Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Việc làm bền vững ở việt nam thực trạng và các nhân tố tác động (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.08 KB, 10 trang )

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Viê ̣c làm là mô ̣t trong những nhu cầ u cơ bản của con người mang l ại các quyền lợi
và thu nhập đảm bảo cuô ̣c số ng c ủa bản thân người lao động và ni sống gia đình. Theo
một báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế ILO, thế giới đang phải đối mặt với tình trạng
thất nghiệp và thiếu việc làm; việc làm chất lượng kém và việc làm khơng hiệu quả; làm
việc khơng an tồn và thu nhập không đảm bảo; quyền tại nơi làm việc khơng được đảm
bảo; bất bình đẳng giới; thiếu đại diện và khơng có tiếng nói; bảo trợ xã hội không đầy đủ
khi người lao động phải đối mặt với bệnh tật, khuyết tật và tuổi già.
Người lao động luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro trong công việc và cuộc sống,
việc mà họ đang làm đơn thuần chỉ mang lại thu nhập ít ỏi giúp họ trang trải được cuộc
sống hết sức eo hẹp. Chỉ có việc làm bền vững mới giúp họ đảm bảo được cuộc sống một
cách đầy đủ nhất. Đối với phạm vi quốc gia và thế giới, việc làm bền vững góp phần tích
cực trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và là một phần quan
trọng trong chương trình nghị sự xây dựng hịa bình trên tồn cầu.
Ở Việt Nam, việc giải quyết vấn đề lao động và việc làm, đáp ứng được nhu cầu
của toàn xã hội đang là địi hỏi bức thiết mà tình hình thực tế đặt ra, đặc biệt là với nước
ta – một quốc gia đang phát triển, có nguồn lao động vơ cùng dồi dào, phong phú. Tuy
nhiên, trong những năm vừa qua, Nhà nước ta mới chỉ giải quyết được vấn đề số lượng
việc làm mà chưa chú ý tới chất lượng của việc làm. Do đó, vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế
trong lao động ở Việt Nam. Cụ thể, lao động tự làm và lao động gia đình vẫn chiếm tỷ
trọng rất lớn trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế. Đây là nhóm lao
động dễ bị tổn thương do ít được hưởng các chính sách an sinh xã hội. Đồng thời, sự bất
bình đẳng về giới vẫn luôn tồn tại trong vị thế việc làm của người lao động.
Cơ cấu lao động khơng có trình độ chun mơn kỹ thuật có xu hướng giảm qua
các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao. Thu nhập bình quân tháng của một lao động
đang làm việc tăng theo thời gian. Tuy nhiên, có sự chênh lệch tiền lương giữa lao
động nam và nữ trên thị trường lao động. Lao động nữ ở các nghề khơng địi hỏi trình


độ chuyên môn cao như nông - lâm nghiệp và thủy sản, dịch vụ hoặc tại loại hình kinh


tế cá nhân/ hộ kinh doanh cá thể... luôn chiếm tỷ trọng cao, việc làm không ổn định,
dễ bị tổn thương.
Tỷ lệ lao động làm việc trên 48 giờ một tuần còn ở mức cao. Với thời gian làm
việc như trên, người lao động sẽ khơng có nhiều cơ hội để nghỉ ngơi, dành cho gia đình,
cân bằng cuộc sống. Về cơ bản, tình trạng trên kéo dài sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ tới chất
lượng cuộc sống và chất lượng của lao động.
Bên cạnh đó, một số vấn đề về hợp đồng lao động và các chế độ an sinh xã hội cho
người lao động vẫn còn tồn tại nhiều bất cập do thiếu cơ chế chính sách, thiếu sự giám sát
chặt chẽ từ phía cơng đồn, các cơ quan quản lý nhà nước và thiếu tinh thần trách nhiệm
từ phía tổ chức sử dụng lao động. Những vấn đề đó khiến cho phần lớn người lao động
đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ rủi ro, dễ bị tổn thương và nằm trong nhóm yếu thế.
Họ là những người có việc làm nhưng đó khơng phải là việc làm đúng nghĩa vì điều kiện
làm việc chưa được đảm bảo đầy đủ. Hay nói cách khác, việc làm ở nước ta đa số chưa
phải là việc làm bền vững.
Vậy, việc làm bền vững là gì? Hiện nay, việc làm bền vững là mối quan tâm của
rất nhiều các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Khái niệm này được đề cập lần
đầu tiên tại hội nghị quốc tế lao động của Tổ chức Lao động Thế giới ILO năm 1999,
theo đề nghị của Tổng Giám đốc ILO, hội nghị đã thơng qua một chương trình đặc biệt
để cải tổ ILO với một trong 4 mục tiêu cơ bản là “tập trung sức mạnh của ILO vào giải
quyết việc làm bền vững và xem như đó là yêu cầu cấp bách trong thời kỳ mới”. Theo
ILO, việc làm bền vững là cơ hội cho nam giới và nữ giới có được việc làm ổn định và
năng suất, trong điều kiện tự do, bình đẳng và bảo đảm nhân phẩm.
Liên quan tới vấn đề việc làm bền vững có rất ít nghiên cứu ở Việt Nam. Hiện nay,
chưa có nghiên cứu nào đánh giá thực trạng việc làm bền vững trong phạm vi quốc gia và
phân tích các nhân tố tác động tới khả năng có việc làm bền vững của người lao động ở
nước ta. Các nghiên cứu thường thiên về đánh giá chính sách hoặc áp dụng riêng cho đối
tượng lao động nông thôn tại một tỉnh cụ thể. Các nghiên cứu về bộ chỉ số đánh giá việc


