Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan thi hành án dân sự địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

TƠ MINH TÂM

THANH TRA, KIỂM TRA ĐỐI VỚI
CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
ĐỊA PHƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60380102

Người hướng dẫn khoa học: PGS - TS TRƯƠNG ĐẮC LINH

Tp. Hồ Chí Minh – 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu sử
dụng trong bài viết là chính xác và trung thực. Nếu có sai trái, tôi xin chịu trách
nhiệm trước Hội đồng chấm điểm và nhà trường theo Quy chế đào tạo sau đại
học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo.
TP.HCM, ngày 05 tháng 10 năm 2013
Người cam đoan

Tô Minh Tâm


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ THANH TRA,
KIỂM TRA ĐỐI VỚI CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ĐỊA
PHƯƠNG ....................................................................................................... 5
1.1. Khái niệm về thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan Thi hành án dân sự
địa phương .. ............................................................................................ 5
1.1.1. Khái niệm thanh tra đối với cơ quan Thi hành án dân sự
địa phương ....................................................................................... 5
1.1.2. Khái niệm kiểm tra đối với cơ quan Thi hành án dân sự
địa phương ....................................................................................... 10
1.1.3. Sự khác nhau giữa thanh tra và kiểm tra đối với cơ quan Thi hành án
dân sự địa phương ........................................................................ 11
1.2. Nguyên tắc thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan Thi hành án dân
sự địa phương ........................................................................................ 15
1.2.1.
Nguyên tắc thanh tra đối với cơ quan Thi hành án dân sự địa
phương ............................................................................................ 15
1.2.2.
Nguyên tắc kiểm tra đối với cơ quan Thi hành án dân sự địa
phương ............................................................................................ 19
1.3. Chủ thể thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan Thi hành
án dân sự địa phương ........................................................................... 21
1.3.1. Chủ thể có thẩm quyền thanh tra đối với cơ quan Thi hành án dân
sự địa phương ................................................................................ 21
1.3.2. Chủ thể có thẩm quyền kiểm tra đối với cơ quan Thi hành án dân
sự địa phương ................................................................................. 24
1.4. Nội dung thanh tra, kiểm tra trong hoạt động thi hành án dân sự
địa phương ............................................................................................ 25
1.4.1.
Nội dung thanh tra đối với cơ quan Thi hành án dân sự địa

phương ........................................................................................... 25


1.4.2. Nội dung kiểm tra đối với cơ quan Thi hành án dân sự địa phương
..................................................................................................................... 28
1.5 . Trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan
Thi hành án dân sự địa phương .......................................................... 31
1.5.1. Kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan Thi hành án
dân sự địa phương .......................................................................... 31
1.5.2.
Thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan
Thi hành án dân sự địa phương ...................................................... 34
1.5.3. Kết luận và thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra đối với cơ
quan Thi hành án dân sự địa phương ............................................ 35
Kết luận Chương 1 ............................................................................................39
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THANH TRA, KIỂM TRA ĐỐI VỚI
CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ĐỊA PHƯƠNG (TỪ THỰC
TIỄN TỈNH LONG AN) VÀ KIẾN NGHỊ ................................................ 40
2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên - xã hội tỉnh Long An và các cơ
quan Thi hành án dân sự tại tỉnh Long An ..................................... 40
2.1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Long
An .................................................................................................... 40
2.1.2. Một vài nét về công tác tư pháp tỉnh Long An ........................... 40
2.1.3. Các cơ quan Thi hanh án dân sự tỉnh Long An
......................... 41
2.1.4. Tình hình thi hành án dân sự tại tỉnh Long An ............................... 43
2.2 . Thực trạng hoạt động thanh tra đối với cơ quan Thi hành án
dân sự địa phương và kiến nghị ........................................................ 44
2.2.1. Thực trạng hoạt động thanh tra của Thanh tra Chính phủ
đối với các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương ... ................... 44

2.2.2. Thực trạng hoạt động thanh tra của Thanh tra Bộ Tư pháp
đối với các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương ................... 45
2.2.3. Nhận xét và kiến nghị về hoạt động thanh tra đối với các cơ
quan Thi hành án dân sự địa phương ............................................ 51


2.3. Thực trạng hoạt động kiểm tra đối với cơ quan Thi hành án dân
sự địa phương và kiến nghị .................................................................... 62
2.3.1. Thực trạng hoạt động kiểm tra của Tổng Cục Thi hành án dân sự
đối với các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương ....................... 62
2.3.2. Thực trạng hoạt động kiểm tra của các cơ quan Thi hành án
dân sự địa phương .......................................................................... 67
2.3.4. Nhận xét và kiến nghị về hoạt động kiểm tra đối với các cơ
quan Thi hành án dân sự địa phương ............................................ 79
Kết luận Chương 2 ........................................................................................ 84
KẾT LUẬN .................................................................................................... 86


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thi hành án dân sự là giai đoạn cuối cùng của quá trình tố tụng, là một hoạt
động nhằm đưa Bản án, Quyết định về phần dân sự của Toà án, quyết định của Hội
đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và quyết định của Trọng tài thương mại đã có hiệu
lực pháp luật ra thi hành trên thực tế.
Việc các Bản án, Quyết định của Toà án được thi hành đúng pháp luật trên
thực tế khơng chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức mà cịn có ý nghĩa trong
việc nâng cao năng lực quản lý nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa,

đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa.
Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã xác định công tác thi hành án dân sự
là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Tư pháp, đã có nhiều quan tâm
chỉ đạo, ban hành các Nghị quyết, uật và các văn bản dưới luật về v n đề này.
Ngày 14/11/2008, Quốc hội khố XII thơng qua uật Thi hành án dân sự, theo đó
việc tổ chức và quản lý thi hành án dân sự thay đổi, cơ quan Thi hành án dân sự
được tổ chức theo hệ thống thống nh t từ trung ương xuống địa phương, các quy
định về thi hành án dân sự chặt chẽ hơn, bảo đảm sự quản lý các cơ quan Thi hành
án dân sự tập trung thống nh t, tổ chức và hoạt động của các cơ quan Thi hành án
dân sự từng bước được kiện toàn đi vào nề nếp, về chun mơn nghiệp vụ đã có
nhiều chuy n biến tích cực đạt được nhiều kết quả khả quan.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt làm được, công tác thi hành án dân sự hiện
v n còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng m c cần phải được giải quyết. Hiệu quả công
tác thi hành án dân sự đạt được chưa thật sự bền vững, chưa đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ; Hoạt động thi hành án chưa thật sự đảm bảo được tính cơng bằng và
nghiêm minh của pháp luật; Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã đạt một số kết
quả nhưng còn những vụ việc tồn đọng kéo dài chưa được giải quyết; Công tác ch p
hành kỷ cương, kỷ luật của một số cán bộ, công chức thi hành án chưa nghiêm, v.v.
Đây là v n đề r t bức xúc đang đặt ra trong công tác thi hành án dân sự hiện
nay. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân, như: Hệ thống các văn bản pháp lý về
thi hành án dân sự chưa đầy đủ, chậm được bổ sung, sửa đổi kịp thời; Công tác
thanh tra, ki m tra thi hành án dân sự chưa được chú trọng đúng mức.


