Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Quyền bình đẳng giới trong hoạt động quản lý nhà nước khía cạnh pháp lý và thực trạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH


ĐỖ THỊ NHUNG
MSSV: 3250133

QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG HOẠT
ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC - KHÍA CẠNH
PHÁP LÝ VÀ THỰC TRẠNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Niên khóa: 2007 – 2011

GVHD: Ths. NGUYỄN THỊ NGỌC MAI
GIẢNG VIÊN KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011


MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUYỀN BÌNH
ĐẲNG GIỚI TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM . 1
1.1.

Những vấn đề lý luận về quyền bình đẳng giới trong hoạt động quản lý
nhà nước ..................................................................................................... 1


1.1.1. Cơ sở lý luận hình thành quyền bình đẳng giới trong hoạt động quản lý nhà
nước ........................................................................................................... 1
1.1.2. Quyền bình đẳng giới trong hoạt động quản lý nhà nước là một nội dung
của quyền con người .................................................................................. 3
1.1.3. Khái niệm quyền bình đẳng giới trong hoạt động quản lý nhà nước ........... 5
1.2.

Quyền bình đẳng giới trong hoạt động quản lý nhà nước theo quy định
của pháp luật ............................................................................................. 10

1.2.1. Quyền bình đẳng giới trong hoạt động quản lý nhà nước theo quy định của
pháp luật quốc tế ...................................................................................... 10
1.2.2. Quyền bình đẳng giới trong hoạt động quản lý nhà nước theo quy định của
pháp luật Việt Nam .................................................................................. 17
CHƯƠNG II: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ..... 29
2.1.

Thực trạng thực hiện quyền bình đẳng giới trong hoạt động quản lý nhà
nước .......................................................................................................... 29

2.1.1. Hệ thống các cơ quan đại diện.................................................................. 30
2.1.2. Hệ thống các cơ quan chấp hành .............................................................. 40
2.1.3. Hệ thống các cơ quan Tư pháp ................................................................. 47


2.2. Một số kiến nghị nhằm thực hiện hiệu quả quyền bình đẳng giới trong
hoạt động quản lý nhà nước ................................................................................ 50
2.2.1. Những biện pháp pháp lý ......................................................................... 50
2.2.2. Những biện pháp xã hội ........................................................................... 54

PHẦN KẾT LUẬN
PHẦN PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Công ước CEDAW

Công ước quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức
phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979

Hiến pháp 1946

Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm
1946

Hiến pháp 1959

Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm
1959

Hiến pháp 1980

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam năm 1980

Hiến pháp 1992

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm
2001)


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Bước vào thế kỷ XXI, khi đất nước tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập nền kinh tế quốc tế, xây dựng nước Việt Nam dân
giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh thì việc bảo đảm các quyền
và lợi ích hợp pháp của con người trong đó có quyền bình đẳng giới là vấn đề luôn
được Đảng và Nhà nước ta quan tâm thực hiện. Với chủ trương, đường lối của Đảng
và pháp luật của Nhà nước được triển khai trên thực tế đã mang lại thành tựu quan
trọng cho phong trào đấu tranh vì quyền bình đẳng giới ở nước ta. Có thể kể đến
như chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010; Nghị
quyết số 11NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về cơng tác phụ nữ thời kỳ
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chiến lược quốc gia về bình đẳng
giới giai đoạn 2011-2020,…
Qua đánh giá 10 năm thực hiện chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ
Việt Nam đến năm 2010 cho thấy chiến lược đã có những tác động tích cực tới việc
nâng cao vị thế của phụ nữ và thúc đẩy quyền bình đẳng giới. Nhìn chung, 4/5 Mục
tiêu của chiến lược đã đạt kết quả tốt: Mục tiêu 1 về lao động - việc làm, Mục tiêu 2
về giáo dục và đào tạo, Mục tiêu 3 về chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, Mục tiêu 5 về
tăng cường năng lực hoạt động của các ban vì sự tiến bộ của phụ nữ. Bên cạnh
những kết quả ấy, việc 100% các chỉ tiêu không đạt kế hoạch đề ra trong Mục tiêu 4
về “nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của phụ nữ trên các lĩnh vực chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội để tăng số phụ nữ được giới thiệu và bầu tham gia lãnh
đạo các cấp, các ngành là tồn tại lớn nhất sau 10 năm thực hiện chiến lược”.
Đồng thời, năm 2011 là năm đầu tiên Việt Nam bước vào thực hiện chiến

lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, nhưng một số chỉ tiêu đặt ra
nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào vị trí quản lý, lãnh đạo nhằm giảm
dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị nước ta đã khơng đạt được, biểu hiện
cụ thể nhất là tỷ lệ đại biểu nữ tham gia vào Quốc hội so với nam giới khố XIII
(2011-2016). Chính vì vậy, vấn đề thực hiện quyền bình đẳng giới trong hoạt động

 


Khóa luận tốt nghiệp
quản lý nhà nước ở Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức cần được giải
quyết. Xuất phát từ thực trạng đáng báo động ấy cùng tính xã hội và thời sự của vấn
đề, tác giả chọn đề tài: “Quyền bình đẳng giới trong hoạt động quản lý nhà nước
– khía cạnh pháp lý và thực trạng” làm khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật.
2.

Mục đích nghiên cứu
Tác giả tập trung nghiên cứu làm rõ một số vấn đề như quy định của pháp

luật quốc tế và pháp luật quốc gia cũng như thực trạng thực hiện quyền bình đẳng
giới trong hoạt động quản lý nhà nước. Qua đó, chỉ ra nguyên nhân và những kiến
nghị, phương hướng hồn thiện vấn đề. Đề tài góp phần vào việc khắc phục bất cập
hiện nay và tiến tới mục tiêu của quyền bình đẳng giới trong hoạt động quản lý nhà
nước mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra trong những năm tiếp theo.
3.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề về lý luận, pháp lý về quyền bình đẳng giới

trong hoạt động quản lý nhà nước được ghi nhận trong pháp luật quốc tế và pháp

luật Việt Nam. Đồng thời, tác giả phân tích thực trạng thực hiện quyền này chủ yếu
thơng qua số liệu về tỷ lệ cán bộ nam và nữ tham gia hoạt động quản lý nhà nước
trong các cơ quan của bộ máy nhà nước ở Việt Nam có so sánh với tình hình thế
giới cũng như tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra kiến nghị hoàn thiện vấn đề.
4.

Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật

lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin. Ngoài ra, tác giả sử dụng nhiều phương pháp khác
nhau, như: phương pháp quy nạp, diễn dịch, liệt kê, tổng hợp, phân tích, so sánh,
thống kê,…khi tiếp cận và làm sáng tỏ vấn đề.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Nghiên cứu đề tài có ý nghĩa quan trọng cả về nhận thức và thực tiễn nhằm
bảo vệ quyền con người nói chung và quyền cơng dân nói riêng, xóa bỏ tình trạng
phân biệt, đối xử về giới, hướng đến thực hiện quyền bình đẳng giới trong hoạt động
quản lý nhà nước đạt hiệu quả cao. Đồng thời, đề tài có thể làm tài liệu tham khảo

 


Khóa luận tốt nghiệp
khi nghiên cứu, hồn thiện các quy định của pháp luật cũng như các biện pháp thực
hiện trên thực tế.
6.

Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận

gồm hai chương:

Chương I: Những vấn đề lý luận và pháp lý về quyền bình đẳng giới trong
hoạt động quản lý nhà nước ở Việt Nam.
Chương II: Quyền bình đẳng giới trong hoạt động quản lý nhà nước ở Việt
Nam – thực trạng và một số kiến nghị.
Tác giả trân trọng giới thiệu!

 


Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUYỀN BÌNH ĐẲNG
GIỚI TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
1.1.

Những vấn đề lý luận về quyền bình đẳng giới trong hoạt động quản lý
nhà nước

1.1.1. Cơ sở lý luận về hình thành quyền bình đẳng giới trong hoạt động quản
lý nhà nước
Quyền bình đẳng giới với tư cách là một trong những quyền cơ bản của con
người - là quyền tự nhiên vốn có được thừa nhận trong cả pháp luật quốc gia và
pháp luật quốc tế. Nhìn lại đa số những văn kiện quốc tế về quyền con người đều
ghi nhận: “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng…” hay “…khơng một ai có
thể bị tước đoạt…”. Đó được xem như là những quyền bất di bất dịch của mỗi cá
nhân từ khi sinh ra cho đến khi chết đi, không một ai có thể thay đổi hay tước đoạt
nó. Phụ nữ và nam giới là những con người tồn tại trong xã hội, họ cũng được sinh
ra như nhau và tất yếu phải được hưởng những quyền như nhau trên mọi lĩnh vực
khơng riêng gì hoạt động quản lý nhà nước.

Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều của luồng tư tưởng, đặc trưng
cho nền văn hố phương Đơng và xã hội phong kiến với đặc điểm nổi bật là “trọng
nam khinh nữ”. Nhà nước phong kiến xây dựng nhiều văn bản pháp luật như Bộ luật
Hồng Đức (Quốc triều hình luật, thời Lê Sơ, năm 1483), Bộ luật Gia Long (Hoàng
Việt luật lệ, thời Nguyễn, năm 1815). Tuy nhiên, cũng khơng có quy định bảo vệ
quyền bình đẳng phụ nữ so với nam giới trong hoạt động quản lý nhà nước, người
phụ nữ ln có vai trị, địa vị thấp kém. Họ chỉ là “Nhân công rẻ mạt, là công cụ
sinh con trai để nối dõi tông đường” [49-tr.34], họ khơng được tham gia vào cơng
việc triều chính của đất nước. Đến thời Pháp thuộc, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ bản
chất của chế độ thực dân: “Chế độ thực dân là chế độ ăn cướp, chúng tôi xin nói
thêm: chế độ hãm hiếp đàn bà và giết người” [38-tr.15]. Bọn đế quốc, bọn vua quan

1

 


Khóa luận tốt nghiệp
phong kiến ra sức duy trì tình trạng bất bình đẳng nam nữ để củng cố quyền lực của
chúng và làm giàu trên xương máu của người phụ nữ. Chúng đặt thêm nhiều luật lệ,
duy trì tập tục cổ hủ để ngăn cấm phụ nữ tham gia hoạt động chính trị, xã hội, chúng
cấm khơng cho phụ nữ tham gia bộ máy chính quyền các cấp, hạn chế học tập, đào
tạo nghề cho phụ nữ nhằm biến phụ nữ thành lớp người u mê, đần độn để dễ dàng
sai khiến. Chính vì vậy, theo quan điểm Hồ Chí Minh phụ nữ chỉ đạt được tới sự
bình đẳng với nam giới khi dân tộc ta giành được tự do. Đồng thời, Người chỉ ra
rằng: “Muốn xố bỏ tình trạng bất bình đẳng và muốn giải quyết triệt để thì tất cả
phụ nữ phải hăng hái nhận lấy trách nhiệm làm chủ đất nước” [31-tr.69]. Lênin
cũng đã từng nói đến: “Đảng Cách mạng phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn cũng
biết làm việc nước. Như thế cách mạng mới gọi là thành công”.
Sự nghiệp đổi mới đất nước đã thực hiện được 25 năm và đang trên đà phát

triển nhanh chóng cùng sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong đó có phần
đóng góp to lớn của phụ nữ không thua kém nam giới, việc tham gia của cả nam và
nữ, ở cả nông thôn, thành thị, vùng núi hay đồng bằng trong hoạt động tổ chức, điều
hành hoạt động kinh tế - xã hội theo pháp luật nhằm bảo đảm cho cả nam, nữ có
người đại diện chân chính cho mình bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng. Đồng thời,
phản ánh mỗi tương quan trong xã hội, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng từng giới và
phản ánh điều đó vào xây dựng pháp luật, chính sách và quyết định vấn đề quan
trọng đất nước. Thực hiện quyền bình đẳng giới trong hoạt động quản lý nhà nước
cũng chính là thể hiện sự cam kết của Chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu bình
đẳng giới và sự tiến bộ phụ nữ được quy định trong các văn kiện quốc tế.
Trong giai đoạn hiện nay, xã hội ngày một phát triển hơn thì quyền bình đẳng
giới là một trong những tiêu chí để đánh giá sự phát triển của một quốc gia và là
một trong những mục tiêu phát triển thiên nhiên kỉ - MDGs (Millennium
Development Goals) được 189 quốc gia thành viên của Liên hợp quốc thơng qua
nhất trí phấn đấu đạt được đến năm 2015, trong đó có Mục tiêu số 3 nhấn mạnh việc
“Tăng cường bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế của phụ nữ”. Có thể nói đây đã

2

 


