Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố hồ chí minh thực trạng nguyên nhân và giải pháp phòng chống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Niên khóa: 2007 – 2011

TỘI PHẠM XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THỰC TRẠNG,
NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG

SVTH: Vũ Thị Thái Hà
MSSV: 3240047
GVHD: Th.S Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7/2011


DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

***
1. BLDS

: Bộ luật Dân sự

2. BLHS

: Bộ luật Hình sự

3. BLLĐ


: Bộ luật Lao động

4. CHXHCN

: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

5. NLTNHS

: Năng lực trách nhiệm hình sự

6. TANDTC

: Tịa án nhân dân tối cao

7. TP. HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

8. TPXHTDTE

: Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em

9. UBND

: Ủy ban nhân dân

10. XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


11. XHTD

: Xâm hại tình dục

12. XHTDTE

: Xâm hại tình dục trẻ em


LỜI CẢM ƠN
***
Sau một thời gian nghiên cứu, thực hiện và chỉnh sửa, tác giả đã hồn
thành khóa luận tốt nghiệp với nội dung “Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng, ngun nhân và giải pháp phịng
chống”. Để hồn thành khóa luận được như ngày hơm nay, tác giả xin gửi lời
cảm ơn đến các thầy cô giáo Khoa Luật Hình sự nói riêng cũng như các thầy cơ
giáo Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh nói chung, là những người đã
tận tình dìu dắt, dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức cơ bản làm nền tảng lý
luận giúp tác giả lựa chọn và thực hiện đề tài. Trong q trình thực hiện khóa
luận, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Thạc sĩ
Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh – Giảng viên bộ môn Tội phạm học, người đã trực
tiếp phụ trách hướng dẫn tác giả; những ý kiến định hướng, góp ý và sửa chữa
của Cơ đã giúp đỡ tác giả rất nhiều trong việc nghiên cứu và hoàn thiện khóa
luận tốt nghiệp. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cơ quan chức năng đã
hỗ trợ tác giả trong việc cung cấp các thông tin để tác giả sử dụng làm số liệu
trong khóa luận. Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn sự quan tâm, động viên, tạo điều
kiện thuận lợi của gia đình cũng như sự hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình từ phía bạn bè
đã giúp tác giả có thêm động lực và quyết tâm hồn thành khóa luận này.
Khóa luận cịn nhiều thiếu sót và hạn chế về mặt nội dung cũng như kỹ
năng thực hiện. Tác giả rất mong các thầy cơ góp ý để q trình nghiên cứu được

hồn thiện hơn nữa!

Tác giả
Vũ Thị Thái Hà


MỤC LỤC
***
CHƢƠNG I
KHÁT QUÁT CHUNG VỀ CÁC TỘI PHẠM XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ
EM VÀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1. Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em dƣới góc độ
pháp

luật

Hình

sự

……………………………………...……….………………... Tr.1
1.1.1. Khái niệm tội phạm xâm hại tình dục trẻ em
1.1.2. Dấu hiệu pháp lý của các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em
1.2. Tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên
địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây ……………..……...
Tr.13
1.2.1. Thực trạng của tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh

1.2.2. Cơ cấu của tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh
1.2.3. Động thái của tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh
1.2.4. Thiệt hại do tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em gây ra trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
1.3. Đặc điểm tội phạm học của tội phạm xâm hại tình
dục
trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ………………………..………..
Tr.20
1.3.1. Đặc điểm tội phạm học về biểu hiện khách quan
1.3.2. Đặc điểm tội phạm học về nhân thân người phạm tội
1.3.3. Đặc điểm tội phạm học về nạn nhân


CHƢƠNG II
NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM XÂM HẠI
TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐẤU TRANH PHỊNG CHỐNG TỘI
PHẠM XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
TRONG THỜI GIAN TỚI
2.1. Nguyên nhân và điều kiện của các tội phạm xâm
hại
tình dục trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh …………………….....
Tr.27
2.1.1. Tình hình và đặc điểm riêng của địa bàn nghiên cứu
2.1.2. Nguyên nhân và điều kiện từ góc độ kinh tế, xã hội
2.1.3. Nguyên nhân và điều kiện từ góc độ tâm lý, văn hóa, xã hội
2.1.4. Nguyên nhân và điều kiện từ góc độ điều kiện tổ chức, quản lý xã
hội

2.1.5. Nguyên nhân và điều kiện từ góc độ pháp luật và cơng tác phịng
chống tội phạm
2.2. Ngun nhân và điều kiện của các tội phạm xâm
hại
tình dục trẻ em cụ thể …………………………………………………………...
Tr.41
2.2.1. Nguyên nhân và điều kiện từ phía người phạm tội
2.2.2. Các tình huống, hồn cảnh phạm tội cụ thể
2.3. Thực trạng đấu tranh phòng chống các tội phạm
xâm
hại tình dục trẻ em và dự báo tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em
trên

địa

bàn

Thành

phố

Hồ

Chí

Minh

trong

thời


gian

tới

…………...………………... Tr.51
2.3.1. Thực trạng đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm tình dục trẻ
em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua
2.3.2. Dự báo tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới
2.4. Một số giải pháp đấu tranh phòng chống các tội


phạm
xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh …...………...
Tr.56
2.4.1. Định hướng cơng tác đấu tranh phịng chống các tội phạm xâm hại
tình dục trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới
2.4.2. Nhóm giải pháp mang tính phịng ngừa trước khi tội phạm xảy ra
2.4.3. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, phát
hiện, xử lý tội phạm xâm hại tình dục trẻ em


LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, tình hình trẻ em bị xâm hại nói chung và trẻ
em bị xâm hại tình dục nói riêng đang trở thành một vấn đề nhức nhối, thu hút
được sự quan tâm của tồn xã hội. Tình trạng trẻ em bị xâm hại với số lượng
ngày càng nhiều và mức độ xâm hại ngày càng nghiêm trọng đã gây nên một
phản ứng phẫn nộ trong cộng đồng cũng như mối lo ngại đến sự an toàn của trẻ

em trong bối cảnh phát triển nhanh, mạnh của kinh tế và xã hội. Vì thế vấn đề
bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị xâm hại, đặc biệt là xâm hại tình dục là trách
nhiệm của mỗi quốc gia trên thế giới. Điều 34 Công ước của Liên hiệp quốc về
quyền trẻ em đã tuyên bố: “Các quốc gia thành viên cam kết bảo vệ trẻ em chống
mọi hình thức bóc lột như lạm dụng về tình dục…”. Ở Việt Nam, sau khi gia
nhập Công ước, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản nhằm thể chế hóa cơng
tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tuy nhiên, xuất phát từ những yếu kém
trong công tác quản lý xã hội, những tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị
trường cũng như q trình đơ thị hóa và giao lưu quốc tế đang phát triển mạnh
mẽ dẫn đến tình hình xâm hại tình dục trẻ em ở nước ta đang ngày càng diễn biến
phức tạp hơn và có chiều hướng gia tăng trong thời gian tới.
Nhận thức được tình hình phức tạp cũng như những hậu quả to lớn mà
nhóm tội phạm này gây ra đối với trẻ em nói riêng và xã hội nói chung, trong
những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã
có những kế hoạch, chương trình tích cực nhằm mục đích đấu tranh, phịng ngừa
nhóm tội phạm này. Trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010, Thành phố Hồ
Chí Minh đã cùng với các địa phương trong cả nước thực hiện đề án “Ngăn chặn
và giải quyết tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục” do Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội làm cơ quan chủ trì nằm trong chương trình phòng chống tội
phạm quốc gia. Chuyển qua giai đoạn mới, từ năm 2011, thành phố tiếp tục thực
hiện “Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 – 2015”, cùng với đó
là kết hợp với một số tổ chức quốc tế tiến hành một số dự án bảo vệ, chăm sóc trẻ
em như dự án “Phịng chống, can thiệp cho trẻ em, thanh thiếu niên đường phố
có nguy cơ và bị xâm hại, bạo hành” với sự hợp tác của tổ chức Dynamo, Vương
quốc Bỉ. Bằng những quyết tâm, nỗ lực của mình, Thành phố Hồ Chí Minh đang
thực hiện nhiều giải pháp tích cực trên diện rộng để bảo vệ trẻ em trên địa bàn

1



thành phố, những chủ nhân tương lai của đất nước, ổn định tình hình an ninh trật
tự của thành phố. Mặc dù đã có những mục tiêu và giải pháp thực tế nhưng tình
hình trẻ em bị xâm hại trên địa bàn thành phố vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp.
Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em xảy ra vẫn ở mức cao, trung bình 74 vụ
mỗi năm, chiếm 9,25% tổng số vụ trẻ em bị xâm hại tình dục trên cả nước, và
con số này vẫn không ngừng gia tăng qua mỗi năm. Nguyên nhân của tình trạng
này là do chưa nắm bắt hết được những nguyên nhân, điều kiện thúc đẩy quá
trình hình thành và phát triển của nhóm tội phạm này, đó là những tác động từ
nền kinh tế thị trường, từ cấu trúc văn hóa, xã hội, từ sự thay đổi các giá trị đạo
đức trong cuộc sống hiện nay và nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác.
Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh – Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phịng chống”
để nghiên cứu làm khóa luận tốt nghiệp cuối khóa chương trình đào tạo Cử nhân
Luật – chuyên ngành Luật Hình sự.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian vừa qua, vấn đề trẻ em bị xâm hại nói chung và vấn đề trẻ
em bị xâm hại tình dục nói riêng đã và đang được các ngành, các cấp chính
quyền và tồn xã hội đặc biệt quan tâm. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu của
cả các nhà nghiên cứu chuyên sâu và của các sinh viên quan tâm tới vấn đề này
được thực hiện, phần nào phản ánh được tình hình, nhận diện được nguyên nhân
của nhóm tội phạm xâm hại tình dục trẻ em. Có thể nêu một số cơng trình nghiên
cứu sau:
- Đấu tranh phòng chống các tội phạm xâm hại trẻ em tại thành phố Hồ

Chí Minh, Nguyễn Hồng Anh; Luận văn Thạc sỹ.
- Đấu tranh phòng chống các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên địa
bàn tỉnh Đăk Lăk, Nguyễn Thị Phương Trâm; Luận văn Cử nhân năm 2010.
- Đấu tranh phòng chống tội Hiếp dâm trẻ em ở Việt Nam và Thụy Điển,
Đặng Thị Mai Dung; Luận văn Thạc sỹ.
- Các tội xâm phạm tình dục trẻ em, Đồn Thị Thu Nga, Trần Thị Mỹ

Dung; Cơng trình dự thi nghiên cứu khoa học cấp trường.


