Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Luận văn ngành báo chí nâng cao chất lượng phóng sự ngắn trong chương trình thời sự truyền hình địa phương​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 148 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------ooOoo--------

PHAN TRƢỜNG SƠN

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG PHĨNG SỰ NGẮN
TRONG CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ
TRUYỀN HÌNH ĐỊA PHƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Vĩnh Long 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------ooOoo--------

PHAN TRƢỜNG SƠN

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG PHĨNG SỰ NGẮN
TRONG CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ
TRUYỀN HÌNH ĐỊA PHƢƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Chun ngành Báo chí học định hướng ứng dụng
Mã số: 8320101.01 (UD)

Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

PGS. TS Vũ Quang Hào

TS Trần Thị Tri

Vĩnh Long 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn "Nâng cao chất lượng phóng sự ngắn
trong chương trình thời sự truyền hình địa phương" là cơng trình nghiên
cứu của riêng tơi dưới sự hướng dẫn của TS Trần Thị Tri. Các số liệu và
kết quả trong luận văn là do tôi khảo sát và chưa được công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Tơi xin chịu trách nhiệm về tính xác thực của nội dung luận văn này.
Tháng 9 năm 2020
Tác giả

Phan Trƣờng Sơn


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và triển khai thực hiện đề tài "Nâng cao
chất lượng phóng sự ngắn trong chương trình thời sự truyền hình địa
phương", tác giả luận văn đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ Viện Đào tạo
Báo chí và Truyền thơng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội
Đặc biệt, tác giả luận văn nhận được sự quan tâm, định hướng, chỉ bảo

tận tình của TS Trần Thị Tri. Cảm ơn sự quan tâm, động viên của cơ đã giúp
cho tác giả luận văn hồn thành tốt cơng trình nghiên cứu của mình.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo và Ban biên tập của Đài
Phát thanh và Truyền hình TP Cần Thơ, Đài Phát thanh Truyền hình Cà Mau
và Đài Phát thanh Truyền hình Vĩnh Long đã giúp tơi có được tư liệu để khảo
sát, làm cơ sở hoàn thành tốt luận văn.
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện, luận văn cũng sẽ khơng tránh
khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Hội
đồng chấm luận văn, của thầy cô và đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn.
Tháng 9 năm 2020
Tác giả

Phan Trƣờng Sơn


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTTS

:

Chương trình thời sự

CTV

:

Đài Phát thanh Truyền hình Cà Mau

ĐBSCL


:

Đồng bằng sơng Cửu Long

GS

:

Giáo sư

MXH

:

Mạng xã hội

NXB

:

Nhà xuất bản

PGS

:

Phó Giáo sư

PSN


:

Phóng sự ngắn

THTPCT

:

Đài Phát thanh Truyền hình TP Cần Thơ

THVL

:

Đài Phát thanh Truyền hình Vĩnh Long

TS

:

Tiến sĩ

VTV

:

Đài Truyền hình Việt Nam



BẢNG PHỤ LỤC
Bảng phụ lục 1:

PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU 01 (PVS01 - Cán bộ lãnh đạo
THVL)

Bảng phụ lục 2:

PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU 02 (PVS02 - Cán bộ lãnh đạo
CTV)

Bảng phụ lục 3:

PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU 03 (PVS03 - Phóng viên viết
PSN của CTV)

Bảng phụ lục 4:

PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU 04 (PVS04 - Phóng viên quay
phim của THVL)

Bảng phụ lục 5:

PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU 05 (PVS05 - Kỹ thuật viên
dựng PSN của THVL)

Bảng phụ lục 6a: PHIẾU XIN Ý KIẾN KHÁN GIẢ XEM TRUYỀN
HÌNH (THVL)
Bảng phụ lục 6b: TỔNG HỢP Ý KIẾN KHÁN GIẢ (THVL)
Bảng phụ lục 7a: PHIẾU XIN Ý KIẾN KHÁN GIẢ XEM TRUYỀN

HÌNH (THTPCT)
Bảng phụ lục 7b: TỔNG HỢP Ý KIẾN KHÁN GIẢ (THTPCT)
Bảng phụ lục 8a: PHIẾU XIN Ý KIẾN KHÁN GIẢ XEM TRUYỀN
HÌNH (CTV)
Bảng phụ lục 8b: TỔNG HỢP Ý KIẾN KHÁN GIẢ (CTV)
Bảng phụ lục 9:

TỈ LỆ PSN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CTTS 18g30
CỦA THTPCT, CTV VÀ THVL


MỤC LỤC
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 3
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề ............................................... 5
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu................................................................... 8
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................................... 9
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 9
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ....................................................................... 10
7. Kết cấu luận văn.......................................................................................... 10
B. NỘI DUNG ..................................................................................................... 11
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÓNG
SỰ NGẮN ............................................................................................................ 11
1.1 Một số khái niệm ....................................................................................... 11
1.1.1 Chương trình thời sự............................................................................. 11
1.1.2 Phóng sự truyền hình ............................................................................ 14
1.1.3 Phóng sự ngắn ...................................................................................... 16
1.1.4 Chất lượng phóng sự ngắn ................................................................... 20
1.2 Vai trị của phóng sự ngắn ....................................................................... 25
1.3 Đặc điểm, u cầu và điều kiện sản xuất phóng sự ngắn ...................... 26

1.3.1 Đặc điểm: .............................................................................................. 26
1.3.2 Yêu cầu: ................................................................................................ 35
1.3.3 Điều kiện sản xuất phóng sự ngắn ........................................................ 37
Tiểu kết Chƣơng 1........................................................................................... 40
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHĨNG SỰ NGẮN TRONG CHƢƠNG
TRÌNH THỜI SỰ TRÊN SĨNG TRUYỀN HÌNH ĐỊA PHƢƠNG ............. 41
2.1 Sự phát triển của truyền hình ở ĐBSCL ................................................ 41
2.1.1 Đặc điểm khu vực ĐBSCL .................................................................... 41
2.1.2 Tổng quan về truyền hình ĐBSCL ........................................................ 42
2.1.3 Một số thơng tin về THTPCT, CTV, và THVL ...................................... 44

