Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Từ ngữ biểu đạt ý nghĩa giới trong tiếng việt (so sánh với tiếng khmer)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 107 trang )

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------  ---------------

LÊ THỊ TRÚC HÀ

TỪ NGỮ BIỂU ĐẠT Ý NGHĨA GIỚI TRONG TIẾNG VIỆT
(SO SÁNH VỚI TIẾNG KHMER)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------  ---------------

LÊ THỊ TRÚC HÀ

TỪ NGỮ BIỂU ĐẠT Ý NGHĨA GIỚI TRONG TIẾNG VIỆT
(SO SÁNH VỚI TIẾNG KHMER)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 60220240

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH LƯ GIANG



TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn tồn trung thực và chưa từng
được sử dụng hoăc cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.

Tác giả

LÊ THỊ TRÚC HÀ


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, tôi đã luôn nhận được sự quan tâm, động viên, hướng dẫn của các thầy cơ,
người thân, bạn bè. Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn
chân thành.
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phịng Sau đại học, Bộ
mơn Ngơn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong q
trình học tập và hồn thành luận văn.
Trong những tháng cuối hồn thành luận văn, tơi may mắn được công tác
tại Bộ môn Ngôn ngữ học. Ở đây, tôi luôn nhận được sự quan tâm từ các thầy cô,
các anh chị, các bạn và các em. Đặc biệt, em vô cùng biết ơn cô TS. Huỳnh Thị
Hồng Hạnh. Mặc dù không trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này nhưng cô
luôn nhắc nhở, động viên kịp thời.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự tận tình của thầy TS. Đinh Lư
Giang, người đã trực tiếp hướng dẫn, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp
đỡ tơi trong q trình học tập, chỉ bảo những kiến thức về chuyên môn thiết thực để
tôi hồn thành luận văn.
Tơi xin gửi đến những anh chị, cô chú cộng tác viên đã giúp đỡ tôi trong
việc thu thập dữ liệu. Đặc biệt, trong những ngày tháng điền dã tại huyện Trà Cú và
thành phố Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh); huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang), con khơng thể
qn sự hỗ trợ nhiệt tình từ gia đình chú Thạch Kim Ngọc, chú Thạch Ngọc Long,
chú Lênh Hên, thầy Chau Mo Ni Sóc Kha, thầy Ngơ Phú Hải, anh Trương Chí
Hùng, bạn Thạch Sê Ha…
Tơi xin ghi nhận những đóng góp q báu của thầy cơ và các bạn sinh viên
Khoa Ngơn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ, Trường Đại học Trà Vinh.


Sẽ khơng có con của ngày hơm nay nếu khơng có tình u thương, sự hỗ
trợ của ba Huệ, mẹ Anh; ba Phổ, má Hải. Ba Mẹ đã dày công nuôi dạy con. Ba Má
đã mang đến cho cuộc đời con một người chồng tuyệt vời. Con vô cùng may mắn,
hãnh diện khi được làm con gái của Ba Mẹ, con dâu của Ba Má. Gửi người yêu,
mấy lời ngắn ngủi này khơng thể nào diễn tả hết tình u, sự mến phục của em dành
cho Anh. Cảm ơn Anh vì đã đồng hành cùng em trong những ngày tháng khó khăn
này. Yêu Anh nhiều lắm ạ.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!


QUY TẮC VIẾT TẮT
Đơn vị viết tắt

STT

Đơn vị tương đương


1

cb

chủ biên

2

CTV

cộng tác viên

3

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

4

ĐHQG

Đại học Quốc gia

5

HN

Hà Nội


6

KHXH

Khoa học xã hội

7

NXB

Nhà xuất bản

8

PGBT

Phật giáo Bắc tông

9

PGNT

Phật giáo Nam tơng

10

TNV

tham nghiệm viên


11

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

12

Tr.

trang


DANH MỤC BẢNG
STT
Bảng
1
Bảng 1.1
2
Bảng 2.1
3

Bảng 2.2

4

Bảng 3.1

5


Bảng 3.2

6

Bảng 3.3

Nội dung
Khác biệt giữa “giới” và “giới tính”
Kết quả khảo sát cảm thức về giới của các từ/ngữ
chỉ nghề nghiệp trong tiếng Việt
Kết quả khảo sát mức độ biểu thị ý nghĩa giới của
các từ/ngữ chỉ thái độ xã hội đối với giới trong
tiếng Việt
Kết quả khảo sát mức độ biểu thị ý nghĩa giới của
các từ/ngữ chỉ nghề nghiệp trong tiếng Khmer
Từ thân tộc trong tiếng Việt và những đơn vị tương
đương trong tiếng Khmer
Cách sử dụng các đơn vị từ vựng Phật giáo trong
tiếng Khmer

Trang
14
34-35
40-42

58-60
63-64
68-69


DANH MỤC ĐỒ THỊ
STT
Đồ thị
1
Biểu đồ 2.1
2

Biểu đồ 2.2

3

Biểu đồ 2.3

4

Biểu đồ 3.1

5

Biểu đồ 3.2

6

Biểu đồ 3.3

Nội dung
Cách sử dụng các đơn vị mơ tả hình dáng bên ngoài
trong tiếng Việt
Cách sử dụng các đơn vị mơ tả giọng nói trong
tiếng Việt

Cách sử dụng các đơn vị miêu tả chức năng giới
tính trong tiếng Việt
Cách sử dụng các đơn vị mơ tả hình dáng bên ngồi
trong tiếng Khmer
Cách sử dụng các đơn vị mô tả giọng nói trong
tiếng Khmer
Cách sử dụng các đơn vị mơ tả chức năng giới tính
trong tiếng Khmer