2


Đã có một đề tài nghiên cứu về tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn năm 2004 – 2008. Tuy nhiên
trong giai đoạn hiện nay, với những biến đổi về tình hình kinh tế, xã hội của
thành phố vẫn chưa có đề tài nào tiếp tục nghiên cứu về tình hình tội phạm xâm
hại tình dục trẻ em.
3. Mục đích nghiên cứu
Qua q trình nghiên cứu nhằm đạt được các mục đích sau:
- Thơng qua phân tích số liệu thấy được tình hình các tội phạm xâm hại
tình dục trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ tháng
01/2006 đến tháng 3/2011.
- Nêu lên được những đặc điểm tội phạm học đặc thù của các tội phạm
xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Làm rõ được nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm xâm hại tình
dục trẻ em dựa trên những đặc điểm đặc thù về kinh tế, xã hội, văn hóa… của
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Dự báo tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong thời gian tới và
trên cơ sở dự báo đưa ra được định hướng cũng như một số biện pháp để nâng
cao hiệu quả của hoạt động phịng chống tội phạm nói chung và tội phạm xâm
hại tình dục trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phạm vi nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu


Phạm vi nghiên cứu


- Về tội phạm: các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em được quy định trong
BLHS năm 1999 của nước CHXHCN Việt Nam (sửa đổi, bổ sung năm 2009)
gồm các tội danh: Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112); Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều
114); Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115); Tội dâm ô với trẻ em (Điều 116) và
Tội mua dâm người chưa thành niên (khoản 2, khoản 3 Điều 256).
- Về địa bàn nghiên cứu: nghiên cứu nhóm tội phạm trên tại địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Về thời gian nghiên cứu: giai đoạn từ tháng 01/2006 đến tháng 3/2011.

3




Đối tượng nghiên cứu: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp phịng

chống các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: đề tài nghiên cứu dựa trên phép duy vật biện chứng
của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Kết hợp với chủ trương,
đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động đấu
tranh phịng chống tội phạm nói chung và tội phạm xâm hại tình dục trẻ em nói
riêng trong tình hình mới.
Phương pháp nghiên cứu: kết hợp nhiều loại phương pháp trong quá
trình nghiên cứu như phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu, phương
pháp so sánh, phương pháp điều tra điển hình…
6. Ý nghĩa nghiên cứu
Qua kết quả nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận văn sẽ góp phần bổ
sung một phần vào hệ thống lý luận về những nguyên nhân, điều kiện hình thành

tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá
thực trạng đấu tranh phịng chống các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua, đồng thời xây dựng một số
phương hướng, giải pháp phục vụ quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm này
trong thời gian tới. Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo trong quá trình học tập,
nghiên cứu của những người quan tâm đến vấn đề này. Bên cạnh đó, những giải
pháp đã nêu trong luận văn nếu được tham khảo, góp ý với các cơ quan chức
năng hy vọng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của cơng tác đấu tranh phịng chống
các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cũng
như các địa phương khác trong khu vực.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài lời cảm ơn, lời nói đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, đề tài gồm hai chương:
Chƣơng I: Khái quát chung về các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em và
tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

4


Chƣơng II: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm xâm hại
tình dục trẻ em và giải pháp đấu tranh phịng chống các tội phạm xâm hại tình
dục trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

5


CHƢƠNG I
KHÁT QUÁT CHUNG VỀ CÁC TỘI PHẠM XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ
EM VÀ TÌNH HÌNH TỘI PHẠM XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.1. Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em dƣới góc độ pháp luật hình sự
1.1.1. Khái niệm tội phạm xâm hại tình dục trẻ em
1.1.1.1. Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em


Xâm hại (lạm dụng) tình dục trẻ em là gì?

Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngơn ngữ học thì “xâm phạm là động
chạm đến quyền lợi của người khác”[59 – tr.1054], cịn “tình dục là nhu cầu tự
nhiên của con người về quan hệ tính giao”[59 – tr.917].
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì: “Lạm dụng tình dục
trẻ em là quá trình trong đó một người trưởng thành lợi dụng vị thế của mình
nhằm dụ dỗ hay cưỡng ép trẻ em tham gia vào hoạt động tình dục”.
Theo một ấn phẩm tìm hiểu về phòng chống các hành vi XHTDTE, lấy
nguồn từ UNICEF “Kỹ năng sống” thì khái niệm XHTDTE được đề cập đến như
sau: “Xâm hại tình dục trẻ em là việc người lớn tuổi hơn sử dụng quyền lực và
sức mạnh, có thể là tiền bạc, vật chất, lợi dụng sự ngây thơ, lịng tin và sự tơn
trọng của trẻ em để ép buộc các em tham gia vào hành vi tình dục” [52 – tr.3].
Chưa có một khái niệm cụ thể và chính thức thế nào là “xâm hại tình dục
trẻ em”, ta chỉ có thể hiểu XHTDTE là những hành vi dụ dỗ hay cưỡng ép trẻ em
tham gia vào các hoạt động tình dục. Sự xâm hại đó có thể là tiếp xúc, xâm hại
trực tiếp lên cơ thể của trẻ em (sờ mó, giao cấu…) hay chỉ là những hành vi tác
động vào tâm lý, không tiếp xúc trực tiếp lên cơ thể của trẻ em (nhìn trộm trẻ em
tắm, dùng lời lẽ để kích thích tình dục, cho trẻ em xem các loại hình ảnh, sách
báo, phim truyện khiêu dâm…). Tùy thuộc vào nền văn hóa cũng như nhận thức
của từng quốc gia khác nhau mà các hành động được xem là XHTDTE sẽ được
mở rộng hay thu hẹp đi.


Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật hình sự Việt Nam


Khái niệm XHTDTE khơng được định nghĩa chính thức trong pháp luật
hình sự Việt Nam. Các TPXHTDTE nằm trong nhóm tội xâm hại tính mạng, sức

6


khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; là một bộ phận của các tội XHTD
nhưng có yếu tố đặc biệt về nạn nhân, nạn nhân trong nhóm tội phạm này là trẻ
em. Trong pháp luật hình sự, các hành vi XHTDTE khơng được hiểu rộng như
ngồi xã hội, khơng bao gồm tất cả các hành vi lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em
tham gia vào các hoạt động tình dục mà chỉ bao gồm một số hành vi được các
nhà làm luật quy định. Các hành vi đó cũng khơng được liệt kê một cách chính
thức nhưng khi nghiên cứu các quy định của BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung
năm 2009) ta có thể liệt kê một số hành vi mang tính chất XHTDTE như sau:
hành vi hiếp dâm trẻ em, hành vi cưỡng dâm trẻ em, hành vi giao cấu với trẻ em,
hành vi dâm ô với trẻ em và hành vi mua dâm người chưa thành niên.
Các TPXHTDTE là những hành vi cố ý xâm phạm đến quyền được bảo vệ
thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em.


Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em theo quy định của pháp luật hình

sự Việt Nam
Tương ứng với các hành vi XHTDTE kể trên, BLHS năm 1999 (sửa đổi,
bổ sung năm 2009) đã xác định các tội phạm như sau:
- “Tội hiếp dâm trẻ em” – Điều 112.
- “Tội cưỡng dâm trẻ em” – Điều 114.
- “Tội giao cấu với trẻ em” – Điều 115.
- “Tội dâm ô với trẻ em” – Điều 116.

- “Tội mua dâm người chưa thành niên” – điểm b khoản 2 và điểm a
khoản 3 Điều 256.
1.1.1.2. Khái niệm trẻ em
Việc tìm hiểu khái niệm trẻ em có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan
trọng trong công tác đấu tranh phòng chống các TPXHTDTE. Khái niệm trẻ em
là một khái niệm mang tính tương đối, có thể dựa vào rất nhiều yếu tố để xác
định một người có phải là trẻ em hay không nhưng thông thường là căn cứ vào
độ tuổi và khả năng nhận thức, phát triển tâm lý.


Độ tuổi của trẻ em theo quy định tại Công ước của Liên hợp quốc về

quyền trẻ em và pháp luật quốc gia

7


Theo Điều 1 Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em được thơng
qua ngày 20/10/1989 (có hiệu lực ngày 02/9/1990) và theo Điều 49 của Công
ước – Việt Nam phê chuẩn ngày 20/02/1990 thì “Trẻ em có nghĩa là người dưới
18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó có quy định tuổi thành
niên sớm hơn” [8 – tr.2]. Công ước phân định khái niệm trẻ em và người thành
niên bằng mốc ranh giới “18 tuổi”, việc quy định độ tuổi này của Công ước cũng
chỉ mang tính định hướng, các quốc gia thành viên Cơng ước có thể quy định độ
tuổi trẻ em sớm hơn để phù hợp với các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em cũng
như tập quán riêng biệt của quốc gia đó.
Tại Việt Nam, khái niệm trẻ em dưới góc độ pháp lý xuất hiện khá nhiều
trong các văn bản pháp luật liên quan. Tuy nhiên trong hệ thống pháp luật Việt
Nam, vấn đề độ tuổi trẻ em chưa có sự thống nhất, tùy từng lĩnh vực pháp luật
mà có những quy định khác nhau về độ tuổi trẻ em. Điều 1 Luật bảo vệ, chăm

sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định trẻ em là “công dân Việt Nam dưới 16
tuổi”. Trong pháp luật lao động thì khái niệm lao động trẻ em là người “chưa đủ
15 tuổi”. Điều 120 BLLĐ năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007)
quy định: “Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, trừ một số nghề và
công việc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định”.
Ngoài ra trong pháp luật Việt Nam còn một khái niệm là “người chưa
thành niên”, khái niệm này cũng có thể được coi là căn cứ để phân biệt khái niệm
trẻ em và người trưởng thành. Điều 18 BLDS năm 2005 quy định: “Người từ đủ
mười tám tuổi trở lên là người thành niên, người chưa đủ 18 tuổi là người chưa
thành niên”. Trong BLDS năm 2005, “người chưa thành niên” cũng được phân
ra thành những nhóm độ tuổi khác nhau, và tương ứng theo đó, các nhóm độ tuổi
này cũng sẽ có những quyền và nghĩa vụ khác nhau. Hiện tại theo quy định của
BLDS năm 2005, người chưa thành niên được phân thành 3 nhóm tuổi: dưới 6
tuổi, từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi và từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Trong
BLLĐ năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007), Điều 119 quy định:
“Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi”. Kèm theo đó,
BLLĐ cũng có những quy định đặc biệt để bảo vệ lao động trẻ em dưới 15 tuổi.
Có thế thấy khái niệm trẻ em trong các lĩnh vực pháp luật Việt Nam chưa
có sự thống nhất, bên cạnh đó xuất hiện khái niệm “người chưa thành niên” đem
đến sự nhầm lẫn giữa độ tuổi thành niên và độ tuổi của trẻ em cũng như khó khăn

8


trong việc xác định độ tuổi nào là độ tuổi trẻ em. Trẻ em là người chưa thành
niên, tuy nhiên không phải mọi người chưa thành niên đều là trẻ em.