1


2.2 Thực trạng phóng sự ngắn trong chƣơng trình thời sự ........................ 49
2.2.1 Thực trạng chất lượng nội dung ........................................................... 49
2.2.2 Hình thức thể hiện................................................................................. 64
2.2.3 Thực trạng điều kiện sản xuất phóng sự ngắn...................................... 70
2.3 Thành cơng và hạn chế ............................................................................. 73
2.3.1 Thành công............................................................................................ 73
2.3.2 Hạn chế ................................................................................................. 73
2.4 Nguyên nhân thành công và hạn chế ...................................................... 75
2.4.1 Nguyên nhân thành công ...................................................................... 75
2.4.2 Nguyên nhân hạn chế............................................................................ 77
Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................ 79
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG PHÓNG SỰ
NGẮN .................................................................................................................. 81
3.1 Giải pháp về nhân sự ................................................................................ 81
3.1.1 Thay đổi tư duy cán bộ quản lý nội dung thời sự ................................. 82
3.1.2 Đào tạo nghiệp vụ cho biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên .......... 82

3.2 Giải pháp về sản xuất nội dung ............................................................... 85
3.2.1 Nâng cao chất lượng đề tài................................................................... 85
3.2.2 Khai thác những đặc điểm là thế mạnh của phóng sự ngắn ................ 86
3.3 Giải pháp về kỹ thuật ............................................................................... 87
3.3.1 Đầu tư trang thiết bị ............................................................................. 87
3.3.2 Tăng hàm lượng hình ảnh đồ họa ......................................................... 88
3.4 Những vấn đề đặt ra từ việc sản xuất phóng sự ngắn ........................... 89
Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................ 92
C. KẾT LUẬN .................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 97

2


A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài
Phóng sự ngắn là thể loại có tầm quan trọng đặc biệt đối với nhiều loại
hình báo chí, trong đó có truyền hình. Nếu như tin tức cung cấp cho khán giả
thông tin ngắn gọn những sự kiện vừa diễn ra, hoặc đang diễn ra thì phóng sự
ngắn là những góc nhìn độc đáo mang đậm dấu ấn cá nhân, có thể làm đầy
thêm những thơng tin về sự vật, hiện tượng một cách đầy cảm xúc để chuyển
tải tới cơng chúng.
Trong những CTTS chính luận ở một số đài truyền hình, đặc biệt là ở
Đài truyền hình Việt Nam, PSN giữ vị trí quan trọng, khơng chỉ cung cấp
thơng tin mà còn tạo nhịp điệu và điểm nhấn cho chương trình.
Ngồi góc nhìn riêng mang yếu tố cá nhân, các đài truyền hình địa
phương cịn sử dụng PSN như là một thứ vũ khí để khai thác những đề tài
mang tính đặc trưng riêng của địa phương, vùng miền để phục vụ cơng chúng.
Đây là thế mạnh vì các phóng viên có sự sâu sát với thực tế địa phương, hiểu
rõ được những vấn đề mà những đài ở vị trí xa khó tiếp cận, thấu hiểu. Đầu tư

cho PSN chính là sự đầu tư để nâng cao chất lượng của CTTS ở các đài
truyền hình.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát tại một số đài truyền hình địa phương ở
ĐBSCL cho thấy PSN chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, cần được nâng
cao về mặt chất lượng.
Tại không ít đài truyền hình địa phương, đặc trưng và thế mạnh của PSN
chưa được khai thác tốt. Nhiều PSN được phát sóng, tuy được gọi là PSN
nhưng thực tế chỉ là những tin có phát biểu, thơng tin nối dài chứ chưa có
những yếu tố như chi tiết đắt giá, lời bình, hình ảnh, cảm xúc với nhân vật, sự
kiện... "Có nhiều đề tài phóng viên thực hiện, nói là PSN chứ chưa phải là

3


PSN mà chỉ là bài phản ảnh, ghi nhận, hoặc là tin có nhiều phát biểu mà
thơi" [PVS01]
Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như việc phải
chạy theo dịng sự kiện để có đủ lượng tin, bài để phát sóng hàng ngày; sự
thiếu đầu tư cho thể loại PSN, xem nhẹ giá trị thông tin trong PSN. Phóng
viên thường bị áp lực chạy theo chỉ tiêu, định mức nên cũng không mấy mặn
mà với thể loại PSN vốn cần được đầu tư công phu cả về hình ảnh, lời bình,
âm thanh, cảm xúc...
Bên cạnh đó, yếu tố khách quan khiến công chúng giảm dần sự quan tâm
đối với CTTS chính luận là sự phát triển mạnh của internet. Nếu như trước
đây, nhà đài phát chương trình gì, và trong khung giờ nào thì cơng chúng đợi
đến khung giờ đó để xem. Cịn hiện tại, cơng chúng chủ động chọn kênh mình
thích để theo dõi, thậm chí chọn giờ mình "rảnh" để xem. Những CTTS chính
luận, trong đó có thể loại quan trọng là PSN truyền hình khơng chỉ phải cạnh
tranh với những chương trình giải trí của truyền hình, mà nó cịn phải cạnh
tranh khốc liệt với báo điện tử và MXH. Hiện tại, về tốc độ đưa tin, tin tức

truyền hình khơng thể cạnh tranh lại với báo mạng điện tử.
Tuy vậy, PSN vẫn có vị trí đặc biệt trong các CTTS truyền hình, bởi dù
các thể loại khác có nhanh, các yếu tố giải trí dù có hấp dẫn nhưng đặc trưng
của thể loại PSN thì khơng thể loại nào, khơng loại hình báo chí nào có thể
thay thế được. Nói như PGS. TS Vũ Quang Hào :“Bên cạnh tin tức (tin ngắn)
thì phóng sự ngắn thời sự và tiêu điểm là hai loại sản phẩm cần yếu nhất cho
bản tin thời sự truyền hình” [40, tr.297]. Ý kiến của PGS. TS Vũ Quang Hào
góp phần khẳng định vị trí quan trọng của PSN trong CTTS của các đài
truyền hình địa phương.
Vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là nâng cao chất lượng của CTTS chính
luận để có thể thu hút được khán giả quay trở lại với khung giờ quen thuộc.

