Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nhập khẩu song song theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (994.04 KB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------0o0----------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT:

“NHẬP KHẨU SONG SONG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP

LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM”
Chuyên ngành: Luật Dân sự

Sinh viên thực hiện: Trần Thái Nguyên
Mã số sinh viên: 1253801010230
Niên khóa: 2012-2016 (Lớp 29DS37)
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Hồng
Phượng

TP. Hồ Chí Minh, năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn của giảng viên Nguyễn Ngọc Hồng Phượng. Mọi số liệu, các thông tin được sử
dụng trong bài viết này đều được trích dẫn một cách đầy đủ và chính xác theo quy định. Nếu
phát hiện có bất cứ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn
của mình.


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ nhà


trường, gia đình và bạn bè. Chính vì thế:
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến với quý thầy cô giáo trường Đại
học Luật TP. Hồ Chí Minh, đã cùng đồng hành cùng với em trong suốt bốn năm học, cung
cấp những kiến thức, kỹ năng nền tảng giúp chúng em có thể vững bước trên con đường phía
trước.
Đặc biệt, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Ngọc Hồng Phượng,
giảng viên Khoa Luật Dân sự, người đã giành nhiều thời gian, công sức hỗ trợ em trong suốt
thời gian thực hiện khóa luận này. Mặc dù thời gian làm việc với cô không nhiều, nhưng
những điều truyền dạy từ cô thật sự có giá trị, đó là điều mà bản thân em không bao giờ quên.
Và cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến với cha mẹ, những người
tuyệt vời nhất giành trọn những điều tốt đẹp nhất cho con của mình. Và không thể thiếu đối
với đời sinh viên đó chính là những người bạn, xin cảm ơn các bạn đã giúp đỡ mình trong quá
trình học tập và rèn luyện dưới mái trường này.
Xin chân thành cảm ơn tất cả!.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ NHẬP KHẨU SONG SONG.................................................................................................... 6
1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhập khẩu song song.......................................................... 6
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của nhập khẩu song song........................................................... 6
1.1.2 Học thuyết hết quyền – Cơ sở lý luận cho nhập khẩu song song.................................. 14
1.1.3 Mối quan hệ giữa nhập khẩu song song và quyền sở hữu trí tuệ, vai trò của nhập
khẩu song song ....................................................................................................................... 17
1.2 Quy định của pháp luật về nhập khẩu song song ................................................................. 20
1.2.1 Pháp luật nước ngoài về nhập khẩu song song ............................................................. 20
1.2.2 Pháp luật Việt Nam về nhập khẩu song song ................................................................ 37
Kết luận chương 1 ......................................................................................................................... 44

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU SONG SONG VÀ MỘT SỚ KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN............................................................................................................................... 45
2.1 Nhập khẩu song song đới với quyền sở hữu công nghiệp ................................................... 45
2.1.1 Bất cập trong quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng .......................................... 45
2.1.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật ..................................................................................... 47
2.2 Nhập khẩu song song đối với quyền tác giả, quyền liên quan ............................................. 50
2.2.1 Bất cập trong quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng .......................................... 50
2.2.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật .......................................................................... 54
2.3 Hàng hóa nhập khẩu song song được tân trang ................................................................... 59
2.3.1 Bất cập trong quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng .......................................... 59
2.3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật ..................................................................................... 62
Kết luận chương 2 ......................................................................................................................... 68
KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bộ luật dân sự năm 1995
Bộ luật dân sự năm 2005
Cộng đồng kinh tế Châu Âu
Công ước quốc tế về bảo vệ giống cây trồng mới
Hiệp ước WIPO về quyền tác giả
Hiệp ước WIPO về bản ghi âm và biểu diễn
Hiệp định các khía cạnh liên quan đến thương mại của
quyền sở hữu trí tuệ
8. Hiệp định chung về thương mại và thuế quan
9. Hiệp định thương mại và dịch vụ
10. Hiệp định khu vực kinh tế Châu Âu

BLDS 1995

BLDS 2005
EEC
UPOV
WCT
WPPT
Hiệp định TRIPs

11. Hội đồng Châu Âu

EC

12. Liên minh Châu Âu

EU

13. Nhãn hiệu hàng hóa

NHHH

14. Nhập khẩu song song
15. Sở hữu trí tuệ
16. Sở hữu công nghiệp

NKSS
SHTT
SHCN

1.
2.
3.

4.
5.
6.
7.

GATT
GATS
EEA

17. Tuyên bố Doha về Hiệp định TRIPs và vấn đề sức khỏe Tuyên bố Doha
cộng đồng
18. Tổ chức Y tế thế giới
WHO
19.
20.
21.
22.

Tổ chức thương mại thế giới
Tổ chức sở hữu trí tuệ quốc tế
Tòa án tư pháp Châu Âu
Tòa án khu vực tự do thương mại Châu Âu

WTO
WIPO
ECJ
EFTA


LỜI NÓI ĐẦU

1.

Lý do chọn đề tài

Từ khi xã hội loài người xuất hiện đến nay, những thành quả sáng tạo của con người
đã đóng góp vai trò to lớn cho sự phát triển khoa học, công nghệ của mỗi cộng đồng dân cư.
Các nhà kinh tế học cổ điển và hiện đại đều thừa nhận rằng, sự phát triển kinh tế được thúc
đẩy bởi hai nguồn chính là nguồn lao động và công nghệ. Nếu như trước đây người ta thường
đánh giá sự giàu có của quốc gia dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhưng quan điểm đó
hiện nay đã có sự thay đổi mạnh mẽ “Tài sản hữu hình như đất đai, lao động và tiền vốn đã
từng là tiêu chuẩn so sánh tình trạng kinh tế, điều đó nay không còn đúng nữa. Động lực mới
tạo ra sự thịnh vượng trong xã hội đương thời là tài sản dựa trên tài sản trí thức”1. Trước
tình hình đó, việc thừa nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là yêu cầu bức thiết mà các quốc
gia phải thực hiện nhằm bảo vệ tài sản của quốc gia họ. Tuy nhiên, khi các tiêu chuẩn bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ ngày càng gia tăng sự độc quyền cho các chủ sở hữu. Điều này một mặt
lại gây ra những tác động xấu đối với xã hội. Sự độc quyền của chủ sở hữu ngày càng cao thì
khả năng chi phối thị trường ngày càng lớn, ngăn cản quyền tiếp cận các sản phẩm chứa đựng
quyền sở hữu trí tuệ của người dân.
Do đó, để khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực xuất phát từ hoạt động bảo hộ quyền
sở hữu trí tuệ, có nhiều giải pháp được đề. Trong số đó, nhập khẩu song song được đánh giá là
giải pháp hiệu quả nhất mà tác động của nó đến nền kinnh tế là thấp nhất so với biện pháp bắt
buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế. Thứ nhất, nếu như áp dụng biện pháp bắt
buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế thì chỉ có một đối tượng của quyền sở hữu
công nghiệp là sáng chế mới áp dụng biện pháp này trong những trường hợp hiếm hoi như vì
mục tiêu quốc phòng, an ninh, sức khỏe cộng đồng. Trong khi đó, đối tượng có thể được áp
dụng nhập khẩu song song đa dạng hơn, ít nhất là tất cả các đối tượng của quyền sở hữu công
nghiệp và có thể nhiều hơn, bao gồm cả sản phẩm được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên
quan. Thứ hai, vì quyết định bắt buộc chuyển giao là quyết định hành chính từ các cơ quan
nhà nước nên khi ra quyết định áp dụng, các cơ quan có liên quan phải chứng minh việc ra
quyết định đó là nhằm mục đích công cộng theo quy định của pháp luật chứ không xuất phát

từ tính tùy tiện của cơ quan nhà nước. Còn nhập khẩu song song không phải xuất phát từ
quyết định hành chính của các cơ quan nhà nước, nếu pháp luật thừa nhận nhập khẩu song
song thì khi một chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đưa hàng hóa ra thị trường bởi chính họ hoặc
chủ thể khác được họ đồng ý thì thương nhân nhập khẩu song song có thể tiến hành nhập
khẩu hàng hóa đó mà không gặp cản trở nào từ phía cơ quan nhà nước. Thứ ba, trong những
trường hợp khẩn cấp như các đại dịch, nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng các cơ quan nhà
nước phải tìm kiếm nguồn dược phẩm khổng lồ, nếu như áp dụng bắt buộc chuyển giao thì
thời gian sản xuất sẽ lâu hơn so với việc nhập khẩu loại dược phẩm đó từ nước ngoài, giúp
giải quyết tình trạng khẩn cấp nhanh chóng hơn. Thứ tư, nếu các cơ quan nhà nước lạm dụng
Kamil Idris (2005), Sở hữu trí tuệ - Một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế, Tổ chức Sở hữu trí tuệ quốc tế
(WIPO), bản Tiếng Việt, tr. 54.
1

1


quy định về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế thì nguy cơ các nhà đầu tư
nước ngoài sẽ rút khỏi thị trường nội địa sớm là rất nhanh chóng vì họ sẽ không cảm thấy an
toàn khi sáng chế của họ có thể bị cơ quan nhà nước áp dụng quyết định bắt buộc chuyển giao
bất cứ lúc nào. Trong khi đó, nhập khẩu song song chỉ góp phần làm giá các hàng hóa trên thị
trường trong nước, không tước đi các quyền lợi tài chính của các chủ thể sáng tạo. Tuy nhiên,
nếu như bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế được thừa nhận một cách rộng
rãi tại nhiều quốc gia thì vấn đề thừa nhận và mức độ thừa nhận của nhập khẩu song song hiện
nay vẫn còn chưa ngã ngủ bởi các nhà khoa học cũng như các quốc gia trên thế giới, mỗi bên
lại có những ý kiến khác nhau, đặc biệt vấn đề này tại Việt Nam còn chưa rõ ràng, pháp luật
sở hữu trí tuệ quy định còn mập mờ hoặc có quy định nhưng còn có sự chồng chéo, không
thống nhất giữa các quy định nên việc tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề này sẽ mang lại cái nhìn
tổng quát nhất về nhập khẩu song song và học thuyết hết quyền – nguyên tắc xương sống của
nhập khẩu song song, quan điểm của các quốc gia trên thế giới về vấn đề này, từ đó có những
đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, đó là lý do tác giả chọn

đề tài “Nhập khẩu song song theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam” để làm
khóa luận tốt nghiệp.
2.