Khóa luận tốt nghiệp
trở thành vấn đề tồn cầu khơng chỉ riêng của một quốc gia hay dân tộc nào. Quán
triệt điều đó, Đảng và Nhà nước ta xác định: “Trong suốt q trình cách mạng, Đảng
ta ln quan tâm lãnh đạo công tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới”
tuy nhiên “Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý có tỉ lệ thấp, chưa tương xứng với
năng lực và sự phát triển của lực lượng lao động nữ, nguồn cán bộ nữ hẫng hụt, ở
một số lĩnh vực, tỷ lệ cán bộ nữ sụt giảm” [24].
Xuất phát từ những cơ sở quan trọng đó, mỗi chúng ta thấy được sự cần thiết

phải có những quy định về quyền bình đẳng giới trong hoạt động quản lý nhà nước
và cần có những cơ chế, bước đi phù hợp, đúng đắn để quyền này thật sự có sức
sống trên thực tế.
1.1.2. Quyền bình đẳng giới trong hoạt động quản lý nhà nước là một nội dung
của quyền con người
Quyền con người (Human rights) là một vấn đề phát sinh từ khá sớm trong
lịch sử loài người – là kết tinh của văn minh nhân loại. Lý thuyết về quyền con
người phát triển mạnh mẽ vào thời kì tư sản với sự ra đời của những học thuyết dân
chủ tư sản tiến bộ như các cơng trình nghiên cứu của Loke, Kant, Hobbes,
Montesquieu… từ đó hình thành nên các học thuyết về quyền con người. Cơ bản,
quyền con người được hiểu là: “Human rights are universal gurantees protecting
individuals and group against actions and omissions that interfere with fundamental
freedoms, entitlements and human dignity” [79-tr.8], tạm dịch là: “Quyền con người
là những bảo đảm pháp lý tồn cầu có tác dụng bảo vệ cá nhân và các nhóm người
chống lại những hành động và sự bỏ mặc mà những điều này có thể làm tổn hại đến
nhân phẩm, sự được phép hoặc tự do cơ bản”. Đó là khái niệm quyền con người
theo Văn phòng cao uỷ Liên hợp quốc đưa ra và thường được trích dẫn bởi các nhà
nghiên cứu. Như vậy có thể hiểu quyền con người là những quyền cơ bản nhất mà
mỗi cá nhân có và cần được ghi nhận bởi pháp luật nhằm bảo đảm thực hiện trên
thực tế.

3

 


Khóa luận tốt nghiệp
Ở Việt Nam, quan điểm về quyền con người dựa trên nền tảng tư tưởng của
chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Kế thừa và phát huy giá trị đó,
Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định quyền con người vừa là mục tiêu, vừa là động

lực của cách mạng Việt Nam: “Quyền con người vừa là thành quả đấu tranh lâu dài
qua các thời kì của nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới và
cũng là cuộc đấu tranh của loài người làm chủ thiên nhiên, qua đó quyền con người
trở thành giá trị chung của nhân loại” [7]. Bảo đảm quyền con người gắn liền với
bản chất của Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Qua đó, đảm bảo
quyền bình đẳng giới trong hoạt động quản lý nhà nước là một nội dung trọng tâm
mà nhà nước hướng tới.
Quyền con người có những đặc trưng sau:
+ Tính phổ biến: Nhân quyền là bẩm sinh, vốn có và mọi thành viên trong
nhân loại đều là chủ thể của nhân quyền. Tức là cả nam giới và nữ giới đều là chủ
thể của nhân quyền.
+ Tính khơng thể phân chia: Mọi con người đều có giá trị như nhau và đều
phải được tôn trọng, bảo đảm thực hiện. Việc tước bỏ hay hạn chế bất cứ quyền nào
đều tác động tiêu cực đến nhân phẩm, giá trị và sự phát triển của con người.
+ Tính khơng thể chuyển nhượng: Nhân quyền không thể bị tước bỏ hay hạn
chế một cách tuỳ tiện bởi bất kể một chủ thể nào.
+ Tính liên hệ, phụ thuộc lẫn nhau: Việc bảo đảm quyền con người, một phần
hay toàn bộ nằm trong mỗi liên hệ, phụ thuộc và tác động lẫn nhau. Sự vi phạm một
quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo đảm các
quyền khác và ngược lại.
Xem xét đặc trưng ấy, quyền bình đẳng giới mà cụ thể là quyền bình đẳng
giới trong hoạt động quản lý nhà nước với tư cách là một quyền cơ bản của con

4

 


Khóa luận tốt nghiệp
người có tác động qua lại, biện chứng với quyền con người. Mỗi con người là một

thực thể sống trong xã hội được đảm bảo thực hiện quyền của mình thì đó sẽ là động
lực tiến tới sự phát triển của toàn xã hội. Thực hiện tốt quyền con người sẽ thực hiện
tốt quyền bình đẳng giới và ngược lại. Đó cũng chính là mục tiêu cao cả mà cả nhân
loại hướng tới trong cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng giới nói riêng và quyền con
người nói chung.
1.1.3. Khái niệm quyền bình đẳng giới trong hoạt động quản lý nhà nước
Để đưa ra khái niệm quyền bình đẳng giới trong hoạt động quản lý nhà nước
trước tiên phải đi vào làm rõ từng khía cạnh trong khái niệm này.
Thứ nhất: Khái niệm quyền bình đẳng giới
Nhằm đạt mục đích hiểu đúng đắn về khái niệm quyền bình đẳng giới, chúng
ta cần có cái nhìn tổng thể từ khái niệm “quyền bình đẳng” và khái niệm “giới”
cũng như những cách tiếp cận, nhìn nhận hai khái niệm này.
Một là, khái niệm “quyền bình đẳng”
Từ rất sớm trong lịch sử phát triển, con người đã ý thức được vai trị của
quyền bình đẳng. Nó lần lượt được ghi nhận trong các văn kiện quan trọng: Tuyên
ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776: “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình
đẳng. Tạo hố cho họ những quyền khơng ai có thể xâm phạm được…”. Tiếp đến là
bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791: “Người
ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình
đẳng về quyền lợi”. Tư tưởng của những quốc gia phát triển nhất đã đưa ra những
khẳng định, tun bố cơng nhận quyền bình đẳng khơng phân biệt là phụ nữ hay
nam giới của mỗi cá nhân tồn tại trên trái đất này vô cũng tiến bộ và mang tính nhân
văn sâu sắc.
Ở Việt Nam, theo từ điển bách khoa giải thích: “Quyền bình đẳng là quyền
như nhau, ngang nhau giữa các chủ thể của pháp luật (kể cả pháp luật quốc gia và
pháp luật quốc tế). Theo quy định của pháp luật Việt Nam, mọi công dân đều bình

