Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Đề cương ôn tập MÔN MỸ HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.37 KB, 19 trang )

MÔN MỸ HỌC
Câu 1: Đối tượng nghiên cứu của mỹ học(MH)? Ý nghĩa của việc tìm hiểu và nghiên
cứu MH?
Cũng giống như những môn khoa học khác, với tư cách là 1 bộ mơn KH độc lập, MH có
đối tượng nghiên cứu riêng.
Đối tượng nghiên cứu của MH là đời sống thẩm mỹ (hay còn gọi là quan hệ thẩm mỹ
của con người đối với XH hiện thực) . Tất cả những vấn đề gì? Hiện tượng nào nằm
trong đời sống thẩm mỹ hoặc là sự biểu hiện của quan hệ thẩm mỹ đều thuộc phạm vi
mà mỹ học n.cứu.
Đời sống thẩm mỹ là đời sống XH mà trong đó con người xuất hiện nhu cầu thẩm mỹ và
tham gia vào các hoạt động thẩm mỹ. nói tới nhu cầu thẩm mỹ thì về cơ bản và thực
chất là nói nhu cầu con người muốn đc thỏa mãn về cái đẹp. Nhu cầu này đc biểu hiện
qua 3 dạng thức:
- Nhu cầu muốn đc chiêm ngưỡng, thưởng thức cái đẹp
- Nhu cầu muốn đc tự biểu hiện mình như là hiện thân của cái đẹp
- Nhu cầu muốn đc tham gia vào các hoạt động sáng tạo ra cái đẹp.
Có thể nói, nhu cầu thẩm mỹ đã chi phối mọi hoạt động sống của con người, bao gồm cả
hoạt động s.tạo vật chất lẫn tinh thần. Và NT là sự kết tinh, sự thăng hoa của các giá trị
thẩm mỹ trong đ.sống hiện thực. nói cách khác, NT chính là sự hiện thân của cái đẹp,
chiếm vị trí quan trọng trong đời sống thẩm mỹ, là phương tiện có khả năng làm thỏa
mãn mọi nhu cầu thẩm mỹ của con người trong XH.
Nói tóm lại, mỹ học nghiên cứu 3 vấn đề cơ bản sau:
- Khách thể thẩm mỹ
- Chủ thể thẩm mỹ
- NT với tư cách là giá trị thẩm mỹ đặc biệt.
Ý nghĩa việc nghiên cứu đối tượng MH:
- Cung cấp cho con người cơ sở lý luận đúng đắn để nhận thức và đánh giá các
hiện tượng thẩm mỹ khách quan, biết nhận thức và đánh giá NT. Để trên cơ sở
đó tham gia tích cực vào các hoạt động thẩm mỹ và h.đ NT.
- Đối với người làm cơng tác văn hóa nghệ thuật thì việc trang bị kiến thức mỹ
học càng trở nên cấp thiết. Bởi lẽ, họ là những người trực tiếp tham gia vào


việc tổ chức, và định hướng các hoạt động văn hóa thẩm mỹ trong quần chúng.
1


Câu 2: Điều kiện hình thành quan hệ thẩm mỹ?
Quan hệ thẩm mỹ là 1 trong những quan hệ XH cơ bản của con người đối với hiện thực,
hay còn gọi là quan hệ của con người đối với hiện thực đc xét trên phương diện thẩm
mỹ.
Để có quan hệ thẩm mỹ thì phải có 2 thành tố cơ bản đó là: chủ thể thẩm mỹ và khách
thể thẩm mỹ.
- Chủ thể TM: là con người XH đang tham gia vào các hoạt động TM và hoạt
động NT. Muốn làm đc điều này, ngoài sự phát triển của ý thức, con người cần
đc phát triển các giác quan TM, đặc biệt là tai và mắt.
- Khách thể TM: là những sự vật, hiện tượng khách quan khi tác động vào chủ
thể TM chúng có khả năng làm dấy lên trong chủ thể TM những rung cảm,
cảm xúc nhất định. Khách thể TM cũng có khi là con người, khi họ đc người
khác nhận thức, đánh giá về mặt TM. Khi chúng ta đang thưởng thức nghệ
thuật, thì chúng ta là chủ thể thẩm mỹ và các tác phẩm NT là khách thể TM.
2 yếu tố này phải đc tiếp xúc trực tiếp với nhau quan hệ TM.
Câu 3: Những tính chất cơ bản của QHTM? Trình bày 1 trong những t/c?
Quan hệ TM có 4 tính chất cơ bản:
1. Tính chất XH: QHTM thuộc loại quan hệ XH.
- Quan hệ này chỉ đc nảy sinh, tồn tại và phát triển trong XH lồi người và do
chính con người thực hiện. trong Xh lồi vật, ko có quan hệ TM.
- Vì mang tính Xh nên tất yếu QHTM phải mang tính dân tộc, tính giai cấp, tính
thời đại và tính nhân loại- đó là 4 biểu hiện cụ thể của tính chất Xh, của Xh
lồi người.
a. Tính dân tộc:
- Sự hình thành, tồn tại và phát triển của các dân tộc khác nhau trên thế giới là 1
hiện tượng khách quan của lịch sử, XH. Mỗi dân tộc khác nhau có nguồn gốc

sinh thành, có địa bàn cư trú, đời sống kinh tế, trình độ văn hóa, tơn giáo tín
ngưỡng, phong tục tập quán… rất khác nhau. Tất cả những sự khác biệt đó chi
phối tới cách nhìn nhận, đánh giá của họ để tạo nên sự khác biệt về quan hệ
thẩm mỹ
- Cùng 1 hiện tượng thẩm mỹ, có thể đẹp đối với dân tộc này lại bị chê là xấu
đối với những dân tộc khác. Vì vậy, cần có quan điểm dân tộc khi xem xét các
hiện tượng thẩm mỹ.
b. Tính giai cấp:
2


- Từ sự phân biệt giàu-nghèo sự phân chia giai cấp cũng là 1 hiện tượng khách
quan của lịch sử Xh. Mỗi giai cấp khác nhau có quyền lợi kinh tế và địa vị
khác nhau nên quan điểm thẩm mỹ cũng ko đồng nhất. cùng 1 hiện tượng thẩm
mỹ đc coi là đẹp đối với giai cấp này lại có thể bi coi là xấu đối với giai cấp
khác. Sự khác biệt đó suy cho cùng là bị địa vị, quyền lợi của các giai cấp chi
phối.
c. Tính thời đại:
- Xh loài người phát triển ko ngừng theo chiều từ thấp tới cao qua các thời đại
nối tiếp nhau. Ở mỗi thời đại ấy, có hàng loạt sự khác biệt trên nhìu phương
diện. Vì vậy, quan điểm thẩm mỹ của các thời đại cũng ko đồng nhất. một hiện
tượng thẩm mỹ có thể đc coi là đẹp ở thời địa này nhưng lại bị chê là xâú ở
thời đại khác. Vì vậy, cần có quan điểm lịch sự cụ thể khi xem xét các hiện
tượng thẩm mỹ.
- Ví dụ: quan điểm người phụ nữ đẹp thời cổ đại là người phụ nữ phương phi
béo tốt, sinh nở tốt. hiện đại: người phụ nữ mảnh mai, chân dài
d. Tính nhân loại phổ biến
- Vượt lên trên sự khác biệt tính dân tộc, tính giai cấp, tính thời đại, trong cách
nhìn nhận và đánh giá thẩm mỹ của con người XH dường như vẫn có 1 chuẩn
mực chung, 1 tiêu chí thống nhất mà mà bất cứ ai cũng đều thừa nhận: đó là