Tình hình nghiên cứu

Liên quan đến đề tài nhập khẩu song song, có nhiều tác phẩm được công bố và đóng
góp phần nào cho sự phong phú của vấn đề cũng như thể hiện sự quan tâm của các nhà nghiên
cứu về chủ đề này.
Thứ nhất, mặc dù hai giáo trình Luật sở hữu trí tuệ do Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
và Đại học Luật Hà Nội biên soạn không đề cập trực tiếp đến các quy định có liên quan đến
nhập khẩu song song, nhưng hai cuốn sách này là nền tảng lý luận cơ sở cho việc nghiên cứu
vấn đề này như các khái niệm về quyền tác giả, quyền liên quan, các đối tượng của quyền sở
hữu công nghiệp. Những kiến thức nền tảng đó là cơ sở cho sự phát triển về mặt lý luận của
nhập khẩu song song khi tiến hành phân tích các quyền độc quyền của chủ sở hữu quyền sở
hữu trí tuệ, các ngoại lệ của độc quyền.
Thứ hai, liên quan đến sách chuyên khảo thì cuốn sách Nhập khẩu song song dưới
góc độ pháp luật sở hữu trí tuệ, hợp đồng và cạnh tranh của hai tác giả Nguyễn Thanh Tú và
Lê Thị Thu Hiền cùng với cuốn sách Quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại
của tác giả Nguyễn Thanh Tâm được đánh giá là có chiều sâu trong nghiên cứu. Nếu như tác
phẩm đầu tiên, nhập khẩu song song được mổ xẻ ở nhiều góc độ khác nhau, vừa dưới lăng
kính của pháp luật sở hữu trí tuệ, vừa là pháp luật hợp đồng và cạnh tranh. Tác giả giới thiệu
rất kỹ về nguồn gốc của học thuyết hết quyền, nhập khẩu song song cũng như phân tích pháp
luật, các án lệ từ nhiều quốc gia khác nhau làm phong phú, sinh động cho nội dung của sách.
Còn sách của tác giả thứ hai, nhập khẩu song song chỉ là một nội dung nghiên cứu của tác
phẩm nên không cho ta cái nhìn toàn diện như tác phẩm đầu tiên, ngoài ra, tác giả cũng chỉ
tập trung nghiên cứu vấn đề nhập khẩu song song đối với quyền sở hữu công nghiệp mà
2



không nghiên cứu các quy định của các nước hay quan điểm của các học giả về quyền nhập
khẩu song song đối với sản phẩm mang quyền tác giả, quyền liên quan.
Thứ ba, tác giả xin đề cập đến hai khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật với đề tài nghiên
cứu liên quan đến nhập khẩu song song. Đó là khóa luận Nhập khẩu song song và sử dụng
hạn chế nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp của tác giả Ngô Phương Trà và khóa
luận của Đoàn Thị Mỹ Tiên với đề tài Nhập khẩu song song dược phẩm và quyền sở hữu trí
tuệ. Đối với khóa luận đầu tiên, vì tác phẩm này được viết trước năm 2005 (Luật sở hữu trí
tuệ đầu tiên được ban hành) nên những tư duy về nhập khẩu song song đã có những khác biệt
đáng kể như Luật được áp dụng đó là Bộ luật dân sự năm 1995 cùng các văn bản hướng dẫn,
trong tác phẩm này tác giả xem nhập khẩu song song là một trong những trường hợp sử dụng
hạn chế, và chỉ là sử dụng hạn chế đối với nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp.
Ngoài ra, tác giả cũng chỉ nêu lên những quy định của pháp luật về vấn đề này mà không thể
hiện thái độ ủng hộ hay phản đối nhập khẩu song song. Còn khóa luận của tác giả Đoàn Thị
Mỹ Tiên lại thiên về nghiên cứu một loại hàng hóa đặc biệt trong nhập khẩu song song là
dược phẩm. Không những thế, tác giả còn phân tích kỹ về hoạt động li-xăng bắt buộc và xem
đó là cơ sở lý luận của nhập khẩu song song dược phẩm tại Việt Nam. Theo tác giả, quan
điểm trên là không phù hợp vì đối tượng, mục đích của hai hoạt động này là trái ngược nhau
và thường hoạt động li-xăng bắt buộc là một đề tài khó, phức tạp và được nghiên cứu thành
một chủ đề độc lập chứ không gộp chúng để nghiên cứu như tác giả trên.
Thứ tư, có rất nhiều bài viết khoa học liên quan đến học thuyết hết quyền và nhập
khẩu song song. Tác giả xin chia làm hai nhóm sau:
Nhóm 1: các bài viết như Lí thuyết hết quyền sở hữu trí tuệ và vấn đề nhập khẩu song
song và Pháp luật về hết quyền sở hữu trí tuệ và nhập khẩu song song ở một số nước thuộc
hiệp hội các nước Đông Nam Á của tác giả Nguyễn Như Quỳnh; Một số vấn đề về nhập khẩu
song song” của tác giả Nguyễn Thanh Tâm. Nhóm các bài viết này chủ yếu giới thiệu cho
người đọc các nội dung cơ bản về thuyết hết quyền và khái niệm nhập khẩu song song. Ngoài
ra, các tác giả còn giới thiệu các trường hợp hết quyền sở hữu trí tuệ cũng như khái quát về
pháp luật nhập khẩu song song của một số quốc gia trong khu vực.
Nhóm 2: các bài viết như Quy định về chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng đối với
sáng chế và nhập khẩu song song dược phẩm theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ” của tác

giả Nguyễn Hồ Bích Hằng; Nhập khẩu song song dược phẩm: Một số vấn đề pháp lý” của hai
tác giả Lê Thị Bích Thọ và Nguyễn Thanh Tú; Kinh nghiệm của Hoa Kỳ trong xử lý vụ việc
sửa chữa hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ, Thực hiện cam kết của Việt Nam trong
WTO đối với nhập khẩu song song dược phẩm của tác giả Hồ Thúy Ngọc. Các bài viết này
nghiên cứu chuyên sâu về một khía cạnh của nhập khẩu song song như lĩnh vực dược phẩm
hay vấn đề hàng hóa mang nhãn hiệu được sửa chữa. Từ việc phân tích pháp luật của các quốc
gia trên thế giới, giới thiệu những án lệ có liên quan đến các vấn đề phát sinh trong nhập khẩu
song song giúp người đọc có thêm những hiểu biết về cách giải quyết của các quốc gia trên
thế giới, làm kinh nghiệm cho Việt Nam trong các quy định về nhập khẩu song song.
3


Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đã phần nào mang đến cái nhìn khái quát
chung về học thuyết hết quyền và nhập khẩu song song. Tuy nhiên, các tác phẩm trên lại chưa
đưa ra những giải pháp cụ thể và toàn diện đối với vấn đề này hoặc đưa ra những giải pháp
mang tính chất chung chung và định hướng, chưa đưa ra đề xuất rõ ràng cho từng vấn đề.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận này đó là: nghiên cứu nhập khẩu song song dưới
góc độ của pháp luật sở hữu trí tuệ chứ không nghiên cứu dưới góc độ hợp đồng hay cạnh
tranh như các tác giả đã nghiên cứu trước đó. Do đó, các văn bản được sử dụng trong khóa
luận này tập trung chủ yếu là Luật sở hữu trí tuệ hiện hành và các văn bản hướng dẫn có liên
quan đến nhập khẩu song song. Ngoài ra, mặc dù khóa luận nghiên cứu tập trung về pháp luật
sở hữu trí tuệ Việt Nam, nhưng để có cơ sở so sánh, hoàn thiện hệ thống pháp luật sở hữu trí
tuệ Việt Nam về nhập khẩu song song thì khóa luận còn nghiên cứu quy định của pháp luật
nước ngoài (Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Singapore,…) có liên quan đến hoạt động nhập
khẩu song song.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Khóa luận này được thực hiện nhằm hai mục tiêu:
Thứ nhất, cung cấp cho người đọc những vấn đề lý luận chung nhất về nhập khẩu
song song và học thuyết hết quyền – nền tảng lý luận của nhập khẩu song song. Ngoài ra,

trong phần lý luận chung, tác giả cũng mang đến quy định của pháp luật một số quốc gia trên
thế giới cũng như của Việt Nam về nhập khẩu song song.
Thứ hai, thông qua việc phân tích các quy định của pháp luật hiện hành, tác giả đưa ra
những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng. Từ đó tác
giả đưa ra các đề xuất nhằm sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt
Nam liên quan đến nhập khẩu song song.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khóa luận này, tác giả đã vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên
cứu khác nhau tùy thuộc vào nội dung nghiên cứu của từng chương.
Trong chương 1, tác giả sử dụng phương pháp so sánh và đánh giá các quan điểm của
các học giả về khái niệm nhập khẩu song song để tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa các
khái niệm đó cũng như so sánh quy định của pháp luật Việt Nam so với pháp luật một số quốc
gia trên thế giới về vấn đề này. Phương pháp tiếp theo được sự dụng đó là phương pháp phân
tích. Vì học thuyết hết quyền ở từng quốc gia và khu vực khác nhau được sử dụng những
thuật ngữ khác nhau với nguồn gốc hình thành khác nhau nên chúng có một phần khác biệt
với nhau. Việc phân tích này giúp người đọc có thể phân biệt được học thuyết hết quyền ở
Hoa Kỳ và trong khu vực Liên minh Châu Âu được sử dụng như thế nào. Phương pháp này
cũng được sử dụng thường xuyên khi phân tích pháp luật các quốc gia trên thế giới. Đối với
pháp luật Việt Nam, tác giả dùng phương pháp nghiên cứu lịch sử và phân tích để thấy được
4


