Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Cam kết về lao động cưỡng bức và sử dụng lao động trẻ em trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGUYỂN THỊ KIM CÚC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬT QUỐC TẾ

CAM KẾT VỀ LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC
VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ EM
TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
THẾ HỆ MỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT QUỐC TẾ

KHÓA 26

TP HỒ CHÍ MINH - THÁNG 12 - NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CAM KẾT VỀ LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC
VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ EM
TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
THẾ HỆ MỚI

Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 8380108

Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Hữu Phước


Học viên: Nguyễn Thị Kim Cúc, Lớp Cao học Luật, Khóa 26

TP HỒ CHÍ MINH - THÁNG 12 - NĂM 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tác giả,
thông tin, số liệu, …trong luận văn được trích dẫn đảm bảo đúng quy định. Tác giả
xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Luật TP. HCM, Khoa Luật Quốc tế và đặc
biệt là giảng viên hướng dẫn TS. Ngô Hữu Phước đã tận tình giúp đỡ trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Tác giả

Nguyễn Thị Kim Cúc


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN

 Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á

CPTPP

 Hiệp định Đối tác tồn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương

EU


 Liên minh châu Âu

EVFTA

 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu

FTA

 Hiệp định thương mại tự do

ILO

 Tổ chức Lao động quốc tế

NAFTA

 Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ

Tuyên bố 1998

 Tuyên bố năm 1998 của ILO về Các nguyên tắc và quyền cơ
bản trong lao động và cơ chế theo dõi thực hiện

VN-EAEU FTA

 Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế
Á-Âu


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CAM KẾT VỀ LAO ĐỘNG TRONG CÁC
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI............................................ 9
1.1. Những vấn đề cơ bản về cam kết về lao động trong các hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới.................................................................................9
1.1.1.

Khái niệm cam kết về lao động ...............................................................9

1.1.2. Nội dung cam kết về lao động trong các hiệp định thương mại tự do thế
hệ mới ...............................................................................................................13
1.1.3. Vai trò của cam kết về lao động trong hiệp định thương mại tự do thế
hệ mới ...............................................................................................................25
1.2.

Những vấn đề cơ bản về lao động cưỡng bức .........................................28

1.2.1.

Khái niệm lao động cưỡng bức .............................................................28

1.2.2.

Phân loại lao động cưỡng bức..............................................................29

1.2.3.

Các dấu hiệu của lao động cưỡng bức .................................................30

1.3.


Những vấn đề cơ bản về lao động trẻ em ................................................33

1.3.1.

Khái niệm lao động trẻ em và tuổi lao động tối thiểu ..........................33

1.3.2.

Những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất ........................................35

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 37
CHƯƠNG 2 NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ XOÁ BỎ LAO ĐỘNG
CƯỠNG BỨC VÀ LAO ĐỘNG TRẺ EM TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI MÀ VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN . 39
2.1. Các quy định về xoá bỏ lao động cưỡng bức và lao động trẻ em trong các
hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên ..............39
2.1.1. Những nội dung cơ bản về xoá bỏ lao động cưỡng bức và lao động trẻ em
trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên ..39


2

2.1.2. Một số nhận xét về quy định xoá bỏ lao động cưỡng bức và lao động trẻ
em trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên.
...............................................................................................................42
2.2. Pháp luật lao động Việt Nam về xoá bỏ lao động cưỡng bức ...................44
2.2.1. Các quy định của pháp luật lao động Việt Nam về xoá bỏ lao động cưỡng
bức
...............................................................................................................44

2.2.2. Một số kiến nghị về xoá bỏ lao động cưỡng bức......................................59
2.3. Pháp luật lao động Việt Nam về xóa bỏ lao động trẻ em ..........................64
2.3.1. Các quy định của pháp luật lao động Việt Nam về xóa bỏ lao động trẻ em
...............................................................................................................64
2.3.2. Một số kiến nghị về xóa bỏ lao động trẻ em.............................................69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................72
KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, việc các quốc gia trên thế giới tăng
cường hợp tác kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu. Đáp ứng yêu cầu đẩy
nhanh và mở rộng tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh những điều ước
quốc tế đã có hiệu lực, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang tiếp tục tham gia ký
kết, gia nhập trở thành thành viên của nhiều điều ước quốc tế, trong đó có các hiệp
định thương mại tự do. Được coi là sản phẩm của q trình tồn cầu hóa, trong vài
thập kỷ qua, số lượng hiệp định thương mại tự do được ký kết ngày càng nhiều và
gia tăng càng nhanh.1 Theo thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới, tính đến đầu
năm 2020, đã có 262 hiệp định thương mại tự do được ký kết trong tổng số 484 hiệp
định thương mại khu vực.2
Về nội dung, trong giai đoạn đầu, khi các hiệp định thương mại tự do mới ra
đời, các hiệp định này chủ yếu quy định các vấn đề thương mại truyền thống như
việc cắt giảm các hàng rào thương mại (thuế quan, quota nhập khẩu, hải quan, …),

và thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia với nhau. Một trong
các đặc điểm quan trọng của FTA truyền thống là các thành viên FTA khơng có
biểu thuế quan chung trong quan hệ thương mại với các quốc gia, vùng lãnh thổ
không thuộc FTA.3 Tiếp đó, cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế, các hiệp
định thương mại tự do với những quy định khác như sở hữu trí tuệ, đầu tư nhằm
đảm bảo hoạt động cạnh tranh diễn ra lành mạnh được ký kết. Trong thời gian gần
đây, khi đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do, các quốc gia có xu
hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh của các hiệp định này đến các vấn đề phi
thương mại như cam kết về lao động hay môi trường. Phù hợp với xu thế chung của
thế giới, trong những năm gần đây, Việt Nam đã đàm phán, ký kết các hiệp định
thương mại tự do với các quốc gia, các tổ chức quốc tế liên chính phủ có nội dung
liên quan đến các cam kết về lao động (gọi tắt là các hiệp định thương mại tự do thế
hệ mới), cụ thể là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á- Âu,
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu và Hiệp định Đối tác
toàn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương.
Ngơ Hữu Phước, Nguyễn Thị Kim Cúc (2019), “Khả năng thực thi các cam kết về lao động trong các hiệp
định thương mại tự do thế hệ mới”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, số 03(124), tr.51.
2
17/02/2020.
3
Trần Thị Bích Nhân, Đỗ Thị Minh Hương (2019), “Cơ hội và thách thức khi thực thi các hiệp định thương
mại tự do thế hệ mới”, Tạp chí Tài chính điện tử.
1


