Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Quy định pháp luật về chi phí được trừ trong tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
--------

ĐÀO TƯỜNG VY

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ
TRONG TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ
TRONG TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Sinh viên thực hiện: ĐÀO TƯỜNG VY
Khóa: 38

MSSV: 1353801011284

Giảng viên hướng dẫn: Th.S NGUYỄN THỊ THU HIỀN

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017




LỜI TRI ÂN
Lời tri ân đầu tiên, tôi xin phép dành cho cô Nguyễn Thị Thu Hiền – thạc sĩ,
giảng viên trường đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đồng thời là giáo viên hướng dẫn.
Chính nhờ cơ đã tận tình chỉ dạy, giúp đỡ và đưa ra những lời khun q báu để
tơi từng bước hồn thiện khóa luận.
Tơi cũng chân thành cảm ơn cơ Nguyễn Thị Hồi Thu với những bài giảng thú
vị về thuế đã truyền cảm hứng cho tác giả tìm hiểu về chi phí được trừ trong tính
thuế thu nhập doanh nghiệp và tạo động lực cho tơi hồn thành nghiên cứu như
ngày hơm nay.
Xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến tập thể cán bộ, giảng viên trường
Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tơi cũng như tồn bộ sinh viên
của trường có một mơi trường học tập, rèn luyện chất lượng, hiệu quả để trau dồi tri
thức. Đây chính là bệ phóng vững chắc cho sự phát triển của chúng tôi trong tương
lai.
Cuối cùng, xin được gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè – những người luôn sát
cánh bên cạnh tôi, luôn quan tâm, giúp đỡ và tạo động lực cho tôi trong mọi hồn
cảnh.
Dù đã cố gắng nhưng khóa luận khơng tránh khỏi một số thiếu sót về nội dung
và hình thức, tơi mong nhận được những góp ý và nhận xét từ quý thầy cô cũng như
những nhà chuyên môn quan tâm đến đề tài này để bổ sung và hoàn thiện khóa luận
hơn nữa.


LỜI CAM ĐOAN
“Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền, đảm bảo tính
trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tơi
xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.”

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 7 năm 2017,
Sinh viên thực hiện,
Đào Tường Vy


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT

BLDS

Bộ luật Dân sự

GTGT

Giá trị gia tăng

NSNN

Ngân sách Nhà nước

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TCCƯDVTT

Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán


TTKDTM

Thanh tốn khơng dùng tiền mặt

TCKT

Tổ chức kinh tế

TCTD

Tổ chức tín dụng


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ TRONG TÍNH THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP ...............................................................................6
1.1. Những vấn đề lý luận về chi phí được trừ trong tính thuế thu nhập doanh
nghiệp ..........................................................................................................................6
1.1.1. Sơ lược về thuế thu nhập doanh nghiệp ........................................................6
1.1.2. Khái niệm chi phí hợp lý được trừ trong tính thuế thu nhập doanh nghiệp ..9
1.1.3. Nguyên tắc xác định các khoản chi được trừ...............................................11
1.2. Quy định pháp luật về chi phí hợp lý được trừ trong thuế thu nhập doanh
nghiệp ........................................................................................................................14
1.2.1. Khoản chi phải liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.....................................................................................................................15
1.2.2. Khoản chi phải có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật .......17
1.2.3. Khoản chi thuộc trường hợp không được trừ theo quy định của pháp luật .22
1.3. Ý nghĩa của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với việc xác định chi phí được
trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp ...................................................................25

1.3.1. Đối với Nhà nước ........................................................................................25
1.3.2. Đối với doanh nghiệp ..................................................................................26
Kết luận chương 1 ..................................................................................................28
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CHI PHÍ ĐƯỢC
TRỪ TRONG TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ............................30
2.1. Về xác định khoản chi phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp.......................................................................................................30
2.1.1. Thực trạng ....................................................................................................30
2.1.1.1. Những thay đổi tích cực ........................................................................30
2.1.1.2. Những vấn đề cịn tồn tại ......................................................................33
2.1.2. Kiến nghị .....................................................................................................40
2.2. Về hóa đơn, chứng từ .........................................................................................41
2.2.1. Thực trạng ....................................................................................................41
2.3.1.1. Tình trạng gian lận, vi phạm pháp luật về hóa đơn, chứng từ...............42


2.3.1.2. Sử dụng hóa đơn điện tử .......................................................................45
2.2.2. Kiến nghị .....................................................................................................48
2.3. Về quản lý hoạt động kê khai chi phí hợp lý được trừ.......................................50
2.3.1. Thực trạng ....................................................................................................50
2.4.2. Kiến nghị .....................................................................................................52
Kết luận chương 2 ..................................................................................................54
KẾT LUẬN ..............................................................................................................55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Những thành công bước đầu của công cuộc cải cách và phát triển kinh tế đã
giúp Việt Nam vươn mình thốt khỏi khủng hoảng do nền kinh tế bao cấp để lại, đặt
nền móng vững chắc cho tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Một trong
những thay đổi rõ rệt nhất của sự phát triển chính là sự gia tăng số lượng doanh
nghiệp tham gia vào thị trường. Hơn nữa xu hướng xây dựng và phát triển nền kinh
tế thị trường ở Việt Nam đã thúc đẩy sự phát triển của sở hữu tư nhân, kéo theo đó
là sự nở rộ của các doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vai trị vơ cùng
quan trọng đối với nền kinh tế. Các doanh nghiệp này không chỉ đại diện cho tốc độ
và trình độ phát triển của một thị trường, mà nó cịn là nhân tố góp phần cải tạo xã
hội. Đặc biệt là trong những năm gần đây, sự gia tăng nhanh chóng của số lượng
các doanh nghiệp mới tham gia thị trường đã đóng góp khơng nhỏ vào sự phục hồi
và tăng trưởng của nền kinh tế. Kéo theo đó là sự ra đời và phát triển của hệ thống
pháp luật để điều chỉnh quan hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp, và quan hệ pháp
luật thuế là một trong số đó.
Trong hệ thống thuế Việt Nam, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là loại
thuế trực thu đánh vào thu nhập của đối tượng nộp thuế, là một công cụ quan trọng
giúp Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, điều tiết thu nhập xã hội và đảm bảo
nguồn thu ngân sách Nhà nước (NSNN). Khi thực hiện nghĩa vụ thuế TNDN đối
với Nhà nước, một trong các nội dung doanh nghiệp đặc biệt quan tâm là khoản chi
nào mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình hoạt động sẽ được trừ vào doanh thu
để tính thu nhập chịu thuế TNDN. Việc xác định chi phí được trừ ảnh hưởng trực
tiếp đến số tiền thuế TNDN mà doanh nghiệp phải nộp, từ đó tác động mạnh mẽ
đến lợi nhuận, khả năng tái đầu tư vào sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiện nay, quy định về các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu
thuế TNDN được điều chỉnh bởi Luật thuế TNDN 2008 và các luật sửa đổi, bổ
sung. Cụ thể là sau gần mười năm đưa vào thi hành trên thực tiễn, cơ quan Nhà
nước đã ban hành Luật số 32/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
thuế TNDN 2008, và Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các
luật về thuế, cùng với nhiều nghị định, thơng tư nhằm điều chỉnh có hiệu quả hơn
các vấn đề thuộc đối tượng điều chỉnh của Thuế TNDN sao cho phù hợp với tình

hình phát triển của đất nước.
Trong đó, quy định về điều kiện xác định khoản chi được trừ đã được hướng
dẫn cụ thể hơn, những quy định cũ khơng cịn phù hợp như giới hạn về mức chi phí
quảng cáo, khuyến mại cũng đã được bãi bỏ. Bên cạnh những ưu điểm này, quy
1


