Tải bản đầy đủ (.pdf) (0 trang)

3 phát triển du lịch sinh thái và làng nghề tỉnh bình dương báo cáo kết quả thực hiện các chuyên đề khoa học và công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (0 B, 0 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
_______________________

PHỤ LỤC TỔNG HỢP CÁC SỐ LIỆU ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TỈNH

PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VÀ LÀNG NGHỀ
TỈNH BÌNH DƯƠNG

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS.Huỳnh Quốc Thắng

BÌNH DƯƠNG – 2016
1


MỤC LỤC
Phần 1. TỔNG THUẬT

trang 3

1.1. Xác định mục đích, yêu cầu của việc điều tra, khảo sát
1.2. Quá trình triển khai công tác điều tra, khảo sát
1.3. Kết quả điều tra khảo sát
1.4. Đánh giá nguồn tài liệu
1.5. Sử dụng và phát huy nguồn tài liệu
Phần 2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT

trang 9


2.1. Mô tả mẫu
2.2. Thông tin chung về đối tượng điều tra , khảo sát
2.3. Thực trạng du lịch sinh thái và làng nghề tại địa bàn khảo sát
2.4. Các giải pháp định hướng phát triển
Phần 3. BẢNG XỬ LÝ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ĐỊNH LƯỢNG
(ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC)

trang 66

Phần 4. BẢNG XỬ LÝ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ĐỊNH TÍNH
(PHỎNG VẤN SÂU)

trang 396

Phần 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO LÀM CƠ SỞ ĐIỀU TRA
KHẢO SÁT

trang 905

2


Phần 1.
TỔNG THUẬT

1.1. Xác định mục đích, yêu cầu của việc điều tra, khảo sát
Bên cạnh các thông tin, tư liệu thu thập bằng nhiều con đường khác nhau như
tọa đàm, hội thảo, tập hợp các loại tài liệu (các báo cáo, văn kiện…) hoặc trải nghiệm
quan sát thực tế có liên quan tại các địa phương trong và ngồi nước : các tài liệu qua
điều tra, khảo sát trực tiếp tại chỗ vẫn là nguồn dữ liệu quan trọng nhất đối với việc

thực hiện đề tài Phát triển du lịch sinh thái và làng nghề tỉnh Bình Dương. Xác định
mục đích và vai trị trọng tâm của các nguồn tài liệu trực tiếp như vậy, Ban chủ nhiệm
đã thực hiện nghiêm túc các bước triển khai sưu tầm và thành lập tủ sách cho các
thành viên tham gia nghiên cứu các chuyên đề của đề tài. Việc tham khảo tài liệu đã
góp phần hữu ích cho các thành viên thực hiện các chuyên đề nghiên cứu trong các
giai đoạn như vấn đề tìm hiểu tổng quan vùng đất và con người Bình Dương, đánh giá
thực trạng của hoạt động du lịch sinh thái và làng nghề tỉnh Bình Dương, các số liệu
thống kê về làng nghề gốm, sơn mài, điêu khắc gỗ, các số liệu điều tra xã hội học về
tình hình dân số tại các địa phương, các hoạt động kinh doanh có liên quan đến sản
phẩm du lịch làng nghề, sản phẩm trái cây ở Lái Thiêu và Bạch Đằng, các số liệu điều
tra về tình hình hoạt động du lịch nông nghiệp, cơ cấu kinh tế - xã hội liên quan du lịch
của các địa phương trong tỉnh Bình Dương…
Tài liệu sưu tầm đã cung cấp những thông tin quan trọng để Ban chủ nhiệm và
các thành viên đề tài nắm bắt được lịch sử nghiên cứu vấn đề, biết được những kết quả
khoa học mà những người đi trước đã làm, những ưu, khuyết điểm của các nguồn tài
liệu đã có. Từ việc tham khảo các nguồn tài liệu này, Ban chủ nhiệm đề tài đã tiến
hành rà sốt lại các thơng tin, số liệu, dữ liệu, cấu trúc của các nhóm chuyên đề, kịp
thời đề xuất các ý kiến để các cộng tác viên đề tài hoàn thành tốt hơn nữa những
chuyên đề mà họ đã và đang thực hiện.
Trong quá trình tiến hành các đợt khảo sát điền dã, điều tra xã hội học đối với
vườn bưởi ở Bạch Đằng và vườn cây ăn trái ở An Sơn, các làng nghề ở Thủ Dầu
Một…của các cộng tác viên tham gia chuyên đề đã được yêu cầu tham khảo những
nguồn tài liệu hiện hữu này. Việc sưu tầm và xây dựng tủ sách đã góp phần quan trọng
3


cho các cộng tác viên và Ban chủ nhiệm đề tài có được nguồn tài liệu tham khảo, tránh
mất thời gian đến các thư viện hay phải photo tốn kém kinh phí của mình.
1.2. Q trình triển khai cơng tác điều tra, khảo sát
Công tác sưu tầm tài liệu và tìm kiếm thơng tin sơ bộ thực hiện đề tài trọng

điểm Phát triển du lịch sinh thái và làng nghề tỉnh Bình Dương do Sở Khoa học Cơng
nghệ tỉnh Bình Dương quản lý, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương chủ
quản, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh chủ
trì thực hiện do u cầu thực tế đã được chủ động triển khai sớm (trước khi tiến hành
ký kết hợp đồng chính thức thực hiện đề tài). Ngay từ giữa năm 2013 (ngày 17/5/2013)
một số thành viên nồng cốt (sau này là BCN đề tài) đã tích cực tham gia chương trình
khảo sát thực tế theo hình thức “Famtrip” và trao đổi tại chỗ ở các điểm du lịch sinh
thái vườn cây trái Lái Thiêu và du lịch làng nghề (sơn mài, gốm sứ…) do Sở Văn hóa
Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương tỉnh Bình Dương chủ trì tổ chức. Nhiều tư liệu
văn bản, phim, ảnh thu thập trong đợt khảo sát chính là cơ sở quan trọng cho việc xây
dựng đề cương nghiên cứu của đề tài sau này. Tiếp theo, từ cuối tháng 3 năm 2014
(25/3 đến 02/4/2014), Ban chủ nhiệm đề tài kết hợp cùng với Khoa Văn hóa học – Đại
học Khoa học Xã hội Nhân Văn đưa 80 sinh viên (năm thứ ba) và các giáo viên xuống
thực tập thực tế tại 03 địa bàn trọng yếu về du lịch sinh thái và làng nghề tỉnh Bình
Dương là phường Hưng Định, phường Bình Nhâm và xã An Sơn thuộc vùng Lái Thiêu
(thị xã Thuận An) tỉnh Bình Dương. Kết thúc chuyến thực tập 07 ngày đó các tài liệu
điều tra khảo sát và sưu tầm từ các cơ quan chính quyền, đồn thể và người dân trên
03 vùng địa bàn đã đúc kế thành 03 tập báo cáo (mỗi báo cáo dày hơn 200 trang) bao
gồm nội dung và hình ảnh. Các báo cáo này là những nguồn tư liệu đầu tiên cho các
nhóm nghiên cứu của đề tài trọng điểm tham khảo và là cơ sở để tiến tới điều tra sâu
hơn những chuyên đề cần thiết khi nhóm phụ trách điều tra xã hội học của đề tài chính
thức triển khai thực hiện điều tra trong các đợt sau đó .
Sau khi Sở Khoa học cơng nghệ tỉnh Bình Dương chính thức có quyết định
pháp lý triển khai đề tài (từ tháng 8/2014), công tác sưu tầm tài liệu được thực hiện ráo
riết dưới sự hỗ trợ kinh phí theo kế hoạch đã được duyệt của Ban chủ nhiệm đề tài bao
gồm cả chi phí đi lại từ thành phố Hồ Chí Minh đến Thủ Dầu Một và các địa phương
khác như: xã An Sơn, xã Bạch Đằng, phường Tương Bình Hiệp, phường Tân Phước
4