4


Nâng cao chất lượng PSN – thể loại chủ chốt của các CTTS đáp ứng được các
tiêu chí “nhanh, tin cậy và hấp dẫn”. Đây là vấn đề mà luận văn “Nâng cao
chất lượng phóng sự ngắn trong chương trình thời sự truyền hình địa
phương” muốn hướng đến.
Kết quả nghiên cứu sẽ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, trên cơ sở đó nhìn
ra đâu là điểm mạnh, đâu là những bất cập của PSN để qua đó đề xuất giải
pháp nhằm khắc phục những hạn chế, đưa PSN trở lại vị trí quan trọng và thu
hút sự quan tâm của khán giả.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến vấn đề
Truyền hình là phát minh tuyệt vời của nhân loại ở thế kỷ 20. Nó làm
"thay đổi căn bản tư duy và phương thức sống của con người, thậm chí làm
thay đổi cả thế giới" [7, tr.221]. Chính vì những giá trị hấp dẫn mà truyền
hình mang lại, cùng những ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội nên đã có
rất nhiều cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực này. Nhiều chuyên gia đã đi vào
nghiên cứu truyền hình, từ tổng thể tới chi tiết, từ thể loại được sử dụng tới

phương thức sản xuất, giá trị nội dung, ảnh hưởng đến cơng chúng… Những
cơng trình nghiên cứu đã góp phần khơng nhỏ vào việc phát triển của ngành
truyền hình nói chung.
Trong cuốn "Phóng sự truyền hình" [4], tác giả đã khái quát trọn vẹn thể
loại phóng sự truyền hình từ khi nó bắt đầu hình thành và qua những thay đổi
của thời gian, phóng sự truyền hình được điều chỉnh, nhìn nhận cụ thể như thế
nào. Trong cuốn sách, tác giả phân tích chi tiết những yếu tố góp phần làm
nên một phóng sự truyền hình chất lượng, như hình ảnh, âm thanh, sự kết hợp
giữa hình ảnh và âm thanh, lời bình, thể hiện của phóng viên dẫn hiện trường,
hay cả khâu xử lý hậu kỳ cũng được nói đến. Đây là cơng trình tham khảo cơ
bản nhất đối với bất cứ nhà báo nào muốn tìm hiểu về phóng sự truyền hình,
trong đó có PSN.

5


Nghiên cứu về phóng sự truyền hình, khơng thể khơng kể đến cuốn
"Giáo trình báo chí truyền hình" của tác giả Dương Xuân Sơn [30]. Trong
cuốn sách, tác giả đã khái quát những thể loại tác phẩm được sử dụng trong
truyền hình, phân tích q trình sản xuất chương trình, công tác chuẩn bị từ
nội dung tới kịch bản. Riêng thể loại phóng sự, tác giả dành trọn một chương
để phân tích về đặc trưng, vai trị, quy trình sản xuất…đặc biệt là hướng dẫn
sự phân biệt giữa phóng sự truyền hình với thể loại tương đồng trên các loại
hình báo chí khác. Cũng trong giáo trình này, tác giả khẳng định giá trị về tính
thời sự, độ tin cậy thơng tin cũng như sức ảnh hưởng của phóng sự truyền
hình đối với khán giả.
Ở cuốn “Báo chí truyền thơng: những vấn đề trọng yếu – tập 1” [40], của
nhiều tác giả, đã đề cập đến nhiều vấn đề mang tính cấp thiết của lĩnh vực báo
chí truyền thơng, trong đó có truyền hình hiện đại. Trong cuốn sách này, chúng
tôi đặc biệt chú ý đến bài viết của PGS. TS Vũ Quang Hào với tiêu đề “Sức ảnh

hưởng của bản tin thời sự đài truyền hình địa phương”. Trong bài viết, tác giả
khẳng định giá trị của PSN thời sự là sản phẩm cần yếu cho bản tin thời sự
truyền hình địa phương. Qua đó cũng cho thấy, nghiên cứu về thể loại PSN để
làm rõ những điểm mạnh, những tồn tại của thể loại này trong điều kiện hiện
nay, đề suất giải pháp khả thi nâng cao chất lượng PSN là cấp thiết.
Bên cạnh những cuốn sách nghiên cứu chun sâu về thể loại phóng sự
truyền hình, thì những cuốn như "Báo chí và truyền thơng đa phương tiện"
[8]; "Nghĩ đột phá cho format báo chí" [9]; "Nhà báo hiện đại” [24]; "Phóng
sự: Tính chun nghiệp và đạo đức" [29]; “Truyền hình hiện đại: những lát
cắt 2015-2016”[39]…đã khái qt một cách tồn diện những góc nhìn về
truyền hình hiện đại nói riêng và báo chí nói chung.
Bên cạnh những cuốn sách nghiên cứu về truyền hình, phóng sự truyền
hình trên, những cơng trình khoa học là luận văn thạc sĩ báo chí của những