2

Liên quan đến các cam kết về lao động, các thành viên của các hiệp định này
thường đặt ra nghĩa vụ tôn trọng, tuân thủ và thực thi các tiêu chuẩn lao động quốc
tế bao gồm tự do liên kết và công nhận thực chất quyền thương lượng tập thể, xố

bỏ mọi hình thức lao động cưỡng bức, lao động trẻ em và phân biệt đối xử trong
việc làm và nghề nghiệp. Trong bốn tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản được thừa
nhận ở phạm vi tồn cầu, xố bỏ mọi hình thức lao động cưỡng bức và lao động trẻ
em là hai tiêu chuẩn nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế. Bởi lẽ, lao
động trẻ em và lao động cưỡng bức là hai trong số các hình thức bóc lột tồi tệ nhất
cịn tồn tại hiện nay trong xã hội. Theo thống kê, ước tính trên thế giới có khoảng
40,3 triệu người là nạn nhân của chế độ nô lệ hiện đại vào năm 2016; cụ thể, đã có
24,9 triệu đàn ơng, phụ nữ và trẻ em bị buộc phải làm việc trái với ý muốn của cá
nhân họ (lao động cưỡng bức) và 15,4 triệu người đã sống trong hôn nhân không
mong muốn (hôn nhân cưỡng bức).4 Về hoạt động sử dụng lao động trẻ em, trên thế
giới hiện nay có khoảng 152 triệu trẻ em, trong đó có 64 triệu trẻ em gái và 88 triệu
trẻ em trai, đang phải làm việc mỗi ngày. Gần một nửa trong số đó, khoảng 73 triệu
trẻ em đang phải làm những công việc nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe, sự an
toàn và phát triển đạo đức của họ.5
Nhìn từ góc độ pháp luật quốc tế, quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ tuân
thủ và thực thi các điều ước quốc tế, cam kết quốc tế theo nguyên tắc pacta sunt
servanda – một trong bảy nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Điều này có nghĩa là,
nếu khơng tn thủ, thực thi hoặc thực thi không đúng quy định của điều ước quốc
tế, cam kết quốc tế thì phải chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế. Do đó, nếu các thành
viên của các hiệp định thương mại tự do không tận tâm, thiện chí thực hiện các cam
kết về xóa bỏ lao động cưỡng bức và lao động trẻ em thì phải chịu trách nhiệm pháp
lý quốc tế.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật lao động nói
riêng, vấn đề lao động cưỡng bức và sử dụng lao động trẻ em đã được ghi nhận
nhưng chưa toàn diện, đầy đủ và tương thích với các cam kết về xố bỏ lao động
cưỡng bức và lao động trẻ em trong ba hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà
Việt Nam là thành viên. Do đó, việc nghiên cứu, làm rõ các vấn đề pháp lý liên
quan đến lao động cưỡng bức và lao động trẻ em trong các hiệp định thương mại tự
4


ILO and Walk Free Foundation (2017), Global estimates of modern slavery: forced labour and forced
marriage, tr.10.
5
ILO (2017), Global estimates of Child labour: Results and Trends, 2012-2016, tr. 11.


3

do thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên đặt ra nhu cầu cấp thiết để nâng cao khả
năng thực thi có hiệu quả các cam kết mà Việt Nam tự nguyện chấp nhận sự ràng
buộc. Từ thực tiễn pháp lý quốc tế và Việt Nam nói trên, tác giả chọn vấn đề “Cam
kết về lao động cưỡng bức và sử dụng lao động trẻ em trong các hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật quốc
tế, định hướng nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến quy định về xoá bỏ lao động cưỡng bức và lao động trẻ em
trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trên bình diện quốc tế và Việt
Nam đã có nhiều cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và quốc tế.
Chúng tôi có thể liệt kê một số cơng trình của các tác giả tiêu biểu sau đây:
- Tổ chức Lao động quốc tế và Quỹ Walk Free (2017), Global estimates of
modern slavery: Forced labour and forced marriage. Trong cơng trình này, tác giả
tập trung nghiên cứu tổng quan về chế độ nơ lệ hiện đại cịn tồn tại hiện nay trên thế
giới; phân tích các hình thức lao động cưỡng bức và hôn nhân cưỡng bức thông qua
các yếu tố như đặc điểm, mức độ và thời gian bị lạm dụng; đề xuất một số kiến nghị
về chính sách nhằm xóa bỏ chế độ nơ lệ hiện đại trên tồn cầu.
- Tổ chức Lao động quốc tế (2017), Global estimates of Child labour:
Results and Trends, 2012-2016. Trong cơng trình này, tác giả tập trung nghiên cứu
và làm rõ về tình hình lao động trẻ em trên thế giới; đánh giá các xu hướng có liên
quan về sử dụng lao động trẻ em hiện nay theo khu vực, độ tuổi, giới tính; phân tích
các đặc điểm của lao động trẻ em, khả năng và tỷ lệ trẻ em tham gia vào lực lượng

lao động trẻ em có cơ hội được đi học; đề xuất một số kiến nghị nhằm xóa bỏ lao
động trẻ em.
- Lars Engen (2017), Labour Provisions in Asia-Pacific Free Trade
Agreements, Ninth Tranche of the Development Account Project, United Nations
Economic and Social Commission for Asia and the Pacific, Background Paper
No.1.2017. Trong cơng trình này, tác giả tập trung nghiên cứu và làm rõ mối quan
hệ giữa thương mại và các tiêu chuẩn lao động; phân tích các loại điều khoản về lao
động trong các hiệp định thương mại tự do, bao gồm tiêu chuẩn và cam kết, cơ chế
tuân thủ và cơ chế giám sát; nghiên cứu tổng quan các điều khoản về lao động trong
khu vực Châu Á- Thái Bình Dương; đề xuất một số kiến nghị để nâng cao khả năng
thực thi các điều khoản về lao động trong khu vực.


4

- Sanchita Basu Das, Rahul Sen, Sadhana Srivastava (2017), Labour
Provisions in Trade Agreements with Developing Countries: The Case of TPPA
and ASEAN Member Countries, ISEAS- Yusof Ishak Institute, Economic Working
Paper No.2017-1. Trong cơng trình này, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu và làm
rõ các điều khoản về lao động trong các hiệp định thương mại; phân tích và đánh
giá các tác động của những điều khoản về lao động đến thương mại và thị trường
lao động ở các quốc gia đang phát triển; nghiên cứu các quy định về lao động trong
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương; phân tích và đánh giá những tác động
của các quy định này đối với các thành viên của ASEAN, chủ yếu là Bru-nây, Malai-xi-a và Việt Nam.
- Nguyễn Thị Miền (2017), Bảo vệ quyền của người lao động khi Việt Nam
gia nhập các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật
– Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong cơng trình này, tác giả tập trung nghiên cứu và
làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quyền của người lao động và bảo vệ quyền
của người lao động; nêu và phân tích thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền của
người lao động khi Việt Nam gia nhập các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới,

trong đó nhắc đến các cam kết về lao động của Việt Nam trong các hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới gồm Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, Hiệp
định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu và một số hiệp định trong
khuôn khổ Cộng đồng kinh tế ASEAN; đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền của người lao động khi Việt Nam gia nhập các hiệp
định thương mại tự do thế hệ mới.
- Nguyễn Thị Hương Quỳnh (2016), Pháp luật lao động Việt Nam với vấn
đề lao động cưỡng bức, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trong cơng trình này, tác giả tập trung nghiên cứu và làm rõ các nội dung về lý luận
liên quan đến lao động cưỡng bức; tìm hiểu các quy định của pháp luật quốc tế có
liên quan và đánh giá quy định của pháp luật lao động Việt Nam hiện hành trong
các lĩnh vực có sử dụng lao động cưỡng bức; đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn
thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong việc xóa bỏ lao động cưỡng bức
ở Việt Nam.
- Nguyễn Hồng Phương (2009), Các cơng ước quốc tế về lao động trẻ em
và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật - Đại học
Quốc gia Hà Nội. Trong cơng trình này, tác giả tập trung nghiên cứu và làm rõ
những vấn đề lý luận cơ bản về trẻ em và lao động trẻ em; phân tích nội dung cơ