định về chi phí hợp lý được trừ trong tính thuế TNDN vẫn còn tồn tại một số hạn
chế như: cách xác định được chính xác tính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp; tính hợp pháp của hóa đơn, chứng từ; hay mức giới hạn
chi phí đã khơng cịn phù hợp với thực tiễn áp dụng. Thêm vào đó, việc nội luật hóa
những cam kết mà Việt Nam đã ký khi trở thành thành viên của Cộng đồng kinh tế
ASEAN (AEC) hay hiệp định FTA về tự do hóa thương mại khác cũng có tác động
không nhỏ đối với pháp luật thuế TNDN Việt Nam. Khi tiến hành thực hiện tự do
hóa thương mại, các hàng rào thuế quan được hạ xuống nên đã ảnh hưởng nhiều
đến nguồn thu ngân sách từ thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu, do đó, vấn đề bảo
đảm nguồn thu NSNN chủ yếu phụ thuộc vào thuế TNDN. Đồng thời, tình trạng
chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm “né” hoặc trốn
thuế TNDN Việt Nam diễn ra ngày càng phổ biến và nghiêm trọng. Chính vì vậy,
u cầu về hồn thiện pháp luật thuế TNDN nói chung, quy định về các khoản chi
được trừ nói riêng trở nên rất quan trọng và cần thiết.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Quy định
pháp luật về chi phí được trừ trong tính thuế thu nhập doanh nghiệp” để nghiên cứu
và viết khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật của mình với mong muốn góp phần hồn
thiện pháp luật thuế TNDN Việt Nam, cụ thể là vấn đề về xác định chi phí được trừ
trong tính thuế TNDN.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quy định pháp luật về chi phí hợp lý được trừ là một nội dung rất quan
trọng, khơng thể thiếu trong q trình xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Theo đó,
thu nhập chịu thuế TNDN được tính bằng cách lấy doanh thu trừ đi khoản chi được

trừ, sau đó cộng với thu nhập khác. Như vậy, chi phí được trừ giúp xác định được
thu nhập chịu thuế, từ đó góp phần tính được chính xác số tiền thuế TNDN mà
doanh nghiệp phải nộp vào NSNN, cũng như lợi nhuận cuối cùng mà doanh nghiệp
thu được trừ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Các cơng trình đã nghiên cứu về đề tài này tại Việt Nam bao gồm:
- Trần Thị Hồng Nhạn (2006), Một số vấn đề pháp lý về chi phí hợp lý trong
thuế thu nhập doanh nghiệp, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Luật, Trường Đại học
Luật Tp. Hồ Chí Minh.
- Hồng Tuấn Anh (2009), Pháp luật điều chỉnh về chi phí trong việc xác
định thu nhập chịu thuế TNDN, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Luật, Trường Đại
học Luật Tp. Hồ Chí Minh.

2


- Từ Vinh Thành (2009), Pháp luật về xác định thu nhập chịu thuế thu nhập
doanh nghiệp – Lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Luật, Trường
Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
- Đỗ Thị Lan Hương (2010), Thuế thu nhập đối với công ty hợp danh và
doanh nghiệp tư nhân theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học
Quốc gia Hà Nội.
- Nguyễn Văn Long (2011), Pháp luật về thu nhập chịu thuế thu nhập doanh
nghiệp, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Luật, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí
Minh.
- Lê Thị Thu Huyền (2016), Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo
pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ngoài ra, đề tài liên quan đến chi phí được trừ trong tính thuế TNDN cũng
được triển khai thành các cơng trình nghiên cứu khoa học. Đồng thời, đây cũng là
nội dung thường xuyên được phân tích trong các sách chuyên khảo, tạp chí chun
ngành luật, tài chính như: Giáo trình Luật Thuế của Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh,

Giáo trình Luật Thuế Việt Nam của Đại học Luật Hà Nội, Tạp chí Tài chính, Tạp
chí Thuế Nhà nước, Tạp chí Luật học,…
Trong các cơng trình nêu trên, các tác giả đã nêu ra được những cơ sở lý luận
về chi phí hợp lý được trừ trong tính thuế TNDN, thực trạng áp dụng cũng như
những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật thuế TNDN. Có nhiều đề tài có đối
tượng nghiên cứu là thu nhập chịu thuế TNDN, căn cứ tính thuế TNDN, trong đó có
những nghiên cứu nhất định về chi phí hợp lý được trừ trong tính thuế TNDN. Nói
cách khác, trong các đề tài nêu trên, việc nghiên cứu về chi phí hợp lý được trừ khi
tính thuế TNDN khơng mang tính hệ thống, bao qt và hầu hết nghiên cứu trên cơ
sở Luật thuế TNDN 2008 với nhiều quy định mà hiện nay đã được sửa đổi, bổ sung.
Dựa trên các cơng trình và thành quả nghiên cứu nêu trên, tác giả xin được
tiếp tục thực hiện đề tài về chi phí được trừ trong tính thuế TNDN nhằm nghiên cứu
chuyên sâu hơn về những quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh này và thực trạng
áp dụng pháp luật trên thực tế. Từ đó, tác giả mong muốn sẽ đưa ra được những giải
pháp thiết thực góp phần hồn thiện pháp luật thuế TNDN.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu mà tác giả hướng đến trong đề tài khóa luận này nhằm tìm hiểu sơ
lược nhất về các chế định của Luật thuế TNDN, đặc biệt là về những chi phí được
trừ khi tính thuế TNDN. Kết hợp với việc nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật,
khóa luận hướng tới tìm ra những vấn đề cịn tồn tại trong việc xác định chi phí
3


được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN, để từ đó kết quả nghiên cứu của đề tài
có thể đưa ra được những biện pháp hiệu quả để khắc phục những bất cập. Đồng
thời, tác giả cũng mong muốn đề tài khóa luận này có thể giúp các doanh nghiệp là
đối tượng nộp thuế TNDN hiểu rõ hơn về những chi phí hợp lý được trừ trong q
trình tính thuế, tạo sự thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh
doanh. Bên cạnh đó, tác giả cũng mong muốn những vấn đề được nêu ra trong khóa
luận có thể góp phần vào cơng cuộc xây dựng, củng cố và hoàn thiện pháp luật thuế

Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trọng tâm của khóa luận này bao gồm: (i) Các văn bản
pháp luật về thuế TNDN tại Việt Nam; (ii) Các cơng trình nghiên cứu, quan điểm,
bình luận của tác giả trong và ngồi nước về chi phí hợp lý được trừ trong tính thuế
TNDN tại Việt Nam; (iii) Thực tiễn hoạt động xác định chi phí hợp lý được trừ
trong tính thuế TNDN và cơng tác quản lý của Nhà nước về vấn đề này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở xác định đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định của
pháp luật Việt Nam về thuế TNDN, tác giả tập trung nghiên cứu trong phạm vi
những văn bản có liên quan đến cách xác định chi phí hợp lý được trừ. Đồng thời,
tác giả cũng tập trung nghiên cứu những vấn đề có liên quan về việc áp dụng các
quy định pháp luật nói trên trên thực tế. Cụ thể, những vấn đề trong việc xác định
tính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của khoản chi, tính hợp pháp của
hóa đơn, chứng từ và những vấn đề về tình hình thực hiện phương thức thanh tốn
khơng dùng tiền mặt (TTKDTM), mức giới hạn chi phí lãi vay đối với đối tượng
khơng là tổ chức tín dụng (TCTD) hay tổ chức kinh tế (TCKT) sẽ được tập trung
làm rõ.
Để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, tác giả đã xác định những nhiệm vụ cụ
thể như sau: nghiên cứu khái niệm, đặc điểm của thuế TNDN và các chi phí được
trừ trong tính thế thu nhập doanh nghiệp; ý nghĩa của việc điều chỉnh các đối tượng
này bằng quy phạm pháp luật; nghiên cứu thực trạng áp dụng áp luật, tìm ra những
bất cập và hạn chế; từ đó đề xuất những giải pháp hợp lý nhằm hoàn thiện pháp
luật.

5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu
4



Dựa trên mục đích nghiên cứu đề tài, tác giả đã kết hợp một số phương pháp
nghiên cứu, đặc biệt là phương pháp luận duy vật biện chứng và phương pháp logic.
Bên cạnh đó, tác giả cịn sử dụng phương pháp so sánh để tiến hành so sánh các số
liệu thực tế, từ đó tìm ra những thực trạng đang diễn ra. Tiếp theo, tác giả nghiên
cứu, mô tả từng vấn đề đang diễn ra ở từng khía cạnh khi các quy định pháp luật
được áp dụng vào thực tiễn. Trên cơ sở giải thích, phân tích nguyên nhân – hậu quả
của các bất cập đang tồn tại, đồng thời nghiên cứu quy định của pháp luật, phương
pháp tổng hợp được tác giả sử dụng để tổng hợp những luận điểm, căn cứ lý luận và
thực tiễn nhằm đưa ra những kiến nghị, giải pháp cho những vấn đề tồn đọng đã
được trình bày một cách hiệu quả, phù hợp với tình hình phát triển của Việt Nam.
Việc kết hợp linh hoạt và sử dụng phù hợp những phương pháp trên khi nghiên cứu
từng nội dung cụ thể là để có được cái nhìn đa chiều, tổng thể về vấn đề nghiên cứu
và đạt được mục đích đặt ra của đề tài.
6. Bố cục tổng qt của khóa luận
Ngồi phần mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục
bố cục của đề tài này gồm có 2 chương:
- Chương 1. Khái qt về chi phí được trừ trong tính thuế TNDN.
- Chương 2. Thực trạng áp dụng pháp luật về chi phí được trừ trong tính thuế
TNDN.

5


CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ TRONG TÍNH
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.1. Những vấn đề lý luận về chi phí được trừ trong tính thuế thu nhập
doanh nghiệp
1.1.1. Sơ lược về thuế thu nhập doanh nghiệp
Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, thuế là khoản thu cơ bản và chủ yếu, là
nguồn tài chính giúp duy trì sự tồn tại và phát triển của Nhà nước. Đồng thời, thuế

cịn là cơng cụ đắc lực giúp Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế và điều tiết thu
nhập, thực hiện công bằng xã hội1. Trước bối cảnh Việt Nam đang thực hiện tiến
trình hội nhập, tồn cầu hóa, tăng cường hợp tác kinh tế với các quốc gia trong khu
vực và trên thế giới, thuế nắm vai trò chủ chốt trong việc điều tiết hoạt động ngoại
thương, thúc đẩy xuất khẩu và bảo vệ sản xuất trong nước. Hiện nay, hệ thống thuế
của mỗi quốc gia tồn tại nhiều loại thuế khác nhau. Ở Việt Nam, căn cứ vào đối
tượng chịu thuế, hệ thống thuế có thể được chia thành ba nhóm như sau: (i) Thuế
thu vào hàng hóa, dịch vụ; (ii) Thuế thu vào thu nhập và (iii) Thuế thu vào hành vi
khai thác, sử dụng một số tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện thực
hiện quyền chủ sở hữu như tài nguyên thiên nhiên, đất đai. Mỗi loại thuế đều có vai
trị và chức năng riêng biệt, từ đó hợp thành tầm quan trọng chung của thuế đối với
nền kinh tế.
Thuế TNDN là một loại thuế thuộc nhóm thuế thu vào thu nhập. Tùy vào
quy định pháp luật của từng quốc gia mà sắc thuế này có nhiều tên gọi khác nhau
như thuế công ty (corporation tax), thuế thu nhập công ty (corporation income tax),
thuế lợi tức (profit tax) hay thuế lợi tức công ty (corporation profit tax), nhưng tất
cả chúng đều đang mô tả loại thuế trực thu có đối tượng chịu thuế chính là thu nhập
phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức2.
Theo định nghĩa của Từ điển đầu tư điện tử – Investopedia thì “Thuế cơng ty là loại
thuế được đánh trên lợi nhuận của tổ chức kinh doanh để thu thuế. Sau khi thu nhập
có được từ hoạt động kinh doanh được tính bằng việc khấu trừ đi các chi phí bao
gồm chi phí trị giá của hàng hóa bán ra (COGS) và sự rớt giá từ doanh thu, và mức
thuế suất đã được ban hành được áp dụng được ấn định là cơ sở để xác định số thuế
mà doanh nghiệp phải nộp Nhà nước. Các quy định về thuế công ty của các nước
trên thế giới rất khác nhau và nó phải được Nhà nước biểu quyết và thông qua và

1

Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2014), Giáo trình Luật Thuế, Nhà xuất bản Hồng Đức, tr.23.
Bộ Tài chính (2017), “Chuyên đề 9: Thuế và quản lý thuế nâng cao”, Tài liệu ơn thi Kế tốn viên và Kiểm