2

Vì vậy, đ giải quyết tình trạng trên và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án
dân sự, chúng ta cần nghiên cứu đề ra các giải pháp đồng bộ, thống nh t trong công
tác thi hành án dân sự, đặc biệt là công tác thanh tra, ki m tra đối với các cơ quan

Thi hành án dân sự địa phương. Vì cơng tác thanh tra, ki m tra thi hành án dân sự là
nhiệm vụ thiết yếu, thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước về thi hành án dân
sự; thơng qua đó phát hiện những khuyết đi m, vi phạm, giúp cho cơ quan Thi hành
án dân sự kh c phục, rút kinh nghiệm và xử lý kịp thời, đảm bảo các bản án, quyết
định của Tịa án được thi hành triệt đ , chính xác, đầy đủ, đúng pháp luật. Công tác
thanh tra, ki m tra thi hành án dân sự còn giúp cơ quan quản lý nhà nước về thi
hành án dân sự xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định pháp luật về
công tác thi hành án dân sự.
Với t t cả những lý do trên, tôi chọn Đề tài “ h nh t
t
ơ
u n th h nh n
hành chính.

n

hương làm luận văn thạc sĩ luật chuyên ngành uật

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Những năm gần đây, đã có một số cơng trình nghiên cứu về v n đề thi hành án
dân sự, như: Đề tài nghiên cứu khoa học c p Bộ “Mơ hình quản lý thống nhất công
tác thi hành án", mã số 96-98- 027/ĐT do Cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp
chủ trì thực hiện; Đề tài c p Nhà nước đang thực hiện: “ uận cứ khoa học của việc
đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án ở Việt Nam trong giai đoạn mới” do Bộ
Tư pháp chủ trì; Đề tài: “Thi hành án dân sự, thực trạng và hướng hoàn thiện của
Dự án VIE/98/001” do Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện dự án. iên quan đến thi hành
án dân sự cịn có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, như: uận án tiến sĩ luật
học “Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn
Thanh Thuỷ (bảo vệ năm 2008 tại Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh); uận án tiến sĩ luật học “Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động thi

hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Quang Thái (bảo vệ năm 2008
tại Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh); Các uận văn thạc sĩ
luật học như: “Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, thực tiễn áp dụng và
hướng hoàn thiện" của tác giả Nguyễn Cơng ong; “Hồn thiện pháp luật thi hành
án dân sự" của tác giả Nguyễn Thanh Thủy; “Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
trong lĩnh vực thi hành án dân sự” của tác giả ê Thị ệ Duyên; “Xử phạt hành
chính trong thi hành án dân sự” của tác giả Hồ Chí Bửu Nghi; “Tổ chức và hoạt
động của cơ quan Thi hành án dân sự cấp tỉnh (từ thực tiễn thành phố Hồ Chí


3

Minh)” của tác giả Nguyễn Thị Huỳnh Phượng; “Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực
thi hành án dân sự” của tác giả Đinh Duy Bằng. Ngồi ra, cịn có một số bài báo
khoa học đăng trên các tạp chí, như: Bài viết “Thực trạng và một số kiến nghị

nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự” của tác giả Nguyễn
Thanh Thuỷ đăng trên Tạp chí kiểm sát, số 10/2008; “Công tác ki m sát thi
hành án dân sự theo uật THADS 2008” của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng
đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số chuyên đề Thi hành án dân sự và
v n đề xã hội hoá năm 2009; “Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ
quan, tổ chức hữu quan trong thi hành án dân sự” của tác giả ê Anh Tu n
đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số tháng 10/2009; v.v.
Các cơng trình nêu trên đã có nội dung nghiên cứu về thi hành án dân sự ở
những góc độ, khía cạnh và mức độ khác nhau, nhưng chưa có cơng trình nào
chun nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống về thanh tra, ki m tra đối với cơ quan
Thi hành án dân sự ở địa phương nói chung, trong đó có các cơ quan Thi hành án
dân sự tại tỉnh ong An nói riêng. Vì vậy, đề tài “Thanh tra, ki m tra đối với cơ
quan Thi hành án dân sự địa phương” của luận văn này khơng tr ng l p với các
cơng trình đã được công bố ở nước ta những năm gần đây.

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích những v n đề lý luận, pháp lý và thực tiễn thanh tra, ki m
tra đối với cơ quan Thi hành án dân sự địa phương, tác giả luận văn đề xu t các giải
pháp nhằm góp phần hồn thiện cơng tác thanh tra, ki m tra đối với các cơ quan Thi
hành án dân sự ở địa phương nước ta nói chung, các cơ quan Thi hành án dân sự tại
tỉnh ong An, nơi tác giả cơng tác nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
Đ đạt được mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý về về thanh tra, ki m tra đối với cơ quan
Thi hành án dân sự địa phương.
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động thanh tra, ki m tra đối với cơ quan Thi hành
án dân sự tại tỉnh ong An, nơi tác giả đang công tác.
- Đề xu t các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra, ki m tra đối với
cơ quan Thi hành án dân sự địa phương nói chung, ở tỉnh ong An nói riêng.


4

4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ luật học chuyên ngành luật hành chính, tác
giả chỉ tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận, pháp lý và thực trạng về thanh tra,
ki m tra đối với cơ quan Thi hành án dân sự địa phương.
uận văn tập trung khảo sát thực tiễn hoạt động thanh tra, ki m tra đối với các
cơ quan Thi hành án dân tại tỉnh ong An, nơi tác giả đang công tác và trong thời
gian những năm gần đây (từ năm 2009 đến năm 2013), k từ khi uật Thi hành án
dân sự năm 2008 có hiệu lực thi hành (01/7/2009).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở quan đi m duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa
Mác- ênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, tác giả sử dụng các

phương pháp cụ th như: Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương
pháp thống kê, v.v. đ giải quyết những v n đề đặt ra của đề tài.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
- uận văn là cơng trình nghiên cứu cơ bản, có tính hệ thống về thanh tra,
ki m tra đối với các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương ở nước ta.
- Một số kiến nghị của tác giả nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật và thực
tiễn hoạt động thanh tra, ki m tra đối với các cơ quan Thi hành án dân sự địa
phương nếu được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham khảo, tiếp thu sẽ góp
phần đổi mới và tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, ki m tra đối với
công tác thi hành án dân sự ở nước ta nói chung và công tác thi hành án dân sự ở địa
phương nói riêng.
- uận văn cịn là tài liệu tham khảo cho giảng viên, học viên, sinh viên
chuyên ngành luật hành chính và những người làm cơng tác thực tiễn liên quan đến
lĩnh vực thi hành án dân sự, cũng như ai quan tâm đến đề tài này.
7. Cơ cấu của Luận văn
uận văn ngoài ời mở đầu, Kết luận, các Phụ lục và Danh mục tài liệu tham
khảo, gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan Thi
hành án dân sự địa phương.
Chương 2: Thực trạng về thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan Thi hành án dân
sự địa phương (từ thực tiễn tỉnh Long An) và kiến nghị.


