Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn ý nghĩa của nó với việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ ở tỉnh bình định hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 174 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


TRẦN THỊ THANH THÚY

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN – Ý NGHĨA CỦA NÓ VỚI VIỆC
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


TRẦN THỊ THANH THÚY

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN – Ý NGHĨA CỦA NÓ VỚI VIỆC
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH HIỆN NAY

Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.03.01



LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
TS. HÀ THIÊN SƠN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình khoa học do tôi nghiên cứu và thực
hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Hà Thiên Sơn. Các số liệu kết quả nêu ra và
trích dẫn trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và
có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

TP. Hồ Chí Minh, ngày.…. tháng….. năm 2018
Người cam đoan

Trần Thị Thanh Thúy


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 01
Chương 1: ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, TIỀN ĐỀ
LÝ LUẬN HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN....... 10
1.1. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ......... 10


1.1.1. Khái quát điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội của thế giới cuối thế kỷ
XIX đến đầu thế kỷ XX .................................................................................. 10
1.1.2. Khái quát điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội của Việt Nam cuối thế
kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX ............................................................................. 17
1.2. TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ
THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................. 24

1.2.1. Chủ nghĩa yêu nước và các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
Việt Nam hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và
thực tiễn ........................................................................................................... 24
1.2.2. Tinh hoa triết học, giá trị văn hóa phương Đơng và phương Tây hình
thành tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn ....... 26
1.2.3. Tiền đề chủ quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất
giữa lý luận và thực tiễn .................................................................................. 34
1.3. NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ
THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................. 39

1.3.1. Nội dung chủ yếu tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận
và thực tiễn ...................................................................................................... 39
1.3.2. Đặc điểm cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận
và thực tiễn ...................................................................................................... 55


1.3.3. Ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và
thực tiễn .......................................................................................................... 64
Kết luận chương 1 ......................................................................................... 68
Chương 2: Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ
THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỚI VIỆC XÂY
DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH

HIỆN NAY ..................................................................................................... 69
2.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH
BÌNH ĐỊNH ...................................................................................................... 69

2.1.1. Khái quát điều kiện địa lý tự nhiên tỉnh Bình Định .............................. 69
2.1.2. Khái quát điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định hiện nay .............. 71
2.2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH
HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI
NGŨ CÁN BỘ ................................................................................................... 77

2.2.1. Thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ ở tỉnh Bình Định hiện nay ......... 77
2.2.2. Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế trong việc xây dựng và
phát triển đội ngũ cán bộ tỉnh Bình Định hiện nay ......................................... 95
2.2.3. Những vấn đề đặt ra với đội ngũ cán bộ tỉnh Bình Định hiện nay.. ... 102
2.3. PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TỈNH
BÌNH ĐỊNH HIỆN NAY .................................................................................. 108

2.3.1. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ phải xuất phát từ đặc điểm quá
trình phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của tỉnh Bình
Định giai đoạn hiện nay ................................................................................ 108
2.3.2. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ phải có phẩm chất đạo đức, bản
lĩnh chính trị vững vàng ................................................................................ 109
2.3.3. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn giỏi,
biết vận dụng tốt mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn ............................... 113


2.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
TỈNH BÌNH ĐỊNH ........................................................................................... 114

2.4.1. Đảng bộ tỉnh Bình Định tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác nâng cao

nhận thức tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn,
tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh trong tồn hệ thống chính trị và trong nhân dân tỉnh Bình Định ...........116
2.4.2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao trình độ văn hóa, khoa
học trong đội ngũ cán bộ tỉnh Bình Định hiện nay ....................................... 123
2.4.3. Nâng cao trình độ tư duy lý luận trong đội ngũ cán bộ tỉnh Bình Định
hiện nay ......................................................................................................... 129
2.4.4. Tăng cường tổng kết công tác thực tiễn, quán triệt sự thống nhất giữa
lý luận và thực tiễn trong đội ngũ cán bộ tỉnh Bình Định hiện nay .............. 135
2.4.5. Thực hiện tốt dân chủ cơ sở gắn với đổi mới công tác cán bộ nhằm sử
dụng và phát huy có hiệu quả đội ngũ cán bộ tỉnh Bình Định ...................... 141
Kết luận chương 2 ....................................................................................... 151
KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................. 153
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 158
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 159
CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
VĂN .............................................................................................................. 168


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tình cấp thiết của đề tài
Hồ Chí Minh cho rằng: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Huấn
luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”, “Có cán bộ tốt việc gì cũng xong”
[59, 269]. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh điều đó – cán bộ là
nhân tố quan trọng của cách mạng. Hiện nay, đất nước đang mở cửa, hội
nhập kinh tế quốc tế thì vai trị của người cán bộ càng được chú tâm đến.
Cán bộ giỏi lý luận thì tuyên truyền, vận động tốt; cán bộ giỏi thực tiễn thì
mới điều hành được cơng việc, quản lý được nhân lực; lý luận tốt và thực