Trang
27
30
32
53
55
57

DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT
Sơ đồ
1
Sơ đồ 2.1

Nội dung
Từ thân tộc trong tiếng Việt

Trang
46



MỤC LỤC

Dẫn nhập .....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .....................................................................................................2
2.1. Nghiên cứu về ngôn ngữ học xã hội về giới ................................................2
2.2. Nghiên cứu về ngôn ngữ dân tộc thiểu số ....................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................8
4. Đóng góp của luận văn ........................................................................................9
5. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................9
6. Cấu trúc đề tài ...................................................................................................10
Nội dung ....................................................................................................................12
Chương 1: Những cơ sở lý thuyết và thực tiễn .....................................................12
1.1. Các khái niệm về giới ................................................................................12
1.1.1. Các định nghĩa.....................................................................................12
1.1.2. Phân biệt giới (gender) và giới tính (sex) ...........................................13
1.2. Mối quan hệ giữa giới và ngôn ngữ ...........................................................14
1.3. Sự kỳ thị giới tính trong ngơn ngữ .............................................................17
1.4. Khái qt về tiếng Việt và tiếng Khmer ở ĐBSCL ...................................18
1.4.1. Tiếng Việt............................................................................................18
1.4.2. Tiếng Khmer .......................................................................................19
1.4.3. Tiếp xúc ngôn ngữ Việt – Khmer .......................................................22
1.5. Tiểu kết chương .........................................................................................23
Chương 2: Đặc điểm từ ngữ biểu đạt ý nghĩa giới trong tiếng Việt .....................25
2.1. Từ ngữ chỉ đặc điểm cấu tạo cơ thể trong tiếng Việt .................................25
2.1.1. Từ ngữ chỉ hình dáng bên ngồi .........................................................26
2.1.2. Từ ngữ chỉ giọng nói ...........................................................................28
2.1.3. Từ ngữ chỉ chức năng giới tính ...........................................................30
2.2. Từ ngữ chỉ nghề nghiệp trong tiếng Việt ...................................................32
2.2.1. Các yếu tố góp phần quyết định khuynh hướng nhận thức nam/nữ đối

với nghề nghiệp .............................................................................................34


2.2.2. Các định ngữ khu biệt giới trong từ ngữ nghề nghiệp ........................36
2.3.3. Các định ngữ dùng chung mang sắc thái dụng học.............................37
2.3. Từ ngữ chỉ thái độ xã hội đối với các giới trong tiếng Việt .......................39
2.4. Từ ngữ chỉ quan hệ thân tộc trong tiếng Việt ............................................43
2.5.1 Trên bản thân 3 thế hệ (-3) ...................................................................46
2.5.2 Trên bản thân 2 thế hệ (-2) ...................................................................46
2.5.3 Trên bản thân 1 thế hệ (-1) ...................................................................47
2.5.4. Thế hệ của bản thân (0) .......................................................................47
2.5.5. Dưới bản thân 1 thế hệ (+1) ................................................................48
2.5.6. Dưới bản thân 2 thế hệ (+2) và dưới bản thân 3 thế hệ (+3)...............48
2.5.7. Các đơn vị khác ...................................................................................49
2.5. Tiểu kết chương .........................................................................................49
Chương 3: Một số tương đồng – khác biệt về đặc điểm từ ngữ biểu đạt ý nghĩa
giới giữa tiếng Việt và tiếng Khmer......................................................................51
3.1. Đặc điểm từ ngữ biểu đạt ý nghĩa giới trong tiếng Khmer ........................51
3.1.1. Từ ngữ chỉ đặc điểm cấu tạo cơ thể trong tiếng Khmer......................51
3.1.2. Từ ngữ chỉ nghề nghiệp trong tiếng Khmer ........................................57
3.1.3. Từ ngữ chỉ quan hệ thân tộc trong tiếng Khmer .................................61
3.1.4. Từ ngữ chỉ Phật giáo trong tiếng Khmer ............................................67
3.2. Một số tương đồng – khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Khmer................72
3.2.1. Tương đồng .........................................................................................72
3.2.2. Khác biệt .............................................................................................73
3.3. Tiểu kết chương .........................................................................................75
Kết luận .....................................................................................................................77
Danh mục tài liệu tham khảo ....................................................................................80
Phụ lục .......................................................................................................................85
Phụ lục 1 ................................................................................................................85

Phụ lục 2 ................................................................................................................90


1

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với lao động, ngơn ngữ là dấu hiệu của sự phân tách lồi người ra khỏi
thế giới động vật. Ngơn ngữ chính là phương tiện để tư duy, là cơ sở của mọi suy
nghĩ. Ngôn ngữ tồn tại và phát triển song hành cùng xã hội. Nhờ có ngơn ngữ, đời
sống của con người ngày càng phong phú và phát triển hơn. Con người có thể thơng
báo, trình bày, trao đổi, diễn tả,... tất cả những thông tin cần thiết cho nhau thông
qua ngơn ngữ. Ngơn ngữ có vai trị quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của
cộng đồng dân tộc, trong mọi thời đại.
Ngôn ngữ luôn biến đổi phù hợp với sự biến đổi của xã hội, đồng thời phản
ánh và lưu giữ lại những biến đổi xã hội. Sự phân biệt về giai cấp, tầng lớp và đặc
biệt là giới tính in đậm trong lịch sử phát triển ngơn ngữ. Xã hội phân chia lồi
người làm hai nửa gồm giới nam và giới nữ thì đặc điểm này cũng được phản ánh
trong ngôn ngữ.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới được thực hiện trên nhiều
lĩnh vực, ngữ âm, từ vựng – ngữ nghĩa, ngữ pháp, phong cách. Về vấn đề từ vựng,
các nghiên cứu có thể đi theo hai khuynh hướng. Thứ nhất, nghiên cứu về từ ngữ
mà mỗi giới sử dụng. Nam giới và nữ giới có những khác biệt nhất định trong việc
lựa chọn một số từ/ngữ khi hành ngôn. Thứ hai, nghiên cứu về từ ngữ dùng để biểu
đạt, mô tả mỗi giới. Tức là, bên cạnh những điểm chung mang tính khái qt của
ngơn ngữ cho cả hai giới, người ta vẫn có thể nhận ra có những khác biệt chỉ để nói
về giới này mà khơng dùng hoặc ít dùng để nói về giới kia và ngược lại. Việc sử
dụng từ ngữ thường dành cho giới này để nói về giới khác sẽ mang ý nghĩa dụng
học. Ví dụ, từ “đàn bà” thường dùng để chỉ cho nữ giới, nhưng khi dùng cho nam
giới như là một tính từ chỉ phẩm chất, tính từ mơ tả, thì lại có ý nghĩa tiêu cực. Đề

tài “Từ ngữ biểu đạt ý nghĩa giới trong tiếng Việt (so sánh với tiếng Khmer)”
được thực hiện dựa trên cơ sở những sự khác biệt ngôn ngữ nêu trên. Đề tài được
thực hiện với những lý do cơ bản như sau:


2

Thứ nhất, nội dung nghiên cứu thuộc phạm vi biến thể xã hội của ngơn ngữ
học xã hội: Các nhóm xã hội thường có các biến thể ngơn ngữ xã hội tương ứng –
thường được gọi là “phương ngữ xã hội”. Khái niệm này đã mở rộng phạm vi nội
hàm của “phương ngữ”, vốn chủ yếu mang tính địa lý. Như vậy, khi xã hội chia
thành các giới thì cũng có các phương ngữ xã hội tương ứng.
Thứ hai, đối với một quốc gia đa tộc người như Việt Nam, vấn đề nghiên cứu
các ngôn ngữ các dân tộc thiểu số trong mối quan hệ với tiếng Việt – ngôn ngữ
quốc gia, là rất cần thiết. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực có các
tộc người Chăm, Hoa, Khmer, Việt cùng sinh sống. Do quá trình tiếp xúc lâu dài,
các ngơn ngữ đều có những đặc trưng riêng so với biến thể chuẩn.
Thứ ba, nghiên cứu về giới trong ngôn ngữ là vấn đề mà cá nhân chúng tơi
đã quan tâm từ lâu. Niên luận “Bất bình đẳng giới trong tiếng Việt” đã được chúng
tôi thực hiện khi còn là sinh viên, được xem như bước sơ khởi tìm hiểu vấn đề này.

2. Lịch sử vấn đề
Trong phạm vi của đề tài, chúng tơi quan tâm tìm hiểu hai lĩnh vực nghiên
cứu: ngôn ngữ học xã hội và ngơn ngữ tộc người thiểu số. Tình hình nghiên cứu có
thể trình bày khái qt như sau:
2.1. Nghiên cứu về ngôn ngữ học xã hội về giới
Ngành ngôn ngữ học xã hội cũng chỉ mới bắt đầu hình thành từ đầu thế kỉ
XX. Chính sự non trẻ ấy khiến cho số lượng cơng trình cịn rất hạn chế.
Năm 1975, Lakoff R. đã xuất bản một ấn phẩm có tầm ảnh hưởng quan trọng
đến việc nghiên cứu ngôn ngữ giới – “Language and Women’s Place” [60], bà đã

trình bày sự khác nhau giữa ngôn ngữ giới nam và giới nữ. Thông qua việc khảo sát
trên nhiều đối tượng, bà đã khái quát lối nói của phụ nữ có các đặc trưng như: Sử
dụng nhiều lối nói ví von, các phép lịch sự, câu hỏi đi, hư từ, tính từ cảm thán,
hình thức trích dẫn; chuẩn mực hơn trong ngữ pháp và phát âm; thường sử dụng
một lớp từ vựng về màu sắc, trong khi nam giới lại hay nói về thể thao; ngữ điệu ở
cuối phát ngôn được nâng cao, bày tỏ sự không chắc chắn; sử dụng mẫu câu mệnh


3

lệnh với “Wh-”; thường xun nói ít hơn; sử dụng cách nói rào đón; xin lỗi nhiều
hơn; sử dụng nhiều các mẫu câu được thiết lập sẵn; trong câu nói có sử dụng động
từ khiếm khuyết; tránh sử dụng chêm vào phát ngơn các từ thơng tục; ít ra lệnh trực
tiếp; thể hiện hàm ý thông qua những phát ngôn thơng thường; sử dụng nhiều lối
nói khuếch đại; thường khơng sử dụng cách nói hài hước.
Cơng trình của Lakoff R. có những ảnh hưởng nhất định đến giới nghiên
cứu. Sự khác biệt giữa nam và nữ trong ngôn ngữ đã thu hút sự quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu không chỉ ở Âu Mỹ mà cả nhiều nền văn hóa khác. Nhìn một cách
tổng qt, hiện có ba hướng tiếp cận trong việc giải thích những khác biệt ngơn ngữ
giữa nam và nữ. Thứ nhất, các nhà nghiên cứu như Labov W. [62], Trudgill P. [65],
đã cố gắng giải thích những khác biệt của nam và nữ trong ngôn ngữ như là sự phản
ánh và củng cố đặc trưng giới và các đặc trưng xã hội khác của người nói. Hướng
thứ hai, tiêu biểu là Brown P. [55], chủ trương phân tích và lý giải những khác biệt
về giới trong nói năng như là hệ quả của việc sử dụng ngơn ngữ một cách có chiến
lược. Hướng thứ ba, các nhà nghiên cứu, như Martin E. [64], lại tìm kiếm lời giải
thích sự khác biệt ngơn ngữ giữa nam và nữ khơng phải ở bản sắc giới hay nhóm xã
hội và tình huống giao tiếp, mà ở các quan niệm khác nhau của người nói về chức
năng của mã ngơn ngữ. Theo đó, mã ngơn ngữ có chức năng xác định (chuẩn/không
chuẩn, lịch sự/không lịch sự…) để khảo sát sự khác biệt về giới.
Trong thời gian gần đây, Conrick M. [56] đã sử dụng khá nhiều cứ liệu của

Lakoff R. để tập trung miêu tả các khuôn mẫu mà nam hay nữ thường dùng, qua đó
trình bày những khác biệt giữa hai giới.
Shuttleworth J. trong “Living Language” [60], đã đề cập đến các vấn đề sau:
Nữ giới nói nhiều hơn nam giới, cách diễn đạt cũng lịch sự hơn, thái độ do dự, thiếu
quyết đoán, sử dụng nhiều mẫu câu hỏi, câu cầu khiến; nam giới có cách nói thơng
tục hơn, cách diễn đạt ngắn gọn hơn, thái độ dứt khoát, sử dụng nhiều mẫu câu ra
lệnh.
Trong nước, nghiên cứu về ngôn ngữ và giới được Nguyễn Văn Khang thể
hiện trong “Ngơn ngữ học xã hội” [33]. Ngồi việc trình bày những khái niệm cơ