quá trình phát triển của pháp luật liên quan đến nhập khẩu song song. Ngoài những phương
pháp trên thì phương pháp thống kê cũng được sử dụng trong luận văn như thống kê giá thuốc
nhập khẩu song song và giá thuốc tại thị trường nội địa để thấy được vai trò của nhập khẩu
song song trong việc làm giảm giá thuốc.
Trong chương 2, phương pháp chủ đạo được sử dụng chính là phương pháp phân tích
và tổng hợp các quy định của pháp luật để thấy được những bất cập trong các quy định hiện
nay. Phân tích và tổng kết kinh nghiệm pháp luật các nước trên thế giới như Hoa Kỳ,
Singapore và một số quốc gia khác để giúp hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam ngày

càng hoàn thiện hơn đặc biệt là liên quan đến vấn đề thừa nhận nhập khẩu song song đối với
quyền tác giả, quyền liên quan và vấn đề tân trang hàng hóa được nhập khẩu. Phương pháp
phân loại cũng được sử dụng khi đưa ra những kiến nghị đối với từng loại đối tượng sở hữu trí
tuệ.
6. Bố cục đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nhập khẩu song song, bố cục chính
của khóa luận gồm hai chương.
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản và quy định của pháp luật về nhập khẩu song
song
Chương 2: Thực trạng nhập khẩu song song và một số kiến nghị hoàn thiện

5


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT VỀ NHẬP KHẨU SONG SONG
1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về nhập khẩu song song
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của nhập khẩu song song
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay thì các quốc
gia trên thế giới đều cố gắng tìm ra tiếng nói chung trong vấn đề tự do hóa thương mại, tự do
cạnh tranh giúp cho hàng hóa được tự do lưu thông trên thế giới mà không gặp bất cứ một rào
cản nào từ chính sách thương mại của các quốc gia. Trong số những hàng hóa được lưu thông
trên thị trường thì những sản phẩm, hàng hóa được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) chiếm
một tỷ trọng khổng lồ. Để các tài sản trí tuệ của công dân, pháp nhân của quốc gia mình được
bảo vệ một cách trọn vẹn thì các nước cùng nhau xây dựng những chuẩn mực chung nhằm
khuyến khích hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) đồng thời làm động lực thúc đẩy
kinh tế ngày càng phát triển bền vững hơn nữa.
Tuy nhiên, do tính chất đối lập giữa tự do hóa thương mại và bảo hộ quyền SHTT đã
làm xuất hiện một vấn đề được gọi là “Nhập khẩu song song” (NKSS). Hoạt động NKSS phát
sinh, tồn tại tất yếu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế2, và “NKSS còn là một trong

những hiện tượng kì bí và huyền ảo nhất trong thương mại quốc tế”3, vậy NKSS là gì, đặc
điểm cũng như vai trò của nó trong hoạt động thương mại giữa các quốc gia như thế nào mà
khiến nó trở thành mối quan tâm vô cùng lớn đối với các quốc gia trên thế giới.
1.1.1.1 Khái niệm nhập khẩu song song
Để nắm bắt được nội dung cốt lõi của NKSS thì việc tìm hiểu thuật ngữ “Nhập khẩu
song song” là điều cần thiết. Liên quan đến thuật ngữ “Nhập khẩu song song”, trong tiếng
Anh thuật ngữ này được gọi là “Parallel Import”. Theo định nghĩa thì Parallel Import là “Các
hàng hóa, sản phẩm được mua ở một quốc gia và được nhập khẩu vào trong quốc gia khác
bởi người mua, thường là dựa vào sự khác nhau về giá giữa các quốc gia đó; các hàng hóa
đó còn có tên gọi khác là hàng hóa “thị trường xám” - Grey market. Parallel Import thường
diễn ra ngoài hệ thống phân phối chính thức được sự cho phép của chủ SHTT”4.
Ngoài ra, để diễn tả hành vi “Nhập khẩu song song - Parallel Import” thì một số quốc
gia lại sử dụng thuật ngữ “thị trường xám - Grey market”5. Đây là thuật ngữ được sử dụng
phổ biến tại Hoa Kỳ, hàng hóa ở thị trường xám được gắn nhãn hiệu hàng hóa (NHHH) chính
hãng mà người nhập khẩu đã mua hàng hóa đó trên một thị trường hợp pháp ở nước ngoài và
Nguyễn Như Quỳnh (2006), “Lý thuyết hết quyền sở hữu trí tuệ và vấn đề nhập khẩu song song”, Tạp chí Luật
học số 01, tr. 47-53.
3
Christopher Heath, “Copyright and Competition Law”, Max Planck Institute for Foreign and International
Patent, Munich, German, nguồn [ />(truy cập ngày 18/5/2016).
4
Elizabeth A.Martin (2002), A Dictionary of Law, Fifth Edition, Oxford University Press, page 202.
5
Ngoài ra, có một số thuật ngữ khác cũng được sử dụng để ám chỉ hành vi NKSS nhưng không được sử dụng
phổ biến so với Parallel Import và Grey Market như “Direct import” và “Imported”, nguồn
[ (truy cập ngày 18/5/2016).
2

6



bán cho người tiêu dùng Hoa Kỳ. Hàng hóa đó thực ra là các sản phẩm được sản xuất trong
cùng một hệ thống các nhà máy, cùng nguồn nguyên liệu, chi tiết, kết cấu, dung sai,… nên dù
ở thị trường xám hay được phân phối qua kênh chính thống thì đều như nhau về chất lượng.
Chỉ khác nhau về giá, tùy từng thị trường tiêu thụ mà người nắm quyền SHTT đưa ra các mức
giá khác nhau. Vì thế thông qua thị trường xám mà người tiêu dùng tại Hoa Kỳ có thể tiếp cận
được hàng hóa cùng chất lượng với giá cả rẻ hơn, có khi sự chênh lệch này lên đến 40%6 .
a.
Một số quan điểm về khái niệm nhập khẩu song song (dựa trên góc độ nghiên
cứu, học thuật)
Liên quan đến khái niệm NKSS thì có rất nhiều quan điểm khác nhau. Sau đây là một
số quan điểm khác nhau về khái niệm này.
Quan điểm của tác giả về khái niệm của NKSS chủ yếu xoay quanh đối tượng được
phép NKSS. Cụ thể, theo Nguyễn Thanh Tâm, NKSS là “việc nhập khẩu sản phẩm chứa
đựng đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ, được tiến hành bởi một nhà kinh doanh
không hề có mối quan hệ nào với chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp”7. Theo tác giả
này thì hoạt động NKSS chỉ áp dụng cho các đối tượng là quyền sở hữu công nghiệp (SHCN)
bao gồm nhãn hiệu, sáng chế, thiết kế bố trí và kiểu dáng công nghiệp. Còn các đối tượng
quyền SHTT khác như quyền tác giả, quyền liên quan không phải là đối tượng của hoạt động
NKSS.
Có quan điểm khác với tác giả trên, theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO),
NKSS là “việc một nhà sản xuất sở hữu một sản phẩm ở một vài nước, vì một lý do nào đó, họ
có thể quyết định bán sản phẩm đó với mức giá khác nhau ở mỗi nước. Nếu mức giá nước A
thấp hơn ở nước B đáng kể thì các nhà nhập khẩu ở nước B có thể mua sản phẩm ở mức giá
rẻ hơn từ nước A và bán ở nước B với mức giá thấp hơn mức giá do nhà sản xuất quy định tại
nước B”8. Tác giả Hồ Thúy Ngọc trong bài viết có liên quan đến hoạt động NKSS đã đồng ý
rằng hoạt động NKSS không chỉ giới hạn đối với các đối tượng SHCN mà nó bao gồm tất cả
các đối tượng của quyền SHTT9.
Ngoài ra, theo hai tác giả Mattias Gabslandt và Keith E. Maskus, NKSS là việc hàng
hóa được sản xuất hợp pháp ở nước ngoài được nhập khẩu một cách hợp pháp vào trong

nước nhưng không có sự cho phép của người nắm giữ quyền SHTT (chủ sở hữu sáng chế,
NHHH, tác giả, chủ sở hữu tác phẩm,…)10. Thêm vào đó, trong báo cáo của Tổ chức Sở hữu
trí tuệ thế giới (WIPO) vào tháng 4 năm 2001 đã phân tích rằng “NKSS, hay còn được gọi là
Nguyễn Thanh Tâm (2006), Quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr.
56.
7
Nguyễn Thanh Tâm (2004), “Một số vấn đề nhập khẩu song song”, Tạp chí Khoa học Pháp lý (05), tr. 26-32,
39.
8
World Health Organization (2006), “Investing in Health Research and Development: Report of the Ad-hoc
Committee on Health Research relating to future Invervention Options”, tr.3.
9
Hồ Thúy Ngọc (2013), “Thực hiện cam kết của Việt Nam trong WTO đối với nhập khẩu song song dược
phẩm”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 12 (261), tr. 29-34.
10
Mattias Gabslandt & Keith E. Maskus, “Parallel import and the pricing of Pharmaceutical products: Evidence
from the European Union”, page 1.
6

7


nhập khẩu thị trường xám, là việc hàng thật được sản xuất dưới sự bảo hộ các quyền SHTT về
tên thương mại, sáng chế hoặc quyền tác giả,… được đưa vào lưu thông trong thị trường,
nhưng sau đó nó được nhập khẩu vào thị trường thứ hai mà không được sự đồng ý của chủ sở
hữu quyền SHTT tại thị trường đó”11. Thông qua những khái niệm được đưa ra bởi các tác giả
trên thì nhận thấy rằng đối tượng của NKSS không chỉ dừng lại ở quyền SHCN mà còn mở
rộng ra các đối tượng khác của quyền SHTT như quyền tác giả, quyền liên quan.
Thông qua việc đưa ra hai nhóm tác giả với những quan điểm có liên quan đến khái
niệm NKSS, ta có thể rút ra được những điểm giống nhau và khác nhau giữa các quan điểm