tiễn giỏi là điều không thể thiếu ở một người cán bộ.
Tuy nhiên, trước những thách thức của thời kỳ đổi mới và hội nhập,
thực trạng của đội ngũ cán bộ hiện nay tỏ ra chưa tương xứng với yêu cầu và
nhiệm vụ của thời kỳ đổi mới. Thực tiễn cho thấy, đội ngũ cán bộ hiện nay
chủ yếu thuộc 3 kiểu: Một là, cán bộ am hiểu lý luận, nhưng ít thực tiễn; Hai
là, cán bộ có thực tiễn, nhưng yếu lý luận; Ba là, cán bộ vừa không am hiểu
lý luận, vừa xa rời thực tiễn. Số cán bộ vừa am hiểu lý luận, sâu sát thực tiễn
chỉ chiếm số lượng nhỏ. Sự yếu kém về lý luận, xa rời thực tiễn của một bộ
phận cán bộ đã làm giảm hiệu quả của công tác tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo.
Trong những năm qua tỉnh Bình Định ln có những chủ trương, chính
sách nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ ở địa phương ngày càng vững
mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới. Bên cạnh
những thành tựu đạt được trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ ở
tỉnh Bình Định thì vẫn còn những hạn chế nhất định cần phải sớm khắc phục.
Đó là có một bộ phận cán bộ yếu kém về lý luận, xa rời thực tiễn, trong hoạt
động nhận thức và hoạt động thực tiễn của mình chưa quán triệt nguyên tắc
về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Tình trạng cán bộ yếu về lý luận,


2

xa rời thực tiễn, hay cán bộ chỉ có lý luận, khơng có thực tiễn hoặc ngược lại
đã gây những hệ lụy không nhỏ cho Nhà nước và xã hội. Đơn cử, trong thời
gian qua, nhiều chính sách hay những văn bản như Quy định, Hướng dẫn của
một số cơ quan chức năng liên quan đến nhiều vấn đề về xây dựng, nhà đất,
khai thác khoáng sản… dù là dự thảo hay đưa vào thực hiện đã gây luồng dư
luận bất bình trong xã hội, bởi khơng phù hợp với thực tế, không phản ánh
được thực tiễn cuộc sống. Điều đó đã làm giảm hiệu lực, hiệu quả của các
chính sách, gây bức xúc trong dư luận. Đây là một thực tế mà nếu khơng có
giải pháp khắc phục kịp thời, sẽ để lại nhiều hậu quả, làm suy giảm lịng tin

của nhân dân.
Cũng vì những bất cập, yếu kém về lý luận và thực tiễn của một bộ
phận không nhỏ cán bộ nên nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước chậm đi vào cuộc sống. Ở nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị, do cán
bộ không nắm được tình hình thực tiễn, nên tham mưu khơng đúng, không
trúng vấn đề, không phản ánh được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Cũng
có nhiều cán bộ vì kém lý luận, thiếu hiểu biết, nên không truyền tải, tuyên
truyền, vận động, thuyết phục được nhân dân tham gia thực hiện chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không dám đối
thoại với nhân dân, lúng túng trong xử lý các tình huống; nhiều cán bộ thực
hiện chức trách, nhiệm vụ một cách máy móc, giáo điều, rập khn, thiếu
tinh thần sáng tạo và khơng có quan điểm lịch sử - cụ thể khi xử lý, giải
quyết cơng việc. Chính vì vậy việc qn triệt tính thống nhất giữa lý luận và
thực tiễn trong đội ngũ cán bộ ở tỉnh Bình Định hiện nay đã trở thành một
yêu cầu cấp bách và mang tính thời đại. Do đó, việc nghiên cứu, học tập và
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn,
gắn nghiên cứu lý luận với việc tổng kết thực tiễn là việc làm hết sức cần thiết,
kịp thời và có ý nghĩa khoa học, thực tiễn sâu sắc trong việc xây dựng đội ngũ


3

cán bộ hiện nay để “góp phần quan trọng trong việc cung cấp luận cứ khoa
học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp
luật của Nhà nước” [106, 118], có thêm những xung lực mới hoàn thành mục
tiêu trọng đại của đất nước dân giàu, nước mạnh, dân chủ và văn minh.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển đội
ngũ cán bộ ở tỉnh Bình Định hiện nay, với sự hiểu biết của bản thân, mong
muốn vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn để đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm xây dựng được một đội

ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay,
vì vậy tác giả đã chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa
lý luận và thực tiễn – Ý nghĩa của nó với việc xây dựng và phát triển đội
ngũ cán bộ ở tỉnh Bình Định hiện nay” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành
triết học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ quan trọng và có ý
nghĩa đặc biệt, nhất là trong thời kỳ đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Bởi lẽ, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh khơng chỉ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn hệ thống lý luận của Hồ Chí
Minh mà cịn góp phần hoạch định và hồn thiện đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước; vận dụng và phát triển tư tưởng của Hồ Chí
Minh nhằm giải quyết thắng lợi những vấn đề đặt ra trong q trình cách
mạng nói chung, cũng như trong cuộc sống thường ngày là vô cùng quan
trọng và cần thiết. Vì vậy có rất nhiều nhiều cơng trình nghiên cứu tư tưởng
Hồ Chí Minh dưới nhiều góc độ, phạm vi, theo từng lĩnh vực… và đạt được
nhiều thành cơng rất đáng trân trọng.
Có thể khái qt những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến tư
tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn và vận dụng


