Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghĩa vụ cung cấp thông tin của các bên trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 92 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
_ _ _ _ _ _***_ _ _ _ _ _

PHẠM THỊ BẢO NGÂN

NGHĨA VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA CÁC BÊN TRONG
HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
_ _ _ _ _ _***_ _ _ _ _ _

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

NGHĨA VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA CÁC BÊN TRONG
HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ

Sinh viên thực hiện
Khóa
Mã số sinh viên
Giảng viên hướng dẫn

:
:
:


:

Phạm Thị Bảo Ngân
41
1653801011188
ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi, Phạm Thị Bảo Ngân, sinh viên Khoa Luật Thương mại, xin cam đoan
Khóa luận này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi dưới sự hướng dẫn của Thạc
sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền. Các kết quả nêu trong Khóa luận chưa được cơng bố ở bất
kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và dẫn chứng trong Khóa luận được lấy từ
các cơng trình nghiên cứu của các học giả, bài báo khoa học nên đảm bảo tính trung
thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo.
Tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.

Người cam đoan

Phạm Thị Bảo Ngân


MỤC LỤC

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1

CHƯƠNG 1 - QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ CUNG CẤP THÔNG
TIN CỦA CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ .............. 7
1.1. Khái quát về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ .................................................. 7
1.1.1. Khái quát về bảo hiểm nhân thọ ............................................................... 7
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ ...................... 8
1.1.3. Các yếu tố tác động đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm
nhân thọ ............................................................................................................. 11
1.2. Nghĩa vụ cung cấp thông tin của các bên trong hợp đồng bảo hiểm nhân
thọ theo quy định của pháp luật kinh doanh bảo hiểm.................................... 14
1.2.1. Nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm ............................ 15
1.2.1.1. Trong giai đoạn giao kết hợp đồng .................................................... 15
1.2.1.2. Trong quá trình thực hiện hợp đồng .................................................. 18
1.2.1.3. Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra .............................................................. 21
1.2.2. Nghĩa vụ cung cấp thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm.................... 24
1.2.3. Hậu quả pháp lý khi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin .................. 25
1.2.3.1. Đối với bên mua bảo hiểm ................................................................. 25
1.2.3.2. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm ......................................................... 29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 32
CHƯƠNG 2 - NHỮNG BẤT CẬP CỦA PHÁP LUẬT KINH DOANH BẢO
HIỂM VỀ NGHĨA VỤ CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA CÁC BÊN TRONG
HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ........ 33
2.1. Về phạm vi nghĩa vụ cung cấp thông tin .................................................... 33
2.1.1. Đối với bên mua bảo hiểm ...................................................................... 33
2.1.2. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm .............................................................. 38
2.2. Về hậu quả pháp lý khi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin ................. 41
2.2.1. Đối với bên mua bảo hiểm ...................................................................... 42


2.2.2. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm .............................................................. 48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 51

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

BHNT

Bảo hiểm nhân thọ

BLDS

Bộ luật dân sự

BMBH

Bên mua bảo hiểm

DNBH

Doanh nghiệp bảo hiểm

HĐBHNT

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ


NĐBH

Người được bảo hiểm

Nxb.

Nhà xuất bản

sđd

Sách đã dẫn

tlđd

Tài liệu đã dẫn

tr.

Trang


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm nhân thọ (“BHNT”) vừa là một hình thức chuyển giao rủi ro, vừa là
một hình thức đầu tư tài chính. Nền kinh tế càng phát triển, thu nhập của người dân
tăng lên chính là điều kiện tiên quyết để BHNT phát triển. Khơng thể phủ nhận vai
trị của BHNT trong việc ổn định an sinh xã hội thông qua các chương trình tiết kiệm
về tài chính nhằm khắc phục hậu quả khi gặp phải các rủi ro trong cuộc sống như
bệnh hiểm nghèo, tai nạn, thương vong, … Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, tính
đến hết tháng 4 năm 2020, thị trường đang có hơn 10 triệu hợp đồng bảo hiểm nhân

thọ còn hiệu lực, tương đương với gần 10% dân số Việt Nam có hợp đồng bảo hiểm.1
Ngồi ra, năm 2019, nguồn vốn các doanh nghiệp bảo hiểm (“DNBH”) trên thị trường
Việt Nam đầu tư vào nền kinh tế ước tính đạt 376.555 tỷ đồng, tăng 16,13% so với
năm 2018.2 Điều đó chứng tỏ vai trị ngày một to lớn của BHNT đối với sự tăng
trưởng kinh tế được thể hiện qua việc các DNBH sử dụng doanh thu từ phí bảo hiểm
để đầu tư trở lại nền kinh tế, tạo dựng nguồn vốn cho các dự án phát triển kinh tế - xã
hội.
Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 được Quốc hội thơng qua ngày
19/12/2000 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2001, được sửa đổi bổ sung năm 2010
và 2019. Từ đó đến nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường bảo hiểm,
khung pháp lý cho lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm liên tục được sửa đổi, bổ sung và
hoàn thiện phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Quyết định số 242/QÐ-TTg ngày 28/2/2019
phê duyệt Ðề án cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm
2020 và định hướng đến năm 2025 đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu hồn thiện, trình Quốc
hội thơng qua Luật Kinh doanh bảo hiểm vào năm 2020, đồng thời xây dựng các văn
bản hướng dẫn thi hành. Khung pháp lý hiện tại còn nhiều lỗ hổng và bất cập, chưa
bao quát được các vấn đề xoay quanh quan hệ bảo hiểm nên vì thế cần được xây dựng
lại để trở nên chi tiết, hoàn thiện hơn. Luật kinh doanh bảo hiểm mới kỳ vọng giải
quyết được tất cả những vướng mắc mà luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi những năm
trước còn chưa tháo gỡ được, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho DNBH và người
tham gia bảo hiểm đạt được mục đích khi tham gia quan hệ bảo hiểm.

Gia Linh, “Xây Luật mới cho kinh doanh bảo hiểm”,
truy cập ngày
30/5/2020
2
Minh Hà, “Thị trường bảo hiểm tiếp tục phát triển vững chắc”,
truy cập
ngày 15/5/2020
1


1


Trong Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 và 2019
(sau đây gọi tắt là “Luật Kinh doanh bảo hiểm”), Chương 2 bao gồm các quy định
chung (từ Điều 12 đến Điều 30) về hợp đồng bảo hiểm và 9 điều quy định riêng cho
hợp đồng bảo hiểm con người, trong đó có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
(“HĐBHNT”) (từ Điều 31 đến Điều 39). Trong q trình thực thi đến nay đã có nhiều
nghị định, thông tư quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật này. Tuy nhiên, Luật
đã bộc lộ rất nhiều hạn chế trong việc điều chỉnh HĐBHNT, đặc biệt là ở khía cạnh
nghĩa vụ cung cấp thơng tin của các bên trong hợp đồng. Thực tế thống kê các tranh
chấp được đưa ra xét xử cho thấy, phần lớn các tranh chấp về HĐBHNT đều liên
quan đến việc DNBH từ chối chi trả quyền lợi bảo hiểm đối với rủi ro của người được
bảo hiểm (“NĐBH”), với lập luận khách hàng vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin
khi tham gia bảo hiểm.3 Nguyên nhân của các tranh chấp không chỉ nằm ở thái độ
chủ quan xem nhẹ nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên được bảo hiểm mà phần lớn
nằm ở các lỗ hổng của pháp luật kinh doanh bảo hiểm xung quanh nghĩa vụ này,
chẳng hạn như:
- Chưa tạo được sự cân bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin
giữa bên mua bảo hiểm (“BMBH”) và DNBH;
- Các quy định về nghĩa vụ bảo mật thơng tin khách hàng cịn lỏng lẻo;
- Chưa có sự thống nhất trong cơ chế xử lý đối với hành vi thực hiện không
đúng nghĩa vụ cung cấp thông tin, gây ra khó khăn cho cả các chủ thể của HĐBHNT
lẫn cơ quan xét xử khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp;
- Các quy định về hậu quả pháp lý chưa xem xét đến yếu tố lỗi và mức độ
nghiêm trọng của hành vi vi pham.
Với những lý do trên, việc nghiên cứu các quy định pháp luật về nghĩa vụ cung
cấp thông tin của các bên trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, từ đó tìm ra các bất cập
và đề xuất hoàn thiện chế định pháp luật trong lĩnh vực này là vơ cùng cần thiết, có ý

nghĩa lý luận và thực tiễn. Đó là lý do tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Nghĩa vụ
cung cấp thông tin của các bên trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ”.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, hoạt động nghiên cứu về lĩnh vực BHNT đa phần đều gồm các cơng
trình giải quyết các vấn đề mang tính lý luận chung như ý nghĩa, vai trò của BHNT
hay khái niệm, đặc điểm, các chủ thể của HĐBHNT hay các cấu trúc của khung pháp
lý điều chỉnh loại hợp đồng này. Chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu chun sâu,

