BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
PHAN MỘNG HỒNG LAM
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
PHAN MỘNG HỒNG LAM
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60380102
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THỦY
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan luận văn là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
trong luận văn là chính xác và trung thực. Nếu có sai trái, tôi xin chịu trách nhiệm
trước Hội đồng chấm điểm luận văn và Nhà trường theo Quy chế Đào tạo Sau Đại
học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nhân đây, cho phép tôi được gửi lời biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Thị
Thủy, người đã tận tình hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này. Đồng thời, cho
phép tơi được gửi lời cám ơn chân thành nhất đến Quý Thầy, Quý Cô của Trường
Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức bổ
ích để tơi hồn thành khóa học và phát triển bản thân.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013
Tác giả
Phan Mộng Hồng Lam
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI .......5
1.1. Khái quát chung về quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xe cơ
giới ......................................................................................................................5
1.1.1. Khái niệm và các loại hình bảo hiểm xe cơ giới ......................................5
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, mục đích quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo
hiểm xe cơ giới.........................................................................................9
1.2. Chủ thể quản lý, đối tượng chịu sự quản lý trong hoạt động bảo hiểm xe cơ
giới ....................................................................................................................13
1.2.1. Chủ thể quản lý hoạt động bảo hiểm xe cơ giới .....................................13
1.2.2. ối tư ng ch u quản lý t ong hoạt động bảo hiểm xe cơ giới ...........16
1.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xe cơ giới ............20
1.3.1. Xây d ng kế hoạch, chiến lư c, chính ách phát t iển th t ường bảo
hiểm .......................................................................................................21
1.3.2. Ban hành và hướng dẫn th c hiện các văn bản quy phạm pháp luật về
bảo hiểm xe cơ giới ...............................................................................22
1.3.3. Cấp và thu hồi giấy phép hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm
t ong và ngoài nước hoạt động tại Việt Nam; chấp thuận việc doanh
nghiệp bảo hiểm Việt Nam hoạt động ở nước ngoài .............................27
1.3. . Ban hành, hướng dẫn th c hiện quy t c, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm xe
cơ giới ....................................................................................................28
1.3.5. Th c hiện các biện pháp giám át về tài chính đối với các doanh nghiệp
bảo hiểm ................................................................................................30
1.3.6. Thanh t a, kiểm t a và xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động bảo hiểm
xe cơ giới ...............................................................................................35
1.3.7. H p tác quốc tế t ong lĩnh v c bảo hiểm xe cơ giới .............................38
Kết luận chương 1 ...................................................................................................40
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN .................................................................................41
2.1.Thực trạng xây dựng kế hoạch, chiến lược, chính sách phát triển thị trường
bảo hiểm xe cơ giới và giải pháp hoàn thiện ................................................41
2.1.1. Những mặt tích c c.................................................................................41
2.1.2. Những mặt tồn tại, hạn chế, vướng m c................................................41
2.1.3. Giải pháp hoàn thiện ..............................................................................42
2.2. Thực trạng ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật về bảo hiểm xe cơ giới và giải pháp hoàn thiện ....................................42
2.2.1. Những mặt tích c c.................................................................................42
2.2.2. Những mặt tồn tại, hạn chế, vướng m c................................................44
2.2.3. Giải pháp hoàn thiện .............................................................................49
2.3. Thực trạng cấp và thu hồi giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp bảo
hiểm và giải pháp hoàn thiện .........................................................................51
2.3.1. Những mặt tích c c................................................................................51
2.3.2. Những mặt tồn tại, hạn chế, vướng m c................................................52
2.3.3. Giải pháp hoàn thiện .............................................................................53
2.4. Thực trạng ban hành, hướng dẫn thực hiện quy tắc, điều khoản, biểu phí,
hoa hồng bảo hiểm và giải pháp hồn thiện .................................................53
2. .1. Những mặt tích c c................................................................................53
2. .2. Những mặt tồn tại, hạn chế, vướng m c và giải pháp hoàn thiện .........55
2.5. Thực trạng thực hiện các biện pháp giám sát về tài chính đối với các doanh
nghiệp bảo hiểm ..............................................................................................65
2.5.1. Những mặt tích c c.................................................................................65
2.5.2. Những mặt tồn tại, hạn chế , vướng m c................................................66
2.5.3. Giải pháp hoàn thiện ..............................................................................67
2.6. Thực trạng thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo hiểm; xử lý vi phạm pháp
luật về bảo hiểm xe cơ giới và giải pháp hòa thiện ......................................70
2.6.1. Những mặt tích c c.................................................................................70
2.6.2. Những mặt tồn tại, hạn chế, vướng m c.................................................71
2.6.3. Giải pháp hoàn thiện ..............................................................................72
2.7. Thực trạng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới và giải pháp
hoàn thiện ........................................................................................................72
2.7.1. Những mặt tích c c.................................................................................72
2.7.2. Những mặt tồn tại, hạn chế ....................................................................73
2.7.3. Giải pháp hoàn thiện ..............................................................................74
Kết luận chương 2 ...................................................................................................75
KẾT LUẬN ...........................................................................................................76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tai nạn giao thông luôn là hiểm họa ám ảnh đời sống của xã hội. Những thiệt
hại về người và tài sản do tai nạn giao thông gây ra là rất lớn. Theo thống kê của
Cục Cảnh sát giao thơng đường bộ, bình quân mỗi năm ở Việt Nam có 11.929
người chết và 9.290 người bị thương do tai nạn giao thông gây ra; mỗi ngày ở Việt
Nam có hơn 30 người chết và hơn 30 người bị thương. Báo cáo của Chính phủ trình
Quốc hội Khóa XIII kỳ họp thứ 2 xem tai nạn giao thông là quốc nạn:
Nếu o ánh với đại thảm họa động đất và óng thần xảy a tại Nhật Bản
ngày 11/3/2011 thì ố người chết vì tai nạn giao thông một năm bằng 75,55% ( ố
người chết do thảm họa óng thần là 15.790 người), ố người b thương vì tai nạn
giao thơng bằng 156,58% ( ố người b thương do thảm họa óng thần là 5.933
người)1.
Ngồi những thiệt hại về tính mạng con người, xã hội còn phải gánh chịu
những hậu quả nặng nề do tai nạn giao thông gây ra. Đánh giá từ Ngân hàng phát
triển châu Á (ADB) cho biết tai nạn giao thông mỗi năm làm thiệt hại cho nền kinh
tế Việt Nam khoảng 900 triệu USD, tức 1,64% GDP2.
Bên cạnh các giải pháp hạn chế tai nạn giao thông như đẩy mạnh tuyên truyền,
phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của người dân tham gia giao
thông; tăng cường việc kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông; đầu tư cải tạo cơ sở hạ
tầng thì Nhà nước cũng đã triển khai, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm
(DNBH) thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới để tạo bớt áp lực về tài chính
do tai nạn giao thơng gây ra. Trong các loại hình bảo hiểm xe cơ giới thì từ ngày
10/3/1988 Nhà nước đã ban hành chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của
chủ xe. Ngoài ra, các DNBH cũng đã triển khai các loại hình bảo hiểm tự nguyện
khác đối với xe cơ giới như: bảo hiểm vật chất xe; bảo hiểm tai nạn lái, phụ xe và
người ngồi trên xe; bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hóa trên
xe.
Sự ra đời của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới đã góp phần khắc phục tổn thất,
bù đắp những thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra, tạo tâm lý an tâm trong cuộc
1
Báo Phụ nữ online Tai nạn giao thông là quốc nạn”, cập nhật ngày 21/11/2011.
2
Báo Điện tử Tamnhin.net, Tai nạn giao thông gây thiệt hại 900 t iệu
m i năm”,
nhật ngày
04/9/2011.
