Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Tội mua bán trái phép ma tuý tại thành phố hồ chí minh tình hình nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ

NGUYỄN NGỌC SƠN
MSSV: 1253801010654

TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH: TÌNH HÌNH – NGUN NHÂN VÀ
CÁC BIỆN PHÁP PHỊNG NGỪA
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHĨA: 2012 – 2016
GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: TS NGUYỄN HUỲNH BẢO KHÁNH
Giảng viên khoa Luật Hình sự

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2016


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành đề khóa luận này, trước hết em xin chân thành cám ơn đến
tất cả các thầy cơ giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy cho em những kiến thức bổ ích
và cần thiết trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại trường Đại học
Luật TP.HCM, góp phần giúp em có thể hồn thành tốt đề tài cũng như làm hành trang
cho những công việc trong tương lai.
Đặc biệt, em xin chân thành gửi lời cám ơn đến cô Tiến sĩ Nguyễn Huỳnh Bảo
Khánh đã tận tình, chu đáo hướng dẫn em trong suốt q trình thực hiện khóa luận.
Những góp ý cũng như kiến thức cơ bổ sung cho em góp phần khơng nhỏ để em có thể
hồn thành đề tài tốt nhất.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất. Nhưng
do đây là lần đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học cũng như còn hạn chế về
mặt lý luận và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những sai sót trong q trình


phân tích, đánh giá mà bản thân khơng chưa thấy được. Do đó, em rất mong nhận được
sự đóng góp của q thầy, cơ để khóa luận của em có thể được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 7 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Ngọc Sơn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY THEO QUY ĐỊNH
CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TÌNH HÌNH TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT
MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY .....................6
1.1 Khái niệm tội mua bán trái phép chất ma túy và đặc điểm pháp lý của tội mua bán
trái phép chất ma túy theo quy định của BLHS năm 1999 (sửa đổi, sổ bung 2009) .........6
1.2 Tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn TP.HCM ...............................9
1.2.1 Thực trạng của tình hình tội phạm .......................................................................................9
1.2.2 Cơ cấu của tình hình tội phạm ............................................................................................15
1.2.3 Diễn biến (động thái) của tình hình tội phạm .................................................................35
1.2.4 Tính chất nguy hiểm của tình hình tội phạm....................................................................44
CHƢƠNG 2: NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI MUA BÁN
TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA ..................................................................................58
2.1 Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa
bàn TP.HCM .......................................................................................................................................58
2.1.1 Nguyên nhân, điều kiện của tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn
TP.HCM dưới góc độ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm nói chung.......58
2.1.2 Ngun nhân và điều kiện của tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn
TP.HCM dưới góc độ nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể ................................66

2.2 Biện pháp phòng ngừa tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn TP.HCM ....74
2.2.1 Dự báo tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn TP.HCM trong
thời gian tới .........................................................................................................................................74
2.2.2 Biện pháp phòng ngừa tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn TP.HCM
.................................................................................................................................................................77

KẾT LUẬN ........................................................................................................................................92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Số vụ phạm tội, số bị cáo mà Tòa án phải giải quyết về các tội Điều 194 tại
TP.HCM giai đoạn 2011 đến tháng 6/2016
Bảng 2: Tỷ lệ số vụ phạm các tội Điều 194 trong tổng số vụ phạm tội về ma túy tại
TP.HCM giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 3: Tỷ lệ giữa số vụ phạm tội, số bị cáo của các tội tại Điều 194 trong tổng số
vụ phạm tội, tổng số bị cáo trên địa bàn TP.HCM năm từ năm 2011 – 2015
Bảng 4: Tỷ lệ số vụ phạm tội, số bị cáo phải bị xét xử theo Điều 194 trong giai đoạn
2011 – 2015 của 24 quận, huyện tại TP.HCM
Bảng 5: Cơ cấu hình phạt đối với bị cáo đã bị xét xử sơ thẩm tại TP.HCM giai đoạn
2011 – 2015 theo Điều 194
Bảng 6: Cơ cấu về độ tuổi của bị cáo đã bị Tòa án xét xử về các tội Điều 194 tại
TP.HCM giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 7: Tỷ lệ giới tính của bị cáo đã bị xét xử theo các Điều 194 tại TP.HCM giai
đoạn 2011 – 2015
Bảng 8: Cơ cấu số bị cáo là người dân tộc thiểu số, người nước ngoài đã bị xét xử tại
TP.HCM giai đoạn 2011 – 2015 về các Điều 194
Bảng 9: Tỷ lệ số bị cáo phạm tội Điều 194 là đối tượng nghiện ma túy bị xét xử tại
TP.HCM giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 10: Cơ cấu trình độ học vấn của bị cáo phạm tội Điều 194 bị Tòa án xét xử

giai đoạn 2001-2014
Bảng 11: Động thái về thực trạng các tội Điều 194 trên địa bàn TP.HCM trong giai
đoạn 2011 – 2015