Gia Linh, “Nghĩa vụ cung cấp thơng tin: Điểm nóng tranh chấp bảo hiểm”,
truy cập ngày 13/4/2020
3

2


toàn diện về các vấn đề liên quan trực tiếp đến phạm vi thực hiện nghĩa vụ cung cấp
thông tin của các chủ thể trong HĐBHNT và đề xuất hướng giải quyết chi tiết cho
các bất cập từ cả góc độ lý luận và thực tiễn. Luận án Tiến sỹ Luật học Pháp luật về
kinh doanh bảo hiểm nhân thọ của Trần Vũ Hải năm 2014 hay Luận văn Thạc sỹ Luật
học Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam của tác giả Trịnh Thị Bích Thủy năm
2014 đã đưa ra những lý luận làm tiền đề cho phân tích về giá trị pháp lý, các đặc
trưng của HĐBHNT. Tác giả Trần Ngọc Quang Khải với Luận văn Thạc sỹ Luật học
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong mối quan hệ với bên
mua bảo hiểm đưa một góc nhìn bao qt về trách nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ
luật định và theo hợp đồng của các chủ thể, trong đó có nghĩa vụ cung cấp thông tin
vào giai đoạn giao kết hợp đồng.
Tại trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, một số cơng trình Khóa luận tốt
nghiệp Cử nhân Luật học cũng đã nghiên cứu quy định về nghĩa vụ cung cấp thông
tin trong hợp đồng BHNT. Tuy vậy, nội dung các đề tài còn chưa bao quát các chủ
thể của nghĩa vụ cũng như nêu đặc trưng của các loại hợp đồng bảo hiểm khác nhau,

chẳng hạn như đề tài “Cơ chế pháp lý đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông
tin của bên mua bảo hiểm” của tác giả Bùi Thị Kim Chi. Một nghiên cứu khác –
“Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hợp đồng bảo nhân thọ” của Lê Thủy Tiên - tuy
phân tích được nghĩa vụ của các bên trong các giai đoạn của HĐBHNT cũng như đưa
ra các kiến nghị khắc phục hạn chế, nội dung các kiến nghị cịn mang tính khái qt
và khá rời rạc, chưa kết nối được phạm vi thực hiện nghĩa vụ của các bên chủ thể và
có phần bảo vệ quyền lợi của BMBH hơn là DNBH.
Về giáo trình và sách chuyên khảo, đầu tiên có thể kể đến Giáo trình Bảo
hiểm của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2004 với nội dung trình bày khái
quát, lý luận về quy định liên quan đến vấn đề minh bạch thơng tin trong giao dịch
bảo hiểm. Ngồi ra, quyển Một số vấn đề cần biết về pháp lý trong kinh doanh bảo
hiểm của Giáo sư Trương Mộc Lâm, Nguyễn Khánh tuy đã xuất bản từ năm 2001,
một số quy định về pháp luật khơng cịn được áp dụng nữa, nhưng phương pháp phân
tích vấn đề và các nội dung về lý luận vẫn mang giá trị định hướng cho các nghiên
cứu trong cùng lĩnh vực sau này. Một sách tham khảo khác của Thạc sỹ Bùi Thị Hằng
Nga xuất bản năm 2015 với tên gọi Pháp luật kinh doanh bảo hiểm đã phân tích nội
dung Luật Kinh doanh bảo hiểm một cách tương đối đầy đủ, chi tiết. Các đầu sách
trên khơng đi vào phân tích chun sâu các điểm đặc trưng của HĐBHNT mà chỉ
xem xét HĐBHNT trong mối tương quan đồng nhất với các hợp đồng bảo hiểm khác.
Các vấn đề pháp lý của riêng HĐBHNT được nghiên cứu bởi Phó giáo sư Tiến
sỹ Nguyễn Thị Thủy qua sách Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm con người năm 2017.

3


Tài liệu này đã tập trung phân tích các quy định pháp luật chung về bảo hiểm con
người, trong đó có BHNT và cung cấp hiểu biết tồn diện về quyền và nghĩa vụ của
các bên chủ thể trong HĐBHNT. Những nguồn tài liệu này đã cung cấp kiến thức cơ
bản, trọng tâm về lý luận và ý nghĩa của các quy định liên quan đến HĐBHNT nói
chung và vai trị của yếu tố thơng tin trong nghiệp vụ bảo hiểm cũng như khái niệm,

hình thức trục lợi bảo hiểm.
Về bài viết trong một số Hội thảo, Tọa đàm hoặc Tạp chí chuyên ngành,
một số bài viết trên các tạp chí như Tạp chí Pháp luật và Kinh tế, Tạp chí Thị trường
Bảo hiểm – Tái Bảo hiểm Việt Nam đã phân tích nhiều khía cạnh khác nhau về
HĐBHNT. Bài viết “Cơ sở hình thành nghĩa vụ cung cấp thơng tin trong giao kết
hợp đồng bảo hiểm” của Phạm Sĩ Hải Quỳnh trên Tạp chí Khoa học pháp lý, số
03/2004 cũng đã phân tích tầm quan trọng của vấn đề minh bạch thông tin và lý giải
tại sao nghĩa vụ này là một trong các đặc điểm nổi bật của HĐBHNT. Trong thời gian
qua đã có một số hội thảo khoa học chuyên sâu về khung pháp lý điều chỉnh hoạt
động kinh doanh BHNT nói chung và các vấn đề xoay quanh nội dung các HĐBHNT
nói riêng, chẳng hạn như Hội thảo khoa học Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng bảo
hiểm nhân thọ do Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh tổ chức vào tháng 3/2019
hay Hội thảo Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và giải quyết tranh chấp trong lĩnh
vực bảo hiểm nhân thọ do Tòa án nhân dân tối cao phối hợp cùng Hiệp hội bảo hiểm
Việt Nam tổ chức hồi tháng 5/2018. Các bài tham luận tại hai hội thảo trên đều mang
giá trị học thuật và thực tiễn cao, giải quyết rất nhiều vấn đề của HĐBHNT từ chuyển
nhượng hợp đồng, các quyền lợi có thể được bảo hiểm đến các bất cập trong từng quy
định của pháp luật hiện hành. Vấn đề nghĩa vụ cung cấp thông tin của các bên trong
HĐBHNT được xem xét trong rất nhiều bài tham luận, chẳng hạn như bài viết “Những
vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp BHNT tại Tịa án dưới góc nhìn của
doanh nghiệp bảo hiểm” của Phí Thị Quỳnh Nga, “Nghĩa vụ cung cấp thông tin của
bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ” của Lê Thủy Tiên hay “Pháp
luật điều chỉnh hợp đồng bảo hiểm nhân thọ - Một số bất cập và kiến nghị” của Thạc
sỹ Trần Minh Hiệp. Bài tham luận “Nghĩa vụ cung cấp thông tin của các bên trong
hợp đồng bảo hiểm nhân thọ theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm” của Thạc
sỹ Nguyễn Thị Thu Hiền đã phân tích cặn kẽ trách nhiệm cung cấp thông tin của
DNBH và BMBH và hậu quả pháp lý với hành vi cung cấp thông tin sai sự thật cho
từng chủ thể theo quy định của pháp luật kinh doanh bảo hiểm, đồng thời đề xuất một
số hướng sửa đổi luật để thống nhất, phù hợp hơn.
Như vậy, chưa nhiều nghiên cứu bao quát đầy đủ các khía cạnh của nghĩa vụ

