Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Luận văn ngành báo chí dịch vụ truyền hình IPTV tại việt nam hiện nay​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐÀO THỊ HUYỀN TRANG

DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH IPTV
TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐÀO THỊ HUYỀN TRANG

DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH IPTV
TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Bùi Chí Trung

Hà Nội - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Dịch vụ truyền hình IPTV tại Việt Nam hiện nay”
là cơng trình nghiên cứu của tôi. Những các số liệu trong luận văn đều có nguồn
trích dẫn rõ ràng, trung thực; Những kết luận, kết quả nghiên cứu chưa được ai công
bố dưới bất cứ hình thức nào. Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm trước hội đồng về sự
cam đoan này.
Ngày 02 tháng 10 năm 2019
Học viên thực hiện

Đào Thị Huyền Trang


LỜI CẢM ƠN
Luận văn: “Dịch vụ truyền hình IPTV tại Việt Nam hiện nay” được hoàn
thành tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy, cô giáo đã trực
tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu của chuyên ngành Báo chí.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới Tiến sĩ Bùi Chí Trung người hướng dẫn khoa học đã tận tình trực tiếp giúp đỡ tác giả với những ý kiến
đóng góp quý giá, trực tiếp chỉnh sửa trong suốt q trình triển khai, nghiên cứu và
hồn thành luận văn.
Tác giả xin được cảm ơn tới các cán bộ nhân viên Tổng công ty Truyền thông
VNPT Media, Công ty cổ phần viễn thông FPT Telecom… đã tạo mọi điều kiện
giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hồn thành
luận văn.
Bên cạnh đó, tác giả cũng vô cùng cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ của gia đình,
người thân và bạn bè cùng cơ quan đã giúp tác giả có thời gian nghiên cứu, và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ....................................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................7
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ....................................................................8
7. Kết cấu.....................................................................................................................9
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH IPTV .................10
1.1 Một số khái niệm liên quan tới đề tài ..............................................................10
1.1.1 Khái niệm dịch vụ truyền hình IPTV ................................................................10
1.1.2 Khái niệm dịch vụ truyền hình .........................................................................11
1.1.3 Khái niệm dịch vụ.............................................................................................14
1.2 Khát quát về sự phát triển đặc điểm và vai trò của dịch vụ truyền hình
IPTV .........................................................................................................................16
1.2.1 Về sự ra đời của IPTV ......................................................................................16
1.2.2 Đặc điểm của IPTV ..........................................................................................19
1.3 Các tính năng, giá trị cơ bản và nâng cao của dịch vụ truyền hình IPTV ..24
1.4. Hoạt động của dịch vụ truyền hình IPTV nhìn từ lý thuyết “sử dụng và hài
lòng”..........................................................................................................................26
1.5 Cơ chế quản lý của nhà nƣớc và các tiêu chí đánh giá chất lƣợng, quy mơ
dịch vụ truyền hình IPTV.......................................................................................29
1.5.1 Các cơ chế và quy định hiện hành của nhà nước về việc triển khai thực hiện
truyền hình IPTV .......................................................................................................29
1.5.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng và quy mơ dịch vụ truyền hình IPTV ..........33
Tiểu kết Chương 1 .....................................................................................................36
Chƣơng 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH IPTV TẠI
VIỆT NAM HIỆN NAY..........................................................................................38



2.1 Sơ lƣợc về các dịch vụ truyền hình IPTV thực hiện khảo sát tại VNPT,
Viettel, FPT ..............................................................................................................38
2.1.1 Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) ..................................38
2.1.2 Tập đồn FPT ..................................................................................................39
2.1.3 Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam ......................................................41
2.2. Thực trạng triển khai dịch vụ truyền hình IPTV tại Việt Nam hiện nay .........42
2.2.1 Tình hình phát triển hạ tầng kỹ thuật ...............................................................42
2.2.2 Tình hình phát triển về hoạt động nội dung .....................................................45
2.2.3 Tình hình phát triển dịch vụ .............................................................................57
2.2.4 Đánh giá ưu điểm và hạn chế của dịch vụ truyền hình IPTV tại Việt Nam .....64
Tiểu kết chương 2......................................................................................................69
Chƣơng 3: XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH IPTV VÀ
NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ RA ................................................................................71
3.1 Xu hƣớng phát triển của thị trƣờng IPTV .....................................................71
3.1.1 Xu hướng thay đổi của dịch vụ truyền hình và truyền thơng trên thế giới .............71
3.1.2 Triển vọng phát triển IPTV tại Việt Nam ..........................................................78
3.2 Những giải pháp phát triển dịch vụ truyền hình IPTV tại Việt Nam trong
giai đoạn tới .............................................................................................................83
3.2.1 Về phía các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình IPTV ....................................83
3.2.2 Về phía các cơ quan quản lý cấp nhà nước.......................................................85
Tiểu kết chương 3......................................................................................................87
KẾT LUẬN ..............................................................................................................88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................90
PHỤ LỤC .................................................................................................................95


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng xếp hạng kênh của các dịch vụ truyền hình IPTV tính đến 1/1/2019
...................................................................................................................................47

