Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Thực trạng triển khai bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh bắc ninh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.7 KB, 9 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc làm và giải quyết việc làm đang là vấn đề đáng quan tâm của tồn nhân
loại. Tình trạng thất nghiệp ngày càng trở nên phức tạp ở nhiều nước, trong đó có
Việt Nam. Là một trong những nước đơng dân trên thế giới với cơ cấu dân số trẻ,
thị trường lao động Việt Nam đang phát triển mạnh, bên cạnh đó thì tình trạng thất
nghiệp cũng tăng nhanh. Điều này khơng chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới người lao
động mà còn ảnh hưởng lớn đến các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia.
BHTN được triển khai đã góp phần khơng nhỏ vào việc giải quyết những vấn đề
trên.
Bắc Ninh là tỉnh nhỏ nhất nước (diện tích 822,7 km2 chiếm 0,2% diện tích cả
nước) nhưng lại có mật độ dân số lớn, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh, thành phố, chỉ
sau Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh, gấp gần 5 lần mật độ dân số bình qn
của cả nước. Tỉnh Bắc Ninh hiện có hơn 700.000 người trong độ tuổi lao động, là
tỉnh có dân số trẻ và nhu cầu việc làm ngày càng tăng cao. Vì vậy, vấn đề việc làm
đang là thách thức lớn đối với tỉnh Bắc Ninh. Thất nghiệp ảnh hưởng không nhỏ
đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, vì vậy mà Bắc Ninh đã có nhiều chính
sách nhằm hạn chế tối đa tình trạng này, trong đó hiệu quả nhất phải kể đến
BHTN. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai BHTN vẫn cịn nhiều hạn chế chưa
được khắc phục. Với mong muốn thực hiện tốt hơn nữa chính sách BHTN tại tỉnh
Bắc Ninh, tác giả chọn đề tài “Thực trạng triển khai bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh
Bắc Ninh” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở những lý luận về BHTN, nghiên cứu kinh nghiệm triển khai
BHTN của một số nước trên thế giới, đề tài đánh giá được thực trạng triển khai


BHTN tại tỉnh Bắc Ninh, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. Từ đó đề
xuất một số giải pháp và kiến nghị về việc triển khai BHTN tại tỉnh Bắc Ninh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng triển khai BHTN tại tỉnh Bắc Ninh


Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu thực trạng triển khai
BHTN tại tỉnh Bắc Ninh từ khi bắt đầu triển khai (năm 2009) đến năm 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu của đề tài, tác giả sử dụng một số phương pháp truyền
thống như thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh số liệu nhằm làm rõ thực trạng
triển khai BHTN tại tỉnh Bắc Ninh. Số liệu sử dụng trong luận văn được thu thập
từ các tài liệu của Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động – Thương Binh và
Xã hội tỉnh Bắc Ninh và Niên giám thống kê Bắc Ninh 2014.
5. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu
Luận văn đã chỉ ra một số cơng ước quốc tế, cơng trình nghiên cứu về
BHTN của các nhà khoa học cả trong nước và ngoài nước. Những cơng trình này
có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam khi lựa chọn mơ hình tổ chức cũng như
nội dung thực hiện BHTN.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về thất nghiệp và bảo hiểm
thất nghiệp.


Chương 2: Tình hình triển khai bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị về việc triển khai bảo hiểm thất nghiệp
tại tỉnh Bắc Ninh.


Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hóa chi tiết những vấn đề có tính chất
tổng quan về thất nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp. Trước tiên là đưa ra những vấn
đề chung về thất nghiệp như khái niệm thất nghiệp, phân loại thất nghiệp, nguyên
nhân của thất nghiệp và ảnh hưởng của thất nghiệp đến sự phát triển kinh tế xã hội.
Bên cạnh đó, luận văn có hệ thống một số giải pháp để giải quyết tình trạng thất

nghiệp thường được Chính phủ các nước áp dụng. Tiếp theo là các vấn đề lý luận
về BHTN được nghiên cứu một cách chi tiết, từ đó đưa ra cơ sở để thực hiện
BHTN tại Việt Nam.
Cuối chương 1, luận văn có tìm hiểu về việc triển khai BHTN của một số
nước đi trước (gồm Trung Quốc, Cộng hòa Liên bang Đức và Hàn Quốc), từ đó rút
ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc triển khai BHTN cả về tổ chức
thực hiện lẫn nội dung chính sách.
Trong chương 2, luận văn đi phân tích cụ thể tình hình triển khai BHTN tại
tỉnh Bắc Ninh kể từ khi thực hiện (năm 2009) cho đến hết năm 2014. Để đánh giá
được chính sách BHTN có thực sự hữu ích đối với tỉnh hay khơng trước tiên phải
tìm hiểu thực trạng lao động việc làm và thất nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh trong thời
gian qua. Dân số hiện nay của tỉnh Bắc Ninh là 1.132.231 người, dân số trong độ
tuổi lao động chiếm 64,53%. Tỷ lệ lao động có việc làm của tỉnh Bắc Ninh đến nay
đã đạt 98,45%.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Bắc Ninh có xu hướng giữ ở mức ổn định và giảm trong
5 năm trở lại đây. Tính đến năm 2014, tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh Bắc Ninh là
1,55%, thấp hơn so với mức bình quân của cả nước. Đây là yếu tố quan trọng góp
phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Có được con số này là do có sự đầu tư
mạnh từ phía nước ngồi vào tỉnh, hàng loạt các cơng ty nước ngồi được mở ra tại
các KCN, cơng cuộc cơng nghiệp hóa hiện đại hóa phát triển khơng ngừng, tạo
nhiều cơ hội việc làm. Bên cạnh đó, tỉnh cũng chú trọng quan tâm tới đời sống của


người lao động, tổ chức nhiều chương trình giúp người lao động tìm kiếm cơ hội
việc làm phù hợp như hội chợ việc làm của tỉnh, hội chợ việc làm khu vực đã tạo
điều kiện cho người lao động và doanh nghiệp có cơ hội tìm đến nhau. Do đó mà
tỷ lệ thất nghiệp được giảm đáng kể.
Phần chính của chương 2 đó là tình hình triển khai BHTN tại tỉnh Bắc Ninh.
BHTN được triển khai tại tỉnh Bắc Ninh do Sở LĐ-TB&XH và BHXH tỉnh cùng
thực hiện. Sở LĐ-TB&XH thực hiện quản lý về BHTN, tiếp nhận và giải quyết các

thủ tục hưởng BHTN. BHXH tỉnh có nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện thu, chi
và quản lý quỹ BHTN. Ngoài ra, trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Bắc Ninh thuộc
sở LĐ-TB&XH tỉnh có trách nhiệm quản lý đăng ký việc làm, thất nghiệp và giới
thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề cho người lao động thất nghiệp.
Sau 6 năm thực hiện, số đơn vị tham gia BHTN không ngừng tăng. Năm
2009 mới triển khai nên chỉ có 751 đơn vị tham gia thì đến năm 2014 con số này là
1.749 đơn vị. Số người tham gia cũng tăng đáng kể, đến nay đã có 213.158 người
tham gia. Tuy nhiên, một thực tế đáng quan tâm là số đơn vị tham gia có tăng
nhưng tính riêng khối doanh nghiệp thì tỷ lệ tham gia BHTN của các doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh mới chỉ đạt 51,27%. Hơn nữa, không phải tất cả các doanh nghiệp
tham gia đều đóng bảo hiểm cho 100% lao động của họ. Thực tế thì tỷ lệ lao động
trong các doanh nghiệp được tham gia bảo hiểm chỉ chiếm từ 50 đến 70%, tính đến
năm 2014 mới chỉ có 72,30% lao động trong doanh nghiệp là được tham gia bảo
hiểm. Như vậy, tỉnh cịn rất nhiều doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm. Đây chính là
thách thức lớn đối với các cơ quan ban ngành của tỉnh trong việc đôn đốc, kiểm tra
việc tham gia bảo hiểm cho người lao động của các đơn vị trên địa bàn tỉnh.
Tình hình thu BHTN tại tỉnh Bắc Ninh: Tổng thu quỹ BHTN tăng từng năm.
Sau 6 năm, quỹ đã tăng từ 19.596 triệu đồng lên 254.013 triệu đồng, tăng 13 lần từ
năm 2009 đến năm 2014. Trong đó, thu từ người lao động, người sử dụng lao động