5

bản của các công ước quốc tế về lao động trẻ em và những thuận lợi, khó khăn đối
với Việt Nam khi thực thi các công ước quốc tế này; đánh giá thực trạng lao động
trẻ em và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về lao động trẻ
em trong điều kiện hội nhập quốc tế.
- Trần Thị Giang (2017), Các quy định về lao động trong một số hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên, Khóa luận tốt nghiệp,
Khoa Luật, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. Trong cơng trình này, tác giả tập
trung nghiên cứu và làm rõ các quy định về lao động trong Hiệp định đối tác xuyên

Thái Bình Dương, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu và
một số hiệp định trong khuôn khổ Cộng đồng kinh tế ASEAN. Đồng thời, tác giả
phân tích những quy định trong pháp luật lao động Việt Nam từ Hiến pháp 2013,
Bộ luật Lao động 2012, Luật Cơng đồn 2012 để từ đó đề xuất hồn thiện hệ thống
pháp luật được áp dụng đến năm 2020.
- Lê Thị Thúy Hương (2019), Về khả năng thực thi các cam kết lao động
trong hiệp định thương mại tự do và một số thách thức đối với Việt Nam, Tạp chí
Khoa học pháp lý Việt Nam, số 03(124). Trong cơng trình này, tác giả tập trung
nghiên cứu tình hình phê chuẩn các cơng ước cốt lõi của Tổ chức Lao động quốc tế
từ phía Việt Nam; đánh giá những thuận lợi mà Việt Nam có thể thụ hưởng khi
tham gia Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu; phân tích
những thách thức mà Việt Nam sẽ đối mặt khi phê chuẩn các cơng ước cốt lõi cịn
lại của Tổ chức Lao động quốc tế và trong việc thực thi các cam kết lao động trong
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu; đề xuất một số khuyến
nghị để bảo đảm khả năng thực thi các cam kết này.
- Trần Thị Bích Nhân, Đỗ Thị Minh Hương (2019), Cơ hội và thách thức
khi thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Tạp chí Tài chính điện tử.
Trong cơng trình này, tác giả tập trung nghiên cứu và làm rõ tác động của các hiệp
định thương mại tự do thế hệ mới đối với Việt Nam; phân tích những vấn đề đặt ra
với Việt Nam trong thực thi các cam kết hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
- Đoàn Xuân Trường (2017), Cam kết về lao động trong các hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới – Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam, Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật, số 04. Trong cơng trình này, tác giả tập trung nghiên cứu và
làm rõ các xu hướng đưa vấn đề lao động vào trong các hiệp định thương mại tự do,
nội dung các cam kết về lao động trong các hiệp định thương mại tự do; đánh giá
tác động của các cam kết đó đối với Việt Nam; đề xuất một số kiến nghị nhằm đảm


6


bảo việc Việt Nam thực hiện đúng các cam kết về lao động trong các hiệp định
thương mại tự do.
Từ việc khảo sát tình hình nghiên cứu liên quan đến các cam kết về xoá bỏ
lao động cưỡng bức và lao động trẻ em, tác giả nhận thấy, tính đến nay, chưa có
cơng trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, cụ thể về các cam kết về xóa bỏ lao
động cưỡng bức và lao động trẻ em trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ
mới mà Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên, trong giai đoạn gần đây đã có một số
nghiên cứu đơn lẻ về một số khía cạnh của các cam kết này trong một số hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên. Kế thừa và phát triển kết
quả của các cơng trình nghiên cứu nói trên, kết hợp với việc khảo sát, phân tích,
đánh giá các quy định về các cam kết về lao động, đặc biệt là các cam kết về xóa bỏ
lao động cưỡng bức và lao động trẻ em trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ
mới, bao gồm các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành
viên, tác giả tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về thực thi các cam kết về xoá bỏ lao
động cưỡng bức và lao động trẻ em trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ
mới mà Việt Nam là thành viên.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Về mục đích nghiên cứu: Tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Cam kết về lao
động cưỡng bức và sử dụng lao động trẻ em trong các hiệp định thương mại tự
do thế hệ mới” nhằm góp phần thực thi đúng và hiệu quả cam kết xoá bỏ lao động
cưỡng bức và lao động trẻ em trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà
Việt Nam là thành viên.
Để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả xác định 05 nhiệm vụ nghiên
cứu sau đây:
Một là, nghiên cứu tổng quan những vấn đề cơ bản của cam kết về lao động
trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới;
Hai là, nghiên cứu tổng quan các quy định về xoá bỏ lao động cưỡng bức và
lao động trẻ em;
Ba là, nghiên cứu các quy định về xóa bỏ lao động cưỡng bức và lao động
trẻ em trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên;

Bốn là, nghiên cứu các quy định về xoá bỏ lao động cưỡng bức và lao động
trẻ em trong hệ thống pháp luật Việt Nam;


7

Năm là, đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm xoá bỏ lao động cưỡng bức và
lao động trẻ em trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về nội dung, tác giả tập trung nghiên cứu các quy định về xoá bỏ lao động
cưỡng bức và lao động trẻ em trong ba hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà
Việt Nam là thành viên. Cụ thể là: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên
minh kinh tế Á- Âu, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu và
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, và pháp luật lao
động Việt Nam hiện hành.
Về thời gian, tác giả tập trung nghiên cứu từ thời điểm hình thành các hiệp
định thương mại cho tới tháng 06/2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu
khoa học pháp lý. Cụ thể, phương pháp phân tích, bình luận khi nghiên cứu quy
định của các điều ước quốc tế, các quy định của pháp luật và quan điểm của các học
giả; phương pháp so sánh khi tiến hành so sánh các nội dung cơ bản về cam kết về
lao động trong các hiệp định thương mại tự do mà Mỹ và EU là thành viên; so sánh
các cam kết về xoá bỏ lao động cưỡng bức và lao động trẻ em trong các hiệp định
thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên và giữa các quy định này với các quy
định về cam kết về xóa bỏ lao động cưỡng bức và lao động trẻ em trong pháp luật
lao động Việt Nam; phương pháp tổng hợp để đưa ra các kết luận và đề xuất các
kiến nghị, giải pháp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu góp phần làm rõ các khái niệm liên quan

đến thương mại và thương mại tự do, lao động cưỡng bức và lao động trẻ em trong
hệ thống pháp luật quốc tế và hệ thống pháp luật Việt Nam; xây dựng, hoàn thiện
pháp luật Việt Nam về vấn đề liên quan đến lao động cưỡng bức và lao động trẻ em.
Vì thế, tác giả hi vọng luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai đang
học tập, nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực lao động, đặc biệt có liên quan đến
lao động cưỡng bức và lao động trẻ em.


8

7. Cơ cấu của luận văn
Cơ cấu của luận văn bao gồm: Phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham
khảo và hai chương:
Chương 1. Tổng quan cam kết về lao động trong các hiệp định thương mại
tự do thế hệ mới
Chương 2. Những vấn đề pháp lý về xoá bỏ lao động cưỡng bức và lao động
trẻ em trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên


9

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CAM KẾT VỀ LAO ĐỘNG TRONG CÁC HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI
Những vấn đề cơ bản về cam kết về lao động trong các hiệp định thương
mại tự do thế hệ mới
1.1.1. Khái niệm cam kết về lao động
Các cam kết về lao động, theo thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế
1.1.