Tốn viên năm 2017, tr.58.
2

6


được Nhà nước chấp thuận ban hành luật”3. Cụ thể hơn, Wikipedia nêu: “Thuế công
ty là loại thuế trực thu được đưa ra bởi cơ quan có thẩm quyền để đánh vào thu
nhập hoặc vốn của doanh nghiệp hay tổ chức khác có tư cách pháp nhân”4. Dưới
góc độ pháp lý, theo quy định của pháp luật Việt Nam, thuế TNDN là sắc thuế đánh
vào những khoản thu nhập có được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ
chức kinh doanh và phi kinh doanh trong xã hội5.
Thuế TNDN là một sắc thuế vô cùng quan trọng, không chỉ có ý nghĩa đối
với NSNN, mà cịn thúc đẩy đầu tư, phát triển kinh tế. Nó tác động tới sự phân phối
thu nhập, tiền lương, tác động đến khả năng khai thác thu hút vốn đầu tư, tác động
tới việc di chuyển vốn và có thể làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế… Do tác động của
thuế TNDN rất lớn nên việc hoàn thiện pháp luật về thuế TNDN là điều mà tất cả
các nước đều hướng tới6. Để có thể thực hiện được mục đích đó, các nhà làm luật
cần chú ý các đặc trưng của thuế TNDN sau đây.
Thứ nhất, thuế TNDN là loại thuế trực thu. Tính trực thu của sắc thuế này
được thể hiện rõ nhất thông qua sự đồng nhất về đối tượng nộp thuế theo luật và đối
tượng trả thuế theo ý nghĩa kinh tế7. Có nghĩa là vào thời điểm đánh thuế, đối tượng
nộp thuế TNDN không thể chuyển giao nghĩa vụ nộp thuế của mình cho bất kỳ đối
tượng nào khác. Trong khi đó, các loại thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng, thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu có đối tượng nộp thuế luật định là chủ thể có nghĩa vụ
thực hiện hành vi đăng ký, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế vào NSNN. Cụ thể
là các chủ thể thực hiện hành vi sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu các loại
hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định pháp luật của loại thuế
đó8. Cịn đối tượng trả thuế, tức là người chịu thuế gián thu lại chính là người tiêu
dùng, người sử dụng hàng hóa, dịch vụ9.

Ví dụ: Doanh nghiệp A năm 2016 có tổng thu nhập (sau khi đã trừ các loại
chi phí và lỗ) là 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng), và doanh nghiệp A không
thuộc các trường hợp được miễn giảm hay hưởng ưu đãi về thuế TNDN. Khoản thu
nhập 100.000.000 đồng của doanh nghiệp A chính là đối tượng chịu thuế TNDN, và
doanh nghiệp A chính là đối tượng nộp thuế. Như vậy, thuế TNDN điều tiết vào
chính thu nhập của doanh nghiệp A. Theo đó, thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp
3

Corporate tax, truy cập ngày 12/6/2017.
Corporate tax, chỉnh sửa lần cuối ngày 03/6/2017, truy cập
ngày 12/6/2017.
5
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2014), Tlđd, tr.269.
6
Trường Đại học Luật Hà Nội (2016), Giáo trình Luật thuế Việt Nam, Nhà xuất bản Cơng an Nhân dân,
tr.214.
7
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2014), Tlđd, tr.266.
8
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2014), Tlđd, tr.35.
9
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2014), Tlđd, tr.35.
4

7


A càng cao thì số tiền thuế phải nộp càng lớn và ngược lại. Đây chính là đặc trưng
tiêu biểu cho vai trị điều tiết thu nhập, đảm bảo cơng bằng xã hội của thuế TNDN.
Thứ hai, đối tượng chịu thuế của thuế TNDN là các khoản thu nhập hợp

pháp của doanh nghiệp. Đó là thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ và các khoản thu nhập khác10. Theo đó, thu nhập phát sinh từ hoạt động sản
xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp được xem là thu nhập chính.
Đây chính là các khoản thu nhập phát sinh từ những ngành nghề kinh doanh của
doanh nghiệp được doanh nghiệp đăng ký với cơ quan có thẩm quyền về đăng ký
kinh doanh hoặc trong các chấp thuận cụ thể đối với một số ngành nghề hạn chế
kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.
Các khoản thu nhập khác chịu thuế TNDN là những khoản thu mà doanh
nghiệp có được từ hoạt động khác khơng liên quan đến ngành nghề sản xuất, kinh
doanh chính của doanh nghiệp, như thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ
chuyển nhượng bất động sản hay thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại
tệ,… Đây là những khoản thu nhập tuy không phát sinh trực tiếp từ hoạt động chính
của doanh nghiệp, khơng mang tính thường xuyên nhưng được hình thành trong quá
trình doanh nghiệp tìm kiếm nguồn thu. Chúng xuất hiện trong quá trình doanh
nghiệp tồn tại, hoạt động gắn với chủ sở hữu thu nhập là doanh nghiệp (tổ chức)
nên thuộc đối tượng chịu thuế TNDN11. Bởi nếu Nhà nước không đánh thuế đối với
những khoản thu nhập khác này sẽ dẫn đến thất thu ngân sách; đồng thời, các khoản
thu nhập khác vẫn là thu nhập hợp pháp của doanh nghiệp, phát sinh trong q trình
tìm kiếm các khoản thu chính, phục vụ mục đích cuối cùng của mọi doanh nghiệp là
tạo ra lợi nhuận, vì mục đích thương mại nên vẫn phải chịu thuế TNDN.
Thứ ba, đối tượng nộp thuế TNDN là các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế
TNDN. Những đối tượng này không chỉ đơn thuần là doanh nghiệp Việt Nam và
doanh nghiệp nước ngồi, mà cịn bao gồm các tổ chức khác khơng phải là doanh
nghiệp nhưng có thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh như hợp tác xã, đơn vị
sự nghiệp cơng lập và những tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu
nhập12.
Với những đặc điểm cơ bản nêu trên, thuế TNDN có tác động sâu sắc đến
tồn bộ nền kinh tế. Theo đó, nếu những quy định về thuế TNDN được ban hành
một các phù hợp, nó khơng chỉ đảm bảo nguồn thu cho NSNN, mà cịn góp phần

10

Khoản 1 Điều 3 Luật Thuế TNDN 2008.
Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2014), Tlđd, tr.278.
12
Khoản 1 Điều 2 Luật Thuế TNDN (Luật số 14/2008/QH12) ngày 03/6/2008.
11

8


thu hút đầu tư, tạo thuận lợi cho các đối tượng kinh doanh gia nhập thị trường, đảm
bảo sự công bằng trong quá trình điều tiết thu nhập. Ngược lại, nếu quy định về
thuế TNDN có nhiều nội dung khơng phù hợp như thuế suất cao, cách tính thu nhập
tính thuế không rõ ràng, cách chuyển lỗ phức tạp, hay có nhiều chi phí hợp lý khơng
được trừ vào thu nhập chịu thuế… sẽ kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Từ
đó có thể dẫn đến sự mất niềm tin của doanh nghiệp vào chủ trương kinh tế của Nhà
nước, làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia. Chính vì vậy, hồn thiện pháp
luật về thuế TNDN là một u cầu vơ cùng cấp thiết, địi hỏi các nhà làm luật phải
đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng để ban hành những quy định phù hợp nhất. Trong đó,
một trong các nội dung trung tâm phải hồn thiện là các quy định của pháp luật về
căn cứ tính thuế TNDN, đặc biệt là những chi phí được trừ trong tính thuế TNDN –
một thành tố quan trọng để xác định thu nhập chịu thuế.
1.1.2. Khái niệm chi phí hợp lý được trừ trong tính thuế thu nhập doanh
nghiệp
Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, các tổ chức kinh doanh và các tổ chức
khác có tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (gọi chung là
doanh nghiệp) phải tiến hành rất nhiều những hoạt động mang tính chất đầu tư
nhằm tạo ra lợi nhuận. Đó là những công việc thiết yếu để tạo ra sản phẩm, thực
hiện dịch vụ như mua nguyên vật liệu, thuê nhân cơng, th địa điểm kinh doanh,