6


học viên cũng là cơ sở để chúng tôi làm căn cứ nghiên cứu sâu hơn về thể loại
PSN truyền hình.
Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thùy Liên: “Chương trình thời sự
của Đài truyền hình địa phương trong bối cảnh cạnh tranh thông tin”[44] cơ
bản khái quát những khó khăn của đài truyền hình địa phương trong bối cảnh
phải cạnh tranh thông tin, đặc biệt là cạnh tranh với các đài lớn như Đài
Truyền hình Việt Nam, hay Truyền hình thơng tấn. Tuy luận văn nghiên cứu
cả CTTS, nhưng cũng có thể tìm thấy những giá trị cốt lõi mà tác giả Nguyễn
Thùy Liên nêu lên khi nói về PSN ở những đài truyền hình địa phương.
Luận văn thạc sĩ của tác giả Nhâm Sĩ Thành: “Nâng cao chất lượng
chương trình thời sự của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh" [45], đã
đề cập một số vấn đề lý luận về CTTS và những đặc thù cơ bản khi làm tin
thời sự ở Đài Truyền hình Tp.HCM. Luận văn cũng nêu lên một số khuyến

nghị nhằm thực hiện tốt hơn nữa CTTS của Đài Truyền hình Tp.HCM trong
môi trường hội nhập. Đây cũng là cơ sở để áp dụng vào việc nâng cao chất
lượng PSN, CTTS của đài truyền hình địa phương khu vực ĐBSCL.
“Nghiên cứu phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình”[42] là cơng
trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Chi, có lẽ là cơng trình đề cập
đầy đủ nhất những vấn đề từ khâu duyệt đề tài, lên kế hoạch thu thập thơng
tin đến hồn chỉnh phóng sự, hậu kỳ, phát sóng một phóng sự trong chương
trình thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam. Luận văn cũng đi sâu vào luận
giải những giá trị của phóng sự làm nên hồn cốt ở mỗi CTTS; nêu ra những
mặt mạnh, những mặt còn hạn chế cũng như giải pháp để nâng cao chất lượng
phóng sự trong chương trình truyền hình hiện nay.
Những cuốn sách, luận văn trên là tài liệu tham khảo tốt cho việc nghiên
cứu về nâng cao chất lượng phóng sự ngắn trong các CTTS ở đài truyền hình
địa phương. Ở đó, những khía cạnh rất cần thiết như nội dung, phương thức tổ

7


chức sản xuất, giá trị thông tin trong PSN đã ít nhiều được đề cập. Tuy nhiên,
chưa có cơng trình nào nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về vấn đề làm sao
để nâng cao chất lượng phóng sự ngắn ở các đài truyền hình khu vực ĐBSCL.
Do đó, bằng cơng trình nghiên cứu này, chúng tơi mong muốn cung cấp
một tài liệu tham khảo căn bản và cập nhật để lãnh đạo các đài truyền hình địa
phương khu vực ĐBSCL nói riêng, các đài truyền hình địa phương trong
nước nói chung nhận thấy tính cấp thiết và có cơ sở lý luận cũng như thực
tiễn trong việc thay đổi, nâng cao chất lượng PSN, nhằm phục vụ công chúng
được tốt hơn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, luận

văn sẽ thực hiện khảo sát chất lượng PSN của các Đài Phát thanh Truyền hình
thành phố Cần Thơ (THTPCT), Đài Phát thanh Truyền hình Cà Mau (CTV)
và Đài Phát thanh Truyền hình Vĩnh Long (THVL), qua đó đề xuất những
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng PSN trong các CTTS chính luận ở các
đài truyền hình trong khu vực ĐBSCL.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, chúng tơi đặt ra nhiệm vụ như sau:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về PSN nói chung, vai trò quan
trọng của PSN trong CTTS đối với các đài truyền hình; xu hướng phát triển
của thể loại này trong mơi trường số hiện nay.
- Phân tích thực trạng chất lượng PSN ở 3 đài truyền hình mà luận văn
khảo sát, trên các bình diện như cách thức chọn đề tài, cách biên tập nội dung,
xử lý hình ảnh, âm thanh; cảm xúc của phóng viên khi thực hiện PSN; kỹ
thuật đọc off của phát thanh viên; xu hướng sử dụng đồ họa để chuyển tải nội
dung PSN.

8


- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng PSN, đặc biệt là làm sao để có
thể thu hút khán giả trong môi trường cạnh tranh như hiện nay. Các giải pháp
vừa giúp truyền hình sống chung với cơng nghệ, vận dụng những thế mạnh
của công nghệ để phát huy lợi thế, vừa giúp tận dụng triệt để nội lực mình có,
để khẳng định ưu thế của CTTS nói chung và PSN nói riêng.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là PSN được sử dụng trong các
CTTS chính luận của các đài truyền hình khu vực ĐBSCL.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu là khảo sát PSN được sử dụng

trong chƣơng trình thời sự, khung 18g30 tới 19g , ở 3 đài truyền hình tại
ĐBSCL gồm THTPCT, CTV và THVL. Thời gian khảo sát được thực hiện
trong 6 tháng, từ tháng 07/2019 đến tháng12/2019.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng phối hợp các
phương pháp sau để giải quyết vấn đề:
-

Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: nhằm hệ thống lại các cơng

trình nghiên cứu trước đó, tạo cơ sở lý luận để triển khai nghiên cứu đề tài.
-

Phương pháp phân tích sản phẩm truyền thơng: nhằm đánh giá nội

dụng, phương thức sản xuất, tính hấp dẫn của những PSN trong các CTTS của
THTPCT, CTV và THVL. Hoạt động phân tích được thực hiện trên cả hai
phương diện nội dung và hình thức.
-

Phương pháp phỏng vấn sâu: là phương pháp định tính, nhằm tham

khảo ý kiến của người quản lý và những người trực tiếp tham gia vào q
trình sản xuất CTTS, PSN gồm lãnh đạo phịng thời sự, biên tập viên, phóng
viên, kỹ thuật viên,…nhằm đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của PSN truyền hình.