làm bền vững còn vướng phải khả năng thu thập số liệu thống kê cịn nhiều khó khăn và

hạn chế nên tính khả thi chưa cao.
Trước thực trạng việc làm ở Việt Nam mới chú trọng về số lượng mà chưa được
quan tâm tới chất lượng cho thấy việc chuyển hướng phát triển việc làm bền vững là vô
cùng quan trọng. Chỉ với việc làm bền vững mới đảm bảo người lao động được hưởng
đầy đủ thu nhập và mọi quyền lợi chính đáng của mình; đảm bảo tạo ra việc làm nhiều
hơn; đảm bảo đối thoại giữa doanh nghiệp, người lao động và nhà nước, đây là cơ sở để
thúc đẩy hoạt động lao động hiệu quả, công bằng hơn, hợp lý hơn đối với cả 3 bên. Với
thực trạng trên kết hợp với khoảng trống nghiên cứu, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Việc
làm bền vững ở Việt Nam: Thực trạng và các nhân tố tác động”. Đề tài sẽ đi sâu phân
tích khái niệm, các tiêu chí xác định việc làm bền vững, trên cơ sở đó phân tích thực
trạng và các nhân tố tác động tới khả năng có việc làm bền vững của người lao động, cụ
thể hóa phù hợp với điều kiện Việt Nam qua số liệu Điều tra Lao động việc làm hàng
năm của Tổng cục thống kê. Đồng thời qua phân tích, tác giả cũng đề xuất một số giải
pháp cụ thể để đảm bảo việc làm bền vững ở Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung phân tích thực trạng và các nhân tố tác động tới khả năng người
lao động có việc làm bền vững ở Việt Nam. Mục đích này được cụ thể hóa qua các mục
tiêu:
 Hệ thống hóa lý luận về việc làm bền vững, bao gồm khái niệm, các tiêu chí xác
định và những nhân tố tác động tới khả năng người lao động có việc làm bền
vững;
 Cụ thể hóa khái niệm và các tiêu chí xác định việc làm bền vững qua bộ dữ liệu
Điều tra Lao động việc làm ở Việt Nam, trên cơ sở đó phân tích thực trạng việc
làm bền vững ở nước ta;
 Phân tích các nhân tố tác động tới khả năng có việc làm bền vững ở Việt Nam;
 Đề xuất phương hướng và giải pháp đảm bảo việc làm bền vững ở nước ta.


