Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Xu hướng chọn nghề nghiệp của sinh viên việt nam và indonesia trong bối cảnh hội nhập asean

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA: ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2016

Tên cơng trình:

XU HƯỚNG CHỌN NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
VIỆT NAM VÀ INDONESIA
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP ASEAN

Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm: Thành Adam Krishna (Lớp IndK11, 2011-2015)
Thành viên: Nguyễn Thị Nghĩa (Lớp IndK11, 2011-2015)
Mộng Lý Thu Hiền (Lớp IndK11, 2011-2015)
Phan Thị Mỹ Hiệp (Lớp IndK11, 2011-2015)
Lý Ái Diễm (Lớp IndK12, 2011-2016)

Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thanh Tuấn
Phó Trưởng Khoa Đông Phương học


MỤC LỤC
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI......................................................................................... 3
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1

Cơ sở lý luận ...........................................................................................................12


1.1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài .................................................................12
1.1.2 Lựa chọn nghề nghiệp và những tính chất của nó ........................................20
1.1.3 Những đặc điểm cơ bản về tâm lý và nhân cách của sinh viên...................22
1.2

Cơ sở thực tiễn .......................................................................................................24

1.2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của sinh
viên

.............................................................................................................................24

1.2.2 Cộng đồng ASEAN: những thuận lợi và thách thức ....................................28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XU HƯỚNG LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP CỦA
SINH VIÊN VIỆT NAM
2.1

Vài nét về khách thể điều tra ..............................................................................36

2.2

Thực trạng xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên trong bối cảnh

hội nhập ASEAN .............................................................................................................37
2.2.1 Thực trạng về ngành học của sinh viên Việt Nam........................................37
2.2.2. Sinh viên Việt Nam với ASEAN .....................................................................43
2.2.3. Định hướng nghề nghiệp..................................................................................46
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG XU HƯỚNG LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP CỦA
SINH VIÊN INDONESIA
3.1


Vài nét về khách thể điều tra ..............................................................................51

3.2

Thực trạng xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên trong bối cảnh

hội nhập ASEAN .............................................................................................................52
3.2.1. Thực trạng về ngành học của sinh viên Indonesia.........................................52
1


3.2.2. Sinh viên Indonesia với ASEAN .....................................................................57
3.2.3. Định hướng nghề nghiệp..................................................................................64
CHƯƠNG 4: SO SÁNH ĐỊNH HƯỚNG CHỌN NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH
VIÊN VIỆT NAM VÀ INDONESIA
4.1

Giống nhau..............................................................................................................78

4.2

Khác nhau ...............................................................................................................82

KẾT LUẬN............................................................................................................................ 85
KIẾN NGHỊ .......................................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

2



TĨM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Định hướng nghề nghiệp ln mà một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến
thành công, định hướng nghề nghiệp đúng đắn sẽ mang lại lợi ích khơng chỉ cho mỗi
cá thể trong xã hội mà cho cả xã hội. Vì vậy, vấn đề này luôn nhận được sự quan tâm
của mọi người trong xã hội. Hiện nay, xu hướng hội nhập là xu hướng chung và phổ
biến nên việc định hướng phù hợp với xu hướng này là điều cần thiết.
Việt Nam và Indonesia là hai nước đã gia nhập vào ASEAN và đã đưa cộng
đồng kinh tế ASEAN vào triển khai và thực hiện. Điều này đã làm cho mối quan hệ
giữa hai nước trở nên gần nhau hơn và tiếp cận xu hướng hội nhập chung của thế giới.
Việc được trao đổi nhân lực giữa các nước trong khu vực ASEAN là vấn đề luôn nhận
được sự quan tâm đông đảo của các bạn sinh viên giữa hai nước. Điều này cũng làm
ảnh hưởng khơng ít đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên hai nước. Tuy
nhiên, việc tìm hiểu và chuẩn bị đón nhận cho vấn đề của sinh viên hai nước có phần
khác nhau. Sinh viên Việt Nam có vẻ ít quan tâm và có sự chuẩn bị ít hơn so với sinh
viên Indonesia. Có lẽ sinh viên Việt Nam còn nhiều suy nghĩ bi quan về xu hướng hội
nhập này.
Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên Việt Nam và Indonesia có những
điểm chung trong quá trình lựa chọn ngành nghề theo học đại học là đều bị chia phối
từ các tác nhân bên ngoài, chủ yếu là gia đình. Tuy nhiên, sinh viên Việt Nam bị chia
phối bởi các tác nhân bên ngoài nhiều hơn là các bạn sinh viên Indonesia. Điều này
dẫn đến thực trạng ngành học của sinh viên hai nước có những nét khác biệt. Sinh viên
Indonesia có nhiều ý kiến tích cực hơn về ngành học hiện tại của mình, cịn sinh viên
Việt Nam thì có vẻ bi quan và có các ý kiến tiêu cực đến ngành học của mình. Với
những nguyên nhân đó, việc lựa chọn ngành nghề trong tương lai của các bạn sinh
viên Indonesia có phần rõ ràng hơn so với sự lúng túng của các bạn sinh viên Việt
Nam. Đa số các bạn sinh viên Việt Nam đều có ý kiến sẽ tìm kiếm việc làm đáp ứng
được nhu cầu sống của mình cịn các bạn sinh viên Indonesia thì lựa chọn các cơng
việc liên quan đến ngành nghề đã theo học.

3


MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Định hướng ngành nghề là một vấn đề luôn được sự quan tâm đông đảo khơng

chỉ ở Việt Nam mà trên tồn thế giới. Định hướng nghề nghiệp đúng đắn sẽ đem lại
nhiều lợi ích khơng những cho cá nhân mà cho tồn thể xã hội. Đây cũng là một trong
những vấn đề của Đảng và Nhà Nước ta quan tâm. Trong nghị quyết IV Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa VIII đã xác định nhiệm vụ của chúng ta hiện nay là phát
huy nội lực, cần kiệm để xây dựng đất nước… Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay,
để đạt được mục tiêu trên, chúng ta cần một lực lượng lao động có đủ trình độ năng
lực và làm chủ được cơng việc để đảm bảo hồn thành tốt cơng việc trong mọi lĩnh
vực của đời sống. Nếu chúng ta không chiếm hữu được tri thức, không sáng tạo và sử
dụng được thơng tin trong các ngành sản xuất thì khơng thể thành công trong sự cạnh
tranh quyết liệt của thị trường. Chính vì vậy việc nâng cao trình độ học vấn, trình độ
văn hóa cho nhân dân, đặc biệt là việc định hướng bậc học và định hướng nghề nghiệp
cho thế hệ trẻ hôm nay, chủ nhân tương lai của đất nước, cần được quan tâm hơn bao
giờ hết.
2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Tình hình nghiên cứu trong nước
Việc nghiên cứu về việc định hướng và lựa chọn nghề nghiệp của học sinh sinh viên ở Việt Nam từ lâu đã thu hút sự chú ý của nhiều người cũng như nhiều ban
ngành chức năng có liên quan. Qua nghiên cứu ban đầu của chúng tơi, có những cơng
trình tiêu biểu có liên quan đến đề tài của chúng tôi như sau:

Bài viết “Những định hướng giá trị xã hội – nghề nghiệp của sinh viên trong
giai đoạn hiện nay” của tác giả Nguyễn Phương Thảo (1991) đưa ra thực trạng khủng
hoảng định hướng nghề nghiệp, trong việc tìm kiếm công ăn việc làm sau khi ra
trường của sinh viên. Tác giả cho rằng đây là kết quả tất yếu của việc chuyển hệ thống
đào tạo trong điều kiện chế độ quản lý từ chế độ bao cấp sang một nền kinh tế thị
4


trường. Và điều này cho thấy sự phân hóa rõ rệt các định hướng nghề nghiệp của sinh
viên hiện nay.
Với chủ trương của Đảng và Nhà nước, hầu như các trường THPT đều thực
hiện công tác định hướng nghề nghiệp cho học sinh của mình và các trường Đại học
đào tạo nghành sư phạm đều có các bài nghiên cứu khoa học về vấn đề này và được
đăng tải trên các tạp chí khoa học. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng phát hành tài liệu để
tham khảo như “Hướng dẫn sử dụng một số công cụ trong tư vấn - hướng nghiệp,
Trung tâm Lao động - Hướng nghiệp”, “Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ
thông, Trung tâm Lao động - Hướng nghiệp” vào năm 2001.
Luận văn “Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12 trường trung
học phổ thông dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường (khảo sát tại tỉnh Phú Thọ)”
của tác giả Trần Đình Chiến (2008) nghiên cứu thực trạng xu hướng lựa chọn nghề
nghiệp của HS lớp 12 trường THPT dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường và các
biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho HS lớp 12 trường THPT
trong điều kiện KTTT hiện nay. Trong phần thực trạng, tác giả khảo sát ý kiến của học
sinh lớp 12 của các trường THPT tại tỉnh Phú Thọ về thực trạng về nhận thức và xu
hướng lựa chọn nghề nghiệp và ý kiến của giáo viên làm công tác hướng nghiệp về xu
hướng lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp 12 hiện nay cũng như ý kiến của cha mẹ đối
với việc lựa chọn nghề nghiệp của HS lớp12 hiện nay. Trong phần giải pháp, tác giả
đưa ra những cơ sở có tính ngun tắc để xây dựng các biện pháp như dựa trên những
đặc điểm tâm lý và nhân cách của HS THPT, sự phân hố, cá biệt hố HS trong hoạt
động hướng nghiệp, tính hệ thống trong hoạt động GDHN, quan điểm tiếp cận hoạt

động và nhân cách, tính khả thi và từ đó xây dựng bài học có nội dung giới thiệu về
những lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể, tổ chức buổi toạ đàm ở lớp với chủ đề về nghề
nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp, tổ chức cho HS tham quan tại các cơ sở sản xuất, tổ
chức hội nghị để trao đổi với cha mẹ học sinh về nghề nghiệp tương lai của con em họ,
lập hồ sơ hướng nghiệp chi tiết cho mỗi HS và khảo nghiệm các biện pháp trên cơ sở
lấy ý kiến chuyên gia.
Bài viết “Xu hướng chọn nghề nghiệp của học sinh cuối cấp trung học cơ sở và
học sinh trung học phổ thơng tỉnh Bình Dương hiện nay” của Huỳnh Văn Sơn (2011)
5


đề cập đến xu hướng chọn nghề nghiệp tương lai của học sinh cuối cấp trung học cơ
sở (THCS) và học sinh trung học phổ thơng (THPT) tỉnh Bình Dương. Số liệu nghiên
cứu được thực hiện với 1689 học sinh trung học tại tỉnh Bình Dương gồm học sinh
THCS (841) và học sinh THPT (848) trong năm học 2010 - 2011. Kết quả cho thấy có
hơn 90% học sinh THPT sẽ tiếp tục học để thi tuyển vào các trường cao đẳng – đại
học hoặc trung học chuyên nghiệp. Đối với bậc THCS, khoảng 68% học sinh xác định
sẽ tiếp tục học để thi vào các trường cao đẳng – đại học hoặc trung học chuyên nghiệp.
Ngoài ra, 51,4% học sinh cho rằng, việc hướng nghiệp cho học sinh nên thực hiện ở
giai đoạn cuối cấp THCS là rất cần thiết và đáng được quan tâm.
Bài viết “Định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên trường Đại học Cần
Thơ” của tác giả Trần Thị Phụng Hà (2014) nghiên cứu quan niệm của SV về vấn đề
việc làm và định hướng nghề nghiệp của họ trong tương lai. Kết quả từ phỏng vấn
bằng bảng hỏi 170 SV của 5 Khoa thuộc Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) phối hợp
với phỏng vấn sâu cho thấy SV ĐHCT rất lo lắng cho tương lai trước viễn cảnh thất
nghiệp và phần đông SV đã tự vạch cho mình chiến lược rèn luyện thái độ và kỹ năng
nghề nghiệp bằng nhiều biện pháp khác nhau. Kết quả cho thấy SV khác nhau về giới
tính, ngành học, năm học, quê quán và hoàn cảnh xuất thân có định hướng nhận thức,
thái độ và kỹ năng nghề nghiệp khác nhau. Nhìn chung, SV có nhận thức đúng đắn về
giá trị nghề nghiệp và có ý thức trong việc tự rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn

và kỹ năng nghề cần thiết để phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Trước tình hình
tìm kiếm việc làm khó khăn, đề tài nghiên cứu tìm hiểu định hướng của SV về giá trị
nghề nghiệp và từ đó đề xuất một số giải pháp tham khảo.
Tình hình nghiên cứu ở Indonesia
Cũng như ở Việt Nam, ở Indonesia, đề tài định hướng nghề nghiệp cũng nhận
được sự quan tâm của nhiều người. Các Viện nghiên cứu Khoa học cơng nghệ và các
trường Đại học đều có các cơng trình nghiên cứu và bài viết nghiên cứu khoa học về
vấn đề này.
Tại Viện Nghiên cứu Khoa học Công nghệ Surabaya, đã thực hiện nhiều dự án
nghiên cứu về hướng dẫn định hướng nghề nghiệp và đưa các kết quả dự án trên đưa
6