9


- Phương pháp điều tra xã hội học: 300 phiếu điều tra được thực hiện ở 3

địa phương thuộc khu vực ĐBSCL. Mỗi phiếu thiết kế từ 10 – 15 câu hỏi. Đối
tượng khảo sát ở các giới tính và lứa tuổi khác nhau. Vì sự đa dạng ở đối
tượng khảo sát thuộc nhiều lứa tuổi, giới tính và nghề nghiệp nên họ có thể
đại diện cho các đối tượng công chúng khác nhau để đánh giá về PSN mà họ
được xem trên truyền hình. Kết quả khảo sát do đó sẽ cho cơ sở khoa học,
khách quan, phục vụ hiệu quả cho nhiệm vụ nghiên cứu đề tài. Để phân tích
kết quả khảo sát, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp và thống kê số liệu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa về lý luận: Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung thêm lý luận
về các CTTS truyền hình, trong đó nhấn mạnh vai trị, thế mạnh của thể loại
PSN, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt thông tin như hiện nay.
Ý nghĩa về thực tiễn: Luận văn là tài liệu tham khảo đối với các đài
truyền hình địa phương khu vực ĐBSCL nói riêng, và các đài truyền hình địa
phương cả nước nói chung để nâng cao chất lượng các CTTS chính luận cũng
như khả năng mở rộng sản xuất chương trình tin tức truyền hình trong bối
cảnh bùng nổ thơng tin.
Luận văn cịn là tài liệu tham khảo hữu ích đối với sinh viên, học viên và
trong các cơ sở đào tạo báo chí truyền thơng tại Việt Nam.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phóng sự ngắn
Chương 2: Thực trạng phóng sự ngắn trong chương trình thời sự trên
sóng truyền hình địa phương
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng phóng sự ngắn

10


B. NỘI DUNG

Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÓNG
SỰ NGẮN
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Chương trình thời sự
Truyền hình giữ vai trị vơ cùng quan trọng trong đời sống xã hội, không
chỉ giúp người dân giải trí lành mạnh, truyền hình với những chương trình tin
tức chính luận cịn là kênh thơng tin hữu hiệu giúp người dân cập nhật thông
tin thời sự hàng ngày. Họ thích thú khi nắm bắt được những diễn biến của
khơng gian rộng hơn, tồn cảnh hơn. Các mặt của đời sống như chính trị, an
ninh quốc phịng, kinh tế, văn hóa, giải trí...đều được thơng tin rộng rãi qua
những CTTS. Dần dà, khi công nghệ phát triển, tốc độ cập nhật thông tin
nhanh hơn và nhu cầu của người xem cũng nhiều hơn nên các đài truyền hình
đã phát triển nhiều CTTS trong ngày. Điều này giúp cho cơng chúng có thể
nắm bắt kịp thời dịng chảy thời sự một cách liên tục.
CTTS vì thế mà có một vị trí rất quan trọng trong đời sống cộng đồng.
Cơng nghệ phát triển giúp phương thức truyền tin cũng thay đổi. Công
chúng tiếp cận thông tin không chỉ qua truyền hình truyền thống, mà cịn
truyền hình số, truyền hình cáp, truyền hình internet, truyền hình qua điện
thoại. Trước sự cạnh tranh của nhiều loại hình báo chí khác, truyền hình cũng
dần thay đổi để phục vụ công chúng tốt hơn. CTTS ở các đài luôn được đầu
tư, nâng cao chất lượng để đáp ứng kịp thời thị hiếu của công chúng. Thông
tin được cập nhật trong những CTTS được bổ sung rất nhiều những dạng tin
tức liên quan đến đời sống người dân, gần gũi và mang hơi thở cộng đồng. Sự
thay đổi trong tư duy quản lý của lãnh đạo nhà đài đã góp phần mang lại diện
mạo hấp dẫn của những CTTS.

11


Trong cuốn "Các loại hình báo chí truyền thơng", [31] PGS. TS Dương

Xuân Sơn nhận định, thời sự là chương trình quan trọng nhất của một đài truyền
hình với tư cách là cơ quan báo chí. Nó hàm chứa những đặc điểm nổi bật:
- Thông tin thời sự được cập nhật liên tục: cung cấp cho người xem
những tin tức mới nhất về sự kiện đang diễn ra, có khả năng đưa tin nhanh
nhất bằng truyền hình trực tiếp. Các bản tin được sản xuất liên tục theo chu kỳ
thời gian có thể là 1 tiếng, 2 tiếng, 6 tiếng, 12 tiếng...
- Đảm bảo cơ cấu thông tin trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa xã
hội, thể thao... đáp ứng được nhu cầu thông tin của nhiều đối tượng khán giả
- Đảm bảo thông tin các vùng miền: Mỗi đài truyền hình đều xác định
đối tượng khán giả trong một không gian địa lý, việc xây dựng kết cấu bản
tin, và đưa tin tức đều khắp ở các khu vực là cần thiết, nó đảm bảo sự công
bằng trong tiếp cận tin tức của công chúng. [31, tr.186]
Yếu tố quan trọng, cốt lõi làm nên giá trị của CTTS là thơng tin. Đối với
báo chí, thơng tin là một phần quan trọng của tri thức, tư tưởng, được nhà báo
ghi nhận từ thực tế sự kiện, sự việc có chọn lọc sau đó xử lý và đưa đến cho
công chúng những giá trị thiết yếu nhất nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết
hoặc thay đổi hành vi. Có thể khẳng định, thơng tin là cơ sở quan trọng nhất
của q trình truyền thơng quyết định sự thành công của CTTS.
Trong CTTS, thông tin được thể hiện qua nhiều thể loại khác nhau như
tin tức, phóng sự, phỏng vấn... Tuy nhiên có thể nói rằng tin tức truyền hình
và phóng sự truyền hình là hai thể loại quan trọng nhất của CTTS.
"Tin truyền hình là thể loại tin quan trọng giúp thông tin liên tục những
sự kiện, vấn đề mang tính thời sự trong mỗi bản tin truyền hình. Mục tiêu của
tin là phát hiện sự kiện với vấn đề mới, đưa tin nhanh". [31]
Trong CTTS, tin tức thường được sắp xếp ở phần đầu của bản tin và có
sự đan xen giữa những tin thời sự với PSN. Tuy nhiên, nhiều đài có sự linh

