Tải bản đầy đủ (.ppt) (14 trang)

BAI 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.09 KB, 14 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN</b>



<b>CỦA HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM</b>



<b>Nội dung bài này gồm:</b>



<b>1. Khái niệm, nguyên tắc và phương thức tuyên truyền</b>


<b>2. Kỹ năng thuyết trình tại cộng đồng</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>I. KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG THỨC TUYÊN TRUYỀN</b>
<b>1. Khái niệm về công tác tuyên truyền</b>


<b>- Tuyên truyền là quá trình truyền tải, chia sẻ thông tin và định hướng </b>
<b>chuyển đổi hành vi nhằm thuyết phục một người, một nhóm người hay một </b>
<b>cộng đồng nhất định tán thành, ủng hộ, làm theo.</b>


<b>- Tuyên truyền thực hiện thông qua lời nói, ngơn ngữ, tín hiệu, hình </b>
<b>ảnh, cử chỉ, hành vi; là quá trình động, liên tục, hai chiều, mỗi cá nhân có </b>
<b>thể vừa là nguồn phát, vừa là nguồn nhận thông tin; tuyên truyền nhằm cổ </b>
<b>vũ điển hình tiên tiến, phê phán thái độ, hành vi thiếu tích cực... </b>


<b>2. Ngun tắc của cơng tác tuyên truyền</b>


<b>- Trong công tác tuyên truyền, các thông tin cần khách quan, chính xác, </b>
<b>tuân thủ các quan điểm của Ðảng và Nhà nước, 7 nguyên tắc cơ bản của </b>
<b>phong trào Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế: Nhân đạo, Vô tư, Trung </b>
<b>lập, độc lập, Tự nguyện, Thống nhất, Toàn cầu.</b>


<b>- Kết hợp tuyên truyền với tổ chức các hoạt động trợ giúp thiết thực </b>
<b>đối tượng tại cộng đồng để tăng hiệu quả tuyên truyền; tuyên truyền cho </b>
<b>nhiều đối tượng, ở các địa điểm, các mốc thời gian và với quy mô khác </b>


<b>nhau; lưu ý chuẩn bị tốt 3 khâu cơ bản trong quá trình truyền thông tin, bao </b>
<b>gồm: nội dung tuyên truyền (nguồn phát thông tin), các điều kiện đảm bảo </b>
<b>(môi trường truyền tin), người nghe và sự tiếp thu, phản hồi (đối tượng </b>
<b>nhận tin).</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>3. Hình thức và phương tiện tuyên truyền</b>



<b>- Các hình thức tuyên truyền bao gồm: tuyên truyền trực tiếp </b>


<b>(thuyết trình trực tiếp cho người nghe tại cộng đồng), truyền thơng </b>


<b>đại chúng (tun truyền thơng qua truyền hình, đài phát thanh, báo </b>


<b>chí) và tun truyền gián tiếp (thơng qua các hội nghị, hội thảo, báo </b>


<b>cáo, tờ rơi, tờ gấp, tài liệu...).</b>



<b>- Các phương tiện tuyên truyền bao gồm: giọng nói (ngữ âm, </b>


<b>ngữ điệu), ngơn ngữ khơng lời (hình thức, cử chỉ, hành vi của người </b>


<b>tuyên truyền); chữ viết (văn bản, báo viết, báo điện tử, tạp chí, bản </b>


<b>tin, băng rơn, khẩu hiệu, tờ rơi); cơng cụ truyền lời nói, hình ảnh (đài </b>


<b>phát thanh, truyền hình, điện thoại, Internet, các trang Web…); hình </b>


<b>ảnh, ấn phẩm (biểu tượng, tranh ảnh, biển tường, phim, tiểu phẩm); </b>


<b>hoạt động (tham quan thực tế, cổ động; triển lãm, bảo tàng, phòng </b>


<b>truyền thống); các thiết bị (máy chiếu, thiết bị nghe nhìn…).</b>



<b>II. KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH TẠI CỘNG ĐỒNG</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>1. Một số yêu cầu cơ bản khi thuyết trình tại cộng đồng</b>



