Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài soạn Tiểu phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.81 KB, 3 trang )

Tiểu phẩm: cách nhận biết bệnh ma túy
Tiểu phẩm : CÁCH NHẬN BIẾT NGƯỜI MẮC MA TÚY
Tác giả : Minh Hồng
Chuyện xảy ra tại phòng công đoàn giáo dục huyện.
Chị Ngân (trưởng ban nữ công) đang sắp xếp hồ sơ thì Điệp và Chương chủ tịch
Công đoàn cơ sở đến.
Điệp, Chương: (đồng thanh) Chào chị Ngân!
Chị Ngân: Chào hai em, hôm nay hai em ra đây có việc gì vậy? Ngồi xuống, uống nước
đi.
Chương: Hôm nay em với Điệp đi nộp hồ sơ đề nghị công nhận đơn vị văn hóa. Tiện thể
ghé chị có chút việc.
Chị Ngân: Việc gì hai đứa nói đi.
Điệp: Tụi em nghe nói chị mới đi tập huấn chuyên đề phòng chống bệnh ma túy, do trung
tâm y tế huyện tổ chức phải không chị.
Chị Ngân: Đúng rồi! Hiện nay bệnh ma túy theo chân một số thanh thiếu niên ăn chơi,
lười biếng lao động, bỏ quê lên thành phố làm ăn, được vài tháng, rồi đua đòi
hút chích, nghiện ngập rồi quay trở về quê mình.
Chương: Có thế hả chị!
Chị Ngân: Chính vì lý do đó mà trung tâm y tế huyện kết hợp với Liên đoàn Lao động
huyện mời trung tâm y tế dự phòng tỉnh tổ chức tập huấn chuyên đề về ma túy
cho các chủ tịch công đoàn trực thuộc Liên đoàn Lao động huyện, chủ yếu là
nhận biết triệu trứng bệnh ma túy, cách ngăn chặng và phòng ngừa.
Chương: Thế thì hay quá chị nói lại triệu chứng, để phát hiện bệnh ma túy để tụi em về
tuyên truyền cho đoàn viên trong trường và những người sung quanh cùng
tránh.
Chị Ngân: Chị chuẩn bị họp Ban chấp hành họp, bàn việc triển khai lại chuyên đề ma túy
này cho công đoàn cơ sở trường học của mình đó em.
Điệp: Nhân đây em muốn chị tư vấn thêm cho một số kiến thức cũng như kinh
nghiệm trong nhận biết người nghiện ma tuý.
Chị Ngân : Hai em uống nước đi! Thế này, muốn nhận biết 01 người có nghiện ma túy
hay không? thì trước hết phải hiểu quá trình nghiện, quá trình này gồm 5 giai


đoạn :
+ Giai đoạn 1 : Người nghiện thấy lâng lâng, dễ chịu, thèm muốn, nhạt
nhẽo....
+ Giai đoạn 2 : Dùng ma tuý thành nhu cầu, thiếu nó không chịu nổi, đi tìm
bằng mọi cách.
+ Giai đoạn 3 : Dùng với liều lượng ngày càng cao.
- 1 -
Tiểu phẩm: cách nhận biết bệnh ma túy
+ Giai đoạn 4 : Dùng ma túy, không được, lại cai ... quá trình này làm cho
người nghiện diễn biến phức tạp, khốn khổ về tinh thần, thể xác, kiệt quệ
tài chính.
+ Giai đoạn 5 : Nếu không được cai ở giai đoạn 4 thì sẽ cực kỳ nguy hiểm :
khủng hoảng tinh thần, tiều tụy, hủy hoại thể xác, dễ dẫn đến những hành
vi thiếu lý trí, vô cùng nguy hiểm.
Điệp : Vậy dấu hiệu để nhận biết nó như thế nào chị ?
Chị Ngân : Thông thường thì chỉ có thể phát hiện ở giai đoạn 2 và 3, dấu hiệu thường
thấy đó là:
+ Ngáp.
+ Chảy nước mắt.
+ Toát mồ hôi.
+ Hay bực tức.
+ Ớn lạnh, nổi da gà.
+ Đau các cơ.
+ Sút cân.
+ Co cứng cơ bụng.
+ Nôn, buồn nôn (muốn ói).
+ Tiêu chảy.
+ Mất ngủ.
+ Trầm cảm.
+ Dễ bị kích động.

