Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Thiệt hại được bồi thường của người chăm sóc người có sức khỏe bị xâm phạm theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.92 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ THANH HỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Định hƣớng ứng dụng
Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: Pgs.Ts. Lê Minh Hùng
Học viên: Lê Thanh Hoàng
Lớp: Cao học Luật, An Giang khóa 1

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của bản thân tơi
dưới sự hướng dẫn tận tình và chu đáo của Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Minh Hùng. Các
thông tin nêu trong Luận văn là trung thực. Các ý kiến, quan điểm không thuộc ý
tưởng hoặc kết quả tổng hợp của chính bản thân đều được trích dẫn đầy đủ.


Tơi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực, khách quan của các kết quả
nghiên cứu trong Luận văn.
Tác giả luận văn

Lê Thanh Hoàng


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

BLDS

Bộ luật dân sự

2

BTTH

Bồi thường thiệt hại

3

GĐT

Giám đốc thẩm


4

HĐTP

Hội đồng thẩm phán

Nghị quyết số 01/2004

Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28/4/2004
của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao về việc
hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS về
BTTH ngoài hợp đồng

6

Nghị quyết số 03/2006

Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006
của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao về hướng
dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về
BTTH ngoài hợp đồng

7

TAND

Tòa án nhân dân

STT


5


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. CHI PHÍ HỢP LÝ VÀ PHẦN THU NHẬP THỰC TẾ BỊ MẤT
CỦA NGƢỜI CHĂM SĨC NGƢỜI BỊ THIỆT HẠI .......................................... 10
1.1. Chi phí hợp lý cho ngƣời chăm sóc ngƣời bị thiệt hại trong thời gian
điều trị .................................................................................................................. 10
1.1.1. Bất cập của quy định pháp luật về chi phí chăm sóc người bị thiệt hại
trong thời gian điều trị ..................................................................................... 10
1.1.2. Kiến nghị hồn thiện pháp luật về chi phí cho người chăm sóc người bị
thiệt hại trong thời gian điều trị ....................................................................... 16
1.2. Phần thu nhập thực tế bị mất của ngƣời chăm sóc ngƣời bị thiệt hại
trong thời gian điều trị ....................................................................................... 17
1.2.1. Bất cập của pháp luật về thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc
người bị thiệt hại trong thời gian điều trị ........................................................ 17
1.2.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về thu nhập thực tế bị mất của
người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị .............................. 21
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................ 24
CHƢƠNG 2. CHI PHÍ HỢP LÝ CHO VIỆC CHĂM SÓC NGƢỜI BỊ THIỆT
HẠI SAU KHI ĐIỀU TRỊ MÀ NGƢỜI BỊ THIỆT HẠI MẤT KHẢ NĂNG
LAO ĐỘNG VÀ CẦN PHẢI CÓ NGƢỜI THƢỜNG XUYÊN CHĂM SÓC .. 25
2.1. Điều kiện để đƣợc bồi thƣờng chi phí hợp lý cho việc chăm sóc ngƣời bị
thiệt hại sau khi điều trị ..................................................................................... 25
2.1.1. Thực trạng pháp luật về điều kiện người chăm sóc người bị thiệt hại
được bồi thường ............................................................................................... 25
2.1.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về điều kiện để người chăm sóc người bị
thiệt hại được bồi thường ................................................................................. 29
2.2. Thời hạn đƣợc bồi thƣờng chi phí chăm sóc ngƣời bị thiệt hại sau điều

trị .......................................................................................................................... 31
2.2.1. Thực trạng pháp luật về quy định thời hạn được bồi thường chi phí
chăm sóc người bị thiệt hại sau điều trị ........................................................... 31
2.2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quy định thời hạn được bồi thường
chi phí chăm sóc người bị thiệt hại sau điều trị ............................................... 36


2.3. Số ngƣời chăm sóc đƣợc bồi thƣờng chi phí chăm sóc ngƣời bị thiệt hại
sau điều trị ........................................................................................................... 38
2.3.1. Thực trạng pháp luật về số người chăm sóc được bồi thường chi phí
chăm sóc người bị thiệt hại sau điều trị ........................................................... 38
2.3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về số người chăm sóc được bồi thường
chi phí chăm sóc người bị thiệt hại sau điều trị ............................................... 40
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 42
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, điều này đã được ghi nhận trong Hiến
pháp của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với quan điểm quyền tự do thân
thể là quyền bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ bằng những quy định, chế
tài chặt chẽ, nghiêm khắc nhất. Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “Mọi người có
quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và
nhân phẩm, không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất cứ hình thức đối
xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.1

Quy định về bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm nói chung và thiệt
hại được bồi thường của người chăm sóc người bị thiệt hại nói riêng lần đầu tiên
được quy định tại BLDS năm 1995. Đến BLDS năm 2005 về cơ bản nội dung quy
định về thiệt hại được bồi thường cho người chăm sóc người bị thiệt hại được quy
định tại điểm c khoản 1 điều 509 về cơ bản vẫn giữ y quy định của khoản 3 Điều 613
của BLDS năm 1995, chỉ bỏ đi phần nội dung: “và khoản tiền cấp dưỡng cho những
người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng nếu có”. Đến BLDS năm 2015 thì
về cơ bản cũng giữ y nội dung điều 509, tại điểm c khoản 1 điều 590 của BLDS năm
2015 chỉ bổ sung thêm từ “phải” thay cho từ “cần” thay vì: “phải có người thường
xuyên chăm sóc” so với quy định: “cần có người thường xuyên chăm sóc”. Điều này
nhằm xác định rõ hơn yếu tố điều kiện “cần phải có” để người chăm sóc người bị
thiệt hại được bồi thường theo quy định của pháp luật, tránh sự tùy tiện trong quá
trình áp dụng pháp luật.
Về tình hình ban hành văn bản hướng dẫn thống nhất pháp luật, có thể nhận
thấy rằng những quy định liên quan đến bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói
chung và do sức khỏe bị xâm phạm nói riêng trong đó có vấn đề “thiệt hại được bồi
thường của người chăm sóc người bị thiệt hại” được quy định mang tính chung
chung và mang tính định tính và để việc áp dụng pháp luật được thống nhất trên
thực tế thì TAND tối cao trên cơ sở thống nhất với các cơ quan có liên quan đã ban
hành nhiều Nghị quyết hướng dẫn thi hành những nội dung liên quan đến “Bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, cụ thể vào năm 2004 TAND Tối cao ban hành
Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP ngày 28/4/2004 để hướng dẫn về nội dung: “Bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng” theo quy định của BLDS năm 1995, trong đó có
1