4

tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn với việc
xây dựng đội ngũ cán bộ theo hai hướng sau:
Hướng thứ nhất là các cơng trình nghiên cứu, giới thiệu tư tưởng Hồ
Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn:
Đặng Xuân Kỳ (Chủ biên), Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997; Song Thành (Chủ biên), Một số vấn đề
phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu về Hồ Chí Minh, Nxb. Chính

trị quốc gia, Hà Nội, 1997; Lê Hữu Nghĩa (Chủ biên), Tư tưởng triết học Hồ
Chí Minh, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2000; Trần Văn Phòng (Chủ biên), Học
tập phong cách tư duy Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001;
Hồ Kiếm Việt, Góp phần tìm hiểu đặc sắc tư duy triết học Hồ Chí Minh, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Nguyễn Đức Đạt, Tư tưởng biện chứng Hồ
Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; Bùi Đình Phong, Hồ Chí
Minh học và minh triết Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008;
Lê Văn Yên, Hồ Chí Minh với chiến lược đồn kết quốc tế trong cách mạng
giải phóng dân tộc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008; Võ Nguyên Giáp
(Chủ biên), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008; Nguyễn Thị Thanh Thủy, Tư tưởng Hồ Chí
Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Triết học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh,
2010; Trần Văn Phịng, Hồng Anh, Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh – Một số
vấn đề cơ bản, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015… Các tác giả đề cập
đến nhiều nội dung, trong đó nhấn mạnh quan điểm thống nhất giữa lý luận và
thực tiễn là di sản quý báu trong tư tưởng mà Hồ Chí Minh để lại. Thống nhất
giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí
Minh và là một trong những yếu tố góp phần làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh
có sức sống trường tồn và sức mạnh cải tạo vĩ đại; từ đó rút ra nguyên tắc


5

phương pháp luận và sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất
giữa lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
Ngồi ra cịn có một số bài viết tiêu biểu nghiên cứu về vấn đề này
như: Tổng kết thực tiễn, một nhiệm vụ trọng yếu của công tác lý luận hiện
nay của Nguyễn Phú Trọng, đăng ở tạp chí Cộng sản, số 15, 2002; Sự thống
nhất giữa lý luận và thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh của Hồng Chí

Bảo, đăng ở tạp chí Khoa học Xã hội, số 1 (59), 2003; Tư tưởng Hồ Chí
Minh về thống nhất giữa lý luận và thực tiễn nhằm khắc phục bệnh kinh
nghiệm và bệnh giáo điều của Trần Văn Phòng, đăng ở tạp chí Khoa học xã
hội, số 05 (93), 2006… Tuy cịn có nhiều quan niệm khác biệt nào đó về sự
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, nhưng nhìn chung các cơng trình này
đều nêu bật những nội dung sau:
Thứ nhất, khẳng định mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn có tầm đặc
biệt trong triết học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thứ hai, giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ khăng khít. Vì vậy,
tơn trọng mối quan hệ này sẽ giúp cho chủ thể hành động tránh bệnh chủ
quan, duy ý chí và phải xuất phát từ thực tế, tơn trọng và hành động theo quy
luật khách quan.
Thứ ba, trong mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn được biểu hiện
thơng qua: vai trị quan trọng của thực tiễn đối với lý luận (thực tiễn là cơ sở,
nguồn gốc của lý luận; thực tiễn là động lực, mục đích của lý luận; thực tiễn
là tiêu chuẩn để kiểm tra tính đúng đắn của chân lý) và vai trị của lý luận đối
với thực tiễn (lý luận định hướng và tổ chức thực tiễn, lý luận giúp khắc
phục bệnh kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn).
Thứ tư, sự vận dụng sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về nguyên
tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong việc xác định đường lối cách
mạng ở nước ta.


6

Hướng thứ hai là các cơng trình bàn về vấn đề xây dựng, đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ ở Việt Nam hiện nay, trong đó có nội dung thể hiện ý
nghĩa tư tưởng về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của Hồ Chí Minh:
Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm, Luận cứ khoa học cho việc nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; Thang Văn Phúc,
Nguyễn Minh Phương (Đồng chủ biên), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; Bùi Đình
Phong, Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và cơng tác cán bộ, Nxb. Lao động,
Hà Nội, 2006; Hồng Vinh, Đào Duy Qt (Chủ biên), Hồ Chí Minh với cơng
tác tư tưởng, Nxb. Văn hóa Thơng tin, Hà Nội, 2006; Lê Thị Hồng Hà, Tư
tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giáo dục
cán bộ, Luận văn thạc sĩ triết học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn Thành phố Hồ Chí Minh, 2007; Bùi Kim Hồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh
với cơng tác cán bộ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009; Nguyễn Minh
Tuấn, Tiếp tục đổi mới đồng bộ cơng tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012… Nhìn
chung, các tác giả nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác cán bộ nói
chung, trong đó có đề cập đến q trình xây dựng đội ngũ cán bộ hiện nay thì
việc quán triệt nguyên tắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là
không thể thiếu. Mỗi người cán bộ cần phải vừa am hiểu lý luận, lại sâu sát
với thực tiễn để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Nghiên cứu về vấn này cịn có nhiều bài viết như: Giáo dục lý luận
chính trị và đạo đức cho cán bộ hiện nay (Nguyên Tĩnh Gia, đăng trên Tạp chí
Cộng sản, số 22, 2001); Tư Tưởng Hồ Chí Minh về lý luận và học tập lý luận
(Lương Gia Ban, đăng trên Tạp chí Triết học số 01, 2001); Đẩy mạnh tổng kết
thực tiễn, nghiên cứu lý luận – một đòi hỏi cấp thiết, (Đăng ở tạp chí Cơng tác