vào áp dụng trong đó có bài viết “Dss untuk rekomendasi pemilihan jurusan pada
perguruan tinggi bagi siswa SMU” (DSS tu vấn lựa chọn ngành học bậc đại học cho
học sinh cấp 2” của các tác giả Defi Rahmah Fatih, Entin Martiana K (2010). Cơng
trình này nghiên cứu về việc hỗ trợ các học sinh cấp hai định hướng nghề nghiệp
tương lai của mình thơng qua việc thiết lập các bảng hỏi và phương pháp Fuzzy AHP
để giúp học sinh định hướng được nghành nghề để theo học thơng qua tính cách của
học sinh.
Bài viết “Perbedaan dalam mempertimbangkan faktor-faktor pengambilan
keputusan pemilihan jurusan di perguruan tinggi pada remaja akhir yang
mempersepsikan dirinya diasuh dengan pola asuh yang berbeda” (Sự khác biệt trong
việc xem xét các yếu tố lựa chọn ngành học bậc đại học của thiếu niên) của Karina M
Brahmana (2010) là một bài viết nghiên cứu về sự ảnh hưởng của phụ huynh trong
việc chọn nghề nghiệp theo học của sinh viên. Trong bài viết này, tác giả đã nghiên
cứu trên 135 đối tượng là sinh viên theo học các năm cuối về kết quả chọn nghề
nghiệp theo học của mình trước kia và chia làm 3 nhóm dựa trên tính cách của phụ
huynh. Nhóm thứ nhất là phụ huynh là người độc đốn trong việc định hướng con cái.
Nhóm thứ hai là phụ huynh chấp thuận nếu con cái có sự lý do thuyết phục và nhóm

cuối cùng là phụ huynh cho học sinh tuỳ ý quyết định.
Khóa luận “Analisis factor-faktor yang mempengaruhi pemilihan karir
mahasiswa akuntansi”(Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề
nghiệp của sinh viên ngành kế toán) của tác giả Rahmat Fajar Ramdani (2013) cho
rằng những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề nghiệp có liên quan đến việc cân
nhắc đánh giá tài chính, sự chun nghiệp, các giá trị xã hội, mơi trường làm việc và
v.v. Khóa luận này đã khảo sát 120 sinh viên của các trường đại học ở thành phố
Semarang như UNDIP, UNNES, UNISULA, UNIKA và sau đó xử lý SPSS để có
được kết quả sau cùng.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên đều đưa ra những kết quả thú vị và
đưa những giải pháp thích hợp, khả thi. Một số cơng trình cũng đề cập đến cơ hội và
thách thức về cộng đồng kinh tế AEC và khuyến nghị nên chọn các nghành học phù
hợp với bối cảnh trên. Tuy nhiên, các đề tài chuyên sâu về vấn đề vẫn chưa nhiều.
7


3.

Lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
Cuối năm 2015, Việt Nam sẽ gia nhập vào cộng đồng kinh tế Asean (AEC),

đây là một cơ hội lớn cho Việt Nam nhưng cũng là một thách thức lớn cho chúng ta.
Vì vậy việc chuẩn bị, và trang bị kỹ càng cho việc hội nhập sẽ là một lợi thế cho chúng
ta khi gia nhập cộng đồng kinh tế Asean (AEC) cuối năm nay. Trong đó việc định
hướng chọn ngành nghề phù hợp với bối cảnh sẽ rất cần thiết cho mọi người nhất là
các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào môi trường Đại học, nếu được định hướng và
chọn ngành nghề tốt, thì trong tương lai chúng ta sẽ năm bắt được cơ hội trong giai
đoạn hội nhập kinh tế trong tương lai.
Với những ý nghĩ trên, chúng tôi quyết định thưc hiện đề “Xu hướng chọn
nghề nghiệp của sinh viên Việt Nam và Indonesia trong bối cảnh hội nhập

ASEAN”. Trong đề tài nay, chúng tôi sẽ khảo sát xu hướng chọn nghề nghiệp của các
bạn sinh viên ở Việt Nam và Indonesia để so sánh và tìm hiểu liệu việc hội nhập
ASEAN có ảnh hưởng đến việc chọn nghề nghiệp theo học của học sinh, sinh viên hai
nước hay không.
4.

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi dự kiến sẽ sử dụng những phương pháp
nghiên cứu như sau:
- Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp này được sử dụng để thu thập số liệu
về sở thích nghề nghiệp của sinh viên ở Việt Nam cũng như ở Indonesia thông qua qua
bảng hỏi đã thiết kế sẵn kết hợp với những câu hỏi để phỏng vấn sâu.
- Phương pháp phân tích định tính – định lượng: đây là phương pháp dùng để xử lí kết
quả nghiên cứu nhằm đưa ra những thông tin kết luận từ số liệu đã thu thập được và có
cái nhìn đúng đắn để đưa ra những kết luận, dự đoán xu hướng.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: đây là phương pháp rất cần thiết trong việc tổng
hợp các thông tin thu thập được để đưa ra số liệu cụ thể, chính xác cho đề tài.
- Phương pháp so sánh – đối chiếu: phương pháp không thể thiếu để so sánh tìm điểm
giống và khác nhau trong xu hướng việc làm ở hai quốc gia.
8


5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới hạn của đề tài
Đối tượng chính của đề tài nghiên cứu là thực trạng và xu hướng việc làm các

bạn sinh viên đang theo học tại các trường đại học ở Việt Nam và Indonesia. Do quy
mô của đề tài và hạn chế về mặt kinh phí nên ở Việt Nam, nhóm thực hiện đề tài giới

hạn khảo sát tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đối với khảo
sát tại ở Indonesia, chúng tôi sử dụng bảng hỏi điện tử chia sẻ trên mạng xã hội và liên
hệ các bạn sinh viên Việt Nam đang theo học tại Indonesia giúp đỡ khảo sát.
6.

Đóng góp mới của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, việc nghiên cứu, tìm hiểu có sự liên kết giữa

các nước trong khu vực là điều cần thiết để chúng ta có thể thấy được những nét tương
đồng và khác biệt giữa các nước ở các vấn đề. Nhìn lại những cơng trình nghiên cứu
về vấn đề hướng nghiệp trước của hai nước tuy chuyên sâu nhưng vẫn chưa có sự so
sánh giữa các nước với nhau. Trong tương lai, nguồn nhân lực sẽ được tự do trao đổi
và ranh giới giữa các nước trong khu vực dần được xóa mờ, nên các vấn đề nghiên cứu
cần phải được thực hiện có tính liên kết với các nước trong khu vực thì mới phù hợp
với bối cảnh hiện tại. Với ý nghĩ đó, chúng tơi thực hiện đề tài tập trung vào việc so
sánh vấn đề của hai nước để thấy sự tương đồng cũng như khác biệt.
7.

Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn

Ý nghĩa lý luận
Đề tài đưa ra nhiều nhận định, nhận xét khác nhau thông qua việc thu thập ý
kiến của sinh viên Việt Nam và Indonesia. Từ đó có thể đưa ra được thực trạng hiện
nay của xu hướng lựa chọn việc làm của sinh viên của hai nước, sự khác nhau và sự
giống nhau của hai đối tượng nghiên cứu.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả thu được của đề tài sẽ cho ta thấy được những vấn đề của sinh viên khi
lựa chọn ngành nghề từ đó giúp sinh viên nhận thức được và có định hướng đúng đắng
trong việc lựa chọn ngành nghề trong tương lai. Ngồi ra, kết quả có thể trở thành tài
liệu tham khảo cho các trường đại học.