2
sống, sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của người dân cũng như góp phần tích cực vào
cơng tác đề phịng hạn chế tổn thất, giảm thiểu tai nạn giao thông. Tuy nhiên số
lượng chủ xe tham gia bảo hiểm vẫn cịn hạn chế, ngay cả khi có quy định mua bảo
hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc, đặc biệt là số lượng xe môtô xe gắn máy tham
gia bảo hiểm mới chỉ chiếm khoảng 29% số lượng xe hiện có, chủ yếu là mua bảo
3
hiểm do mới đăng ký xe lần đầu .
Một vấn đề cũng đáng lưu ý hiện nay trong lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới đó là
việc cạnh tranh không lành mạnh đã đến mức báo động. Doanh thu bảo hiểm cao,
tăng trưởng mạnh song hiệu quả kinh doanh bảo hiểm lại không tương xứng. Nhiều
DNBH công bố mức lãi hàng chục, hàng trăm tỷ đồng, nhưng thực tế hiệu quả kinh
doanh bảo hiểm lại không có. Các DNBH phải lấy lãi từ đầu tư tài chính và quỹ dự
phịng để bù đắp. Tuy nhiên, thậm chí một số DNBH lãi từ đầu tư khơng đủ để bù
đắp hiệu quả kinh doanh. Kết quả là lỗ cả về nghiệp vụ lẫn đầu tư tài chính. Nguyên
nhân của tình trạng trên là do cạnh tranh phi kỹ thuật, hạ phí bảo hiểm, mở rộng
điều khoản, tăng chi hoa hồng. Các DNBH, đặc biệt là các đơn vị mới thành lập
luôn ch trọng doanh thu, mở rộng thị phần nên chấp nhận lỗ trong khoảng vài năm
đầu. Trên thực tế nhiều DNBH tìm mọi cách để có doanh thu, không quan tâm đến
hiệu quả. Một thực tế nghịch lý đang xảy ra trong ngành bảo hiểm xe cơ giới là tình
trạng ‘cá bé nuốt cá lớn’. Sản phẩm bảo hiểm là bán lời cam kết bồi thường. Khách
hàng mua bảo hiểm chưa thể đánh giá chất lượng thực hiện lời cam kết bồi thường,
nên có xu hướng chọn mua bảo hiểm ở nơi có phí thấp, thậm chí không quan tâm
chi tiết đến nội dung điều khoản, điều kiện bảo hiểm. Thực tế trên đây đã phần nào
kìm hãm sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Vì những lý do trên, cần phải tăng cường hơn nữa sự quản lý của nhà nước để
việc bảo hiểm xe cơ giới được thực hiện có hiệu quả, góp phần tích cực vào việc
hạn chế, khắc phục tổn thất do tai nạn giao thơng gây ra. Đó chính là lý do tác giả
chọn đề tài ‘Quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xe cơ giới ‘ làm Luận
văn Thạc sỹ Luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua tìm hiểu, tác giả được biết chưa có đề tài nào nghiên cứu lĩnh vực quản lý
của nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xe cơ giới. Chỉ có một số đề tài dừng lại ở
việc tìm hiểu nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới như:
3
Báo Đầu tư chứng khoán, Bảo hiểm xe cơ giới, cơ hội làm lại ”,
cập nhật ngày
04/06/2013.
3
- Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Phạm Thị Nhung, Đại học Kinh tế Quốc
dân, năm 2008, Tình hình khai thác bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty c phần bảo
hiểm Pet olimex chỉ mới nghiên cứu lý luận chung về bảo hiểm xe cơ giới và cách
thức, qui trình, thực trạng khai thác bảo hiểm xe cơ giới ở một doanh nghiệp bảo
hiểm cụ thể.
- Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thành Vinh, Đại Học Kinh tế-Đại học
Quốc Gia Hà Nội, năm 2009, Th c t ạng và giải pháp t iển khai nghiệp vụ bảo
hiểm vật chất xe cơ giới t n th t ường Việt Nam” chỉ tập trung nghiên cứu về cách
thức triển khai một loại hình nghiệp vụ trong bảo hiểm xe cơ giới là bảo hiểm vật
chất xe.
- Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Văn Thuấn, Đại học Kinh tế Quốc
dân, năm 2010 Tình hình t ục l i nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty c
phần bảo hiểm Pet olimex – Th c t ạng và giải pháp” đã nghiên cứu bảo hiểm xe
cơ giới ở góc độ trục lợi bảo hiểm vật chất xe ở một doanh nghiệp bảo hiểm cụ thể.
- Bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Thị Thủy Một ố vấn đề pháp lý về bảo hiểm
t ách nhiệm dân của chủ xe cơ giới” đăng trên tạp chí Khoa học pháp lý-Đại học
Luật Tp. HCM số 3/2003.
Quản lý nhà nước về bảo hiểm xe cơ giới là một yêu cầu quan trọng của nhà
nước trong quản lý hoạt động bảo hiểm. Chính vì vậy địi h i phải có nghiên cứu
chuyên biệt đối với lĩnh vực này về mặt lý luận, cơ sở pháp lý cũng như thực trạng
hoạt động quản lý. Từ đó phát hiện những bất cập, những điểm chưa phù hợp thực
tế để có những kiến nghị về nội dung, cách thức quản lý của nhà nước gi p cho thị
trường bảo hiểm xe cơ giới phát triển tốt hơn.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Qua nghiên cứu đề tài, tác giả muốn làm rõ những vấn đề sau:
- Cơ sở lý luận và những qui định của pháp luật về việc quản lý của nhà nước
đối với hoạt động bảo hiểm xe cơ giới.
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý hoạt động bảo hiểm xe cơ giới
hiện nay.
- Đề xuất những kiến nghị nh m nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt
động bảo hiểm xe cơ giới.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương pháp nghiên cứu
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi đề tài, tác giả tập trung đi vào
nghiên cứu, giải quyết những vấn đề về cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý việc quản lý
nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xe cơ giới qua các văn bản quy phạm pháp
4
luật. Đồng thời tác giả cũng nghiên cứu thực tiễn công tác quản lý nhà nước đối với
hoạt động bảo hiểm xe cơ giới qua những báo cáo, hội nghị, hội thảo, tập huấn
chuyên đề về bảo hiểm xe cơ giới của các cơ quan quản lý nhà nước, Hiệp hội bảo
hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm, cơ quan báo đài.
- Phương pháp nghiên cứu của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử và phép biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Các phương pháp cụ thể được
sử dụng kết hợp đó là: phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp phân tích,
phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, tổng hợp.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Vì chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt
động bảo hiểm xe cơ giới nên tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ
trở thành tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu của các chủ thể có liên quan
trong quá trình tìm hiểu về các quy phạm pháp luật, thực trạng quản lý nhà nước đối
với hoạt động bảo hiểm xe cơ giới.
Tác giả cũng mong muốn những kiến nghị của Luận văn sẽ có những giá trị
tham khảo nhất định trong quá trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hồn
thiện các quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt
động bảo hiểm xe cơ giới. Từ đó, góp phần giải quyết đ ng đắn và có chính sách
bảo đảm về mặt pháp lý và trên thực tế vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động
bảo hiểm xe cơ giới.
6. Bố cục luận văn
Luận văn gồm: Lời mở đầu, 02 chương, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt
động bảo hiểm xe cơ giới.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xe cơ giới
và một số giải pháp hoàn thiện.
5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ
VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI
1.1. Khái quát chung về quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xe cơ
giới
1.1.1. Khái niệm và các loại hình bảo hiểm xe cơ giới
1.1.1.1. Khái niệm bảo hiểm xe cơ giới
Mặc dù bảo hiểm có nguồn gốc và lịch sử phát triển khá lâu đời và thuật ngữ
bảo hiểm đã trở nên quen thuộc nhưng đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống
nhất về bảo hiểm. Có nhiều định nghĩa khác nhau về bảo hiểm:
Dennis Kessler cho r ng: Bảo hiểm là
đóng góp của ố đơng vào
bất
hạnh của ố ít hay “Bảo hiểm có thể đ nh nghĩa là một phương ách giảm ủi o
bằng cách kết h p một ố lư ng đầy đủ các đơn v đối tư ng để biến t n thất cá thể
thành t n thất cộng đồng và có thể d tính đư c”4.