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Cơ cấu về tội mua bán trái phép chất ma túy trong nhóm tội phạm tàng trữ,
vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy bị xét xử tại TP.HCM
Biểu đồ 2: Cơ cấu số vụ phạm tội Điều 194 trong tổng sổ vụ phạm tội về ma túy phải
bị xét xử tại TP.HCM giai đoạn 2011 – 2015
Biểu đồ 3: Cơ cấu số vụ phạm tội Điều 194 phải bị xét xử trong tổng số vụ phạm tội
tại TP.HCM giai đoạn 2011 – 2015
Biểu đồ 4: Cơ cấu về độ tuổi của bị cáo phạm các tội Điều 194 đã bị xét xử tại
TP.HCM giai đoạn 2011 – 2015
Biểu đồ 5: Cơ cấu theo giới tính của bị cáo phạm các tội Điều 194 đã bị Tòa án xét xử
giai đoạn 2011 – 2015 tại TP.HCM
Biểu đồ 6: Diễn biến về số vụ phạm tội, số bị cáo của các tội Điều 194 tại TP.HCM
giai đoạn 2011 – 2015
Biểu đồ 7: Diễn biến về cơ cấu các tội Điều trong tổng số tội phạm về ma túy tại
TP.HCM giai đoạn 2011 – 2015
Biểu đồ 8: Diễn biến cơ cấu về số vụ phạm tội, số bị cáo của các Điều 194 so với tổng
số vụ phạm tội, tổng số bị cáo tại TP.HCM năm 2011 – 2015
Biểu đồ 9: Diễn biến cơ cấu các Điều 194 tại TP.HCM giai đoạn 2011 – 2015 theo tiêu
chí giới tính của bị cáo
Biểu đồ 10: Diễn biến cơ cấu các tội Điều 194 tại TP.HCM giai đoạn 2011 – 2015 theo
tiêu chí người chưa thành niên
Biểu đồ 11: Diễn biến các Điều 194 tại TP.HCM giai đoạn 2011 – 6/2016 theo tiêu chí
bị cáo là người dân tộc thiểu số, người nước ngoài



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS

Bộ Luật Hình sự

BLTTHS

Bộ Luật Tố tụng Hình sự

CAND

Cơng an nhân dân



Cao đẳng

ĐH

Đại học

HSST

Hình sự sơ thẩm

NXB

Nhà xuất bản

T.B


Trung bình

TAND

Tịa án nhân dân

TCCN

Trung cấp chun nghiệp

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TS

Tiến sĩ

UBND

Ủy ban nhân dân

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Ma túy đã và đang trở thành mối đe dọa cho toàn nhân loại. Nó khơng chỉ ảnh
hưởng đến sức khỏe, giống nịi của dân tộc mà cịn ảnh hưởng đến tình hình trật tự an
ninh, kinh tế của mỗi quốc gia. Hằng năm, Cơ quan Phòng chống ma túy và tội phạm
của Liên hợp quốc (UNODC) đều có những chương trình với nhiều chủ đề khác nhau
nhằm giảm thiểu số lượng người nghiện ma túy cũng như tình hình tội phạm ma túy
trên toàn cầu. Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta cũng ln quan tâm vấn đề phịng,
chống tội phạm ma túy. Chính phủ đã thành lập Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS
và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm theo Quyết định số 61/2000/QĐ-TTg ngày 05
tháng 6 năm 2000; Ban chấp hành Trung Đảng đã ban hành Chỉ thị số 06-CT/TW ngày
31 tháng 11 năm 1996 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác phịng, chống ma túy
và Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26 tháng 3 năm 2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng
cường lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác phịng, chống và kiểm sốt ma túy trong tình hình
mới. Đặc biệt, năm 2000 Luật phòng, chống ma túy ra đời với những quy định cụ thể,
đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công cuộc đấu tranh phòng, chống ma túy ở
nước ta.
Tuy nhiên, tình hình mua bán trái phép chất ma túy ở nước ta vẫn còn nhiều diễn
biến phức tạp, đặc biệt là trên các tuyến biên giới phía Bắc, Tây Bắc, Bắc Miền Trung,
Tây Nam - nơi trình độ dân trí cịn thấp và một số thành phố, đơ thị lớn, khu du lịch,
khu kinh tế lớn trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh - một đơ thị phát triển bậc nhất về
văn hóa, kinh tế và chính trị. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi thu hút nhiều nhà đầu tư
trong và ngoài nước nên cùng với xu thế phát triển và hội nhập chung của cả nước,
thành phố phải gánh chịu nhiều sức ép từ các mặt trái của xã hội. Tình hình tội phạm
mua bán trái phép chất ma túy tại Thành phố Hồ Chí Minh đang ngày càng gia tăng cả
về số lượng lẫn về mức độ nguy hiểm, biểu hiện là thành phần tội phạm ngày càng đa
dạng với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, ma túy được nhập vào Thành phố Hồ Chí

1


Minh từ nhiều nguồn khác nhau với nhiều chủng loại khiến cơ quan chức năng khó

phát hiện. Từ những biểu hiện trên cho thấy Thành phố Hồ Chí Minh đang dần trở
thành thị trường tiêu thụ ma túy lớn của cả nước và cũng là địa điểm trung chuyển ma
túy sang các quốc gia thứ ba. Sự gia tăng này xuất phát chủ yếu từ ba nguyên nhân cơ
bản, thứ nhất là do mặt trái của sự phát triển kinh tế, thứ hai là do công tác quản lý xã
hội, quản lý con người của cơ chức năng chưa đạt được hiệu quả cao, thứ ba là do các
cơ quan chưa chủ động cũng như phối hợp với nhau dẫn đến cịn nhiều hạn chế trong
cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm.
Trước tình hình đó, cần có những cơng trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc,
khách quan, trang bị đầy đủ lý luận để làm rõ thực trạng, nguyên nhân cũng như đề
xuất các biện pháp phòng ngừa phục vụ cho cơng tác đấu tranh phịng, chống tội mua
bán trái phép chất ma túy trong thực tiễn và việc chọn đề tài “Tội mua bán trái phép
chất ma túy tại Thành phố Hồ Chí Minh: Tình hình - Ngun nhân và các biện
pháp phòng ngừa” của tác giả cũng nhằm đáp ứng u cầu cấp thiết đó.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây đã có một số cơng trình nghiên cứu về tội phạm ma
túy nói chung và tội mua bán trái phép chất ma túy nói riêng trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh dưới nhiều góc độ khác nhau :
- Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh (2015), Luận án tiến sĩ Luật học, Phòng ngừa các tội
tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoạt chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, Học viện khoa học xã hội
- Lê Ngọc Phú (2015), Luận văn thạc sĩ Luật học, Phòng ngừa các tội tàng trữ,
vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy có tổ chức trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
- Võ Thị Kim Trang (2013), Luận văn thạc sĩ luật học, Phòng ngừa tội phạm mua
bán, vận chuyển trái phép chất ma túy do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh

2



- Nguyễn Văn Tấn (2007), Luận văn thạc sĩ luật học, Hoạt động kiểm sát điều tra
các tội phạm về ma túy tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh
- Đồn Thị Ngọc Hà (2007), Luận văn thạc sĩ luật học, Đấu tranh phòng, chống
tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh
Bên cạnh đó cịn có các cơng trình nghiên cứu khoa học, các bài viết trên các báo,
tạp chí khoa học pháp lý của nhiều tác giả khác nhau đề cập, nghiên cứu đến vấn đề
này và đã đưa ra những giải pháp ở phương diện cả lý luận lẫn thực tiễn. Tuy nhiên, do
sự thay đổi về điều kiện kinh tế, xã hội cũng như các nguyên nhân, điều kiện liên quan
khác nên đã dẫn đến tình hình tội phạm về ma túy nói chung và tội mua bán trái phép
chất ma túy nói riêng trên địa bàn thành phố ngày càng diễn ra phức tạp. Thế nên, tác
giả mong muốn cung cấp thêm thơng tin về tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, cũng như đề xuất thêm một số giải pháp
trong công tác đấu tranh phòng, chống tội mua bán trái phép chất ma túy trong giai
đoạn hiện tại và tương lai.
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Tội mua bán trái phép chất ma túy tại Thành phố Hồ Chí
Minh: Tình hình - Ngun nhân và các biện pháp phịng ngừa”, mục đích của tác giả là
làm rõ thực trạng, cơ cấu, động tái và tính chất nguy hiểm của tình hình tội phạm mua
bán trái phép chất ma túy trên địa bàn thành phố trong giai đoạn này. Bên cạnh đó,
cũng nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tình hình tội phạm, từ
đó đề xuất những giải pháp mới để tiếp tục nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống
tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2 Phạm vi nghiên cứu

3



- Thứ nhất, về không gian nghiên cứu: Tác giả tập trung trên địa bản Thành phố
Hồ Chí Minh.
- Thứ hai, về thời gian nghiên cứu: để khảo sát tình hình tội mua bán trái phép
chất ma túy, tác giả giới hạn số liệu thống kê trong giai đoạn 5 năm (từ năm 2011 đến
năm 2015). Giai đoạn này thích hợp để nghiên cứu đề tài vì số liệu thống kê đảm bảo
tính cập nhật và tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi để tìm hiểu
nguyên nhân, điều kiện phạm tội để từ đó đề xuất những biện pháp đấu tranh thích hợp.
- Thứ ba, khóa luận này nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học, tức sẽ tập trung
vào việc phân tích tình hình tội phạm, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm
để từ đó đề xuất các giải pháp cho cơng tác phịng ngừa tội phạm.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan
điểm, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh phịng
chống tội phạm nói chung và tội mua bán trái phép chất ma túy nói riêng.
- Đồng thời, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp
thu thập, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá số liệu...
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hồn thiện hệ thống lý luận cũng như
thực tiễn về cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm mua bán trái phép chất ma túy
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Khóa luận đóng góp vào việc lý giải, làm sáng tỏ nguyên nhân, điều kiện của
tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn thành phố. Từ đó đề xuất
những giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng, chống tội mua bán trái
phép chất ma túy.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài được dùng làm tài liệu phục vụ cho quá trình
nghiên cứu, tham khảo trong giảng dạy và học tập môn Tội phạm học.
6. Bố cục của đề tài:

4



Chương 1: Tội mua bán trái phép chất ma túy theo quy định của Bộ luật
Hình sự và tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay
Chương 2: Nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội mua bán trái phép chất
ma túy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các biện pháp phòng ngừa

5


CHƢƠNG 1: TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY THEO QUY ĐỊNH
CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TÌNH HÌNH TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT
MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
1.1 Khái niệm tội mua bán trái phép chất ma túy và đặc điểm pháp lý của tội
mua bán trái phép chất ma túy theo quy định của BLHS năm 1999 (sửa đổi, sổ
bung 2009)
Khái niệm chất ma túy:
Theo từ điển tiếng Việt phổ thơng thì “Ma túy là tên gọi chung các chất có tác
dụng gây trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, dùng quen thành nghiện”1 hoặc trong cuốn Từ
điển từ và ngữ Việt Nam thì “Ma túy là chất có tác dụng làm cho người ta tê mê, dùng
quen thành nghiện”2.
Theo pháp luật Việt Nam thì chất ma túy được định nghĩa tại Khoản 1 Điều 2
Luật phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008), “Chất ma tuý là các
chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban
hành”. Bên cạnh đó, tại Khoản 2 và Khoản 3 của điều này cũng quy định về các chất
gây nghiện và các chất hướng thần như sau: “Chất gây nghiện” là chất kích thích hoặc
ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng, “Chất hướng thần” là
chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới
tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
Tại Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về

Ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất và Nghị định 126/2015/NĐ-CP ngày
09 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung danh mục các chất ma túy và
tiền chất ban hành kèm theo nghị định số 82/2013/NĐ-CP nói trên thì tại Danh mục I
có 45 chất ma túy và những chất được quy định tại danh mục này tuyệt đối cấm sử
dụng trong y học và đời sống xã hội, việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm
1
2

Xem: Viện ngơn ngữ học, Từ điển tiếng Việt phổ thông, NXB Đà Nẵng, 2006, tr. 543.
Xem: Nguyễn Lân , Từ điển từ và ngữ Việt Nam, NXB TP.HCM, 2002, tr. 1119

6


nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có
thẩm quyền; Danh mục II thì có 136 chất bị hạn chế dùng trong phân tích, kiểm
nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định
của cơ quan có thẩm quyền.
Tại Điều 194 BLHS 1999 có đề cập đến một số chất ma túy như: Nhựa thuốc
phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca; Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây
côca; Quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện; hoặc các chất ma túy ở thể rắn, thể lỏng.
Trên thực tế, để biết được một chất nào đó có phải là chất ma túy hay khơng thì
phải trưng cầu giám định và đối chiếu với danh mục được Chính phủ quy định.
Khái niệm tội mua bán trái phép chất ma túy:
Trên cơ sở quy định tại Điều 194 BLHS 1999 và Thông tư liên tịch số
17/2007/TTLT BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24 tháng 12 năm 2007, cùng
với các quan điểm khoa học được ghi nhận tại Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam của
Trường Đại học Luật Hà Nội và Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm
– Quyển 1) thì khái niệm tội mua bán trái phép chất ma túy được hiểu như sau : “Mua
bán trái phép chất ma túy là một trong các hành vi sau đây: Bán trái phép chất ma túy

cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm
cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền cơng hoặc các lợi ích khác;
Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; Xin chất ma túy nhằm bán trái
phép cho người khác; Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không
phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có); Dùng tài sản khơng phải là tiền
đem trao đổi, thanh toán… lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác;
Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác; Vận chuyển chất ma túy
nhằm bán trái phép cho người khác.

7


Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong các
hành vi mua bán trái phép chất ma túy này đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội
mua bán trái phép chất ma túy”3.
Đặc điểm pháp lý của Tội mua bán trái phép chất ma túy theo quy định của
BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009)
Tội mua bán trái phép chất ma túy theo Điều 194 BLHS 1999 có những đặc điểm
pháp lý như sau:
- Khách thể của tội mua bán trái phép chất ma túy: Tội phạm này xâm phạm đến
chế độ độc quyền của Nhà nước về quản lý chất ma túy. Đối tượng tác động của tội
phạm này là các chất ma túy4. Xác định ma túy là một chất gây nghiện nên Nhà nước
độc quyền quản lý, nghiêm cấm mọi hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
- Mặt khách quan của tội mua bán trái phép chất ma túy: Mặt khách quan của tội
mua bán trái phép chất ma túy bao gồm các hành vi đã nêu ở khái niệm mua bán trái
phép chất ma túy, như sau:
+ Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc
chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để
hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác;
+ Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;

+ Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
+ Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh tốn trái phép (khơng phụ thuộc vào
nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có);
+ Dùng tài sản khơng phải là tiền đem trao đổi, thanh tốn… lấy chất ma túy
nhằm bán lại trái phép cho người khác;
+ Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
Xem: Đại học Luật TP.HCM, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - Phần các tội phạm (Quyển 1),
NXB Hồng Đức, TP.HCM, 2013, tr. 391, 392.
4
Xem: Đại học Luật TP.HCM, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam - Phần các tội phạm (Quyển 1),
NXB Hồng Đức, TP.HCM, 2013, tr. 390.
3

8


+ Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.
+ Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một
trong các hành vi mua bán trái phép chất ma túy được hướng dẫn từ điểm a đến điểm g
tiểu mục 3.3 này đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma
túy5.
- Mặt chủ quan của tội mua bán trái phép chất ma túy: Tội phạm được thực hiện
với lỗi cố ý trực tiếp.
- Mặt chủ thể của tội mua bán trái phép chất ma túy: Chủ thể của tội phạm này
là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. Cụ thể: người từ đủ
16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự trong mọi trường hợp, người từ đủ 14
tuổi, nhưng chưa đủ 16 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự tại khoản 2, khoản 3 và
khoản 4 Điều 194 BLHS 1999.
1.2 Tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn TP.HCM
1.2.1 Thực trạng của tình hình tội phạm

Thực trạng của tình hình tội phạm là thông số phản ánh tổng số tội phạm, tổng số
người phạm tội trong một không gian, thời gian xác định. Thực trạng của tình hình tội
phạm bao gồm hai bộ phận: số người phạm tội, số tội phạm đã xảy ra và đã bị phát
hiện và xử lý (tội phạm rõ) và số người phạm tội, tội phạm đã xảy ra nhưng chưa bị
phát hiện xử lý6. Việc xác định thực trạng có ý nghĩa to lớn trong việc đánh giá hiệu
quả hoạt động phòng ngừa tội phạm, bên cạnh đó cũng cho thấy tình hình tội phạm trên
thực tế như thế nào để có biện pháp phịng ngừa phù hợp.
Để có cái nhìn khách quan và tương đối toàn diện về thực trạng của tội mua bán
trái phép chất ma túy trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2011 đến 2015, trước hết cần

Xem: Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 của
Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp đã ban hành hướng
dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của BLHS 1999.
6
Xem: Đại học Luật TP.HCM, Giáo trình Tội phạm học, NXB Hồng Đức, TP.HCM, 2015, tr. 235.
5