9


8.

Kết cấu của đề tài
Về phần cấu trúc của đề tài, ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và

phần phụ lục, nội dung của đề tài gồm nội dung như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Trong chương này, chúng tơi tìm kiếm những khái niệm, những giải thích mang
tính khoa học liên quan đến các vấn đề trong đề tài nghiên cứu để giúp người đọc có
những khái niệm nhất định về những vấn đề được đề cập ở chương sau.
Chương 2: Thực trạng xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên Việt Nam
Trong chương thứ hai này, chúng tôi thực hiện khảo sát bằng cách sử dụng
bảng hỏi phỏng vấn tại một số trường Đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Sau khi thu thập được dữ liệu cần thiết, chúng tôi cùng nhau xử lý dữ liệu bằng phần
mềm Excel để có tổng hợp lại số liệu đã thu thập được và nhận được những con số cụ
thể cho từng vấn đề đã khảo sát hỏi. Từ đó, chúng tơi phân tích và vẽ biểu đồ phù hợp
với những vấn đề đã khảo sát và trình bày trong chương.
Chương 3: Thực trạng xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên Indonesia
Đối với chương thứ ba, điều khó khăn nhất là làm sao có thể gửi những bảng
hỏi của chúng tôi đến các bạn sinh viên tại Indonesia. Chúng tôi, thực hiện dịch thuật
bảng hỏi thực hiện bằng tiếng Việt sang tiếng Indonesia và gửi thư điện tử đến một số
bạn sinh viên Việt Nam hiện đang học tập tại các trường Đại học tại Indonesia nhờ sự
trợ giúp của các bạn. Tuy nhiên việc gửi bảng khảo sát bằng giấy sẽ gây nhiều sự bất
tiện nên chúng tôi chuyển những bảng khảo sát bằng giấy thành bảng khảo sát điện tử
thơng qua chương trình Google Form được phát triển bởi Google. Từ đó, chúng tơi gửi
đi và thu thập dữ liệu khảo sát qua chương trình này. Ngồi ra, chúng tôi cũng chia sẻ
bảng hỏi trên một số trang mạng xã hội và cũng nhận được một số phản hồi từ các bạn

Indonesia mà chúng tôi quen biết. Sau khi dữ liệu đã được thu thập đủ số lượng cần
thiết, chúng tơi cùng nhau tổng hợp, phân tích chúng và bắt đầu trình bày những số
liệu bằng những biểu đồ phù hợp và bắt đầu nhận xét những biểu đồ này.
Chương 4: So sánh định hướng chọn nghề nghiệp của Việt Nam và Indonesia
10


Sau khi đã tổng hợp và phân tích số liệu thu thập được ở hai chương trên, chúng tôi
bắt đầu đối chiếu và thực hiện so sánh những số liệu và tìm kiếm những điểm giống và
khác nhau từ đó đưa ra những nhận xét và đưa ra kết quả nghiên cứu của đề tài này.

11


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1

Cơ sở lý luận

1.1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1.1Xu hướng
Khái niệm
Xu hướng có khái niệm khá phức tạp, vì vậy cũng có nhiều cách tiếp cận và
nhiều cách hiểu khác nhau:
Theo từ điển Tiếng Việt thì “Xu hướng” có nghĩa là “xu thế thiên về một chiều
nào đó. Sự thiên về những hoạt động nào đó nhằm một mục tiêu có ý nghĩa đối với bản
thân trong một thời gian lâu dài”.1
Theo đại từ điển tiếng Việt thì “xu hướng là hướng đi tới, thể hiện khá rõ thực
chất của nó”. 2.

Ví dụ: xu hướng chính trị, xu hướng nghề nghiệp…
Theo Tâm lí học hành vi thì: “Xu hướng là một thuộc tính tâm lí điển hình của
cá nhân bao hàm trong nó một hệ thống những động lực quy định tính tích cực hoạt
động của cá nhân và quy định sự lựa chọn của nó”.
Tóm lại, xu hướng là một thuộc tính tâm lí học điển hình của cá nhân bao hàm
trong đó một hệ thống những động lực quy định tính tích cực hoạt động của cá nhân và
quy định sự lựa chọn của nó.
Các mặt biểu hiện của xu hướng
Theo lí thuyết hoạt động trong tâm lí học, nhân cánh của con người có bốn
nhóm thuộc tính tâm lí điển hình: xu hướng, tính cách, khí chất, năng lực. Xu hướng

1

Viện khoa học xã hội Việt Nam (1992), Từ điển tiếng Việt, trang 1135

2

Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hóa thông tin, trang 58

12


nói lên chiều hướng phát triển của nhân cách con người, bởi vì hoạt động của cá nhân
trong xã hội bao giờ cũng hướng về một mục tiêu nào đó, khơng thể có hoạt động
khơng có phương hướng (tức là khơng có mục tiêu, khơng có đối tượng). Sự hướng tới
này được phản ánh trong tâm lí của mỗi người như là xu hướng của nhân cách. Cá
nhân có thể hướng hoạt động của mình vào một sự vật cụ thể, một tri thức khoa học
hoặc một tư tưởng chính trị đồng thời thúc đẩy hoạt động nhằm từng bước chiếm lĩnh
chúng. Chính vì vậy nhà tâm lí học liên xô X.L Rubinstein khẳng định: “vấn đề xu
hướng trước hết là câu hỏi về khuynh hướng thúc đẩy như là động cơ quy định hoạt

động của con người”. Mỗi người hướng hoạt động của mình vào cái gì, điều đó tùy
thuộc vào trình độ phát triển của nhận thức và tình cảm đối với cái đó.
Nói tóm lại xu hướng là sự xác định mục đích mà cá nhân hướng tới đồng thời
xác định hệ thống động cơ tương ứng với hoạt động của con người nhằm đạt được
mục đích. Xu hướng của con người được biểu hiện ở các mặt sau:
* Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và
phát triển. Nhu cầu của con người cũng rất đa dạng: nhu cầu vật chất gắn liền với sự
tồn tại của cơ thể như nhu cầu ăn, ở, mặc; còn nhu cầu tinh thần gắn liền với sự phát
triển của cá nhân như nhu cầu nhận thức, lao động, giao tiếp, thẩm mĩ.
* Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với một đối tượng nào đó, vừa có ý
nghĩa đối với cuộc sống, vừa mang lại khối cảm cho cá nhân trong q trình hoạt
động. Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, tăng tính tự giác và tích cực trong
hoạt động. Vì vậy, hứng thú làm tăng hiệu quả của hoạt động, cùng với nhu cầu, hứng
thú là một thành phần trong hệ thống động cơ của nhân cách.
* Lí tưởng là một mục tiêu cao đẹp, một hình ảnh mẫu mực, tương đối hồn chỉnh có
sức lơi cuốn con người vươn tới nó. Ngồi ra, lí tưởng cịn có ý nghĩa là ý tưởng thể
hiện ý muốn của con người vươn tới một cái gì đó hồn chỉnh nhưng chưa đạt được.
* Thế giới quan là hệ thống các quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân, xác định
phương châm hành động của con người. Nói một cách cụ thể thì thế giới quan của cá
nhân là cách nhìn nhận, xem xét, hiểu biết, đánh giá về thế giới của cá nhân.

