Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Xây dựng bản đồ các bãi giữ xe hai bánh bằng phương pháp gis (nghiên cứu trường hợp quận 5, thành phố hồ chí minh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔ THỊ HỌC

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2014

Tên cơng trình:

XÂY DỰNG BẢN ĐỒ CÁC BÃI GIỮ XE HAI
BÁNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIS
(Nghiên cứu trường hợp Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh)

Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm:
Thành viên :

Người hướng dẫn:

Mạc Thanh Linh
Nguyễn Dương Minh Hoàng
Vũ Thị Khánh Ngọc
Trần Trọng Nguyễn Minh Phước
Lê Danh Hạnh
ThS. KS. Nguyễn Hoàng Mỹ Lan

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 3
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu: ........................................................................................ 3
2. Lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài: ........................................................... 9
3. Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................................. 10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới hạn của đề tài: .................................................... 11
5. Kết quả nghiên cứu:........................................................................................................... 12
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn: ................................................................................ 12
PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................................................... 13
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................................ 13
I.1. Các khái niệm liên quan đến bãi giữ xe và hoạt động của bãi giữ xe ............................... 13
I.2. Hệ thống thông tin địa lý – GIS: ........................................................................................ 17
I.2.1 Khái niệm về hệ thống thông tin địa lý: ....................................................................... 17
I.2.2. Ưu điểm, nhược điểm của GIS: ................................................................................... 19
I.2.3. Ứng dụng của GIS: ...................................................................................................... 20
I.3. Giới thiệu phần mềm Mapinfo........................................................................................... 21
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG BÃI GIỮ XE TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU .......................... 23
II.1.Đặc điểm bãi giữ xe tại khu vực nghiên cứu ..................................................................... 23
II.2.Nhu cầu sử dụng bãi giữ xe tại khu vực nghiên cứu ......................................................... 30
CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS PHỤC VỤ TÌM KIẾM BÃI GIỮ XE
TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 36
III.1. Nhu cầu sử dụng bản đồ bãi giữ xe hai bánh của người dân .......................................... 36
III.2. Cơ sở dữ liệu GIS phục vụ tìm kiếm bãi giữ xe.............................................................. 38
III.3. Khai thác dữ liệu GIS phục vụ tìm kiếm BGX: .............................................................. 43
III.3.1. Phục vụ khách gửi xe: ............................................................................................... 43
III.3.2. Phục vụ nhà quản lý: ................................................................................................ 49
III.4. Kết luận: .......................................................................................................................... 49


PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 51

1. Kết luận ............................................................................................................................. 51
2. Kiến nghị ........................................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 54
PHỤ LỤC .................................................................................................................................... 57


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Bản đồ hành chính quận 5 ................................................................................... 15
Hình 2: Quy định về khoảng cách đỗ xe theo các góc 30o, 45o, 60o và 90o. .................... 20
Hình 3: Các thành phần của GIS. ..................................................................................... 23
Hình 4: Phần mềm Mapinfo Professional......................................................................... 27
Hình 5: Giao diện phần mềm Mapinfo Professional. ....................................................... 28
Hình 6: Vị trí các BGX tại khu vực nghiên cứu. .............................................................. 29
Hình 7: Thơng tin chi tiết của các BGX tại khu vực nghiên cứu. .................................... 30
Hình 8: Thiếu diện tích giữ xe (Trường hợp hồ bơi Tản Đà phường 11, quận 5)………31
Hình 9: Địa điểm thu hút người dân tại khu vực Phường 3 và 4...................................... 34
Hình 10: Địa điểm thu hút người dân tại khu vực Phường 11 và 12................................ 35
Hình 11: Bán kính di chuyển từ BGX đến các điểm đến tại Phường 11&12 (a) và 3&4 (b)
........................................................................................................................................... 36
Hình 12: Biểu đồ thể hiện nhóm tuổi sử dụng bãi giữ xe. ................................................ 37
Hình 13: Biểu đồ thể hiện tần suất sử dụng BGX ............................................................ 39
Hình 14: Biểu đồ thể hiện khó khăn trong việc tìm kiếm BGX theo giới tính. ............... 40
Hình 15: Biểu đồ thể hiện lý do chọn bãi giữ xe. ............................................................. 40
Hình 16: Giao diện chính với chức năng hỗ trợ người dùng tìm kiếm bãi giữ xe. ......... 44
Hình 17: Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu. ..................................................................... 45
Hình 18: Hộp thoại giới thiệu chức năng tìm kiếm bãi giữ xe. ........................................ 51
Hình 19: Hộp thoại khai báo thơng tin tìm kiếm người dùng muốn đến. ........................ 52


Hình 20: Chức năng tìm kiếm theo nhóm các loại điểm đến và vị trí nhập khoảng cách di

chuyển. ............................................................................................................................... 53
Hình 21: Xuất hiện hộp thoại báo lỗi khi người dùng nhập quá phạm vi xác định. ........ 54
Hình 22: Hộp thoại yêu cầu người dùng xác nhận các thông tin đã khai báo. ................. 54
Hình 23: Kết quả tìm kiếm BGX thỏa mãn nhu cầu của người dùng. ............................. 55
Hình 24: Kết quả tìm kiếm được thể hiện theo chế độ hiển thị “Xem trên bản đồ”......... 56
Hình 25: Kết quả tìm kiếm được thể hiện theo chế độ hiển thị “Xem thông tin chi tiết”.
................................................................................................................................... 56


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Quy định về BGX hiện đang áp dụng tại Việt Nam và TP.HCM. ...................... 21
Bảng 2: Mức phí giữ xe đối với xe đạp, xe đạp điện (kể cả trông giữ mũ bảo hiểm). ..... 22
Bảng 3: Mức phí giữ xe đối với xe máy (xe số và xe tay ga), xe điện (kể cả trông giữ mũ bảo
hiểm của xe máy, xe điện). ................................................................................................ 23


