Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Tiểu luận Tìm hiểu về làng của Nguyễn Văn Vĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.9 KB, 73 trang )

MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nguyễn Văn Vĩnh là một trong những học giả có vai trị rất quan trọng
trong bối cảnh giao thời của đất nước. Đề tài về ơng đã từng bị hiểu méo mó
và xun tạc trong quá khứ. Cách đây hơn 10 năm, khi hậu thế “xét lại” các
nhân vật của lịch sử, trong đó có Nguyễn Văn Vĩnh. Nhận ra vị trí, đóng góp
của Nguyễn Văn Vĩnh đối với đất nước, thì việc chúng ta tìm hiểu nghiên cứu
và tơn vinh những đóng góp của ơng là một điều tất yếu. Giờ đây thì câu trả
lời cho câu hỏi “Nguyễn Văn Vĩnh là ai?” tuy khơng cịn bị cặp kính ấu trĩ
đầy thiên kiến một thời (kéo khá dài) coi là nhân vật phản diện chỉ “vì hợp tác
với Tây” nhưng vẫn cịn rất nhiều điều cần tìm hiểu, nghiên cứu để nhận ra
tầm vóc và những giá trị khai mở của một trong những người tiên phong, dấn
thân trên bước đường đổi mới của đất nước trong bối cảnh dân tộc Việt Nam
không chỉ là nô lệ của của chế độ thực dân mà cịn là nơ lệ với những giá trị
đã lỗi thời của quá khứ”.[1]
Nguyễn Văn Vĩnh “đã từng tổ chức được nhiều cuộc thuyết trình và
tọa đàm, cả bằng tiếng Pháp lẫn tiếng Nam, dù nhiều bản thuyết trình thật sự
có giá trị, song chúng vẫn khó có thể sánh được với những nghiên cứu của
ông về các thiết chế, các phong tục và tập quán của các vùng miền ở Bắc Kỳ”.
[2]

Một trong những nghiên cứu ấy, đặc biệt phải kể đến cuốn sách “Lời người

man di hiện đại (Phong tục và thiết chế của người An Nam)”. Muốn hiểu
đúng về Nguyễn Văn Vĩnh và tác phẩm của ông, người đọc phải tự trang bị
cho mình hệ kiến thức mới, địi hỏi có cách tiếp nhận và nhìn nhận vấn đề
vượt ra khỏi những suy nghĩ định kiến đã từng tồn tại trong quá khứ.


Kể từ khi Nguyễn Văn Vĩnh bước vào con đường sự nghiệp với 30 năm
lao động và cống hiến (1906 – 1936), ông đã để lại một khối lượng khổng lồ


các di cảo, các bản dịch, bút tích. Nhiều người biết và ấn tượng về Nguyễn
Văn Vĩnh, cùng tác phẩm của ơng. Song để nghiên cứu một cách có hệ thống
về cuốn sách “Lời người man di hiện đại (Phong tục và thiết chế của người
An Nam) do tác giả Nguyễn Lân Bình và Nguyễn Lân Thắng chủ biên thì cịn
chưa thấy. Rải rác có các bài nghiên cứu trên báo, tạp chí và một số sách
nghiên cứu thiết nghĩ chưa đủ khẳng định sức nặng của một cơng trình nghiên
cứu giàu tính dân tộc này. Bài nghiên cứu mong mở đầu phần để ngỏ ấy. Tìm
hiểu về làng của Nguyễn Văn Vĩnh trong cuốn sách, hứa hẹn những trải
nghiệm thú vị và sâu sắc.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Cuốn cách “Lời người man di hiện đại (Phong tục và thiết chế của
người An Nam)” là bước đầu tập hợp những gì Nguyễn Văn Vĩnh đã nói, đã
viết và là bước đi đầu tiên trên con đường dài nhiều cây số của việc tìm kiếm
những di sản do Nguyễn Văn Vĩnh để lại. Việc ra đời cuốn sách là bước đi kế
tiếp sau tác phẩm phim tài liệu lịch sử, ra đời năm 2007 “Mạn đàm về người
man di hiện đại”, là cuốn sách đầu tiên của Nguyễn Văn Vĩnh tính từ ngày
ơng qua đời tháng 5/1936.
“Với cái nhìn đa chiều và khách quan có kèm dẫn chứng sinh động,
Nguyễn Văn Vĩnh đã phân tích chi tiết thế nào là một cái làng, từ tín ngưỡng
cho đến cơ cấu hành chính với những biện pháp chế tài linh hoạt. Ông nhấn
mạnh đến truyền thống trọng học sĩ và tình yêu sâu nặng của người Việt với
đất đai”.

[3]

Nguyễn Văn Vĩnh đã coi mình như “kẻ man di hiện đại”. “Man

di” vì ơng xuất thân nghèo khổ chỉ là một cậu bé kéo quạt thơng ngơn và
khơng được đào tạo chính thống. “Hiện đại” là bởi ơng đã đào tạo mình cố



gắng nỗ lực trở thành một người hiểu biết nhờ tự học. Đúng như người đời
truyền tụng “thời thế sinh anh hùng”, trong bối cảnh giao thời của lịch sử gắn
liền với thế hệ trí thức mới được giáo dục theo kiểu Pháp - Việt, thì việc
Nguyễn Văn Vĩnh sinh ra và và rèn luyện, trở thành một người tài năng được
coi như một thần đồng của dân tộc vậy.
Đề cập đến nội dung cuốn sách, tác giả Dương Trung Quốc cho rằng:
“Cuốn sách vừa ra mắt chủ yếu bàn về thiết chế “làng của người An Nam”,
cái tế bào sống, cái mô thức xã hội mà người Việt Nam ngàn đời khai thác
như là một phương thức sống nhằm ưu tiên cho việc gìn giữ những giá trị
truyền thống khỏi bị những tác động đồng hóa từ bên ngồi, mà nhìn rộng ra
chính là bảo vệ nền tự chủ văn hóa và chính trị.”.

[4]

Giới văn học đã có nhiều

ý kiến, nhận xét về Nguyễn Văn Vĩnh, một số bài viết trên các trang điện tử
đã từng xét đến các vấn đề ơng đề cập. Trong cuốn sách, ngồi 26 bài bàn về
thiết chế làng xã, ơng Nguyễn Lân Bình cịn đưa thêm 3 bài khác, trong đó
Nguyễn Văn Vĩnh lý giải một hiện tượng rất thú vị. Đó là chuyện “ở những
vùng cấy được lúa mùa, phụ nữ đẹp hơn những vùng chỉ cấy được lúa chiêm.
Đồng chiêm theo cách gọi của người nông dân là đồng trũng. Theo học giả, ở
những vùng cấy được lúa mùa thì vụ mùa là vụ chính. Tới dịp tiết trời lạnh,
hiếm mưa, khan nước người nông dân vùng này không phải chịu cảnh lội
ruộng khổ sở cấy lúa. Vì lẽ ấy, họ ăn và chơi tết thảnh thơi hơn rất nhiều so
với người nông dân vùng đồng chiêm trũng. Cũng từ đây mới nảy sinh thói
quen đã đi vào ca dao, dân ca:
“Tháng giêng là tháng ăn chơi
Tháng hai cờ bạc tháng ba rượu chè”.