đóng gói, vận chuyển, lưu trữ hàng hóa,… Tất cả các cơng đoạn của q trình sản
xuất, kinh doanh này đều địi hỏi doanh nghiệp phải tiêu tốn nguồn kinh phí nhất
định. Vì thế doanh nghiệp phải sử dụng một phần vốn, thu nhập sau thuế của họ để
đầu tư phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Do đó, việc doanh nghiệp kinh
doanh thu về được một khoản doanh thu không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp
kinh doanh có lợi nhuận. Bởi vì phần doanh thu đó bao gồm cả phần vốn mà doanh
nghiệp đã bỏ ra đầu tư.
Doanh thu (revenue) được định nghĩa là số tiền mà doanh nghiệp thu được
nhờ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của nó13. Thế nên, để biết được doanh
nghiệp kinh doanh có lợi nhuận hay khơng, thì doanh nghiệp phải được trừ vào
doanh thu phần chi phí mà trước đó doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất, kinh doanh.
Nói cách khác, lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định bằng cách lấy doanh thu
trừ đi chi phí phục vụ cho việc tạo ra doanh thu. Trong khi đó, thuế TNDN là sắc
thuế thu vào thu nhập, có nghĩa là thuế TNDN chỉ đánh lên phần thu nhập đã được
trừ các khoản chi mà doanh nghiệp dùng để phục vụ cho kinh doanh.

13

Theo Từ điển Investopedia, truy cập ngày 05/7/2017.

9


Sự tồn tại của các chi phí được trừ trong tính thuế TNDN là một thơng lệ
quốc tế phổ biến rộng rãi với tên gọi Deductible Business Expenses (Chi phí kinh
doanh được trừ). Ví dụ như theo hướng dẫn của Cơ quan thuế vụ Canada (Canada
Revenue Agency) doanh nghiệp được khấu trừ những chi phí hợp lý mà họ đã chi
hoặc sẽ phải chi để tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp14. Tại Trung Quốc, doanh
nghiệp cũng được cho phép trừ những chi phí thực tế phát sinh và liên quan đến
việc tạo ra thu nhập như tiền lương cho nhân công, khấu hao tài sản, lãi suất vay

vốn kinh doanh,…15. Ở Việt Nam, khi thực hiện nghĩa vụ thuế TNDN với Nhà
nước, doanh nghiệp cũng được trừ vào doanh thu các khoản chi phí mà doanh
nghiệp đã bỏ ra để tạo ra thu nhập chịu thuế TNDN là hoàn tồn hợp lý.
Đối với doanh nghiệp, mục đích cao nhất của hoạt động sản xuất, kinh doanh
chính là lợi nhuận thu về sau khi đã thực hiện nghĩa vụ thuế và những nghĩa vụ tài
chính khác (nếu có) đối với Nhà nước, nên doanh nghiệp sẽ có xu hướng tìm cách
để giảm thiểu số thuế TNDN phải đóng cho Nhà nước. Một trong các cách thức đó
là tối đa hóa chi phí kinh doanh trong q trình hoạt động của doanh nghiệp. Để
phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp phải chi ra rất nhiều khoản chi phí
khác nhau. Nếu khoản chi nào cũng được trừ khi tính thuế TNDN thì doanh nghiệp
sẽ lợi dụng quy định này để trục lợi, đưa những khoản chi không thực sự phục vụ
cho việc tạo lập thu nhập của doanh nghiệp trở thành chi phí được trừ, kê khai thuế
khơng trung thực; hoặc doanh nghiệp sẽ đầu tư tràn lan, dàn trải, khơng có trọng
tâm, do ỷ lại vào chính sách khơng đánh thuế lên chi phí phục vụ kinh doanh của
Nhà nước. Hậu quả của việc này chính là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bị
giảm sút, ảnh hưởng đến tình hình phát triển chung của nền kinh tế quốc gia. Vì thế,
chỉ những khoản chi hợp lý, có mục đích phục vụ trực tiếp cho việc tạo lập thu nhập
mới được trừ khi tính thuế TNDN.
Bên cạnh đó, nếu khơng kiểm sốt chặt chẽ tính xác thực của của các chi phí
được trừ thơng qua chứng cứ pháp lý như hóa đơn, chứng từ đầy đủ, hợp pháp và
hợp lệ, thì tình trạng xuất hiện các doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật, gian
lận nhằm trốn thuế TNDN là khơng tránh khỏi. Từ đó, nguồn thu của NSNN có
nguy cơ bị thiệt hại nặng nề. Đồng thời, hành vi trốn thuế sẽ mang lại lợi ích cho
nhóm các doanh nghiệp vi phạm, khiến cho môi trường cạnh tranh giữa doanh
nghiệp trốn thuế và doanh nghiệp tuân thủ pháp luật khơng cịn bình đẳng, cơng
bằng. Thế nên, một trong những yếu tố cho phép một khoản chi được xem là chi phí
14

Business Expenses, truy cập
ngày 12/6/2017.

15
/>truy cập ngày 05/7/2017.

10


hợp lý được trừ trong tính thuế TNDN chính là khoản chi phải có đầy đủ hóa đơn,
chứng từ hợp pháp, hợp lệ.
Như vậy, chi phí được trừ trong tính thuế TNDN chính là những khoản chi
hợp lý được doanh nghiệp sử dụng để đầu tư tạo ra thu nhập thông qua các hoạt
động thiết yếu phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh và có hóa đơn, chứng từ
hợp pháp, hợp lệ.
1.1.3. Nguyên tắc xác định các khoản chi được trừ
Các khoản chi được trừ là một nội dung quan trọng giúp tính được chính xác
thu nhập chịu thuế TNDN, từ đó xác định được đúng số tiền thuế TNDN phải nộp
vào NSNN, xác định được lợi nhuận thuần và hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Thông thường, các chi phí này được xác định dựa trên những nguyên tắc
nhất định. Ở góc độ lý luận, tại Việt Nam, các chuyên gia kinh tế và pháp lý đã nêu
ra ba nguyên tắc cơ bản trong việc xác định, xây dựng các khoản chi phí hợp lý
được trừ16 như sau:
Thứ nhất, chi phí hợp lý phải là những khoản chi liên quan đến hoạt động
tạo ra thu nhập của các tổ chức kinh doanh. Cụ thể, nội dung của nguyên tắc này là
để được xem là chi phí hợp lý được trừ trong tính thuế TNDN thì một khoản chi
phải được xác định liệu rằng mục đích của nó có phải là tạo ra thu nhập cho doanh
nghiệp hay khơng. Hơn nữa, tính liên quan đến việc tạo ra thu nhập của doanh
nghiệp cịn được thể hiện ở tính cần thiết của khoản chi đó đối với hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như doanh nghiệp A có ngành nghề kinh
doanh là nhập khẩu và phân phối thép, nhưng trong danh mục các khoản chi phí
phục vụ kinh doanh, doanh nghiệp A lại đưa vào một khoản chi là chi phí cho việc
mua nguyên liệu vải. Như vậy, có thể thấy rằng, khoản chi cho nguyên liệu vải

không liên quan đến hoạt động kinh doanh thép của doanh nghiệp A, cũng như
doanh nghiệp A không có doanh thu khác từ hoạt động kinh doanh nào liên quan
đến số nguyên liệu vải đó. Nên khoản chi cho ngun liệu vải khơng phải là chi phí
hợp lý liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp A. Như vậy,
nếu không xem xét đến yếu tố khoản chi liên quan đến hoạt động tạo ra thu nhập
của các tổ chức kinh doanh khi xác định các khoản chi được trừ, tình trạng doanh
nghiệp tiến hành những hoạt động dư thừa, kinh doanh không hiệu quả sẽ được cổ
súy một cách gián tiếp. Đồng thời, hành vi lạm dụng điều kiện thơng thống của
pháp luật dành cho doanh nghiệp trong việc khấu trừ những chi phí hợp lý để trục
lợi, trốn thuế sẽ trở nên phổ biến.
16

Lê Xuân Trường, “Chi phí hợp lý để tính thuế TNDN: Những điểm cần sửa đổi”, Tạp chí Tài Chính, số
11/2002, tr.7.

