Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.34 KB, 8 trang )

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam Chi nhánh Đông Hà Nội đã không ngừng đổi mới cả về chất và lượng, hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ đặt ra, đóng góp phần khơng nhỏ vào sự đổi mới của hệ thống Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, cũng như sự nghiệp phát triển xã hội đất
nước. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua hoạt động tín dụng của chi nhánh ngân hàng
vẫn cịn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thể hiện ở khía cạnh nợ xấu. Cụ thể, theo nguồn báo cáo tín
dụng tại chi nhánh Ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu trong năm 2014 là 5,2%, giảm 30,67% so với
năm 2013, tỷ lệ này có xu hướng giảm song vẫn cịn cao so với mức quy định do NHNN
và các tổ chức quốc tế đặt ra là 3%. Điều này khiến cho lợi nhuận của Chi nhánh Ngân
hàng bị giảm sút, tình hình hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng đến
quy mô hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng, buộc Chi nhánh Ngân hàng cần khẩn
trương, nổ lực thúc đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu.
Từ nhận thức tầm quan trọng trong việc xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại
và với mong muốn đề ra giải pháp hữu ích để xứ lý nợ xấu cho ngân hàng thương mại cổ
phần đầu tư và phát triển Việt Nam thành công, tác giả chọn đề tài: “Xử lý nợ xấu tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đông Hà
Nội” làm đề tài luận văn cao học.

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Rủi ro tín dụng và nợ xấu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thƣơng
mại
1.1.1. Rủi ro tín dụng
Theo điều 3.1 quyết định số: 02/2013/TT-NHNN: Rủi ro tín dụng là khả năng xảy
ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng khơng thực hiện hoặc
khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.
1.1.2. Nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng
1.1.2.1. Khái niệm về nợ xấu



Theo Khoản 8 Điều 3 Thông tư 02/2013/TT-NHNN: “nợ xấu là những khoản nợ được
phân loại vào nhóm 3 (nợ dưới chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng
mất vốn)”.
1.1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu
Theo Ths. Hồ Thanh Xuân(2013) nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của ngân hàng
thương mại là từ nhiều phía, bao gồm: từ yếu tố kinh tế vĩ mơ, từ phía khách hàng và từ
bản thân ngân hàng.
1.1.2.3. Các dấu hiệu để nhận biết nợ xấu
Dựa vào “Tín hiệu cảnh báo về những khoản cho vay có vấn đề” (Peter S.Rose,
2005, trang 647), có thể khái quát những dấu hiệu đó xuất phát từ hai phía: Khách hàng
và Ngân hàng thương mại.
 Nhóm dấu hiệu phát sinh từ phía khách hàng bao gồm hai dấu hiệu chính: dấu hiệu
phi tài chính (hành vi của khách hàng, khả năng quản lý của khách hàng, hoạt động kinh
doanh, môi trường vĩ mô) và dấu hiệu tài chính (kết quả kinh doanh, tài sản đảm bảo, tài
sản cố định, cơ cấu tài chính và quả lý nợ vay
 Nhóm dấu hiệu phát sinh từ phía ngân hàng: Những dấu hiệu do ngân hàng gây ra
có thể do sự đánh giá và phân loại mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng khơng chính
xác, khoản cho vay dựa trên cam kết không chắc chắn, không đầy đủ và thiếu các điều
khoản, cho khách hàng vay trong khi khách hàng khơng có khả năng hồi phục, trả nợ cho
ngân hàng…
1.2.

Xử lý nợ xấu trong Ngân hàng thƣơng mại

1.2.1. Khái niệm xử lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại
Hiện nay chưa có khái niệm chính thức về xử lý nợ xấu, nhưng chúng ta có thể khái
quát xử lý nợ xấu như sau: “Xử lý nợ xấu là việc thực hiện các biện pháp nhằm giảm
thiếu mức độ thiệt hại có thể xảy ra từ khoản nợ xấu, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động tín dụng”.
1.2.2. Quy trình xử lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại

Bước 1: Xử lý khoản nợ có dấu hiệu nợ xấu
Bước 2: Các bước xử lý các khoản nợ xấu