Nhưng hẳn nhiên người nông dân vùng đồng chiêm không thể bắt
chước người nông dân vùng cấy lúa mùa: chính sự khó nhọc của khí hậu và


địa lý đó mà phụ nữ ở đồng chiêm thường xấu và cũng ít tài lẻ hơn phụ nữ ở
đồng mùa. Và cũng nhờ cái sự thư thả của đồng áng, mà theo cụ Nguyễn Văn
Vĩnh: phụ nữ ở đồng mùa cũng thích chuyện cầu cúng, hội hè như lên đồng,
đi chùa đi hội hơn.”[5] Báo Phụ Nữ đã giành sự ưu ái cho cuốn sách: “Khi đọc
phong tục và thiết chế của người An Nam, chúng ta sẽ hình dung ra sự hiểu
biết uyên thâm của ông với văn hóa nước nhà. Đây là những bài báo đã in trên
báo L’Annam Noveau (Nước Nam mới) do Nguyễn Văn Vĩnh viết bằng tiếng
pháp; tác giả Phạm Toàn và Dương Tường chuyển ngữ tiếng Việt”. Có thể
nói, tập sách này “đem lại cho chúng ta nhiều thơng tin rất hữu ích. Giúp cho
người đọc có cái nhìn tồn diện hơn về nơng thơn Việt Nam với các sinh hoạt,
văn hóa, kinh tế… đầu thế kỷ XX”. [6]
Dương Trung Quốc đã khẳng định “có thể coi Nguyễn Văn Vĩnh là
một nhà xã hội học tiên phong” khi bàn về tập quán “chơi họ” : Nguyễn Văn
Vĩnh phân tích về tập quán “chơi họ” rất phổ biến ở nông thôn, được coi là “
một di sản có từ thời xa xưa” rất đặc sắc. Nhưng từ sự phân tích rất chi tiết
theo cách tính tốn của sổ sách hiện đại thì, theo ơng “chơi họ” chỉ có khả
năng đáp ứng những nhu cầu rất hạn hẹp của những cá nhân sống chung
đụng…Chính sự giản dị đã ngăn cản không thể phổ cập phương thức này để
dùng vào những nhu cầu thương mại hiện đại. Lĩnh vực mà luật lệ lý tính cần
hơn sự tin cậy cảm tính”.[7]
Khi nhắc đến Nguyễn Văn Vĩnh, người ta thường có hai cách nhìn
khác nhau về con người và sự nghiệp của ơng. Một con người có tầm tư tưởng
lớn, luôn hướng tới sự cách tân dân chủ như Nguyễn Văn Vĩnh đã có những
đóng góp lớn lao trong nhiều lĩnh vực như văn hóa, giáo dục, văn học…
nhưng vẫn chưa được đánh giá sâu sắc và toàn diện. Thậm chí trong nhiều
giai đoạn, lịch sử đã hiểu sai khi cho rằng Nguyễn Văn Vĩnh là “kẻ bồi bút”,

là “tay sai” cho Pháp, hay nặng nề hơn là người đã cắt đứt nền văn hóa Hán


Nơm của dân tộc. Theo nhà văn Vũ Bằng, chính quyền vì “khơng chịu nổi
Nguyễn Văn Vĩnh nên mới nghĩ ra chiêu trị tiêu diệt Nguyễn Văn Vĩnh”. Bởi
ơng đã phản bác chế độ quân chủ lập hiến của triều Nguyễn và đả phá chính
sách cai trị của thực dân Pháp. Ơng quyết liệt thực hiện chủ ý của mình qua
những bài báo. “Niềm say mê của ông là báo chí và trở thành diễn đàn cho
việc tranh luận, trao đổi quan điểm, ý kiến. Với ơng, đó là phương tiện để qua
đó có thể tấn cơng vào mọi vấn đề trong xã hội và chính trị của thời đại mà
ông tồn tại. Người ta thấy nếu ở một trang báo này ông viết bài để bảo vệ luận
thuyết về chế độ trực trị liên quan đến nước Pháp và Đơng Dương, thì ở trang
báo sau, ơng lại viết về những người nơng dân đã chống lại sự bóc lơt của bè
lũ quan lại, hay về những người phu kéo xe đã chống lại sự bạo hành của một
tên thực dân Pháp. Ơng có thể phác họa một bức tranh mê hồn về văn hóa của
nơng thơn Việt Nam, và ngày hôm sau lại viết và đăng lên một tiểu luận với
chất lượng cao ngất về nền văn học Pháp…”. [8; 10] “Khi đánh giá Nguyễn Văn
Vĩnh, những người thuộc phái “định kiến” cố xoay vào mâu thuẫn của
Nguyễn Văn Vĩnh với một số nhà yêu nước thời đó, nhất là với Phan Bội
Châu nhưng họ chỉ trích dẫn một nửa sự thật”. Sau này, lịch sử đã ghi nhận
vai trò quan trọng đặc của Nguyễn Văn Vĩnh trong sự hình thành và phát triển
chữ Quốc ngữ. Cho đến nay, theo thống kê của tác giả Nguyễn Lân Bình, đã
có đến 16 cơ quan thơng tấn và báo chí đưa tin về sự xuất hiện của bộ sách.

[9 ]

Nguyễn Văn Vĩnh đã từng bị lịch sử lên án kịch liệt và cuối cùng đã trả lại sự
tôn vinh xứng đáng cho những đóng góp của ơng. Một số những bài viết,
những ý kiến vừa trình bày trên đây mang tính nhận định khái quát về một số
vấn đề trong cuốn sách “ Lời người man di hiện đại (Phong tục và thiết chế

của nguời An Nam)”. Thật sự vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu nào đi
sâu vào khảo sát những vấn đề về làng được đặt ra trong nghiên cứu của
Nguyễn Văn Vĩnh.


III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Bài nghiên cứu đi sâu khảo sát và nghiên cứu tập 1 cuốn sách “Lời
người man di hiện đại: Phong tục và thiết chế của người An Nam”. Cái nhìn
khách quan của Nguyễn Văn Vĩnh khi mô tả về làng là một nét độc đáo.
Người viết cố gắng khảo sát và tập hợp các quan điểm của ông về phong tục
và thiết chế về làng trên các bài báo tập hợp trên tờ L’ Annam Nouveau.
Bên cạnh đó, lấy một số tác phẩm khác làm thao tác đối sánh như
“Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính, “Việc làng” của Ngơ Tất Tố, “Việt
Nam văn hóa sử cương” của Đào Duy Anh.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong phạm vi đề tài này, người viết sử dụng phương pháp phân tích –
tổng hợp, phương pháp so sánh và phương pháp hệ thống.
Trên cơ sở những ghi chép, mô tả của Nguyễn Văn Vĩnh về phong tục
và thiết chế của người An Nam, người viết đi vào khảo sát, nghiên cứu và giải
quyết các vấn đề đã đặt ra theo quan điểm của mình một cách khách quan,
nghiêm túc. Phương pháp phân tích – tổng hợp được sử dụng nhằm cụ thể
hóa, sau đó khái quát hóa các nội dung của vấn đề đã nêu. Người viết sử dụng
phương pháp so sánh đối chiếu quan điểm, cách tiếp cận về làng của Nguyễn
Văn Vĩnh với một số tác giả khác như Ngơ Tất Tố, Phan Kế Bính, Phạm
Quỳnh. Phương pháp này giúp người viết có cái nhìn tồn diện về mặt tích
cực, hạn chế của cuốn sách với một số tác phẩm khác. Phương pháp hệ thống,
hệ thống các nghiên cứu đặc trưng của Nguyễn Văn Vĩnh, về các phong tục
và thiết chế của người An Nam một cách khá đầy đủ, và mang màu sắc toàn
diện.



V. ĐÓNG GÓP CỦA BÀI NGHIÊN CỨU
Bài nghiên cứu tập trung tìm hiểu tác phẩm, với mong muốn làm nổi
bật những giá trị cơ bản trong nghiên cứu làng cổ truyền Bắc Bộ Việt Nam
giai đoạn 1930 – 1945 của Nguyễn Văn Vĩnh và góp phần khẳng định lại tên
tuổi một học giả tài năng của đất nước.
VI. CẤU TRÚC BÀI NGHIÊN CỨU
Bài nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương I: Giới thiệu vài nét về Nguyễn Văn Vĩnh và vấn đề làng xã trong
giai đoạn 1930 – 1945
Chương II: Những vấn đề cơ bản đặt ra trong nghiên cứu làng của Nguyễn
Văn Vĩnh
Chương III: Những đóng góp, giá trị nổi bật trong nghiên cứu làng của
Nguyễn Văn Vĩnh.