11


Tuy nhiên, việc xác định tính cần thiết của các khoản đầu tư trong hoạt động
sản xuất, kinh doanh trên thực tế không hề đơn giản. Bởi lẽ doanh nghiệp được tự
do kinh doanh ngành nghề mà pháp luật không cấm là một quyền hiến định, nên
hiện nay, trên thực tế, tồn tại nhiều doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề. Doanh
nghiệp kinh doanh ngành nghề nào thì phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh
nhành nghề đó17. Tham khảo danh sách đăng ký ngành nghề kinh doanh được niêm
yết trên Cổng thông tin điện tử Đăng ký kinh doanh của Công ty cổ phần và xây
dựng Vinahenco18 và Công ty cổ phần SAM19, ta thấy được có những doanh nghiệp
đăng ký hơn 10 ngành nghề kinh doanh khác nhau, và có những ngành nghề hồn
tồn khơng liên quan với nhau. Chính vì vậy mà việc xác định chi phí doanh nghiệp
bỏ ra có nhằm phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hay khơng là vơ cùng khó khăn.
Bởi nhờ vào nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau, doanh nghiệp chủ động trong

việc giải thích, kê khai các khoản chi để được trừ vào thu nhập chịu thuế TNDN dễ
dàng hơn. Quy định của pháp luật vấn đề này thường được các nhà làm luật căn cứ
vào tình hình kinh tế ở mỗi thời kỳ để điều chỉnh sao cho phù hợp.
Thứ hai, chi phí phải ở mức hợp lý. Tức là những khoản chi liên quan đến
hoạt động tạo ra thu nhập của các tổ chức kinh doanh được trừ phải nằm trong một
mức giới hạn hợp lý về giá trị, không được quá cao. Khoản chi được trừ cần có một
giới hạn hợp lý sao cho vừa bảo đảm được quyền tự do kinh doanh, lợi ích hợp
pháp của doanh nghiệp, vừa không làm thiệt hại đến nguồn thu NSNN và không
mâu thuẫn với những quy định cơ bản của pháp luật. Khi cho phép trừ vào doanh
thu các khoản chi liên quan đến hoạt động tạo ra thu nhập của các tổ chức kinh
doanh khi tính thuế TNDN, Nhà nước sẽ thúc đẩy được hoạt động đầu tư tạo ra lợi
nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mặt trái của quy định này là tình trạng doanh
nghiệp ỷ lại vào khả năng lấy lại vốn do được khấu trừ thuế TNDN mà đầu tư tràn
lan, không hiệu quả, chi tiền cho những dự án khơng có khả năng mang lại lợi
nhuận, dẫn đến thiệt hại cho bản thân doanh nghiệp, làm chậm lại tốc độ phát triển
chung của nền kinh tế.
Một ví dụ cho nguyên tắc này là trong kinh doanh, doanh nghiệp huy động
vốn phục vụ cho sản xuất thông qua việc vay vốn của các chủ thể khác nhau. Khi
17

Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp:
“Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc khi đề
nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh
nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh
doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc
giấy đề nghị cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn,
đối chiếu và ghi nhận ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký
doanh nghiệp.”
18
Phụ lục 1.

19
Phụ lục 2.

12


vay vốn, doanh nghiệp phải trả cả khoản tiền vay gốc và tiền lãi vay theo thỏa thuận
đã giao kết. Theo đó, khoản tiền lãi vay vốn phục vụ cho kinh doanh cũng là một
chi phí phục vụ cho việc tạo lập thu nhập của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh
nghiệp đã lợi dụng việc pháp luật cho phép khấu trừ những chi phí liên quan đến
hoạt động sản xuất kinh doanh khi tính thu nhập chịu thuế TNDN, khơng thực hiện
góp vốn mà tiến hành vay vốn từ chính các cổ đơng nhằm “né” thuế TNDN. Vì thế
nên đối với những khoản vay tiềm ẩn kẽ hở cho doanh nghiệp có hành vi gian lận
về thuế TNDN nên được giới hạn ở mức hợp lý sao cho không làm ảnh hưởng đến
việc vay vốn kinh doanh của doanh nghiệp, vừa bảo đảm không thất thu ngân sách.
Thứ ba, các khoản chi này phải thực sự được chi ra và có thể thẩm định
được. Nội dung nguyên tắc này có nghĩa là doanh nghiệp muốn được trừ một chi
phí nào đó thì phải chứng minh được rằng có hành vi chi ra khoản tiền trên thực tế
và cung cấp được chứng cứ có giá trị pháp lý, tạo cơ sở cho cơ quan quản lý thuế
tiến hành kiểm tra, giám sát. Nguyên tắc này được áp dụng nhằm tránh tình trạng
doanh nghiệp gian lận, kê khai khống các khoản chi nhằm trốn thuế TNDN. Để một
khoản chi được công nhận là chi phí hợp lý được trừ trong tính thuế TNDN thì
người nộp thuế phải chứng minh tính xác thực của chúng bằng những bằng chứng
pháp lý theo quy định của pháp luật. Những bằng chứng pháp lý đó có thể là hóa
đơn, chứng từ hợp pháp. Những trường hợp như doanh nghiệp thu mua thủy hải sản
được đánh bắt bởi các cá nhân, hộ gia đình, nhưng những đối tượng này khơng có
hóa đơn bán hàng. Hay tình huống các đối tượng mua bán nhỏ lẻ, không thường
xuyên không là đối tượng phải có hóa đơn tự in hay hóa đơn giá trị gia tăng
(GTGT) khác giao dịch với doanh nghiệp. Trường hợp này, những chứng từ không
phải là hóa đơn được cơng nhận để ghi nhận việc thực hiện khoản chi của doanh

nghiệp, như là bảng kê mua hàng hóa, dịch vụ. Để cơ quan thuế có thể thẩm định
được những khoản chi này thì yêu cầu đặt ra chính là những chứng cứ chứng minh
cần phải tồn tại dưới dạng thức có thể lưu trữ được như giấy hay cơ sở dữ liệu; đồng
thời, chúng đáp ứng được những quy định về nội dung và hình thức mà pháp luật
đặt ra.
Việc một khoản chi thỏa mãn ba nguyên tắc trên giúp doanh nghiệp đảm bảo
thu hồi vốn trong quá trình sản xuất, kinh doanh, bởi vì những chi phí hợp lý doanh
nghiệp bỏ ra nhằm tạo lập thu nhập sẽ được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế TNDN;
đồng thời, cũng giúp Nhà nước dễ dàng thực hiện cơng tác quản lý thuế thơng qua
hệ thống hóa đơn, chứng từ đầy đủ, hợp pháp và hạn chế thất thu NSNN.