1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả xử lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại
Các chỉ tiêu đánh giá kết quả xử lý nợ xấu gồm: Tổng số nợ xấu, tỷ lệ Tổng nợ xấu/
Tổng dư nợ, nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ Quỹ dự phòng rủi ro/ tổng nợ xấu, tỷ lệ Nợ
khó địi/ Tổng dư nợ và Nợ khó địi/ Nợ xấu.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác xử lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại
Hai nhân tố chính ảnh hưởng tới việc xử lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại:
Nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan.
 Nhân tố chủ quan bao gồm: Trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ
tín dụng Ngân hàng thương mại, chính sách quản lý rủi ro, mơ hình tổ chức và
quản trị điều hành và cơng tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay.
 Nhân tố khách quan bao gồm: Nhân tố khách hàng, sự tăng trưởng của nền kinh
tế, điều hành chính sách tiền tệ, hệ thống pháp luật, quy định của Nhà nước, thị
trường mua bán nợ và sự minh bạch của thông tin.
1.2.5. Các biện pháp xử lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại
Biện pháp sử dụng dự phòng, biện pháp đơn đốc, biện pháp tài chính (gia hạn nợ,
điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, cấp thêm vốn cho khách hàng), biện pháp xử lý TSĐB, biện
pháp khởi kiện vụ án dân sự và yêu cầu thi hành án, các biện pháp xử lý đặc biệt (chuyển
nợ thành vốn góp, biện pháp bán nợ, biện pháp khoanh nợ).
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU
TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI
2.1. Khái quát ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đơng Hà Nội
2.1.1. Q trình hình thành và phát triển
2.1.2. Mơ hình tổ chức
2.1.3. Khái qt về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu Tư & Phát
Triển Việt Nam Chi nhánh Đông Hà Nội qua các năm 2012 – 2014
2.1.3.1. Huy động vốn

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
2.1.3.2.1. Tình hình cho vay của Chi nhánh Ngân hàng
2.1.3.2.2. Tình hình thu nợ của Chi nhánh Ngân hàng
2.1.3.2.2. Tình hình dư nợ của Chi nhánh Ngân hàng
2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt


Nam Chi nhánh Đông Hà Nội
2.2. Thực trạng công tác xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển
Việt Nam Chi nhánh Đông Hà Nội qua các năm 2013 – 2015
2.2.1. Quy trình xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam
Chi nhánh Đông Hà Nội
2.2.1.1. Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý nợ
Điều 1: Thẩm quyền phê duyệt phƣơng án xử lý nợ
Điều 4: Thẩm quyền phê duyệt bán các khoản nợ quá hạn
Điều 6: Thẩm quyền quyết định việc đƣa khoản vay sang cơ quan có thẩm quyền xử
lý theo thủ tục tố tụng hình sự
Điều 8: Thẩm quyền quyết định việc xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ
BIDV phân cấp thẩm quyền phê duyệt, không tập trung quyền quyết định các vấn đề
này ở một cấp độ thẩm quyền, mà thẩm quyền quyết định được ở nhiều cấp độ khác nhau,
quy định rõ ràng với từng mức độ nghiêm trọng của khoản nợ. Việc phân cấp như vậy
giúp việc xử lý các khoản nợ xấu hiệu quả hơn và giảm thiếu thiệt hại cho Ngân hàng.
2.2.1.2. Quy trình xử lý nợ xấu tại BIDV Chi nhánh Đơng Hà Nội
 Quy trình xử lý nợ xấu tại Chi nhánh gồm có 5 bước:
Bước 1: Chuyên viên quản lý quan hệ khách hàng (CRO) tiến hành theo dõi đốc
thúc việc trả nợ, lập báo cáo, theo dõi tiến trình thu nợ của khách hàng cho trưởng phòng
KHCN/ KHDN/ PGD.
Bước 2: Trưởng phòng KHCN/ KHDN/ PGD tiếp nhận báo cáo đồng thời chỉ đạo nhân
viên CRO đồng thời tiến hành báo cáo lên Giám đốc Chi nhánh.
Bước 3: Giám đốc chi nhánh tiếp nhận báo cáo và chỉ đạo các CRO và trưởng

phòng liên quan thực hiện việc ngăn chặn và khắc phục các khoản vay trong thẩm quyền
xử lý.
Bước 4: Ban TGĐ/ Ban XLN/ HĐQT tùy theo thẩm quyền phê duyệt phương án xử
lý đồng thời chỉ đạo việc thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến khoản nợ phát sinh tới
các bộ phận liên quan.
Bước 5: Các đơn vị liên quan tiếp nhận chỉ đạo từ Ban Tổng giám đốc, Ban xử lý
nợ, Hội đồng quản trị đồng thời tiến hành các phương án xử lý nợ.
Những quy định cụ thể về từng bước trong quy trình xử lý nợ xấu tại Chi nhánh và