13


* Niềm tin là một sản phẩm của thế giới quan, là kết tinh các quan điểm, tri thức, rung
cảm, ý chí được con người thể nghiệm, trở thành chân lí trong mỗi cá nhân. Niềm tin
tạo cho con người nghị lực, ý chí để hành động theo quan điểm của mình, là lẽ sống
của con người.
Các loại xu hướng
Theo tâm lí học thì xu hướng được chia làm 3 loại:

Xu hướng cá nhân (ích kỉ): dựa trên động cơ thỏa mãn nhu cầu cá nhân chiếm ưu thế.
Xu hướng tập thể (xã hội): được hình thành trên cơ sở động cơ vì tập thể mà tính vị
tha chiếm ưu thế.
Xu hướng công việc được nảy sinh dựa trên cơ sở động cơ chính là nghề
nghiệp: say mê, hứng thú cơng việc, khát vọng nhận thức, đi tìm chân lí, lí tưởng.
Vai trị của xu hướng
Xu hướng đóng vai trị chỉ đạo tồn bộ hoạt động tâm lí con người: nhận thức,
tình cảm, ý chí, tính cách…
Xu hướng đóng vai trị nội lực thơi thúc, kích thích con người hoạt động.
1.1.1.2Nghề nghiệp
Khái niệm
Nói một cách chung nhất thì nghề là một thuật ngữ để chỉ một hình thức lao
động sản xuất nào đó trong xã hội. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về nghề.
Theo tác giả E.A.Klimốp thì cho rằng: “Nghề nghiệp là một lĩnh vực sử dụng sức lao
động vật chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn, cần thiết cho xã hội
(do có sự phân cơng lao động xã hội mà có). Nó tạo cho con người khả năng sử dụng
lao động của mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho việc tồn tại và phát
triển.”3
Theo GS.TS. Nguyễn Văn Hộ thì “Nghề nghiệp như là một dạng lao động vừa
mang tính xã hội (sự phân cơng lao động), vừa mang tính cá nhân (nhu cầu bản thân)
3

E.A.Klimốp (1975), Lựa chọn nghề như thế nào, trang 30, 100.

14


trong đó con người với tư cách là chủ thể hoạt động đòi hỏi để thỏa mãn những nhu
cầu nhất định của xã hội và cá nhân”. 4
Theo đại từ điển tiếng Việt thì định nghĩa rằng “Nghề là cơng việc chun làm

theo sự phân cơng của xã hội; cịn nghề nghiệp là nghề nói chung”.5
Từ điển Tiếng Việt thì cho rằng: “Nghề là công việc hàng ngày làm để sinh
nhai, nghề nghiệp là làm nghề để sinh sống”.6
Từ điển Lorousse của Pháp viết rằng: “Nghề nghiệp (Profession) là hoạt động
thường ngày được thực hiện bởi con người nhằm tự tạo nguồn thu nhập cần thiết để
tồn tại”.
Theo tác giả Nguyễn Hùng thì “Những chun mơn có những đặc điểm chung,
gần giống nhau được xếp thành một nhóm chun mơn và được gọi là nghề. Nghề là
tập hợp một nhóm chuyên môn cùng loại, gần giống nhau. Chuyên môn là một dạng
lao động đặc biệt, mà qua đó con người dùng sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh
thần của mình để tác động vào những đối tượng cụ thể nhằm biến đổi đối tượng đó
theo hướng phục vụ mục đích, yêu cầu và lợi ích của con người”.7
Từ các khái niệm khác nhau về nghề nghiệp của các tác giả đưa ra, chúng ta có
thể khái quát được rằng:
Nghề như một dạng lao động vừa mang tính chất xã hội, vừa mang tính chất cá
nhân trong đó thì con người đóng vai trị là chủ thể trong các chuỗi hoạt động ấy nhằm
thỏa mãn các yêu cầu nhất định của xã hội cũng như của cá nhân.Nghề nghiệp nào
cũng bao gồm nội hàm của nó đó là một hệ thống giá trị kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo
nghề, truyền thống nghề, hiệu quả do nghề mang lại. Nghề là cơ sở, là nền tảng giúp
cho con người phát triển từ từ để tạo dựng sự nghiệp sau này. Ngoài ra, ta cũng có thể
nói rằng nghề là một dạng lao động đòi hỏi con người phải trải qua một q trình đào
tạo chun biệt nào đó để có những kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, kỹ
Nguyễn Văn Hộ (2000), Thích ứng sư phạm, Nxb. Giáo Dục, Hà Nội, trang 96.
Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn Hóa Thơng Tin, Hà Nội, trang
117.
6
Văn Tân (Chủ biên) (1991), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Khoa Học Xã Hội, trang 236.
7
Nguyễn Hùng (Chủ biên) (2008), Sổ tay tư vấn hướng nghiệp và chọn nghề, Nxb. Giáo Dục, Hà Nội,
trang 21.

4
5

15


xảo để thích ứng với cơng việc. Xét theo một khía cạnh, một góc độ khác thì có thể nói
rằng nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó trải qua q trình đào tạo,
con người có được tri thức, kỹ năng, thái độ để làm ra các sản phẩm thuộc về vật chất
hay tinh thần nào đó, đáp ứng được các yêu cầu, thỏa mãn các nhu cầu của xã hội.
Đặc điểm chuyên môn của nghề:
Đặc điểm chuyên môn của nghề bao gồm các yếu tố cơ bản như sau:
-

Đối tượng lao động của nghề.

-

Công cụ và phương tiện lao động của nghề.

-

Quy trình cơng nghệ.

-

Tổ chức quá trình lao động sản xuất của nghề.

-


Các yêu cầu đặc trưng về tâm sinh lý của người hành nghề cũng như yêu cầu về

đào tạo nghề.
Phân loại nghề:
Nhà khoa học Líp-man đưa ra một cách phân loại khác, trong đó, có phân biệt
nghề sáng tạo và khơng sáng tạo. Nhiều người khơng đồng tình bởi cho rằng hình thức
lao động nào cũng có thể mang tính sáng tạo. Về vấn đề này, đại văn hào Măc-xim
Goóc-ky có một ý kiến rất chí lý rằng, nếu ta yêu thích cơng việc ta làm thì dù cơng
việc đó có đơn giản đến đâu, nó cũng có thể mang ý nghĩa sáng tạo.
Cũng có nhà khoa học đưa ra cách phân loại nghề theo yêu cầu của nghề đối
với người lao động. Với cách phân loại này, các nghề được phân vào 8 lĩnh vực sau
đây:


Những nghề thuộc lĩnh vực hành chính: Những nghề này địi hỏi con người

đức tính thận trọng, chu đáo, ngăn nắp, chín chắn, tỉ mỉ. Những cán bộ, nhân viên văn
phòng, đánh máy, lưu trữ, kế tốn, kiểm tra, chấm cơng, soạn thảo cơng văn… chính
là một số đại diện của ngành nghề này.