Khánh huyện Tân Un. Ngồi ra nhóm sưu tầm tài liệu cũng làm việc liên tục với các
cơ quan của tỉnh để truy tìm các nguồn tư liệu về tài nguyên du lịch và đầu tư du lịch
tại tỉnh nhà như Ban quản lý di tích và Danh lam thắng cảnh tỉnh Bình Dương, Trung
tâm xúc tiến du lịch tỉnh Bình Dương, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình
Dương, Sở Khoa học Cơng nghệ tỉnh Bình Dương, Trung tâm ứng dụng khoa học
công nghệ tiến bộ thuộc Sở KHCN tỉnh Bình Dương…
1.3. Kết quả điều tra, khảo sát cơ bản
Qua nhiều đợt, công tác khảo sát, điều tra đã sưu tầm được 03 nguồn tư liệu
chính như sau:
- Nguồn tư liệu thực địa điền dã, điều tra xã hội học về du lịch sinh thái và
làng nghề tỉnh tình Bình Dương, các báo cáo tổng hợp tình hình kinh tế văn hóa tại các
địa phương của tỉnh Bình Dương với hơn 5.000 trang tư liệu lưu files. Nguồn tư liệu
này do sinh viên văn hóa học thực hiện, nhóm điều tra xã hội học do ThS. NCS Dương
Hoàng Lộc phụ trách thực hiện dưới sự chỉ đạo, tham gia trực tiếp của Ban chủ nhiệm
đề tài .
- Nguồn tư liệu từ các cơ sở khác nhau, quan trọng là các website của tỉnh
Bình Dương bao gồm các bài viết, chuyên khảo, luận văn và luận án có liên quan đến
đề tài nghiên cứu trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Dương, trang web của Sở
Khoa học Cơng nghệ tỉnh Bình Dương, Trung tâm ứng dụng khoa học cơng nghệ tiến
bộ tỉnh Bình Dương, Sở Văn hóa thể thao du lịch tỉnh Bình Dương. Thống kê có hơn
1000 trang tư liệu.
- Nguồn tư liệu đã được xuất bản bao gồm: Lịch sử Đảng bộ của tỉnh và các
địa phương trong tỉnh (trực tiếp liên quan đối tượng nghiên cứu của đề tài), Các dự án
đã hoàn thành từ trước năm 2013 do Sở Khoa học công nghệ tỉnh Bình Dương chủ
quản, các quyển sách viết về lịch sử - văn hóa tỉnh Bình Dương, các tạp chí, bài viết và
tập san hội thảo khoa học về Phát triển du lịch sinh thái và làng nghề ở Việt Nam.
Tổng cộng có khoảng trên 100 tài liệu có danh sách đính kèm.
1.4. Đánh giá nguồn tài liệu sưu tầm
Nguồn tài liệu mà nhóm nghiên cứu sưu tầm được tuy khá đa dạng và phong
phú nhưng được xác định chỉ là cơ sở để tham khảo cho việc phát triển ý tưởng mà đề

tài nghiên cứu đặt ra. Khi trích dẫn và tham khảo cho các chuyên đề, Ban chủ nhiệm
luôn yêu cầu các thành viên thực hiện đúng nguyên tắc về bản quyền và phương pháp
5


khoa học. Bản thân Ban chủ nhiệm đề tài phải đọc qua các tài liệu đồng thời nêu ra
những góp ý nghiệm thu cho các chuyên đề nghiên cứu trong từng đợt, bao gồm cả
những góp ý về nguyên tắc sử dụng tài liệu và dẫn nguồn. Đặc biệt, như đã nói ngay từ
khi triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu: “Phát triển du lịch sinh thái và làng nghề
tỉnh Bình Dương”, Ban chủ nhiệm đã xác định việc thu thập các tài liệu tham khảo về
lịch sử, văn hóa, mơi trường và làng nghề của tỉnh Bình Dương là quan trọng nhưng
những tài liệu này chỉ có tính chất tham khảo. Nội dung nghiên cứu của từng thành
viên mới chính là tài liệu khoa học cần đạt được bởi yêu cầu về phát triển du lịch sinh
thái và làng nghề ở Bình Dương và kết quả nghiên cứu của đề tài phải là một nguồn tài
liệu mới mang tính ứng dụng, hữu ích về quy hoạch du lịch và đề xuất các chính sách
phát triển du lịch sinh thái và làng nghề nói riêng, du lịch nói chung của tỉnh Bình
Dương.
Cũng từ cơ sở như nêu trên, chúng tơi đánh giá nội dung những tài liệu mà
nhóm đề tài thu thập được có thể phân thành ba nhóm chính sau đây :
(1) Nguồn tài liệu tổng quan về tỉnh Bình Dương, về vùng đất con người, lịch
sử, địa lý tự nhiên, tài nguyên nhân văn…tập trung 04 quyển Địa chí Bình Dương do
Phan Xn Biên (chủ biên), Uỷ ban nhân dân Tỉnh Bình Dương xuất bản năm 2008.
Nguồn tài liệu này giúp ích rất nhiều cho các chuyên đề giai đoạn một của đề tài như
đánh giá lại tài nguyên du lịch, tài nguyên nhân văn, những ưu thế của tỉnh Bình
Dương trong phát triển du lịch. Một điều đương nhiên là Địa chí Bình Dương viết cách
nay đã lâu nên tính chính xác của số liệu cần phải bổ sung thêm, nhất là Bình Dương
lại đang trong giai đoạn phát triển nhanh về mọi mặt. Nhóm nghiên cứu phải so sánh
thêm với các nguồn tư liệu khác hoặc tham khảo số liệu từ Sở Khoa học Công nghệ
tỉnh Bình Dương. Bên cạnh đó, các tài liệu về lịch sử Bình Dương bao gồm lịch sử tộc
người, lịch sử Đảng bộ tại các địa phương, chúng tôi đã sưu tầm hơn 20 quyển sách về

lịch sử như vậy. Loại tài liệu này góp phần để chúng tơi tham khảo đánh giá lại giá trị
của hệ thống di tích văn hóa, di tích lịch sử và di tích đấu tranh cách mạnh. Tài liệu
cũng giúp chúng tơi phân tích được tính giá trị của hệ thống di tích trong các tour du
lịch văn hóa, hoạch định các chương trình tour đang xen giữa du lịch sinh thái và du
lịch văn hóa. Tương tự, các tài liệu về lịch sử nghệ thuật bao gồm giá trị mỹ thuật của
các sản phẩm thủ cơng truyền thống sản xuất tại Bình Dương như đồ gốm, tranh sơn
mài, tranh kiếng, đồ gỗ, các di tích làng nghề nằm tại thành phố Thủ Dầu Một hay
6