5

 



Khóa luận tốt nghiệp
đẳng trước pháp luật, phụ nữ bình đẳng với nam giới về mọi phương diện, các dân
tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều bình đẳng với nhau, bình đẳng giữa các
thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường, vv. Trong pháp luật quốc tế, nguyên
tắc các quốc gia bình đẳng về chủ quyền đã trở thành một trong những nguyên tắc
cơ bản” [39-tr.634]. Như vậy, quyền bình đẳng là quyền con người, là sự ngang
hàng nhau về cơ hội, lợi ích đối với các cá nhân khác nhau trong xã hội. Tuy nhiên,
hiện nay khi đề cập đến quyền bình đẳng cịn tồn tại những quan điểm khác nhau
sau:
+ Quan điểm bình đẳng khi chưa có nhận thức giới: Bình đẳng giới là sự đối
xử như nhau giữa nam và nữ trên mọi phương diện, khơng có sự phân biệt, hạn chế,
loại trừ bất kì quyền của giới nam hay giới nữ. Đây là một sự bình đẳng mà “khơng
tơn trọng sự khác biệt về giới tính”. Nam và nữ có những đặc tính sinh học và đặc
trưng khác nhau và nếu khơng chú ý đến cái riêng trong cái chung thì sẽ khơng có
bình đẳng thực sự [44-tr.49].
+ Quan điểm bình đẳng với nhận thức giới: Khi đã thừa nhận phụ nữ có
những điểm khác biệt so với nam giới thì đối xử như nhau sẽ khơng đạt được bình
đẳng. Cho nên khơng thể nhìn nhận theo phương châm phụ nữ có thể làm tất cả
những gì nam giới có thể làm mà là “khắc phục tình trạng giữa hai giới nhưng
khơng triệt tiêu những khác biệt tự nhiên”. Quá trình tiến tới bình đẳng giới cịn chú
ý đến sự khác biệt ngay trong nữ giới, thể hiện qua các nhóm phụ nữ khác nhau,
giữa nông thôn và thành thị, giữa giàu và nghèo... Vì việc đối xử như nhau giữa các
bộ phận xã hội không giống nhau sẽ không thể đạt được tới sự bình đẳng thực sự
[44-tr.49].
Trong xu hướng hiện nay, để phù hợp với thời đại và quan điểm tiến bộ thì
chúng ta đang tiến tới quan điểm bình đẳng với nhận thức giới. Đó là quan điểm
đảm bảo mọi cá nhân đều được tôn trọng như nhau, họ không bị hạn chế, phân biệt


6

 


Khóa luận tốt nghiệp
đối xử bởi bất kì chính sách, quan niệm nào thì mới thực sự có cơ hội thực hiện
quyền của mình tốt nhất.
Hai là, khái niệm “giới”
Thuật ngữ “giới” theo tiếng Anh là “gender” bắt đầu sử dụng trong các tài
liệu khoa học xã hội của một số nước công nghiệp tiên tiến cách đây chưa đầy 30
năm. Thuật ngữ này bắt đầu du nhập vào Việt Nam khoảng 20 năm trở lại đây. Khái
niệm giới bắt đầu xuất phát từ khái niệm “phụ nữ trong phát triển” (women in
development-WID).
Theo quan điểm xã hội học, giới dùng để chỉ các đặc điểm, vị trí, vai trị và
mỗi quan hệ giữa nam và nữ trong quan hệ xã hội. Nói đến mỗi quan hệ giới là nói
đến cách thức phân định xã hội giữa nam và nữ, liên quan hàng loạt vấn đề thuộc
thể chế và xã hội chứ không phải là mỗi quan hệ cá biệt giữa một người nam và một
người nữ.
Theo từ điển Tiếng Việt, giới được hiểu là: Lớp người trong xã hội phân theo
một đặc điểm rất chung nào đó, về nghề nghiệp, địa vị xã hội [43-tr.405].
Các nhà lập pháp Việt Nam cũng có cái nhìn riêng và đưa ra khái niệm giới
như sau: Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trị của nam và nữ trong tất cả các mỗi quan
hệ xã hội [14].
Cùng với các quan điểm tiếp cận về bình đẳng, hiện nay có những cách tiếp
cận về giới như sau:
+ Cách 1: Tiếp cận trung tính về giới dựa trên quan điểm cơ bản là nam nữ
giống nhau về mọi mặt nhân sinh nên có những quyền giống nhau, ngang nhau. Từ
đó dẫn đến việc làm luật và áp dụng luật như nhau với cả hai giới.


7

 


Khóa luận tốt nghiệp
+ Cách 2: Tiếp cận dựa trên căn bản sự thừa nhận sự khác biệt về giới nam
và nữ cả về mặt sinh học và xã hội do đó có những quyền và nghĩa vụ khác nhau,
nên hoạt động lập pháp xây dựng theo hướng có những điều khoản riêng phù hợp
từng giới.
+ Cách 3: cách tiếp cận dựa trên ngun tắc bình đẳng nam nữ có tính đến sự
khác biệt về giới. Địi hỏi nhà lập pháp khi làm luật phải trả lời và tìm phương án tốt
nhất để trả lời câu hỏi như: Lĩnh vực hay quan hệ xã hội nào liên quan đến sự phát
triển bình đẳng của các giới cịn thiếu sự điều chỉnh của pháp luật, những quy định
hiện hành liên quan đến cả hai giới, liên quan đến một giới để tạo ra sự bình đẳng
thực chất.
 Từ những phân tích trên, chúng ta có thể đưa ra khái niệm quyền bình đẳng

giới như sau:
Quyền bình đẳng giới theo quan điểm xã hội học là sự đối xử ngang quyền
giữa hai giới nam và nữ cũng như giữa các tầng lớp phụ nữ trong xã hội, có xét đến
đặc điểm riêng của phụ nữ một cách hợp lý. Hay nói cách khác, quyền bình đẳng
giới là sự thừa nhận, coi trọng ngang nhau đối với các đặc điểm giới tính và sự thiết
lập các cơ hội ngang nhau đối với nam và nữ trong xã hội.
Bên cạnh đó, các nhà lập pháp cũng đưa ra khái niệm bình đẳng giới: “Bình
đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trị ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội
phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ
hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó” [14].
Tuy nhiên, cũng cần phân biệt hai khái niệm “quyền bình đẳng giới” và
“quyền bình đẳng nam nữ”. Hiện nay, ở Việt Nam tồn tại hai quan điểm:

+ Quan điểm 1: Cho rằng khái niệm bình đẳng giới có nội dung rộng hơn
khái niệm bình đẳng nam nữ, “trong đó bình đẳng nam nữ là nội dung cơ bản, cốt

8

 


Khóa luận tốt nghiệp
lõi của khái niệm bình đẳng giới” [49-tr.84]. Ở đây được hiểu bình đẳng giới khơng
chỉ là bình đẳng giữa giới nam và nữ mà nó cịn bao hàm nội dung của sự bình đẳng
trong cùng một giới với nhau xét về mặt không gian, thời gian, điều kiện, hồn cảnh
như bình đẳng giữa phụ nữ ở vùng dân cư khác nhau, trong khoảng thời gian khác
nhau. Cách tiếp cận này dựa trên quan điểm “giới và sự phát triển”.
+ Quan điểm 2: Cho rằng bình đẳng giới “chỉ là cách nói theo ngơn ngữ của
thời hiện đại, nó thực chất chỉ là bình đẳng giữa nam và nữ” [43-tr.7]. Đó chỉ là
cách gọi tên có sự thay đổi theo thời gian, như trước đây là “đàn bà ngang quyền với
đàn ơng” [8], tiếp đến là bình đẳng nam nữ và bây giờ là bình đẳng giới. Theo quan
điểm này mục tiêu thực hiện quyền bình đẳng giới là tiến đến bình đẳng giữa nam
và nữ trong các mặt xã hội, trong đó có hoạt động quản lý nhà nước.
Thứ hai: Khái niệm quản lý nhà nước
Theo từ điển tiếng việt, quản lý nhà nước là “tổ chức, điều hành các hoạt
động kinh tế - xã hội theo pháp luật” [43-tr.801].
Theo Giáo trình luật Luật Hành chính Việt Nam [50-tr.27], khái niệm quản lý
nhà nước được hiểu theo hai phạm vi:
+ Nghĩa rộng: Quản lý nhà nước là tồn bộ mọi hoạt động của nhà nước nói
chung, mọi hoạt động mang tính chất nhà nước, nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức
năng của nhà nước. Chủ thể của quản lý nhà nước theo nghĩa rộng là tất cả cơ quan
của bộ máy nhà nước, tức là cả ba hệ thống cơ quan Lập pháp, Hành pháp và Tư
pháp (cơ quan Tư pháp ở nước ta được hiểu gồm hai hệ thống cơ quan là: Toà án

nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân).
+ Nghĩa hẹp: Quản lý nhà nước là hoạt động quản lý do một loại cơ quan đặc
biệt thực hiện mà Hiến pháp và pháp luật nước ta gọi là các cơ quan hành chính nhà
nước. Chủ thể quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp chủ yếu là toàn bộ hệ thống cơ quan

9

 


Khóa luận tốt nghiệp
hành chính nhà nước đứng đầu là Chính phủ và các cơ quan phái sinh từ chúng, các
cơ quan, đơn vị, tổ chức và các cán bộ, cơng chức trực thuộc.
 Như vậy, từ việc phân tích khái niệm quyền bình đẳng giới và khái niệm
quản lý nhà nước, chúng ta có thể đưa ra khái niệm quyền bình đẳng giới trong
hoạt động quản lý nhà nước như sau: Quyền bình đẳng giới trong hoạt động quản
lý nhà nước là quyền của cả nam giới và nữ giới có vị trí, vai trị ngang nhau trong
hoạt động tổ chức, điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội theo pháp luật. Nam và
nữ đều có quyền giữ các cương vị lãnh đạo, quản lý trong bộ máy nhà nước trên các
lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp. Với cương vị ấy cả nam và nữ có quyền
ngang nhau tham gia vào q trình ra quyết định, hoạch định chính sách, định
hướng phát triển cho cả nước hay một địa phương, một ngành. Nam giới và nữ giới
đều được tạo điều kiện, cơ hội phát huy năng lực của mình đóng góp cho q trình
phát triển của đất nước, hưởng thụ như nhau thành quả của sự phát triển. Đây là sự
thể hiện cụ thể của quyền bình đẳng giới trong đời sống chính trị và ở mức độ cao
nhất, đầy đủ nhất.
1.2.

Quyền bình đẳng giới trong hoạt động quản lý nhà nước theo quy định
của pháp luật


1.2.1. Quyền bình đẳng giới trong hoạt động quản lý nhà nước theo quy định
của pháp luật quốc tế
Bình đẳng khơng chỉ được coi là hịn đá tảng của hồ bình, ổn định, dân chủ,
tiến bộ mà cịn là yếu tố cơ sở của quyền con người. Từ xa xưa đến nay trong xã hội
loài người tồn tại ba hình thức bình đẳng chủ yếu mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng
xác định: “Bình đẳng về chủng tộc, giai cấp và giới” [41-tr.57]. Xét riêng về quyền
bình đẳng giới, cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc B.Gali đã từng nhận định: Phụ nữ
chiếm hơn một nửa nhân loại nhưng chưa có quốc gia nào trên thế giới đối xử một
cách xứng đáng. Chính vì vậy, vấn đề cốt lõi trong việc bảo đảm các quyền con
người cho phụ nữ chính là bảo đảm các quyền bình đẳng giữa nam và nữ.