David Bland trong quyển Bảo hiểm-Nguyên tắc và thực hành đưa ra định
nghĩa về bảo hiểm như sau:
Bảo hiểm là một h p đồng theo đó một b n (gọi là cơng ty bảo hiểm)
bằng việc thu một khoản tiền (gọi là phí bảo hiểm), cam kết thanh toán cho b n kia
(gọi là người đư c bảo hiểm) một khoản tiền hoặc hiện vật tương đương với khoản
tiền đó khi xảy a một cố đã quy đ nh đi ngư c lại quyền l i của người đư c bảo
hiểm5.
Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cũng nêu lên khái niệm bảo hiểm như sau:
Bảo hiểm là biện pháp chia ẻ ủi o của một người hay một ố ít người
cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp ủi o cùng loại, bằng cách m i
người t ong cộng đồng góp một ố tiền nhất đ nh vào một quỹ chung và từ quỹ
chung đó bù đ p thiệt hại cho những thành vi n t ong cộng đồng không may b thiệt
hại do ủi o đó gây a6.
Một khái niệm khác về bảo hiểm cũng được nêu ra như sau: Th c chất của
hoạt động bảo hiểm là quá t ình phân phối lại t ng ản phẩm t ong nước giữa
4
Trường Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh (1999), Giáo t ình Lý thuyết bảo hiểm, Nxb Tài chính, Hà Nội, tr.
33.
5
David Bland (1998), Bảo hiểm – Nguy n t c và th c hành, Nxb Tài chính, Hà Nội, tr.360.
6
Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam (2004), Giáo t ình đào tạo đại lý bảo hiểm phi nhân thọ, Nxb Tài Chính, Hà
Nội, tr.3.
6
những người tham gia nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính phát inh khi tai nạn, ủi o
bất ngờ xảy a gây t n thất đối với người tham gia bảo hiểm 7.
Theo Tiến sỹ Nguyễn Thị Thủy: Bảo hiểm là đóng góp của ố đơng vào
bất hạnh của ố ít thông qua hoạt động chuyển giao ủi o từ chủ thể mua bảo hiểm
ang chủ thể nhận bảo hiểm 8.
Từ điển Bách khoa Việt Nam thì cho r ng bảo hiểm là:
Chức năng kinh tế mà mục đích là bồi thường những thiệt hại về của cải
hay ức khỏe, tính mạng con người, bằng cách đảm nhiệm những ủi o và đền bù
những ủi o ấy. Người muốn đư c bảo hiểm phải mua bảo hiểm và khi b thiệt hại
thì đư c bồi thường. Việc bồi thường đư c quy đ nh bằng một h p đồng giữa t
chức bảo hiểm và người đư c bảo hiểm9.
Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam ngày 9/12/2000 không đưa ra khái
niệm bảo hiểm nhưng cũng đã đề cập đến bảo hiểm như sau:
Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm
mục đích inh l i, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận ủi o của người đư c
bảo hiểm, t n cơ ở b n mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo
hiểm t ả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người đư c bảo
hiểm khi xảy a kiện bảo hiểm10.
Các định nghĩa trên được tiếp cận ở các góc độ khác nhau, tuy chưa phải là
khái niệm bao quát và hoàn chỉnh nhưng cũng đã bao hàm được hai yếu tố đặc
trưng cơ bản của quan hệ bảo hiểm đó là: chia sẻ, hốn chuyển rủi ro; sự đóng góp
của số đơng (hình thành nên quỹ bảo hiểm) để bù đắp cho bất hạnh của số ít.
Từ hai đặc trưng này có thể hiểu về bảo hiểm như sau: Bảo hiểm là biện pháp
chia sẻ rủi ro của một số đông người cho sự bất hạnh của một số ít b ng cách đóng
góp vào quỹ bảo hiểm để bù đắp cho những thiệt hại do rủi ro gây ra.
Bảo hiểm xe cơ giới là một trong những loại hình bảo hiểm khá phổ biến hiện
nay. a đời do nhu cầu khách quan của cuộc sống, bảo hiểm xe cơ giới ngày càng
đóng vai trị quan trọng. Xe cơ giới là phương tiện vận tải chủ yếu của người dân do
do tính năng động cao, khả năng vận chuyển lớn, giá cả hợp lý, phù hợp điều kiện
địa lý nhiều nơi. Tuy nhiên việc vận chuyển b ng xe cơ giới lại rất dễ gặp rủi ro, tai
7
Trường Đại học kinh tế quốc dân (2003), Giáo t ình quản t kinh doanh bảo hiểm, Nxb Thống kê, Hà Nội,
tr.14.
8
Nguyễn Thị Thủy (2010), Pháp luật bảo hiểm tài ản tại Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Tp. HCM,
Tp.HCM, tr.16.
9
Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Từ iển Bách Khoa Việt Nam, Nxb Từ điển Bách
khoa, Hà Nội, tr.149.
10
Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000.
7
nạn bất ngờ, không thể lường trước được. Những rủi ro này đã ảnh hưởng lớn đến
tính mạng, tài sản của người tham gia giao thông.
Cũng giống như các loại hình bảo hiểm khác, bảo hiểm xe cơ giới ra đời là để
khắc phục hậu quả thiệt hại, bù đắp tổn thất về tài chính cho người tham gia bảo
hiểm. Việc này được thực hiện bởi doanh nghiệp bảo hiểm thông qua công tác chi
trả bồi thường, nguồn chi trả bồi thường được hình thành từ việc đóng góp một
khoản tiền gọi là phí bảo hiểm của những người tham gia bảo hiểm xe cơ giới. Nói
cách khác, bảo hiểm xe cơ giới là một loại hình bảo hiểm theo đó NBH chấp nhận
ủi o của người đư c bảo hiểm, t n cơ ở người mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm
để NBH t ả tiền khi xảy a kiện bảo hiểm li n quan đến xe cơ giới.
1.1.1.2 Các loại hình bảo hiểm xe cơ giới
Bảo hiểm xe cơ giới bao gồm hai loại hình là bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm
tự nguyện.
Bảo hiểm b t buộc là loại hình bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện
bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham
gia bảo hiểm và DNBH có nghĩa vụ thực hiện11.
Bảo hiểm bắt buộc của chủ xe cơ giới gồm bảo hiểm trách nhiệm dân sự của
chủ xe đối với người thứ ba và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với
hành khách (áp dụng đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách).
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới là loại hình bảo hiểm
có đối tượng bảo hiểm là phần trách nhiệm dân sự mà chủ xe có trách nhiệm phải
bồi thường cho người thứ ba hoặc hành khách trên xe. Đối tượng của bảo hiểm
trách nhiệm dân sự mang tính trừu tượng và khó đánh giá. Khi thiết lập hợp đồng,
đối tượng bảo hiểm chưa xảy ra nên không thể tính tốn được mức độ thiệt hại tối
đa có thể xảy ra. Vì vậy, Nhà nước giới hạn lại mức trách nhiệm dân sự mà chủ xe
phải bồi thường. Theo quy định hiện tại, mức bồi thường bảo hiểm trách nhiệm dân
sự tối đa đối với thiệt hại của người thứ ba về người là 70 triệu đồng/01 người/vụ;
về tài sản là 70 triệu đồng/vụ đối với xe ô tô, xe cơ giới tương tự và 40 triệu
đồng/vụ đối với xe mô tô, xe gắn máy. Mức bồi thường bảo hiểm trách nhiệm dân
sự của chủ xe cơ giới đối với thiệt hại về người của hành khách là 70 triệu
đồng/người/vụ, không bồi thường thiệt hại tài sản của hành khách12.
11
Điều 8 Khoản 1 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000.
Xem Điều 1 Thông tư 151/2012/TT-BTC ngày 12/9/2012 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 126//2008/TTBTC ngày 22/12/2008 của Bộ Tài Chính quy định quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo
hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
12
8
Bảo hiểm t nguyện là loại hình bảo hiểm mà các bên có thể th a thuận về số
tiền, mức phí bảo hiểm cũng như điều kiện bảo hiểm.
