Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài giảng Đào tạo tín chỉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.88 KB, 3 trang )

MỘT SỐ ĐIỂM KHÁC BIỆT VÀ ƯU THẾ
CỦA ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ SO VỚI ĐÀO TẠO NIÊN CHẾ
Họ tên: Vũ Bảo Tạo
Đơn vị: Khoa ĐT-TH
1. Đặt vấn đề
Thực hiện chủ trương của Bộ GD & ĐT, tính đến năm 2009 đã có ít nhất 50
cơ sở giáo dục đại học chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Đây là một bước
chuyển đổi cần thiết và quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và tạo ra được
những sản phẩm đáp ứng yêu cầu xã hội. Tuy nhiên, để áp dụng thành công hình thức
đào tạo theo tín chỉ vào trong đào tạo là một việc làm không dễ dàng, nó đòi hỏi phải
có sự hiểu biết rõ ràng và nỗ lực của cả đội ngũ cán bộ quản lý, của cả người dạy lẫn
người học. Bởi vì đổi mới phương thức đào tạo, chuyển từ đào tạo theo niên chế sang
học chế tín chỉ đồng nghĩa với việc đòi hỏi phải thay đổi toàn bộ hệ thống đào tạo và
quản lý đào tạo hiện hành như: điều chỉnh ưu tiên trong mục tiêu dạy học, thiết kế lại
chương trình môn học và kế hoạch đào tạo, thay đổi cách thức kiểm tra, đánh giá, thay
đổi cơ chế quản lý đào tạo, quản lý điểm số và văn bằng.v..v…
Qua kinh nghiệm một số trường đại học, cao đẳng đã và đang chuyển đổi sang
học chế tín chỉ, bài viết này sẽ đề cập đến một số điểm khác biệt và ưu thế của đào tạo
theo học chế tín chỉ so với đào tạo theo niên chế; hoạt động dạy và học trong đào tạo
theo hệ thống tín chỉ.
2. Những điểm khác biệt cơ bản giữa đào tạo theo tín chỉ và đào tạo theo niên chế
Các
thành tố
Đào tạo theo niên chế Đào tạo theo tín chỉ
Tổ chức
đào tạo
- Tất cả SV theo học một ngành
nghề nào đó đều được đào tạo nhất
loạt theo cùng một chương trình bắt
buộc. Quá trình đào tạo liền mạch
từ 3-4 năm tùy theo từng ngành.


- Sinh viên phải học theo tất cả
những gì Nhà trường sắp đặt, không
phân biệt sinh viên có điều kiện, năng
lực tốt, hay sinh viên có hoàn cảnh
khó khăn, năng lực yếu
- Đòi hỏi SV phải tích lũy kiến thức
theo từng học phần (đơn vị: tín chỉ)
- SV được chủ động thiết kế kế
hoạch học tập riêng cho mình, được
quyền lựa chọn cho mình tiến độ
học tập thích hợp, phù hợp với khả
năng, kinh phí và hoàn cảnh của mình.
Chương
trình
đào tạo
- Thiết kế theo năm học, môn học
(học phần). Chỉ gồm những kiến
thức bắt buộc.
- Kiến thức được cấu trúc
thành chương, bài.
- Chương trình đào tạo mềm dẻo:
cùng
với các học phần bắt buộc còn có
các học phần tự chọn.
- Kiến thức cấu trúc thành các

đun (học phần). Quy định khối lượng
kiến thức phải tích luỹ cho từng văn
bằng.


1
Các
thành tố
Đào tạo theo niên chế Đào tạo theo tín chỉ
- Xếp năm học của người học
theo khối lượng tín chỉ tích luỹ.
PPDH
PPDH truyền thống + PPDH tích
cực
→ tập trung dạy “cái”
- Bắt buộc áp dụng phương pháp
giảng dạy tích cực theo nguyên
tắc lấy sinh viên làm trung tâm.
→ tập trung dạy “cách”
Việc kiểm
tra, đánh
giá
- Theo từng phần, môn học và
cuối năm bằng một kỳ thi, thang đỉểm
số.
- Thi tốt nghiệp
- Có tổ chức bảo vệ khóa luận tốt
nghiệp đối với các chương trình đại
học và cao đẳng
- Đánh giá thường xuyên,
thang
điểm chữ.
- Không thi tốt nghiệp.
- Không tổ chức bảo vệ khóa luận
tốt nghiệp đối với các chương trình