10

 


Khóa luận tốt nghiệp
Quyền bình đẳng giới trong hoạt động quản lý nhà nước có một lịch sử đấu
tranh lâu dài nhưng mãi đến khi có sự ra đời của Liên hợp quốc đã đánh dấu ấn quan
trọng trong lịch sử phát triển của nhân loại. Với sự ra đời của tổ chức này hàng loạt
các quy định về quyền bình đẳng giới trong hoạt động quản lý nhà nước được hình
thành và gắn liền với sự phát triển của quốc gia và các dân tộc trên thế giới.
Thứ nhất: Hiến chương Liên hợp quốc
Tuy Hiến chương khơng có điều khoản cụ thể nào quy định về quyền bình
đẳng giới trong hoạt động quản lý nhà nước nhưng tại lời nói đầu Hiến chương
khẳng định: “Tuyên bố một lần nữa lòng tin tưởng ở những quyền cơ bản của con
người, ở phẩm giá và giá trị của con người, ở quyền bình đẳng giữa nam, nữ và ở
quyền bình đẳng giữa các nước lớn nhỏ”. Có thể nói đây là lần đầu tiên quyền bình
đẳng giới cũng như quyền bình đẳng giới trong hoạt động quản lý nhà nước được

thừa nhận và được tôn trọng bởi một văn bản pháp lý quốc tế có giá trị.
Khơng những thế, “Hiến chương cũng cố gắng biến tất cả những quy định
này thành hành động thực tế thông qua việc ghi nhận về việc thành lập các cơ quan
trực thuộc nhằm thúc đẩy quyền bình đẳng giới” [51-tr.27]. Đồng thời, trong khn
khổ hoạt động của mình Liên hợp quốc cũng tổ chức các hội nghị quốc tế liên quan
như tại Têhêran – Iran năm 1968 hay Viên năm 1993 liên quan đến vấn đề bình
quyền giữa phụ nữ và nam giới. Đó được xem như là những chất xúc tác cho việc
thực hiện quyền bình đẳng giới trong hoạt động quản lý nhà nước. Thông qua quy
định của Hiến chương cũng như hành động thực tiễn trong thời gian qua có thể
khẳng định Liên hợp quốc luôn coi trọng, thúc đẩy và bảo vệ quyền bình đẳng giới .
Thứ hai: Bộ luật quốc tế về quyền con người
Có thể nói Bộ luật quốc tế về quyền con người bao gồm: Tun ngơn tồn
thế giới về nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948; Cơng ước quốc tế về các
quyền dân sự, chính trị năm 1966; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và

11

 


Khóa luận tốt nghiệp
văn hóa năm 1966. Thời kì đầu, có nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc của Bộ
luật quyền con người, nhưng sau nhiều lần thảo luận Ủy ban quyền con người đã
quy định sử dụng thuật ngữ “Bộ luật quốc tế về quyền con người”. Lần đầu tiên
trong lịch sử cộng đồng thế giới đã cùng thống nhất về một văn kiện được xem là
“Thước đo chung cho tất cả các dân tộc, tất cả các quốc gia”.
Một là, Tun ngơn tồn thế giới về nhân quyền của Liên hợp quốc năm
1948
Tuyên ngôn được thông qua và tuyên bố theo Nghị quyết số 217A (III) ngày
10/12/1948 của đại hội đồng Liên hợp quốc. Hai điều đầu tiên của Tun ngơn

mang tính cơ sở cho quyền bình đẳng giới trong hoạt động quản lý nhà nước, đây là
những quyền vốn có giành cho tất cả mọi người, khơng phân biệt bất kì giới tính
nào: Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền (Điều 1)
và tại Điều 2 quy định: Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền và tự do
nêu trong bản Tuyên ngôn này, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào như về
chủng tộc, màu da, giới tính.
Đặc biệt, quyền bình đẳng giới trong hoạt động quản lý nhà nước được quy
định trong điều khoản cụ thể của Tuyên ngôn: “Mọi người đều có quyền tham gia
vào việc quản lý đất nước mình, trực tiếp hoặc thơng qua các đại diện được tự do
lựa chọn” (Điều 21). Đây là quy định rất tiến bộ, là cơ sở pháp lý vững chắc để tất
cả quốc gia thành viên thực hiện quyền này trên thực tế, thủ tiêu tình trạng phân biệt
đối xử về giới. Đồng thời với việc ban hành Tun ngơn tồn thế giới về nhân
quyền của Liên hợp quốc, năm 1946, Ủy ban địa vị phụ nữ của Liên hợp quốc đã
được thành lập để bảo đảm quyền bình đẳng phụ nữ so với nam giới trên tất cả các
mặt của đời sống bao gồm cả hoạt động quản lý nhà nước.
Hai là, Cơng ước quốc tế về các quyền chính trị, dân sự năm 1966

12

 


Khóa luận tốt nghiệp
Việt Nam gia nhập Cơng ước quốc tế về các quyền chính trị, dân sự năm
1966 vào ngày 24/9/1982. Công ước yêu cầu mỗi quốc gia thành viên tham gia cần
cụ thể hoá những quy định và hoạt động nhằm đảm bảo thực hiện quyền bình đẳng
giới trong hoạt động quản lý nhà nước: “Mỗi quốc gia thành viên của Công ước này
cam kết tôn trọng và bảo đảm cho mọi người trong phạm vi lãnh thổ và thẩm quyền
pháp lý của mình các quyền đã được công nhận trong Công ước này, không phân
biệt chủng tộc, màu da, giới tính” (Điều 2) và các quốc gia thành viên của Công ước

này cam kết đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong việc thực hiện tất cả
các quyền dân sự và chính trị mà Cơng ước đã đề ra ( Điều 3).
Nhận thức được vai trị quan trọng của quyền bình đẳng giới trong hoạt động
quản lý nhà nước, Công ước quốc tế về các quyền chính trị, dân sự đưa ra quy định
biểu hiện của quyền này tại Điều 25: “Mọi công dân không phân biệt giới tính đều
được tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, được ứng cử, bầu cử, tham gia vào
cơ quan cơng quyền”. Nó khẳng định nền tảng của việc quản lý nhà nước là phải
trên cơ sở đồng thuận của nhân dân. Cho dù theo thể chế chính trị nào thì các quốc
gia thành viên cũng phải thông qua biện pháp pháp lý và biện pháp khác để mọi
người được hưởng quyền này” [40-tr.243].
Ba là, Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá năm 1966
Việt Nam gia nhập Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá năm
1966 vào ngày 24/9/1982. Tuy Cơng ước khơng có điều khoản trực tiếp nhưng
thơng qua đó cũng có quy định gián tiếp nhằm bảo đảm quyền bình đẳng giới trong
hoạt động quản lý nhà nước. Như quy định tại Điều 2: “...khơng có bất kì sự phân
biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính…”, hay quy định tại Điều 3 Cơng
ước: “...cam kết bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam và nữ …”.
Trải qua rất nhiều thăng trầm của lịch sử cho đến nay “Bộ luật quốc tế về
quyền con người” vẫn luôn được coi là “Hiến pháp của cộng đồng quốc tế trong
lĩnh vực nhân quyền” [51-tr.40]. Nguyên tắc quyền bình đẳng giới trong hoạt động

13

 