5

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ THANH TRA, KIỂM TRA
ĐỐI VỚI CƠ QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ĐỊA PHƯƠNG
1.1. Khái niệm về thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan Thi hành án dân sự địa

phương:
1.1.1. Khái niệm thanh tra thi hành án dân sự
Theo Đại Từ đi n Tiếng Việt, thanh tra được hi u là hoạt động “điều tra, xem
xét để làm rõ sự việc”1. Tức là trực tiếp xem xét làm rõ các tình tiết của vụ việc đ
đi đến kết luận đúng hay sai, đồng thời làm rõ tính ch t, mức độ, nguyên nhân và
hậu quả của vụ việc.
Xét ở góc độ quản lý nhà nước, thanh tra là hoạt động thực thi quyền lực nhà
nước, là phương thức bảo đảm cho quyền lực nhà nước trong quản lý nhà nước
được thực hiện đúng phạm vi, quyền hạn mà pháp luật quy định. Thanh tra là những
hoạt động thiết yếu, thường xuyên của công tác quản lý nhà nước, ở đâu có quản lý
thì ở đó có thanh tra. Chính vì vậy, khi bàn về quản lý nhà nước, về ý nghĩa, tầm
quan trọng của công tác thanh tra, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Thanh tra là một
nhiệm vụ vẻ vang và quan trọng. Nó theo dõi, xem xét việc chấp hành đúng đắn
đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Chính phủ”. Như thế đủ
hi u, công tác thanh tra giống như “ngọn đèn pha” giúp nhìn rõ ưu đi m, khuyết
đi m, n m ch c tình hình trong lãnh đạo, quản lý. Vì thế, “cấp lãnh đạo các bộ,
ngành, các cấp nhất định phải có cơ quan thanh tra của mình để theo dõi công tác
ngay từ đầu, kịp thời uốn nắn, sửa chữa sai lầm, thiếu sót có thể xảy ra, đồng thời
phải trực tiếp chỉ đạo cơ quan thanh tra của mình”2.
Thanh tra là một khâu quan trọng trong chu trình quản lý nhà nước, đòi hỏi
phải tuân theo những nguyên t c và trình tự do pháp luật quy định. Thanh tra nhà
nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp
luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao
gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành3.
1

Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hố - Thơng tin, Hà Nội, tr.1529.
Nguyễn Th ng
ợi (2011), Thanh tra, kiểm tra lĩnh vực thi hành án dân sự, tr.3

www.moj.gov.vn/TongCucThiHanhAn/News/
3
Khoản 1 Điều 3 uật Thanh tra năm 2010.
2


6

Thanh tra thi hành án dân sự là một khái niệm hồn tồn mới, hiện nay chưa
được sử dụng chính thức trong một văn bản pháp luật nào. Tuy nhiên, theo Khoản 1
Điều 17 uật Thanh tra năm 2010 và Điều 1 và khoản 2 Điều 7 Nghị định
74/2006/NĐ-CP ngày 01/8/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh
tra Tư pháp, có th hi u: Thanh tra thi hành án dân sự là hoạt động của cơ quan
Thanh tra nhà nước, bao gồm Thanh tra Chính phủ và Thanh tra Bộ Tư pháp đối
với các cơ quan Thi hành án dân sự trong việc thực hiện chính sách, pháp luật
thuộc nhiệm vụ, quyền hạn (thẩm quyền) theo quy định của pháp luật trong hoạt
động thi hành án dân sự.
Trong lĩnh vực thi hành án dân sự, một lĩnh vực phức tạp liên quan đến nhiều
mặt trong đời sống xã hội, mà vốn dĩ bản thân các lĩnh vực đó đã r t phức tạp như
lĩnh vực đ t đai, tài chính, ngân hàng, bán đ u giá tài sản, chuy n nhượng tài sản…
Đồng thời, đây là lĩnh vực ln động chạm đến quyền, lợi ích của nhân dân và g n
liền với v n đề vật ch t cụ th , trực tiếp ảnh hưởng đến quyền về tài sản, nhân thân
của các bên đương sự và những người có liên quan. Việc tổ chức thi hành bản án,
quyết định của Toà án sẽ làm phát sinh, thay đổi hoặc ch m dứt quyền và nghĩa vụ
về tài sản của các bên đương sự. Vì vậy, việc không ch p hành án, chống đối thi
hành án của người phải thi hành án luôn luôn xảy ra; Bên cạnh đó, cịn phải k đến
sức “cám dỗ” vật ch t - nguồn gốc có th làm phát sinh các hành vi tiêu cực của cán
bộ thi hành án, Ch p hành viên. Do đó, bên cạnh việc khơng ngừng phát huy phẩm
ch t đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ ch p hành viên, cán bộ thi hành án thì vai trị
thanh tra trong lĩnh vực này r t quan trọng.

Khái niệm thanh tra thi hành án dân sự có th khái quát như sau: Thanh tra thi
hành án dân sự là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp
luật quy định được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Thanh tra Chính phủ và
Thanh tra Bộ Tư pháp) tiến hành đối với hoạt động của các cơ quan Thi hành án
dân sự, của các chấp hành viên, cán bộ cơng chức của cơ quan này trong việc thực
hiện chính sách, pháp luật và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Qua khái niệm trên, thanh tra thi hành án dân sự có một số đặc đi m sau:
Thứ nhất, Thanh tra thi hành án dân sự vừa là thanh tra hành chính vừa là
thanh tra chuyên ngành.
Do hoạt động thi hành án dân sự là hoạt động mang tính ch t hành chính - tư
pháp nên thanh tra trong hoạt động thi hành án dân sự vừa thuộc thanh tra hành
chính, lại vừa thuộc thanh tra chuyên ngành, t y từng đối tượng và trường hợp cụ


7

th mà hoạt động thanh tra này được coi là thanh tra hành chính hoặc thanh tra
chuyên ngành.
Trước hết, Thanh tra thi hành án dân sự là thanh tra hành chính.
Vì theo Khoản 2 Điều 3 uật Thanh tra 2010 quy định: Thanh tra hành chính
là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ
chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ,
quyền hạn được giao; Còn theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 74/2009/NĐ-CP
ngày 09/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng d n thi hành một số điều
của uật Thi hành án dân sự, cơ quan Thi hành án dân sự và công chức làm công
tác thi hành án dân sự, hệ thống tổ chức cơ quan Thi hành án dân sự được tổ chức
và quản lý tập trung, thống nh t theo ngành dọc, đứng đầu là Tổng Cục trưởng
Tổng Cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.
Hoạt động thanh tra của Thanh tra Bộ Tư pháp đối với cơ quan Thi hành án
dân sự địa phương trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn

trong lĩnh vực thi hành án dân sự là hoạt động thanh tra hành chính.
Mặt khác, Thanh tra đối với cơ quan Thi hành án dân sự địa phương trong việc
ch p hành pháp luật về thi hành án dân sự là thanh tra chuyên ngành.
Điều này được lý giải như sau: Khoản 3 Điều 3 uật Thanh tra năm 2010 quy
định: Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp
hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý
thuộc ngành, lĩnh vực đó.
Khoản 2 và 3, Điều 7 của Nghị định số 74/2006/NĐ-CP của Chính phủ, quy
định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Tư pháp như sau: Thanh tra chuyên
ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc ch p hành pháp luật chuyên
ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp theo quy định của pháp
luật, trong đó có việc ch p hành pháp luật của các cơ quan Thi hành án dân sự địa
phương.
Trong trường hợp, qua thanh tra phát hiện các cơ quan, tổ chức, cá nhân có
hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi
hành án dân sự thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 7 của Nghị định số
60/2009/NĐ-CP ngày 23/7/2009 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực tư pháp.


8

Từ những quy định của các văn bản pháp luật trên cho th y hoạt động thanh
tra đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc ch p hành pháp luật về thi hành án
dân sự là thanh tra chuyên ngành.
Nói tóm lại, thanh tra trong lĩnh vực thi hành án dân sự vừa thuộc thanh tra
hành chính lại vừa thuộc thanh tra chuyên ngành, t y từng đối tượng và trường hợp
cụ th mà hoạt động thanh tra này được coi là thanh tra hành chính hoặc thanh tra
chuyên ngành4.