đại học và cao đẳng
Lớp học
- Có một loại lớp học
+ Được tổ chức chức theo khóa
tuyển sinh.
+ Mỗi lớp có 1 GV chủ nhiệm lớp.
- Không có cố vấn học tập
- Có hai loại lớp học
+ Lớp học phần: ghi danh học
đầu mỗi học kỳ; tổ chức theo mỗi
học phần; Có thể tuyển sinh theo học
kỳ
+ Lớp SV: được tổ chức cho các sinh
viên đăng ký học cùng ngành chuyên
môn trong cùng một khoá đào
tạo. Có 1 GV chủ nhiệm lớp
- Có hệ thống cố vấn học tập
Văn
bằng
- Có văn bằng chính qui và văn bằng
cho hệ vừa làm vừa học
- Chỉ có 1 văn bằng chính quy với 2
loại hình tập trung và không tập
trung.
Học phí
- Thu theo năm học - Thu theo từng học phần
3. Ưu điểm của đào tạo theo hệ thống tín chỉ
Chương trình đào tạo được xây dựng mềm dẻo và linh hoạt bao gồm các học
phần bắt buộc và các học phần tự chọn (đơn vị tính là tín chỉ). SV có thể chủ động
ghi tên học các học phần khác nhau dựa theo những qui định chung về cơ cấu và

khối lượng của từng lĩnh vực kiến thức. Điều này cho phép SV dễ dàng thay đổi
ngành chuyên môn trong tiến trình học tập khi thấy cần thiết mà không cần học lại từ
đầu.
Nói cách khác, quá trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ đáp ứng nhu cầu đa
dạng của người học, thuận lợi cho người học khi muốn chuyển đổi ngành học, trình độ
đào tạo hoặc liên thông. Hơn thế nữa, phương thức đào tạo theo tín chỉ có khả năng
thích nghi cao với sự biến đổi của thị trường lao động, nhà trường có thể mở thêm các
ngành học mới một cách thuận lợi hơn.
Điểm nhấn của phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ là “lấy người học làm
trung tâm”. SV được chủ động thiết kế hoạch học tập riêng cho mình, được quyền lựa

2
chọn cho mình tiến độ học tập thích hợp, phù hợp với khả năng, kinh phí và hoàn cảnh
của mình.
Cho phép ghi nhận những kiến thức và khả năng tích lũy được ngoài trường
lớp để dẫn tới văn bằng, khuyến khích SV từ nhiều nguồn khác nhau có thể tham gia
học đại học một cách thuận lợi. Tùy theo năng lực của bản thân và nhu cầu của xã hội,
SV có thể rút ngắn thời gian đào tạo một năm hoặc kéo dài tối đa hai năm so với thời
gian qui định chung. SV không phải thi hay làm khóa luận tốt nghiệp, chỉ cần tích lũy đủ
số tín chỉ cần thiết của chương trình đào tạo là được cấp bằng tốt nghiệp.
Hệ thống tín chỉ đạt hiệu quả cao về mặt quản lý và giảm giá thành đào tạo:
Trong hệ thống tín chỉ, kết quả học tập của SV được tính theo từng học phần chứ không
theo năm học, vì thế nếu hỏng học phần nào đó cũng không cản trở quá trình học tập tiếp
tục, giá thành đào tạo theo hệ thống tín chỉ thấp hơn so với đào tạo theo niên chế.
Có thể tổ chức giảng dạy những học phần chung cho SV nhiều khoa, nhiều
trường, điều này cho phép tận dụng được đội ngũ giảng viên giỏi và có cơ sở vật chất phục
vụ dạy - học tốt nhất. Tương tự như vậy cũng có thể tổ chức những kì thi kết thúc học
phần chung.
3. Kết luận
Chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ là nhiệm vụ

trọng tâm của các trường đại học, cao đẳng theo lộ trình chung của Bộ GD & ĐT. Để
triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ thành công cần phải đổi mới đồng bộ chương
trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, cách học, cách quản lý và đảm bảo đầy đủ cơ
sở vật chất cần thiết khác. Mặc dù các trường đại học, cao đẳng đã có những bước
chuẩn bị nhưng trước mắt chưa thể đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của đào tạo theo tín
chỉ đúng nghĩa của nó. Trong quá trình triển khai vẫn gặp không ít khó khăn, thách thức.
Để thực hiện thành công cuộc cách mạng này cần có sự đồng lòng, cố gắng của tất cả
giảng viên, cán bộ quản lý cũng như sinh viên. Điều quan trọng là phải có lộ trình, kế
hoạch cụ thể và biết ưu tiên những công việc cần thiết phù hợp với hòan cảnh và đặc
thù của từng trường.
Tài liệu tham khảo
[1] Lâm quang Thiệp, Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức đào tạo theo học chế tín
chỉ các học viện, trường đại học, cao đẳng, Học viện Quản lý giáo dục,2008
[2] Phan Quang Thế, Đào tạo theo hệ thống tín chỉ tạo động lực cho sự phát triển
năng lực cá nhân của người học, Tham luận tại Hội thảo khoa học “Đào
tạo liên thông trong Hệ thống tín chỉ” , Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học
Thái Nguyên.
[3] Nguyễn Thị Thúy Hường, Đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với phương
thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ, Trường CĐSP Nha Trang.
[4]. Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ
thống tín chỉ

3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×