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ NGUYỄN VĂN VĨNH VÀ VẤN ĐỀ LÀNG
XA TRONG GIAI ĐOẠN 1930 – 1945
1.1. Sơ lươc về tiểu sử và con người
Nguyễn Văn vĩnh sinh ngày 15/6/1882 tại làng Phượng Vũ, xã Phượng
Dực, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đơng, nay thuộc huyện Phú Xun – Hà
Nội. Ơng xuất thân trong một gia đình nơng dân nghèo, khơng phải từ gia
đình Nho học hay khoa bảng gì.
Từ một cậu bé 8 tuổi nghèo khổ, làm công việc kéo quạt cho một lớp
học thông ngôn của người Pháp, ơng đã thi đỗ khóa học chính thức năm 12
tuổi và được hiệu trưởng cho phép học lại khóa học thơng ngơn do tuổi cịn
q nhỏ. Năm 15 tuổi, Nguyễn Văn Vĩnh được đưa đi làm thông ngơn tại tịa
sứ Lào Cai (1897). Ơng được điều chuyển từ tòa sứ Hải Phòng về tòa sứ Bắc

Giang khi mới 20 tuổi. Bốn năm sau, ơng chuyển về tịa Đốc lý Hà Nội. Năm
1906, ông được cử đi Hội chợ thuộc địa Marseile – Pháp. Trở lại Việt Nam,
Nguyễn Văn Vĩnh thơi làm cơng chức của tịa Đốc lý Hà Nội. Từ thời điểm
này cho đến khi qua đời, Nguyễn Văn Vĩnh khơng giữ bất kỳ vị trí nào trong
hệ thống cai trị của chính quyền.
Năm 1935, kinh tế đất nước suy thối chính phủ bảo hộ đã khơng thể
chịu đựng được cái gai trong mắt là Nguyễn Văn Vĩnh, chúng quyết định dập
tắt ngịi bút của ơng bằng cách: “xiết nợ…để Nguyễn Văn Vĩnh phải phá
sản!” Ông đã quyết định chọn con đường đi đào vàng để trả nợ và tiếp tục
được tự do sáng tác. “Ngày 1/5/1936 sau một đêm mưa gió,người ta tìm thấy


Nguyễn Văn Vĩnh một thân một mình trên con thuyền độc mộc giữa dịng
sơng Sê Băng Hiêng, tồn thân đã tím đen, nhưng một tay vẫn giữ chặt cái bút
và tay kia là quyển sổ đang viết giở. Thuyền cập vào chân cầu Sê Pôn, họ đã
đưa Nguyễn Văn Vĩnh lên trạm y tế của thị xã Sê Pôn… Nhưng… vơ vọng!
Nhà chức trách báo về gia đình rằng: Nguyễn Văn Vĩnh chết vì sốt rét”.

[10; 20]

Một tuần sau, đám tang Nguyễn Văn Vĩnh được tổ chức tại Hà Nội với những
người đưa tiễn “dài hàng cây số”.
1.1.2. Con người
“Chẳng quan mà quý, chẳng phú mà hào, giữa trời Nam gió tung mây,
gan óc dễ đâu vùi chín suối; có lưỡi như cồng, có bút như thép trong làng
báo mở cờ khua trống, văn chương âu cũng đủ nghìn thu”
(Câu đối viếng của Tuần Báo Đông Tây).
“Người công dân vĩ đại” Nguyễn Văn Vĩnh đã đem hết tài đức của
mình cống hiến cho dân tộc. Ở vào giữa giai đoạn giao thời của đất nước, việc
giữ vững lịng tự tơn dân tộc là một điều khó. Nhưng với Nguyễn Văn Vĩnh,

ơng lại đem chính lịng tự tơn ấy để xây thành nền tảng cho những tư tưởng
cải cách. Ông chỉ mong sao cho đất nước ngày càng phát triển. Nhà văn Vũ
Bằng đã nhận xét: “Khơng phải nói, ai cũng biết ơng Vĩnh là nhà hộc rộng,
vấn đề gì cũng biết. Điểm đó, ơng phải là một điểm đặc biệt, vì chung quanh
ơng cũng có những người như thế. Nhưng khác một điều là những người kia
thì khơng áp dụng được cái biết của mình làm lợi ích cho người khác. Đàng
này, ông Nguyễn Văn Vĩnh học và hành ngay. Nói đến ơng Vĩnh, người ta
nhớ ngay loạt bài đả kích chủ trương quân chủ của Phạm Quỳnh theo sát với
Tây, mà hầu như đều quên rằng chiến dịch làm cho từ Bắc đến Nam sôi nổi,
hăng say, chiến dịch khích động lịng u nước của tồn dân lúc ấy, chiến dịch
làm cho Pháp giật mình, vì khơng ngờ ơng Vĩnh lại được dân chúng tin yêu


đến thế, chính là chiến dịch tẩy chay Hoa kiều bằng một bài báo ký tên “Quan
Thành”. Những lời đe dọa, khi thì sỗ sàng, khi thì mềm dẻo của nhà cầm
quyền Pháp hồi đó kéo dài khơng ngớt trong cuộc đời ông. Vậy mà thà chịu
khổ sở, thiếu thốn hiểm nghèo chớ khơng chịu vị tình người Pháp hay vì tiền
của họ mà thay đổi lập trường, chí hướng…”

[11]

Ấy chính là phẩm chất hơn

người của Nguyễn Văn Vĩnh.
Ơng là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất đã từ chối làm thượng
thư và hơn một lần từ chối huân chương Bắc đẩu bội tinh của chính phủ Pháp
ban tặng. Vào thời người ta ganh đua nhau mua quan bán tước, cái thời được
ngồi mâm trên là sung sướng nhất của đời người “ một miếng giữa làng bằng
một sang xó bếp” ấy, Nguyễn Văn Vĩnh đã chối từ nó. Điều này làm cho tất
cả giới văn sĩ trong nước thêm phần kính nể ơng. Nhân cách của ơng nằm ở

chính chỗ đó. “Nguyễn Văn Vĩnh xứng đáng là một trong số các nhà văn lỗi
lạc của Việt Nam trong thế kỉ XX. Tôi đồng ý với cách đặt vấn đề của Tạp chí
Xưa và Nay (số 1 – Xuân 1996, tr. 13): “… đánh giá một nhân vật lịch sử là
một việc làm khơng đơn giản”. Vì lý do ấy, tơi xin trích một vài ý của Phan
Khơi, là một học giả sắc sảo, từng sống một thời với Nguyễn Văn Vĩnh, đã
viết một bài vào dịp ông Vĩnh qua đời năm 1936, mà tạp chí trên đã đăng lại.
Phan Khôi đã cân nhắc về văn nghiệp và thái độ chính kiến của ơng Vĩnh, rồi
đặt bút ngay ở những dịng đầu: “Tơi phục ơng Vĩnh ở chỗ có chí tự lập,
khơng mộ hư vinh”. Phan Khơi đã kể qua một vài điều mà thời ấy có kẻ yêu,
người gét ơng Vĩnh, nên có người muốn đúc tượng ơng để đời ngưỡng mộ, có
kẻ thì lại có ý ngược hẳn. Riêng tơi rất mong ước sẽ cịn nhiều người tiếp tục
nghiên cứu về nhà học giả này. Phan Khôi đã kết luận: “Trong mắt tôi, ông
Nguyễn Văn Vĩnh là một trang hào kiệt, Mạnh Tử có nói: đến như kẻ sĩ hào
kiệt thì dù khơng có Văn Vương cũng dấy lên. Trong câu nói ấy thấy người


hào kiệt đầy cái khí phách tự lập đúng như cái khí phách của ơng Nguyễn Văn
Vĩnh chúng ta”.[12; 136]
“Chúng ta đã ca ngợi Nguyễn Văn Vĩnh là nhà báo, nhà văn và nhà
thuyết trình các chủ đề giáo dục, nhưng như thế vẫn chưa đủ. Hầu như chúng
ta chẳng nói được gì về phẩm chất người của ơng, về sự ngay thẳng chính trực
của ơng trước những thử thách, về triết lý sống biết cam chịu và cổ vũ mọi
người của ơng, vì trái tim u thương và nồng nàn ấy, mà dù có gặp bất hạnh
thì chỉ càng được thanh lọc chứ chẳng chịu trở thành chua chát”. [13; 207]Một
cuộc đời “lộng lẫy và nhiêu khê” (chữ dùng của nhà văn Vũ Bằng) của
Nguyễn Văn Vĩnh phải chăng được hun đúc từ mảnh đất quê hương Phượng
Dực. Nơi đây đã sản sinh ra những bậc anh tài cho dân tộc như Nguyễn Văn
Tố, Phạm Duy Tốn… một làng quê in đậm truyền thống hiếu học và bồi
dưỡng nhân tài.
1.2. Sự nghiệp