Độ tuổi trẻ em trong pháp luật hình sự Việt Nam


Pháp luật hình sự Việt Nam khơng có quy định cụ thể nào về độ tuổi của
trẻ em, nhưng căn cứ vào các quy định trong BLHS Việt Nam năm 1999 có thể
thấy độ tuổi trẻ em được quy định một cách tương đối thống nhất, cụ thể:
Điều 112 BLHS năm 1999 quy định: “Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ
13 đến dưới 16 tuổi, thì bị…”.
Điều 114 BLHS năm 1999 quy định: “Người nào cưỡng dâm trẻ em từ đủ
13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị…”.
Điểu 115 BLHS năm 1999 quy định: “Người nào đã thành niên mà giao
cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị…”.
Dựa vào những quy định trên trong BLHS, có thể xác định độ tuổi trẻ em
trong pháp luật hình sự là những người “dưới 16 tuổi”.
Vậy có thể tạm đưa ra kết luận trong q trình nghiên cứu tiếp sau đây,
khái niệm trẻ em được đề cập đến là những người dưới 16 tuổi, điều này là phù
hợp với những quy định trong Công ước về quyền trẻ em của Liên hợp quốc và
trong BLHS Việt Nam.


Các đặc điểm của trẻ em (về mặt xã hội, sự phát triển tâm sinh lý…)

Đặc điểm về độ tuổi: tùy thuộc vào lịch sử, tập quán riêng biệt cũng như
điều kiện phát triển kinh tế, xã hội mà các quốc gia có sự quy định khác nhau về
độ tuổi của trẻ em, tuy nhiên đều không được quy định quá 18 tuổi (quy định của
Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em). Pháp luật Việt Nam phần lớn quy
định độ tuổi trẻ em là độ tuổi “dưới 16 tuổi” là không trái với Công ước Liên hợp
quốc về quyền trẻ em mà Việt Nam đã gia nhập. Việc xác định ranh giới giữa trẻ
em và người trưởng thành dựa vào độ tuổi xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong
đó sự phát thể chất và nhận thức của con người luôn đi theo quy luật khách quan
từ thấp đến cao và có sự hồn thiện dần. Theo sự gia tăng độ tuổi, con người
ngày càng phát triển hơn về thể chất, tinh thần và thông qua các hoạt động của
bản thân thì khả năng cũng như mức độ nhận thức cũng trở nên đầy đủ hơn. Chỉ

khi đạt được độ tuổi nhất định thì con người mới hồn tồn nhận thức và có đủ
năng lực chịu trách nhiệm về các hành vi của mình. Trẻ em là những người đang

9


nằm trong độ tuổi chưa có sự phát triển hồn thiện về cả thể chất, tinh thần và
khả năng nhận thức nên càng cần có sự quan tâm, chăm sóc cũng như bảo vệ đặc
biệt từ gia đình và xã hội.
Đặc điểm về mặt xã hội: đối với mọi quốc gia, trẻ em đều là thế hệ tương
lai của đất nước, là niềm hy vọng và mối quan tâm hàng đầu của cả gia đình và
xã hội. Chính vì vậy, việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đã, đang và sẽ
luôn là mối quan tâm hàng đầu và đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong chính
sách phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Mọi hành vi xâm hại đến trẻ em đều để
lại những hậu quả to lớn đối với q trình phát triển, hồn thiện nhân cách của
trẻ. Gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến chính sách chăm sóc, giáo dục và bảo
vệ thế hệ tương lai của đất nước.
Đặc điểm phát triển sinh lý: đây là giai đoạn bắt đầu phát triển và hoàn
thiện các chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể. Trong giai đoạn này
mọi tác động từ gia đình, nhà trường và xã hội, đặc biệt là những tác động tiêu
cực đều sẽ gây ra những ảnh hưởng đến sự hoàn thiện thể chất, nhân cách sau
này của trẻ em. Vì thế rất cần sự quan tâm, định hướng, chỉ dẫn để trẻ em có thể
phát triển tồn diện theo hướng tích cực. Cần thiết hơn là phải bảo vệ trẻ em
tránh khỏi những tác động xấu từ mơi trường bên ngồi cũng như nhưng hành
động xâm hại tới trẻ em vì nó sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực, dẫn đến sự phát triển
lệch lạc của trẻ.
Đặc điểm tâm lý: ở lứa tuổi này, trẻ em bắt đầu tiếp nhận và xử lý những
thông tin mà mình thu nhận được để hình thành cho mình những đặc điểm tâm lý
riêng biệt. Lúc này trẻ chưa có khả năng phân tích đánh giá một cách đúng đắn
và chính xác những thơng tin mà mình thu nhận được, vì thế cần có sự hướng

dẫn cũng như định hướng của gia đình, nhà trường và xã hội để quá trình hình
thành nhân cách này diễn ra đúng hướng. Đây cũng là giai đoạn mà tâm lý trẻ em
nhạy cảm và dễ bị tổn thương nhất, những hành động tiêu cực, xâm hại thơ bạo
có thể gây nên những biến động tâm lý lớn ở trẻ em.