3. Kết cấu và nội dung của luận văn
Luận văn kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Khái niệm và các tiêu chí xác định việc làm bền vững
Chương 2: Thực trạng việc làm bền vững tại Việt Nam
Chương 3: Các nhân tố tác động đến khả năng có việc làm bền vững tại Việt Nam
Với kết cấu ba chương, luận văn nghiên cứu đã giải quyết được các vấn đề sau:
Trong chương 1: Khái niệm và các tiêu chí xác định việc làm bền vững, luận
văn đã phân tích và đưa ra khái niệm việc làm bền vững là việc làm có năng suất, chất
lượng, bình đẳng cho cả nam giới và nữ giới trong điều kiện tự do, an tồn và nhân phẩm
được tơn trọng. Việc làm bền vững được cấu thành và nhận biết thơng qua các khía cạnh
sau: Các quyền tại nơi làm việc (Quyền làm việc với đúng trình độ cá nhân, bảo đảm
nhân phẩm tại nơi làm việc; Làm việc với các điều kiện chấp nhận được, bình đẳng, có cơ
hội phát triển và hồn thiện các kỹ năng cá nhân; An toàn tại nơi làm việc, hướng tới
chăm sóc sức khỏe và phịng ngừa các rủi ro; Quyền tự do hiệp hội, xóa bỏ lao động
cưỡng bức và lao động trẻ em, xóa bỏ sự phân biệt đối xử về nghề nghiệp tại nơi làm
việc); Ổn định việc làm và thu nhập; Đảm bảo an sinh xã hội và đảm bảo đối thoại xã hội.
Đồng thời, luận văn cũng phân tích tầm quan trọng của vấn đề đảm bảo việc làm
bền vững ở nước ta. Thực tiễn cho thấy việc làm ở Việt Nam mới chỉ được chú trọng về
số lượng mà chưa được quan tâm đúng mức về mặt chất lượng. Đời sống của ngườ i lao
động vẫn chưa thực sự được đảm bảo đầy đủ. Đồng thời những vấn đề về thất nghiệp,
thiếu việc làm và bất bình đẳng giới trong lao động việc làm cũng dẫn tới những bất ổn
trong nền kinh tế vĩ mô và tác động tiêu cực tới xã hội. Thực trạng đó địi hỏi chúng ta
phải nhận thức đúng đắn và hướng tới phát triển việc làm bền vững. Theo các nhà nghiên
cứu chính sách, tăng trưởng kinh tế là cơ sở để mở rộng việc làm bền vững; đồng thời,
việc làm bền vững có thể đảm bảo tăng năng suất lao động cao hơn và bền vững hơn.
Triển vọng tương lai của Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung đều
đặt ra yêu cầu tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc mở rộng việc làm bền vững. Mặt khác,
trong xu hướng phát triển việc làm thời gian tới, “việc làm bền vững” được coi là cách thức


giúp người dân thốt khỏi đói nghèo và là mấu chốt quan trọng của Mục tiêu Phát triển bên
vững - SDGs.

Trên cơ sở các tiêu chí xác định việc làm bền vững, luận văn phân tích các nhân tố
tác động tới khả năng có việc làm bền vững của người lao động, gồm 3 nhóm nhân tố:
nhóm các nhân tố thuộc mơi trường vĩ mơ (tình hình cung cầu trên thị trường lao động,
tăng trưởng kinh tế, các yếu tố vùng miền, các quy định về pháp luật và chính sách của
nhà nước); nhóm các nhân tố thuộc tổ chức, đơn vị sử dụng lao động (hình thức sở hữu,
ngành kinh tế và tình trạng đăng ký kinh doanh) và nhóm các nhân tố thuộc đặc điểm cá
nhân người lao động (trình độ lao động, thâm niên cơng tác, kinh nghiệm làm việc, tiềm
năng của người lao động). Đây là nền tảng để xác định các nhân tố cụ thể tác động tới
việc làm bền vững ở Việt Nam.
Chương này cũng phân tích vai trị của nhà nước và các tổ chức, đơn vị sử dụng lao
động trong việc tạo việc làm và xúc tiến việc làm bền vững được thể hiện qua việc đảm
bảo thực hiện các khía cạnh cấu thành nên việc làm bền vững như các quyền tại nơi làm
việc, đảm bảo thu nhập, an sinh xã hội và đối thoại xã hội cho người lao động.
Trong chương 2: Thực trạng việc làm bền vững tại Việt Nam, trên cơ sở vận
dụng khái niệm ở chương 1, cụ thể hóa vào điều kiện ở nước ta, luận văn đưa ra các tiêu
chí xác định việc làm bền vững ở Việt Nam gồm: Các quyền tại nơi làm việc (Người lao
động làm việc không quá 40 giờ/tuần và lớn hơn 35 giờ/tuần; Địa điểm làm việc an toàn);
Ổn đinh việc làm và thu nhập (Người lao động là đối tượng làm cơng ăn lương; Người
lao động có hợp đồng lao động; Thu nhập của người lao động đảm bảo từ 3,6 triệu đồng/
tháng trở lên); Đảm bảo an sinh xã hội: Người lao động được tham gia đóng bảo hiểm xã
hội. Vận dụng khái niệm và các tiêu chí xác định việc làm bền vững của ILO vào bộ dữ
liệu Điều tra Lao động việc làm ở Việt Nam, luận văn này chưa lượng hóa được khía
cạnh đối thoại xã hội. Đồng thời, trong nhóm yếu tố “các quyền tại nơi làm việc” vẫn
chưa lượng hóa được tiêu chí quyền làm việc với đúng trình độ cá nhân, bảo đảm nhân
phẩm tại nơi làm việc và quyền tự do hiệp hội, xóa bỏ lao động cưỡng bức và lao động
trẻ em, xóa bỏ sự phân biệt đối xử về nghề nghiệp tại nơi làm việc. Do giới hạn của bộ dữ