4

bản, ông cũng đã chỉ ra một vài khác biệt của giới nam và giới nữ. Tác giả chỉ ra ba
vấn đề: (1) Sự khác nhau giữa mỗi giới là do cấu tạo cơ thể người (phần vị trí của
ngơn ngữ trong não, đặc điểm về sinh lý cấu âm); (2) sự khác nhau thể hiện trong
ngơn ngữ nói về mỗi giới, có những từ chỉ dùng cho giới này mà không dùng cho
giới khác; (3) sự khác nhau thể hiện ở ngơn ngữ mỗi giới sử dụng.
Bên cạnh đó, ơng cịn có các cơng trình như “Ứng xử ngơn ngữ trong giao
tiếp gia đình người Việt” [31], “Kế hoạch hố ngơn ngữ - Ngơn ngữ học xã hội vĩ
mơ” [32]… cũng nghiên cứu về các vấn đề của ngôn ngữ học xã hội.
Luận văn “Tác động của nhân tố giới tính đến ngơn ngữ và tư duy của người
Việt” của Nguyễn Thị Trà My [37] một lần nữa lại bàn về sự khác biệt giữa nam và
nữ trong ngôn ngữ. Thông qua những phiếu điều tra thực nghiệm trên đối tượng
sinh viên, luận văn đã làm sáng tỏ những tác động của nhân tố giới tính đến việc sử
dụng ngơn ngữ trên bình diện từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp và tư duy của người
Việt. Kết quả của đề tài góp phần chứng tỏ thêm rằng ngơn ngữ khơng chỉ là công
cụ giao tiếp, phương tiện tư duy mà cịn có chức năng củng cố và duy trì tồn tại xã
hội. Ngôn ngữ đã được sử dụng để tác động, góp phần vào thay đổi nhận thức của
con người về giới, đặc biệt là trong vấn đề bất bình đẳng hoặc thiên kiến về giới

trong xã hội cũng như trong ngơn ngữ.
Ngồi ra, mối quan hệ giữa ngơn ngữ và giới cũng được nhiều nhà khoa học
liên ngành nhắc đến như Lương Văn Hy trong “Giới, ngôn từ và nhóm xã hội từ
thực tiễn tiếng Việt” [30]. Ổng đã chỉ ra những yếu tố liên quan giữa ngôn ngữ và
con người, trong đó giới tính đóng vai trị quan trọng.

2.2. Nghiên cứu về ngôn ngữ dân tộc thiểu số
Giống như các nước tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là một quốc gia đa
dân tộc. Do đó, vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ dân tộc thiểu số đã được quan tâm từ
rất sớm. Có thể kể đến các tác giả như Bùi Khánh Thế, Trần Trí Dõi, Đinh Lê Thư,
Tạ Văn Thơng, Đồn Văn Phúc, Nguyễn Văn Huệ, Nguyễn Công Đức, Lê Khắc


5

Cường, Đinh Lư Giang, Nguyễn Thị Huệ, Phú Văn Hẳn,... Khá nhiều cơng trình,
nhất là từ điển đối chiếu tiếng dân tộc thiểu số – tiếng Việt đã được xuất bản.
Về nghiên cứu tiếng Khmer ở khu vực ĐBSCL, đã có một số các nghiên cứu
nhất định. Tuỳ theo mục đích, đối tượng mà các nhà nghiên cứu lựa chọn phương
pháp và cách thức tiếp cận khác nhau, khai thác vấn đề từ những khía cạnh khác
nhau. Điều này một mặt cho thấy tính hấp dẫn của vấn đề, mặt khác cũng cho thấy
tính phức tạp của nó. Đối với các cơng trình ngồi nước về tiếng Khmer, chúng tơi
thấy đáng lưu ý là loạt cơng trình của các học giả người Pháp.
Trước hết, Maspero G. trong quyển “Grammaire de Langue Khmer” [63] đã
đi sâu vào nghiên cứu ngữ pháp và ngữ âm tiếng Khmer ở Campuchia cũng như
khu vực ĐBSCL. Trong cơng trình này, tác giả cịn đưa ra nhận định cho rằng tiếng
Khmer ở ĐBSCL giống như một phương ngữ của tiếng Khmer ở Campuchia. Bên
cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra hiện tượng ngữ âm của tiếng Khmer ở ĐBSCL đã chịu
sự ảnh hưởng lớn từ tiếng Việt bản địa (và ngữ âm tiếng Việt cũng chịu ảnh hưởng
lớn từ ngữ âm tiếng Khmer). Do vậy, nó cần phải được nhìn nhận, nghiên cứu trong

thế độc lập với tiếng Khmer ở Campuchia.
Học giả Martini F. [65] đã nghiên cứu mối quan hệ giao thoa, pha trộn giữa
tiếng Khmer và tiếng Việt ở ĐBSCL. Tác giả cho rằng q trình tiếp xúc, sử dụng
ngơn ngữ giữa hai cộng đồng dân tộc Việt và Khmer ở khu vực ĐBSCL tất yếu xảy
ra hiện tượng ảnh hưởng hai chiều giữa tiếng Việt và tiếng Khmer. Từ nhận định
đó, tác giả đưa đến kết luận sự giao thoa, pha trộn này là nội dung rất quan trọng đối
với công tác nghiên cứu tiếng Việt hoặc tiếng Khmer khu vực ĐBSCL. Vấn đề này
hiện vẫn được nhiều nhà nghiên cứu tiếng Khmer quan tâm.
Tác giả Gérard Diffloth [14] đã có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu
tổng quan về tiếng Khmer (nguồn gốc, phương ngữ, âm vị học, hệ thống chữ viết,
hình thái, cú pháp, phong cách từ vựng). Gérard Diffloth cho rằng tiếng Khmer là
một trong những ngơn ngữ có số lượng nguyên âm nhiều nhất trên thế giới. Tác giả
này nhận định, tiếng Khmer đang được sử dụng ở khu vực ĐBSCL thuộc nhóm


6

ngôn ngữ Khmer Krom (tiếng Khmer ở miền Nam Campuchia), có sự khác biệt
nhất định so với tiếng Khmer chuẩn hiện đại. Tuy nhiên, sự khác biệt này không lớn
lắm, không gây ảnh hưởng đến việc giao tiếp.
Bên cạnh các cơng trình kể trên, việc nghiên cứu ngơn ngữ Khmer còn phải
kể đến “Từ điển tiếng Khmer” của Choun Nath [39]. Đây được xem là quyển từ
điển thông dụng nhất của cộng đồng người Khmer ở Campuchia. Ngoài số lượng
mục từ phong phú, tác giả còn ghi chú rất cụ thể về nguồn gốc các từ, đối chiếu
những từ Khmer thông dụng với từ gốc từ Pali, Sanskrit hoặc từ pha trộn Pali,
Sanskrit.
Ngoài ra, vấn đề nghiên cứu tiếng Khmer còn phải kể đến bài viết của
Haudricourt A. G. –“La place du Vietnamien dans les langues austroasiatiques”
[57]. Trong bài viết này, Haudricourt A. G. đã trình bày cái nhìn khái quát về các
ngôn ngữ Nam Á ở Việt Nam, trong đó có ngơn ngữ Khmer. Ơng cũng nhận định