<b>- Chọn chủ đề, thông tin phù hợp, mục tiêu rõ ràng, có tính thời sự; </b>


<b>chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung, thu thập đầy đủ, làm chủ và tự tin với </b>


<b>những thơng tin đã có; thổi nhiệt huyết, đam mê vào những điều sẽ </b>


<b>trình bày.</b>




<b>- Giới thiệu bài thuyết trình một cách tổng quát, sau đó trình bày thật </b>


<b>kỹ trước khi chuyển thuyết trình các phần tiếp theo; tóm tắt rõ ràng </b>


<b>những điều cần nắm ở cuối bài thuyết trình.</b>



<b>- Thuyết trình là quá trình trao đổi, chia sẻ hai chiều giữa người </b>


<b>thuyết trình với người nghe và ngược lại. Khi thuyết trình, thỉnh </b>


<b>thoảng dừng lại để đặt câu hỏi hoặc liên hệ, vận dụng với những vấn </b>


<b>đề đang diễn ra trong cuộc sống. Nhấn mạnh và nhắc lại những ý hay </b>


<b>và quan trọng cấn nhớ. </b>



<b>- Suy nghĩ để có thể đưa ra những tình huống gay cấn cần giải quyết, </b>


<b>hoạt động nhóm liên quan đến vấn đề đang thuyết trình; có hình ảnh </b>


<b>minh hoạ cụ thể mang tính thuyết phục; ln đổi mới, đa dạng hình </b>


<b>thức, tạo sự hưng phấn, hấp dẫn với các đối tượng và cuốn hút sự </b>


<b>cùng tham gia của người nghe.</b>



<b>- Sau mỗi lần thuyết trình, cần kiểm tra xem người nghe có nắm được </b>


<b>những vấn đề trọng tâm (người nghe cần trả lời được các thơng tin: </b>


<b>cái gì? ai? ở đâu? khi nào? tại sao? như thế nào?).</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>2. Các kỹ năng cơ bản của thuyết trình viên</b>


<b>- Phẩm chất và u cầu cần có ở người thuyết trình giỏi, bao gồm: tự </b>
<b>tin; khiêm tốn, tôn trọng và đồng cảm với đối tượng; lạc quan, hướng thiện; </b>
<b>có vốn ngôn ngữ giao tiếp phong phú và sử dụng chúng một cách sáng tạo; </b>
<b>có hiểu biết sâu sắc về nội dung của vấn đề thuyết trình; sử dụng thành thạo </b>
<b>các cơng cụ hỗ trợ thuyết trình, các kỹ năng quan hệ công chúng (PR), kỹ </b>
<b>năng tổ chức sự kiện, quan hệ báo chí... Thuyết trình là một hoạt động đòi </b>
<b>hỏi sự nghiêm túc, chân thực trong thể hiện, sự kiên trì bền bỉ trong rèn </b>