Sự nghiệp của Nguyễn Văn Vĩnh trải dài trên nhiều lĩnh vực. “Ông là
người xướng xuất lên phong trào diễn thuyết, phong trào viết báo Nam báo
Pháp; phong trào phổ thông chữ Quốc ngữ và truyền bá văn minh văn hóa Âu
Tây; phong trào đem cái hay cái đẹp của văn minh văn hóa Nam diễn ra cho
người Âu Tây biết; phong trào mở hội giúp những người thanh niên đi du học;
phong trào Phật giáo, phong trào thể thao,…nhất nhất bao nhiêu những thứ
đó, ơng cũng là thủ xướng hay ít ra cũng là 1 người lính tiên phong hăng hái”.
[14; 41]

“Nước Nam ta sau này hay dở cũng ở như chữ Quốc ngữ”.
Đó là lời khẳng định bất hủ của Nguyễn Văn Vĩnh, mà bây giờ và mai
sau nó vẫn cịn ngun giá trị thực tiễn. Nhắc tới chữ Quốc ngữ, người ta nghĩ
ngay tới Nguyễn Văn Vĩnh. Ơng là người có cơng đầu trong việc truyền bá
chữ Quốc ngữ vào Việt Nam, mà hoạt động đầu tiên đó là những cơng trình


dịch thuật như các tác phẩm của một số đại văn hào Pháp. Nguyễn Văn Vĩnh
là người đầu tiên dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Pháp. Có ý kiến cho rằng;
“Bản dịch Kiều của Nguyễn Văn Vĩnh rất đặc sắc vì ông không chỉ dịch câu
mà còn dịch nghĩa từng chữ và kể rõ các tích cổ gắn với nghĩa đó – một điều
chỉ có những ai am hiểu sâu sắc văn chương Việt Nam (bằng chữ Nôm),
Trung Hoa (bằng chữ Nho) và Pháp mới có thể làm được. Sự cố gắng và sức
làm việc phi thường của cụ Vĩnh đã góp phần rất quan trọng trong việc truyền
bá kiến thức và văn hóa phương Tây trong dân Việt và đẩy xã hội chủ nghĩa đi
đến chỗ dần dần chấp nhận chữ Quốc ngữ”.

[15; 29-30]

Các tác phẩm dịch thuật


của Nguyễn Văn Vĩnh đã giúp cho người dân Việt Nam tiếp xúc với những tư
tưởng mới của phương Tây và hiểu sâu sắc hơn nền văn hóa của dân tộc
mình. Về điểm này, Nguyễn Văn Vĩnh là một trong những người đầu tiên bắc
chiếc cầu nối giữa 2 nền văn hóa Đơng – Tây. Văn học dịch thuật đã đóng một
vai trị quan trọng và lót đường cho q trình hiện đại hóa nền văn học nước
ta giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Nguyễn Văn Vĩnh đã “vơ hình chung đóng
vai trị một nhà văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam” với việc truyền bá chữ
Quốc ngữ.
Nhà văn Nguyễn Ngọc Phan nhận định: “Nguyễn Văn Vĩnh là người
rất có cơng với Quốc văn. Nhưng không phải chỉ nhờ ở những sách dịch…cịn
là vì ơng đã đứng chủ trương một cơ quan văn học (Đơng Dương tạp chí) vào
buổi mà đối với văn chương, mọi người hãy còn bỡ ngỡ”.

[16; 69]

Con người

“lắm công nhiều việc” ấy đã khiến cho nhà văn Vũ Bằng thấy “sợ”: “Thú thật,
cho đến bây giờ, tôi sợ nhiều người nhưng chưa sợ gì như sợ cái tài viết của
ơng… Ơng viết tin, viết xã luận, làm thơ, khảo cứu, phóng sự và dịch tiểu
thuyết thì quả không chê được”.[17] Nguyễn Văn Vĩnh đã làm chủ 7 tờ báo với
bút hiệu nổi tiếng “ Tân Nam Tử” (người Nam mới).Theo thống kê của ơng
Nguyễn Lân Bình, “Nguyễn Văn Vĩnh đã viết tới 2500 bài báo, riêng trong tờ


Nước Nam mới, tờ báo tiếng Pháp và cũng là tờ báo cuối cùng Nguyễn Văn
Vĩnh làm chủ bút, ông đã viết tới 500 bài”. [18] Nếu không yêu nước thì ơng
viết làm gì để đeo vào cổ cái gơng cùm của chế độ và buộc phải bỏ xứ sang
Lào để rồi vĩnh biệt ở nơi rừng thiêng, nước độc?!
Góp phần vun đắp sự nghiệp Nguyễn Văn Vĩnh, ơng cịn thể hiện mình

ở vai trị một nhà diễn thuyết tài ba với giọng nói “sang sảng ầm ầm, rõ ràng
từng chữ”. Ơng ln tìm đọc sách, ra sức học hành và có thể diễn thuyết về
bất kỳ vấn đề gì tại các cuộc họp hội Trí Tri và Đơng Kinh Nghĩa Thục. G.S
Phạm Huy Lê, Chủ tịch hội Sử học Việt Nam đã nhận xét: “Nếu đánh giá về
Nguyễn Văn Vĩnh mà chỉ dừng lại ở việc cụ là thủy tổ của làng báo tiếng
Việt, là người có cơng phát triển chữ Quốc ngữ và là nhà dịch thuật xuất sắc
thì chưa đầy đủ và thỏa đáng. Điều xứng đáng hơn cũng là đóng góp lớn nhất
của cụ, chính là về tư tưởng. Đó là một trong những nhà tư tưởng dân chủ của
Việt Nam mang tính khai sáng. Cụ cũng là người biết dùng văn học và văn
hóa để thấm sâu vào lòng người, truyền bá những tư tưởng tiến bộ vượt thời
đại.[19] “Nguyễn Văn Vĩnh, năm 1907,chủ bút tờ báo tiếng Việt đầu tiên ở Bắc
Kỳ - Đăng cổ Tùng Báo, năm 1909, cùng Phan Kế Bính dịch tồn bộ Tam
Quốc Chí Diễn Nghĩa từ Hán ra Quốc ngữ, năm 1913, dịch tồn bộ Truyện
Kiều từ Nơm ra Quốc ngữ, chủ bút Đơng Dương Tạp Chí, là cơ quan Ngơn
luận quy tụ được tồn bộ các chí sĩ nổi danh và uy tín nhất cùng thời, năm
1917, Chủ bút báo Trung Bắc Tân Văn – tờ báo Nhật báo đầu tiên trong lịch
sử Báo chí Việt Nam, từ 1900 – 1920 dịch hàng loạt các tác phẩm tiến bộ Văn
học Pháp ra Quốc ngữ: của La Fontaine, V.Hugo, A.Dumas, H.de.Balzac,
Moliere…năm 1920, là người Việt Nam đầu tiên dựng sân khấu kịch nói tại
Nhà hát lớn để trình diễn các vở hài kịch của Moliere như: Trưởng giả học
làm sang, Người biển lận,…năm 1924,cùng với những người Pháp dựng bộ
phim truyện đầu tiên trong điện ảnh Việt Nam (phim câm) được quay tại cảnh


quan Chùa Láng – Hà Nội, những năm 30 hoàn thành trọn bộ việc dịch Kim
Vân Kiều ra tiếng Pháp”.[20]
Với 30 năm lao động và cống hiến, với vai trò là một dịch giả, một
nhà báo, một nhà hoạt động xã hội Nguyễn Văn Vĩnh đã khẳng định vị thế
của ông trong nền Quốc văn hiện đại Việt Nam. “Nguyễn Văn Vĩnh có thể coi
là một ơng tổ của văn học thế hệ 1913”. [21; 179, 187] Kiến trúc sư Tơ Văn Y (Bảo