7

khoa giáo, số 7, 2002), Đẩy mạnh công tác thực tiễn, phát triển lý luận trong
tình hình mới (Lê Duy Chương, đăng trên tạp chí Lý luận Chính trị, số 8,
2002)… Các cơng trình nêu trên (cùng với nhiều cơng trình khác có liên quan
đến đề tài nghiên cứu) đều khẳng định về vai trò, thực trạng của việc đội ngũ

cán bộ thực hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, làm thế nào để thực
hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đem lại hiệu quả nhất.
Ở Bình Định, một số bài viết nghiên cứu về thực trạng đội ngũ cán bộ
của tỉnh, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng
cho đội ngũ cán bộ tỉnh Bình Định như: Minh Tuấn, Nhìn lại đội ngũ cán bộ
và công tác cán bộ ở tỉnh ta (đăng trên Báo Bình Định ngày 03 tháng 07 năm
1997), bài viết đánh giá tình hình chung về đội ngũ cán bộ tỉnh Bình Định và
đề ra 4 giải pháp thốt khỏi nguy cơ tụt hậu về nhân lực, xây dựng đội ngũ
cán bộ, làm tốt công tác cán bộ cho hôm nay và mai sau; Nguyễn Thị Kim
Thanh, Một số kết quả bước đầu trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ ở
Bình Định (đăng trên Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 6 – 1998), bài viết nêu ra
một số kết quả điều tra khảo sát toàn diện đội ngũ cán bộ của Đảng, chính
quyền tồn thể trong tỉnh, cơng tác phát triển cán bộ của tỉnh đến năm 2000
và năm 2020, kế hoạch đào tạo và quy hoạch cán bộ, một số bước chuẩn bị
và yêu cầu để làm tốt công tác này; Tôn Võ Xuân, Một số suy nghĩ góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo – bồi dưỡng cán bộ của tỉnh Bình Định (đăng
trên Báo Bình Định, ngày 05 tháng 01 năm 2001), đề cập đến việc đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ chủ chốt của các xã, phường, thị trấn trên lĩnh vực học tập
lý luận chính trị và nghiệp vụ quản lý Nhà nước…
Nhìn chung, các cơng trình khoa học nêu trên dù nghiên cứu ở những
góc độ khác nhau và giới hạn, phạm vi khác nhau, nhưng đều nhấn mạnh vai
trị, vị trí quan trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ. Những cơng trình này
sẽ là tài liệu tham khảo q giá cho quá trình thực hiện luận văn của tác giả.


8

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn: Từ sự phân tích làm rõ nội dung cơ bản, luận
văn nhấn mạnh ý nghĩa tư tưởng của Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý

luận và thực tiễn nhằm chỉ ra thực trạng và đề xuất phương hướng, một số
giải pháp góp phần nâng cao chất lượng việc xây dựng và phát triển đội ngũ
cán bộ ở tỉnh Bình Định hiện nay.
Nhiệm vụ của luận văn:
- Thứ nhất, khái quát những điều kiện lịch sử - xã hội, tiền đề lý luận,
tiền đề chủ quan và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn.
- Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng việc xây dựng và phát triển
đội ngũ cán bộ ở tỉnh Bình Định thời gian qua.
- Thứ ba, từ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn, trên cơ sở thực trạng việc xây dựng và phát triển đội ngũ
cán bộ ở tỉnh Bình Định thời gian qua, đề xuất một số giải pháp cơ bản để
nâng cao chất lượng xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ ở tỉnh Bình Định
hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán
bộ ở tỉnh Bình Định hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu luận văn: Trong phạm vi của luận văn người thực
hiện chỉ chú trọng làm sáng tỏ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống
nhất giữa lý luận và thực tiễn, từ đó vận dụng vào việc xây dựng và phát
triển đội ngũ cán bộ ở tỉnh Bình Định hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Cơ sở lý luận của luận văn: Luận văn dựa trên cơ sở thế giới quan


9

và phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh.

Phương pháp nghiên cứu của luận văn: Luận văn sử dụng tổng hợp
các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích - tổng hợp, logic - lịch sử,
so sánh - đối chiếu… để nghiên cứu và trình bày luận văn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa khoa học của luận văn: Luận văn làm rõ những nội dung và
đặc điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và
thực tiễn, khẳng định giá trị, vai trị to lớn của của nó đối với sự phát triển của
lý luận và việc xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ ở tỉnh Bình Định hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn của luận văn: Luận văn của tác giả góp phần chỉ ra
giải pháp để thực hiện có hiệu quả việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ
ở tỉnh Bình Định hiện nay. Kết quả của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham
khảo phục vụ cho việc học tập và các công trình nghiên cứu liên quan; đồng
thời góp phần nâng cao nhận thức và hành động thiết thực, thực hiện hiệu quả
chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/05/2016, chỉ thị của Bộ chính trị về “Đẩy mạnh
học tập, và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm có 2 chương, 7 tiết.


10

Chương 1
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN
HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI HÌNH THÀNH TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1.1. Khái quát điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội của thế giới

cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, lịch sử thế giới có nhiều chuyển
biến to lớn, chuẩn bị cho bước ngoặt lớn trong tiến trình phát triển của nhân
loại. Chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh tranh chuyển dần lên giai đoạn
độc quyền của chủ nghĩa đế quốc. Để mở rộng thị trường, chủ nghĩa tư bản
tiến hành xâm lược các nước phương Đông, các nước lạc hậu ở châu Phi,
châu Mỹ Latinh. Chỉ một số ít nước đế quốc là Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây
Ban Nha, Hà Lan, Mỹ… nơ dịch và bóc lột đa số nhân loại. Điều đó tạo nên
sự tác động trực tiếp đến đời sống xã hội Việt Nam.
Về kinh tế, chủ nghĩa tư bản tạo ra lực lượng sản xuất lớn, làm cho
diện mạo của đời sống xã hội thay đổi. C.Mác và Ph.Ăngghen đánh giá:
“Giai cấp tư sản trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã
tạo ra những lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại” [7,
603]. Trong quá trình phát triển kinh tế của chủ nghĩa tư bản do sự phát triển
không đồng đều nên dẫn đến các cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 1900
– 1903, sau đó tổng khủng hoảng và cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Trước thực trạng đó phải địi hỏi các nước tư bản mở rộng thị trường bằng
cách thực hiện xâm lược và áp dụng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
vào các dân tộc phương Đông. Cuộc đấu tranh để chia lại thuộc địa là một