Bảo hiểm tự nguyện xe cơ giới gồm: bảo hiểm vật chất xe; bảo hiểm trách
nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hóa trên xe; bảo hiểm tai nạn tài phụ xế, tai
nạn người ngồi trên xe; bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện vượt quá mức bảo
hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc.
Bảo hiểm vật chất xe là một loại hình bảo hiểm tài sản, trong đó đối tượng
được bảo hiểm chính là bản thân xe cơ giới. Khi một tai nạn xảy ra, khơng chỉ có
thiệt hại đối với tài sản của người thứ ba mà ngay cả chiếc xe của người mua bảo
hiểm cũng bị hư h ng. Hoặc đôi khi thiệt hại xảy ra không do va chạm với bất kỳ
người thứ ba nào như trường hợp đá văng bể kính xe, va qu t nhà xe, xe bị trộm
cướp, bị ngập nước... Những thiệt hại này đã gây những khó khăn nhất định cho chủ
xe. Để đảm bảo cho xe hoạt động lại bình thường, chủ xe thường tham gia bảo hiểm
vật chất xe (còn gọi là bảo hiểm thân xe). Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường
những tổn thất xảy ra đối với chiếc xe được bảo hiểm do những tai nạn bất ngờ,
ngồi sự kiểm sốt như đâm va, lật đổ, cháy nổ, những tai họa bất khả kháng do
thiên nhiên vật thể từ bên ngoài tác động lên xe, xe bị trộm cướp. Khác với bảo
hiểm trách nhiệm dân sự, số tiền chi trả bồi thường trong bảo hiểm vật chất xe có
thể xác định được, bởi vì xe cơ giới là tài sản có thể định giá được. Doanh nghiệp
bảo hiểm có thể tính tốn được mức độ tổn thất xảy ra, tối đa cũng chỉ b ng giá trị
xe tại thời điểm tham gia bảo hiểm. Chủ xe cơ giới có thể tham gia bảo hiểm vật
chất xe với số tiền bảo hiểm b ng hoặc thấp hơn giá trị xe tại thời điểm mua bảo
hiểm. Khi có tổn thất xảy ra, DNBH sẽ bồi thường theo tỷ lệ giữa giá trị thực tế xe
và số tiền bảo hiểm.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hóa trên xe là loại hình
bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là phần trách nhiệm dân sự mà chủ xe có trách
nhiệm phải bồi thường cho chủ hàng đối với thiệt hại về hàng hóa mà chủ xe đã
chuyên chở. Cũng giống như bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba,
mức độ bồi thường chưa thể tính tốn được vào thời điểm tham gia bảo hiểm nên
doanh nghiệp bảo hiểm sẽ giới hạn mức trách nhiệm bồi thường cho chủ xe. Khi có
tổn thất xảy ra DNBH sẽ bồi thường theo giới hạn mức trách nhiệm trên giấy chứng
nhận bảo hiểm hoặc giá trị thực tế hàng hóa bị thiệt hại, tùy theo mức nào nh hơn.
Bảo hiểm tai nạn lái, phụ xe và người ngồi trên là loại hình bảo hiểm có đối
tượng bảo hiểm là tính mạng, thân thể của những người trên xe (ngoại trừ hành
khách trên xe chở khách). Quyền lợi của người được bảo hiểm trong loại hình này
là quyền về nhân thân, quyền về tinh thần nên không thể tính tốn được giá trị. Giữa
9
DNBH và chủ xe thường th a thuận một số tiền bảo hiểm nhất định. Mức bồi
thường khơng tính theo chi phí điều trị thực tế mà tính theo mức khung áp dụng cho
từng tỷ lệ thương tật do các DNBH đưa ra.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự tự nguyện vượt quá mức bảo hiểm trách nhiệm
dân sự bắt buộc là loại hình bảo hiểm được chủ xe cơ giới mua thêm để chi trả cho
thiệt hại của người thứ ba khi mức trách nhiệm dân sự bắt buộc không đủ để bù đắp
thiệt hại xảy ra.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, mục đích quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm
xe cơ giới
1.1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xe cơ giới
Thuật ngữ quản lý thường được hiểu theo những cách khác nhau tùy theo góc
độ khoa học cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu. Quản lý là đối tượng
nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Mỗi lĩnh vực
khoa học có định nghĩa về quản lý dưới góc độ riêng của mình.
Theo quan niệm của C.Mac:
Bất kỳ lao động xã hội t c tiếp hay lao động chung nào đó mà đư c tiến
hành theo một quy mô tương đối lớn đều cần có quản lý ở một mức độ nhiều hay
ít nhằm phối h p những hoạt động cá nhân và th c hiện những chức năng chung
phát inh từ
vận động toàn bộ cơ thể ản xuất,
vận động này khác với
vận
động của các cơ quan độc lập của cơ thể đó. Một nhạc cơng t điều khiển mình,
nhưng một dàn nhạc phải có nhạc t ưởng13.
Tức theo C.Mac, quản lý là nh m phối hợp các hoạt động đơn lẻ để đạt được
cái thống nhất của tồn bộ q trình sản xuất. Ở đây C.Mac đã tiếp cận khái niệm
quản lý từ góc độ mục đích quản lý.
Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay: Quản
lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của
con người để ch ng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và
đ ng với ý chí của người quản lý. Theo cách tiếp cận này, quản lý đã nói lên cách
thức và mục đích quản lý. Nói cách khác, quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý
lên đối tượng bị quản lý nh m mục tiêu quản lý. Việc tác động theo cách nào cịn
tùy thuộc vào góc độ khoa học, các lĩnh vực khác nhau cũng như cách tiếp cận của
người nghiên cứu.
13
Nhà xuất bản chính trị quốc gia (1995), C. Mác và Ph.Ăng ghen Toàn tập tập 23, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, tr. 23.
10
Về khái niệm quản lý nhà nước: Quản lý nhà nước (xã hội chủ nghĩa) là sự
tác động tổ chức và điều chỉnh mang tính quyền lực nhà nước đối với các q trình
xã hội; đó là những tác động có căn cứ khoa học và có tính kế hoạch, được tiến
hành một cách liên tục để thực hiện các quá trình xã hội”14.
Như vậy, khái niệm quản lý nhà nước phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
1) Đó là sự tác động mang tính tổ chức và điều chỉnh, tức là sự tác động này nh m
đặt đối tượng quản lý vào một mục đích nào đó. 2) Sự tác động này mang tính
quyền lực, được đảm bảo thực hiện bởi hệ thống cơ quan có thẩm quyền. 3) Sự tác
động mang tính kế hoạch, liên tục.4) Sự tác động nh m thực hiện chức năng, nhiệm
vụ đã được định trước.
Quản lý nhà nước thường được hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa rộng và nghĩa h p
Quản lý nhà nước theo nghĩa rộng là toàn bộ mọi hoạt động của nhà nước nói
chung, mọi hoạt động mang tính chất nhà nước, nhằm th c hiện các nhiệm vụ, chức
năng của nhà nước”15. Chủ thể quản lý nhà nước theo nghĩa rộng bao gồm tất cả
các cơ quan nhà nước gồm cơ quan dân cử, cơ quan hành chính, Tòa án, Viện kiểm
sát từ Trung ương đến địa phương. Nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội khi được
nhà nước trao quyền cũng là chủ thể của quản lý nhà nước theo nghĩa này.
Quản lý nhà nước theo nghĩa h p là hoạt động quản lý do một loại cơ quan đặc
biệt thực hiện: các cơ quan hành chính nhà nước. Đó là hoạt động chấp hành Hiến
pháp, luật và điều hành trên cơ sở Hiến pháp, luật đó. Quản lý nhà nước theo nghĩa
h p chính là nghĩa vốn có của thuật ngữ quản lý nhà nước” trong khoa học Luật
hành chính xã hội chủ nghĩa, cũng như ở Việt Nam từ trước đến nay. Như vậy, chủ
thể trong quản lý nhà nước theo nghĩa này được giới hạn lại, chỉ bao gồm các cơ
quan hành chính nhà nước.