13


1.2. Quy định pháp luật về chi phí hợp lý được trừ trong thuế thu nhập
doanh nghiệp
Trong hệ thống thuế Việt Nam, thuế TNDN là sắc thuế nằm trong nhóm thuế
thu vào thu nhập. Hiện nay, tại Việt Nam, sắc thuế này được điều chỉnh bởi Luật
Thuế TNDN (Luật số 14/2008/QH12) ngày 03/6/2008, Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Thuế TNDN (Luật số 32/2013/QH13) ngày 19/6/2013, Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế (Luật số 71/2014/QH13) ngày
26/11/2014 (sau đây gọi tắt là Luật thuế TNDN). Hướng dẫn thi hành các đạo luật
này chính là hệ thống các văn bản dưới luật, trong đó, quan trọng nhất là Nghị định
số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành Luật thuế TNDN, Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế (Nghị
định số 91/2014/NĐ-CP) và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật
về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế (Nghị định số
12/2015/NĐ-CP).

Theo quy định của pháp luật thuế TNDN thì “căn cứ tính thuế là thu nhập
tính thuế và thuế suất20”. Để xác định được thu nhập tính thuế, khoản 1 Điều 7 Luật
Thuế TNDN 2008 có quy định: “Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác
định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết
chuyển từ các năm trước”. Tại khoản 2 Điều 7 Luật Thuế TNDN 2008 cũng có
hướng dẫn: “Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của
hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở
ngoài Việt Nam”. Như vậy, chúng ta có được cơng thức để tính thu nhập tính thuế
như sau:
Thu nhập tính =
thuế

Thu
nhập
chịu thuế

Thu nhập chịu =
thuế

(Doanh thu

- (Thu nhập được
miễn thuế

+

Các khoản lỗ được
kết chuyển theo quy
định)21


- Chi phí được trừ)

+

Các khoản thu nhập
khác22

Cơng thức trên đã cho thấy rõ được ý nghĩa quan trọng của các khoản chi
được trừ trong hoạt động tính thuế TNDN. Chi phí được trừ chính là những khoản
20

Điều 6 Luật Thuế TNDN 2008.
Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Luật Thuế TNDN.
22
Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.
21

14


chi mà doanh nghiệp đã thực sự bỏ ra phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ nhằm tạo ra thu nhập (lợi nhuận) hợp pháp cho doanh nghiệp.
Để xác định khoản chi nào sẽ được trừ trong q trình tính thuế TNDN, theo
quy định của Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn thi hành, các khoản chi
này phải đáp ứng đủ 3 điều kiện sau đây:
1.2.1. Khoản chi phải liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp23
Điều kiện đầu tiên để xem xét một khoản chi có phải là chi phí hợp lý được
trừ hay khơng chính là điều kiện về nội dung hay mục đích của khoản chi phí này.

Cụ thể, đây phải là những khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Để đáp ứng được điều kiện này, một khoản chi
của doanh nghiệp phải có đầy đủ hai yêu cầu là đã xảy ra trên thực tế và liên quan
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khoản chi đã xảy ra trên thực
tế có nghĩa là doanh nghiệp đã thực hiện hành vi chi tiền vào một hoạt động nào đó,
hành vi này là có thực, khơng phải do doanh nghiệp ngụy tạo nên. Cịn tính liên
quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tức là mục đích của
khoản chi phải vì tạo lập thu nhập cho doanh nghiệp. Nói cách khác, những khoản
chi này phục vụ cho hoạt động đầu tư tạo ra thu nhập của doanh nghiệp, là chi phí
mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất, kinh doanh nhằm mục tiêu
tối đa hóa lợi nhuận24. Có thể kể đến những chi phí như th trụ sở, chi phí nhân
cơng, chi phí cho hoạt động logistic,…
Như vậy, nếu căn cứ vào điều kiện thứ nhất nêu trên, thì một khoản chi
khơng liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không
được trừ khi tính thuế TNDN. Tuy nhiên, trên thực tế, cộng đồng doanh nghiệp có
một vị trí rất quan trọng khơng chỉ đối với việc phát triển kinh tế, mà còn đối với
những lĩnh vực xã hội khác. Nhằm đảm bảo phát triển bền vững, Hội đồng Kinh
doanh thế giới vì Sự phát triển bền vững (World Business Council for Sustainable
Development – WBCSD) đã đưa ra định nghĩa về trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR) như sau: Trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền
vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ mơi trường, bình đẳng giới, an

23

Điểm a khoản 1 Điều 9 Luật Thuế TNDN 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Luật số
71/2014/QH13: “Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh
của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật”.
24

Hoàng Tuấn Anh (2009), Pháp luật điều chỉnh về chi phí trong việc xác định thu nhập chịu thuế TNDN,
Khóa luận Tốt nghiệp, Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, tr.16.

15


tồn lao động, quyền lợi lao động, trả lương cơng bằng, đào tạo và phát triển nhân
viên, phát triển cộng đồng, đảm bảo chất lượng sản phẩm… theo cách có lợi cho cả
doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của xã hội25. Theo đó, ngồi đóng góp
về kinh tế, các doanh nghiệp cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tạo, nâng
cao đời sống xã hội của quốc gia. Ở Việt Nam hiện nay, cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, Nhà nước đã khơng cịn và khơng thể bao cấp
hết mọi hoạt động của công dân về y tế, giáo dục, văn hóa, mơi trường… như ở thời
kỳ bao cấp nên việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được xem là
một hành động giải quyết các vấn đề xã hội vì mục đích từ thiện và nhân đạo26, vơ
cùng cần thiết ở nước ta.
Hiện nay, tồn tại những khoản chi tuy không phục vụ cho hoạt động sản
xuất, kinh doanh nhưng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện trách
nhiệm xã hội, pháp luật cho phép loại trừ một số chi phí đặc thù ra khỏi thu nhập
chịu thuế TNDN. Theo hướng dẫn cụ thể tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số
12/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về
thuế, thì các khoản chi này bao gồm cả khoản chi cho thực hiện nhiệm vụ giáo dục
quốc phòng và an ninh, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ và
phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác theo quy định của pháp luật; khoản
chi hỗ trợ phục vụ cho hoạt động của tổ chức đảng, tổ chức chính trị-xã hội trong
doanh nghiệp; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề nghiệp
cho người lao động theo quy định của pháp luật; các khoản chi thực tế cho hoạt
động phòng, chống HIV/AIDS nơi làm việc của doanh nghiệp, bao gồm: Chi phí
đào tạo cán bộ phịng, chống HIV/AIDS của doanh nghiệp, chi phí tổ chức truyền

thơng phịng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp, phí thực hiện
tư vấn, khám và xét nghiệm HIV, chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động
của doanh nghiệp. Ngồi ra, cịn có các khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, nghiên cứu
khoa học, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhà
cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật, khoản tài trợ theo
chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện

25

A synopsis of Sustainability and Other related definitions,
truy cập ngày 06/7/2017.
“CSR: The commitment of business to contribute to sustainable development, working with employees, their
families, the local community and society at large to improve their quality of life”.
26
Nguyễn Đình Tài (2015), Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: các vấn đề đặt ra hôm nay và giải pháp,
Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương,
truy cập ngày 06/7/2017.