Điều 20 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


2


nội dung về: “Bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm”. Năm 2006, TAND
Tối cao ban hành Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 (từ
đây gọi tắc là Nghị quyết số 03/2006): “Hướng dẫn áp dụng một số quy định của
BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” để thay thế cho Nghị
quyết số 01/2004. BLDS năm 2015 đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm
2017 thay thế cho BLDS năm 2005, điều đó cũng đồng nghĩa BLDS năm 2005 đã
hết hiệu lực thi hành. Tuy nhiên thì Nghị quyết 03/2006 đến nay trên thực tế Tòa án
các cấp vẫn phải áp dụng trong thực tiễn xét xử của mình vì chưa có văn bản nào
khác để thay thế, đây là một thực tiễn pháp lý đặt ra những vấn đề cần phải giải
quyết. Trong khi từ năm 2006 đến nay, thời gian đã gần 15 năm, điều kiện kinh tế
xã hội của Việt Nam đã có rất nhiều sự thay đổi, rất nhiều hướng dẫn trong Nghị
quyết 03/2006 đã khơng cịn phù hợp với thực tiễn và cần phải có bổ sung, thay thế
cho phù hợp với tình hình. Đó là lý do mà tác giả chọn đề tài mong đóng góp một
phần cơng sức nhỏ bé của mình nhằm để hồn thiện hệ thống pháp luật liên quan
đến nội dung: “Thiệt hại được bồi thường của người chăm sóc người bị thiệt hại do
sức khỏe bị xâm phạm”.
Hiện nay theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 590 2 chỉ quy định: “chi phí
hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong
thời gian điều trị. Nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có
người thường xun chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm
sóc người bị thiệt hại”. Đây là quy định khung mang tính chất nền tảng và trên cơ
sở đó các cơ quan áp dụng pháp luật mà cụ thể ở đây là TAND Tối cao cần ban
hành văn bản hướng dẫn để có sự thống nhất trong hoạt động áp dụng pháp luật.
Nghị quyết 03/2006 hướng dẫn thi hành điều 609 của BLDS năm 2005 có
nêu về những nội dung được gọi là “Chi phí hợp lý”. Tuy nhiên hướng dẫn này đã
không bao quát hết những vấn đề thực tiễn phát sinh và không theo kịp xu hướng
phát triển của xã hội, trên nền tảng lý luận của nền kinh tế thị trường và nguyên tắc
đã được Luật quy định đó là: “Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp
thời” theo quy định tại khoản 1 điều 585 của BLDS năm 2015.
Thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại là rất đa dạng

và phong phú, điều đó tùy thuộc vào đặc điểm nghề nghiệp, vị trí, địa vị xã hội, điều
kiện, hồn cảnh khách quan trong q trình chăm sóc người bị thiệt hại và cần phải
2

Điều 590 của BLDS năm 2015.


3

được xem xét tính tốn một cách đầy đủ để phần nào bù đắp những thiệt hại thực tế
do người gây ra thiệt hại đã gây ra cho họ.
Ngoài ra thì tình trạng thương tật, mức độ tổn thương, tình trạng sức khỏe,
mức độ suy giảm khả năng lao động của người bị thiệt hại mà mức độ, thời gian
chăm sóc, số người chăm sóc sẽ khác nhau và điều này chưa được pháp luật quy
định cụ thể hoặc chưa phù hợp và đã có sự khác nhau trong quá trình vận dụng pháp
luật trên thực tế ở Tịa án các cấp.
Ngồi ra, cũng cần có những quy định cụ thể về chi phí đi lại cho người chăm
sóc người bị thiệt hại như thế nào cho hợp lý trong điều kiện, hoàn cảnh mới khi mà
việc đi lại hiện nay đã có rất nhiều sự lựa chọn và nó cịn tùy thuộc vào hồn cảnh
khách quan đó là tình trạng thương tật sức khỏe, mức độ nghiêm trọng của người bị
thiệt hại vào thời điểm xảy ra hành vi gây thiệt hại.
Tác giả nhận thấy rằng việc nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Thiệt hại được
bồi thường của người chăm sóc người có sức khỏe bị xâm phạm” là hết sức cần
thiết trong giai đoạn hiện nay, nhất là đối với chuyên ngành khoa học ứng dụng.
Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp cho thực tiễn giải quyết các vụ án liên quan đến
bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm sẽ có cách tiếp cận khoa học hơn,
hợp lý hơn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến nội dung này tại Tịa
án các cấp. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ luật.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Như trên đã phân tích vấn đề thiệt hại của người chăm sóc người có sức khỏe

bị thiệt hại, hiện nay đang là một trong những nội dung mà trong q trình vận dụng
tại Tịa án đang có nhiều cách hiểu khác nhau do pháp luật chưa có những quy định
cụ thể và cịn khá chung chung dẫn đến việc mỗi Tịa án sẽ có cách hiểu và áp dụng
khác nhau. Điều đó làm cho việc vận dụng pháp luật sẽ trở nên tùy tiện, ảnh hưởng
đến tính thống nhất của hệ thống pháp luật và tạo ra dư luận không tốt cho xã hội.
Do đó việc nghiên cứu đề tài là thật sự hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Về đề tài bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm thì đã rất nhiều tác
giả, nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học nhiều bài viết được đăng trên các tạp chí
khoa học chun ngành khác nhau, trong các giáo trình luật học đã được giảng dạy
trong các nhà trường.
- Giáo trình:
+ Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Pháp luật hợp
đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức, Hội Luật gia Việt


4

Nam, năm 2017 có phần nghiên cứu trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng, trong đó
có đề cập đến những kiến thức pháp luật cơ bản về trách nhiệm BTTH liên quan đến
thiệt hại về sức khỏe. Đây là nền tảng lý luận quan trọng giúp tác giả tiếp cận về lý
luận của đề tài.
+ Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Sách tình huống Pháp luật
hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức, Hội Luật gia
Việt Nam, năm 2019. Đây là cơng trình viết về thực tiễn ứng dụng pháp luật liên
quan tới các chủ đề của pháp luật hợp đồng và BTTH ngồi hợp đồng tương ứng
với các chương trong giáo trình như đã trình bày ở trên. Cách tiếp cận từ thực tiễn
để minh họa và bổ sung cho kiến thức lý luận được sử dụng trong sách là nền tảng
phương pháp luận và kiến thức lý luận, kinh nghiệm thực tiễn giúp tác giả thực hiện
luận văn thuận lợi hơn.
- Sách chuyên khảo:

Đỗ Văn Đại (2015), Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS năm 2015,
Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam. Đây được xem là một cơng trình nghiên
cứu khoa học có tình chun sâu, bao qt và tính thực tiễn cao, ở đó tác giả đã
nghiên cứu và đưa ra nhiều luận điểm khác nhau về những quy định mới của BLDS
năm 2015 nói chung và nội dung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng.
Đối với phần nội dung bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng thì tác giả cũng đã đề cập
đến rất nhiều nội dung trong đó có nội dung thiệt hại về vật chất mà ở đó tác giả đã đề
cập đến hai nội dung lớn là: “Thời gian trước khi chết” và “Thời hạn hưởng bồi
thường”, trong đó tác giả đã đề cập đến các khoản được bồi thường khi sức khỏe bị
xâm phạm. Tuy nhiên phần nội dung chun sâu về chi phí cho người chăm sóc
người bị thiệt hại thì chưa được đề cập đến một cách bài bản và có hệ thống.
Đỗ Văn Đại (2018), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam – Bản
án và bình luận bản án, (lần thứ tư) – Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam,
Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là một cơng trình nghiên cứu chun sâu có tính thực
tiễn và ứng dụng cao. Trên cơ sở những quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về
nội dung BTTH ngoài hợp đồng, trong đó có nội dung về BTTH do sức khỏe bị xâm
phạm, tác giả lựa chọn những bản án có tính chất điển hình để phân tích những nội
dung liên quan đến phần thiệt hại được bồi thường bao gồm cả thiệt hại về vật chất
lẫn tinh thần. Trong đó thiệt hại về vật chất được xác định như tiền chi phí điều trị,
chi phí bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe, chi phí ăn, ở, đi lại tiền cơng lao động của
người bị thiệt hại. Ngoài ra tác giả cũng dành nhiều nội dung để phân tích, bình luận