DANH MỤC VIẾT TẮT
TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

GIS

Geographic Information Systems – Hệ thống thông tin địa lý

BGX

Bãi giữ xe

UBND


Uỷ Ban Nhân Dân

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

TNXP

Thanh niên xung phong

THPT

Trung học phổ thông

NXB

Nhà xuất bản


1

LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh xã hội phát triển hiện nay, thời gian là một yếu tố quan trọng được con
người xem xét khi lựa chọn phương án tối ưu trong mọi hoạt động thường ngày. Do đó, chúng
ta thường tìm mọi cách có thể để tiết kiệm thời gian nhằm gia tăng năng suất lao động, tăng cơ
hội nghỉ ngơi, giảm chi phí vận chuyển… Trong đó có việc nỗ lực rút ngắn thời gian di chuyển
bằng cách sáng tạo ra các hình thức phương tiện hiện đại hư các loại xe cơ giới gồm xe đạp, xe
máy, ô tô... Nhưng khi các phương tiện trở nên quá nhiều trong khi hệ thống bến xe, bãi giữ xe
không đủ đáp ứng nhu cầu thì con người phải mất nhiều thời gian hơn để tìm kiếm, lựa chọn vị

trí tạm giữ các phương tiện di chuyển trong thời gian làm việc, vui chơi, giải trí… Vậy làm
cách nào để tìm kiếm nhanh chóng các bãi giữ xe cũng như biết được các thơng tin chi tiết vị trí
giữ xe như giá cả, diện tích… Do đó, “Xây dựng bản đồ các bãi giữ xe hai bánh bằng
phương pháp GIS (Nghiên cứu trường hợp Phường 3, 4, 11 và 12, Quận 5, Thành phố Hồ
Chí Minh)” được nhóm lựa chọn nghiên cứu nhằm cung cấp cơ sở dữ liệu và cách thức khai
thác dữ liệu phục vụ cho việc tìm kiếm hiệu quả hơn.
Tại các thành phố lớn, điển hình như TP.HCM – trung tâm kinh tế và dịch vụ lớn nhất
cả nước, hệ thống hạ tầng giao thông hiện tại không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu đi lại và sử
dụng của lượng dân cư ngày càng tăng. Ngoài khu vực trung tâm thành phố, Quận 5 được xem
là một trong các khu vực tập trung nhiều địa điểm vui chơi – giải trí, trung tâm thương mại,
cơng trình tôn giáo và nổi bật nhất là khu Chợ Lớn – điểm thu hút một lượng lớn du khách đến
tham quan. Cùng với dân cư hiện sống tại Quận 5, lượng khách vãng lai từ những khu vực khác
đến khu vực này làm cho lượng phương tiện giao thông tăng lên. Với số lượng dân cư đông đúc
và số phương tiện cá nhân kèm theo mà thông thường là xe hai bánh như xe đạp, xe máy đã
phát sinh ra nhu cầu gửi xe. Tuy nhiên, để tìm kiếm các BGX đảm bảo về chất lượng trên toàn
quận 5 hoặc nói rộng ra trên tồn thành phố khơng phải là điều dễ dàng đối với những người
dân từ nơi khác đến.
Nghiên cứu này được sắp xếp theo một hệ thống thứ bậc nhất quán để thể hiện nhu cầu
sử dụng BGX, khó khăn trong việc tìm kiếm và bất tiện khi dùng dịch vụ này. Sản phẩm bản đồ


2

cùng với cơ sở dữ liệu GIS và chức năng khai thác dữ liệu của nhóm nghiên cứu ra đời sẽ là
một cơng cụ tìm kiếm hữu ích đối với những người có nhu cầu gửi xe tại địa bàn nghiên cứu,
đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm một BGX phù hợp tiêu chí người gửi về quy mơ, vị trí, giá cả,
độ an tồn, sự thuận tiện… Khơng những thế, với thông tin thể hiện trên bản đồ được cập nhật
từ thực tế, đây cịn là cơng cụ hỗ trợ chính quyền địa phương trong việc quản lý các BGX được
dễ dàng, tiện lợi và kịp thời hơn.



3

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
1.1. Nhóm đề tài về BGX:
Nghiên cứu “Study of parking systems in Hanoi and Strengthen its effectiveness”
vào năm 2008 của Đặng Thị Thu Thảo, bộ môn Kỹ thuật Đô thị - trường đại học Tokyo (Nhật
Bản) đề cập đến vấn đề gửi xe tại Hà Nội. Bài nghiên cứu đã nêu rõ những khó khăn trong vấn
đề đất giữ xe. Đối tượng khảo sát của đề tài này là lượng xe ra vào thành phố trong ngày và
khoảng cách từ BGX đến nơi cần tới. Những khảo sát quan trọng này trong bài luận đã thể hiện
được BGX hiện nay không đủ cung ứng cho nhu cầu gửi xe của người dân trong và ngoài khu
vực. Đồng thời chỉ rõ những vấn đề bất cập giữa nơi đến và nơi giữ xe. Tuy nghiên cứu đã đưa
ra đề xuất học tập mô hình BGX ngầm trong các tịa nhà cơng sở nhưng lượng cung vẫn chưa
đáp ứng được lượng cầu quá lớn của người dân. Mặc dù nhóm chúng tơi cũng sẽ thực hiện
thống kê, khảo sát các BGX nhưng mục đích nhằm lập bản đồ để hỗ trợ người dùng đạt được
sự thuận tiện nhất. Hai bài nghiên cứu có chung một số công đoạn nhưng kết quả sẽ khác nhau.
Kết quả đạt được của đề tài chúng tôi sẽ gần gũi và thực hiện ít tốn kém kinh phí hơn.
Bài viết “Giữ xe kiểu quận 5” được đăng trên báo Người Lao Động vào ngày
30/11/2011 của tác giả Ánh Nguyệt. Tác giả cho thấy bản chất của việc phát triển kinh tế ở
quận 5 (chủ yếu là các hoạt động kinh doanh, buôn bán sầm uất) cùng với thực trạng về không
gian giữ xe quá tải làm nổi bật việc giải quyết nhu cầu gửi xe cho người dân là vấn đề nan giải.
Bài viết đã đưa ra những bước đầu thực thi thí điểm việc quy hoạch lại BGX hai bánh ở những
tuyến đường có vỉa hè rộng nhằm đáp ứng nhu cầu gửi xe của người dân. Như vậy, phần nào
tạo thói quen đi bộ cho người dân đến khu vực gần đó. Trong bài viết, tác giả đã nêu lên những
việc làm cụ thể như quy hoạch các vỉa hè có chiều rộng từ 3m trở lên cho phép người dân để xe
tự quản trước nhà. Đối với những vỉa hè từ 6m trở lên như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Lê
Hồng Phong, Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Chí Thanh, Lý Thường Kiệt… thì nên quy hoạch thành
các BGX lớn. Một số hẻm lớn và một số đường nội bộ rộng rãi tại các chung cư cũng được sắp
xếp để làm BGX, phục vụ cho người dân tại khu vực. Ngồi ra, bài viết cịn đề cập vấn đề khó

khăn ở chỗ nhu cầu gửi xe ở từng khu vực khơng đồng đều, gây khó khăn trong việc lập bãi.
Cuối cùng, tác giả đã nêu ra những việc làm khá rõ ràng mà UBND quận 5 đã định hướng quy