tính nhân loại phổ biến. điều này đc biểu hiện rất rõ khi con người tiến hành
đánh giá thẩm mỹ các hiện tượng tự nhiên( trăng, hoa…), TG đồ vật hay các
tác phẩm NT chân chính.
2. Tính chất cụ thể cảm tính
3. Tính chất đánh giá
4. Tính chất tình cảm.
Câu 4: Những đặc trưng cơ bản của giá trị Thẩm mỹ?
Giá trị TM ( hay phản giá trị TM) là kết quả của sự đánh giá TM của chủ thể trc đối
tượng. Giá trị này ko nằm sẵn nơi đối tượng, cũng ko hoàn toàn tùy thuộc vào ý thức chủ
quan của người đánh giá. Khi khách thể thẩm mỹ đáp ứng đc nhu cầu thẩm mỹ của đối
tượng thì giá tị TM ra đời.
Giá trị thẩm mỹ có 4 đặc trưng cơ bản sau:
- Giá trị TM thuộc loại giá trị tinh thần vì nó đáp ứng nhu cầu tinh thần của con
người chứ ko phải nhu cầu vật chất. là giá trị tinh thần nên giá trị thẩm mỹ ko
thể cân đo đong đếm đc. Vì vậy nó vơ giá.
- Giá trị TM mang ý nghĩa Xh khách quan rộng lớn. nó ko giành riêng cho ai
hay 1 nhóm người nào mà là tài sản chung của toàn XH.
3


- Giá trị TM là giá trị mang tính tồn diện, đc chủ thể đánh giá về đối tượng cả
ND lẫn HT; còn các giá trị XH khác chỉ là thứ giá trị 1 mặt và khi đánh giá
người ta chỉ quan tâm tới ND đối tượng.
- Trong giá trị TM có chứa đựng nhiều giá trị XH cơ bản khác: giá trị kinh tế,
đạo đức, KH…
 Giá trị NT là 1 biểu hiện cụ thể của giá trị TM, là giá trị TM khi con người tiến
hành đánh giá TM. Giá trị NT là 1 biểu hiện cụ thể của giá trị TM, bởi vì NT cũng
mang đầy đủ 4 đặc trưng của giá trị TM.
Câu 5: Cái đẹp là gì? ( quan điểm của mỹ học Mác-xít)?
Mỹ học mác-xít quan niệm rằng: 1 sự vật, hay hiện tượng nào đó muốn trở thành o cái

đẹp phải thỏa mãn nhuc cầu cần và đủ sau đây:
- Nó phải tồn tại khách quan cụ thể cảm tính mà con người có thể trực tiếp cảm
nhận bằng các giác quan thẩm mỹ.
- Nó phải mang giá trị TM tích cực, nghĩa là gắn với lợi ích của con người và
cuộc sống, phù hợp với sự tiến bộ con người XH.
- Nó phải mang tính hồn thiện: về ND, HT trong mối tương hợp giữa ND và
HT.( hoàn thiện là cơ sở để đi đến hồn mỹ)
- Nó phải có khả năng đem lại cho con người 1 sự say mê, thích thú, 1 khoái
cảm TM trong sáng, lành mạnh.
 Cái đẹp là 1 phạm trù mỹ học, dùng để chỉ các sự vật khách quan, cụ thể cảm tính,
mang tính hồn thiện,phải phù hợp với sự tiến bộ XH và có khả năng mang lại cho
con người sự say mê thích thú.
Câu 6: Bản chất của cái cao cả và cái anh hùng?
Cái cao cả và cái anh hùng cũng là những hiện tượng TM khách quan tích cực, cùng
tuyến với cái đẹp nhưng khác cái đẹp ở chỗ chúng vượt lên mức độ bình thường khiến
người ta phải ngỡ ngàng, chống ngợp hay thán phục. nói 1 cách khái qt, cái cao cả và
cái anh hùng là những cái đẹp “vượt độ”. Sự vượt độ ở đây đc biểu hiện qua tầm vóc to
lớn hũng vĩ ( như vịnh Hạ Long) hay ở ý nghĩa Xh nổi trội của nó( như tấm gương Phan
Đình Giót)
1. Cái cao cả
Cịn đc gọi là cái cao thượng, cái tuyệt vời. có 3 lĩnh vực biểu hiện cụ thể:
- Phạm trù cái cao cả đc dùng để chỉ những hiện tượng tự nhiên tươi đẹp nhưng
hùng vĩ.( vịnh hạ long, chùa hương)
4


- Cái cao cả cũng đc dùng để chỉ những cơng trình lao động vĩ đại, rất hồn mỹ,
nơi kết tinh tài năng và sức mạnh vô tận của con người.( kim tự tháp, vạn lý
trường thành…)
- Phạm trù này còn đc dùng để chỉ những hành động dũng cảm, phi thường của

con người, nơi chứa đựng những giá trị nhân văn sâu sắc khiến chúng ta phải
cảm phục.( lê lai quên mình cứu chúa…)
2. Cái anh hùng
Phạm trù cái anh hùng dùng để chỉ những chiến công xuất sắc của 1 cá nhân, hay 1 tập
thể XH nào đó. Mà những chiến cơng này đã góp phần to lớn để thúc đẩy XH phát triển.
người thực thi những hành động anh hùng thường mang trong mình 1 lý tưởng XH cao
đẹp và tinh thần xả thân vì nghĩa lớn. trc cái anh hùng chúng ta biểu lộ sự khâm phục, nể
trọng và lịng biết ơn vơ hạn.
Câu 7: Cái bi là gì? Bi kịch là gì?
Cái bi thường gắn liền với sự thất bại, nỗi đau đớn, niềm bất hạnh, thậm chí là cái chết
của con người hay của 1 hiện tượng XH nào đó, mà xét về mặt bản chất nó vốn thuộc về
cái đẹp, cái cao cả, cái anh hùng. Mâu thuẫn làm nảy sinh cái bi là mâu thuẫn giữa khả
năng và hiện thực, hay nói như Ăng-ghen: “ >< giữa tính tất yếu về mặt lịch sử và khả
năng ko thực hiện đc điều đó trong thực tiễn.” mặc dù bị thất bại nhưng cái bi ko gợi lên
cho chúng ta cảm giác bi quan, bi lụy mà ngược lại nó vẫn mang âm hưởng lạc quan bởi
lẽ sự thất bại của cái bi là sự thất bại có tính chất tạm thời, sự thất bại để gieo mầm chiến
thắng.
Trc cái bi ta bộc lộ sự đồng cảm và tiếc thương sâu sắc.
Có 3 nguyên nhân cơ bản nảy sinh cái bi:
- Cái bi nảy sinh do những hiện tượng tự nhiên quái ác bất ngờ gây ra và để lại
hậu quả bất ngờ nghiêm trọng cho người lương thiện.( động đất, bão lụt…)
- Cái bi nảy sinh do những cuộc đấu tranh giai cấp trong XH, khi những lực
lượng tiến bộ, CM đứng lên nhằm lật đổ các thế lực phản động, lạc hậu song
lại lực bất tịng tâm dẫn đến khơng những khơng chiến thắng mà cịn nhận
phần thất bại.( cơng xã Pari…)
- Cái bi là hậu quả của sự ngu dốt của con người. vì ngu dốt mà người ta làm
những việc trái tự nhiên, trái với quy luật để nhận lấy phần thất bại, đau đớn.
cũng vì ngu dốt ng ta đã đề ra những hủ tục lạc hậu để trói buộc mình và gây
nên những hậu quả thương tâm.