Thứ hai, Thanh tra đối với các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương chỉ do
Thanh tra Chính phủ và Thanh tra Bộ Tư pháp tiến hành.
Khác với thanh tra đối với các lĩnh vực quản lý nhà nước khác, thanh tra đối
với lĩnh vực thi hành án dân sự địa phương chủ yếu do Thanh tra Bộ Tư pháp trực
tiếp thực hiện (chỉ trong những trường hợp đặc biệt Thanh tra Chính phủ cũng có
th tiến hành thanh tra đối với các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương theo
thẩm quyền).
Ví dụ: Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức thi hành
bản án (phần dân sự) trong vụ án “Bình Hà an” hay vụ án Epco Minh Phụng. Việc
tổ chức thi hành án có nhiều sai phạm, Thanh tra Bộ Tư pháp đã tiến hành thanh tra
việc tổ chức thi hành án vụ việc trên.
Ở địa phương có Cục Thi hành án dân sự c p tỉnh nhưng khác với các Sở
thuộc UBND c p tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh khơng có cơ quan Thanh tra
trong khi đó các Sở khác đều có cơ quan Thanh tra chuyên ngành trực thuộc.
Ví dụ, Thanh tra Sở Tư pháp, Thanh tra Sở xây dựng, Thanh tra Sở Công
thương, Thanh tra Sở Giáo dục - Đào tạo, v.v.
Khác với thanh tra hoạt động thi hành án dân sự ở địa phương, thanh tra trong
các lĩnh vực quản lý nhà nước khác, như lĩnh vực xây dựng, lĩnh vực giáo dục, lĩnh
vực y tế, v.v. thanh tra trong các lĩnh vực này do Thanh tra Chính phủ, Thanh tra
Bộ, ngành ở trung ương và Thanh tra tỉnh và cả thanh tra các Sở, ngành thuộc
UBND c p tỉnh đều có thẩm quyền tiến hành thanh tra.
Hoạt động thanh tra trong lĩnh vực xây dựng ở địa phương có th do Thanh tra
Bộ Xây dựng trực tiếp thanh tra, cũng có th do Thanh tra tỉnh, hoặc Thanh tra Sở
Xây dựng trực tiếp thanh tra. Tương tự, trong lĩnh vực y tế cũng vậy: Thanh tra Bộ
Y tế và Thanh tra tỉnh, Thanh tra Sở Y tế đều có quyền thanh tra trực tiếp trong lĩnh
4

Nguyễn Th ng
ợi (2011), Thanh tra, kiểm tra lĩnh vực thi hành án dân sự, tr.5
www.moj.gov.vn/TongCucThiHanhAn/News/Lists



9

vực y tế ở địa phương. Trong khi đó, thanh tra đối với hoạt động thi hành án dân sự
ở địa phương chủ yếu do Thanh tra Bộ Tư pháp thực hiện, hãn hữu Thanh tra Chính
phủ mới tiến hành thường theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ ba, Cơ sở pháp lý của thanh tra đối với các cơ quan Thi hành án dân sự
địa phương, trước hết là Luật Thi hành án dân sự năm 2008.
Cơ sở pháp lý của hoạt động thanh tra trong lĩnh vực thi hành án dân sự ở địa
phương là uật Thi hành án dân sự năm 2008 và các văn bản do Chính phủ ban
hành trên cơ sở và nhằm thi hành các quy định của uật Thi hành án dân sự năm
2008, như: Nghị định số 74/2006/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động
của Thanh tra Tư pháp, Nghị định số 74/2009/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định
chi tiết và hướng d n thi hành một số điều của uật Thi hành án dân sự về cơ quan
quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác
thi hành án dân sự; Trong khi đó cơ sở pháp lý của thanh tra trong lĩnh vực xây
dựng là uật Xây dựng, trong lĩnh vực y tế là uật Y tế và các văn bản hướng d n
chuyên ngành các luật này, v.v.
Thứ tư, Mục đích thanh tra đối với các cơ quan Thi hành án dân sự địa
phương là nhằm bảo đảm cho các bản án, quyết định của Tòa án được thi hành đầy
đủ, chính xác và đúng pháp luật.
Mục đích của thanh tra thi hành án dân sự là nhằm giúp cơ quan quản lý nhà
nước về thi hành án dân sự phát hiện ra những khuyết đi m, vi phạm, thiếu sót của
cơ quan Thi hành án dân sự địa phương đ cho các cơ quan Thi hành án dân sự ở
địa phương sửa chữa, kh c phục; đảm bảo các bản án, quyết định của Tòa án được
thi hành triệt đ , chính xác, đầy đủ, đúng pháp luật; giúp cho thủ trưởng cơ quan
Thi hành án dân sự có biện pháp xử lý kịp thời, đúng mức đối với những vi phạm;
uốn n n, kh c phục những sai sót của thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự c p
dưới, Ch p hành viên, cán bộ công chức thi hành án. Thanh tra còn giúp cơ quan

quản lý nhà nước về thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định
pháp luật và hướng d n kịp thời, thống nh t công tác thi hành án dân sự trên phạm
vi cả nước5.

5

Hồng Thế Anh (2007), Quy trình, thủ tục Thi hành án dân sự, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr .525.


10

1.1.2. Khái niệm kiểm tra thi hành án dân sự
Theo Đại từ đi n Tiếng Việt, khái niệm ki m tra được hi u là: “việc xem xét
thực chất, thực tế” đ đánh giá, nhận xét6.
Cịn tiếp cận dưới góc độ quyền lực nhà nước, ki m tra được sử dụng ở hai
phạm vi:
Theo nghĩa rộng, Ki m tra được d ng trong ki m tra xã hội (tương tự như
giám sát của các tổ chức xã hội và của công dân), ki m tra Đảng...Với ý nghĩa này,
ki m tra ít mang tính quyền lực nhà nước, vì khơng có quyền trực tiếp áp dụng các
biện pháp cưỡng chế nhà nước, mà chỉ có th áp dụng các biện pháp tác động mang
tính xã hội, k cả ki m tra đảng. Tuy nhiên, trên thực tế ki m tra Đảng mang tính
quyền lực r t lớn, nhưng quyền lực đó mang tính chính trị chứ khơng phải là tính
pháp lý.
Theo nghĩa hẹp, Ki m tra là chức năng thường xuyên của thủ trưởng cơ quan
c p trên tiến hành trong mối quan hệ với cơ quan, nhân viên c p dưới thuộc quyền
quản lý theo quy định của pháp luật nhằm xem xét mọi mặt hoạt động của c p dưới
khi cần thiết, hoặc ki m tra một v n đề cụ th nào đó, việc thực hiện quyết định nào
đó. Vì vậy, trong khi thực hiện ki m tra, thủ trưởng c p trên có quyền áp dụng các
biện pháp xử lý kỷ luật, k cả bồi thường thiệt hại đối với c p dưới7.
Khái niệm ki m tra thi hành án dân sự chưa được quy định cụ th trong các

văn bản pháp luật nào, ki m tra thi hành án dân sự được quy định như là một trong
những chức năng của các cơ quan quản lý nhà nước đối với lĩnh vực thi hành án dân
sự và coi ki m tra là một khâu của chu trình quản lý, quản lý g n với ki m tra. Do
đó, hoạt động ki m tra thường do các cơ quan quản lý nhà nước tổ chức thực hiện
trên cơ sở thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, chính trị được giao.
Trong lĩnh vực thi hành án dân sự, hoạt động ki m tra thi hành án dân sự được
các cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện nhằm
đánh giá kết quả tổ chức thi hành các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật hoặc
chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay của Tòa án hoặc các quyết
định khác theo quy định của pháp luật8.