Khóa luận tốt nghiệp
quản lý nhà nước đã được thể hiện tại Hiến chương Liên hợp quốc và Bộ luật quốc
tế về quyền con người cũng như trong một số tun bố khác. Tuy nhiên, đó khơng
phải là văn kiện ràng buộc về nghĩa vụ pháp lý đối với các quốc gia thành viên. Vì

vậy nó khơng có hiệu lực ngăn ngừa tình trạng bất bình đẳng của phụ nữ so với nam
giới diễn ra rộng khắp và trầm trọng trên toàn thế giới. Yêu cầu cần phải được cụ
thể hoá trong một văn bản chuyên biệt – Liên hợp quốc xây dựng Cơng ước
CEDAW nhằm xố bỏ tình trạng phân biệt, tạo điều kiện thuận lợi phụ nữ tham gia
vào quá trình phát triển và hưởng thụ các quyền bình đẳng trong hoạt động quản lý
nhà nước ngang bằng như nam giới.
Thứ ba: Cơng ước quốc tế về xố bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối
xử với phụ nữ năm 1979
Công ước được Đại hội đồng Liên hợp quốc thơng qua ngày 18/12/1979, có
hiệu lực ngày 03/9/1981. Việt Nam tham gia, kí kết Cơng ước vào ngày 29/7/1980
và phê chuẩn ngày 19/3/1982. Đây là Công ước đứng thứ hai trong số 25 Cơng ước
về nhân quyền có số lượng thành viên tham gia và phê chuẩn nhiều nhất. Có thể
khẳng định Cơng ước CEDAW là đỉnh cao của cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng
giới, vì sự tiến bộ của nhân loại xét trên bình diện pháp lý, là văn bản pháp luật quốc
tế tiến bộ nhất trong các văn bản pháp lý quốc tế về phụ nữ hiện hành. Ngay trong
lời nói đầu Cơng ước khẳng định: “…niềm tin vào các quyền cơ bản của con người,
nhân phẩm và giá trị của mỗi con người và các quyền bình đẳng giữa nam và nữ” và
“…mọi người đều được hưởng mọi quyền và tự do ghi nhận trong Tun ngơn mà
khơng có bất kỳ sự phân biệt nào, kể cả sự phân biệt về giới tính”, Cơng ước này
còn khẳng định thêm : “…đòi hỏi sự tham gia tối đa của phụ nữ trong mọi lĩnh vực
một cách bình đẳng với nam giới”.
So với những văn kiện quốc tế trước đó về quyền bình đẳng giới, Cơng ước
CEDAW có những điểm mới thể hiện ở cách tiếp cận vấn đề [41-tr.64]. Nếu như
các văn kiện trước chỉ đề cập đến sự bất bình đẳng nam nữ một cách chung chung

14

 



Khóa luận tốt nghiệp
thì Cơng ước đã chỉ rõ các lĩnh vực có sự phân biệt đối xử nặng nề với phụ nữ, trong
đó có bất bình đẳng trong hoạt động quản lý nhà nước. Đồng thời “Công ước không
chỉ dừng lại ở việc chỉ ra những bất bình đẳng mà còn xác định những mục tiêu,
cách thức, biện pháp đặc thù để áp dụng những nguyên tắc của quyền con người
trong đảm bảo bình đẳng giới” [41-tr.65], như yêu cầu các quốc gia thành viên phải
tiến hành các biện pháp thích hợp nhằm xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ bằng
cách: Thể hiện nguyên tắc bình đẳng nam nữ vào Hiến pháp hoặc vào các văn bản
thích hợp, thiết lập và bảo vệ về mặt luật pháp các quyền của phụ nữ trên cơ sở bình
đẳng với nam giới, không tiến hành hoặc tham gia bất kỳ hành động hoặc hoạt động
nào có tính chất phân biệt đối xử với phụ nữ,... Xét về phương diện tiếp cận, rõ ràng
Công ước CEDAW đã tiếp cận cách thức giải quyết vấn đề phân biệt đối xử với phụ
nữ theo mơ hình bình đẳng thực chất. Đây là mơ hình được thừa nhận là tiến bộ nhất
và bình đẳng nhất trong việc bảo đảm quyền bình đẳng giới trên thế giới.
Quyền bình đẳng giới trong hoạt động quản lý nhà nước được quy định cụ
thể tại Điều 7 Công ước CEDAW, được mở rộng hơn từ Điều 25 của Cơng ước
quốc tế về các quyền chính trị, dân sự năm 1966: “…phải đảm bảo các quyền cho
phụ nữ, trên cơ sở bình đẳng với nam giới, được:
a) Bỏ phiếu trong tất cả các cuộc bầu cử, trưng cầu ý dân và được quyền ứng cử
vào tất cả các cơ quan dân cử;
b) Tham gia vào việc xây dựng và thực hiện các chính sách của Chính phủ,
tham gia các chức vụ nhà nước và thực hiện tất cả chức năng cơng cộng ở tất
cả các cấp của Chính phủ;
c) Tham gia các tổ chức và hiệp hội phi Chính phủ liên quan đến đời sống cơng
cộng và Chính phủ của đất nước”.
Từ quy định trên, Công ước CEDAW yêu cầu các quốc gia thành viên tiến
hành các biện pháp thích hợp xố bỏ tình trạng phân biệt đối xử chống lại phụ nữ
tham gia hoạt động quản lý nhà nước, theo đó quốc gia thành viên phải đảm bảo phụ

15


 