16


kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn27. Đây là những khoản chi cho việc thực hiện các
chính sách phát triển xã hội, nâng cấp cơ sở hạ tầng, phục vụ cộng đồng được Nhà
nước khuyến khích. Bởi lẽ, những hoạt động mang tính xã hội như phịng chống
HIV/AIDS, tạo việc làm cho người lao động, phục vụ cho hoạt động quốc phòng an
ninh là những hoạt động thuộc trách nhiệm của Nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm
đảm bảo an ninh quốc gia, ngăn ngừa tệ nạn xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao
chất lượng cuộc sống của người dân. Nhà nước sử dụng ngân sách thu được để chi
trả những chi phí trong việc chăm lo đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, NSNN là có
hạn, trong khi nhiệm vụ chi quá lớn. Nên việc doanh nghiệp tham gia vào thực hiện

các hoạt động xã hội, giảm bớt áp lực tài chính cho NSNN là điều mà Nhà nước
ln khuyến khích. Đó là lý do mà pháp luật cho phép khấu trừ các loại chi phí này
vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp.
1.2.2. Khoản chi phải có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp
luật

28

Đây là điều kiện quan trọng để chứng minh tính xác thực của khoản chi khi
doanh nghiệp kê khai với cơ quan thuế về các khoản chi được trừ vào thu nhập chịu
thuế TNDN. Trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ, số
lượng các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường ngày càng lớn cùng với hoạt động
ngày càng đa dạng, thì hóa đơn, chứng từ chính là cơng cụ hữu hiệu nhất giúp Nhà
nước tiến hành kiểm tra giám sát hoạt động khai nộp thuế của doanh nghiệp.
Hóa đơn được xem là một loại chứng từ kế toán theo quy định của Luật Kế
tốn (Luật số 88/2015/QH13) ngày 20/11/201529. Hóa đơn là chứng từ do người
bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật30.
Chứng từ là phương pháp cho phép lưu giữ và sao chụp lại các sự kiện kinh tế, tài
chính phát sinh tại cơ sở kinh doanh, từ đó đóng vai trị là bằng chứng, chứng cứ
pháp lý cho các số liệu đã ghi chép trên sổ sách kế toán và là căn cứ để kiểm tra tính
hợp pháp, hợp lệ của các nghiệp vụ phát sinh31. Do đó, hóa đơn, chứng từ theo đúng
quy định của pháp luật chính là bằng chứng có giá trị pháp lý cao nhất trong việc
chứng minh rằng hoạt động chi nhằm tạo lập thu nhập của doanh nghiệp có diễn ra
trên thực tế.
27

Khoản 5 Điều 1 Luật số 32/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung Điểm n khoản 2 Điều 9 Luật Thuế TNDN 2008.
Điểm b khoản 1 Điều 9 Luật Thuế TNDN 2008 đã được sửa đổi bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Luật số
32/2013/QH13.
29

Khoản 1 Điều 20 Luật Kế tốn 2015: “Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa,
cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thơng tin bán hàng, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật”.
30
Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
31
Đỗ Lê Thùy Linh (2011), Chế độ pháp lý về hóa đơn mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, Khóa luận Tốt
Nghiệp, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr.5.
28

17


Đối với hóa đơn, một hóa đơn được xem là hợp pháp khi nó đáp ứng đủ điều
kiện của pháp luật về nội dung, hình thức và phải đúng với sự thật khách quan. Đối
tượng của giao dịch không thuộc loại hàng hóa, dịch vụ bị cấm kinh doanh. Mục
đích khởi tạo hóa đơn cũng phải hợp pháp, tránh tình trạng các doanh nghiệp “ma”
mua bán hóa đơn khống nhằm trốn thuế. Về hình thức, hóa đơn phải chứa đựng đầy
đủ các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP của
Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ32 với những nội
dung cơ bản như tên, ký hiệu, số hóa đơn, thơng tin về người bán, người mua, về
hàng hóa, dịch vụ được giao dịch và tổng số tiền thanh tốn.
Trong trường hợp hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai
mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ TTKDTM. Doanh nghiệp có giao dịch như
đề cập trong trường hợp trên phải sử dụng dịch vụ TTKDTM của các tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật chuyên ngành33. Chứng từ
TTKDTM của doanh nghiệp phải tuân thủ các điều kiện tại Điều 4 Thông tư số
46/2014/TT-NHNN34 ngày 31/12/2014 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về
thanh tốn khơng dùng tiền mặt (Thơng tư số 46/2014/TT-NHNN) trong q trình
tạo lập, sử dụng và bảo quản.


32

Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP:
“3. Hố đơn phải có các nội dung sau:
a) Tên hoá đơn, ký hiệu hoá đơn, số hoá đơn, tên liên hoá đơn. Đối với hoá đơn đặt in cịn phải ghi tên tổ
chức đã nhận in hố đơn;
b) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
c) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
d) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hố, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất
thuế giá trị gia tăng, số tiền thuế giá trị gia tăng trong trường hợp là hoá đơn giá trị gia tăng;
đ) Tổng số tiền thanh toán, chữ ký người mua, chữ ký người bán, dấu người bán (nếu có) và ngày, tháng,
năm lập hố đơn.
Bộ Tài chính quy định cụ thể đối với hố đơn khơng cần thiết phải có đủ những nội dung quy định tại khoản
này.”
33
Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về TTKDTM, có hiệu lực kể từ
ngày 26 tháng 3 năm 2013, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm
2016 và Thông tư số 46/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về
TTKDTM.
34
Điều 4 Thông tư số 46/2014/TT-NHNN:
“Điều 4. Chứng từ thanh toán
1. Chứng từ sử dụng trong thanh toán phải được lập, ký, kiểm soát, luân chuyển, quản lý, sử dụng và bảo
quản theo đúng quy định về chế độ chứng từ kế toán ngân hàng và phù hợp với quy định tại Thông tư này.
2. Chứng từ sử dụng trong thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước về quy cách, mẫu biểu, in ấn, phát hành và sử dụng.
3. Chứng từ sử dụng trong thanh toán qua ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mơ do
ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mơ quy định quy cách, mẫu biểu, in ấn, phát hành và
hướng dẫn thực hiện đảm bảo phù hợp với quy trình thanh tốn đối với từng loại hình dịch vụ theo quy định

tại Thơng tư này và các quy định của pháp luật liên quan.
4. Các thông tin, dữ liệu của chứng từ điện tử phải được kiểm sốt đầy đủ đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ và
tính tồn vẹn của thơng tin. Đồng thời, chứng từ phải được kiểm soát, quản lý bảo mật để ngăn ngừa và
tránh việc lợi dụng khai thác, xâm nhập, sao chép thông tin bất hợp pháp.”

18


×