4

hoạch thực hiện. Từ đó sẽ tạo cái nhìn rõ nét cho người dân trong việc góp phần giảm tải ùn tắc
giao thông, phát triển đô thị văn minh - hiện đại.
Trong hai đề tài trên, các tác giả đưa ra ý kiến đề xuất cải thiện tình trạng thiếu đất giữ
xe. Tuy nghiên cứu trên khảo sát cùng khách thể (chủ giữ xe, khách gửi xe,…) với chúng tôi
nhưng khơng nhắm đến các khu vực có đặc điểm khác nhau. Kế tiếp, các nghiên cứu trên khi áp
dụng vào thực tế đều địi hỏi chi phí cao, mất nhiều thời gian hồn thành.
Bài viết: “Chuyển đổi cơng năng BGX - vì quyền lợi trước mắt”, tác giả Q.Chi –
V.Trần 1 đăng tải trên báo online www.doisongphapluat.com vào 24/9/2013. Nội dung bài viết
đề cập đến vấn đề chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng của các BGX sai với quy hoạch ban
đầu của thủ đô Hà Nội - khu vực hiện nay không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng BGX. Nhiều
BGX tuy đã có quy hoạch hồn chỉnh nhưng khi ra ngoài thực tế đã bị biến thành các trung tâm
thương mại, cao ốc văn phòng,... Tất cả chỉ vì lợi ích kinh tế trước mắt của chính quyền địa
phương. Điều này khiến cho tình trạng thiếu BGX ở Hà Nội vẫn không được giải quyết. Tác
giả bài viết đã đưa ra những trường hợp tiêu biểu cho tình trạng này ở Hà Nội. Theo TS.
Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc, Tổng biên tập NXB Giao thông vận tải (Bộ Giao thơng
vận tải), tình trạng thiếu hụt BGX tại thành phố và đưa ra con số 10 - 15% khả năng đáp ứng
nhu cầu gửi xe của người dân. Do đó, Hà Nội cần phải có những quy hoạch, chính sách hoặc
biện pháp cụ thể để tăng cường các điểm hoặc garage giữ xe và tích cực kêu gọi xã hội hoá đầu
tư cho lĩnh vực này. Tuy nhiên, bài viết chưa nêu rõ hướng giải quyết cụ thể cũng như những
tiêu chuẩn, định nghĩa, số liệu cụ thể về việc xây dựng, sử dụng BGX - những điều mà trong
bài của nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra. Định hướng của nhóm sẽ tập trung vào đánh giá những
BGX hiện hữu để đưa ra những lựa chọn thuận lợi cho người dân.
Bài viết “TP.HCM tìm “phương án” ưu đãi BGX” đăng trên báo www.dantri.com vào
12/11/2013 của phóng viên Tùng Nguyên2. Tác giả bài viết đã nêu lên thực trạng khó khăn của

1

Nguồn: thời gian truy cập 13:00 30/1/2014.
2

Nguồn: Chí Minh-tim-phuong-an-uu-dai-bai-giu-xe-801954.htm, thời gian
truy cập 13:30, 30/1/2014.


5

người dân trong việc tìm BGX trong trung tâm TP.HCM. Từ vấn đề thiếu BGX ở khu vực
trung tâm thành phố, khiến cho giá giữ xe ở nhiều nơi tăng quá mức quy định đến việc nhiều
BGX không nhận giữ xe đạp, giữ xe với thời gian ngắn… Bên cạnh đó, tác giả cịn đề cập đến
tình trạng thiếu chỗ đỗ xe ở những cao ốc trong trung tâm thành phố hay việc thu hẹp tối đa
diện tích BGX để tận dụng vào việc sinh lời khác. Tác giả đã đưa ra số liệu kết luận thanh tra
của Thanh tra Bộ GTVT về cơng tác quản lý, sử dụng lịng đường, hè phố trên địa bàn thành
phố vào cuối năm 2012, kết quả khảo sát 80 cao ốc cho thấy gần 74% tịa nhà khơng đủ chỗ đỗ
xe, 7,5% tịa nhà khơng có chỗ đỗ xe, chỉ có gần 19% tòa nhà đủ chỗ đỗ xe. Cuối cùng, tác giả
đề cập đến việc các nhà đầu tư không mặn mà đầu tư xây dựng các BGX vì khả năng sinh lời
thấp cộng với những chính sách quản lý nghiêm ngặt của chính quyền thành phố dẫn đến tình
trạng nhiều BGX không được xây dựng do thiếu chủ đầu tư. Tuy bài báo đã nêu được những
vấn đề hiện tại về BGX và việc gửi xe của người dân, nhưng tác giả vẫn chưa đưa ra được giải
pháp cụ thể, chưa nắm bắt chính xác nhu cầu của người dân. Nghiên cứu của nhóm sẽ khắc
phục khuyết điểm này bằng việc thu thập được ý kiến người dân qua phỏng vấn. Hơn thế nữa,
chúng tôi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân chủ động tìm được địa BGX hợp lý.
Hai nghiên cứu này đã đưa ra được thực trạng hiện nay các BGX bị thay đổi chức năng.
Vì lí do lợi ích của một số nhóm người mà diện tích giữ xe phục vụ cho nhu cầu tất yếu của
người dân bị thu hẹp. Chính nhờ những bài báo này, nhóm nghiên cứu đã có định hướng để tìm
hiểu sâu hơn về nhu cầu được giữ xe của người dân. Từ đó, đưa ra hướng đề xuất các địa điểm