Trong phạm vi đề tài, tác giả sẽ nghiên cứu quản lý nhà nước theo nghĩa h p,
tức là hoạt động mang tính chấp hành và điều hành do các cơ quan hành chính nhà
nước thực hiện.
Quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xe cơ giới là sự tác động mang
tính tổ chức, tính điều chỉnh, tính quyền lực nhà nước, trên cơ sở khoa học và có kế
hoạch của các cơ quan hành chính nhà nước đối với các hoạt động bảo hiểm xe cơ
giới, được tiến hành một cách liên tục nh m hướng xã hội phát triển theo mục tiêu
được định trước của nhà nước.
1.1.2.2. ặc điểm quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xe cơ giới
14
Trường hành chính Trung Ương (1988), Những cơ ở khoa học và lý luận về quản lý nhà nước xã hội chủ
nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr. 9.
15
Nguyễn Cửu Việt (2008), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 19.
11
Cũng giống như các lĩnh vực quản lý nhà nước khác, quản lý nhà nước đối với
hoạt động bảo hiểm xe cơ giới vừa có những đặc trưng chung của quản lý nhà nước
như: 1) Tính chính trị; 2) Tính quyền lực; 3) Tính tổ chức - điều chỉnh; 4) Tính
chuyên nghiệp; 5) Tính liên tục; 6) Tính khoa học và kế hoạch; 7) Tính tổng hợp
Ngồi ra, quản lý nhà nước trong hoạt động bảo hiểm xe cơ giới cịn có một số
đặc trưng riêng như:
Thứ nhất, chủ thể quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xe cơ giới bao
gồm nhiều cơ quan như Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Cơng an, Bộ Giao thơng vận
tải, Bộ Y tế, Bộ Thông tin truyền thông, Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực
thuộc Trung Ương. Nhưng trong đó Bộ tài chính là cơ quan đóng vai trị chủ yếu
trong việc ban hành kế hoạch phát triển xe cơ giới, ban hành các quy tắc, điều
khoản về bảo hiểm xe; chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý khác trong việc
triển khai thực hiện; cũng như thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động
bảo hiểm xe cơ giới.
Thứ hai, đối tư ng ch u
quản lý trong hoạt động bảo hiểm xe khá rộng bao
gồm tất cả chủ xe cơ giới hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; các DNBH Việt Nam
hoạt động trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, các DNBH nước ngoài (thành lập và
kể cả không thành lập) được phép hoạt động tại Việt Nam; các tổ chức trung gian
trong việc môi giới, bán bảo hiểm như đại lý, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Các
đối tượng quản lý trên bao gồm nhiều thành phần kinh tế, nhiều trình độ khác nhau
nên đòi h i các chủ thể quản lý phải có cơ chế quản lý, giám sát vừa phù hợp tình
hình kinh tế-xã hội trong nước vừa phải đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.
Thứ ba, cơ chế quản lý phải linh hoạt. Đối với loại hình bắt buộc, để thực hiện
có hiệu quả thì cần có biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ, kiên quyết xử lý khi có
vi phạm xảy ra. Đối với loại hình tự nguyện, tạo mọi điều kiện để DNBH triển khai
kinh doanh bảo hiểm, chủ xe tham gia bảo hiểm tạo sự an tâm trong đời sống, sản
xuất. Đối với hai loại hình trên, cơng tác quản lý thể hiện ở việc ban hành văn bản
quy phạm pháp luật hướng dẫn các đối tượng quản lý thực hiện, tránh sự can thiệp
hành chính quá sâu, các cơ quan quản lý thật sự đóng vai trị là người cầm lái, chứ
khơng phải cầm chèo.
1.1.2.3. Mục đích quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xe cơ giới
Bảo hiểm xe cơ giới có vai trị quan trọng đối với chủ xe cơ giới, người thứ ba
bị thiệt hại và xã hội.
ối với chủ xe cơ giới
- Gi p chủ xe n đ nh đời ống, ản xuất kinh doanh: Nếu không tham gia bảo
hiểm, khi có tai nạn xảy ra, chủ xe cơ giới phải b tiền ra để khắc phục hậu quả, số
12
tiền này có khi vượt q khả năng tài chính của họ, khiến họ phải vay mượn hoặc
thậm chí bị phá sản. Tham gia bảo hiểm, họ chỉ phải trả một khoản tiền rất nh (phí
bảo hiểm), đổi lại khi tổn thất xảy ra, họ có thể n tâm vì đứng sau họ đã có
DNBH sẵn sàng bồi thường như đã cam kết. Nhờ đó mà đời sống, hoạt động sản
xuất kinh doanh của họ không bị đảo lộn. Cũng nhờ có bảo hiểm mà họ có thể kế
hoạch hóa được cái tưởng như khơng thể kế hoạch hóa được, đó là chi phí khắc
phục hậu quả của tai nạn bất ngờ.
- Tạo
an tâm về mặt tinh thần cho người điều khiển xe cơ giới: Con người
luôn muốn đảm bảo an tồn cho bản thân, gia đình của mình. Tham gia bảo hiểm,
chủ xe cơ giới chuyển những rủi ro đe dọa mình cho DNBH, nhờ đó mà họ có thể
yên tâm khi tổn thất xảy ra chắc chắn họ sẽ nhận được tiền bồi thường từ DNBH.
Khi đã giải t a nỗi lo sợ về thiệt hại vật chất, họ sẽ có tâm lý an tâm, tự tin khi điều
khiển xe cơ giới. Mặt khác, việc tham gia bảo hiểm cũng góp phần xoa dịu căng
th ng giữa chủ xe và người bị thiệt hại, vì cả chủ xe và người bị thiệt hại đều yên
tâm có DNBH chi trả bồi thường.
ối với người thứ ba
ư c bù đ p thiệt hại mà khơng phụ thuộc vào tình t ạng tài chính của chủ xe
cơ giới. Giả sử chủ xe cơ giới không mua bảo hiểm, khi gây tai nạn họ đang ở trong
tình trạng khó khăn thì khó có thể bồi thường cho người bị hại. Nhưng khi chủ xe
gây tai nạn có tham gia bảo hiểm, DNBH sẽ bồi thường những thiệt hại cho nạn
nhân một cách nhanh chóng kịp thời, gi p họ ổn định được tài chính và tinh thần.
ối với xã hội
- ề phịng hạn chế t n thất: ủi ro là điều không thể tránh kh i và triệt tiêu
được hoàn toàn. Do vậy, làm thế nào để giảm thiểu rủi ro, hạn chế đến mức thấp
nhất thiệt hại xảy ra là điều quan tâm của cả xã hội. Doanh nghiệp bảo hiểm cũng
vậy, qua công tác giám định, xử lý tai nạn xe cơ giới và giải quyết bồi thường,
DNBH xác định đâu là những nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn, từ đó đề xuất các
biện pháp đề phịng hạn chế tổn thất. Các biện pháp này làm giảm nguy cơ xuất hiện
rủi ro; nhờ đó mà giảm được số tiền bồi thường phải chi trả, tiết kiệm của cải xã
hội, làm tăng hiệu quả kinh doanh của DNBH và từ đó có điều kiện để giảm phí bảo
hiểm. Thực tế các DNBH đã chi nhiều khoản tiền không nh cho cơng tác đề phịng
hạn chế tổn thất như lắp gương cầu tại các đoạn đường gấp kh c nguy hiểm, làm
đường lánh nạn, trang bị bình cứu h a…
- Góp phần tăng thu ngân ách và đầu tư phát t iển kinh tế: Bảo hiểm xe cơ
giới chiếm tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm khá cao, là nghiệp vụ chủ lực trong các
loại hình bảo hiểm của DNBH nên bảo hiểm xe cơ giới góp phần tăng ngân sách
13
nhà nước thông qua việc nộp thuế của DNBH. Nguồn thu thuế này được Nhà nước
sử dụng một phần vào đầu tư hỗ trợ nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng,
giao thông đường bộ. Mặt khác, do đặc điểm của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm
xe cơ giới nói riêng là thời điểm thu phí bảo hiểm và bồi thường bảo hiểm thường
cách nhau một khoảng thời gian nên quỹ bảo hiểm có một thời gian nhàn rỗi khá dài
vì vậy nó là nguồn vốn đầu tư phát triển. Thông qua việc đầu tư như mua trái phiếu
Chính phủ, gửi tiền vào các tổ chức tín dụng, DNBH góp phần th c đẩy sự luân
chuyển, nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn trong nền kinh tế.