huyện Tân Uyên. Đây là nguồn tài liệu rất quan trọng để chúng tôi biết được sự hiện
hữu hay mai một của những cụm làng nghề chuyên sản xuất những mặt hàng truyền
thống cho cả vùng Nam Bộ Việt Nam. Những quyển sách này đã cung cấp cho chúng
tôi những địa chỉ chính xác của các di tích làng nghề nói trên, từ đó chúng tơi đã tiến
hành khảo sát thực địa và phát hiện thêm nhiều dữ liệu quan trọng cho đề tài nghiên
cứu của mình như tâm tư nguyện vọng của các chủ cơ sở, yêu cầu của khách hàng,
việc bảo lưu kỹ thuật của các nghệ nhân, địa hình địa vật của các di tích thích hợp như
thế nào với loại hình thương mại đường sơng (riverine trading network) truyền thống
của Nam Bộ và ngày nay thì chúng thích ứng như thế nào nếu chính quyền địa phương
triển khai hoạt động du lịch. Ngồi ra, các cơng trình này đã thống kê, phân loại các
loại sản phẩm truyền thống qua đó chúng tơi đã có cở sở dữ liệu chính xác để đánh giá
các sản phẩm thích ứng như thế nào với nhu cầu của khách hàng.
(2) Các báo cáo tổng kết hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và du lịch của tỉnh
và các địa phương thuộc địa bàn mà đề tài đang trực tiếp triển khai nghiên cứu cũng có
giá trị rất đắc dụng. Các báo cáo hoạt động và quy hoạch du lịch của Trung tâm xúc
tiến du lịch tỉnh Bình Dương đã cung cấp cho chúng tôi các số liệu để đánh giá về tình
hình của mỗi địa phương, cơng ăn việc làm của mỗi địa phương từ đó mới có những đề
xuất cho những chính sách du lịch cộng đồng tại Bình Dương trong tương lại. Chúng
tơi đánh giá rằng mặc dù các báo cáo không phải là những tài liệu xuất bản, một số báo
cáo mang tính chất lưu hành nội bộ nhưng chúng có giá trị khoa học rất cao đối với

các nhà nghiên cứu như chúng tơi vì chúng là những tài liệu chính xác và thực tiễn
nhất cho chúng tôi khi triển khai nghiên cứu vào các địa phương mà sở Sở Văn hóa
Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương sẽ đầu tư cho lĩnh vực du lịch. Trên nền tảng đó
đề tài có thể và cần phải cung cấp các dữ liệu khoa học để lãnh đạo địa phương có cơ
sở triển khai thực hiện các chủ trương phát triển du lịch sinh thái và làng nghề nói
riêng, du lịch nói chung cho tỉnh nhà trong thời gian tới.
(2) Nguồn tư liệu cuối cùng, chúng tơi cũng đánh giá rất cao vì nó có thể giúp
cho Ban chủ nhiệm đề tài thêm những kinh nghiệm thực tế, đặc biệt là tính ứng dụng
của các thành quả nghiên cứu. Sở Khoa học Cơng nghệ tỉnh Bình Dương đã cho phép
chúng tôi tham khảo nhiều đề tài đã nghiệm thu trong đó chúng tơi chọn một số cơng
trình có tính chất liên quan trực tiếp với đề tài ví dụ như :
7


+ Đoàn Nam Hương (Chủ nhiệm) 2013, Bảo tồn và phát huy những giá trị văn
hóa ẩm thực phục vụ phát triển du lịch ở Bình Dương. Báo cáo Khoa học tổng kết đề
tài, 229 tr.
+ Nguyễn Văn Minh (Chủ nhiệm) 2011, Phát triển sơn mài truyền thống Bình
Dương. Báo cáo tổng kết thực hiện đề tài NCKH cấp tỉnh, 100tr.
+ Vũ Quang Hà (Chủ nhiệm) 2013, Tín ngưỡng của người Việt ở Bình Dương
trong tiến trình đơ thị hóa. Báo cáo khoa học tổng kết đề tài, 261 tr.
+ Trần Hồng Liên (Chủ nhiệm) 2011, Phật giáo ở Bình Dương: lịch sử và hiện
trạng, 294 tr…
Các tài liệu tham khảo đó (và Danh mục các tài liệu khác được nêu ở cuối Phụ
lục này) có ý nghĩa tích cực cho suốt quá trình nghiên cứu của đề tài nhưng trước hết
là cơ sở trực tiếp cho việc xây dựng kế hoạch và thực hiện điều tra, khảo sát sưu tầm
tài liệu cho toàn bộ đề tài.
1.5. Sử dụng và phát huy nguồn tài liệu
Đối với các tài liệu thành văn và tài liệu đã xuất bản, Ban chủ nhiệm đề tài đã
xây dựng tủ sách chuyên đề nhằm lưu giữ loại tài liệu này, bao gồm tài liệu gốc và tài

liệu photocopy. Các tài liệu trên các trang mạng của tỉnh Bình Dương, Ban chủ nhiệm
thơng báo trực tiếp bằng email về đường link của các bài viết, chuyên khảo, luận văn,
luận án đến các nhóm trưởng và tất cả các thành viên tham gia. Các tài liệu lưu bằng
files chuyển về cho thư ký đề tài lưu giữ, thống kê bằng danh sách để thông báo đến
các thành viên. Nếu các thành viên có yêu cầu tham khảo một nguồn tài liệu nào đó
thì liên hệ trực tiếp với thư ký đề tài để chuyển giao tài liệu. Các tài liệu thành văn đã
được các thành viên mượn về đọc nhiều đợt, nhiều lần. Nguyên tắc mượn được áp
dụng như quy định của thư viện Khoa Văn hóa học – Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn. Trong nguồn kinh phí cho phép của đề tài, chúng tôi lần lượt tiếp tục tăng
cường thêm các nguồn tư liệu trong và ngoài nước. Sau khi đề tài được hồn thành,
kho tư liệu sẽ dùng đóng góp cho thư viện Khoa Văn hóa học, là nơi đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi, giúp đở rất nhiều cho nhóm đề tài (văn phòng, nơi hội họp, các điều
kiện vật chất – kỹ thuật khác…).

8


Phần 2.
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT
Xã Bạch Đằng (thị xã Tân Uyên) và An Sơn (thị xã Thuận An) là hai địa điểm
thuần nông nghiệp với công việc chủ yếu của các hộ dân là trồng cây ăn quả, bên cạnh
đó là trồng hoa màu, chăn ni và bn bán nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, làng nghề bao gồm
sơn mài, điêu khắc gỗ, gốm sứ với các chủ cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ bán
trong nước và xuất khẩu, thợ thủ công và nhân công làm thuê chủ yếu tập trung ở
thành phố Thủ Dầu Một. Chính vì thế, các cuộc điều tra khảo sát của đề tài “Phát triển
du lịch sinh thái và làng nghề tỉnh Bình Dương” được tiến hành tại 3 địa điểm: xã
Bạch Đằng (vườn bưởi), xã An Sơn (vườn măng cụt và các loại trái cây khác) và Thủ
Dầu Một (làng nghề điêu khắc gỗ, sơn mài và gốm sứ) đã sử dụng hai phương pháp
nghiên cứu chính: phương pháp nghiên cứu định lượng (công cụ bảng hỏi anket) và
phương pháp nghiên cứu định tính (cơng cụ phỏng vấn sâu).