đó.
Điểm giống nhau giữa các quan điểm
Thứ nhất, các tác giả khi đưa ra khái niệm về NKSS đều thống nhất rằng hoạt động
NKSS diễn ra với hai nhóm chủ thể đó là chủ thể có quyền và chủ thể không có quyền. Trong
đó, chủ thể có quyền là các chủ thể nắm giữ quyền SHTT đối với hàng hóa đó gồm chủ sở
hữu và bên được chuyển giao quyền sử dụng và chủ thể không có quyền là các thương nhân
không được chủ thể nắm quyền cho phép, nhưng tiến hành hành vi mua hàng hóa được bảo hộ
quyền SHTT của chủ thể có quyền từ quốc gia này vào thị trường nội địa của quốc gia khác
một cách hợp pháp để cạnh tranh với cùng loại hàng hóa do cùng một chủ thể sản xuất ra.
Thứ hai, một đặc điểm chung của NKSS mà các tác giả đều đồng ý đó chính là giữa
chủ sở hữu quyền SHTT và chủ thể tiến hành hoạt động NKSS không có mối liên hệ nào về
vấn đề phân phối hàng hóa. Bởi vì các thương nhân NKSS tiến hành mua hàng hóa và nhập
khẩu vào thị trường nội địa với tư cách là khách hàng của chủ thể có quyền chứ không phải
với tư cách là một thương nhân chịu trách nhiệm phân phối hàng hóa được bảo hộ. Khác với
chủ sở hữu và chủ thể được chủ sở hữu ủy quyền sử dụng quyền SHTT, thương nhân NKSS
và chủ sở hữu không ký kết bất kì một hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nào để cho phép
thương nhân đó được quyền phân phối hàng hóa trong thị trường quốc gia nhập khẩu.
Điểm khác nhau giữa các quan điểm
Một điểm khác biệt quan trọng nhất mà các tác giả đưa ra trong ý kiến của mình đó
chính là phạm vi của NKSS. Như đã phân tích ở trên thì một số tác giả ủng hộ quan điểm
NKSS chỉ được áp dụng đối với các hàng hóa SHCN, việc NKSS không áp dụng đối với các
quyền SHTT khác như quyền tác giả, quyền liên quan. Trong khi đó, một số khác lại cho rằng
việc NKSS có thể được áp dụng cho tất cả các đối tượng của quyền SHTT.
b.
Khái niệm nhập khẩu song song trong các văn bản pháp luật (dựa trên góc độ
pháp lý)

Keith E. Maskus, “Parallel imports in pharmaceuticals: Implications for competition and prices in developing
countries”, tr. 3.
11


8


Trong khoa học pháp lý, khái niệm NKSS thường được sử dụng một cách phổ biến
dùng để chỉ các loại hàng hóa bán ra thị trường ngoài hệ thống phân phối chính thức 12. Tuy
nhiên, trong các văn bản luật không chỉ của Việt Nam mà của nhiều nước khác trên thế giới
đều theo xu hướng không sử dụng thuật ngữ NKSS mà đưa ra các quy định trực tiếp, lý giải
nội dung NKSS. Chẳng hạn, trong Luật SHTT Việt Nam năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm
2009 (Luật SHTT) quy định rằng “Chủ sở hữu quyền SHCN không có quyền ngăn cấm người
khác nhập khẩu sản phẩm đã đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp
pháp, trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được phép của
chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài”13. Hoặc trong Luật Bản quyền năm 1994
của New Zealand (thay thế cho Luật Bản quyền năm 1962) đã xóa bỏ đi các quy định về việc
xem NKSS là hành vi vi phạm quyền SHTT. Cụ thể, điểm d khoản 1 Điều 9 quy định rõ
“Hành vi phân phối các bản sao được nhập khẩu hợp pháp của tác phẩm được bảo hộ trong
thị trường New Zealand không được xem đó là các hành vi được quy định tại Điều 12 của
Luật này”14 và Điều 12 chính là các trường hợp xâm phạm quyền tác giả. Theo như quy định
trên của Luật Bản quyền New Zealand, việc các thương nhân phân phối các bản sao được
nhập khẩu hợp pháp của các tác phẩm được bảo hộ trong thị trường New Zealand mà không
cần sự cho phép của chủ sở hữu thì không được xem là xâm phạm quyền phân phối tác phẩm
của chủ sở hữu quyền. Vậy, hành vi được nêu ra trong điều khoản này là hành vi mua hàng
hóa từ thị trường nước ngoài sau đó nhập khẩu hợp pháp vào thị trường nội địa, mặc dù không
được chủ sở hữu cho phép thì pháp luật vẫn cho phép và xem hành vi này là hợp pháp. Nội
dung của điều luật hoàn toàn phù hợp với những hiểu biết chung về hành vi NKSS dù không
đề cập trực tiếp thế nào là NKSS.
Tuy các văn bản luật như Luật SHTT Việt Nam hiện hành hay các quy định điều chỉnh
vấn đề SHTT trong Bộ luật dân sự năm 1995 (BLDS 1995), Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS
2005) không tồn tại cụm từ “nhập khẩu song song”. Nhưng trong một số văn bản dưới luật
như các văn bản hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ thì cụm từ “nhập khẩu song song” được

nêu ra và được diễn giải khá chi tiết. Cụm từ “nhập khẩu song song” lần đầu tiên được nhắc
đến trong hệ thống pháp luật Việt Nam trong một văn bản về SHCN, đó là Thông tư số
825/2000/TT-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ và môi trường ngày
03/5/2000 về hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 6/6/1999
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp (Thông tư 825/2000/TTBKHCNMT). Điểm d, Mục 8.1 Thông tư 825/2000/TT-BKHCNMT quy định rằng “Nhập
khẩu song song là việc nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm chứa yếu tố được bảo hộ SHCN từ
nguồn không phải do chính chủ sở hữu quyền SHCN cung cấp mà do người được cấp li-xăng,
người đã được phân phối hoặc hãng con, chi nhánh,… cung cấp”. Sau đó là một loạt các văn
bản hướng dẫn được ban hành có sử dụng thuật ngữ này một cách trực tiếp như tại Nghị định
Lê Thị Bích Thọ và Nguyễn Thanh Tú (2004), “Nhập khẩu song song dược phẩm: Một số vấn đề pháp lý”,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 5, tr. 47-55.
13
Điểm b Khoản 2 Điều 125, Luật SHTT.
14
The Copyright Act of New Zealand.
12

9


99/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/8/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp (Nghị định 99/2013/NĐ-CP) và văn bản hướng dẫn Nghị
định này là Thông tư 11/2015/TT-BKHCN của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ngày
26/6/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 99/2013/NĐCP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở
hữu công nghiệp (Thông tư 11/2015/TT-BKHCN).
Việc đưa ra các khái niệm NKSS dưới góc độ pháp lý cho thấy rằng giữa khái niệm
này với khái niệm dưới góc độ nghiên cứu học thuật có một số khác biệt.
Thứ nhất, NKSS dưới góc độ pháp lý thường không được các nhà làm luật quy định
minh thị trong các văn bản luật mà thông qua cách nêu vấn đề mới có thể nhận biết sự tồn tại
của NKSS hay không. Dù rằng, một phần nào đó khái niệm NKSS vẫn được nêu ra, tuy nhiên

thường là văn bản dưới luật. Trong khi đó, khái niệm NKSS lại được thể hiện rất chi tiết trong
quan điểm của các nhà nghiên cứu.
Thứ hai, NKSS dưới góc độ nghiên cứu cho ta thấy được quan điểm của tác giả về
vấn đề đối tượng nào của quyền SHTT được phép NKSS một cách rõ ràng, chẳng hạn như tác
giả cho rằng NKSS chỉ áp dụng cho các đối tượng SHCN, còn một số khác thì mở rộng cho
tất cả các đối tượng SHTT. Trong khi đó, vì không được quy định một cách minh thị trong
các văn bản luật nên để xem xét phạm vi của NKSS trong văn bản pháp lý là điều không dễ
dàng, buộc phải nghiên cứu nhiều văn bản khác nhau với những đới tượng được bảo hợ khác
nhau.
Tóm lại, thơng qua việc phân tích các khái niệm trên về NKSS, tác giả xin đưa ra khái
niệm về NKSS như sau: “NKSS là hành vi của một hoặc nhiều thương nhân mua hàng hóa
chứa đựng quyền SHTT được sản xuất và phân phối hợp pháp ở nước ngoài, sau đó nhập
khẩu hợp pháp vào thị trường trong nước mà không có sự cho phép chủ chủ thể quyền SHTT
tại quốc gia nhập khẩu”.
1.1.1.2 Đặc điểm của nhập khẩu song song
Giống như những hành vi pháp lý khác thì NKSS có những đặc điểm đặc trưng nhằm
nhận dạng một hành vi như thế nào là hành vi NKSS15.
Thứ nhất, hàng hóa trong NKSS được đưa ra thị trường bởi chính chủ sở hữu quyền
SHTT hoặc chủ thể khác được chủ sở hữu cho phép
Khác với hàng hóa giả mạo, việc nhập khẩu hàng hóa của các thương nhân là các hàng
hóa chính chủ sở hữu sản xuất và chính họ hoặc chủ thể khác được họ đồng ý đưa ra thị
trường. Thông thường, khi muốn đưa sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài, các chủ
thể quyền SHTT sẽ có hai cách:

Nguyễn Như Quỳnh (2009), “Pháp luật về hết quyền sở hữu trí tuệ và nhập khẩu song song ở một số nước
thuộc hiệp hợi các nước Đơng Nam Á”, Tạp chí ḷt học số 12, tr. 28-36.
15

10



(i)

Có thể thông qua chi nhánh của mình ở nước ngoài hoặc cấp li-xăng cho một chủ thể

(ii)

khác cho phép họ sản xuất hàng hóa gắn với nhãn hiệu của mình.
Cho phép một thương nhân trong thị trường nước ngoài được độc quyền nhập khẩu
sản phẩm được bảo hộ để bán ở thị trường nội địa đó.