- Tạo cơ hội việc làm cho người lao động: Các DNBH ra đời và phát triển thu
h t được nhiều lao động vào làm tại trụ sở công ty, chi nhánh. Đặc biệt bảo hiểm xe
cơ giới chủ yếu được bán thông qua hệ thống đại lý nên sử dụng khá đơng đảo lực
lượng đại lý bảo hiểm. Tính đến năm 2011, ngành bảo hiểm đã thu h t được hơn
14.000 cán bộ, nhân viên và trên 140.000 đại lý bảo hiểm16.
Chính vì vậy, nhà nước cần phải quản lý hoạt động bảo hiểm xe cơ giới để bảo
hiểm xe cơ giới phát huy được các vai trò nêu trên. Khi thực việc công tác quản lý
Nhà nước phải đảm bảo các mục đích sau:
Thứ nhất, đảm bảo quyền và l i ích h p pháp của những người tham gia bảo
hiểm xe cơ giới bao gồm chủ xe cơ giới, người được hưởng quyền lợi bảo hiểm và
DNBH. Nhà nước phải có cơ chế để bảo vệ quyền lợi của chủ xe cơ giới, người
được hưởng quyền lợi bảo hiểm để họ được nhận kịp thời và đầy đủ số tiền bồi
thường theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, Nhà nước cũng phải kiên quyết xử lý
đối với tình trạng trục lợi của những người này.
Thứ hai, đảm bảo tính cơng bằng, tạo mơi t ường cạnh t anh lành mạnh t ong
hoạt động kinh doanh của các NBH. Nhà nước phải duy trì sự hoạt động ổn định
của hoạt động bảo hiểm xe cơ giới, kịp thời thích ứng với sự thay đổi của xã hội.
Các chủ thể quản lý phải thiết lập một thị trường bảo hiểm xe cơ giới có tính kỷ
luật, trật tự, kỷ cương. Cơ quan quản lý phải xác định điều kiện để các chủ thể tham
gia hoạt động kinh doanh bảo hiểm; việc kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm thực hiện
ra sao.
1.2. Chủ thể quản lý, đối tượng chịu sự quản lý trong hoạt động bảo hiểm xe cơ
giới
1.2.1. Chủ thể quản lý hoạt động bảo hiểm xe cơ giới
Như đã trình bày, quản lý nhà nước theo nghĩa h p là hoạt động quản lý do các
cơ quan hành chính nhà nước thực hiện. Việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo
16
Trang web Bảo hiểm xe máy, Th t ường bảo hiểm Việt Nam dưới góc nhìn người trong cuộc”,
cập nhật ngày 21/8/2011.
14
hiểm xe cơ giới cũng vậy, cũng do cơ quan hành chính nhà nước cao nhất là Chính
phủ thống nhất quản lý; Bộ tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực
hiện quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm; các Bộ có liên quan như Bộ Cơng an,
Bộ Giao thông vận tải, Bộ y tế, Bộ Thông tin và truyền thông, Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi quyền hạn của mình thực hiện
việc quản lý hoạt động bảo hiểm xe cơ giới theo quy định của pháp luật.
Điều 121 Luật kinh doanh bảo hiểm ngày 9/12/2000 và Chương III Nghị định
103/2008/NĐ-CP ngày 10/9/2008 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới, đã cụ thể hóa trách nhiệm của các cơ quan quản lý hoạt
động bảo hiểm như sau:
* Chính phủ
Thống nhất quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm, trong đó có bảo hiểm
xe cơ giới.
* Bộ Tài chính
Thị trường bảo hiểm là một phần của thị trường dịch vụ tài chính nên Bộ tài
chính là cơ quan rất quan trọng và có vai trị chủ lực trong việc quản lý hoạt động
kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới của các DNBH. Bộ tài chính có trách nhiệm trong
việc cấp giấy phép cho DNBH thành lập, hoạt động; ban hành kế hoạch chính sách
phát triển thị trường bảo hiểm xe cơ giới; ban hành quy tắc, điều khoản, biểu phí
bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự xe cơ giới hướng dẫn DNBH và các đối
tượng có liên quan thực hiện. Ngồi ra, Bộ tài chính cịn có trách nhiệm kiểm tra,
giám sát hoạt động của DNBH. Nếu phát hiện vi phạm, tùy theo mức độ Bộ tài
chính sẽ xử lý, thậm chí thu hồi giấy phép hoạt động của DNBH.
* Bộ Cơng An
Nếu như trách nhiệm của Bộ tài chính chủ yếu là quản lý hoạt động kinh
doanh của DNBH thì Bộ Cơng an là cơ quan quản lý có liên quan trực tiếp đến hoạt
động của người mua bảo hiểm. Việc chủ xe cơ giới có mua bảo hiểm trách nhiệm
dân sự bắt buộc hay không phần lớn phụ thuộc vào cơ quan công an, quan trọng
nhất là lực lượng cảnh sát giao thơng. Theo quy định thì chủ xe cơ giới phải xuất
trình cho cơ quan cảnh sát giao thông giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc
khi làm thủ tục đăng ký xe lần đầu. Thông qua tuần tra kiểm sốt, cảnh sát giao
thơng phát hiện và xử lý vi phạm hành chính người điều khiển xe cơ giới khơng có
hoặc khơng mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn hiệu lực,
yêu cầu chủ xe phải mua bảo hiểm. Là cơ quan thụ lý giải quyết tai nạn giao thông,
cơ quan cảnh sát giao thơng, cảnh sát điều tra cịn có trách nhiệm trong việc cung
cấp bản sao các tài liệu có liên quan tai nạn như biên bản khám nghiệm hiện trường,
15
sơ đồ hiện trường, biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan vụ tai nạn, biên
bản giải quyết tai nạn, thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu vụ tai nạn giao
thông cho doanh nghiệp bảo hiểm. Các tài liệu trên là căn cứ để DNBH tính tốn
mức độ bồi thường cho chủ xe vì một trong các cơ sở phát sinh trách nhiệm dân sự
là yếu tố lỗi.
Bộ Y tế
Liên quan trực tiếp đến việc cứu chữa và điều trị nạn nhân trong các vụ tai nạn
giao thông, các bệnh viện, trung tâm y tế ở Trung ương và địa phương theo sự chỉ
đạo của Bộ y tế, các cơ quan này có trách nhiệm cung cấp các bản sao hồ sơ bệnh
án, các tài liệu liên quan đến việc điều trị nạn nhân bị tai nạn giao thơng để tạo điều
kiện cho DNBH nhanh chóng hồn thiện hồ sơ bồi thường, đảm bảo quyền lợi cho
người tham gia bảo hiểm.
* Bộ Giao thông vận tải
Trách nhiệm chính của Bộ giao thơng vận tải là chỉ đạo các cơ quan Đăng
kiểm khi kiểm định an toàn kỹ thuật xe cơ giới phải yêu cầu chủ xe cơ giới xuất
trình Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc. Cơ quan đăng kiểm
chỉ được cấp tem và sổ kiểm định an toàn kỹ thuật cho xe cơ giới khi chủ xe có giấy
chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc còn hiệu lực. Qui định này đã kịp
thời khắc phục lỗ hổng trong việc bắt buộc chủ xe mua bảo hiểm trách nhiệm dân
sự bởi vì cơ quan cảnh sát giao thơng chỉ bắt buộc được chủ xe lần đầu khi đăng ký
xe, sau đó thì khơng kiểm sốt được chủ xe có mua bảo hiểm hay không. Tuy nhiên
quy định này chỉ áp dụng đối với xe ôtô và xe cơ giới tương tự cịn đối với xe mơtơ,
xe gắn máy ngồi bắt buộc mua bảo hiểm lần đầu khi đăng ký và xử phạt khi khơng
có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc (nhưng chưa được thực
hiện tốt) thì chưa có biện pháp kiểm sốt nào tốt hơn.