cung cấp thơng tin của cả DNBH và BMBH trong HĐBHNT. Dù vậy, những tài liệu

4


trên đã cung cấp cho tác giả những kiến thức từ cơ bản đến mở rộng, giúp định hướng
được nội dung của đề tài khi tìm hiểu về quy định pháp luật kinh doanh bảo hiểm và
liên hệ thực tiễn để đưa ra các đề xuất sửa đổi phù hợp.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Mục đích tác giả muốn hướng đến khi lựa chọn đề tài này là:
Thứ nhất, nghiên cứu về các quy định chung về BHNT, cụ thể là về khái niệm,
các loại hình sản phẩm BHNT. Từ đó, nghiên cứu sẽ phân tích chi tiết quy định pháp
luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin của các bên thành hai phần chính: phạm vi nghĩa
vụ và hậu quả pháp lý nếu vi phạm.
Thứ hai, nghiên cứu và làm rõ một số điểm hạn chế trong quy định pháp luật
kinh doanh bảo hiểm hiện hành từ những phân tích luật trên, quan trọng nhất là đưa
ra những đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật, tạo khung
pháp lý vững chắc cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm nhân thọ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đảm bảo được mục đích hướng đến của đề tài nên trong quá trình nghiên
cứu, tác giả kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, cụ thể như sau:
 Phương pháp tổng hợp và lựa chọn trong việc tìm kiếm tài liệu, lựa chọn
tài liệu cũng như thông tin phù hợp với đề tài để sử dụng. Phương pháp
tổng hợp cịn được dùng chủ yếu để nhóm tác giả đúc kết các thông tin
hay kiến thức truyền tải trong xuyên suốt nội dung đề tài.
 Đồng thời phương pháp so sánh cũng được sử dụng chủ yếu ở Mục 1.2.2,
1.2.3, 2.2.1 để: một là, so sánh giữa thời điểm thực hiện nghĩa vụ cung cấp
thông tin của BMBH và DNBH; hai là, so sánh hậu quả pháp lý đình chỉ
thực hiện hợp đồng và tuyên hợp đồng vô hiệu; ba là, so sánh hậu quả khi
vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin tại các giai đoạn khác nhau của hợp

đồng.
 Ngồi ra, nhóm tác giả cịn sử dụng phương pháp đánh giá thực tiễn ở
Chương 2 về thực trạng giao kết và thực hiện các HĐBHNT cũng như thực
tiễn giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Trên cơ sở đó nhóm tác giả sử dụng
phương pháp tổng hợp và phương pháp nhận xét để đưa ra những kiến
nghị hoàn thiện pháp luật tại Chương 2 của đề tài.

5


5. Bố cục của nghiên cứu
Ngồi các phần lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính
của đề tài được chia thành 02 chương:
Chương 1: Quy định pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin của các bên trong hợp
đồng bảo hiểm nhân thọ.
Chương 2: Những bất cập của pháp luật kinh doanh bảo hiểm về nghĩa vụ cung cấp
thông tin của các bên trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và kiến nghị hoàn thiện.

6


CHƯƠNG 1 - QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ CUNG CẤP THÔNG
TIN CỦA CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ
1.1. Khái quát về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
1.1.1. Khái quát về bảo hiểm nhân thọ
BHNT là q trình bảo hiểm rủi ro có liên quan đến tính mạng, cuộc sống, tuổi
thọ và sự an tồn của con người.4 Khái niệm BHNT được hiểu tương đối thống nhất
trong các tài liệu khoa học và trong hệ thống pháp luật ở các quốc gia trên thế giới.5
Pháp luật Việt Nam định nghĩa: “BHNT là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp

người được bảo hiểm sống hoặc chết trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận
giữa bên bảo hiểm và BMBH.”6 Mặc dù pháp luật của các quốc gia trên thế giới và
nhiều nghiên cứu chuyên ngành đưa ra các hướng tiếp cận khác nhau cho khái niệm
BHNT, có thể nhận thấy điểm chung cơ bản nhất về mặt bản chất của BHNT nằm ở
chỗ đối tượng của BHNT là tuổi thọ của con người.
Bản chất của BHNT khơng mang tính bù đắp thiệt hại cho NĐBH, hay cũng
không đơn thuần là sự chuyển giao rủi ro, tổn thất từ BMBH sang cho DNBH. Về
thực chất, BHNT là một hình thức đầu tư tài chính lâu dài, một sự tích lũy, tiết kiệm
cho người thân hoặc những người mà người mà BMBH có nghĩa vụ tài chính.7 Trong
trường hợp có sự kiện bảo hiểm xảy ra, bên bán bảo hiểm có trách nhiệm chi trả số
tiền bảo hiểm cho BMBH, hoặc cho NĐBH hoặc người thụ hưởng tùy thuộc vào nội
dung thỏa thuận trong HĐBHNT và số tiền này được bên bán bảo hiểm xác định dựa
vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe hoặc những điều kiện khác của NĐBH.8
Từ cách hiểu trên về BHNT, có thể thấy loại hình bảo hiểm này mang lại giá
trị tác động sâu sắc đến các đối tượng khác nhau. Vai trị của BHNT có thể được tóm
gọn trong 04 nội dung chủ yếu sau:
Thứ nhất, đối với BMBH, BHNT là một giải pháp an tồn cho các rủi ro có
thể xảy đến đối với sức khỏe, tính mạng bất cứ lúc nào trong cuộc sống.
Thứ hai, các sản phẩm BHNT giúp thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã
hội và dùng chúng vào mục đích đầu tư dài hạn. Bởi đầu tư vốn là nền tảng để DNBH
duy trì lợi nhuận và ln đáp ứng khả năng thanh tốn tiền bảo hiểm cho khách hàng,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2004), Giáo trình bảo hiểm, Nxb. Thống kê, tr. 476
Jêrome Yeatman (2001), Giáo khoa quốc tế về bảo hiểm, Nxb. Thống kê, tr. 137
6
Khoản 12, Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm
7
Nguyễn Văn Dũng (2013), Mối liên hệ pháp lý giữa quyền lợi có thể được bảo hiểm và hiệu lực của hợp đồng
bảo hiểm nhân thọ, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr. 22
8
Nguyễn Thị Thủy (2017), Pháp luật về hợp đồng bảo hiểm con người, Nxb. Hồng Đức, tr. 14 – 15