5


Bi kịch: là 1 trong 3 NT sân khấu TG (chính kịch-bi kịch-hài kịch). Bi kịch là 1 tác
phẩm NT kịch mà trong đó người ta lấy cái bi ngồi đời làm đối tượng phản ánh. Vì bi
kịch thường gợi lên sự thương cảm, xót thương nên nó có ỹ nghĩa giáo dục rất sâu sắc.
trong ngôn ngữ hàng ngày, bi kịch cịn đc dùng để chỉ những xung đơt gay gắt ( bi kịch
t.y, bi kịch gia đình…)
Câu 8: Cái hài là gì? Hài kịch là gì?
Cái hài: là cái xấu ko cam phận xấu. để che đậy bản chất xấu xa đồi bại của nó, cái hài
tự khốc cho nó bộ áo giả tạo bên ngồi là hiện thân của cái đẹp để đánh lừa dư luận
XH, để cố tình kéo dài sự tồn tại vốn đã lỗi thời của nó. Tuy nhiên, dù cố tình che đậy
hay bưng bít thế nào đi nữa thì cuối cùng bản chất đích thực của nó vẫn bị lột trần.
Cái hài bộc lộ hàng loạt các mâu thuẫn gay gắt: ND và HT, bên ngoài và bên trong, bản
chất và hiện tượng, khả năng và hiện thực.
Người ta dùng tiếng cười để cảm nhận, đánh giá và phê phán cái hài. Đây ko phải là
tiếng cười sinh lý giản đơn, tiếng cười vô thưởng vô phạt mà là tiếng cười của lý trí, trí
tuệ mang ý nghĩa vạch mặt, cơng kích mạnh mẽ. người ta dùng tiếng cười như 1 vũ khí
sắc bén nhằm xóa bỏ cái hài khỏi cuộc sống.
Hài kịch: là 1 trong 3 loại NT sân khấu TG. Hài kịch là 1 tác phẩm kịch lấy cái hài
ngoài đời làm đối tượng phản ánh. Ngoài hài kịch ra, cái hài còn đc tập trung phản ánh
trong truyện tiếu lâm, thơ trào phúng và tranh biếm họa.
Câu 9: Vì sao nói cái đẹp giữ vị trí trung tâm trong hệ thống các phạm trù mỹ học?
Trong số các hiện tượng thẩm mỹ cơ bản thì cái đẹp đc coi là phạm trù cơ bản và giữ vị
trí trung tâm trong hệ thống các phạm trù mỹ học. bởi lẽ:
- Xét về mức độ phổ biến trong hiện thực đời sống thì cái đẹp là hiện tượng
thẩm mỹ mang tính chất phổ biến nhất, nó có mặt khắp nơi, cịn phạm vi biểu
hiện của các hiện tượng TM khác so với cái đẹp hạn hẹp hơn nhiều.
- Cái đẹp đc coi là chuẩn mực để đánh giá và bình giá các hiện tượng khác. Từ
cái đẹp chúng ta có thể suy ra các hiện tượng thẩm mỹ còn lại. cái xấu là đối

cực với cái đẹp; cái cao cả, cái anh hùng là cái đẹp vượt độ; cái bi là cái đẹp bị
thất bại tạm thời; cái hài là cái xấu mạo danh cái đẹp
Câu 10: Cảm xúc TM là gì? Vai trị của cảm xúc TM trong cuộc sống và trong sáng
tạo NT?

6


Cảm xúc TM là cảm xúc nảy sinh nơi con người, khi có 1 khách thể thẩm mỹ nào đó tác
động tới. cảm xúc TM có thể mạnh hay yếu, có thể dài hay ngắn vừa phụ thuộc vào sức
hấp dẫn mạnh hay yếu của đối tượng, vừa phụ thuộc vào sự nhạy cảm của chủ thể TM,
nhất là sự nhạy cảm của các giác quan TM.
Mặc dù mang nặng tính chất cảm tính nhưng lại giữ 1 vai trị quan trọng trong đời sống
tâm lý cá nhân của mỗi con người. vì đó là cơ sở để tạo dựng nên chiều sâu, sự phong
phú và TG tâm hồn, tình cảm của chúng ta. Thực tế xác nhận rằng, người nào càng giàu
cảm xúc TM và cảm xúc TM của họ càng nhạy bén tinh tế thì họ sẽ có đc 1 TG tâm hồn
rộng mở, phong phú, sâu sắc. ngược lại, người nào ít cảm xúc TM, or cảm xúc TM của
họ bị chai lỳ thì tất yếu họ sẽ có 1 tâm hồn nhạt nhẽo, hạn hẹp, trống rỗng.
Cảm xúc nói chung cũng như cảm xúc TM nói riêng, có 1 ý nghĩa rất quan trọng trong
hoạt động thực tiễn của con người, đặc biệt là trong hoạt động NT. Chính cảm xúc TM
đã tạo nên niềm hưng phấn, chất men đối với con người trc và trong suốt q trình tham
gia hoạt động NT. Như vây, nó trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả hoạt động
NT
Cảm xúc là trạng thái tâm lý biểu hiện trạng thái cảm xúc lập tức của con người khi có
tác động của 1 hiện tượng nào đó. VD: khi chạm tay vào nước nóng thì ngay lập tức ta
thụt tay lại. hay khi đi trên đường thấy có 1 học sinh đuổi cướp lấy lại đồ cho người đi
đường ta có cảm xúc với e học sih đó, biểu hiện cái cao cả.
Câu 11: Thị hiếu TM là gì? Điều kiện để có thị hiếu NT tốt?
Thị hiếu TM cịn đc gọi là sở thích TM, óc TM, khiếu TM, gu TM….
Thị hiếu TM đc biểu hiện sự say mê hứng thú đặc biệt của con người, trc 1 loạt hiện

tượng TM khách quan nhất định. Nếu cảm xúc TM mang nặng tính chất cảm tính thì thị
hiếu TM đã có sự tham gia của lý trí và trí tuệ con người. bởi lẽ, thị hiếu TM luôn gắn
với sự lựa chọn và đánh giá của chủ thể trc đối tượng. Thị hiếu TM là 1 hiện tượng phức
tạp trong đó chứa đựng hàng loạt mâu thuẫn-thống nhất giữa cái chung và cái riêng, giữa
cái cũ và cái mới,giữa xu thế hướng nội và hướng ngoại.
Hiện tượng mốt và thời trang là 1 biểu hiện cụ thể rõ ràng nhất của thị hiếu thẩm mỹ ,
hay còn gọi là thị hiếu TM trong lĩnh vực lựa chọn cách ăn mặc và trang điểm. sự xuất
hiện của mốt và thời trang giúp con người tìm kiếm đc cái đẹp phù hợp. muốn ăn mặc
đẹp, trang điểm đẹp cần tuân thủ 3 nguyên tắc cơ bản sau:
- Ăn mặc và trang điểm phải lịch sự, trang nhã.( Biết tơn trọng mình và tôn trọng
người khác).
7


