Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Chính sách bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đảng cộng sản việt nam (2007 2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 162 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ NGỌC TÂM

CHÍNH SÁCH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN
BIỂN, ĐẢO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM (2007– 2014)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ NGỌC TÂM

CHÍNH SÁCH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM (2007– 2014)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Chuyên ngành: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 60.22.56
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHẠM NGỌC TRÂM

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017



LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Phạm Ngọc Trâm đã tạo mọi
điều kiện, tận tình hướng dẫn cho tơi hồn thiện luận văn này. Mặc dù trong q
trình thực hiện luận văn có giai đoạn khơng được thuận lợi nhưng những gì Thầy
hướng dẫn, chỉ bảo đã cho tôi nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện đề tài.
Tơi xin kính gửi lời cảm ơn đến tất cả q Thầy Cơ đã giảng dạy trong
chương trình Cao học chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 2013 –
2015, những người đã truyền đạt kiến thức hữu ích, làm cơ sở cho tơi thực hiện tốt
luận văn này.
Tơi xin cảm ơn Khoa Lịch sử, Phịng Sau đại học, Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, thư viện Khoa học
Tổng hợp TP.HCM, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do kinh nghiệm nghiên cứu khoa học
chưa nhiều nên luận văn có thể thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của
Thầy Cô.


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đề tài “Chính sách bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Đảng
Cộng sản Việt Nam (2007– 2014)” do tôi nghiên cứu. Các số liệu dẫn chứng của đề
tài có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng.
Nếu khơng đúng, tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm.


CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Viết tắt
APEC

ARF
ASEAN

Nội dung
Asia-Pacific Economic Cooperation (Diễn đàn Hợp tác
Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương)
ASEAN Regional Forum (Diễn đàn khu vực ASEAN)
Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á)

ASEM

The Asia-Europe Meeting (Diễn đàn hợp tác Á-Âu)

BCHTW

Ban Chấp hành Trung ương Đảng

BCT

Bộ Chính trị

BCN

Bộ Cơng nghiệp

BNN&PTNT

Bộ Nơng nghiệp & phát triển nơng thơn


BTG

Ban Tun giáo

CP

Chính phủ

CTQG

Chính trị quốc gia

CT-XH

Chính trị - Xã hội

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CHXHCNVN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

COC
CSIS


The Code of Conduct for the South China Sea (Quy tắc
ứng xử ở Biển Đông)
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for


Strategic and International Studies)
CV
DOC

DWT
ĐHĐBTQ

Công suất tàu
Declaration on Conduct of the Parties in the South China
Sea (Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông)
Đơn vị đo năng lực vận tải an tồn của tàu thủy tính bằng
tấn
Đại hội đại biểu toàn quốc

ĐHKHXH-NV Đại học khoa học xã hội –nhân văn
ĐHQG

Đại học quốc gia

ĐHSP

Đại học Sư phạm

ĐCSVN


Đảng Cộng sản Việt Nam

FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations
(Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc)

GAP

Good Agricultural Practice (Nông nghiệp sạch)

GDP

Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm nội địa)

GTVT

Giao thông vận tải
Hazard Analysis Critical Control Point (Hệ thống kiểm

HACCP

soát các mối nguy hiểm và rủi ro cho an tồn thực phẩm
trong suốt q trình chế biến)

HĐND

Hội đồng nhân dân


HNTW

Hội nghị Trung ương

KT-XH

Kinh tế - xã hội

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KHTN

Khoa học tự nhiên


KHXH

Khoa học xã hội

KCN

Khu công nghiệp

KKT

Khu kinh tế

LLVT


Lực lượng vũ trang

NATO

North Atlantic Treaty Organization (Tổ chức Hiệp ước
Bắc Đại Tây Dương)

NĐ-CP

Nghị định Chính phủ

NQ-CP

Nghị quyết Chính phủ

NQTW

Nghị quyết Trung ương

OMM

Oganiser Meteone De Monde (Tổ chức khí tượng thế
giới)

PVN

Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

QP-AN


Quốc phịng- an ninh
South Asian Association for Regional Cooperation (Hiệp

SARRC

Hội Hợp tác khu vực Nam Á hay là Hiệp hội Nam Á vì
sự hợp tác khu vực)

SGD&ĐT

Sở Giáo dục và Đào tạo

TCH

Tồn cầu hóa

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

Tlđd

Tài liệu đã dẫn

TQ

Trung Quốc

TPP


Hiệp định đối tác kinh tế xun Thái Bình Dương

TTCP

Thủ tướng Chính phủ


TTXVN

Thông tấn xã Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân

VKĐH

Văn kiện đại hội

VN

Việt Nam

VKHN

Văn kiện hội nghị

Washington
D.C.

WMO

Washington District of Columbia (Thủ đô của Hoa Kỳ)
World Meteorological Organization (Tổ chức Khí tượng
Thế giới)

WTO

World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.

Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu .............................................1

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................2

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................5


4.

Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu .............................................6

5.

Kết cấu luận văn ......................................................................................6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH BẢO VỆ
CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO QUỐC GIA VIỆT NAM ..............................................8
1.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển đảo
quốc gia .............................................................................................................8
1.2. Vị trí, vai trò và tiềm năng của biển đảo đối với phát triển kinh tế-xã hội
Việt Nam ........................................................................................................13
1.3. Pháp lý quốc tế về chủ quyền quốc gia trên biển ....................................21
1.4. Đường lối và chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về biển đảo
trước năm 2007 (1975 - 2006) …………………………………………….23
1.5. Thực trạng bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam trước năm 2007……..33
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN
BIỂN ĐẢO VIỆT NAM VÀ THỰC HIỆN TRONG NHỮNG NĂM 2007 – 2014
.............................................................................................................................…41
2.1. Nội dung bảo vệ chủ quyền trong các nghị quyết, văn kiện của Đảng, Nhà
nước về biển đảo.............................................................................................41
2.1.1. Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến
năm 2020

………………………………………………………………….41


2.1.2. Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc

trong tình hình mới

………………………………………………………49

2.1.3. Văn kiện Đại hội XI và các nghị quyết khác có liên quan của Đảng
………………………………………………………………………………51
2.2. Những hoạt động chủ yếu thực thi chính sách bảo vệ chủ quyền biển
đảo ..........................................................................................................……60
2.2.1. Hoạt động tuyên truyền sâu rộng chủ trương chính sách của Đảng và
Nhà nước Việt Nam về biển đảo và bảo vệ chủ quyền biển đảo……………60
2.2.2. Ban hành Luật biển Việt Nam……………………………………..66
2.2.3. Đấu tranh trên thực địa chống các hành động xâm phạm chủ quyền
biển đảo Việt Nam……………………………………………………………69
2.2.4. Đoàn kết với nhân dân trong và ngoài nước về bảo vệ chủ quyền biển
đảo Việt Nam…………………………………………………………………74
2.2.5. Ngoại giao và đấu tranh pháp lý về bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt
Nam…………………………………………………………………………..75
Chương 3 – NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VỀ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ CHỦ
QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM ..................................................……………..86
3.1. Những thành tựu và hạn chế thực hiện chính sách bảo vệ chủ quyền biển đảo
...... ………………………………………………………………………………..86
3.2. Bài học kinh nghiệm…………………………………………………….92
3.3. Kiến nghị về chính sách bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam……….100
KẾT LUẬN…………………………………………………………………........105
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………110
PHỤ LỤC .........................................................................................................…123


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
1.1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam - một quốc gia nằm trải dài bên bờ Biển Đông - có vị thế chiến
lược quan trọng đối với khu vực và thế giới. Biển, đảo Việt Nam không chỉ là cửa
ngõ mở rộng quan hệ giao thương với quốc tế, chứa đựng tiềm năng kinh tế to lớn
mà còn là địa bàn chiến lược trọng yếu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Trong suốt thời kỳ cận đại và hiện đại, vị trí địa - chiến lược của Biển Đông
đã ảnh hưởng đến các quan hệ địa - chính trị khu vực. Những năm gần đây, giá trị
chiến lược của Biển Đông đã khiến cho Trung Quốc ngày càng trở nên quyết đoán
hơn nhằm bảo đảm quyền kiểm sốt trên khu vực. Biển Đơng đang là nơi diễn ra
những tranh chấp giữa các bên Philippines, Brunei, Malaysia, Đài Loan, Trung
Quốc và Việt Nam. Vì vậy, vùng này đang là một điểm nóng chính trị đối với tất cả
các bên tham gia tranh chấp. Đặc biệt là Trung Quốc đã có những hành động xâm
phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa; xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các
vùng biển của Việt Nam; vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải
quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011; trái với
tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm cho tình hình
Biển Đơng thêm phức tạp.
Trước tình hình trên, Việt Nam “đã hết sức kiềm chế, chân thành bày tỏ mọi
thiện chí, sử dụng mọi kênh đối thoại”, mong muốn “giải quyết các tranh chấp bằng
biện pháp hịa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế” [136]. Vấn đề chủ quyền biển đảo
Việt Nam được “đặt trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của đất
nước và trong chính sách đối ngoại hịa bình, độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa


2


phương hóa các quan hệ quốc tế” [135]. Tuy nhiên, vấn đề tranh chấp chủ quyền
biển đảo vẫn chưa được giải quyết một cách rốt ráo, bền vững.
Trong khơng khí toàn Đảng, toàn dân hướng về Hoàng Sa, Trường Sa, biển
đảo quê hương thân yêu, học viên quyết định chọn đề tài luận văn là: “Chính sách
bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Đảng Cộng sản Việt Nam (2007 - 2014)” với mong
muốn góp một tiếng nói đầy tinh thần tự hào dân tộc vào công cuộc bảo vệ chủ
quyền, tồn vẹn lãnh thổ của đất nước.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phản ánh khái quát pháp lý quốc tế về chủ quyền quốc gia trên
biển, đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng như thực trạng
bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam trước năm 2007 (1975 - 2006), luận văn đi sâu
vào việc làm rõ quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển
đảo, phản ánh những hoạt động chủ yếu thực thi chính sách bảo vệ chủ quyền biển
đảo (2007 - 2014); từ đó, nêu lên những nhận xét, đánh giá về chính sách bảo vệ
chủ quyền biển đảo Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam là một chủ đề thu hút sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Nhiều hội thảo khoa học liên quan đến
chủ quyền biển, đảo Việt Nam đã được tổ chức trong nước và trên thế giới.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này thường đứng trên lập trường của
các quốc gia liên quan tới vấn đề tranh chấp Biển Đông, như: Việt Nam, Trung
Quốc, Malaysia, Philippines... và Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển năm
1982.
Phía Việt Nam có các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
Nguyễn Thái Anh (chủ biên) (2011), Bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam,
Nxb.Thời đại, đã giới thiệu những tài liệu, cứ liệu lịch sử mang tính pháp lý về chủ
quyền biển, đảo của Việt Nam, các văn bản của Chính phủ nước CHXHCNVN liên


3


quan đến vấn đề biển, đảo Việt Nam; giới thiệu những bài viết, những tuyên bố
quan trọng khẳng định quyền bất khả xâm phạm về chủ quyền biển, đảo của Việt
Nam, những bài viết thể hiện sự ủng hộ của quốc tế đối với Việt Nam. Tác phẩm
còn giới thiệu một số bài văn, bài thơ, bản nhạc thể hiện khát vọng chủ quyền, tinh
thần tự tôn, tự hào dân tộc của người dân Việt Nam với biển đảo.
Quyển sách Kiên quyết giữ vững chủ quyền biển, đảo Tổ quốc Việt Nam
(2014), Nxb.Văn hóa – Thơng tin đã tuyển chọn và giới thiệu những bài viết phản
đối hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam của Trung Quốc, khẳng
định Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ
quyền biển đảo của toàn dân Việt Nam.
Tổ quốc nơi đảo xa do báo Đại đoàn kết thực hiện (2014), với lối viết giản
dị, lập luận lôgic, dựa trên những tư liệu lịch sử phong phú, xác thực qua các bản
đồ, thư tịch cổ…, những cơ sở pháp lý quan trọng, đã “phục dựng một cách sinh
động quá trình khai phá, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên
các vùng biển và hải đảo ở Biển Đông, đặc biệt là ở hai quần đảo Hồng Sa và
Trường Sa, ít nhất là từ thế kỷ XV cho đến nay. Qua đó khẳng định một cách chắc
chắn và khơng thể tranh cãi về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hồng
Sa và Trường Sa” [26, tr.6].
Tổ quốc nhìn từ biển (2013), Nxb.Văn hóa – Văn nghệ TP.HCM đã tập hợp
một số tư liệu về biển đảo và sáng tác của một số nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu
viết về Hoàng Sa và Trường Sa, kể lại chân dung những cán bộ, chiến sĩ hải quân
của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng đã ngã xuống để bảo vệ chủ quyền biển
đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Quyển sách Những chứng cứ khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam
trên Biển Đơng (2014), Nxb.Văn hóa -Thơng tin, đã tập hợp những bài viết khái
quát lịch sử xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông,
những bài viết khẳng định quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Việt
Nam trên Biển Đông, nêu những chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ



4

quyền Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa; đồng thời giới thiệu với độc giả bộ
Luật biển Việt Nam (số 18/2012/QH 13 ngày 21-6-2012), Công ước của Liên hợp
quốc về Luật biển (Ký kết ngày 10 tháng 12 năm 1982).
Cuốn sách Các hiệp định phân định biển giữa Việt Nam và các nước láng
giềng do Lê Quý Bình - Nguyễn Trường Giang (chủ biên) (2012), Nxb.CTQG Sự
thật, đã cung cấp thông tin về các hiệp định phân định biển giữa Việt Nam và các
nước láng giềng; qua đó đánh giá, nêu bật những thành tựu quan trọng của Đảng và
Nhà nước Việt Nam về giải quyết vấn đề phân định biên giới, ranh giới các vùng
biển với các nước có liên quan bằng việc ký kết các hiệp định phân định biển.
Vào ngày 10 và 11 tháng 7 năm 2014, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và
quốc tế (CSIS) đã tổ chức Hội thảo “Những diễn biến gần đây ở Biển Đơng và
chính sách của Mỹ” tại Washington D.C, Mỹ. Các nhà lãnh đạo, quan chức tại Hội
thảo đã có những bài phát biểu, tham luận, nêu lên những quan điểm, đánh giá, giải
pháp nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng tại Biển Đông.
Ngày 20/12/2013, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin -Truyền thông tỉnh
Tiền Giang phối hợp cùng Hội Nhà báo tỉnh Tiền Giang tổ chức tọa đàm với chủ đề
“Nâng cao chất lượng tuyên truyền biển, đảo”. Các tham luận và phát biểu tại buổi
tọa đàm đều thống nhất việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên
truyền về biển, đảo trong thời gian tới. Tiếp đó, tháng 7 năm 2014, Trung tâm
Nghiên cứu Chiến lược và chính sách Quốc gia của Trường ĐH KHXH-NV
TP.HCM đã tổ chức tọa đàm khoa học “Đối sách của Việt Nam ở Biển Đông –
Những vấn đề pháp lý và hành động”. Các nhà khoa học đã có nhiều kiến nghị có
giá trị. Trong phát biểu kết luận tọa đàm, PGS.TS.Võ Văn Sen đã nhấn mạnh việc
tạo nên sức mạnh tổng hợp bằng nhiều giải pháp: phát huy truyền thống của cha
ơng, đa dạng hóa các giải pháp tuyên truyền, giáo dục giới trẻ; giữ vững ổn định nội
bộ; tiếp tục xu thế hợp tác trên cơ sở lợi ích chung với các quốc gia trong khu
vực;…



5

Tháng 8 năm 2014, Bộ Giáo dục-Đào tạo phối hợp với Hội Khoa học lịch sử
Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia về dạy học lịch sử ở trường phổ
thông. Nhiều định hướng, đề xuất thay đổi nội dung dạy và học lịch sử đã được bàn
luận tại hội thảo. Trong đó, vấn đề cần nhanh chóng đưa nội dung về chủ quyền của
Việt Nam trên Biển Đông vào giảng dạy ở trường phổ thông đã nhận được đa số ý
kiến đồng tình của các nhà giáo dạy sử.
Một số cơng trình nghiên cứu đã cơng bố liên quan đến biển đảo, chủ quyền
lãnh thổ Việt Nam: Hà Minh Hồng (chủ biên) (2012), Dọc đường cơ sở biển Tổ
quốc tơi, Nxb. Văn hóa -Văn nghệ; Quốc Cường (Hệ thống hóa) (2012), Luật biển
của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb.Hồng Đức; Nguyễn Thái Anh
– Quốc Dũng (Tổng hợp, biên soạn) (2014), Quan điểm của Đảng, Nhà nước,
Chính phủ, Quốc hội về đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, Nxb. Văn học; Cơng
trình tham gia xét học bổng Chương trình hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông lần II năm
2013, Lương Thụy Lan Hương, Tư duy hướng biển của các nhà cải cách Việt Nam
nửa cuối thế kỷ XIX, ĐH KHXH-NV Hà Nội, khoa Lịch sử, khóa QH-2012;
Nguyễn Đình Đầu (2014), Chủ quyền Việt Nam trên Biển Đơng và Hồng SaTrường Sa, ĐHQG TP.HCM; Tài Thành - Vũ Thanh (Sưu tầm và tuyển chọn)
(2014), Những trận thủy chiến nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam và quan điểm, lập
trường của Việt Nam về giải quyết tranh chấp trên Biển Đơng, Nxb.Dân Trí; v.v…
Các sách, cơng trình nghiên cứu, tọa đàm, hội thảo khoa học trên đây, từ
những hướng tiếp cận khác nhau, đã khẳng định chủ quyền biển, đảo và lòng quyết
tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của toàn dân Việt Nam, các quan điểm của Đảng,
Nhà nước Việt Nam về chủ quyền biển đảo cũng như đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam. Các cơng
trình nghiên cứu trên với những mức độ liên quan khác nhau sẽ là cơ sở quan trọng
để học viên tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu



6

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam; những hoạt động chủ yếu thực
thi chính sách.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài về thời gian được xác định là từ năm 2007,
khi Việt Nam ban hành Chiến lược biển, đến năm 2014. Đối với những vấn đề trước
năm 2007 liên quan đến đề tài, tác giả chỉ phản ánh khái quát làm cơ sở để tập trung
vào giai đoạn 2007 - 2014.
Phạm vi nghiên cứu về không gian: vùng biển, đảo Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Đề tài nghiên cứu dựa trên nền tảng phương pháp luận mác-xít, quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Đề tài sử dụng tổng hợp
các phương pháp nghiên cứu, trong đó phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic là
phương pháp chủ đạo, đồng thời sử dụng một số phương pháp nghiên cứu liên
ngành như so sánh, phân tích, tổng hợp, địa chính trị, …
Nguồn tư liệu: Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam từ Đại hội IV đến
Đại hội XII; các Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng qua các kỳ đại hội có liên
quan đến đề tài.
Một số cơng trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí, các bài báo đề cập đến
biển đảo, chủ quyền biển đảo Việt Nam. Một số bài viết có liên quan trên các trang
web mạng internet.
5. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung đề tài được trình
bày trong 3 chương:
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH BẢO VỆ
CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO QUỐC GIA VIỆT NAM