Thứ hai, trong hoạt động NKSS có hai nhà kinh doanh, một nhà kinh doanh được ủy
quyền và nhà kinh doanh không được ủy quyền
Như đã được trình bày trên, thông thường các chủ sở hữu sẽ tìm kiếm thương nhân
trong nước phân phối độc quyền hàng hóa đó. Những thương nhân được chủ sở hữu cho phép
họ sản xuất hoặc nhập khẩu vào thị trường trong nước để kinh doanh này được coi là những
thương nhân được ủy quyền và nằm trong mạng lưới phân phối hàng hóa chính thức của chủ
sở hữu. Còn những thương nhân NKSS được gọi là nhà kinh doanh không ủy quyền vì việc
họ phân phối các hàng hóa đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu. Các thương nhân tiến
hành mua các hàng hóa chứa đựng quyền SHTT từ chính chủ sở hữu hoặc người được chủ sở
hữu đồng ý sau đó nhập khẩu vào thị trường trong nước để tiêu thụ, trong việc mua các hàng
hóa đó thì thương nhân NKSS với tư cách là một khách hàng thông thường chứ không phải là
thương nhân được cấp phép, nên việc họ phân phối lại hàng hóa đó không được sự cho phép
của chủ sở hữu.
Thứ ba, hoạt động NKSS xảy ra giữa hai quốc gia trở lên
Về cơ bản nếu xem đây là một hoạt động nhập khẩu thông thường thì hàng hóa phải di
chuyển từ quốc gia này sang quốc gia kia, như vậy NKSS cũng phải diễn ra giữa hai quốc gia
với nhau. Điều này dễ dàng nhận thấy khi nhà NKSS mua hàng hóa từ quốc gia này sau đó
nhập khẩu vào một quốc gia thứ hai, ở hai quốc gia hàng hóa được mua và được nhập khẩu
đều đang bảo hộ hàng hóa chứa đựng quyền SHTT đó. Chính vì thế các thương nhân NKSS

mới có thể cạnh tranh về giá với các nhà phân phối trong nước được sự cho phép của chủ sở
hữu quyền SHTT. Như thế, hoạt động NKSS phải diễn ra ít nhất ở hai quốc gia nơi đang bảo
hộ hàng hóa mang quyền SHTT được kinh doanh.
Thứ tư, Giá cả của hàng hóa được NKSS luôn thấp hơn giá cả cùng loại hàng hóa
trên thị trường nội địa
Theo tác giả, ngoài những đặc điểm được nêu và phân tích trên đây thì yếu tố giá cả
của hàng hóa trong NKSS cũng là một trong những đặc trưng trong hoạt động này. Bởi vì, khi
thương nhân tiến hành mua hàng hóa từ thị trường nước ngoài, họ có xu hướng lựa chọn
những thị trường mà giá cả của loại hàng hóa họ muốn nhập khẩu có giá thấp hơn so với loại
hàng hóa cùng loại tại quốc gia mà họ nhập khẩu. Chỉ khi đó các thương nhân NKSS mới có
thể tìm kiếm được lợi nhuận từ việc chênh lệch giá giữa giá tại thị trường họ mua hàng hóa và
giá cả họ bán cho khách hàng tại thị trường tiêu thụ. Từ đó thấy rằng các thương nhân NKSS
sẽ chọn các thị trường có giá cả thấp hơn so với thị trường nhập khẩu và bán với giá cao hơn
giá mua tại thị trường nước ngoài nhưng phải thấp hơn giá cả của sản phẩm cùng loại tại thị
trường nội địa. Bởi vì
11


(a) Nếu xảy ra NKSS thì không chỉ có một thương nhân NKSS mà có một nhóm
thương nhân chuyên tiến hành NKSS. Như vậy, cấu trúc cạnh tranh trên thị trường gồm có
nhà phân phối được ủy quyền từ chủ sở hữu và các thương nhân NKSS. Do sức ép cạnh tranh
giữa các thương nhân trên với nhau sẽ khiến cho giá cả giảm chứ không thể tăng16. Ví dụ, một
thương nhân NKSS trong nhóm thương nhân chuyên NKSS bán với giá cao hơn cả giá của
các thương nhân NKSS khác và cả của thương nhân được chủ sở hữu ủy quyền. Việc làm này
không thể mang lại nguồn lợi nào cả cho chính thương nhân đó, bởi vì anh ta tự tạo ra rào cản
đối với khách hàng khi đề nghị mức giá bán quá cao, trong khi đó những thương nhân còn lại
sẽ được khách hàng ưu tiên chọn lựa do đưa ra mức giá rẻ hơn và rõ ràng chất lượng của các
sản phẩm này là tương đương. Điều này đã được chứng minh ở nhiều quốc gia như Argentina,
Brazil, Chile, Ấn Độ, Italy, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Lebanon. Tại các quốc gia này khi xuất hiện
các hàng hóa cùng loại được NKSS thì với sức ép cạnh tranh trên thị trường, giá cả của các

loại hàng hóa đó sẽ có biên độ giảm rộng. Một nghiên cứu chỉ ra rằng giá cả của các loại
thuốc sẽ giảm một cách đáng kể khi có sự xuất hiện các dược phẩm cạnh tranh nhau. Giá
thuốc aerolin thực tế của Glaxo đã giảm 52% trong suốt giai đoạn từ 1983 – 1986 khi có hai
doanh nghiệp cùng buôn bán loại hàng hóa này trên thị trường, trong khi trước đó 5 năm do
một doanh nghiệp nắm độc quyền nên giá cả tăng 45%. Hơn nữa, năm 1986 hai nhà nghiên
cứu Schut và Van Bergeijk tiến hành khảo sát giá thuốc tại 32 quốc gia và vùng lãnh thổ, đã
đưa ra kết luận rằng “Bảng giá thuốc trung bình chuẩn tại các quốc gia thừa nhận NKSS thấp
hơn so với các quốc gia không thừa nhận”.
(b) Các tổ chức quốc tế và khu vực thường gắn NKSS với giá cả hàng hóa rẻ hơn so
với giá tại thị trường nội địa. Trong định nghĩa về NKSS của WHO thì NKSS là “việc một
nhà sản xuất sở hữu một sản phẩm ở một vài nước, vì một lý do nào đó, họ có thể quyết định
bán sản phẩm đó với mức giá khác nhau ở mỗi nước. Nếu mức giá nước A thấp hơn ở nước B
đáng kể thì các nhà nhập khẩu ở nước B có thể mua sản phẩm ở mức giá rẻ hơn từ nước A và
bán ở nước B với mức giá thấp hơn mức giá do nhà sản xuất quy định tại nước B”17. Theo
định nghĩa này thì yếu tố giá cả của hàng hóa được NKSS thấp hơn trong thị trường nội địa là
một đặc điểm không thể thiếu và là yếu tố mấu chốt để nhận dạng NKSS. Không những thế,
quan điểm của Liên minh Châu Âu (EU) khi định nghĩa về NKSS và khi nào NKSS xảy ra.
Theo đó, NKSS xảy ra khi có sự khác nhau về giá một cách đáng kể của cùng loại sản phẩm
giữa hai quốc gia thành viên, sự khác nhau về giá là kết quả của chính sách của nhà sản xuất
hoặc quy định của pháp luật quốc gia. Điều này tạo ra lợi nhuận cho các nhà nhập khẩu khi họ
nhập khẩu từ thị trường có giá cả thấp và bán tại thị trường có giá cả cao với giá đủ họ thu
được lợi ích18. Nghĩa là dù giá cao nhưng vẫn thấp hơn so với giá tại thị trường nội địa, khi đó
họ vừa đạt được lợi nhuận hợp lý vừa có lợi thế cạnh tranh về giá so với đối thủ.

Keith E. Maskus, tlđd (11), tr.3.
World Health Organization, tlđd (8), tr.3.
18
Commission Communication on parallel imports of proprietary medicinal products frequently asked question,
nguồn [ (truy cập ngày 15/7/2016).
16

17

12


Thứ năm, đối tượng của NKSS là các hàng hóa chứa đựng quyền SHTT được pháp
luật các quốc gia cho phép NKSS
NKSS là hành vi nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa cụ thể, vì vậy việc xác định những
loại hàng hóa nào được phép NKSS đóng vai trò rất quan trọng. Pháp luật SHTT của từng
quốc gia sẽ quy định những đối tượng nào sẽ được phép NKSS. Có những quốc gia chỉ quy
định việc NKSS đối với các đối tượng của quyền SHCN mà không thừa nhận NKSS đối với
những hàng hóa mang quyền tác giả. Chẳng hạn, như tại Việt Nam “Chủ sở hữu quyền SHCN
không có quyền ngăn cấm người khác nhập khẩu sản phẩm đã đưa ra thị trường, kể cả thị
trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở hữu nhãn
hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài”19. Ngoài
ra, theo quy định của Pháp lệnh Bản quyền Hồng Kông sửa đổi năm 2007, hành vi nhập khẩu
các bản sao quyền tác giả được làm hợp pháp ngoài lãnh thổ Hồng Kông nhưng được nhập
khẩu vào lãnh thổ này mà không được sự đồng ý của chủ thể có quyền bị xem là vi phạm
quyền SHTT20.
Trong khi đó các đối tượng khác của quyền sở hữu công nghiệp lại được phép tiến
hành NKSS tại Hồng Kông. Thông qua các quy định này, các quốc gia này muốn nhấn mạnh
việc NKSS chỉ được áp dụng đối với những sản phẩm chứa đựng quyền SHCN mà không
được phép NKSS đối với những sản phẩm chứa đựng các quyền SHTT khác như quyền tác
giả.
Tuy nhiên, nhiều quốc gia trên thế giới lại mở rộng đối tượng được phép NKSS như
Hoa Kỳ, Singapore, Australian, New Zealand,… Đối với các quốc gia này thì ngoài việc cho
phép NKSS đối với các hàng hóa mang quyền SHCN thì NKSS đối với các tác phẩm mang
quyền tác giả cũng được phép. Thông qua vụ án Kirtsaeng v. John Wiley & Sons, Inc năm
201321, Hoa Kỳ chính thức cho phép việc NKSS đối với sản phẩm chứa đựng quyền tác giả
đang được bảo hộ. Hoặc phán quyết của Tòa án quận phía nam New York năm 2013 giữa