BGX phù hợp.
1.2. Nhóm đề tài ứng dụng GIS:
Bài nghiên cứu: “Ứng dụng GPS và GIS trong công tác quản lý xe buýt trên địa bàn
TP.HCM” của tác giả Lê Văn Trung thuộc Trung tâm địa tin học - Khu công nghệ phần mềm Đại học quốc gia TP.HCM, đăng trên tạp chí Phát triển khoa học và cơng nghệ, tập 15, số M12012. Bài viết đã nêu lên những hạn chế trong công tác quản lý và điều hành hoạt động xe buýt
trên địa bàn TP.HCM. Qua đó, tác giả đã đưa ra đề xuất xây dựng hệ thống tích hợp GPS và
GIS nhằm giới thiệu phương pháp nâng cao chất lượng dịch vụ quản lý xe buýt. Bài viết đã nêu
rõ những hạn chế trong phương pháp quản lý xe buýt hiện tại: Từ quản lý thủ công bởi đội


6

kiểm tra trên tuyến và nhân viên điều hành dẫn đến thơng tin chủ quan; tình trạng thiếu nhân
lực phục vụ công tác quản lý khi cần mở rộng tuyến đến chất lượng phục vụ chưa được giám
sát đầy đủ. Ngồi ra, chưa có hệ thống thơng tin liên lạc giữa tài xế và trung tâm điều hành. Căn
cứ vào những thực trạng trên, tác giả đã đề xuất sử dụng module di động (Blackbox) gắn trên
xe buýt để quản lý về khơng gian (vị trí bến xe, trạm dừng, nhà chờ…); về thuộc tính của các
tuyến xe bt (thơng tin về lộ trình, đơn vị quản lý, nhân sự vận hành…). Nhờ vậy sẽ tạo ra khả
năng tương tác cao giữa trung tâm điều hành, tài xế xe buýt và hành khách như cảnh báo tài xế
tức thời trong trường hợp xảy ra vi phạm. Bài viết đã đưa ra sáng kiến hay nhằm giảm thời
gian, nhân lực khi quản lý việc vận hành xe buýt. Tuy nhiên, do khơng phải là một đề tài
nghiên cứu khoa học hồn chỉnh nên bài viết không thể đưa ra số liệu thống kê cụ thể từ khảo
sát thực tế. Mặc dù có điểm tương đồng về phát huy khả năng của ứng dụng GIS nhưng bài
nghiên cứu của chúng tơi có thể đưa ra những tư liệu khách quan cụ thể (diện tích BGX, thời
gian hoạt động, thơng tin chủ BGX…) thu thập được thông qua khảo sát thực tế, thống kê dựa
vào việc điều tra xã hội học người dùng, nhà quản lý. Đồng thời, kết quả nghiên cứu mà nhóm
đạt được sẽ hiện thực hóa ý tưởng khi cho ra bản đồ (bản giấy và bản điện tử trình chiếu trên
máy tính) các BGX hai bánh. Ngồi ra, ưu điểm khác trong đề tài nghiên cứu của nhóm là kinh
phí thấp hơn dễ áp dụng vào thực tế hơn so với trang bị module và bảo trì thiết bị trên hệ thống
xe buýt như đề tài trên đã đề xuất.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật: “Nghiên cứu ứng dụng GIS trong công tác quản lý mạng

lưới giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” của tác giả Đinh Thị Phượng chuyên
ngành Khoa học máy tính thuộc Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng. (Người hướng dẫn
khoa học: Ts Phùng Văn Ổn, Hà Nội - 2012). Bài nghiên cứu đã đề xuất được các phương án,
giải pháp nhằm xây dựng phần mềm phù hợp với hiện trạng, phục vụ cho nhu cầu quản lý giao
thông đường bộ ở tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn đã tìm hiểu và đánh giá về hiện trạng giao thông
đường bộ của tỉnh Vĩnh Phúc qua ba hệ thống: hệ thống quốc lộ, hệ thống đường tỉnh, hệ thống
đường sắt. Hiện trạng giao thơng được tìm hiểu qua hai vấn đề: mạng lưới giao thông đối nội
(gồm hệ thống quốc lộ, hệ thống đường đô thị, hệ thống đường giao thông nông thôn) và mạng
lưới giao thơng đối ngoại. Từ những phân tích thực trạng, luận văn nghiên cứu đã đưa ra các
giải pháp về cơ sở dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật cũng như đưa ra các giải pháp về GIS. Trong đó,


7

giải pháp GIS được xử lý bằng công nghệ ArcGIS và phần mềm Desktop GIS. Phần mềm đã hỗ
trợ việc in ấn bản đồ; quản lý bản đồ ở các hệ thống toạ độ, lưới chiếu khác nhau; chuyển đổi từ
hệ này sang hệ khác theo yêu cầu và một số hỗ trợ phụ khác (biên tập, chia mảnh, tạo khung,
đặt nét, tơ màu,…). Đồng thời, bản đồ có thể trình bày ở các tỷ lệ khác nhau. Việc thiết kế cơ
sở dữ liệu GIS cho giao thông đường bộ thơng qua mơ hình cơ sở dữ liệu khơng gian (gồm các
đối tượng: dân cư, giao thông, thủy hệ, ranh giới, địa hình) và mơ hình cơ sở dữ liệu thuộc tính
(gồm các thuộc tính: đường, dự án, cầu, người dùng, đơn vị thi cơng). Từ đó sẽ nâng cao việc
quản lý hệ thống được rõ ràng, chặt chẽ hơn. Điểm hạn chế trong luận văn nghiên cứu là hệ
thống vẫn còn sơ sài, chưa hỗ trợ được nhiều cho công tác quản lý quy hoạch mạng lưới giao
thông đường bộ của tỉnh, mới chỉ tập trung quản lý hiện trạng giao thơng đường bộ. Ngồi ra,
hệ thống vẫn chưa có được hướng giải quyết trong việc cơng khai hóa hệ thống bản đồ, chỉ thực
hiện trên bản đồ giấy bằng in ấn, trong khi việc tiếp cận bản đồ trên Internet của người dân sẽ
hiệu quả hơn, thực hiện được nhiều tính năng hơn. Đề tài có điểm tương đồng với để tài của
nhóm như việc ứng dụng GIS trong việc lập bản đồ, từ đó làm hệ thống cơ sở dữ liệu giúp cho
việc quản lý được dễ dàng cũng như cơng khai hóa cho người dân thuận lợi trong việc nắm bắt
tình hình. Tuy nhiên so với đề tài của nhóm, vì tính chất của đề tài nên khả năng đáp ứng các