11

nguyên nhân chủ yếu dẫn tới chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Về chính trị, giai cấp tư sản thực hiện cuộc cách mạng xã hội lật đổ chế
độ phong kiến, kiến thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ
tư sản, tạo nên bước chuyển từ chế độ quân chủ sang dân chủ; từ quân quyền
sang pháp quyền. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã tạo ra sự phát triển
nhanh chóng của giai cấp công nhân, đặc biệt ở các nước Anh, Pháp, Mỹ,
Đức, Nga. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, mâu thuẫn cơ bản nhất là giữa tư

sản và vô sản, sự thống trị, bóc lột của giai cấp tư sản đã tạo nên phong trào
đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản. Sau thất bại của Công
xã Pari (năm 1871), phong trào công nhân tiếp tục được phục hồi, bắt đầu thời
kỳ tập hợp lực lượng, chuẩn bị cho cuộc đấu tranh mới chống chủ nghĩa tư
bản. Các chính đảng của giai cấp cơng nhân lần lượt ra đời, lãnh đạo phong
trào đấu tranh và tiến tới thành lập Quốc tế II (năm 1889), dưới sự lãnh đạo
trực tiếp của Ph.Ăngghen. Sau này Ph.Ăngghen mất (năm 1895), Quốc tế II bị
các phần tử cơ hội lũng đoạn và mất vai trò lịch sử, đến năm 1919, V.I.Lênin
thành lập Quốc tế III, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân được củng
cố và phát triển. Cho nên, nền dân chủ tư sản cũng như phong trào cách mạng
vô sản ở các nước tư bản đã ảnh hưởng rất lớn đến các nước phong kiến, đặc
biệt là làm cho tư tưởng chính trị chuyển hướng sang dân chủ tư sản.
Về văn hóa, khoa học, kỹ thuật, vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là
thời kỳ nở rộ nhiều thành tựu khoa học, kỹ thuật ở các nước tư bản phát
triển, tạo điều kiện thuận lợi cho con người nâng cao nhận thức về thế giới
xung quanh, hiểu biết tự nhiên, xã hội sâu sắc hơn. Và nhờ đó, mặt tư tưởng
được củng cố thêm về thế giới quan duy vật, tạo điều kiện cho việc tiếp thu
các trào lưu tư tưởng tiến bộ.
Khi chủ nghĩa tư bản xâm lược đã buộc các nước phương Đông sớm
chuyển sang phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, mặc dù trong lòng xã


12

hội mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất phong kiến chưa
sâu sắc, để xuất hiện nhu cầu giải quyết mâu thuẫn, phát triển lên phương
thức sản xuất mới. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa tư bản đã để lại cho các
dân tộc thuộc địa những hệ quả tiêu cực và tích cực, trong đó tiêu cực là chủ
yếu. Từ những năm 1860 – 1870, chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn tự do cạnh
tranh phát triển dần lên giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa đế quốc và trở

thành hệ thống thế giới. Các nước đế quốc chuyển từ mở rộng thị trường
buôn bán sang việc mở rộng xâm chiếm thuộc địa, tranh giành, xâu xé, nơ
dịch các dân tộc nhỏ yếu trong vịng kìm kẹp của chúng. Từ đó, chủ nghĩa đế
quốc đã tạo ra ở các dân tộc thuộc địa một nền kinh tế què quặt, trì trệ, chậm
phát triển, lệ thuộc vào các nước tư bản; nền văn hóa mang tính nô lệ, lai
căng, phức tạp, nền y tế, giáo dục thấp kém, đời sống nhân dân khổ cực với
cảnh một cổ hai trịng.
Bên cạnh đó, các cuộc xâm lược của chủ nghĩa tư bản cũng để lại cho
các dân tộc thuộc địa những hệ quả tích cực nằm ngồi ý muốn của chủ
nghĩa tư bản. Đó là phương thức sản xuất tư bản đã phá vỡ các quan hệ sản
xuất cũ, tạo nên sự phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật; mở mang ngành nghề
mới, xóa bỏ tình trạng bế quan tỏa cảng của chế độ phong kiến; các nước
thuộc địa bắt đầu tiếp thu các tư tưởng dân chủ, giá trị về tư tưởng pháp
quyền, tiến hành các cuộc cải cách, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, xây dựng
đời sống văn minh… Những yếu tố đó mang tính chất xây dựng, góp phần
phát triển xã hội, làm cho các nước phương Đơng có thêm điều kiện để hội
nhập vào sự phát triển chung của thế giới. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
phương Tây đã kích thích trí thức các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Việt
Nam sang phương Tây học hỏi.
Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, cuộc đấu tranh của giai
cấp công nhân ngày một mạnh mẽ, dù bị đàn áp khốc liệt sau khi Công xã


13

Paris bị đàn áp đẫm máu năm 1871. Từ khi thực dân phương Tây bắt đầu
cuộc xâm lược thuộc địa (thế kỷ XVI) cho đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX, các dân tộc Á, Phi, Mỹ Latinh bị xâm lược đã phát động phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc. Các cuộc đấu tranh này diễn ra ở những thời điểm
khác nhau, có hình thức và phương pháp cách mạng khác nhau nhưng tất cả