Trong phương pháp nghiên cứu định lượng, số mẫu được thực hiện như sau:
-

Xã Bạch Đằng: 201 mẫu

-

Xã An Sơn: 150 mẫu

-

Thành phố Thủ Dầu Một: 156 mẫu
Trong phương pháp nghiên cứu định tính, số mẫu được thực hiện như sau:

-

Xã Bạch Đằng: 100 mẫu

-

Xã An Sơn: 100 mẫu

-

Thành phố Thủ Dầu Một: 150 mẫu

2.1. Mô tả mẫu
Việc phác thảo một số đặc điểm về nhân khẩu-xã hội của người được khảo sát
(chủ vườn, chủ cơ sở sản xuất) trong mẫu nghiên cứu được xem là cơ sở cho việc
phân tổ nghiên cứu những nội dung chính cũng như nắm bắt được các đặc điểm chung

của đối tượng nghiên cứu trong đề tài.
Giới tính
Có một đặc điểm chung của cả 3 nơi khảo sát trên khi xem xét về mặt giới tính
của người tham gia trả lời đó là nam giới nhiều hơn nữ giới.

9


Tại Bạch Đằng, với đặc điểm của một xã nông nghiệp, nhìn vào biểu đồ có thể
thấy, tỷ lệ nam giới làm chủ hộ chiếm phần lớn trên tổng số hộ trả lời (74,1%). Điều
này chứng tỏ, nam giới làm chủ hộ vẫn là phổ biến đối với các hộ làm nghề nông cũng
như thể hiện xu hướng truyền thống – vai trị của nam giới trong các gia đình nông
thôn.
An Sơn với đặc trưng tương tự Bạch Đằng là khu vực nông thôn, tỷ lệ chủ hộ là
nam cũng chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, hiện nay, do ảnh hưởng giá cả, thời tiết,
vườn cây ăn trái không được như xưa nên có nhiều hộ phụ nữ ở nhà làm vườn, chăn
ni, chăm sóc cha mẹ, con cái cịn nam giới ra bên ngồi làm th, làm cơng nhân.
Đó là lý do mặc dù số người trả lời là nam vẫn chiếm phần lớn ở An Sơn nhưng tỷ lệ
này đã rút ngắn hơn so với Bạch Đằng (nam chiếm 64% số người trả lời và nữ chiếm
36% số người trả lời).
Tại các làng nghề ở Thủ Dầu một, số hộ có chủ hộ là nam giới tham gia vào
cuộc khảo sát là 70,5%, hơn gấp 2 lần số hộ có chủ hộ là nữ giới (29,5%), nhất là với
làng nghề điêu khắc gỗ. Như vậy, tại các làng nghề, các cơng việc mang tính truyền
thống có phần nặng nhọc, thậm chí tiếp cận với ơ nhiễm vẫn chủ yếu do nam giới đảm
nhận. Còn phụ nữ thường tham gia với tính chất hỗ trợ trong các cơng việc như: giúp
đỡ chồng con các việc phụ, tính tốn tiền nong và chăm lo việc nội trợ. Mặc dù đây là
làng nghề nằm kế thành phố Thủ Dầu Một nhưng vẫn cịn nhiều nét đặc trưng của
vùng nơng thơn với sự nối kết các mối quan hệ giữa các hộ dân khá khắng khít. Do
đó, quan niệm truyền thống về vai trị của người đàn ơng trong gia đình vẫn còn ảnh
hưởng nặng nề đến nếp sống và nếp sinh hoạt hàng ngày của họ.

Biểu đồ 1: Giới tính của người trả lời

80

74.1

70.5

64

60
36

40

25.9

29.5

20
0
Bạch Đằng

An Sơn

Nam

Làng nghề

Nữ


10


Tuổi
Độ tuổi trung bình của mẫu khảo sát tại Bạch Đằng và An Sơn là 43. Đây là độ
tuổi phù hợp khi đánh giá về nghề nơng vì họ có kinh nghiệm làm vườn, hiểu rõ
những yếu tố tác động đưa tới thành công hay rủi ro trong nghề (giống, phân bón, thời
tiết, mùa màng, giá cả). Trong đó, người trả lời có độ tuổi nhỏ nhất là 29 và cao nhất
là 71. Điều này phù hợp, đúng với các dữ liệu phỏng vấn sâu vì những người trong độ
tuổi thanh niên đều đã chuyển đổi công việc (làm công nhân viên nhà nước, làm việc
cho công ty hoặc làm công nhân tại các xưởng sản xuất của công ty). Vẫn cịn nhiều
cụ ơng lớn tuổi duy trì cơng việc làm vườn quen thuộc nhưng với diện tích thu hẹp và
chuyển giao dần cho con cái hoặc thuê người ngoài làm ăn công lao động hay đổi
công.
Đối với làng nghề, độ tuổi trung bình của khảo sát là 40 và có sự dao động
mạnh ở hai nhóm tuổi: 21 - 40 (chiếm 30,1% tổng số người trả lời) và 41 - 60 (chiếm
39,7% tổng số người trả lời). Bên cạnh đó, có sự tham gia của nhóm những người
dưới 20 tuổi (chủ yếu là cơng nhân làm th) và nhóm người trên 60 tuổi (những cơ
sở sản xuất, thợ thủ công lớn tuổi vẫn tiếp tục theo nghề hoặc hướng dẫn, truyền nghề
lại cho con cháu).
Trình độ học vấn
Biểu đồ 2: Trình độ học vấn của người trả lời
53.3

60
50

40.341.7


40

32.3

30
20
10

14.916.7
8.3
0.50

8.3 7.5
0.50
00

18.7

16.7

10
1.5 0

0

9.38.7
2.5

8.7
0


0

0
Không
biết chữ

Biết Biết đọc
đọc biết viết
nhưng
nay đã
quên

Cấp 1

Bạch Đằng

Cấp 2

An Sơn

Cấp 3

Trung
cấp

Cao Trên đại
đẳng,
học
đại học


Làng nghề

Học vấn của người dân làm vườn ở khu vực Bạch Đằng ở mức trung bình. Do
đặc trưng nghề nơng nên phần lớn những người được khảo sát có trình độ cấp 2
(40,3%), tiếp theo là cấp 3 (32,3%) rơi vào những hộ làm công nhân viên nhà nước.
11