nhu cầu của người dân cao hơn. Chẳng hạn như nhu cầu tìm kiếm các BGX, nắm bắt thông tin
giá cả, chất lượng… Với thời gian cũng như khả năng hiện tại của nhóm, kết quả nghiên cứu đề
tài của nhóm sẽ được thể hiện trên bản đồ giấy và bảng điện tử trên máy tính, tuy nhiên định
hướng sẽ phát triển trên mạng Internet cũng như các tính năng trên các thiết bị cơng nghệ hiện
đại như điện thoại, máy tính bảng…
Ứng dụng của GIS trong các đề tài đều giúp cập nhật dữ liệu đầy đủ, nhanh chóng và
thơng tin sinh động. Tuy nhiên, những nghiên cứu trên không phù hợp cho nhiều nhóm đối
tượng khác nhau (chỉ dành cho chính quyền, cấp quản lý). Trong khi đề tài của chúng tôi phổ
biến cho mọi đối tượng sử dụng.
1.3. Nhóm đề tài về bản đồ:
Bằng sáng chế của Mỹ US 6885312 B1, “Phương pháp và hệ thống đánh dấu bản đồ
BGX” được cấp vào 26/4/2005 Mark A. Kirkpatrick (Cơ quan ủy quyền: Tập đoàn BellSouth


8

Sở hữu trí tuệ). Phương pháp và hệ thống nhằm xác định khoảng trống của không gian giữ xe,
cho phép người dùng có thể nhận thơng tin từ xa về khả năng sử dụng BGX trước khi đến BGX
hoặc một cơng trình giữ xe cao tầng nào đó. Hệ thống cho phép người dùng xác định nơi nào
thích hợp để gửi xe, BGX ở đâu gần nơi cần đến, thời hạn sử dụng của khu vực để xe. Dạng
thông tin truyền tải đến với khách hàng có thể theo hai hình thức: âm thanh hoặc văn bản. Phát
minh gồm có một thiết bị thu (thiết bị điện tử) người dùng giữ và thu tín hiệu một thiết bị phát
được đặt tại những nơi gần các BGX hoặc các cơng trình lớn. Người dùng sẽ nhận thông tin
bản đồ bao gồm chỉ dẫn những vị trí cịn trống chính xác để đậu xe, thời gian hoạt động và cơ
sở vật chất của điểm đậu xe. Nhược điểm là tốn kém kinh phí đầu tư và bảo trì cho các thiết bị
điện tử. Ngoài ra, để sử dụng người dùng phải mua thiết bị thu. Bản đồ chỉ cung cấp thông tin
địa điểm, chỗ để xe cịn trống. Bên cạnh đó, phát minh này chỉ áp dụng cho những bãi đậu xe
đã có cơ sở hạ tầng tốt (bài viết chia ra làm 2 loại là bãi đậu xe - “parking lot” và bãi đậu xe cao
tầng - “parking structure”), đòi hỏi bãi xe phải có lắp đặt trạm phát tín hiệu. Những yếu tố này
dẫn đến phát minh rất hạn chế người tiếp cận dịch vụ. Vì vậy, phát minh này khơng phù hợp

với Việt Nam nói chung và địa bàn nghiên cứu của chúng tơi nói riêng. Do đó khó áp dụng
trong tình hình địa bàn thực tế hiện nay. Mặc dù vậy, nhóm nghiên cứu có thể dựa trên những
ưu điểm của phát minh để bổ sung, phát triển cho bản đồ GIS.
1.4. Kết luận:
Thứ nhất, nhóm đề tài ứng dụng GIS đã cho thấy công nghệ này vừa mang tính khoa học
vừa có khả năng áp dụng thực tế cao. Thứ hai, nhóm đề tài nghiên cứu BGX đã nêu được tính
cấp thiết và bất cập của các BGX hiện nay. Ngoài ra, nhờ vào phát minh của Mark A.
Kirkpatrick, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy một điểm chung mấu chốt trong vấn đề tìm cách xác
định BGX. So với những đề tài trên, nghiên cứu của nhóm là sự kết hợp của cả ba mảng vấn đề.
Nhóm nghiên cứu sẽ dựa trên nền tảng tài liệu đã có sẵn để củng cố lí do lập nên bản đồ cũng
như số liệu để chứng tỏ nhu cầu gửi xe của người dân rất cao và sự thiếu hụt diện tích giữ xe
hợp lí. Từ đó, nhóm sẽ xác định khơng chỉ những BGX có sẵn trên địa bàn mà còn đề xuất
những BGX cần thiết phù hợp với mong muốn và khả năng tiếp cận của người dân.


9

2. Lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:
Hệ thống giao thông động là mạng lưới đường phố hoàn chỉnh phục vụ cho việc đi lại
của mọi phương tiện trên đường. Bên cạnh hệ thống giao thông động, tại các đô thị, đặc biệt là
các đô thị lớn với mật đô dân số cao, nhu cầu có được một hệ thống giao thơng tĩnh đã trở
thành vấn đề cấp bách. Hệ thống giao thông tĩnh bao gồm: các bến bãi, hầm, gara và mặt bằng
để phục vụ cho việc giữ xe. Điều này không chỉ quan trọng đối với cư dân tại đô thị mà còn cần
thiết cho khách vãng lai đến để làm việc, q cảnh hoặc vui chơi giải trí. Việc có nơi để giữ xe
sẽ làm giảm đi dòng di chuyển phương tiện đi lại trên các tuyến đường. Qua đó, góp phần vào
việc giảm ùn tắc giao thông tại thành phố.
Hệ thống giao thơng tĩnh có vai trị và chức năng rất quan trọng trong hệ thống phát triển
đô thị. Mặc dù vậy, hầu như các thành phố, đô thị của nước ta lại đang xem nhẹ vấn đề này bất
chấp việc các phương tiện tham gia giao thông đang ngày càng gia tăng. Song song đó, vẫn
chưa có sự quy hoạch đúng đắn các BGX, chưa nâng cấp xây dựng các bến, BGX nhằm đảm