7

Chương 2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN
BIỂN ĐẢO VIỆT NAM VÀ THỰC HIỆN TRONG NHỮNG NĂM 2007 – 2014
Chương 3. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VỀ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN
BIỂN ĐẢO VIỆT NAM


8

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN
BIỂN ĐẢO QUỐC GIA VIỆT NAM
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển đảo

1.1.

quốc gia
1.1.1. Khái niệm về chính sách bảo vệ chủ quyền biển đảo của Đảng Cộng sản
Việt Nam
Trong Những vấn đề cơ bản về chính sách và chính sách cơng, Lê Chi Mai đã
đưa ra định nghĩa: “Chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo hay nhà
quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của họ” [71,
tr.37]. “Các chính sách đơi khi được nhận diện dưới hình thức các quyết định đơn lẻ,
nhưng thực tế nó bao gồm một tập hợp các quyết định hoặc được nhìn nhận như là một
sự định hướng cho những quyết định hành động cụ thể. (…). Chính sách thường sẽ liên
tục tiến hóa trong cả chu trình thực hiện, chứ không phải chỉ trong giai đoạn họach
định của chu trình chính sách” [65, tr.15].
Theo Từ điển Tiếng Việt, chính sách là “chủ trương và các biện pháp của một

đảng phái, một chính phủ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội” [131]; là “sách lược và
kế hoạch cụ thể nhằm đạt được một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị
chung và tình hình thực tế mà đề ra” [93].
Trên cơ sở quan niệm vừa nêu, chính sách bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Đảng
Cộng sản Việt Nam được hiểu là tổng thể các hệ thống quan điểm, chủ trương, đường
lối, phương pháp mà Đảng Cộng sản Việt Nam sử dụng để định hướng và điều chỉnh
các hoạt động chủ yếu của toàn Đảng, toàn dân ta, đặc biệt ở vùng biển đảo nhằm đạt
được mục tiêu bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, góp
phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.


9

Chủ thể của chính sách bảo vệ chủ quyền biển, đảo được đề cập trong luận văn
là Đảng Cộng sản Việt Nam. “Trong hệ thống chính trị nước ta, Đảng là người lãnh
đạo để bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân”[47, tr.123]. “Đảng lãnh đạo hệ
thống chính trị; đề ra đường lối, chính sách xây dựng và bảo vệ đất nước (…). Đảng
lãnh đạo thông qua tổ chức đảng chứ không chỉ thông qua cá nhân đảng viên; lãnh đạo
bằng các quyết định của tập thể và bằng cách theo dõi, cho ý kiến chỉ đạo, kiểm tra
việc thực hiện, khuyến khích những mặt tốt, uốn nắn những lệch lạc. Đảng lãnh đạo
phát huy mạnh mẽ vai trò và hiệu lực của Nhà nước chứ không điều hành thay Nhà
nước” [48, tr.149-150]. “Chính phủ thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách lớn
của Đảng, luật, nghị quyết, pháp lệnh… của Quốc hội thành các chính sách, quyết định
của Chính phủ và tổ chức thực hiện chúng trong cuộc sống”[112, tr.135].
1.1.2. Quan điểm của Đảng về bảo vệ Tổ quốc (nói chung) và bảo vệ chủ quyền
quốc gia trên biển (nói riêng)
“ “Dựng nước đi đơi với giữ nước” là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc
ta” [6, tr.23]. Tiếp nối truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông, Đảng Cộng
sản Việt Nam đã lãnh đạo tồn dân có thời kỳ vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, có thời

kỳ vừa thực hiện nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc vừa thực hiện nhiệm
vụ giải phóng miền Nam. Sau khi đất nước được hoàn toàn thống nhất, Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IV (năm 1976) của Đảng vẫn giữ vững quan điểm: “Xây dựng đất
nước phải đi đôi với bảo vệ đất nước, đó là yêu cầu sống còn của dân tộc ta” [29,
tr.58]. Đại hội V (1982) của Đảng nêu rõ: toàn dân, toàn quân ta ra sức phấn đấu thực
hiện hai nhiệm vụ chiến lược:
“Một là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội;
Hai là sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.