Lộc – Lâm Đồng) đã viết dịng câu đối kính tặng Nguyễn Văn Vĩnh:
“Cơng rạng rỡ nếp gia phong con cháu mấy châu ngàn đời vẫn nhớ
Ơn mở mang nền Quốc ngữ người dân nước Nam muôn thuở không quên”.
1.2.

Giai đoạn 1930 – 1945 với vấn đề làng
Khái quát lịch sử nghiên cứu làng Việt, đặc biệt là về làng Việt ở vùng

Bắc Bộ có thể tính từ đầu thế kỷ XX. Những nghiên cứu sớm nhất được thực
hiện bởi các học giả người Pháp, nhằm mục đích cho sự cai trị của chính
quyền thực dân như “ Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ” của P. Gourou (Pari,
1936). Các học giả Việt Nam cũng có những cố gắng trong nghiên cứu về
làng Việt. Trong giai đoạn 1930 – 1945, một số cơng trình có thể điểm qua
như: “Vấn đề dân cày” của Qua Ninh và Vân Đình (1937), “Sở hữu cơng ở
Bắc Kỳ: Góp phần nghiên cứu lịch sử pháp luật và kinh tế công điền công thổ
của nước An Nam” của Vũ Văn Hiền (Pari, 1939), “Phong tục và thiết chế của
người An Nam” của Phan Kế Bính (1945). Từ đó, ta nhận thấy đã có xu
hướng chuyển dịch những quan tâm của tầng lớp trí thức tân học đối với làng
xã,trong đó có Phạm Quỳnh hay Nguyễn Văn Vĩnh. Mỗi tác giả khi nghiên
cứu về làng với một khía cạnh khác nhau.
Làng trong những nghiên cứu của Nguyễn Văn Vĩnh
Năm 1921, Nguyễn Văn Vĩnh nhận làm “ Chánh Hương hội” của làng
ở quê hương ơng, làng Phượng Dực, tỉnh Hà Đơng. Ơng nói: “Bởi lẽ trong
suốt 9 năm tôi điều hành Hội đồng làng xã, tơi đã có cơ hội tiếp thu những


kinh nghiệm làng xã của người An Nam”.

[22; 73]


Ở vị trí này ơng đã có cơ hội

quan sát và miêu tả chân thực về làng. Các bài viết về làng của Nguyễn Văn
Vĩnh in trên tờ báo An Nam mới đã được tác giả Nguyễn Lân Bình tập hợp
trong bộ sách “ Lời người Man di hiện đại” với các vấn đề như: “Phong tục và
thiết chế của người An Nam”, “Tập quán phong tục và tôn giáo của người An
Nam”, Nguyễn Văn Vĩnh phân tích, phê phán những mặt hạn chế và sự lạc
hậu của một số tập quán cổ hủ trong dân gian, các kiến nghị cho việc cải cách
đối với một số phong tục tập quán và lối sống của người An Nam; “Cuộc sống
nông thôn và hoạt động sản xuất thâm canh với hình thức cơng cộng địa
phương”, viết về một số chính sách cải cách nơng thơn của chính quyền, các
loại hình chun canh với từng đối tượng cây trồng, vật nuôi và sản xuất đại
trà đối với một số loại hàng hóa đặc thù ở các vùng miền trong cả nước. “Có
tới hằng trăm nghiên cứu do ông tiến hành về các thiết chế và các tập quán,
phong tục của người dân nước Nam. Chúng ta khơng đề cao số lượng những
cơng trình nghiên cứu mà chúng ta cần nhìn thấy các mối liên hệ hữu cơ giữa
các dữ liệu tản mát, nhưng đã được kết nối lại, để dựng lên thành một tòa lâu
đài, vinh danh các thành bang của đất nước An Nam này”. [23; 194] Viết về làng
với ông là một niềm đam mê trong suốt thời gian từ 25 tuổi “kéo dài gần như
không ngừng nghỉ cho tới khi ông vĩnh biệt. Chính những hoạt động này đã
giúp ơng trở nên sung mãn suốt cả toàn bộ cuộc đời của mình”.

[24; 193]

Ơng đã

tìm thấy chính mình trong các bài viết về làng xã. Trong tác phẩm “lời người
Man Di hiện đại (Phong tục và thiết chế của người An Nam)”, các bài viết
khơng theo thứ tự những số báo có bài viết trên tờ báo do chính ơng sáng lập
L”Annam Novaeu (Nước Nam mới), với mục đích để độc giả sẽ dễ hình

dung theo khái niệm thơng thường: làng xã, dân cư, tập quán và một số điều
kiện liên quan đến sinh hoạt của người nông dân.


CHƯƠNG 2:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN ĐẶT RA TRONG NGHIÊN CỨU LÀNG
CỦA NGUYỄN VĂN VĨNH

2.1. Những vấn đề về phong tục
Phong tục là thói quen đã có từ lâu đời, ăn sâu vào đời sống xã hội,
được mọi người công nhận và làm theo. Mỗi vùng miền, mỗi dân tộc thường
có những phong tục, những đặc trưng khác nhau, người ta gọi đó là bản sắc
dân tộc. Những phong tục tốt đẹp, người ta gọi là “thuần phong mỹ tục”,
những phong tục xấu, lạc hậu người ta gọi là “đồi phong bại tục”. Phong tục
Nguyễn Văn Vĩnh đề cập tới được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nó
trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững. Phong tục là một bộ phận
của văn hóa và có thể chia thành nhiều loại.
2.1.1. Những phong tục thường ngày của làng
2.1.1.1. Tục tang ma và truyền nghề
Nguyễn Văn Vĩnh khẳng định: “Những phong tục tập quán mang tính
chất đạo lý và gia đình thường gây tị mị cho các nhà nghiên cứu”. Phan Kế
Bính đã ưu ái dành 8 chương với 87 trang trong “Việt Nam phong tục” để bàn
những phong tục trong gia tộc như cha mẹ với con cái, đạo làm con hay tang
ma, cải táng… Ở đây, Nguyễn Văn Vĩnh bàn về đám tang trên góc độ khi con
cái chết trước cha mẹ. Đó được coi như một điều bất hạnh đối với gia đình
người đó. Thói thường cha mẹ chết trước con cái, người ta sẽ làm lễ tiễn đưa
họ như một sự kiện thông thường. Những bậc cha mẹ thường muốn được
phụng dưỡng chăm sóc và khi chết đi được chơn cất bởi con mình. Bởi thế,
khi người con chết đi, họ chưa hoàn thành trách nhiệm và bổn phận với bậc
sinh thành. Đám tang của người con trai phải được tổ chức trong im lặng và