bảo được về số lượng xe cần giữ cũng như sự phù hợp với từng loại xe, dịng xe. Đơn cử như
TP.HCM: diện tích của thành phố là gần 2.095km2 và tỷ lệ 5 triệu xe máy/8 triệu dân nhưng chỉ
có khoảng 33 bến bãi đậu xe. Do đó, diện tích bến bãi chỉ chiếm khoảng 0.1% diện tích tồn
thành phố. Dễ dàng nhận thấy rằng dù TP.HCM là 1 thành phố lớn, là trung tâm kinh tế của cả
nước, nhưng vấn đề bến, BGX vẫn cịn nhiều bất cập. Các vị trí đậu xe trên các gara cao tầng
hay dưới các tầng hầm vẫn chưa có; xe máy, xe đạp được phép gửi xe trên vỉa hè và ôtô đậu
dọc trên nhiều đường phố. Hiện trạng này đã dẫn đến tình trạng kẹt xe, lấn chiếm vỉa hè, gây
mất an toàn và làm mất mỹ quan đơ thị.
Nhóm chúng tơi chọn đề tài nghiên cứu tại quận 5, TP.HCM. Nguyên nhân là do khu
vực này có thể được xem là đại diện tiêu biểu cho bộ mặt của thành phố. Quận 5 với diện tích
là 4 km2, dân số tổng cộng 174.154 người, mật độ dân số là 40.875 người/km2 (theo thống kê
năm 2010), là nơi tập trung thương mại dịch vụ mua bán sầm uất, cơ quan hành chính quan
trọng, hệ thống trường học các cấp, các bệnh viện với các chuyên môn khác nhau, các trung
tâm vui chơi giải trí… Do đó lượng phương tiện giao thông dày đặc nhằm phục vụ cho nhu cầu


10

các kiểu đi lại trong khu vực. Địa điểm này phù hợp để làm nổi bật tính cấp thiết trong nhu cầu
sử dụng các BGX.

Hình 1: Bản đồ hành chính quận 5.
Mục tiêu chính của đề tài là hỗ trợ tìm kiếm BGX trong khu vực nghiên cứu bằng cơng
nghệ GIS.
Để hồn thành mục tiêu chính, đề tài được thực hiện với những mục tiêu cụ thể như sau:
-

Khảo sát và đánh giá hiện trạng các BGX tại khu vực nghiên cứu.

-


Xây dựng mơ hình cơ sở dữ liệu GIS và các lớp dữ liệu chuyên đề phục vụ cho bài tốn
tìm kiếm bãi giữ xe, thống kê quản lý tình trạng hoạt động của các BGX tại khu vực
nghiên cứu.

-

Thiết kế các chức năng khai thác dữ liệu GIS và các lớp dữ liệu chuyên đề.

3. Phương pháp nghiên cứu:
3.1. Thu thập thông tin:


11

-

Nghiên cứu các tài liệu sẵn có: Tìm hiểu các số liệu thống kê đã được cơng bố, tạp chí
chun ngành, sách xuất bản, các đề tài nghiên cứu ở trong và ngồi nước về hệ thống
BGX để có được những thơng tin cần thiết và chính xác.

-

Phương pháp định tính:
Tiến hành đi quan sát thực tế hiện trạng các BGX, các phường có nhiều BGX. Bên cạnh

đó, nhóm cũng đã thu thập thơng tin sơ bộ (vị trí bãi, thời gian giữ xe, giá giữ xe v.v…)
Phỏng vấn sâu (trực tiếp - mặt đối mặt) ơng Bùi Bình Phương, cán bộ phịng quản lý đơ
thị quận 5 vào ngày 08/11/2013 và ông Nguyễn Ngọc Lợi, đội trưởng đội 3 lực lượng TNXP
vào ngày 10/3/2014 về thực trạng giữ xe ở địa phương, tình hình quản lý các BGX cũng như ý

kiến của cán bộ về mơ hình nghiên cứu của nhóm.
-

Phương pháp định lượng:
Tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi (trực tiếp - mặt đối mặt), sử dụng phương pháp chọn

mẫu ngẫu nhiên với quy mô mẫu là 100, bao gồm cả người dân sinh sống ở quận 5 và khách
vãng lai thuộc nhiều nhóm tuổi và ngành nghề khác nhau về đánh giá chất lượng BGX cũng
như nhu cầu của người sử dụng.
3.2. Xử lí thơng tin:
Lập biên bản rã băng phỏng vấn sâu.
Dùng phần mềm SPSS xử lí số liệu, thống kê kết quả khảo sát và so sánh với các kết quả
tìm được trong các đề tài nghiên cứu tương tự.
3.3. Phương pháp GIS
Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS, các lớp dữ liệu chuyên đề và chức năng khai thác dữ liệu
bằng phần mềm Mapinfo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới hạn của đề tài:
- Thời gian: Từ tháng 3/2013 đến tháng 3/2014.
-

Khu vực nghiên cứu: Phường 3, 4, 11 và 12, Quận 5, TP.HCM.

-

Đối tượng nghiên cứu: Các BGX trong khu vực nghiên cứu.


12

-


Khách thể nghiên cứu: Khách giữ xe tại quận 5, cán bộ quản lý về BGX tại quận 5,
TP.HCM.

5. Kết quả nghiên cứu:
- Đánh giá hiện trạng bãi giữ xe tại Phường 3, 4, 11 và 12, Quận 5, TP.HCM
-

Cơ sở dữ liệu GIS, bản đồ chuyên đề phục vụ tìm kiếm BGX tại khu vực nghiên cứu.

-

Các chức năng khai thác dữ liệu bằng phần mềm MapInfo.

6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn:
6.1. Ý nghĩa thực tiễn:
Tìm kiếm BGX là nhu cầu có thật, đồng thời việc cung cấp cơng cụ hỗ trợ q trình tìm
kiếm BGX dễ dàng, thuận lợi cũng là việc làm cần thiết. Như vậy, với cơ sở dữ liệu và bản đồ
chuyên đề được xây dựng dựa trên kết quả khảo sát, người sử dụng có thể dễ dàng tham khảo
các thơng tin cần thiết về các BGX từ đó lựa chọn nơi giữ xe phù hợp nhất trước khi di chuyển
đến địa điểm cần đến. Ngoài ra, các đơn vị quản lý BGX tại khu vực nghiên cứu cũng có thể
cập nhật thơng tin và thống kê tình trạng hoạt động của các BGX nhằm gia tăng hiệu quả công
tác quản lý hiện tại.
6.2. Ý nghĩa khoa học:
Hệ thống thông tin địa lý – GIS với thế mạnh về khả năng kết nối thơng tin thuộc tính
với vị trí của các đối tượng trong thế giới thực được đánh giá là một trong những công cụ hiệu
quả trong quản lý, truy vấn và phân tích các đối tượng trong khơng gian thực. Thêm vào đó,
BGX được xem là một thành phần trong hệ thống giao thông tĩnh trong đô thị, một khi BGX
được quản lý và hoạt động hiệu quả sẽ làm giảm việc đi lại của những người điều khiển phương
tiện xe cơ giới gây ra khi đi tìm chỗ đỗ xe. Do đó, hệ thống thơng tin bằng công nghệ GIS chỉ