- Ăn mặc và trang điểm phải mang tính phù hợp. ( phù hợp với ĐK kinh tế, XH,
truyền thống văn hóa dân tộc. với từng con người cụ thể: giới tính, tuổi tác,
mơi trường cơng việc…)
- Phải mang tính giản dị ( vừa độ)
Thị hiếu TM liên quan trực tiếp và góp phần chỉ đạo lối sống, phong cách sống của mỗi
người, vì nó phản ánh ý thức TM của họ. do vậy, để xd nhân cách có văn hóa, lối sống
có văn hóa, mỗi thành viên trong Xh cần có đc 1 thị hiếu lành mạnh, tiến bộ- là thị hiếu
phù hợp với sự phát triển tiến bộ XH và đc đông đảo mọi người chấp nhận.
Thị hiếu NT là 1 biểu hiện cụ thể của thị hiếu TM, hay còn gọi là thị hiếu TM trong lĩnh
vực thưởng thức NT. Muốn cảm thụ NT tốt đòi hỏi phải có thị hiếu NT tốt. muốn có thị
hiếu NT tốt, cần phải:
- Phải có sự am hiểu về NT nói chung cũng như đặc trưng ngơn ngữ của các loại
hình NT nói riêng.
- Cần đc thg xun tắm mình trong 1 mơi trường văn hóa nghệ thuật lành mạnh
phong phú.
Câu 12: Lý tưởng TM là gì? Tính quyết định của lý tưởng TM trong s.tạo NT?

Trong cuộc sống hàng ngày con người ln có những ước mơ. Khi ước mơ mang tính ổn
định, có khả năng chi phối 1 quãng đời, thậm chí cả cuộc đời của con người thì nó đc gọi
là lý tưởng.
Cả ước mơ lẫn lý tưởng đều giữ 1 vai trò quan trọng trong đời sống tâm lý cá nhân, cũng
như tồn XH. Đó là 1 động lực tinh thần cần thiết giúp con người biết vượt qua những
trở ngại , khó khăn trc mắt và định hướng cho họ trên con đường vươn tới tương lai. Lê
nin: “ con người cần có những ước mơ nhưng ko phải là ước mơ viển vông ko tưởng mà
cần đc bắt nguồn trên cơ sở hiện thực. khi đó, cuộc sống của mỗi người sẽ đc ước mơ tỏa
sáng như ngọn hải đăng hiện ra phía trước.”
Lý tưởng TM là 1 bộ phận hợp thành của lý tưởng Xh ( bên cạnh lý tưởng chính trị, đạo
đức, tôn giáo, KH..). lý tưởng TM là sự khao khát, mong mỏi của con người đc vươn tới
sự hoàn thiện hồn mỹ trong c.sống. hay nói 1 cách nơm na đó là lý tưởng vươn tới cái
đẹp. lý tưởng TM đc biểu hiện qua sự hình dung cụ thể trong đầu óc mỗi con người về
những mẫu đời, mẫu người, mẫu vật, mẫu việc hoàn thiện hoàn mỹ mà chúng ta khao
khát có đc. Lý tưởng TM ko phải là cái gì cao siêu xa vời mà nó vốn thường trực trong
đầu chúng ta. Bởi lẽ khi làm bất cứ điều gì ng ta đều hình dung ra trước kết quả tốt đẹp
của cơng việc mình làm và phấn đấu hết mình cho nó. Sự hình dung ra trc đó chính là lý
tưởng TM.
8


 Lý tưởng TM góp phần chỉ đạo hoạt động sống của con người theo quy luật của
cái đẹp. riêng trong lĩnh vực sáng tác NT, lý tưởng TM giữ vai trị quyết định vì
nó chi phối đến động cơ và mục tiêu sáng tác của người nghệ sĩ.
Câu 13: Vì sao nói NT là 1 hình thái ý thức XH?
Khi khảo sát NT chúng ta thấy rằng nó cũng tuân thủ đầy đủ 3 quy luật cơ bản, chi phối
mối quan hệ giữa ý thức XH và tồn tại XH:
- Cũng như các hình thái ý thức XH khác, NT cũng phản ánh tồn tại XH và chịu
sự quy định của tồn tại XH. Các tác phẩm NT xưa nay đều lấy hiện thực đời
sống ( tức tồn tại XH) làm đối tượng miêu tả và phản ánh. Ko có tác phẩm NT

nào lại phản ánh những vấn đề nằm ngồi hiện thực đời sống cả. vì vậy, Tơnxtoi đã từng gọi NT là “tấm gương phản ánh hiện thực đời sống”
Mỗi 1 thời đại XH đã từng sản sinh ra 1 nền NT mang đậm dấu ấn của thời đại
đó, đúng như nhận xét của Hồ Chí Minh: “XH nào có văn nghệ ấy”
- Cũng như các hình thái ý thức XH khác, NT cũng có tác động ngược lại đối
với tồn tại XH. Sự tác động này đc diễn ra theo 2 hướng: nếu là NT tiến bộ CM
nó góp phần thúc đẩy XH phát triển. ngược lại, nếu là NT lạc hậu, phản động
thì nó kìm hãm sự phát triển của tiến bộ XH và làm tha hóa con người.
- Cũng như các hình thái ý thức XH khác, NT mang tính độc lập tương đối. thực
tế xác nhận rằng, sự phát triển của NT ko phải nhất thiết lúc nào cũng tương
ứng với sự phát triển của tồn tại XH. Trên cơ sở của 1 tồn tại XH phát triển
cao, chưa chắc đã có nền NT phát triển rực rỡ. ngược lại, trên cơ sở của 1tồn
tại Xh yếu kém vẫn có thể có đc 1 nền NT phát triển mạnh mẽ.
Câu 14: Vì sao nói NT là 1 hình thái ý thức XH đặc biệt?
Khơng chỉ là 1 hình thái ý thức XH đơn thuần mà NT cịn là 1 hình thái ý thức XH đặc
biệt.
Sự đặc biệt của NT so với các hình thái ý thức XH khác đc thể hiện trên 4 phương diện
sau:
- Đặc biệt trong đối tượng phản ánh: nếu đối tượng phản ánh của các hình thái
ý thức XH khác chỉ là những mặt cụ thể, riêng biệt của hiện thực, còn đối
tượng phản ánh của NT lại là bức tranh tổng hợp hiện thực đời sống. nếu các
hình thái ý thức Xh khác phản ánh hiện thực 1 cách khơ khan, trần trụi thì NT
lại phản ánh hiện thực dưới góc độ thẩm mỹ. nói cách khác, hiện thực đc phản
ánh trong NT là hiện thực đã đc nghệ sĩ thẩm hóa.
9