5

các bản án liên quan đến nội dung phần thiệt hại của người chăm sóc người có sức
khỏe bị xâm phạm, bao gồm chi phí ăn ở, đi lại. Bên cạnh đó tác giả cũng có so sánh,
đối chiếu với pháp luật nước ngồi để người đọc có một cái nhìn tồn diện và tổng
thể về nội dung BTTH do sức khỏe bị xâm phạm nói chung và thiệt hại được bồi
thường của người chăm sóc người có sức khỏe bị xâm phạm nói riêng để có thể đóng

góp hồn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật của nước nhà.
Sách chuyên khảo: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về tài sản, sức khỏe
và tính mạng của tác giả Phùng Trung Tập (năm 2009), Nxb. Tư pháp, Hà Nội: tác
giả cũng đã đề cập đến một cách đầy đủ và toàn diện những quy định của pháp luật
liên quan đến nội dung BTTH ngồi hợp đồng, trong đó có bồi thường thiệt hại do
sức khỏe bị xâm phạm, tác giả đã phân tích những quy định của pháp luật và thực
tiễn áp dụng, những vấn đề còn bất cập và những đề xuất kiến nghị, tuy nhiên về nội
dung liên quan đến thiệt hại của người chăm sóc người có sức khỏe bị xâm phạm thì
chưa được đề cập đến một cách đầy đủ nhất.
- Luận văn Thạc sỹ:
+ Phạm Thị Hương (2014) Bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng sức
khỏe theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ luật học - Đại học Luật Hà Nội.
Đây là cơng trình nghiên cứu có tính tổng hợp, đa chiều ở đó tác giả đã đưa ra
những phân tích nhận định về những quy định liên quan đến nội dung BTTH do
tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm bao gồm các khoản được bồi thường, thực tiễn áp
dụng pháp luật những bất cập và các đề xuất kiến nghị. Tuy nhiên đây là luận văn
mang tính tổng hợp gồm rất nhiều nội dung, do đó những nội dung chuyên sâu về
phần chi phí cho người chăm sóc người có sức khỏe bị xâm phạm thì chưa được đề
cập đến một cách đầy đủ nhất.
- Bài báo, tạp chí:
Trong bài viết: “Những hạn chế và bất cập trong việc xác định thiệt hại khi
sức khoẻ bị xâm phạm theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành”của
tác giả Nguyễn Văn Hợi đăng trên Tạp chí Tịa án nhân dân, số 14-2011, tác giả
cũng đã phân tích những nội dung còn bất cập của những quy định của pháp luật
hiện nay liên quan đến nội dung những thiệt hại được xác định do sức khỏe bị xâm
phạm. Tuy nhiên về phần nội dung liên quan đến thiệt hại của người chăm sóc
người có sức khỏe bị xâm phạm thì chưa được tác giả đề cập đến.
Trong bài viết: “Quyền bảo đảm an tồn về tính mạng, sức khỏe, thân thể
trong pháp luật dân sự” của tác giả Phùng Thị Tuyết Trinh trích từ Kỷ yếu tọa đàm



6

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Nhà pháp luật Việt – Pháp,
năm 2011: tác giả cũng đã đề cập đến nội dung quyền được bảo đảm về sức khỏe là
một trong những quyền liên quan đến nhân thân đã được pháp luật bảo vệ và người
có hành vi xâm phạm đến sức khỏe của người khác, ngồi việc có thể phải chịu chế
tài của pháp luật hình sự thì cịn phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của
pháp luật. Tuy nhiên tác giả cũng đã khơng đi sâu phân tích những thiệt hại cụ thể
cần phải được bồi thường.
Ngồi ra, cịn có một số bài viết, cơng trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh
vực bồi thường do sức khỏe bị xâm phạm được đăng tải trên các tạp chí nghiên cứu
khoa học khác nhau. Tuy nhiên để có một cơng trình nghiên cứu chun sâu về thiệt
hại được bồi thường của người chăm sóc người có sức khỏe bị xâm phạm thì tác giả
chưa phát hiện ra.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong các quy định về BTTH ngồi hợp đồng thì thiệt hại do sức khỏe bị
xâm phạm là một trong những nội dung quan trọng và mang tính phổ biến nhất vì
tính đặc thù của nó và thực tiễn pháp lý, Tịa án cấp cấp thường áp dụng để giải
quyết tranh chấp.
Trong phạm vi của đề tài với tính chất của chuyên ngành khoa học ứng dụng,
tác giả đề cập đến nội dung liên quan đến “thiệt hại được bồi thường của người
chăm sóc người bị thiệt hại”. Trên cơ sở của những quy định pháp luật và thực tiễn
áp dụng pháp luật mà điển hình là các bản án xét xử của Tòa án các cấp trên phạm
vi cả nước sẽ cho ta có cái nhìn rõ hơn về những ưu điểm cũng như những tồn tại,
hạn chế, bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật liên quan đến nội dung đề tài
nghiên cứu, từ đó đề xuất những giải pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật liên
quan đến nội dung của đề tài cần nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Trong phạm vi của đề tài này, tác giả chỉ đề cập đến nội dung liên quan đến
“thiệt hại được bồi thường của người chăm sóc người bị thiệt hại”. Trên cơ sở của
những quy định pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng pháp luật của Tòa án các
cấp trong hoạt động xét xử, những bài viết, cơng trình nghiên cứu khoa học của các
chun gia, học giả hàng đầu trong lĩnh vực pháp luật có uy tín, các tài liệu, giáo
trình giảng dạy của các giáo sư tiến sĩ Luật học trên phạm vi cả nước cho ta có cái
nhìn rõ hơn về những ưu điểm cũng như những tồn tại, hạn chế bất cập trong quá