và từ ngân sách đều tăng. Tốc độ tăng thu lại có xu hướng giảm, đến nay là
29,14%. Tổng thu quỹ BHTN thì có tăng, nhưng một vấn đề nhức nhối hiện nay đó
là tình hình nợ đọng BHTN cịn diễn ra phổ biến. Tính đến hết năm 2014, tổng nợ
đọng quỹ BHTN của tỉnh Bắc Ninh đã là 3.395 triệu đồng.
Công tác tổ chức tiếp nhận và giải quyết hưởng chính sách BHTN tại tỉnh
Bắc Ninh cũng ngày càng được cải thiện. Số người đăng ký thất nghiệp, số người
được hưởng trợ cấp thất nghiệp, số người được giới thiệu việc làm và hỗ trợ học
nghề đều tăng trong những năm qua. Số người được hưởng trợ cấp thất nghiệp đến
nay chiếm trên 94% tổng số người đăng ký thất nghiệp. Điều này cho thấy BHTN

đã dần đi vào cuộc sống của người dân và góp phần khơng nhỏ trong việc trợ giúp
tài chính cho người lao động khi không may bị mất việc làm. Tuy nhiên, người
hưởng trợ cấp thất nghiệp vẫn không mấy mặn mà với việc được hỗ trợ học nghề.
Số người được hỗ trợ học nghề mới chỉ chiếm 6,7% số người hưởng trợ cấp
BHTN, số cịn lại chủ yếu là họ tự tìm việc làm. Đây cũng một phần là do sự nơn
nóng muốn tìm được việc làm ngay của người thất nghiệp nên họ khơng muốn
tham gia khóa đào tạo mới hay đào tạo lại tay nghề.
Việc chi BHTN được thực hiện từ ngày 01/01/2010. Trong vòng 5 năm từ
năm 2010 đến năm 2014, chi quỹ BHTN tăng mạnh. Tổng chi đến nay đã là 41.086
triệu đồng, tăng 19 lần so với năm 2010. Trong đó thì chi trợ cấp thất nghiệp vẫn
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi, chiếm khoảng 95%. Sở dĩ chi quỹ tăng dần
qua các năm là do những năm đầu khi mới triển khai, hiểu biết của người lao động
về BHTN cịn hạn chế, nhiều người khơng đăng ký hưởng BHTN khi bị mất việc
làm, hơn nữa thời hạn hưởng trợ cấp còn ngắn nên số chi trả không lớn. Những
năm tiếp theo, khi mà BHTN đã dần đi vào cuộc sống thì hầu hết người lao động
đều biết đến BHTN, nên số người hưởng trợ cấp tăng lên, đồng thời thời gian
hưởng cũng dài hơn, do đó mà số tiền chi trả của BHTN tăng đáng kể.