(International Labour Organization - ILO), thường được quy định trong nhiều loại
hình cam kết và thỏa thuận thương mại, đặc biệt là các cam kết thương mại đơn
phương và các hiệp định thương mại song phương và khu vực.6 Ở đây, cam kết
thương mại đơn phương thường là các ưu đãi thương mại một chiều của một quốc
gia, thông thường là quốc gia phát triển, dành cho một hay một nhóm các quốc gia
đang phát triển. Một trong các ví dụ điển hình của một cam kết thương mại đơn
phương là hệ thống ưu đãi phổ cập. Hệ thống ưu đãi phổ cập của Hoa Kỳ năm 1984
là cam kết thương mại đơn phương đầu tiên đề cập các cam kết về lao động. Theo
đó, một trong các điều kiện để các quốc gia liên quan được hưởng ưu đãi thương
mại là khi các quốc gia đã thực hiện hoặc đang nỗ lực từng bước công nhận quyền
của người lao động theo các tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm:
(i)

quyền tự do lập hội;

quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể;
quyền tự do lao động, không là nạn nhân của lao động cưỡng bức;
quyền được đảm bảo về độ tuổi làm việc tối thiểu;
quyền được đảm bảo về điều kiện làm việc có thể chấp nhận bao gồm
chế độ tiền lương tối thiểu, thời gian làm việc, an toàn và vệ sinh lao
động;
và thực thi các cam kết để xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất.7 Các tổ
chức của người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức xã hội dân sự có
liên quan có thể đệ trình cáo buộc về các hành vi vi phạm các quy định trên.
(ii)
(iii)
(iv)
(v)

Tương tự như vậy, năm 1995, Ủy ban châu Âu đã giới thiệu các cam kết về

lao động trong hệ thống ưu đãi phổ cập của Liên minh châu Âu (European Union 6

ILO (2016), Studies on Growth with Equity: Assessment of labour provisions in trade and investment
arrangements, Printing and Distribution Branch (PRODOC) of the ILO, tr.21.
7

UNCTAD (2016), Generalized System of Preferences: Handbook on the Scheme of the United States of
America, United Nations, tr.9.


10

EU). Đáng chú ý, hệ thống ưu đãi phổ cập của EU sử dụng phương pháp “cà rốt và
cây gậy”, bao gồm các biện pháp trừng phạt trong trường hợp có hành vi vi phạm
nghiêm trọng, mang tính hệ thống các cam kết về lao động và các ưu đãi bổ sung
trong trường hợp các quốc gia liên quan thực thi đầy đủ các quyền và lợi ích của
người lao động được quy định.8 Chúng tôi thấy rằng, các quyền và lợi ích này được
mở rộng theo thời gian qua các thế hệ của hệ thống ưu đãi phổ cập của EU. Ở hệ
thống ưu đãi phổ cập thế hệ đầu tiên năm 1995, các ưu đãi thương mại sẽ bị rút bỏ
trong trường hợp các cam kết về lao động có liên quan đến xóa bỏ lao động cưỡng
bức bị vi phạm nghiêm trọng và mang tính hệ thống. Tiếp đến, hệ thống ưu đãi phổ
cập thế hệ thứ hai năm 1999 đã mở rộng nội dung các cam kết về lao động. Cụ thể,
trong trường hợp các cam kết về lao động có liên quan đến xóa bỏ lao động cưỡng
bức bị vi phạm nghiêm trọng và mang tính hệ thống, các ưu đãi thương mại sẽ bị rút
bỏ. Đồng thời, các quốc gia liên quan sẽ được hưởng các ưu đãi bổ sung nếu thực
thi đầy đủ các cam kết về lao động có liên quan đến tự do liên kết và công nhận
thực chất quyền thương lượng tập thể, xóa bỏ lao động trẻ em và xóa bỏ phân biệt
đối xử trong việc làm và nghề nghiệp. Như vậy, các cam kết về lao động lúc này đã
đặt ra nghĩa vụ cho các quốc gia liên quan trong việc thực thi đầy đủ bốn tiêu chuẩn
lao động quốc tế cơ bản. Cuối cùng, tại hệ thống ưu đãi phổ cập thế hệ thứ ba, việc

vi phạm nghiêm trọng và mang tính hệ thống các cam kết về lao động có liên quan
tới bốn tiêu chuẩn lao động quốc tế sẽ dẫn tới việc các ưu đãi thương mại bị rút bỏ.
Đồng thời, các ưu đãi bổ sung sẽ được dành cho các quốc gia liên quan khi họ tuân
thủ đầy đủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế này.
Các hiệp định thương mại song phương và khu vực là kết quả của quá trình
chuyển hướng trong chính sách tự do hóa thương mại của các quốc gia trên thế giới.
Kể từ sau khi kết thúc vòng đàm phán U-ru-goay, những bước tiến trong lĩnh vực
thương mại đa phương đã dần nhường chỗ cho sự phát triển của thương mại song
phương và khu vực.9 Xu hướng “phân mảnh” hệ thống thương mại toàn cầu nổi lên
một phần như là phản ứng tất yếu với những bế tắc trong đàm phán thương mại đa

8

ILO, International Institute for Labour Studies (2009), World of Work Report 2009: The Global Jobs Crisis
and Beyond, ILO Publications, International Labour Office, tr. 67.
9

Baldwin. R. E. (2006), Multilateralising regionalism: spaghetti bowls as building blocs on the path to
global free trade, The World Economy, số 29(11), tr.1451-1518.


11

phương, đặc biệt là tại vịng đàm phán Đơ-ha.10 Từ đó, các quốc gia có xu hướng
chuyển sang ký kết các hiệp định thương mại tự do (free trade agreement – FTA).
Theo thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới, tính đến đầu năm 2020, đã có 262
FTA được ký kết trong tổng số 484 hiệp định thương mại khu vực được ký kết.
Ngày nay, các FTA khơng cịn được hiểu trong phạm vi hẹp của những thỏa thuận
hội nhập khu vực hay song phương có cấp độ liên kết kinh tế đơn giản như trước,
mà được dùng để chỉ các thỏa thuận hội nhập kinh tế sâu giữa hai hay nhiều quốc

gia với nhau.11 Chính vì vậy, các FTA ngày nay còn được gọi là các FTA thế hệ
mới. Thuật ngữ này được sử dụng để chỉ những FTA có phạm vi tồn diện, vượt ra
ngồi khn khổ tự do hóa thương mại truyền thống. Phạm vi cam kết của các FTA
thế hệ mới, bên cạnh những lĩnh vực truyền thống như các biện pháp phi thuế quan,
thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, các hiệp định này còn đề cập các vấn đề
phi truyền thống như lao động, môi trường.
Cam kết về lao động đã và đang trở thành một trong những nội dung quan
trọng của các FTA thế hệ mới. FTA đầu tiên có các quy định liên quan đến các cam
kết về lao động là Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA)12, cụ thể là trong
Hiệp định Hợp tác lao động Bắc Mỹ (NAALC)13 – một trong hai hiệp định thuộc
phạm vi của NAFTA. Theo đó, 11 nguyên tắc lao động đã được liệt kê nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích của người lao động, bao gồm:
(i)

(ii)
10

quyền tự do hiệp hội (bao gồm quyền tự do thành lập cơng đồn,
quyền tự do liên kết để tạo thành các hiệp hội rộng lớn hơn của người
lao động);
quyền thương lượng tập thể;

Vòng đàm phán Đơ-ha, hay cịn gọi là Chương trình nghị sự Đô-ha về phát triển, được khởi động tại Hội

nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới lần thứ 4 được tổ chức tại Đô-ha, Ca-ta vào tháng 11 năm
2001. Mục tiêu ban đầu các bộ trưởng đề ra là kết thúc vịng đàm phán Đơ-ha vào năm 2005 với hi vọng sẽ
làm giảm đáng kể các rào cản thương mại, góp phần vào sự phát triển của các quốc gia nghèo và giải quyết
các vấn đề khó khăn cịn tồn tại, như trợ cấp nông nghiệp, chưa được giải quyết trong các hiệp định trước đó
như GATT.
“Global Trade After the Failure of the Doha Round”, 09/12/2018.