Redigi Inc. v. Capitol Records, LLC liên quan đến quyền tác giả đối với bản ghi âm22. Ngoài
ra, trong các đối tượng của quyền tác giả thì một số quyền tác giả được phép NKSS, còn một
số khác thì không được, chẳng hạn theo pháp luật Australia đối với quyền tác giả thì được
phép nhập khẩu đối với bản ghi âm, tạp chí xuất bản định kì (periodical), tờ nhạc bướm (sheet
music) và các tác phẩm văn học dưới dạng điện tử, còn đối với sách và DVD chỉ được phép
nhập khẩu nhằm mục đích thương mại khi được sự cho phép của chủ thể nắm quyền SHTT23.

Điểm b khoản 2 Điều 152 Luật SHTT.
Section 35, Copyright Ordinance of Hong Kong.
21
Kirtsaeng
v.
John
Wiley
&
Sons,
Inc,
568
U.S.
(2013),
tham
khảo
tại
[ (truy cập ngày 18/5/2016).
22
Capitol
Records,
LLC.
v.
Redigi

Inc
12-c-v-00095-RJS
,
tham
khảo
tại
[ (truy cập
ngày 18/5/2016).
23
Arlen Duke (2014), “The empire will strike back: the overload dimension to the parallel import debate”,
Melbourne University Law Review, Volume 37, page 585.
19
20

13


Vì vậy, đối tượng của NKSS là tùy thuộc vào pháp luật của mỗi quốc gia, có những
quốc gia cho phép NKSS đối với tất cả các quyền SHTT, có những quốc gia chỉ cho phép
NKSS đối với sản phẩm mang quyền SHCN.
Tóm lại, thông qua các đặc điểm trên có thể nhận thấy NKSS là hoạt động mang tính
kinh tế rất cao vì có liên quan đến các hàng hóa được bảo hộ quyền SHTT. Trong giai đoạn
hiện nay, các tài sản trí tuệ này được coi trọng và đánh giá cao, được xem như động lực cho
sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Hoạt động NKSS là hành vi phân phối các hàng hóa được
bảo hộ mà không được sự cho phép của chủ thể nắm quyền, gây thiệt hại về mặt kinh tế rất
cao cho chủ sở hữu quyền, do đó tính chất kinh tế được thể hiện rõ trong hoạt động nhập khẩu
này.
1.1.2 Học thuyết hết quyền – Cơ sở lý luận cho nhập khẩu song song
1.1.2.1 Sơ lược lịch sử học thuyết hết quyền
Trong tiếng Anh, thuyết hết quyền là “the exhaustion doctrine” hay còn gọi cách khác

là “the first sale doctrine” - Học thuyết bán lần đầu. Trong hai thuật ngữ tiếng Anh đó thì,
“the first sale doctrine” - Học thuyết bán lần đầu tiên có nguồn gốc từ Hoa Kỳ. Thuyết hết
quyền được Toà án tối cao Hoa Kỳ xem xét lần đầu tiên trong vụ việc về sáng chế Adams v.
Burke,24 năm 1873. Năm 1863 Cơ quan đăng ký sáng chế của Hoa Kỳ cấp bằng sáng chế cho
các nhà sáng chế là Merrill and Horner với sáng chế “coffin lid” – Sáng chế nắp quan tài cho
phép mọi người có thể nhìn thấy bảng tên và các câu khắc trên cỗ quan tài mà không cần mở
ra. Năm 1865 hai nhà sáng chế này chuyển giao quyền SHTT cho Lockhart & Seelye ở
Cambridge, Massachusetts và phạm vi quyền SHTT được bảo hộ là khu vực Boston có bán
kính 10 dặm (1 dặm khoảng 1,6 km). Còn nguyên đơn trong vụ kiện này là Adam, người
được cấp sáng chế này có phạm vi bảo vệ quyền nằm ngoài khu vực trên và bao gồm cả thị
trấn Natick của bang Massachusett. Bị đơn tronng vụ kiện này là Burke, người tiến hành hoạt
động kinh doanh cách Boston 17 dặm và nằm trong khu vực thị trấn Natick. Burke đã mua
coffin lid từ nhà sản xuất Lockhart & Seelye và bán tại Natick. Cả Tòa sơ thẩm liên bang tại
Massachusett và Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đều thống nhất quan điểm rằng “khi hàng hóa chứa
đựng sáng chế được lưu thông một cách hợp pháp đến tay người mua thì sản phẩm đó hết sự
độc quyền phân phối và không còn nằm trong sự bảo vệ của luật sáng chế đối với quyền này.
Rõ ràng người mua các hàng hóa chứa đựng sáng chế có toàn quyền đối với sản phẩm đã
mua. Họ có quyền sử dụng, sửa chữa, cải tiến và bán lại hàng hóa đó”25. Theo ngôn ngữ của
Tòa án thì các sản phẩm đó khi được lưu thông thì không còn bị hạn chế bởi tính độc quyền.
Ở Châu Âu, thuyết hết quyền gắn liền với tên tuổi học giả Đức Joseph Kohler (18491911) vào ći thế kỷ 19. Ơng đã tạo ra được nguyên lý “Zasammenhang der
Benutzungsarten” - Sự liên hệ giữa các hành vi khác nhau trong khai thác quyền. Theo
24

Adams
v.
Burke,
84
U.S.
17
Wall.

453
453
[ (truy cập ngày 18/5/2016).
25
Adams
v.
Burke,
84
U.S.
17
Wall.
453
453
[ (truy cập ngày 18/5/2016).

14

(1873),

nguồn

(1873),

nguồn


nguyên lý này, các hành vi được công nhận hợp pháp có liên quan đến việc khai thác lợi ích
kinh tế các sáng chế được bắt đầu từ thời điểm các ý tưởng sáng tạo đó sản xuất ra hàng hóa
và kết thúc tại thời điểm các chủ thể nắm quyền sở hữu hưởng được các lợi ích. Các hành vi
khác rơi ngoài thời điểm kết thúc thì xem như chủ thể đó hết quyền đối với sáng chế đó26.

Ngay từ khi ra đời các quan điểm đó, Tòa án tối cao Đức chấp nhận quan điểm của ông về
thuyết hết quyền đối với NHHH, sáng chế và quyền tác giả, trong suốt nhiều năm sau học
thuyết của ông đã được chấp nhận và truyền bá rộng rãi trong pháp luật của các quốc gia ở
Châu Âu. Thuật ngữ “hết quyền” hay còn gọi là “cạn quyền” được Cơ quan tòa án của Đức
(được gọi là Reichsgericht) sử dụng trong một vụ việc về sáng chế vào ngày 26/3/190227. Các
thẩm phán đã đưa ra quan điểm rằng “Ảnh hưởng của sáng chế đối với các chủ thể là không
ai, ngoại trừ chủ sở hữu và người được chủ sở hữu cho phép có quyền sản xuất ra sản phẩm
theo quy trình nhất định và đưa sản phẩm đó ra thị trường nội địa. Bằng hành vi đó, sự bảo vệ
đối với các sáng chế bị chấm dứt. Chủ sở hữu, người sản xuất ra sản phẩm và đưa chúng vào
thị trường đã có nắm quyền cạnh tranh một cách tuyệt đối và nắm lấy những lợi thế đó cho
chính bản thân và vì thế quyền này sẽ không còn khi bán các sản phẩm đó ra thị trường”28.
1.1.2.2 Nội dung học thuyết hết quyền
Học thuyết hết quyền dựa trên một quan điểm rằng mục tiêu cơ bản của chủ sở hữu
quyền SHTT là nhận lại được những lợi ích mà họ xứng đáng được nhận sau quá trình sáng
tạo và đó cũng là công cụ để kích thích quá trình sáng tạo của các cá nhân, tổ chức trong xã
hội. Để nhận được điều họ xứng đáng thì nhà làm luật đã cho họ được quyền độc quyền tuyệt
đối trong lần ra mắt sản phẩm của mình đầu tiên trên thị trường. Chủ sở hữu quyền SHTT sẽ
nhận lại những gì mà mình đã bỏ ra trong lần kinh doanh đầu tiên này và họ không thể mong
đợi hơn điều đó được nữa sau khi anh ta có được những lợi thế về việc bán các hàng hóa trong
điều kiện độc quyền. Sẽ là không phù hợp khi cho phép chủ sở hữu quyền SHTT can thiệp
vào hoạt động tự do hóa thương mại của các thương nhân mua các sản phẩm mang quyền
SHTT để kinh doanh tại thị trường quốc gia khác29. Học thuyết hết quyền SHTT là cơ sở lý
luận để các nhà làm luật hạn chế quyền của chủ sở hữu quyền SHTT và kiểm soát sự lưu
thông tự do của hàng hóa sau khi chúng được bán bởi chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu
đồng ý. Ngoài lý giải trên thì học thuyết hết quyền sở hữu trí tuệ ra đời còn dựa trên quan
điểm đó là trong bối cảnh các quyền độc quyền của chủ sở hữu ngày càng được bổ sung và
củng cố, điều này gây ra tình trạng lạm quyền của các chủ sở hữu, gây ảnh hưởng xấu đến
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Do đó, cần phải có một công cụ hữu hiệu nhằm hạn chế sự
lạm quyền của các chủ sở hữu quyền SHTT, tạo thế cân bằng trong hoạt động thương mại nói
chung và công cụ hữu hiệu đó chính là NKSS được hình thành dựa trên học thuyết hết quyền.