+ Lo âu.
Từ những biểu hiện này ta thấy một người nghiện mà thiếu thuốc sẽ có từ 3-5
biểu hiện đó.
Điệp : Vậy ngoài dấu hiệu đó còn có dấu hiệu nào nữa không chị ?
Chị Ngân : Còn, còn hai cách để nhận biết nữa đó là :
* Một là :
+ Chểnh mảng công việc, làm việc uể oải, hay nghỉ việc.
+ Tiêu tiền nhiều, bán tư trang, phương tiện đi lại mà không có lý do chính
đáng, thậm chí ăn cắp, lừa đảo.
+ Đi chơi khuya, ngủ ngày nhiều, hay ngáp vặt.
+ Hút thuốc lá nhiều.
+ Ít tắm giặt, luộm thuộm.
+ Tính tình thất thường, hay lánh mặt người thân.
+ Chơi bời, giao tiếp với bọn xấu.
- 2 -
Tiểu phẩm: cách nhận biết bệnh ma túy
* Hai là : ngoài quan sát đó thì cách chính xác nhất là đi thử máu hay thử
nước tiểu và phải đến cơ sở y tế.
Điệp : Cám ơn chị Ngân, như vậy là em thông rồi đó. Ngoài áp dụng cho công việc,
thì những dấu hiệu đó áp dụng ở khu dân cư cũng rất tốt, phải không chị.
Chị Ngân : Đúng rồi đây là những dấu hiệu chung nhưng đối với cơ quan, thì em vẫn
nhắc thêm với chị một điều. Nếu thấy đoàn viên, công nhân viên chức lao
động nghiện thì phải gặp gỡ họ chỉ cho họ thấy những cái sai và khuyên họ
nên đi cai nghiện để làm lại cuộc đời và có thể cai nghiện tại cộng đồng hoặc
tại cơ sở chữa bệnh, tùy theo từng trường hợp. Đồng thời, Công đoàn phải
báo cáo lên lãnh đạo cơ quan để có biện pháp xử lý theo pháp luật. Trong quá
trình tổ chức đưa đi cai nghiện Công đoàn phải thường xuyên thăm nom,
động viên, giúp đỡ họ, giúp cho họ tránh những những suy nghĩ tiêu cực, để
luôn có niềm tin vào cuộc sống. Sau cai nghiện, tuỳ vào điều kiện sức khoẻ,
đơn vị nên có bố trí lại công việc làm thích hợp, đồng thời quan tâm tổ chức

tốt các phong trào hoạt động văn hoá quần chúng ở đơn vị, tạo sân chơi lành
mạnh nhằm thu hút CNVCLĐ tham gia, vì đây là một trong những môi
trường tốt nhất góp phần làm lành mạnh đời sống sinh hoạt của công nhân,
ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong đời sống công nhân, trong đó có
hiểm hoạ ma tuý
Điệp : Dạ! em cám ơn chị Ngân.
Chị Ngân : Không có gì, đây là trách nhiệm chung, để chúng ta cùng góp phần chung
sức làm lành mạnh hóa mội trường xã hội nói chung và trong đời sống cán bộ
CNVCLĐ nói riêng. Bởi vì trong các cấp công đoàn chúng ta hiện nay đang
phấn đấu để xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh theo các Nghị quyết của
Đảng phải không em.
Điệp : Dạ, qua ý kiến tư vấn của chị tụi em đã hiểu khá nhiều về cách nhận biết
người nghiện ma tuý rồi, tụi em xin cảm ơn!
Chị Ngân: Không có gì, đến lúc triển khai lại chị sẽ nói kỷ hơn;
Điệp: Xin phép chị tụi em về
Chị Ngân : Vâng! Xin chào hai hai em!
- 3 -

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×