giữ ở mức tối thiểu các nghi lễ tang ma. Nguyễn Văn Vĩnh đã kể lại một tục lễ
mà bây giờ ta ít thấy. Ở một số nơi, khi người con chết trước cha mẹ, lúc đặt
tử thi vào quan tài, họ sử dụng một loại nghi thức được coi như “sự trừng
phạt”. Họ cho những thi thể này ăn vận đồ tang và làm như người đó đã làm
tang lễ tiễn đưa các bậc phụ mẫu ra đi. Họ coi như người chết trẻ đó đã hồn
thành nghĩa vụ của một người con. Theo quan niệm Nho giáo, việc khơng có
con trai là một điều khó chấp nhận. Khi mất đi người con ấy, họ đau lịng và
có phần trách móc là dễ hiểu. Đành rằng, tục chịu tang mang một dấu ấn riêng
của từng làng, nhưng nhiều nơi nhiều tục cịn rườm rà. Phan Kế Bính đã phê
phán phong tục tang ma ở nhiều nơi và thẳng thắn bày tỏ quan điểm: “ Nên
nghĩ cách nào cho tiện mà giảm bớt phiền văn, bỏ bớt sự ăn uống, thì người
giàu đỡ tốn của, người nghèo khỏi vay cơng lĩnh nợ, khơng đến nỗi mất cơ
nghiệp vì làm ma”. [25; 45] Nguyễn Văn Vĩnh không ủng hộ, không lên án. Ơng
mơ tả lại những câu chuyện, tục lệ đó một cách khách quan.
Những tục lệ mang tính chất của ngành nghề cũng được Nguyễn
Văn Vĩnh nhắc tới. Ông lý giải tập tục đó được thiết lập riêng nhằm mục đích
bảo vệ, giữ gìn các cơng thức, bí kíp gia truyền cho việc sản xuất trong làng,
tránh sự nhịm nhó của những người ở ngồi làng. Tính cố kết cộng đồng gắn
liền với tình làng nghĩa xóm, tinh thần đồn kết qua các quan hệ và thế hệ
trong gia đình, trong làng. Bởi ‘thuyền theo lái, gái theo chồng”. Người con
gái khi lấy chồng ngồi làng sẽ đem những cơng thức sản xuất trong gia tộc
cho nhà chồng biết. Những bí kíp sẽ chỉ được truyền lại cho nam giới và phụ
nữ đã kết hôn, không bao giờ truyền lại cho thiếu nữ chưa kết hơn. Đó là
những cách thơng thường khi thế hệ trước truyền nghề lại cho thế hệ sau. Bởi
thế, đơi khi nhờ vào tính cách đặc trưng của một làng, người ta có thể nhận
biết được làng. Chúng ta đã từng nghe những câu tục ngữ như: “Trai Cầu
Vồng Yên Thế, gái Nội Duệ Cầu Linh”, “ Văn chương Xuân Mỹ, lý sự Thủy



Khê”,… Hay như ở nước ta tồn tại rất nhiều làng nghề truyền thống: làng
chiếu cói Nga Sơn (Thanh Hóa), làng lụa Hà Đông (Hà Nội), làng nấu rượu
Kim Sơn (Ninh Bình), làng gốm Gia Thủy (Ninh Bình) hay làng nem Thủ
Đức (Thành phố Hồ Chí Minh)… Đó cũng như một cách để bảo tồn những
làng nghề truyền thống với thời gian và làm đặc sắc hơn nền văn hóa của từng
làng.
2.1.1.2. Việc tế tự
Ngơ Tất Tố nói về việc tế tự trong “Việc làng”. Đó là câu chuyện của
một gia đình lo phần “hạt gạo xơi mới” để tỏ lịng thành kính với quỷ thần:
“Việc thờ ấy khơng phải chuyện chơi… Xôi mới là một lễ long trọng trong
làng, hễ chưa làm lễ ấy, các nhà không ai được ăn, được cúng, hay bán thứ gì
bằng gạo nếp. Người nào phạm vào điều đó sẽ bị phạt vạ tức thì”.

[22; 59]

Việc

này đối với những người nơng dân trong làng gần như là một việc quá sức khi
phải chuẩn bị đồ để sửa “xơi mới”, có khi đó là cả gia tài của họ. Ngô Tất Tố
đi sâu đánh giá những vấn đề đằng sau cánh cửa của nghi lễ trang trọng kia.
Cịn với Nguyễn Văn Vĩnh, ơng trên chỉ trên phương diện là người xem và
mô tả lại các diễn biến của buổi lễ tế.
Lễ Nam giao là nghi thức bắt buộc nhằm ca ngợi tình u, lịng
ngưỡng mộ với những cái cao đẹp và vĩ đại trong cuộc sống. Lễ Nam giao là
nghi lễ quan trọng bậc nhất dưới chế độ quân chủ, vì chỉ nhà vua mới có
quyền làm lễ tế Giao; tức là lễ Trời Đất, nhằm khẳng định uy quyền của triều
đình và cầu mong cho mưa thuận gió hịa. Bởi thế, trong buổi lễ sẽ xuất hiện
một ơng Vua mặc chiếc long bào. Đó là một vị quan chức trong làng, hóa
trang trong bộ “áo thụng đại diện cho vua làm lễ. Nguyễn Văn Vĩnh miêu tả

chi tiết mang đồ tế: “Đồ cúng tế được đặt trên một cái mâm và người ta phải
nâng mâm lên ngang tráng, nửa con mắt của người nâng mân phải cố định vào


miếng gương nhỏ được gắn vào cái vương miện bằng gỗ sơn son thiếp vàng”.
Bởi họ quan niệm đó là hình ảnh của con người dâng hiến tâm hồn trong sạch
với thần linh. Theo Nguyễn Văn Vĩnh “nó vượt lên trên hết thảy những gì tầm
thường và dung tục”. Một khi nghi thức quan trọng được tiến hành trang trọng
và ấn tượng, đến độ người phương Tây coi người An Nam là “man di”, cũng
phải ngạc nhiên. Nguyễn Văn Vĩnh đã so sánh sự trang nghiêm ấy với buổi tế
của vị chủ tế Alexandre Đại đế do bất cẩn, đã làm đổ chiếc lư hương, nhưng
ông thà để những đốt ngón tay bị nướng chín chứ khơng chịu “bng lơi” nó.
Alexander đã cố giữ chiếc lư hương đó để khơng làm ảnh hưởng tới khơng
khí trang nghiêm của buổi lễ, bởi mỗi vật thể trong buổi cúng tế đều được coi
là linh thiêng. Tế là hình thức thờ phụng mặt đất, dâng đồ cúng tế với trầu têm
và rượu gạo. Tế diễn ra hai lần trong năm, do các vị Nho sĩ trong làng và các
quan chức thực hiện nhằm tơn vinh Thành hồng làng.
Tế được sinh ra cùng thời với “Văn chỉ” trong làng. “Cùng với sự
phát triển và hưng thịnh của Nho giáo, Nho học một hệ thống các Văn miếu,
Văn từ được thiết lập từ trung ương đến địa phương. Vào thời cuối Lê đầu
Nguyễn, khắp các tỉnh trấn đều có Văn Miếu, khắp các huyện, tổng, xã, làng
đều có Văn từ, Văn chỉ”. [26] Văn chỉ là ngôi đền thờ cúng các vị Nho sĩ quá cố
trong làng. Phan Kế Bính trong “Việt Nam phong tục” có chép: “ Mỗi làng có
một văn từ hoặc văn chỉ. Đàn lộ thiên gọi là văn chỉ, có lợp mái gọi là văn từ.
Văn từ văn chỉ để thờ riêng các bậc khoa hoạn trong làng. Có làng hiếm văn
học, chưa có người hiển đạt, thì thờ đức Khổng Tử gọi là Tiên thánh sư, để
làm chủ trương cho việc văn học trong làng”.