Bảng 2.2. Bảng tổng hợp kênh của các dịch vụ truyền hình trả tiền khác tính đến
1/1/2019 .....................................................................................................................47
Bảng 2.3. Khảo sát chi tiết tính năng thơng minh trên các dịch vụ truyền hình IPTV
hiện có tại Việt Nam tính đến tháng 1/1/2019 ..........................................................49
Bảng 2.4. Bảng tổng hợp thể loại nội dung trên các dịch vụ truyền hình IPTV tính
đến tháng 1/2019 .......................................................................................................51
Bảng 2.5. Bảng khảo sát so sánh nội dung VOD trên dịch vụ IPTV của MyTV và
FPT (Khảo sát từ năm 2017 – 2018) .........................................................................52
Bảng 2.6. Sự khác biệt về kênh và chương trình trên dịch vụ IPTV ........................53
Bảng 2.7. Thuê bao truyền hình trả tiền năm 2016 ...................................................58
Bảng 2.8. Bảnh so sánh giá cước truyền hình IPTV của 3 doanh nghiệp VNPT,
FPT, Viettel tính đến tháng 8/2019 ...........................................................................60
Bảng 2.9. So sánh các tính năng dịch vụ IPTV với các dịch vụ truyền hình trả tiền
khác ...........................................................................................................................65
Bảng 3.1. Sự thay đổi trải nghiệm tiêu dùng truyền hình .........................................72
Bảng 3.2. Các xu hướng về nhu cầu IP trong truyền hình ........................................75
Bảng 3.3. Số thuê bao truy cập internet băng rộng cố định năm 2017 .....................81
Bảng 3.4. Số thuê bao truyền hình trả tiền năm 2017 ...............................................81


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bốn đặc điểm cơ bản của dịch vụ .............................................................15
Hình 1.2. Kiến trúc tổng thể của hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV .........................19
Hình 1.3. Các tiêu chuẩn cơ bản trong bộ ISO 9000 ................................................33
Hình 2.1. Đánh giá cạnh tranh truyền hình trả tiền theo hạ tầng cung cấp tại Việt
Nam ...........................................................................................................................45
Hình 2.2. Đánh giá cạnh tranh truyền hình trả tiền tại Việt Nam theo phân khúc
khách hàng và sản phẩm dịch vụ (truyền hình MyTV cung cấp) .............................62
Hình 3.1. Mơ hình quy trình cung cấp và kiểm duyệt nội dung trên dịch vụ truyền
hình trả tiền tại Việt Nam hiện nay ...........................................................................85



DANH MỤC BIỂU

Biểu đồ 2.1. Thị phần thuê bao .................................................................................58
Biểu đồ 2.2. Chi tiết thị phần thị trường truyền hình IPTV tại VN năm 2016 do
Deloitte công bố ........................................................................................................59
Biểu đồ 2.2. Thị phần thuê bao truyền hình trả tiền Việt Nam .................................67
Biểu đồ 3.1. Thị phần (doanh thu) các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập
internet băng rộng cố định.........................................................................................79
Biểu đồ 3.2. Thị phần tồn ngành truyền hình trả tiền Việt Nam tính đến năm Q22016 ...........................................................................................................................80


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADSL

Asymmetric Digital Subscriber Line
Đường dây thuê bao kỹ thuật số bất đối xứng

ARPU

Average Revenue Per User
Doanh thu trung bình trên một khách hàng

DRM

Digital Right Management
Hệ thống quản lý bản quyền số


IPTV

Internet Protocol Television
Truyền hình qua giao thức Internet

OTT

Over-the-top
Giải pháp cung cấp nội dung cho người sử dụng dựa
trên nền tảng Internet

STB

Set top box
Thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình

VNPT

Vietnam Posts and Telecommunications Group
Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên thế giới, sự hội tụ (convergence) giữa viễn thơng (internet), máy tính
(PC) và phát thanh, truyền hình (broadcasting) đã diễn ra với tốc độ nhanh chóng.
Trong viễn thơng cịn xảy ra sự hội tụ giữa cố định và di động, giữa thoại và dữ
liệu. Hội tụ nói chung bao gồm hội tụ về mạng lưới hạ tầng (infrastructure) và hội tụ
về dịch vụ (service). Trước đây, các mạng lưới khác nhau chuyên cung cấp các dịch
vụ chuyên biệt khác nhau: mạng viễn thông cung cấp các dịch vụ viễn thông, mạng

Internet cung cấp các dịch vụ liên quan đến kết nối các máy tính, mạng lưới truyền
dẫn phát sóng phát thanh truyền hình cung cấp các dịch vụ phát thanh truyền hình
quảng bá. Bản thân mỗi dịch vụ này cũng có những đặc tính tương đối khác nhau,
ví dụ dịch vụ viễn thơng mang tính tương tác hai chiều, dịch vụ quảng bá mang tính
chất một chiều. Tuy nhiên hiện nay, trên cùng một mạng có thể cung cấp các dịch
vụ khác nhau 3 trong 1 và 4 trong 1 (triple play, quadruple play). Ví dụ điển hình là
trên máy di động cầm tay có thể nhận được các chương trình truyền hình, có thể
nghe đài, có thể truy nhập Internet và nói chuyện điện thoại, ngược lại trên mạng
truyền hình cáp có thể cung cấp các dịch vụ viễn thông và Internet, cịn trên mạng
Internet có thể cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình.
Sự hội tụ nêu trên xuất phát từ sự phát triển rất nhanh của công nghệ viễn
thông và công nghệ thông tin, giúp các ngành nghề trong xã hội cùng có những
bước tiến vượt bậc dựa vào các cơng nghệ tiên tiến.
Truyền hình tại Việt Nam đã bước vào dịng chảy số hóa mạnh mẽ của cơng
nghệ truyền hình trên thế giới. Xu hướng tất yếu của số hóa và những nhu cầu
thưởng thức mới của người xem buộc các Đài Truyền hình, các nhà cung cấp dịch
vụ phải liên tục đổi mới để đáp ứng yêu cầu của thời đại số.
Thuật ngữ IPTV(Internet Protocol Television) xuất hiện đầu tiên trên thế giới
vào năm 1995 và được phát triển ở Việt Nam từ năm 2006. IPTV là công nghệ
truyền dẫn hình ảnh kỹ thuật số tới người sử dụng dựa trên giao thức Internet với
kết nối băng rộng. Tại Việt Nam, IPTV ra đời dựa trên sự phát triển mạnh mẽ của
ngành viễn thông và công nghệ thông tin nổi bật nhất chính là những Tập đồn cơng