7

trình áp dụng pháp luật liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu, từ đó đề xuất
những giải pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến nội dung của đề tài
cần nghiên cứu.
Về nội dung, tác giả chỉ nghiên cứu về thiệt hại được bồi thường của người
chăm sóc người có sức khỏe bị xâm phạm, trong mối quan hệ tổng thể về bồi
thường vật chất do sức khỏe bị xâm phạm theo pháp luật Việt Nam, thiệt hại được
bồi thường của người chăm sóc người có sức khỏe bị xâm phạm, trong q trình
người bị thiệt hại phải điều trị và sau điều trị và cần phải có người chăm sóc.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Nhằm giúp cho việc nghiên cứu đề tài đạt được kết quả tốt nhất, tác giả đã sử
dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, cụ thể:
Ở Chương I, tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu đó là phương
pháp phân tích, tổng hợp. Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích để làm rõ
những quy định của pháp luật liên quan đến nội dung: “Chi phí hợp lý và phần thu
nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại”. Trong đó tập trung phân
tích những quy định của pháp luật hiện nay liên quan đến phần chi phí ăn ở, đi lại
cũng như cách tính thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại
được bồi thường. Bên cạnh đó tác giả đã tổng hợp những bản án, quyết định mà Tòa
án các cấp đã xét xử từ trước đến nay liên quan đến nội dung này, để từ đó chỉ ra

những hạn chế bất cập và cần phải có sự sửa đổi, bổ sung hoặc hướng dẫn trong
thời gian tới.
Ngoài ra tác giả cũng sử dụng phương pháp so sánh nhằm để đối chiếu về
cùng một nội dung, một vấn đề mà có sự vận dụng và giải quyết khác nhau giữa các
cấp Tòa án trên phạm vi cả nước. Từ đó để đi đến kết luận rằng đã khơng có sự
thống nhất về quan điểm, về nhận thức về cùng một vấn đề giữa các cấp Tòa án
xuất phát từ việc pháp luật có những quy định chưa rõ ràng. Từ đó có những đề
xuất, kiến nghị về việc cần thiết phải ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng pháp
luật mới cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Phương pháp chứng minh cũng được tác giả vận dụng trên bình diện thực
tiễn việc áp dụng pháp luật của các Tòa án các cấp và những gì mà thực tiễn cuộc
sống đang diễn ra. Từ đó để chứng minh cho nhận định của mình rằng, cuộc sống
đã có rất nhiều sự thay đổi nhưng pháp luật thì chưa được sửa đổi kịp thời cho phù
hợp với thực tiễn và cần phải có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình.


8

Ở Chương II, tác giả cũng sẽ sử dụng phương pháp phân tích để làm sáng tỏ
những quy định của pháp luật về nội hàm của những quy định liên quan đến nội
dung “Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại trong trường hợp sau khi
điều trị người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên
chăm sóc”, nhằm làm rõ những ý tưởng của các nhà làm luật trong việc ban hành
các quy định về điều kiện được bồi thường và các khoản được bồi thường của người
chăm sóc người có sức khỏe bị thiệt hại mà sau khi điều trị, dẫn đến mất khả năng
lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc. Ở chương này tác giả cũng sẽ
dùng phương pháp chứng minh bằng việc dẫn chứng các bản án mà Tòa án các cấp
đã xét xử về các khoản thiệt hại được bồi thường, cũng như số người chăm sóc
được bồi thường, sau khi điều trị. Từ đó chỉ ra được giữa những quy định của pháp
luật và thực tiễn xét xử đang tồn tại những bất cập và cần phải sửa đổi cho phù hợp

với tình hình thực tế.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng
Việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng quan về thiệt hại
được bồi thường của người chăm sóc người bị thiệt hại ở góc độ học thuật và có ý
nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận cho chúng ta có cái nhìn rõ hơn
về mặt tư duy mà các nhà làm luật đặt ra vấn đề về thiệt hại được bồi thường của
người chăm sóc người bị thiệt hại với những khoản thiệt hại mà các nhà làm luật đã
dự liệu và dựa trên những tổng kết thực tiễn trong hoạt động áp dụng pháp luật. Từ đó
đặt ra vấn đề cấp thiết về việc các cơ quan hướng dẫn áp dụng pháp luật mà cơ quan
chủ trì thực hiện đó là TAND tối cao cần ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng pháp
luật mới hoặc sự cần thiết phải lựa chọn và ban hành án lệ để phục vụ cho hoạt động
xét xử và có sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật trên phạm vi cả nước.
Về mặt thực tiễn việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp cho các cơ quan tiến hành tố
tụng nhìn thấy được những điểm phù hợp và chưa phù hợp của những quy định
của pháp luật, từ đó sẽ có những đề xuất kiến nghị trong việc hoàn thiện hệ thống
pháp luật.
6. Các vấn đề dự kiến cần giải quyết
Tác giả dự kiến phát triển đề tài thành hai chương, chương một đề cập
những nội dung liên quan đến chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của
người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị theo pháp luật Việt Nam.
Tại chương hai tác giả đề cập đến nội dung chi phí hợp lý cho việc chăm sóc
người bị thiệt hại trong trường hợp sau khi điều trị người bị thiệt hại mất khả năng


9

lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc, trong đó tác giả sẽ đề cập đến hai
nội dung quan trọng là thời hạn được bồi thường và số người chăm sóc người bị
thiệt hại được bồi thường.
7. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn còn được chia
thành hai chương:
Chƣơng 1. Chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc
người bị thiệt hại.
Chƣơng 2. Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại sau khi điều
trị mà người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên
chăm sóc.


10

CHƢƠNG 1
CHI PHÍ HỢP LÝ VÀ PHẦN THU NHẬP THỰC TẾ BỊ MẤT CỦA
NGƢỜI CHĂM SÓC NGƢỜI BỊ THIỆT HẠI
1.1. Chi phí hợp lý cho ngƣời chăm sóc ngƣời bị thiệt hại trong thời gian
điều trị
1.1.1. Bất cập của quy định pháp luật về chi phí chăm sóc người bị thiệt hại
trong thời gian điều trị
Đối với người bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm họ phải nằm viện để
được điều trị, cứu chữa, thời gian đó dài hay ngắn là tùy thuộc vào tình trạng, mức
độ nghiêm trọng của việc sức khỏe bị xâm phạm, có người suốt đời họ phải gắn liền
với những ngày tháng nằm viện với sự đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần, thậm chí
sau khi điều trị ở bệnh viện khi trở về với gia đình phải tiếp tục điều trị với bao
nhiêu tốn kém về công sức tiền của, mà sức khỏe cũng khơng thể hồi phục được.
Điều đó khơng chỉ gây thiệt hại cho chính bản thân họ mà cịn cho những người đã
trực tiếp chăm sóc họ trong thời gian họ phải nằm viện để điều trị.
Do đó pháp luật đã dự liệu và có những quy định để người chăm sóc người
bị thiệt hại sẽ được bồi thường những khoản tiền để bù đắp phần nào những thiệt
hại mà họ phải gánh chịu. Từ khi BLDS đầu tiên của nước ta đó là BLDS năm
1995 ra đời, những quy định về thiệt hại được bồi thường của người chăm sóc

người bị thiệt hại cũng đã được quy định khá chi tiết. Điều đó đã tạo hành lang
pháp lý cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết các vụ án liên quan
đến yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được tiến hành một
cách đầy đủ và toàn diện hơn, một phần nào đó đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn
cuộc sống đang đặt ra.
BLDS 2005 ra đời, phần nào đã đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất
nước trong tình hình mới, nền kinh tế xã hội của Việt Nam đã có những chuyển
biến và thay đổi mạnh mẽ, đó là những yếu tố của nền kinh tế thị trường phát triển
năng động cùng với nhiều thành phần kinh tế củng phát triển và vận hành theo cơ
chế thị trường. Từ đó tư duy về pháp luật dân sự cũng thay đổi theo, trong đó có tư
duy về BTTH ngồi hợp đồng nói chung và thiệt hại về sức khỏe nói riêng đã có sự
thay đổi trong điều kiện của nền kinh tế thị trường mà ở đó khái niệm về hàng hóa,
về giá trị của sức lao động đã có những thay đổi rất nhanh chóng, đó là xu hướng
chung của thời đại buộc chúng ta phải thay đổi.