Tỷ lệ có trình độ từ trung cấp trở lên khá thấp (trung cấp: 1,5%, cao đẳng, đại học:
2,5%). Trong đó số người khơng biết chữ hoặc biết chữ nhưng nay đã quên chiếm số
lượng nhỏ (1%) và thường rơi vào những người cao tuổi. Việc định hướng phát triển
du lịch địa phương cũng đặt ra những vấn đề về tập huấn chuyên môn, kỹ năng du
lịch, tiếng Anh,… Để làm được điều này, đòi hỏi người tổ chức phải có sự tính tốn
tương ứng với trình độ học vấn của người dân.
Tại An Sơn, phần lớn những người làm nghề nông chỉ tốt nghiệp cấp 3 (53,3%)
và tiếp theo là cấp 2 (18,7%). Trình độ học vấn của người nơng dân ở mức trung bình
dẫn đến khả năng là việc cải tiến năng suất trong sản xuất nông nghiệp nói chung và
trồng trọt nói riêng (đặc thù là trồng cây măng cụt) đều có những hạn chế nhất định.
Hầu hết những hộ dân trồng cây dựa trên kinh nghiệm tuyền từ đời trước. Một số hộ
có diện tích vườn lớn, năng suất cây trồng cao là do học hỏi và áp dụng các phương
pháp khoa học kỹ thuất mới, ghép giống cây trồng. Tuy nhiên, qua phỏng vấn sâu có
thể thấy hầu hết năng suất cây trồng – cụ thể ở đây là cây măng cụt – phụ thuộc rất
nhiều vào thời tiết. Nhìn trên mặt bằng chung, trình độ học vấn của người trả lời ở An
Sơn cao hơn Bạch Đằng với việc xuất hiện trình độ học vấn trung cấp (10%), cao
đẳng đại học (9,3%), trên đại học (8,7%) và rơi vào những người trả lời ở nhóm tuổi
trẻ. Khơng có người khơng biết chữ. Đây là tín hiệu đáng mừng cho định hướng phát
triển du lịch sinh thái tại đây.
So với Bạch Đằng và An Sơn, trình độ học vấn của những người trả lời tại làng
nghề tương đối thấp. Chiếm tỷ lệ lớn là những người có trình độ học vấn cấp 2

(41,7%). Những người có trình độ cấp 1 và cấp 3 ngang bằng nhau (16,7%). Trình độ
cao đẳng, đại học chỉ có 8,3%. Bên cạnh, có những hộ dân khơng biết chữ (8,3%) và
biết đọc biết viết nhưng nay đã quên (8,3%). Các số liệu này phù hợp với thực tế khi
hầu hết những thợ thủ công chủ yếu dựa vào việc học nghề của gia đình, cha truyền
con nối, kinh nghiệm. Phụ nữ nông nhàn đi làm thuê các giai đoạn thủ cơng cho các
cơ sở sản xuất lớn. Những người có trình độ cao rơi vào chủ các cơ sở sản xuất, kinh
doanh.
Tôn giáo
Đặc điểm chung về tôn giáo của 3 điểm khảo sát là tín ngưỡng thờ ơng bà và
Phật giáo vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Tại Bạch Đằng, do đây là địa bàn nông thôn thuần túy
12


nên tôn giáo phổ biến là thờ cúng ông bà tổ tiên (92%), bên cạnh là Phật giáo và Công
giáo nhưng không nhiều. Qua các cuộc phỏng vấn sâu đối với người làm vườn cao
tuổi đã phát hiện ra rất nhiều những phong tục tập quán, văn hóa truyền thống và có
thể tận dụng trở thành sản phẩm du lịch văn hóa kết hợp với du lịch sinh thái thăm
vườn bưởi và thưởng thức món ăn đặc sản của địa phương như cúng đất, cúng vườn,
cúng giếng, lễ cúng đình, cúng họ,…
Biểu đồ 3: Tôn giáo của người trả lời

8.3

Công giáo

18

5

Phật giáo


41.7

18.7

3

50

Thờ ông bà
0

20
Làng nghề

40
An Sơn

63.3
60

92
80

100

Bạch Đằng

Tại An Sơn, thờ cúng ông bà tổ tiên chiếm tỷ lệ lớn nhất (63,3%), tiếp theo là
Phật giáo (18,7%) và sự xuất hiện của đạo Cơng giáo (18%). Điều này cũng chứng tỏ

có sự giao lưu văn hóa tơn giáo cũng như di dân từ địa phương khác tới sinh sống. Tại
làng nghề, khoảng cách giữa thờ cúng ông bà tổ tiên (50%) và Phật giáo (41,7%) được
rút ngắn lại. Ở làng nghề điêu khắc gỗ hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ làm
bàn tay Phật cũng như tượng Phật cho các chùa hoặc khách thập phương, bỏ mối cho
các hộ buôn bán trên thành phố.
Số nhân khẩu/thành viên trong gia đình
Do đặc điểm là khu vực nơng thơn, các hộ làm nơng là chủ yếu, do đó số nhân
khẩu trong gia đình ở Bạch Đằng phổ biến ở mức từ 46 người (71,1%). Đây là một
lợi thế cho nghề nghiệp vì làm vườn địi hỏi rất nhiều nhân cơng. Tuy nhiên như đã
phân tích ở trên, do bưởi một năm thu hoạch thường được 2 mùa, phụ thuộc vào thời
tiết, sâu bệnh nên rất nhiều thanh niên đã đi làm cơng nhân. Vì vậy, mặc dù con cái
nhiều nhưng vẫn phải thuê mướn người làm cỏ, hái trái. Các đại diện hộ phỏng vấn
cho biết “làm công nhân chỉ là thu nhập nhất thời, còn nếu trồng bưởi thì thu nhập lâu
dài và ổn định hơn”.
13


Ở An Sơn, số nhân khẩu trong gia đình thấp nhất là 2 người và cao nhất là 5
người, trong đó nhân khẩu từ 4-5 người chiếm tỷ lệ lớn. Cũng tương tự như Bạch
Đằng, đây cũng là lợi thế cho các hộ trồng cây ăn trái. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các
hộ có số nhân khẩu từ 2-4 người cũng phản ánh xu thế thực tế với gia đình hạt nhân
ngày càng phổ biến dưới sự ảnh hưởng của đơ thị hóa.Tại làng nghề, số nhân khẩu
trong gia đình thấp nhất là 3 và cao nhất là 8. Những hộ có nhân khẩu nhiều thường là
các hộ mà chủ hộ là người lớn tuổi và có cơ sở sản xuất thủ công với sự sống chung
của nhiều thế hệ cùng tiếp nối nghề truyền thống của gia đình.
Nghề nghiệp
Biểu đồ 4: Nghề nghiệp của người trả lời tại Bạch Đằng
79.1
74.1


80
60
40
20

10.4

5.5

0

0.5
Công Chủ
nhân
doanh
viên
nghiệp
nhà
nước

Công
nhân

2
2

5
Nông
dân,
Làm

vườn

Buốn
bán nhỏ

Trước đây

2.5

6
3.5

Nội trợ

1
3.5
Làm
công,
làm thuê

4
1
Khác

Hiện nay

Nghề nghiệp hiện nay của đa số của người dân Bạch Đằng là làm vườn
(79,1%), rơi vào nam giới là chính. Xuất hiện một số nghề khác như buôn bán nhỏ,
nội trợ (8,5%) và thường là do nữ giới đảm nhận. Rõ ràng có sự phân chia cơng việc
tương đối rõ ràng theo giới. Hiện nay, việc xuất hiện sân golf cũng như q trình đơ

thị hóa và ra đời các khu cơng nghiệp ở Bình Dương nên có nhiều thanh niên tham gia
làm cơng nhân tại các cơng ty, xí nghiệp (2%). Đây cũng là điều lo lắng của những
người làm vườn cao tuổi vì trong các cuộc phỏng vấn sâu, thơng tin ghi nhận được là
họ lo lắng sau này vườn bị bỏ hoang do khơng có ai làm hoặc rất nhiều người cao tuổi
(trên 80) vẫn là trụ cột chính trong làm vườn, con cái chỉ phụ được vào cuối tuần; đất
trồng bưởi được chuyển đổi sang trồng tràm hoặc bán. So với nghề nghiệp trước đây
thì nghề nghiệp hiện nay của người trả lời tại Bạch Đằng khơng có sự thay đổi nhiều.
14