tiếng Việt có mối liên hệ nhất định với các ngơn ngữ họ Nam Á, dịng Mon-Khmer.
Nhìn chung, các học giả nước ngoài đã đề cập đến khá nhiều vấn đề trọng
yếu của ngôn ngữ Khmer như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, sự giao thoa ngơn ngữ…
Tùy vào mục đích khác nhau, các tác giả có thể nghiên cứu những mặt khác nhau
của ngôn ngữ Khmer. Hầu hết các tác giả đều đặt ngôn ngữ trong mối quan hệ qua
lại với nhau để nghiên cứu. Đặc biệt, là dù xuất phát từ góc độ nào, đứng trên quan
điểm nào thì các tác giả cũng khá đồng nhất trong việc nhìn nhận mối quan hệ qua
lại tất yếu giữa tiếng Khmer ở khu vực ĐBSCL với tiếng Việt. Do vậy, khi nghiên
cứu tiếng Khmer khu vực này thì khơng thể tách rời với tiếng Việt, và ngược lại,
nghiên cứu tiếng Việt cũng phải đặt trong mối quan hệ gắn bó, giao thoa với tiếng
Khmer.
Trong nước, có thể kể đến những nội dung liên quan đến tiếng Khmer được
Lê Hương đề cập trong cuốn “Người Việt gốc Miên” [28]. Phần Ngôn ngữ trong
sách này, Lê Hương trình bày khái lược về nguồn gốc, một số đặc điểm ngữ âm, từ


7

vựng tiếng Khmer ở ĐBSCL. Ngoài ra, sách “Tự học chữ Miên” [27] cũng đề cập
nhiều vấn đề liên quan đến ngữ âm, chữ viết của tiếng Khmer.
Nguyễn Đình Hồ, trong cơng trình “Tiếng Việt khơng son phấn” [21], cũng
đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng của tiếng Việt, như ngữ âm, từ vựng, cú pháp.
Đặc biệt, tác giả nêu ra nhiều vấn đề liên quan đến nguồn gốc tiếng Khmer trong
tiếng Việt, mở ra hướng tiếp cận tiếng Việt trên cơ sở tham chiếu với các ngôn ngữ
trong khu vực, đặc biệt là tiếng Khmer.
Hồng Học đóng góp vào việc nghiên cứu ngôn ngữ Khmer với hai bộ từ
điển rất giá trị: “Từ điển Việt – Khmer” (2 tập) [23] và “Từ điển Khmer - Việt”
[24]. Đóng góp lớn nhất của cả hai bộ từ điển này là số lượng mục từ phong phú,
bên cạnh các từ thường dùng trong sinh hoạt cịn có các từ chun sâu thuộc lĩnh
vực kinh tế, chính trị, qn sự, văn hóa… Chính vì vậy, nó rất thuận lợi cho việc tra

cứu, học tập tiếng Khmer cũng như tiếng Việt.
Đinh Lư Giang [15], [16], đã có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu Tình
hình song ngữ Khmer – Việt của cộng đồng người Khmer ở khu vực ĐBSCL. Đặc
biệt, Đinh Lư Giang đã nghiên cứu khá tồn diện về tình hình song ngữ Khmer –
Việt tại ĐBSCL. Trong cơng trình của mình, tác giả Đinh Lư Giang đã giải quyết
nhiều vấn đề trọng yếu liên quan đến cảnh huống ngôn ngữ Khmer ở ĐBSCL; các
môi trường song ngữ ở ĐBSCL; một số hệ quả của sự tiếp xúc ngôn ngữ Khmer –
Việt; giao thoa ngơn ngữ Khmer – Việt; chính sách và giáo dục song ngữ Khmer –
Việt ở ĐBSCL… Tác giả chọn đối tượng khảo sát chủ yếu là người Khmer ở hai
tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh và một phần thuộc xã Cơ Tơ, huyện Tri Tơn, tỉnh An
Giang. Ngồi ra, tác giả này cũng có những cơng trình nghiên cứu về phương
ngữ/thổ ngữ Khmer ĐBSCL, vấn đề đặt tên của người Khmer, vấn đề sử dụng chữ
viết Khmer trên điện thoại di động.
Nguyễn Thị Huệ [25] cũng đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến giao thoa,
tiếp xúc ngôn ngữ Khmer – Việt ở ĐBSCL nói chung và Trà Vinh nói riêng; miêu


8

tả trạng thái của sự tiếp xúc ngôn ngữ Khmer – Việt; vấn đề giáo dục song ngữ
trong cộng đồng Khmer ở Trà Vinh.
Tác giả Hoàng Quốc [43], [44], đã có một số cơng trình, bài viết về năng lực
ngơn ngữ và tình hình sử dụng ngơn ngữ của học sinh Khmer cũng như cộng đồng
Khmer ở An Giang. Đặc biệt, những nghiên cứu về vấn đề song ngữ, cảnh huống
ngơn ngữ ở khu vực ĐBSCL nói chung và An Giang nói riêng của tác giả Hồng
Quốc đã bao qt được khá tồn diện vấn đề ngơn ngữ dân tộc ít người.
Nguyễn Thị Thoa [47] đã khảo sát các phương thức vay mượn của tiếng
Khmer đối với tiếng Việt tại một số tỉnh ĐBSCL. Theo đó, tác giả trình bày 5
phương thức vay mượn chủ yếu là: (1) dịch nghĩa từ tiếng Việt sang tiếng Khmer;
(2) vay mượn từ và phát âm theo cách phát âm của người Khmer; (3) vay mượn

nghĩa và giữ nguyên cách phát âm; (4) mượn bằng cách dịch một hoặc một vài
thành tố và mô phỏng cách phát âm đối với thành tố còn lại trong tổ hợp từ tiếng
Việt; (5) vay mượn theo kiểu kết hợp giữa từ tiếng Khmer với từ tiếng Việt.
Có thể thấy, tính đến thời điểm hiện tại, các đề tài nghiên cứu về ngôn ngữ
Khmer khá phong phú và đa dạng. Những cơng trình này là định hướng, gợi ý quan
trọng cho chúng tơi trong q trình thực hiện đề tài. Chúng tơi xem các cơng trình
của những tác giả đi trước như một nguồn tư liệu tham khảo quý giá và cần thiết,
đồng thời kế thừa các thành tựu mà giới nghiên cứu đã đóng góp để có những định
hướng thiết thực, những giải pháp cụ thể cho việc tiếp cận đề tài nghiên cứu của
mình.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các lớp từ có yếu tố giới trong tiếng Việt hiện nay.
Đồng thời, luận văn chọn một số nội dung trong tiếng Khmer ĐBSCL nhằm mục
đích so sánh đối chiếu, tìm ra sự tương đồng và khác biệt, lý giải trên bình diện
ngôn ngữ học xã hội.