<b>luyện và sự lạc quan, hướng thiện trong mục tiêu. Thuyết trình chỉ thành </b>
<b>cơng khi trước hết người thuyết trình tạo được niềm tin về bản thân cho đối </b>
<b>tượng thuyết trình của mình. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>- Một số kỹ năng thuyết trình thường sử dụng, bao gồm: xác định mục </b>
<b>tiêu thuyết trình (sẽ để lại cho đối tượng những gì; đối tượng sẽ đánh giá và </b>
<b>dành cho thuyết trình viên những tình cảm như thế nào; bản thân thuyết </b>
<b>trình viên sẽ thu được những gì sau buổi thuyết trình); kiểm sốt được cảm </b>
<b>xúc, tinh thần của buổi diễn thuyết (gây được sự quan tâm chú ý và thiện </b>
<b>cảm của đối tượng; phong cách giao tiếp tự tin, lịch sự; chủ động dẫn dắt, </b>
<b>thay đổi cảm xúc của người nghe theo nhịp độ vừa phải và phù hợp với nội </b>
<b>dung thuyết trình, kết thúc ấn tượng, thể hiện tình cảm, thái độ và sự ghi </b>
<b>nhận với khán giả); tạo hấp dẫn cho người nghe (tạo sự quan tâm, hiếu kỳ </b>
<b>của khán giả; đưa ra những tình huống gay cấn cần giải quyết; tạo bất ngờ, </b>
<b>tình huống hài hước; sử dụng thành thạo, triệt để các công cụ thuyết trình; </b>
<b>tán dương và tặng quà khán giả); lựa chọn vị trí và tư thế thuyết trình phù </b>
<b>hợp (vị trí phù hợp: mọi người đều nhìn thấy; tiện cho việc xem tài liệu; tiện </b>
<b>sử dụng các cơng cụ hỗ trợ thuyết trình; khơng che lấp hoặc hạn chế theo </b>
<b>dõi của khán giả. Tư thế phù hợp: cơ thể ở trạng thái thỏa mái, tự tin; sử </b>
<b>dụng ngôn ngữ cơ thể; gương mặt tươi sáng, tránh vơ cảm; nhìn thẳng vào </b>
<b>khán giả, giao tiếp với khán giả bằng ánh mắt).</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>III. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN CỦA HỘI CHỮ THẬP ĐỎ VIỆT NAM</b>


<b>Căn cứ vào các hoạt động trọng tâm được xác định trong Luật hoạt động chữ thập đỏ và </b>
<b>nhiệm vụ của Hội quy định trong Điều lệ (sửa đổi) Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, các cấp Hội </b>
<b>cần tập trung tuyên truyền các nội dung sau:</b>


<b>1. Tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, thanh thiếu niên, tình nguyện viên Chữ thập </b>
<b>đỏ và các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước tham gia các hoạt động nhân đạo của </b>


<b>Hội, các chương trình nhân đạo xã hội của Nhà nước nhằm thực hiện tốt 7 lĩnh vực hoạt </b>
<b>động trọng tâm đã được xác định trong Luật hoạt động Chữ thập đỏ.</b>


<b>2. Tuyên truyền các giá trị nhân đạo nhằm nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về </b>
<b>mục đích, ý nghĩa, nội dung hoạt động Chữ thập đỏ; truyền thống nhân ái, tình thương </b>
<b>yêu con người, tinh thần đồn kết của dân tộc; chính sách, pháp luật của Nhà nước về </b>
<b>hoạt động chữ thập đỏ; Luật nhân đạo quốc tế, nguyên tắc cơ bản của Phong trào Chữ </b>
<b>thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, các điều ước quốc tế khác về hoạt động nhân đạo </b>
<b>mà Việt Nam là thành viên.</b>


<b>3. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe; vận động, hướng dẫn và hỗ </b>
<b>trợ nhân dân thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng </b>
<b>đồng.</b>


<b>4. Tuyên truyền, vận động hiến máu góp phần đáp ứng nhu cầu máu phục vụ chữa bệnh; </b>
<b>tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích nhân đạo của việc hiến mô, bộ phận cơ thể người và </b>
<b>hiến xác.</b>


<b>5. Tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, phạm vi của hoạt động Chữ thập đỏ về tìm kiếm tin </b>
<b>tức thân nhân; cung cấp thông tin về thân nhân hoặc hỗ trợ việc gặp gỡ, đoàn tụ cho cá </b>
<b>nhân, gia đình bị thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa ở trong nước và ở nước </b>
<b>ngoài.</b>


<b>6. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, hướng dẫn kỹ năng cho hội viên, tình nguyện viên </b>
<b>Chữ thập đỏ, nhân dân về phịng ngừa và ứng phó thảm họa...</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>IV. XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN HIỆN ĐẠI</b>


<b>Trong thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay, các cấp Hội (nhất là </b>
<b>Trung ương Hội và các tỉnh, thành Hội) cần xây dựng hệ thống, đội ngũ cán </b>