đều vì mục đích chung là chống thực dân, giành độc lập dân tộc. Ở thời kỳ
này, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra dưới hai hình thức chủ yếu:
Thứ nhất, đấu tranh vũ trang, bao gồm cả triều đình phong kiến, sĩ phu, nhân
dân, hình thức này diễn ra ở Trung Quốc, Ấn Độ, Triều Tiên và các nước ở
Đông Nam Á. Thứ hai, phương pháp đấu tranh hịa bình bằng các cuộc cải
cách xã hội, bất hợp tác với thực dân. Tuy nhiên, hình thức này diễn ra rất ít,
chủ yếu ở Ấn Độ thời kỳ đầu. Với các hình thức đấu tranh này, ít nhiều cũng
tác động nhất định đến phong trào cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Nó tác
động đến việc lựa chọn phương pháp cách mạng của Phan Bội Châu, Phan
Châu Trinh, Nguyễn An Ninh, Huỳnh Thúc Kháng… trong cách mạng giải
phóng dân tộc.
Phong trào giải phóng dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (những
năm 1920) của các dân tộc Á, Phi mang tính chất dân tộc rõ nét, có tính chất
đa dạng, phong phú, do sự chi phối của điều kiện lịch sử riêng biệt của các
dân tộc. Phong trào giải phóng dân tộc được hình thành theo ba khuynh
hướng chính như sau: Thứ nhất, phong trào giải phóng dân tộc mang ý thức
hệ phong kiến diễn ra ở các nước như Triều Tiên, Miến Điện, Campuchia.
Thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản, diễn ra ở
những nước mà giai cấp phong kiến cầm quyền dần dần mất vai trò lịch sử,
nhưng giai cấp tư sản còn non yếu, tầng lớp sĩ phu sớm nhận thức được xu
thế của lịch sử, lãnh đạo dân tộc đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, tiêu
biểu như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu ở Trung Quốc. Thứ ba, phong


14

trào giải phóng dân tộc mang ý thức hệ tư sản và do giai cấp tư sản lãnh đạo
như Tôn Trung Sơn ở Trung Quốc, Ganđi, Nêru ở Ấn Độ. Các cuộc cách
mạng đi theo con đường trên đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc
cải cách xã hội nhưng chưa có cuộc cách mạng nào thành công triệt để. Như

vậy, ở châu Á, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc có những con đường
cách mạng khác nhau, điều đó đã tác động trực tiếp đến việc lựa chọn con
đường cách mạng của các nhà tư tưởng chính trị Việt Nam, nhất là giai đoạn
đầu thế kỷ XX [13, 841].
Nét nổi bật nhất trong phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản,
giải phóng dân tộc vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là thắng lợi vĩ đại của
cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Đây là cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc theo con đường mới – con đường cách mạng vô sản. Cuộc
cách mạng này là cuộc cách mạng triệt để nhất, đã giải quyết mâu thuẫn giữa
độc lập dân tộc với chủ nghĩa đế quốc, mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản, nhân
dân lao động với giai cấp tư sản, địa chủ. Giai cấp vô sản trở thành giai cấp
lãnh đạo với chính đảng là Đảng Cộng sản, lực lượng cách mạng nịng cốt là
cơng nhân và nơng dân. Trong q trình hoạt động cách mạng ở nước ngồi,
Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức bản Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc
địa của V.I.Lênin, và lựa chọn con đường giải phóng dân tộc Việt Nam là đi
theo cách mạng vơ sản. Có thể nói, kinh nghiệm của cuộc Cách mạng Tháng
Mười Nga, phong trào công nhân Quốc tế, và phong trào đấu tranh của các
nước thuộc địa theo khuynh hướng cách mạng vô sản chống chủ nghĩa thực
dân, chủ nghĩa đế quốc là những cơ sở hiện thực trực tiếp quan trọng nhất, có
ý nghĩa quyết định đến sự hình thành, phát triển tư tưởng của Hồ Chí Minh
nói chung, tư tưởng của Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn nói riêng. Qua đó, Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc hơn về mối quan hệ
biện chứng giữa lý luận và thực tiễn, giữa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc


15

ở các nước thuộc địa với cuộc cách mạng vô sản do Đảng của giai cấp công
nhân lãnh đạo. Từ thực tiễn đó, Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn cứu nước
và giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác con đường cách mạng