12



hoạt để làm phong phú hoặc làm hấp dẫn hơn CTTS của đài mình. Bên cạnh
đó, bao giờ người ta cũng chọn những tin mới cập nhật nhất, nóng nhất được
nhiều người quan tâm đặt lên đầu bản tin. Mỗi tin thường có thời lượng từ 40
giây đến 01 phút. Tuy nhiên trong một số trường hợp, tin có thể được làm dài
thêm để bổ sung thông tin kịp thời đến khán giả. Nhiều trường hợp phóng
viên sử dụng cả phát biểu của người có liên quan đưa vào tin. Theo truyền
thống, những ý kiến người dân, lãnh đạo hay chuyên gia thường được phóng
viên ghi nhận lại viết thành lời thì hiện tại, do cơng nghệ phát triển, q trình
xử lý hậu kỳ khá đơn giản nên tin có phát biểu được sử dụng nhiều. Tin dạng
này có giá trị thông tin cao, thuyết phục được công chúng quan tâm hơn bởi
tính thực tế, khách quan của nó.
Trong một CTTS, ban biên tập sắp xếp xen kẽ giữa tin với phóng sự và
những vấn đề khác nhau được phân bố theo từng cụm khác nhau để khán giả
tiện theo dõi và cũng để làm phong phú bản tin.
PSN phản ánh những sự kiện có vấn đề xảy ra trong quá trình phát sinh
và phát triển để khám phá ra bản chất của sự việc mà khán giả quan tâm. Tùy
theo góc nhìn của mỗi đài, của nhà báo mà PSN được ghi nhận ở khía cạnh
nào của vấn đề, sự kiện. Có nhiều cách để thực hiện một PSN thành công,
nhưng những yếu tố quan trọng giúp làm nên một PSN tạo được hiệu ứng
trong xã hội, trong cộng đồng là đề tài hay, câu chuyện được kể như thế nào,
cảm xúc, thơng tin có sức ảnh hưởng tới nhiều người...
Khơng có được lợi thế như báo mạng điện tử về khả năng đưa tin nhanh
và trực tiếp, nhưng nhờ sự hỗ trợ của công nghệ, những sự kiện vừa diễn ra
thì nhà đài cũng có thể chuyển tải thơng tin nhanh nhất có thể đến khán giả.
Chính vì thế mà những dạng như ghi nhận thực tế được sử dụng thường
xuyên. Đây là một dạng tin nối dài, có nội dung cập nhật sự kiện sẽ diễn ra
hoặc vừa diễn ra, có ghi nhận ý kiến phát biểu thực tế tại hiện trường khi mà

13



khơng khí sự kiện cịn đang rất nóng. Thời lượng dành cho dạng tin này cũng
dài hơn, đôi khi kéo dài tới 3 phút do sự kiện có nhiều nội dung quan trọng,
phong phú. Do đó, dù khơng trực tiếp tham gia sự kiện, nhưng khán giả hay
công chúng ở xa nơi tổ chức sự kiện cũng có thể cảm nhận được hơi nóng của
sự kiện thơng qua CTTS truyền hình.
Phỏng vấn là thể loại thường được sử dụng trong các loại hình báo chí, nó
là thể loại thuộc nhóm thơng tấn. Đối với những vấn đề nóng xảy ra như dịch
viêm phổi cấp do virut corona chẳng hạn, thì phỏng vấn lãnh đạo Bộ Y tế, hoặc
lãnh đạo Sở y tế địa phương về giải pháp phòng chống, hạn chế lây nhiễm, hay
phỏng vẫn lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông trong vấn đề xử lý tin giả,
người đưa tin sai sự thật liên quan đến Sars-CoV-2 cũng được nhiều đài truyền
hình thực hiện. Đây là thể loại có thế mạnh vì tính khách quan, thơng tin được
nói trực tiếp từ chính người có chức vụ, nó làm cho công chúng dễ dàng tin
tưởng, cho nên giá trị tuyên truyền của thể loại này rất hiệu quả.
CTTS truyền hình là sự phản ảnh gần như đầy đủ mọi mặt của đời sống
từ chính trị xã hội, kinh tế, văn hóa đến giải trí; đó là các vấn đề, sự kiện, tình
huống, hồn cảnh đang diễn ra trong thực tế, trong nước hay quốc tế.
Với những phân tích nêu trên, chúng tôi tạm định nghĩa "CTTS là sự liên
kết, sắp xếp, bố trí hợp lý các tin bài trong một thời gian nhất định đáp ứng
yêu cầu truyền thông của đài truyền hình cũng như nhu cầu và sự quan tâm
của cơng chúng; hình thức là có mở đầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, và kết
thúc bằng lời chào của người dẫn chương trình".
1.1.2 Phóng sự truyền hình
Phóng sự truyền hình là thể loại báo chí quan trọng trên truyền hình, nó
cung cấp cho khán giả những thơng tin mà thể loại tin khơng chuyển tải hết
được. Ngồi ra, nó cịn gửi đến cơng chúng một góc nhìn riêng, mang dấu ấn

