Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tình hình bảo hiểm hưu trí trong hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội ở việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.01 KB, 6 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Sự thay đổi của dân số có tác động lớn đến hoạt động kinh tế, xã hội của mỗi quốc
gia, khu vực và trên toàn thế giới. Tại một vài quốc gia Châu Á phát triển như Nhật Bản,
Ấn Độ hay khu vực Đông Nam Á như Singapore, Indonesia đều đã có những chiến lược
để đối phó với vấn đề già hóa dân số theo hướng bền vững, cân đối quỹ hưu trí trong dài
hạn và có thể bao phủ số đông dân số nhằm đảm bảo cuộc sống của người dân.. Hiện nay
tại Việt Nam còn gần 7 triệu người cao tuổ i (chiếm 79% tổ ng số người cao tuổ i ) chưa
được hưởng bảo hiể m hưu trí .Vì vậy cần thiết phải có sự thay đổi trong chế độ BHXH ,
cũng như bảo hiểm hưu trí để mở rộng mức độ bao phủ

, khuyến khích bình đẳng, tăng

cường tính bền vững về tài chính, đưa cơng nghệ thơng tin vào quản lý BHXH nhằm
chuẩn bị sẵn sàng cho những thách thức mà việc già hóa dân số đem tới. Vì những lý do
trên, tác giả xin được lựa chọn đề tài : “ Tình hình bảo hiểm hưu trí trong hệ thống các
chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam ” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng tổng quan chế độ bảo hiểm hưu trí trong hệ thống
các chế độ BHXH ở Việt Nam, người viết luận văn mong muốn tập trung làm rõ một số
mục tiêu nghiên cứu như sau: Hệ thống hóa và làm rõ các chỉ tiêu liên quan đến nội dung
chế độ bảo hiểm hưu trí trong hệ thống các chế độ BHXH và các yếu tố có thể ảnh hưởng
và đánh giá tình hình thực hiện chế độ hưu trí giai đoạn 2010-2014 để làm rõ các tồn tại,
vướng mắc trong quá trình triển khai bảo hiểm hưu trí trong hệ thống BHXH ở Việt Nam
sau đó đề xuất các giải pháp đối với việc thực hiện bảo hiểm hưu trí giai đoạn 2015-2020,
đồng thời liên hệ thực tế cuộc sống hiện nay của những đối tượng tham gia bảo hiểm hưu
trí, chỉ ra các nhu cầu của họ về tài chính, thu nhập thực tế của họ khi nghỉ hưu cũng như
những nguyện vọng, mong muốn chưa được đáp ứng.
Về đối tượng nghiên cứu : Tình hình thực hiện chế độ bảo hiểm hưu trí trong hệ
thống các chế độ BHXH ở Việt Nam giai đoạn 2010-2014. Về phạm vi nghiên cứu : Hệ
thống các chế độ BHXH tại Việt Nam. Do đặc thù của chế độ bảo hiểm hưu trí và tử tuất
là hai chế độ đi liền với nhau nên khơng thể bóc tách số liệu chế độ hưu trí và chế độ tử
tuất. Vì vậy trong số liệu bài nghiên cứu sẽ bao gồm số liệu của cả chế độ bảo hiểm hưu