11

Tuy nhiên trong q trình phát triển đó cũng cần phải tính đến những yếu tố
đặc thù của Việt Nam về điều kiện kinh tế xã hội, trình độ dân trí, thu nhập của dân
cư, đạo đức, phong tục tập quán, truyền thống, văn hóa của người Việt Nam và với
một nguyên tắc đã được pháp luật quy định là thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ
và kịp thời, trên tinh thần là tính đúng, tính đủ những thiệt hại đã xảy ra trên thực tế.
Lần đầu tiên BLDS năm 2005 đã liệt kê các khoản bồi thường mà người
chăm sóc người bị thiệt hại được hưởng được quy định một cách khá chi tiết tại
điều 590 của BLDS.
Và để cụ thể hóa những điều khoản cơ bản đó, TAND Tối cao đã ban hành
Nghị quyết số 03/2006 để hướng dẫn những quy định về BTTH ngoài hợp đồng nói
chung và thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm nói riêng, trong đó có những quy định
về các khoản thiệt hại mà người chăm sóc người bị thiệt hại được bồi thường nói

riêng. Tuy nhiên thời gian đến nay đã gần 15 năm với điều kiện kinh tế xã hội của
Việt Nam đã có rất nhiều sự thay đổi thì những nội dung của Nghị quyết số 03/2006
đã khơng còn phù hợp với thực tế. Những quy định này vẫn mang tính cứng nhắc và
mang nặng tư tưởng của nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp và có nhiều quy
định đã khơng cịn phù hợp với thực tế. So với BLDS năm 2005 thì những quy định
về thiệt hại được bồi thường của người chăm sóc người bị thiệt hại của BLDS năm
2015, về cơ bản cũng khơng có nhiều thay đổi
Điều đó địi hỏi TAND tối cao sự cấp thiết phải ban hành Nghị quyết mới
hướng dẫn điều 590 của BLDS năm 2015 để thay thế cho Nghị quyết 03/2006, về
mặt nguyên tắc là đã không cịn hiệu lực thi hành, hoặc sự cần thiết có những bản
án mang tính điển hình, mẫu mực và đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định
của Luật để dùng làm án lệ áp dụng cho hệ thống Tịa án các cấp.
BLDS năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 tại điểm
c khoản 1 điều 590 đã quy định: “Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất
của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; Nếu người bị thiệt hại
mất khả năng lao động và cần phải có người thường xun chăm sóc thì thiệt hại
bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại”.
Đây là những quy định khung chỉ mang tính định tính và cịn rất chung chung
nên rất dễ dẫn đến việc tùy nghi trong việc áp dụng, điều đó đã dẫn đến một thực tế
là có sự vận dụng khác nhau giữa Tịa án các cấp trên phạm vi cả nước.
Hiểu thế nào là hợp lý? lấy tiêu chí nào để quyết định rằng chi phí đó là hợp
lý, hợp lý có phải là phải có toa vé, chứng từ theo quy định của pháp luật hay sự


12

hợp lý theo lý lẽ, sự phù hợp với thực tiễn, xu hướng chung và mọi người đang áp
dụng. Người này có thể cho rằng đó là hợp lý nhưng người khác thì khơng và hợp lý
hay khơng thì phải áp dụng vào từng trường hợp khách quan, cụ thể.
Đây là vấn đề thực tiễn pháp lý đang đặt ra và cần có một quy chuẩn, hay một

chuẩn mực nào đó nhất định.
Hiện nay Tịa án các cấp vẫn phải áp dụng những hướng dẫn tại Nghị quyết
số 03/2006/ NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006 của HĐTP TAND Tối cao về
BTTH ngoài hợp đồng để giải quyết các vụ án về bồi thường thiệt hại do sức khỏe
bị xâm phạm, mặc dù trên thực tế đã khơng cịn hiệu lực thi hành.
Tại mục 1.3 của phần I của Nghị quyết có quy định chi phí hợp lý và phần
thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều
trị, trong đó có:
Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị
bao gồm tiền tàu xe đi lại tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi
thực hiện việc chi phí (nếu có) cho một trong những người chăm sóc người bị thiệt
hại trong thời gian điều trị do cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ sở y tế.
Quy định này đã cụ thể hóa những quy định tại điểm c khoản 1 điều 609 của
BLDS năm 2005. Tuy nhiên hướng dẫn này đã thiếu tính bao qt và khơng cịn
phù hợp với điều kiện về mức sống và điều kiện đi lại hiện nay và trong một số
trường hợp khi áp dụng vào từng vụ việc cụ thể thì phát sinh vướng mắc và cần phải
có quan điểm thống nhất. Hiện nay việc đi lại rất đa dạng và phong phú về các loại
phương tiện di chuyển khác nhau đi liền với đó là giá cả cũng rất khác nhau, đi kèm
với đó là chất lượng dịch vụ cũng khác nhau.
Việc lựa chọn phương tiện nào để đi lại chăm sóc người có sức khỏe bị thiệt
hại nó cịn tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh khách quan khi xảy ra việc gây thiệt
hại và đi liền với đó là mức độ thương tích, tình trạng bệnh tật, sức khỏe của người
bị gây thiệt hại tại thời điểm bị xâm phạm và suốt cả quá trình điều trị.
Trong một số trường hợp việc đi lại, thời gian, quãng đường di chuyển sẽ
quyết định rất lớn đến việc cứu chữa và tính mạng của người bị thiệt hại. Trong
những tình huống nguy nan tính mạng của người bị thiệt hại có thể bị đe dọa bất
cứ lúc nào thì người chăm sóc cho người bị thiệt hại sẽ khơng có nhiều sự lựa
chọn trong việc quyết định phương tiện đi lại, điều cần nhất của họ lúc này là bằng
tất cả những gì nhanh nhất có thể và có thể làm bất cứ điều gì để đưa người bị
thiệt hại đến bệnh viện để được cứu chữa kịp thời, trong những tình huống như