1


nghệ có sẵn hạ tầng mạng và hệ thống giải pháp kỹ thuật. Là cơng nghệ truyền hình
mới nhất nhưng với khả năng vượt trội về kỹ thuật truyền dẫn và phát sóng, chỉ
trong thời gian ngắn, IPTV đã giúp cơng chúng thay đổi hồn tồn thói quen xem
truyền hình từ thụ động sang chủ động bởi chức năng tương tác hai chiều và khả

năng cung cấp vô hạn nội dung. IPTV ra đời cũng mang lại cho ngành truyền hình
thêm nhiều khái niệm mới, như: Truyền hình tương tác, trải nghiệm cá nhân, truyền
hình xem lại... Khơng chỉ đơn thuần là định nghĩa, những khái niệm mới này cũng
chính là ưu điểm của IPTV trước công chúng [42].
Trong Quy hoạch truyền dẫn phát sóng, phát thanh, truyền hình đến năm
2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, truyền hình truyền thống Analog chính
thức bị khai tử vào năm 2020. Từ đó, truyền hình Việt Nam sẽ thực sự bước sang
một thời đại mới mà ở đó truyền hình số áp dụng các công nghệ hiện đại được chú
trọng hàng đầu. Trong xu hướng phát triển truyền hình số, dịch vụ IPTV chính là
một trong những hướng đi căn bản, góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
cơng chúng. Đồng thời, dịch vụ IPTV và các công nghệ mới mà nó mang lại đang
làm thay đổi nhận thức của chúng ta về truyền hình ở những khía cạnh quan trọng:
- Nhận thức về sự đổi mới cả nội dung và hình thức, định dạng của sản phẩm
truyền hình;
- Nhận thức về sự thay đổi quy trình, cơng nghệ sản xuất tác phẩm truyền
hình, vai trị của nhà sản xuất, các phương thức sản xuất…;
- Nhận thức về những cơ hội mới mà truyền hình hiện đại: phương thức tiếp
cận công chúng khán giả, những nhu cầu mới của cơng chúng, cơ hội phát triển thị
trường truyền hình…;
- Nhận thức về vai trò mới, về tương lai của truyền hình trong sự phát triển của
xã hội thơng tin, trong những thách thức của các phương thức truyền thông hiện đại…
Trước tình hình thực tế đó, tác giả muốn thơng qua việc nghiên cứu đề tài
“Dịch vụ Truyền hình IPTV tại Việt Nam hiện nay”, khảo sát trên dịch vụ truyền
hình IPTV của 3 Tập đồn viễn thơng lớn nhất Việt Nam là VNPT, FPT và Viettel
trong giai đoạn từ tháng 1/2017 để nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động dịch
vụ truyền hình IPTV, xác định vị trí, vai trò và tiềm năng phát triển của dịch vụ này

2



nhằm đưa ra những kiến nghị, giải pháp hợp lý để truyền hình Việt Nam rút ngắn
khoảng cách với truyền hình thế giới.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Kể từ khi truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỉ thứ XX và phát triển với tốc
độ như vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một kênh
thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay, truyền hình là phương tiện
thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Truyền hình trở thành cơng
cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như các lĩnh vực kinh tế – xã hội, an
ninh quốc phịng. Do đó, các hoạt động nghiên cứu về lĩnh vực truyền hình diễn ra
vơ cùng sơi nổi. Các cơng trình đã được nghiệm thu và công bố trong thời gian qua
đã giúp các chun gia, học viên, sinh viên có cái nhìn trực quan sinh động về
truyền hình.
Cuốn “Giáo trình Báo chí truyền hình” của PGS. TS Dương Xuân Sơn (Nxb
Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2009) cung cấp căn bản nền tảng kiến thức về lý luận và
nghiệp vụ truyền hình giúp tác giả có căn cứ khoa học để thực hiện nhiệm vụ
nghiên cứu đối với đề tài luận văn [16].
Cuốn “Báo chí truyền thơng hiện đại (từ hàn lâm đến đời thường)” của PGS.
TS Nguyễn Văn Dững (Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2011). Trong cuốn này,
cùng với việc cung cấp các kiến thức lý luận và thực tiễn báo chí Việt Nam, tác giả
dành một vài trang để nhận định về truyền thông đa phương tiện. Theo tác giả,
truyền thơng đa phương tiện chính là thế mạnh nổi trội của báo điện tử - loại hình
báo chí tuy “sinh sau đẻ muộn” nhưng sở hữu khả năng tích hợp các loại hình báo
chí khác như một trong những đặc tính ưu việt nhất.
Cuốn sách “Truyền hình hiện đại - Những lát cắt 2015-2016”, do Bùi Chí
Trung chủ biên (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015) đã nhận định: “Truyền hình
là một phát minh đã làm thay đổi căn bản phương thức tư duy và phương thức sống
của con người, nó góp phần làm thay đổi thế giới rất nhiều”.
Trong kho tàng tri thức của Đại học Quốc gia Hà Nội có các cơng trình
nghiên cứu mang tên “Truyền hình trả tiền ở Việt Nam” – tác giả Bùi Thị Phượng
(2006), “Phát triển hoạt động dịch vụ truyền thơng và truyền hình trả tiền tại Đài