11

Bùi Trường Giang (2010), Hướng tới chiến lược FTA của Việt Nam: Cơ sở lý luận và thực tiễn Đông Á,

NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.40.
12
Tên tiếng Anh: North American Free Trade Agreement, viết tắt là NAFTA. NAFTA được ký kết năm 1994
giữa Mỹ, Ca-na-đa và Mê-hi-cô.
13
Tên tiếng Anh: North American Agreement on Labor Cooperation, viết tắt là NAALC.


12

(iii)
(iv)

quyền đình cơng;
nghiêm cấm cưỡng bức người lao động làm việc;

(v)
(vi)

nghiêm cấm sử dụng lao động là trẻ em;
xóa bỏ mọi sự phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp giữa lao
động nam và lao động nữ;

(vii)

trả lương bình đẳng dựa trên giá trị cơng việc cho lao động nam và lao

động nữ;

(viii) đảm bảo các tiêu chuẩn việc làm tối thiểu;
(ix) phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;
(x)
(xi)

thực hiện đền bù phù hợp khi xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp;
bảo vệ người lao động di cư làm việc ở nước ngoài.14

Các nguyên tắc lao động trên được các thành viên của NAALC cam kết thúc đẩy
trên cơ sở các quy định của hệ thống pháp luật quốc gia. Cụ thể, pháp luật quốc gia
không được thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu chung liên quan đến lĩnh vực lao động.
Ngoài ra, các thành viên phải bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động thông qua
các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, các thủ tục và thực tiễn áp dụng.
Trong trường hợp pháp luật quốc gia không thực hiện đúng các cam kết về lao động
có liên quan đến lao động trẻ em, an toàn và vệ sinh lao động, chế độ tiền lương tối
thiểu, mức tiền phạt được NAALC cho phép lên tới 20 triệu USD.15 Sau khi
NAFTA ra đời, số lượng FTA chứa đựng các điều khoản về lao động tăng mạnh. Từ
ba hiệp định vào năm 1995, tính đến năm 2016, đã có 77 hiệp định chứa các quy
định có liên quan đến lao động.16 Trong đó, gần một nửa số hiệp định trên ra đời sau
năm 2008, hơn 80% hiệp định có hiệu lực kể từ năm 2013 có quy định về lao
động.17
Các báo cáo thường niên của ILO đã thống nhất về cách hiểu đối với các
điều khoản có chứa các cam kết về lao động trong các FTA. Theo đó, các cam kết
về lao động được hiểu là các quy định chứa:

14


Phụ lục 1, NAALC

15

ILO (2009), tlđd (8), tr.68.
ILO (2017), Studies on Growth with Equity: Handbook on assessment of labour provisions in trade and

16

investment arrangements, Printing and Distribution Branch (PRODOC) of the ILO, tr.11.
17
ILO (2016), tlđd (6), tr.22.


13

(i)

bất kỳ tiêu chuẩn lao động nào trong đó thiết lập các điều kiện làm việc
tối thiểu, các điều khoản tuyển dụng hay quyền của người lao động;

(ii) bất kỳ cơ chế nào nhằm thúc đẩy việc bảo vệ quyền và lợi ích của
người lao động trên cơ sở pháp luật quốc gia về lao động và việc thực
thi các cơ chế đó;
(iii) bất kỳ khn khổ hợp tác và/hoặc giám sát các vấn đề này.18
Trong đó, nội dung (i) đề cập đến các cam kết và nghĩa vụ cụ thể liên quan đến các
tiêu chuẩn lao động và điều kiện làm việc như: Tự do và tự chủ trong việc lựa chọn
và thực hiện công việc, đảm bảo tiền lương tối thiểu, thời gian làm việc hợp lý, vấn
đề an toàn nghề nghiệp hay sức khỏe. Nội dung (ii) liên quan đến các cam kết về thể
chế và thủ tục nhằm thực thi các nghĩa vụ và đảm bảo sự tuân thủ. Các cam kết này

có thể bao gồm các khuôn khổ đối thoại và giám sát, các thủ tục giải quyết tranh
chấp. Nội dung (iii) liên quan đến các hoạt động hợp tác để thúc đẩy sự tuân thủ.
Các hoạt động này có thể bao gồm hợp tác phát triển để hỗ trợ việc thực thi và giám
sát các nghĩa vụ thông qua các cơ quan đã được thành lập trên cơ sở các cơ chế
tham vấn hay đối thoại thường xuyên giữa các bên.
1.1.2. Nội dung cam kết về lao động trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ
mới
Khi nói về trào lưu đưa các điều khoản về lao động vào các FTA, Lars Engen
nhắc đến hai thái độ của các quốc gia ký kết - thái độ “người dẫn đầu” và thái độ
“người theo sau”.19 Những “người dẫn đầu” tham gia vào nhiều FTA thế hệ mới có
lồng ghép điều khoản về lao động với đa số các quốc gia đối tác. Điều này cho thấy
họ thúc đẩy việc đưa các điều khoản về lao động vào FTA. Trong khi đó, những
“người theo sau” thường chỉ ký các FTA có chứa các điều khoản về lao động với
những quốc gia khuyến khích việc lồng ghép này. Mỹ và EU là hai đại diện tiêu
biểu của những “người dẫn đầu”, tham gia tạo lập nên khuôn mẫu chung cho nội
dung của các FTA thế hệ mới. Tính đến năm 2017, Mỹ đã đưa các cam kết về lao
động vào 13/14 FTA có hiệu lực của quốc gia này. Tương tự như vậy, EU đã cùng
với các đối tác thỏa thuận nên các cam kết về lao động trong 15/38 FTA đã có hiệu
18

ILO, International Institute for Labour Studies (2013), Studies on Growth with Equity: Social dimensions

of free trade agreements, Printing and Distribution Branch (PRODOC) of the ILO, tr.6.
19
Lars Engen (2017), Labour Provisions in Asia-Pacific Free Trade Agreements, Ninth Tranche of the
Development Account Project, United Nations Economic and Social Commission for Asia and the Pacific,
Background Paper No.1.2017, tr.53.


14


lực.20 Ngược lại, khi nghiên cứu các FTA mà Việt Nam là thành viên, chúng tôi
thấy rằng, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có thái độ “người theo sau”.
Việc Việt Nam đồng ý các cam kết về lao động trong các FTA thế hệ mới bởi tầm
quan trọng của các hiệp định này đối với Việt Nam. Các FTA này là cần thiết trong
bối cảnh vòng đàm phán Đô-ha bế tắc và Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế
quốc tế và thúc đẩy tự do hóa thương mại thông qua mở rộng quan hệ hợp tác tồn
diện. Tính đến tháng 1/2020, Việt Nam là thành viên của 13 FTA21, trong đó có bảy
FTA mà Việt Nam tham gia với tư cách là thành viên của Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations – ASEAN)22 và sáu FTA mà
Việt Nam tham gia với tư cách là một thành viên độc lập23. Trong 13 FTA này,
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu (VN-EAEU
FTA)24, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA)25 và
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)26 là ba
FTA thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên.
Trên cơ sở nghiên cứu 13 FTA mà Mỹ là thành viên, 15 FTA mà EU là
thành viên có chứa các cam kết về lao động, chúng tôi thấy rằng, các cam kết về lao
20

ILO (2017), tlđd (16), tr.13.