<b>bộ có thể tiếp cận, truy cập các nguồn thông tin và cách thức tuyên truyền </b>
<b>hiện đại thông qua sử dụng mạng thơng tin tồn cầu (Internet), các trang </b>
<b>thông tin điện tử/trang Web (website) và cách thức khai thác thông tin trên </b>
<b>mạng, sử dụng Cổng thông tin điện tử của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, các </b>
<b>phương tiện, kỹ thuật tuyên truyền hiện đại khác để truy cập, khai thác, sử </b>
<b>dụng, truyền tải, lưu trữ thông tin, phục vụ đắc lực cho công tác thông tin, </b>
<b>tuyên truyền và các mặt công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ.</b>


<b>1. Sử dụng, khai thác mạng internet và các trang Web</b>


<b>Internet là một hệ thống thơng tin tồn cầu có thể truy nhập cơng cộng </b>
<b>gồm các mạng máy tính liên kết nhau trên phạm vi tồn thế giới. Internet tạo </b>
<b>điều kiện cho việc truyền dữ liệu, thư tín điện tử và các thơng tin khác nhau. </b>
<b>Mạng Internet mang lại nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, nhất là </b>
<b>hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực tuyến (chat), truy tìm dữ liệu, </b>
<b>các dịch vụ thương mại và chuyển ngân, các dịch vụ về y tế - giáo dục (như </b>
<b>chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các </b> <b>lớp học ảo). Internet cung cấp lượng </b>
<b>thông tin và dịch vụ khổng lồ thông qua hệ thống các trang Web liên kết </b>
<b>toàn cầu. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>Google được đánh giá là một công cụ tìm kiếm thơng tin hữu ích, thơng dụng và mạnh </b>
<b>nhất trên Internet. Google nổi tiếng bởi dịch vụ tìm kiếm này, nó liên kết với hàng tỷ </b>
<b>trang Web, vì thế người sử dụng có thể tìm kiếm thơng tin thơng qua các từ khóa và các </b>
<b>tốn tử. Google cịn có dịch vụ email trên nền web, gọi là Gmail. Gmail hỗ trợ công nghệ </b>


<b>lọc thư rác và khả năng tìm kiếm thư nhanh (sử dụng cơng nghệ tìm kiếm của Google). </b>


<b>Wikipedia là một bách khoa toàn thư nội dung mở trên Internet với trên 100 ngôn ngữ. </b>
<b>Wikipedia được viết và xây dựng do nhiều nhóm người cộng tác với nhau. Mọi người </b>
<b>đều có khả năng đưa thông tin hay sửa đổi các bài đã viết một cách dễ dàng. Wikipedia </b>


<b>hiện có hơn 4,6 triệu bài viết, bao gồm hơn 1,2 triệu bài trong phiên bản tiếng Anh. </b>
<b>Wikipedia còn được sử dụng như một phương tiện truyền thơng đại chúng vì những đặc </b>
<b>tính tự do, mở, dễ sửa đổi và có phạm vi ảnh hưởng rộng. Sự rộng rãi và thông tin được </b>
<b>cập nhật liên tục đã làm Wikipedia trở thành nguồn tham khảo hữu ích cho hàng triệu </b>
<b>người. </b>


<b>Email hay thư điện tử (electronic mail) là một hệ thống chuyển nhận thư qua các </b>


<b>mạng máy tính. Email là một phương tiện thông tin đặc biệt nhanh. Một mẫu thơng tin </b>


<b>(thư tín) có thể được gửi đi ở dạng mã hố hay dạng thơng thường và được chuyển qua </b>
<b>mạng Internet. Nó có thể chuyển cùng lúc mẫu thông tin từ một máy nguồn tới một hay </b>
<b>rất nhiều máy nhận. Email truyền gửi được chữ, các dạng thơng tin khác như hình ảnh, </b>
<b>âm thanh, phim...</b>