dẫn người điều khiển phương tiện cơ giới đến những nơi phù hợp với vị trí mong muốn đến là
một cách nhanh chóng, hiệu quả để giảm xu hướng đi lại; giúp cho giao thông tại các khu vực
tập trung nhiều trung tâm thương mại, địa điểm du dịch, cơ quan hành chính, bệnh viện, trường
học… được thơng thống hơn.


13

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I.1. Các khái niệm liên quan đến bãi giữ xe và hoạt động của bãi giữ xe
Về lý thuyết, BGX là một thành phần trong hệ thống giao thông tĩnh trong đô thị. Riêng
tại Việt Nam, bãi đỗ xe hay BGX được quy định là cơng trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ thực hiện chức năng phục vụ trông giữ xe ô tô và các phương tiện giao thông đường
bộ khác 3.
Ngồi hệ thống giao thơng động, hầu hết các khu đô thị hiện nay phải đối mặt với các
vấn đề liên quan đến hệ thống giao thông tĩnh, cụ thể liên quan đến các BGX là tất cả phương
tiện giao thơng đều cần có nơi để đỗ lại trong một khoảng thời gian nào đó. Điều này có nghĩa
là khi q trình tìm kiếm BGX khơng được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả thì nhu cầu đi lại
của người sử dụng phương tiện giao thông sẽ tăng lên, trực tiếp ảnh hưởng đến mật độ giao
thông trong một khu vực nhất định, đồng thời gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng môi trường
và khả năng thu hút của khu vực đó. Vì thế, hầu hết các đơ thị đều có những quy định cụ thể về
hoạt động của BGX cũng như công tác quản lý BGX tại các địa phương.
Ví dụ như ở Úc, Hội đồng thành phố miền Nam Sydney quy định cụ thể và chi tiết về
yêu cầu của từng nơi đậu - giữ xe ô tơ, xe đạp và cả xe bt: diện tích, tầm nhìn và cơ sở vật
chất (Transport Guidelines for Development, 1996).
Ở Anh, Hội đồng Dịch vụ thành phố - Giao thông của Newcastle ban hành bộ Cẩm nang
hướng dẫn cho việc đỗ xe máy (Guidelines for Motorbike Parking In Newcastle, 9/2007) quy
định chi tiết về biển báo khu vực được đỗ xe; khoảng không gian dành cho một khu vực BGX
máy (có thu phí hoặc khơng); việc tận dụng khơng gian đậu - đỗ xe chung với ô tô và quy định

không được lấn đường của người đi bộ... Cụ thể, khi đỗ xe xiên 45o thì diện tích một chỗ đỗ xe
là từ 1,3x1,5m/xe đến 1,5x1,5m/xe; xiên 60o thì diện tích là 1,1x2m/xe; và góc 90o thì diện tích
là 1x2,1m/xe… (Xem hình 2). Ngồi ra, bộ cẩm nang cũng đề cập đến quy định về vạch đường
Điều 3,chương I, Thông tư số 24/2010/TT-BGTVT của Bộ GTVT, Quy định về bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng
nghỉ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
3


14

phân cách giữa khu vực để xe và phần lối đi. Nhờ quy định cụ thể về từng hạng mục gửi xe như
vậy sẽ giúp tránh va chạm giữa các xe, tạo sự thuận tiện cho người gửi. Tuy nhiên, tiêu chí này
sẽ khó áp dụng đối với những BGX hạn hẹp về diện tích và có tần suất gửi xe cao, số lượng xe
nhiều như vỉa hè gần bệnh viện, chợ…

Hình 2: Quy định về khoảng cách đỗ xe theo các góc 30o, 45o, 60o và 90o.
Tại Việt Nam, các quy định về BGX đã được tìm thấy trong một vài văn bản pháp luật
và thống kê chi tiết trong bảng 1. Riêng tại TP.HCM, hoạt động trông giữ xe cơng cộng có thu
phí là các hoạt động liên quan đến việc tổ chức giữ xe tại các vị trí, địa điểm được cấp có thẩm


15

quyền quy định và cấp phép4. Cơ quan có thẩm quyền chỉ xem xét việc cấp phép sử dụng tạm
thời một phần vỉa hè làm BGX đạp, xe mô tô có thu phí tại các vị trí, địa điểm nằm trong danh
mục khu vực, tuyến đường đã được UBND các quận, huyện, Sở Giao thông vận tải và Công an
thành phố thống nhất sắp xếp, tổ chức làm BGX trên vỉa hè. Danh mục này phải được UBND
thành phố thông qua. Các điểm trông giữ xe công cộng trên vỉa hè có thu phí phải bảo đảm
thuận lợi cho người đi bộ, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và khơng ảnh hưởng đến sinh
hoạt bình thường của hộ gia đình và cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp nhà, cơng trình xây

dựng dọc tuyến đường đó 5.
Bảng 1: Quy định về BGX hiện đang áp dụng tại Việt Nam và TP.HCM.
STT
1

Tên văn bản pháp luật
QCXDVN 01:2008/BXD

Nội dung
-

Bãi đỗ xe cơng cộng ngầm hoặc nổi phải bố trí gần
các khu trung tâm thương mại, dịch vụ, thể dục thể
thao, vui chơi giải trí và được kết nối liên thơng với
mạng lưới đường phố.

-

Diện tích tối thiểu cho một chỗ đỗ xe được quy
định như sau: 3m2/xe – đối với xe máy và 0.9
m2/xe – đối với xe đạp.

-

Khoảng cách đi bộ (từ BGX đến điểm cần đến) tối
đa là 500m.

2

24/2010/TT-BGTVT


Chủ BGX có trách nhiệm về an tồn phịng cháy chữa
cháy và bảo quản tài sản của khách (Xem phụ lục
IV.1).