- Đặc biệt trong ND phản ánh: ở các hình thái ý thức Xh khác, ngta chỉ phản
ánh khách quan, nghĩa là hiện thực ntn thì phản ánh lại nguyên xi như vậy.
nhưng trong NT, nghệ sĩ vừa phản ánh cái khách quan lại vừa phản ánh cái chủ
quan.cái chủ quan ở đây là cách nhìn nhận, đánh giá của người nghệ sĩ về hiện

thực, là tư tưởng, tình cảm, tài năng, bút pháp NT của người nghệ sĩ đc gửi
gắm vào trong tác phẩm NT.
- Đặc biệt trong hình thức tư duy: ở các hình thái ý thức Xh khác, ngta sd tư
duy trừu tượng (tư duy logic, tư duy KH) nhưng trong NT, nghệ sĩ lại sd tư duy
hình tượng. tư duy trừu tượng là quá trình đi từ cái riêng đến cái chung và kết
quả cuối cùng là ngta giữ lại cái chung, cái khái quát. Mọi yếu tố riêng lẻ, vụn
vặt bị loại trừ.
Tư duy hình tượng cũng đi từ cái riêng đến cái chung nhưng nghệ sĩ ko giữ lại
cái chung mà tạo ra cái riêng mới. trong cái riêng mới này thì cái chug, cái khái
quát đc biểu hiện dưới dạng cụ thể độc đáo, riêng biệt, ko lặp lại.
- Đặc biệt trong hình thức phản ánh: ở các hình thái ý thức Xh khác, ngta
phản ánh hiện thực bằng các khái niệm trừu tượng ( thông qua những nhận
định, đánh giá, thông qua những định lý, định luật, qua các con số thống kê cụ
thể…). Nhưng trong NT, nghệ sĩ phản ánh hiện thực bằng các hình tượng NT
cụ thể, sinh động, hấp dẫn. vì vậy, khi thưởng thức NT chúng ta có cảm giác
như đang đc đối diện trực tiếp với hiện thực đời sống.
Câu 15: chứng minh NT là sự biểu hiện tập trung của quan hệ TM?
NT là sự biểu hiện tập trung đầy đủ và sâu sắc nhất quan hệ TM của con người với hiện
thực. bởi lẽ:
 NT mang đầy đủ 4 tính chất cơ bản của quan hệ TM:
- Tính chất XH: (câu 2)
- Tính chất đánh giá:
Quan hệ TM thuộc loại quan hệ đánh giá. Khi xuất hiện quan hệ TM, ngay lập tức chủ
thể TM bao giờ cũng tiến hành sự đánh giá của mình trc đối tượng. để đánh giá thẩm mỹ
ngta dựa trên tiêu chuẩn xấu-đẹp. Từ tiêu chuẩn này, các hiện tượng thẩm mỹ đc phân
thành 2 tuyến đối lập: tích cực và tiêu cực.
+ Những hình tượng TM tích cực ln gắn liền với lợi ích của con người và c.sống, luôn
phù hợp với tiến bộ Xh, và đc đông đảo mọi người chấp nhận vì nó có khả năng gây cho
họ sự say mê, thích thú.
+ những hiện tượng TM tiêu cực luôn chống lại con người, cuộc sống, ngăn cản sự phát

triển tiến bộ Xh, và đem lại cho con người sự căm giận, khinh ghét.
10


- Tính chất cụ thể cảm tính:
Khác với quan hệ XH khác ( kinh tế, chính trị, KH, tơn giáo…) có thể diễn ra 1 cách
gián tiếp nhưng để có quan hệ TM lại đòi hỏi cùng 1 lúc phải xuất hiện cả chủ thể lẫn
khách thể TM và 2 thành tố này phải đc tiếp xúc trực tiếp với nhau. Thiếu 1 trong 2
thành tố đó hay giữa chúng bị giãn cách sẽ ko thể có đc quan hệ TM.
Tính chất cụ thể cảm tính là tính chất đặc trưng riêng biệt đồng thời cũng nói lên sức hấp
dẫn mãnh liệt của quan hệ TM mà các quan hệ Xh khác ko thể so bì với nó đc.
- Tính chất tình cảm:
Quan hệ TM thuộc loại quan hệ tình cảm. khi xuất hiện quan hệ TM, thông qua đánh giá
TM, chủ thể TM bao giờ cũng bộc lộ ngay lập tức thái độ tình cảm của mình trc đối
tượng. trước cái đẹp ngta luôn biểu lộ sự say mê, thích thú, trân trọng, tự hào và ngược
lại, trc cái xấu ngta biểu lộ sự căm ghét, tức tối. tình cảm TM là 1 trong những hạt nhân
cơ bản để tạo nên tình cảm Xh rộng lớn của con người.
 Hơn thế, những tính chất này cịn đc biểu hiện trong NT 1 cách tập trung nhất,
sâu sắc nhất và rõ ràng nhất.
Câu 16: Chức năng của NT là gì? Trình bày 1 trong 4 chức năng đó?
Nói tới chức năg của NT là nói tới vai trị, vị trí, ý nghĩa, tác dụng của NT đối với con
người và đời sống XH.
1. Chức năng nhận thức:
NT đc thừa nhận là 1 trong những phương tiện cơ bản và quan trọng nhất có khả
năng giúp con người nhận thức hiện thực cũng như nhận thức bản năng mình. Với
tư cách là 1 hình thái ý thức Xh, thơng qua sự phản ánh hiện thực của nó mà NT
có thể giúp con người nhận thức lại hiện thực đời sống qua ND của các tác phẩm
NT. NT ko chỉ giúp ta nhận thức về hiện thực đang diễn ra trc mắt ( quan tác phẩm
đương đại) mà còn giúp chúng ta nhận thức về quá khứ thông qua tác phẩm thời
quá khứ. Cũng như dự báo sự phát triển của tương lai. Thực tế xác nhận rằng

những ai càng thưởng thức nhiều t.phẩm NT thì vốn sống, vốn hiểu biết của ng đó
cũng trở nên rộng mở, phong phú, sâu sắc.
2. Chức năng giáo dục- cải tạo
Trên cơ sở nhận thức hiện thực, NT giúp con người tham tích cực vào quá trình
cải tạo hiện thực cũng như cải tạo bản thân mình. NT chân chính bao giờ cũng
hướng con người vào cuộc sống vươn tới sự hoàn thiện hoàn mỹ. từ ND tư tưởng
của nó,mỗi t.phẩm NT sẽ đem lại cho con người thưởng thức những bài học về
11


triết lý nhân sinh, về phương châm đối nhân xử thế để giúp họ từng bước hoàn
thiện nhân cách. Điều cần lưu ý là khi tham gia v q trình giáo dục con người,
NT ko đưa ra những triết lý khơ khan cứng nhắc mang tính áp đặt mà nó thuyết
phục và cảm hóa con người. những hình tượng NT cụ thể sinh động, hấp dẫn nên
hiệu quả tác động của NT rất mạnh mẽ và sâu sắc.
3. Chức năng thẩm mỹ
4. Chức năng giải trí.
Câu 17: Quan hệ giữa NT và chính trị?
Đây là mối quan hệ phức tạp, nơi diễn ra nhiều cuộc tranh luận gay gắt, nơi nảy sinh
nhiều ý kiến bất đồng. mỹ học Mác-xít quan niệm rằng: vì là hình thái ý thức đứng gần
kinh tế nhất, phản ánh đời sống KT-Xh trực tiếp nhất và có ý nghĩa quyết định đến sự
sống cịn của 1 thể chế Xh nên chính trị ln giữ vai trò lãnh đạo đối với NT và NT phải
phục vụ chính trị
Chính trị lãnh đạo NT ko có nghĩa là đưa ra sự áp đặt tùy tiện đối với NT, mà vạch ra
đường lối chủ trương đúng đắn cho NT phát triển, tạo ĐK thuận lợi cho nghệ sĩ phát huy
hết tài năng sáng tạo của mình. NT phục vụ cho chính trị ko có nghĩa là tun truyền
minh họa giản đơn cho chính trị. Khi NT thực hiện tốt các chức năng Xh của mình thì
điều đó đã có nghĩa NT phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị mà thời đại đã trao phó cho nó.
Câu 18: Quan hệ giữa NT và đạo đức?
Vì cùng thống nhất với nhau trong 1 mục tiêu chung là hướng con người vào cuộc

sống vươn tới sự hoàn mỹ nên giữa NT và đạo đức vốn có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Điểm khác biệt giữa 2 hình thái ý thức Xh này là: nếu đạo đức giáo dục con người
bằng cách thuyết lý khơ khan cứng nhắc thì NT lại giáo dục con người bằng các hình
tượng NT sinh động, hấp dẫn. những tấm gương đạo đức trong sáng hay những cuộc đấu
tranh gay gắt giữa cái thiện và cái ác luôn là đề tài hấp dẫn của các tác phẩm NT; đồng
thời các tác phẩm NT chân chính bao giờ cũng thấm đượm tính nhân văn, nhân đạo.