14



tác giả về một vấn đề, với sự thể hiện của nhà báo ít nhiều cảm xúc làm cho
phóng sự không cứng nhắc mà trở nên mềm mại, giàu hơi thở cuộc sống.
Cùng với sự phát triển của truyền hình, phóng sự truyền hình cũng dần
có sự thay đổi để phù hợp với thị hiếu cơng chúng.
Trên thế giới, có khá nhiều quan điểm khác nhau về phóng sự. Trong
cuốn "Phóng sự truyền hình" của Brigitte Besse Didier Desormeaux đã đưa ra
nhận định : "một phóng sự tốt là truyền đạt thơng tin bằng hình ảnh và âm
thanh với sự hài hòa cân đối giữa chúng" [4, tr.56]. Theo quan niệm này thì
âm thanh và hình ảnh là hai yếu tố quan trọng nhất làm nên một phóng sự
truyền hình hay.
Một quan điểm khác, nhóm tác giả A.La.Iuropxki, G.V. Cudonhetxop,
X.L. Xvich trong cuốn "Báo chí truyền hình" (tập 1) cho rằng : "phóng sự là
thể loại báo chí thơng tin nhanh chóng trên báo chí, đài phát thanh, truyền
hình về một sự kiện nào đó mà phóng viên đã chứng kiến, can dự vào" [16].
Quan điểm này cho rằng cái cốt yếu làm nên giá trị của phóng sự ở chỗ thông
tin nhanh về sự kiện và sự hiện diện, chứng kiến của phóng viên, của tác giả
phóng sự ở sự kiện đó.
Đối với giới nghiên cứu báo chí trong nước, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân
- người có nhiều thành cơng trên lĩnh vực viết phóng sự, trong cuốn "Để viết
phóng sự thành cơng" đã đưa ra nhận định "phóng sự là một thể tài báo chí
phản ảnh những vấn đề có tính thời sự có ý nghĩa chính trị xã hội được bạn
đọc quan tâm. Phóng sự có thể viết bằng các bút pháp mang tính văn học.
Trong phóng sự có nhân vật và có cái tơi trần thuật. Phóng sự giúp bạn hiểu
sâu hơn, rõ hơn sự việc và chia sẻ được với tác giả những vấn đề được đặt ra
trong tác phẩm" [25]. Dù là nhà báo chuyên viết phóng sự cho báo in, khái
niệm này được đưa ra cũng đứng trên phương diện của báo in, nhưng chúng
tơi nhận thấy khái niệm này có một số nhận định có giá trị đối với phóng sự

15



truyền hình, như : "phản ảnh những vấn đề có tính thời sự có ý nghĩa chính trị
xã hội", "trong phóng sự có nhân vật và có cái tơi trần thuật.", "phóng sự
giúp bạn hiểu sâu hơn, rõ hơn sự việc".
PGS. TS Dương Xuân Sơn trong cuốn "Giáo trình báo chí truyền hình"
cho rằng: "Phóng sự truyền hình ... phản ảnh các sự kiện, con người, tình
huống, hồn cảnh điển hình trong quá trình phát sinh, phát triển, đồng thời
thẩm định hiện thực đó qua cái tơi trần thuật vừa tỉnh táo lý trí, vừa cảm xúc"
[30]. Với quan điểm này, tác giả cuốn sách đã chỉ ra những yếu tố làm nên
một phóng sự, đó là phản ảnh những vấn đề, sự kiện trong cuộc sống nhưng
phải "điển hình", và qua lăng kính của nhà báo trên nhiều cơ sở, trong đó có
"cảm xúc".
Qua những nhận định của các tác giả quốc tế và trong nước đã nêu ở
trên, cũng như qua nghiên cứu nhiều cơng trình về phóng sự, hoạt động
nghiệp vụ báo chí... tác giả đưa ra cách hiểu cơ bản, chung nhất về phóng sự
truyền hình như sau:
"Phóng sự truyền hình là thể loại đặc trưng của truyền hình, chuyển tải
những thơng tin từ các sự kiện nóng đã hoặc đang diễn ra đến với cơng chúng
bằng phương tiện là sóng truyền hình. Trong đó, âm thanh, hình ảnh là hai
yếu tố quan trọng nhất được sắp xếp theo trình tự logic khoa học, làm nổi bật
thái độ, chính kiến, quan điểm, cảm xúc của phóng viên. Tất cả nhằm mục
tiêu chuyển tải thông điệp một cách hiệu quả nhất đến khán giả."
1.1.3 Phóng sự ngắn
PSN là thế mạnh của truyền hình, nó có tính cơ động và hiệu quả tích
cực trong việc truyền đi thơng tin sự kiện và định hướng công chúng. Điều
này một lần nữa được khẳng định qua ý kiến của PGS. TS Vũ Quang Hào
trong cuốn "Báo chí truyền thơng những vấn đề trọng yếu" : “Bên cạnh tin

16



tức (tin ngắn) thì phóng sự ngắn thời sự và tiêu điểm là hai loại sản phẩm cần
yếu nhất cho bản tin thời sự truyền hình” [40, tr.297].
Tuy nhiên hiện nay, trong giới truyền hình cũng chưa có sự thống nhất
về tên gọi của thể loại này. Ví dụ những phóng sự phát trong CTTS hàng ngày
của VTV và một số đài địa phương được gọi với nhiều cái tên khác nhau, như
phóng sự thời sự, PSN... Ở đây chúng tơi tạm hiểu, gọi phóng sự thời sự là
dựa vào yếu tố tính thời sự cập nhật của phóng sự, còn gọi PSN là căn cứ vào
yếu tố thời lượng (có hạn) của thể loại này trong CTTS hàng ngày. Gọi PSN
cũng có thể hiểu là để so sánh với thể loại phóng sự truyền thống vốn có thời
lượng khá dài.
Trong cuốn "Phóng sự truyền hình", tác giả Brigitte Besse Didier
Desormeaux biện giải rằng : "cách đây vài năm, phóng sự được tiêu chuẩn
hóa xung quanh 1 phút rưỡi, đến nỗi thuật ngữ "một ba mươi" đã trở thành
đồng nghĩa với "phóng sự thời sự". [4, tr.60]. Cũng theo Brigitte Besse Didier
Desormeaux, sở dĩ có hiện tượng này là vì có những nghiên cứu về phía
người tiếp nhận chỉ ra rằng "sau 50 giây, khán giả truyền hình khơng cịn chú
ý nữa" [4, tr.60]. Tuy nhiên, nghiên cứu này xem ra chưa thật hợp lý bởi lẽ
nếu khán giả chán xem nhanh như vậy thì những thể loại như ký sự, phim tài
liệu hay những game shows sẽ khó mà kéo khán giả ngồi hàng giờ trước màn
hình tivi. Do đó, định mức "một ba mươi" xem ra khơng phải là lý do để định
cho thời lượng của một PSN (tạm gọi) được thực hiện để phát trong những
CTTS chính luận. Theo quan sát của tác giả, thời lượng "một ba mươi" hiện
nay khơng phải khơng cịn phù hợp, tuy nhiên nhiều đài truyền hình đã nâng
thời lượng này lên một chút để chuyển tải đầy đủ thông điệp cần thiết đến
khán giả. "Trong các chương trình của Đài truyền hình hiện nay, các phóng
sự thời sự thường chỉ có dung lượng khoảng từ 2 đến 3 phút phát sóng" [6,
tr.64].


