh năm 1994).
3. Dân số, lao động, việc làm và mức sống dân cư.
- Giai đoạn 2005-2010, dân số toàn Thị xã tăng rất cao, bình quân 8,4%/năm. Năm
2010 dân số toàn Thị xã khoảng 311 ngàn người (53% nữ, 47% nam), tăng 103,4 ngàn
người so với năm 2005, dân số tăng chủ yếu do nhập cư và lao động đến làm việc ở các khu
công nghiệp.
- Tổng lao động làm việc trong các ngành kinh tế khoảng 235 ngàn người, chiếm
75,5% tổng dân số toàn Thị xã và 29% lao động toàn tỉnh Bình Dương. Giai đoạn 20052010, lao động làm việc trong ngành nông nghiệp giảm 7,9%/năm, đến năm 2010 chỉ còn
khoảng 1.100-1.200 người (chiếm 0,5% lao động toàn Thị xã). Lao động ngành công
nghiệp-xây dựng tăng nhanh (10,3%/năm) và ước khoảng 189-190 ngàn người vào năm
2010, chiếm trên 80% tổng lao động toàn Thị xã, trong đó khoảng 60% lao động làm việc
trong các khu và cụm công nghiệp. Lao động ngành dịch vụ tăng rất nhanh (22,7%/năm),
ước khoảng 44-45 ngàn người vào năm 2010, chiếm 19% tổng lao động toàn Thị xã.
Bảng 5: Dân số, Lao động –Thị xã Dĩ An
Số
TT
Chỉ tiêu
1
Dân số trung bình
Đ.vị
tính
Năm
2005
Người
2
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
207.796 226.942 253.194 277.406 299.248
Năm
2010
Tăng BQ
(%/năm
311.218
8,4
4.979
5.178
8,4
133.587 164.483 180.639 186.790 208.090
235.095
12,0
1.274
1.172
-7,9
115.782 133.944 148.330 150.295 170.508
189.264
10,3
22,7
2
Mật độ dân số
Ng/km
3
Lao động đang
làm việc trong các
ngành
Người
-
Ngành nông nghiệp
Người
-
Công nghiệp và XD
Người
-
Dịch vụ
Người
16.037
28.831
30.697
34.895
36.308
44.659
4
Tỷ lệ lao động
%
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
100,0
-
Ngành nông nghiệp
%
1,3
1,0
0,9
0,9
0,6
0,5
-
Công nghiệp và XD
%
86,7
81,4
82,1
80,5
81,9
80,5
3.458
1.768
3.776
1.708
4.213
1.612
4.616
1.600
-
Dịch vụ
%
12,0
17,5
17,0
18,7
17,4
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết các năm của Thị xã Dĩ An).
4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn.
- Thị xã cũng đã lập xong quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 đô thị Dĩ An đến năm
2020 và tầm nhìn 2030. Hiện đang triển khai quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 các phường để
làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đô thị trên địa bàn Thị xã.
- Quản lý tương đối chặt chẽ việc thực hiện quy chế xây dựng của các khu đô thị, khu
dân cư tập trung, nhất là về mặt kiến trúc và các chỉ số xây dựng.
- Hiện nay, trên địa bàn Thị xã có khoảng 95 khu dân cư với diện tích khoảng
1.493ha (Tân Đông Hiệp: 15 khu, An Bình: 21 khu, TT Dĩ An: 17 khu, Đông Hòa: 10 khu,
Bình Thắng: 14 khu, Bình An: 6 khu, Tân Bình: 12 khu).
- Các khu dân cư cũ đã hình thành lâu đời, đặt biệt trong những năm sau 1990 khi
nhiều khu công nghiệp tập trung được xây dựng, dân nhập cư đến rất đông, nhu cầu đất ở
tăng cao, từ đó phát sinh tình trạng tự phân lô bán đất nền, mật độ xây dựng cao (chiếm
70% diện tích). Các khu dân cư tự phát hầu hết thiếu cơ sở hạ tầng như cống thoát nước,
đường hẻm nhỏ, …
- Các khu dân cư mới hoặc đã chỉnh trang: Thị xã Dĩ An đã thu hút được nhiều dự án
đầu tư xây dựng khu đô thị và khu dân cư tập trung. Tính lũy kế cho đến nay có 57 dự án
được duyệt với tổng diện tích đất quy hoạch 717ha (tăng 13 dự án so với năm 2005). Hầu
hết các dự án đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 và tiến hành xây dựng hạ
tầng kỹ thuật, trong đó có nhiều dự án được nghiệm thu đưa vào khai thác sử dụng. Ngoài
ra, còn có 3/8 dự án chung cư cao tầng cũng hoàn tất việc xây dựng và kinh doanh căn hộ.
Việc hình thành và phát triển các khu đô thị, khu dân cư, chung cư cao tầng không chỉ tạo
thêm quỹ nhà và đất ở vốn rất cao trong nhân dân mà còn góp phần ngày càng hoàn thiện
kết cấu hạ tầng của Thị xã. Ngoài ra, Thị xã còn triển khai thực hiện dự án chỉnh trang khu
dân cư Tân Long, khu đô thị Tây Nam (khu phố Thống Nhất, thị trấn Dĩ An) và 05 dự án tái
định cư do Thị xã Dĩ An làm chủ đầu tư (Đồng Chàm, Hố Lang, Tân Bình, Bình An và
Bình Thắng). Ưu điểm của các khu dân cưu mới là hạ tầng đồng bộ, cơ cấu đất xây dựng
hợp lý. Tuy nhiên vẫn còn một số khu dân cư mới nhưng vẫn chưa hoàn thiện hạ tầng như
công thoát nước, vỉa hè,…
5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.