6

Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hố - Thơng tin, Hà Nội, tr. 937.
Nguyễn Cửu Việt (2005), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, NXB ĐHQG Hà Nội, Hà Nội, tr. 626-627.
8
Hoàng Thế Anh, (2011), Bàn về công tác kiểm tra thi hành án dân sự,
www.moj.gov.vn/huongdannv/Lists/.../.
7


11

Ki m tra thi hành án dân sự là một trong những công cụ quan trọng của quản
lý nhà nước về thi hành án dân sự; là phương thức bảo đảm tăng cường kỷ luật, kỷ
cương trong quản lý nhà nước đối với thi hành án dân sự. Ki m tra thi hành án dân
sự luôn g n liền với quản lý nhà nước về thi hành án dân sự, nếu quản lý khơng có
ki m tra, thì quản lý sẽ rời xa thực tiễn, không đáp ứng được các đòi hỏi linh hoạt
của quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án dân sự. Trong phạm vi chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan

Thi hành án dân sự thực hiện việc ki m tra thi hành án dân sự đối với các cơ quan
Thi hành án dân sự c p dưới, đ kịp thời phát hiện những sai sót trong các quyết
định quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành án dân sự,… từ đó có biện pháp xử lý kịp
thời, nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự9.
Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được
giao theo quy định pháp luật cũng phải thường xuyên tiến hành hoạt động ki m tra
cơ quan Thi hành án dân sự c p dưới trực tiếp; Ki m tra hoạt động công tác của cán
bộ, công chức, ch p hành viên thuộc quyền quản lý của mình khi thi hành cơng vụ.
Tóm lại, Kiểm tra thi hành án dân sự là việc xem xét, nhận xét, đánh giá mang
tính chủ động, thường xuyên, liên tục của các chủ thể kiểm tra thi hành án dân sự
(cơ quan quản lý Thi hành án dân sự, cơ quan Thi hành án dân sự địa phương, thủ
trưởng cơ quan quản lý Thi hành án dân sự, thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự
địa phương) đối với các hoạt động của cơ quan Thi hành án dân sự, chấp hành
viên, các công chức khác của cơ quan Thi hành án dân sự và các cơ quan, cá nhân
có liên quan đến việc thi hành án dân sự nhằm tổ chức thi hành có hiệu quả nhất
các bản án, quyết định có hiệu lực thi hành của Tịa án và Trọng tài Thương mại.
1.1.3. Sự khác nhau giữa thanh tra và kiểm tra thi hành án dân sự
Thực tế cho th y v n cịn có những lúng túng, chưa phân biệt được rõ ràng
giữa hoạt động thanh tra và hoạt động ki m tra trong lĩnh vực thi hành án dân sự.
Vậy, giữa thanh tra và ki m tra trong lĩnh vực thi hành án dân sự có gì khác nhau?
Có th nói giữa hoạt động thanh tra và ki m tra có mối quan hệ chặt chẽ, gần
gũi và có nhiều đi m giao thoa nhau, có mối quan hệ đan chéo nhau. Bởi vì, thanh
tra và ki m tra đều là những công cụ quan trọng, một chức năng chung của quản lý
nhà nước, là một khâu của chu trình quản lý. Qua thanh tra, ki m tra, các cơ quan
quản lý nhà nước có th phân tích, đánh giá, theo dõi q trình thực hiện các mục
9

Hoàng Thế Anh (2005), Kỹ năng Thi hành án dân sự, NXB Thống kê, Hà Nội, tr. 86.



12

tiêu, nhiệm vụ quản lý đề ra. Nếu hi u theo nghĩa rộng thì thanh tra là một loại hình
đặc biệt của ki m tra, ngược lại nếu hi u theo nghĩa hẹp, thanh tra lại bao hàm cả
ki m tra. Các hoạt động, thao tác nghiệp vụ trong một cuộc thanh tra như việc ki m
tra sổ sách, tài liệu của đối tượng thanh tra; So sánh, đối chiếu, đánh giá, xác minh
tài liệu, chứng cứ thu thập được trong q trình thanh tra đó là ki m tra. Chính vì
vậy, trong thực tiễn nhiều người thường hay nhầm l n, đồng nh t thanh tra với ki m
tra.
Tuy nhiên, với tư cách là một hoạt động độc lập, thanh tra cũng có những đi m
khác biệt với ki m tra. Trong lĩnh vực thi hành án dân sự giữa thanh tra và ki m tra
có sự khác biệt cơ bản sau:
Một là, Chủ thể tiến hành thanh tra và kiểm tra trong lĩnh vực thi hành án dân
sự.
Trong lĩnh vực thi hành án dân sự, thanh tra về thi hành án dân sự hiện nay
chủ yếu do Thanh tra Bộ Tư pháp là chủ th có thẩm quyền tiến hành thanh tra,
trong trường hợp cần thiết Thanh tra Chính phủ cũng có thẩm quyền thanh tra đối
với cơ quan Thi hành án dân sự.
Trong khi đó, khác với chủ th của hoạt động thanh tra, chủ th của hoạt động
ki m tra thi hành án dân sự thì do nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện, như:
Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự
hoặc cơ quan Thi hành án dân sự c p trên tiến hành ki m tra cơ quan Thi hành án
dân sự c p dưới, thậm chí các cơ quan Thi hành án dân sự c ng c p tiến hành ki m
tra chéo với nhau.
Tổng Cục Thi hành án dân sự có thẩm quyền ki m tra đối với Cục Thi hành án
dân sự c p tỉnh và các Chi cục Thi hành án dân sự c p huyện. Cục Thi hành án dân
sự có thẩm quyền ki m tra đối với các Phịng chun mơn, Ch p hành viên, cán bộ
công chức thuộc Cục Thi hành án dân sự c p tỉnh và các Chi cục Thi hành án dân
sự c p huyện; Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự c p huyện có thẩm quyền
ki m tra đối với các Ch p hành viên, cán bộ cơng chức thuộc quyền quản lý của

đơn vị mình phụ trách.
Hai là, Đối tượng được thanh tra và kiểm tra trong lĩnh vực thi hành án dân
sự là khác nhau.
Trong hoạt động thanh tra, đối tượng được thanh tra là Cục Thi hành án dân sự
c p tỉnh và các Chi cục Thi hành án dân sự c p huyện.


13

Ví dụ, Thanh tra Bộ Tư pháp có thẩm quyền tiến hành thanh tra tại Cục Thi
hành án dân sự c p tỉnh và tại các Chi cục Thi hành án dân sự c p huyện.
Còn trong hoạt động ki m tra, đối tượng được ki m tra là Cục Thi hành án dân
sự c p tỉnh và các Chi cục Thi hành án dân sự c p huyện. Cục Thi hành án dân sự
c p tỉnh là đối tượng được ki m tra của Tổng Cục Thi hành án dân sự nhưng cũng
là chủ th ki m tra đối với các Chi cục Thi hành án dân sự c p huyện, Chi cục
trưởng Chi cục Thi hành án dân sự c p huyện là chủ th ki m tra đối với các Ch p
hành viên, cán bộ, công chức đơn vị mình nhưng là đối tượng được ki m tra của
Tổng cục Thi hành án dân sự và Cục Thi hành án dân sự c p tỉnh.
Ba là, Phạm vi và mục đích thực hiện thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực thi
hành án dân sự.
Trong phạm vi hoạt động ki m tra thi hành án dân sự thường theo bề rộng,
được tiến hành thường xuyên, liên tục, đối với mọi mặt hoạt động, cơng tác với
nhiều hình thức khác nhau.
Ví dụ: Ki m tra định kỳ thường xuyên của Tổng Cục Thi hành án dân sự đối
với các Cục Thi hành án dân sự, Chi cục Thi hành án dân sự và có th ki m tra tồn
diện hoặc ki m tra theo chuyên đề, như: Ki m tra công tác tổ chức cán bộ, ki m tra
hồ sơ thi hành án, ki m tra giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo về thi hành án
dân sự, ki m tra báo cáo thống kê, v.v.
Còn trong phạm vi hoạt động thanh tra thi hành án dân sự thường hẹp hơn
nhưng mục đích lại sâu hơn (ngoại diện hẹp hơn nhưng nội diện sâu hơn) hoạt động