9


phải dựa vào số liệu về tội phạm rõ của tội mua bán trái phép chất ma túy, đồng thời
chúng ta cũng cần phải tìm hiểu về tội phạm ẩn của tội mua bán trái phép chất ma túy.
- Tội phạm rõ:
TP.HCM là đầu tàu kinh tế và cũng là một trong những trung tâm văn hóa, giáo
dục quan trọng của cả nước. Mỗi năm thành phố thu hút số lượng lớn nhà đầu tư nước
ngoài, các nhà nghiên cứu, khách tham quan du lịch đứng nhất nhì cả nước, cùng với
đó số dân nhập cư từ các địa phương khác vào thành phố ngày càng tăng. Chính vì thế
đã tạo nên những mặt trái của sự phát triển tại TP.HCM, một trong số đó là tình hình
tội phạm ngày càng gia tăng, đặc biệt các tội phạm về ma túy, cướp giật, giết người,…
Phó Giám đốc Cơng an TP.HCM cho biết trong từ năm 2010 đến năm 2014, thành phố

đã phát hiện 8.034 vụ mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép các chất ma
túy, tăng 2.123 vụ (36,14%) so với thời gian cùng kỳ; xử lý 16.140 đối tượng (tăng
19,70% so với cùng thời gian trước đó); trong đó số lượng ma túy tổng hợp thu giữ hơn
142 kg (tăng hơn 22 lần), heroin thu giữ 123 kg (tăng hơn 2,5 lần)7. Cũng theo thống
kê của TAND TP.HCM từ năm 2011 đến năm 2015 có tổng cộng 7.722 vụ về các tội
tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, chiếm 21,35%
tổng số vụ án hình sự tại TP.HCM8.
Do số liệu thống kê của TAND TP.HCM chỉ thống kê số vụ phạm tội và số bị cáo
theo điều luật, tức theo Điều 194 bao gồm các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái
phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy, chứ không thống kê riêng về tội mua bán trái phép
chất ma túy nên tác giả cũng khơng thể có số liệu cụ thể về tội mua bán trái phép chất
ma túy. Để đảm bảo tính khách quan nên tác giả đã sử dụng số liệu từ kết quả khảo sát
500 bản án có hiệu lực từ 2001 đến năm 2014 của TAND TP.HCM do TS Nguyễn
Huỳnh Bảo Khánh thực hiện và kết quả cho thấy rằng số vụ phạm tội mua bán trái
phép chất ma túy chiếm 77,4%, vận chuyển trái phép chất ma túy chiếm 19,2% và tàng
7

Xem: />Xem: TAND TP.HCM, Số liệu thống kê thụ lý và giải quyết các án hình sự sơ thẩm của TAND
TP.HCM và TAND các quận, huyện từ năm 2011 – 2015
8

10


trữ trái phép chất ma túy chiếm 3,4%9. Từ phân tích trên cho thấy tội mua bán trái phép
chất ma túy luôn chiếm tỷ lệ lớn so với các tội phạm về ma túy khác trong cũng một
điều luật.
Bảng 1: Số vụ phạm tội, số bị cáo mà Tòa án phải giải quyết về các tội Điều 194
tại TP.HCM giai đoạn 2011 đến tháng 6/2016
Năm


Số vụ phạm tội

Số bị cáo phạm tội

Tỷ lệ bị

Điều 194 (vụ)

Điều 194 (ngƣời)

cáo/vụ

2011

1.419

1.573

1,1

2012

1.196

1.780

1,5

2013


1.222

1.786

1,5

2014

1.335

1.921

1,4

2015

2.550

3.715

1,5

6/2016

1.034

1.525

1,5


Tổng cộng

8.756

12.300
1,4

Tỷ lệ T.B
(Nguồn: Số liệu thống kê của TAND TP.HCM)

Số liệu thống kê tại Bảng 1 cho thấy qua 05 năm (2011 – 2015) và sáu tháng đầu
năm 2016, TAND cấp huyện và TAND TP.HCM phải giải quyết 8.542 vụ án HSST
với 11.1986 bị cáo về các tội tại Điều 194 nói chung và tội mua bán trái phép chất ma
túy nói riêng. Từ bảng số liệu cũng cho thấy số vụ phạm tội và số bị cáo có sự tăng
giảm qua các năm. Trong đó, năm 2015 xảy ra nhiều nhất về cả số vụ lẫn bị cáo với
2.550 vụ và 3.715 bị cáo, thấp nhất về số vụ là năm 2012 với 1.196 vụ, về số bị cáo
thấp nhất là năm 2011 với 1.573 bị báo. Tỷ lệ số bị cáo trên số vụ án dao động từ 1,1
đến 1,5 cho thấy đa số các vụ án đều mang tính đồng phạm, tính tổ chức. Bên cạnh đó,

9

Xem: Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh, Phòng ngừa các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học
viện khoa học xã hội, Hà Nội, 2015, tr. 173.