21

20/02/2020.
Bảy FTA này bao gồm: Bộ hiệp định trong Cộng đồng kinh tế ASEAN và sáu FTA được ký kết giữa

22

ASEAN và các đối tác gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân, Hồng
Kông.

23
Sáu FTA song phương bao gồm: Năm FTA được ký kết giữa Việt Nam và các đối tác gồm Nhật Bản, Chilê, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á-Âu, EU và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương.
24

Tên tiếng Anh: Vietnam-Eurasian Economic Union Free Trade Agreement, viết tắt là VN-EAEU FTA.
Đây là FTA thế hệ mới đầu tiên có hiệu lực với sự tham gia của Việt Nam. FTA này được hai bên khởi động
đàm phán từ tháng 03/2013. Sau hơn hai năm đàm phán với 08 vịng đàm phán chính thức và nhiều vịng
khơng chính thức, hai bên đã chính thức ký kết FTA này vào ngày 29/05/2015 tại Ca-dắc-xtan. FTA này có
hiệu lực từ ngày 05/10/2016.
Tên tiếng Anh: EU-Vietnam Free Trade Agreement, viết tắt là EVFTA. Hiệp định này được khởi động
đàm phán vào ngày 26/06/2010 tại Brúc-xen, Bỉ bên lề Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu lần thứ 8. Trải qua hơn
25

05 năm đàm phán, hai bên chính thức kết thúc quá trình đàm phán bằng việc ký Tuyên bố về việc chính thức
kết thúc đàm phán EVFTA vào ngày 02/12/2015. Tháng 8 năm 2018, EU cơng bố chính thức nội dung văn
kiện FTA này. Ngày 30/06/2019, EU và Việt Nam chính thức ký kết EVFTA.
26

Tên tiếng Anh: The Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership, viết tắt là
CPTPP. CPTPP là FTA thế hệ mới thứ hai có sự tham gia của Việt Nam. Tiền thân của FTA này là Hiệp định
Đối tác xuyên Thái Bình Dương (The Trans-Pacific Partnership Agreement – TPP). Đối với Việt Nam,
CPTPP chính thức có hiệu lực từ ngày 14/01/2019.


15

động bao gồm ba nội dung cơ bản sau đây: nguồn luật quốc gia, nghĩa vụ của các
quốc gia thành viên liên quan đến thực thi các cam kết về lao động, và giải quyết
tranh chấp về thực thi các cam kết về lao động.

(i) Nguồn luật quốc gia
Trong các cam kết về lao động, các thành viên FTA thường thỏa thuận thống
nhất các nghĩa vụ của mình trên cơ sở khung pháp lý quốc tế có liên quan đến các
tiêu chuẩn lao động quốc tế. Những văn bản dẫn chiếu phổ biến trong khung pháp
lý quốc tế nói trên bao gồm: Tuyên bố năm 1998 của ILO về Các nguyên tắc và
quyền cơ bản trong lao động và cơ chế theo dõi thực hiện (gọi tắt là Tuyên bố
1998), Cơng ước số 182 về Những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, Các Công
ước cơ bản của ILO và các Cơng ước khác của ILO, Chương trình nghị sự của ILO
về việc làm bền vững, Tuyên bố về Công bằng xã hội hay Tuyên bố cấp Bộ trưởng
năm 2006 của Hội đồng Kinh tế và xã hội Liên hợp quốc về việc làm đầy đủ và bền
vững. Theo kết quả thống kê của ILO năm 2016, có 64,9% trong tổng số các FTA
được ký kết trên thế giới dẫn chiếu đến Tuyên bố 1998, 13% trong tổng số các FTA
được ký kết trên thế giới dẫn chiếu đến Chương trình nghị sự của ILO về việc làm
bền vững và 9,1% trong tổng số các FTA được ký kết trên thế giới dẫn chiếu đến
các Công ước cơ bản của ILO.27
Trong 28 FTA có sự tham gia của Mỹ và EU được nghiên cứu, chúng tôi
thấy rằng, đã có bốn loại nguồn luật được đề cập, bao gồm: Tuyên bố 1998, các
Công ước cơ bản của ILO, Chương trình nghị sự của ILO về việc làm bền vững và
Tuyên bố cấp Bộ trưởng năm 2006 của Hội đồng Kinh tế và xã hội Liên hợp quốc
về việc làm đầy đủ và bền vững. Trong đó, Mỹ đã thể hiện tính thống nhất trong
việc lựa chọn nguồn luật khi 12/13 FTA thế hệ mới đã dẫn chiếu đến Tuyên bố
1998.28 Khác với Mỹ, EU đã cho thấy sự linh hoạt khi tham gia đàm phán và ký kết
các FTA thế hệ mới với các quốc gia đối tác. Theo đó, trong bảy FTA được ký kết
giữa EU và bảy quốc gia thuộc khu vực Địa Trung Hải gồm: An-giê-ri, Ai Cập, I27

ILO (2017), tlđd (16), tr.14.

Tuyên bố 1998 được đề cập tại: Điều 18.1 của FTA được ký kết giữa Mỹ và Ô-xtrây-li-a, Điều 15.1 của
FTA được ký kết giữa Mỹ và Ba-ranh, Điều 16.1 của FTA được ký kết giữa Mỹ, khối Trung Mỹ và Cộng
28


hịa Đơ-mi-ni-can, Điều 18.1 của FTA được ký kết giữa Mỹ và Chi-lê, Điều 17.2 của TPA được ký kết giữa
Mỹ và Cô-lôm-bi-a, Điều 6.1 của FTA được ký kết giữa Mỹ và Gioóc-đa-ni, Điều 19.2 của FTA được ký kết
giữa Mỹ và Hàn Quốc, Điều 16.1 của FTA được ký kết giữa Mỹ và Ma-rốc, Điều 16.1 của FTA được ký kết
giữa Mỹ và Ô-man, Điều 16.2 của TPA được ký kết giữa Mỹ và Pa-na-ma, Điều 17.2 của TPA được ký kết
giữa Mỹ và Pê-ru, Điều 17.1 của FTA được ký kết giữa Mỹ và Xinh-ga-po.


16

xra-en, Gioóc-đa-ni, Li-băng, Ma-rốc, Tuy-ni-di (gọi tắt là bảy quốc gia Địa Trung
Hải), không một loại nguồn luật nào liên quan tới các quy định về lao động. Tuy
nhiên, với các quốc gia còn lại, EU đã lựa chọn tham khảo các văn bản như Tuyên
bố 1998, các Công ước cơ bản của ILO, Chương trình nghị sự của ILO về việc làm
bền vững và Tuyên bố cấp Bộ trưởng năm 2006 của Hội đồng Kinh tế và xã hội
Liên hợp quốc về việc làm đầy đủ và bền vững (Xem Phụ lục 1).
Trong ba FTA thế hệ mới mà Việt Nam là thành viên, Việt Nam đều đi theo
xu thế chung của thế giới khi cùng dẫn chiếu tới Tuyên bố 1998.29 Với sứ mệnh đáp
lại những thách thức từ q trình tồn cầu hóa khi sự chênh lệch trong phân phối
các lợi ích tồn cầu ngày càng trở nên rõ ràng, Tuyên bố 1998 là văn bản được dẫn
chiếu nhiều nhất trong tổng số các FTA được ký kết trên thế giới. Ngoài Tuyên bố
1998, một số văn bản tham chiếu cơ bản khác cũng được đề cập tới như các Công
ước cơ bản của ILO, Tuyên bố cấp Bộ trưởng năm 2006 của Hội đồng Kinh tế và xã
hội Liên hợp quốc về việc làm đầy đủ và bền vững.
(ii) Nghĩa vụ của các quốc gia thành viên liên quan đến thực thi các
cam kết về lao động
Trên cơ sở nguyên tắc pacta sunt servanda, các FTA thế hệ mới có khả năng
ràng buộc các bên tham gia, trừ khi trong các hiệp định này có quy định khác. Theo
đó, tất cả các bên, khơng phân biệt mức độ phát triển, đều phải tuân thủ các quy
định đã được ghi nhận trong hiệp định. Chúng tôi nhận thấy, trong các FTA thế hệ