Những nghề thuộc lĩnh vực tiếp xúc với con người : Ở đây, ta có thể kể đến

những nhân viên bán hàng, những thầy thuốc, thầy giáo, những người phục vụ khách
16


sạn, những cán bộ tổ chức v.v… Những người này ln phải có thái độ ứng xử hịa
nhã, chân thành, tế nhị, tinh ý, mềm mỏng, linh hoạt, ân cần, cởi mở…



Những nghề thợ (cơng nhân): Tính chất nội dung lao động của nghề thợ rất

đa dạng, có những người thợ làm việc trong các ngành công nghiệp (thợ dệt, thợ tiện,
thợ phay, thợ nguội, thợ chỉnh công cụ …), trong các ngành tiểu thủ công nghiệp (thợ
thêu, thợ làm mây tre đan, sơn mài…), trong lĩnh vực dịch vụ (cắt tóc, sửa chữa đồ
dùng gia đình…) và rất nhiều loại thợ khác như lái tàu hỏa, ô tô, xe điện, in ấn, xây
dựng, khai thác tài nguyên…


Những nghề trong lĩnh vực kỹ thuật: Nghề kỹ thuật rất gần với nghề thợ. Đó

là nghề của các kỹ sư thuộc nhiều lĩnh vực sản xuất. nghề kỹ thuật đòi hỏi người lao
động lịng say mê với cơng việc thiết kế và vận hành kỹ thuật, nắm chắc những tri thức
khoa học hiện đại, có khả năng tiếp cận với cơng nghệ mới. Người làm nghề kỹ thuật
phải có nhiệt tình và óc sáng tạo trong cơng việc. Họ cịn đóng vai trị tổ chức sản
xuất, do đó năng lực tổ chức có vị trí cơ bản.


Những nghề trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật: Văn học, nghệ thuật là

một lĩnh vực hoạt động đa dạng mà tính sáng tạo là một đặc trưng nổi bật. Tính khơng
lặp lại, tính độc đáo và riêng biệt trở thành yếu tố tiên quyết trong mỗi sản phẩm thơ
văn, âm nhạc, phim ảnh, biểu diễn nghệ thuật… Yêu cầu chung của nghề nghiệp đối
với họ là phải có cảm hứng sáng tác, sự tinh tế và nhạy bén trong cảm thụ cuộc sống,
lối sống có cá tính và có văn hóa, gắn bó với cuộc sống lao động của quần chúng.
Ngoài ra, người làm cơng tác văn học, nghệ thuật phải có năng lực diễn đạt tư tưởng
và tình cảm, năng lực tác động đến người khác bằng ngôn ngữ, năng lực thâm nhập
vào quần chúng.



Những nghề thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học: là những nghề tìm tịi,

phát hiện những quy luật trong đời sống xã hội, trong thế giới tự nhiên cũng như trong
tư duy con người. Người làm công tác nghiên cứu khoa học phải say mê tìm kiếm
chân lý, ln luôn học hỏi, tôn trọng sự thật, thái độ thật khách quan trước đối tượng
nghiên cứu, người nghiên cứu khoa học phải rèn luyện tư duy logic, tích lũy tri thức,

17


độc lập sáng tạo… Ngồi ra, họ cịn phải là con người thực sự khiêm tốn, trung thực,
bảo vệ chân lý đến cùng.


Những nghề tiếp xúc với thiên nhiên: là những nghề chăn nuôi gia súc, gia

cầm, thuần dưỡng súc vật, nghề trồng trọt, khai thác gỗ, trồng rừng, trồng hoa và cây
cảnh… Muốn làm những nghề này, con người phải yêu thích thiên nhiên, say mê với
thế giới thực vật và động vật. Mặt khác, họ phải cần cù, chịu đựng khó khăn, thích
nghi với hoạt động ngồi trời, thận trọng và tỉ mỉ.


Những nghề có điều kiện lao động đặc biệt: Thuộc lĩnh vực lao động này, ta

thấy có những cơng việc như lái máy bay thí nghiệm, du hành vũ trụ, khai thác tài
nghuyên dưới đáy biển, thám hiểm… Những người làm nghề này phải có lịng quả
cảm, ý chí kiên định, say mê với tính chất mạo hiểm của cơng việc, khơng ngại khó
khăn, gian khổ, khơng ngại hi sinh, thích ứng với cuộc sống khơng ổn định.
1.1.1.3 Việc làm

Khái niệm
Theo đại từ điển tiếng Việt thì “Việc làm là cơng việc, nghề nghiệp thường
ngày để sinh sống”.
Từ điển tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê thì cho rằng: “Việc làm: cơng việc
được giao cho làm và trả công”8.
Trong luật lao động quy định tại điều 13 như sau: “Mọi hoạt động lao động tạo
ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.
Trên thực tế, việc làm được thể hiện dưới 3 hình thức:
Một là làm cơng việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc hiện vật cho công việc
đó.
Hai là làm cơng việc để thu lợi cho bản thân mà bản thân lại có quyền sử dụng
hoặc quyền sở hữu (một phần hay toàn bộ) tư liệu sản xuất để tiến hành cơng việc đó.

8

Hồng Phê (chủ biên) (1994), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Khoa Học Xã Hội, Hà Nội.

18


Ba là làm các cơng việc cho hộ gia đình mình nhưng khơng được trả thù lao
dưới hình thức tiền lương, tiền cơng cho cơng việc đó. Bao gồm sản xuất nông nghiệp,
hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên khác trong gia đình
có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý.
Theo quan điểm của Mac thì: “Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp
giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ...) để
sử dụng sức lao động đó”.
Tóm lại thì việc làm chính là: Đứng dưới góc độ kinh tế - xã hội thì việc làm được
hiểu là các hoạt động tạo ra, đem lại lợi ích, thu nhập cho người lao động và được xã
hội thừa nhận. Đứng dưới góc độ pháp lý thì việc làm là mọi hoạt động lao động tạo ra

nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm.
Phân loại việc làm
Tùy theo các mục đính nghiên cứu khác nhau mà người ta có thể phân chia việc
làm ra thành nhiều loại.Xét theo mức độ sử dụng thời gian làm việc ta có việc làm
chính và việc làm phụ.
Ngồi các phân loại trên người ta còn chia việc làm thành việc làm bán thời
gian, việc làm đầy đủ và việc làm có hiệu quả...
Các đặc trưng của việc làm
Nghiên cứu các đặc trưng của việc làm chính là việc tìm hiểu cơ cấu hoặc cấu
trúc dân số có việc làm theo các tiêu chí khác nhau nhằm làm từ các khía cạnh của vấn
đề việc làm, bao gồm:
+ Cấu trúc dân số của việc làm theo giới và tuổi.
+ Sự thay đổi quy mô việc làm theo vùng (nông thôn- thành thị).
+ Cơ cấu việc làm theo ngành kinh tế.Trong nền kinh tế quốc dân ngành kinh tế
được chia làm 3 khu vực lớn. Khu vực I: ngành nông nghiệp và lâm nghiệp; khu vực
II: ngành công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, khai thác mỏ, năng lượng; khu
vực III: dịch vụ.
+ Cơ cấu việc làm theo nghề.
19