13

vậy pháp luật cũng cần có những quy định mang tính linh hoạt để có những quyết
định hợp tình, hợp lý.
Ngoài ra cũng cần phải hiểu đúng về khái niệm tiền tàu xe đi lại, đi lại có phải
chỉ là một lần đi từ nhà đến bệnh viện và từ bệnh viện trở về nhà hay khơng, bởi vì
trên thực tế trong q trình chăm sóc cho người bị thiệt hại thì người chăm sóc cũng
cần có nhu cầu đi lại họ không thể suốt ngày chỉ ở bên cạnh người bệnh, việc đi lại là
một nhu cầu cần thiết của con người. Trên thực tế đã phát sinh những trường hợp có
những người bị thương tích hoặc tổn hại sức khỏe rất nặng, nhất là trong các vụ án vi
phạm các quy định về an tồn giao thơng, các vụ án mà người gây thiệt hại đã có
hành vi cố ý tước đoạt sinh mạng của người khác nhưng nạn nhân không chết hoặc
các vụ cố ý gây thương tích, thơng thường là nạn nhân bị thương tích rất nặng và
những tổn thương rất nghiêm trọng và có thể bị cái chết đe dọa bất cứ lúc nào.
Trong những trường hợp như vậy việc chữa trị cho họ đòi hỏi mất rất nhiều
thời gian, công sức và tiền bạc, đơi khi thời gian nằm viện có thể lên đến hàng tháng
trời, và như vậy thì người chăm sóc cho người bị thiệt hại không phải lúc nào cũng
cận kề để chăm sóc cho người bị thiệt hại, một phần họ cũng mệt mỏi và cần có thời
gian để nghỉ ngơi và cũng phải về với gia đình để chăm sóc cho con cái và giải quyết
những cơng việc khác và sẽ có người khác thay họ. Sau đó họ có thể trở lại để chăm
sóc cho người bị thiệt hại và những lần “đi lại” như thế, liệu họ có được bồi thường
chi phí hay khơng? Kể cả đối với người chăm sóc người bị thiệt hại thay cho họ?.
Theo tác giả thì luật cũng cần quy định bồi thường tiền chi phí đi lại cho
người chăm sóc người bị thiệt hại trong suốt thời gian mà người bị thiệt hại phải
nằm viện điều trị, chi phí chuyển viện, chi phí đi tái khám (nếu có), bỡi vì trong
khoảng thời gian này người bị thiệt hại cũng rất cần sự giúp đỡ, chăm sóc của người
khác. Trên thực tế người bị thiệt hại khơng thể tự chăm sóc cho mình trong tình
trạng sức khỏe khơng đảm bảo và sẽ phát sinh rất nhiều việc mà bản thân họ không

thể tự giải quyết được.
Cần phải có những quy định như vậy để tránh tình trạng có một số Tịa án
chỉ chấp nhận chi phí đi lại cho người chăm sóc chỉ 01 lần đi và về là không thật
sự hợp lý.
Hiện nay đa số trường hợp người chăm sóc cho người bị thiệt hại họ sẽ thuê
xe dịch vụ ở bên ngoài hoặc từ bệnh viện để chuyển người bị thiệt hại điều trị ở các
tuyến bệnh viện cao hơn và phải trả tiền vận chuyển theo giá dịch vụ của thị trường
vận tải. Như vậy vấn đề đặt ra là người chăm sóc người bị thiệt hại có được bồi


14

thường tiền chi phí dịch vụ vận chuyển cùng với người bị thiệt hại theo giá thuê
phương tiện thực tế hay khơng, tác giả nghĩ rằng pháp luật cần có những quy định
rõ về nội dung này.
Ngoài ra việc Nghị quyết 03/2006 chỉ quy định bồi thường chi phí đi lại cho
một trong những ngưởi chăm sóc người bị thiệt hại là cũng chưa thật sự hợp lý. Như
trên đã phân tích trong một số trường hợp khi người bị thiệt hại về sức khỏe với
những chấn thương rất nặng có thể đe dọa đến tính mạng của họ thì khơng chỉ cần
một người đi cùng để chăm sóc họ mà phải là từ hai thậm chí nhiều hơn, như vậy
đặt ra vấn đề chỉ một người được bồi thường cịn những người khác thì khơng như
vậy thì có hợp lý hay không?.
Đối với quy định về tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình ở địa phương nơi
thực hiện việc chi phí (nếu có). Vấn đề đặt ra ở đây là thế nào là “Tiền thuê nhà trọ
theo giá trung bình ở địa phương”. Hiện nay giá nhà trọ rất đa dạng tùy vào chất
lượng, điều kiện phục vụ, có những loại nhà trọ với chi phí rất thấp đi kèm với chất
lượng dịch vụ cũng không cao như nhà trọ dành cho công nhân những người lao
động nghèo với những điều kiện trang bị tối thiểu nhất, chỉ có thể được trang bị
quạt máy và khơng có máy điều hịa nhiệt độ, liệu rằng người chăm sóc cho người
bị thiệt hại có thể ăn ở và sinh hoạt trong điều kiện như vậy có được khơng? trong

điều kiện cuộc sống hiện nay đã có nhiều thay đổi và đời sống của một đại bộ phận
người dân đã được nâng lên đáng kể. Quy định như hiện nay là mang tính cào bằng
và bình qn chủ nghĩa.
Việc họ phải sống trong một môi trường, điều kiện không thật sự tiện nghi,
với những trang bị tối thiểu cần phải có sẽ phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe của
họ, vốn đã phải làm việc trong điều kiện vất vả độc hại khi phải chăm sóc người bị
thiệt hại tại nơi điều trị.
Vấn đề đặt ra là cần có những tiêu chí rất cụ thể để tránh người chăm sóc cho
người bị hại lạm dụng để nhằm buộc người có trách nhiệm bồi thường phải bồi
thường cao hơn so với thiệt hại thực tế. Tuy nhiên cũng cần phải tính đến một thực
tế là trong điều kiện người chăm sóc người bị thiệt hại phải làm việc trong môi
trường vất vả cực nhọc và độc hại mà phải nghỉ ngơi trong điều kiện không thoải
mái và thiếu những tiện nghi cần thiết, điều đó sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của
chính bản thân họ.
Cách xác định tiền thuê nhà trọ theo giá trung bình cũng là một nội dung cần
xem xét, cách tính giá trung bình được xác định như thế nào, lấy gì làm tiêu chuẩn.


15

Trong phần chi phí này văn bản hướng dẫn chỉ đề cập đến tiền tàu xe đi lại, chi
phí thuê nhà trọ mà khơng đề cập gì đến chi phí cho việc ăn uống hàng ngày và những
chi phí sinh hoạt khác, chẳng lẽ người chăm sóc người bị thiệt hại khơng có nhu cầu ăn
uống hay sao. Đối với một con người nhu cầu đi lại và chổ ngủ chỉ là một phần trong
những nhu cầu tối thiểu cần có. Tác giả cho rằng Nghị quyết 03/2006 đã khơng quy
định một cách đầy đủ, chi tiết những khoản thiệt hại mà người chăm sóc cho người bị
thiệt hại phải bỏ ra. Sau đây có thể tham khảo cách vận dụng và áp dụng pháp luật để
giải quyết từng vụ việc cụ thể của Tòa án các cấp trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Vụ việc thứ nhất: Trên thực tế có những bản án chỉ xác định một cách chung
chung tiền cơng cho ngưởi chăm sóc người bị thiệt hại nhưng khơng nói rõ tiền đó bao