11


số liệu trên cũng cho thấy năm 2015 cả số vụ phạm tội và số bị cáo đều cao gấp 2 lần

so với năm 2014. Thời điểm này tội phạm ma túy nói chung và tội mua bán trái phép
chất ma túy nói riêng đang là một vấn nạn của toàn thành phố, đặt ra những vấn đề cấp
bách cho chính quyền thành phố và các cơ quan chức năng cần phải giải quyết ngay
các tội phạm về ma túy. Sang sáu tháng đầu năm 2016, tình hình các tội phạm Điều
194 nói chung và tội mua bán chất ma túy nói riêng vẫn cịn đang ở mức báo động, cụ
thể số vụ phạm tội Điều 194 có tới 1.034 vụ với 1.525 bị cáo.
Nguồn ma túy nhập vào TP.HCM rất đa dạng từ các tỉnh phía Tây Nam, các tỉnh
miền Trung như Nghệ An, Thanh Hóa hoặc các tỉnh, thành phía Bắc như Quảng Ninh,
Hải Phịng, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu. Các tỉnh thành này thường có đặc điểm
chung là đều giáp với các nước láng giềng. Bên cạnh đó, ma túy cịn có thể được nhập
trực tiếp vào TP.HCM bởi các quốc gia ở khu vực “Tam giác vàng” như Myanma, Thái
Lan và Lào hoặc từ khu vực “Trăng lưỡi liềm vàng” ở các nước Afghanistan, Iran và
Pakistan. Các chất ma túy trên địa bàn TP.HCM ngày càng đa dạng, nhiều chủng loại
như ma túy tổng hợp ATS, thuốc phiện, cần sa, heroin và đặc biệt gần đây xuất hiện
những loại ma túy mới như ma túy đá, cỏ mỹ, tiền chất ma túy “KHAT”. Năm 2011,
Công an thành phố đã phát hiện khám phá 02 chuyên án (611A, 107E) bắt 08 đối tượng
thu 15 bánh heroin, 3kg Ice, 3kg Ketamin, 30 ngàn viên thuốc lắc từ biên giới Tây
Nam và phía Bắc vào thành phố tiêu thụ. Trong 02 chuyên án này thu cùng lúc 06 loại
ma túy (heroin, cần sa, Ice, kêtamin, thuốc lắc, ma túy Five của Nhật loại mới)10. Do có
nhiều nguồn du nhập và đa dạng về chủng loại ma túy cùng với những thủ đoạn tinh vi,
xảo quyệt, các đối tượng mua bán trái phép chất ma túy đã gây không ít khó khăn cho
cơ quan chức năng trong q trình đấu tranh, khám phá, truy tố và xét xử tội phạm. Các
đối tượng thường cất giấu ma túy ở những nơi khó tìm thấy, ví dụ dưới đế giày, đáy va
ly, các vùng kín trên cơ thể. Đặc biệt, thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn khi chúng vận
Xem: UNBD TP.HCM, Báo cáo Tình hình, kết quả phịng, chống ma túy năm 2011 và sáu tháng đầu
năm 2012, năm 2012
10

12



chuyển ma túy qua đường hàng không, đường bưu điện, trao đổi mua bán trực tiếp qua
internet hoặc dưới danh nghĩa là viện trợ nhân đạo rồi âm thầm đưa ma túy qua các
quốc gia, khu vực nhận được viện trợ.
- Tội phạm ẩn:
Qua phân tích các thơng số trong tội phạm rõ của các tội Điều 194 nói chung và
tội mua bán trái phép chất ma túy nói riêng cho ta thấy được một phần của “bức tranh”
về tình hình tội mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2011
đến 2015. Tuy nhiên, để đánh giá một cách tổng thể “bức tranh” về tình hình tội mua
bán trái phép chất ma túy trên địa bàn TP.HCM, chúng ta cần nghiên cứu, tìm hiểu về
tội phạm ẩn. Tội phạm ẩn do nhiều lý do khác nhau, có thể là ẩn tự nhiên tức là tội
phạm đã xảy ra nhưng cơ quan chức năng hoàn toàn khơng có thơng tin về tội phạm,
cho nên tội phạm không chỉ xử lý và không đưa vào thống kê tội phạm (tội phạm ẩn
khách quan) hoặc tội phạm ẩn nhân tạo, tức tội phạm đã xảy ra trên thực tế, đã bị các
cơ quan chức năng phát hiện nhưng không bị xử lý hoặc tội phạm ẩn thống kê, tức tội
phạm đã xảy ra trên thực tế, đã bị các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý nhưng lại
khơng đưa vào thống kê hình sự.
Xét về cấp độ ẩn của tội phạm thì chia thành 4 cấp độ, trong đó có cấp độ I là cấp
các tội phạm có độ ẩn thấp nhất và cấp độ IV là cấp độ của các tội phạm có độ ẩn cao
nhất. Tuy nhiên, tiêu chí cụ thể để xác định một tội phạm đang ẩn cấp độ nào chưa
được thống nhất cho nên việc xác định cấp độ ẩn của tội phạm cịn mang tính chủ quan
cao. Qua nghiên cứu tình hình tội phạm mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn
TP.HCM, cũng như những nguồn tài liệu có được từ các chuyên gia về Tội phạm học,
chúng tôi nhận thấy rằng phần ẩn tình hình tội phạm ma túy nói chung và tội mua bán
trái phép chất ma túy nối riêng tại TP.HCM hiện nay đang tồn tại ở cấp độ IV, tức là
cấp độ cao nhất với những lý do sau đây:

13



+ Thứ nhất, các tội phạm về ma túy có khả năng tồn tại cả ba loại ẩn: ẩn khách
quan, ẩn nhân tạo và ẩn thống kê, chính vì vậy khả năng các tội phạm này đang bị che
giấu rất nhiều dưới các hình thức ẩn khác nhau11.
+ Thứ hai, khơng có sự tố giác tội phạm của quần chúng nhân dân với nhiều lý
do khác nhau như: tội phạm này khơng có nạn nhân trực tiếp, một phần là do tính chất
nguy hiểm của tội phạm làm ảnh hưởng đến tâm lý của người dân, họ sợ bị trả thù nên
không dám báo tin về hoạt động của bọn tội phạm cho cơ quan chức năng, nhất là các
đối tượng hình sự nguy hiểm, sử dụng vũ khí có tính sát thương cao.
+ Thứ ba, thực hiện hành vi phạm tội bằng phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo
quyệt như vận chuyển qua đương bưu điện, đường hàng không, cất giấu ở những nơi
kín đáo mà cơ quan chức năng khơng ngờ tới hoặc có sự giúp đỡ từ người có chức vụ
quyền hạn.
+ Thứ tư, các bị cáo khơng khai ra đối tượng có liên quan, khi được hỏi thì các
bị cáo chỉ nói biết tên hoặc biết mặt chứ không biết rõ về đối tượng trao đổi, mua bán
ma túy với mình. Từ đó dẫn đến khơng xử lý triệt để các đối tượng phạm tội mua bán
trái phép chất ma túy và những tội về ma túy khác có liên quan.
+ Thứ năm, xuất phát từ các cá nhân, cơ quan tổ chức có thẩm quyền, như các
cá nhân nhận hối lộ, có mối quan hệ bất chính với các đối tượng phạm tội hoặc trình độ
chun mơn của đội ngũ cán bộ cịn hạn chế, dễ bị tội phạm qua mắt hoặc sự phối hợp
giữa các cơ quan chưa thật sự đạt được hiệu quả.
+ Thứ sáu, trong một số cơng trình nghiên cứu, các tác giả cũng cho rằng các
tội phạm về ma túy (trong đó có các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt chất ma túy) chỉ được phát hiện, xử lý từ 5 – 10% số vụ phạm tội trên thực
tế, ví dụ như quan điểm của tác giả Nguyễn Xuân Yêm, Trần Văn Luyện trong quyển
Hiểm họa ma túy và cuộc chiến mới, NXB CAND, Hà Nội, năm 2002 (trang 539), tác
Xem: Đại học Luật TP.HCM, Tài liệu Tọa đàm Phòng ngừa các tội phạm về ma túy trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay và vấn đề bảo vệ quyền con người, 2014, tr. 32.
11

14



giả Nguyễn Tuyết Mai với Luận án Tiến sĩ Luật học – Trường Đại học Luật Hà Nội
cũng đồng tình với quan điểm cho rằng các tội phạm về ma túy hiện nay ở Việt Nam ẩn
với cấp độ IV (trang 60), từ đó cho thấy các tội phạm về ma túy hiện nay cũng được
một số nhà nghiên cứu đánh giá là nhóm tội phạm có cấp độ ẩn cao nhất12.
+ Thứ bảy, tội phạm ẩn do thống kê. Việc tội phạm ẩn do thống kê xuất phát từ
nhiều nguyên nhân khác nhau có cả chủ quan lẫn khách quan, nên đã dẫn đến số liệu
thống kê không phản ánh đúng thực tế tình hình tội phạm đã và đang diễn ra trên địa
bàn thành phố.
Thực trạng tội mua bán trái phép chất ma túy diễn ra ngày càng phức tạp trên địa
bàn TP.HCM. Tuy nhiên bằng sự cố gắng, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã làm tốt vai
trị của mình trong cơng cuộc đấu tranh phịng, chống tội mua bán trái phép chất ma
túy. Song, ngoài việc các đối tượng đã bị bắt thì cịn rất nhiều đối tượng chưa bị cơ
quan chức năng phát hiện, chúng sẽ thay đổi phương thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi
hơn, lợi dụng triệt để các thành tựu khoa học công nghệ vào việc thực hiện hành vi
phạm tội của mình. Vì thế, đây là một bài tốn khó được đặt ra cho cơ quan chức năng
phải cố gắng hơn nữa, bằng nghiệp vụ của mình để triệt phá các băng nhóm về tội
phạm ma túy nói chung, tội mua bán trái phép chất ma túy nói riêng.
1.2.2 Cơ cấu của tình hình tội phạm
Cơ cấu của tình hình tội phạm là thành phần, tỷ trọng và sự tương quan giữa các
tội phạm, loại tội phạm trong một chỉnh thể tình hình tội phạm13. Các tiêu chí thường
được sử dụng làm căn cứ xác định cơ cấu của tình tội phạm như: Tính nghiêm trọng
của tội phạm, dựa theo Điều 8 BLHS 1999; căn cứ vào các tội phạm cụ thể, các nhóm
tội phạm được quy định trong BLHS để xác định cơ cấu tình hình tội phạm theo từng
tội phạm cụ thể hay nhóm tội phạm trong tổng thể tình hình tội phạm nói chung; căn cứ
vào tái phạm Điều 49 BLHS 1999; căn cứ vào giới tính người phạm tội; căn cứ vào độ
Xem: Đại học Luật TP.HCM, Tài liệu Tọa đàm Phòng ngừa các tội phạm về ma túy trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay và vấn đề bảo vệ quyền con người, 2014, tr. 34
13

Xem: Đại học Luật TP.HCM, Giáo trình Tội phạm học, NXB Hồng Đức, TP.HCM, 2015, tr. 146
12

15


tuổi người phạm tội hoặc căn cứ vào tính có tổ chức của tội phạm. Xác định cơ cấu của
tình hình phạm tội sẽ có vai trị quan trọng trong việc đáng giá mức độ, tính chất nguy
hiểm của tình hình tội phạm, cũng đánh giá hiệu quả của hoạt động phòng ngừa tội
phạm, cơ cấu còn biểu hiện quy luật tồn tại, phát triển của tội phạm, biểu hiện của tội
phạm nguy hiểm, phổ biến nhất để làm cơ sở để các chủ thể hoạch định các kế hoạch
phòng chống tội phạm.
Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận, tác giả căn cứ vào các tội phạm cụ thể,
các nhóm tội phạm được quy định trong BLHS để xác định cơ cấu tình hình tội phạm
theo từng tội phạm cụ thể hay nhóm tội phạm trong tổng thể tình hình tội phạm nói
chung, các đặc điểm nhân thân người phạm tội, mức hình phạt,… để xác định cơ cấu
của tình hình tội phạm.
1.2.2.1 Cơ cấu cơ bản
-