4
5

7


đây được coi là một chức năng cơ bản của DNBH,9 khơng có hoạt động này thì DNBH
khơng thể đạt được lợi ích từ các hợp đồng bảo hiểm khi mà khoản tiền bảo hiểm
phải thanh tốn ln lớn hơn phí bảo hiểm được người tham gia thanh tốn rất nhiều.
Thứ ba, việc đóng phí BHNT theo định kỳ giúp kiềm hãm lạm phát bởi khi
tính phí bảo hiểm, cơng ty bảo hiểm đã áp dụng một tỷ lệ chiết khấu phí, phần lãi này
sẽ bù đắp lại phần trượt giá, giúp cho các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ chống lại ảnh
hưởng của lạm phát.10
Thứ tư, giống như các ngành kinh doanh dịch vụ khác, BHNT mang lại nhiều
lợi ích về khía cạnh xã hội, chẳng hạn như tạo công việc cho người lao động, tăng
vốn đầu tư cho việc giáo dục con cái, tạo ra một nếp sống đẹp, tiết kiệm có kế
hoạch…11
Sản phẩm BHNT là dịch vụ thương mại mà DNBH cung ứng cho BMBH và
những chủ thể liên quan thông qua nghiệp vụ BHNT và được thỏa thuận trong
HĐBHNT.12 Tuy sản phẩm BHNT vô cùng đa dạng, một số sản phẩm BHNT phổ biến
là: Bảo hiểm sinh kỳ, Bảo hiểm trả tiền định kỳ, Bảo hiểm tử kỳ, Bảo hiểm trọn đời
(bảo hiểm trường sinh), Bảo hiểm hỗn hợp. Ngoài ra, BHNT liên kết đầu tư là một
loại sản phẩm bảo hiểm đang dần chiếm ưu thế13 với điểm khác biệt so với các sản
phẩm BHNT thuần túy ở chỗ BMBH được tham gia vào quỹ đầu tư của DNBH và
được chia lãi từ quỹ này.
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Pháp luật thực định Việt Nam hiện hành không có quy định nào về hợp đồng
bảo hiểm nhân thọ mà chỉ quy định về hợp đồng bảo hiểm nói chung. Theo quy định
tại Khoản 1 Điều 12 Luật Kinh doanh bảo hiểm: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa
thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm

phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người
thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.”
Lê Song Lai (2005), “Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp
trên thị trường bảo hiểm Việt Nam”, Tạp chí Thị trường Bảo hiểm – Tái Bảo hiểm Việt Nam, số 4, tr. 2-3
10
Trịnh Thị Bích Thủy (2014), Bảo hiểm nhân thọ theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa
Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 16
11
Trịnh Thị Bích Thủy (2014), tlđd (10), tr. 17
12
Trần Vũ Hải (2014), Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực
tiễn, Luận án Tiến sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 24
13
Theo Đầu tư chứng khốn: “Tính đến q III/2019, theo số liệu của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài
chính, nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 72% doanh thu phí khai thác mới”,
“Thời của các sản phẩm bảo hiểm đầu tư”,
truy cập
ngày 04/4/2020
9

8


Trong khi đó, Điều 7 quy định BHNT là một trong các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm
và có thể xem là loại hình thuộc về bảo hiểm con người với đối tượng của hợp đồng
là là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn con người.14 Do đó, có thể định nghĩa
“Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và DNBH
về việc DNBH cam kết bảo hiểm cho tuổi thọ của NĐBH, với điều kiện BMBH
phải đóng phí bảo hiểm; DNBH sẽ trả tiền cho NĐBH hoặc người thụ hưởng nếu
NĐBH sống hoặc chết trong thời gian thỏa thuận.”15

Từ khái niệm nêu trên, có thể nhận thấy HĐBHNT là một loại hợp đồng dịch
vụ mà trong đó nghĩa vụ đặc trưng của các bên được xác lập rõ ràng từ thời điểm giao
kết, cụ thể chính là nghĩa vụ thanh tốn tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra
đối với DNBH và nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn đối với BMBH. Với
cách hiểu trên, HĐBHNT mang một số đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, về mặt hình thức, HĐBHNT phải được lập thành văn bản với bằng
chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện
báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.16 Đây là điều kiện bắt
buộc để HĐBHNT có hiệu lực pháp lý bên cạnh yêu cầu về nội dung. Một HĐBHNT
không được xác lập dưới dạng văn bản sẽ dẫn đến hậu quả hợp đồng đó bị vơ hiệu do
khơng tn thủ quy định về hình thức quy định tại Điều 129 BLDS 2015.
Bên cạnh đó, một yêu cầu nữa về mặt hình thức của HĐBHNT nằm ở chữ ký
xác nhận của các bên đối với nội dung được ghi nhận. Trên thực tế, HĐBHNT thường
là một bộ hợp đồng với rất nhiều thành phần như điều khoản sản phẩm bảo hiểm
chính, điều khoản sản phẩm bảo hiểm bổ trợ, giấy yêu cầu bảo hiểm, các cam kết kèm
theo của các bên,… và rất nhiều nội dung yêu cầu xác nhận bằng chữ ký của cả
BMBH và DNBH. Do đó, mặc dù pháp luật chưa có quy định nhưng trên thực tế, khi
xét xử các tranh chấp về thanh tốn tiền bảo hiểm, Tịa án từng nhận định việc BMBH
khơng ký xác nhận vào phía dưới trang hợp đồng thì đồng nghĩa với việc BMBH
khơng hồn tồn đồng ý với nội dung của trang hợp đồng đó. Do đó, giả sử BMBH
khai báo thông tin không đúng trong giấy yêu cầu bảo hiểm nhưng không ký xác nhận
vào từng trang hợp đồng khi đưa ra cơng chứng thì khơng đủ cơ sở để kết luận rằng
BMBH đã khai báo không trung thực.17
Khoản 1 Điều 31 Luật Kinh doanh bảo hiểm
Trần Vũ Hải (2006), Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Tư pháp, tr. 18
16
Điều 14 Luật Kinh doanh bảo hiểm
17
Tại Bản án số 61/2015/DS-PT của TAND TP. Hồ Chí Minh về tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ cung cấp
thông tin trong HĐBHNT, Tòa án phúc thẩm giữ nguyên nhận định của Tòa án sơ thẩm về giá trị của chữ ký

xác nhận đối với nội dung được ghi nhận tại từng trang của HĐBHNT. Xem chi tiết tại:
truy cập ngày 16/4/2020
14
15

9


Thứ hai, về mặt nội dung, HĐBHNT thường là hợp đồng mẫu. Điều 405 BLDS
2015 quy định: “Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản do một bên
đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý; nếu bên được đề nghị
trả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận tồn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên
đề nghị đã đưa ra.” Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về các nội dung cần
có của một HĐBHNT nói riêng mà chỉ quy định chung cho hợp đồng bảo hiểm tại
Điều 13 Luật Kinh doanh bảo hiểm. Khác với các hợp đồng thông thường, nội dung
các điều khoản cơ bản không phải là kết quả thỏa thuận của DNBH và BMBH mà
phải dựa trên quy định pháp luật. HĐBHNT phải được Bộ Tài chính phê chuẩn hoặc
do chính Bộ Tài chính ban hành với mục đích cao nhất là bảo vệ quyền lợi của BMBH,
tránh trường hợp DNBH đưa ra các điều khoản bất lợi cho BMBH. Do đó, việc thiếu
một trong các nội dung cơ bản trên sẽ dẫn đến khả năng HĐBHNT khơng có hiệu lực
từ thời điểm giao kết. Trong số các nội dung trên, nội dung hình thành đặc điểm của
hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nằm ở đối tượng bảo hiểm là tuổi thọ của NĐBH. Tuổi
thọ và tính mạng của con người là những thứ chúng ta không thể cân, đo, đong, đếm
hay định giá được bằng tiền.18 Ngoài ra, sức khỏe và tai nạn xảy đến với NĐBH cũng
trở thành đối tượng bảo hiểm nếu như BMBH có tham gia các sản phẩm BHNT bổ
trợ19 có nội dung chi trả tiền bảo hiểm cho các sự kiện ảnh hưởng đến sức khỏe,
thương tật đối với thân thể.
Thứ ba, về chủ thể, HĐBHNT bao gồm các chủ thể sau: (1) DNBH; (2)
BMBH; (3) NĐBH; (4) Người thụ hưởng. Trong đó, DNBH và BMBH là hai chủ thể
tham gia ký kết HĐBHNT, với nghĩa vụ đặc trưng của mỗi bên là thanh toán tiền bảo