gồm những khoản nào, như tại bản án số 44/2007/DSPT ngày 16/4/2007 của TAND
tỉnh DAKLAK3 chỉ ghi là tiền cơng người chăm sóc 10 ngày x 30.000 đ = 300.000đ.
Nhận xét: Án tuyên như vậy là không thật sự rõ ràng, cụ thể và khơng đúng
về mặt thuật ngữ pháp lý, đó phải gọi là bồi thường thiệt hại phần chi phí cho người
người chăm sóc người bị thiệt hại và chi phí đó sẽ bao gồm nhiều khoản khác nhau,
khơng đơn thuẩn chỉ là tiền cơng chăm sóc. Ngồi ra mức bồi thường này là q
thấp và hồn tồn khơng tương xứng với những gì mà người chăm sóc người bị
thiệt hại đã bỏ ra.
Vụ việc thứ hai: Tương tự như vậy là tại bản án số 04/2014/DS- ST ngày
05/3/2014 của TAND Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh:4 buộc các bị đơn là Phạm
Thị Hồng Rạng, Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Văn Cường phải có trách
nhiệm liên đới bồi thường cho nguyên đơn với tổng số tiền là 5.394.541đ, trong đó
có 400.000đ “tiền nuôi bệnh”.
Nhận xét: Khái niệm“ tiền nuôi bệnh” hồn tồn khơng có trong Luật và các
văn bản, thực tế đây là khoản tiền chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại, do đó
việc các Tịa án sử dụng thuật ngữ tiền ni bệnh là khơng chính xác và bản án cũng
khơng nói rõ tiền này là tiền gì đó có thể là tiền tàu xe đi lại, tiền chi phí thuê nhà trọ,
tiền ăn uống hay là tiền cơng lao động cho người chăm sóc người bị thiệt hại?.
Án tuyên như vậy là có thiếu sót và ảnh hưởng đến quyền lợi của người chăm
sóc người bị thiệt hại.
Trong một số trường hợp Tòa án cũng có thể xem xét chấp nhận tiền chi phí
chăm sóc cho người bị thiệt hại thông qua hợp đồng thuê người chăm sóc trong
3
4

Bản án số 44/2007/DSPT ngày 16/4/2007 của TAND tỉnh DAKLAK.
Bản án số 04/2014/DS-ST ngày 05/3/2014 của TAND Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.


16


trường hợp do điều kiện khách quan người thân của người bị thiệt hại khơng thể
chăm sóc cho người bị thiệt hại mà cần phải th người chăm sóc thì căn cứ vào giá
thuê thực tế để bồi thường cho người bị thiệt hại như tình huống sau.
Vụ việc thứ ba: bản án số 11/2017/DS-ST ngày 06/09/2017 của TAND
huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam:5 đã chấp nhận: “khoản tiền thuê người nuôi chị
M trong thời gian chị M nhập viện là 4.290.000đ”.
Ngồi khoản tiền chi phí ni chị M bản án cịn chấp nhận khoản tiền th
người ni, chăm sóc con nhỏ của chị M trong thời gian chị M nhập viện là 4.290.000đ
Nhận xét: án tuyên như vậy là hợp lý phù hợp với thiệt hại thực tế đang xảy
ra mà trên thực tế pháp luật đã không quy định, điều đó cho thấy các Tịa án đã có
sự linh hoạt nhất định trong hoạt động xét xử của mình và điều này là phù hợp với
thực tiễn và sẽ được dư luận ủng hộ.
Thơng thường thì những người thân thuộc trong gia đình sẽ là những người
trực tiếp trong việc chăm sóc cho người bị thiệt hại, vì đó là vấn đề của tình cảm, đạo
đức xã hội và truyền thống của người Việt Nam ta. Tuy nhiên vì những hồn cảnh
khách quan ngồi ý muốn nên họ phải th người khác chăm sóc cho người thân của
mình và việc pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường đúng với chi phí
mà họ đã thuê người chăm sóc là phù hợp và hồn tồn có thể chấp nhận được.
Ngoài ra Nghị quyết cũng quy định là chi phí (nếu có) cho một trong những
người chăm sóc người bị thiệt hại, tại sao lại khống chế chỉ chi trả tiền bồi thường
chi phí cho một trong những người đi chăm sóc người bị thiệt hại, cịn những người
cịn lại thì sao, lý do gì mà họ không được bồi thường?.
Trên thực tế trong một số trường hợp do tình hình sức khỏe, thương tích của
người bị thiệt hại ở mức rất nghiêm trọng và gần như mọi sinh hoạt cá nhân của họ
phải dựa hoàn toàn vào sự chăm sóc của người khác, chưa nói đến hiện nay chất
lượng khám chữa bệnh và chất lượng phục vụ bệnh nhân của các cơ sở y tế ở Việt
Nam ta vẫn còn rất thấp và rất cần sự phục vụ của người thân và gia đình người bị
thiệt hại, từ việc chăm sóc, ni dưỡng đến phải liên hệ với các cơ sở điều trị, trong
việc làm các thủ tục hành chính trong thời gian nằm viện.

1.1.2. Kiến nghị hồn thiện pháp luật về chi phí cho người chăm sóc người bị
thiệt hại trong thời gian điều trị
Qua phân tích những nội dung mà BLDS năm 2015 cũng như nghị quyết
03/2006 đã quy định về: “Chi phí hợp lý cho người chăm sóc người bị thiệt hại
5

Bản án số 11/2017/DS-ST ngày 06/9/2017 của TAND huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.


17

trong thời gian điều trị” cũng như qua thực tiễn xét xử thơng qua các bản án mà
Tịa án các cấp đã xét xử trong thời gian vừa qua, như vừa phân tích, bản thân tác
giả xin có những kiến nghị như sau:
Trong thời gian tới khi ban hành nghị quyết mới để thay thế cho NQ 03/2006
TAND Tối cao cần có bổ sung những quy định cụ thể như sau:
Đối với tiền chi phí đi lại: Cần phải quy định cụ thể chi phí đi lại bao gồm
những khoản bao gồm: Tiền chi phí đi lại do phải đưa người bị thiệt hại đến nơi cấp
cứu dựa trên chi phí thực tế mà người chăm sóc đã chi trả. Tùy vào mức độ nghiêm
trọng của thương tích cũng như về điều kiện phương tiện đi lại từ nơi xảy ra thiệt
hại đến nơi người bị thiệt hại điều trị để quyết định về các khoản chi phí theo thị
trường vận tải cơng cộng hoặc chi phí thực tế cần phải chi trả.
Tiền chi phí đi lại khi phải cần thiết di chuyển từ nơi chăm sóc người bị thiệt
hại để về nơi sinh sống của người chăm sóc trong trường hợp người bị thiệt hại phải
điều trị trong dài ngày và người chăm sóc cần phải về nhà để giải quyết những cơng
việc cá nhân và gia đình.
Tiền chi phí đi lại trong thời gian người bị thiệt hại tái khám, tái điều trị bệnh
theo yêu cầu của Bác sỹ mà trong trường hợp người bị thiệt hại không thể tự đi mà
cần phải có người chăm sóc đi cùng
Tiền chi phí ăn, uống, sinh hoạt hợp lý trong thời gian chăm sóc người bị

thiệt hại, tùy vào điều kiện thực tế về chi phí, giá cả sinh hoạt nơi người bị thiệt hại
đang điều trị nhưng không quá 150.000 đ/người/ ngày.
Tiền chi phí dùng cho việc phải thuê nơi ở(nên bỏ từ chi phí thuê nhà trọ)
trong thời gian chăm sóc người bị thiệt hại, tùy vào điều kiện thực tế về chi phí,
giá cả sinh hoạt nơi người bị thiệt hại đang điều trị nhưng không quá 300.000
đ/người/ ngày.
1.2. Phần thu nhập thực tế bị mất của ngƣời chăm sóc ngƣời bị thiệt hại
trong thời gian điều trị
1.2.1. Bất cập của pháp luật về thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc
người bị thiệt hại trong thời gian điều trị
Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 03/2006 thì: “Nếu người chăm sóc người bị
thiệt hại có thu nhập ổn định thực tế từ tiền lương trong biên chế, tiền cơng từ hợp
đồng lao động thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi
người đó phải đi chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác
định khoản thu nhập thực tế bị mất”.