mới này, các điều khoản về lao động thường đề cập tới nghĩa vụ cơ bản của các
quốc gia thành viên ở nhiều mức độ, từ khuyến khích thực thi đến bắt buộc phải
thực hiện. Dù ở mức độ nào, hai nghĩa vụ cơ bản liên quan đến thực thi các cam kết
về lao động được nhắc tới trong các FTA thế hệ mới hiện nay bao gồm: Nghĩa vụ
tôn trọng, tuân thủ và thực thi các tiêu chuẩn lao động cơ bản; nghĩa vụ thực thi
pháp luật lao động của quốc gia thành viên.
Thứ nhất, nghĩa vụ tôn trọng, tuân thủ và thực thi các tiêu chuẩn lao động
cơ bản
Các tiêu chuẩn lao động cơ bản là tập hợp bốn nguyên tắc trong lao động
được cơng nhận trên tồn thế giới bao gồm: ngun tắc tự do liên kết và công nhận
Tuyên bố 1998 được đề cập tại: Điều 12.7.1 VN-EAEU FTA, Điều 19.2 của CPTPP và Điều 13.4.2 của
EVFTA.
29


17

thực chất quyền thương lượng tập thể; nguyên tắc xoá bỏ mọi hình thức lao động
cưỡng bức; ngun tắc xóa bỏ hiệu quả lao động trẻ em; nguyên tắc xoá bỏ phân
biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp. Trong bốn nguyên tắc này, xóa bỏ lao
động cưỡng bức và lao động trẻ em là hai nguyên tắc được đặc biệt chú trọng bởi
đây là hai trong số các hình thức bóc lột tồi tệ nhất cịn tồn tại trong xã hội hiện nay.
Các nguyên tắc trong lao động này, trước khi được đề cập chính thức như là các tiêu
chuẩn lao động cơ bản trong Tuyên bố 1998, đã được ghi nhận trong một số văn
bản và tuyên bố như Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế năm 194830, Công ước về
Quyền trẻ em năm 198931 hay Tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh Cô-pen-ha-gen
về Phát triển xã hội năm 199532. Như đã đề cập trước đó, Tuyên bố 1998 đã ràng
buộc nghĩa vụ đối với tất cả các quốc gia là thành viên ILO trong việc tôn trọng,
tuân thủ và thực hiện các tiêu chuẩn lao động cơ bản, khơng tính đến mức độ tham
gia tám cơng ước cơ bản tương ứng với bốn tiêu chuẩn lao động quốc tế. Đây cũng

là nghĩa vụ bắt buộc của các quốc gia thành viên. Điều này sẽ giúp các tiêu chuẩn
lao động cơ bản nói riêng và các cam kết về lao động nói chung được bảo đảm thực
thi có hiệu quả.
Nghĩa vụ tôn trọng, tuân thủ và thực thi các tiêu chuẩn lao động cơ bản được
Mỹ và EU thừa nhận trong đa số các FTA được ký kết giữa hai chủ thể này và các
quốc gia đối tác, ngoại trừ các FTA thời kỳ đầu được ký kết giữa EU và bảy quốc
gia Địa Trung Hải (Xem Phụ lục 2). Theo đó, chúng tơi nhận thấy, Mỹ tiếp tục thể
hiện sự thống nhất trong việc thừa nhận nghĩa vụ này khi nội dung các cam kết về
lao động đều ghi nhận các tiêu chuẩn lao động cơ bản. Tiếp đến, trong tám FTA
được ký kết giữa Mỹ và các quốc gia đối tác tương ứng gồm Gic-đa-ni, Ơ-xtrâyli-a, Ba-ranh, khối Trung Mỹ và Cộng hịa Đơ-mi-ni-can, Chi-lê, Ơ-man, Xinh-gapo, Ma-rốc, trên cơ sở dẫn chiếu tới Tuyên bố 1998, ba trong bốn tiêu chuẩn lao
động cơ bản đã trực tiếp được đề cập, ngoại trừ tiêu chuẩn về xoá bỏ phân biệt đối
xử trong việc làm và nghề nghiệp. 33Cuối cùng, trong các FTA gần đây nhất được
30

Điều 20, Điều 23 Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế năm 1948

31

Điều 15, Điều 32 Công ước về Quyền trẻ em năm 1989
Điểm i, Cam kết 3 Tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh Cô-pen-ha-gen về Phát triển xã hội năm 1995

32
33

Ba tiêu chuẩn lao động cơ bản được đề cập tại: Điều 18.7 của FTA được ký kết giữa Mỹ và Ô-xtrây-li-a,

Điều 15.7 của FTA được ký kết giữa Mỹ và Ba-ranh, Điều 16.8 của FTA được ký kết giữa Mỹ và khối Trung
Mỹ cùng với Cộng hịa Đơ-mi-ni-can, Điều 18.8 của FTA được ký kết giữa Mỹ và Chi-lê, Điều 6.6 của FTA
được ký kết giữa Mỹ và Gioóc-đa-ni, Điều 16.7 của FTA được ký kết giữa Mỹ và Ma-rốc, Điều 16.7 của
FTA được ký kết giữa Mỹ và Ô-man, Điều 17.7 của FTA được ký kết giữa Mỹ và Xinh-ga-po.



18

ký kết giữa Mỹ và các quốc gia tương ứng Cô-lôm-bi-a, Hàn Quốc, Pa-na-ma, Pêru, cả 04 tiêu chuẩn lao động cơ bản đã được công nhận. Không chỉ thừa nhận đơn
thuần, các nghĩa vụ liên quan đến các tiêu chuẩn này có mức độ tiếp cận sâu hơn
khi các thành viên khơng cịn “sẽ cố gắng đảm bảo” mà “sẽ áp dụng và duy trì” các
tiêu chuẩn này.34
Khác với Mỹ, chúng tôi thấy rằng, EU tiếp tục cho thấy sự linh hoạt trong
việc đưa các tiêu chuẩn lao động cơ bản vào nội dung các hiệp định mà EU là thành
viên. Cụ thể, hiệp định đầu tiên được ký kết giữa EU và quốc gia đối tác có đề cập
tới các tiêu chuẩn lao động cơ bản là Hiệp định về Thương mại, phát triển và hợp
tác giữa EU và Nam Phi có hiệu lực vào năm 2004. Mặc dù EU chú ý tới các tiêu
chuẩn lao động muộn hơn Mỹ nhưng phạm vi về nội dung của các cam kết về lao
động đầy đủ hơn. Theo đó, các FTA yêu cầu các quốc gia thành viên tôn trọng tất cả
bốn tiêu chuẩn lao động cơ bản, ngoại trừ một số hiệp định thời kỳ đầu.35 Ngoài ra,
trong một số FTA như FTA được ký kết giữa EU và Hàn Quốc, FTA được ký kết
giữa EU và ba quốc gia Cô-lôm-bi-a, Ê-cu-a-đo, Pê-ru, những tiêu chuẩn lao động
này không chỉ được dẫn chiếu từ Tuyên bố 1998 mà còn đặc biệt được trích dẫn từ
tập hợp các cơng ước cơ bản do ILO ban hành. Điều này đã khẳng định tầm quan
trọng của các tiêu chuẩn lao động cơ bản, đồng thời nhấn mạnh nghĩa vụ đối với các
tiêu chuẩn này của các quốc gia thành viên. Nghĩa vụ này có ba cấp độ gồm tơn
trọng, tn thủ và thực thi.
Thứ hai, nghĩa vụ thực thi pháp luật lao động của quốc gia thành viên
Trong các FTA, các quốc gia thành viên thường cam kết rằng, pháp luật lao
động trong nước sẽ được thực thi hiệu quả. Theo đó, trên cơ sở công nhận các tiêu
chuẩn lao động cơ bản, các quốc gia có quyền thiết lập nên các tiêu chuẩn lao động
trong nước thống nhất với các tiêu chuẩn lao động quốc tế và không được phép hạ
thấp các tiêu chuẩn này.
Các tiêu chuẩn lao động cơ bản được đề cập tại: Điều 17.2 và Điều 17.8 của TPA được ký kết giữa Mỹ và