ki m tra thi hành án dân sự. Đối với các hoạt động thanh tra thì mục đích của cuộc
thanh tra bao giờ cũng sâu hơn đối với các hoạt động ki m tra. Thực tế, r t ít khi
thanh tra tồn diện về cơng tác thi hành án dân sự ở địa phương, thường thanh tra
chỉ đi sâu vào một lĩnh vực nhỏ, cụ th như thanh tra về: Hồ sơ thi hành án, thanh
tra theo đơn thư khiếu nại, tố cáo, thanh tra xây dựng trụ sở làm việc hoặc chỉ thanh
tra một vụ việc cụ th nào đó có d u hiệu vi phạm pháp luật.
Bốn là, Mục đích thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực thi hành án dân sự
Mục đích của thanh tra khác với mục đích ki m tra đối với cơ quan Thi hành
án dân sự địa phương. Đối với các cuộc thanh tra đ giải quyết khiếu nại, tố cáo thì
sự khác biệt về mục đích, ý nghĩa giữa hoạt động thanh tra và ki m tra càng rõ hơn
nhiều bởi: Thông thường khiếu nại, tố cáo phản ánh sự bức xúc, b t bình của nhân
dân trước những việc mà nhân dân cho là cán bộ, công chức, Ch p hành viên cơ
quan Thi hành án dân sự làm chưa đúng, làm sai hoặc có vi phạm pháp luật..., cho


14

nên giải quyết tốt các khiếu nại, tố cáo giúp người được thi hành án, người phải thi
hành án và người có quyền, lợi ích liên quan đến việc thi hành án dân sự bảo vệ
được các lợi ích chính đáng của họ trước các hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ,
công chức, Ch p hành viên các cơ quan Thi hành án dân sự. Đồng thời cũng góp
phần bảo vệ danh dự, uy tín của cán bộ, công chức, Ch p hành viên và cơ quan Thi
hành án dân sự trước những hành vi “m luật” và vơ văn hố của một số người vì
động cơ cá nhân mà cố tình bơi nhọ danh dự, uy tín của cán bộ, công chức, Ch p
hành viên và cơ quan Thi hành án dân sự, chống đối việc thi hành án,v.v.
Còn đối với ki m tra, trên thực tế có những cuộc ki m tra, chỉ đạo về nghiệp
vụ trong lĩnh vực thi hành án dân sự đã đạt kết quả nhưng chưa đạt được mục đích
giải quyết triệt đ v n đề lại phải tiến hành một cuộc thanh tra.
Ví dụ: Qua ki m tra các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài về thi
hành án dân sự tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Hịa Bình, Thanh tra Bộ Tư pháp

th y rằng mục đích của cuộc ki m tra đã đạt được nhưng lại phát hiện một vụ việc
cần phải được thanh tra, xác minh là rõ đ phục vụ cho công tác hướng d n, chỉ đạo,
điều hành của Bộ và cũng là đ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của những
người có liên quan. Do đó, Thanh tra Bộ Tư pháp đã đề xu t ãnh đạo Bộ cho thành
lập 01 đoàn thanh tra, qua thanh tra đã có kết luận đối với vụ việc nói trên.
Năm là, Phương pháp tiến hành thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực thi hành án
dân sự
Với mục đích rõ sâu, khi tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra áp dụng những
biện pháp nghiệp vụ đi vào thực ch t đến tận c ng của v n đề như: thu thập chứng
cứ, đối thoại, ch t v n... Đặc biệt, quá trình thanh tra các Đồn thanh tra cịn có th
áp dụng những biện pháp cần thiết đ phục vụ thanh tra theo quy định tại uật
Thanh tra, các văn bản quy định chi tiết và hướng d n thi hành và Quy chế Tổ chức
hoạt động Đoàn thanh tra, bao gồm các quyền như: Yêu cầu cơ quan, đơn vị, cá
nhân có liên quan cung c p thơng tin cần thiết phục vụ cho việc thanh tra; yêu cầu
cơ quan, đơn vị hữu quan cử người tham gia hoạt động thanh tra; trưng cầu giám
định; yêu cầu đối tượng thanh tra cung c p tài liệu, báo cáo bằng văn bản, trả lời
ch t v n của tổ chức thanh tra hoặc thanh tra viên; khi cần thiết tiến hành ki m kê
tài sản; quyết định niêm phong tài liệu, kê biên tài sản, khi có căn cứ đ nhận định
có vi phạm pháp luật; ra quyết định yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tạm giữ tiền,
đồ vật, gi y phép được c p hoặc sử dụng trái pháp luật khi xét th y cần ngăn chặn
ngay việc vi phạm pháp luật hoặc đ xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết


15

luận, xử lý; đình chỉ việc làm xét th y đang hoặc sẽ gây tác hịa đến lợi ích của nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cơng dân; tạm đình chỉ
việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuy n công tác người đang công tác với tổ
chức thanh tra hoặc đang là đối tượng thanh tra, nếu xét th y việc thi hành quyết
định gây trở ngại cho việc thanh tra; cảnh cáo, tạm đình chỉ cơng tác nhân viên nhà

nước cố ý cản trở việc thanh tra hoặc thanh tra hoặc không thực hiện yêu cầu, kiến
nghị, quyết định của tổ chức thanh tra hoặc thanh tra viên; kết luận, kiến nghị hoặc
quyết định xử lý theo quy định của pháp luật; chuy n hồ sơ về việc vi phạm pháp
luật sang cơ quan điều tra hình sự có thẩm quyền giải quyết, nếu xét th y có d u
hiệu c u thành tội phạm10.
Sáu là, Cách thức xử lý vi phạm và hậu quả pháp lý của thanh tra, kiểm tra
trong lĩnh vực thi hành án dân sự
Từ kết quả ki m tra, người ki m tra hoặc các đoàn ki m tra thông thường chỉ
tiến hành rút kinh nghiệm trong phạm vi đơn vị được ki m tra và yêu cầu làm đúng
theo quy định và hướng d n của c p trên. Trong khi đó, căn cứ vào kết quả thanh
tra, các đồn thanh tra khơng chỉ rút kinh nghiệm với phạm vi rộng hơn, mức độ sâu
s c hơn mà cịn có th kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các
hình thức kỷ luật thích đáng, cá biệt nếu có d u hiệu vi phạm pháp luật hình sự cịn
có th chuy n hồ sơ sang cơ quan điều tra đ xem xét khởi tố vụ án hình sự, khởi tố
bị can (như đề nghị khởi tố vụ án Kế toán cơ quan Thi hành án dân sự huyện Vĩnh
Hưng, tỉnh ong An xâm tiêu tiền thi hành án hơn 50.000.000đ vào năm 2004).
Tóm lại, việc phân biệt thanh tra và ki m tra có ý nghĩa r t quan trọng, bởi vì
có sự phân biệt này chúng ta mới xác định được khi nào cần ki m tra, khi nào cần
thanh tra đ các hoạt động này đúng thẩm quyền, đúng nội dung và mục đích đề ra
trong cơng tác thi hành án dân sự nhằm giúp cho công tác thi hành án dân sự ngày
càng hoạt động hiệu quả hơn.
1.2. Nguyên tắc thanh tra, kiểm tra đối với cơ quan Thi hành án dân sự địa
phương
1.2.1. Nguyên tắc thanh tra đối với cơ quan Thi hành án dân sự địa phương
Nguyên t c hoạt động thanh tra là những tư tưởng chủ đạo, làm cơ sở, nền
tảng đ tiến hành hoạt động thanh tra. Thanh tra đối với hoạt động thi hành án dân
sự địa phương là một hoạt động thanh tra vừa mang tính hành chính và mang tính
10

Hồng Thế Anh (2005), Kỹ năng Thi hành án dân sự, NXB Thống kê, Hà Nội, tr. 88.