Tại An Sơn, bên cạnh nghề nơng là nghề chính – cụ thể là làm vườn (chiếm tỷ
lệ 35,3% tổng số người trả lời) thì số lượng những người làm công làm thuê (18,7%),
buôn bán nhỏ (18%) và nội trợ (12,5%) cũng chiếm tỷ trọng lớn trong mẫu khảo sát.
Có sự khác biệt tương đối lớn trong biến nghề nghiệp của Bạch Đằng so với An
Sơn. Tại An Sơn, xu hướng nghề nghiệp có sự dịch chuyển đáng chú ý, trong đó
những người làm nghề nơng bắt đầu chuyển qua buôn bán nhỏ, nội trợ, làm công làm
thuê và công nhân viên nhà nước. Điều này có thể có liên quan đến sự phát triển của
các khu công nghiệp và tiến trình đơ thị hóa tại địa phương.
Biểu đồ 5: Nghề nghiệp của người trả lời tại An Sơn
50
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0


45.3
35.3

18
8.7

9.3

18.7

18
9.3

Coâng ty tư Công nhân Nông dân, Buôn bán
nhân, liên
làm vườn
nhỏ
doanh, nước
ngòai

12.5
9.3
Nội trợ

9.3

13
10


Trước đây
Hiện nay

Làm công/ Công nhân
làm thuê viên Nhà
nước

So với An Sơn, xu hướng dịch chuyển nghề nghiệp tại làng nghề càng được thể
hiện rõ nét. Có sự thay đổi lớn từ chủ doanh nghiệp (trước đây là 25% và hiện nay
16,7%) sang cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công (trước đây là 25% và hiện nay là 60,9%) và
công nhân làm cho các doanh nghiệp (trước đây 23,1% và hiện nay 6,4%). Sự thay đổi
này phần nào thể hiện rõ qua các thông tin phỏng vấn sâu với sự mai một của các làng
nghề, khó khăn trong đầu ra, thị trường bị thu hẹp. Bên cạnh, cùng với quá trình đơ thị
hóa mở rộng, đất đai nơng nghiệp bị thu hẹp và dần biến mất dẫn tới chuyển đổi từ
nghề nông (trước đây 16,7% và hiện nay 0%) sang các ngành nghề khác như làm
công, làm thuê (từ 10,3% lên 16%).

15


Biểu đồ 6: Nghề nghiệp của người trả lời tại làng nghề
70
60

60.9

50
40
30
20


25

25

23.1

16.7

16.7

10

6.4

0
Chủ cơ sở sản
xuất nhỏ

Chủ doanh
nghiệp

Công nhân

Trước đây

0
Nông dân

16

10.3
Làm công, làm
thuê

Hiện nay

2.2. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Là một vùng thuần nông, người dân chủ yếu sống bằng nghề trồng cây ăn trái
(bưởi, mít, dừa,…) và hoa màu (lúa, khoai, ngô,…), hiện Bạch Đằng được mọi người
biết đến là vùng đất nổi tiếng của bưởi. Bưởi Bạch Đằng đặc biệt thơm, ngon, được
đưa đi giới thiệu và bán ở nhiều địa phương – không chỉ ở các tỉnh phía Nam mà cịn
trong cả nước. Ngày nay, giống bưởi Bạch Đằng đã có thương hiệu, giá bưởi ngày
càng lên cao, vì thế rất nhiều nơng dân đã chuyển từ trồng các loại cây khác sang
trồng bưởi (48% số người trả lời cho rằng diện tích có sự thay đổi). Sự thay đổi này
tùy theo hộ, nhưng nhìn chung là được mở rộng hơn so với trước đây.
Nhìn trên biểu đồ có thể thấy, sự thay đổi diện tích vườn theo xu hướng mở rộng
hơn (41% số người trả trả lời). Những hộ do thu được lợi nhuận từ bưởi, biết áp dụng
khoa học kỹ thuật vào trồng và chăm sóc, bưởi có thương hiệu nên mở rộng vườn
bằng cách mua lại hoặc khai khẩn thêm đất gò để trồng bưởi.

16


Biểu đồ 7: Sự thay đổi diện tích vườn so với 10 năm trước đây tại Bạch Đằng
Thu hẹp
hơn
7%

Không thay
đổi

52%

Mở rộng
hơn
41%

Phó Chủ tịch xã Bạch Đằng chia sẻ “nhiều hộ đất trồng bưởi chuyển sang trồng
tràm, cịn nhiều hộ khơng có đất nhưng thích trồng bưởi phải khai đất gị. Mà đất gị
thì bưởi khơng năng suất được bằng”. Tuy nhiên vẫn cịn hộ thu hẹp diện tích đất
trồng bưởi lại do lớn tuổi, khơng có ai làm nên bán vườn hoặc chuyển mục đích sử
dụng vườn (7%): từ trồng bưởi chuyển sang trồng tràm, dừa hoặc bán cho những
người trên thành phố về làm nhà, trồng hoa cây trái.
Một đặc điểm của Bạch Đằng là vườn chuyên canh trồng bưởi chiếm hơn ½ với
58,7% số người trả lời. Một số hộ có trồng xen dưới bưởi một số loại cây nhỏ như
chanh, cam hoặc trồng ké thêm dừa, mít xung quanh bờ rào (23,4%). Ngồi ra cịn có
vườn tạp với nhiều loại cây trồng khác nhau nhưng chiếm số lượng khơng nhiều
(17,9%).
Biểu đồ 8: Loại hình vườn tại Bạch Đằng

58.7

Vườn chuyên canh
23.4

Vườn xen canh hỗn hợp
17.9

Vườn tạp
0


10

20

30

40

50

60

Hiện nay, do áp dụng khoa học kỹ thuật vào chọn giống, trồng cây cũng như
chăm sóc, phịng bệnh nên năng suất bưởi so với những năm trước đây khá cao, đặc
biệt là các hộ trong hợp tác xã bưởi, có thương hiệu Vietgap. Do đó có tới 27,9% số
17


người trả lời năng suất cao và rất cao; 59,7% chọn trung bình. Chỉ có một số ít hộ cho
rằng năng suất thấp. Năng suất thấp thường do nguyên nhân thời tiết cũng như sâu
bệnh.
Biểu đồ 9: Năng suất của bưởi tại Bạch Đằng
70
60

59.7

50
40
30


26.4

20
10
0

9
3.5

1.5
Rất cao

Cao

Bình thường

Thấp

Rất thấp

Cùng với việc bưởi được công nhận thương hiệu (10%), chất lượng ngon
(78,9%) nên bưởi Bạch Đằng giá cả ra thị trường ổn định (55,7%), thậm chí cao hơn
bưởi ở các nơi khác (39,8%). Chia sẻ về vấn đề này, các nhà vườn cho biết “do chất
lượng bưởi ngon nên dù giá cao hơn khách vẫn chọn mua”. Bưởi vào mùa tết giá có
thể lên 600.000đ700.000đ/chục. Chủ tịch Hội nông dân cho biết: “Trồng bưởi trước
đây khi chưa có xây dựng tập thể trồng thì cây bưởi nó khơng có giá. Cho nên là năm
2011 … xây dựng khu trồng bưởi tập thể... Sản lượng trái bưởi được nhiều người biết
đến cho nên từ khi có nhãn hiệu rồi thì giá bưởi cũng tăng lên chứ khơng có thấp như
trước đây. Trước giá bưởi 120.000 đến 130.000 là tối đa còn hiện tại bây giờ thì từ

400.000 đổ lên. Mà lúc nào cũng vậy chứ khơng có bị xuống giá… Nói chung đầu tư
vơ cây bưởi thì nó lời nhiều cơng thì ít. Ví dụ mình đầu tư vơ 1 cây bưởi là 100.000 thì
mình đầu tư chi phí khoảng 20.000 cịn đâu mình lời. Cịn đất lúa thì đầu tư 70.000
lời có 30.000 vậy là lời nhiều hơn” (BB PVS 55).