10

Hai nhiệm vụ chiến lược đó quan hệ mật thiết với nhau. Phải xây dựng chủ
nghĩa xã hội đạt những kết quả thiết thực làm cho đất nước ta mạnh lên về mọi mặt và
trong mọi hồn cảnh thì mới có đủ sức đánh thắng mọi cuộc chiến tranh xâm lược của
địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Ngược lại, có tăng cường phịng thủ đất nước, làm
thất bại chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch và bảo đảm cho đất nước ln ln
được bảo vệ vững chắc thì mới có điều kiện để xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội”
[44, tr.42].
Bước vào thời kỳ đổi mới đất nước, với quan điểm “tiếp tục thực hiện hai
nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [46, tr.214], Đảng ta rất quan tâm vấn đề bảo vệ chủ
quyền biển đảo: “Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chun chính vơ sản, kết hợp chặt
chẽ kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế, đẩy mạnh cơng cuộc xây dựng nền
quốc phịng tồn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và hậu phương ngày càng
vững mạnh (…). Tăng cường tổ chức bảo vệ chủ quyền và giữ vững các tuyến biên
giới, vùng trời, vùng biển và hải đảo” [46, tr.223].
Năm 1991, khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xơ sụp đổ, Đảng ta
đã có những nhận thức quan trọng về bảo vệ chủ quyền quốc gia, chủ quyền biển đảo:

“Củng cố nền quốc phịng tồn dân và thế trận chiến tranh nhân dân nhằm bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền và lãnh thổ toàn vẹn của Tổ quốc” [47, tr.85]; ngăn chặn, làm
thất bại mọi âm mưu, hành động phá hoại và xâm lược của kẻ thù là nhiệm vụ quan
trọng của toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị. Cần kết hợp chặt chẽ “phát
triển kinh tế biển với quốc phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ,
lãnh hải, thềm lục điạ, và các vùng đặc quyền kinh tế trên biển” [36]. Chính sự “ổn
định và phát triển mọi mặt đời sống xã hội là nền tảng của quốc phòng – an ninh” [31,
tr.17].
Những luận điểm trên đã được Đảng ta phát triển, bổ sung qua các kỳ đại hội
sau đó. Đại hội VIII (năm 1996) của Đảng chủ trương: “Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ


11

chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa” [48, tr.119]. “Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị để
tăng cường tiềm lực quốc phịng và an ninh” [48, tr.119]. “Đầu tư thích đáng cho việc
tăng cường, củng cố an ninh, quốc phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền và lợi ích quốc
gia trên vùng biển, đảo” [48, tr.213]. Phối hợp chặt chẽ hoạt động QP-AN với hoạt
động đối ngoại. “Nhiệm vụ đối ngoại trong thời gian tới là củng cố mơi trường hịa
bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội,
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc” [48, tr.120]. Đại hội IX (2001) của Đảng cũng chú trọng việc kết hợp chặt chẽ
“phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh trên biển” [49, tr.182]; đầu tư “phát triển kinh tế xã hội, ổn định dân cư các vùng xung yếu, vùng biên giới, cửa khẩu, hải đảo phù hợp
với chiến lược quốc phòng và chiến lược an ninh quốc gia” [49, tr.168]. Đại hội X
(2006) của Đảng khẳng định tầm quan trọng của việc kết hợp phát triển kinh tế biển
với củng cố QP-AN và đối ngoại trên biển: “Kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng,
an ninh theo phương châm phát triển kinh tế - xã hội là nền tảng để bảo vệ Tổ quốc; ổn
định chính trị, củng cố quốc phịng, an ninh vững mạnh là điều kiện để phát triển kinh
tế - xã hội. Thực hiện tốt đường lối đối ngoại, tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ

mọi cơ hội củng cố hòa bình, ổn định để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và giữ
vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là vùng biển, đảo” [50, tr.227-228].
Trong quá trình đổi mới đất nước, Đảng ta khơng ngừng đổi mới tư duy về bảo
vệ Tổ quốc. Mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc được Đảng ta nhận thức ngày càng
sâu sắc hơn, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ gắn
liền với bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự
nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc. Đại hội IX của Đảng khẳng định quan
điểm về bảo vệ Tổ quốc và sức mạnh bảo vệ Tổ quốc: “Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an
ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân


12

và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc” [49,
tr.117]. Bảo vệ Tổ quốc khơng chỉ là phịng ngừa mà trước tiên phải chăm lo xây dựng,
làm cho đất nước mạnh lên. Bảo vệ Tổ quốc XHCN là nhiệm vụ trọng yếu thường
xuyên của toàn Đảng, toàn dân, trong đó Qn đội nhân dân và Cơng an nhân dân là
lực lượng nòng cốt. Đảng khẳng định: Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp
của đất nước, là “sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết tồn dân, của cả hệ thống
chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,
sức mạnh của lực lượng và thế trận quốc phịng tồn dân với sức mạnh của lực lượng
và thế trận an ninh nhân dân. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng và an ninh, quốc
phòng và an ninh với kinh tế trong các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội. Phối hợp hoạt động quốc phòng và an ninh với hoạt động đối ngoại”
[49, tr.117].
Trong bối cảnh khu vực châu Á – Thái Bình Dương tuy phát triển năng động
nhưng “vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, nhất là tranh giành ảnh hưởng,
tranh chấp chủ quyền biển, đảo, tài nguyên…” [51, tr.96] thì vấn đề mới đặt ra trong
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của toàn Đảng, toàn dân ta là phải vừa “giữ vững chủ quyền