* Bộ Thông tin và t uyền thông
Bên cạnh các biện pháp hành chính thì cơng tác tun truyền, phổ biến pháp
luật về bảo hiểm xe cơ giới cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Ở các nước phát
triển việc mua bảo hiểm xe cơ giới đã trở thành ý thức tự giác của mỗi người vì họ
hiểu được tác dụng của việc mua bảo hiểm. Trong khi ở Việt Nam, việc mua bảo
hiểm xe cơ giới chủ yếu là vì bắt buộc, mua bảo hiểm nhưng trong rất nhiều trường
hợp người mua bảo hiểm không biết họ sẽ hưởng được quyền lợi gì, thủ tục để được
hưởng quyền đó ra sao. Do đó tuyên truyền về pháp luật bảo hiểm xe cơ giới là rất
cần thiết. Mục đích của việc tuyên truyền nh m tạo thói quen và nâng cao ý thức
của người dân trong việc chấp hành quy định pháp luật, mặt khác còn gi p người
mua bảo hiểm hiểu được quyền và lợi ích khi tham gia bảo hiểm. Với vai trò là cơ
16
quan thơng tin, Bộ thơng tin và truyền thơng có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan
thơng tấn, báo chí ở Trung ương và địa phương thường xuyên tuyên truyền, phổ
biến về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Đài truyền hình
Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam cũng dành những thời lượng nhất định để thường
xuyên tuyên truyền, phổ biến về bảo hiểm xe cơ giới.
* Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố t c thuộc T ung ương
Trong phạm vi địa phương mình quản lý, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng, các cấp chính
quyền tổ chức thực hiện bảo hiểm xe cơ giới, chỉ đạo các cơ quan thơng tấn, báo chí
địa phương thường xun tun truyền, phổ biến về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới. Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh cịn chỉ đạo lực lượng Cảnh
sát giao thơng và lực lượng cảnh sát khác có liên quan trên địa bàn tổ chức kiểm tra,
xử lý các chủ xe cơ giới không tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc.
1.2.2. ối tư ng ch u
quản lý t ong hoạt động bảo hiểm xe cơ giới
Bao gồm: Doanh nghiệp bảo hiểm, chủ xe cơ giới, tổ chức trung gian bảo
hiểm, Hiệp hội bảo hiểm.
* Doanh nghiệp bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt
động theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp
luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm17.
Doanh nghiệp bảo hiểm là đối tượng chịu sự giám sát, kiểm tra chủ yếu nhất
trong hoạt động quản lý bảo hiểm xe cơ giới của Nhà nước. Có thể nói doanh
nghiệp kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới là chủ thể kinh doanh khá đặc biệt. Tính đặc
biệt này thể hiện ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, Doanh nghiệp bảo hiểm triển khai loại hình bảo hiểm bắt buộc
theo quy định pháp luật nhưng không nhận được sự hỗ trợ về tài chính từ phía nhà
nước. Khác với các loại hình bảo hiểm bắt buộc khác như bảo hiểm y tế, bảo hiểm
xã hội, chủ thể thực hiện các hoạt động bảo hiểm trên là các cơ quan nhà nước, đơn
vị sự nghiệp có thu, hoạt động chủ yếu mang tính chất xã hội, nếu thu khơng đủ chi
thì sẽ được nhà nước bù lỗ. Còn hoạt động kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới của
DNBH là hoạt động kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận. Quỹ tài chính hình thành từ
nguồn thu phí bảo hiểm, nhưng phần lớn là nguồn vốn tự có ban đầu của DNBH
bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm tự chủ trong hoạt động kinh doanh, do đó phải
17
Khoản 5 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000.
17
tính tốn sao cho có lãi. Nếu tổng thu được ít hơn tổng chi thì DNBH cũng phải tự
gánh chịu.
Thứ hai, là đơn vị tự chủ kinh doanh nhưng DNBH phải tuân thủ theo quy
tắc, điều kiện, số tiền, mức phí bảo hiểm do Bộ tài chính quy định. Cụ thể đối với
loại hình bảo hiểm bắt buộc, DNBH phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp bảo hiểm và người mua bảo hiểm không được tự th a thuận với nhau
về mức phí, mức bồi thường hay điều kiện bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm có
nghĩa vụ phải bán bảo hiểm bắt buộc (trong khi bên mua bảo hiểm có quyền lựa
chọn DNBH để mua). Ngay cả trường hợp bên được bảo hiểm xảy ra tổn thất nhiều
lần, với mức độ thiệt hại lớn, thậm chí phát hiện có tình trạng trục lợi, DNBH hiểm
vẫn khơng có quyền từ chối bán bảo hiểm bắt buộc hay điều chỉnh tăng mức phí bên
mua bảo hiểm phải đóng.
Cũng giống như bất kỳ lĩnh vực nào khác, sự quản lý nhà nước đối với hoạt
động kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới của DNBH là hết sức cần thiết bởi các lý do
sau:
Thứ nhất, do hoạt động bảo hiểm xe cơ giới là hoạt động thương mại, mục
đích của DNBH là tìm kiếm lợi nhuận. DNBH sẽ tìm mọi cách để hoạt động có hiệu
quả. Tuy nhiên khơng phải doanh nghiệp bảo hiểm nào cũng đều kinh doanh bảo
hiểm có lãi. Năm 2012, có tới 17/29 doanh nghiệp bảo hiểm lỗ trong hoạt động kinh
doanh nghiệp vụ bảo hiểm. Đặc biệt, có doanh nghiệp lỗ liên tiếp trong nhiều năm
liền như Công ty bảo hiểm AAA suốt 7 năm lỗ nghiệp vụ, và ngày càng lỗ theo
hướng tăng dần như năm 2010 lỗ 25 tỷ đồng, năm 2011 lỗ 98 tỷ, năm 2012 lỗ 110
tỷ18. Kinh doanh bảo hiểm thua lỗ sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán bồi
thường, khó đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. Do đó, Nhà nước phải có chính
sách quy định về quản lý tài chính của DNBH như mức vốn pháp định là 300 tỷ
đồng, trích lập quỹ dự trữ bắt buộc, quỹ dự phòng nghiệp vụ, quy định mức vốn
được phép đầu tư tài chính để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm19.
Ngồi ra, cịn có các quy định khác về tiêu chuẩn của người quản trị, điều hành
doanh nghiệp bảo hiểm.
Thứ hai, bảo hiểm xe cơ giới là sản phẩm chủ lực của hầu hết các DNBH, dễ
xảy ra tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh, gây xáo trộn thị trường. Do đặc thù
của bảo hiểm xe cơ giới là dễ triển khai, nghiệp vụ mang tính đơn giản khơng địi
hịi trình độ cao như bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm xuất nhập
18
Báo Đầu tư chứng khoán onlie, Lãi trong lỗ”, cập nhật ngày 22/04/2013.
19
Xem Điều 4, Điều 8, Điều 14 Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chế
độ tài chính đối với DNBH và DNBH mơi giới bảo hiểm.
18
khẩu nên các DNBH đều tập trung triển khai bảo hiểm xe cơ giới, nhất là các
DNBH mới được thành lập. Để chiếm lĩnh thị trường, các DNBH này thường sử
dụng chính sách hạ phí, tăng hoa hồng và khuyến mãi cho khách hàng không theo
quy định pháp luật, thậm chí tìm cách né tránh, giảm mức bồi thường khi có tổn thất
xảy ra. Điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến DNBH hoạt động chân chính, gây mất
uy tín chung cho ngành bảo hiểm. Chính vì thế, Nhà nước phải can thiệp để bảo vệ
quyền lợi hợp pháp cho doanh nghiệp bảo hiểm, tạo môi trường cạnh tranh lành
mạnh cho các DNBH hoạt động.