vô sản” [63, 314].
Đầu thế kỷ XX, nhiều sự kiện lớn trên thế giới, đặc biệt là phong trào
Tân thư và phong trào Duy tân ở các nước khu vực đã ảnh hưởng đến sự
thay đổi tư tưởng ở Việt Nam.
Tân thư là một trào lưu tư tưởng tiến bộ của Nhật Bản, Trung Quốc
khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX. “Tân thư” được hiểu như là một
danh từ khá bao quát để chỉ các sách báo về khoa học xã hội, khoa học tự
nhiên chứa đựng những kiến thức mới của châu Âu – Mỹ dịch ra chữ Hán,
chữ Nhật. Nhật Bản sớm chủ động đưa một bộ phận trí thức tiến bộ sang các
nước châu Âu để học tập khoa học, kỹ thuật tiến bộ. Khoa học xã hội và
nhân văn cũng quan tâm. Ở Nhật Bản, tư tưởng về quyền dân chủ, tự do của
con người của Jean-Jacques Rousseau (1712 – 1778), nhà khai sáng kiệt xuất
của Pháp, được truyền bá rộng rãi. Một lực lượng thanh niên rất lớn của Việt
Nam đã đến Nhật Bản học tập, tiếp thu những tư tưởng ấy và trực tiếp truyền
bá vào Việt Nam. Nhờ đó, từ một nước suy yếu về kinh tế, chính trị văn hóa,
xã hội, Nhật Bản đã nhanh chóng vươn lên, phát triển vượt bậc về mọi mặt
trên con đường tư bản chủ nghĩa. Hồ Chí Minh đã nhận định: “… trong
khoảng một nửa thế kỷ, nước Nhật đã biết tạo lập được một chế độ đưa nó
vào hạng những cường quốc đứng đầu thế giới…” [55, 6].
Tại Trung Quốc, nhiều chí sỹ yêu nước đã lấy Nhật Bản làm tấm
gương, hy vọng cũng có thể thực hiện được việc vực dậy đất nước đang ngày
một suy yếu bằng cách nhanh chóng tiếp thu những thành tựu kinh tế, kỹ
thuật và văn hóa của phương Tây. Phong trào dịch sách tân học từ tiếng Nhật
sang tiếng Trung Quốc, phong trào học tiếng Nhật cũng dấy lên mạnh mẽ để


16

có thể đọc trực tiếp các tác phẩm của người Nhật viết và các sách của
phương Tây đã dịch sang tiếng Nhật mà chưa dịch sang tiếng Trung Quốc.

Nhiều tác phẩm do chính người Trung Quốc viết cũng bắt đầu xuất hiện, đặc
biệt nổi bật và gây nhiều ảnh hưởng trong xã hội lúc bấy giờ là các tác phẩm
của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu với tư tưởng duy tân: đẩy mạnh phát
triển khoa học – kỹ thuật, trang bị máy móc hiện đại, đề cao dân chủ, cải
cách văn hóa – giáo dục theo kiểu phương Tây.
Trào lưu tân học đã thổi một làn gió mới vào xã hội Trung Quốc, mở
rộng tầm nhìn của người dân, khơi dậy những tư tưởng cách tân, góp phần
tạo nên những chuyển biến bước đầu trên con đường chấn hưng đất nước.
Trong đó nổi bật lên là nhà chính trị kiệt xuất Tôn Trung Sơn với Chủ nghĩa
Tam Dân – dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc, thấm
đượm tinh thần dân chủ, dân quyền của tư tưởng phương Tây, lãnh đạo cuộc
cách mạng Tân Hợi năm 1911 thắng lợi, đập tan triều đại cuối cùng của chế
độ phong kiến Trung Quốc, thiết lập chế độ chính trị mới dưới ngọn cờ của
giai cấp tư sản.
Như vậy, vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, lịch sử thế giới có nhiều
chuyển biến to lớn, chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng, chuyển từ giai
đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa đế quốc và trở
thành một hệ thống thế giới. Các nước đế quốc ra sức mở rộng xâm chiếm
thuộc địa, tranh giành, xâu xé, nô dịch, áp bức các nước nhỏ yếu, làm xuất
hiện hàng loạt các mâu thuẫn ngày càng gay gắt: mâu thuẫn giữa giai cấp vô
sản với giai cấp tư sản ở các nước đế quốc; mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc
địa với đế quốc thực dân; mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân lao động –
chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến, triều đình phong kiến ở
các nước phương Đông, mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân ở các nước thuộc
địa với giai cấp tư sản bản xứ và giai cấp tư sản thực dân; mâu thuẫn giữa


17

các nước đế quốc với nhau trong phân chia thị trường… Những mâu thuẫn

đó đặt nhân loại trước yêu cầu bức thiết phải giải quyết, từ đó làm xuất hiện
nhiều phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người; trong
đó nổi bật là thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã đưa
nhân dân Nga từ thân phận nô lệ bước lên làm chủ vận mệnh và cuộc sống
của mình, biến chủ nghĩa xã hội từ một lý luận khoa học trở thành hiện thực,
cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc bị áp bức đứng lên tự giải phóng mình. Bên cạnh
đó, trên thế giới xuất hiện nhiều tư tưởng canh tân đất nước; nổi bật là thành
công của Nhật Bản và Trung Quốc trên con đường canh tân, thúc đẩy mạnh
mẽ sự phát triển xã hội. Thực tiễn tình hình thế giới đặt ra cho dân tộc Việt
Nam câu hỏi phải bằng con đường cách mạng nào để giải phóng dân tộc, giải
phóng con người, xây dựng và phát triển đất nước theo kịp các quốc gia
trong khu vực. Chính những điều kiện lịch sử - xã hội của thế giới như thế đã
ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành tư tưởng của Hồ Chí Minh về
sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
1.1.2. Khái quát điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội của Việt Nam
cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX
Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là cơ sở chủ yếu
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
Cuối thế kỷ XIX, nhà Nguyễn với bộ máy nhà nước quan liêu, chuyên
chế đã bộc lộ sự khủng hoảng và suy tàn. Tháng 8 năm 1858 thực dân Pháp
nổ súng ở cửa biển Đà Nẵng xâm lược nước ta. Từ một quốc gia phong kiến
độc lập, có chủ quyền, Việt Nam trở thành một nước thuộc địa, nửa phong
kiến, khơng có quyền độc lập, quyền tự quyết của dân tộc, và bị chia cắt làm
nhiều mảnh. Để duy trì nền thống trị của mình, thực dân Pháp đã khơng thủ
tiêu lợi ích của giai cấp phong kiến ở Việt Nam mà cịn tìm cách dung dưỡng
nó, biến nó thành cơ sở của xã hội vững chắc cho sự thống trị của chúng ở