+ Cấu trúc việc làm theo thành phần kinh tế, thành phần kinh tế được chia dựa
trên quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.
+ Trình độ văn hố và đào tạo của dân số theo nhóm tuổi và giới tính, theo
vùng. Sự phân chia ở trên chỉ mang tính chất tương đối với mục đích để người đọc
mường tượng được vấn đề.
1.1.2 Lựa chọn nghề nghiệp và những tính chất của nó
Lựa chọn nghề nghiệp là mối quan tâm hàng đầu không chỉ của các bạn trẻ mà
cả các bậc phụ huynh và đây cũng là một trong những yếu tố có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với sự thành đạt của mỗi người. Nghề nghiệp được lựa chọn có thể là cơng

việc sẽ gắn bó suốt đời, nó có ảnh hưởng to lớn đến đời sống tinh thần và vật chất của
mỗi người. Nếu lựa chọn đúng, con người sẽ có được niềm say mê, sự hứng thú với
cơng việc; có cơ hội phát huy năng lực của bản thân. Ngược lại nếu lựa chọn sai,
chúng ta sẽ đánh mất cơ hội và công việc trở thành gánh nặng. Vì vậy, cần phải chủ
động, sáng suốt khi đối diện với vấn đề quan trọng này.
Việc lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên là một quá trình khơng hề đơn giản,
nó được biểu hiện ở các mức độ khác nhau ngay trong những năm đầu khi bước vào
trường đại học, được tiếp tục phát triển và hoàn thiện dần ở những năm cuối trước khi
tốt nghiệp, nhất là 2 năm cuối trước khi ra trường. Với tư cách là một quá trình hoạt
động, lựa chọn nghề nghiệp bao gồm những tính chất cơ bản sau:
1.1.2.1 Tính chủ thể
Quá trình lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên diễn ra với sự chi phối của những
mối quan hệ xã hội phức tạp (giữa gia đình; sinh viên với tập thể lớp, trường, sinh viên
với cộng đồng…). Những mối quan hệ này tác động tới nhận thức, nhu cầu, động cơ,
hứng thú, sở thích nghề nghiệp của sinh viên. Tuy nhiên, để đi tới một quyết định lựa
chọn nghề nghiệp thì hầu hết đó là quyết định do chính chủ thể đưa ra và khẳng định.
Tỷ lệ ảnh hưởng của những tác động khách quan tới sự lựa chọn trên mỗi cá nhân là ít

20


nhiều khác nhau, song quyết định cuối cùng của quá trình lựa chọn nghề bao giờ cũng
thuộc về một con người cụ thể9.
1.1.2.2 Tính khách thể
Nhắc đến q trình lựa chọn nghề là nói tới sự kết hợp giữa nhu cầu, nguyện
vọng cá nhân với yêu cầu do nghề nghiệp và xã hội địi hỏi. Khơng phải bất cứ nguyện
vọng nghề nghiệp nào của chủ thể lựa chọn cũng được xã hội chấp nhận. Trong xã hội
mỗi cá nhân có một vị trí xác định, với vị trí đó, cá nhân vừa được hưởng những quyền
lợi đồng thời cũng cần có trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội.
Mối quan hệ giữa quyền lợi và trách nhiệm trong lựa chọn nghề được biểu hiện

qu mối quan hệ giữa nguyện vọng cá nhân với đòi hỏi về số lượng và chất lượng và
nhu cầu nguồn nhân lực hoạt động trong các lĩnh vực nghề nghiệp địi hỏi. Khi đó chủ
thể của sự lựa chọn trở thành đối tượng của sự lựa chọn phần chính yếu phụ thuộc vào
những gì có được nhờ vào hoạt động của chủ thể lựa chọn.10
1.1.2.3Tính mục đích
Lựa chọn nghề là một hoạt động có đối tượng. Đối tượng ở đây chính là những
nghề mà sinh viên sẽ chọn. Nghề được chọn trở thành mục đích hoạt động của sinh
viên. Để đạt tới mục đích, sinh viên cần phải hiểu rõ đối tượng (nghề). Sự hiểu biết
này càng cặn kẽ sâu sắc, đầy đủ bao nhiêu thì khả năng chiếm lĩnh nghề nghiệp càng
nhanh chóng trở thành hiện thực bấy nhiêu. Một khi đã hiểu rõ nghề nghiệp, sinh viên
sẽ dần thiết lập được kế hoạch cụ thể, có những biện pháp, phương pháp thích hợp
trong học tập, rèn luyện để chiếm lĩnh được nghề lựa chọn ở những mức độ khác nhau.
Việc xác định mục đích cho sự lựa chọn nghề của sinh viên là rất đa dạng và phức tạp.
Muốn xác định được nghề sẽ chọn phù hợp với mình, ngồi hiểu biết về nghề đó, sinh

Nguyễn Phương Tồn (2011), Khảo sát các yếu tố tác động đến việc chọn trường của học sinh lớp
12 trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Luận văn Thạc sĩ, Thành phố Hồ Chí Minh,
trang 17.
10
Nguyễn Phương Toàn (2011), Khảo sát các yếu tố tác động đến việc chọn trường của học sinh lớp
12 trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Luận văn Thạc sĩ, Thành phố Hồ Chí Minh,
trang 17, 18.
9

21


viên phải tự hiểu mình. Chỉ trên cơ sở này, bản thân sinh viên mới đáp ứng với những
yêu cầu của nghề nghiệp.11
1.1.2.4 Tính cấu trúc

Trong q trình tồn tại và phát triển, giai đoạn lựa chọn nghề được coi là một
bộ phận, một mắt xích trong cấu trúc đời sống của con người. Khi xác định cho mình
một hướng đi, một vị trí hoạt động trong đời sống xã hội chính là lúc con người ta lựa
chọn nghề. Quá trình lựa chọn nghề khơng phải là chốc lát, khơng phải diễn ra chỉ một
lần mà nó nảy sinh trong các mối quan hệ phức tạp, lựa chọn nghề được đặt trong một
hệ thống các mối quan hệ giữa chủ thể (người lựa chọn) và những điều kiện khách
quan có mối quan hệ trực tiếp đối với nghề nghiệp. Nếu như việc xem xét và lựa chọn
nghề nghiệp của sinh viên tách khỏi các dạng lựa chọn trong đặc trưng của cuộc sống
con người thì sẽ dẫn tới sự hạn chế kết quả thực tế của các biện pháp hướng nghiệp,
giới hạn khả năng điều khiển quá trình tái sản xuất nguồn nhân lực cho đất nước.12
1.1.3 Những đặc điểm cơ bản về tâm lý và nhân cách của sinh viên
1.1.3.1 Những điều kiện phát triển
Về mặt thể chất, giai đoạn sinh viên, hệ xương, cơ bắp phát triển đồng đều, ổn
định. Hoạt động của các tuyến nội tiết và sự tăng trưởng các hóc-mơn giới tính giúp
con người phát triển sức mạnh bền, sự dẻo dai, linh hoạt… Đến tuổi 25, con người đạt
mức hoàn thiện về sự phát triển thể chất.
Về mặt xã hội, sinh viên là nhóm người đóng vị trí chuyển tiếp, chuẩn bị cho
một đội ngũ tri thức có trình độ và nghề nghiệp cao trong xã hội. Sinh viên đóng vai
trị quan trọng, được đặt nhiều kì vọng đối với mọi tổ chức đồn thể, chính trị, xã
hội… Do đó, sinh viên có vai trị, vị trí xã hội rõ rệt.13