liệu chưa thu thập các thông tin liên quan tới các vấn đề nêu trên nên trong tương lai, để
có thể lượng hóa đầy đủ các tiêu chí xác định việc làm bền vững ở nước ta, đòi hỏi phải

phát triển nội dung bảng hỏi Điều tra Lao động việc làm nhiều hơn nữa, tăng cường cơng
tác thống kê tình trạng lao động việc làm ở Việt Nam.
Với khái niệm việc làm bền vững cụ thể hóa qua Điều tra Lao động việc làm ở Việt
Nam, luận văn đã phân tích thực trạng việc làm bền vững trong giai đoạn 2013 – 2015
qua cơ cấu và tỷ lệ lao động có việc làm bền vững ở nước ta. Tỷ lệ lao động có việc làm
bền vững khơng ngừng tăng qua thời gian. Tỷ lệ này trong cả nước năm 2015 là 13,1%,
tăng 2,7 điểm phần trăm so với năm 2013. Điều này cho thấy chất lượng việc làm của
người lao động đang ngày càng được cải thiện và nâng cao hơn. Tỷ lệ lao động có việc
làm bền vững ở nước ta có sự chênh lệch đáng kể giữa thành thị và nơng thơn. Khoảng
cách này có xu hướng ngày càng mở rộng từ 9,8 điểm phần trăm năm 2013 đã tăng lên
10,5 điểm phần trăm năm 2015. Việc thu hẹp khoảng cách này hiện nay vẫn là một thách
thức lớn.
Tỷ lệ lao động có việc làm bền vững ở cả lao động nam và lao động nữ đều không
ngừng tăng qua thời gian, tỷ lệ này ở nữ giới luôn cao hơn ở nam giới, năm 2015, tỷ lệ
lao động nữ có việc làm bền vững cao hơn ở nam giới là 5,9 điểm phần trăm. Điều này do
tỷ trọng lao động nữ tham gia bảo hiểm xã hội luôn cao hơn nam giới. Nếu nam giới quan
tâm nhiều hơn tới mức thu nhập thì nữ giới lại quan tâm nhiều tới điều kiện làm việc
trong đó có việc đóng bảo hiểm xã hội. Việc làm bền vững xét tới tất cả các khía cạnh,
đặc biệt quan tâm tới điều kiện làm việc và an sinh xã hội cho người lao động, thu nhập
khơng phải là tất cả.
Theo nhóm tuổi, tỷ lệ lao động có việc làm bền vững cao hơn trong các nhóm tuổi
từ 30 đến 59 tuổi và rất thấp ở các nhóm tuổi từ 15 – 29 và 60 tuổi trở lên. Điều này cho
thấy nhóm tuổi có ảnh hưởng tới khả năng người lao động có việc làm bền vững. Khi trải
qua độ tuổi thanh niên, họ bước vào giai đoạn trung niên với khả năng tích lũy kinh
nghiệm làm việc và độ chín chắn, người lao động đã ổn định với công việc lâu dài với
đầy đủ quyền lợi thỏa đáng. Nhóm tuổi thanh niên và ngồi độ tuổi lao động, tuy có tham


gia vào thị trường lao động nhưng do kinh nghiệm làm việc chưa đủ hoặc lý do sức khỏe
của tuổi già nên tỷ lệ người lao động có việc làm bền vững thấp.