10


1.1.2. Dấu hiệu pháp lý của các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em
1.1.2.1. Dấu hiệu pháp lý chung của các tội phạm xâm hại tình dục trẻ
em


Khái niệm tội phạm xâm hại tình dục trẻ em

Dựa vào định nghĩa tội phạm tại Điều 8 BLHS năm 1999 và căn cứ xác
định độ tuổi trẻ em trong pháp luật hình sự ta có thể khái qt về TPXHTDTE
như sau: Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em là hành vi nguy hiểm cho xã hội được
quy định trong BLHS, do người có NLTNHS thực hiện một cách cố ý xâm phạm
đến quyền bất khả xâm phạm về tình dục, gây tổn hại đến sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm của người dưới 16 tuổi [38 – tr.5].


Mặt khách quan

Thể hiện ở hình thức hành vi giao cấu trái pháp luật hoặc hành vi dâm ô
với trẻ em. Các hành vi trên được thực hiện bằng sự cưỡng bức, dụ dỗ hoặc lợi
dụng sự kém hiểu biết của trẻ em để thực hiện hành vi.
Để xác định nạn nhân đã bị giao cấu hay chưa và mức độ tổn hại về sức
khỏe cần căn cứ vào kết luận giám định của các cơ quan chun mơn có thẩm

quyền.


Mặt chủ quan

Chủ thể thực hiện các tội phạm trong nhóm tội này với lỗi cố ý, người
phạm tội biết hành vi của mình là trái pháp luật nhưng vẫn cố tình thực hiện để
thỏa mãn nhu cầu của bản thân.


Khách thể

Xâm hại đến nhiều quan hệ xã hội khác nhau như: danh dự, nhân phẩm,
sức khỏe cũng như sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em


Chủ thể

Đối với Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112), chủ thể của tội phạm là người từ
đủ 14 tuổi trở lên và có NLTNHS, tuy nhiên thực tiễn xét xử ghi nhận chủ thể
thực hiện tội phạm này chỉ là nam giới, nữ giới chỉ có thể đóng vai trị là đồng
phạm. Đối với Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114) chủ thể là người có năng lực
trách nhiệm hình sự, có thể là nam hoặc nữ giới. Đối với Tội giao cấu với trẻ em
(Điều 115), Tội dâm ô với trẻ em (Điều 116), Tội mua dâm người chưa thành

11


niên (khoản 2, khoản 3 Điều 256) chủ thể là người đã thành niên (từ đủ 18 tuổi),
và không phân biệt giới tính.

Việc xác định tuổi của nạn nhân và tuổi của đối tượng phạm tội căn cứ
vào giấy khai sinh hoặc hộ khẩu, được quy định cụ thể tại Công văn số
81/2002/TANDTC.
1.1.2.2. Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 BLHS)


Khái niệm “Hiếp dâm trẻ em”

Hiếp dâm trẻ em là hành vi của một người dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ
lực hoặc lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân hoặc các thủ
đoạn khác giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của
trẻ em hoặc giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi [44 – tr.36].


Khách thể của tội phạm

Xâm phạm quyền được bảo vệ thân thể, quyền bất khả xâm phạm về tình
dục, nhân phẩm, danh dự của trẻ em, đồng thời gây tổn hại đến sức khỏe của trẻ
em và ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, gây ảnh hưởng thuần phong mỹ tục
của dân tộc, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm sinh lý bình thường của trẻ
em.


Mặt khách quan của tội phạm

Đối với trường hợp nạn nhân là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, việc
phạm tội đòi hỏi phải bao gồm một trong các hành vi:
Thủ đoạn dùng vũ lực: là thủ đoạn sử dụng sức mạnh vật chất đè bẹp sự
kháng cự của trẻ em chống lại việc giao cấu như xô ngã, giữ, đánh đập hay bóp
cổ nạn nhân…

Thủ đoạn đe dọa dùng vũ lực: là thủ đoạn làm ý chí của nạn nhân bị tê
liệt, buộc họ chịu giao cấu mà khơng dám kháng cự như dọa giết hay gây thương
tích…
Thủ đoạn lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của trẻ em: là thủ đoạn
lợi dụng trẻ em vì một lý do nào đó khơng thể chống trả lại để thực hiện hành vi
giao cấu trái ý muốn như lợi dụng tình trạng đau ốm, bất tỉnh…
Thủ đoạn khác: là những thủ đoạn nằm ngồi ba nhóm thủ đoạn trên giúp
người phạm tội có thể thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn của trẻ em như lợi

12


dụng tình trạng say xỉn hay tình trạng bị bệnh tâm thần…, trẻ em khơng thể bày
tỏ ý chí của mình.
Đối với trường hợp nạn nhân là trẻ em chưa đủ 13 tuổi thì mọi hành vi
giao cấu dù có dùng những thủ đoạn nêu trên hay khơng và có sự đồng ý của trẻ
em hay không đều bị xem là hành vi hiếp dâm trẻ em. Pháp luật quy định như
vậy xuất phát từ quan điểm cho rằng trẻ em chưa đủ 13 tuổi là những người chưa
đủ khả năng nhận thức, sự phát triển tâm sinh lý còn non nớt, chưa có khả năng
phân biệt được những hành vi gây tác động xấu đến mình, cũng chưa đủ khả
năng để tự bảo vệ bản thân, đây là đối tượng cần được bảo vệ đặc biệt.


Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, người phạm tội biết rõ hành vi giao cấu
của mình là trái ý muốn trẻ em và trái pháp luật nhưng vẫn mong muốn thực hiện
hành vi đó.



Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của Tội hiếp dâm trẻ em là người từ đủ 14 tuổi, có NLTNHS. Tuy
nhiên, trong thực tiễn xét xử, chủ thể thực hiện tội phạm này chỉ là nam giới, nữ
giới chỉ có thể tham gia với tư cách đồng phạm (vai trò tổ chức, xúi giục hoặc
giúp sức).


Hình phạt

Điều 112 BLHS quy định bốn khung hình hình phạt chính (trong đó có ba
khung hình phạt dành cho Tội hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi;
một khung hình phạt dành cho Tội hiếp dâm trẻ em dưới 13 tuổi) và một khung
hình phạt bổ sung, cụ thể:
- Khung thứ nhất (khoản 1 Điều 112): phạt tù từ bảy năm đến mười lăm
năm.
- Khung thứ hai (khoản 2 Điều 112): phạt tù từ mười hai năm đến hai
mươi năm.
- Khung thứ ba (khoản 3 Điều 112): phạt tù hai mươi năm, tù chung thân
hoặc tử hình.
- Khung thứ tư (khoản 4 Điều 112): phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi
năm, tù chung thân hoặc tử hình.

13


- Khung quy định các hình phạt bổ sung có thể áp dụng gồm: cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến
năm năm.



Một số vấn đề cần lưu ý

Trong mọi trường hợp giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi thì dù có sự đồng
ý của nạn nhân hay khơng đều cấu thành Tội hiếp dâm trẻ em (khoản 4 Điều
112).
Tội phạm được coi là hồn thành từ thời điểm có hành động giao cấu,
không cần biết là đã giao cấu xong hay chưa.
1.1.2.3. Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114 BLHS)


Khái niệm “Cưỡng dâm trẻ em”

Tội cưỡng dâm trẻ em là hành vi ép buộc bằng những thủ đoạn khác nhau
buộc trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi lệ thuộc mình hoặc đang trong tình
trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu [44 – tr.43].


Khách thể của tội phạm

Xâm phạm đến quyền được tôn trọng, bảo vệ về thân thể, nhân phẩm,
danh dự của trẻ em, gây tổn hại đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của trẻ
em.


Mặt khách quan của tội phạm

Người phạm tội có thể dùng nhiều hành vi ép buộc khác nhau để giao cấu
với trẻ em như: mua chuộc, dụ dỗ, đe dọa…
Trẻ em bị hại có mối quan hệ lệ thuộc với người phạm tội (đó là sự lệ

thuộc thật sự, có thể là lệ thuộc về nhiều mặt như vật chất, ni dưỡng, về xã hội,
về tín ngưỡng, gia đình…).
Trẻ em đang lâm vào tình trạng quẫn bách (được xem là trẻ em đó đang
gặp những khó khăn rất lớn, nếu không nhờ đến sự giúp đỡ của người khác thì
khó có thể khắc phục được, hoặc đang gặp hiểm họa như gia đình gặp thiên tai,
gia đình đang rơi vào tình trạng túng thiếu nghiêm trọng…).

14


Trẻ em phải miễn cưỡng giao cấu trước các thủ đoạn của người phạm tội
thể hiện việc trẻ em mặc dù không muốn giao cấu nhưng buộc phải đồng ý giao
cấu.



Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý.


Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội này là người có NLTNHS (có thể là nam giới hoặc nữ
giới), có quan hệ lệ thuộc với trẻ em hoặc có sự giúp đỡ trẻ em thốt khỏi tình
trạng quẫn bách.


Hình phạt


Điều 114 BLHS quy định ba khung hình hình phạt chính và một khung
hình phạt bổ sung đối với Tội cưỡng dâm trẻ em, cụ thể gồm:
- Khung thứ nhất (khoản 1 Điều 114): phạt tù từ năm năm đến mười năm.
- Khung thứ hai (khoản 2 Điều 114): phạt tù từ bảy năm đến mười hai
năm.
- Khung thứ ba (khoản 3 Điều 114): phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi
năm hoặc tù chung thân.
- Khung quy định các hình phạt bổ sung có thể áp dụng gồm: cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến
năm năm.
1.1.2.4. Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 BLHS)


Khái niệm “Giao cấu với trẻ em”

Giao cấu với trẻ em là hành vi của người đã thành niên thực hiện việc giao
cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi [44 – tr.48].


Khách thể của tội phạm

Xâm phạm đến sự phát triển bình thường về mặt thể chất cũng như tâm lý
của trẻ em.


Mặt khách quan của tội phạm

15



Người phạm tội có hành vi giao cấu thuận tình với trẻ em trong độ tuổi từ
đủ 13 đến dưới 16 tuổi.
Việc giao cấu là thuận tình, có sự thỏa thuận, đồng ý của trẻ em và khơng
phải vì bất kỳ mục đích có tính chất vật chất nào.


Mặt chủ quan của tội phạm

Hành vi phạm tội được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội biết người
mà mình giao cấu là người ở độ tuổi từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi và biết hành vi
của mình là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện hành vi.


Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là người đã thành niên, có NLTNHS, có thể là nam
giới hoặc nữ giới.