trí và tử tuất ở Việt Namtrong giai đoạn 2010-2014.
Từ những báo cáo kết quả hoạt động của BHXH Việt Nam bằng phương pháp phân
tích thống kê. Sau khi được xử lý, tổng hợp bằng các phần mềm hỗ trợ thống kê nhằm chỉ
ra những khó khăn, vướng mắc cịn tồn tại trong chế độ hưu trí như : số lượng người
tham gia bảo hiểm, tình hình chi trả quỹ hưu trí, tình hình quản lý quỹ BHXH nhàn rỗi,
v.v.v..
Luận văn được chia thành 3 chương :
Chương 1 : Lý luận chung về chế độ bảo hiểm hưu trí trong hệ thống bảo hiểm xã
hội.
Chương 2 : Thực trạng thực hiện chế độ bảo hiểm hưu trí trong hệ thống các chế độ
bảo hiểm xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2010-2014.
Chương 3 : Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ bảo hiểm hưu trí trong hệ
thống các chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2015-2020.
Về nội dung chương 1, tác giả làm rõ những lý luận chung về chế độ hưu trí trong
hệ thống bảo hiểm xã hội.
Đầu tiên, tác giả đề cập đến khái niệm và cơ sở hình thành chế độ bảo hiểm hưu trí
trong hệ thống các chế độ BHXH. BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần
thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả
năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung
nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ khi tham gia, qua đó hồn
thiện hệ thống an sinh xã hội. Chế độ bảo hiểm hưu trí hình thành như một tính tất yếu
khách quan, Chế độ hưu trí là một chế độ khơng thể thiếu trong hệ thống bảo hiểm xã
hội.
Sau đó, tác giả trình bày nội dung cơ bản của chế độ bảo hiểm hưu trí bao gồm : Đối
tượng tham gia chế độ bảo hiểm hưu trí, điều kiện hưởng bảo hiểm hưu trí, độ tuổi, thời
gian đóng bảo hiểm, mức phí đóng bảo hiểm, giới tính, điều kiện và mơi trường làm việc.
Chi trả và quản lý đối tượng hưởng chế độ hưu trí bao gồm : Mức hưởng bảo hiểm và
phương thức hưởng bảo hiểm.

Tiếp đến tác giả trình bày về hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình thực hiện chế độ


bảo hiểm hưu trí bao gồm : Chỉ tiêu liên quan đến thu bảo hiểm hưu trí, chỉ tiêu liên quan
đến chi trả bảo hiểm hưu trí, chỉ tiêu đánh giá về sự phát triển của bảo hiểm hưu trí. Đồng
thời nghiên cứu về chế độ bảo hiểm hưu trí ở một số nước trên thế giới và đưa ra bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam.
Trong chương 2, tác giả trình bày về tình hình thực hiện chế độ bảo hiểm hưu trí tại
trong hệ thống bảo hiểm xã hội tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2014.
Mở đầu, tác giả giới thiệu về chế độ hưu trí tại Việt Nam ( từ trước năm 1995 và sau
năm 1995 ) và giới thiệu về cơ sở pháp lý của chế độ bảo hiểm hưu trí trong hệ thống chế
độ BHXH tại Việt Nam ( theo Luật BHXH Việt Nam ban hành năm 2006 có hiệu lực từ
ngày 01/01/2007 và Nghị định 152/2006/NĐ-CP, Nghị định 66/2013/NĐ-CP ). Trong đó
tác giả tổng hợp từ Luật các chỉ tiêu như sau : Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí, hưởng
lương hưu hàng tháng ( điều kiện hưởng lương hưu, mức hưởng hưu hàng tháng ), trợ cấp
một lần khi nghỉ hưu (điều kiện hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, mức hưởng trợ cấp
một lần khi nghỉ hưu).
Tiếp đó, tác giả đi vào phân tích tình hình thực hiện chế độ hưu trí tại Việt Nam giai
đoạn 2010-2014. Trong đó, về thu chế độ hưu trí, số lượng đối tượng tham gia BHXH bắt
buộc tăng từ 9.441.246 triệu người năm 2010 đến 10.4 triệu người năm 2012 ( tăng
27,2% so với năm 2007, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 5,4% ), đến năm 2014 là 11.4
triệu người. Trong đó, những đối tượng chiếm tỉ trọng chính là đối tượng Hành chính sự
nghiệp, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp ngồi quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngồi . Đối với các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện bắt đầu từ năm 2010 thì
từ 91.319 người đến năm 2012 đã là 139.643 người ( tăng gấp 1,53 lần so với năm 2010
), đến hết năm 2014 là 196.254 người.
Số lươ ̣ng tham gia bảo hiể m hưu trí tự nguyện tính đến hết
số người tham gia BHXH tự nguyện là