hiểm đối với DNBH và đóng phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn đối với BMBH.20 Đây
là hai chủ thể không thể thiếu của quan hệ hợp đồng bảo hiểm bởi BMBH có thể đồng
thời là NĐBH và người thụ hưởng.
NĐBH là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo
hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ
hưởng.21 Mặc dù không trực tiếp ký kết vào HĐBHNT, chủ thể này có vai trị quan
trọng bởi tuổi thọ của họ là đối tượng của HĐBHNT. Khi BMBH và NĐBH không
cùng là một chủ thể, cần phải xem xét mối quan hệ giữa BMBH và NĐBH22 để xem
xét tính khả thi theo pháp luật của HĐBH. Pháp luật không quy định các nghĩa vụ
Trường Đại học Tài chính Kế tốn Hà Nội (1999), Giáo trình Bảo hiểm, Nxb. Tài chính, tr. 155
Trần Linh Huân (2019), “Bất cập về nội dung, hình thức hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và một số kiến nghị
hoàn thiện”, Tài liệu hội thảo Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, Trường Đại học Luật TP.
Hồ Chí Minh, tr. 87
20
Khoản 5, 6 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm
21
Khoản 7 Điều 3 Luật Kinh doanh bảo hiểm
22
Khoản 2 ĐIều 31 Luật Kinh doanh bảo hiểm
18
19

10


chủ thể này phải thực hiện vì xét cho cùng, NĐBH có thể khơng đáp ứng điều kiện
về năng lực chủ thể. Tuy vậy trên thực tế, một số HĐBHNT vẫn yêu cầu chữ ký xác
nhận của NĐBH bên dưới Đơn yêu cầu bảo hiểm, tức là yêu cầu NĐBH phải cùng
với BMBH thực hiện việc cung cấp các thông tin được DNBH yêu cầu kê khai làm
cơ sở để giao kết hợp đồng.

Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được BMBH chỉ định để nhận tiền bảo
hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người. Đây là chủ thể đặc trưng của hợp đồng bảo
hiểm con người. Đặc điểm quan trọng của chủ thể này là quyền nhận tiền bảo hiểm
của người thụ hưởng chỉ có từ sự chỉ định của BMBH mà không phải là quyền thừa
kế, tức là tiền bảo hiểm không được xem là di sản thừa kế theo quy định của pháp
luật.23
Thứ tư, nghĩa vụ cung cấp thơng tin đầy đủ, chính xác, đúng đắn là nghĩa vụ
chung của cả DNBH và BMBH trong HĐBHNT. Để đảm bảo sự cơng bằng và lợi
ích của cả hai bên, nguyên tắc quan trọng nhất mà các bên phải tuân thủ khi tham gia
vào một quan hệ bảo hiểm là trung thực tuyệt đối (utmost good faith). Đối với người
tham gia bảo hiểm, đây là bổn phận khai báo đầy đủ và chính xác tất cả các yếu tố
quan trọng có liên quan, dù được yêu cầu hay không được yêu cầu khai báo (yếu tố
quan trọng đối với BHNT thường là độ tuổi, nghề nghiệp, tiền sử ốm đau của NĐBH,
hồ sơ sức khoẻ của người trong gia đình...). Nguyên tắc trung thực tuyệt đối trong
bảo hiểm không chỉ áp dụng đối với người tham gia bảo hiểm mà luật pháp yêu cầu
DNBH khi giao dịch, giới thiệu để chào bán các sản phẩm bảo hiểm với khách hàng
cũng phải thực hiện nghĩa vụ và nguyên tắc này. 24 Mục đích của nguyên tắc trung
thực tuyệt đối là giảm chi phí đánh giá rủi ro và ràng buộc trách nhiệm của người
tham gia bảo hiểm. Đây chính là một trong các đặc điểm quan trọng quyết định sự
thành cơng của HĐBHNT và cũng là nội dung chính được phân tích trong nghiên cứu
này. Phạm vi nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm thực hiện
nghĩa vụ sẽ được phân tích cụ thể ở Mục 1.2 của Chương này.
1.1.3. Các yếu tố tác động đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân
thọ
BHNT đang ngày càng chứng minh vai trị của mình trong mục tiêu tạo dựng
cuộc sống ổn định và huy động vốn cho nền kinh tế. Có nhiều yếu tố tác động đến
Trương Mộc Lâm, Nguyễn Khánh (2001), Một số vấn đề cần biết về pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm,
Nxb. Thống Kê, tr. 220
24
Bảo Việt, “Các nguyên tắc trong bảo hiểm”,

truy cập ngày 17/3/2020
23

11


việc ký kết và thực hiện hợp đồng. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định giao kết
hợp đồng của DNBH và BMBH, bao gồm:
Thứ nhất là mức độ tín nhiệm của DNBH. Về bản chất, BHNT cũng là một
hình thức tiết kiệm tài chính nên điều mà BMBH muốn tìm kiếm là sự an tồn với
khoản phí mà mình đã bỏ ra. Các DNBH cần xây dựng được tín nhiệm từ khách hàng,
với các tiêu chí đánh giá dựa trên năng lực tài chính, quản lý rủi ro, năng lực quản trị.
Bên cạnh đó, một trong những vấn đề được BMBH quan tâm nhất là cơ chế chi trả
quyền lợi bảo hiểm của DNBH đó có phức tạp không. Một DNBH vướng vào quá
nhiều các vụ kiện tụng về từ chối chi trả tiền bảo hiểm sẽ không thể có được sự tin
tưởng tuyệt đối của khách hàng.
Thứ hai là sự phù hợp của HĐBHNT với nhu cầu của người tham gia bảo
hiểm. Khi quyết định tham gia BHNT, nhu cầu của BMBH vơ cùng đa dạng, có người
muốn tìm kiếm sự bảo vệ trước các rủi ro, có người xem BHNT như một hình thức
đầu tư và quan tâm hơn đến yếu tố lãi suất. Các sản phẩm BHNT sẽ phù hợp cho đối
tượng NĐBH với độ tuổi, tính chất nghề nghiệp và khả năng tài chính nhất định. Từ
nhu cầu đa dạng đó, các DNBH thiết kế nhiều sản phẩm bảo hiểm với mong muốn
bao quát nhiều nhất có thể các đối tượng khách hàng. Trước khi quyết định giao kết
hợp đồng, BMBH rõ ràng cần tìm hiểu sự tương thích của sản phẩm bảo hiểm đó với
nhu cầu của mình thơng qua hiểu biết về các điều khoản, điều kiện bảo hiểm hay
quyền lợi được bảo vệ.
Thứ ba là thông tin cá nhân của người được bảo hiểm. Đây là cơ sở quan trọng
để DNBH đưa ra quyết định chấp thuận yêu cầu bảo hiểm và xác định mức phí bảo
hiểm cũng như các điều khoản đặc biệt của hợp đồng như điều khoản miễn trừ trách
nhiệm. Một hợp đồng không thể được ký kết nếu BMBH khơng thiện chí trong việc

cung cấp các thơng tin cá nhân để DNBH lấy đó làm căn cứ xác định phí bảo hiểm.
Trong q trình thực hiện hợp đồng, yếu tố gắn kết các chủ thể chính là sự
minh bạch về thông tin. Thông thường, thời gian của các HĐBHNT thường dài và
việc thực hiện hợp đồng không đòi hỏi các bên phải thường xuyên gặp gỡ. Tuy vậy,
DNBH vẫn muốn biết các sự kiện có thể làm tăng rủi ro của họ đối với hợp đồng bảo
hiểm. Tương tự, khi BMBH có u cầu thanh tốn quyền bảo hiểm, yếu tố thơng tin
càng đóng vai trị quan trọng trong quyết định chi trả của DNBH.
Từ các phân tích trên về yếu tố tác động đến việc ký kết và thực hiện
HĐBHNT, có thể thấy minh bạch về thông tin chiếm một phần quan trọng, là yếu tố
tác động lớn đến quyết định đi đến ký kết hợp đồng và quan trọng hơn cả là sự thành