9

Phạm vi không gian: Đối tượng khảo sát của đề tài chia làm hai nhóm: Nhóm
tham nghiệm viên (TNV) người Việt và TNV người Khmer. Đề tài chỉ mới khảo sát
các trường hợp nghiên cứu điển hình: Đối với tiếng Khmer, đề tài khảo sát tại (1) xã
Tân Hiệp (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh); (2) xã Núi Tô (huyện Tri Tơn, tỉnh An
Giang). Đây là hai địa bàn có tỷ lệ người Khmer tương đối cao, có nhiều chùa
chiền. Hơn nữa, ở hai địa bàn này hầu như người Khmer thuần gốc sinh sống, ít có
sự pha tạp, hay di dân từ các nơi khác đến, vì vậy rất thuận lợi cho việc nghiên cứu
của đề tài. Đối với tiếng Việt, phần lớn phiếu khảo sát được thực hiện ở Tân Hiệp
và Núi Tô, đồng thời cũng mở rộng phạm vi ra thị trấn Trà Cú và thị trấn Tri Tơn.
Chính vì vậy, phần tiếng Việt mơ tả về giới có thể mang những nét phương ngữ học

ĐBSCL nhất định, tuy đây không phải là tâm điểm nghiên cứu của chúng tôi.
Phạm vi thời gian: Ngữ liệu nghiên cứu được thu thập từ tháng 9 năm 2013
đến tháng 1 năm 2016 qua ba đợt điền dã tại 2 địa bàn trên.

4. Đóng góp của luận văn
Về mặt lí luận: Đề tài góp phần củng cố kiến thức về ngơn ngữ học xã hội
nói chung, ngơn ngữ giới nói riêng. Đồng thời, đề tài cũng phần nào chỉ ra được
một số lớp từ cơ bản trong các ngôn ngữ Việt và Khmer có hiện tượng khác biệt
giữa nam và nữ. Ở góc độ ngơn ngữ học đối chiếu, nghiên cứu giúp chỉ ra những
tương đồng và khác biệt về từ vựng chỉ giới ở các ngôn ngữ trong tiếp xúc.
Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể giúp ích cho việc
nghiên cứu, học tập và giảng dạy ngôn ngữ, cũng như trở thành tài liệu tham khảo
cho những ai có nhu cầu tìm hiểu.

5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng chủ yếu ba phương pháp: Phương pháp điền dã ngôn ngữ học,
phương pháp miêu tả, phương pháp so sánh:
(1) Phương pháp điền đã ngôn ngữ học: Trong q trình thực hiện đề tài,
chúng tơi đã tiến hành ba đợt điền dã, vào các khoảng thời gian: tháng 9 năm 2013,


10

tháng 3 năm 2015, tháng 1 năm 2016 (tổng thời gian: 30 ngày). Trong q trình
điền dã, chúng tơi đã tiến hành phát phiếu khảo sát để thu thập dữ liệu. Đề tài xây
dựng hai bộ phiếu khảo sát dành cho hai nhóm đối tượng – người Việt (150 phiếu)
và người Khmer (150 phiếu). Chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn sâu 10 cộng tác
viên (CTV) (bao gồm các thành phần nghề nghiệp: giảng viên – giáo viên, sinh
viên, nhà sư, nhà nghiên cứu…) nhằm xác nhận lại các thông tin thu được (nội dung
bảng hỏi xem Phụ lục).

(2) Phương pháp miêu tả: Luận văn sử dụng phương pháp miêu tả đồng đại.
Cụ thể, chúng tôi chủ yếu vận dụng các thủ pháp thống kê, phân loại, miêu tả và
phân tích.
- Thủ pháp thống kê, phân loại: Sau khi khảo sát, chúng tôi tiến hành thống
kê và phân loại các nhóm từ vựng. Từ đó, làm cơ sở phân tích, nhận xét, đánh giá
cách sử dụng và hiệu quả phương tiện giao tiếp ngôn ngữ của các giới trong xã hội.
- Thủ pháp miêu tả: Từ các dữ liệu đã thống kê, xử lý, chúng tôi tiến hành
miêu tả các đơn vị từ vựng, cách sử dụng, nhằm làm sáng rõ những vấn đề liên quan
đến đối tượng nghiên cứu.
- Thủ pháp phân tích: Với thủ pháp này, luận văn sẽ đi sâu phân tích các lớp
từ có chỉ sự khác biệt về ngôn ngữ giữa hai giới.
(3) Phương pháp so sánh : Phương pháp này được dùng để đối chiếu các đơn
vị từ vựng giữa hai ngôn ngữ. Từ đó chỉ ra các tương đồng và khác biệt.

6. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài
gồm có 3 chương:
Chương 1: Những cơ sở lý thuyết và thực tiễn
Chương này nhằm cung cấp những kiến thức lý luận cơ bản của đề tài: Khái
niệm giới, mối quan hệ giữa giới và ngôn ngữ; những kiến thức cơ bản về tiếng Việt
và tiếng Khmer trên các bình diện loại hình, ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp... Đặc biệt,
chúng tơi chú trọng đối chiếu những điểm tương đồng và khác biệt giữa tiếng


11

Khmer và tiếng Việt để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng từ vựng
biểu đạt ý nghĩa giới trong hai ngôn ngữ.
Chương 2: Đặc điểm từ ngữ biểu đạt ý nghĩa giới trong tiếng Việt.
Chương này, chúng tơi tập trung phân tích những đặc điểm về từ vựng – ngữ

nghĩa thông qua các số liệu, tư liệu điền dã. Sau khi mô tả, chúng tôi sẽ chỉ ra
khuynh hướng sử dụng ngôn ngữ theo giới.
Chương 3: Một số tương đồng – khác biệt về đặc điểm từ ngữ biểu đạt ý
nghĩa giới giữa tiếng Việt và tiếng Khmer
Trên cơ sở so sánh với những kết quả thu được từ chương 2, chúng tôi tiến
hành miêu tả, phân tích cách sử dụng các đơn vị từ vựng tương ứng trong tiếng
Khmer. Qua đó, chỉ ra những tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ.