31 tháng 12 năm 2014,


196.254 người, tăng 16,8% tương ứng tăng

28.159 người so với cùng kỳ năm 2013 ( chỉ bằng 1,703% so với số lượng người tham
gia BHXH bắt buộc ). Tức là sau 6 năm thực hiện chế độ bảo hiểm tự nguyện ( từ năm
2007 ) thì mặc dù đã có những cải cách đáng kể trong việc quản lý, thu hút người dân
tham gia nhưng vẫn chỉ là một con số tương đối rất nhỏ so với lực lượng lao động hiện tại


của Việt Nam hiện nay.
Về thu phí bảo hiểm hưu trí : số thu từ đóng góp của người lao động và người sử
dụng lao động vào chế độ hưu trí của các quỹ đều tăng nhanh qua từng năm . Số thu
BHXH bắt buộc năm 2010 đạt 40.540 tỷ đồng. Tính đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2014,
số thu chế độ hưu trí bắt buộc là

110.050,1 tỷ đồng , tăng 22,35% so với cùng kỳ năm

2013, tương ứng với số thu tăng tỷ đồ ng , vượt 1,95% so với dự toán được giao ( Theo
Quyết định số 255/QĐ-TT ngày 14 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc
giao dự tốn thu, chi năm 2014 của BHXH Việt Nam thì trong năm 2014, dự tốn thu
BHXH bắt buộc là 127.574 tỷ đồng ). Số thu 2014 tăng gấp 2,71 lần so với năm 2010.
Trong đó, tỷ trọng số tiền thu từ các đối tượng như Hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp
ngồi quốc doanh và doanh nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn, chiếm xấp xỉ 72,34% tổng số
thu phí BHXH. Sớ thu chế độ hưu trí từ BHXH tự nguyện năm 2010 đạt 174,4 tỷ đồng .
Năm 2014, số thu vào chế độ hưu trí tự nguyện là

711,6 tỷ đồng , tăng 27,95% so với

cùng kỳ năm 2013, tương ứng với số thu tăng 155,5 tỷ đồng , vượt 3,1% so với dự toán
được Thủ tướng Chính phủ giao

Về chi chế độ hưu trí: số người được giải quyết hưởng lương hưu tăng hàng năm;
tốc độ tăng bình quân của người tham gia BHXH trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm
2014 là trên 5%/năm, trong khi đó tốc độ tăng của người hưởng lương hưu từ quỹ BHXH
tăng gần 16%. Trong tổng số người hưởng lương hưu thì số người hưởng lương hưu do
ngân sách Nhà nước đảm bảo có xu hướng giảm dần, trong khi đó số người hưởng lương
hưu do quỹ BHXH đảm bảo có xu hướng tăng nhanh. Trong giai đoạn từ 2010 đến 2014,
mỗi năm cơ quan BHXH phải giải quyết và chi trả chế độ cho trên 5 triệu lượt người
hưởng BHXH,trong đó có khoảng 100.000 người hưởng bảo hiểm hưu trí hàng tháng,
trên 600.000 người hưởng trợ cấp BHXH một lần.
Từ những số liệu thực tế thu được, tác giả phân tích về quan hệ thu – chi trong quỹ
hưu trí, triển khai và tổ chức quản lý chế độ hưu trí trong giai đoạn 2010-2014. Theo tính
tốn của BHXH Việt Nam trên cơ sở các quy định của chính sách BHXH hiện hành, thực
trạng thực hiện chế độ chính sách thời gian qua cùng với dự báo về các nhân tố liên quan
(trong đó đã tính cả khoản tiền từ năm 2011 dự kiến Ngân sách Nhà nước chuyển sang


cho quỹ BHXH tiền đóng BHXH của đối tượng tham gia BHXH trước 01/10/1995) thì
kết quả dự báo cho thấy: Năm 2023 số thu bằng số chi, từ năm 2024 trở đi để đảm bảo
chi chế độ hưu trí, tử tuất, ngồi số thu trong năm phải trích thêm từ số dư của quỹ. Năm
2037, nếu khơng có chính sách hoặc biện pháp tăng thu hoặc giảm chi thì số thu BHXH
trong năm và số tồn tích bắt đầu khơng đảm bảo khả năng chi trả, các năm sau đó số chi
lớn hơn rất nhiều so với số thu trong năm.
Sau khi phân tích tác giả nhận thấy có những bất cập trong chế độ bảo hiểm hưu trí
tại Việt Nam. Vì vậy trong chương 3 tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế
độ bảo hiểm hưu trí trong hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội tại Việt Nam giai đoạn
2015-2020. Nhưng trước đó tác giả phân tích về thực trạng đời sống của những người
hưởng chế độ hưu trí tại Việt Nam. Về mức lương hưu bình qn hàng năm nhà nước đã
có những điều chỉnh. Việc thực hiện điều chỉnh lương hưu theo quy định của Điều 53 của
luật BHXH đã từng bước cải thiện cuộc sống của người về hưu. Thực vậy, giai đoạn từ
năm 2007 đến năm 2012, Chính phủ đã 6 lần điều chỉnh lương hưu với mức điều chỉnh