Mặc dù cả thu và chi quỹ BHTN đều tăng nhưng cân đối quỹ vẫn tăng
trưởng dương trong những năm vừa qua, thậm chí là có số dư rất lớn. Đến nay, số
dư đã là 212.927 triệu đồng, tăng 987% so với năm 2009. Cân đối quỹ tăng mạnh
về số tuyệt đối nhưng con số tương đối lại có xu hướng giảm, tốc độ tăng quỹ giảm
dần trong giai đoạn 2010 – 2014. Bắc Ninh đã rất nỗ lực trong cơng tác triển khai
BHTN mới có thể đạt được kết quả này. Rất nhiều hoạt động hỗ trợ người lao động
tiếp cận với cơ hội việc làm để giúp họ nhanh chóng tìm được cơng việc mới, điều
này đã làm giảm số chi trợ cấp thất nghiệp xuống đáng kể. Đây chính là yếu tố
quan trọng giúp số dư quỹ ngày càng cao.
Cuối chương 2, luận văn đánh giá tình hình thực hiện BHTN tại tỉnh Bắc
Ninh, nêu ra những kết quả đã đạt được, đồng thời chỉ ra nguyên nhân và hạn chế

trong quá trình triển khai. Đây là cơ sở để đưa ra những giải pháp và kiến nghị
trong chương 3.
Trong chương 3, luận văn có đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm
hồn thiện cơng tác triển khai BHTN tại tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở đã phân tích và
đánh giá thực trạng triển khai BHTN tại tỉnh Bắc Ninh ở chương 2. Trước khi đưa
ra giải pháp, luận văn có đề cập đến những thuận lợi và khó khăn của tỉnh Bắc
Ninh khi triển khai BHTN.
Về giải pháp, luận văn đưa ra một số điểm chính như: Cần tiếp tục hồn
thiện chính sách pháp luật về BHTN; nâng cao nhận thức của người lao động và
người sử dụng lao động về chính sách BHTN; tăng cường cơng tác tun truyền về
chính sách BHTN; tăng cường công tác quản lý trong việc triển BHTN; cần phối
hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong việc tổ chức thực hiện BHTN.
Về kiến nghị đối với việc triển khai BHTN tại tỉnh Bắc Ninh, luận văn có
đưa ra kiến nghị cụ thể đối với từng cơ quan chức năng gồm: Chính phủ; Bộ LĐ-


TB&XH và BHXH Việt Nam; và Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh với hy vọng rằng
BHTN sẽ được thực hiện tốt hơn tại tỉnh Bắc Ninh nói riêng và trên phạm vi cả
nước nói chung.


KẾT LUẬN
Thất nghiệp là một tất yếu khách quan gắn liền với cơ chế thị trường, tác
động của thất nghiệp đến các vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội của một đất nước
thường ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào tỷ lệ thất nghiệp cao hay thấp. Thực
tế cho thấy, không nên giải quyết thất nghiệp bằng biện pháp tình thế. BHTN chính
là giải pháp hiệu quả nhất cho vấn đề này đối với tất cả các quốc gia trong đó có
Việt Nam. Ở Việt Nam, kể từ khi triển khai cho đến nay, BHTN luôn giữ vai trò là
tấm lá chắn bảo vệ người lao động trước những khó khăn khi mất việc làm. Q
trình tổ chức thực hiện đã khẳng định đây là chính sách đúng đắn có tác động trực

tiếp, thiết thực tới người lao động, người sử dụng lao động; góp phần đảm bảo an
sinh xã hội ; được người sử dụng lao động, người lao động đón nhận một cách tích
cực; được dư luận xã hội đánh giá là một trong những chính sách sớm đi vào cuộc
sống. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai BHTN cũng đã
bộc lộ một số điểm yếu, hạn chế cả về chính sách lẫn trong tổ chức thực hiện.
Từ những nghiên cứu chung về BHTN và trên cơ sở phân tích thực trạng
triển khai BHTN tại tỉnh Bắc Ninh, luận văn đã chỉ ra thành tựu đạt được và những
hạn chế trong quá trình thực hiện; tìm ra nguyên nhân để từ đó có những giải pháp
và kiến nghị nhằm góp phần hồn thiện hơn nữa cơng tác triển khai chính sách
BHTN tại tỉnh Bắc Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung. Để chính sách BHTN
phát huy được tối đa vai trị của mình thì cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa
Nhà nước, các cơ quan ban ngành cùng với các đơn vị sử dụng lao động và người
lao động.



×