12


bại của hợp đồng. Kỳ vọng của các bên ở một HĐBHNT không chỉ nằm ở việc ký
kết thành công. Điều mà các bên hướng đến khi tham gia HĐBHNT chính là đạt được
mục đích mong muốn mà khơng xảy ra các tranh chấp, kiện tụng. Thành công của
HĐBHNT là kết quả khả quan xảy đến với các bên trong hợp đồng, cụ thể:
Đối với BMBH nói chung (bao gồm cả NĐBH và người thụ hưởng): Hợp đồng
được ký kết thành cơng với khoản phí bảo hiểm phù hợp với khả năng tài chính và
thỏa thuận được một số tiền bảo hiểm có thể bù đắp cho các rủi ro. HĐBHNT không
thể được xem là thành công nếu BMBH bị từ chối thanh toán tiền bảo hiểm khi xảy
ra sự kiện bảo hiểm. Đây là kết quả không mong muốn vì đến thời điểm đó, BMBH
đã đóng một khoản phí bảo hiểm nhất định và rõ ràng muốn nhận lại nhiều hơn thế
từ HĐBHNT. Cho dù BMBH có được hồn trả đầy đủ phí bảo hiểm đã đóng thì mục
đích BMBH muốn có khi tham gia HĐBHNT đã khơng thể đạt được vì họ hoặc người
thân của họ đã khơng được bồi thường để đối mặt với các rủi ro xảy đến trong cuộc
sống.
Đối với DNBH: Là chủ thể kinh doanh với chuyên môn cung cấp các sản phẩm
bảo hiểm, rõ ràng mục tiêu của DNBH là thu được lợi nhuận từ các HĐBHNT. Do

vậy, các DNBH luôn mong muốn khách hàng đóng phí bảo hiểm đã cam kết đầy đủ,
đúng hạn. Các DNBH cần thực hiện hoạt động đầu tư vốn với những yêu cầu nghiêm
ngặt với mục đích chính là đảm bảo khả năng thanh tốn của DNBH.25 Khoản phí
bảo hiểm được BMBH nộp chính là nguồn vốn để DNBH thực hiện đầu tư nhằm có
được nguồn thu nhập ổn định và hạn chế các rủi ro như rủi ro tiền tệ, rủi ro lãi suất,
rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng và rủi ro do tập trung đầu tư quá mức.26 Tóm lại,
HĐBHNT được xem là thành cơng nếu BMBH nộp phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn
theo thỏa thuận.
Xuất phát từ hiện trạng phần lớn các tranh chấp bảo hiểm đều xoay quanh
tranh cãi về nghĩa vụ cung cấp thông tin mà chủ yếu là của BMBH, rõ ràng việc thực
hiện tốt nghĩa vụ cung cấp thơng tin có ý nghĩa quan trọng trong sự thành bại của
HĐBHNT. Sự thiếu minh bạch thông tin ngay từ thời điểm giao kết hợp đồng với
biểu hiện là hành vi cung cấp thơng tin sai lệch về tình trạng sức khỏe, thói quen sinh
Các nguyên tắc mà DNBH phải tuân thủ khi tiến hành hoạt động đầu tư được quy định tại Khoản 2 Điều 59
Nghị định 73/2016/NĐ-CP. Điểm chung của các nguyên tắc là việc đầu tư của DNBH tuân thủ triệt để nguyên
tắc đảm bảo an toàn cho danh mục đầu tư và nguyên tắc đảm bảo tính thanh khoản
Danh mục đầu tư của DNBH kinh doanh sản phẩm BHNT được quy định tại Khoản 2 Điều 98 Luật Kinh doanh
bảo hiểm 2010
26
International Associations of Insurance Supervision (2005), Standard on disclosures concerning investment
risks and performance for insurers and reinsurers,
tr. 9, truy cập ngày 13/4/2020
25

13


hoạt nhằm mục đích gian lận, lừa đảo, trục lợi bảo hiểm sẽ dẫn đến hậu quả BMBH
không được chi trả tiền bảo hiểm và rất có thể là các tranh chấp, kiện tụng trước Tịa
án. Ngồi những trường hợp BMBH cố tình che giấu tình trạng bệnh tật để trục lợi

cũng có khơng ít vụ việc BMBH thiếu hiểu biết về pháp luật, trong khi người môi
giới hay đại lý bảo hiểm vì chạy theo doanh thu, lợi nhuận nên không cung cấp đủ
thông tin về điều kiện, khả năng bại lợi của hợp đồng khiến BMBH không nhận biết
đầy đủ quyền và lợi ích của họ từ HĐBHNT, từ đó khơng tránh khỏi gặp thiệt thịi
khi các tranh chấp xảy ra.
Kết luận lại, dù cho pháp luật và điều khoản HĐBHNT có quy định chặt chẽ
đến đâu mà các bên trong HĐBHNT khơng có thái độ thiện chí, tự nguyện thực hiện
nghĩa vụ cung cấp thơng tin thì các tranh chấp bảo hiểm vẫn sẽ tiếp tục diễn ra theo
chiều hướng tăng về số lượng và phức tạp về nội dung. Thiện chí của các bên được
thể hiện qua nguyên tắc trung thực tuyệt đối, nhất là về yếu tố thơng tin. Vì thế, nghĩa
vụ cung cấp thơng tin là trách nhiệm gắn liền với các chủ thể của HĐBHNT và là yếu
tố tác động đến mọi quyết định của các bên từ lúc tham gia ký kết đến khi các sự kiện
bảo hiểm xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.
1.2. Nghĩa vụ cung cấp thơng tin của các bên trong hợp đồng bảo hiểm nhân
thọ theo quy định của pháp luật kinh doanh bảo hiểm
Như đã phân tích ở phần khái qt, HĐBHNT có đối tượng là tuổi thọ của
con người với sự kiện bảo hiểm là các rủi ro có thể xảy ra liên quan đến tính mạng,
sức khỏe của NĐBH. Tuy nhiên, các rủi ro này lại khơng được định hình rõ ràng vào
thời điểm các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm. Điều này tiềm ẩn nguy cơ là các bên
sẽ hiểu biết, nhận định khác nhau về rủi ro.27 Chính vì lẽ đó, vấn đề minh bạch thơng
tin giữa các chủ thể của HĐBHNT phải được đảm bảo ngay từ trước khi hợp đồng
được giao kết để tránh trường hợp một bên có những đánh giá thiếu chính xác về các
rủi ro khi tham gia giao dịch, từ đó dẫn đến những kết quả khơng mong muốn khi có
tranh chấp xảy ra.
Trong quan hệ BHNT, nghĩa vụ cung cấp thông tin không chỉ thuộc về BMBH
mà DNBH cũng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thơng tin thuộc nghĩa
vụ của mình. Dựa trên tinh thần của nguyên tắc trung thực tuyệt đối, pháp luật kinh
doanh bảo hiểm đã xây dựng các quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin của BMBH