18


Biểu đồ 10: Giá cả bưởi Bạch Đằng so với bưởi bên ngồi thị trường
55.7

60
50

39.8

40

30
20
4.5

10
0
Cao hơn

Ngang nhau

Thấp hơn


Chính vì giá cả cao, thị trường tiêu thụ mạnh, thậm chí bưởi chỉ cung cấp cho
Bình Dương, khơng đủ cung cấp cho nơi khác. Hầu hết sản phẩm tiêu thụ tại địa
phương (65,7%) và các tỉnh lân cận như Thành phố Hồ Chí Minh (30,8%). Một lần
mang bưởi ra giới thiệu ở Hà Nội bán hết trong ngày, bạn hàng đặt hàng nhưng khơng
cịn bưởi để bán. Do đó, hầu hết các hộ đều có lời khi trồng bưởi. Thậm chí có hộ mỗi
mùa thu nhập mấy trăm triệu đồng.
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, số hộ trả lời thu nhập so với chi phí trồng và chăm
sóc có lời chiếm tới 82,1%, trong đó lời nhiều chiếm hơn phân nữa (53,2%) tổng số
người trả lời. Bên cạnh, cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và tỉnh trong
hỗ trợ cây giống, phân bón đã khuyến khích người dân mở rộng thêm vườn chuyên
canh trồng bưởi.
Chất lượng bưởi Bạch Đằng không chỉ được người làm vườn mà cả thị trường
đều đánh giá cao. Đa số khách hàng đều hài lịng với chất lượng bưởi Bạch Đằng
(71,1%), trong đó mức độ rất hài lòng là 39%. Bưởi Bạch Đằng hiện nay đã có mặt tại
một số siêu thị tại Bình Dương và là sự lựa chọn của người tiêu dùng.

19


Biểu đồ 11: So sánh chi phí và thu nhập từ trồng bưởi
60
53.2

50

40
30

28.9


20
11.9

10

3.5

2.5

0
Lời nhiều

Lời ít

Huề vốn

Lỗ ít

Lỗ nhiều

Tại An Sơn, so với 10 năm trước đây thì diện tích vườn có sự thay đổi (36% số
người trả lời). Khác với Bạch Đằng khi diện tích đất trồng cây được mở rộng thì ở An
Sơn 100% diện tích vườn thay đổi là bị thu hẹp. Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới
điều này nhưng chủ yếu là do năng suất cây măng cụt bị ảnh hưởng bởi thay đổi thời
tiết, nguồn nước bị ơ nhiễm. Khơng ít hộ chuyển từ trồng măng cụt sang một số loại
cây khác tương đối phổ biến, dễ trồng hơn như bòn bon, dâu,… để phục vụ thị trường
và du khách.
Biểu đồ 12: Ý kiến khách hàng vào chất lượng và hình thức sản phẩm trái cây

Nếu như ở Bạch Đằng, vườn chuyên canh chiếm phần lớn thì ở An Sơn, vườn

chuyên canh trồng măng cụt chiếm tỷ lệ nhỏ nhất với 19,3%. Tiếp theo là vườn xen
canh hỗn hợp như trên trồng măng cụt, xen kẽ là bòn bon, dâu, dưới tầm thấp là
dứa,… chiếm 26,7%. Chiếm diện tích lớn nhất và phổ biến nhất là vườn tạp với sự
xen kẽ nhiều loại cây khác nhau theo mùa bao gồm cả cây ăn trái, rau củ quả. Do đó,
20


năng suất cây ăn quả trong vườn chỉ đạt chủ yếu ở mức bình thường (56%). Các vườn
chuyên canh, xen canh tổng hợp thì có mức năng suất cao hơn (35,3%) nhưng chưa
trở thành xu thế chính.
Biểu đồ 13: Loại hình vườn hiện nay ở An Sơn

19.3
Vườn tạp
Vườn xen canh hỗn hợp
54
26.7

Vườn chuyên canh

Năng suất cao hơn đã góp phần vào việc giảm giá thành sản phẩm trái cây (cụ
thể là măng cụt) so với thị trường nói chung (37,3%). Tuy vậy, chất lượng và thương
hiệu vẫn là hai yếu tố chính quyết định đến giá thành sản phẩm và sức mua của người
tiêu dùng. Vì vậy, 36% số người trả lời cho rằng cao hơn và 26,7% chọn ngang nhau.
Biểu đồ 14: Năng suất cây ăn quả tại An Sơn

Hiện nay tại địa phương, mặc dù giá măng cụt có cao hơn so với các nơi khác
nhưng vẫn được người tiêu dùng tin tưởng do chất lượng tốt. Tuy nhiên, người trồng
cây ăn trái vẫn phải phụ thuộc vào thương lái cũng như giá cả bấp bênh của thị trường.
Với câu hỏi so sánh thu nhập với chi phí trồng và chăm sóc, xử lý số liệu định

lượng cho thấy đa số người dân chỉ lời một ít (lấy công làm lời) với 54,7%, huề vốn
21


27,3%. Số người dân lời nhiều chỉ chiếm 18%. Họ giải thích: “Thu nhập từ vườn cây
rất bấp bênh, theo khí hậu thời tiết, có năm trổ rất sai, nhưng năm rồi ra hoa rất
nhiều nhưng tỷ lệ đậu trái ít, do thời tiết. Trồng trái cây nhiều quá nên trái cũng nhỏ
lại. Cây trổ theo mùa không ép. Măng cụt trồng khó hơn những loại cây kia, trồng tại
khu đất ơ nhiễm thì nó sẽ khơng lên. Măng cụt 10 năm mới bắt đầu trổ, cây măng phải
từ 10 đến 15 năm mới thu hoạch có trái nhiều. 10 năm đầu phải đầu tư vào mà chưa
thể thu hoạch, sau đó cũng phải chờ vào thời tiết. Mà trổ sai thì giá cây lại rớt, cái gì
nhiều quá thì thường như thế… Giờ thì do ơ nhiềm nguồn nước, nước phèn từ các
nguồn trên sơng Sài Gịn làm chết cây hoặc cây không phát triển. Các nguồn nước ô
nhiễm là do bên ngồi chứ ở tại địa phương khơng có nhà máy hay xí nghiệp nào. Đa
số cây sầu riêng chết là do nước” (BB PVS 32).
Biểu đồ 15: Giá măng cụt An Sơn so với măng cụt ngoài thị trường
Ngang
nhau, 26.7