<b>Skype là một mạng</b> <b>điện thoại Internet (với giao thức VoIP mở). Skype nổi bật nhờ các </b>
<b>tính năng thuộc nhiều lĩnh vực, bao gồm hội nghị thoại và hình ảnh miễn phí, truyền tập </b>
<b>tin, trò chuyện trực tuyến (chat), khả năng vượt qua tường lửa và nhiều tính năng khác. </b>
<b>Yahoo! Messenger là một chương trình với giao thức nhắn tin nhanh, miễn phí. Cũng </b>
<b>giống Skype, Yahoo! Messenger cung cấp các tính năng đàm thoại từ máy tính tới máy </b>
<b>tính, truyền tập tin, trị chuyện trực tuyến, và đặc biệt trị chuyện có hình ảnh (Webcam), </b>
<b>dịch vụ nhắn tin...</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>2. Cổng thông tin điện tử của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam</b>


<b>Hướng tới các mục tiêu: thơng tin, tun truyền nhanh chóng, rộng khắp, hiệu quả; tích </b>
<b>hợp, chuẩn hóa dữ liệu; thiết lập quan hệ công chúng và đẩy mạnh hợp tác phát triển; </b>
<b>tăng cường xây dựng nguồn lực, xây dựng Hội vững mạnh từ trung ương đến địa </b>
<b>phương. Cổng thông tin điện tử Hội Chữ thập đỏ Việt Nam: www.redcross.org.vn có các </b>
<b>chức năng chính sau:</b>



<b>- Quản lý, lưu trữ tập trung thơng tin từ trung ương đến cơ sở. Các tin bài từ các Hội cơ </b>
<b>sở (gửi từ địa phương) được lưu trữ trên máy chủ của Trung ương Hội. Việc quản lý </b>
<b>thông tin tập trung giúp Trung ương Hội dễ dàng định hướng cũng như kiểm sốt các </b>
<b>thơng tin được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Hội.</b>


<b>- Đăng tải các hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Phong trào Chữ thập đỏ và </b>
<b>Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, thu hút sự chú ý của công chúng, tuyên truyền, vận động gây </b>
<b>quỹ cho hoạt động nhân đạo của Hội. </b>


<b>- Là diễn đàn của công chúng cũng như các cán bộ, hội viên, thanh thiếu niên, tình </b>
<b>nguyện viên Chữ thập đỏ tham gia đóng góp ý kiến về các vấn đề liên quan đến công tác </b>
<b>Hội và phong trào Chữ thập đỏ. </b>


<b>- Là kênh trao đổi thông tin giữa Trung ương Hội với các tỉnh, thành Hội, trao đổi thông </b>
<b>tin giữa các cấp Hội thông qua hệ thống báo cáo trực tuyến (được xây dựng theo mẫu </b>
<b>thống nhất thiết kế sẵn trên trang Web). </b>


<b>Cổng thông tin điện tử Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được thiết kế với các trang: thông tin, </b>
<b>tuyên truyền; gây quỹ nhân đạo; Cơ quan Trung ương Hội; các tỉnh, thành Hội; báo cáo </b>
<b>trực tuyến; các chuyên mục hỗ trợ độc giả. Với những nội dung trên, để đảm bảo Cổng </b>
<b>thông tin điện tử hoạt động thường xuyên và có hiệu quả, mỗi cấp Hội đều phải có trách </b>
<b>nhiệm tham gia cung cấp và cập nhật thông tin thường xuyên cho Cổng thông tin này. </b>
<b>Cụ thể:</b>


<b>- Đối với Trung ương Hội: các ban, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ cung cấp thông </b>
<b>tin thuộc lĩnh vực hoạt động của mình và cập nhật lên website thông qua hệ thống cộng </b>
<b>tác viên Web ở mỗi ban, đơn vị.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>V. HỌC TẬP PHƯƠNG PHÁP TUYÊN TRUYỀN CỦA HỒ CHÍ MINH</b>