5.1. Giao thông
Hệ thống giao thông trên địa bàn thị xã cơ bản tốt, các tuyến đường chính được xây
dựng khá hoàn chỉnh với hệ thống giao thông khá đa dạng đã tạo điều kiện thuận lợi trong
việc giao lưu kinh tế, văn hóa,..giữa Dĩ An với các trung tâm kinh tế lớn trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam (như Tp.Biên Hòa, Tp.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu), tạo thế và lực cho
việc phát triển đô thị Dĩ An trong tương lai. Bên cạnh đó, vẫn còn một số tuyến giao thông
liên xã và giao thông trong các khu dân cư vẫn còn chưa tốt, trong tương lai cần chú trọng
đầu tư góp phần phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
a. Đường bộ:
- Quốc lộ: Trên địa bàn Thị xã có 3 tuyến quốc lộ chạy qua với chiều dài khoảng
12.97 km.
19,0
+ Quốc lộ 1A (xa lộ Hà Nội – Biên Hòa) là tuyến đường quan trọng, đoạn chạy qua
Thị xã (từ cầu Đồng Nai-Trạm 2) có chiều dài khoảng 4.9 km, mặt đường rộng khoảng 28m
với 4 làn xe, lưu lượng vận tải rất lớn.
+ Đường xuyên Á đoạn chạy qua Thị xã (từ trạm 2- ngã tư Linh Xuân-Sóng Thần)
dài khoảng 2,4km, nền đường rộng khoảng 28m, lộ giới 120m, đạt tiêu chuẩn cấp I đồng
bằng.
+ Quốc lộ 1K nối thành phố Biên Hòa - Thị xã Dĩ An – Thủ Đức (TpHCM), đoạn
chạy qua Thị xã có chiều dài khoảng 5,7km, hiện đang được nâng cấp lên thành 4 làn xe.
Đây là tuyến trục đối ngoại cho các khu công nghiệp thuộc địa bàn Thị xã Dĩ An.
- Đường tỉnh: Trên địa bàn Thị xã có 2 tuyến đường tỉnh chạy qua với chiều dài
khoảng 29.28 km.
+ Đường tỉnh 743A xuất phát từ ngã tư Tân Vạn (QL1A) – QL1K – phường Tân
Đông Hiệp -Thuận An –Thủ Dầu Một, tổng chiều dài khoảng 12,2 km (DT743: 10,9km,
743B: 1,3km), nền đường 13-15 m, mặt đường nhựa rộng 9-11m. Đây là đường xuyên tâm,
nối từ cảng Bình Dương và QL1A vào trung tâm Thị xã, có ý nghĩa vô cùng to lớn trong
phát triển kinh tế – xã hội của Thị xã Dĩ An cũng như tỉnh Bình Dương.
+ Đường tỉnh 743B xuất phát từ ngã tư An Phú đến ranh TPHCM, tổng chiều dài của
tuyến đường là 4.93km( qua Dĩ An 4.93km), nền đường 42m, mặt đường 20m. Nó có ý
nghĩa rất quan trọng nối giữa TPHCM với Bình Dương nói chung và Dĩ An nói riêng.
+ Đường tỉnh 743C xuất phát từ ngã tư Cầu Ông Bố (QL 13) huyện Thuận An đến
(QL1K), chiều dài tuyến trên Thị xã Dĩ An là 1.27km, nền rộng 42m, mặt nhựa rộng 20m.
Là tuyến nối giữa Dĩ An-Thuận An-Thủ Dầu Một, là tuyến đường trọng yếu phát triển kinh
tế của vùng.
+ Đường Tân Vạn - Mỹ phước đi từ ngã ba Tân Vạn (QL1A) - Thủ Dầu Một - Mỹ
Phước (huyện Bến Cát) – nối vào QL13, hiện đang xây dựng và đã hoàn thành từ Tân Vạn
đến ĐT741, đoạn qua Thị xã Dĩ An dài khoảng 10km (tổng chiều dài khoảng 32km), nền
30m, mặt đường nhựa 27m. Đây là đường huyết mạch nối cảng Bình Dương và QL1A vào
các khu công nghiệp và khu đô thị mới của tỉnh Bình Dương.
- Đường thị xã: Hiện nay, trên địa bàn Thị xã có khoảng 40-50 tuyến đường chính
với chiều dài khoảng 40km.
- Đường trong khu dân cư: Hầu hết đường trong các khu dân cư cũ lộ giới nhỏ (3-5
m), chất lượng kém, thiếu hệ thống cấp thoát nước. Các khu dân cư mới đường rộng 8-12m,
có lề đường và xây dựng với chất lượng cao.
- Bến xe miền Đông được cấp đất với diện tích 8,22ha ở phường Bình Thắng.
b. Đường sắt: Đường sắt Bắc-Nam qua Thị xã Dĩ An có chiều dài khoảng 9km, trên
tuyến có ga tổng hợp Sóng Thần và ga hành khách Dĩ An (hiện không hoạt động).
c. Đường thủy: Cảng Bình Dương nằm trên đoạn sông Đồng Nai thuộc phường Bình
Thắng, đây là cảng container, mặt bằng hẹp (tổng diện tích: 4,3ha). Ngoài ra, trên địa bàn
Thị xã còn có cảng ICD nằm trong khu công nghiệp Sóng Thần. Phần lớn hàng hóa
xuất/nhập khẩu đều làm thủ tục hải quan tại cảng ICD Sóng thần và xuất/nhập qua cảng
Bình Dương.