Cao hơn,
36

Thấp hơn,
37.3

Cũng theo như người dân phản ánh, hiện nay tại các nơi tiêu thụ trong tỉnh và
ngồi tỉnh đang có tình trạng trái cây giả thương hiệu trái cây An Sơn để bán với giá
cao trong khi chất lượng lại thấp, làm ảnh hưởng đến thương hiệu trái cây An Sơn, đặc
biệt là măng cụt. Theo như kết quả khảo sát cho thấy, trái cây An Sơn khi bán ra ngồi
thị trường giá ln cao hơn so với trái cây cùng loại ở nơi khác nhưng khách hàng vẫn

mua nhiều vì sản phẩm có chất lượng. Các hộ làm vườn cho biết: “Cái giá cả thì nếu
người dân ở đây họ mua thường thường họ dặn lấy cho họ măng ở đây nha. Tại vì khu
vực đây rất nhiều măng cụt của nhiều vùng miền mang về đây chứ khơng phải măng
của mình khơng. Khi mà người khơng biết mua thì người ta cứ nói là tới vùng Lái
Thiêu thì mua măng cụt Lái Thiêu thơi. Nhưng thực chất là măng ở Long Khánh á,
măng cụt ở Bình Long á, và măng cụt Thái nữa. Măng cụt Thái thì nó dễ phân biệt
rồi, chứ cịn măng bản xứ đây chỉ người làm vườn ở đây mới biết thôi. Khách du lịch
22


người ta đâu biết, tới Lái Thiêu thì mua măng Lái Thiêu thôi. Nhưng thực chất họ ăn
măng Long Khánh, măng ở đâu chứ không phải măng Lái Thiêu… Măng mình đây
15,000đ/ký nhưng măng ở trên Long Khánh chỉ 10,000đ/ký thơi. Trái của mình nó
ngọt thanh cịn chỗ khác nó chua. Của mình hột nhỏ hơn hột của măng Thái Lan, cơm
của nó dày vỏ. Của mình mỏng vỏ, trái măng nó trịn trịa, dễ thương lắm” (BB PVS
02); “Gần đây, măng cụt Thái Lan nhập qua bên mình, thương lái bán lẻ đơi khi trộn
với măng cụt mình đem bán ở lề đường, bán sỉ thì khơng làm vậy, khách mua hàng thì
khơng phân biệt được, thực chất trái măng cụt chỗ mình rất ngon” (BB PVS 06).
Do đặc thù địa lý là một huyện thuộc tỉnh Bình Dương, kế các thành phố lớn, thị
trường tiêu thụ rộng lớn cùng với chất lượng trái cây ngon nên sản phẩm trái cây An
Sơn được tiêu thụ trực tiếp tại địa phương là chủ yếu (72,7%).
Biểu đồ 16: Thị trường tiêu thụ trái cây tại An Sơn

Theo như chia sẻ của các chủ vườn, đến mùa thu hoạch sẽ có thương lái tới thu
gom. Do chất lượng nên hiện nay đã có hiện tượng giả trái cây An Sơn để bán cho
khách. Bên cạnh, măng cụt An Sơn cũng được tiêu thụ ở các tỉnh thành lân cận như
thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai,…

23



Biểu đồ 17: Ý kiến khách hàng về trái cây An Sơn
54.7

60
50
40

27.3

30

18

20
10
0
Rất hài lịng

Bình thường

Hài lịng

Cũng tương tự như ý kiến của chủ vườn khi đánh giá về chất lượng sản phẩm trái
cây của địa phương, ý kiến khách hàng về sản phẩm trái cây – cụ thể là măng cụt An
Sơn - là rất hài lòng với hơn phân nữa số người trả lời (54,7%) và hài lòng (27,3%).
Họ cho rằng măng cụt An Sơn ngon, ngọt, hạt nhỏ hơn so với măng cụt Thái Lan hoặc
miền Tây. Nhiều hộ trồng vườn chia sẻ có những năm do ảnh hưởng của thời tiết,
nước ô nhiễm, sâu bệnh,… dẫn đến mất mùa, không cung cấp đủ cho nhu cầu của thị
trường.

Do trồng trái cây thường theo mùa vụ nên các hộ làm vườn vẫn kiếm thêm các
công việc phụ bên cạnh trồng cây ăn quả. Tại Bạch Đằng, trồng bưởi hiện nay được
người làm vườn ép mùa, mỗi năm sẽ có 2 mùa chính là tết và mùng 5/5, nên những
lúc thời gian nông nhàn, người dân vẫn làm thêm các nghề phụ khác nhau (53,2%) để
tăng thêm thu nhập như trồng lúa, chăn ni bị, bn bán nhỏ, làm cơng nhân. Tuy
nhiên, thu nhập từ bưởi vẫn là chính. Nghề phụ đóng góp nhiều vào thu nhập chỉ trên
14% số người trả lời.
Biểu đồ 18: Nghề phụ đóng góp vào thu nhập gia đình tại Bạch Đằng

0.9

Rất ít

7.5

Ít

77.6

Bình thường
10.3

Nhiều
3.7

Rất nhiều
0

20


40

60

80

24


Ở An Sơn, bên cạnh trồng măng cụt theo mùa, nhiều nhất là vào tháng 5 âm
lịch, trong thời gian nhàn rỗi, người dân cũng làm thêm các nghề phụ khác để tăng
thêm thu nhập với 54% trên tổng số người trả lời như buôn bán nhỏ (17,3%), mở quán
ăn bình dân (8,7%),… Theo đánh giá của người dân, nghề phụ đóng góp nhiều vào thu
nhập gia đình là khơng cao với 27,5%.
Bình Dương là một địa phương khá nổi tiếng với các làng nghề truyền thống
cùng lịch sử phát triển gắn liền với quá trình di dân và xây dựng. Nhắc tới Bình
Dương là người ta nghĩ ngay tới làng nghề gốm sứ, điêu khắc gỗ, sơn mài một thời
thịnh vượng, sản phẩm làm ra được thị trường ưa chuộng – khơng chỉ tiêu thụ trong
nước mà cịn xuất khẩu đi nước ngoài. Vào những năm cuối thập niên 90 và đầu thập
niên 2000, các làng nghề tại đây tập trung nhiều thợ thủ công giỏi, lành nghề, nơi nơi
vang tiếng đục đẽo, chạm khắc. Tuy nhiên, sau đó, do nhiều yếu tố chủ quan và khách
quan khác nhau, các làng nghề làm ăn ngày càng khó khăn, dẫn tới sự thu hẹp và mai
một. Hiện nay, với định hướng khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống,
tỉnh Bình Dương đã có những chính sách nhằm hỗ trợ cho những doanh nghiệp, cơ sở,
nghệ nhân còn bám nghề.
Biểu đồ 19: Nghề phụ đóng góp thêm vào thu nhập gia đình tại An Sơn

18.7

Khơng trả lời

9.3

Ít

44.7

Bình thường
18.7

Nhiều
8.7

Rất nhiều
0

10

20

30

40

50

Với tổng số mẫu khảo sát tại làng nghề là 156, người nghiên cứu tập trung điều
tra với mẫu là các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, thợ thủ công đang buôn bán và
làm nghề truyền thống. Kết quả thu được như sau:

25



×