Theo trình độ chun mơn kỹ thuật (CMKT), tỷ lệ lao động có việc làm bền vững
thấp nhất ở nhóm lao động khơng có trình độ CMKT và cao nhất ở nhóm có trình độ đại
học trở lên. Có thể thấy tỷ lệ này tăng lên cùng chiều với trình độ của người lao động. Xu
hướng hiện nay trong chuyển dịch cơ cấu cũng là tăng dần tỷ trọng lao động có trình độ
CMKT và giảm dần tỷ trọng lao động khơng có trình độ. Như vậy, trình độ chuyên môn
kỹ thuật là một nhân tố ảnh hưởng khơng nhỏ tới khả năng có việc làm bền vững của
người lao động.
Phân tích tỷ lệ lao động có việc làm bền vững theo nhóm ngành kinh tế cho thấy tỷ
lệ này cao nhất ở nhóm ngành dịch vụ và liên tiếp tăng qua các năm; thấp nhất trong
ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Thực trạng này cho thấy tính bấp bênh và phụ thuộc
nhiều vào điều kiện tự nhiên của một nền nông nghiệp yếu kém và lạc hậu không đảm
bảo được đời sống cho người lao động. Do đó, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp
sang cơng nghiệp và dịch vụ là hồn tồn đúng đắn.
Theo loại hình kinh tế, tỷ lệ lao động có việc làm bền vững ở Việt Nam cao nhất
trong khu vực nhà nước và liên tục tăng qua các năm. Tỷ lệ này ở các khu vực còn lại
tương đối thấp và thấp nhất là khu vực Cá nhân/ hộ sản xuất kinh doanh cá thể. Như vậy,
làm việc trong khu vực nhà nước thì quyền lợi của người lao động mới được đảm bảo
thực hiện đầy đủ nhất. Các khu vực còn lại phần lớn chưa thực sự quan tâm tới lợi ích và
đời sống của lao động, đặc biệt là khía cạnh an sinh xã hội, nhiều tổ chức, đơn vị sử dụng
lao động hiện nay còn trốn tránh, không nộp đầy đủ bảo hiểm xã hội cho lao động của
mình.

Trong chương 3: Các nhân tố tác động đến khả năng có việc làm bền vững tại
Việt Nam, luận văn phân tích các nhân tố tác động tới khả năng có việc làm bền vững ở
Việt Nam: Nhóm các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh; khu vực: thành thị - nông thơn); Nhóm các nhân tố thuộc về tổ chức, đơn vị sử dụng


lao động (ngành kinh tế; loại hình kinh tế; tình trạng đăng ký kinh doanh); Nhóm các
nhân tố phản ánh đặc điểm người lao động (giới tính, nhóm tuổi, trình độ chun mơn kỹ

thuật).
Theo kết quả mơ hình hồi quy, nhóm các nhân tố thuộc về cá nhân người lao động:
khả năng người lao động có việc làm bền vững tăng lên khi người đó là nữ giới; có tuổi
đời thuộc nhóm lao động từ 30 đến 59 tuổi và có trình độ chun mơn kỹ thuật. Nhân tố
trình độ chun mơn kỹ thuật có tác động mạnh mẽ nhất tới khả năng người lao động có
việc làm bền vững. Cụ thể, so với những người lao động khơng có trình độ chun mơn
kỹ thuật thì khi người lao động có trình độ dạy nghề, xác suất để họ có được việc làm bền
vững tăng lên 0,0282 hay 2,82%; mức độ tăng này khi người lao động có trình độ trung
cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và có bằng đại học trở lên lần lượt là 0,1070 hay 10,7%;
0,1152 hay 11,52% và 0,1185 hay 11,85%. Như vậy, khi trình độ đào tạo của lao động
càng ở mức cao thì khả năng họ có việc làm bền vững càng tăng lên.
Nhóm các nhân tố thuộc về đặc điểm doanh nghiệp: xác suất người lao động có
việc làm bền vững tăng lên khi người lao động làm việc cho doanh nghiệp kinh doanh
trong ngành dịch vụ so với ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Đồng thời khơng có sự
khác biệt giữa người lao động làm trong ngành công nghiệp xây dựng và ngành nông,
lâm nghiệp và thủy sản. Trong ngành dịch vụ, người lao động đóng vai trị quan trọng
khơng thể thay thế nên chế độ đãi ngộ và điều kiện làm việc trong ngành này hơn hẳn hai
ngành còn lại. Xác suất này cũng tăng lên khi người lao động làm việc trong khu vực
kinh tế nhà nước và giảm khi họ làm việc cho các tổ chức, đơn vị thuộc các loại hình
ngồi nhà nước. Nếu người lao động làm việc cho khu vực kinh tế nhà nước, xác suất để
họ có việc làm bền vững tăng lên 0,0079 hay 0,79% so với khu vực khác. Nếu người lao
động làm việc cho khu vực cá nhân/ hộ sản xuất kinh doanh cá thể; khu vực kinh tế tập
thể; khu vực tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi thì xác suất để họ có
việc làm bền vững giảm. Trong đó, xác suất này giảm nhiều nhất khi người lao động làm
việc trong khu vực kinh tế cá nhân/hộ sản xuất kinh doanh cá thể 0,1339 hay 13,39%. Kết
quả này phản ánh đúng thực tế tại Việt Nam. Đa số các doanh nghiệp thuộc loại hình