[27; 41]


Nguyễn Văn Vĩnh đồng

quan điểm với Phan Kế Bính khi cho rằng một số người đã sai lầm khi gọi
Văn chỉ là nơi thờ đức Khổng Tử ở các làng xã. Tại Văn chỉ, ngôi đền thường
thấy ở các làng xã, lễ hiến sinh được thực hiện hai lần một năm và chỉ nhằm
mục đính vinh danh các vị Nho sĩ xưa trong làng. “Mỗi năm tháng 2, tháng 8


hai kỳ gọi là xn thu vịnh đình, có nơi cả làng tế, có nơi chỉ người có chân
trong hội tư văn mới được dự tế” [28; 142] Nguyễn Văn Vĩnh nói văn chỉ khơng
phải đền thờ Khổng Tử, bởi chỉ có vua và quan chức hàng tỉnh mới được làm
lễ hiến sinh tôn thờ Khổng Tử trong những nghi lễ quốc gia. Do đó, nghi lễ
này chỉ dành cho đại diện cấp cao của nhà nước. Trong cuốn “Nếp cũ – Tín
ngưỡng Việt Nam”, tác giả Toan Ánh có mô tả về cấu trúc văn chỉ: “Lớp
trong cùng (của văn từ, văn chỉ) thờ đức Khổng Tử được tôn làm Thiên Thánh
Sư…lớp này gồm một ban xây thay cho hương án, 2 bên có những câu đối và
ở trên, nếu là Văn chỉ thì viết ngay vào tường”.[29;58] Nói thờ Khổng Tử là theo
ý Phan Kế Bính, làng nào khơng có người hiển đạt, thì thờ Khổng Tử để làm
chủ chương cho việc văn học trong làng. Tại nhiều vùng quê, trong bối cảnh
chiến tranh loạn lạc, khi văn chỉ bị phá hủy, các cụ cao niên trong làng đã
mang bia văn chỉ về thờ tại các đình làng, miếu để tiếp tục duy trì thờ tự. Từ
xưa, các văn chỉ là nơi tôn vinh Nho học, diễn ra các hoạt động tế tự ban bố
các chính sách khuyến học, nhiều văn từ lớn cịn có chức năng làm trường
học, nơi khảo hạch sĩ tử và đón rước Tiến sĩ vinh quy bái tổ. Vì vậy, Nguyễn
Văn Vĩnh nói rằng “ trong những ngơi làng khơng có tầng lớp Nho sĩ sinh
sống thì khơng có văn chỉ”.
2.1.1.3. Vấn đề “nợ miệng”
Việc đãi ăn trong làng mỗi khi có dịp nào đó đã trở thành vấn đề “nợ
miệng”. Nguyễn Văn Vĩnh đặc biệt nhấn mạnh “chức năng của các vị hào lý
là đánh chén mọi lúc mọi nơi và chăm lo để những người tới lượt phải đãi

ăn”. Đó được xem như bổn phận tất nhiên bắt buộc phải thực hiện một cách
chu đáo. “Không một chức sự nào được làng cơng nhận nếu khơng có khao
vọng linh đình. Ở làng Đình Bảng (xã Phù Lưu, phường Từ Sơn, Bắc Ninh)
cai đám là một người quan trọng, phải làm lễ khao tốn từ 8 đến 9 trăm đồng
bạc (tương đương 8 – 9 nghìn phật làng). Những hội hè của nhóm hay của hội


nhiều vơ kể vì khơng có nhóm nào hay hội nào mà lại khơng có những lễ hội
riêng, kèm theo cỗ bàn ăn uống: hội của giáp, của thôn, của tư văn... Những
người già đến 60 tuổi phải làm cỗ mời những người già khác; các bà già cũng
có những cỗ bàn riêng”.[30; 255]
Trong tập phóng sự “Việc làng” của Ngô Tất Tố, chuyện ăn uống
này cũng được khai thác ở nhiều góc độ. Đó là lời chăng chối của cụ Thượng
khi xót xa cho bản thân và thằng con trai mình: “Ấy là bởi gánh việc làng. Cái
làng Lão Việt nhà tơi có thể đại diện cho cả hương thơn già cỗi của nước Việt
Nam. Vì nó là chỗ chứa hủ tục. Bất kì hủ tục nào, làng tơi đều có đủ cả. Vì thế
mà tơi suốt đời cịm cọm, chỉ để đóng góp là vừa. Bây giờ tơi sắp nằm xuống,
lại sắp để lại cho thằng con tôi một cái gánh nặng. Những sự linh đình ơng
thấy ở ngồi sân kia, sẽ là món nợ mà một đời nó chưa chắc trả hết”. [31; 13 – 14]
Mỗi khi có việc gì đó của làng, lại xuất hiện việc tụ tập ăn uống. Một ơng vì
mua được chức quan nơi “góc chiếu sân đình” đã phải bán trâu, bán ruộng,
vay nợ khắp chốn để khao làng. Những hủ tục đẩy người dân vào cảnh điêu
đứng khốn cùng, thậm chí có người khuynh gia bại sản cũng chỉ vì miếng ăn
cho làng. Đơn giản chỉ một cuộc họp bàn về thể chế thường niên, làng cũng
mổ một con lợn hoặc vài ba con chó, chi phí được cộng ln vào tổng số thuế
kia. Khi một nhà bị mất cắp cũng phải mở tiệc đãi làng để vừa ăn vừa bàn tính
sự việc. Chi phí thường là tương đương có khi còn cao hơn giá trị kinh tế của
vật bị mất cắp. Đó là lý do tại sao trước một vụ trộm người ta thường tìm cách
giấu đi. Một sự mâu thuẫn cá nhân cũng được các vị hào lý hội họp ăn uống
để phân xử. “Mọi cơ hội đều được tận dụng để...ăn uống”. Nếu muốn giải

quyết ổn thỏa bất kì cơng việc gì, đầu tiên là phải đãi ăn. Nguyễn Văn Vĩnh đã
mô tả lại một câu chuyện thú vị: “Muốn nhìn thấy một người hạnh phúc, hãy
nhìn một anh chàng nhà quê nốc rượu trong cái ấm sành và dùng hàm răng
chắc khỏe, cắn rôm rốp cái giẻ sườn của con chó vàng. Cảm giác thăng hoa


đến độ anh ta vươn vai, giãn xương kêu răng rắc, dường như là để chứng tỏ
cái công dụng của chất kích thích tuyệt hảo kia, ảnh hưởng thế nào với các bộ
phận trong cơ thể”. Nó cho thấy sự thích thú và hào hứng thế nào của việc
được đãi ăn.
Đằng sau bữa tiệc linh đình ấy là cả một “món nợ chung thân” mà
người khổ chủ có khi phải nai lưng trả nợ suốt đời. Hẳn bạn đọc còn nhớ anh
chàng phu xe trong “Việc làng” của Ngô Tất Tố: “ lệ làng ta là vậy…một
người nằm xuống dù giàu nghèo đều phải giết một con lợn đãi “phe” một bữa
dấm nghém…Đời con không biết lúc nào trả xong nợ ấy. Bây giờ đã vậy,
không biết rồi khi về già khơng kéo nổi cái xe kia nữa thì làm thế nào?”. [32; 127]
Tiệc ăn uống cũng được mở khi đón tiếp vị quan chức xuống thơng báo chỉ
dụ. Bàn cơng việc thì ít mà chè chén với họ là trên hết. Một vụ việc có thể kéo
dài hằng năm, cốt chỉ để được đãi ăn. Để giành được một vị trí cao trong làng,
người đó trước hết phải khao làng. Ca dao ta có câu: “Bụng lép vì đình, bụng
phình vì chùa. “Nếu anh chưa đến ăn tại nhà người khác, thì cha hoặc ơng nội
a đã ăn ở nhà người ta hồi nào rồi, và anh có nghĩa vụ trả cái bữa mà họ đã ăn
hồi nào đó”. Món “nợ miệng”ấy đã có từ rất lâu, giai đoạn 1930 – 1945 nước
ta đương cịn rất nhiều. Người nơng dân dù không muốn, nhưng vẫn phải è cổ
chấp thuận: “Thiếu nợ vua chứ không ai thua lệ làng”. Ta thấy được bộ mặt
của những kẻ tạo ra và duy trì phong tục ấy, dựa vào nó để kiếm lời, củng cố
quyền lực trên mồ hơi thậm chí cả xương máu của dân đen. Những người
nông dân đã chán ngấy tranh cãi về việc bãi bỏ tục này. Họ lên kế hoạch cấm
các buổi tiệc cá nhân lớn và ăn uống tại đám ma, nhưng không thực hiện
được. Cuộc trao đổi, đánh chén này diễn ra như một thông lễ bắt buộc mà nếu

khơng có nó, sẽ bị coi như làng chết.