Nguyễn Phương Tồn (2011), Khảo sát các yếu tố tác động đến việc chọn trường của học sinh lớp
12 trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Luận văn Thạc sĩ, Thành phố Hồ Chí Minh,
trang 18.
12
Nguyễn Phương Tồn (2011), Khảo sát các yếu tố tác động đến việc chọn trường của học sinh lớp
12 trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Luận văn Thạc sĩ, Thành phố Hồ Chí Minh,
trang 18, 19.
13
Vũ Thị Nho (1999), Tâm lý học phát triển, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

11

22


1.1.3.2 Hoạt động học tập đóng vai trị chủ đạo
Đến tuổi sinh viên, hoạt động học tập ẫn tiếp tục giữ vị trí chủ đạo. Hoạt
động học tập ở trường đại học mang tính chuyên ngành, sâu sắc hơn so với cấp phổ
thơng. Do đó, người sinh viên ln ln tự chủ động, tìm tịi, học hỏi nhiều hơn để có
thể chiếm lĩnh nguồn tri thức to lớn. Sinh viên cần thiết lập mục đích, chương trình, kế
hoạch và phương tiện học tập đúng đắn, nhất là đối với học chế tín chỉ, để vừa tiếp thu
kiến thức vừa lĩnh hội những kĩ năng nghề nghiệp chuyên môn. Mỗi sinh viên phải tự
trang bị cho mình phương pháp học tập mới, khoa học, sáng tạo và phù hợp với năng
lực, sở trường, với yêu cầu ngành học. Có như vậy, sinh mới hoàn thành tốt hoạt động
học tập tại trường đại học và thành cơng như mong muốn.
Bên cạnh đó, những hoạt động ngoại kháo như chính trị, văn hóa, nghệ
thuật, thể thao, v.v… đóng một vai trị khơng thể thiếu trong đời sống đời sinh viên.
Bằng việc cọ xát với thực tế, sinh viên có cơ hội rèn luyện bản lĩnh, sự tự tin, phát
triển những kĩ năng mềm, tích lũy cho bản than những trải nghiệm quý báu. Đồng thời
thông qua các hoạt động này, sinh viên được giao lưu, tiếp xúc với mọi người giúp
hình thành những mảng lưới quan hệ xã hội, làm phong phú đời sống tình cảm, tinh
thần của mình. Nếu chỉ chú trọng hoạt động học tập mà bỏ qua các hoạt động khác,
sinh viên sẽ thiếu mất những trải nghiệm, những kĩ năng và những mối quan hệ xã hội.
Và ngược lại, nếu thiếu đi hoạt động học tập thì chỉ với những hoạt động ngoại khóa,
sinh viên khó có thể hồn tất con đường học vấn của mình, sẽ khó trở thành chuyên
gia, những nhà khoa học của đất nước trong tương lai. Việc cân bằng giữa hoạt động
học tập và các hoạt động ngoại khóa là vấn đề mà các sinh viên cần lưu ý.
1.1.3.3 Sự thích nghi của sinh viên với cuộc sống và hoạt động mới
Hoạt động học tập ở đại học có những khác biệt so với những năm tháng phổ
thơng. Mỗi sinh viên phải có những điều chỉnh về kế hoạch, mục tiêu, thời gian, thái

độ, phương pháp học tập để thích ứng với những khác biệt đó.
Song song đó, những sinh viên ở tỉnh, phải lên thành phố học tập xa nhà , cư trú
trong các nhà trọ hay kí túc xá buộc phải thích ứng với sự thay đổi về môi trường,
điều kiện sống, thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày.
23


Để đạt được những kĩ năng, kinh nghiệm sống, mở rộng các mối quan hệ, sinh
viện cần đầu tư thời gian, cơng sức, trí tuệ vào các hoạt động ngoại khóa. Như vậy,
sinh viên phải học cách đảm bảo vừa học tập tốt vừa hoạt động ngoại khóa hiểu quả.
Như vậy, bước vào đại học, sinh viên phải thích nghi với những thay đối trong
học tập, hoạt động ngoại khóa, với mơi trường sống thay đổi. Mức độ thích nghi của
sinh viên nhiều hay ít, nhanh hay chậm đều phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm tâm lý cá
nhân. Và sự thích nghi tốt đối với cuộc sống và các hoạt động mới là tiền đề để mỗi
sinh viên phát triển trong học tập nói riêng và nhân cách nói chung.
Những điều kiện phát triển cá nhân, đặc điểm cá nhân, đặc điểm của hoạt động
học tập và sự thích nghi với cuộc sống ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu của sinh
viên.
Tóm lại, qua việc tổng hợp một số lý thuyết về các đặc điểm tâm lý sinh viên,
nhóm nghiên cứu đã khái quát một số vấn đề lớn sinh viên thường cảm thấy căng
thẳng và có nhu cầu đến tham vấn:
-

Các mối quan hệ xã hội ( gia đình, tình yêu, tình bạn…)

-

Học tập và nghề nghiệp

-


Sức khỏe và phát triển thể chất

-

Điều kiện sống

-

Các rối nhiễu tâm lý ( trầm cảm, lo âu, ám ảnh, khủng hoảng, …)

-

Các hành vi lạm dụng ( rượu, thuốc, chất gây nghiện, sex, …)

1.2

Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên
Là sự tìm kiếm, khẳng định giá trị xã hội có liên quan đến nghề nghiệp trong
tương lai. Đó là những vấn đề như uy tín nghề nghiệp, vị trí của ngành nghề đó trong
xã hội và lợi ích vật chất xã hội và tinh thần mà họ có được khi hành nghề, sở thích và
năng lực cá nhân, nhu cầu của xã hội về ngành nghề đó trong cả hiện thực lẫn tương
lai.
Trong sự lựa chọn nghề nghiệp của mình, người sinh viên chịu sự chi phối bởi
rất nhiều yếu tố: lợi ích cá nhân, ảnh hưởng gia đình, môi trường xã hội,… Mức độ tác
24



×