Câu 19: Quan hệ giữa NT và khoa học?
Mặc dù có nhiều điểm khác biệt trên nhìu phương diện nhưng giữa KH và NT vẫn có
quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển.
a. Sự tác động của KH đối với sự phát triển của NT
- KH phát triển tạo ĐK cho nghệ sĩ sd những phương tiện vật chất, kỹ thuật để
xd nên các tác phẩm NT
12


- Để phản ánh hiện thực đời sống 1 cách chân thưc và sâu sắc, nghệ sĩ cũng cần
phải có kiến thưc KH, bao gồm cả KHTN lẫn KHXH.
- Khi sáng tác, nghệ sĩ sd tư duy hình tượng là chủ yếu nhưng cũng cần sd tư
duy KH để phân tích, mổ xẻ hiện thực đời sống. kiến thức KH sẽ giúp họ bổ
sung tư duy này.
b. Sự tác động ngược trở lại của NT đối với sự phát triển của KH
Đây là sự tác động gián tiếp thông qua nhà KH
- Bản thân nhà KH dù tài năng đến mấy cũng là 1 con người XH, 1 chủ thể TM
nên họ cũng cần có nhu cầu thưởng thức NT như bất kì ai. Việc thưởng thức
NT sẽ giúp nhà KH nhìn nhận cuộc sống 1 cách đầy đủ hơn, toàn diện hơn,
giúp họ cân bằng trạng thái tâm lý tình cảm.
- Trong nghiên cứu và phát minh KH, nhà KH sd tư duy trừu tượng là chủ yếu
nhưng cũng cần tới tư duy hình tượng để nâng cao trí tưởng tượng và sự liên
tưởng của mình. Việc thưởng thức NT sẽ đáp ứng đc nhu cầu đó đối với nhà

KH.
- Nhiều tác phẩm NT, nhất là những tác phẩm NT lớn còn gợi mở cho các nhà
KH nhiều đề tài phát minh sáng chế.
Câu 20: Hình tượng NT là gì? Phương pháp cơ bản để xd hình tượng NT?
Nghệ sĩ phản ánh hiện thực đời sống bằng các hình tượng NT. Hình tượng NT là phương
tiện đặc biệt mà người nghệ sĩ sd để phản ánh hiện thực dưới hình thức cụ thể cảm tính
nhưng mang ý nghĩa điển hình và khái qt. Có 2 loại hình NT cơ bản:
- Hình tượng tạo hình: là loại hình tượng có khả năng tạo dựng trc mắt người
xem những hình ảnh cụ thể chân thật mà chúng ta thường bắt gặp trong cs.
Loại hình tượng NT này đáp ứng nhu cầu thưởng thức của thị giác ( hội họa,
điêu khắc, múa, sân khấu, điện ảnh…)
- Hình tượng biểu hiện: khơng nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu thưởng thức của
thị giác mà gợi lên cho người thưởng thức những suy ngẫm về hiện thực ( kiến
trúc, âm nhạc, múa)
Trong hình tượng NT có sự thống nhất biện chứng giữa cái riêng và chung, giữa cái chủ
quan và khách quan.
Điển hình hóa là phương pháp cơ bản mà nghệ sĩ sd khi xd hình tượng NT của mình.
Trong 1 tác phẩm NT, hình tượng NT càng điển hình bao nhiêu thì sức sống của nó càng
lớn bấy nhiêu. Điển hình hóa là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cụ thể hóa và khái quát
hóa.

13


Trong NT hiện thực chủ nghĩa, thì xd tính cách điển hình trong hồn cảnh điển hình là
phương pháp cơ bản để xd hình tượng NT. Vd: chị Dậu, Thúy Kiều…
Câu 21: Nội dung tác phẩm NT?
ND tác phẩm Nt là hiện thực đời sống đã đc người nghệ sĩ nhận thức, đánh giá và miêu
tả trong tác phẩm NT đó. Nếu hiện thực đời sống là cái khách quan thuần túy thì trong
ND tác phẩm NT đã có sự thống nhất giữa cái chủ quan và khách quan. Mối quan hệ

giữa hiện thực đời sống và ND tác phẩm giống như mối quan hệ giữa gạo và cơm.
Hai thành tố cơ bản của ND tác phẩn NT là chủ đề và tư tưởng chủ đề.
- Chủ đề: là vấn đề cơ bản, vấn đề mấu chốt đc nghệ sĩ đặt ra và có ý định giải
quyết tác phẩm của mình. Để tìm hiểu chủ đề tác phẩm , ta đặt ra câu hỏi: với
tác phẩm NT này, tác giả có ý định giải quyết vấn đề gì?
- Tư tưởng chủ đề: là tư tưởng cơ bản, là lời kết luận đc rút ra từ chủ đề tác
phẩm. muốn tìm tư tưởng chủ đề ta đặt ra câu hỏi: tác phẩm NT này nói lên cái
gì?
Câu 22: Hình thức tác phẩm NT?
Hình thức tác phẩm NT là cơ cấu, cấu trúc của bản thân tác phẩm NT. Hai thành tố cơ
bản của hình thức tác phẩm NT là bố cục và cốt truyện.
- Bố cục: là cách sắp xếp, tổ chức các chi tiết, các sự kiện trong 1 chỉnh thể
thơng nhất và duy nhất để từ đó ND tác phẩm NT từng bước đc thể hiện ra. Tác
phẩm NT nào cũng có bố cục.
- Cốt truyện: cốt truyện chỉ có trong những tác phẩm NT mà ND của nó đc phát
triển theo time. Cốt truyện là cách xâu chuỗi các tình huống, các sự kiện , các
mâu thuẫn, các xung đột 1 cách hợp logic, để nguời thưởng thức theo dõi đc all
diễn biến của ND tác phẩm.
Câu 23: Quan hệ biện chứng giữa ND và HT trong tác phẩm NT?
Trong 1 tác phẩm NT, giữa ND và HT của nó có quan hệ biện chứng với nhau.
Biểu hiện cụ thể của mối quan hệ này là:
ND bao giờ cũng giữ vai trị quyết định đối với hình thức, và ngược lại, HT có ý nghĩa
tích cực đối với việc thể hiện ND tác phẩm.
- Vai trò quyết định của ND đối với HT đc biểu hiện ở chỗ: khi sáng tác, nghệ sĩ
phải xuất phát từ yêu cầu của việc thể hiện ND để đi tìm 1 HT biểu hiện thích
14


hợp. HT càng thích hợp và độc đáo bao nhiêu thì việc thể hiện ND càng đầy đủ
và sâu sắc bấy nhiêu.