3


Truyền hình Việt Nam”- tác giả Phạm Đức Anh (2009),“Chiến lược phát triển dịch
vụ truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam đến năm 2020”- tác giả
Nguyễn Bảo Trung (2014),“Các giải pháp chống độc quyền bản quyền chương
trình truyền hình trả tiền ở Việt Nam”- tác giả Nguyễn Thị Lan (2015)... đã đưa ra
được những lý luận chung về truyền hình Việt Nam, nhấn mạnh vào khía cạnh
truyền hình trả tiền. Tuy nhiên, đối tượng và phạm vi khảo sát của đề tài gần như
chỉ giới hạn tại Đài truyền hình quốc gia, chưa mở rộng và đi sâu vào các cơng nghệ
truyền hình khác trong lĩnh vực truyền hình trả tiền.
Luận văn “Nghiên cứu về tiêu chuẩn truyền hình theo phương thức IP (IPTV)
và khả năng ứng dụng ở Việt Nam” của tác giả Lưu Thị Thu Hiền, Đại học Quốc
gia Hà Nội (2008) đã nghiên cứu về cấu trúc của hệ thống IPTV, dựa trên những
phân tích và đánh giá từ sự triển khai trong hệ thống mạng của Tập đoàn Điện lực
Việt Nam để đưa ra các phương án xây dựng mơ hình hệ thống IPTV cũng như chất
lượng dịch vụ IPTV như một xu hướng phát triển của truyền hình Việt Nam.
Luận văn “Vai trò của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực truyền hình trả tiền ở
Việt Nam” của Lê Thị Tuyết Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội (2015) đã nghiên cứu
về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về vai trò của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực
truyền hình thực tế ở Việt Nam, thực trạng truyền hình thực tế trên thế giới và ở
Việt Nam, đánh giá xu hướng phát triển của truyền hình thực tế Việt Nam trong hội
nhập quốc tế.
Luận văn “Các giải pháp marketing nhằm phát triển thị trường dịch vụ
truyền hình internet (IPTV)-NextTV của cơng ty truyền hình Viettel” của Đặng Thị
Bích Ngọc, Đại học Quốc gia Hà Nội (2016). Luận văn nghiên cứu về những vấn đề
lý luận và thực tiễn liên quan đến Marketing dịch vụ truyền hình Internet (IPTV) và
thực trạng hoạt động này của cơng ty truyền hình Viettel.
Ngồi ra, cịn có luận văn đề cập liên quan đến truyền hình Internet như luận

văn tốt nghiệp “Tìm hiểu cơng nghệ IPTV” của sinh viên Trần Trung Hiếu, Học
viện Công nghệ Bưu chính Viễn thơng – TP HCM đã nghiên cứu các giải pháp
phân phối, quản lý mạng, tìm hiểu thiết bị phần cứng và chương trình phần mềm
trong mạng IPTV.

4


Luận văn tốt nghiệp “Tìm hiểu cơng nghệ truyền hình Internet (IPTV) và hệ
thống IPTV tại Việt Nam” (2010) của sinh viên Chu Thị Thi, Đại học Hải Phòng
thực hiện đã nghiên cứu rất cụ thể cơng nghệ truyền hình IPTV về kiến trúc hệ
thống, mạng giao thức và khái quát tình hình IPTV tại Việt Nam.
Luận văn “Nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ
IPTV/VOD trên hạ tầng mạng Truyền hình Cáp HFC” của Phạm Ngọc Hưng, Đại
học Cơng nghệ (2011). Luận văn trình bày tổng quan về dịch vụ IPTV/VOD, các
công nghệ triển khai IPTV trên mạng viễn thơng và mạng HFC. Phân tích các yếu
tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ IPTV/VOD, các tham số đánh giá chất lượng,
các tiêu chí đánh giá dịch vụ IPTV/VOD. Giới thiệu trường hợp điển hình về triển
khai dịch vụ IPTV/VOD đang thực hiện tại VCTV, kết quả đo kiểm các tham số
đánh giá chất lượng dịch vụ đang hoạt động. Đưa ra nhận xét, so sánh, đánh giá và
đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ
IPTV/VOD trên hạ tầng mạng Truyền hình Cáp HFC.
Các vấn đề có liên quan đến truyền hình trả tiền, đặc biệt là truyền hình trả
tiền ứng dụng công nghệ cao luôn là đề tài mà rất nhiều nhà báo, phóng viên đã
nghiên cứu và đưa ra những bình luận chuyên sâu, như: Tú Ân, Hữu Tuấn (Báo Đầu
tư điện tử), Cao Hà, Nguyễn Hà (VnExpress), Phan Minh (báo Quảng Ngãi), Tường
Nghi (Người lao động), Viết Nguyên (Nhịp cầu Đầu tư), Trọng Nguyên (VOV
News), Minh Qun (ICTNEWS)... đó cũng là những thơng tin, dữ liệu để tác giả
nắm bắt sâu hơn, mở rộng hướng nghiên cứu đa chiều về đề tài luận văn.
Tháng 11/2018 tại Hà Nội, tác giả là 1 trong 40 đại biểu Việt Nam và quốc

tế, gồm các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển nội dung số từ các nước thành viên
ASEAN, đại diện các bộ, ngành, doanh nghiệp,... được mời tham dự Hội nghị
“Nghiên cứu đề xuất những hướng dẫn thực thi để phát triển nội dung số bản địa
tại các nước ASEAN". Đây là sự kiện chuyên ngành tầm cỡ khu vực và quốc tế do
Bộ TT&TT tổ chức. Tại hội nghị, tác giả đã lắng nghe phần trình bày của đại diện
đến từ Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Phillipines, Myanmar và
Campuchia về sự phát triển lĩnh vực nội dung số tại bản địa, những giải pháp góp
phần thu hẹp khoảng cách số và các cách thức nhằm thúc đẩy phát triển công