biển đảo” [51, tr.233], vừa “giữ vững hịa bình, ổn định chính trị” [51, tr.81] để xây
dựng và phát triển đất nước.
Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển là một bộ phận của sự nghiệp bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. “Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi chúng ta phải
thường xuyên chăm lo xây dựng tiềm lực mọi mặt của đất nước” [6, tr.17]. Vì vậy, bảo
vệ chủ quyền biển đảo, chúng ta khơng chỉ có việc xây dựng lực lượng hải quân, lục
quân, không quân đủ sức bảo vệ biển đảo Tổ quốc, mà còn phải quan tâm “kết hợp chặt
chẽ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội với bảo đảm quốc phịng, an ninh, hợp tác
quốc tế, bảo vệ mơi trường để phát huy tiềm năng, thế mạnh của biển Việt Nam cho sự
phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo vệ vững chắc lãnh thổ trên biển,
chủ quyền và lợi ích quốc gia” [7, tr.92].


13

1.2. Vị trí, vai trị và tiềm năng của biển đảo đối với phát triển kinh tế-xã hội
Việt Nam
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý biển đảo Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia ven biển, nằm bên bờ Tây của Biển Đơng. Bờ biển
Việt Nam cong hình chữ S, có chiều dài trên 3.260 km, trải từ Bắc (Móng Cái – Quảng
Ninh) xuống Nam (Hà Tiên – Kiên Giang), đi qua 28/63 tỉnh thành phố của cả nước.
Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nước ta có diện tích biển
khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển
Đơng. Vùng biển đảo Việt Nam nằm án ngự ngay trên tuyến đường hàng hải và hàng
không huyết mạch thông thương kinh tế giữa Châu Âu, Trung Cận Đông, Châu Á
(Trung Quốc, Nhật Bản), và là “cầu nối” giữa nước ta với các nước trên thế giới [129,
tr.vii].
Vùng biển đảo Việt Nam có hơn 4.000 đảo, quần đảo lớn nhỏ và tiếp nối với hai
vịnh lớn của thế giới là Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan.

Vịnh Bắc Bộ nằm phía Tây của Biển Đơng, trải dài từ vĩ tuyến 170 Nam đến vĩ
tuyến 210 Nam, từ kinh tuyến 105036’ Đơng đến 109055’ Đơng, diện tích rộng 160.000
km2, chu vi 1.950 km, chiều dài 496 km, rộng nhất 314 km, trong đó phía bờ biển Việt
Nam là 740 km, đi qua 10 tỉnh, thành phố, bờ biển khúc khuỷu với khoảng 2.300 đảo;
trong đó có đảo Bạch Long Vĩ với diện tích 2.5 km2 nằm cách đất liền Việt Nam
khoảng 110 km. Vịnh thông ra Biển Đơng qua cửa phía Nam, nằm giữa Tây Nam đảo
Hải Nam và bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), qua eo biển Quỳnh Châu nằm giữa bán đảo
Lôi Châu và Bắc đảo Hải Nam [129, tr.vii].
Vịnh Thái Lan nằm sâu vào phía bờ Tây Nam của Biển Đơng, trải dài từ vĩ
tuyến 50 đến 140 Bắc và từ kinh tuyến 990 đến 1050 Đơng, kết thúc ở phía Bắc Đơng
Bắc ở mũi Cà Mau tại 8036’ Bắc – 102021’ Đơng, có diện tích 293.000 km2, chu vi
khoảng 2.300 km, được bao bọc bởi bờ biển của 4 nước: Việt Nam, Campuchia, Thái


14

Lan, Malaysia. Vịnh Thái Lan có chiều dài 628 km, là một vịnh nơng với độ sâu trung
bình khoảng 60-80 m, khơng có nhiều đảo như ở Vịnh Bắc Bộ. Vùng biển ven bờ Việt
Nam dài 613 km, có khoảng 165 đảo, trong đó đảo lớn nhất là Phú Quốc có diện tích
568 km2. Vịnh thơng ra Biển Đơng ở phía Nam bằng một cửa duy nhất hợp bởi mũi Cà
Mau (Việt Nam) và mũi Trenggranu (Malaysia) cách nhau chừng 400 km (215 hải lý
[129, tr.vii].
Dựa vào vị trí địa lý, mối liên hệ với dải ven biển, đặc điểm phân bố các đảo, và
yếu tố địa chất – địa mạo, có thể chia hệ thống đảo ven bờ Việt Nam thành 5 vùng đảo
– biển với 12 cụm đảo [1, tr.219].
Vùng biển đảo ven bờ Bắc Bộ có trên 2320 đảo với trên 842 km2 diện tích, gồm
3 cụm đảo: Vĩnh Thực – Cái Bầu (được cấu tạo bởi đá lục nguyên, độ dốc thoải, tầng
đất dày, diện tích khá lớn, rất phù hợp cho phát triển dịch vụ biển, du lịch, nông lâm
nghiệp), Bái Tử Long – Hạ Long (cấu tạo bởi đá vơi và đá trầm tích khác, địa hình
karst, sườn dốc; quanh đảo ni trồng hải sản tốt, có tiềm năng phát triển kinh tế biển