Khóa luận tốt nghiệp
nữ các quyền được bầu cử, ứng cử vào các cơ quan dân cử và giữ chức vụ ở các cơ
quan công quyền, tham gia xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật và giữ chức vụ
trong cơ quan nhà nước ở các cấp. Song để có thể thực hiện biện pháp ấy trên thực
tế, theo khuyến nghị chung số 23 được Ủy ban về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt
đối xử với phụ nữ của Liên hợp quốc (Ủy ban CEDAW) thông qua tại phiên họp lần
thứ 16 năm 1997 đưa ra những bảo đảm: “Đảm bảo tỷ lệ cân bằng giữ phụ nữ và
nam giới trong việc nắm giữ các vị trí bầu cử được công khai; giúp phụ nữ hiểu tầm
quan trọng và cách thức thực hiện quyền bỏ phiếu của họ; khắc phục rào cản như
thất học, nghèo nàn; bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong q trình xây
dựng chính sách của Chính phủ; bình đẳng trên thực tế trong việc nắm giữ chức
vụ,việc tuyển dụng phải công khai; khuyến khích phụ nữ đại diện và tham gia vào
cơng việc của họ” [37-tr59].
Bước sang thiên nhiên kỉ mới, Liên hợp quốc tiếp tục khẳng định sự cần thiết
có chính sách bảo đảm cơ hội bình đẳng cho cả nam và nữ, rút ngắn khoảng cách về
giới giữa các khu vực và các quốc gia. Liên hợp quốc đưa ra chương trình hành
động nhằm khuyến khích quyền bình đẳng giới vào tháng 9 năm 2000, Việt Nam và
189 vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc
đã kí cam kết thực hiện tuyên bố thiên nhiên kỷ, gồm 8 mục tiêu trong đó có “Tăng
cường bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ”.
Vấn đề quyền bình đẳng giới trong hoạt động quản lý nhà nước trong tiến
trình lịch sử của nhân loại là cuộc đấu tranh lâu dài cả về phương diện lý luận và
thực tiễn, không chỉ diễn ra ở phạm vi quốc gia mà còn diễn ra trên phạm vi tồn
cầu. Thơng qua thắng lợi của cuộc đấu tranh địi quyền bình đẳng, phụ nữ đã đạt
được các cơ sở pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền và lợi ích cơ bản so với nam
giới. Qua đó các quốc gia, các dân tộc trên thế giới tiếp tục thực hiện mục tiêu bình

đẳng giới trong tất cả các mỗi quan hệ thơng qua việc chuyển hố quy định pháp
luật quốc tế vào pháp luật quốc gia. Đặc biệt là quyền bình đẳng giới trong đời sống
chính trị, mà biểu hiện rõ nét nhất là trong hoạt động quản lý nhà nước.

16

 


Khóa luận tốt nghiệp
1.2.2. Quyền bình đẳng giới trong hoạt động quản lý nhà nước theo quy định
của pháp luật Việt Nam
Để tiếp cận các quan điểm về quyền bình đẳng giới trong hoạt động quản lý
nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam, cần hiểu rằng: “Không phải các
quyền tự do cơ bản của con người trong pháp luật Việt Nam chỉ ra đời khi Việt Nam
gia nhập Công ước nhân quyền quốc tế…” [51-tr.288]. Việt Nam khẳng định sự tơn
trọng và bảo vệ quyền bình đẳng giới trong hoạt động quản lý nhà nước từ những
văn kiện lập hiến đầu tiên thông qua việc ghi nhận và bảo vệ quyền bình đẳng giới
trong đời sống chính trị mà chiếm vị trí trung tâm, trước hết là việc tham gia hoạt
động quản lý nhà nước [46-tr.290] và trong nhiều văn bản pháp luật khác.
Thứ nhất: Theo quy định của Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ
 Theo quy định của Hiến pháp 1946
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra
đời, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh: “Thực hiện quyền bình đẳng cho phụ nữ là
một cuộc cách mạng to và khó, địi hỏi phải có một q trình lâu dài. Nhiều người
lầm tưởng, đó là một việc dễ, chỉ hôm nay anh nấu cơm, rửa bát, quét nhà, bữa sau
em quét nhà, nấu cơm, rửa bát, thế là bình đẳng, bình quyền, lầm to!” [42-tr.433].
Ngày 01/6/1946 lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, phụ nữ được cầm lá phiếu trực
tiếp bầu cử những người có đức, có tài đại diện cho mình trong chính quyền cách
mạng. Đây cũng là lần đầu tiên phụ nữ được thực hiện quyền cơng dân của mình

như nam giới. Sau khi tổng tuyển cử thắng lợi, nhận thức được tầm quan trọng của
quyền bình đẳng giới đối với sự phát triển của đất nước thì Đảng và Nhà nước đưa
vấn đề bình đẳng giới trong đó có quyền bình đẳng giới trong hoạt động quản lý nhà
nước vào quy định Hiến pháp.
Điều 6, Hiến pháp 1946 ghi nhận: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang
quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá”, Hiến pháp 1946 khẳng định

17

 


Khóa luận tốt nghiệp
quyền bình đẳng giới trong hoạt động quản lý nhà nước: “Tất cả công dân Việt Nam
đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến
quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh của mình” (Điều 7), đồng thời nhấn mạnh một
lần nữa: “Đàn bà ngang quyền với đàn ông trên mọi phương diện” (Điều 9).
Phát biểu tại phiên họp bế mạc kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá I, Chủ tịch Hồ
Chí Minh nói: “Hiến pháp đó tun bố với thế giới: Phụ nữ Việt Nam được đứng
ngang hàng với đàn ông để được hưởng chung mọi quyền tự do của công dân. Lần
đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, quyền bình đẳng giới được pháp luật nhà nước
cơng nhận người phụ nữ có cơ sở pháp lý để đảm bảo quyền tự do trong cuộc sống
của mình”. Đó sẽ là tiền đề cho phụ nữ khẳng định vị thế của mình trong gia đình,
ngồi xã hội và nhất là trong hoạt động quản lý nhà nước.
 Theo quy định của Hiến pháp 1959
Do đang trong thời kỳ kháng chiến nên quy định của Hiến pháp chủ yếu tập
trung củng cố chính quyền phục vụ chiến tranh. Các quy định về quyền bình đẳng
giới chủ yếu được quy định lồng ghép vào các quy định chung. Tuy nhiên, vừa kế
thừa, vừa phát triển quy định của Hiến pháp 1946 về quyền công dân và những đảm
bảo của nhà nước cho các quyền ấy, Hiến pháp 1959 tiếp tục khẳng định sự bình

quyền của cơng dân nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống trong đó có quyền
bình đẳng giới trong hoạt động quản lý nhà nước.
Tại Điều 22, Hiến pháp 1959 khẳng định: “Công dân nước Việt Nam dân chủ
cộng hồ đều bình đẳng trước pháp luật”. Hiến pháp cịn quy định rất rõ quyền bình
đẳng giới trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội tại Điều 24: “Phụ nữ
nước Việt Nam dân chủ cộng hồ có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh
hoạt chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội và gia đình”. Đặc biệt, quyền bình đẳng giới
trong hoạt động quản lý nhà nước quy định tại Điều 23: “…Khơng phân biệt dân
tộc, nịi giống, nam nữ … đều có quyền ứng cử…”. Điều 23 Hiến pháp 1959 với
những bổ sung quan trọng và cần thiết so với Hiến pháp 1946 nhằm nhấn mạnh tính

18

 


×