5


nghiệp 4.0 cho khu vực. Tham khảo kinh nghiệm triển khai dịch vụ đã thực hiện
thành công từ các trường hợp điển hình trong khu vực, cùng những kiến thức thực
tế thu được trong q trình làm việc và cơng tác hiện nay, tác giả sẽ đóng góp
những thơng tin tổng quan về thị trường truyền hinh trả tiền hiện nay và đề xuất
những giải pháp phát triển đối với truyền hình IPTV trong luận văn này.
Cũng trong những năm gần đây, thế giới chứng kiến sự phát triển như vũ bão
của internet, hệ thống mạng xã hội, hệ thống công nghệ số. Điều này đã tác động và
làm thay đổi mạnh mẽ đến ngành truyền hình. Tính đến thời điểm này, không thể
phủ nhận, internet, mạng xã hội là những kênh phân phối quan trọng nhất của
truyền hình. Khái niệm truyền hình ngày càng được mở rộng, các đơn vị truyền
hình liên tục thay đổi hình thức truyền dẫn và phát sóng. Chính vì vậy, đề tài luận
văn "Dịch vụ Truyền hình IPTV tại Việt Nam hiện nay" là vô cùng mới mẻ, cần
thiết. Luận văn nhằm bổ sung và cập nhật những thông tin mới nhất về dịch vụ
truyền hình IPTV nói riêng, hồn thiện những thơng tin cịn thiếu về thị trường
truyền hình trả tiền tại Việt Nam nói chung, đóng góp cho kho tàng luận văn, luận
án về lĩnh vực báo chí của Đại học Quốc gia Hà Nội thêm đẩy đủ và phong phú.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ truyền hình IPTV tại Việt
Nam hiện nay, phân tích những xu hướng phát triển và những yêu cầu đặt ra đối với
dịch vụ truyền hình số, nhằm đưa ra những kiến nghị, giải pháp phù hợp góp phần
đáp ứng yêu cầu phát triển của truyền hình Việt Nam trong giai đoạn mới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thiện được những mục tiêu đã nêu ở trên, tác giả Đề tài mong muốn
thực hiện các nhiệm vụ:
- Xây dựng khung lý thuyết cơ bản về dịch vụ truyền hình, dịch vụ truyền
hình IPTV và các yêu cầu cơ bản trong việc hoạch định, đánh giá và phát triển sản
phẩm dịch vụ truyền hình của thời đại số

6


- Phân tích ưu điểm, nhược điểm của dịch vụ truyền hình IPTV tại Việt Nam
hiện nay dưới góc độ sử dụng và hài lịng của cơng chúng. Phân tích thực tiễn, nhận
định về tương lai của IPTV, có tham khảo từ thành công của thế giới.
- Đưa ra những giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ
truyền hình số đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khán giả.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là dịch vụ truyền hình IPTV nhìn từ khía
cạnh nội dung, công nghệ và dịch vụ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung chủ yếu vào dịch vụ truyền hình
IPTV của VNPT, Viettel, FPT trong thời gian kể từ tháng 1/2017 tới nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
-Phương pháp nghiên cứu lịch sử và sử dụng các tài liệu thứ cấp: Tác giả
tiến hành sưu tầm, tập hợp các văn bản, quyết định, thông báo, văn kiện, chỉ thị,
nghị quyết, các văn bản, tài liệu của của cơ quan quản lý nhà nước về truyền hình

nói chung, dịch vụ truyền hình trả tiền nói riêng. Hệ thống tài liệu lý luận từ các
sách, báo, tạp chí, các cơng trình khoa học trong và ngồi nước có liên quan đến đề
tài. Đề tài thu thập các tài liệu liên quan đến định hướng, chính sách Đảng và Nhà
nước về vấn đề nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả cũng đã thu thập các tài liệu liên quan
đến xu hướng quảng cáo truyền hình trong thời đại mới.
-Phương pháp thống kê: Được vận dụng trong việc thống kê số liệu sản
phẩm, mơ hình quảng cáo, các khung giờ, lượng người xem trên từng khung giờ cụ
thể để từ đó có thước đo chính xác hiệu quả quảng cáo. Với đặc thù dịch vụ truyền
hình ITPV cho phép khả năng thu thập dữ liệu từ hạ tầng sever lưu trữ, hỗ trợ cho
việc khai thác, phân tích và đánh giá số liệu liên quan đến sản phẩm nội dung và tần
suất/thói quen/xu hướng tiếp cận sử dụng dịch vụ của nhiều đối tượng khán giả.
Thông tin được tập hợp này sẽ là sở cứ đáng tin cậy, thay thế cho việc khảo sát điều
tra xã hội học về vấn đề này.

7


- Phương pháp tiếp cận liên ngành: Phương pháp này giúp nhà nghiên cứu
tìm hiểu nguồn gốc vấn đề và sử dụng suy tư duy suy luận dưới nhiều góc nhìn của
các lĩnh vực để đưa ra cơ sở lý luận. Góc nhìn đó là sự tổng hợp kiến thức của nhiều
lĩnh vực và nhiều ngành học về vấn đề nghiên cứu của đề tài...
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Trong quá trình thực hiện luận văn, để làm rõ
hơn các vấn đề nghiên cứu, tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn sâu đối với lãnh đạo các
các đơn vị phụ trách, lãnh đạo đài… nhằm thu được những đánh giá khách quan về
thực trạng phát triển dịch vụ truyền hình ITPV hiện nay.
Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng các phương pháp khảo sát, phân tích, phương
pháp tiếp cận, thống kê, so sánh, mô tả và tổng hợp kèm theo bảng biểu. Các kiến
thức của quản trị truyền thông, kiến thức lĩnh vực truyền hình, kinh tế báo chí cũng
được vận dụng trong nghiên cứu. Các nhóm phương pháp này vừa truyền thống,
vừa hiện đại, giúp cho kết quả nghiên cứu đạt được độ chính xác cao nhất, đáng tin