Cô-lôm-bi-a, Điều 19.2 và Điều 19.8 của FTA được ký kết giữa Mỹ và Hàn Quốc, Điều 16.2 và Điều 16.9
34

của TPA được ký kết giữa Mỹ và Pa-na-ma, Điều 17.2 và Điều 17.8 của TPA được ký kết giữa Mỹ và Pê-ru.
35
Các tiêu chuẩn lao động cơ bản được đề cập tại: Điều 44 của hiệp định liên kết được ký kết giữa EU và
Chi-lê, Lời nói đầu của Hiệp định về Thương mại, phát triển và hợp tác giữa EU và Nam Phi, Điều 191 của
EPA được ký kết giữa EU và CARIFORUM, Điều 286.1 của hiệp định liên kết được ký kết giữa EU và khối
Trung Mỹ, Điều 269.3 của hiệp định liên kết được ký kết giữa EU và 03 đối tác Cô-lôm-bi-a, Ê-cu-a-đo và
Pê-ru, Điều 229.2 của hiệp định liên kết được ký kết giữa EU và Gru-di-a, Điều 13.4.3 của FTA được ký kết
giữa EU và Hàn Quốc, Điều 365.2 của hiệp định liên kết được ký kết giữa EU và Môn-đô-va.


19

Về nghĩa vụ thực thi pháp luật lao động quốc gia, chúng tôi nhận thấy, Mỹ
tiếp tục thể hiện sự nhất quán trong quan điểm ở tất cả các FTA có sự tham gia của
mình (Xem Phụ lục 2). Theo đó, các thành viên của tất cả các FTA được ký kết
giữa Mỹ và các quốc gia đối tác đều đồng ý thực thi có hiệu quả pháp luật lao động
của từng quốc gia thành viên, yêu cầu mỗi thành viên cố gắng đảm bảo rằng khơng
từ bỏ hoặc có những quy định vi phạm pháp luật trong nước với mục đích khuyến
khích thương mại đồng thời yêu cầu các nguyên tắc trong lao động đã được các
thành viên thống nhất trong hiệp định phải được công nhận và bảo vệ bởi pháp luật
trong nước.36 Để các nguyên tắc trong lao động được đảm bảo thực thi có hiệu quả,
các thành viên thống nhất sẽ đảm bảo cho các cá nhân có lợi ích hợp pháp theo pháp
luật quốc gia trong các trường hợp cụ thể có quyền tiếp cận thích hợp vào hệ thống
cơ quan tịa án hành chính, bán tư pháp, tư pháp hay lao động.37
Trong trường hợp của EU, chúng tôi thấy rằng, quy định về thực thi pháp
luật lao động trong nước được đề cập ở các FTA thời kỳ sau. Theo đó, tại Điều 192
của Hiệp định đối tác kinh tế giữa EU và CARIFORUM, các thành viên của hiệp

định đã thống nhất ghi nhận mỗi quốc gia có quyền thiết lập các quy tắc xã hội, các
tiêu chuẩn lao động riêng phù hợp với các ưu tiên phát triển xã hội của riêng họ và
cải thiện các chính sách, pháp luật lao động trong nước. Ngồi ra, EU cùng các đối
tác Cơ-lơm-bi-a, Ê-cu-a-đo và Pê-ru, khối Trung Mỹ, Gru-di-a, Môn-đô-va, Hàn
Quốc tái khẳng định những cam kết của họ trong việc thực thi có hiệu quả pháp luật
36

Tham khảo tại: Điều 2 của NAALC, Điều 18.2 của FTA được ký kết giữa Mỹ và Ô-xtrây-li-a, Điều 15.2

của FTA được ký kết giữa Mỹ và Ba-ranh, Điều 16.2 của FTA được ký kết giữa Mỹ, khối Trung Mỹ và Cộng
hịa Đơ-mi-ni-can, Điều 18.2 của FTA được ký kết giữa Mỹ và Chi-lê, Điều 17.3 của TPA được ký kết giữa
Mỹ và Cô-lôm-bi-a, Điều 6.4 của FTA được ký kết giữa Mỹ và Gioóc-đa-ni, Điều 19.3 của FTA được ký kết
giữa Mỹ và Hàn Quốc, Điều 16.2 của FTA được ký kết giữa Mỹ và Ma-rốc, Điều 16.2 của FTA được ký kết
giữa Mỹ và Ô-man, Điều 16.3 của TPA được ký kết giữa Mỹ và Pa-na-ma, Điều 17.3 của TPA được ký kết
giữa Mỹ và Pê-ru, Điều 17.2 của FTA được ký kết giữa Mỹ và Xinh-ga-po.
37
Trong 13 FTA được ký kết giữa Mỹ và các đối tác, chỉ duy nhất FTA được ký kết giữa Mỹ và Gic-đa-ni
là khơng đề cập nghĩa vụ tiếp cận tòa án. Trong các hiệp định còn lại, các thành viên công nhận và cam kết sẽ
đảm bảo quyền tiếp cận tịa án nhằm duy trì và thúc đẩy q trình thực thi có hiệu quả pháp luật lao động
trong nước cùng những tiêu chuẩn lao động cơ bản. Tham khảo thêm tại: Điều 18.3 của FTA được ký kết
giữa Mỹ và Ô-xtrây-li-a, Điều 15.3 của FTA được ký kết giữa Mỹ và Ba-ranh, Điều 16.3 của FTA được ký
kết giữa Mỹ và khối Trung Mỹ cùng Cộng hòa Đô-mi-ni-can, Điều 18.3 của FTA được ký kết giữa Mỹ và
Chi-lê, Điều 17.4 của TPA được ký kết giữa Mỹ và Cô-lôm-bi-a, Điều 19.4 của FTA được ký kết giữa Mỹ và
Hàn Quốc, Điều 16.3 của FTA được ký kết giữa Mỹ và Ma-rốc, Điều 4 của NAALC, Điều 16.3 của FTA
được ký kết giữa Mỹ và Ô-man, Điều 16.4 của TPA được ký kết giữa Mỹ và Pa-na-ma, Điều 17.4 của TPA
được ký kết giữa Mỹ và Pê-ru, Điều 17.3 của FTA được ký kết giữa Mỹ và Xinh-ga-po.


×