2.1.1.4. Cách sống ở nông thôn
Nguyễn Văn Vĩnh đã vẽ ra phần nào cuộc sống thường ngày của người
dân trong làng. Cái gọi là “quyền con người” đã không được người dân hài
lịng. Ơng so sánh một số nét văn hóa và tập tục của cư dân An Nam với
người phương Tây. Họ bỡ ngỡ trước cảnh người chồng khoác tay vợ và có cử
chỉ âu yếm khi trên đường. Họ coi người tập thể dục là những “sinh vật lạ” và
cười phá lên khi thấy một người trầm ngâm sáng tác văn thơ. Ngược lại,
người phương Tây coi họ là mọi rợ và trơ chẽn khi tự ý vào nhà người khác.
Có người do ngấm lối sống phương Tây đã khơng thể sống được trên chính
q hương mình.
Người dân bản địa có những phong tục riêng mà dù muốn hay không,
người ta cũng phải chấp nhận. Không ai được phàn nàn khi họ khóc than, tổ
chức các nghi lễ ồn ào trong đám tang. Ngay cả tiếng nhạc réo rắt của cây sáo
buộc trên cánh diều hè cũng không ai được than phiền. Mọi người sẽ phải
nhường nhịn nhau nếu muốn cùng chung sống trên một làng.Theo Nguyễn
Văn Vĩnh, giữa người dân Châu Âu và Châu Á có sự đối lập về đạo lý và cách
sống. Người phụ nữ khi nhìn thấy người phu nghèo tắm ao thì ngoảnh mặt đi,
nhưng nhìn thấy người thợ đấu trần truồng lao động thì trong đầu khơng hề
gợi ý nghĩ phàm tục. Chính “sự trần trụi của nghèo đói trên đất nước chúng ta
khơng làm mất đi sự kín đáo, e lệ” của chính những người dân quê mộc mạc.
2.1.2. Tín ngưỡng – tôn giáo trong làng xã cổ truyền Việt Nam
2.1.2.1. Lễ hội
Lễ hội là phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người
nông dân trong làng. “Lễ hội là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính
cộng đồng. “Lễ” là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tơn
kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con



người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. “Hội” là
sinh hoạt văn hóa, tơn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu
cuộc sống”[33] Nói như Trần Quốc Vượng trong “Cơ sở văn hóa Việt Nam”: “
Cư dân Việt và cư dân các dân tộc ít người ở Việt Nam là những cư dân nơng
nghiệp sống bằng nghề trồng lúa nước. Vịng quay của thiên nhiên và mùa vụ
tạo ra trong họ những nhu cầu tâm linh. Khoảng thời gian nghỉ ngơi này là dịp
để người dân vừa cảm ơn thần linh đã phù hộ cho họ mùa màng đã qua, vừa
cầu xin thần linh cho mùa màng sắp tới. Dần dà, biến thiên thời gian đã lắng
đọng nhiều phù sa văn hóa trong lễ hội. Sinh hoạt văn hóa ấy của cư dân gọi
là lễ hội”.[34; 97]
Theo Nguyễn Văn Vĩnh, lễ hội của người dân thường gắn liền với sinh
hoạt tôn giáo, tín ngưỡng. Những người theo Phật giáo tổ chức lễ hội vào dịp
đầu hè hằng năm để cầu xin thần thánh một năm yên bình, tránh xa mọi bệnh
tật. Khi khoa học chưa có biện pháp để giải quyết vào những đợt hạn hán lớn
hay côn trùng phá hoại, thì tìm đến và tổ chức những buổi lễ hội sẽ là hy vọng
duy nhất của người nông dân. “Người nông dân được tái tạo trong nhiều lễ
hội, lễ hội cơng cộng, bán cơng cộng hay lễ hội của nhóm, lễ hội tư… những
trị chơi đa dạng nói lên những giai đoạn trong cuộc đời của thần, khiến người
dân quê vui thú: trò đấu vật, đá cầu, kéo co, hát ghẹo nam nữ, đua thuyền, trị
diễn nghề nơng, thi nấu cơm, chơi cò người, đám rước chữ, hát chèo, chọi
gà…”[35; 254 - 255] Gía trị của lễ hội chính là giá trị cộng cảm và cộng mệnh.
Ngày lễ hội là thời gian cư dân tụ họp để tưởng nhớ vị thánh của làng. Đó là
“một sinh hoạt tập thể long trọng, thường đem lại niềm phấn chấn cho tất cả
mọi người, cho mỗi một con người. Những quy cách và những nghi thức của
lễ hội mà mọi người phải tuân theo, tạo nên niềm cộng cảm của toàn thể cộng
đồng, làm cho mỗi người gắn bó chặt chẽ hơn với cộng đồng và do đó thấy
mình vươn lên ở tầm vóc cao hơn, với một sức mạnh lớn hơn.”[36; 180 - 181]



Nguyễn Văn Vĩnh đã đưa ra những lý do nhiều người vội kết luận về
tôn giáo của một làng khi họ chỉ nhìn thấy một cơ sở vật chất chung của làng.
Họ cho rằng dân tộc An Nam theo đạo Phật khi nhìn thấy ngơi chùa. Những
người khác nhìn thấy quán Văn chỉ thì nghiêng về đạo Khổng, hay thờ tổ tiên.
Cũng có ý kiến khẳng định mỗi làng đều có vị thánh riêng bảo hộ cho làng.
Thực tế, làng nào cũng có một cái đình là nơi sinh hoạt văn hóa chung, hoặc
là nơi để hội họp, giải quyết các vấn đề trong làng. “Bàn về tôn giáo của
người Việt Nam người ta thường cho rằng có 3 tơn giáo: Khổng giáo, Phật
giáo và Lão giáo. Song thật ra thì tơn giáo của ta phức tạp hơn thế nhiều. Ba
tôn giáo ấy do ở Trung Quốc truyền sang, không những ảnh hưởng nhau mật
thiết, mà lại còn dung hòa với các tín ngưỡng và tế tự lộn xộn, trong ấy không
thể nào phân biệt được phần nào thuộc về loại nào. Theo đại khái thì trước khi
có cơ đốc giáo du nhập, người nước ta đồng thời sung bái cả Trời, Phật, các
thần linh ở trong vũ trụ, các quỷ thần hay là linh hồn người chết.”[37; 221]
2.1.2.2. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng
Thờ Thành hoàng làng là một nét đặc sắc trong tín ngưỡng của người An
Nam. “Thành hồng xuất phát từ chữ Hán: Thành là cái thành, hoàng là cái
hào bao quanh cái thành; và khi ghép chung lại thành một từ dùng để chỉ vị
thần coi giữ, bảo trợ cho cái thành.”[38] Người Việt có truyền thống “uống
nước nhớ nguồn”, do vậy hầu hết ở mỗi làng q đều lập đình hoặc đền, miếu
thờ vị Thành hồng của làng mình. Thành hồng là người có cơng với dân,
với nước lập làng hay sáng lập ra một nghề (ơng tổ của nghề). Mà theo
Nguyễn Văn Vĩnh, “Thành hồng của một ngôi làng là nhân vật của lịch sử,
hoặc theo huyền thoại, hạt nhân đầu tiên có cơng sáng tạo ra ngôi làng theo
một cách ngẫu nhiên, mà cũng có thể mơ hồ, dựa theo ý tưởng của một vị đức
cao vọng trọng nào đó…” Nguồn gốc xuất thân của Thành hồng làng như
trong Việt Nam phong tục có chép: “Xét về cái tục thờ Thành hoàng này từ



×