cậy nhất.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Là đề tài nghiên cứu về mơ hình hoạt động truyền hình IPTV của 3 tập đồn
viễn thơng lớn tại Việt Nam với hy vọng góp phần làm phong phú, tồn diện về tình
hình nghiên cứu liên quan tới lĩnh vực truyền hình cũng như dịch vụ truyền hình trả
tiền tại Việt Nam. Đề tài là cơng trình tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu,
đánh giá và xác định vị trí trọng tâm trong lĩnh vực truyền hình trả tiền cũng như
IPTV trong xu hướng số hóa tất yếu của Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài và nội dung đóng góp trong chuyên đề có ý nghĩa nhất định đối với
ngành truyền hình Việt Nam và dịch vụ truyền hình IPTV. Đặc biệt đề tài tổng kết
kinh nghiệm thực tiễn, lý giải các giả thiết cũng như so sánh với thế giới để giúp
cho lĩnh vực truyền hình trả tiền cũng như IPTV đến với đông đảo khán giả, nâng
cao chất lượng từ nội dung lẫn hình thức và nâng mức đóng góp vào tỷ trọng doanh
thu truyền hình cả nước trong tương lai.

8


7. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn của tác
giả gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về dịch vụ truyền hình IPTV
Chương 2: Khảo sát thực trạng dịch vụ truyền hình IPTV tại Việt Nam hiện nay
Chương 3: Xu hướng phát triển dịch vụ truyền hình IPTV và những giải
pháp đề ra

9



CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ TRUYỀN HÌNH IPTV
1.1 Một số khái niệm liên quan tới đề tài
1.1.1 Khái niệm dịch vụ truyền hình IPTV
IPTV là tên viết tắt của cụm từ Internet Protocol Television, thường được
dịch sang tiếng Việt là truyền hình qua giao thức Internet và được giải thích là dịch
vụ truyền tải hình ảnh kỹ thuật số được cung cấp tới người sử dụng qua giao thức IP
trên mạng Internet với kết nối băng thông rộng. Để sử dụng dịch vụ truyền hình qua
giao thức IP, khách hàng cần có bộ giải mã, đường truyền ADSL. Khả năng của
IPTV gần như là vô hạn và mang đến những nội dung kỹ thuật số chất lượng cao
như video theo yêu cầu - VoD (Video on Demand), hội thảo, truyền hình tương tác,
game, giáo dục từ xa,… [33]
IPTV cịn được gọi là cơng nghệ “Triple-Play” (bao gồm: dữ liệu, âm thanh
và hình ảnh) mà cụ thể là cơng nghệ hội tụ cung cấp đồng thời 3 dịch vụ phục vụ
nhu cầu: Truyền hình Internet (IPTV), truy cập Internet (Data) và điện thoại Internet
(điện VoIP) [27].
Theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 84:2014/BTTTT: “Dịch vụ IPTV là dịch
vụ đa phương tiện (như truyền hình, video, audio, văn bản, đồ họa, số liệu) truyền
tải trên các mạng viễn thông cố định dựa trên IP” [2]. Theo tổ chức Liên Hiệp Viễn
Thông Quốc Tế ITU thì IPTV được định nghĩa rõ nét hơn: “Là dịch vụ đa phương
tiện bao gồm truyền hình, video, audio, văn bản, đồ họa và dữ liệu qua một mạng
IP và được quản lý để cung cấp mức độ yêu cầu của chất lượng dịch vụ và sự trải
nghiệm, tính bảo mật, tính tương tác và độ tin cậy” [49].
IPTV là hạ tầng cơng nghệ truyền hình đóng vai trị phân phối các dữ liệu, kể
cả hình ảnh, âm thanh, văn bản qua mạng sử dụng giao thức Internet. Một định
nghĩa chung của IPTV là truyền hình, nhưng thay vì qua hình thức phát hình vơ
tuyến hay truyền hình cáp thì lại được truyền phát hình đến người xem thông qua
các công nghệ sử dụng cho các mạng máy tính. Do thường được sử dụng với tên gọi
truyền hình qua giao thức internet nên IPTV rất dễ bị nhầm lẫn với truyền hình
internet và truyền hình di động. Mặt khác, đối với những người mới tiếp cận lĩnh


10


vực truyền hình, cũng thật khó để phân biệt IPTV là truyền hình kỹ thuật số hay
truyền hình cáp, bởi đây là hai cơng nghệ truyền hình hồn tồn khác nhau.
Bản chất của IPTV chính là mạng truyền hình kết hợp chặt chẽ với mạng
viễn thông. Diễn giải rộng hơn thì IPTV là dịch vụ giá trị gia tăng sử dụng mạng
băng rộng IP phục vụ cho nhiều người dùng (ở đây được định nghĩa là các user).
Các user này khi đã được định danh thì có thể thơng qua máy vi tính PC hoặc máy
thu hình phổ thơng cộng với Set topbox để sử dụng dịch vụ IPTV.
Nghị định 06/2016/NĐ-CP đã có quy định về dịch vụ truyền hình cáp: Là
loại hình dịch vụ phát thanh, truyền hình sử dụng hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn phát
sóng truyền hình cáp áp dụng các công nghệ khác nhau để cung cấp các kênh
chương trình phát thanh, truyền hình đến người sử dụng dịch vụ, gồm: Dịch vụ
truyền hình cáp tương tự; dịch vụ truyền hình cáp kỹ thuật số; dịch vụ truyền hình
cáp giao thức Internet (IPTV) [21].
Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả luận văn đưa ra định nghĩa: “IPTV là
truyền hình kỹ thuật số, do các tín hiệu được mã hóa dưới dạng nhị phân (gồm 2 dãy số 0
và 1) trước khi được truyền dẫn trên dây cáp đến nhà của khách hàng. Trên sợi cáp, cơng
nghệ truyền dẫn là cơng nghệ IP”. Nói cách khác, IPTV là truyền hình cáp kỹ thuật số,
cơng nghệ IP, với nghĩa truyền tải truyền hình quảng bá, chương trình phát thanh và/hoặc
video theo u cầu, có chất lượng cao trên mạng băng rộng.
1.1.2 Khái niệm dịch vụ truyền hình
Trong các loại hình truyền thơng đại chúng, truyền hình là phương tiện ra đời
muộn, tuy nhiên nó là sản phẩm của nền văn minh khoa học công nghệ phát triển.
Truyền hình đã thừa hưởng kinh nghiệm và phương pháp tạo hình, tiếng của điện
ảnh và phát thanh. Sự phát triển của các phương tiện kỹ thuật công nghệ giúp truyền
hình tạo ra phương pháp mới trong truyền đạt thơng tin. Qua đó, truyền hình là loại
hình truyền thơng có các yếu tố kỹ thuật hiện đại, là sự kết hợp giữa: kỹ thuật + mỹ