Phạm Sĩ Hải Quỳnh (2004), “Cơ sở hình thành nghĩa vụ cung cấp thơng tin trong giao kết hợp đồng bảo

hiểm”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 03/2004, tr. 40
27

14


và DNBH trong suốt thời hạn của HĐBHNT kèm theo đó là các hậu quả pháp lý mà
một bên phải gánh chịu khi có hành vi vi phạm.
1.2.1. Nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm
Điểm b Khoản 2 Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định một trong các
nghĩa vụ chung của BMBH là “Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan
đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm”. Từ quy định này,
có thể thấy nghĩa vụ cung cấp thông tin của BMBH là nghĩa vụ bắt buộc theo luật
định và không tách rời với BMBH trong suốt thời hạn của HĐBHNT, có ý nghĩa
quyết định đối với khả năng nhận được các lợi ích từ HĐBH khi có sự kiện bảo hiểm
xảy ra. Nghĩa vụ này được thực hiện chủ yếu ở giai đoạn giao kết hợp đồng, và được
tiếp diễn trong quá trình thực hiện hợp đồng và ngay cả khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.
1.2.1.1. Trong giai đoạn giao kết hợp đồng
Trên thực tế, trước khi ký kết hợp đồng, BMBH phải cung cấp thông tin cho
DNBH thông qua việc điền vào Giấy u cầu bảo hiểm. Đó là các thơng tin cá nhân
về tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, nơi sinh sống, thu nhập bình qn hàng tháng,…
Các thơng tin trên có vai trị giúp xác định tư cách pháp lý của BMBH và cho DNBH
hiểu biết nhất định về khả năng tài chính của BMBH cũng như mức độ rủi ro của hợp
đồng dựa trên tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh sống của NĐBH. Để DNBH có thể xác định
được phạm vi trách nhiệm của mình đối với NMBH, từ đó quyết định có chấp nhận
hay khơng chấp nhận bảo hiểm,28 BMBH bắt buộc phải cung cấp chính xác cho
DNBH vào thời điểm giao kết chính là thơng tin về sức khỏe của người được bảo
hiểm. Sở dĩ loại thông tin này đặc biệt quan trọng đối với cả quyết định bảo hiểm và
nội dung cam kết của hợp đồng là bởi tình trạng sức khỏe của NĐBH tác động trực
tiếp đến tuổi thọ - đối tượng của HĐBHNT. Các câu hỏi trong Giấy yêu cầu bảo hiểm

thường là về lịch sử bệnh lí (thường là các bệnh tương đối nghiêm trọng như lao phổi,
tăng huyết áp, các bệnh về máu hay tim mạch,…) hay các thói quen sinh hoạt nhất
định của NĐBH (hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng ma túy hay tham gia các môn
thể thao mạo hiểm,…). Trong trường hợp HĐBHNT có NĐBH bổ sung thì các thông
tin về người này cũng phải được cung cấp đầy đủ giống như NĐBH chính.
Về mặt pháp luật, nghĩa vụ cung cấp thông tin của BMBH được quy định tại
Khoản 1 Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm với nội dung: “Khi giao kết hợp đồng
bảo hiểm,… bên mua bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thơng tin liên quan
Trần Ngọc Quang Khải (2012), Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong mối quan hệ
với bên mua bảo hiểm, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr. 32
28

15


đến đối tượng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm. Các bên chịu trách nhiệm về
tính chính xác, trung thực của thơng tin đó.” Ý nghĩa của nghĩa vụ cung cấp thông
tin ở giai đoạn giao kết hợp đồng đối với sản phẩm BHNT là đặc biệt quan trọng, khi
mà những rủi ro đều hình thành trong tương lai, chưa tồn tại vào thời điểm giao kết
hợp đồng.
Quy định này nhằm làm rõ điều luật quy định trách nhiệm chung của BMBH
tại Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm. Với quy định này, DNBH được miễn trừ trách
nhiệm xác định lại tính chính xác của thơng tin được cung cấp và có căn cứ để tin
tưởng vào các thơng tin được cung cấp bởi BMBH. Có ý kiến cho rằng DNBH cần
tiến hành bước thẩm định tính xác thực của các thơng tin cá nhân của NĐBH ngay từ
khi có đơn yêu cầu bảo hiểm để tránh các rủi ro cho cả đơi bên, nhất là cho những
người có nhu cầu mua bảo hiểm thực sự để họ bổ sung kịp thời thơng tin một cách
chính xác. Với cách làm như vậy, NĐBH sẽ được hưởng các quyền lợi bảo hiểm khi
có sự kiện bảo hiểm phát sinh cũng như giúp DNBH loại trừ các trường hợp tham gia
bảo hiểm nhằm mục đích trục lợi.29 Quan điểm trên tuy có ý nghĩa về mặt bảo vệ

quyền lợi của các bên trong quan hệ pháp luật, việc thực hiện giám định lại tồn bộ
nội dung thơng tin được BMBH cung cấp sẽ ít nhiều gây ra những khó khăn, vướng
mắc khi áp dụng vào thực tiễn, bởi lẽ:
Một là, việc thẩm định lại sẽ tốn nhiều thời gian, chi phí và thậm chí khơng
thể được tiến hành trong một số trường hợp. Một số nhóm thơng tin rất dễ được kiểm
chứng như các thông tin về nhân thân như tên, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập
bình qn,… Tuy nhiên, nhóm thơng tin về tình trạng sức khỏe của NĐBH có thể tốn
rất nhiều cơng sức để kiểm tra tính chính xác. Việc cung cấp thông tin thường được
thể hiện thông qua bảng câu hỏi theo mẫu được cung cấp bởi DNBH và đa số được
thể hiện dưới dạng “có/khơng”. Trong nhóm thơng tin về sức khỏe, các câu hỏi có
thể bao quát các triệu chứng bệnh lý cùng các tiền sử bệnh lâu năm, chẳng hạn như:
“Trong vòng 5 năm qua, người được bảo hiểm có phải điều trị nội trú / ngoại trú tại
bệnh viện hoặc trung tâm y khoa nào không?”. Đối với các câu hỏi như vậy thì rất
khó cho DNBH để đi xác minh liệu câu trả lời của BMBH hoặc NĐBH có gian dối
hay khơng.
Hai là, dựa trên nguyên tắc trung thực tuyệt đối trong quan hệ bảo hiểm, nghĩa
vụ cung cấp thông tin thuộc về trách nhiệm của một bên và việc không tôn trọng

Trần Thị Thủy (2019), “Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ”, Tài liệu hội thảo Hoàn thiện
pháp luật về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr. 26
29

16


nguyên tắc sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý bên đó phải tự gánh chịu mà khơng bao
gồm trách nhiệm của bên cịn lại.
Ba là, việc cung cấp thơng tin diễn ra trước khi hợp đồng được chính thức giao
kết. Khi đó, DNBH hồn tồn chưa phát sinh bất cứ trách nhiệm nào với BMBH.
Việc yêu cầu DNBH phải bỏ một khoản chi phí để giám định tính chính xác của tồn