tổng hợp), Cô Tô – Long Châu (cấu tạo bởi đá trầm tích, biến chất, vài nơi có đá vơi;
nguồn lợi vùng triều phong phú, có điều kiện phát triển kinh tế biển) [2, tr.14].
Vùng đảo biển ven bờ Bắc Trung Bộ có khoảng 60 đảo, với diện tích trên 14
km2, gồm 2 cụm đảo phân tán: Hòn Mê – Hòn Mát (cấu tạo bởi đá trầm tích, phun
trào), Cồn Cỏ (cấu tạo bởi đá basalt, địa hình vịm thoải nên có điều kiện cho phát triển
dịch vụ và du lịch) [2, tr.14].
Vùng đảo biển ven bờ Nam Trung Bộ, có khoảng 200 đảo với diện tích trên 170
km2, gồm 3 cụm đảo: Cù Lao Chàm – Lý Sơn (cấu tạo gồm các đá granit và đá basalt,
địa hình núi thấp, có điều kiện cho phát triển dịch vụ biển, ngư nghiệp và du lịch), Cù
Lao Xanh – Hòn Tre (gồm các đảo đá magma xâm nhập và trầm tích phun – trào, có
tiềm năng phát triển du lịch, khai thác và nuôi trồng hải sản, đặc sản yến sào), Phú Quý
(cấu tạo gồm đá basalt và trầm tích - phun trào, địa hình đồi, đồng bằng, có tiềm năng
phát triển kinh tế biển tổng hợp, nhất là dịch vụ biển) [2, tr.14].


15

Vùng đảo biển ven bờ phía Đơng Nam Bộ, có khoảng 30 đảo với diện tích trên
80 km2, gồm 2 cụm đảo: Côn Đảo (cấu tạo bởi đá magma, địa hình núi thấp, sườn khá
dốc; có tiềm năng phát triển kinh tế biển đa dạng, ngư nghiệp, du lịch và dịch vụ biển)
và Hòn Khoai (cấu tạo bởi đá granit, địa hình núi thấp, sườn khá dốc; có tiềm năng
phát triển du lịch và dịch vụ biển) [2, tr.16].
Vùng đảo biển ven bờ phía Tây Nam Bộ, có khoảng 165 đảo với diện tích trên
615 km2, gồm 2 cụm đảo lớn: Kiên Hải (có nền đá đa dạng: granit, đá vơi, đá bột kết,
.., gồm các đảo rải rác; có nguồn hải sản phong phú, có điều kiện cho phát triển ngư
nghiệp, du lịch và dịch vụ biển ) và Phú Quốc – Thổ Chu (cấu tạo bởi các đá trầm tích
cát bột kết, địa hình núi thấp, đồi và đồng bằng; có tài nguyên phong phú và đa dạng,
có điều kiện thuận lợi cho phát triển thành trung tâm kinh tế biển tổng hợp lớn của
nước ta) [2, tr.16].
Căn cứ vào vị trí chiến lược và các điều kiện địa lý kinh tế, dân cư, các nhà

nghiên cứu đã xác định hệ thống đảo tiền tiêu có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc mà trên đó có thể lập căn cứ và kiểm soát vùng biển, vùng trời
bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng kinh tế, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ của đất nước ta, bao gồm các đảo, quần đảo như: Hoàng Sa, Trường Sa,
Chàng Tây, Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Cơ Tơ, Bạch
Long Vĩ...
Quần đảo Hồng Sa (Paracels Island) là một quần đảo san hô gồm hơn 30 đảo
và bãi đá cạn nằm trong một vùng rộng lớn khoảng 14.000 km2, cách Cù Lao Ré
(huyện Lý Sơn – Quảng Ngãi) 222 km (120 hải lý). Nhóm đảo phía Đơng của quần đảo
Hồng Sa gọi là An Vĩnh, nhóm phía Tây là nhóm đảo Lưỡi Liềm, trong đó có đảo Phú
Lâm và Cơn Vinh là lớn nhất, có diện tích khoảng 1,6 km2 [14]. Quần đảo Trường Sa
(Spratly Island), vị trí cách quần đảo Hồng Sa khoảng 555 km (300 hải lý) về phía
Đơng Nam. Quần đảo Trường Sa bao gồm hơn 100 đảo nhỏ, bãi đá, bãi ngầm, bãi cạn,
bãi san hô nằm trải rộng trên một vùng biển từ Tây sang Đông gần 350 hải lý, từ Bắc


×