Hội sở chính giúp cho cơng tác xử lý nợ xấu được vận hành thông suốt, thực hiện bài
bản, khoa học, thống nhất trong toàn hệ thống.
 Trách nhiệm của các bộ phận có liên quan trong quy trình xử nợ xấu tại BIDV Chi
nhánh Đông Hà Nội
 Chuyên viên quản lý khách hàng (CRO)
 Trưởng phòng KHCN/ KHDN/ PGD
 Giám đốc đơn vị kinh doanh
 Ban Tổng giám đốc và Ban xử lý nợ
 Phòng xử lý nợ
Với những quy định cụ thể về trách nhiệm của các bộ phận giúp cho quy trình xử lý
nợ xấu được thực hiện một cách dễ dàng hơn, giảm nhẹ được áp lực xử lý nợ xấu lên các
bộ phận, đồng thời qua đó kiểm sốt và đánh giá được q trình thực hiện nhiệm vụ của
từng bộ phận, đảm bảo tính hệ thống, xử lý nợ xấu theo đúng quy định của Pháp luật
cũng như hướng dẫn của BIDV.
2.2.2. Các biện pháp được BIDV Chi nhánh Đông Hà Nội thực hiện để xử lý nợ xấu
giai đoạn 2012 – 2014
Với quan điểm xử lý nợ xấu của BIDV Chi nhánh Đông Hà Nội, các biện pháp xử
lý nợ xấu đã được đưa ra như sau:
2.2.2.1. Biện pháp sử dụng quỹ dự phòng
Tổng dự phòng rủi ro qua các năm 2012, 2013, 2014 lần lượt là 404 tỷ đồng, 476

tỷ đồng và 462 tỷ đồng.
Quỹ dự phòng của Chi nhánh Ngân hàng ln đảm bảo trích đủ, trích đúng theo
quy định của Thông tư 09 sửa đổi, bổ sung Thông tư 02 về phân loại nợ và trích lập dự
phịng rủi ro, duy trì ở mức an tồn và có xu hướng tăng lên, nhằm đảm bảo cho hoạt
động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng.
2.2.2.2. Biện pháp đôn đốc
Năm 2012, chi nhánh ngân hàng đã đôn đốc thu hồi được 1.623 tỷ đồng, sang năm
2013 con số này đạt 1.953 tỷ đồng. Trong năm 2014 chi nhánh ngân hàng đã đôn đốc khách
hàng thu về được 2.226 tỷ đồng, những khoản nợ xấu phát sinh của khách hàng hầu như
khơng có tình trạng do khách hàng quên hoặc nhầm lịch trả nợ.
Tại thời điểm hiện tại biện pháp này không khả thi vì biện pháp này chỉ sử dụng


cho những khách hàng còn hoạt động kinh doanh, nguồn thu nhập cịn, nhưng hầu hết
khách hàng đang trong tình trạng khó khăn, khơng cịn tiếp tục hoạt động tạo ra nguồn
thu để trả nợ cho Ngân hàng.
2.2.2.3. Biện pháp tài chính.
Theo nguồn số liệu cung cấp từ Phịng quản lý rủi ro: Năm 2012 kết quả thu hồi nợ
đạt được từ biện pháp tài chính đạt 2.560 tỷ đồng, năm 2013 là 3.195 tỷ đồng. Bước sang
năm 2014 con số này đạt mức 4.165 tỷ đồng.
Việc thực hiện biện pháp tài chính được thực hiện một cách linh hoạt đã đem lại
hiệu quả nhất định trong công tác xử lý nợ xấu, giúp giảm bớt gánh nặng chi phí vốn cho
doanh nghiệp, hỗ trợ khách hàng tiếp cận được nguồn vốn vay, từng bước phục hồi, duy
trì sản xuất kinh doanh, giúp Chi nhánh Ngân hàng giảm được áp lực xử lý nợ xấu.
2.2.2.4.

Xử lý tài sản bảo đảm

Năm 2012 chi nhánh ngân hàng đã thu hồi được 82 tỷ đồng từ phát mãi tài sản bảo
đảm, năm 2013 con số này tăng lên 91 tỷ đồng và bước sang năm 2014 thu từ phát mãi tài

sản là 95 tỷ đồng.
Đây được xem là biện pháp khả thi hơn, mang lại hiệu quả thu hồi nợ cao hơn so với
việc thực hiện biện pháp đôn đốc thu hồi nợ trong giai đoạn hiện nay. Giúp Chi nhánh Ngân
hàng thu hồi nợ xấu với chi phí thấp trong điều kiện tài sản có tính khả mại và hồn thiện về
mặt pháp lý.
2.2.2.5.