ngoài nhà nước là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, việc bảo đảm các quyền cho
người lao động, đặc biệt là vấn đề an sinh xã hội còn nhiều hạn chế. Ngược lại, trong các

doanh nghiệp nhà nước, quyền lợi và thu nhập của người lao động được đảm bảo vững
chắc qua hợp đồng lao động phần lớn là vơ thời hạn nên tỷ lệ lao động có việc làm bền
vững trong khối nhà nước thường rất cao. Người lao động cũng có khả năng tìm được
việc làm bền vững cao hơn khi họ làm cho các tổ chức, đơn vị có đăng ký kinh doanh.
Bởi những đơn vị không đăng ký kinh doanh thường nằm trong khu vực phi chính thức,
điều kiện kinh doanh khơng đảm bảo, công khai và minh bạch, nghĩa vụ đối với nhà nước
và quyền lợi cho người lao động thường không được thực hiện đầy đủ.
Nhóm các nhân tố thuộc mơi trường vĩ mơ: kết quả mơ hình cho thấy người lao
động có việc làm bền vững cao hơn khi họ làm việc tại các tỉnh có năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh cao hơn và khu vực thành thị. Sở dĩ như vậy là ở các tỉnh có điều kiện mơi
trường kinh doanh và nền hành chính tốt sẽ có khả năng thu hút các doanh nghiệp lớn đầu
tư, kinh tế phát triển nên việc làm bền vững ở đó được tạo ra nhiều hơn. Đồng thời ở
những khu vực thành thị điều kiện kinh tế và cơ hội việc làm phát triển hơn nhiều so với
khu vực nơng thơn. Do đó khi người lao động làm việc ở khu vực thành thị, cơ hội để có
việc làm bền vững cũng cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn.
Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng cùng các nhân tố tác động tới khả năng
người lao động có việc làm bền vững, luận văn đề ra phương hướng và các giải pháp
nhằm đảm bảo việc làm bền vững ở Việt Nam bao gồm 4 nhóm giải pháp: Nhóm giải
pháp nhằm cải thiện mơi trường vĩ mơ bao gồm: (Hồn thiện pháp luật, chính sách phát
triển việc làm bền vững trong khuôn khổ tăng trưởng và hội nhập; Tăng cường việc thực
hiện luật lao động, nhấn mạnh vào đối thoại xã hội; Tăng cường hệ thống an sinh xã hội
trong thị trường lao động; Xúc tiến việc làm gắn liền với chuyển dịch cơ cấu lao động ở
địa phương; Phát triển việc làm bền vững cần tính đến tác động của tồn cầu hóa); Nhóm
giải pháp nhằm tăng cường vai trò của tổ chức, đơn vị sử dụng lao động trong tạo và phát
triển việc làm bền vững; Nhóm giải pháp đào tạo nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật
cho người lao động và tăng cường công tác thống kê việc làm bền vững ở Việt Nam. Các


giải pháp tạo việc nhằm đảm bảo việc làm bền vững được tác giả đề xuất trên cơ sở lý
luận và thực trạng ở Việt Nam nên có tính khả thi cao.

4. Kết luận
Qua phân tích luận văn đã chỉ rõ vai trò quan trọng của việc làm bền vững đối với
cá nhân người lao động và toàn xã hội, đồng thời vấn đề đảm bảo việc làm bền vững hiện
nay là rất cần thiết, phát triển việc làm bền vững khơng chỉ đáp ứng địi hỏi của tồn xã
hội mà còn phù hợp với xu hướng phát triển việc làm trong điều kiện hội nhập và tồn
cầu hóa.
Nghiên cứu về khái niệm và các tiêu chí xác định việc làm bền vững; cụ thể hóa
qua bộ dữ liệu Điều tra Lao động việc làm, luận văn đã phân tích thực trạng việc làm bền
vững ở Việt Nam giai đoạn 2013 – 2015 và các nhân tố tác động tới khả năng người lao
động có việc làm bền vững. Từ đó, nghiên cứu đã đề ra phương hướng và các giải pháp
nhằm đảm bảo việc làm bền vững ở Việt Nam. Các giải pháp này được tác giả đề xuất
trên cơ sở lý luận và điều kiện thực tiễn ở Việt Nam nên có thể là những gợi ý có giá trị
cho các nhà hoạch định chính sách và các tổ chức, đơn vị sử dụng lao động hiện nay.



×