12

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
1.1. Các khái niệm về giới
1.1.1. Các định nghĩa
Cho đến nay, hầu như các định nghĩa về giới đều xuất phát hoặc dựa trên cơ
sở phân tích và phân biệt khái niệm gender và sex. Việc nghiên cứu về giới nay đã
trở thành một ngành khoa học riêng, có đối tượng cụ thể – giới học (gender studies).
Khoa học về giới liên đới trực tiếp đến các ngành như nhân học, xã hội học, dân số
học, đặc biệt là ngôn ngữ học. Theo một số tài liệu, khái niệm giới được diễn đạt
khác nhau.
Tuy không đề cập trực tiếp trong nội dung cơ bản, nhưng ở phần chú giải,
Nguyễn Văn Khang [33; 265] có nhắc đến khái niệm giới, nhằm để phân biệt giới
và giới tính, giới là “một thuật ngữ để chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội và
những kỳ vọng liên quan đến nam và nữ”.
Nguyễn Linh Khiếu [34; 17] cho rằng “giới là khái niệm dùng để chỉ những
đặc điểm xã hội của nam và nữ”.
Theo Trần Thị Quế [41; 14] định nghĩa “giới là các khái niệm, hành vi, các
mối quan hệ và tương quan về địa vị xã hội của phụ nữ và nam giới trong một bối
cảnh xã hội cụ thể”.

Trần Thị Vân Anh và Lê Ngọc Hùng [2; 16], đã sử dụng khái niệm giới để
“nhấn mạnh và giải thích sự khác biệt về mặt xã hội, nhất là sự bình đẳng nam nữ”.
Tác giả Hồng Bá Thịnh [46; 20] cho rằng: “Khái niệm giới không chỉ đề
cập đến nam và nữ mà cả mối quan hệ giữa nam và nữ. Trong mối quan hệ ấy có sự
phân biệt về vai trò, trách nhiệm, hành vi hoặc sự mong đợi mà xã hội đã quy định
cho mỗi giới. Những quy định/mong đợi xã hội này phù hợp với các đặc điểm văn
hóa, chính trị, kinh tế, xã hội và tơn giáo; vì thế nó ln biến đổi theo các giai đoạn
lịch sử và có khác biệt giữa các cộng đồng, xã hội”.


13

Lê Thị Quý [42; 34] cho rằng giới là một thuật ngữ xã hội học nghiên cứu về
vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ, bao gồm việc
phân chia lao động, các kiểu phân chia, các nguồn và lợi ích. Giới đề cập đến các
quy tắc tiêu chuẩn theo nhóm tập thể chứ khơng theo thực tế cá nhân. Vai trị giới
được xác định theo văn hóa và có thể thay đổi theo thời gian, theo xã hội và theo
các vùng địa lý khác nhau. Nói ngắn gọn, “giới là quan hệ giữa nam và nữ, cách
thức mối quan hệ đó được xây dựng nên trong xã hội”.
Điểm chung trong các cách giải thích khác nhau về thuật ngữ giới là chỉ ra sự
khác biệt giữa phụ nữ và nam giới về mặt xã hội. Các đặc điểm giới của nam và nữ
hình thành và phát triển trong quá trình lớn lên của mỗi cá nhân so sự tương tác của
cá nhân với mơi trường văn hóa, xã hội (gia đình, nhà trường, thông tin đại
chúng…). Giới là sự quy định của xã hội về vai trò, trách nhiệm, quyền lợi và giá trị
của nam và nữ. Khái niệm giới mang các đặc điểm: (1) không thể phủ nhận và tách
rời hai khái niệm giới (mang tính xã hội) và giới tính (mang tính tự nhiên); (2) xã
hội đề ra những chuẩn mực riêng cho từng giới; (3) vì là đặc trưng mang tính xã hội
cho nên giới khơng có tính di truyền, bẩm sinh mà bị quy định bởi điều kiện sống
của cá nhân và xã hội; (4) không cố định như giới tính, giới có thể là thay đổi dưới
tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài, đặc biệt là điều kiện xã hội; (5) các

đặc điểm của giới mang tính đa dạng, phong phú cả về nội dung và hình thức và
tính chất, nó có thể bộc lộ qua suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mỗi cá nhân,
nhóm.
Từ những phân tích trên đây chúng tôi thống nhất sử dụng khái niệm: “Giới
là khái niệm dùng để chỉ ra đặc trưng xã hội giữa nam và nữ. Những đặc trưng này
có được trong q trình dạy và học. Đồng thời, giới thay đổi theo bối cảnh xã hội,
theo không gian và thời gian”.

1.1.2. Phân biệt giới (gender) và giới tính (sex)
Giới tính vốn là khái niệm cơ bản của ngành sinh học, giới tính chỉ những
đặc điểm tự nhiên.


14

Nguyễn Linh Khiếu [34; 13] cho rằng bên cạnh giới là khái niệm chỉ đặc
điểm xã hội cịn có giới tính (cịn được gọi là giống), “khái niệm dùng để chỉ những
đặc điểm sinh học của nam và nữ”.
Theo Trần Thị Quế [41; 9], giới tính chỉ “sự khác biệt giữa phụ nữ và nam
giới từ góc độ sinh lý học (cấu tạo hoocmon, nhiễm sắc thể, các bộ phận sinh dục,
v.v..). Sự khác biệt này liên quan chủ yếu tới q trình tái sản xuất nịi giống, cụ thể
là phụ nữ có thể mang thai, cịn nam giới là một trong các yếu tố không thể thiếu
được trong quá trình thụ thai”.
Trần Thị Vân Anh và Lê Ngọc Hùng [2; 14] thì cho rằng giới tính là khái
niệm được dùng “khi chú trọng tới sự khác biệt về mặt sinh học”.
Theo Lê Thị Quý [42; 31], “giới tính là thuật ngữ khoa học bắt nguồn từ môn
sinh vật học dùng để chỉ sự khác biệt sinh học giữa nam và nữ. Đó là sự khác biệt
phổ thơng và khơng thể thay đổi được”.
Có thể hình dung sự khác biệt giữa giới và giới tính qua so sánh sau (xem
bảng 1.1):

Bảng 1.1: Khác biệt giữa “giới” và “giới tính”
Giới

Giới tính

+ Đặc trưng xã hội

+ Đặc trưng sinh học

+ Do dạy và học mà có

+ Bẩm sinh

+ Đa dạng

+ Đồng nhất

+ Biến đổi theo hồn cảnh xã hội

+ Khơng biến đổi

+ Thay đổi theo không gian và thời gian

+ Không thay đổi

1.2. Mối quan hệ giữa giới và ngôn ngữ
Việc nghiên cứu một cách có hệ thống và có phương pháp sự khác biệt ngôn
ngữ của giới chỉ thực sự bắt đầu vào những năm 70 của thế kỷ này với sự tham gia
của nhiều nhà ngôn ngữ học xã hội Mĩ nổi tiếng như Lakoff R., Cameron D.,
Conrick M., Trudgill P., Brown P. ...