Hình phạt

Điều 115 BLHS quy định ba khung hình hình phạt đối với Tội giao cấu
với trẻ em, cụ thể gồm:
- Khung thứ nhất (khoản 1 Điều 115): phạt tù từ một năm đến năm năm.
- Khung thứ hai (khoản 2 Điều 115): phạt tù từ ba năm đến mười năm.
- Khung thứ ba (khoản 3 Điều 115): phạt tù từ bảy năm đến mười lăm
năm.
1.1.2.5. Tội dâm ô với trẻ em (Điều 116 BLHS)



Khái niệm “Dâm ô với trẻ em”

Dâm ô với trẻ em được hiểu là hành vi của người đã thành niên dùng các
thủ đoạn có tính chất kích dục đối với trẻ em nhằm thỏa mãn nhu cầu dục vọng
của mình nhưng khơng có ý định giao cấu với nạn nhân [49 – tr.239].


Khách thể của tội phạm

Xâm phạm quyền được bảo vệ thân thể, danh dự, nhân phẩm và ảnh
hưởng đến sự phát triển tâm lý bình thường của trẻ em.


Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi kích dục đối với trẻ em như: sờ, bóp hoặc dùng các bộ phận nhạy
cảm về tình dục cọ xát vào cơ thể hoặc bộ phận sinh dục của trẻ em.

16


Hành vi buộc trẻ em sờ, bóp, cọ xát… vào bộ phận kích thích tình dục
hoặc bộ phận sinh dục của người phạm tội hoặc người khác.
Các hành vi trên khơng nhằm mục đích giao cấu với trẻ em.


Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý.



Chủ thể của tội phạm

Chủ thể là người đã thành niên, có NLTNHS, có thể là nam giới hoặc nữ
giới.


Hình phạt

Điều 116 BLHS quy định ba khung hình hình phạt chính và một khung
hình phạt bổ sung đối với Tội dâm ô đối với trẻ em, cụ thể gồm:
- Khung thứ nhất (khoản 1 Điều 116): phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
- Khung thứ hai (khoản 2 Điều 116): phạt tù từ ba năm đến bảy năm.
- Khung thứ ba (khoản 3 Điều 116): phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.
- Khung quy định các hình phạt bổ sung có thể áp dụng gồm: cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến
năm năm.


Một số vấn đề cần lưu ý

Tội dâm ơ với trẻ em khơng có hành vi giao cấu.
Nếu có mục đích giao cấu với trẻ em mà chưa thực hiện được thì khơng
được xem là hành vi dâm ô mà tùy từng trường hợp cụ thể sẽ bị truy cứu ở các
tội xâm hại tình dục trẻ em khác.
1.1.2.6. Tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 256 BLHS)


Khái niệm “Mua dâm người chưa thành niên”


Mua dâm người chưa thành niên là hành vi của người đã thành niên dùng
tiền, tài sản để thỏa thuận (có tính trao đổi) và giao cấu với người chưa thành
niên [44 – tr.58].


Khách thể của tội phạm

17


Xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội, gây ảnh hưởng xấu tới đạo đức,
thuần phong mỹ tục và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ em.


Mặt khách quan của tội phạm

Có hành vi dùng tiền, tài sản vật chất thỏa thuận, trao đổi để người chưa
thành niên thuận tình giao cấu với mình.


Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý, biết rõ người mình mua dâm là
người chưa thành niên (từ đủ 13 đến dưới 18 tuổi) và hành vi mua dâm là trái
pháp luật nhưng vẫn thực hiện.


Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này là người đã thành niên, có NLTNHS.



Hình phạt

Điều 256 BLHS quy định ba khung hình hình phạt chính và một khung
hình phạt bổ sung đối với Tội mua dâm người chưa thành niên, cụ thể gồm:
- Khung thứ nhất (khoản 1 Điều 256): phạt tù từ một năm đến năm năm.
- Khung thứ hai (khoản 2 Điều 256): phạt tù từ ba năm đến tám năm.
- Khung thứ ba (khoản 3 Điều 256): phạt tù từ bảy năm đến mười lăm
năm.
- Khung quy định các hình phạt bổ sung có thể áp dụng gồm: phạt tiền từ
5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.


Một số vấn đề cần lưu ý

Phải có yếu tố vật chất mang tính trao đổi, việc đồng ý giao cấu phải gắn
liền với việc nhận tiền hay tài sản thì mới cấu thành Tội mua dâm người chưa
thành niên.

18


1.2. Tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh trong những năm gần đây
1.2.1. Thực trạng tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh


Thơng số về tội phạm rõ


Theo kết quả giải quyết án hình sự sơ thẩm từ ngày 01/01/2006 đến
31/3/2011, trên địa bàn TP. HCM xảy ra tổng cộng 558 vụ XHTDTE, mang ra
xét xử 391 vụ. Cụ thể:
Năm
2006
2007
2008
2009
2010
1-3/2011
Tổng cộng

Thụ lý
Số bị
Số vụ
can
97
108
100
113
116
131
93
98
121
136
31
36
558

622

Xét xử
Số bị
Số vụ
cáo
61
71
67
71
71
81
76
79
94
108
22
27
391
437

Tỷ lệ
Vụ án đƣợc
Bị cáo đƣợc
đƣa ra xét xử đƣa ra xét xử
62,9%
65,7%
67,0%
62,8%
61,2%

61,8%
81,7%
80,6%
77,9%
79,4%
70,9%
75,0%
70,1%
78,3%

BIỂU ĐỒ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TỘI PHẠM XÂM HẠI TÌNH DỤC
TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Giai đoạn từ tháng 01/2006 đến tháng 3/2011)
120
100
80

Số vụ

60

Số bị cáo

40
20
0
2006

2007


2008

2009

19

2010

Tháng
3/2011


×