Cơ cấu về tội mua bán trái phép chất ma túy trong nhóm tội tàng trữ, vận

chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy được quy định tại Điều 194.
Như đã trình bày ở phần thực trạng, số liệu thống kê của TAND TP.HCM khơng
có sự phân chia theo từng loại tội danh đối với các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán
trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy mà chỉ thống kê theo điều luật, tức Điều 194.
Thế nên, các số liệu thống kê được sử dụng trong khóa luận đa phần là số liệu thống kê
theo Điều 194, tác giả không thể tách các tội ra để phân tích vì khơng đảm bảo tính
khách quan. Tuy nhiên, để biết được tội mua bán trái phép chất ma túy chiếm tỷ lệ bao
nhiêu trong tổng số các tội phạm Điều 194 thì tác giả có sử dụng số liệu từ Luận án tiến

sĩ Luật học của TS Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh khi khảo sát 500 bản án có hiệu lực của
TAND TP.HCM từ năm 2001 đến năm 2014 thì tội mua bán trái phép chất ma túy
chiếm 77,4%, vận chuyển trái phép chất ma túy chiếm 19,2% và tàng trữ trái phép chất

16


ma túy chiếm 3,4%14. Chúng ta thấy tội mua bán trái phép chất ma túy luôn chiếm tỷ
lệ cao trong số các tội được quy định tại Điều 194 vì những đối tượng mua bán thường
thiết lập thành một đường dây chặt chẽ, khó bị phát hiện.
Biểu đồ 1: Cơ cấu về tội mua bán trái phép chất ma túy trong nhóm tội phạm tàng
trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy bị xét xử tại TP.HCM

3.40%

Tội mua bán trái
phép chất ma túy

19.20%

Tội vận chuyển
trái phép chất
ma túy
Tội tàng trữ trái
phép chất ma túy

77.40%

(Nguồn: Khảo sát 500 bản án có hiệu lực của TAND TP.HCM giai đoạn 2001 – 2014)
- Cơ cấu các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất

ma túy trong nhóm tội phạm về ma túy tại TP.HCM giai đoạn 2011 – 2015

14

Xem: Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh, Phòng ngừa các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học
viện khoa học xã hội, 2015, tr. 173.

17


Bảng 2: Tỷ lệ số vụ phạm tội Điều 194 trong tổng số vụ phạm tội về ma túy tại
TP.HCM giai đoạn 2011 – 2015
Số vụ phạm tội

Số vụ phạm tội

Điều 194 (vụ)

về ma túy (vụ)

(1)

(2)

2011

1.419

1.421


99,9

2012

1.196

1.196

100

2013

1.222

1.231

99,3

2014

1.335

1.341

99,6

2015

2.550


2.558

99,7

Tổng cộng

7.722

7.747

Năm

Tỷ lệ (1) so với
(2) (%)

99,7

Tỷ lệ T.B (%)
(Nguồn: Số liệu thống kê của TAND TP.HCM)

Biểu đồ 2: Cơ cấu số vụ phạm tội Điều 194 trong tổng sổ vụ phạm tội về ma túy
phải bị xét xử tại TP.HCM giai đoạn 2011 – 2015

0.30%

Số vụ phạm tội
Điều 194
Số vụ phạm tội
ma túy khác


99.70%

(Nguồn: Số liệu thống kê của TAND TP.HCM)
Số liệu thống kê trong Bảng 2 và Biểu đồ 2, cho thấy từ năm 2011 đến năm
2015 có 7.747 vụ phạm tội về ma túy, trong đó có 7.722 vụ về các tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (chiếm 97,7%) và chỉ có 25 vụ
về các tội phạm ma túy khác (chiếm 0,3%). Như vậy, trong nhóm tội phạm về ma túy

18


thì các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy chiếm
đa số, các tội phạm về ma túy còn lại chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp, đặc biệt năm 2012 cả
thành phố không có bất kì một vụ nào về các tội phạm ma túy khác, ngoại trừ các tội
tại Điều 194.
- Cơ cấu số vụ các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
chất ma túy và tổng các tội phạm phải xét xử tại TP.HCM giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 3: Tỷ lệ giữa số vụ phạm tội, số bị cáo của các tội tại Điều 194 trong tổng
số vụ phạm tội, tổng số bị cáo trên địa bàn TP.HCM năm từ năm 2011 – 2015

Năm

Số vụ

Tổng số

Số bị cáo

Tổng số


phạm

vụ phạm

phạm tội

bị cáo tại

tội Điều

tội tại

Điều 194

TP.HCM

(ngƣời)

(ngƣời)

194 (vụ) TP.HCM

Tỷ lệ

Tỷ lệ

(1) so

(3) so


với (2)

với (4)

(%)

(%)

(1)

(vụ) (2)

(3)

(4)

2011

1.419

8.112

1.573

10.395

17,5

15,13


2012

1.196

6.668

1.780

11.222

17,9

15,86

2013

1.222

6.764

1.786

11.402

18

15,66

2014


1.335

7.324

1.921

13.110

18,2

14,65

2015

2.550

8.154

3.715

13.278

31,3

27,98

Tổng cộng

7.722


37.022

10.775

59.407
21

18

Tỷ lệ T.B (%)
(Nguồn: Số liệu thống kê của TAND TP.HCM)

19


×