<b>1. Phương pháp tuyên truyền của Hồ Chí Minh</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>Phương pháp tuyên truyền của Hồ Chí Minh là sự thấm nhuần nguyên </b>
<b>tắc lý luận gắn liền với thực tiễn. Theo Hồ Chí Minh, lý luận có vai trò hết </b>
<b>sức to lớn đối với thực tiễn, lý luận "như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương </b>
<b>hướng cho chúng ta trong cơng việc thực tế. Khơng có lý luận thì lúng túng </b>
<b>như nhắm mắt mà đi". Tuy nhiên, Người cũng nhắc nhở "Lý luận cốt để áp </b>
<b>dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào công việc thực </b>
<b>tế là lý luận suông. Dù xem được hàng ngàn, hàng vạn quyển lý luận, nếu </b>
<b>không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hịm đựng sách". Người </b>
<b>cũng yêu cầu những người tuyên truyền phải thực hiện cách truyền đạt </b>
<b>thông tin hai chiều. Nghĩa là, trong tuyên truyền phải sử dụng đa dạng các </b>
<b>hình thức thơng tin phản hồi từ cơ sở, coi trọng ý kiến của đông đảo nhân </b>
<b>dân. Tránh cách tuyên truyền theo kiểu áp đặt. Người căn dặn những người </b>
<b>làm nhiệm vụ tuyên truyền: "Chớ có tưởng đi tuyên truyền đây là đi dạy </b>
<b>người ta chứ không cần học lại người ta".</b>


<b>Phương pháp tuyên truyền của Hồ Chí Minh là phương pháp đề cao </b>
<b>yếu tố nêu gương, giáo dục bằng việc làm, hướng dẫn cụ thể. Không chỉ coi </b>
<b>trọng tuyên truyền những tấm gương điển hình, Hồ Chí Minh còn yêu cầu </b>
<b>bản thân người tuyên truyền, giáo dục cũng phải là một tấm gương sáng. </b>
<b>Người lý giải rằng: "Nói chung thì các dân tộc phương Đơng đều giàu tình </b>
<b>cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn </b>
<b>văn tuyên truyền", muốn hướng dẫn nhân dân thì tự mình phải mực thước </b>
<b>để dân bắt chước. Đây là phương pháp tun truyền khơng thơng qua nói </b>
<b>và viết mà bằng việc làm, bằng hành động cụ thể, "nói đi đôi với làm". </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>2. Học tập và làm theo phương pháp tuyên truyền của Hồ Chí Minh </b>



<b>- Thuyết trình/tuyên truyền viên cần phải có kiến thức vừa đa </b>



<b>dạng vừa chuyên sâu. Tuyên truyền viên phải hiểu biết các cơ sở </b>


<b>của vấn đề định nói; phải có kiến thức chung về lĩnh vực sẽ thuyết </b>


<b>trình và phải hiểu về đối tượng được thuyết trình theo từng lứa tuổi, </b>


<b>giới tính, thành phần dân tộc, tâm lý, tín ngưỡng, tơn giáo, nghề </b>


<b>nghiệp, nguyện vọng, thói quen, phong tục, tập quán… Phải có kiến </b>


<b>thức chuyên sâu, thuyết trình đối tượng nào thì thuyết trình viên </b>


<b>phải hiểu về đối tượng đó, để điều chỉnh cách thức sao cho phù </b>


<b>hợp. </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>- Thuyết trình viên cần có kỹ năng tun truyền, thuyết giảng, có </b>


<b>phương pháp sư phạm nhất định, có sự hiểu biết người nghe về </b>


<b>trình độ, lứa tuổi, nghề nghiệp, tâm lý, nguyện vọng… để lựa chọn </b>


<b>mức độ, nội dung và phương pháp truyền thụ phù hợp. Đối với </b>


<b>thuyết trình viên Chữ thập đỏ, cần lồng ghép phong cách tuyên </b>


<b>truyền, vận động nhân đạo trong quá trình thuyết giảng và tiếp cận </b>


<b>đối tượng, đó là tăng cường tiếp xúc, giao lưu, trao đổi, thảo luận </b>


<b>với người nghe cả trong và ngồi lớp, để có sự gần gũi, chia sẻ, </b>


<b>đồng thời nhận sự phản hồi và học hỏi ở họ những điều cịn thiếu. </b>


<b>Đây là cách để tránh tình trạng áp đặt trong tuyên truyền, giáo dục </b>


<b>và vận động nhân đạo.</b>



</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×