17


Nhà báo Vũ Quang trong bài viết "Để một phóng sự truyền hình ngắn
hay" đăng trên tạp chí Người Làm báo số 427, tháng 9/2019 nhận định: "Hiện
nay, phóng sự ngắn ở các đài truyền hình có độ dài dao động từ 2 đến 3 phút.
Thời lượng phóng sự ngắn sẽ chi phối cách làm phóng sự, khiến tiết tấu
nhanh và thông tin, cảm xúc được chắt lọc kỹ càng hơn".1
Theo PGS. TS Dương Xuân Sơn trong cuốn "Các loại hình báo chí
truyền thơng", phóng sự truyền hình là thể loại mà phóng viên bám theo dịng
thời sự để phản ảnh những điều nhìn thấy trong cuộc sống hiện thực. Tính
thời sự thể hiện rõ trong những đề tài làm phóng sự truyền hình. "Trong
phóng sự truyền hình dấu ấn chủ quan của tác giả thể hiện rõ nét, đó là cái
tơi vừa lơgic, lý trí giàu lý lẽ và ở một chừng mực nào đó và sử dụng sức
mạnh của cảm xúc" [30, tr.171]. Tác giả cũng khẳng định, trong nhiều trường
hợp, cảm xúc thẩm mỹ trở thành một động lực đưa tác phẩm đạt tới những
phẩm chất khác lạ.
Trong cuốn "Phóng sự báo chí lý thuyết, kỹ năng và kinh nghiệm", TS
Nguyễn Quang Hòa đưa ra nhận định khá rõ ràng về thể loại PSN. "PSN ra
đời trong cuộc sống hiện đại, nhịp sống khẩn trương và thông tin cạnh tranh
khốc liệt hiện nay" [13, tr.204].
Với quan điểm trên, tác giả Nguyễn Quang Hịa đã lý giải hồn cảnh ra đời
của thể loại PSN, tác giả cũng đưa ra những đặc điểm nhận dạng thể loại này:
Một là: PSN trước hết nó phải ngắn.
Hai là: PSN có kết cấu thực dụng, giản đơn. Tác giả lý giải, nếu ở phóng
sự dài, mâu thuẫn có thể được đẩy lên cao trào với việc "thắt nút" rồi "gỡ
nút", thì ở PSN, mâu thuẫn được đề cập thẳng, trực tiếp luôn ở mức độ hiện
tại. Gỡ nút trong PSN (nếu có) là ở phần kết, nêu giải pháp kiến nghị, khắc
phục.
1


Tạp chí Người Làm báo số 427, tháng 9/2019
18


Ba là: Chi tiết trong PSN tuy ít nhưng tiêu biểu. Do thời lượng có hạn,
kết cấu đơn giản nên chi tiết cũng ít và phải được lựa chọn thật kỹ. Chi tiết
phải "đắt" thì PSN mới có hiệu quả cao.
Bốn là: Ngôn ngữ của PSN mang phong cách báo chí. Nếu như ở thể
loại phóng sự, do kết cấu và thời lượng tương đối dài nên tác giả có thể sắp
xếp chi tiết, nhấn nhá giọng điệu và lời bình để đạt được mục đích thơng tin,
bên cạnh đó cịn mang yếu tố văn học; thì ở PSN, chi tiết, thời lượng, kết cấu
đều rất ngắn gọn và trực diện cho nên ngôn ngữ phải gọn gàng, dễ hiểu, đơn
nghĩa mang phong cách báo chí.
Như vậy có thể nhận thấy rằng, tên gọi của thể loại này hiện vẫn chưa
thống nhất. Mỗi tác giả lại đưa ra khái niệm từ một góc nhìn riêng. Có thể căn
cứ vào thời lượng như Brigitte Besse Didier Desormeaux; có thể là tính thời
sự như PGS. TS Dương Xuân Sơn; có thể nhấn mạnh vào bối cảnh ra đời của
thể loại này như TS Nguyễn Quang Hòa.
Tên gọi của PSN còn được hiểu theo một góc nhìn khác, đó là từ khi thể
loại này được chọn tham dự Liên hoan truyền hình tồn quốc. Theo quy định
của liên hoan, các PSN được khu biệt không quá 5 phút. Điều này nhằm để
phân biệt giữa PSN với thể loại phóng sự truyền thống vốn có thời lượng khá
dài. Hiện nay, khi cơng nghệ phát triển, truyền hình có sự cạnh tranh gay gắt
với các loại hình báo chí khác, thể loại PSN cũng được các nhà đài sản xuất
ngắn hơn 5 phút, chủ yếu là từ 2 đến 3 phút. Tuy nhiên, yếu tố thời lượng chỉ
là một phần, bởi để PSN hấp dẫn khán giả cần nhiều yếu tố chứ không chỉ là
thời lượng. Thực tế qua khảo sát cho thấy, có nhiều phóng sự dài hơn 5 phút,
nhưng cũng lấy được nước mắt người xem bởi đề tài hay và nghệ thuật kể
chuyện của phóng viên.

Từ việc phân tích những ý kiến, quan điểm khác nhau về phóng sự,
chúng tơi nhận thấy tên gọi PSN phù hợp hơn trong bối cảnh hiện nay. Và

19


×