tăng thêm 134% so với mức lương hưu của tháng 12/2007. Về nhu cầu tài chính trong
giai đoạn nghỉ hưu, theo đánh giá thì thu nhập đến từ tiền lương hưu chỉ đủ để chi trả cho
những khoản cơ bản nhất như ăn uống hàng tháng trung bình chiếm đến hơn 70% tổng
tiền lương hưu. Vì vậy, các khoản chi khác cho văn hóa, y tế là rất thấp. Nhu cầu về tài
chính của người về hưu dẫn đến một loạt những khó khăn trong cơng tác an sinh xã hội.
Đa số, người về hưu và người già hiện nay tại Việt Nam vẫn phải tiếp tục làm việc hoặc
đầu tư tài chính nếu cịn khả năng lao động để đảm bảo cuộc sống của họ. Nếu mất khả
năng lao động, họ chỉ có thể trơng mong vào sự đóng góp đến từ con cái, người thân, thu
nhập trong giai đoạn nghỉ hưu. Vì vậy phải hỗ trợ người về hưu tự tổ chức lập kế hoạch
nghỉ hưu.
Sau đó tác giả rút ra kết luận về Thuận lợi và khó khăn đối với việc thực hiện chế độ
bảo hiểm hưu trí. Về thuâ ̣n lơ ̣i thì với n ền kinh tế đang phát triển khiế n cho nhu cầu và
khả năng tham gia vào BHXH ngày càng tăng. Bên cạnh đó, việc nhận thức về chế độ
hưu trí đang có những điều kiện thuận lợi để mở rộng phạm vi hoạt động, mở rộng đối
tượng tham gia và các hình thức tham gia khác nhau. Tuy vậy vẫn có những khó khăn về


công tác quản lý, thanh tra, giám sát của BHXH Việt Nam c ũng như việc tham gia bảo
hiểm hưu trí của các thành phần kinh tế.
Qua những vấn đề trên tác giả rút ra các giải pháp hoàn thiện chế độ bảo hiểm hưu
trí trong hệ thống các chế độ BHXH tại Việt Nam
Về nhóm giải pháp về chính sách gờ m các giải pháp về hồn thiện hệ thống pháp
luật về BHXH, mở rộng đối tượng tham gia, quy định tuổi nghỉ hưu, về mức hưởng và
cách tính trợ cấp hưu trí, nâng mức tiền lương cho người về hưu, điều chỉnh lại tiền lương
hưu để đảm bảo công bằng giữa những người về hưu.
Về nhóm giải pháp về tổ chức , triển khai gờ m hồn thiện bộ máy hoạ t động của
BHXH, nâng cao năng lực hoạt động quản lý của ngành BHXH, ứng dụng công nghệ
thơng tin vào quản lý BHXH, hồn thiện cơ chế thu chi BHXH.
Sau đó tác giả cũng kiế n nghi ̣về vai trị của Nhà nước và cơng tác tun truyền
thông tin về BHXH và chế độ bảo hiểm hưu trí .

Với đề tài “tiǹ h hiǹ h chế đơ ̣ bảo hiể m hưu trí trong hê ̣ thố ng các chế đô ̣ bảo hiể m xã
hô ̣i ở Việt Nam ” luận văn đã : chứng minh vai trị, tác dụng của BHXH trong đó có chế
độ bảo hiểm hưu trí đến đời sống người lao động. Không những vâ ̣y còn làm sáng tỏ
được giá trị ý nghĩa lớn lao của chế độ hưu trí đến người dân nói chung và người lao
động nói riêng. Từ đó đánh giá thực trạng của chế độ hưu trí trong thời gian qua và đã
đưa ra một vài kiến nghị đóng góp cho ngành BHXH cũng như chế độ hưu trí.



×