Antoni Rubi Puig, “Copyright Exhaustion rationales and used Software – A law and economic approach to
Oracle v. Used Soft”, page 162.
27
Guajakol – Karbornat, 51 RGZ 139, nguồn [ (truy cập ngày 21/7/2016).
28
David T.Keeling (2003), “Intellectual Property Rights in EU Law”: Volume I: Free Movement and
Competition Law, Oxford University Press.
29
David T. Keeling, tlđd (28), tr. 5 - 6.
26

15


Học thuyết hết quyền ra đời nhằm mục đích giới hạn tính độc quyền cho các chủ sở
hữu quyền SHTT và là biện pháp hữu hiệu nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa bảo hộ quyền
SHTT với đảm bảo sự lưu thông của thị trường; cân bằng giữa bảo vệ lợi ích của người nắm
giữ quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích của người tiêu dùng30.
Học thuyết hết quyền cho rằng chủ sở hữu quyền SHTT sẽ hết quyền kiểm soát đối
với việc sử dụng các sản phẩm trí tuệ của họ nếu như sản phẩm đó đã được đưa ra thị trường
lần đầu tiên bởi chính chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép.
Như vậy, theo nội dung trên thì điều kiện để một chủ sở hữu quyền SHTT hết quyền
của mình, đặc biệt là quyền phân phối và nhập khẩu đó là:
(i)
(ii)

Sản phẩm chứa đối tượng quyền SHTT đã được đưa ra thị trường lần đầu tiên;
Sản phẩm được đưa ra thị trường do chính chủ sở hữu quyền SHTT hoặc chủ thể được
người đó cho phép.


Ý nghĩa ẩn sau nội hàm của học thuyết hết quyền đó chính là chủ sở hữu quyền SHTT
được nhận một khoản lợi nhuận thích đáng (fair reward) đổi lại họ từ bỏ quyền của mình khi
hàng hóa được chính họ đưa vào lưu thông trên thị trường và tiếp tục thừa nhận xu hướng tự
do lưu thông của hàng hóa trên thị trường. Bằng cách này, chủ sở hữu quyền SHTT sẽ không
cản trở hệ thống phân phối các hàng hóa và sản phẩm trên thị trường sẽ không bị hạn chế bởi
một loạt các điều kiện mang tính hợp đồng31.
1.1.2.3 Các trường hợp hết quyền SHTT
Hết quyền sở hữu trí tuệ chia làm ba loại ở mức độ hết quyền SHTT khác nhau, bao
gồm hết quyền quốc gia (National Exhaustion), hết quyền khu vực (Regional Exhaustion) và
hết quyền quốc tế (International Exhaustion).
Đối với các quốc gia áp dụng lý thuyết hết quyền quốc gia: chủ sở hữu quyền SHTT
sẽ mất quyền kiểm soát trong phạm vi quốc gia đối với các hàng hóa được đưa ra thị trường
nước đó bởi chính chủ sở hữu hoặc người được sự cho phép của chủ sở hữu32. Như vậy, chủ
sở hữu chỉ mất quyền lưu thông hàng hóa đó trong phạm vi quốc gia đó, và họ vẫn còn quyền
ngăn cản việc nhập khẩu đối với loại hàng hóa đó đã bán ở nước ngoài. Do đó, trong trường
hợp này NKSS không diễn ra.
Đối với các quốc gia áp dụng hết quyền khu vực: Đến thời điểm hiện nay chỉ có một
khu vực công nhận hết quyền khu vực đối với quyền SHTT là EU. Nhằm tạo ra một thị
trường chung thống nhất, loại bỏ mọi rào cản thương mại cũng như bảo hộ kinh tế trong nước
của các quốc gia trong khu vực, thúc đẩy hoạt động tự do hóa thương mại nên các quốc gia sẽ
chấp nhận áp dụng hết quyền khu vực đối với quyền SHTT. Theo nguyên tắc đó, khi một chủ
Nguyễn Như Quỳnh (2009), “Pháp luật về hết quyền sở hữu trí tuệ và nhập khẩu song song ở một số nước
thuộc hiệp hội các nước Đông Nam Á”, tlđd (15), tr. 28-36.
31
James B. Kobak, Hughes Hubbard & Reed, “Exhaustion of intellectual property rights and International
Trade”, page 2.
32
WIPO,
“International
exhaustion

and
parallel
importation”,
nguồn
[ (truy cập ngày 19/5/2016).
30

16


sở hữu quyền SHTT bán sản phẩm chứa đựng quyền SHTT lần đầu tiên tại một quốc gia
trong khu vực đó thì họ mất quyền kiểm soát hàng hóa đó trong cả khu vực. Tuy nhiên, chủ sở
hữu quyền vẫn có quyền ngăn cản hành vi NKSS từ quốc gia nằm ngoài khu vực. Vì các quốc
gia này chỉ chấp nhận hết quyền đối với việc bán sản phẩm lần đầu tiên tại quốc gia trong khu
vực còn quốc gia nằm ngoài khu vực thì không bị hết quyền.33
Đối với các quốc gia công nhận hết quyền quốc tế đối với quyền sở hữu trí tuệ: Theo
cách tiếp cận này thì khi chủ sở hữu đối tượng quyền SHTT hoặc người được chủ sở hữu
đồng ý bán sản phẩm mang đối tượng SHTT được bảo hộ ra thị trường bất cứ quốc gia nào
trên thế giới thì họ không còn quyền kiểm soát, quyết định việc phân phối hàng hóa ở bất cứ
nơi nào. Do đó, NKSS được chấp nhận.
1.1.3 Mối quan hệ giữa nhập khẩu song song và quyền sở hữu trí tuệ, vai trò của nhập
khẩu song song
Trong giai đoạn hiện nay, việc công nhận và bảo vệ tài sản trí tuệ được xem như là
nhiệm vụ quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Việc các quốc gia
tăng cường bảo hộ quyền SHTT được xem như là phần thưởng xứng đáng cho các chủ thể của
quyền SHTT, nhằm mục đích khuyến khích đầu tư, phát triển ra những sản phẩm mới có ích
cho xã hội. Tuy nhiên, việc bảo hộ quyền SHTT của các quốc gia trong nhiều trường hợp là
lực cản cho sự phát triển của cộng đồng, đi ngược lại với những quyền cơ bản của con người.
Hiện nay, hầu hết các sáng chế mới trong lĩnh vực dược phẩm do các công ty dược đa quốc
gia có trụ sở chính tại các quốc gia phát triển nắm giữ và họ có quyền quyết định giá của

chúng. Ngoài lĩnh vực dược phẩm thì các lĩnh vực khác như may mặc, mỹ phẩm, các phụ kiện
như đồng hồ đeo tay, túi sách của các nhãn hiệu nổi tiếng đều được bán với giá rất cao và
thường được phân phối dưới dạng độc quyền tại một thị trường tiêu thụ nhất định. Các công
ty này lập luận rằng họ phải định giá hàng hóa mới ở mức cao nhằm thu hồi chi phí đầu tư cho
nghiên cứu và triển khai34. Việc bảo hộ quyền SHTT trong lĩnh vực dược phẩm chính là rào
cản quyền tiếp cận phương pháp khám, chữa bệnh mới, quyền được chăm sóc sức khỏe được
Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hợp Quốc và được các quốc gia thành viên hiện thực hóa
quyền này trong pháp luật của quốc gia mình. Chăm sóc sức khoẻ là một quyền con người cơ
bản, không thể thiếu để thực hiện các quyền khác. Mọi người có quyền được hưởng tiêu
chuẩn chăm sóc sức khoẻ cao nhất có thể đạt được để sớng mợt c̣c sớng có nhân phẩm35.
Qùn được chăm sóc nằm trong nội hàm của quyền được có mức sống thích đáng, được nêu
ở Điều 25 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền (UDHR) “Mọi người có quyền được hưởng
một mức sống thích đáng, đủ để đảm bảo sức khỏe và phúc lợi của bản thân và gia đình, về
các khía cạnh ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế và các dịch vụ phúc lợi xã hội cần thiết…”. Ngoài ra,
Tham khảo các vụ án của EU về trường hợp hết quyền khu vực tại Lê Thị Bích Thọ và Nguyễn Thanh Tú
(2004) “Nhập khẩu song song dược phẩm: Một số vấn đề pháp lý”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 5, tr. 4755.
34
Đoàn Thị Mỹ Tiên (2012), Nhập khẩu song song dược phẩm và quyền sở hữu trí tuệ, Khóa luận cử nhân Luật,
Đại học Cần Thơ, tr.19.
35
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2009), Giáo trình Lý luận và Pháp luật về Quyền con người, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 272;
33

17


Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 nêu rõ quyền được chăm sóc
sức khỏe của người dân, cụ thể “Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình
đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế…”36.