bộ thơng tin trước khi đưa ra quyết định về mức phí bảo hiểm hoặc có nhận bảo hiểm
hay khơng là khơng có căn cứ. Hơn nữa, số lượng khách hàng của các DNBH là quá
lớn để có thể rà sốt thơng tin của từng hợp đồng.
Trong một số trường hợp, DNBH có thể yêu cầu NĐBH thẩm định sức khỏe
(số tiền bảo hiểm lớn hoặc NĐBH có dấu hiệu bệnh lý), tuy nhiên, điều khoản hợp
đồng không loại trừ trách nhiệm khai báo trung thực của NĐBH, tức là DNBH không
chỉ dựa vào kết quả thẩm định để đánh giá mà cịn dựa vào thơng tin được chính
BMBH cung cấp.30 Tuy vậy, việc thẩm định thơng tin được cung cấp bằng cách yêu
cầu khách hàng thực hiện kiểm tra sức khỏe cũng không mang lại giá trị đảm bảo cho
các thơng tin đó. Chẳng hạn như, tháng 6/2014, khách hàng Nguyễn Văn A tham gia
bảo hiểm tại DNBH B, trả lời các câu hỏi sức khỏe tốt tại Đơn yêu cầu bảo hiểm/Giấy
yêu cầu bảo hiểm nhưng theo quy định của DNBH B do số tiền bảo hiểm tham gia
lớn (2 tỷ đồng) nên DNBH B đã đề nghị khách hàng kiểm tra y tế. Tuy vậy, xuất phát
từ thông tin khách hàng kê khai tại Giấy u cầu bảo hiểm khơng có bất kỳ vấn đề gì
về sức khỏe, DNBH B chỉ yêu cầu NĐBH kiểm tra sức khỏe tổng quát, không yêu
cầu kiểm tra chuyên sâu, do đó, kết quả khám chỉ là viêm gan B, HBsAg dương tính,
tăng men gan, tăng mỡ máu, gan nhiễm mỡ độ I mà không thể phát hiện bệnh K hạch
thần kinh nội tiết mà thực tế khách hàng đang có và che giấu. Lợi dụng kết quả khám
tổng quát này, tháng 7/2014, khách hàng Nguyễn Văn A tiếp tục chủ động liên lạc
DNBH B và mua thêm 2 hợp đồng bảo hiểm với số tiền bảo hiểm là 3,5 tỷ đồng, nâng
tổng số tiền bảo hiểm của cả 3 hợp đồng lên 5,5 tỷ đồng. Tháng 3/2015, khách hàng
tử vong và người thụ hưởng yêu cầu DNBH B chi trả bảo hiểm. DNBH B từ chối chi
trả do việc kê khai thông tin không trung thực của khách hàng Nguyễn Văn A đã làm
cho DNBH B đánh giá sai về rủi ro bảo hiểm và HĐBH được phát hành mà lẽ ra nếu
biết khách hàng bị K hạch thần kinh nội tiết trước thời điểm tham gia thì DNBH B đã
không chấp nhận bảo hiểm. Như vậy, cho dù DNBH B đã yêu cầu khách hàng kiểm
Trong Quy tắc và điều khoản HĐBHNT Pru – Cuộc sống bình an được cung cấp bởi Công ty trách nhiệm
hữu hạn BHNT Prudential Việt Nam, nghĩa vụ kê khai chính xác thông tin cần thiết của BMBH và người được
bảo hiểm được quy định như sau: “Bên mua bảo hiểm/Người được bảo hiểm có trách nhiệm kê khai đầy đủ,
chính xác và trung thực tất cả các thông tin cần thiết để Prudential đánh giá khả năng chấp nhận bảo hiểm

cho Hợp đồng bảo hiểm này. Việc thẩm định sức khỏe, nếu có, khơng thay thế cho nghĩa vụ kê khai trung thực
của Bên mua bảo hiểm/Người được bảo hiểm theo quy định của điều này.”
30

17


tra y tế, nhưng do khách hàng Nguyễn Văn A không kê khai trung thực bản thân đang
bị K hạch thần kinh nội tiết nên DNBH B không thể phát hiện bệnh lý này của khách
hàng khi chỉ thực hiện kiểm tra sức khỏe tổng qt.31 Vì vậy, có thể thấy thơng tin
được chính BMBH cung cấp khó có thể được thẩm định, ngay cả khi thực hiện kiểm
tra y tế. Do đó, việc thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn này chủ
yếu xuất phát từ tinh thần tự nguyện của bên tham gia bảo hiểm.
1.2.1.2. Trong q trình thực hiện hợp đồng
Sau khi thành cơng giao kết hợp đồng và HĐBHNT bắt đầu có hiệu lực, DNBH
và BMBH sẽ bắt đầu thực hiện hợp đồng theo những điều khoản đã cam kết. Hợp
đồng bảo hiểm là một hợp đồng mẫu với nội dung được định sẵn cho mọi BMBH
trong Bộ quy tắc và điều khoản sản phẩm bảo hiểm. Tuy nhiên, do đối tượng của
HĐBH là sức khỏe, tuổi thọ của NĐBH liên tục chịu sự tác động của các yếu tố trong
quá trình sống và thời hạn bảo hiểm thường kéo dài nên rõ ràng, những đánh giá về
rủi ro của DNBH vào thời điểm trước khi tiến hành giao kết hợp đồng có thể đã khơng
cịn phù hợp. Nói cách khác là tiền phí bảo hiểm có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với
mức tính tốn bình qn ban đầu. Vì thế, để bảo đảm tính cơng bằng cho đơi bên,
việc DNBH được cung cấp những thông tin quan trọng làm thay đổi cơ sở tính phí
bảo hiểm trong suốt q trình thực hiện hợp đồng là một điều tất yếu.
Theo Điểm c Khoản 2 Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm bắt buộc BMBH có
nghĩa vụ “thơng báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh
thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng
bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm”. Các tiêu chí đánh giá những
thơng tin nào thuộc vào trường hợp trên chưa được quy định cụ thể trong luật mà

thường được các DNBH ghi nhận trong nội dung điều khoản HĐBH. Thông thường,
những trường hợp thay đổi cơ bản về thông tin nhân thân của NĐBH, cơ bản bao gồm
tuổi, giới tính, nơi cư trú, nghề nghiệp cần phải được thông báo cho DNBH.
Thứ nhất, khi tuổi của NĐBH được xác định lại khác với tuổi kê khai ban đầu
tất yếu sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá mức độ rủi ro bởi đối tượng của HĐBHNT
chính là tuổi thọ con người. Sự thay đổi thông tin này là căn cứ cho DNBH ra các
quyết định về hiệu lực và nội dung của bộ hợp đồng, cụ thể:

Phí Thị Quỳnh Nga (2018), “Những vướng mắc trong q trình giải quyết tranh chấp BHNT tại Tịa án dưới
góc nhìn của doanh nghiệp bảo hiểm”, Tài liệu Hội thảo Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và giải quyết tranh
chấp trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, Tòa án nhân dân tối cao,
truy cập ngày
21/4/2020
31

18


“2. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được
bảo hiểm, nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm khơng thuộc nhóm tuổi
có thể được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng
bảo hiểm và hồn trả số phí bảo hiểm đã đóng cho bên mua bảo hiểm sau khi
đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm
đã có hiệu lực từ hai năm trở lên thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên
mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm.
3. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được
bảo hiểm làm giảm số phí bảo hiểm phải đóng, nhưng tuổi đúng của người
được bảo hiểm vẫn thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì doanh nghiệp
bảo hiểm có quyền:
a) u cầu bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm bổ sung tương ứng với số

tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trong hợp đồng;
b) Giảm số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm tương ứng
với số phí bảo hiểm đã đóng.
4. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được
bảo hiểm dẫn đến tăng số phí bảo hiểm phải đóng, nhưng tuổi đúng của người
được bảo hiểm vẫn thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì doanh nghiệp
bảo hiểm phải hồn trả cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm vượt trội đã
đóng hoặc tăng số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm tương
ứng với số phí bảo hiểm đã đóng.”32
Thay đổi về độ tuổi được xem là một trong những thay đổi cơ bản nhất ảnh
hưởng đến việc định giá rủi ro thơng qua phí bảo hiểm. Mức phí sẽ tỉ lệ thuận với độ
tuổi, tuổi càng cao thì mức phí càng tăng. Vì khi tuổi tăng thì khả năng xảy ra rủi ro
như ốm đau, bệnh tật, tử vong sẽ tăng, và cao hơn so với người trẻ. Trên thực tế, dù
trường hợp này ít khi xảy ra nhưng Luật Kinh doanh bảo hiểm vẫn dành một điều luật
riêng để quy định về nghĩa vụ thơng báo tuổi cho DNBH của BMBH. Nói như vậy
để thấy rằng bất cứ hành vi che giấu tuổi thật được xem là hành vi vi phạm nguyên
tắc trung thực tuyệt đối nói chung và nghĩa vụ cung cấp thơng tin nói riêng.
Thứ hai, thay đổi về giới tính là một trường hợp tương đối mới mẻ được pháp
luật thừa nhận trong BLDS 201533. Không thể phủ nhận rằng việc chuyển đổi giới
tính có ảnh hưởng lớn đến đối tượng của HĐBHNT là tuổi thọ con người. Không
32
33

Khoản 2, 3, 4 Điều 34 Luật Kinh doanh bảo hiểm
Điều 37 BLDS 2015

19



×