16

chun ngành nên nó ln phải tn thủ các ngun t c của hoạt động thanh tra nói
chung và tuân thủ những nguyên t c đảm bảo tính đặc th nghề nghiệp trong hoạt
động thi hành án dân sự.
Theo uật Thanh tra năm 2010 và Nghị định 74/2006/NĐ- CP của Chính phủ,
hoạt động thanh tra đối với cơ quan Thi hành án dân sự địa phương phải tuân theo
các nguyên t c sau: Hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật; đảm bảo chính
xác, khách quan, trung thực, cơng khai, dân chủ, kịp thời; Không tr ng lặp về phạm
vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan quan thực hiện chức
năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức,
cá nhân là đối tượng hoạt động thanh tra11.
Thứ nhất, Nguyên tắc thanh tra thi hành án dân sự chỉ tuân theo pháp luật
Đây là nguyên t c ph hợp với nguyên t c pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Nguyên t c này được th hiện ở hai nội
dung sau:
Một là, Mọi công việc được thực hiện khi tiến hành hoạt động thanh tra đều
phải được thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật. Những quy định pháp luật
trước hết đó là những quy định pháp luật hiện hành về thanh tra, đồng thời cũng
phải dựa trên cơ sở những quy định pháp luật liên quan đến nội dung thanh tra và
đối tượng thanh tra. Nội dung này đòi hỏi chủ th tiến hành hoạt động thanh tra chỉ
được thực hiện những hoạt động mà pháp luật cho phép.
Hai là, Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật
vào hoạt động thanh tra. Khi có đầy đủ những căn cứ do pháp luật quy định, chủ th
có thẩm quyền tiến hành hoạt động thanh tra được quyền tiến hành hoạt động thanh
tra một cách độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
Cụ th trong lĩnh vực thi hành án dân sự, theo nguyên t c này khi tiến hành
thanh tra, người ra quyết định thanh tra, người thực hiện quyết định thanh tra phải

căn cứ vào các quy định pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
cơ quan Thi hành án dân sự địa phương, đưa ra các kết luận rõ ràng về những việc
cơ quan Thi hành án dân sự đã làm được hay chưa làm được. Cụ th ở đây là phải
căn cứ vào uật Thi hành án dân sự năm 2008 và các văn bản hướng d n thi hành
đ xem xét, đánh giá những việc đã làm được, chưa làm được của cơ quan Thi hành
án dân sự, ch p hành viên, cán bộ, công chức thi hành án. Đối với người thực hiện
11

Điều 7 uật Thanh tra năm 2010 và Điều 3 Nghị định 74/2006/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt
động của Thanh tra Tư pháp.


17

quyết định thanh tra, phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về thẩm quyền,
trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Nghiêm c m mọi hành vi lộng quyền, lạm
quyền. Các kết luận của thanh tra phải căn cứ vào các quy định của pháp luật mà
ban hành12.
Việc đảm bảo nguyên t c tuân theo pháp luật trong hoạt động thanh tra có ý
nghĩa quan trọng trong việc góp phần bảo vệ và tăng cường pháp chế xã hội chủ
nghĩa, đặc biệt khi chúng ta đang tiến tới xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa. Mặt khác, hoạt động thanh tra liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhà nước, xã
hội và quyền lợi của đối tượng thanh tra và các bên liên quan, những quyền lợi này
chỉ có th được đảm bảo một cách tốt nh t khi hoạt động thanh tra tuân thủ chính
xác nguyên t c này.
Thứ hai, Nguyên tắc bảo đảm chính xác, khách quan, dân chủ, cơng khai, kịp
thời trong hoạt động thanh tra
Đây là nguyên t c quan trọng, b t cứ một kết quả, hành vi nào trong thanh tra
khơng đảm bảo tính chính xác, khách quan, dân chủ, công khai và kịp thời sẽ d n
tới hậu quả x u và gây ra những tác hại nghiêm trọng, làm cho việc nhìn nhận, đánh

giá đối tượng thanh tra bị sai lệch, d n tới các biện pháp xử lý sai đối tượng thanh
tra. Vì vậy trong hoạt động thanh tra đối với cơ quan Thi hành án dân sự địa
phương ta phải đảm bảo các yêu cầu chính xác, khách quan, dân chủ, cơng khai và
kịp thời.
Trước hết, Hoạt động thanh tra đối với cơ quan Thi hành án dân sự địa phương
phải bảo đảm tính chính xác. Bởi vì thanh tra là việc xem xét đánh giá việc thực
hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch của nhà nước, trên cơ sở đó đề ra những biện
pháp xử lý ph hợp đ đảm bảo chính sách, pháp luật, kế hoạch của nhà nước được
tôn trọng và thực hiện nghiêm túc, từ đó tăng cường hiệu quả quản lý hành chính
nhà nước. Mỗi kết luận, kiến nghị hay quyết định trong hoạt động thanh tra đều r t
quan trọng vì nó phải làm rõ sự đúng sai, tình hình và tính ch t sự việc, v n đề trách
nhiệm của các tổ chức, cá nhân…Vì vậy trong hoạt động thanh tra đối với cơ quan
Thi hành án dân sự địa phương cần phải bảo đảm tính chính xác. Bản thân nguyên
t c tuân theo pháp luật trong hoạt động thanh tra cũng đã tạo cơ sở khách quan cho
ngun t c chính xác vì khi tn theo đầy đủ những quy định của pháp luật có nghĩa
là đã có căn cứ rõ ràng theo quy định của pháp luật, việc thực hiện những nhiệm vụ,
12

Hoàng Thế Anh (2005), Kỹ năng Thi hành án dân sự, NXB Thống kê, Hà Nội, tr.89.


18

quyền hạn pháp lý hoàn toàn ph hợp với quy định của pháp luật thì lúc này tính
chính xác được thực hiện.
Ngoài ra, trong hoạt động thanh tra đối với cơ quan Thi hành án dân sự địa
phương đòi hỏi đảm bảo khách quan, trung thực. Việc đảm bảo sự khách quan,
trung thực trong hoạt động thanh tra được hi u ở hai khía cạnh:
Một là, Việc tiến hành hoạt động thanh tra phải xu t phát từ thực tiễn quản lý
hành chính nhà nước. V n đề này địi hỏi hoạt động thanh tra phải dựa trên những