Thứ ba, hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng theo mẫu do DNBH đưa ra, thuật
ngữ bảo hiểm mang tính chun ngành, khó hiểu. ất nhiều trường hợp do không
nắm vững các quy định trong hợp đồng bảo hiểm mà người được bảo hiểm không
được bồi thường hoặc nhận được mức bồi thường thấp hơn mức đáng lẽ được
hưởng. Vì vậy, Nhà nước cần thiết phải có biện pháp can thiệp đối với DNBH để
bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm.
Chủ xe cơ giới
Xe cơ giới trước đây tại Nghị định 30-HĐBT ngày 10/3/1988 về chế độ bảo
hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới được nêu ra theo phương pháp loại trừ:
Xe cơ giới nói ở đây là tất cả loại xe chạy trên đường bộ b ng động cơ của chính
chiếc xe đó (trừ xe đạp máy). Đến Nghị định 103/2008/NĐ-CP tại Khoản 3 Điều 3
thì xe cơ giới được nêu dưới hình thức liệt kê. Xe cơ giới bao gồm xe ô tô, máy kéo,
xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử
dụng vào mục đích an ninh, quốc phịng (kể cả rơ-mc và sơ mi rơ-mc được kéo
bởi xe ô tô hoặc máy kéo), xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các
loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) có tham gia giao
thơng.
Chủ xe cơ giới theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 103/2008/NĐ-CP
là chủ sở hữu xe cơ giới hoặc được chủ sở hữu xe cơ giới giao chiếm hữu, sử dụng
hợp pháp, điều khiển xe cơ giới. Như vậy, khái niệm chủ xe cơ giới khá rộng, bao
gồm mọi cá nhân, tổ chức (kể cả Việt Nam và nước ngồi) có quyền sở hữu xe hoặc
được giao quyền sử dụng xe hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam.
Như đã trình bày, những thiệt hại do xe cơ giới gây ra là rất lớn, nhưng không
phải chủ xe nào cũng có khả năng tài chính để khắc phục hậu quả. Do đó để giảm
bớt những áp lực về tài chính, ổn định đời sống kinh tế xã hội, Nhà nước bắt buộc
chủ xe phải tham gia loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự, đồng thời cũng tạo
điều kiện để chủ xe tham gia các loại hình bảo hiểm tự nguyện khác.
19
* T chức t ung gian bảo hiểm
Tổ chức trung gian bảo hiểm gồm Đại lý bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm.
- ại lý bảo hiểm: là tổ chức, cá nhân được DNBH ủy quyền cơ sở hợp đồng
đại lý bảo hiểm để thực hiện các hoạt động: Giới thiệu, chào bán bảo hiểm; thu xếp
việc giao kết hợp đồng bảo hiểm; thu phí bảo hiểm; thu xếp giải quyết bồi thường,
trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Đại lý bảo hiểm là người đại diện cho
doanh nghiệp bảo hiểm.
Đại lý bảo hiểm xe cơ giới là kênh bán hàng chủ yếu trong khâu khai thác bảo
hiểm xe cơ giới. Họ chiếm một số lượng khá đông đảo. Hoạt động của đại lý bảo
hiểm nh m mục đích hưởng hoa hồng bảo hiểm. Vì vậy, để đạt được nhiều hoa
hồng không tránh kh i trường hợp đại lý bảo hiểm tư vấn không đ ng, không rõ
ràng làm ảnh hưởng quyền lợi khách hàng. Thậm chí, một đại lý có thể bán bảo
hiểm xe cơ giới cho nhiều doanh nghiệp bảo hiểm, trong khi pháp luật quy định chỉ
cho phép được làm đại lý của một doanh nghiệp bảo hiểm20. Đại lý có thể gây sức
ép buộc doanh nghiệp bảo hiểm chi hoa hồng cao hơn mức quy định hoặc có thể
hướng khách hàng mua sản phẩm bảo hiểm của DNBH có hoa hồng cao hơn, b
qua DNBH có hoa hồng thấp, dù DNBH này có chất lượng phục vụ tốt hơn. Đặc
biệt, để đạt chỉ tiêu khen thưởng, đại lý còn sử dụng hoa hồng bảo hiểm chiết khấu,
giảm phí trực tiếp cho khách hàng. Điều này đã gây nên tình trạng khá lộn xộn trên
thị trường bảo hiểm xe cơ giới trong thời gian qua.
- oanh nghiệp môi giới bảo hiểm là doanh nghiệp thực hiện hoạt động môi
giới bảo hiểm như cung cấp thơng tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản,
phí bảo hiểm, DNBH cho bên mua bảo hiểm; tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong
việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, biểu phí
bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm; đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm
giữa DNBH và bên mua bảo hiểm.
Hoạt động của doanh nghiệp mơi giới bảo hiểm cũng nh m mục đích hưởng
hoa hồng. Khác với đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là người đại
diện cho khách hàng. Quy định pháp luật cho phép doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
có thể cộng tác với bất kỳ DNBH nào. Do đó cũng xảy ra tình trạng doanh nghiệp
mơi giới bảo hiểm ép DNBH giảm phí, mở rộng điều khoản điều kiện không đ ng
quy định.
20
Khoản 3 Điều 28 Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật kinh doanh bảo hiểm.
20
Các tổ chức trung gian bảo hiểm nêu trên chỉ là cầu nối giữa DNBH và người
mua bảo hiểm nhưng hoạt động của tổ chức trung gian bảo hiểm có ảnh hưởng
khơng nh đến quyền và lợi ích của bên mua bảo hiểm cũng như DNBH. Chính vì
vậy địi h i phải có sự quản lý của nhà nước với những căn cứ pháp lý cụ thể để
ràng buộc trách nhiệm của tổ chức trung gian bảo hiểm nh m bảo vệ quyền, lợi ích
của các bên tham gia trong quan hệ bảo hiểm, th c đẩy hoạt động bảo hiểm xe cơ
giới phát triển”21.
Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam
Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam là một tổ chức xã hội nghề nghiệp được thành lập
từ năm 1999. Hiệp hội có vai trị là hỗ trợ, tạo điều kiện các DNBH hoạt động theo
đ ng định hướng chiến lược phát triển mà Nhà nước đề ra. Bên cạnh đó, Hiệp hội
cũng kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước những khó khăn, vướng mắc mà
DNBH gặp phải trong quá trình triển khai bảo hiểm xe cơ giới. Hiệp hội cũng thay
mặt các DNBH đóng góp ý phản biện các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt
động bảo hiểm xe cơ giới. Có thể xem vai trị Hiệp hội bảo hiểm là cầu nối giữa
DNBH với các cơ quan quản lý nhà nước. Hoạt động của Hiệp hội bảo hiểm cũng
phải tuân theo quy định pháp luật và tất nhiên Hiệp hội bảo hiểm cũng chịu sự quản
lý của các cơ quan nhà nước.
1.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xe cơ giới
Như đã trình bày, quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm xe cơ giới là
sự tác động, điều chỉnh của chủ thể quản lý nhà nước lên các đối tượng chịu sự quản
lý nh m thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động bảo hiểm xe cơ
giới.
Theo quy định tại Điều 120 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 thì nội dung
quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo hiểm gồm 10 điều khoản chia thành hai
nhóm như sau:
Thứ nhất, hoạt động quản lý chung bao gồm các nội dung
Một là, xây d ng khung pháp lý cho hoạt động bảo hiểm xe cơ giới qua việc
ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm xe
cơ giới; xây dựng kế hoạch, chính sách phát triển thị trường bảo hiểm; tổ chức
thông tin và dự báo tình hình thị trường bảo hiểm; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
bảo hiểm22.
21
Lê Thị Thảo (2010), Vai trò và trách nhiệm của đại lý bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm ,
Nghi n cứu lập pháp, (02), tr.16.
22
Khoản 1, Khoản 5, Khoản 6 Điều 120 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000.