thuật + nghệ thuật + kinh tế + báo chí [16].
Tại Nghị định 06/2016/NĐ-CP về Quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát
thanh, truyền hình số do Thủ tướng phê duyệt, có ghi rõ: Dịch vụ phát thanh, truyền
hình là dịch vụ ứng dụng viễn thông để cung cấp nguyên vẹn các kênh chương trình

11


trong nước, kênh chương trình nước ngồi và dịch vụ giá trị gia tăng trên hạ tầng
kỹ thuật truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình đến người sử dụng. Dịch vụ
phát thanh, truyền hình có thể được cung cấp trực tiếp đến người sử dụng dịch vụ
không qua thiết bị lưu trữ, làm chậm (dịch vụ truyền hình trực tuyến) hoặc theo yêu
cầu riêng biệt của thuê bao sử dụng dịch vụ (dịch vụ theo yêu cầu) [21]. Trong đó,
các đối tượng chính để tạo ra dịch vụ truyền hình gồm: các đơn vị cung cấp và
người sử dụng dịch vụ cũng được nghị định giải thích chi tiết.
Đơn vị cung cấp nội dung: Là cơ quan báo chí có Giấy phép hoạt động phát
thanh, truyền hình tại Việt Nam sở hữu bản quyền hoặc có thỏa thuận bản quyền
hợp pháp đối với nội dung thông tin cung cấp trên dịch vụ phát thanh, truyền hình.
Đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình: Là doanh nghiệp được
thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam đủ điều kiện cung cấp dịch vụ.
Người sử dụng dịch vụ: Là tổ chức, cá nhân có thiết bị đầu cuối đáp ứng yêu
cầu sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình.
Thuê bao sử dụng dịch vụ (gọi tắt là thuê bao): Là người sử dụng dịch vụ có
giao kết với đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền bằng hợp đồng
hoặc văn bản thỏa thuận có tính ràng buộc tương đương.
Nội dung theo yêu cầu: Là các chương trình phát thanh, truyền hình; phim
và các nội dung có hình ảnh hoặc âm thanh trong nước, nước ngoài khác đã đáp
ứng các quy định chuyên ngành của pháp luật Việt Nam được cung cấp đến thuê
bao theo yêu cầu, gồm cả nội dung trực tiếp theo lịch chương trình.
Chương trình trong nước: Là chương trình phát thanh, truyền hình do cơ quan,

tổ chức của Việt Nam sản xuất hoặc liên kết sản xuất theo quy định của pháp luật.
Chương trình nước ngồi: Là chương trình phát thanh, truyền hình do cơ
quan, tổ chức của nước ngồi sản xuất, có ngơn ngữ thể hiện bằng tiếng nước ngồi.
Cước phí dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền: Là các loại chi phí người
sử dụng dịch vụ phải chi trả để được nghe, xem kênh chương trình, chương trình và
nội dung theo yêu cầu theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với thuê bao.
Từ đó, ta có thể hiểu, dịch vụ truyền hình có sự tương tác hai chiều vơ cùng
rõ rệt. Một bên thực hiện hành động và một bên tiếp nhận hành động một cách chủ

12


động, có nghĩa rằng cả hai bên đều biết được nhu cầu, sở thích và khả năng cung
ứng của nhau. Nếu một trong hai bên không thể tương tác hai chiều, mặc sức cung
cấp cái mình muốn cung cấp hoặc buộc phải xem cái mình khơng muốn xem, thì kết
quả của dịch vụ sẽ bị thay đổi theo chiều hướng xấu. Bên cạnh đó, đối tượng tiếp
nhận của dịch vụ truyền hình có thể được gọi tên là: Khán giả, thuê bao, khách
hàng, người sử dụng, đối tượng sử dụng hay cơng chúng...
Hiểu rộng hơn, dịch vụ truyền hình ngày nay bị phụ thuộc rất nhiều vào sự
thay đổi của cơng nghệ kỹ thuật, hay thói quen và hành vi của người sử dụng. Bởi
một khi công nghệ thay đổi sẽ kéo theo phương thức kỹ thuật truyền dẫn phát sóng
truyền hình. Hoặc thói quen và hành vi của người sử dụng chuyển từ tivi đời cũ
sang smartTV hoặc từ smartTV sang Smartphone cũng ảnh hưởng rất nhiều tới dịch
vụ truyền hình. Từ đó nảy sinh ra các khái niệm:
- Dịch vụ truyền hình theo yêu cầu: Việc phát các nội dung truyền hình được
lựa chọn bắt đầu khi người sử dụng lựa chọn nội dung đó. Thơng thường, nội dung
là các bộ phim hay các phim đã được ghi lại từ một thư viện. Dịch vụ này có thể
được sử dụng trong một thời gian giới hạn. Các chức năng thường giống như chức
năng của máy ghi hình (VCR) hay đầu DVD (DVD player): phát hình (play), dừng
hình (pause), tua hình (fast forward), v.v...