căn cứ khách quan xảy ra trong thực tế quản lý và những căn cứ này phải ph hợp
với quy định của pháp luật. Tính khách quan đảm bảo phản ánh đúng sự thật, phải
đi sâu đi sát, n m ch c thực tế, tôn trọng sự thật, mọi nhận định về đối tượng khơng
được tn theo ý chí chủ quan của cá nhân, tổ chức nào.
Hai là, Mọi kết luận, quyết định, kiến nghị trong hoạt động thanh tra đều phải
xu t phát từ thực tiễn khách quan chứ không th là kết quả của sự suy diễn chủ
quan, hay áp đặt ý chí cá nhân. Như vậy, muốn đảm bảo tính khách quan trong hoạt
động thanh tra địi hỏi cán bộ thanh tra phải có sự hi u biết về pháp luật và phải có
năng lực chun mơn đ có th độc lập, khách quan trong suy nghĩ và trong hành
động của mình.
Hoạt động thanh tra phải đảm bảo nguyên t c công khai, dân chủ. ý do là
bản ch t của chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ dân chủ, công khai nên những quy
định của pháp luật về thanh tra từ cơ c u, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn đến trình tự
thủ tục thanh tra đã th hiện nội dung của nguyên t c công khai, dân chủ. Nội dung
hoạt động thanh tra được thông báo một cách đầy đủ và rộng rãi cho mọi đối tượng
liên quan biết; Cơ quan thanh tra phải có trách nhiệm đảm bảo tính dân chủ trong
hoạt động này. Kết luận, kiến nghị thanh tra phải được thông báo đến các đối tượng
có liên quan biết; phải tạo điều kiện thuận lợi đ quần chúng cung c p thông tin cho
thanh tra, phải cho đối tượng thanh tra được giải trình về những kết luận thanh tra.
Hoạt động thanh tra phải đảm bảo tính kịp thời. Đây là yêu cầu mang tính đặc
th trong phương pháp hoạt động thanh tra. Tính kịp thời trong hoạt động thanh tra
nhằm đảm bảo vừa phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật
vừa bảo vệ kịp thời lợi ích của nhà nước, tập th và cá nhân trong hoạt động xã hội.
Tính kịp thời địi hỏi: Khi có đầy đủ cơ sở tiến hành thanh tra, tổ chức thanh tra phải
nhanh chóng tiến hành hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật. Mọi công
việc tiến hành hoạt động thanh tra phải được thực hiện trong thời gian do pháp luật
quy định.


19


Thứ ba, Nguyên tắc không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian
thanh tra giữa các cơ quan quan thực hiện chức năng thanh tra
Nguyên t c này th hiện chủ yếu ở giai đoạn xây dựng kế hoạch thanh tra, thực
hiện khảo sát. Nếu trong giai đoạn này phát hiện những nội dung dự kiến thanh tra
đã nằm trong kế hoạch hoặc đang được tiến hành thanh tra bởi một cơ quan khác thì
nội dung đó sẽ không đưa vào kế hoạch thực hiện thanh tra nữa, nhằm tránh sự
chồng chéo, tr ng lặp, gây lãng phí về các nguồn lực và hiệu quả của cơng tác thanh
tra đối với cơ quan Thi hành án dân sự địa phương.
Thứ tư, Nguyên tắc không cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh
tra:
Hoạt động thanh tra là nhằm góp phần tăng cường quả quản lý hành chính nhà
nước. Pháp luật trao cho cơ quan Thanh tra thẩm quyền tiến hành hoạt động thanh
tra nhưng phải bảo đảm khơng ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan,
tổ chức và cá nhân là đối tượng thanh tra. Có như vậy, thanh tra mới thực sự là công
cụ đ tăng cường pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước. Ngun
t c này có ý nghĩa thực tiễn r t lớn, tránh tình trạng thanh tra viên, cán bộ thanh tra
lợi dụng hoạt động thanh tra đ nhũng nhiễu, vòi vĩnh, tiêu cực. Nguyên t c này
cũng l y nguyên t c tuân theo pháp luật làm cơ sở nền tảng và cũng được cụ th hoá
thành những hành vi bị c m trong hoạt động thanh tra đối với cơ quan Thi hành án
dân sự địa phương.
1.2.2. Nguyên tắc kiểm tra đối cơ quan Thi hành án dân sự địa phương
Theo Thông tư số 22/2011/TT-BTP ngày 02 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tư
pháp, hướng d n thực hiện một số thủ tục trong quản lý hành chính về thi hành án
dân sự.
Cơng tác ki m tra đối với cơ quan Thi hành án dân sự địa phương phải đảm
bảo các nguyên t c sau: Nguyên t c ki m tra không được làm ảnh hưởng tới việc
thực hiện nhiệm vụ của đơn vị ki m tra; Nguyên t c ki m tra phải công khai, dân
chủ, các đánh giá, kết luận phải chính xác, khách quan; Nguyên t c kết thúc ki m
tra phải có kết luận ki m tra về những nội dung được ki m tra và nguyên t c ki m

tra phải được tiến hành thường xuyên13.

13

Điều 16 Thông tư 22/2011/TT-BTP ngày 02/12/2011 của Bộ Tư pháp, hướng d n thực hiện một số

thủ tục trong quản lý hành chính về thi hành án dân sự.
.


20

Thứ nhất, Nguyên tắc kiểm tra không được làm ảnh hưởng tới việc thực hiện
nhiệm vụ của đơn vị được kiểm tra
Hoạt động ki m tra là nhằm góp phần tăng cường quản lý hành chính nhà
nước. Các cơ quan có thẩm quyền ki m tra có quyền tiến hành hoạt động ki m tra
nhưng phải bảo đảm không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ
chức và cá nhân là đối tượng ki m tra. Như vậy, ki m tra mới thực sự là công cụ đ
tăng cường tính kỷ luật, kỷ cương và tính pháp chế trong quản lý hành chính nhà
nước trong hoạt động thi hành án dân sự. Nguyên t c này có ý nghĩa thực tiễn r t
lớn, tránh tình trạng lợi dụng việc tra đ nhũng nhiễu, tiêu cực.
Thứ hai, Nguyên tắc kiểm tra phải công khai, dân chủ; các đánh giá, kết luận
phải chính xác, khách quan
Trước hết hoạt động ki m tra phải đảm bảo nguyên t c công khai, dân chủ.
Như chúng ta đã biết bản ch t của chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ dân chủ, công
khai nên những quy định của pháp luật về ki m tra từ cơ c u, tổ chức, nhiệm vụ,
quyền hạn đến quy trình ki m tra đã th hiện nội dung của nguyên t c công khai dân
chủ. Nội dung hoạt động ki m tra được thông báo một cách công khai, đầy đủ và
rộng rãi cho mọi đối tượng liên quan biết; Đoàn ki m tra phải có trách nhiệm đảm
bảo tính dân chủ trong hoạt động ki m tra. Kết luận, ki m tra phải được thơng báo

đến các đối tượng có liên quan biết.
Ngồi ra kết luận, đánh giá trong ki m tra đòi hỏi đảm bảo khách quan, chính
xác. Việc đảm bảo sự khách quan, chính xác trong hoạt động ki m tra phải xu t
phát từ thực tiễn quản lý hành chính nhà nước. V n đề này đòi hỏi hoạt động ki m
tra phải dựa trên những căn cứ khách quan xảy ra trong thực tế quản lý và những
căn cứ này phải ph hợp với quy định của pháp luật chứ không phải là ý muốn chủ
quan, tuỳ tiện của chủ th có thẩm quyền. Mọi đánh giá, kết luận trong hoạt động
ki m tra đều phải xu t phát từ thực tiễn khách quan chứ không th là kết quả của sự
suy diễn chủ quan, hay áp đặt ý chí cá nhân. Như vậy, muốn đảm bảo tính khách
quan trong hoạt động ki m tra đòi hỏi cán bộ ki m tra phải có sự hi u biết về pháp
luật và phải có năng lực chun mơn đ có th độc lập, khách quan trong suy nghĩ
và trong hành động của mình.
Thứ ba, Nguyên tắc kết thúc kiểm tra phải có kết luận kiểm tra về những nội
dung được kiểm tra
Nguyên t c này được hi u là, sau khi kết thúc cuộc ki m tra, Đoàn ki m tra
phải có kết luận về những nội dung ki m tra theo kế hoạch đề ra trong thời gian quy


×