- Tính tích cực của HT trong việc thể hiện ND: 1 HT thích hợp, rõ ràng, độc đáo
sẽ giúp cho việc thể hiện ND đầy đủ và chặt chẽ.

Câu 24: Vì sao NT lại đc phân chia thành nhiều loại hình, loại thể khác nhau?.
Ngay từ khi mới ra đời, mỗi tác phẩm NT đã thuộc về 1 loại hình, loại thể nhất định.
Mỗi loại hình, loại thể NT ấy có ngơn ngữ biểu hiện riêng, mang dấu hiệu đặc trưng
của nó. Việc tìm hiểu và nắm bắt ngơn ngữ đặc trưng của các loại hình NT là ĐK cần
thiết để phân tích, đánh giá và cảm thụ các tác phẩm NT.
Những căn cứ khách quan diễn tới sự phân chia NT thành nhiều loại hình, loại thể khác
nhau:
1. Do sự phong phú, đa dạng, phức tạp của hiện thực đời sống.
Nếu NT lấy hiện thực đời sống làm đối tượng phản ánh mà hiện thực đời sống lại
vốn rất phong phú, phức tạp nên đòi hỏi phải có nhiều loại hình, loại thể NT khác
nhau mới giúp nghệ sĩ phản ánh đc, phản ánh hết sự phong phú phức tạp đó. Mỗi
loại hình NT có thế mạnh riêng trong việc phản ánh hiện thực nhưng lại bộc lộ
những hạn chế nhất định của nó. Việc xuất hiện nhiều loại hình NT khác nhau sẽ
giúp cho việc giải quyết mối quan hệ bù-trừ các quan hệ loại hình NT.
2. Do sự phong phú của các phương tiện- vật chất kỹ thuật mà nghệ sĩ sd khi sáng
tác:
Khi sáng tác, mỗi nghệ sĩ khác nhau lại sd những phương tiện vật chất kỹ thuật
khác nhau. Đây đc coi là nguồn nguyên liệu ban đầu để thiết kế các công trình NT.
Khi nguồn nguyên liệu ban đầu đã khác nhau thì kết quả của các cơng trình NT sẽ
ko thể đồng nhất.
3. Do sự phong phú của các giác quan TM:
Khi thưởng thức NT, ngta sd các giác quan TM của mình. Để đáp ứng nhu cầu
thưởng thức của mắt, cần có những loại hình NT mang tính tạo hình ( hội họa,
điêu khắc); để có thể đáp ứng nhu cầu thưởng thức của tai cần có loại hình NT
mang tính thính giác ( âm nhạc); để đáp ứng nhu cầu thưởng thức NT của cả tai
lẫn mắt cần có những loại hình NT mag tính tổng hợp ( sân khấu, điện ảnh). Để
đáp ứng nhu cầu thưởng thức của trí tưởng tượng và sự liên tưởng địi hỏi có NT

văn chương…
Câu 25: Đặc trưng cơ bản của NT tạo hình?
15


NT tạo hình bao gồm hội họa và điêu khắc:
Hội họa:
- Nghệ sĩ dùng đường nét, màu sắc để tái tạo con người và cảnh vật trên mặt
phẳng ( ko gian 3 chiều). tuy nhiên, vì biết sd luật a- gần nên họa sĩ vẫn tạo ra
cho ng xem cảm giác thấy đc chiều sâu của đối tượng. ko gian và thời gian
trong tranh là tĩnh lặng, nhưng đó là những khoảng khắc điển hình nhât, cơ
đọng nhất, dồn nén nhất nên ng xem vẫn dường như thây đc sự vận động tất
yếu của đối tượng trong hiện thực.
- Hội họa đc chia thành nhiều thể loại và có nhiều cách phân chia khác nhau.
Căn cứ vào sự khác biệt về đề tài phản ánh, có 6 loại tranh cơ bản:
+ tranh lịch sử
+ tranh phong cảnh
+ tranh chân dung
+ tran tĩnh vật
+ trah biếm họa
+ tranh quảng cáo, áp phích.
Điêu khắc:
- Nhà điêu khắc sd những vật liệu tự nhiên hay nhân tạo như gỗ, đá, cát, bột,
thạch cao… để tái tạo con người, động vật, cảnh vật trong ko gian 3 chiều. nếu
hội họa quan tâm nhiều tới việc thể hiện đường nét và màu sắc thì điêu khắc lại
đặc biệt chú trọng tạo hình khối, và các tác phẩm điêu khắc thường chỉ có 1
màu của chất liệu. tượng là sản phẩm chủ yếu của điêu khắc, gồm có tượng
trịn, tượng đắp nổi trên mặt phẳng ( đc gọi là phù điêu) và tượng chạm lộc.
- Có 3 nhóm tượng cơ bản:
+ tượng đài: phản ánh nhân vật lịch sử, tượng đài thường to hơn nguyên mẫu,

đc làm từ những vật liệu bền chắc và đc đặt ở những vị trí trang trọng trong
sinh hoạt văn hóa cộng đồng như quảng trường.. . Tượng đài có ý nghĩa giáo
dục truyền thống sâu sắc.
+ tượng chân dung: phản ánh những nhân vật huyền thoại, nhân vật lịch sử
hay những con người bình thường. tượng chân dung có thể toàn thân hay bán
thân, dùng cho thờ phụng, các lễ nghi khánh tiết hay trang trí.
+ tượng trang trí: có đối tượng phản ánh rộng rái nhất, đặc biệt là động vật và
cỏ cây hoa lá. Yêu cầu về tính thẩm mỹ của nó rất cao.
Câu 26: Đặc trưng cơ bản của NT âm nhạc?
Nói tới âm nhạc là nói tới NT xử lý âm thanh. Âm thanh trong âm nhạc đc tổ chức 1
cách KH và chặt chẽ theo những nhịp điệu và tiết tấu nhất định. Âm thanh trong âm nhạc
16


khác hẳn với âm thanh tiếng động hỗn độn, vô cảm ngồi đời mà nó mang lại tính tượng
trưng và có giá trị biểu cảm.
Âm thanh trong âm nhạc đc thốt ra từ các loại hình nhạc cụ đc gọi là khí nhạc hay qua
giọng điệu con người đc gọi là thanh nhạc. là loại hình NT mang tính biểu hiện, âm nhạc
ko phản ánh hiện thực mà nhằm thể hiện tình cảm, tư tưởng con người trc hiện thực. Là
loại hình NT mang tính biểu diễn, nên sức sống của 1 tác phẩm âm nhạc ko chỉ phụ
thuộc vào tài năng của người sáng tác mà còn tùy thuộc vào tài năng của nhạc công và
ca sĩ nữa. trong đời sống NT của các dân tộc thường song song tồn tại 2 dòng nhạc cơ
bản là âm nhạc dân gian và âm nhạc chun nghiệp, 2 dịng này có tác động tích cực lấn
nhau. Âm nhạc đc chia thành nhiều thể loại và cũng có nhiều cách chia khác nhau.
Nếu nhạc giao hưởng là đỉnh cao của NT âm nhạc thì ca khúc đc coi là thể loại mang
tính chất quần chúng và phổ biến rộng rãi nhất. trong 1 ca khúc, có sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa phần nhạc và lời. một ca khúc hay ko chỉ hay về nhạc mà còn phải đẹp về
lời.
Câu 27: Đặc trưng ngôn ngữ và ưu thế NT văn chương?
Văn chương là loại hình NT đặc biệt, nhà văn nhà thơ lấy tiếng nói và chữ viết (tức ngơn