- Các dịch vụ thơng tin: Ngày nay, người sử dụng các dịch vụ truyền hình có
ứng dụng viễn thơng và cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng thì ngồi việc xem
truyền hình, đều có thể đọc các thơng tin bao gồm tin tức thời sự, tin thể thao, dự
báo thời tiết, thông tin về các chuyến bay, các sự kiện trong khu vực/địa phương,...
trên chính thiết bị đầu cuối của nhà mình.
- Truyền hình tương tác: “Kênh phụ” (back-channel) IP khơng chỉ cung cấp
khả năng lấy thơng tin mà cịn cho phép người dùng tương tác với các show truyền
hình hoặc khởi tạo các ứng dụng liên kết đến các chương trình đang chạy. Các ví dụ
điển hình của truyền hình tương tác là tham dự vào các trị chơi truyền hình, bình
chọn qua truyền hình, phản hồi của người xem truyền hình, các chương trình
thương mại... Người dùng cũng có thể thực hiện việc tương tác ngay khi đang xem
một chương trình truyền hình nào đó mà khơng phải thốt khỏi kênh.

13


1.1.3 Khái niệm dịch vụ
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thực hiện và tiếp nhận rất nhiều hoạt
động trao đổi được gọi chung là dịch vụ. Ngược lại dịch vụ bao gồm rất nhiều các
loại hình hoạt động và nghiệp vụ trao đổi trong các lĩnh vực và ở cấp độ khác nhau.
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những
nhu cầu nhất định của số đơng, có tổ chức và được trả cơng” [11, tr.256]. Theo ý
nghĩa khái niệm này có thể hiểu dịch vụ đã có từ lâu và giữ vị trí quan trọng trong
đời sống kinh tế - xã hội.
Dịch vụ là hàng hóa có tính vơ hình, q trình sản xuất và tiêu dùng khơng
tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam
theo quy định của pháp luật [15].
Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (bên cung ứng
dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử
dụng dịch vụ (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử

dụng dịch vụ theo thỏa thuận [14]. Thế nên, có thể suy ra các cách hiểu về dịch vụ
theo các quan điểm như:
- Hiểu về dịch vụ theo quan điểm truyền thống nhất: Dịch vụ là những hoạt
động và kết quả mà bên bán có thể cung cấp cho bên mua.
- Hiểu về dịch vụ theo cách phổ biến: Dịch vụ là hoạt động xã hội mà sản
phẩm của nó là vơ hình và khơng mang tính sở hữu. Dịch vụ có thể gắn liền hay
không gắn liền với một sản phẩm vật chất.
- Hiểu theo một cách khác: Dịch vụ là hoạt động xã hội xảy ra trong mối
quan hệ trực tiếp giữa khách hàng và đại diện của tổ chức cung ứng dịch vụ.
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 8402:1999 về Quản lý chất lượng và
đảm bảo chất lượng - Thuật ngữ và định nghĩa do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi
trường ban hành: Dịch vụ là kết quả tạo ra do các hoạt động khi giao tiếp giữa
người cung ứng với khách hàng và do các hoạt động nội bộ của người cung ứng để
đáp ứng nhu cầu của khách hàng [1]. Các hoạt động của khách hàng khi giao tiếp
với người cung ứng có thể là cốt yếu đối với việc cung cấp dịch vụ. Việc cung cấp

14


hoặc sử dụng sản phẩm hữu hình có thể là một phần của cung cấp dịch vụ. Một dịch
vụ có thể gắn liền với việc sản xuất và cung cấp sản phẩm hữu hình.
Khơng hiện hữu

Khơng tách rời

Dịch vụ

Mau hỏng

Khơng đồng nhất

Hình 1.1. Bốn đặc điểm cơ bản của dịch vụ
Dịch vụ là một quá trình hoạt động bao gồm các nhân tố khơng hiện hữu (vơ
hình), giải quyết các mối quan hệ giữa người cung cấp dịch vụ với khách hàng,
hoặc tài sản của khách hàng mà khơng có sự thay đổi quyền sở hữu. Sản phẩm của
dịch vụ có thể trong phạm vi hoặc vượt quá phạm vi của sản phẩm vật chất.
Từ cách quan niệm trên ta thấy:
- Dịch vụ phải gắn với những hoạt động để tạo ra nó. Dịch vụ là một q trình
hoạt động, diễn ra theo một trình tự bao gồm nhiều giai đoạn, nhiều bước khác
nhau. Mỗi giai đoạn, mỗi bước có thể là các dịch vụ nhánh hoặc dịch vụ độc lập với
dịch vụ chính. Chẳng hạn, khi ta sử dụng dịch vụ điện thoại cố định thuê bao, ta có
thể trao đổi thơng tin, tâm tư, tình cảm với một thuê bao khác vào bất kỳ lúc nào
chúng ta muốn với chất lượng đàm thoại như đã cam kết với nhà cung cấp dịch vụ đây là dịch vụ chính. Ngồi ra ta có thể sử dụng điện thoại cố định để biết các thông
tin kinh tế – xã hội, nghe nhạc, báo thức, được tư vấn về sức khỏe, tâm lý xã hội,
hơn nhân gia đình… Những dịch vụ đó là các dịch vụ phụ (dịch vụ cộng thêm).
- Mỗi loại dịch vụ mang lại cho người tiêu dùng một giá trị sử dụng nào đó.
Giá trị sử dụng của dịch vụ gắn liền với lợi ích mà họ nhận được từ dịch vụ, họ chỉ
có thể hưởng giá trị đó khi nó đang được sản xuất ra. Giá trị sử dụng ở đây thỏa

15


×