18

Bản thân tác giả cho rằng quy định này là chưa đầy đủ vẫn mang nặng tính
bao cấp và quá đặt nặng vấn đề người chăm sóc người bị thiệt hại là công chức nhà
nước và những ngưởi làm công ăn lương mà không xem xét đến trong nền kinh tế
thị trường với sự đa dạng phong phú của các ngành nghề, lĩnh vực, của thị trường
lao động, người chăm sóc người bị thiệt hại là những người kinh doanh, là những
ông chủ của các doanh nghiệp hoặc những người làm các công việc dịch vụ với thu
nhập rất cao và đây là xu hướng chung của thời đại, ví dụ như những người làm
dịch vụ mơi giới chứng khốn, môi giới bất động sản, dịch vụ tư vấn pháp luật,
những người hành nghề luật sự…
Ngoài ra trên thực tế một bộ phận lớn người dân Việt Nam làm việc và tạo ra
thu nhập trong các ngành nghề tự do mà không hưởng lương từ ngân sách hoặc từ

tiền công lao động. Do phải chăm sóc người bị thiệt hại mà bị mất thu nhập thì sẽ
được xem xét bồi thường như thế nào, đây cũng là vấn đề phát sinh trên thực tế mà
pháp luật chưa quy định. Nếu trong trường hợp vì phải chăm sóc cho người bị thiệt
hại mà phải bỏ lỡ một hợp đồng, một cơ hội kinh doanh với những khoản lợi nhuận,
những khoản thu nhập bị mất hoặc không thể giao hàng đúng hạn cho đối tác hay vi
phạm hợp đồng đã ký kết và họ chứng minh được thiệt hại thì có được bồi thường
hay khơng?. Đây là điều hồn tồn có thể xảy ra trên thực tế, vì đa số trường hợp
người trực tiếp chăm sóc cho người bị thiệt hại nhất là trong khoảng thời gian từ khi
xảy ra việc gây thiệt hại đến khi người bị thiệt hại nhập viện để điều trị, là những
người có quan hệ thân thích nhất với người bị thiệt hại như cha mẹ với con cái, ông
bà với con cháu và ngược lại. Truyền thống của người Việt Nam ta rất xem trọng
tình thương, mối quan hệ huyết thống, tình cảm gia đình, vào thời điểm ranh giới
giữa sự sống và cái chết là mong manh, họ khơng nghĩ điều gì khác ngồi việc kịp
thời cứu chữa chăm sóc cho những người thân yêu của mình, chấp nhận bỏ lại sau
lưng tất cả những cơng việc cịn dang dỡ, dù việc đó có thể gây thiệt hại cho họ
không nhỏ về mặt kinh tế. Đây là điều mà pháp luật cũng cần phải xem xét đến.
Cần phải thay đổi cách tư duy trong một điều kiện hồn tồn mới mà ở đó lao
động là một loại hàng hóa đặc biệt trong thị trường sức lao động hết sức sơi động và
thay đổi nhanh chóng như hiện nay. Đây có lẽ là khoảng trống của pháp luật bởi vì
thu nhập của một người khơng phải chỉ xuất phát từ tiền lương và tiền công lao
động mà nó có thể xuất phát từ hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là trong điều
kiện xã hội phát triển như hiện nay, làm việc trong các cơ quan nhà nước hoặc làm
cơng ăn lương đơn thuần khơng cịn là một xu hướng lựa chọn của đa số người nữa,


19

nhất là trong điều kiện mà xã hội đang khuyến khích mọi người với tinh thần khởi
nghiệp hãy đầu tư trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất, dịch vụ để làm giàu cho bản
thân và xã hội và tạo việc làm cho những người khác.

Có thể thấy thị trường lao động hiện nay gắn liền với nền kinh tế của thời
đại số, thời đại công nghiệp 4.0 với sự phát triển rất đa dạng của mọi ngành nghề,
lĩnh vực có thể tạo ra thu nhập, nhất là trong các lĩnh vực dịch vụ, do đó pháp luật
cũng cần có những dự liệu cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống đang đặt ra. Nếu
người chăm sóc người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập ổn định,
nhưng có mức thu nhập khác nhau thì lấy mức thu nhập trung bình của 06 tháng
liền kề (nếu chưa đủ 06 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi người đó phải đi
chăm sóc người bị thiệt hại nhân với thời gian chăm sóc để xác định khoản thu
nhập thực tế bị mất.
Ngoài ra với quy định này rất khó cho hoạt động xét xử của Tịa án bởi vì
trên thực tế trong một số trường hợp việc xác định thu nhập của người dân hiện nay
là không hề dễ dàng với việc đa số người dân Việt Nam đều làm việc trong lĩnh vực
khơng chính thức và việc công khai tiền lương, thu nhập đôi khi cũng là một vấn đề
hết sức tế nhị và nhạy cảm, đối với một xã hội dùng tiền mặt như Việt Nam. Ngồi
ra đối với những người làm cơng việc kinh doanh mua bán, đầu tư, dịch vụ thì việc
xác định thu nhập của họ được tính như thế nào, có lẽ pháp luật cần có những quy
định một cách linh hoạt thích ứng với một nền kinh tế thị trường đầy năng động và
đa dạng như hiện nay.
Nếu người chăm sóc người bị thiệt hại khơng có việc làm hoặc có tháng làm
việc có tháng khơng và do đó khơng có thu nhâp ổn định thì được hưởng tiền cơng
chăm sóc bằng mức tiền cơng trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại
địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú.
Việc pháp luật quy định bằng mức tiền cơng trung bình trả cho người chăm
sóc người tàn tật ở địa phương là quá thấp và không phù hợp với thực tế, không đủ
để bù đắp và không tương xứng với những thiệt hại thực tế mà họ phải gánh chịu.
Trong một số trường hợp chăm sóc cho người bị thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
còn vất vả và cực nhọc hơn nhiều so với người tàn tật vì mức độ thương tật, bệnh
tình của họ, nhất là đối với các nạn nhân trong các vụ án tai nạn giao thông, mà bản
thân họ không tự chăm sóc được cho mình với những nhu cầu tối thiểu nhất.
Ngồi ra lấy tiền cơng chăm sóc người tàn tật làm cơ sở cho việc bồi thường

ở đây được hiểu là tiền cơng được tính ở các trung tâm chăm sóc người tàn tật của


×