ngữ) làm phương tiện phản ánh hiện thực cũng như bày tỏ tư tưởng, tình cảm con người
trc hiện thực. ngơn ngữ đc sd trong văn là thứ ngon ngữ đặc biệt, nó khác hẳn với tiếng
nói và chữ viết thuần túy mang tính chất thông báo đc sd trong cuộc sống hàng ngày. Vì
mang 3 đặc trưng cơ bản sau:
- Đó là thứ giàu hình ảnh, hình tượng: dùng ngơn ngữ giàu hình ảnh, hình tượng
tác giả muốn tác động tới trí tưởng tượng và khả năng liên tưởng của ng nghe,
ng đọc. để giúp họ tái hiện lại bức tranh hiện thực mà t.giả muốn mô tả trong
tác phẩm. ngôn ngữ càng giàu hỉnh ảnh bao nhiêu thì sức gợi cảm tác phẩm
văn chương càng lớn bấy nhiêu.
- Đó là thứ ngơn ngữ chuẩn xác, chọn lọc, tinh túy, đắt giá lại đc các tác giả thể
hiện qua những thủ pháp NT khác nhau như nhân cách hóa, ví von so sánh,
phóng đại, ẩn dụ…
- Ngôn ngữ giàu cảm xúc, cảm xúc của tác giả thể hiện qua từ ngữ họ sd, tác
động tới người nghe, ng đọc gợi lên những cảm xúc tương ứng.
So với các loại hình NT khác, NT văn chương có nhìu ưu thế nổi trội. chính điều này đã
làm cho nó giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống NT các dân tộc
- Văn chương là loại hình NT có khả năng phản ánh hiện thực đời sống 1 cách
nhanh nhạy nhất, sâu rộng nhất, nhạy bén nhất. Nó có khả năng phản ánh bất kì
17


những đề tài khác nhau đc rút ra từ hiện thực đời sống, từ những sự kiện lịch
sử kéo dài hàng trăn năm với hàng trăm nhân vật, hàng ngàn sự kiện đến
những đời sống tinh thần tình cảm con người.
- Vì lấy tiếng nói và chữ viết làm phương tiện phản ánh nên NT văn chương có
tác dụng tích cực vào việc làm phong phú vốn ngôn ngữ của dân tộc và phát
triển khả năng tư duy của con người. thực tế cũng xác nhận rằng khi đọc nhiều
các t.phẩm văn chương thì vốn ngơn ngữ của dân tộc đc bổ sung phong phú và
khả năng tư duy của chúng ta cũng trở nên nhanh nhạy sắc bén.
- NT văn chương có tác động tích cực tới sự phát triển của các loại hình NT

khác. Các nghệ sĩ sáng tác ở những loại hình NT khác có thể khai thác từ văn
chương 1 nguồn đề tài phong phú vô tận , 1 nguồn cảm hứng dồi dào để từ đó
sáng tác ra các tác phẩm NT mới. riêng đối với sân khấu, điện ảnh chỉ có thể
phát triển nhờ sự hỗ trợ của văn chương dưới dạng kịch bản.
- Văn chương là loại hình NT mang tính quần chúng và tính phổ cập, mang tính
rộng rãi nhất. bất kì ai dù trình độ ntn vẫn có thể thưởng thức văn chương và
tham gia sáng tác. Văn chương chia thành nhìu loại: 2 cách:
+ văn xi và văn vần
+ tự sự, trữ tình, kịch bản.
ở mỗi thể loại ấy cịn có thể phân chia thành những tiểu thể loại khác nhau.
Điều này nói lên sự phong phú và tính phức tạp of văn chương.
Câu 28: Chứng minh sân khấu và điện ảnh là những loại hình NT tổng hợp?
Sân khấu và điện ảnh vừa là những loại hình NT mang tính tổng hợp, vừa a,mang tính
biểu diễn.
Tính tổng hợp của sân khấu và điện ảnh đc biểu hiện ở chỗ:
- Trong mỗi tác phẩm sân khấu và điện ảnh dường như có mặt tham gia của tất
thảy các loại hình NT khác ( văn chương, trang trí, kiến trúc, hội họa..). Sự có
mặt của các loại hình NT khác ở đây ko phải là phép cộng đơn giản hay là sự
lắp ghép tùy tiện của các loại hình NT khác lại với nhau mà là sự kết hợp, phối
hợp trong 1 chỉnh thể thống nhất, duy nhất dựa trên ND kịch bản nhằm sáng
tạo nên những tác phẩm sân khấu hay điện ảnh hoàn toàn mới.dung lượng và
thời lượng của các loại hình NT đc sd nhìu hay ít ko phải chia theo tỉ lệ phần
trăm mà xuất phát từ yêu cầu thể hiện ND kịch bản.
- Để xd nên những tác phẩm sân khấu hay điện ảnh cần có sự tham gia của cả 1
tập thể các nghệ sĩ. Đây là hiện tượng đồng tác giả, mà trong đó nhà đạo diễn
là ng giữ vai trò chủ đạo.
Câu 29: Đặc trưng của hoạt động NT?
18



NT chỉ thực sự tồn tại và phát huy tác dụng của nó trong đời sống XH thơng qua hoạt
động NT. Ko có hđ NT thì NT chỉ là 1 hiện tượng “ chết”
Đăc trưng:
- Hđ NT là 1 quá trình liên tục mà trong đó bao gồm 2 khâu cơ bản: khâu sáng
tác NT của người nghệ sĩ và khâu cảm thụ NT của công chúng. Diễn ra theo sơ
đồ sau:
Hiện thực đ.sốngnghệ sĩtác phẩm NTcông chúng NThthực đs
- Nếu tác phẩm NT kết thúc khâu sáng tạo của người nghệ sĩ lại là sự mở đầu
cho khâu cảm thụ NT của cơng chúng. Hai khâu này có quan hệ biện chứng
với nhau, và chi phối lẫn nhau theo quy luật cung –cầu.
- Hoạt động NT vừa mang ý nghĩa của hoạt động sáng tạo vật chất, lại vừa mang
ý ngĩa của hoạt động s.tạo tinh thần ,mà trong đó hoạt động sáng tạo tinh thần
là cơ bản vì giá trị NT chủ yếu mang giá trị tinh thần.
- Sáng tạo NT ln mang đậm dấu ấn cá tính của người sáng tạo. đây là 1 trong
những tiêu chí cần thiết tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm NT.
Câu 30: Quan hệ biện chứng giữa sáng tác NT và cảm thụ NT?
Quan hệ này có tác động trực tiếp lẫn nhau và đc diễn ra theo quy luật cung – cầu. bởi lẽ,
ko có sáng tác NT thì ko có cảm thụ NT, ngc lại, ko có cảm thụ NT thì cũng ko có sáng
tác NT. Chất lượng của khâu sáng tác NTđến đâu sẽ quy định chất lượng của khâu cảm
thụ NT tơi đó. Ngược lại, khi khả năng, trinh độ NT của công chúng đc nâng cao sẽ đòi
hỏi khâu sáng tạo NT của nghệ sĩ cũng cần đc nâng cao để đáp ứng.

19



×