Biện pháp bán nợ xấu cho VAMC

Năm 2014 chi nhánh ngân hàng đã trình lên ban xử lý nợ của Hội sở chính, được
Hội đồng quản trị phê duyệt và bán được 32 tỷ đồng cho VAMC.
Tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng trên địa bàn của Chi nhánh Ngân hàng
gặp nhiều khó khăn, sản xuất kinh doanh chậm phục hồi, chỉ bằng các giải pháp xử lý nợ xấu nói
trên chưa đảm bảo nợ xấu của Chi nhánh Ngân hàng được xử lý triệt đế. Vì vậy, BIDV Chi
nhánh Đông Hà Nội đã thực hiện đúng kế hoạch xử lý nợ xấu, trình lên các cấp có thẩm quyền
phê duyệt nhằm bán các khoản nợ xấu cho VAMC.
2.3.

Đánh giá kết quả xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển
Việt Nam Chi nhánh Đông Hà Nội

2.3.1. Những kết quả đạt được


 Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu của BIDV Chi nhánh Đơng Hà Nội qua các năm vẫn cịn q cao so
với ngưỡng an toàn là 3%, song đã được cải thiện tích cực khi con số này có chiều hướng
giảm dần qua các năm trong tình hình nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay, cụ
thể: tỷ lệ nợ xấu năm 2012 là 8,3%, năm 2013 là 7,5% và năm 2014 tỷ lệ nợ xấu giảm
xuống còn 5,2%.

 Nợ quá hạn theo thời gian
Trong bối cảnh kinh tế đang gặp nhiều khó khăn việc thực hiện đầy đủ, đúng quy trình
cho vay, đảm bảo an tồn tín dụng nhằm giảm nợ quá hạn là hết sức cần thiết. Nhìn chung, tỷ
lệ nợ quá hạn của chi nhánh ngân hàng qua các năm có xu hướng giảm đáng kể, từ 4,30%
vào năm 2012 xuống còn 1,21% vào năm 2014.
 Quỹ dự phòng rủi ro
Tỷ lệ DPRR/ nợ xấu ngày càng tăng, năm 2012 tỷ lệ này chỉ ở mức 75,94%, sang
năm 2013 tỷ lệ này đạt 89,47%. Nhưng năm 2014 tỷ lệ này đã là 104,05%, tăng 16,30%
so với năm 2013. Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/ nợ xấu ln được duy trì ở mức an tồn và
ổn định (104,05% năm 2014) đảm bảo cho hoạt động của chi nhánh Ngân hàng.
2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác xử lý nợ xấu
Mặc dù thời gian vừa qua BIDV chi nhánh Đông Hà Nội đã chú trọng trong
công tác xử lý nợ xấu tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, cụ thể:
Thứ nhất: Việc xác định nợ xấu chưa chuẩn xác
Thứ hai: Kết quả xử lý, thu hồi nợ xấu chưa cao
2.3.3. Nguyên nhân ảnh hưởng kết quả xử lý nợ xấu tại Chi nhánh Ngân hàng
Việc tồn tại nhiều vấn đề trong công tác xử lý nợ xấu tại Chi nhánh Ngân hàng xuất
phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên tất cả những ngun nhân được chia làm
hai nhóm chính là: Ngun nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
 Nguyên nhân chủ quan
-

Đạo đức và trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng ngân hàng
cịn nhiều hạn chế

-

Thời gian xử lý nợ xấu còn chậm chạp



 Nguyên nhân khách quan
-

Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế

-

Nguyên nhân từ phía các cơ quan Nhà nước

-

Nguyên nhân từ phía khách hàng.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI
3.1. Định hƣớng trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng đến năm
2020
3.2. Giải pháp xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ & Phát triển Việt Nam Chi
nhánh Đông Hà Nội
3.2.1. Thúc đẩy công tác quản trị nguồn nhân lực
3.2.2. Thành lập ban xử lý nợ xấu tại Chi nhánh
3.2.3. Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt của Ngân hàng
3.2.4. Tiếp tục khai thác xử lý các khoản nợ có tài sản đảm bảo
3.2.5. Bán các khoản nợ xấu
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến Nghị với Chính Phủ và các bộ ngành liên quan
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
3.3.3. Kiến nghị với NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam




×