Không những giá cả của dược phẩm được duy trì ở mức cao như hiện nay mà kể các
những mặt hàng thiết yếu khác của người dân cũng chịu ảnh hưởng của việc tăng cường bảo
hộ quyền SHTT. Theo Thời báo Kinh tế Hàn Quốc, chỉ những tháng đầu năm 2014 lượng
hàng hóa được nhập khẩu vào Hàn Quốc như quần áo, đồng hồ, túi xách, đồ chơi dành cho trẻ
em của các nhà sản xuất nổi tiếng với số lượng khổng lồ nhưng giá chỉ bằng một nửa so với
giá tại thị trường trong nước này. Các nhà phân phối và nhập khẩu độc quyền của các hàng
hóa này lợi dụng vị thế độc quyền của mình khiến cho giá cả của các hàng hóa trong nội địa
duy trì ở mức cao. Do đó, các cơ quan chức năng của quốc gia này đang phối hợp với nhau
nhằm thúc đẩy hoạt động cạnh tranh giữa các nhà kinh doanh với nhau, có những biện pháp
nhằm thúc đẩy hoạt động NKSS làm giảm giá hàng hóa, phá vỡ thế độc quyền của các chủ thể
nắm quyền SHTT37.
Đây là một nghịch lý giữa bảo vệ quyền SHTT và giải quyết các vấn đề quyền con
người. Do đó, Điều VI của Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở
hữu trí tuệ (sau đây viết tắt là Hiệp định TRIPs) và Tuyên bố Doha về Hiệp định TRIPs và
vấn đề bảo vệ sức khỏe cộng đồng (sau đây gọi tắt là Tuyên bố Doha) trao quyền cho các
quốc gia thành viên trong việc áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm hạn chế quyền SHTT
nhằm bảo vệ lợi ích của cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận các sản phẩm trí tuệ nhằm nâng cao
chất lượng cuộc sống. Một trong những biện pháp đó chính là hoạt động NKSS38.
Từ những phân tích trên, ta thấy rằng giữa quyền SHTT và NKSS có mối quan hệ với
nhau, trong đó NKSS là một trường hợp ngoại lệ của bảo vệ quyền SHTT, nhằm cân bằng lợi
ích giữa người nắm độc quyền SHTT và những lợi ích của cộng đồng.
Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với các tổ chức kinh tế khu
vực và trên thế giới thì NKSS đóng góp vai trò rất quan trọng cho nước ta trong sự nghiệp
phát triển kinh tế cũng như đảm bảo an sinh xã hội.
Thứ nhất, thông qua hoạt động NKSS đã hạn chế sự độc quyền của chủ thể nắm quyền
SHTT
Nếu như các chủ thể quyền SHTT được độc quyền phân phối và nhập khẩu các sản
phẩm chứa đựng quyền SHTT khi các sản phẩm đó đã được đưa ra thị trường bởi chính bản
thân họ hoặc người được họ đồng ý thì sẽ dẫn đến tình trạng độc quyền, từ đó họ sẽ tự ý quyết
định giá cao nhằm thu lợi nḥn mợt cách tụt đới. Chính vì vậy, nhập khẩu song song – với

việc cung cấp thêm nguồn hàng cùng chủng loại, chức năng được nhập khẩu từ các quốc gia
Điều 38, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 được Quốc hội thông qua ngày 28/11/2013.
“Diversification of imports parallel import of brand clothes and Cosmetics facilitated in March”, Business
Korea, nguồn [ (truy cập ngày 12/7/2016).
38
Mục 5(d), Tuyên bố Doha.
36
37

18


có giá cả thấp hơn bằng kênh phân phới có kiểm soát, can thiệp của nhà nước về giá đã hạn
chế và giải quyết được tình trạng này39.
Thứ hai, NKSS thúc đẩy bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo cơ hội cho người tiêu
dùng tiếp cận với sản phẩm chứa đối tượng SHTT có giá trị cao, qua đó giải quyết những vấn
đề xã hôi hiệu quả hơn
Khi NKSS được hợp pháp hóa, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn khi tiêu dùng,
thay vì chọn hàng sản xuất trong nước với giá cả cao thì họ sẽ ưu tiên mua các hàng hóa được
NKSS, dù là hàng sản xuất trong nước hay NKSS thì chất lượng của chúng đều ngang nhau
do cùng một chủ sở hữu quyền SHTT sản xuất. Không những thế, quyền tiếp cận các hàng
hóa có hàm lượng tri thức cao của nhân dân cũng được mở rộng trong NKSS. Theo tác giả Lê
Nết, nhờ có nhập khẩu song song mà giá thuốc tại thị trường Việt Nam đã giảm đáng kể, đồng
thời thúc đẩy cạnh tranh giữa các nhà sản xuất dược phẩm trong nước và nhà NKSS thuốc40.
Bảng số liệu dưới đây cung cấp mợt vài ví dụ về sự chênh lệch giá thuốc NKSS từ nhà
nhập khẩu Coduphar (Công ty dược phẩm trung ương II- Thành phố Hồ Chí Minh) và giá
thuốc được nhà phân phối ZPV (Zuellig Pharma) bán trên thị trường Việt Nam. Trong đó giá
thuốc NKSS đã rẻ hơn rất nhiều41.
Tên thuốc


Hàm lượng

Giá nhập khẩu
+ thuế VAT và
nhập khẩu

Giá bán
Coduphar
(gờm cả th́
VAT)

Giá bán ZPV
(gờm cả th́
VAT)

Ceclor

250mg

7.787,43đ/viên

9.190đ

11.008,38đ

Augmentin

250mg/62.25mg

5.007,1đ/gói


7.338đ

8.758,31đ

Adalat retard

20mg

2.094,75đ/viên

3.200đ

4.646,25đ

Nimotop

30mg

5.161,8đ/viên

10.638đ

14.149,8đ

Tienam

500mg

276.735,9đ/ớng


315.770đ

336.609đ

Zantac

5ml

7.867,22đ/ớng

16.548đ

25.193,8đ

(Trích ng̀n: )

Bài viết trên Website của công ty Luật SBLaw, “Tác dụng của nhập khẩu song song”, nguồn [ (truy cập ngày 19/5/2016).
40
Đây là ý kiến của tác giả Lê Nết với dược sỹ Lê Minh liên quan đến vấn đề NKSS thuốc tại Việt Nam, Lê Nết,
“Nhập khẩu song song thuốc là giải pháp tốt nhất hiện nay”, Báo vnexpress, nguồn [ (truy cập ngày
19/5/2016).
41
Bảng số liệu được tham khảo từ bài viết trên Website của công ty Luật SBLaw, tlđd (39).
39

19


Ngoài Việt Nam thì rất nhiều quốc gia trên thế giới cho phép NKSS, mà đặc biệt là

nhập khẩu thuốc chữa bệnh. Theo tính toán năm 2004, việc NKSS dược phẩm đã tiết kiệm
trực tiếp cho người bệnh và các cơ quan bảo hiểm tại Anh, Đức, Đan Mạch và Thụy Điển
441,5 triệu Euro. Trong đó, Anh là quốc gia có thị trường lớn nhất về NKSS ở EU và tiết
kiệm với khoản 237 triệu Euro năm 200442. Tháng 6 năm 2014, một cơ quan nghiên cứu tại
Đức VFA (Verband Forschender Arzneimittelhersteller e.V) đã phân tích giá cả của 45 sản
phẩm thuốc được NKSS vào thị trường nước này, kết luận của nghiên cứu này chỉ ra rằng
80% giá cả của các mặt hàng thuốc thiết yếu tại Đức thấp hơn mức trung bình của Châu Âu,
và bất ngờ hơn đó chính là một nửa trong số chúng lại có giá thấp hơn mức giá tham khảo
thấp nhất43.
Xuất phát từ những lợi thế mà hoạt động NKSS mang lại cho các nền kinh tế mà nhiều
quốc gia trên thế giới đã hợp pháp hóa NKSS với những mức độ khác nhau, trong đó có
những quốc gia công nhận hết quyền quốc tế hoặc hết quyền khu vực đối với quyền SHTT,
tức là thừa nhận hoạt động NKSS.
1.2 Quy định của pháp luật về nhập khẩu song song
1.2.1 Pháp luật nước ngoài về nhập khẩu song song
1.2.1.1 Pháp luật quốc tế về nhập khẩu song song
Ở phạm vi quốc tế, NKSS hiện nay được quy định trong một số điều ước quốc tế bao
gồm: Hiệp định TRIPs năm 1994 của Tổ chức kinh tế thế giới (WTO) (Việt Nam chính thức
trở thành thành viên vào ngày 11/01/2007); hai điều ước về quyền tác giả và quyền liên quan
của WIPO: Hiệp định WIPO về quyền tác giả (WCT) và Hiệp định WIPO về bản ghi âm và
biểu diễn năm 1996 (WPPT - Việt Nam hiện nay chưa tham gia vào hai điều ước quốc tế
này); Công ước quốc tế về bảo vệ giống cây trồng mới (UPOV) và Bộ các nguyên tắc và quy
định về cạnh tranh của Liên Hợp Quốc năm 198044.
a. Pháp luật WTO
WTO thành lập vào ngày 01/01/1995 với ba trụ cột quan trọng nhất chính là 3 hiệp
định thương mại mà bất kỳ quốc gia nào muốn tham gia vào tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới
Keith E.Maskus, tlđd (11), tr. 3.
Florian Scholz, Heiz-Werner Schulte và Frank Weibenfeldt, “Parallel Trade: which factors determine the flow
of
goods

in
Europe?”
nguồn
[ (truy cập ngày 12/7/2016).
42
43

Trong số các điều ước trên thì hai hiệp định của WIPO chỉ đề cập đến hết quyền đối với quyền tác giả và
quyền liên quan, còn Công ước UPOV lại chỉ đề cập đến vấn đề hết quyền trong lĩnh vực giống cây trồng. Ngoài
ra, Bộ các nguyên tắc và quy định về cạnh tranh của Liên Hợp Quốc lại đề cập đến vấn đề hạn chế cạnh tranh
trong NKSS sản phẩm chứa đựng nhãn hiệu. Trong khi đó, Hiệp định TRIPs lại quy định một cách khái quát
chung về vấn đề hết quyền SHTT, các quy định này điều chỉnh vấn đề hết quyền đối với tất cả các đối tượng
quyền SHTT chứ không riêng một đối tượng cụ thể nào đó như những điều ước quốc tế vừa nêu. Để phù hợp với
phạm vi và mục đích của đề tài nên tác giả chỉ tập trung phân tích những quy định về NKSS trong các văn bản
của WTO, WIPO và UPOV.
44

20


×