3

4

Luật Phòng cháy chữa cháy

Các BGX phải đảm bảo các kỹ thuật PCCC phụ thuộc

Điều 5, chương I, Quy định Về quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè trên địa bàn TP.HCM (Ban hành kèm

theo Quyết định số 74/2008/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2008 của UBND TP.HCM).
Điều 6, Chương II, Quyết định số 74/2008/QĐ-UBND ngày 23/10/2008 của UBND thành phố, Quy định Về
quản lý và sử dụng lòng đường, vỉa hè trên địa bàn TP.HCM.
5


16

vào loại cơng trình ứng với vị trí của từng BGX. (Xem
phụ lục IV.2).
4

Quyết định số 32 /2012/QĐ- Mức phí trông, giữ xe được xác định phụ thuộc vào
UBND của UBND TP.HCM


nhóm BGX6, loại xe và thời gian gửi xe tại BGX.
(Xem bảng 2 và 3)

Bảng 2: Mức phí giữ xe đối với xe đạp, xe đạp điện (kể cả trơng giữ mũ bảo hiểm).
Thời gian

Đơn vị tính

Mức thu
Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Ngày

đồng/xe/lượt

500

1.000

2.000

Đêm

đồng/xe/lượt

1.000


2.000

4.000

Cả ngày và đêm

đồng/xe/lượt

1.500

3.000

6.000

đồng/xe/tháng

25.000

30.000

100.000

Tháng

Bảng 3: Mức phí giữ xe đối với xe máy (xe số và xe tay ga), xe điện (kể cả trông giữ mũ bảo
hiểm của xe máy, xe điện).
Thời gian

Đơn vị tính


Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Xe số dưới 175cm3, xe điện:

6

Ngày

đồng/xe/lượt

2.000

3.000

4.000

Đêm

đồng/xe/lượt

3.000

4.000

5.000


Cả ngày và đêm

đồng/xe/lượt

5.000

7.000

9.000

Tháng

đồng/xe/tháng

100.000

100.000

200.000

Nhóm 1: gồm các địa điểm trơng giữ tại trường học, bệnh viện.

Nhóm 2: gồm các địa điểm trông giữ tại chợ, siêu thị, chung cư hạng III, IV, cửa hàng kinh doanh (dịch vụ,
thời trang, ăn uống,…) và các trụ sở cơ quan, tổ chức (trừ cơ quan hành chính nhà nước).
Nhóm 3: chung cư hạng I, II, khu vui chơi, giải trí, nhà hàng, khách sạn, vũ trường, rạp hát và các trung tâm
thương mại phức hợp.
(Theo Điều 1, Quyết định số 32/2012/QĐ-UBND)



17

Xe tay ga, xe số từ 175cm3 trở lên:
Ngày

đồng/xe/lượt

3.000

4.000

5.000

Đêm

đồng/xe/lượt

4.000

5.000

6.000

Cả ngày và đêm

đồng/xe/lượt

7.000

9.000


11.000

Tháng

đồng/xe/tháng

150.000

200.000

250.000

I.2. Hệ thống thông tin địa lý – GIS:
I.2.1 Khái niệm về hệ thống thơng tin địa lý:

Hình 3: Các thành phần của GIS.
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - gọi tắt là GIS) là một hệ
thống với sự trợ giúp của máy tính phục vụ cho mục đích thu thập, xử lý, phân tích, lưu trữ, và
hiển thị các loại dữ liệu mang tính chất khơng gian cũng như phi khơng gian (như vị trí, hình
dạng, các mối quan hệ về khơng gian như kề nhau, gần nhau, nối với nhau,…).
Từ các tiếp cận khác nhau, nhiều nhà khoa học đã cho những định nghĩa GIS khác nhau.
Xuất phát từ những lĩnh vực khác GIS, những nhà khoa học nghiên cứu trong các lĩnh vực đã
đưa ra một số định nghĩa riêng:


18

Hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống có chức năng xử lý các thơng tin địa lý nhằm
phục vụ việc quy hoạch, trợ giúp quyết định trong một lĩnh vực chuyên môn nhất định

(Pavlidis, 1982).
Hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu bằng máy tính để thu
thập, lưu trữ, phân tích, và hiển thị dữ liệu khơng gian (NCGIA = National Center for
Geographic Information and Analysis, 1988).
GIS là một hệ thống thông tin đặc biệt với cơ sở dữ liệu gồm những đối tượng, những
hoạt động hay những sự kiện phân bố trong không gian được biểu diễn như những điểm,
đường, vùng trong hệ thống máy tính. Hệ thống thông tin địa lý xử lý, truy vấn dữ liệu theo
điểm, đường, vùng phục vụ cho những hỏi đáp và phân tích đặc biệt (Dueker, 1979).
Từ những định nghĩa trên cho thấy rằng hệ thống thơng tin địa lý có những khả năng của
một hệ thống máy tính (phần cứng, phần mềm và các thiết bị ngoại vi) dùng để nhập, lưu trữ,
truy vấn, xử lý, phân tích và hiển thị hoặc xuất dữ liệu. Trong đó, cơ sở dữ liệu của hệ thống là
những dữ liệu về các đối tượng, các hoạt động kinh tế, xã hội, nhân văn phân bố trong không
gian tại những thời điểm nhất định.
Như vậy, công nghệ GIS là một công cụ thay thế các thao tác thủ công liên quan đến bản
đồ trong q trình xử lý nghiệp vụ, làm tăng độ chính xác kết quả công việc, giảm thiểu thời
gian thụ lý hồ sơ, tăng hiệu quả của công tác xử lý hồ sơ. Cơng nghệ GIS hỗ trợ các bài tốn
phân tích khơng gian, hỗ trợ ra quyết định về quy hoạch và định hướng phát triển đô thị một
cách trực quan, tạo điều kiện cho việc hoạch định chiến lược phát triển đô thị một cách bền
vững.
I.1.1. Cơ sở dữ liệu địa lý:
Hệ thống thông tin địa lý sử dụng cơ sở dữ liệu địa lý (geodatabase) làm dữ liệu của
mình. Các thành phần của cơ sở dữ liệu khơng gian và bảng dữ liệu là thành phần quan trọng
của cơ sở dữ liệu. Chúng được liên kết với các thành phần đồ họa khác thông quan các kiểu liên
kết đa dạng.


×