18


thuộc địa; đồng thời chúng còn câu kết với giai cấp địa chủ quý tộc phong
kiến Việt Nam thi hành chính sách kinh tế thực dân bảo thủ.
Trước hết, về kinh tế, để triệt để bóc lột nhân dân ta về mọi mặt, thực
dân Pháp đã thi hành chính sách với các nội dung: độc chiếm thị trường, độc
quyền ngoại thương, mua rẻ nông phẩm chủ yếu là gạo, tơ tằm và bán đắt
các sản phẩm công nghiệp cho người dân; độc quyền các ngành sản xuất
kinh doanh quan trọng và chú trọng đầu tư vào các ngành sản xuất phục vụ
cho việc chiếm đoạt, vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt, mang lại
lợi nhuận cao, như khai thác mỏ, giao thông đường bộ, đường sắt, làm muối,
nấu rượu; độc quyền ngân hàng và đầu tư các ngành thuận lợi cho việc khai
thác thuộc địa để xuất khẩu; duy trì bộ máy quan liêu và những chính sách
sưu thuế nặng nề, chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, tạo ra các vùng sản
xuất hàng hóa xuất khẩu với các đồn điền cao su, cà phê, chè; tăng cường
bóc lột thuế má, sưu dịch, làm phá sản những người nông dân và thợ thủ
công, tạo ra nguồn nhân cơng sẵn có, phục vụ cho chính sách khai thác thuộc
địa, nhằm bù đắp lại những thiệt hại do chiến tranh gây ra, khơi phục lại nền
kinh tế ở chính quốc, củng cố lại địa vị của nước Pháp trong thế giới tư bản
chủ nghĩa. Về sản xuất công nghiệp, thực dân Pháp chỉ chú trọng phát triển
các ngành công nghiệp phục vụ đắc lực cho việc khai thác tài nguyên trong
chính sách thuộc địa của Pháp như các ngành khai khống, chế biến quặng,
một số ngành cơng nghiệp nhẹ phục vụ tiêu dùng, giao thông vận tải bao
gồm đường bộ, đường sắt, một vài cảng biển. Đó là cơng ty khai thác than
Hịn Gai, Đơng Triều (Quảng Ninh), Phấn Mễ (Thái Nguyên), nhà máy xay
xát gạo và nấu rượu ở Hải Dương, Hà Nội, Nam Định, Chợ Lớn, nhà máy tơ
sợi và dệt ở Hà Nội, Nam Định... Một số trung tâm cơng nghiệp như Hà Nội,
Hải Phịng, Hịn Gai, Nam Định, Vinh – Bến Thủy, Đà Nẵng, Sài Gịn –
Chợ Lớn, Mỹ Tho... cũng đã hình thành. Bộ mặt đời sống một số đô thị cũng


19


đã khởi sắc. Giao thông vận tải là ngành kém phát triển dưới chế độ phong
kiến, nhưng đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đã đẩy
mạnh phát triển giao thơng nhằm phục vụ cho chính sách cai trị và khai thác
thuộc địa của Pháp. Hệ thống đường sắt, đường bộ, cầu cống được xây dựng
và ngày càng hoàn thiện. Các con đường thủy và một số cảng biển được mở
mang, tạo điều kiện giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các vùng trong nước cũng
như giao lưu với các nước ở bán đảo Đông Dương. Về thương nghiệp, do
chính sách “bế quan tỏa cảng” của triều đình nhà Nguyễn, nên nền kinh tế
thương nghiệp Việt Nam thời đó cũng kém phát triển. Khi thực dân Pháp
xâm lược và đô hộ nước ta, với việc mở mang giao thương bn bán, phát
triển kinh tế hàng hóa, hàng rào ấy mới bị phá bỏ. Điều đó đã tạo điều kiện
cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa nước ta với bên ngồi được mở rộng.
Chính sự phát triển của giao thương bn bán đã góp phần tạo nên những
thành thị, trung tâm công thương nghiệp và hải cảng lớn khắp nước ta như
Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, Vinh, Sài Gòn – Chợ Lớn...
Cùng với sự bóc lột về kinh tế là sự thống trị và áp bức của thực dân
Pháp với nước ta về chính trị - xã hội. Trong quá trình khai thác thuộc địa,
thực dân Pháp đã áp đặt và duy trì ở nước ta chế độ chính trị mang tính chất
thực dân phong kiến. Sau Hiệp ước Patơnốt (Patenotre) ngày 6 tháng 6 năm
1884, thực dân Pháp đã thiết lập một bộ máy cai trị ở nước ta một cách rất
chặt chẽ và hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương. Theo sắc lệnh ngày
17/10/1887, thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương gồm Bắc kỳ,
Trung kỳ, Nam kỳ và Campuchia. Chúng xây dựng một bộ máy cai trị, gồm
một hệ thống từ viên Tồn quyền Đơng Dương, là người thay mặt Chính phủ
Pháp cai trị Đơng Dương về mọi mặt, Thống đốc Nam kỳ, Khâm sứ Trung
kỳ, Thống sứ Bắc kỳ, Công sứ các tỉnh đến các bộ máy quân đội, cảnh sát,
tịa án, nhà tù… bên cạnh chính quyền của vua quan triều đình nhà Nguyễn.



×