15

Lakoff R. [60] trình bày sự khác nhau giữa ngơn ngữ của phụ nữ và nam giới
trong tiếng Anh. Thông qua khảo sát trên nhiều đối tượng, bà đã khái quát lối nói
của phụ nữ có các đặc trưng như sau: Sử dụng nhiều lối nói ví von, các phép lịch sự
trong câu nói, câu hỏi đi (tag question), tính từ cảm thán, nhiều hình thức trích
dẫn, mẫu câu mệnh lệnh với “Wh-”, cách nói rào đón, lối nói khuếch đại; sử dụng
hư từ để nhấn mạnh phát ngôn; chuẩn mực hơn trong ngữ pháp và phát âm; có một
lớp từ vựng về màu sắc thường được sử dụng, trong khi nam giới lại hay nói về thể
thao; ngữ điệu ở cuối phát ngôn được nâng cao, bày tỏ sự khơng chắc chắn, thường
xun nói ít hơn, xin lỗi nhiều hơn; sử dụng nhiều các mẫu câu được thiết lập sẵn,
trong câu nói có sử dụng động từ khiếm khuyết; tránh sử dụng chêm vào phát ngôn
các từ thông tục; ít ra lệnh trực tiếp, thể hiện hàm ý thông qua những phát ngôn
thông thường; thường không sử dụng cách nói hài hước.
Theo một số tác giả, tiêu biểu là Trudgill P. [65] thì đặc trưng của khu biệt
giới là mối quan hệ bất bình đẳng cố hữu giữa nam và nữ, nên cần xuất phát từ đó
để giải thích những khác biệt trong ngôn ngữ của giới. Họ cho rằng việc người phụ
nữ dùng nhiều âm vị chuẩn, hay những cách nói lịch sự hơn nam giới là vì trong
mối quan hệ bất bình đẳng cố hữu giữa nam và nữ, phụ nữ bao giờ cũng ở vị thế
thấp hơn, ít quyền hơn, phụ thuộc hơn.
Brown P. [55] đã đưa ra giả thuyết giải thích sự khác biệt ngơn ngữ giữa nữ
và nam như sau: Nếu nữ lịch sự hơn nam, thì từ quan điểm chiến lược, có thể nghĩ
tới các lý do (1) nữ thường nói với những người trên quyền nhiều hơn nam, (2) nữ
thường giao tiếp với những người cần giữ khoảng cách nhiều hơn nam và (3) nữ
tham gia vào các hành động ngôn từ đe dọa thể diện thường xuyên hơn nam.
Đối với tiếng Việt, chỉ mới có một vài cơng trình có đề cập đến mối quan hệ
giữa giới và ngôn ngữ, tiêu biểu có Nguyễn Văn Khang, Lương Văn Hy, Trần Xuân
Điệp…

Theo Nguyễn Văn Khang [33], đó là mối quan hệ tổng quát, bao trùm các
lĩnh vực của ngôn ngữ học (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) với các vấn đề xã hội liên
quan (địa vị, vai trò của cá nhân trong xã hội…) và đi xa hơn là mối quan hệ với cả


16

các vấn đề sinh học. Ông cũng nêu ra ba vấn đề cơ bản khi xét đến mối quan hệ này,
cụ thể:
Thứ nhất, “sự khác nhau về ngôn ngữ giữa mỗi giới là do cấu tạo cơ thể
người như vị trí của phần “chứa” ngơn ngữ ở trong não cũng như đặc điểm về sinh
lí cấu âm”. Để miêu tả giọng nói, tiếng Việt tồn tại các đơn vị như “giọng ồm ồm
như đàn ông”, “giọng the thé như đàn bà”, “giọng khàn như vịt đực”, v.v… cũng
thể hiện phần nào đặc điểm liên quan đến sinh lí cấu âm của con người thuộc từng
giới.
Thứ hai, “sự khác nhau về ngơn ngữ để nói về mỗi giới. Trong mỗi ngơn
ngữ, ngoài những đơn vị dùng chung, vẫn tồn tại những đơn vị chỉ dùng cho giới
này mà không dùng cho giới khác”. Tuy nhiên, sự phân định này là không hồn
tồn tuyệt đối, khi sử dụng các động từ, tính từ có khuynh hướng chuyên dùng của
giới này cho giới khác sẽ dẫn đến sự thay đổi nội dung theo hướng “mang đặc điểm
của giới đó”.
Thứ ba, “sự khác nhau về ngôn ngữ giữa mỗi giới thể hiện ở ngôn ngữ được
mỗi giới sử dụng”. Đó là sự khác nhau về diễn đạt, cách sử dụng ngôn ngữ của mỗi
giới để biểu thị cùng một vấn đề.
Ngồi ra, cịn có Nguyễn Thị Thanh Bình, với “Xưng và gọi: Bằng chứng về
giới trong ngôn từ của trẻ em trước tuổi đến trường ở Hà Nội và Hoài Thị” (in
trong [30; 115-134]) cũng quan tâm nghiên cứu vấn đề này. Tác giả đã tiến hành
khảo sát về lớp từ xưng gọi của 12 trẻ em, với kết luận như sau: Nhóm trẻ em được
khảo sát không nhầm giới khi sử dụng từ xưng gọi; trẻ em nữ dùng nhiều biến thể
chuẩn hơn trẻ em nam; ngôn ngữ trẻ em sử dụng tương hợp với phong cách ngôn từ

của người lớn trong gia đình.
Như vậy, có thể khẳng định rằng yếu tố giới tính là sự tồn tại có thực trong
giao tiếp ngơn ngữ. Nó tồn tại từ hai chiều: chiều tác động của giới tính đến sự lựa
chọn ngơn ngữ trong giao tiếp và chiều thông qua giao tiếp yếu tố giới tính được
bộc lộ. Trong phạm vi của luận văn, chúng tơi chỉ mới tiến hành khảo sát, phân tích


×